You are on page 1of 9

1.

Phân bón vô cơ đa lượng


Phân đạm Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO
Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm
thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành,
ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng
năng suất cây.
Phân lân Ca(H2PO4)2
Có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích sự phát triển của rễ,
làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh,
nảy chồi. Thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét,
chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại
Phân kali
Cung cấp dinh dưỡng K cho cây. Tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét và
chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng phẩm chất nông
sản.
Phân clorua kali: kali clorua KCl
Có dạng bột màu hồng hoặc xám đục, xám trắng, kết tinh thành hạt nhỏ, chứa
50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn. Đây là loại phân chua sinh lý, có độ
rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều vùng đất trừ đất
mặn.

Phân sunphat kali: sunphat kali k2so4


Có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước, ít vón cục. Chứa 45-
50% K nguyên chất, 18% S. Là loại phân chua sinh lý. Nhưng thích hợp với
nhiều loại cây trồng.

Một số loại phân kali khác:


Phân kali – magie sunphat: được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc
màu.
Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K2O,
thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.
Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt,
chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.
2.Phân bón vô cơ trung và vi lượng
Phân trung lượng:
Thông thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết hợp
vào các loại phân đa lượng. Có một số loại phân trung lượng sau: Phân lưu
huỳnh, phân canxi, phân magie.

Phân vi lượng
Gồm phân Bo, phân đồng phân mangan, phân Molipden, phân kẽm, phân sắt,
phân Coban
3.Phân bón lá
Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng
hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.
Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần
lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và
vi lượng ở dạng hòa tan trong nước
4.Phân bón hữu cơ
Gồm các loại sau phân chuồng, phân rác, phân xanh.
5.Phân bón vi sinh
Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn,
nấm, xạ khuẩn. Gồm một số loại sau: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh
vật hòa tan lân, phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.
6.Các loại phân bón hữu cơ khác
Phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học
sông Gianh…
Phân tro, phân dơi.
Ở mỗi giai đoạn phát triển cây trồng cần những loại phân bón khác nhau. Tuy
nhiên trong quá trình canh tác mà bà con không điều chỉnh pH trước khi bón
phân thì việc bón phân sẽ không mang lại hiệu quả.
4 điều cần nhớ khi sử dụng phân bón hóa học

1. Lựa chọn loại phân bón phù hợp


Trên thực tế, có khá là nhiều các loại phân bón để bà con lựa chọn và sử dụng.
Tuy nhiên với từng loại cây, với từng loại đất, thì việc lựa loại phân bón phù
hợp và vô cùng cần thiết.
Lựa chọn loại phân bón phù hợp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất cây trồng. Việc lựa chọn sai đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra rất
nhiều tác động xấu. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tốt, sẽ phát huy được tối đa hiệu
quả giúp cây trồng có thể đạt năng suất tốt nhất.
2. Bón phân hóa học đúng thời điểm và đúng liều lượng
Một yếu tố cũng đáng quan tâm, chính là bón phân đúng thời điểm. Với từng
loại cây khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác
nhau. Việc bón phân đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả của loại phân đã
chọn.
Ngoài ra, nên bón phân vừa đủ, theo đúng hướng dẫn cũng vô cùng quan trọng.
Việc bón quá thừa sẽ gây lãng phí, làm cây bị bội thực, có thể làm cây chết nhất
là bón phân vi lượng. Còn khi bón quá ít, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng.
3. Diệt trừ sâu trước khi bón
Để phân bón hóa học phát huy được tối đa và đạt được hiệu quả tốt nhất, bà con
cần phải diệt trừ sâu bệnh trước khi bón. Ngoài ra, cũng cần phải cân nhắc đến
yếu tố thời tiết. Nên bón phân vào những ngày nắng vừa phải để tránh hiện
tượng mưa trôi phân gây lãng phí.

4. Bón phân hóa học cân đối


Thuốc bao vệ thực vật là tên chỉ chung cho các sản phẩm hóa chất được sử dụng
trong nôn, làm nghiệp nhằm mục đích phòng trừ, ngăn ngừa và tiêu diệt các đối
tượng gây hại cho cây trong, cho nóng lâm sàn hoặc để điều hòa, kích thích sinh
trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho tới kho bảo quân.

Tại Việt Nam, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc
BVTV được phép sử dụng. Trên thế giới, người là đang từ bỏ việc sử dụng
thuốc bao vệ thực vật chuyển sang canh tác hữu cơ để bắc về môi trường và sức
khỏe con người
1. Thuốc trừ sâu
- Nhóm thuốc thảo mộc: chất nicotin (trong thuốc lào, thuốc lá), rotenone (trong
rễ cây thuốc cá), pakyziron (trong cây củ đậu), azadirachtin (trong cây neem Ấn
Độ), artemisinin (trong cây thanh hao hoa vàng).

- Nhóm Clo hữu cơ: chứa clo (Cl) như chlorobenzen (DDT), cychlohexan
(BHC), Aldrin, Dieldrin. Nhóm này tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật,
môi trường nên đã cấm sử dụng.

- Nhóm lân hữu cơ: chứa gốc phosphor (P), có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm
sâu, nội hấp hoặc xông hơi. Độc cao hiện nay cấm sử dụng (như
monocrotophos, parathion). Các chất Methyl Parathion, Diazinon, Dimethoat,
Fenitrothion, Phosalone…ít độc hơn hiện nay còn sử dụng.

- Nhóm carbamate: như carbaryl, carbosulfan (có tính nội hấp trừ được tuyến
trùng)…

- Nhóm Pyrethroide (cúc tổng hợp): chất pyrethrin diệt sâu bằng tiếp xúc vị độc,
một số có tác dụng xua đuổi. Dễ bay hơi và phân hủy trong môi trường.

- Nhóm nicotinoide: là thuốc trừ sâu tổng hợp tác dụng tiếp xúc vị độc, nội hấp
mạnh gồm imidaclopri, dinotefuran, thiamethoxam…
- Các hợp chất pheromone: giống chất do côn trùng tiết ra, dùng để dẫn dụ…

- Chất điều hòa sinh trưởng côn trùng: gấy rối loạn sinh lý phát triển của côn
trùng.

- Nhóm thuốc sinh học: có nguồn gốc từ vi sinh, tiếp xúc và vị độc, an toàn cho
con người và môi trường.

2. Thuốc trừ nhện


3. Thuốc trừ bệnh
- Nhóm vô cơ: chứa các gốc đồng (Cu) như Bordeaux, đồng sulfate, đồng
oxychlorid, đồng hydrocid. Chứa lưu huỳnh (S) như bột lưu huỳnh và hợp chất
Calcium sulfur. Chứa thủy ngân (Hg) các hợp chất thủy ngân.

- Nhóm thuốc hữu cơ:

+ Nhóm lân hữu cơ: tương tự lân hữu cơ trừ sâu phổ biến hiện nay là
edifenphos, iprobenphos..

+ Nhóm carbamate: tương tự gốc carbamate trừ sâu tác dụng nội hấp mạnh chủ
yếu là chất benomyl, carbendazim..

+ Nhóm dithiocarbamate: có tác dụng tiếp xúc chủ yếu là các chất maneb,
zineb, mancozeb.

+ Nhóm triazole: gồm các thuốc có gốc triazole đặc tính nội hấp, phổ rộng, hiệu
lực mạnh như: hexaconazole, difenocanazole, epoxiconazole, imibenconazole,
propiconazole, triadimefon, tricyclazole.

+ Nhóm Dicarboximit: có chất captan, folpet.


+ Nhóm thuốc sinh học: là các chất kháng sinh như kasugamycin, validamycin

4. Thuốc trừ cỏ
- Nhóm vô cơ: các chất copper sulfate, sodium chlorate, calcium cyanancid,
ammonium sulfate…tác dụng cỏ lá rộng và chậm phân hủy trong môi trường.

- Nhóm hữu cơ: có nhiều nhóm hóa học


+ Nhóm acetamid: Butachlor, Metachlor, Pretilachlor…

+ Nhóm Carbamate: Benthiocarb, Molinate…

+ Nhóm lân hữu cơ: Anilofos, Glyphosate…

+ Nhóm phenoxy: 2,4 D, MCPA…

+ Nhóm Phenyl ure: Diuron, Linuron…

+ Nhóm triazin: Atrazin, Ametryn, Simazin…

5. Thuốc trừ chuột


- Nhóm thảo mộc: cây mã tiền, cây hành biển...

- Nhóm vô cơ: chất asen (thạch tín), zins phosphur… đặc tính diệt nhanh, độc
cao, dễ gây nhát bả.

- Nhóm hữu cơ: các dẫn xuất của Hydroxy coumarin như Wafarin,
Brodifacoum, flocoumafen, Bromadiolone…đặc tính chống đông máu tác dụng
chậm.
- Nhóm vi sinh chủ yếu là vi khuẩn Salmonella.

6. Chất điều hòa sinh trưởng


- Gồm các chất có tác dụng kích thích sinh trưởng như: Auxin, Gibberellin,
Cytokinin…và chất ức chế sinh trưởng như paclobutatrazol, thiure…

7. Thuốc trừ tuyến trùng


- Gồm nhiều nhóm hóa học như nhóm Halogen (chất Methyl bromit), nhóm
carbamate (carbosulfan) nhóm lân hữu cơ (prophos)

8. Thuốc trừ ốc
- Các gốc thuốc trừ ốc chính là Metaldehyde, Niclosamide, Saponin.
Quy tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Trước khi dùng thuốc: Không chọn người đi phun thuốc mắc bệnh thần kinh,
mới ốm dậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, đang trong kỳ kinh
nguyệt và trẻ em dưới 16 tuổi. Kiểm tra phòng hộ đầy đủ, bình phun, dụng cụ
pha chế thuốc, khi đảm bảo an toàn mới triển khai công việc.

- Trong khi phun thuốc: Tránh thuốc bắn vào người, quần áo (không phun thuốc
ngược chiều gió, không đùa nghịch, cấm hút thuốc ăn uống…). Khi hỏng hóc
phải đặt bình xuống đất sửa chữa cẩn thận mới được tiếp tục công việc. Đong
pha thuốc đúng chỉ dẫn, cấm ước lượng đại khái qua loa.
- Sau khi phun thuốc: Phải rửa sạch dụng cụ, bình phun bằng nước sạch. Thuốc
thừa và nước rửa bình, dụng cụ phải cho vào hố nơi an toàn. Cấm không được
rửa bình xuống ao, hồ gần nguồn nước uống

Quần áo phải được giặt sạch bằng xà phòng. Phải tắm rửa người sạch sẽ, sau đó
có thể ăn những thứ giải độc: như nước chè, nước hoa quả tươi. Người tiếp xúc
với thuốc phải được khám sức khỏe định kỳ. Nơi phun thuốc phải đảm bảo đủ
thời gian cách ly mới thu hoạch.
trong sản xuất nông nghiệp có cần sử dung phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực
vật hay không và tại sao
trong sản xuất nông nghiệp có cần sd phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật
nhưng phải sd 1 cách khoa học và đúng liều lượng để không gây ra hiện tượng
dư thừa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để không gây ra các hậu qủa đáng
tiếc như ngộ độc thực phẩm, gây ung thư và nhiều tiềm ẩn nguy cơ cho mọi
người.

+ Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những
vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm.
Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất
lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá
của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp
khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
          Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được
sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng
đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống
con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy
định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô
nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.

+ Không thể phủ nhận, việc sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng theo đúng quy
trình, kỹ thuật sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, đem lại lợi nhuận
cao cho người dân. Tuy nhiên, nó cũng gây không ít tác hại như diệt các loại côn
trùng có lợi cho cây trồng, gây thoái hóa tài nguyên đất, ảnh hưởng xấu sức khỏe
con người. Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu
hiệu hơn nữa để ngăn chặn những hệ lụy trong việc lạm dụng thuốc để người
nông dân nâng cao nhận thức của bản thân, từ đó có những hành động thiết thực
để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh.
ngoài ra chúng ta có thể sd phân bón hữu cơ thay phân bón vô cơ và sd thuốc
bvtv sinh học thay thuốc bvtv thông thường mà chúng ta sd.

You might also like