You are on page 1of 48

CHĂM SÓC TRẺ

SUY DINH DƯỠNG

ĐDCKI. PHẠM THỊ THÚY HỒNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây cho


trẻ suy dinh dưỡng
2. Dấu hiệu lâm sàng của 3 độ suy dinh dưỡng
3. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở
trẻ
4. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nhẹ và nặng
5. Hướng dẫn các bà mẹ cách chăm sóc và
phòng ngừa cho trẻ
1. Định nghĩa
Suy dinh dưỡng là tình
trạng bệnh lý thường
gặp ở trẻ < 5 tuổi, chủ
yếu là đạm và chất béo,
làm ảnh hưởng đến sự
phát triển về thể chất,
vận động, tâm thần và
trí thông minh của trẻ.
2. Dịch tể học
• Trên thế giới: 2009 có 629 triệu TE < 5 tuổi bị
SDD (theo UNICEF 2009):
– SDD thể teo chiếm 11%.
– SDD thể thấp còi chiếm 28%
• Ở Việt Nam theo Viện dinh dưỡng quốc gia từ
năm 1980 đến nay SDD có xu hướng giảm,
nhưng vẫn còn đáng kể. Năm 2010 có 17,5%
SDD thể nhẹ cân, 29,3% thể thấp còi và 7,1%
thể teo ở trẻ < 5 tuổi.
2. Dịch tể học
Mục tiêu của chiến lước Quốc gia về dinh dưỡng
2011 – 2020:
– ↓ tỉ lệ SDD thể nhẹ cân < 5 tuổi < 14% trước năm
2015, < 10% trước 2020.
– ↓ tỉ lệ SDD thể thấp còi < 5 tuổi < 25% trước năm
2015, < 23% trước 2020.
– Tăng chiều cao, trung bình 1,5 – 2cm ở trẻ < 5 tuổi
và 1 cm ở thanh niên Việt Nam trước 2020.
3. Nguyên nhân
• Thông thường SDD do các yếu tố môi trường,
tuy nhiên bệnh tật ở bất cứ cơ quan nào cũng
có thể gây SDD hay chậm lớn.
• Ba nguyên nhân thường gặp ở trẻ em Việt
Nam:

Nhiễm trùng và ký Dị tật bẩm sinh


sinh trùng

Thiếu kiến thức


nuôi dưỡng
Nhiễm trùng và ký sinh trùng

• Cấp : viêm phổi, tiêu chảy, sởi...


• Mạn: viêm tai giữa, lao...
• Nhiễm ký sinh trùng: giun, sán...
Dị tật bẩm sinh

• Tiêu hóa: sứt môi, chẻ


vòm hầu, hẹp phì đại
môn vị...
• Tim mạch: tim bẩm
sinh.
• Thần kinh: tật đầu nhỏ,
não úng thủy, bại não.
• Nhiễm sắc thể: hội
chứng Down.
Thiếu kiến thức nuôi dưỡng

• Trẻ không được bú mẹ hoặc cai sữa sớm.


• Nuôi sữa nhân tạo cho trẻ không đúng.
• Cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi hoặc quá
trễ.
• Cho trẻ ăn bổ sung không đủ và cho ăn quà
vặt.
• Kiêng ăn khi bệnh (tiêu chảy, viêm phổi)
4. Phân loại
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở
TRẺ EM THEO CHỈ SỐ Z-CORE
Cân nặng theo tuổi
• Phản ánh khối lượng cơ thể so với tuổi của trẻ.
• Đánh giá tình trạng SDD chung, không phân biệt
SDD cấp hay mạn.
• Nhận định kết quả:
Z-core Phân loại
> 1SD Nên đánh giá thêm cân nặng/chiều cao
- 2SD → 1 SD Bình thường
- 3 SD → - 2 SD Thiếu cân
< - 3 SD Thiếu cân nặng
• VD: Bé trai 18 tháng tuổi, cân nặng 8 kg
- 3SD→-2SD
thiếu cân

18
Chiều cao/ chiều dài theo tuổi
Chiều cao theo tuổi
• Phản ánh sự tăng trưởng chiều cao.
• Trẻ có chiều cao/tuổi thấp gọi là SDD mạn hay
SDD thể thấp còi.
• Nhận định kết quả:
Z core Phân loại
> 3 SD Kiểm tra nội tiết
-2 SD → 3 SD Bình thường
-3 SD → -2 SD Thấp còi
< -3 SD Thấp còi nặng
Ví dụ: bé gái 24 tháng, chiều dài nằm 75
cm.

< -3 SD
Thấp còi
nặng
Cân nặng theo chiều cao

• Phản ánh thể trọng theo chiều cao.


• Trẻ có CN/CC thấp phản ánh tình trạng SDD
cấp tính hay SDD thể gầy còm.
• Nhận định kết quả:
Z core Phân loại
> 3SD Béo phì
2 SD → 3 SD Thừa cân
1 SD → 2 SD Có nguy cơ thừa cân
-2 SD → 1 SD Bình thường
-3 SD → -2 SD Gầy còm
< -3 SD Gầy còm nặng
VD: Bé trai dài 60 cm, nặng 7 kg

1 SD → 2 SD: Có
nguy cơ thừa cân
Tổng hợp
Các chỉ số tăng trưởng
Z core
CC/T CN/T CN/CC BMI/T
> 3SD (1) (2) Béo phì Béo phì
2 SD → 3 SD (2) Thừa cân Thừa cân
1 SD → 2 SD (2) (3) (3)
-2 SD → 1 SD
-3 SD → -2 SD Thấp còi Thiếu cân Gầy còm Gầy còm

< -3 SD Thấp còi nặng (4) Thiếu cân nặng Gầy còm nặng Gầy còm nặng

Nhận định kết quả nhân trắc ở trẻ < 5 tuổi theo
quần thể tham chiếu WHO 2005.
5. Triệu chứng lâm sàng
SDD bào thai
• Trẻ sinh đủ tháng, CN < 2.500g
• Nguyên nhân: mẹ tăng cân ít trong thời gian
mang thai hoặc mắc bệnh mãn tính.
• Có 3 mức độ:
– Nhẹ: CN < 2.500g, chiều cao và vòng đầu bình
thường.
– Vừa: CN, CC ↓, vòng đầu bình thường.
– Nặng : ↓ ba chỉ số.
SDD bào thai

Hậu quả của SDD:


– Hạ đường huyết gây co giật và rối loạn nhịp
thở.
– Hạ thân nhiệt dẫn đến tử vong.
– Hạ máu gây co giật và cơn ngừng thở.
SDD sau sinh

Thể phù ( Kwashiorkor)

Thể teo đét ( Marasmus)

Thể hỗn hợp


Thể phù ( Kwashiorkor)

• Thường phát hiện trễ do


trẻ không sụt cân mà
thậm chí còn tăng cân.
• Nguyên nhân: do ăn
nhiều chất bột, “no giả
tạo” và mất cân bằng về
các chất: thừa chất
đường, thiếu đạm và
béo.
Thể phù ( Kwashiorkor)
• Triệu chứng:
– Phù trắng mềm - ấn lõm.
– Tràn dịch màng bụng, màng tinh
hoàn.
– Rối loạn sắc tốt da: thường gặp ở
nếp gấp cổ, nách, háng, khuỷu tay,
khuỷu chân hoặc mông. Thay đổi
màu sắc, từ đỏ → nâu → đen.
– Tóc thưa bạc màu, dễ rụng, răng
mọc chậm so với tuổi và mất bong.
Thể phù ( Kwashiorkor)
– Gan to và chắc do thoái
hóa mỡ, nếu nặng có thể
tử vong do suy gan.
– Dễ suy tim do thiếu đạm,
thiếu máu và B1.
– Nếu SDD sớm < 3 tuổi:
sẽ ảnh hưởng đến sự
trưởng thành của não và
giảm trí thông minh của
trẻ.
Thể teo đét ( Marasmus)

• Dễ thấy rõ do mất hết


lớp mỡ dưới da toàn
thân. Hay còn gọi là
ban khỉ vì trẻ có vẻ mặt
gầy, mắt trũng hốc hác,
người teo nhỏ như con
khỉ.
• Nguyên nhân: thiếu
chất dinh dưỡng của tất
cả các nhóm.
Thể teo đét ( Marasmus)

• Triệu chứng lâm sàng:


– Các triệu chứng của thiếu Vitamin A, B1,
B12, D và K.
– Các triệu chứng báo hiệu bệnh gan và tim
giống thể phù.
– Tiên lượng tốt hơn thể phù.
Thể hỗn hợp
• Đây là thể phù đã được điều trị, khi trẻ hết phù
trở thành teo đét nhưng gan vẫn còn to do
thoái mỡ.
• Da bọc xương nhưng lại kèm rối loạn sắc tố
da.
6. Biến chứng
Biến chứng gần:
– Nhiễm trùng: nhiễm trùng huyết, viêm phổi,
viêm dạ dày ruột.
– Hạ đường huyết: thường gặp sau giai đoạn
đói nhiều, cũng có thể là dấu hiệu nhiễm
trùng huyết.
– Mạch chậm, giảm cung lượng tim, suy tim.
– Thiếu vi chất: nhất là Vitamin A và Zn, gây
giảm miễn dịch.
6. Biến chứng
Biến chứng xa:
– Lùn, chậm tăng trưởng: nếu SDD bào thai,
nhũ nhi, hoặc vị thành niên.
– Chậm phát triển tâm thần, ảnh hưởng đến
nhận thức: nếu SDD nhũ nhi, vị thành niên.
7. Điều trị
Đánh giá dinh dưỡng

Không SDD SDD cấp nặng SDD cấp nặng


SDD cấp vừa
không BC có BC

Nuôi ăn bổ Điều trị ngoại


Phòng ngừa sung trú
SDD  Thực phẩm  RUFT
 Giáo dục bổ sung.  Kháng sinh.
dinh dưỡng.  Vitamin A.  Sốt rét. Điều trị nội trú
 Chủng ngừa.  Xổ giun.  Vitamin A. Phác đồ 10 điều
 Vitamin A.  Sắt, vi chất.  Xổ giun. trị
 Xổ giun.  Giáo dục  Giáo dục
 Khám lại DD DD
10 điều trị

1. Hạ đường huyết 6. Bổ sung vi chất


2. Hạ thân nhiệt 7. Nuôi ăn ban đầu
3. Mất nước 8. Nuôi ăn tăng trưởng
bắt kịp
4. Rối loạn điện giải
9. Kích thích cảm giác
5. Nhiễm trùng 10.Chuẩn bị cho tái
khám
8. Phòng ngừa suy dinh dưỡng
Giáo dục cho bà mẹ:
– Trước sanh: khám thai định kỳ, theo dõi
tăng cân trong thai kỳ, đặc biệt 3 tháng cuối.
– Sau sanh: sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất
cho trẻ. Nuôi con theo phương pháp khoa
học. Biết ăn dặm đúng cách.
– Phát hiện sớm SDD dựa vào theo dõi biểu
đồ cân nặng.
– Cách hồi phục SDD tại nhà.
8. Phòng ngừa suy dinh dưỡng
• Điều trị đúng nhiễm trùng tái diễn: nhiễm
khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy, sởi.
• Kết hợp chủng ngừa, tẩy giun định kỳ, uống
Vitamin A.
• Tăng nguồn thực phẩm bổ sung cho bà mẹ và
trẻ dựa trên nguồn thức ăn sẵn có tại địa
phương.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC
1. Nhận định
Hỏi:
– Tên , tuổi trẻ?
– Tiền sử sản khoa? Cân nặng lúc sanh?
– Trẻ vừa mắc bệnh gì?
– Được nuôi dưỡng như thế nào?
– Cách cho trẻ ăn?
– Có sốt không?
– Tập quán phong tục địa phương?
– Tình trạng kinh tế gia đình?
Khám
• Cân, đo trẻ.
• Kiểm tra DHST.
• Tìm dấu hiệu nguy hiểm
toàn thân.
• Dâu hiệu phù.
• Dấu hiệu thiếu máu.
• Quan sát và tìm mảng sắc
tố da.
2. Lập kế hoạch chăm sóc
Đối với SDD nhẹ và vừa không có biến chứng

• Trẻ cần được điều trị tại nhà:


– Nếu SDD do bệnh nhiễm trùng hay KST , cần điều
trị tích cực bệnh theo y lệnh và đồng thời phục hồi
dinh dưỡng cho trẻ.
– Nếu SDD do mẹ thiếu kiến thức nuôi con theo
khoa học: tham vấn thân nhân về vấn đề nuôi
dưỡng.
• Chăm sóc trẻ bằng chính tình thương của mẹ.
Trẻ SDD nặng cần chăm sóc tại bệnh viện

Trường hợp: Cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tuổi
do chế độ dinh dưỡng kém kéo dài:
 Mục tiêu: đưa cân nặng trẻ trở về bình thường.
Đối với trẻ < 4 tháng tuổi:
 Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và phù hợp với lứa tuổi và theo
nhu cầu của trẻ.
 Tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn, bú lâu hơn, bú cả ngày lẫn
đêm và không nên cai sữa khi trẻ đang SDD.
 Nếu đã cai sữa nên cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành theo
lứa tuổi. Pha sữa đúng cách, hợp vệ sinh và chỉ dùng sữa pha
trong vòng một giờ.
 Trẻ bú sữa nhân tạo, ngoài cữ bú cho trẻ uống thêm 100 – 200
ml nước chín.
Đối với trẻ > 4 tuổi trở lên:
Tăng dần lượng thức ăn: 1 -2 tuần đầu nên sữa. Từ
tuần thứ ba thêm những loại thức ăn theo lứa tuổi.
Số lượng thức ăn tăng dần, ăn từ loãng đến đặc dần.
Thức ăn nhừ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, đầy đủ các
nhóm.
Nếu trẻ biếng ăn, kiêng trì cho trẻ ăn, 6 – 12 bữa/
ngày.
Lượng đạm tăng dần từ 2g/kg/ngày đến 5g/kg/ngày.
Khi ổn định giảm dần.
Thêm dầu vào thức ăn để tăng năng lượng và giúp dễ
hấp thu các Vitamin.
Cho trẻ uống nước quả ép (nếu trẻ nhỏ) và quả
tươi (nếu trẻ lớn)
Bù nước và chất điện giải bằng dung dịch
Oresol hoặc dung dịch thay thế.
Nếu trẻ không ăn được cần cho ăn nhỏ giọt
qua ống thông mũi – dạ dày.
Nguy cơ hôn mê, tử vong do hạ đường
huyết, hạ thân nhiệt
 Mục tiêu: phát hiện và xử trí kịp thời:
• Theo dõi toàn trạng trẻ và tri giác.
• Mạch, huyết áp, nhiệt độ và nhịp thở. Tùy tình
trạng bệnh nhi, ĐD theo dõi 1 giờ/ lần.
• Dấu hiệu hạ đường huyết và thường xảy ra trong
thời gian 4 – 6 giờ sau khi trẻ không ăn uống.
• Theo dõi hạ thân nhiệt kèm theo hạ đường huyết
và thường xảy ra vào ban đêm khi trẻ ngủ.
Nguy cơ hôn mê, tử vong do hạ đường
huyết, hạ thân nhiệt
• Theo dõi và đánh giá các bữa ăn của trẻ.
• Theo dõi lượng nước xuất nhập trong ngày.
• Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chướng
bụng, nôn...
• Theo dõi tình trạng nhiễm trùng (nếu có)
• Cân nặng trẻ tuần/lần
Nguy cơ tổn thương các cơ quan như mắt, da,
tim mạch...do thiếu hụt vitamin và điện giải.

• Mục tiêu: bổ sung các chất dinh dưỡng cần


thiết cho cơ thể trẻ:
• Cho trẻ uống vitamin A liều tấn công theo y
lệnh:
Tuổi Liều lượng (UI)

Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Sau 2 tuần


Trẻ > 1 tuổi
200.000 200.000 200.000

Trẻ < 1 tuổi Bằng một nửa liều trên


Nguy cơ tổn thương các cơ quan như mắt, da,
tim mạch...do thiếu hụt vitamin và điện giải.
• Nếu thiếu máu: axit1 folic 5 mg/ngày x 7 ngày.
• Uống:
– KCL 1 gram/ngày x 7 ngày.
– Magie 0,5 gram/ngày x 7 ngày.
• Uống đa sinh tố.
• Thuốc kháng sinh phòng nhiễm trùng.
• Trường hợp trẻ không ăn được: nuôi ăn bằng đường
truyền tĩnh mạch: glucose ưu trương, đạm và theo dõi:
– Tình trạng trước, trong và sau khi truyền.
– Thường xuyên quan sát nơi tiêm.
• Bù nước và điện giải bằng dung dịch ORS hoặc truyền
Lactate Ringer.
Nguy cơ bội nhiễm do tình trạng thiếu dinh
dưỡng dẫn đến suy giảm miễn dịch

 Mục tiêu: ngăn ngừa bội nhiễm


• Chăm sóc mắt, mũi ngừa biến chứng: nhỏ mắt
bằng chloramphenicol 0,4% và Vitamin A.
• Chăm sóc răng miệng sau mỗi lần ăn uống xong.
• Chăm sóc da:
– Vệ sinh phòng bệnh và giường bệnh.
– Lau tắm mỗi ngày và chăm sóc da cẩn thận.
– Thường xuyên thay đổi tư thế.
– Chăm sóc nếu có vết loét trên da.
– Giữ sạch và thoa bột tale ở các nếp gấp.
Giáo dục sức khỏe
• Chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
• Hướng dẫn bà mẹ:
– Cách nuôi con theo phương pháp khoa học.
– Cách phát hiện sớm bệnh dinh dưỡng bằng cách
theo dõi cân nặng của trẻ.
– Cách phục hồi dinh dưỡng tại nhà khi trẻ bị bệnh.
• Hướng dẫn cách theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
– Trẻ < 1 tuổi : 1 tháng cân 1 lần.
– Trẻ > 1 tuổi đến 5 tuổi: 2 – 3 tháng cân 1 lần.
Giáo dục sức khỏe
• Giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh khi chế
biến thức ăn.
• Thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
• Phát hiện, điều trị sớm và đúng cách các bệnh
thông thường.
• Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
• Xổ giun định kỳ 3 -6 tháng/lần theo hướng của
thầy thuốc.
Trẻ em hôm
nay, thế giới
ngày mai

You might also like