You are on page 1of 12

2.

Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em hiện nay:

2.1. Trên thế giới:

Trong năm 2020, trên toàn cầu có 149,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
thể thấp còi, 45,4 triệu trẻ gầy còm. Số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đang
giảm ở tất cả các khu vực, ngoại trừ Châu Phi. Hơn một nửa số trẻ em bị ảnh hưởng bởi
tình trạng gầy còm sống ở Nam Á, và Châu Á là nơi sinh sống của hơn ¾ tổng số trẻ em
bị gầy còm trầm trọng (bao gồm 997 nguồn dữ liệu từ 157 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Trên toàn thế giới, ít nhất 13,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính
nặng, dẫn đến 1/5 trường hợp tử vong ở nhóm tuổi này. Khoảng 45% trường hợp tử vong
ở trẻ em dưới 5 tuổi có liên quan đến suy dinh dưỡng. Những vấn đề này chủ yếu xảy ra
ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

2.2. Ở Việt Nam:

2.2.1. Trẻ em dưới 5 tuổi:

Trong những năm chiến tranh Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn, tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở Việt Nam của trẻ em dưới 5 tuổi của đầu những năm 80 của thế kỷ
trước rất cao (khoảng trên 50%). Và ở thời điểm hiện tại tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
em vẫn còn ở ngưỡng quan trọng, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi. Theo thống kê
các kết quả nghiên cứu toàn quốc cho thấy cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp
còi.
Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam được đánh giá đã
giảm nhanh và duy trì bền vững trong nhiều năm qua. Đồng thời, kiến thức thực hành về
dinh dưỡng của bà mẹ nói riêng và người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Bên
cạnh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, thì tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng là vấn
đề khá quan trọng và đang ngày được cải thiện tích cực. Và để có được kết quả này cũng
nhờ sự đóng góp của các Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng Quốc gia, Chương
trình bổ sung vitamin A, Chương trình phòng chống thiếu máu do thiếu sắt được triển
khai trên toàn quốc.

Theo kết quả chính của Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2018- 2020): Tỷ lệ
suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6% (
mức dưới 20%), được xếp vào mức Trung Bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
Như vậy, tiếp nối kỳ tích giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống
còn 19,9% vào năm 2008, đến nay Việt Nam đang trên đà đạt được Mục tiêu Dinh dưỡng
toàn cầu (giảm 40% SDD thấp còi trẻ em đến năm 2025).
Kết quả Tổng Điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy chênh lệch các chỉ số
dinh dưỡng giữa vùng miền vẫn còn cách biệt đáng kể. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ
em dưới 5 tuổi trên toàn quôc trung bình là 19,6% trong đó vùng miền núi phía Bắc
chiếm 37,4%, Tây Nguyên 28,8%, miền Trung là 17,4%, Đồng bằng sông Hồng 11,2%,
đồng bằng sông Cửu Long 12,4% và thấp nhất là Đông Nam Bộ 9,7%. Trong đó chênh
lệch vùng thành thị - nông thôn- miền núi tương ứng là 12.4%-14,9% và 38%. Trên toàn
quốc vẫn còn 7 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% thuộc mức rất cao về ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO năm 2018.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng:

- Về thiếu kẽm: Trên toàn quốc, tỷ


lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng
tuổi giảm xuống 58,0%,. Tỷ lệ
này vẫn còn rất cao ở miền núi
phía Bắc (67,7%) và Tây
Nguyên (66,6%). Đặc biệt ở khu
vực thành phố 5 năm qua (2015-2020) tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi
mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (49,6%) và hầu như không cải thiện.
Điều này cho thấy, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng mức nặng về ý nghĩa sức khỏe
cộng đồng có thể giảm xuống song song với mức cải thiện điều kiện kinh tế xã hội
(khu vực miền núi và Tây Nguyên), nhưng nếu không có các can thiệp đặc hiệu thì
khó có thể giảm tiếp xuống mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (như ví
dụ ở khu vực thành phố).

- Về thiếu Vitamin A: Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền


lâm sàng ở nhóm trẻ 6-59 tháng tuổi trên cả nước
giảm xuống ở mức ý nghĩa cộng đồng nhẹ (9,5%)
và giảm chậm trong những năm gần đây, cao nhất
ở khu vực Miền núi phía Bắc (13,8%) và Tây
nguyên (11,0%).. Điều này cho thấy cần có can
thiệp hỗ trợ mang tính trung hạn và dài hạn để duy trì thành tích đã đạt được.

- Về thiếu máu: Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ 6-


59 tháng trên cả nước giảm xuống ở mức ý
nghĩa cộng đồng nhẹ 19,6%, vẫn cao nhất ở
miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên
(26,3%); ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng nhẹ theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế
giới.

Tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu:

- Sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu đời của mỗi con
người, là thức ăn tốt nhất trong 6 tháng đầu, nó cung cấp nguồn dinh dưỡng tự
nhiên, hàm lượng dưỡng chất cao, giúp bé dễ tiêu hóa, nâng cao đề kháng.
- Có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 19,6% (năm 2010) lên 45,4% (năm 2020); trong
đó ở khu vực thành thị tỷ lệ này là
55,7%, nông thôn là 40,3% và nông
thôn miền núi là 42,7%.
- Thiếu sữa mẹ không những gây suy
dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ mà
còn gây nhiều hậu quả như nhiễm
khuẩn đường hô hấp, ảnh hưởng đến
hệ tiêu hóa, miễn dịch kém,...

2.2.2. Trẻ em tuổi học đường 5-19 tuổi:

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em từ 5-19 tuổi, năm 2020 có 12,2% trẻ em suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân, 14,8% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi (năm 2010 tỷ lệ này là
23,4%). Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng được khắc phục, giảm từ 45,2% năm
1990 xuống còn 19,6% năm 2020.

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi 5-9 tuổi là 9,2%; ở trẻ em trong độ tuổi 10-
14 tuổi là 8,4%, đều ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nhẹ theo đánh giá của Tổ
chức Y tế Thế giới.
5. Giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng:

 Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra một số giải pháp để chăm sóc trẻ suy dinh
dưỡng theo từng giai đoạn:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Từ tháng thứ 7, cùng với sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm (thức ăn bổ
sung), số bữa ăn hàng ngày tùy theo tháng tuổi: 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng, 7-
9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài
bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa
mẹ). Trong chế độ ăn của trẻ
ngoài ngũ cốc để nấu bột,
cháo cần thêm thịt, cá, trứng,
rau và các loại dầu hay mỡ
động vật. Cần chú ý trẻ 6
tháng tuổi mới bắt đầu ăn
dặm nên bắt đầu từ chế độ ăn
bột loãng với trứng rồi tăng
dần lượng dinh dưỡng.

- Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này trước hết là
vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi. Trẻ cần ăn 3 bữa/ngày,
ăn đủ no và đủ chất dinh
dưỡng. Nhu cầu năng lượng từ
1.900-2.300kcal/ngày/nữ và
2.100-2.800kcal/ngày/nam. Bổ
sung các chất dinh dưỡng:
 Cung cấp protein: Rất quan trọng giúp phát triển chiều cao, là thành phần tạo
nên tế bào, hormon và hệ thống miễn dịch, ngoài ra là thành phần giúp cung
cấp năng lượng. Nhu cầu hàng ngày là 50 - 70g/nam và 50 - 60g/nữ. Nguồn
cung cấp: Động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua,...), Thực vật (đậu đỗ, vừng,
lạc,...)
 Chất béo: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các
loại vitamin tan trong dầu: Vitamin A, E, D, K. Nhu cầu về lipid từ 60 -
78g/ngày/nam và 55 - 66g/ngày/nữ. Chất béo có trong mỡ động vật và các loại
dầu thực vật.
 Sắt: Trẻ vị thành niên nhu cầu sắt 11 - 17mg/ngày/nam, 11 - 29mg/ngày/nữ.
Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt,
tim lợn, gan gà,...
 Canxi: Thức ăn giàu canxi bao gồm sữa, phomat, các sản phẩm từ sữa, rau có
màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá,…. bổ sung Canxi, cần thiết cho sự
phát triển xương và tăng chiều cao.
 Kẽm: Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng
cảm giác ngon miệng. Kẽm cũng tương tác với những hormone quan trọng
tham gia vào tăng trưởng xương. Kẽm làm tăng hiệu quả của vitamin D lên
chuyển hoá xương thông qua kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương.
Các thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và
một số ngũ cốc ăn liền được tăng cường kẽm.
 Vitamin D: Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Các
thực phẩm có vitamin D gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan
và chất béo của động vật, trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng
cường vitamin D. Thực phẩm giàu vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi,
làm xương chắc khoẻ và tăng trưởng tốt. Trẻ cần tăng cường vận động ngoài
trời và sử dụng những thực phẩm giàu vitamin D và canxi.
 Ngoài tác dụng giúp tăng trưởng chiều cao, các vi chất dinh dưỡng còn giúp
tăng cường miễn dịch đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, đó là hai vấn đề
quan trọng để trẻ suy dinh dưỡng thấp còi phát triển chiều cao tối ưu để bắt kịp
đà tăng trưởng. Có thể bổ sung một số sản phẩm hỗ trợ có chứa Canxi nano,
Vitamin D3, MK7, Immune Alpha, sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS
giúp trẻ nhanh chóng hồi phục tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, ăn ngon trở
lại và hấp thu các dưỡng chất tối ưu.

 Chế độ dinh dưỡng theo mức độ suy dinh dưỡng:


- Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:
 Chỉ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ cung cấp cho trẻ rất nhiều dưỡng chất
cần thiết để phục hồi.
 Bảo đảm lối sống lành mạnh: nâng cao sức khỏe cũng như quá trình trao
đổi chất , cho trẻ đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tập luyện các hoạt động thể
lực phù hợp với lứa tuổi để tăng sức khỏe tổng quát cho trẻ.
 Cho trẻ ăn đúng bữa, đúng chất: Nhiều phụ huynh cho trẻ ăn nhiều bữa
trong ngày nhưng lại không cần bằng đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Để
khắc phục tình trạng đó, nên cho trẻ ăn đúng bữa, có thể xen kẽ các bữa nhẹ
vào giữa các bữa chính và lựa chọn thực phẩm linh hoạt sao cho cung cấp
đủ tất cả dưỡng chất mà trẻ cần thay vì chỉ cho trẻ dùng một loại thực phẩm
cố định.
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi:
 Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có
chứa lysine, các vi khoáng chất và
vitamin thiết yếu như kẽm, crom,
selen, vitamin nhóm B giúp đáp
ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng
chất.
 Bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc
từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.
 Bổ sung quả bơ, kem sữa, bơ từ các loại hạt và dầu có nguồn gốc thực vật.
Các món ăn có nguồn gốc từ sữa cung cấp nhiều năng lượng hơn cho trẻ còi
cọc biếng ăn.
 Hình thành thói quen vận động lành mạnh, giúp ăn ngon miệng, tăng nhu
cầu về calo nạp vào cơ thể.
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm:
 Đảm bảo, bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ qua các loại thực phẩm như:
dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, ớt chuông,...
 Cho trẻ ăn đúng giờ, ăn đúng bữa.
 Đảm bảo dinh dưỡng cho các bữa ăn và đặc biệt là bữa sáng. Buổi sáng
quan trọng vì nó chiếm 30% tổng năng lượng đưa vào cơ thể trong ngày.
 Bữa ăn của trẻ cần đủ 5 nhóm
chất theo tỷ lệ: 1/2 tinh bột, 1/6
ptotein, 1/4 chất béo và còn lại là
nhóm chất xơ, nên kết hợp các
thức ăn thô mịn, sẫm màu nhạt
màu.
 Thường xuyên cho trẻ khám
bệnh để được bác sĩ tư vấn và
phát hiện bệnh kịp thời.
 Chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học kết hợp với vận động hợp lí tăng cường
hấp thu, tiêu hóa.

Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

 Các loại Vitamin tổng hợp.


 Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
 Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

Bên cạnh việc chăm sóc từ phía gia đình thì nhà trường cũng là một thành phần
quan trọng góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cần phải:

- Đối với trẻ suy dinh dưỡng:


 Theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng theo từng tháng
 Ưu tiên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm theo ô vuông thức ăn: thịt,
trứng
 Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo độ tuổi, nên chia
thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ trong
các bữa ăn.
 Nhà trường luôn phối hợp với phụ huynh tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế
độ ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng để giảm số trẻ bị suy dinh dưỡng thấp
nhất có thể.
 Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi:
 Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng
cân.
 Cho trẻ uống các loại sữa tăng trưởng chiều cao, tăng cân.
 Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.
 Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi, tắm nắng đúng cách và
không thức khuya, ngủ đủ, ngủ sâu giấc là rất cần thiết để trẻ có sức khỏe,
tình trạng dinh dưỡng tốt.
Tài liệu tham khảo:

https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-
ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020
http://viendinhduong.vn/vi/suy-dinh-duong-tre-em/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-
duong-tre-em-qua-cac-nam-106.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/ty-le-suy-dinh-duong-tre-em-
duoi-5-tuoi-tai-viet-nam/#:~:text=Theo%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c
%C3%A1c%20k%E1%BA%BFt,r%E1%BA%A5t%20cao%20tr%C3%AAn%20kho
%E1%BA%A3ng%2035%25
https://special.vietnamplus.vn/2021/12/14/thach-thuc-kep-ve-dinh-duong-tre-em/
https://suydinhduongthapcoi.bacsituvan.net/?
gclid=Cj0KCQiA1sucBhDgARIsAFoytUuyzjbZhm0AyqOkaLFisUrc2ISqE8EooGmkRS
xbEYOtZtVBsnXToIkaAqCmEALw_wcB
https://benhvienhuulung.vn/cham-soc-nuoi-duong-cho-tre-suy-dinh-duong-thap-coi/
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/che-do-an-cho-tre-suy-dinh-duong.html
https://monkey.edu.vn/ba-me-can-biet/gia-dinh/dinh-duong-gia-dinh/suy-dinh-duong-the-
nhe-can
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-suy-dinh-duong-thap-coi-
gi-de-cai-thien/
https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/suy-dinh-duong-the-gay-com-la-gi-41687.html

You might also like