You are on page 1of 6

Họ và tên : …………………………

Lớp : …………… Mã số : ……… KIỂM TRA GIỮA KÌ II


Hoá học 12 – Thời gian làm bài : 90 phút (Đề có 04 trang)
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =
27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108, Sr = 85.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Trong quá trình đốt than hoặc nhiên liệu sẽ sinh ra một loại khí độc, không màu, không mùi. Khí
này đi vào cơ thể con người sẽ gây ra tình trạng thiếu oxi trong máu, nguy cơ tử vong rất cao. Loại khí này
còn được dùng để khử oxi kim loại nhằm điều chế kim loại tương ứng. Công thức phân tử của loại khí này là
A. H2. B. NO2. C. CO. D. N2.
2+ 6
Câu 2. Cấu hình electron của cation R có phân lớp ngoài cùng là 2p . Nguyên tử R là
A. Li. B. Mg. C. Na. D. Al.
Câu 3. Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. CaCO3 → CaO + CO2. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 4. Thạch cao nung được dùng để bó bột, đúc tượng do có hiện tượng giãn nở thể tích khi đông cứng.
Thành phần chính của thạch cao nung chứa
A. CaSO4. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4.H2O. D. Ca(HCO3)2.
Câu 5. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Na.
Câu 6. Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. NaOH đặc. D. HCl đặc.
Câu 7. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là:
A. HCl. B. NH3. C. NaOH. D. KOH.
Câu 8. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính
A. Al(OH)3. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. MgCl2.
Câu 9. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.
Câu 10. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng
A. Đá vôi. B. Vôi sống. C. Phèn chua. D. Thạch cao.
Câu 11. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại:

Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O. B. Fe2O3 và CuO. C. Al2O3 và CuO. D. Na2O và ZnO.
Câu 12. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al 2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 13. Một loại pin Zn/ZnSO4 // CuSO4/Cu có phản ứng tổng quát trong pin xảy ra như sau :
Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Kẽm là anot và bị oxi hoá. B. Kẽm là catot và bị oxi hoá.
C. Kẽm là anot và bị khử. D. Kẽm là catot và bị khử.

Trang 1/4 | M ã đ ề 5 2 3
Câu 14. Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch
HCl như hình vẽ dưới đây:
Fe Zn Fe Sn Fe Ni Fe Cu

dung dịch dung dịch dung dịch dung dịch


HCl HCl HCl HCl

Thanh sắt bị hòa tan nhanh nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với:
A. Sn. B. Zn. C. Cu. D. Ni.
Câu 15. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chất X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng và sủi
bọt khí không màu, sau đó thấy kết tủa tan hoàn toàn. Chất X là
A. Ba(HCO3)2. B. AgNO3. C. Al(NO3)3. D. KAlO2.
Câu 16. Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1); Zn – Fe (2); Fe – C (3); Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch
chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).
Câu 17. Cho các phát biểu sau :
(1) Tất cả các kim loại đều có tính dẻo, kim loại có tính dẻo nhất là Au.
(2) Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag.
(3) Tất cả các kim loại đều có khối lượng riêng nặng hơn nước, kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Os.
(4) Quá trình ăn mòn hoá học không phát sinh dòng điện nhưng ăn mòn điện hoá có phát sinh dòng điện.
(5) Trong ăn mòn điện hoá, kim loại có tính khử mạnh hơn là cực dương và bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Trong quá trình điều chế nhôm từ Al2O3, việc sử dụng criolit (Na3AlF6) nhằm để
(1) Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
(2) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt.
(3) Bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hoá bởi oxi không khí.
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (1), (2), (3).
Câu 19. Cho các phát biểu sau :
(1) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
(2) Có thể sử dụng Na3PO4 để làm sạch mọi loại nước cứng.
(3) Vật liệu trao đổi ion vừa làm giảm độ cứng tạm thời, vừa làm giảm độ cứng vĩnh cửu của nước cứng.
(4) Nước cứng làm giảm hương vị của trà, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
(5) Nước cứng gây hư hại quần áo do kết tủa bám trên quần áo.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 20. Khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân, cần phải xử lí thuỷ ngân ngay bằng cách rắc bột lưu huỳnh lên
chỗ có thuỷ ngân mà không được dùng chổi quét. Cho các phát biểu sau :
(1) S ở dạng rắn quyện vào Hg lỏng tạo nên hỗn hợp dễ thu gom.
(2) Hg phản ứng với S ở điều kiện thường tạo ra chất rắn HgS màu nâu đỏ, ít gây hại.
(3) Thuỷ ngân ở dạng lỏng gây đầu độc cho con người nghiêm trọng hơn thuỷ ngân ở dạng hơi.
(4) Khi quét bằng chổi sẽ làm cho thuỷ ngân bị phân tán nhỏ, làm quá trình thu gom khó khăn hơn.
(5) Ở nhiệt độ thường, thuỷ ngân ở dạng lỏng và dễ bay hơi.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Trang 2/4 | M ã đ ề 5 2 3
Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Cho K vào dung dịch CuSO4.
(2) Điện phân nóng chảy AlCl3.
(3) Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(5) Cho Ag vào dung dịch chứa AgNO3 và KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm xảy ra sự khử ion kim loại là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Cho thanh nhôm vào dung dịch ZnSO4.
(2) Cho thanh thép vào dung dịch H2SO4.
(3) Cho thanh đồng vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho hai thanh đồng và kẽm vào dung dịch HCl rồi nối hai thanh bằng dây dẫn.
(5) Cho thanh bạc vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số thí nghiệm xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 23. Cho các phát biểu sau :
(1) Hợp kim Na – K được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(2) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(3) Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên có thể được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.
(4) Trong vỏ Trái đất, nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba sau oxi và silic.
(5) Muối kép (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có tên là phèn chua.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 24. Hòa tan m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc) duy nhất. Giá trị của
m là
A. 5,4. B. 4,05. C. 1,35. D. 2,7.
Câu 25. Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H 2 (đkc).
Phần trăm (%) khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%.
Câu 26. Cho 3,12 g hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít
CO2 (đktc) và 3,45g muối clorua . Giá trị của V là :
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 0,67 lít. D. 0,672 lít.
Câu 27. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí
NO2 và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 0,81. B. 8,1. C. 0,405. D. 1,35.
Câu 28. Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M khối lượng kết tủa thu được là
A. 78,8g. B. 98,5g. C. 5,91g. D. 19,7g.

BẢNG ĐIỀN ĐÁP ÁN


Câu 1. Câu 2. Câu 3. Câu 4. Câu 5. Câu 6. Câu 7.
Câu 8. Câu 9. Câu 10. Câu 11. Câu 12. Câu 13. Câu 14.
Câu 15. Câu 16. Câu 17. Câu 18. Câu 19. Câu 20. Câu 21.
Câu 22. Câu 23. Câu 24. Câu 25. Câu 26. Câu 27. Câu 28.

Trang 3/4 | M ã đ ề 5 2 3
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. Thực hiện điện phân dung dịch chứa hỗn hợp 0,04 mol AgNO 3 và 0,05 mol CuSO4 (điện cực trơ)
với cường độ dòng điện 5A trong 32 phút 10 giây. Sau khi dừng điện phân, nhấc catot ra và đem rửa sạch,
sấy khô thì thấy khối lượng catot tăng m gam so với ban đầu. Hiệu suất điện phân đạt 100%.
a) Viết phương trình điện phân ở mỗi điện cực nếu ở catot chỉ thu được 2 chất rắn.
b) Giải thích vì sao khối lượng catot tăng ?
c) Có bao nhiêu chất khí thu được sau quá trình điện phân, là những chất nào ?
d) Xác định giá trị của m.
Câu 30. Hỗn hợp X gồm nhôm và một oxit sắt. Sau phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được 96,6 g chất
rắn.
- Hoà tan chất rắn trong NaOH dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và còn lại một phần chất rắn không tan A.
- Hoà tan hoàn toàn A trong H2SO4 đặc nóng được 30,24 lít khí SO2 (đktc).
a) Xác định A và số mol của A.
b) Xác định công thức của oxi sắt trong X.
c) Tính phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp X.
Câu 31. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M. Đồ thị biểu
diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau:

(2)

(1) (3)

a) Giải thích vì sao khi số mol CO2 tăng nhưng khối lượng kết tủa lại không giảm ngay, ứng với đoạn
(2) ?
b) Xác định tỉ lệ về số mol giữa Na+ và Ba2+.
c) Xác định giá trị của V.
Câu 32. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na 2CO3, thu được
dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau.
- Cho từ từ phần một vào 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,24 lít CO2 (đktc).
- Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa.
a) Tính số mol ion Na+ trong dung dịch X.
b) Xác định giá trị của a và b.

Trang 4/4 | M ã đ ề 5 2 3
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. D Câu 4. C Câu 5. A Câu 6. B Câu 7. B
Câu 8. D Câu 9. A Câu 10. B Câu 11. B Câu 12. D Câu 13. A Câu 14. C
Câu 15. A Câu 16. A Câu 17. C Câu 18. D Câu 19. A Câu 20. B Câu 21. B
Câu 22. A Câu 23. D Câu 24. D Câu 25. A Câu 26. D Câu 27. C Câu 28. C
Mỗi câu trắc nghiệm chiếm 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
a)
Catot Anot
2+
Cu + 2e  Cu 2H2O  O2 + 4H+ + 4e
Ag+ + 1 e  Ag
29 1,5
b) Vì ion kim loại bị khử thành nguyên tử kim loại, rồi nguyên tử kim loại
đó lại bám vào catot làm tăng khối lượng của catot.
c) Chất khí thu được chỉ có một là O2.
d) m = 6,24 (g).
a) A là Fe, nFe = 0,9 (mol).
30 b) Oxit sắt đó là Fe3O4. 1,0
c) %mAl=27,95%.
a) Vì khi đó CO2 phản ứng với NaOH trước khi phản ứng với BaCO3, nên
không làm thay đổi khối lượng kết tủa.
31 0,5
b) nNa+ / nBa2+ = 2.
c) V = 400 (ml).
a) nNa+ = 0,42 (mol).
32 0,5
b) a = 0,12 (mol), b = 0,15 (mol).

* LƯU Ý : Các cách trình bày hợp lí, kết quả đúng thì được điểm tối đa. Điềm thành phần ở phần tự luận
thì người chấm tự chia và chấm dựa trên quá trình tư duy và làm bài; điểm thành phần nhỏ nhất được chia
đến 0,1 điểm trên điểm toàn bài.

Trang 5/4 | M ã đ ề 5 2 3
Biểu điểm đề xuất 1 :
29 a) 0,7 điểm; b) 0,3 điểm; c) 0,2 điểm; d) 0,3 điểm.
30 a) 0,4 điểm; b) 0,4 điểm; c) 0,2 điểm.
31 a) 0,2 điểm; b) 0,1 điểm; c) 0,2 điểm.
32 a) 0,3 điểm; b) 0,2 điểm.
BẢNG MA TRẬN
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Câu 29 Câu 30 b,c)
Số câu 10 18 Câu 30 a) Câu 31 c)
Câu 31 a,b) Câu 32
Số điểm 2,5 4,5 2,2 0,8

Biểu điểm đề xuất 2 :


29 a) 0,75 điểm; b) 0,25 điểm; c) 0,25 điểm; d) 0,25 điểm.
30 a) 0,5 điểm; b) 0,25 điểm; c) 0,25 điểm.
31 a) 0,125 điểm; b) 0,125 điểm; c) 0,25 điểm.
32 a) 0,25 điểm; b) 0,25 điểm.
BẢNG MA TRẬN
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Câu 29 Câu 30 b,c)
Số câu 10 18 Câu 30 a) Câu 31 c)
Câu 31 a,b) Câu 32
Số điểm 2,5 4,5 2,25 0,75

Trang 6/4 | M ã đ ề 5 2 3

You might also like