You are on page 1of 7

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LIVE VIP 2K4|TYHH

LIVE 39 – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI


(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM CẦN NHỚ


Câu 1: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A. Oxi hóa các kim loại. B. Oxi hóa các cation kim loại.
C. Khử các cation kim loại. D. Khử các kim loại.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Al; Na; Ba. B. Fe; Cr; Cu. C. Mg; Fe; Cu. D. Ca; Ni; Zn.

Câu 3: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng
hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO.
B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, ZnO, MgO.
D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 4: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2.
B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
C. Điện phân dung dịch MgSO4.
D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.

Câu 5: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường:


A. Điện phân dung dịch AlCl3.
B. Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.
D. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng.

Câu 6: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện. D. điện phân dung dịch.

Câu 7: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là?
A. Mg. B. Na. C. Al. D. Cu.

Câu 8: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được:
A. Cl2. B. NaOH. C. Na. D. HCl.
Câu 9: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu
được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y là:
A. Fe, Cu, MgO.
B. FeO, CuO, Mg.
C. FeO, Cu, Mg.
D. Fe, CuO, Mg.

Câu 10: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Mg, Zn, Cu. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.

Câu 11: Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước?
A. Dung dịch ZnCl2. B. Dung dịch CuCl2. C. dung dịch AgNO3. D. Dung dịch MgCl2.

Câu 12: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tại catot xảy ra quá trình khử Cu2+ trước.
B. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào catot.
C. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra tại catot.
D. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa H2O.

Câu 13: Cách nào sau đây không điều chế được NaOH?
A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
B. Cho Na tác dụng với nước.
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.
D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.

Câu 14: Một học sinh tên Chou (2k8) tiến hành điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm theo các bước như
sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích
chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?
A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.
B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).
C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).
D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm không thu được kim loại là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Ghét học chui!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

BÀI TẬP TỰ LUYỆN – HỌC SINH CHĂM CHỈ TỰ LÀM!


(Trong quá trình làm, nếu có thắc mắc, em hãy đăng lên group HỎI ĐÁP nhé)

Câu 1: (Đề MH – 2021) Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Câu 2: (Đề TSCĐ - 2012) Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Cu. B. Ca. C. Mg. D. K.

Câu 3: (Đề MH lần I - 2017) Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có
thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe.

Câu 4: (Đề MH – 2019) Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Na.

Câu 5: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Na.

Câu 6: (Đề MH – 2021) Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Na.

Câu 7: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất
khử là CO?
A. Ca. B. Cu. C. K. D. Ba.
Câu 8: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất
khử là H2?
A. K. B. Na. C. Fe. D. Ca.

Câu 9: (Đề TNTHPT QG – 2020) Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na. B. Ag. C. Mg. D. Ba.

Câu 10: (Đề TN THPT QG – 2021) Ở nhiệt độ cao, H2 khử được oxit nào sau đây?
A. K2O. B. CaO. C. Na2O. D. FeO.

Câu 11: (Đề TSCĐ - 2014) Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?

B. CO + CuO ⎯⎯ → Cu + CO2.
0

A. 2Al2O3 ⎯⎯⎯ → 4Al + 3O2.


®pnc t

C. Mg + FeSO4 ⎯⎯
→ MgSO4 + Fe. D. CuCl2 ⎯⎯⎯ → Cu + Cl2.
®pdd

Câu 12: (Đề TSĐH A - 2007) Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt
độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 13: (Đề TSCĐ - 2010) Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở
nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M

A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.

Câu 14: (Đề TSĐH A - 2009) Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung
dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu.

Câu 15: (Đề TSĐH A - 2012) Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung
dịch muối (với điện cực trơ) là:
A. Ni, Cu, Ag. B. Ca, Zn, Cu. C. Li, Ag, Sn. D. Al, Fe, Cr.

Câu 16: (Đề THPT QG - 2017) Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 17: (Đề TN THPT QG – 2021) Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?
A. Fe2O3. B. Na2O. C. CaO. D. K2O.
Câu 18: (Đề TSCĐ - 2008) Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Mg và Zn. C. Na và Fe. D. Cu và Ag.

Câu 19: (Đề THPT QG - 2017) Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương
pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 20: (Đề TSCĐ - 2013) Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. K và Cl2. B. K, H2 và Cl2. C. KOH, H2 và Cl2. D. KOH, O2 và HCl.

Câu 21: (Đề TSĐH A - 2007) Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện
phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
A. Fe, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Na, Ca, Al.

Câu 22: (Đề TSĐH A - 2008) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra
− −
A. sự khử ion Cl . B. sự khử ion Na+. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự oxi hoá ion Cl .

Câu 23: (Đề THPT QG - 2015) Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện.
C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy.

Câu 24: (Đề THPT QG - 2017) Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp
điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.

Câu 25: (Đề TSĐH A - 2011) Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có
màng ngăn xốp) thì

A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl .

B. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl .

C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl .

D. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl .

Câu 26: (Đề TSĐH A - 2010) Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol,
đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu
được ở anot là
A. khí Cl2 và O2. B. khí Cl2 và H2. C. chỉ có khí Cl2. D. khí H2 và O2.

Câu 27: (Đề TSCĐ - 2013) Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá
trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được
A. không thay đổi. B. giảm xuống.
C. tăng lên sau đó giảm xuống. D. tăng lên.

Câu 28: (Đề TSĐH A - 2010) Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện
hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl–.
C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
Câu 29: (Đề TSCĐ - 2012) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4).

Câu 30: (Đề THPT QG - 2017) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).
(c) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(d) Điện phân Al2O3 nóng chảy.
(e) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).
Số thí nghiệm không sinh ra kim loại là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

BẢNG ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN LIVE 39


1.C 2.A 3.D 4.A 5.C 6.D 7.B 8.C 9.B 10.D
11.B 12.A 13.C 14.B 15.A 16.D 17.A 18.D 19.D 20.C
21.D 22.B 23.D 24.C 25.B 26.A 27.D 28.A 29.B 30.A

You might also like