You are on page 1of 4

SỰ ĐIỆN LY

I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Định nghĩa:
- Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Chất điện li: là những chất tan trong nước phân li ra ion. Do đó dung dịch chất điện li dẫn điện
được.
- Ví dụ: NaCl là chất điện li; còn đường saccarozơ không phải là chất điện li mặc dù nó tan được
trong nước nhưng không phân li ra các ion.
2. Phân loại
a. Chất điện ly mạnh:
- Các axit mạnh như HCl, HNO3 , HBr, H2SO4, HClO4 ,...
- Các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...
- Muối tan: NaCl, KNO3, Na2SO4, BaCl2, AgNO3, ZnCl2, K3PO4...
b. Chất điện ly yếu:
- Các axit yếu như CH3COOH, H2S, H2CO3, H2SO3, HClO...
- Các bazơ yếu như Mg(OH)2, Cu(OH)2...
II. BÀI TẬP
Câu 1: Trộn 100 ml dung dịch NaCl 0,10M với 100ml dung dịch Na2SO4 0,10M. Xác định
nồng độ các ion có mặt trong dung dịch.
Câu 2: Tính thể tích dung dịch KOH 14% (d= 1,128 g/ml) có chứa số mol OH - bằng số mol OH- có
trong 0,2 lít dung dịch NaOH 5M.
Câu 3: Tổng nồng độ các ion của dung dịch BaCl2 0,01 M là:
A. 0,03M B. 0,04M C. 0,01M D. 0,02M
Câu 4: 200ml dung dịch natri sunfat 0,2M điện li hoàn toàn tạo ra:
A. 0,02mol Na+, 0,04mol SO42- B. 0,04mol Na+, 0,02mol SO42-
C. 0,06mol Na+, 0,04mol SO42- D. 0,08mol Na+, 0,04mol SO42-
Câu 5: Trong quá trình điện li, nước đóng vai trò:
A. Môi trường điện li B. Dung môi không phân cực
C. Dung môi phân cực D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan
Câu 6: Trong những chất sau, chất nào là chất điện li mạnh?
1. NaCl 2. Ba(OH)2 3. Cu(NO3)2
4. H2S 5. Cu(OH)2 6. HClO4
A. 1, 2, 3, 6. B. 1, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3
Câu 7: Hoà tan x mol Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch có chứa 0,6 mol SO4 2- , thì giá trị của x

A. 1,8 mol B. 0,4 mol C. 0,2 mol D. 0,6 mol
Câu 8: Dãy chỉ gồm các chất điện li yếu là
A. HF, HCl, HBr, HI, H2O. B. KOH, KF, NaCN, KHCO3.
C. HF, Cu(OH)2, HClO, H2S. D. HI,KCN, CH3COONa, NaHSO3
Câu 9: Một phân tử amoni photphat điện li hoàn toàn tạo ra:
A. NH4+ , PO43- B. NH4+ , 3PO43-
4+ 3-
C. 3NH , 2PO4 D. 3NH4+ , PO43-
Câu 10: Có 3 dung dịch , mỗi dung dịch có chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau (không trùng
lặp giữa các dung dịch): Ba2+ , Mg2+ , Na+ , PO43- , Cl- , và OH- . Vậy 3 dung dịch đó là:
A. Mg3(PO4)2, Ba(OH)2 và NaCl B. Mg(OH)2, Na3PO4 và BaCl2
C. Ba3(PO4)2 , MgCl2 và NaOH. D. MgCl2, Ba(OH)2 và Na3PO4
Câu 11: Cho các chất sau: H2S; H2SO3; CH4; SO2; KHCO3; HF; NaClO; C6H6; Ba(OH)2;
C12H22O11. Số chất điện li là
A. 5. B.6. C.7. D.8.
DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI – ĐIỀU CHẾ
I. LÝ THUYẾT
1. Dãy điện hoá của kim loại:
- Là một dãy những cặp oxi hóa khử được sắp xếp theo chiều tăng tính chất oxi hóa của các ion
kim loại và chiều giảm tính chất khử của kim loại.
- Tính chất oxi hóa của ion kim loại tăng.
- Tính chất khử của kim loại giảm.

 Ý nghĩa của dãy hoạt động:


- Cho phép ta dự đoán được chiều phản ứng giữa hai cặp oxi hóa khử.
- Chất oxi hóa mạnh nhất sẽ oxi hóa chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất
khử yếu hơn.
2. Sự ăn mòn kim loại
- Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn
mòn kim loại:
M  Mn+ + ne
a. Ăn mòn hoá học:
- Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại do kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi
nước ở nhiệt độ cao.
- Sự ăn mòn thường xảy ra ở những thiết bị của lò đốt, chi tiết của động cơ đốt trong hoặc thiết bị
tiếp xúc với hơi H2O ở nhiệt độ cao.
o Ví dụ: 3Fe + 2H2O
INCLUDEPICTURE /page59image636563664 ¿ MERGEFORMATINET ⇌Fe3O4 +
4H2
- Bản chất: Là quá trình oxi hóa – khử, trong đó electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang
môi trường tác dụng.
b. Ăn mòn diện hoá học:
- Là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
o Ví dụ: Kim loại tiếp xúc với không khí ẩm ...
- Bản chất của sự ăn mòn điện hóa: Là một quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt điện cực.
- Sự ăn mòn điện hóa xảy ra khi có đủ 3 điều kiện, bao gồm:
+ Các điện cực phải có bản chất khác nhau, ví dụ như cặp 2 kim loại khác nhau, cặp kim loại và
phi kim,…
+ Các điện cực phải trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với nhau thông qua dây dẫn.
+ Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
c. Cách chống ăn mòn kim loại:
- Cách li kim loại với môi trường.
- Dùng hợp kim chống gỉ (hợp kim inoc).
- Dùng chất chống ăn mòn (chất kềm hãm).
3. Điều chế kim loại:
a. Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại Mn+ + ne  M0
b. Phương pháp thuỷ luyện:
- Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối.
Ví dụ: Zn + CuSO4 ⟶ ZnSO4 + Cu
- Phương pháp này dùng để điều chế những kim loại hoạt động yếu.
c. Phương pháp nhiệt luyện:
- Phương pháp nhiệt luyện: Dùng chất khử (CO, H2, C, Al,...) để khử ion KL trong oxit ở nhiệt
độ cao
o Ví dụ: Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2
- Phương pháp này dùng để điều chế những kim loại đứng sau Al trong dãy Bekêtôp.
d. Phương pháp điện phân:
- Dùng dòng điện 1 chiều trên catôt (cực âm) khử ion KL trong hợp chất.
 Điện phân dung dịch:
- Ứng dụng: Dùng để điều chế các dung dịch kiềm (KOH, NaOH), nước Giaven, ...
- Quá trình catot (-): Các ion kim loại từ K+ đến Al3+ trong dãy điện hóa không bị khử trong
dung dịch.
+ Khi đó H O tham gia phản ứng, giải phóng khí H : 2H O + 2e  H  + 2OH-
2 2 2 2
+ Các ion kim loại sau Al3+ thu thêm electron và bám vào catot
Thí dụ: Cu2+ + 2e  Cu
+ Thứ tự tham gia phản ứng của các ion kim loại và H+ theo chiều ngược với dãy điện hóa của
các kim loại. Các kim loại có tính khử càng mạnh thì ion của chúng có tính oxi hóa càng yếu và
ngược lại.
- Quá trình anot (+): được chia thành hai trường hợp là anot trơ (than chì, platin..) và anot tan.
+ Trường hợp anot tan (hoạt động): như anot làm bằng Fe, Cu, Ni, .. Dùng để tinh chế các kim
loại, hay mạ các kim loại quý, hiếm bằng phương pháp điện phân.
đóng vai trò chuyển dịch điện tích.
Anot nhường electron, còn các anion chỉ
+ Trường hợp anot không tan (trơ):
Các ion âm nhường electron cho anot theo thứ tự: S2- > I- >Br- >Cl- >OH-
+ Chú ý: Thứ tự này chỉ đúng khi nồng độ các ion trên là tương đương nhau.
+ Các anion như NO3-, SO42-, CO32- không bị oxi hóa trong dung dịch.
- ĐỊNH LUẬT FARADAY:

- Số mol e trao đổi:

II. BÀI TẬP


Câu 1: Cho các dd: (1) HCl; (2) KNO3; (3) HCl + KNO3; (4) Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hoà tan trong
các dd nào?
A. 1,2 B. 2,3 C. 3,4 D. 1,4
Câu 2: Cho các chất: (1) Fe(NO3)2; (2) Cu(NO3)2; (3) Fe(NO3)3; (4) AgNO3; (5) Fe; . Những cặp
chất td với nhau là:
A. 1,2; 2,4; 3,5; 4,5 B. 1,2; 2,3; 4,5 C. 1,4; 2,5; 3,5; 4,5 D. 2,4; 3,4; 3,5; 4,5
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X hoà tan hoàn toàn trong
dung dịch có dư:
A. HCl B. NaOH C. AgNO3 D. NH3
Câu 4: Tiến hành 4 thí nghiệm:
TN1: Nhúng Fe vào dd FeCl3
TN2: Nhúng Fe vào dd CuSO4
TN3: Nhúng Cu vào dd CuSO4
TN4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dd HCl
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hoá là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO
thu được chất rắn Y. Cho Y vào dd NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại chất rắn không tan Z. Giả sử
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z là:
A. Mg, Fe, Cu B. Mg, Al, Fe, Cu C. MgO, Fe, Cu D. MgO, Fe3O4, Cu
Câu 6: Để điều chế 1,08 g Ag cần điện phân dd AgNO3 trong thời gian bao lâu với cường dộ dòng
điện I = 5,36A?
A. 20 phút B. 30 phút C. 60 phút D. 70 phút
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm Ba, Al2O3 và Mg vào dd NaOH dư, có bao nhiêu phản ứng dạng phân tử
có thể xảy ra?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Cho 19,2 gam một kim loại M tan hoàn toàn trong dd HNO3 thì thu được 4,48 lít khí NO
(đktc). Vậy kim loại M là:
A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg
E. Tất cả đều sai
Câu 9: X là một kim loại. Cho 1,1 gam X vào 100 ml dung dịch FeCl2 2M , thu được chất rắn
không tan và có 616 ml một khí thoát ra (đktc). X là:

A. Na B. K C. Ca D. Ba

Câu 10: Cho Fe tác dụng với dd AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dd X và
kết tủa Y. Trong dd X có chứa:

A. Fe(NO3)2, AgNO3 B. Fe(NO3)3, AgNO3

C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2.

You might also like