You are on page 1of 5

1.

Khái niệm
- Thực phẩm là tất cả những thứ con người hay động vật có thể ăn hay uống được
để hấp thụ dinh dưỡng, gồm nhưng không giới hạn các chất: chất bột
(cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước.
- Lương thực là một phạm trù nhỏ hơn. Lương thực là sản phẩm được thu hoạch từ
các loại cây lương thực, chủ yếu dùng làm lương thực cho người, là nguồn cung
cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần thức ăn.
Năm loại cây lương thực chính của thế giới là ngô, lúa gạo, lúa mì, sắn và khoai
tây.
Bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang. Ngoài
ra còn có thể kể ra nhiều loại cây lương thực khác như các loại cây lấy hạt, lấy củ...
2. Vai trò
Con người cần năng lượng và chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, phát triển và
hoạt động.
Thức ăn của con người ở dạng lương thực (như ngũ cốc: lúa gạo, ngô, khoai sắn,
lúa mì) và thực phẩm (như thịt, cá, rau, củ, quả,…). Thức ăn được cơ thể chuyển
hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Các bệnh mắc phải
Lương thực, thực phẩm cung cấp đầy đủ cho cơ thể con người 4 nhóm dinh dưỡng
chính: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Hấp thụ các chất có
trong lương thực thực phẩm quá mức và quá thiếu sẽ dẫn đến những bệnh ảnh
hưởng đến sức khoẻ và gây ra một số bệnh:
* Ăn quá no sẽ mặc bệnh:
-Béo phì
Chất dinh dưỡng dư thừa trữ trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ dẫn đến hậu quả
béo phì. “Nhiều nghiên cứu chứng minh béo phì sẽ dẫn đến nhiều bệnh về tim
mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật
và hàng trăm căn bệnh đáng sợ khác”
-Bệnh dạ dày
Nếu bữa ăn trước vẫn chưa tiêu hóa, bữa ăn sau lại dồn tiếp thức ăn vào, thì dạ dày
sẽ rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc sẽ khó có cơ hội hồi phục, dạ dày sẽ
tiết ra nhiều dịch vị, phá hỏng niêm mạc. Từ đó gây ra bệnh đau dạ dày, khó tiêu
hóa, lâu ngày có thể sẽ bị viêm loét.
- loãng xương
Ăn no lâu ngày sẽ dễ làm xương mất đi chất khoáng, tăng nguy cơ bệnh loãng
xương.
-Thận
Ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương hệ thống tiết niệu, do phải bài tiết quá nhiều chất
nonprotein nitrogen (NPN), làm tăng gánh nặng cho thận.
-Suy nhược thần kinh
Bữa tối ăn quá no, dạ dày căng phồng sẽ khiến cho các cơ quan xung quanh bị đè
nén. Các cơ quan này liên tục truyền sóng đến não bộ và các bộ phận khác, lâu dài
sẽ gây ra suy nhược thần kinh.
- Bệnh Alzheimer
Nhóm nghiên cứu đến từ Nhật Bản phát hiện 30-40% người mắc bệnh Alzheimer
có thói quen ăn quá no trong suốt một thời gian dài khi còn trẻ.
-Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra khi ăn quá no sẽ làm giảm khả năng hoạt
động của các gene ức chế tế bào ung thư, tăng xác suất mắc bệnh ung thư.
* Ăn quá thiếu lương thực, thực phẩm
-Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
sự lưu thông máu giảm xuống nên cơ thể không sản xuất đủ hormone để điều tiết
quá trình chuyển hóa từ đó làm đường huyết bị rối loạn và kết quả là sự xuất hiện
của hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi và nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tuýp 2.
-Khả năng tập trung và trạng thái tinh thần suy giảm bỏ bữa sáng dễ khiến cho
đường huyết bị hạ, năng lượng cung cấp cho não bộ giảm xuống và làm cho cơ thể
cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tập trung kém.
- Thiếu dưỡng chất
-Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa
Điều này được lý giải do bụng bị bỏ đói trong một thời gian dài làm cho dịch vị dạ
dày sẽ tiết ra nhiều nhưng không có gì để tiêu hóa nên axit dạ dày quay ngược lại
tấn công niêm mạc dạ dày và kết quả là xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày, ợ
nóng, ợ chua,...
4. Nguyên nhân thiếu lương thực hiện nay trên thế giới
- Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Nông nghiệp:
+ Gây ra tình cảnh thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có đối với chuỗi cung ứng
lương thực toàn cầu. => Tạo ra điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư
đầu vào, tổ chức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần…
+ Nguy cơ mất an ninh lương thực hiển hiện rõ nhất tại các nước có giá bán lẻ cao
hơn, nhưng thu nhập lại giảm vì dịch bệnh.
=> Hậu quả:
+ Thế giới có thể có thêm 132 triệu người rơi vào tình cảnh thiếu đói bên cạnh 690
triệu người đã thuộc diện này từ trước đó.
+ Sẽ có khoảng 135 triệu người phải chịu ảnh hưởng từ mất an ninh lương thực
nghiêm trọng, cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
- Các cuộc xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
+ Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine => Viện trợ lương thực cho người tị nạn
Ukraine là một thách thức lớn, nhưng các vấn đề hậu cần trong việc bảo đảm xuất
khẩu ngũ cốc, sản lượng hiện tại và tương lai giảm, và giá thế giới tăng cao cũng
làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
- Tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số:
+ Nửa đầu năm 2021, nhiều nơi trên thế giới đã phải trải qua những trạng thái thời
tiết khắc nghiệt bất thường.
+ Biến đổi khí hậu đã góp phần tạo ra các cơn bão và hình thái thời tiết cực đoan ở
nhiều khu vực trên thế giới. (như mưa lớn ở Đông Nam Á, thời tiết khô hạn tại
Nam Mỹ, băng giá ở châu Âu...)
=> Hậu quả: ảnh hưởng lớn đến thời gian gieo trồng và năng suất các sản phẩm
nông nghiệp. 31 triệu người ở khu vực Tây và Trung Phi có thể bị đói trong thời
điểm giao mùa, từ tháng 6 đến tháng 8-2021 (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
Liên hợp quốc (FAO)), cao hơn năm ngoái trên 30% và ở mức cao nhất trong gần
10 năm qua.
5. Các biện pháp giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm một cách bền
vững:
- Hạn chế các quá trình thoái hóa đất: sa mạc hóa, mặn hóa, xói mòn…
Khắc phục tình trạng khai thác bừa bãi rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn
ven biển. Các địa phương nhanh chóng thực hiện chương trình phát triển rừng,
nhằm phủ nhanh đất trống đồi núi trọc.
- Đẩy mạnh cách mạng xanh.
Thực chất của cuộc cách mạng xanh là bằng các biện pháp kỹ thuật, nhất là phân
bón và thuốc trừ sâu và việc cung cấp giống mới bằng lai tạo, đã làm tăng năng
suất đáng kể cho các loại cây trồng, nhất là lúa mì và lúa gạo. Ở Ấn Độ năng suất
lương thực tăng lên gấp 2 - 3 lần, khiến nước này cùng với nhiều nước khác ở châu
Á và châu Phi thoát khỏi nạn đói, hơn thế nữa, nó còn tạo ra nguồn lương thực dồi
dào để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước.
- Phát triển công nghệ sau thu hoạch.
Ngành Công nghệ sau thu hoạch là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến
và quản lý chất chất lượng nông sản sau thu hoạch và sản phẩm thực phẩm, giảm
tối ưu tổn thất trong bảo quản nông sản và phát triển sản phẩm mới từ các nông
sản, chế biến ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, chủ
động và thích ứng tốt trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
- Khai thác và nuôi trồng hải sản.
- Phát triển công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học phải góp phần quan trọng trong việc tạo ra các giống cây
trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp
thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tạo ra các công nghệ sản xuất các chế
phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm –
thủy ...
- Hình thành một thị trường lương thực, thực phẩm lành mạnh.
Hệ thống thực phẩm bền vững là hệ thống hướng đến mục tiêu an ninh lương thực
và dinh dưỡng, chế độ ăn lành mạnh, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực đến
môi trường và cải thiện phúc lợi kinh tế - xã hội.

You might also like