You are on page 1of 5

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI

Câu 1: Khi điều chế H2 trong phòng thí nghiệm từ Zn và dung dịch H 2SO4, để thu
được lượng H2 nhiều, ngưới ta làm cách nào sau đây?
A. Nghiền nhỏ bột Zn để tăng diện tích tiếp xúc B. Thêm bột Cu
C. Thêm một ít dung dịch CuSO4
D. Dùng axit H2SO4 đặc ,dư và đun nóng
Câu 2: Tốc độ ăn mòn điện hoá phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Kim loại không nguyên chất B. Kim loại có tính khử mạnh
C. Vị trí của cặp kim loại tiếp xúc trong dãy điện hoá
D. Kim loại có tính khử kém hơn
Câu 3: Khi nối thanh Zn và một thanh Cu và nhúng vào trong dung dịch chất điện li
có môi trường axit. Khi đó:
A. Kẽm bị oxi hoá và là anôt B. Đồng bị khử và là anốt
C. Kẽm bị khử và là catôt D. Đồng bị oxi hoá và là catôt
Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây kim loại dễ bị ăn mòn nhất?
A. Nguyên chất để trong không khí ẩm
B. Không nguyên chất để trong không khí ẩm
C. Không nguyên chất
D. Không nguyên chất để trong không khí khô
Câu 5: Cho một miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay
ra nhiều hơn khi thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau:
A. MgSO4 B. Na2SO4 C. HgSO4 D. Al2(SO4)3
Câu 6: Có 4 miếng Fe để trong không khí thì miếng nào sẽ ít bị ăn mòn nhất?
A. Miếng Fe nguyên chất B. Hợp kim của Fe với C
C. Mạ lớp Ni trên sắt D. Tráng lớp mỏng Sn bao phủ lên sắt ( sắt tây)
Câu 7: Khi đồ vật bằng thép bị ăn mòn trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây
không đúng?
A. Ở cực dương xảy ra quá trình khử: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
B. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa: Fe → Fe3+ + 3e
C. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa: Fe → Fe 2+ + 2e
D. Ở cực dương xảy ra quá trình khử: 2H+ + 2e → H2
Câu 8: Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (I), Zn – Fe (II), Fe- C (III); Sn – Fe (IV).
Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà sắt đều bị ăn mòn trước
là:
A. I, II, III B. I, II, IV C. I, III, IV D. II, III, IV
Câu 9: Trong các nội dung sau, nội dung nào là định nghĩa về sự ăn mòn kim loại?
A. Sự ăn mòn kim loại là sự cũ dần của kim loại hay hợp kim
B. Sự ăn mòn kim loại là sự giảm khối lượng của kim loại hay hợp kim
C. Sự ăn mòn kim loại là làm cho kim loại hay hợp kim không phản ứng với
oxi trong không khí
D. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng hóa
học của môi trường xung quanh.
Câu 10: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào?
A. Ngâm trong dung dịch muối ăn B. Để trong không khí khô
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng D. Ngâm trong nước
Câu 11: Trong các kết luận về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự ăn mòn kim
loại sau, kết luận nào đúng?
A. Nhiệt độ làm giảm sự ăn mòn kim loại
B.Nhiệt độ không ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
C. Nhiệt độ làm tăng sự ăn mòn kim loại
D. Nhiệt độ ngăn cản kim loại không phản ứng với oxi
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ăn mòn kim loại?
A. Cắt dây sắt thành từng đoạn nhỏ để đốt cháy trong bình oxi
B. Ngâm đinh sắt trong nước một thời gian, đinh sắt bị gỉ
C. Tàu thủy sau một thời gian chạy dưới biển thì vỏ tàu bị gỉ
D. Dây nhôm để lâu trong không khí tạo thành lớp sùi xốp ở bên ngoài
Câu 13: Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu:
A. Sau khi dùng rửa sạch , lau khô B. Cắt chanh rồi không rửa
C. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày
D. Ngâm trong nước muối một thời gian
Câu 14: Một loại máy làm bằng thép được bào quản trong điều kiện nào thì tuổi thọ
của nó sẽ dài nhất?
A. Đặt ở nơi ẩm ướt , được lau chùi thường xuyên sau khi sử dụng
B. Đặt ở nơi khô ráo, không được lau chùi sau khi sử dụng
C. Đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, được lau chùi sau khi sử dụng, có lớp dầu mỡ
hoặc sơn ở bên ngoài bảo vệ.
D. Không dùng biện pháp bảo vệ nào
Câu 15: Muốn bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, ta phải dùng các phương pháp nào
sau đây?
(1) Cách li kim loại với môi trường (2) Dùng hợp kim chồng gỉ
(3) Đánh bóng bề mặt kim loại (4) Dùng chất chống oxi hóa
(5) Lau chùi thường xuyên (6) Dùng phương pháp điện hóa
A. (1), (2), (3) B. (3), (4), (5)
C. (1), (2), (4), (6) D. (1), (2), (5), (6)
Câu 16: Trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học
A. Kim loại Zn trong dung dịch HCl
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm
C. Đốt dây Fe trong khí O2
D. Kim loại Cu trong dung dịch HNO3 loãng
Câu 17: Phản ứng hóa học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?
A. Phản ứng trao đổi B. Phản ứng oxi-hóa khử
C. Phản ứng thủy phân D. Phản ứng axit-bazơ
Câu 18: Trường hợp nào sau đây xẩy ra ăn mòn hóa học ?
A. Để một đồ vật bằng gang ngoài không khí ẩm
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt dung dịch CuSO4
C. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH
D. Tôn lợp nhà bị xây xát tiếp xúc với không khí ẩm
Câu 19: Khi gang thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau
đây không đúng
A. Tinh thể Fe là cực dương xảy ra qt khử.
B. Tinh thể C là cực dương xảy ra qt khử.
C. Tinh thể Fe là cực âm xảy ra qt oxi hoá.
D. Nguyên tố Fe bị ăn mòn, C không bị ăn mòn.
Câu 20: Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm (có chứa khí CO 2)
xảy ra ăn mòn điện hóa. Quá trình gì xảy ra ở cực dương?
A. Quá trình khử Cu B. Quá trình khử Zn
+
C. Quá trình khử ion H D. Quá trình oxi hóa ion H+ .
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe, Cu vào 600 ml dung dịch AgNO 3 1M.
Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y gồm 3 muối (không chứa AgNO3) có
khối lượng giảm 50 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 64,8. B. 17,6. C. 114,8. D. 14,8.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho
14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị
của V là : A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
Câu 23: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây có hiện tượng sắt
bị ăn mòn điện hóa :
A. Tôn (sắt tráng kẽm) B. Hợp kim Mg- Fe
C. Hợp kim Al -Fe D. Sắt tây (sắt tráng thiết)
Câu 24: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn
CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất
hiện ăn mòn điện hoá là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 25: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb;
Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch
axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 26: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh
kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất
điện li thì:
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.
B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
Câu 27: Cho hỗn hợp bột kim loại gồm a mol Mg, b mol Al, phản ứng với dung
dịch hỗn hợp chứa c mol Cu(NO3)2, d mol AgNO3. Sau phản ứng thu được rắn chứa
2 kim loại. Biểu thức liên hệ a, b, c, d:
A. 2a + 3b = 2c + d B. 2a + 3b  2c – d
C. 2a + 3b  2c – d D. 2a + 3b  2c + d
Câu 28: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl 3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl 3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 29: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 30: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl 2 và CuCl2, phản ứng
hoàn toàn cho ra dung dịch B chứa 2 ion kim loại và chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho
D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam.
Tính m.
A. 0,24 gam. B. 0,48 gam. C. 0,12 gam. D. 0,72 gam.
Câu 31: Sự phá hủy kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các
chất oxi hóa trong môi trường gọi là:
A. Sự khử kim loại B. Sự tác dụng của kim loại với nước
C. Sự ăn mòn hóa học D. Sự ăn mòn điện hóa học
Câu 32: Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?
A. O2 B. CO2 C. H2O D. N2
Câu 35: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào
mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 36: Cho hỗn hợp A có 0,1 mol Ag; 0,1 mol Mg; 0,2 mol Fe phản ứng hoàn
toàn với 100 ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng tạo ra chất rắn B có khối lượng
29,2 gam. Xác định CM của CuSO4 phản ứng.
A. 1M. B. 1,5M. C. 2M. D. 0,5M.
Bài 16: Thế nào là ăn mòn hoá học? ăn mòn điện hoá? Cho ví dụ minh họa. Nêu
cơ chế của sự ăn mòn khi để Fe trong không khí
Bài 17: Khi điều chế H2 từ kẽm và dung dịch H2SO4, nếu thêm 1 ít dung dịch
CuSO4 vào dung dịch axit người ta thấy khí H2 bay ra nhiều hơn và nhanh hơn.
Hãy giải thích hiện tượng vừa nêu.
Bài 18: Cho những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với
những dung dịch chất diện li thì kim loại nào sẽ bị ăn mòn điện hoá
A. Zn – Fe b. Sn – Fe c. Al -Fe
Giải thích cơ chế của sự ăn mòn
Bài 19: Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng
nhôm thì chỗ nối mau chóng trở nên kém tiếp xúc
Bài 20: Tôn ( sắt tráng kẽm) có thể dúng chế tạo các độ vật bền với nước còn sắt
tây ( sắt tráng thiếc) rất nhanh chóng hỏng nếu dùng với nước. Hãy giải thích
hiện tượng vừa nêu
Bài 21: Cho lá sắt kim loại vào :
a. Dung dịch H2SO4 loãng
b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4.
Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết ptpư trong mỗi trường hợp
Bài 22: a. Hoà tan nhôm bằng dung dịch HNO 3 rất loãng , nómg dư ta không
thấy khí thoát ra. Viết ptpư dưới dạng phân tử và ion thu gọn
b. Tại sao khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối Hg 2+
vào thì thấy quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn ( khí thoát ra mạnh hơn)
Bài 23: Nêu bản chất của sự ăn mòn kim loại? Cho biết hiện tượng gì xảy ra và
viết ptpư minh hoạ khi cho kim loại K vào dung dịch AgNO3
Bài 24: So sánh ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ( về điều kiện và tốc độ)
Bài 25: Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ?
- Vỏ tàu thếp được nối với thanh Zn
- Vỏ tàu thép được nối với thanh Cu
Bài 26: Nêu các phương pháp thường dùng để chống ăn mòn kim loại. Hãy giải
thích vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển người ta gắn những tấm kẽm vào vỏ ngoài tàu (
phần ngâm duới nước biển)
Bài 27: hàn một vật bằng Fe với một vật bằng Cu bằng hợp kim Sn. Dự đoán
những hiện tượng nào có thể xảy ra khi vật đó tiếp xuác với không khí ẩm. Giải
thích và trình bày cơ chế ăn mòn.
Bài 28: Có ba vật bằng sắt , mỗi vật được mạ bằng kim loại khác nhau là kẽm,
thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có
những vết sây sát tới lớp sắt ở bên trong khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không
khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.
Bài 29: Trình bày hiện tưọng quan sát được và giải thích khi thực hiện những thí
nghiệm sau:
- Ngâm môt viên Zn tinh khiết trong dung dịch HCl
- Ngâm môt viên Zn tinh khiết trong dung dịch HCl và thêm vài giọt dung
dịch CuSO4
- Ngâm hỗn hợp các kim loại tinh khiết Zn và Cu trong dung dịch HCl

You might also like