You are on page 1of 3

Bài tập chuyên đề kim loại.

Câu 1. Cho các kim loại: Cu, Fe, Na, Mg, Al, Ba, Zn, Ag.
(a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học.
(b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường?
(c) Kim loại nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
(d) Kim loại nào đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl2.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2. Cho các cặp chất sau:
(a) Zn + HCl (b) Cu + ZnSO4 (c) Fe + CuSO4 (d) Zn + Pb(NO3)2
(e) Cu + HCl (g) Ag + H2SO4 loãng (h) Ag + CuSO4 (i) Ba + H2O
(k) Mg + O2 (l) Cu + H2O (m) Ag + O2 (n) Fe + Cl2
Những cặp chất nào xảy ra phản ứng? Viết các PTHH xảy ra.
Câu 3. Dự đoán hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) khi:
(a) Đốt dây sắt trong khí clo.
(b) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua.
(c) Cho kẽm vào dung dịch magie clorua.
(d) Cho một natri vào dung dịch CuSO4 sau đó thêm vài giọt phenolphtalein.
Câu 4. Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch CuSO4 một thời gian. Các nhận định về kết quả phản
ứng sau đây đúng hay sai? (Đánh dấu “X” vào lựa chọn)
Nhận định Đúng Sai
(a) Không có phản ứng xảy ra. X
(b) Chỉ có đồng bám trên lá sắt còn lá sắt không có thay đổi gì. X
(c) Trong phản ứng trên, sắt bị hòa tan và đồng được giải phóng. X
(d) Phản ứng tạo thành kim loại đồng và muối sắt (III) sunfat. X
(e) Khối lượng lá sắt tăng thêm đúng bằng khối lượng đồng bám trên lá sắt trừ
X
đi khối lượng sắt bị hòa tan
Câu 5. Bạc có lẫn tạp chất là đồng. Hãy trình bày 2 phương pháp hóa học để tách bạc ra khỏi hỗn
hợp. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 6. Cho một thanh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi dung dịch không còn màu
xanh.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng kim loại sắt đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành.
(c) Sau phản ứng thì khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam? Giả thiết tất cả đồng sinh
ra đều bám trên thanh sắt.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 7.
(a) Kim loại có những tính chất vật lí chung nào?
(b) Kim loại dẫn điện tốt nhất? Kim loại nào cứng nhất? Kim loại nào thể lỏng ở điều kiện thường?
Câu 8 . Hãy viết các phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:
(1) ……………. + ….HCl ….MgCl2 + ….H2↑
(2) ……………. + ….AgNO3 ….Cu(NO3)2 + ….Ag
(3) ……………. + ….….…. ….ZnO
(4) ……………. + Cl2 ….CuCl2
(5) ……………. + S ….K2S
(6) …..Na + …..O2 ………………………..…..
(7) …..Fe + …..HCl→

(8) …..Fe + …..Cl2 ………………………..…..


(9) …..Ag + …..H2SO4loãng→
(10) …..Hg + …..S → ………………………….……..…..
(11) ...Cu + ...HNO3→ ………+ …NO + ……
(12) …..Na + …..H2O→ ………………………
(13) ...Al + …NaOH +...H2O→ ………...……
(14) …..Cu + …..H2O→ ………………………
(15) …..Fe + …..CuSO4→ ………………….
(16) ...Fe + ...HNO3→ ………+ …NH4NO3 + ……
Câu 9. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra gữa các cặp chất sau đây?
(a) Kẽm + axit sunfuric loãng. (d) Kẽm + dung dịch bạc nitrat.
(b) Natri + lưu huỳnh. (e) Canxi + clo.
(c) Sắt + axit clohiđric. (g) Nhôm + oxi.
Câu 10.
(a) Từ Mg hãy viết các phương trình điều chế ra MgO, MgS, MgCl2, MgSO4, Mg(NO3)2.
(b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.
Câu 11. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
1.

2.
3. FeS2 → X → Y → Z → Fe

4. Chọn X, Y, Z, T, E- theo đúng trật tự tương ứng trong sơ đồ sau:

Hãy viết các phản ứng theo sơ đồ trên.

II. BÀI TẬP


1. Bài tập định tính
Bài tập nếu hiện tượng xảy ra khi cho kim loại tác dụng với dung dịch muối.

Phương pháp
1. Căn cứ vào bản chất phản ứng giữa kim loại tác dụng với dung dịch muối để xác định phản
ứng xảy ra.
2. Chú ý màu của kim loại và màu của dung dịch muối
- Màu của một số kim loại
Kim loại sắt: màu trắng xám;
Kim loại đồng: màu đỏ;
Kim loại nhôm, magie, kẽm: màu trắng;
Kim loại chì: màu đen;
... Ag sinh ra sau phản ứng ở dạng vô định hình, không có tính ánh kim, nên có màu xám
- Màu của một số dung dịch muối:
Dung dịch muối sắt (III): màu vàng nâu
Dung dịch muối đồng (II): màu xanh lam
Dung dịch muối nhôm, magie, kẽm, bạc ... không màu.
3. Khi cho kim loại vào dung dịch muối thường quan sát được các hiện tượng sau:
- Kim loại tan dần.
- Xuất hiện khí bay lên (đối với trường hợp các kim loại tác dụng với nước)
- Sự đổi màu dung dịch (nếu có).
- Xuất hiện kim loại giải phóng màu....bám vào kim loại tham gia phản ứng (trừ trường hợp
kim loại phản ứng dạt bột)
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
TN1: Cho mẩu natri vào dung dịch đồng (II) sunfat.
TN2: Nhúng đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
TN3: Ngâm mảnh đồng vào dung dịch bạc nitrat.
TN4: Cho mẩu sắt vào dung dịch muối sắt (III) clorua
TN5: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch magie nitrat.
Bài 2: (Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hoá tỉnh Lào Cai năm học 2019 – 2020)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi cho Na từ từ đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Bài 3: (Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hoá tỉnh Đắk Lắk năm học 2018 – 2019)
Cho kim loại natri vào dung dịch chứa hai muối Al 2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch
B (chứa hai muối của natri) và kết tủa C. Nung kết tủa C được chất rắn D. Cho hiđro dư đi qua D
nung nóng được chất rắn E. Hoà tan E vào dung dịch HCl dư thấy E tan một phần. Giải thích và
viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra.
Bài 4: (Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hoá tỉnh Quảng Trị năm học 2017 – 2018)
Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4.
b) Cho mẫu kim loại kali từ từ đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 5. (Trích đề HSG 9 huyện Thanh Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm học 2019 - 2020)
Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch
FeCl3 thu được kết tủa là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu I. (2,0 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau đây (mỗi mũi tên là

một phản ứng):


2. Một số khu vực ở đồng bằng, nước bị nhiễm quá nhiều phèn sắt sẽ có màu bằng và mùi
hôi tanh. Trong thành phần nước nhiễm phèn co hàm lượng khá lớn các muối sắt như FeSO 4 (tầng
sâu), Fe2(SO4)3 (tầng mặt). Trong dân gian người ta sử dụng tro bếp để khử phèn trong nước, thành
phần hóa chất quan trọng có trong tro bếp là K 2CO3. Hãy nên hiện tượng và viết phương trình hóa
học các phản ứng chính xảy ra khi thực hiện cách làm trên.
Câu 2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
c) Cho một ít bột đá vôi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 400.

You might also like