You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II MÔN SINH HỌC 9

I. Ứng dụng di truyền học


1. Nêu khái niệm, Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? Chỉ ra được phép lai
nào (P chứa 3 cặp gen) mà F1 biểu hiện ưu thế lai rõ nhất? Nguyên nhân của hiện tượng
ưu thế lai? Tại sao con lai F1không làm giống? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng
thoái hóa ở thực vật do tự thụ phấn hoặc động vật do giao phối gần

-Khái niệm: là hiện tượng thế hệ con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát
triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố
mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

-Nguyên nhân: +Ưu thế lai được tạo ra từ hai dòng thuần chủng khác nhau nên có kiểu gen dị
hợp, tập trung được tất cả các gen trội có lợi của bố mẹ trong cùng một cơ thể
+ Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc,
AabbCC, AABBcc. Nhận thấy các thể dị hợp có biểu hiện vượt trội về năng suất và chất lượng
so với các thể đồng hợp trội tương ứng.
+ Sự tác động bổ trợ giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut mở rộng phạm vi biểu
hiện của tính trạng
-Chỉ ra được phép lai nào (P chứa 3 cặp gen) mà F1 biểu hiện ưu thế lai rõ nhất
- Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai
F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có
hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế
hệ tiếp theo.
- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa ở thực vật do tự thụ phấn hoặc động vật do giao phối
gần là: Tự thụ phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì sau mỗi thế hệ
tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tăng lên đồng thời tạo ra cặp gen lặn
đồng hợp gây hại dẫn đến hiện tượng thoái hóa

2. Nêu khái niệm công nghệ tế bào ? công nghệ gen. Nêu các công đoạn thiết yếu của công
nghệ tế bào ? Các khâu chủ yếu của kỹ thuật gen? Nêu các ứng dụng của công nghệ gen,
công nghệ tế bào

-Khái niệm công nghệ tế bào: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy
tế nào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh

-Khái niệm công nghệ gen: Công nghệ gen là ngành kỹ thuật ứng dụng quy trình kỹ thuật gen
-Các công đoạn thiết yếu của công nghê tế bào là: 3 khâu (Công đoạn)
+ Tách tế bào hoặc mô non từ cơ thể gốc
+ Nuôi cấy tế bào (mô non) ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
-Các khâu chủ yếu của kĩ thuật gen: Kỹ thuật gen gồm ba khâu:
+ Khâu 1 : Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi
khuẩn hoặc virut.
+ Khâu 2 : Tạo ADN tái tổ hợp (còn được gọi là “ADN lai”). ADN của tế bào cho và phân từ
ADN làm thê truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép
đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối.
+ Khâu 3 : Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu
hiện..
-Ứng dụng của công nghệ gen: * Tạo ra các chủng VSV mới:
+ Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản
phẩm sinh học cần thiết (aa, prôtêin, kháng sinh, hoocmon...) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
VD: Dùng E. Coli và nấm men cấy gen mã hoá, sản xuất kháng sinh và HM insulin.
* Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
+Bằng kĩ thuật gen, người ta đưa nhiều gen quy định đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm
lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh .... vào cây trồng.
VD: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta carooten (tiền vitamin A) vào tế bào cây
lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A.
* Tạo động vật biến đổi gen:
+Ứng dụng kĩ thuật gen chuyển gen vào động vật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo
ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống con người.
+ Chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế
-Ứng dụng công nghệ tế bào:
* Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:
- Quy trình nhân giống vô tính:
+ Tách mô phân sinh rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo
thành các mô sẹo
+ Mô sẹo được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc và có hooc môn sinh
trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hóa thành mô hoặc cây non.
+Chuyển cây con sang trồng trong các bầu đất trong các vườn ươm.
+Cây con chuyển trồng ngoài đồng ruộng.
- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, nía, hoa phong lan, lát hoa... cây gỗ quý...theo quy
trình 4 bước của nhân giống vô tính trong ống nghiệm( Nêu ở câu 3-a)
* Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
+ Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
+ Quy trình: Gây đột biến lên tế bào soma, nuôi cấy tế bào để tạo các dòng biến dị; chọn dòng
biến dị phù hợp rồi đem nhân giống
* Nhân bản vô tính động vật
Thành tự nổi bật: Cừu Đôli
- Lấy trứng của con cừu cho trứng (cừu đen) ra khỏi cơ thể
- Loại bỏ nhân của tế bào trứng
- Lấy nhân của tế bào tuyến vú của con cừu cho nhân (cừu trắng)
- Tiêm nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân
- Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm để phát triển thành phôi
- Cấy phôi vào tử cung của con cừu cho trứng (cừu đen)
3,Một loài có kiểu gen 100% Aa. Tính tỉ lệ KG sau một số thế hệ tự thụ phấn hoặc ngược lại
tính số lần thụ phấn khi biết tỷ lệ KG của quần thể sau n thế hệ

-tỉ lệ kiểu gen sau một số thế hệ ttp:

Aa=100%

Aa=(1/2)^n

AA=aa=1-(1/20)^n/2

N là số lần ttp

Tỉ lệ kiểu gen sau một số thế hệ tự thụ phấn là:

=
n
1−1/2
AA= aa = 2
Aa =

II. Sinh vật và môi trường


1. Nêu loại môi trường, các nhân tố sinh thái? Các nhân tố vô sinh, hữu sinh tác động tới
sinh vật?

-Các loại môi trường: Có 2 loại,bao gồm

A, Môi trường tự nhiên :

+Môi trường cạn: đất – không khí


+Môi trường nước
+Môi trường trong đất
+Môi trường sinh vật: cơ thể sinh vật cũng là nơi sinh sống của sinh vật khác.
B,Môi trường nhân tạo: do con người tạo ra, chứa đầy đủ các yếu tố lí – hóa – sinh đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

-Các nhân tố sinh thái bao gồm

A:nhân tố vô sinh như:ánh sáng,nhiệt độ,nước,không khí,....

B:nhân tố hữu sinh có 2 loại

+nhân tố con người như:người bón phân,người tưới nướ,người trồng cây,...

+nhân tố các sinh vật khác như;vi khuẩn,giun, sán,...

-Các nhân tố vô sinh,hữu sinh tác động đến sinh vật là:

+nhân tố vô sinh:

a,- Ảnh hưởng của ánh sáng đối với đời sống sinh vật(đông và thực vật)

+Đối với thực vật, ánh sáng cực kì cần thiết cho thực vật thực hiện hoạt động quang hợp nên
thực vật luôn cần ánh sáng và luôn có tính hướng sáng. Mặc dầu luôn hướng sáng nhưng không
phải lúc nào thực vật cũng sống trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.

+Đối với động vật,ánh sáng điều kiện cho động vật nhận biết được vât và định hướng trong
không gian; ánh sáng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và sinh sản của động vật: Cường độ và thời
gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật
b, Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật: Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh
trưởng, phát triển, sinh sản phân bố của các cá thể, quần thể, quần xã sinh vật. Mỗi loài sinh vật
chỉ tồn tại được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.

-Đối với thực vật: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hình thái, giải phẫu thực vật và ảnh hưởng tới hoạt
động sinh lí của thực vật

-Đối với động vật:Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái động vật;ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của
động vật;ảnh hưởng tới sự sinh sản của động vật; nhiệt độ ảnh hửởng tới tập tính sinh hoạt của
động vật.

c,ảnh hưởng của độ ẩm đới với đời sống sinh vật : Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến
sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi
trường ẩm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại,
cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ở hoang mạc, vùng núi đá..

2. Nêu các mối quan hệ cùng loài, khác loài

A,Quan hệ cùng loài:

Các sinh vật cùng loài có xu hướng sống cùng nhau thành một nhóm. Do đó sẽ hình thành hai
dạng quan hệ chủ yếu liên quan đến dinh dưỡng và sinh sản:

- Quan hệ hợp tác tương trợ:

+ Ở thực vật, các cây sống cùng nhau sẽ cùng tránh được tác động của ngoại lực nên đa số cây
thân thẳng, ngoài ra có nhiều cây có hiện tượng liền rễ, nên khi một cây bị cưa ngang gốc vẫn có
khả năng sống sót do dòng chất dinh dưỡng được cung cấp từ các cây bên cạnh.

+ Ở động vật, sự hợp tác tương trợ thấy rõ hơn qua việc cùng tìm nguồn sống, cùng hợp sức
chống lại kẻ thù, dựa vào nhau tránh tác động của điều kiện bất lợi

- Quan hệ cạnh tranh: trong những thời điểm đặc biệt như vào mùa sinh sản hay khi nguồn sống
khan hiếm thì giữa các cá thể trong đàn có sự cạnh tranh lẫn nhau, sự cạnh tranh đạt đến mức gay
gắt khi nguồn sống trở nên cực kì khan hiếm.

+ Đối với thực vật có hiện tượng tỉa thưa tự nhiên.

+ Đối với động vật có hiện tượng tỉa đàn hoặc tách đàn tự nhiên.

B,quan hệ khác loài

Giữa các sinh vật khác loài, khi cùng sống trong một sinh cảnh thường có hai dạng quan hệ chủ
yếu là hỗ trợ hoặc đối địch.
Cộng sinh Là mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa các loài
sinh vật

Hội sinh Là sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật,trong đó một bên
HỖ
có thể có lợi còn một bên không có lợi cũng không
TRỢ
có hại

Cạnh tranh các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn,nơi ở
và các điều kiện sống khác của môi trường.Các loài
kìm hãm sự phát triển của nhau

Sinh vật ăn sinh vật khác Còn gọi là quan hệ con mồi – vật dữ, sinh vật này bị
ĐỐI sinh vật khác sử dụng làm thức ăn. Con mồi đông,
ĐỊCH kích thước nhỏ; vật dữ có kích thước lớn, số lượng ít

Gồm các trường hợp:ĐV ăn TV,ĐV ăn thịt con


mồi,TV bắt sâu bọ,...

Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sử dụng dịch cơ thể của sinh vật khác làm
thức ăn, có thể sống trên cơ thể của vật chủ, có thể
không. Vật chủ có kích thước thường lớn hơn hẳn
còn vật kí sinh có kích thước nhỏ, số lượng đông.

3. Lấy ví dụ về các động vật: ưa tối? ưu sáng? hằng nhiệt? biến nhiệt?

+ động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày. VD: chim sẻ, bướm, sư tử,
chuồn chuồn,…
+ động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở
vùng nước sâu như đáy biển. VD: ốc sên, rết, dơi, đom đóm…

+Động vật biến nhiệt : là những loài có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi
trường.VD:cá,ếch,răn
+Động vật hằng nhiệt: là những loài có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi
trường.VD:chim,voi,gấu Băc Cực,chó

III,Hệ Sinh Thái


1. Khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái? chuỗi, lưới thức ăn?
-Khái niệm quần thể:quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài,sinh sống trong
một khoảng không gian nhất định,ở 1 thời điểm nhất định.Những cá thể trong quần thể có
khả năng sinh sản tạo thành những các thể mới
-khái niểm quần xã sinh vật:quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các
loài khác nhau,cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật
thiết,gắn bó với nhau
-hệ sinh thái là:hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.Hệ
sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
-chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi loài
trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước,vừa là sinh vật bị mắt xích
sau tiêu thụ
-lưới thức ăn:là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung trong một hệ sinh thái
2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể, dấu hiệu điển hình của quần xã ,xác định được đặc
trưng của quần thể hoặc quần xã

*Đặc trung cơ bản của quần thể: a. Tỉ lệ giới tính:

- Khái niệm:là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái

- Đặc điểm: không phải là hằng số mà luôn biến động theo mùa sinh sản, theo mức tử vong
không đồng đều ở hai giới và theo độ tuổi trong quần thể.

- Ý nghĩa: mỗi loài sinh vật có một tỉ lệ giới tính đặc trưng cho loài đó, nó cho thấy tiềm năng
sinh sản của quần thể.

b. Thành phần nhóm tuổi:

Mỗi quần thể đều có ba nhóm tuổi chính:

- Tuổi trước sinh sản: gồm các cá thể còn non, chưa có khả năng sinh sản, khi chúng lớn lên
làm cho quần thể tăng trưởng về kích thước và khối lượng.
- Tuổi sinh sản: gồm các cá thể có khả năng sinh sản, quyết định sự tăng trưởng về kích
thước và khối lượng của quần thể.
- Tuổi sau sinh sản: gồm các cá thể không còn khả năng sinh sản, nhưng có nhiều kinh
nghiệm sống có thể truyền đạt cho các thế hệ khác.
c. Mật độ quần thể:
- Định nghĩa:là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích

- Đặc điểm: Mật độ quần thể biến động có tính chu kì, luôn dao động quanh vị trí cân bằng phù
hợp với sự cung cấp nguồn sống của môi trường; có thể thay đổi trong mùa sinh sản và có khi
biến động đột ngột do môi trường có những biến động mạnh và đột ngột như thiên tai, động đất,
núi lửa…

*dấu hiệu điển hình của quần xã : - Độ đa dạng càng cao thì độ nhiều càng thấp và ngược lại.

- Độ thường gặp:

. < 25%: loài hiếm gặp

. 25% đến 50%: loài ngẫu nhiên

. > 50%: loài thường gặp.

- Có khi loài ưu thế chính là loài đặc trưng còn loài đặc trưng chưa hẳn là loài ưu thế.

*đặc trưng của quần xã:


a,đặc trưng về thành phần loài
-đặc trưng của thành phần loài thể hiện qua số lượng loài trong quần xã,số lượng cá thể của mỗi
loài,các loài đặc trưng và ưu thế lai
+số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài :thể hiện ở mức độ đa dạng của quần xã, sự biến
động,ổn định hay suy thoái của quần xã.Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng
cá thể mỗi loài cao
+loài ưu thế và loài đặc trưng:loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do
chúng có số lượng cá thể lớn và hoạt động của chúng mạnh mẽ trong quần xã.Loài đặc trung là
loài chỉ có một quần xã nào đó hoặc là loài có nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan
trọng trong quần xã so với các loài khác
b,đặc trưng về phân bố cá thể:Các cá thể phân bố trong quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của
từng loài.Về một mặt nào đó,các cá thể phân bố có xu hướng giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa
các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
c,đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng:Quần xã sinh vật gồm có sinh vật dị dưỡng và sinh vật tự
dưỡng
+sinh vật dị dưỡng:là sinh vật tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn.Sinh vật thuộc nhóm
này chủ yếu là động vật được chia thành các nhóm động vật ăn mùn bã,ăn thịt,ăn cỏ,ăn tạp và các
vsv có chức năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
+sinh vật tự dưỡng:là sinh vạt tự tổng hợp chất hữu cơ thành chất vô cơ.Nhóm sinh vật này chủ
yếu là cây xanh và các loài vi khuẩn hóa tổng hợp hoặc quang tổng hợp.Các sinh vật tự dưỡng
tạo ra nguồn hữu cơ sơ cấp cho quần xã
3. Xác định được QTSV, QXSV từ một nhóm sinh vật.? Phân biệt quần thể và quần xã sinh
vật

-Quần thể sinh vật:VD:+Đàn chó săn sống trong rừng

+Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam

-Quần xã sinh vật:VD:+quần xã trong ao cá:gồm các loài vsv,đv,tv

+quần xã rừng ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy

* Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật.

Dấu hiệu Quần thể Quần xã

Định nghĩa quần thể sinh vật là tập hợp quần xã sinh vật là tập hợp nhiều
những cá thể cùng loài,sinh quần thể sinh vật thuộc các loài
sống trong một khoảng không khác nhau,cùng sống trong một
gian nhất định,ở 1 thời điểm không gian xác định và chúng có
nhất định.Những cá thể trong mối quan hệ mật thiết,gắn bó với
quần thể có khả năng sinh sản nhau
tạo thành những các thể mới
.

Cấu trúc:

- Đơn vị cấu trúc - Cá thể - Quần thể


- Số lượng loài - Một loài - Nhiều loài
- Mối quan hệ giữa - Sinh sản và di truyền - Dinh dưỡng, nơi ở
các đơn vị cấu trúc

Chức năng:

- Trao đổi chất và - Là hệ mở (trao đổi chất - Là hệ mở ( TĐC và truyền


năng lượng. và năng lượng với môi năng lượng giữa các quần thể
trường). trong nội bộ quần xã và giữa
quần xã với môi trường).
- Sinh trưởng, phát -Sinh trưởng của quần thể gắn -Sinh trưởng của quần xã thông qua
triển và sinh sản. liền với sự sinh trưởng và sinh sự sinh trưởng của các quần thể.
sản của cá thể.
-Cảm ứng và thích -Khả năng tự điều chỉnh thấp -Khả năng tự điều chỉnh cao, ngoài
nghi hơn, thông qua các cơ chế tự cơ chế tự điều hòa mật độ của mỗi
điều hòa mật độ quần thể còn là quan hệ khống chế
sinh học giữa các loài trong quần xã

4. Cho một số loài trong quần xã , Vẽ lưới thức ăn? Xác định bậc dinh dưỡng của một số
loài trong lưới thức ăn và mắt xích chung của lưới thức ăn.

You might also like