You are on page 1of 30

CHUYÊN ĐỀ 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY HOẠT ĐỘNG

HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI


KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính chất vật lí
(a) Tính chất chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
+ Dẻo nhất: Au.
+ Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Ag > Cu > Al > Fe …
(b) Tính chất khác
+ Nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Hg (thủy ngân) – thể lỏng điều kiện thường, dùng trong nhiệt kế.
+ Nhiệt độ nóng chảy cao nhất: W (vonfram) – dùng làm dây tóc bóng đèn.
+ Kim loại nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất): Li.
+ Kim loại cứng nhất: Cr.
- Dựa vào tính chất vật lí mà người ta sử dụng kim loại rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
2. Tính chất hóa học
(a) Tác dụng với phi kim → oxit/muối
+ Tác dụng với oxi → oxit kim loại (Au, Ag, Pt không phản ứng)
+ Tác dụng với phi kim khác → muối
(b) Tác dụng với nước → Bazơ + H2↑
- Một số kim loại: Na, K, Ca, Ba, … tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng, …) → Muối + H2↑
(hóa trị thấp)
(d) Tác dụng với dung dịch muối → muối mới + kim loại mới
II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại
1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au
Cách nhớ: Khi Bà Con Nào May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu
2. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dd kiềm và giải phóng H2.
- Kim loại đứng trước H phản ứng với HCl, H2SO4, … tạo muối và giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước (từ Mg trở đi) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho các cụm từ: (1) nhôm, (2) bền, (3) nhẹ, (4) nhiệt độ nóng chảy, (5) dây điện, (6) đồ trang
sức. Hãy chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
(a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có ………………... cao.
(b) Bạc, vàng được dùng làm ………..…… vì có ảnh kim rất đẹp.
(c) Nhôm được dùng để chế tạo vỏ máy bay là do ………… và ………..
(d) Đồng và nhôm được dùng làm ……………….. là do dẫn điện tốt.
(e) ……………. được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Câu 2. Hãy kể tên 3 kim loại được dùng để:
(a) Làm vật dụng trong gia đình.
(b) Sản xuất dụng cụ, máy móc.
Câu 3. Cho các kim loại: Cu, Fe, Na, Mg, Al, Ba, Zn, Ag.
(a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học.
(b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường?
(c) Kim loại nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
(d) Kim loại nào đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl2.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 4. Cho các cặp chất sau:
(a) Zn + HCl (b) Cu + ZnSO4 (c) Fe + CuSO4 (d) Zn + Pb(NO3)2
(e) Cu + HCl (g) Ag + H2SO4 loãng (h) Ag + CuSO4 (i) Ba + H2O
(k) Mg + O2 (l) Cu + H2O (m) Ag + O2 (n) Fe + Cl2
Những cặp chất nào xảy ra phản ứng? Viết các PTHH xảy ra.
Câu 5. Dự đoán hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) khi:
(a) Đốt dây sắt trong khí clo.
(b) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua.
(c) Cho kẽm vào dung dịch magie clorua.
(d) Cho một natri vào dung dịch CuSO4 sau đó thêm vài giọt phenolphtalein.
Câu 6. Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch CuSO4 một thời gian. Các nhận định về kết quả phản
ứng sau đây đúng hay sai? (Đánh dấu “X” vào lựa chọn)
Nhận định Đúng Sai
(a) Không có phản ứng xảy ra.
(b) Chỉ có đồng bám trên lá sắt còn lá sắt không có thay đổi gì.
(c) Trong phản ứng trên, sắt bị hòa tan và đồng được giải phóng.
(d) Phản ứng tạo thành kim loại đồng và muối sắt (III) sunfat.
(e) Khối lượng lá sắt tăng thêm đúng bằng khối lượng đồng bám trên lá sắt trừ
đi khối lượng sắt bị hòa tan
Câu 7. Bạc có lẫn tạp chất là đồng. Hãy trình bày 2 phương pháp hóa học để tách bạc ra khỏi hỗn hợp.
Viết các PTHH xảy ra.
Câu 8. Cho một thanh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi dung dịch không còn màu xanh.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng kim loại sắt đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành.
(c) Sau phản ứng thì khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam? Giả thiết tất cả đồng sinh ra
đều bám trên thanh sắt.

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 9.
(a) Kim loại có những tính chất vật lí chung nào?
(b) Kim loại dẫn điện tốt nhất? Kim loại nào cứng nhất? Kim loại nào thể lỏng ở điều kiện thường?
Câu 10. Hãy viết các phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:
(a) ……………. + ….HCl ….MgCl2 + ….H2↑
(b) ……………. + ….AgNO3 ….Cu(NO3)2 + ….Ag
(c) ……………. + ….….…. ….ZnO
(d) ……………. + Cl2 ….CuCl2
(e) ……………. + S ….K2S
Câu 11. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra gữa các cặp chất sau đây?
(a) Kẽm + axit sunfuric loãng. (d) Kẽm + dung dịch bạc nitrat.
(b) Natri + lưu huỳnh. (e) Canxi + clo.
(c) Sắt + axit clohiđric. (g) Nhôm + oxi.
Câu 12.
(a) Từ Mg hãy viết các phương trình điều chế ra MgO, MgS, MgCl2, MgSO4, Mg(NO3)2.
(b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.
Câu 13. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Mg  (1)
 Cu 
(2)
 CuO (3)
 CuCl 2 (4)
 Cu(OH)2 
(5)
 CuO (6)
 Cu
Câu 14. Một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb. Hãy nêu phương pháp hóa học để làm sạch
mẫu thủy ngân trên. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 15. Nhằm xác định vị trí những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực
hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2
- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy được kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 4: Kim loại Z đẩy được kim loại T ra khỏi muối.
Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
Câu 16. Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được
2,24 lít khí (đktc).
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là
A. đồng (Cu). B. nhôm (Al). C. bạc (Ag). D. vàng (Au).
Câu 2. [QG.21 - 203] Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Au. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 3. [QG.21 - 202] Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Li. B. Cu. C. Ag. D. Hg.
Câu 4. [QG.21 - 204] Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Hg. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 5. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất thường được sử dụng để làm dây tóc bóng đèn?
A. vonfam (W). B. đồng (Cu). C. sắt (Fe). D. kẽm (Zn).
Câu 6. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?
A. Liti (Li). B. Na (Natri). C. Kali (K). D. Rubiđi (Rb).
Câu 7. (QG.16): Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện
thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Hg. D. Pb.
Câu 8. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại
thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?
A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W.
Câu 9. Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ
thường
A. Ag. B. Zn. C. Al. D. Fe.
Câu 10. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?
A. Fe. B. Ba. C. Cu. D. Mg.
Câu 11. (QG.19 - 201). Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Al.
Câu 12. (B.14): Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na.
Câu 13. [MH - 2021] Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?
A. Al. B. K. C. Ag. D. Fe.
Câu 14. [QG.21 - 201] Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2 là
A. Hg. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 15. [QG.21 - 203] Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Na.
Câu 16. [QG.21 - 204] Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 17. (QG.19 - 201). Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 18. (QG.19 - 203). Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3
Câu 19. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Au.
Câu 20. Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là
A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al.
Câu 21. (A.14): Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 22. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ca. B. Al. C. Ag. D. Mg.
Câu 23. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl.
Câu 24. (QG.2018): Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. FeCl2. B. NaCl. C. MgCl2. D. CuCl2.
Câu 25. (QG.2018): Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3.
Câu 26. [MH2 - 2020] Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?
A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 27. Trong số các kim loại Zn, Fe, Cu, Ni, kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là
A. Zn. B. Fe. C. Ag. D. Cu.
Câu 28. Kim loại nào trong số các kim loại Al, Fe, Ag, Cu hoạt động hóa học mạnh nhất?
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 29. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là?
A. Cu. B. Mg. C. Al. D. Ag.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 30. Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải
phóng khí hiđro là
A. K, Ca. B. Zn, Ag. C. Mg, Ag. D. Cu, Ba.
Câu 31. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi
trường kiềm là
A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K. C. Na, Ba, K. D. Be, Na, Ca.
Câu 32. Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch
H2SO4 loãng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 33. Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch
HCl là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 34. Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với
dung dịch HCl là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 35. Dãy kim loại nào tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng?
A. Al, Zn, Fe. B. Mg, Fe, Ag. C. Zn, Pb, Au. D. Na, Mg, Al.
Câu 36. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Fe và Au. B. Al và Ag. C. Cr và Hg. D. Al và Fe.
Câu 37. Các kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag là
A. Al, Zn, Cu. B. Mg, Fe, Ag. C. Zn, Pb, Au. D. Na, Mg, Al.
Câu 38. Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch
A. ZnSO4. B. Pb(NO3)2. C. CuCl2. D. Na2CO3.
Câu 39. Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung
dịch FeCl2 trên?
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ag
Câu 40. Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa?
A. Na. B. Fe. C. Ba. D. Zn.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4
Câu 41. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối clorua
A. Fe. B. Ag. C. Zn. D. Cu.
Câu 32 (M.15): Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.
Câu 43. Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag. Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây?
A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.
B. Hoà tan hỗn hợp vào H2SO4 loãng.
C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.
D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag.
Câu 44. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là
A. Mg, K, Fe, Cu. B. Cu, Fe, K, Mg. C. K, Mg, Fe, Cu. D. Cu, Fe, Mg, K.
Câu 45. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang
phải là
A. Al, Mg, K, Ca. B. Ca, K, Mg, Al. C. K, Ca, Mg, Al. D. Al, Mg, Ca, K.
Câu 46. Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là:
A. Cu; Fe; Zn; Al; Na; K. B. Al; Na; Fe; Cu; K; Zn.
C. Fe; Al; Cu; Zn; K; Na. D. Fe; Cu; Al; K; Na; Zn.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 47. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong
dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T; X đẩy
được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:
A. T, Z, X, Y. B. Z, T, X, Y. C. Y, X, T, Z. D. Z, T, Y, X.
Câu 48. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe vào nước ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Mg vào dung dịch HCl.
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Cho Fe vào dung dịch MgCl2.
(e) Đốt Fe trong không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho K vào nước.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho Zn vào dung dịch HCl.
(d) Cho Mg vào dung dịch CuCl2.
(e) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo thành chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại dẻo nhất là vàng.
(b) Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
(c) Tất cả các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl.
(d) Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, các kim loại đứng trước Mg tác dụng được với nước
ở điều kiện thường.
(e) Tất cả các kim loại mạnh đều đẩy được các kim loại yếu hơn ra khỏi muối.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 5
CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG: NHÔM – SẮT
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tính chất của nhôm và sắt
NHÔM (Al = 27) SẮT (Fe = 56)
- KL nhẹ, màu trắng bạc, có ánh kim. - KL nặng, màu trắng xám, có ánh kim.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (sau Ag, Cu). - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém Al.
- Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút).

TC vật lí

1. Tác dụng với phi kim 1. Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với O2 → nhôm oxit + Tác dụng với O2 → oxit sắt
o
to
4Al + 3O2  t
 2Al2O3 3Fe + 2O2   Fe3O4
+ Tác dụng với phi kim khác → muối + Tác dụng với phi kim khác → muối
to to
2Al + 3S   Al2S3 Fe + S   FeS
to to
2Al + 3Cl2   2AlCl3 2Fe + 3Cl2   2FeCl3
2. Tác dụng với axit 2. Tác dụng với axit
TC + Al + HCl, H2SO4 → Muối + H2↑ + Fe + HCl, H2SO4 → Muối Fe(II) + H2↑
Hóa học 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
+ Chú ý: Al thụ động, không phản ứng với + Chú ý: Al thụ động, không phản ứng với
HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối 3. Tác dụng với dung dịch muối
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
⇒ Nhôm có đầy đủ tính chất của kim loại. ⇒ Sắt có đầy đủ tính chất của kim loại.
4. Tác dụng với dung dịch kiểm
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
II. Ứng dụng và sản xuất nhôm
1. Ứng dụng
- Làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng, …
- Hợp kim của nhôm Đuyra nhẹ và bền dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, …
2. Sản xuất
- Nguyên liệu: Quặng boxit (chứa Al2O3)
- Phương pháp: Điện phân nóng chảy nhôm oxit có mặt criolit.
- PTHH: 2Al2O3  ®pnc
criolit
 4Al + 3O2
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Hãy điền vào bảng sau những tính chất tương ứng với những ứng dụng của nhôm:
STT TÍNH CHẤT CỦA NHÔM ỨNG DỤNG CỦA NHÔM
1 Làm dây dẫn điện.

2 Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa, …

3 Làm dụng cụ gia đình: nồi xoong

Câu 2. Viết PTHH xảy ra (nếu có) khi cho Al, Fe lần lượt tác dụng với khí clo và các dung dịch HCl,
CuCl2, AgNO3, MgSO4, NaOH, H2SO4 đặc nguội.
Câu 3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

(1)
(a) Al   Al 2O3 
(3)
 Al 2 (SO4 )3 
(4) 
(5)
 AlCl 3   Al(OH)3 
(7)
 Al 2O3 
(8)
 Al(NO3 )3
(2) (6)

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 6

(1)
 FeCl 3 
(2)
 Fe(OH)3 
(3)
 Fe2O3 
(4)
 Fe2 (SO4 )3 
(5)
 BaSO4
(b) Fe

(6)
 FeCl 2 
(7)
 Fe(OH)2 
(8)
 Fe2O3 
(9)
 Fe(NO3 )3 
(10)
Fe
Câu 4.
(a) Dung dịch muối AlCl3 có lẫn tạp chất là CuCl2. Nêu phương pháp làm sạch muối nhôm, viết PTHH
xảy ra.
(b) Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu hai phương pháp làm sạch sắt.
Câu 5. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
(a) Không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng.
(b) Không nên dùng nồi bằng nhôm nấu các món canh chua (dưa chua, khế chua, sấu chua, …)
(c) Có thể dùng bình bằng sắt để đựng axit H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội.
Câu 6. Thành phần hóa học chính của đất sét là Al2O3.2SiO2.2H2O. Hãy tính phần trăm khối lượng
của nhôm trong hợp chất trên.
Câu 7. Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được
chất rắn A và dung dịch B.
(a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
(b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 8. Có những kim loại: Na, Cu, Fe, Al, Mg. Hãy chọn các kim loại có tính chất hóa học sau và viết
PTHH minh họa:
(a) Tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(b) Tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường.
(c) Không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
(d) Không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội nhưng tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
(e) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng.
Câu 9. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(a) Al 
(1)
 Al 2O3 
(2)
 AlCl 3 
(3) 
(4)
 Al(NO3 )3   Al(OH)3 
(6)
 NaAlO2
(5)


(1)
 Fe3O4 
(2)
 FeSO4 
(3)
 Fe(OH)2 
(4)
 FeO 
(5)
 Fe
(b) Fe

(6)
 FeCl 3 
(7)
 Fe(OH)3 
(8)
 Fe2 (SO4 )3 
(9)
 Fe 
(10)
FeS
Câu 10.
(a) Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ trái đất.
(b) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết ba kim loại: Fe, Al, Cu. Viết các PTHH xảy ra.
(c) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim: Al – Fe, Al – Cu, Cu – Fe. Viết các
PTHH xảy ra.
Câu 11. Cho 11,1 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được
3,36 lít khí H2 (đktc).
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có
tính:
A. dẻo. B. dẫn điện. C. dẫn nhiệt. D. ánh kim.
Câu 2. Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là
A. K. B. Na. C. Zn. D. Al.
Câu 3. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 7
A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc nóng. D. H2SO4 loãng.
Câu 4. (QG - 2018): Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HCl đặc.
C. NaOH đặc. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 5. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 6. [QG.21 - 201] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau
đây?
A. HCl. B. NaNO3. C. NaCl. D. KCl.
Câu 7. [QG.21 - 202] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al hòa tan trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. Na2SO4. C. KOH. D. KCl.
Câu 8. [QG.21 - 203] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau
đây?
A. H2SO4 loãng. B. NaCl. C. NaNO3. D. Na2SO4.
Câu 9. [QG.21 - 204] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau
đây?
A. KCl. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 10. [MH - 2021] Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí oxi là
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AI(NO3)3.
Câu 11. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.
Câu 12. (MH.19): Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 13. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. quặng manhetit B. quặng boxit C. quặng đôlômit. D. quặng pirit.
Câu 14. (Q.15): Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 15. (204 – Q.17). Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng
được với dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag.
Câu 16. (203 – Q.17). Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch
kiềm. Kim loại X là
A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Na.
Câu 17. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CuSO4. B. Al2(SO4)3. C. MgSO4. D. ZnSO4.
Câu 18. Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là
A. Na. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
Câu 19. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CuSO4 B. Na2CO3 C. CaCl2 D. KNO3
Câu 20. [MH1 - 2020] Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?
A. HNO3 đặc, nóng. B. HCl. C. CuSO4. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 21. [QG.20 - 201] Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. Na2SO4. C. Mg(NO3). D. HCl.
Câu 22. [QG.20 - 202] Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2. B. NaCl. C. NaOH. D. AgNO3.
Câu 23. [QG.20 - 203] Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. CuSO4. B. MgSO4. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 24. [QG.20 - 204] Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. NaNO3. C. Ca(NO3)2. D. HCl.
Câu 25. (Q.15): Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. MgCl2. B. FeCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 8
Câu 26. [MH2 - 2020] Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. HCl. C. CuSO4. D. AgNO3.
Câu 27. (QG-2018): Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 28. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag.
Câu 29. (204 – Q.17). Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?
A. CuSO4, HCl. B. HCl, CaCl2. C. CuSO4, ZnCl2. D. MgCl2, FeCl3.
Câu 30. Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là
A. Nhôm bị hòa tan và có khí thoát ra khỏi dung dịch.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.
Câu 31. Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng vì:
A. phản ứng không xảy ra. B. nhôm là kim loại có tính khử mạnh.
C. chất béo phản ứng được với nhôm. D. nhôm sẽ bị phá hủy trong dung dịch kiềm.
Câu 32. Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong vì
A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh.
Câu 33. Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta
A. Điện phân dung dịch AlCl3. B. Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng. D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.
Câu 34. (C.07): Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung
dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y.
Kim loại M có thể là
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
Câu 35. (C.14): Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch
HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 36. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al   X   Al 2 (SO4 )3 
 AlCl 3 . X có thể là:
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al(NO3)3.
Câu 37. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al  X  Y  AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau
đây?
A. Al(OH)3, Al(NO3)3. B. Al(OH)3, Al2O3.
C. Al2(SO4)3, Al2O3. D. Al2(SO4)3, Al(OH)3.
Câu 38. (B.13): Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một
phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2.
C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al(OH)3 và Al2O3.
Câu 39. (QG - 2018): Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X ?
A. AlCl3, Al2(SO4)3. B. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
C. Al(NO3)3, Al(OH)3. D. AlCl3, Al(NO3)3.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 9
Câu 40. (B.09): Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu
được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là
A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. D. Fe2O3.
Câu 41. [MH1 - 2020] Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: CuSO4, HCl, AgNO3,
H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
X Y
Câu 42. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe  FeCl3  Fe(OH)3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Cl2, NaOH. B. NaCl, Cu(OH)2. C. HCl, Al(OH)3. D. HCl, NaOH.
Câu 43. (203 – Q.17). Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường:
 FeCl 2  O2  H2O  HCl  Cu
NaCl 
®iÖnph©ndungdÞch
mµngng¨n
 X   Y   Z   T   CuCl 2
Hai chất X, T lần lượt là
A. NaOH, Fe(OH)3. B. Cl2, FeCl2. C. NaOH, FeCl3. D. Cl2, FeCl3.
____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 10
CHUYÊN ĐỀ 3: HỢP KIM SẮT: GANG – THÉP
SỰ ĂN MÒN VÀ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Hợp kim sắt: Gang – thép
- Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau
hoặc của kim loại và phi kim.
GANG THÉP
Thành - Hợp kim của sắt, có 2 – 5% cacbon và - Hợp kim của sắt, có dưới 2% cacbon và
phần lượng nhỏ nguyên tố khác: Si, Mn, S, … lượng nhỏ nguyên tố khác: Si, Mn, Cr, …
- Gang cứng và giòn hơn sắt. - Thép có tính đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn,
Đặc - Gang trắng: Luyện thép. … hơn sắt.
điểm - Gang xám: Đúc bệ máy, ông dẫn nước - Chế tạo chi tiết mày, dụng cụ lao động, vật
liệu xây dựng, phương tiện giao thông,…
 Nguyên liệu: Quặng sắt (hematit: Fe2O3;  Nguyên liệu: Gang, sắt thép phế liệu, khí
manhetit: Fe3O4), than cốc, không khí, phụ oxi.
gia CaCO3.  Nguyên tắc: Giảm hàm lượng tạp chất
 Nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng như C, Si, Mn, … bằng cách oxi hóa thành
than cốc trong lò cao. oxit
Sản  PTHH:  PTHH:
xuất o
to
(1) C + O2  t
 CO2 C + O2   CO2
to to
(2) C + CO2   2CO Si + O2   SiO2
o
(3) 3CO + Fe2O3  t
 2Fe + 3CO2
o
(4) CaO + SiO2  t
 CaSiO3
II. Sự ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại
1. Khái niệm
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim dưới tác dụng
hóa học của chất trong môi trường.
2. Yếu tố ảnh hướng đến sự ăn mòn kim loại
- Ảnh hưởng của chất trong môi trường.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao sự ăn mòn xảy ra càng nhanh.
3. Chống ăn mòn kim loại
(a) Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ, … lên bề mặt kim loại.
(b) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
o
(a) ….Mn + …….O2 
t
 …..MnO
o
(b) …..Fe2O3 + …..CO 
t
 …………….….
o
(c) ….Si + ….O2 
t
 …..SiO2
o
(d) ….S + …O2 
t
 …………………..……
o
(e) …..P + ……O2 
t
 ………………….….
o
(g) …..CaO + …..SiO2  t
 …………..……..
Hãy cho biết phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang? Phản ứng nào xảy ra trong quá trình
luyện thép.
Câu 2.
(a) Những khí thải (CO2, SO2, …) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như đến môi
trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích.
(b) Để hạn chế khí thải trên thoát ra môi trường, trong quá trình sản xuất gang thép có thể dẫn khí thải
đó qua dung dịch nào?

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 11
(c) Hãy nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Câu 3. Sự ăn mòn là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học. Hãy lấy thí dụ chứng minh.
Câu 4. Hãy giải thích các cách làm và các hiện tượng sau:
(a) Con dao bằng thép sau khi dùng xong phải rửa sạch và lau khô.
(b) Tra dầu mỡ thường xuyên vào xích xe đạp, xe máy.
(c) Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề tại các cửa hàng kim khí thường được bôi một lớp dầu mỡ còn sắt, thép
dùng trong xây dựng thì không bôi dầu mỡ.
(d) Các tấm tôn lợp nhà được làm từ sắt nhưng rất lâu mới bị gỉ.

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 5. Hãy cho biết nguyên tắc sản xuất gang và thép. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 6. Tính hàm lượng của sắt trong các loại quặng quặng manhetit (chứa Fe3O4) và quặng hematit
(chứa Fe2O3) biết rằng trong mỗi loại quặng oxit sắt đều chiếm 60% về khối lượng.
Câu 7. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp thường được sử dụng
để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Câu 8. Hãy giải thích các cách làm và các hiện tượng sau:
(a) Sơn các cây cầu bằng thép (phần trên mặt nước).
(b) Các cánh cổng bằng inox lúc nào cũng sáng bóng mặc dù dùng một thời gian rất lâu.
(c) Mạ vàng lên đồng hồ, điện thoại.
(d) Vỏ đồ hộp bằng sắt, đựng thức ăn có vị mặn hoặc vị chua không bị gỉ.

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Gang và thép là hợp kim của
A. nhôm với đồng. B. sắt với cacbon. C. cacbon với silic. D. sắt với nhôm.
Câu 2. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,…
trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
A. Từ 2% đến 6%. B. Dưới 2%. C. Từ 2% đến 5%. D. Trên 6%.
Câu 3. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon
chiếm:
A. Trên 2%. B. Dưới 2%. C. Từ 2% đến 5%. D. Trên 5%.
Câu 4. Quặng manhetit chứa
A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO.
Câu 5. Quặng hematit chứa
A. Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO.
Câu 6. Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng
A. vật lí.
B. hoá học.
C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.
D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.
Câu 7. Sự ăn mòn kim loại là
A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.
B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau.
D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 8. Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là:
o o
A. CaCO3 t
 CaO + CO2. B. CaO + SiO2  t
 CaSiO3.
to to
C. CaO + CO2   CaCO3. D. CaSiO3   CaO + SiO2.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 12
Câu 9. Nguyên tắc sản xuất thép là:
A. Làm tăng hàm lượng C có trong gang.
B. Làm giảm hàm lượng C có trong gang.
C. Làm giảm hàm lượng các nguyên tố C, Si, Mn… có trong gang.
D. Làm giảm hàm lượng của Fe có trong gang.
Câu 10. Kim loại bị ăn mòn nhanh trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.
B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.
C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.
D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
Câu 11. Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu
A. để ở nơi có nhiệt độ cao. B. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
C. ngâm trong nước lâu ngày. D. ngâm trong dung dịch nước muối.
Câu 12. Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, rựa, búa… Khi lao động xong thì người ta phải lau, chùi
(vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích đúng nhất là:
A. Thể hiện tính cẩn thận của người lao động.
B. Làm các thiết bị không bị gỉ.
C. Để cho mau bén (sắc).
D. Để sau này bán lại không bị lỗ.
____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 13
CHUYÊN ĐỀ 4: TỔNG ÔN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2
10 ĐIỀU THẦY BÌNH DẠY VỀ KIM LOẠI
1. Tính chất vật lí chung của kim loại gồm: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au.
3. Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
4. Các kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na, …) tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành
bazơ và giải phóng khí H2.
5. Các kim loại đứng trước H phản ứng được với axit HCl, H2SO4 loãng, … tạo thành muối và giải
phóng khí H2.
6. Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
7. Kim loại Al, Zn tác dụng được với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, Ba(OH)2, …) giải phóng H2.
8. Sắt là kim loại có từ tính (bị nam châm hút).
9. Gang và thép đều là hợp kim của sắt với cacbon (gang: 2 – 5%C; thép: < 2%C).
10. Biện pháp chống ăn mòn: ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (sơn, mạ, bôi dầu mỡ,
…) hoặc chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn (inox, …)
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Đánh dấu (X) vào các ô xảy ra phản ứng và viết các PTHH xảy ra.
Na Ag Fe Al Mg
O2, to
H2O, to thường
dd HCl
dd NaOH
dd CuSO4

PTHH: (1) ………………………………………………………………………………..


(2) ………………………………………………………………………………...
(3) …………………………………………………………………………….…..
(4) …………………………………………………………………………….…..
(5) …………………………………………………………………………….…..
(6) ………………………………………………………………………….……..
(7) ………………………………………………………………………….……..
(8) …………………………………………………………………………….…..
(9) …………………………………………………………………………….…..
(10) ………………………………………………………………………………..
(11) ………………………………………………………………………………..
(12) ………………………………………………………………………………..
(13) ………………………………………………………………………………..
(14) ………………………………………………………………………………..
(15) ………………………………………………………………………………..
Câu 2. Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:
- A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phòng khí hiđro.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 14
- C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.
- B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.
- D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.
Hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hóa học giảm dần. Giải thích?
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Có 4 kim loại A, B, C, D. Tiến hành những thí nghiệm trên 4 kim loại này với 3 dung dịch:
HCl, AgNO3, NaOH. Kết quả thu được dưới bảng sau:
HCl AgNO3 NaOH
A Không có phản ứng Không có phản ứng Không có phản ứng
B Có khí bay ra Tạo ra chất mới Không có phản ứng
C Không có phản ứng Tạo ra chất mới Không có phản ứng
D Có khí bay ra Tạo ra chất mới Có khí bay ra
(a) Sắp xếp các kim loại A, B, C, D theo thứ tự hoạt động tăng dần. Giải thích?
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
(b) Dự đoán các kim loại A, B, C, D có thể là những kim loại nào?
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
(c) Thay A, B, C, D bằng một kim loại cụ thể và viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong những thí
nghiệm trên.
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 15
Câu 4. Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:

(1)
(a) Cu   CuO 
(3)
 CuCl 2 
(4)
 MgCl 2 
(5) 
(6)
 Mg(NO3 )2   Mg(OH)2 
(8)
 MgO
(2) (7)

(1) …………………………………………………………………………………………………….
(2) …………………………………………………………………………………………………….
(3) …………………………………………………………………………………………………….
(4) …………………………………………………………………………………………………….
(5) …………………………………………………………………………………………………….
(6) …………………………………………………………………………………………………….
(7) …………………………………………………………………………………………………….
(8) …………………………………………………………………………………………………….

(b) Al 
(1)
 Al 2 (SO4 )3 
(2)
 AlCl 3 
(3) (4)

 Al(NO3 )3  Al(OH)3 
(6) 
 Al 2O3  Al 
(7) (9)
 NaAlO2
(5) (8)

(1) …………………………………………………………………………………………………….
(2) …………………………………………………………………………………………………….
(3) …………………………………………………………………………………………………….
(4) …………………………………………………………………………………………………….
(5) …………………………………………………………………………………………………….
(6) …………………………………………………………………………………………………….
(7) …………………………………………………………………………………………………….
(8) …………………………………………………………………………………………………….
(9) …………………………………………………………………………………………………….

(c) Fe
(1)
 Fe3O4 
(3) 
(4)
 FeCl 2   Fe(OH)2 
(6)
 Fe2O3 
(7)
 Fe 
(8)
 Cu 
(9)  Cu(OH) 2
(10)
 CuCl 2 
(2) (5) (11)

(1) …………………………………………………………………………………………………….
(2) …………………………………………………………………………………………………….
(3) …………………………………………………………………………………………………….
(4) …………………………………………………………………………………………………….
(5) …………………………………………………………………………………………………….
(6) …………………………………………………………………………………………………….
(7) …………………………………………………………………………………………………….
(8) …………………………………………………………………………………………………….
(9) …………………………………………………………………………………………………….
(10) ………………………………………………………………………………………………..….
(11) …………………………………………………………………………………………………...

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 16
Câu 5. Từ Al, Fe, Na2O, H2O, dung dịch HCl và các điều kiện cần thiết hãy viết phương trình điều chế
FeCl2, FeCl3, AlCl3, FeO, Fe2O3, Al2O3, NaAlO2.
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trong trường hợp sau:
(a) Các kim loại: Na, Al, Fe, Cu.
Na Al Fe Cu

PTHH: (1) ………………………………………………………………………………..


(2) ………………………………………………………………………………..
(3) ………………………………………………………………………………...
(b) Các chất rắn: Mg, Al, Al2O3.
Mg Al Al2O3

PTHH: (1) ………………………………………………………………………………..


(2) ………………………………………………………………………………..
(c) Các hợp kim: Mg – Al, Mg – K, Mg – Ag (chỉ dùng thêm một hóa chất).
Mg – Al Mg – K Mg – Ag

PTHH: (1) ………………………………………………………………………………..


(2) ………………………………………………………………………………..
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 17
(d) Các dung dịch: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl2, FeCl3, CuCl2 (chỉ dùng thêm một hóa chất).
NaCl MgCl2 AlCl3 FeCl2 FeCl3 CuCl2

PTHH: (1) ………………………………………………………………………………..


(2) ………………………………………………………………………………..
(3) ………………………………………………………………………………...
(4) ………………………………………………………………………………..
(5) ………………………………………………………………………………...
(6) ………………………………………………………………………………..

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 18
PHẦN B – CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI
Dạng 1: Bài toán kim loại tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng
Dạng 2: Bài toán nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
Dạng 3: Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Dạng 4: Bài toán điều chế, hiệu suất phản ứng

DẠNG 1: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT HCl, H2SO4 LOÃNG
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết: Kim loại + HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2↑
(Trước H) (KL hóa trị thấp: Fe(II))
❖ Phương pháp giải
- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).
- BTKL: mkim loại + mHCl,H2SO4 = mmuối + mH2
nCl  nHCl  2nH2
- Chú ý:   mmuèi  mKL  mCl /SO4
nSO4  nH2SO4  nH2

 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch
X và khí H2.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
(c) Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, hãy tính nồng độ mol của chất có trong dung
dịch X.
Câu 2. Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X
và kkhí H2.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 3. Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 2,24 lít
khí H2 (đktc).
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
(c) Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Y. Nung Y trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được
dung dịch X và 2,24 lít khí H2 (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5. Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8%, sau phản
ứng thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc)
(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Câu 6. (C.07): Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ
dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của
m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 7. Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp kim loại Al, Zn, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thấy
thoát ra V lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung sau phản ứng thu được 50,3 muối sunfat khan. Giá trị của V là
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 19
A. 3,36. B. 5,6. C. 6,72. D. 8,96.
Câu 8. Cho 12,3 gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4
8,575%, thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 412,3 gam. B. 400 gam. C. 411,6 gam. D. 97,80 gam.
Câu 9. (B.13): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư),
thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí
đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là
A. 36. B. 20. C. 18. D. 24.
Câu 10. Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ số mol của M
và Fe trong hỗn hợp A là 1: 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,96
lít khí H2 (đktc). Cho 19,2 gan hỗn hợp A tác dụng hết với khí Cl2 thì cần dùng 12,32 lít khí Cl2 (đktc).
Xác định tên kim loại M và phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A.
Câu 11. Có hỗn hợp gồm bột sắt và bột kim loại M có hóa trị n. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong
dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với khí Cl2 thì thể tích
khí Cl2 cần dùng là 8,4 lít (đktc). Biết tỉ lệ số nguyên tử Fe và kim loại M trong hỗn hợp là 1: 4.
(a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
(b) Tính thể tích khí Cl2 (đktc) đã hóa hợp với kim loại M.
(c) Xác định hóa trị n của kim loại M.
(d) Nếu khối lượng kim loại M có trong hỗn hợp là 5,4 thì M là kim loại nào?

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 12. Cho Mg tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X
và khí H2.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
(c) Tính khối lượng Mg tham gia phản ứng
(d) Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, hãy tính nồng độ mol của chất có trong dung
dịch X.
Câu 13. Cho 5,6 gam sắt phản ứng với dung dịch loãng có chứa 100 ml dung dịch HCl 1 M sau phản
ứng thu được V lít khí (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra, tính V.
(b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 14. (A.09): Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc).
(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(b) Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng.
Câu 15. Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp Al, Mg và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch
X, 6,4 gam một chất rắn không tan và 8,96 lít khí H2 (ở đktc).
(a) Viết các PTPƯ xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 16. Hòa tan hòa toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 13,44 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch chứa 93,6 gam hỗn hợp muối. Tính m?
Câu 17. (QG.19 - 203). Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí H2
(ở đktc). Giá trị của m là
A. 5,60. B. 1,12. C. 2,24. D. 2,80.
Câu 18. (Q.15): Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 19. (QG.19 - 204). Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H 2
(ở đktc). Giá trị của V là
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 20
A. 3,36. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn
dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 21. (Q.15): Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được
0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.
Câu 22. Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu
được 11,2 lít khí hiđro (đktc). M là
A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 23. Cho 4,8 gam kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro
(đktc). Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Ba.
Câu 24. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng
thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 3,4. C. 4,4. D. 5,6.
Câu 25. Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Mg, Fe. Cho 6,7 gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch
H2SO4 loãng thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 6,2. B. 7,2. C. 30,7. D. 31,7.
Câu 26. (A.12): Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung
dịch X là
A. 4,83 gam. B. 5,83 gam. C. 7,33 gam. D. 7,23 gam.
Câu 27. Cho 16,2 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
25%, thu được 12,32 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch sau phản ứng là
A. 69 gam. B. 230,7 gam. C. 161,7 gam. D. 215,6 gam.
_____HẾT_____

DẠNG 2: BÀI TOÁN NHÔM TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
- Al tan được trong dung dịch kiềm giải phóng khí H2.
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑
- Al2O3 tan trong dung dịch kiềm không giải phóng khí H2
PTHH: Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
❖ Phương pháp giải
- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 5,4 gam Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X
và khí H2.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch
NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc).
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
(c) Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 21
Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát
ra lít khí H2.
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc.
Câu 4. Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie,
người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568 ml
khí ở đktc.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn lại
0,6 gam chất rắn.
Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp#A.
Câu 5. (A.11): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại
Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56. C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 6. Cho Al tác dụng vừa đủ với 200 dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và
khí H2.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng nhôm tham gia phản ứng và thể tích khí H2 thu được ở đktc.
Câu 7. Hòa tan m gam Ba vào nước dư thu được dung dịch X và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cho lượng Al
vừa đủ vào dung dịch X thì thu được V lít khí H2 (đktc).
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính V.
Câu 8. Cho một lượng hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2.
Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Biết rằng các thể tích khí đều
đo ở đktc.
Câu 9. [QG.20 - 202] Hòa tan hết 2,43 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 1008. B. 3024. C. 4032. D. 2016.
Câu 10. [QG.20 - 203] Hòa tan hết 0,81 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 448. B. 1344 C. 672. D. 1008.
Câu 11. [QG.20 - 204] Hoà tan hết 1,62 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 896. B. 672. C. 2016. D. 1344.
Câu 12. [MH2 - 2020] Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Al bằng dung dịch NaOH dư thu được V lít H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 13. [MH1 - 2020] Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch
NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 20. B. 10. C. 40. D. 5.
Câu 14. (A.08): Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2 vào nước (dư). Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị
của m là
A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2.
Câu 15. Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau:
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 22
- Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2 (đktc).
- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của
V là
A. 7,84. B. 13,44. C. 10,08. D. 12,32.
_____HẾT_____

DẠNG 3: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
- Từ Mg trở đi, kim loại mạnh (đứng trước) có thể đẩy kim loại yếu hơn (đứng sau) ra khỏi dung
dịch muối.
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + ZnCl2 → Không xảy ra
❖ Phương pháp giải
- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).
- Phương pháp tăng – giảm KL: mKL tăng = mKL tạo thành - mKL pư; mKL giảm = mKL pư – mKL tạo thành.
Dựa vào khối lượng kim loại tăng – giảm và PTHH có thể tính nhanh số mol kim loại.
- Một số phản ứng thường gặp:
m
(1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (mKL tăng = 8 g ⇒ nFep­  nCusinhra  t¨ ng )
8
(2) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (mKL giảm = 1 g ⇒ nZn pư = nCu sinh ra = mKL giảm)
m 2mt¨ ng
(3) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (mKL tăng = 152 g ⇒ nCup­  t¨ ng ;nAgsinhra  )
152 152
2mt¨ ng 3mt¨ ng
(4) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (mKL tăng = 138 g ⇒ nAl p­  ;nCusinhra  )
138 138

 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho m gam Fe tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X và m1 gam Cu.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt (m) đã tham gia phản ứng.
(c) Tính khối lượng Cu (m1) sinh ra.
Câu 2. Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan
được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch
sau phản ứng.
Câu 3. Cho lá sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau một thời gian nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và
cân thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam. Tính khối lượng muối sắt tạo thành sau phản ứng (giả thiết
toàn bộ khối lượng đồng sinh ra bám hết vào lá sắt)
Câu 4. Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch
thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Tính khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng và khối
lượng đồng tạo thành (giả thiết toàn bộ khối lượng đồng sinh ra bám hết vào lá nhôm)
Câu 5. Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được
nữa. Lấy đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Hãy xác
định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào
lá đồng).
Câu 6. Nhúng một thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian
khối lượng thanh sắt tăng 4%. Xác định khối lượng Cu thoát ra và nồng độ mol của dung dịch muối
sắt.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 23
Câu 7. Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO4 10%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch
CuSO4 và bám hết vào lá sắt thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.
Câu 8. Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là
1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khôi, cân
nặng 5,16 gam.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 9. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X và m1 gam Cu.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng nhôm (m) đã tham gia phản ứng.
(c) Tính khối lượng Cu (m1) sinh ra.
Câu 10. Một đinh sắt có khối lượng 4 gam được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản
ứng lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, làm khô cân nặng 4,2 gam.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Câu 11. Ngâm một lá kẽm có khối lượng 50 gam trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, lấy lá kẽm ra rửa nhẹ, sấy khôi cân được 49,82 gam. Xác định khối lượng CuSO4 có trong
dung dịch ban đầu.
Câu 12. Ngâm một lá đồng trong 30 ml dung dịch AgNO3. Phản ứng xong thấy khối lượng lá đồng
tăng thêm 2,28 gam. Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng.
Câu 13. Ngâm một thanh sắt nặng 100 gam được nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy
thanh sắt ra rửa nhẹ, sây khô cân được 101,3 gam. Hỏi thanh kim loại lúc đó có bao nhiêu gam sắt và
bao nhiêu gam đồng, giả thiết đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt.
Câu 14. Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô cân
thì thấy khối lượng lá sắt tăng thêm 1 gam.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt bị hòa tan và đồng bám trên lá sắt.
Câu 15. Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Tính phần trăm khối lượng của sắt và đồng trong
hỗn hợp ban đầu.
Câu 16. Ngâm 12 gam hỗn hợp các kim loại Fe và Cu trong dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu
được chất rắn có khối lượng 12,8 gam.
(a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 17. Cho 1,96 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích
của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Câu 18. Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5 gam trong 25 ml dung dịch CuSO 4 15% có khối lượng
riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô
thì cân nặng 2,58 gam.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 19. Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch AgNO3. Phản ứng xong lấy lá đồng ra rửa nhẹ, làm
khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 3,04 gam.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 24
(c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng, biết khối lượng riêng của dung
dịch này là 1,1 g/ml và thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Câu 20. (C.14): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm
0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 8,4 gam. B. 6,4 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam.
Câu 21. (B.07): Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc
các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng
của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%.
Câu 22. Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất
rắn. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 5,6. C. 12,9. D. 6,4.
Câu 23. Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 0,32.
Câu 24. (QG.19 - 201). Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 19,2 gam Cu.
Giá trị của m là
A. 11,2. B. 16,8. C. 8,4. D. 14,0.
Câu 25. Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô,
thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 3,5 gam. B. 2,8 gam. C. 7,0 gam. D. 5,6 gam.
Câu 26. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh
sắt khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ của dung dịch
CuSO4 đã dùng là
A. 0,1 M. B. 0,2 M. C. 0,5 M. D. 2 M.
Câu 27. Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4, khi lấy đinh sắt ra khối lượng tăng 0,2 gam so với ban
đầu. Khối lượng kim loại đồng bám vào đinh sắt là
A. 0,2 gam. B. 1,6 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam.
Câu 28. Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100 ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt.
Giá trị của x là
A. 0,05. B. 0,5. C. 0,625. D. 0,0625.
Câu 29. Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300 ml dung dịch CuSO 4 1M, sau một thời gian thu được
dung dịch X có chứa CuSO 4 0,5M, đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban
đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá
trị m là
A. 24. B. 30. C. 32. D. 48.
_____HẾT_____

DẠNG 4: BÀI TOÁN ĐIỀU CHẾ, HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
- Điều chế nhôm: 2Al2O3 
®pnc
criolit
 4Al + 3O2
o
- Sản xuất gang: 3CO + Fe2O3  t
 2Fe + 3CO2↑ (quặng hematit: Fe2O3)
to
4CO + Fe3O4   3Fe + 4CO2↑ (quặng manhetit: Fe3O4)
❖ Phương pháp giải
n nthùc tÕthu®­ î c
- Hiệu suất phản ứng: H%(chÊt p­ )  p­ .100%;H%(s¶nphÈm)  .100%.
nb®Çu nlÝthuyÕt(tÝnhtheoPT)
- Khi đề bài cho H% yêu cầu tính các đại lượng còn lại ⇒ Áp dụng phải nhân – trái chia (chất cần

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 25
tính ở bên phải ⇒ Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái ⇒ Chia cho H%).
- Nếu quá trình trải qua nhiều giai đoạn thì H%quá trình = H1.H2.H3…..100%
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được
4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.
Câu 2. Tính khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được một tấn gang chứa
95% Fe. Biết hiệu suất quá trình 80%.
Câu 3. Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng
nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.
Câu 4. Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3.2H2O)? Biết rằng
hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80% và hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 5. Một loại quặng boxit có 50% nhôm oxit. Nhôm luyện từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Tính
lượng nhôm thu được khi luyện 0,5 tấn quặng boxit trên, giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%.
Câu 6. Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này
chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.
Câu 7. Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% Fe). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết
hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80% và hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.
Câu 8. Cứ 1 tấn quặng FeCO3 hàm lượng 80% đem luyện thành gang (95% sắt) thì thu được 378 kg
gang thành phẩm. Tính hiệu suất quá trình phản ứng.
_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 26
Ths. Trần Thanh Bình KỲ THI HỌC KÌ I NĂM 2021 - 2022
Môn: HÓA HỌC – LỚP 9
ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 04 trang)
Mã đề 201

Họ và tên: ………………………………………….. Lớp: …………………


Điểm Nhận xét của giáo viên

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:


H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32, Cl =
35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

PHẦN A – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)


PHẦN TRẢ LỜI
1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24

Câu 1. Lưu huỳnh đioxit (SO2) còn có tên gọi nào sau đây?
A. khí sunfuric. B. khí cacbonic. C. khí sunfat. D. khí sunfurơ.
Câu 2. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí
A. CO2. B. SO2. B. SO3. D. H2S.
Câu 3. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5.
Câu 4. Muối tạo kết tủa trắng khi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 là
A. BaSO4. B. BaCl2. C. ZnCl2. D. ZnSO4.
Câu 5. Cho phương trình phản ứng sau: Na2SO3 + 2HCl  2NaCl + X + H2O. Chất X là
A. CO2. B. NaHSO3. C. SO2. D. H2SO3.
Câu 6. Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch
A. ZnSO4. B. Pb(NO3)2. C. CuCl2. D. Na2CO3.
Câu 7. Các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch KOH.
A. Fe, Al B. Ag, Zn C. Al, Cu D. Al, Zn
Câu 8. Người ta có thể dát mỏng đươc nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do
nhôm có tính
A. dẻo. B. dẫn điện. C. dẫn nhiệt. D. ánh kim.
Câu 9. Dãy oxit nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch axit HCl?
A. ZnO, Fe2O3, BaO, CuO. B. SiO2, Mn2O7, Al2O3, FeO.
C. SO3, P2O5, K2O, MgO. D. SiO2, Al2O3, CuO, CO2.
Câu 10. Nhóm chất tác dụng với dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. CuO, BaCl2, ZnO. B. CuO, Zn, ZnO. C. CuO, BaCl2, Zn. D. BaCl2, Zn, ZnO.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 27
Câu 11. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường saccarozơ chứa trong cốc thủy tinh, hiện tượng quan
sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan.
B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Câu 12. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là
A. Mg. B. CaCO3. C. MgCO3. D. Na2SO3.
Câu 13. Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2?
A. CO2, Na2O. B. CO2, SO2. C. SO2, K2O. D. SO2, BaO.
Câu 14. Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch KOH?
A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3. B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO.
C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3. D. P2O5; CO2; CuO; SO3.
Câu 15. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí trong dãy nào sau đây?
A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
Câu 16. Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô,
thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 3,5 gam. B. 2,8 gam. C. 7,0 gam. D. 5,6 gam.
Câu 17. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh
sắt khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ của dung dịch
CuSO4 đã dùng là
A. 0,1 M. B. 0,2 M. C. 0,5 M. D. 2 M.
Câu 18. Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Không có hiện tượng gì cả.
B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.
C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.
D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.
Câu 19. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, …
trong đó hàm lượng cacbon chiếm
A. từ 2 % đến 6 %. B. dưới 2 %. C. từ 2 % đến 5 %. D. trên 6 %.
Câu 20. Một tấn quặng manhetit chứa 81,2 % Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là
A. 858 kg. B. 885 kg. C. 588 kg. D. 724 kg.
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị
của V là
A. 3,36. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 22. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 17,92 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 11,2 lít.
Câu 23. Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch dịch H2SO4 loãng, thu được
m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 42,6. B. 70,8. C. 50,3. D. 51,1.
Câu 24. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10%, thu
được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 76,48 gam. D. 97,80 gam.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 28
PHẦN B – TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Fe 
(1)
 FeO 
(2)
 FeCl 2 
(3)
 AlCl 3 
(4)
 Al(OH)3 
(5)
 Al 2O3
(1) …………………………………………………………
(2) …………………………………………………………
(3) …………………………………………………………
(4) …………………………………………………………
(5) …………………………………………………………
Câu 2. (1 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: NaOH, HCl, Na2SO4,
Ba(OH)2, NaNO3.
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Câu 3. (2 điểm): Cho 4,4 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl 3,65% (dư 20%
so với lượng phản ứng) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc).
(a) Viết PTHH xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
(b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch Y.
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 29
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..

_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 30

You might also like