You are on page 1of 8

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần File Tổng ôn số 19 – CƠ THỂ SINH VẬT VÀ


MÔI TRƯỜNG – QUẦN THỂ SINH VẬT
Lớp [EOM – 2k5] (File lưu hành nội bộ)

Câu 1. Khi nói về các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

I. Các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ tạo thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
II. Nhân tố sinh thái vô sinh khi tác động đến sinh vật thường phụ thuộc mật độ, còn nhân tố sinh thái
hữu sinh thường ít phụ thuộc mật độ.
III. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể sinh vật tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian.
III. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có nơi phân bố rộng và ngược lại.
IV. Ở khoảng chống chịu, cơ thể sinh vật có thể sống được, sinh trưởng và phát triển tốt.
V. Trong khoảng thuận lợi của nhân tố sinh thái, sinh vật phát triển tốt.
VI. Giới hạn sinh thái là ổn định và giống nhau đối với các cá thể trong cùng một loài.
VII. Các hiểu biết về giới hạn sinh thái cho thấy việc nhanh chóng nhập nội các giống có năng suất cao
từ nước ngoài về sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 2. Khi nói về ổ sinh thái của sinh vật, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

I. Ổ sinh thái khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn
định lâu dài của loài.
II. Ổ sinh thái chung có thể xem là tập hợp các giới hạn sinh thái của loài.
III. Mỗi một nhân tố sinh thái hoặc 1 số nhân tố sinh thái nhất định tạo ra ổ sinh thái riêng của loài.
IV. Ổ sinh thái của mỗi loài có thể xem nơi ở của chúng.
V. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, … của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

VI. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
VII. Sự trùng lặp ổ sinh thái thường dẫn đến cạnh tranh, đặc biệt là các ổ sinh thái về nơi ở, ổ sinh thái
dinh dưỡng.
VIII. Khi xảy ra cạnh tranh, các loài có xu hướng phân ly ổ sinh thái để giảm cạnh tranh, quá trình này
có thể làm cho ổ sinh thái của loài bị thu hẹp.
IX. Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau.
X. Trong một ao cá, nuôi ghép các loài cá có cùng tầng nước để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẽ
giúp tăng hiệu quả kinh tế.

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 3. Khi nói về sự thích nghi của sinh vật với nhân tố sinh thái nhiệt độ và ánh sáng, mỗi phát biểu
sau là đúng hay sai?
I. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm tương đối là thực vật ưa sáng và thực
vật ưa tối.
II. Thực vật ưa sáng thường mọc nơi quang đãng, phiến là dày, mô giậu kém phát triển, lá mọc xếp
nghiêng so với mặt đất.
III. Ánh sáng giúp động vật định hướng và phát hiện vật thể trong không gian, đóng vai trò quan trọng
trong sự di chuyển và di cư của chúng.
IV. Bò sát, Chim, Thú là nhóm động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định (hằng nhiệt).
V. Sinh vật có tỉ số S/V càng lớn thì sự tỏa nhiệt của cơ thể ra môi trường càng lớn.
VI. Các động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn đồng loại hoặc họ
hàng gần sống ở vùng nhiệt đới.
VII. Các động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh thường có các phần nhô ra cơ thể lớn hơn đồng loại
hoặc họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới.

3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 4. Khi nói về quần thể sinh vật, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Ở góc độ sinh thái học, quần thể là tập hợp các cá thể có vốn gene chung.
II. Sự hình thành quần thể sinh vật thường khởi đầu bởi một số cá thể có khả năng thích nghi với môi
trường mới.

III. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
IV. Hiện tượng thông liền rễ minh họa cho hiệu quả nhóm.
V. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống môi trường, tăng khả năng sống sót và
sinh sản của các cá thể.

VI. Sự cạnh tranh cùng loài thường trở nên gay gắt và các cá thể đối kháng nhau khi mật độ tăng lên
quá cao, vượt sức chịu đựng của môi trường.
VII. Sự cạnh tranh cùng loài biểu hiện chỉ qua cạnh tranh nguồn sống như thức ăn, nơi ở.
VIII. Kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
IX. Cạnh tranh cùng loài giúp số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể ở mức hợp lý, đảm bảo quần
thể ổn định và phát triển.
X. Cạnh tranh cùng loài là có hại cho bản thân sinh vật nhưng có lợi cho quần thể, nên đây là đặc điểm
thích nghi của quần thể.
4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 5. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Tỉ lệ đực : cái phản ánh tiềm năng sinh sản của quần thể.
II. Các quần thể tự nhiên đều có tỉ lệ đực – cái là 1 : 1.
III. Tỉ lệ đực : cái của một quần thể thường ổn định theo thời gian.

IV. Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và thay đổi theo thời gian.
V. Mỗi quần thể luôn cần có đủ 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản.
VI. Trong quần thể, tuổi sinh thái của các cá thể thường nhỏ hơn tuổi sinh lý.
VII. Quần thể có tháp tuổi dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ là quần thể đang tăng trưởng với tỉ lệ sinh cao, các
cá thể ở nhóm trước sinh sản chiếm tỉ lệ lớn hơn các cá thể sau sinh sản.

VIII. Trong tự nhiên, phân bố theo nhóm là hình thức phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể tăng
cường hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
IX. Những loài có tập tính lãnh thổ cao, khi phân bố trong môi trường có nguồn sống đồng đều thì
thường phân bố ngẫu nhiên.
X. Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 6. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

I. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, phụ thuộc vào tỉ lệ sinh –
tử và nhập cư – xuất cư.
II. Kích thước tối đa là kích thước lớn nhất mà quần thể có thể đạt được.
III. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới
diệt vong.
IV. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng.
V. Kích thước của quần thể bị giới hạn bởi nguồn sống của môi trường.
VI. Tổng số cá thể phân bố trong không gian sống của quần thể được gọi là mật độ cá thể.
VII. Các quần thể khác nhau thuộc cùng một loài thường có kích thước và mật độ giống nhau.
VIII. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tuổi của quần thể, hình thức phân
bố cá thể của quần thể, sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể và mối quan hệ giữa
các cá thể trong quần thể.
IX. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 7. Khi nói về sự tăng trưởng của quần thể, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Khi nguồn sống dồi dào, thỏa mãn nhu cầu
của toàn bộ cá thể, và các cá thể đều có khả
năng sinh sản thuận lợi thì quần thể tăng
trưởng theo tiềm năng sinh học
II. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
thường gặp với những loài có kích thước nhỏ,
vòng đời ngắn và đây là kiểu tăng trưởng phổ
biến trong tự nhiên.
III. Trong thực tế, cản trở của điều kiện môi
trường làm cho các quần thể tăng trưởng theo
đường cong hình chữ S.
IV. Trong tăng trưởng ở điều kiện giới hạn,
quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất khi
kích thước quần thể đạt giá trị tối đa.

Câu 8. Khi nói về tăng trưởng quần thể người, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

I. Dân số thế giới nhìn chung tăng trưởng liên tục trong suốt chiều dài lịch sử, nhưng tăng trưởng
nhanh nhất ở 200 năm qua.
II. Dân số thế giới tăng nhanh nhờ các thành tựu của khoa học kĩ thuật và y tế.
III. Dân số thế giới gia tăng rất nhanh và đạt giá trị tối đa vào năm 2000.
IV. Dân số tăng nhanh gây hại cho môi trường và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

7
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 9. Khi nói về sự biến động cá thể của quần thể, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

I. Biến động số lượng có thể là tăng hoặc giảm số lượng cá thể.


II. Sự biến động cá thể theo chu kì phụ thuộc chủ yếu sự thay đổi có chu kì của môi trường.
III. Sự biến động của quần thể thỏ và mèo rừng ở Bắc Mỹ, sự biến động của quần thể cá cơm ngoài
khơi biển Peru do hiện tượng El Nino là ví dụ cho biến động theo chu kì nhiều năm.
IV. Sự biến động cá thể không theo chu kì được định nghĩa là sự suy giảm bất thường số lượng cá thể
của quần thể do điều kiện thời tiết bất thường hoặc do con người khai thác.
V. Trong các nhân tố sinh thái vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể, nhân tố khí hậu có
ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.
VI. Các nhân tố sinh thái hữu sinh khi tác động đến sự biến động cá thể của quần thể thường không
phụ thuộc mật độ.
VII. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
VIII. Ở các loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống, lượng kẻ thù ảnh hưởng đến khả năng sống
sót của con non.
IX. Khi môi trường thuận lợi, tỉ lệ sinh sản và tử vong tăng, quần thể thường tăng trưởng (tăng số
lượng cá thể).
X. Khi quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể, không để xuống quá thấp quá cao thì quần thể
đạt tới trạng thái cân bằng di truyền.
XI. Nghiên cứu về biến động số lượng cá thể quần thể giúp con người khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên sinh vật cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên này.

You might also like