You are on page 1of 4

1.

Khái niệm
Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền
tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi
nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Bất an ninh lương thực được FAO định nghĩa là tình huống khi con
người thiếu tiếp cận đến với đủ số lượng thức ăn bổ dưỡng và an toàn cho
sự phát triển bình thường và cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
2. Quy tắc
- Sự sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương
thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc
đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự
nhiên.
- Tiếp cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được
với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một
lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng.
- Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ
ăn uống hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo
dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng.
- Ổn định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình
hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương
thực phù hợp. Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với
lương thực do các cú sốc bất thường (như khủng hoảng khí hậu
hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ (như mất an ninh lương
thực theo mùa).
3. Cấp độ
Theo tổ chức IPC thì an ninh lương thực được chia thành 5 cấp độ:
- Tối thiểu hoặc gần như bằng không
- Đáng quan tâm
- Khủng hoảng
- Khẩn cấp
- Nạn đói
4. Nguyên nhân
- Do xung đột vũ trang, chiến tranh làm cuộc sống đảo lộn, đẩy con
người vào tình trạng bỏ ruộng đồng, ly quê, tha hương, sản xuất
công nghiệp bị đình trệ.
- Do đại dịch Covid-19. Kể từ năm 2019 đến nay thì số người đứng
trên bờ vực chết đói đã tăng gần gấp đôi từ 27 triệu người lên 45
triệu người theo chương trình lương thực thế giới.
- Biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa, sâu bệnh càng làm trầm trọng
hơn nạn đói, thiếu lương thực.
- Tình trạng “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa biên giới, hạn chế xuất
khẩu lương thực cũng làm cho hàng hóa, thực phẩm không được
lưu thông, trao đổi.
5. Thực trạng
● Tại Việt Nam:
- Đứng thứ 4 tại Đông Nam Á, thứ 54 trong 113 nước trên thế giới
về an ninh lương thực
- Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đảm bảo khả năng tự
cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu
người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).
- Việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo theo vùng đã được cải thiện
đáng kể, cơ bản đã giải quyết được tình trạng xóa đói giảm nghèo.
- Nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của
người dân ngày càng được nâng cao.
- Khả năng tiếp cận lương thực và cân đối dinh dưỡng của người dân
đang được cải thiện.
● Trên thế giới
- Tỉ lệ suy dinh dưỡng đã tăng từ 8.8% lên 9.9% trong năm 2020.
Hơn 1 nửa số người (418 triệu) bị suy dinh dưỡng đến từ châu Á và
hơn ⅓ (282 triệu) đến

từ
châu Phi.

- Số người đối mặt với nạn đói được ước tính là 720 đến 811 triệu
người, tăng 161 triệu người.
- Nạn đói ảnh hưởng 21% dân số châu Phi, 9% dân số châu Á và
9.1% dân số các nước Mĩ La-tinh
- Gần như cứ 1 trong 3 người không tiếp cận được với đủ thức ăn
trong đó 1 nửa (1,2 tỉ) được tìm thấy ở châu Á, ⅓ được tìm thấy ở
châu Phi (799 triệu)
6. Giải pháp
- Đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản
xuất, bảo quản, chế biến lương thực.
- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn năng lực.
- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực.
- Đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Phát triển hệ thống lưu thông, tăng khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm
cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
- Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông về an ninh lương thực quốc gia.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.

You might also like