You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN SINH: 9
(Tham khảo)

Chương VI: Ứng dụng di truyền học


1. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? -> là sự tập trung của các gen trội có lợi
ở cơ thể lai F1.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi, cây trồng:
-> Ở vật nuôi: lai kinh tế.
-> Ở cây trồng: chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng.
3.Ở cây trồng, biện pháp nào được dùng để duy trì ưu thế lai?
-> Dùng phương pháp giâm, chiết, ghép cành,…
4. Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
-> Từ F2 trở đi, tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp lặn tăng làm ưu thế lai giảm (vì gen
lặn thường có hại)
5.Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở? -> F1
6. Trong chăn nuôi, phương pháp chủ yếu nào được dùng để tạo ưu thế lai?
-> Lai kinh tế

PHẦN II SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG


Chương I: Sinh vật với môi trường
1. Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:
+ Vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
+ Hữu sinh: động vật, thực vật, con người,…
Phần hiểu biết:
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm nhân tố sinh thái con người
+ Nhóm nhân tố các sinh vật khác.
- vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên
cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên
nhiên.
2. Cây hoa cúc sống trong vườn nhà, chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái
nào?
- Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:
+ Vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
+ Hữu sinh: động vật, thực vật, con người,…
3. Xem các ví dụ sgk trang 132.

CHỦ ĐỀ: QUẦN THỂ SINH VẬT


1. Thế nào là một quần thể sinh vật?
-> Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không
gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế
hệ mới.
2. Thế nào là một quần xã sinh vật?
-> Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó
với nhau.
3. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
- Thành phần nhóm tuổi, quần thể gồm có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩ
sinh thái khác nhau. Thường phân thành 3 nhóm:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản.
+ Nhóm tuổi sinh sản.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản.
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích
hay thể tích.
4. Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua các chỉ số nào?
- Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua các chỉ số: Độ đa dạng, độ nhiều,
độ thường gặp.
5. Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định ? 
- Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định: Loài ưu thế, loài đặc
trưng
6. Vẽ được sơ đồ chuỗi thức ăn. Xác định các thành phần trong chuỗi thức ăn.
Vd: Giả sử có các sinh vật sau: vi khuẩn, cỏ, ếch, châu chấu. Viết một chuỗi thức ăn
và xác định các thành phần như: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
7. Vẽ được 1 lưới thức ăn.
Vd: Một hệ sinh thái đồng cỏ có các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, hươu, gà, cáo, sư tử
cỏ, thỏ. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã đó.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
8. Giải thích sự cân bằng sinh học trong quần xã sinh vật ?
-> Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất
định, phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học.

CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


1. Những tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã
hội:
-Thời kì nguyên thủy hoạt động chủ yếu của con người là: Săn bắt, hái lượm
- Xã hội nông nghiệp: Chặt phá rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc.
- Xã hội công nghiệp: Cơ giới hóa nông nghiệp, khai thác khoáng sản. phát triển nhiều
khu dân cư.
2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm do chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Ô nhiễm do chất phóng xạ
- Ô nhiễm do chất thải rắn
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
3. Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường?
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương:
+ Khói, nước bẩn thải từ nhà máy, khu công nghiệp.
+ Chất thải sinh hoạt.
+ Chất thải của các phương tiện tham gia giao thông.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách, vứt vỏ đựng thuốc trừ sâu ra
môi trường.
4. Tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người.
- Tác hại:
+ Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người như
sốt rét, tả, lị,..
+ Gây bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh,ung thư,..
+ Gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới đường hô hấp
+ Gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người,…
5. Hãy đề ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
+ Xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh.
+ Không vứt rác bừa bãi, xử lí các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp trước
khi thải ra môi trường.
+ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Sử dụng các năng lượng mới không gây ra ô nhiễm môi trường như năng lượng gió,
mặt trời.
+ Giáo dục tuyên truyền mọi người nâng cao hiểu biết và ý thức về phòng chống ô
nhiễm môi trường.
--------------------------------

You might also like