You are on page 1of 4

BÙI ĐỨC ÁI (0327.144.

379) – Luyện thi THPT QG môn Hóa – Liên hệ học OFFLINE tại QN
BÀI 20: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy ...(1)............................... hoặc...(2)............................... do tác dụng của các chất
trong môi trường xung quanh.
→ Mn + + ne
- Bản chất là sự ...(3)............................................... thành ion dương: M ⎯⎯
- Ăn mòn ...(4)............................... là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực
tiếp đến các chất trong môi trường.
- Ăn mòn ...(5)............................... là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung
dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
- Để chống ăn mòn kim loại, người ta sử dụng phương pháp bảo vệ bề mặt và phương pháp điện hóa.
+ Dùng những chất ...(6)............................... đối với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại
như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,... Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật
bằng sắt thường được mạ niken hay crom.
+ Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại ...(7)..................................... để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt
động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.
Câu 2: Đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT THÍ NGHIỆM VỀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI PHÂN LOẠI
Ăn mòn hóa Ăn mòn điện
học hóa học
1 Nhúng lá sắt vào dung dịch H2SO4.
2 Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm
vài giọt dung dịch CuSO4.
3 Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) và cốc
đựng dung dịch H2SO4. Nối thanh kẽm và thanh đồng bằng dây dẫn
điện.
4 Để gang thép trong môi trường không khí ẩm.
5 Để vật làm bằng hợp kim Zn – Fe trong môi trường không khí ẩm.
6 Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
7 Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
8 Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch
H2SO4.
9 Thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ
cao.
10 Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 3: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối trung
hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của m
Câu 4: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối
lượng đinh sắt tăng 1 gam. Tính khối lượng sắt đã phản ứng.
Câu 5: Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m
gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Câu 6: Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M,
sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào?
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu trong dung dịch HNO3 dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Trộn
lượng NO trên với O2 dư, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và còn lại khí O2 duy
nhất. Tổng thể tích O2 (đktc) đã phản ứng là bao nhiêu lít?
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch X và 1,12 lít NO (là khí duy nhất, đktc). Cô cạn X thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.

1
BÙI ĐỨC ÁI (0327.144.379) – Luyện thi THPT QG môn Hóa – Liên hệ học OFFLINE tại QN
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là
A. sự khử kim loại.
B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học.
D. sự ăn mòn điện hoá.
Câu 2: Sự phá huỷ kim loại (không nguyên chất) hay hợp kim do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên
dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương gọi là
A. sự khử kim loại.
B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học.
D. sự ăn mòn điện hoá.
Câu 3: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn
điện hóa học?
A. Cu-Fe. B. Zn-Fe. C. Fe-C. D. Ni-Fe.
Câu 4: Để hạn chế sự ăn mòn vỏ tàu đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) tấm kim
loại nào dưới đây?
A. đồng. B. chì. C. kẽm. D. bạc.
● Mức độ thông hiểu
Câu 5: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit
H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (2) và (3). B. (3) và (4).
C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 6: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
B. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
D. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 7: Vật làm bằng hợp kim Zn – Fe trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan oxi) đã xảy ra quá
trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình
A. oxi hóa Fe. B. khử O2. C. khử Zn. D. oxi hóa Zn.
Câu 8: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. B. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
C. Gắn đồng với kim loại sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Câu 9: Cho các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị
ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
Câu 11: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ
xảy ra quá trình:
A. Fe bị ăn mòn hóa học. B. Sn bị ăn mòn hóa học.
C. Sn bị ăn mòn điện hóa. D. Fe bị ăn mòn điện hóa.

2
BÙI ĐỨC ÁI (0327.144.379) – Luyện thi THPT QG môn Hóa – Liên hệ học OFFLINE tại QN
Câu 12: Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của Fe – C) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau
đây đúng?
A. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.
Câu 13: Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để:
A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.
B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.
C. Vỏ tàu được chắc hơn.
D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.
Câu 14: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.
C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
D. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
Câu 15: Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Gang và thép để trong không khí ẩm.
B. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép.
C. Một tấm tôn che mái nhà.
D. Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.
Câu 16: Sợi dây đồng được dùng để làm dây phơi quần áo, để ngoài không khí ẩm lâu ngày bại đứt. Để nối lại mối
đứt đó, ta nên dùng kim loại nào để dây được bền nhất?
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Mg.
Câu 17: Hai dây phơi làm bằng hai kim loại nguyên chất là Cu và Al, được nối với nhau rồi để trong không khí
ẩm. Chỗ nối của 2 dây kim loại có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Al là cực dương và bị ăn mòn.
B. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Cu là cực âm và bị ăn mòn.
C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Cu là cực dương và bị ăn mòn.
D. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Al là cực âm và bị ăn mòn.
Câu 18: Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như
hình vẽ dưới đây:

Thanh sắt bị hòa tan nhanh nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với:
A. Sn. B. Zn. C. Cu. D. Ni.
Câu 19: Cho các trường hợp sau:
(1) Sợi dây Ag nhúng trong dung dịch HNO3;
(2) Đốt bột Al trong khí O2;
(3) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi đồng thời nhúng vào dung dịch HCl;
(4) Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4;
(5) Nhúng thanh thép vào dung dịch HNO3 loãng.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

3
BÙI ĐỨC ÁI (0327.144.379) – Luyện thi THPT QG môn Hóa – Liên hệ học OFFLINE tại QN
Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl;
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3;
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2;
(4) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2;
(5) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm;
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 21: Ngâm một thanh đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy
vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là
A. 2,28 gam. B. 3,24 gam. C. 17,28 gam. D. 24,12 gam.
Câu 22: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng dung dịch tăng thêm 4,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 32,50. B. 29,25. C. 10,4. D. 20,80.
Câu 23: Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí H2
(đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 30%. B. 70%. C. 56%. D. 44%.
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
được 17,68 gam muối khan. Kim loại đã dùng là
A. Ba. B. Mg. C. Zn. D. Fe.
Câu 25: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy
nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.
● Mức độ vận dụng
Câu 26: Cho hỗn hợp bột gồm 9,6 gam Cu và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 54,0. B. 48,6. C. 32,4. D. 59,4.
Câu 27: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 47,4. B. 30,18. C. 12,96. D. 34,44.
Câu 28: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,09 mol khí H2.
Nếu cho m gam X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của
N+5). Giá trị của m là
A. 13,68. B. 12,48. C. 10,80. D. 13,92.
Câu 29: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp
khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 66,75 gam. B. 6,775 gam. C. 33,35 gam. D. 3,335 gam.
Câu 30: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO 3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng
thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m+8,49) gam muối khan.
Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Ca.

You might also like