You are on page 1of 14

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: SINH HỌC 9


Chương VI. Ứng dụng di truyền
1/ Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống.
- Khái niệm: Thoái hóa giống là hiện tượng mà các cá thể ở các thế hệ kế tiếp có sức sống
kém dần với các biểu hiện:
+ Sinh trưởng phát triển chậm
+ Sức chống chịu kém
+ Khả năng sinh sản giảm, năng suất giảm
+ Nhiều tính trạng xấu và có hại được bộc lộ
- Nguyên nhân: Do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật (Là
sự giao phối giữa con cái sinh ra từ cùng một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái) làm tỉ
lệ kiểu gen dị hợp tử giảm và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng, trong đó có tạo ra các cặp gen
đồng hợp lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.
( Các cặp gen đồng hợp lặn gây hại sẽ biểu hiện kiểu hình gây hại  Thoái hóa giống)
2/ Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- Khái niệm: Ưu thế lại là hiện tượng cơ thể lai có:
+ Sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn.
+ Các tính trạng về năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ, hoặc vượt trội hơn cả
hai dạng bố mẹ.
- Nguyên nhân:
+ Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1. Vd: P: AabbDD (dòng mang 2 gen trội)
x aaBBdd (dòng mang 1 gen trội)  F1: AaBbDd (mang 3 gen trội có lợi)
+ Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
Chương 1. Sinh vật và môi trường
1/ Khái niệm nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái.
- Khái niệm:
 Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết


Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh
thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sv sẽ yếu dần và chết
- Các nhóm NTST: Được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm nhân tố vô sinh: Là những yếu tố không sống như ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm,…
+ Nhóm nhân tố hữu sinh: Con người và các sinh vật khác ( VSV, nấm,…)
2/ Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sinh vật. Giải thích các hiện tượng
thực tế về ảnh hưởng nhiệt độ, ánh sáng đến sinh vật.
 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, sinh lí, tập tính của sinh vật
- Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng về nhiệt độ khác nhau
- Dựa vào khả năng duy trì nhiệt độ của cơ thể, sinh vật được chia làm 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và phân
bố hẹp. Vd: VSV, nấm, TV, ĐVKXS, cá, lưỡng cư, bò sát
+ Sinh vật hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
và phân bố rộng hơn. Vd: Chim, thú, con người
 Ánh sáng:
- Đối với thực vật: Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống, hình thái, sinh lí của cây
(sinh trưởng, phát triển, ss, quang hợp,…)
+ Nhóm cây ưa sáng: Cây sống ở nơi quang đãng. VD: lúa, đậu,…
+ Nhóm cây ưa bóng: Cây sống nơi ánh sáng yếu, sống dưới tán cây khác. VD:
cây gừng, vạn niên thanh,…
+ Nhóm cây chịu bóng: Cây phát triển được cả nơi giàu ánh sáng và ít ánh sáng.
- Đối với động vật: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống, di chuyển, hoạt động, sinh
trưởng, ss của đv
+ Nhóm động vật ưa sáng: Gồm động vật hoạt động ban ngày. VD: trâu, bò, dê,…
+ Nhóm động vật ưa tối: Gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang,
trong đất hay đáy biển. VD: chồn, cú mèo,…
3/ Trình bày các mối quan hệ cùng loài, khác loài, lấy ví dụ. Xác định các mối quan hệ
giữa các sinh vật và vận dụng trong chăn nuôi, trồng trọt để tránh sự cạnh tranh.
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
 Quan hệ cùng loài:
a) Quan hệ hỗ trợ:
- Các cá thể sống thành nhóm, hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, chống chịu bất lợi của môi
trường tốt hơn.
VD: Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng,…
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định
+ Khai thác tối ưu nguồn sống
+ Tăng khả năng sống sót và sinh sản
b) Quan hệ cạnh tranh:
- Khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở,…) thì các cá thể cạnh tranh nhau và
phải tách khỏi nhóm.
VD: Hiện tượng tỉa thưa, tách bầy,…
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể ở mật độ
phù hợp.
+ Đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định của quần thể.
+ Là đặc điểm thích nghi của quần thể.
 Quan hệ khác loài:
Quan hệ Đặc điểm
Là sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Hỗ trợ
Cộng sinh VD: Vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu, nấm và tảo đơn bào,
Có lợi
(++) hải quỳ và cua, cộng sinh trong địa y,…
(hoặc ít
nhất k
Là sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi
hại) cho
Hội sinh còn bên kia không lợi và cũng không hại.
tất cả các
(+O) VD: Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ, cá ép bám vào
sv
rùa biển nhờ đó cá được đưa đi xa,…
Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, nơi ở và các điểu
Một bên (--) kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
triển của nhau.
VD: Trên một cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển  năng suất
lúa giảm,…
- Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh
có lợi, dưỡng, máu,… từ sinh vật đó.
bên kia Kí sinh, nửa - Kí sinh hoàn toàn: Không có khả năng tự dưỡng.
bị hại kí sinh VD: Giun đũa kí sinh trong ruột non của người,…
hoặc cả (+-) - Nửa kí sinh: vừa lấy chất dinh dưỡng nuôi sống từ sinh vật
hai đều chủ vừa có khả năng tự dưỡng.
bất lợi VD: Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ,…
Sinh vật ăn Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn
sinh vật + ĐV ăn TV. Vd: Bò ăn cỏ
khác + ĐV ăn thịt con mồi. Vd: Hổ ăn thịt thỏ
(+-) + Thực vật bắt sâu bọ. Vd: Cây nắp ấm bắt ruồi
(Chú ý: Ngoài ra còn có quan hệ ức chế - cảm nhiễm: Một loài sv trong qtrinh sống đã vô
tình gây hại cho các loài khác (O-). Vd: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm; Cây tỏi tiết
chất gây ức chế hoạt động VSV xung quanh)
Chương 2. Hệ sinh thái
1/ Khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái và lấy ví dụ.
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong 1 khoảng không gian
nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới
VD: Rừng thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam,…
- Quần xã sinh vật:
+ Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau.
+ Cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
+ Có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau và thích nghi với môi trường sống.
 Có cấu trúc tương đối ổn định
VD: Quần xã sinh vật ở sông Hương (Gồm các quần thể: Cá chép, ốc, hến, bèo, tảo,…),…
+ Có 2 loại: Quần xã ổn định và quần xã nhất thời (Gồm các quần thể: Câu bụi, cây gỗ, cây
leo,…)
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
-Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong
hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô
sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục,…
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,…
2/ Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần thể, quần xã.
 Đặc trưng cơ bản của quần thể:
a) Tỉ lệ giới tính:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực trên cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào: Nhóm tuổi, sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và
cái.
- Ý nghĩa: tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
b) Thành phần nhóm tuổi:
* Các nhóm tuổi và ý nghĩa:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng sinh
khối, kích thước quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần
thể.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: Không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát
triển của quần thể.
* Biểu đồ tháp tuổi:
- Biểu đồ tháp tuổi là biểu đồ biễu diễn thành phần nhóm tuổi của một quần thể
- Có 3 dạng cơ bản: Dạng ổn định (B), dạng giảm sút (C), dạng phát triển (A)

Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết


Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
c) Mật độ quần thể: (Đặc trưng quan trọng nhất)
- Là số lượng hay khổi lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể biến động theo mùa, theo năm, chu kỳ sống của sinh vật, nguồn thức ăn,
nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
- Mật đồ quần thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn và những biến động bất thường của thời tiết
** QUẦN THỂ NGƯỜI:
a) Ss giữa qt người và qt sv khác:
* Giống nhau:
- Đều là sinh vật sống thành quần thể.
- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thế như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuồi, mật
độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường...
- Đều bị biến động số lượng theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất.
- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.
* Khác nhau:
- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có
như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....

 Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh
các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên:
 Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất
là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không
gay gắt so với các quần thố sinh vật khác.
 Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm
mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm
được
b) Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người:
- Sự phân chia nhóm tuổi: Có 3 nhóm
 Nhóm tuổi trước ss: Từ sơ sinh đến dưới 15t
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
 Nhóm tuổi ss và lđ: 15-64t
 Nhóm tuổi hết khả năng lđ nặng nhọc: Từ 65 tuổi trở lên
- Hình tháp tuổi: Thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước
 Tháp ds trẻ
 Tháp ds ổn định
 Tháp ds già

 Đặc trưng cơ bản của quần xã:


Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện
Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Số lượng các
Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
loài trong
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa
quần xã Độ thường gặp
điểm quan sát
Thành phần Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số
trong quần xã lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động
Loài ưu thế của chúng tác động lớn tới các loài khác và tới mt
Vd: Quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu
thế
Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hắn các
loài khác trong quần xã

Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết


Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
Vd: Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, cây tràm của
quần xã rừng U Minh
3/ Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và lấy ví dụ. Viết chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
(cho sẵn các loài).
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài
trong chuỗi thức ăn là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh
vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Các thành phần trong một chuỗi thức ăn điển hình:
 Sinh vật sản xuất
 Sinh vật tiêu thụ (Bậc 1,2,3,…)
 Sinh vật phân giải
VD: Thực vật  Hươu  Hổ  vi sinh vật
- Lưới thức ăn: Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích chung của nhiều chuỗi
thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn
VD: Cây cỏ  Chuột  Rắn  Vi sinh vật

Sâu ăn lá Cầy

BÀI TẬP: 26 bài


Chương 1. Sinh vật và môi trường
1/ Khái niệm nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái.
CÂU 1: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh
thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm
không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô,
sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm
nhân tố sinh thái (1/121 sgk)
CÂU 2: Hãy sắp xếp các NTST sau đây theo từng nhóm NTST sao cho phù hợp: Khí hậu,
cạnh tranh, kí sinh, thổ nhưỡng, lượng mưa, chăn nuôi, khai thác, nước biển, trồng trọt,
cộng sinh, lai giống, hội sinh
CÂU 3: Cho các sv sau: Trâu, cá, ốc, dế chũi, ve, sán lá gan, giun đất, giun đũa, chim
a) Hãy cho biết mt sống của các loài sv trên
b) Có những NTST nào tđ đến con trâu?
CÂU 4: Cho các loài sau: Dê, gà, trâu, cá, ốc, giun đất, giun đũa, dễ chũi, sán lá gan
a) Hãy cho biết môi trường sống của các loài đó
b) Có những NTST nào tác động tới con dê?
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
CÂU 5: Cho biết loài nào sau có GHST rộng nhất, hẹp nhất?
Loài Giới hạn dưới (oC) Giới hạn trên (oC)
Một loài thân mềm +1 +60
Cá Rô Phi +5 +42
Một loài giáp xác +45 +48
Một loài cá sống ở NC -2 +2
CÂU 6: 1 loài chịu đựng đc dao động nhiệt độ kk từ +5 C đến 50 oC, phát triển tốt nhất ở
o

+35 oC. Vẽ sơ đồ giới hạn chịu đựng về nhiệt đọ của loài này
Câu 6: GHST về nhiệt đọo của cá Rô Phi từ giới hạn dưới - điểm cực thuận - giới hạn trên
là 5,6 oC, 30 oC, 42 oC, còn ở cá Chép các mức nhiệt độ tương ứng 2 oC, 28 oC, 44 oC
a) Vẽ sơ đồ giới hạn về nhiệt độ của 2 loài này (Chung trong 1 sơ đồ)
b) Nhận xét loài nào thích nghi vs mt hơn, phân bố rộng hơn?

2/ Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sinh vật. Giải thích các hiện tượng
thực tế về ảnh hưởng nhiệt độ, ánh sáng đến sinh vật.
CÂU 1: Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
(3/125 sgk)
CÂU 2: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân
tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi. Em hãy cho biết
những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó (3/121 sgk)
CÂU 3: Vì sao cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu hoặc lan roongj?
CÂU 4: Vì sao cây mọc trong rừng rậm hay trong thung lũng thân thường vươn cao, các
cành tập trung ở ngọn?
CÂU 5: Vì sao ở những nơi trên đồi trống lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài?

3/ Trình bày các mối quan hệ cùng loài, khác loài, lấy ví dụ. Xác định các mối quan hệ
giữa các sinh vật và vận dụng trong chăn nuôi, trồng trọt để tránh sự cạnh tranh.
CÂU 1: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo đúng từng mqh sinh thái
a) Sán lá gan sống trong gan trâu và bò
b) Cáo đuổi bắt gà
c) Chấy, rận bám vào da ng
d) Sóc và chuột tranh nhau nguồn thức ăn hạt
e) Địa y bám vào thân cây
f) Các con ong cùng đi lấy mật hoa
g) Một số loài sâu bọ sống tỏng tổ kiến, tổ mói
h) Đàn lợn rừng cùng đi tìm mồi
i) Hải quỳ bám vào vỏ của tôm quý cư
j) Các con chim sẻ tranh nhau các hạt thóc
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
k) Đại bàng bắt rắn
CÂU 2: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật (tự tỉa cành, tự tỉa thưa)
là mqh j? Trong đk nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? (2/134 sgk)
CÂU 3: Hãy sắp xếp các hiên tượng sau đây vào các mqh sinh thái cho phù hợp
a) Chim ăn sâu
b) Dây tơ hồng bám trên bụi cây
c) Vk cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu
d) Giun kí sinh trong ruột của ĐV và người
e) Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối
f) Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
g) Hiện tượng liền rễ ở các cây thông
h) Địa y
i) Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm
j) Cáo ăn thỏ
Chương 2. Hệ sinh thái
1/ Khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái và lấy ví dụ.
CÂU 1: Hãy sắp xếp các tập hợp sinh vật dưới đây vào đúng vs câu trúc của chúng (quần
thể, quần xã sv):
a) Các con cá chép trong 1 hồ nc
b) Các con hổ trong vườn quốc gia BM
c) Cấc cây thông trong 1 rừng thông
d) Các con chim tỏng 1 khu rừng
e) Các con thú trong rừng nhiệt đới
f) Các cây bụi trên một khu đồi
g) Các con cá trong 1 hồ nc tự nhiên
h) Các loài đv ăn cỏ trên cánh đồng cỏ
i) Các con chim cc trên bờ biển NC
CÂU 2: nt
a) Các cá thể tôm, cá sống trong hồ
b) Các cá thể chó sói lửa vùng núi Langbiang

Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết


Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
c) Các con chó nuôi trong nhà
d) Các cá thể voọc quần đùi trắng vùng Đông Trường Sơn
e) Cánh đồng cỏ vùng cao nguyên
f) Chim nuôi trong vườn bách thú
g) Các bầy thú ăn thịt trong rừng rậm Châu Phi
2/ Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần thể, quần xã.
CÂU 1: Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên
giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì? (2/142 sgk)

CÂU 2: Xđịnh độ thường gặp mỗi loài của khu vực này
Loài Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Địa điểm 4 Địa điểm 5
Gà rừng 8 6 5 0 7
Cáo 3 0 0 0 0
Thỏ 4 3 0 0 0

3/ Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và lấy ví dụ. Viết chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
(cho sẵn các loài).
CÂU 1: Cho các loài cỏ, rắn, đại bangf, chuột. Hãy viết chuỗi thức ăn
CÂU 2: Quan sát một cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây
bưởi, nhện giăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện. Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi
thức ăn trên
CÂU 3: Hãy viết tiếp mắt xích cho phù hợp vào chỗ có (?) để hoàn thành chuỗi thức ăn
sau:
a) Cỏ  thú ăn cỏ  ?  trùng roi Deptomonas
b) Cây thông  rệp cây  ?  ?  chim ăn sâu
c) Tảo  đv nổi   sv phân huỷ
CÂU 4: Giả sử một quần xã có các sinh vật sau : cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật,
cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có
trong quần xã đó.
CÂU 5: Trong 1 hệ sinh thái gồm các sinh vật: thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại

Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết


Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân hủy. Hãy thành lập lưới thức ăn và viết tên các sv
tiêu thụ b2 của lưới thức ăn
CÂU 6: Một hệ sinh thái rừng có các sv sau: VSV, nai, hổ, cỏ, thỏ, cáo, chuột, cú
a) Sắp xếp các thành phần sinh vật có trong hệ sinh thái
b) Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của hệ sinh thái
c) Xđ bậc dd
CÂU 7: Cho 1 quần xã sv gồm các quần thể sau: Cào cào, ếch, cỏ, thỏ, rắn, chuột, đại
bàng, vsv
a) Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên
b) Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã thì những quần thể nào bị ảnh hưởng trực tiếp và
biến động ntn?
CÂU 8: Cho các chuỗi thức ăn sau:
1 . thực vật → thỏ → mèo rừng → vi sinh vật.
2. Thực vật →thỏ → cú → vi sinh vật.
3. Thực vật → gà →cú → vi sinh vật.
4. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật.
5. Thực vật → sâu hại thực vật → gà → cú → vi sinh vật.
6. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rẳn → cú → vi sinh vật.
a) Xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho.
b) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn. c. Sắp xếp các sinh vật trên theo từng thành
phần của hệ sinh thái. (sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ cấp 1, 2, 3; sinh vật phân
hủy).

MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT NÂNG CAO


1. Trong thực tiễn sản xuất cần lmj để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sv làm
giảm năng suất vâjt nuôi và cây trồng
 Vs thực vật:
- Vs cây trồng: trồng vs mật độ hợp lí
- Áp dụng kĩ thuật tỉa thưa khi cần thiết
- Làm cỏ, bón phân, tưới nước
 Vs vật nuôi
- Chăn thả vs mật độ hợp lí
- Tách đàn khi cần thiết
- Vệ sinh chuồng trại, thức ăn đầy đủ
2. Nêu điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
Quần xã sv Quần thể sv
- Nhiều loài: Gồm nhiều quần thể - Một loài gồm nhièu cá thể cùng
khác loài loài
- Qh khác loài: Mqh giữa các quần
thể qh khác loài, chủ yếu là qh dinh - Qh cùng loài: Mqh giữa các cá thể
dưỡng là qh cùng loài, chủ yếu là qh ss và
- Độ đa dạng cao di truyền
- Đv cấu trúc: Quần thể - Độ đa dạng thấp
- Cơ chế đảm bảo cân bằng sinh học - Đơn vị cấu trúc: Cá thể
(CBQX): Khống chế sinh học - Cơ chế đảm bảo cân bằng sinh học
(CBQX): Cơ chế điều hoà mật độ
quần thể

3. Phân biệt tv ưa sáng và tv ưa bóng


Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng
Khái niệm Bao gồm những cây sống Bao gồm những cây sống
nơi quang đãng nơi có AS yếu, AS tán xạ
như sống dưới tán cây khác,
được đặt trong nhà
Đặc điểm phiến lá Phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh Phiến lá lớn, màu xanh thẵm
nhạt
Đặc điểm lá - Lá nhỏ nhưng dày, có - Lá to, mỏng, có mô
tầng cutin dày, mô giậu kém phát triển
giậu phát triển
- Phát triển ngang - Phát triển nghiêng
- Thường mọc phía trên - Thường mọc phía
dứoi
Đặc điểm thân cây Thân cây thấp, số cành Chiều cao thân cây bị hạn
nhiều (khi mọc riêng rẽ) chế
hoặc thân cao, thẳng, cành
tập trung ở ngọn (khi mọc
Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết
Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc
trong rừng)
Khả năng quang hợp Khả năng quang hơpj cao Khả năng quang hợp yếu
khi ánh sáng mạnh khi AS mạnh, cây có khả
năng quang hợp khi AS yếu
Sự điều tiết thoát hơi nước Điều tiết thoát hơi nước linh Điều tiết thoát hơi nc kém
hoạt

4. Các đặc điểm thích nghi của một số thực vật:


- Cây xương rồng: mọng nước, lá biến thành gai: để hạn chế sự thoát hơi nước cho cây.
- Cây đước: có rễ chống: giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở các vùng
ven biển.
- Cây súng: lá có hình tròn, phiến lá lớn: giúp cây nổi trên mặt nước, nhận được nhiều ánh
sáng.
- Cây rong đuôi chó: lá dài, mảnh, phiến lá nhỏ: làm giảm sức cản của nước.
5. Vì sao mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất của quânf thể sv?
Mđ quần thể là:
- Là số lượng hay khổi lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể biến động theo mùa, theo năm, chu kỳ sống của sinh vật, nguồn thức ăn,
nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
- Mật đồ quần thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn và những biến động bất thường của thời tiết
 Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh
sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể

---HẾT---

Nguyễn Ngọc Uyên Châu 96 – Lý thuyết


Lê Nguyễn Ý Nhi 96 - Chsua lt + bt + ltnc

You might also like