You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II - SINH HỌC 12

by imchie – lhas

I. Học thuyết tiến hóa Đacuyn.


1. Nội dung, kết quả, động lực, vai trò của CLTN
- Nội dung: Gồm có hai quá trình song song. Đó là đào thải những biến dị có hại, đồng
thời tích luỹ những biến bị có lợi. Và là quá trình sống sót của những sinh vật thích nghi
nhất.
- Kết quả: Là sự tồn tại của sinh vật thích nghi với điều kiện sống
- Động lực: quá trình đấu tranh sinh tồn hiểu theo nghĩa rộng. Cạnh tranh cùng loài là động lực
chủ yếu trong sự tiến hoá của loài làm cho loài được chọn lọc theo hướng ngày càng thích nghi
với điều kiện sống.
- Vai trò: là nhân tố chính trong quá trình tiến hoá của các loài, làm cho các loài trong thiên
nhiên biến đổi theo hướng có lợi, thích nghi với hoàn cảnh sống cụ thể của chúng. Chính chọn
lọc tự nhiên quy định hướng và tốc độ tích luỹ các biến dị, thể hiện vai trò là tích lũy các biến
dị nhỏ có tính chất cá biệt thành những biến đổi sâu sắc, có tính chất phổ biến.

2. Quan điểm, nguyên nhân, cơ chế của tiến hóa


- Quan điểm: Sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi, sự đào thải những sai dị
cá thể và những biến đổi có hại được gọi là chọn lọc tự nhiên (CLTN) hay là sự sống sót của
những dạng thích nghi nhất.
- Nguyên nhân: là do chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính di truyền và biến dị của sinh
vật.
- Cơ chế: Là sự tích lũy những biến dị có lợi và đào thải biến dị có hại.

3. Tồn tại trong học thuyết và quan điểm của Đacuyn


- Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị
và cơ chế di truyền các biến dị
II. Quần thể SV, MT sống và các NTST
1. KN quần thể sinh vật, ví dụ về quần thể (lựa chọn)
- Khái niệm: Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong 1 sinh cảnh,
cùng 1 thời gian xác định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo ra thế hệ
mới. Nơi sinh sống của quần thể là nơi quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định.
- Ví dụ:
+ Quần thể sinh vật: Quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao, đàn vịt, đàn ngựa
vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt,… nói chung sinh vật sống theo đàn
+ Không phải quần thể sinh vật: Các cây trên cánh đồng, tập hợp các con cá trong chậu,
tập hợp các cá thể rắn hổ mang, chim cú, lợn sống trong rừng, hồ cá gồm cá mè, cá rô phi,
cá trắm, 1 con rắn sống trên 1 đảo, 2 con chim sống với nhau nhưng không có khả năng
sinh sản,… nói chung sinh vật sống không theo đàn.

2. KN giới hạn sinh thái, hiểu biết về giới hạn sinh thái, KN – đặc điểm của “ổ sinh thái”
a) Giới hạn sinh thái
- Khái niệm giới hạn sinh thái: giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh
thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo
thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
- Những hiểu biết về giới hạn sinh thái có ý nghĩa:

- Hiểu biết về giới hạn sinh thái có ý nghĩa:


+ Giải thích sự phân bố các sinh vật trên Trái Đất
+ Ứng dụng trong việc di – nhập
+ Thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp

b) Ổ sinh thái
- Khái niệm:
+ Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” (hay không
gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh
thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
+ Nơi ở là địa điểm cư trú của loài và có thể gồm nhiều ổ sinh thái khác nhau

- Đặc điểm:
3. KN môi trường, các loại MT phổ biến
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh
sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự
tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
- Các loại môi trường phổ biến:
+ Môi trường trên cạn: mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên
Trái Đất
+ Môi trường nước: vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có cách sinh vật thuỷ sinh
+ Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống
+ Môi trường sinh vật: thực vật, đông vật và con người, là nơi sống của các sinh vâtj khác
như sinh vật kí sinh, cộng sinh

4. KN nhân tố sinh thái và các hiểu biết về NTST(Đặc điểm, phân loại, cách tác động)
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường
quanh sinh vật.

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác
sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh
trưởng và phát triển của sinh vật.

II. Mối quan hệ và Các đặc đưng cơ bản của quần thể.
1. KN, Bản chất, biểu hiện, vai trò, ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể
 Quan hệ hỗ trợ:
- Khái niệm: Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động
sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản…
- Bản chất:
- Biểu hiện:

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa


Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch Các cây dựa vào nhau nên chống đỡ được
đàn gió bão
Các cây thông nhựa liền rễ nhau Cây này hỗ trợ cây khác về mặt dinh dưỡng

Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Giúp săn mồi tốt hơn, săn được con mồi lớn

Bồ nông xếp thành hàng kiếm mồi Băt được nhiều cá hơn đi kiếm ăn riêng rẽ

- Vai trò, : Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn
sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- Ý nghĩa: là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với mỗi trường sống, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển hưng thịnh, mang lại lợi ích cho các cá thể, các cả thể khai thác được tổ ưu
nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với
điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù

 Quan hệ cạnh tranh:


- Khái niệm: Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành thức
ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

- Nguyên nhân: Cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao,
nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
- Bản chất:

- Biểu hiện:
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, thức ăn… giữa các cá thể cùng một
quần thể: Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn
nhau, cá mập con khi mới nở ra, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn...
+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.

- Vai trò: tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ
phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

- Ý nghĩa: là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với mỗi trường sống, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển hưng thịnh; Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể
khỏe và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.
2.Ví dụ về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh ở qtsv nói chung và quần thể người nói riêng. Từ
ví dụ phân tích chỉ ra bản chất, ý nghĩa của hai mối quan hệ đó

- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau
giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ
báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé
(ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây
sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn; Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt
mồi và tự vệ tốt hơn.

3.KN tỉ lệ giới tính, mật độ, kích thước, của quần thể
- Tỉ lệ giới tính: là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ
giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ
từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Mật độ cá thể của quần thể: là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích
của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống
trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố
định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.

- Kích thước của quần thể: là số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong
các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Những loài có kích thước cơ thể
nhỏ thường có kích thước quần thể lớn và ngược lại.

4.KN tuổi sinh lí, tuổi quần thể, đặc điểm cấu trúc tuổi của quần thể
- Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

- Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

- Đặc điểm cấu trúc tuổi của quần thể:


+ Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số. Mỗi
nhóm tuổi được xem như một đơn vị cấu trúc tuổi của quần thế. Khi môi trường biến động,
tỉ lệ các nhóm tuổi biến đổi theo phù hợp với điều kiện mới. Nhờ thế, quần thể duy trì
được trạng thái ổn định của mình.
+ Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thải phát triển số lượng của quần thể: quần thể đang phát
triển (quần thể trẻ), quần thể ổn định và quần thế suy thoái (quần thể giả).
 Quần thể trẻ (đang phát triển) có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao (tháp tuổi
A).
 Quần thể ổn định có tỉ lệ nhóm trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau (tháp
tuổi B).
 Quần thể suy thoái có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản
(tháp tuổi C)

5.Các kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể (Phân bố đồng đều: đặc điểm, ý nghĩa)

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái Ví dụ


Phân bố theo Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các Các cá thể hỗ trợ lẫn Nhóm cây bụi mọc hoang
nhóm cá thể của quần thể tập trung theo nhau chống lại điều dại, đàn trâu rừng...
từng nhóm ở những nơi có điều kiện kiện bất lợi của môi
sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm trường.
xuất hiện nhiều ở sinh vật sống
thành bầy đàn, khi chúng trú đông,
ngủ đông, di cư...

Phân bố đồng Thường gặp khi điều kiện sống phân Làm giảm mức độ cạnh Cây thông trong rừng
đều bố một cách đồng đều trong môi tranh giữa các cá thể thông...chim hải âu làm tổ...
trường và khi có sự cạnh tranh gay trong quần thể.
gắt giữa các cá thể của quần thể.

Phân bố ngẫu Là dạng trung gian của hai dạng Sinh vật tận dụng được Các loài sâu sống trên tản lá
nhiên trên. nguồn sống tiềm tàng cây, các loài sò sống trong
trong môi trường. phù sa vùng triều, các loài
cây gỗ sống trong rừng mưa
nhiệt đới...
6.KN kích thước quần thể, KT tối đa, tối thiểu của quần thể. Nếu kích thước quần thể vượt
mức tối đa và dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ như thế nào? giải thích tại sao?
- Kích thước quần thể: là số lượng cá thể (hoặc khối lượng của các cá thể hoặc năng lượng
tích lũy trong các cá thể) phân bố trong không gian của quần thể.
Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng và dao động từ kích thước tối thiểu đến kích thước
tối đa.
- Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển.
Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức kích thước tối thiểu thì quần thể sẽ bị suy
giảm hoặc diệt vong.
- Nguyên nhân:
 Sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể giảm.
 Cơ hội gặp gỡ giữa cá thể đực và cá thể cái giảm làm giảm mức độ sinh
sản của quần thể.
 Nếu ở động vật, xảy ra sự giao phối gần, làm suy thoái nòi giống và
giảm sự đa dạng của quần thể.

- Kích thước tối đa: là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống.
- Nếu kích thước quần thể quá lớn, vượt quá kích thước tối đa, dẫn đến thiếu thức ăn, nơi
ở, môi trường sống ô nhiễm, khi đó các cá thể sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau, dẫn đến một
số cá thể bị chết hoặc di cư đi nơi khác, từ đó làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

7. Đặc điểm tăng trưởng của qT khi môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn
- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường lí tưởng ( không bị giới
hạn): Nếu môi trường là lí tưởng thì mức sinh sản của quần thể là tối đa, còn mức tử vong
là tối thiểu, do đó, sự tăng trưởng đạt tối đa, số lượng cá thể tăng theo “tiềm năng sinh
học” vốn có của nó, tức là số lượng tăng nhanh theo hàm mũ với đường cong đặc trưng
hình chữ J.

- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn: Sự tăng trưởng
kích thước quần thể của đa số loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường
(không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống, số lượng cá thể của chính quần thể
và các rủi ro của môi trường, nhất là dịch bệnh, vật kí sinh, vật ăn thịt…). Do đó, quần thể
chỉ có thể đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. Đường
cong của nó có dạng chữ S.

8. Yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng, giảm kích thước và sinh trưởng của
quần thể SV.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
+ Mức độ sinh sản: là số lượng cá thể sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Mức độ sinh sản của quần thể phụ thuộc vào: số lượng trứng hay con non trong một lứa
đẻ, số lứa đẻ trong đời của con cái, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, tỉ lệ giới tính.
Ngoài ra còn phu thuộc vào lượng thức ăn, số lượng kẻ thù, điều kiên môi trường sống
(thiên tai, dịch bệnh,...).

+ Mức độ tử vong: là số lượng cá thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
Mức độ tử vong phu thuộc vào số kẻ thù, điều kiện môi trường sống và mức độ khai thác
của con người. Ngoài ra, cò phụ thuộc vào trạng thái của quần thể.
+ Sự phát tán cá thể của quần thể: gồm xuất cư và nhập cư.
 Xuất cư: Là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể sang sống ở quần thể
bên cạnh hoặc tạo lập quần thể mới. Xuất cư xảy ra khi kích thước quần thể tăng
quá cao dẫn đến thiếu hụt nguồn sống, các cá thể sẽ cạnh tranh gay gắt với
nhau, làm giảm kích thước quần thể.
 Nhập cư là hiện tượng một số cá thể chuyển từ nơi khác tới sống trong quần
thể. Nhập cư xảy ra khi nguồn sống dồi dào, điều kiện sống thuận lợi, làm tăng
kích thước quần thể, giúp khai thác hiệu quả nguồn sống của môi trường.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của quần thể: ….

9. Đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lí của của thực vật
ưa sáng và ưa bóng?

Đặc điểm Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng


Đặc điểm hình thái:

+ Lá (phiến lá, màu sắc + Phiến lá lớn, màu xanh


+ Phiến lá nhỏ, hẹp, lá có màu
của của lá). thẫm.
xanh nhạt.
+ Thân (chiều cao, số + Chiều cao bị hạn chế bởi
+ Thân thấp, số cành nhiều.
cành trên thân). những tán cây phía trên.

Đặc điểm sinh lí: + Cường độ quang hợp cao trong + Có khả năng quang hợp khi
điều kiện ánh sáng mạnh, cường ánh sáng yếu, cường độ quang
+ Quang hợp (cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng hợp yếu khi ánh sáng mạnh.
độ quang hợp với điều
kiện ánh sáng khác
yếu.
nhau). + Cây điều tiết nước kém.
+ Cây điều tiết nước linh hoạt.
+ Thoát hơi nước.

You might also like