You are on page 1of 29

SUY DINH DƯỠNG Ở

TRẺ EM
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của bệnh
suy dinh dưỡng (SDD).
2. Biết các nguy cơ của SDD trên cá thể và cộng đồng.
3. Nắm vững cách phát hiện, phân loại và phân độ
SDD với các đặc điểm và tiên lượng của từng thể
lâm sàng.
4. Nêu được cách phục hồi dinh dưỡng tại nhà.
5. Nêu được biện pháp phòng bệnh.
1. Định nghĩa
SDD là tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết
làm ảnh hưởng đến:
Quá trình sống
Hoạt động
Tăng trưởng
2. Dịch tễ học
SDD liên quan hơn nửa số trẻ tử vong khắp thế giới.
WHO ước tính năm 2015 tỷ lệ SDD chung sẽ còn
17,6% ở trẻ dưới 5 tuổi, 70% ở châu Á và 26% ở châu
Phi.
Ở Việt Nam, theo Viện dinh dưỡng quốc gia có 16,2%
trẻ <5 tuổi SDD (2012).
3. Nguyên nhân
Do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng
chất hoặc cả hai.
a. Giảm cung cấp:
 Không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm.

 Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.

 Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.

b. Tăng tiêu thụ:


 Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.

 Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

 Thất thoát dinh dưỡng do bệnh lý.


4. Nguy cơ của trẻ SDD
Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
Tăng các nguy cơ bệnh lý.
Chậm phát triển thể chất.
Chậm phát triển tâm thần: ảnh hưởng đến sự phát triển
bình thường của não trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi.
Nguy cơ về mặt xã hội:
Tầm vóc của dân tộc chậm tăng trưởng.
Khả năng lao động thể lực và trí lực giảm.
Giảm chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
5. Phát hiện SDD
Dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ
theo độ tuổi.
Để đánh giá toàn diện hơn cần ít nhất 3 chỉ số:
Cân nặng theo tuổi.
Cân nặng theo chiều cao.
Chiều cao theo tuổi.
Theo Waterlow:

CN/CC
CC/T ≥ 80% < 80%

≥ 90% Trẻ bình thường Suy dinh dưỡng cấp


< 90% SDD mạn, di chứng SDD mạn, tiến triển

Một số chỉ số nhân trắc khác hiện ít được dùng: vòng


cánh tay, vòng đầu…
5. Phân loại SDD
Suy dinh dưỡng: chỉ số CN/T < -2SD (< 80%).
SDD cấp: CC/T bình thường và CN/CC < -2SD (< 80%).
SDD mạn đã phục hồi: CC/T < -2SD (< 90%) và CN/CC
bình thường (≥ 80%).
SDD mạn tiến triển: CC/T < -2SD và CN/CC < -2SD.
SDD bào thai: CN < 2500g, CD <48cm và VĐ < 35cm.
6. Đánh giá mức độ SDD
Suy dinh dưỡng ở trẻ:
Nhẹ: < -2SD.
Vừa: < -3SD.
Nặng: < -4SD.
Suy dinh dưỡng bào thai:
Nhẹ: chỉ cân nặng giảm.
Vừa: cân nặng và chiều dài giảm.
Nặng: cân nặng, chiều dài và vòng đầu giảm.
Suy dinh dưỡng bào thai
7. Triệu chứng và thể lâm sàng
7.1. Giai đoạn sớm: đứng cân kéo dài hoặc sụt cân.
7.2. Giai đoạn toàn phát:
- Mệt mỏi
- Quấy khóc
- Chán ăn
- Ít ngủ
- Chậm mọc răng, chậm biết bò, đứng, đi…
 Có 3 thể lâm sàng
a. Thể phù (Kwashiokor): Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột
 Phù trắng mềm ấn lõm.

 Rối loạn sắc tố da.

 Thiếu máu, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…

 Còi xương: thiếu D, calci.

 Thiếu vitamin A: còi cọc, khô giác mạc, quáng gà…

 Triệu chứng ở các cơ quan: suy tim, gan thoái hóa mỡ,

giảm hấp thu…


 Chậm phát triển tâm thần vận động.
b. Thể teo đét (Maramus)
Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ
Vẻ mặt như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ
Các tổn thương cơ quan tương tự thể phù nhưng nhẹ

hơn nên tiên lượng tốt hơn.


c. Thể hỗn hợp
Thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù

trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hóa mỡ.
8. Cận lâm sàng
Thiếu máu
Giảm đạm máu: nặng trong thể phù.
Giảm các men chuyển hóa.
Rối loạn chất điện giải.
Rối loạn lipid.
Suy giảm chức năng gan.
Thiếu máu nhược sắc Thiếu vitamin B12 và acid folic
9. Lưu Đồ Điều Trị SDD

RUFT = Ready-To-Use Therapeutic Food


10. Phục hồi SDD nặng
Suy dinh dưỡng nặng hoặc có biến chứng điều trị tại
bệnh viện và theo phác đồ của WHO.
Điều trị các tình trạng cấp: rối loạn nước điện giải,
phù, suy tim, nhiễm trùng, ký sinh trùng…
Bổ sung dưỡng chất quan trọng: vitamin, nguyên tố
vi lượng..
Dinh dưỡng tích cực: ăn sớm, thức ăn giàu năng
lượng, lượng năng lượng phù hợp…
Chăm sóc bằng tình thương của cha mẹ.
Chia làm 2 giai đoạn: ổn định + phục hồi
Nội trú: SDD nặng biến chứng
Ngoại trú: SDD nặng không b/c
Giai ñoaïn oån ñònh Giai ñoaïn phuïc hoài
Ngaøy 1 – 2 Ngaøy 3 – 7 Tuaàn 2- 6

1.Haï ñöôøng huyeát


2.Haï thaân nhieät
3.Buø nöôùc
4.Ñieàu chænh ñieän giaûi
5.Choáng nhieãm truøng Khoâng saét Coù saét
6.Boå sung vi chaát
7.Baét ñaàu cho aên
8.Phuïc hoài taêng tröôûng
9.Kích thích caûm giaùc vaø
hoã trôï xuùc caûm
10.Theo doõi
11. Phục hồi dinh dưỡng tại nhà
Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa không biến chứng được
điều trị tại nhà.
Hướng dẫn bà mẹ lựa chọn thực phẩm, số lượng cần
thiết trong ngày, cách nấu và khuyến khích trẻ ăn.
Tăng năng lượng khẩu phần bằng nhiều biện pháp:
Ăn nhiều món, nhiều bữa, thức ăn đặc, giàu năng
lượng…
Tái khám thường xuyên.
12. Phòng chống SDD
a. Mục tiêu 2015-2020
Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ <5 tuổi: <14%
năm 2015 và <10% năm 2020.
Giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ <5 tuổi: <25%
năm 2015 và <20% năm 2020.
Khống chế thừa cân, béo phì ở trẻ <5 tuổi <5%
b. Hoạt động
Cung ứng lương thực đầy đủ.
Cho bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng.
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Ăn dặm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trẻ được tiêm chủng và sử dụng vitamin, vi chất hợp lý.
Xổ giun định kỳ (>2 tuổi), tích cực phát hiện và điều trị
bệnh cho trẻ.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng.
“ 9 Qui tắc ăn uống” dành cho trẻ
biếng ăn nhẹ
1. Cho trẻ tập trung vào bữa ăn,
không xem TV…
2. Giới hạn bữa ăn 20 – 30 phút
3. Đừng tỏ thái độ khó chịu khi
trẻ không ăn
4. Khen ngợi khi trẻ chịu ăn thức
ăn mới
5.Cung cấp thức ăn phù hợp lứa
tuổi
“ 9 Qui tắc ăn uống” dành cho trẻ
biếng ăn nhẹ
6.Giới thiệu món mới một
cách hệ thống, kiên trì
7.Khuyến khích trẻ tự xúc, tự
gắp, tự bốc thức ăn
8.Cứ cho trẻ nghịch thức ăn,
dù đổ cơm, vỡ bát
9.Không cho trẻ ăn, uống đồ
ngọt giữa các bữa ăn

You might also like