You are on page 1of 3

1.

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới
- Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các
nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm.
- Đối với các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng
năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em.
Ví dụ: (2006) ở Châu Âu là 1.500 trang trại sử dụng cỏ khô bị nhiễm Dioxin gây
nên tình trạng tồn dư chất độc này trong sản phẩm thịt gia súc được lưu hành ở
nhiều lục địa.
- Xu hướng ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xẩy ra ở quy mô rộng
nhiều quốc gia càng trở nên phổ biến(việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng
ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia trở thành một thách thức lớn của toàn nhân
loại. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến ATTP xẩy ra liên tục trong thời gian gần
đây đã cho thấy rõ vấn đề này, như là: vấn đề melamine (năm 2008)).2
2.Nguyên nhân
- Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường
hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;
-Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh
doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn
the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…
-Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng
quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống
mốc, chất chống oxy hoá…
-Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho
phép
-Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một
số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ,
gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
-Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu
tương, lạc, hat dẻ bị mốc.
-Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….
4.Hậu quả
- Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra những căn bệnh nguy
hiểm
- Thời gian lành bệnh khi bị ngộ độc thực phẩm
- Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến phát
triển kinh tế, xã hội
- Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với kinh tế
- Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với con người
3.Biện pháp
*Đối với người sản xuất, chế biến thực phẩm:
-Người sản xuất, chế biến thực phẩm phải là “người sản xuất thực phẩm có lương
tâm(tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm. Sử dụng hóa chất, kháng sinh
trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng
cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Phải mang khẩu trang, bảo hộ
đúng cách; rửa tay bằng xà bông và nước sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh hay
tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn. Cơ sở sản xuất, chế biến
thực phẩm phải khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ...)
- Thực phẩm sau khi chế biến nên dùng ngay. Bảo quản thực phẩm nóng ở nhiệt độ
> 60 độ C, thực phẩm lạnh < 5 độ C
- Thực phẩm nấu chín nên ăn ngay, sau 2 giờ phải đun kỹ lại trước khi ăn.
-. Thực phẩm sau khi chế biến được che đậy cẩn thận, không để động vật, côn
trùng tiếp xúc hay đến gần, không để bụi rơi vào thực phẩm.
- Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ...
*Đối với người tiêu dùng
- Nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả về người bán và
người sản xuất.
- Không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị phồng, lõm hoặc chai, lọ bị nứt, nắp
lỏng hoặc phồng...
- Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.
- Bảo quản lạnh hay đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về

You might also like