You are on page 1of 21

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Kim loại sắt có tính nhiễm từ.


B. Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm trong công nghiệp là quặng boxit.
C. Al2O3 là một oxit axit.
D. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.

Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3.
(6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Câu 3: Xét sự ăn mòn gang trong không khí ẩm, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fe là cực dương, electron dịch chuyên từ cực dương đến cực âm.
B. Gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.
C. Tại catot, O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.
D. Tại anot, sắt bị oxi hóa thành ion sắt.

Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng dây Fe vào dung dịch FeCl3.
B. Cắt miếng tôn (Fe tráng Zn) rồi để trong không khí ẩm.
1
C. Nhúng dây Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
D. Nổi một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho bột Cu vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
(d) Cho dung dịch K3PO4 nước cứng tạm thời.
(đ) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 7: Cho phương trình phản ứng sau: Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu. Nhận xét nào về phản ứng trên là đúng?
A. Mg là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa. B. Mg2+ là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa.
C. Cu2+ là chất khử, Mg2+ là chất oxi hóa. D. Mg là chất oxi hóa, Cu2+ là chất khử.

Câu 8: Cho các thí nghiệm sau đây


(a) Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
(b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng
(c) Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3
(d) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hoá học và xảy ra ăn mòn điện hoá học là
A. 4 và 3. B. 4 và 4. C. 3 và 4. D. 1 và 1.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây SAI?


A. Kim loại kiềm mềm nhất là Cs. B. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
C. Kim loại khó nóng chảy nhất là W. D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho từ từ dung dịch HCl vào lượng dư dung dịch Na2CO3.
(b) Nhiệt phân AgNO3.
(c) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch KHSO4.
(d) Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch HNO3.
(e) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Ở nhiệt độ cao cả KNO3 và Fe(OH)3 đều bị phân hủy.
B. Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là chất làm trong nước.
C. Cho Cu tác dụng hết với lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
2
D. Ở nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm.

Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1: 1) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) vào dung dịch HCl (dư).
(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư).
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo.
B. Đun sôi nước cứng vĩnh cửu có thể làm mất tính cứng.
C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
D. Thạch cao nung thường dùng để nặn tượng, bó bột.

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho NaHCO3 vào dung dịch KOH vừa đủ.
(c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl.
C. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. D. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:


(a) CO không khử được MgO thành Mg.
(b) Hỗn hợp Na, Ba tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư tác dụng với Al2(SO4)3 thu được hỗn hợp kết tủa.
(e) Có thể dùng Na2CO3 để làm mềm nước cứng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
3
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tính khử của Ag mạnh hơn tính khử của Cu.
B. Cho viên kẽm vào dung dịch HCl thì kẽm bị ăn mòn hóa học.
C. Điện phân dung dịch CuSO4 thu được kim loại ở catot.
D. Đốt Fe trong khí Cl2 dư, thu được FeCl3.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:


(a) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
(b) Để tách kim loại Ag ra khỏi hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag, ta cho X tác dụng với lượng dư dung dịch
FeCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3, thu được kim loại Ag.
(d) Cho dung dịch HCl vào cốc đựng nước có tính cứng tạm thời, sinh ra khí CO2.
(e) Để kết tủa hoàn toàn cation Al3+ có trong dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 và NaCl, ta cho dung dịch
này tác dụng với lượng dư dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Kim loại nhôm tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
C. Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.
D. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.

Câu 20: Cho các phát biểu sau


(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 xảy ra ăn mòn điện hóa.
(e) Để phân biệt khí CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch nước vôi trong.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 21: Quá trình nào sau đây không có sự trao đổi electron?
A. Dây phơi bằng thép bị đứt được nối bằng một sợi dây đồng, để trong không khí ẩm.
B. Quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong (xe máy, ô tô,.).
C. Dùng giấm ăn để khử mùi tanh của nhớt cá.
D. Nhúng thanh sắt sạch vào dung dịch muối đồng sunfat.
4
Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại K vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(b) Cho kim loại Al2O3 vào dung dịch NaOH dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(e) Cho chất rắn BaCO3 vào dung dịch H2SO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 23: Trường hợp nào sau đây có xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa (kim loại sử dụng trong các thí nghiệm
được coi là tinh khiết)?
A. Để đoạn dây thép trong không khí ẩm. B. Đốt bột sắt trong khí clo.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl. D. Cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (có tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào H2O dư.
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) và dung dịch H2SO4 loãng dư.
(c) Cho hỗn hợp Cu và Fe(OH)3 (có tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) vào dung dịch HCl loãng, dư.
(d) Cho hỗn hợp Al, Fe (có tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
Có bao nhiêu thí nghiệm chất rắn bị hòa tan hết?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 25: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Ban đầu trong cốc chứa dung dịch Ca(OH)2. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng
đèn thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần.
B. Tăng dần rồi lại giảm dần.
C. Giảm dần đến tắt.
D. Giảm dần rồi lại tăng dần.

5
Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(5) Cho Mg(NO3)2 vào dung dịch KHSO4 dư.
(6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi các phân xưng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 27: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
C. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
D. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.

Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho thanh Mg vào dung dịch CuCl2
(b) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng
(c) Cho dây Ag vào dung dịch HCl
(d) Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3
(e) Trộn bột Fe với bột S rồi đun nóng
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 29: Thí nghiệm nào sau đây không có khí thoát ra?
A. Cho thanh kim loại Al vào dung dịch NaHSO4.
B. Cho CaCO3 vào dung dịch HCl.
C. Cho Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
D. Cho bột đồng vào dung dịch chứa hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng.

Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.

6
(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 6.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.
B. Kim loại Na, K đều khử được H2O ở điều kiện thường.
C. Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe.
D. Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.

Câu 32: Mệnh đề nào sau đây sai khi nói về nhôm và hợp chất của nó?
A. Khi cho a mol Al tác dụng với 1,5a mol NaOH thu được dung dịch có môi trường bazơ.
B. Nhôm bị thụ động trong dung dịch HCl đặc nguội.
C. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với Na2CO3 thu được kết tủa trắng keo.
D. Phèn chua có công thức K2(SO4).Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 33: Cho các phát biểu sau:


(a) Kim loại đồng khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(b) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
(c) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(d) Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở anot.
(e) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 34: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
B. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
C. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
D. Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 dư.

Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Sục khí CO2 đến dư vào nước vôi trong.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.

7
Kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 36: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?
A. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.

Câu 37: Cho các phát biểu sau:


(a) Trong công nghiệp đạm urê được điều chế từ NH3 và CO2.
(b) Khi điện phân dung dịch (điện cực trơ) chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thì Ag bám vào catot trước.
(c) Đun nóng nước cứng tạm thời sẽ có xuất hiện kết tủa.
(d) Các đồ vật bằng nhôm được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3 mỏng, bền.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 38: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho Na vào dung dịch FeCl2. B. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH.
C. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3. D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
A. Na + H2O —> NaOH + H2.

Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 (dư).
(3) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
(4) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Kim loại Na tác dụng với dung dịch AlCl3, thu được kim loại Al.
B. Hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan được hoàn toàn trong nước dư.
C. Thạch cao sống dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
D. Điện phân MgCl2 nóng chảy, thu được khí Cl2 ở catot.

Câu 41: Cho các phát biểu sau:


(a) Kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch AgNO3 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Cho dung dịch CuSO4 loãng vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối.

8
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa.
B. Nước chứa nhiều Ca(HCO3)2 khi đun sôi sẽ xuất hiện kết tủa.
C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều khử nước dễ dàng, giải phóng H2.
D. Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Câu 43: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào đung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 44: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.
B. Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
C. Các kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.
D. Không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi trong.

Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Dẫn 2a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH.
(b) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.
(d) Cho 5a mol Mg vào dung dịch chứa 2a mol FeCl3.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 46: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch KHCO3.
B. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch BaCl2.
C. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch MgSƠ4.
D. Cho thanh kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng.

9
Câu 47: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Các kim loại Na, K và Ba đều phản ứng mạnh với nước.
B. Độ dẫn điện của kim loại Cu lớn hơn Ag.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
D. Kim loại Fe chủ yếu bị ăn mòn điện hoá học trong dung dịch CuSO4.

Câu 49: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư.
(e) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối?
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 50: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X, Y (có cùng số mol) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành
các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2; n3 = 4n1. Hai chất X, Y lần là
A. NaCl, FeCl2. B. KCl, Ba(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, CaCl2. D. NaNO3, Fe(NO3)2.

Câu 51: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).

10
(3) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(4) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(5) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 52: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.
B. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.
C. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.
D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 53: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho kim loại Al vào dung dịch KOH dư.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(d) Cho NH4Cl vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(đ) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 54: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Phân kali cung cấp nguyên tố K cho cây trồng.
B. Tính khử của Mg mạnh hơn của Al.
C. NaOH là chất điện li mạnh.
D. Quặng photphorit có thành phần chính là Ca(H2PO4)2.

Câu 55: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 2.

Câu 56: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Đốt sắt trong không khí xảy ra ăn mòn điện hóa học.
11
B. Dùng thùng bằng nhôm để đựng HNO3 đặc, nguội.
C. Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
D. CO tác dụng với MgO ở nhiệt độ cao tạo Mg.

Câu 57: Cho các phát biểu sau:


(1) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
(2) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.
(3) Quặng đolomit có thành phần chính là BaCO3.MgCO3
(4) Canxi có thể tác dụng với khí Clo tạo muối clorua
(5) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O.
(6) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 58: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Trong sản xuất gang người ta điều chế Fe bằng phương pháp điện phân dung dịch muối sắt.
B. Nguyên tắc điều chế kim loại Mg là khử ion Mg2+.
C. Ion Na+ bị khử khi điện phân dung dịch NaCl.
D. Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta dùng catot bằng than chì, anot bằng thép.

Câu 59: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 60: Thí nghiệm nào sau đây không có kết tủa xuất hiện?
A. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
B. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
D. Cho dung dịch Mg(HCO3)2 vào dung dịch H2SO4.

Câu 61: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng.
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeSO4 dư.
(d) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

12
Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất kim loại là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 62: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
B. Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ruột phích chứa nước nóng ta có thể dùng giấm ăn.
C. Dung dịch Na2CO3 có thể dùng để làm mềm nước cứng.
D. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

Câu 63: Cho các phát biểu sau:


(1) Tính chất vật lý chung của các kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim.
(2) Trong các phản ứng hóa học, các kim loại chỉ thể hiện tính khử.
(3) CO là một khí độc.
(4) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.
(5) Nhôm, sắt, crom thụ động trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(6) Các kim loại kiềm phản ứng với nước giải phóng khí Oxi.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 64: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.
C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.
D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu 65: Cho các phát biểu sau:


(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa trắng.
(b) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành CuO.
(c) Hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 3: 2) hòa tan hết vào nước dư.
(d) Ở nhiệt thường, khí CO khử được Fe2O3 thành Fe.
(e) Nhúng thanh Cu vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

13
Câu 66: Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+
quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước thành 4 loại:
Phân loại nước Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng
Độ cứng (mg CaCO3/lít) 0 - dưới 50 50 - dưới 150 150-300 > 300

Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl- 0,0003M), người
ta có thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau
A. Độ cứng của nước là 76 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.
B. Độ cứng của nước là 152 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
C. Độ cứng của nước là 40 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm.
D. Độ cứng của nước là 400 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.

Câu 67: Cho các phát biểu sau


(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 68: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
B. Ca(HCO3)2 là chất có tính lưỡng tính.
C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
D. Muối KHCO3 dễ bị nhiệt phân hủy.

Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch FeCO3.
(d) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3.
(e) Đun nóng HCl đặc tác dụng với tinh thể KMnO4.
(f) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc. Số thí nghiệm thu được chất khí có tỉ khối so với không khí lớn hơn 1 là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 70: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2. B. Điện phân dung dịch MgSO4.

14
C. Điện phân nóng chảy MgCl2. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.

Câu 71: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(1) Cho lá sắt vào dụng dịch HCl có thêm vài giọt CuSO4
(2) Cho lá sắt vào dụng dịch FeCl3
(3) Cho lá thép vào dụng dịch ZnSO4
(4) Cho lá sắt vào dụng dịch CuSO4
(5) Cho lá kẽm vào dụng dịch HCl
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 72: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
C. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
D. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:


(a) Kim loại đồng tan trong dung dịch FeCl2 dư.
(b) Hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong dung dịch HCl dư.
(c) Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 74: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
B. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.
C. Cho thanh kim loại Ag vào dung dịch FeSO4.
D. Cho thanh kim loại Al vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 75: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl2.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được cả chất rắn và chất khí?
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

15
Câu 76: Phát biểu đúng là:
A. Đun nóng thạch cao sống sẽ thu được CaO và CO2.
B. Dùng NaOH đề làm mềm nước cứng vĩnh cửu.
C. Vôi tôi có công thức là Ca(OH)2 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
D. Al2O3, Al(OH)3 và Na2CO3 là những hợp chất có tính lưỡng tính.

Câu 77: Cho các phát biểu sau:


(a) Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu.
(b) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu.
(c) Cho AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag.
(d) Để gang trong không khí ẩm lâu ngày có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(e) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 78: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.

Câu 79: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt dây Fe trong khí clo dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(f) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 80: Thí nghiệm nào sau đây luôn tạo muối sắt (III) sau phản ứng?
A. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3.
B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl dư.
C. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.
D. Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl dư.

16
Câu 81: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Cho NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(c) Cho MgCl2 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(e) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 82: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra chất khí?
A. Cho kim loại Mg vào dung dịch CuCl2.
B. Cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.
C. Cho Fe2O3 tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng, dư.
D. Cho Cu(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.

Câu 83: Cho các phát biểu sau:


(a) Cho thanh sắt vào dung dịch CuSO4, có kết tủa màu vàng bám vào thanh sắt.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, sau phản ứng thu được kết tủa trắng.
(c) Tất cả các phản ứng hóa học có kim loại tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử.
(d) Vàng là kim loại dẻo nhất, Al là kim loại dẫn điện tốt nhất.
(e) Các nguyên tử kim loại thường có bán kính nguyên tử lớn hơn các nguyên tố phi kim trong cùng một
chu kỳ.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 84: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hoá học
A. Đốt cháy magie trong khí clo.
B. Cho lá nhôm vào dung dịch KOH.
C. Cho lá đồng vào dung dịch gồm Fe2(SO4)3 và H2SO4.
D. Cho đinh sắt vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4.

Câu 85: Cho các phát biểu sau:


(a) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), thu được khí O2 ở catot.
(b) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 thấy khối lượng dung dịch tăng lên.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được kết tủa chỉ chứa một chất.
17
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 86: Khẳng định nào sau đây là không đúng


A. Trong các kim loại, Au là kim loại có tính dẻo nhất.
B. Các kim loại: Al, Cr, Cu đều có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
C. Cr là kim loại cứng nhất.
D. Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất.

Câu 87: Cho các phát biểu sau:


(a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong lượng nước dư.
(b) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(c) Cho FeCl2 vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 (loãng) thấy có khí bay ra.
(d) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe.
(e) Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra sự ăn mòn điện hóa.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 88: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Ở nhiệt độ thường, H2 khử được MgO.
B. Cho Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hoá học.
C. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Kim loại Fe dẫn điện tốt hơn kim loại Ag.

Câu 89: Cho các phát biểu sau:


(a) Dung dịch amoniac làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
(b) Kim loại nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(c) Kim loại vàng có tính dẻo lớn hơn kim loại sắt.
(d) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Kim loại Cu oxi hoá được ion Fe3+ trong dung dịch.
(f) Thành phần chính của supephophat kép là CaSO4 và Ca(H2PO4)2.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 90: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl.

18
Câu 91: Cho các nhận xét sau
(a) Để bảo quản kim loại natri, người ta ngâm chúng trong etanol.
(b) Có thể dùng thùng nhôm để dựng axit sunfuric đặc nguội.
(c) Dùng dung dịch HNO3 có thể phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4.
(d) Phèn chua được ứng dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy.
(e) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch NaOH và đun nóng nhẹ, thấy có khí mùi khai thoát ra.
Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 92: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
B. Có thể dùng thùng nhôm đựng axit sunfuric đặc, nguội.
C. Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường.
D. Tôn là sắt được tráng kẽm.

Câu 93: Cho các thí nghiệm sau:


(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3
(2) Cho dung dịch KHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(3) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch nước Br2.
(4) Nước ép quả nho chín cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t°.
(5) Nhỏ dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl2.
(6) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm đựng anilin.
Sau phản ứng hòa toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 94: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Câu 95: Điều nhận định nào sau đây là đúng?


A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
B. Kim loại Na khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
C. Nước mềm là nước chứa nhiều ion cation Ca2+ và Mg2+.
D. Kim loại Li có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

19
Câu 96: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Mg, Al, Ag đều có thể khử được ion Fe3+ trong dung dịch.
(b) Sử dụng giấm ăn có thể loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước do nước cứng gây ra.
(c) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì thu được dung dịch trong suốt.
(d) Hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) có thể tan hoàn toàn trong nước.
(e) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NH4HCO3, đun nóng thì thu được kết tủa và khí.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 97: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Các kim loại Na, K và Ba đều phản ứng mạnh với nước.
B. Độ dẫn điện của kim loại Cu lớn hơn Ag.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
D. Kim loại Fe chủ yếu bị ăn mòn điện hoá học trong dung dịch CuSO4.

Câu 98: Cho các phát biểu sau


(a) Amoni clorua là 1 loại phân đạm
(b) Fe tan được trong dung dịch FeCl3
(c) Na2O tan trong nước ở nhiệt độ thường và có khí thoát ra
(d) NO là khí chính gây hiệu ứng nhà kính
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch KHCO3 có khí mùi khai thoát ra
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 99: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Kim loại Ag có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Al.
B. NaH2PO4 là muối trung hoà.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.
D. Ở nhiệt độ thường, CO khử được MgO.

Câu 100: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho Zn vào dung dịch CuSO4
(d) Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(e) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3.
(g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
20
Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 101: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch X tác dụng được với dung dịch AgNO3.
B. Cho NaOH dư vào dung dịch X, thu kết tủa.
C. Dung dịch X không thể hoà tan Cu.
D. Dung dịch X làm mất màu thuốc tím.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

21

You might also like