You are on page 1of 6

Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 1: Nung nóng từng cặp chất trong bình kín (1) Fe + S (r); (2) Fe2O3 + CO (k); (3) Pt + O2 (k);
(4) Cu + Cu(NO3)2 (r); (5) Cu + KNO3 (r); (6) Al + NaCl (r). Những phản ứng có sự oxi hóa kim
loại là
A. (1),(4),(5) B. (1),(2),(5) C. (1),(5) D. (1),(2),(3)
Câu 2: Ngâm hỗn hợp bột A gồm ba kim loại Fe, Ag, Cu trong dung dịch X chỉ chứa một chất tan,
kết thúc phản ứng thấy chỉ còn lại một lượng bạc. Dung dịch X có thể là dung dịch
A. axit B. muối C. oxit D. bazơ
Câu 3: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất ?
A. Al B. Cu C. Ag D. Mg
Câu 4: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới
nước) những tấm kim loại nào?
A. Zn. B. Cu. C. Na. D. Ag.
Câu 5: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Na.
Câu 6: Khí CO ở nhiệt độ cao không khử được oxit nào sau đây thành kim loại?
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. MgO. D. CuO.
Câu 7: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. nhiệt độ nóng chảy. B. khối lượng riêng.
C. tính dẫn điện. D. tính cứng.
Câu 8: Tính chất hóa học chung của kim loại là
A. tính axit. B. tính khử. C. tính oxi hóa. D. tính bazơ.

1
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Fe. B. Na. C. Ag. D. Al
Câu 10: Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại
A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện. C. Tính cứng. D. Ánh kim.
Câu 11: Dãy các ion kim loại đều bị Zn khử thành kim loại là
A. Cu2+, Mg2+, Pb2+. B. Pb2+, Ag+, Al3+.
C. Cu2+, Ag+, Na+. D. Fe2+, Pb2+, Cu2+.
Câu 12: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Hg B. Cr C. Li D. W
Câu 13: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuCl2, Zn(NO3)2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch 1
thanh Ni. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 14: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Cu. B. Al. C. Na. D. Mg.
Câu 15: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Na. B. K. C. Cu. D. Ba.
Câu 16:Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Zn2+. B. Ag+. C. Ca2+. D. Cu2+.
Câu 17: Có bốn kim loại: K, Al, Fe, Cu. Thứ tự tính khử giảm dần là
A. Al, K, Cu, Fe. B. Cu, K, Al, Fe. C. K, Fe, Cu, Al. D. K, Al, Fe, Cu.
Câu 18: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit nào sau đây?
A. CuO. B. CaO. C. Al2O3. D. MgO.
Câu 19: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 20: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện
phân nóng chảy?
A. Fe B. Cu C. Mg D. Ag

2
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 21: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Zn B. Hg C. Ag D. Cu
Câu 22: Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là:
A. K+ B. Fe2+ C. Fe3+ D. Ag+.
Câu 23: Kim loại Cu không được điều chế theo cách nào sau đây?
A. Nhiệt luyện. B. Thủy luyện.
C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch.
Câu 24: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Cd. B. Ni. C. Cs. D. Cr.
Câu 25: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. CuO + H2 → Cu + H2O.
C. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3. D. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2.
Câu 26: Cho phản ứng hóa học: NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O
Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?
A. 3KOH + H3PO4 K3PO4 + 3H2O. B. 2KOH + CuCl2 Cu(OH)2 + 2KCl.
C. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O. D. KOH + HCl KCl + H2O
Câu 27: Oxit bị CO khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Al2O3. B. FeO. C. CaO. D. K2O.
Câu 28: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn đồng với kim loại sắt. B. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
C. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. D. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
Câu 29: Trong các kim loại sau, kim loại nào có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Fe. B. Ba. C. Na. D. Al.
Câu 30: Cho các kim loại: Cu, Fe, Na, Al. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Al.

3
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 31: Trường hợp nào sau đây kim loại chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Đế gang thép ngoài không khí ẩm.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
D. Nhúng hợp kim Zn-Cu và dung dịch HCl.
Câu 32: Sắt bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây?
A. Al B. Zn C. Mg D. Cu
Câu 33: Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không gây nên bởi sự có mặt của các electron
tự do có trong mạng tinh thể kim loại?
A. tính dẻo B. tính cứng C. tính ánh kim D. tính dẫn điện
Câu 34: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. KOH, O2 và HCl. B. K, H2 và Cl2. C. KOH, H2 và Cl2. D. K và Cl2.
Câu 35: Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu
vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Người ta đã ứng
dụng tính chất vật lý gì của vàng khi làm tranh sơn mài?
A. Tính dẻo và có ánh kim. B. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt.
C. Có khả năng khúc xạ ánh sáng. D. Mềm, có tỉ khối lớn.
Câu 36: Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải
A. oxi hóa các ion của chúng. B. khử các ion của chúng.
C. khử hoặc oxi hóa các ion của chúng. D. tất cả các cách trên đều không được
Câu 37: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim
loại X:

Oxit X là
A. Al2O3. B. MgO. C. CuO. D. Na2O.

4
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 38: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho
cùng một muối clorua kim loại?
A. Zn. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
Câu 39: Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH
B. Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội
C. Cho Fe tác dụng với dung dịch Zn(NO3)2
D. Thêm AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
Câu 40: Sự so sánh nào sau đây là không đúng?
A. Tính khử: Mg > Cu > Ag. B. Tính khử: Al > Zn > Fe2+.
C. Tính oxi hóa: Al3+ < Fe2+ < Cu2+. D. Tính oxi hóa: Mg2+ < Fe3+ < Pb2+.
Câu 41: H2S không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. dd NaOH. B. dd CuCl2. C. SO2. D. dd MgSO4.
Câu 42: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Al từ hợp chất của chúng, người ta dùng phương ph|p
A. thủy luyện. B. nhiệt luyện.
C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch.
Câu 43: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
A. Al. B. Ag C. Na D. Mg.
Câu 44: Trộn bột Al dư vào hỗn hợp gồm: MgO, Fe3O4, CuO rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau khi
phản ứng hoàn toàn chất rắn thu được gồm:
A. MgO, Al, Fe, CuO, Al2O3. B. Mg, Al, Fe, Cu, Al2O3.
C. MgO, Al2O3, FeO, Cu, Al. D. MgO, Al2O3, Fe, Cu, Al.
Câu 45: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. cacbon. B. sắt. C. oxi. D. silic.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học
C. Kim loại Cu khử được ion Fe3+ trong dung dịch
D. Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu

5
Thầy Phạm Văn Thuận Đăng kí khóa Live CTG để thi 9+ Hóa em nhé

Câu 47: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?
A. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
B. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.
C. Đốt dây Fe trong khí O2.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.
Câu 48: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Ag. B. Fe. C. K. D. Cu.
Câu 49: Khi điện phân dung dịch CuSO4 (với các điện cực trơ), ở anot xảy ra
A. sự oxi hóa nước. B. sự khử nước.

C. sự khử ion Cu2+. D. sự oxi hóa ion SO .


Câu 50: Kim loại M thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của M là
A. 3s2 3p2 B. 3s2 C. 2s2 2p2 D. 3s2 3p6
Câu 51: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt sợi dây đồng trong khí clo.
B. Cho đinh sắt vào dung dịch gồm MgSO4 và H2SO4.
C. Cho thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Cho lá kẽm vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4.

You might also like