You are on page 1of 4

HỘI CHỨNG PRADER WILLI

(HỘI CHỨNG MẤT ĐOẠN 15q11-q13)

 Hội chứng Prader-Willi là gì?


- Hội chứng Prader Willi (Prader Willi Syndrome), gọi tắt
PWS, là một rối loạn di truyền hiếm gặp do mất hoặc không hoạt động
của các gene trên vùng cánh dài của nhiễm sắc thể 15
- Tần suất mắc phải hội chứng Prader willi là 1/15000- 1/20000
trẻ sơ sinh. Những trẻ mắc hội chứng Prader-Willi muốn ăn liên tục vì
họ không bao giờ cảm thấy no và họ thường khó kiểm soát cân nặng
của mình.
- Tuổi thọ trung bình của những bệnh nhân mắc phải hội chứng
Prader willi có thể giảm tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
bệnh.
- Hội chứng Prader-Willi được mô tả lần đầu năm 1956 bởi
nhóm bác sĩ nhi khoa và nội tiết người Thụy Sĩ, gồm: Andrea Prader
(1919-2001), Heinrich Willi (1900-1971), Alexis Labhart và Guido
Fanconi (1892 - 1979).
( nhóm em có chèn hình ảnh nên thầy theo dõi powerpoint giúp nhóm
em ạ)
 Nguyên nhân Hội chứng Prader-Willi
- Thông thường, mỗi em bé sẽ được thừa hưởng 23 NST từ
người bố và 23 NST từ người mẹ tạo nên 23 cặp NST. Trong trường
hợp UPD 15 (Disomy15) , người bệnh chỉ nhận duy nhất một NST 15
hoặc nhận cả hai NST số 15 (15q11-13) từ bố hoặc từ mẹ mà thôi.
- Nếu trẻ nhận cả hai bản sao NST số 15 từ người mẹ thì sẽ
bị Hội chứng Prader-Willi (PWS). Ngược lại nhận hai bản sao NST số
15 từ người bố thì sẽ bị Hội chứng Angelman (AS).
- Những yếu tố gen bất thường có thể bao gồm:
 Gen nằm trên nhiễm sắc thể số 15 mất tích. (mất các gen trong
vùng 15q11-q13 trên nhánh q của nhiễm sắc thể số 15).
 Trẻ được nhân 2 bản sao nhiễm sắc thể 15 từ mẹ nhưng không
nhận được nhiễm sắc thể 15 nào từ cha. (Hiện tượng này được gọi
là "Di truyền đơn Gen" (Uniparental Disomy - UPD))
 Có những lỗi sai hoặc khiếm khuyết trong gen nằm trên nhiễm sắc
thể số 15..
( nhóm em có chèn hình ảnh nên thầy theo dõi powerpoint giúp nhóm
em ạ)
 Triệu chứng Hội chứng Prader-Willi
+ Ở một số người mắc hội chứng Prader-Willi, mất gen OCA2 có
liên quan đến làn da trắng bất thường và tóc sáng màu.
+ Giai đoạn sơ sinh:
 Giảm trương lực cơ: cơ của trẻ sơ sinh yếu, khi trẻ nằm nghỉ
ngơi thì cơ khuỷu tay và đầu gối lỏng lẻo. Người trẻ có cảm giác
như mềm nhũn ra.
 Khuôn mặt đặc trưng: mắt hình hạnh nhân, quay xuống miệng,
miệng nhếch xuống và môi trên mỏng, trán thu hẹp.
 Trẻ có phản xạ bú kém nên chậm tăng cân.
 Trẻ mệt mỏi nhiều, khi bị kích thích thì phản ứng lại kém, rất
khó thức dậy, khóc yếu, tiếng kêu yếu ớt.
+ Giai đoạn từ 1- 6 tuổi
 Thèm ăn, tăng cân: trẻ ở độ tuổi này ăn rất nhiều nên tăng cân
một cách nhanh chóng. Trẻ luôn cảm giác đói nên ăn thường
xuyên, thậm chí ăn rất bất thường như có thói quen tích trữ đồ ăn,
hoặc ăn thức ăn đông lạnh và rác.
 Kém phát triển giới tính
 Thể chất kém tăng trưởng: những trẻ mắc phải hội chứng
Prader-Willi có khối lượng cơ thấp nhưng lượng chất béo trong
cơ thể lại cao.
 Khuyết tật về trí tuệ: chậm phát triển trí tuệ như suy nghĩ, lý
luận, khả năng giải quyết vấn đề chậm.
 Vận động kém phát triển
 Khả năng ngôn ngữ kém phát triển:
 Rối loạn về giấc ngủ: sự gián đoạn trong giấc ngủ kèm ngưng
thở khi ngủ. Những biểu hiện này dẫn đến tình trạng buồn ngủ
vào ban ngày.
 Những vấn đề về nội tiết
( nhóm em có chèn hình ảnh nên thầy theo dõi powerpoint giúp nhóm
em ạ)
 Đối tượng nguy cơ Hội chứng Prader-Willi
- Vì những đột biến gen của nhiễm sắc thể 15 thường xảy ra ngẫu
nhiên nên hội chứng Prader-Willi có thể xảy ra mà không cần phải có
người trong gia đình đã mắc bệnh.(có thể xảy ra trong quá trình hình
thành các tế bào sinh sản (trứng và tinh trùng) hoặc trong quá trình phát
triển phôi sớm.)
- Một số trường hợp hiếm khác thì hội chứng Prader-Willi được di
truyền từ những người trong gia đình, có thể là người cha.
 Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng Prader-
Willi
- Đối tượng và trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện sau giúp
cho việc chẩn đoán:
+ Giảm trương lực cơ
+ Khóc yếu
+ Phản xạ bú kém, ăn kém.
+ Khuôn mặt có đặc điểm mắt hình quả hạnh nhân, trán thu hẹp,
miệng nhỏ, môi trên mỏng.
+ Tăng trưởng và phát triển bất thường,
- Đối tượng là trẻ lớn hơn, khi được chẩn đoán mắc hội
chứng Prader willi sẽ có những dấu hiệu sau:
+ Ăn uống nhiều, không kiềm chế được khả năng ăn uống, tăng
cân.
+ Tuyến sinh dục phát triển muộn, dậy thì muộn, cơ quan sinh
dục phát triển không đầy đủ.
+ Chậm phát triển trí tuệ.
+ Nước bọt có thể đặc và dính.
 Chẩn đoán hội chứng Prader-Willi bằng cách
nào?
- Nếu trẻ bị chậm phát triển đồng thời có các triệu chứng điển
hình như trên, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như xét
nghiệm máu, phân tích nhiễm sắc thể, kiểm tra gen của bố mẹ và trẻ
bằng nhiều phương pháp để khẳng định chính xác bệnh. (Phân tích
methyl hóa DNA là phương pháp kỹ thuật sẽ chẩn đoán PWS ở cả ba
lớp di truyền phân tử và phân biệt PWS với hội chứng Angel)
- Hiện nay có các phương pháp xét nghiệm gen di truyền như:
Chọc ối, Double test - Triple test, NIPT để sớm kiểm tra được các bất
thường trong giai đoạn mang thai.
+ Chọc ối: Phân tích các tế bào trong dịch ối của người mẹ lấy
bằng cách chọc dò màng ối hoặc từ nhau thai, lấy mẫu lông nhung
màng đệm (CVS).
+ Double Test - Triple Test (phân tích hàm lượng protein AFP
trong máu thai phụ ở tuần 15 đến tuần 20). Nhưng biện pháp này
mang đến nguy cơ xảy thai vì xâm lấn trực tiếp vào thai nhi.
- Thời điểm làm xét nghiệm
+ Double test: khi thai nhi trong khoảng 11 - 13 tuần tuổi.
+ Triple test: khi thai nhi trong khoảng tuần thứ 15 - 22 nhưng
độ chính xác nhất là trong khoảng tuần thứ 16 - 18.
- Bộ chất làm xét nghiệm
+ Double test: sử dụng nồng độ 2 chất trong máu của mẹ được thai
nhi tiết ra là PAPP-A (PAA) và β-hCG tự do (FBC).
+ Triple test: sử dụng nồng độ 3 chất do thai nhi tiết ra trong máu
mẹ là AFP (Alpha-fetoprotein), uE3 (Unconjugated estriol), β hCG
(Beta human Chorionic Gonadotropin).
+ Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) chỉ sử
dụng mẫu máu của thai phụ để phân tích các phân tử DNA thai nhi tự
do (cell-free DNA (cfDNA) lưu thông trong máu mẹ, sẽ cho kết quả
chính xác đến 99% và an toàn hơn so với các phương pháp xâm lấn
truyền thống. Các phương pháp NIPT thường được thực hiện sớm hơn,
từ thời điểm thai được 9 – 10 tuần tuổi.
( nhóm em có chèn hình ảnh nên thầy theo dõi powerpoint giúp nhóm em
ạ)
 Phương pháp chăm sóc và điều trị:
+ Kiểm soát cân nặng: khi còn nhỏ, trẻ cần lượng thức ăn giàu năng
lượng vì chậm tăng cân, nhưng khi lớn, việc kiểm soát lượng thức ăn ít
năng lượng là cần thiết vì béo phì.
+ Điều trị hormone tăng trưởng
+ Bổ sung hormone sinh dục
+ Trị liệu tâm lý và các rối loạn tâm thần
+ Ngôn ngữ trị liệu
+ Điều trị các biến chứng của bệnh như đái tháo đường type 2, rối
loạn mỡ máu, ngưng thở khi ngủ, …
- Vì những người mắc phải hội chứng Prader-Willi phải cần được
giám sát, chăm sóc và điều trị suốt đời nên đối với những người lớn mắc
bệnh này, cần được bác sĩ tư vấn để chuyển đổi sang một chế độ chăm
sóc dành cho người lớn đối với hội chứng Prader- Willi.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/benh/hoi-chung-prader-willi-3770/
- https://sdglife.com/thong-tin-y-hoc/hoi-chung-prader-willi--pws-disomy-
15-upd-423.html
- https://emedicine.medscape.com/article/947954-overview
- https://www.nature.com/articles/gim0b013e31822bead0

You might also like