You are on page 1of 4

ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch


A. NaCl. B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaOH. D. HNO3 đặc nguội.
Câu 2: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. HCl đặc nguội. B. HNO3 đặc, nguội. C. NaOH. D. CuSO4.
Câu 3: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. HCl. D. MgCl2.
Câu 4: Trong các kim loại Na; Ca; K; Al; Fe; Cu và Zn, số kim loại tan tốt vào dung
dịch KOH là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Cả Cr và Al.
Câu 6: Trong các phát biểu sau:
(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có
nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(4) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
(5) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al 2O3
nóng chảy.
(6) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(7) Al vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH nên Al
lưỡng tính
Có bao nhiêu phát biểu chưa đúng?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 7: Trong các phát biểu sau:
(1) Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại
kiềm.
(2) Kim loại Mg tác dụng với nước nóng.
(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(4) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn hay bó bột.
(5) Trong công nghiệp, để điều chế kim loại Al có thể dùng phương pháp điện phân
nóng chảy Al2O3 hay AlCl3.
(7) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2
Câu 8: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất
cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 9: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là
A. FeCO3. B. Al2O3.2H2O. C. Fe3O4.nH2O. D. AlF3.3NaF.
Câu 10: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với
H2O tạo dung dịch bazơ là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 11: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Ca, Cr, Fe, Be, Ba. Số kim loại trong dãy tác
dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 12: Cho các kim loại: Na, Mg, Al, K, Ba, Be, Cs, Li, Sr. Số kim loại tan trong nước
ở nhiệt độ thường là
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 13: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi
trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là
không đúng?
A. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
B. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
C. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong
dạ dày.
D. Một trong những ứng dụng của CaCO 3 là làm chất độn trong công nghiệp sản
xuất cao su.
Câu 14: Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày, trong đó nguyên nhân phổ
biến là dư axit trong dạ dày. Để làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, người ta thường
dùng thuốc chứa chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. HCl. D. NaCl.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(2) Hợp kim natri – kali dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(3) Trong nhóm IA, từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.
(4) Nhôm dẫn điện tốt hơn đồng.
(5) Li được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(6) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(7) Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống dùng để sản xuất
xi măng.
Những phát biểu không đúng là
A. (2), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3).
C. (3), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5), (6).
Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.
B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.
C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo
nước giải khát.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong dãy kim loại kiềm, đi từ Li đến Cs nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
B. Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng.
C. NH4HCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày, …)
và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…).
D. Một trong những tác dụng của criolit trong quá trình sản xuất nhôm là làm tăng
tính dẫn điện của chất điện phân.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) KNO3 được dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và được dùng để chế tạo
thuốc nổ.
(2) Từ Li đến Cs (nhóm IA) khả năng phản ứng với nước mạnh dần.
(3) Từ Be đến Ba (nhóm IIA) nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
(4) NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính.
(5) Thạch cao nung có công thức CaSO 4.2H2O được ứng dụng bó bột, đắp tượng, đúc
khuôn,.
(6) Liti là kim loại nhẹ nhất.
(7) Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.
(8) Ca(OH)2 được sử dụng rộng rãi trong sản xuất amoniac, vật liệu xây dựng.
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(1) Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm
ăn.
(2) Cho CrO3 vào dung dịch KOH dư tạo ra K2Cr2O7.
(3) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
chứa AlCl3 và FeCl2.
(4) Có thể dùng thùng bằng Al, Fe, Cr để vận chuyển các axit H 2SO4 đặc, nguội hoặc
HNO3 đặc, nguội.
(5) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu.
(6) Cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp axit.
(7) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế.
(8) Hợp kim K và Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(9) Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
(10) Để chuyên chở axit sunfuric đặc, nguội người ta có thể dùng thùng sắt hoặc thùng
nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 7 C. 8 D. 5
Câu 20: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Mg. Số kim loại kiềm thổ trong dãy là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 21: Kim loại kiềm thổ là
A. K B. Al C. Fe D. Ba
Câu 22: X là một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40, nằm ở ô thứ 20 trong bảng
tuần hoàn. Nó là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, là một khoáng chất chính trong
việc tạo xương, răng và vỏ sò, X là kim loại phổ biến nhất về khối lượng có trong nhiều
loài động vật. X là
A. Ba. B. Be. C. Ca. D. Sr.
Câu 23: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng được với nước?
A.Be. B.Ca. C.Sr. D.Ba.
Câu 24: Cho dãy các kim loại: Na, Al, Ca, Be. Số kim loại không tác dụng với nước ở
điều kiện thường là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 25: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây phản ứng được với nước?
A. Be. B. Fe. C. Ca. D. Cr.
Câu 26: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là
A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl.
Câu 27: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần là
A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Cu(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 28: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. NaCl B. Na2CO3 C. CaCl2 D. HCl
Câu 29:Cho 7,2 gam Mg tác dụng vừa đủ V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là:
A.6,72 lít. B.3,36 lít. C.4,48 lít. D.8,96 lít
Câu 30:Cho 4,8 gam Mg tác dụng vừa đủ khí oxi (đktc) thu m gam oxit. Giá trị của m
A.7,0 g. B.6,0 g. C.5,0 g. D.8,0 gam
Câu 31:Cho m gam Mg tác dụng vừa đủ khí oxi (đktc) thu 16,0 gam oxit. Giá trị của m
A.7,2 g. B.4,8 g. C.5,9 g. D.9,6 gam
Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 vào 300 ml dung dịch HCl 2M (phản ứng vừa
đủ) đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 3,36 lít khí ở đktc. Khối lượng Al 2O3 trong
hỗn hợp là
A. 10,2 gam B. 7,65 gam C. 5,1 gam D. 2,55 gam
Câu 33: Cho 8,28 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào dung dịch HCl dư đến khi phản
ứng hoàn toàn thì thu được 2,688 lít khí ở đktc. Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp là
A. 2,16 gam B. 2,61 gam C. 6,21 gam D. 6,12 gam
Câu 34: Cho 22,05 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch
H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 94,05 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al 2O3
trong X là
A. 62,5%. B. 69,39%. C. 30,61%. D. 37,5%.
Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 46,1 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 1,7 lit dung
dịch axit H2SO4 0,5M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y
thu được m gam hỗn hợp muối sunfat khan. Giá trị của m là:
A. 111,1 gam. B. 114,1 gam. C. 113,1 gam. D. 112,1 gam.
Câu 36: Cho 4,83 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit kim loại MgO, ZnO, Fe 2O3 hòa tan vừa đủ
trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,4M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được m gam hỗn hợp các muối sunfat khan. Gía trị của m là
A. 12, 51 gam. B. 12,13 gam. C. 11,35 gam. D. 11,23 gam.
Câu 37: Cho 5,48 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit kim loại MgO, CaO, Al 2O3 hòa tan vừa đủ
trong 200 ml dung dịch HCl 1,3M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được
m gam hỗn hợp các muối clorua khan. Gía trị của m là
A. 14,71 gam. B. 19,78 gam. C. 12,99 gam. D. 12,63 gam.
Câu 38:Nung hoàn toàn một lượng CaCO3 thu được 2,8 lit khí (đktc) và m gam một chất
rắn. Giá trị của m là:
A.7,0 g. B. 6,0 g. C. 5,0 g. D. 8,0 gam
Câu 39:Nung hoàn toàn một lượng 20,0gam CaCO3 thu được m gam một chất rắn. Giá
trị của m là:
A.17,0 g. B.16,0 g. C.11,2 g. D.21,2 gam
Câu 40:Nung hoàn toàn m gam lượng CaCO 3 thu được V lit khí (đktc) và 16,8 gam một
chất rắn. Giá trị của m là:
A.60,0 g. B.40,0 g. C.50,0 g. D.30,0 gam

You might also like