You are on page 1of 37

GIAI ĐOẠN

TRƯỚC SINH
-Giai đoạn trước sinh là giai đoạn nhanh và
có nhiều kịch tính nhất của sinh lý phát
triển.
- Một tế bào duy nhất ( trứng đã thụ tinh),
phôi thai lớn lên và biệt hóa trong vòng 40
tuần để trở thành trẻ sơ sinh.
- Trong giai đoạn này có thể xuất hiện
những vấn đề làm người mẹ lo lắng => Là
đầu mối cho những vấn đề sức khỏe trong
giai đoạn này => Người bác sĩ phải giúp họ
giải quyết những vấn đề đó.
Các giai đoạn phát triển của thai nhi
Các mốc được lựa chọn của sự sinh trưởng và phát triển trong giai
đoạn trước sinh:
Tuổi thai Các mốc Các vấn đề chăm sóc y tế

3-4 tuần Phôi làm tổ Chảy máu âm đạo nhẹ

3-5 tuần Mức HCG bắt đầu tăng TEST thai sớm dương tính,
nôn mệt
4-12 tuần Các cơ quan chính được Tác động của thuốc, của độc
tạo thành tố lên thai mạnh nhất
16 tuần Thai nhi dài 17cm Người mẹ thấy thai máy lần
đầu
22 tuần Huyết áp mẹ thấp nhất Nguy cơ tiền sản giật về sau

28 tuần Thai nhi dài 35cm, nặng Người bố thấy thai cử động
1000g khi đặt tay lên bụng mẹ
28-40 tuần Thai và tử cung lớn Băn khoăn, mệt mỏi của mẹ
nhanh tăng lên, chuẩn bị cho bé ra
đời
Thai 18 tuần Thai 22 tuần
3 3 3
THÁNG THÁNG THÁNG
ĐẦU GIỮA CUỐI

- Trong quá trình thăm khám trước sinh, người bác sĩ


gia đình thực hiện các hoạt động khác nhau liên quan
đến sự hoạt động phát triển của phôi thai
- Tính tuổi thai dựa trên mốc phát triển: Kích thước tử
cung thời điểm lần đầu nghe tim thai đập, thời điểm
lần đầu bà mẹ thấy thai máy.
- Giám sát sức khỏe thai nhi, phần lớn là so sánh tốc
độ lớn của tử cung so với thai nghén bình thường.
GIAI ĐOẠN TRẺ EM
Giai đoạn trẻ em dưới 5 tuổi:
*Thời kì nhũ nhi hay trẻ dưới 1 tuổi :

- Trẻ có tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi


nhu cầu dinh dưỡng cao
- Chức năng các bộ phận phát triển nhanh
nhưng chưa hoàn thiện.
- Dễ mắc các bệnh: nhiễm khuẩn, tiêu chảy,
suy đinh dưỡng
- Cần quan tâm đến gđ 28 ngày sau sinh
( thời kì sau sinh)
*Thời kì răng sữa ( thời kì tiền học
đường) :

- Tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm hơn so với


thời kỳ trước nhưng chức năng phối hợp vận
động, khả năng phối hợp động tác, trí tuệ và
tinh thần nhanh hơn
- Dễ mắc các bệnh : dị ứng, nhiễm trùng, bệnh
lây như lao, bạch hầu, sởi,...
- Các vấn đề sức khỏe cần quan tâm gđ này:
chế độ dinh dưỡng hợp lý, phòng chống suy
dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng
- Bác sĩ gia đình cần nắm vững các mốc tăng
trưởng và phát triển của trẻ, hướng dẫn giáo
dục cho các bậc cha mẹ có kiến thức và kĩ năng
cần thiết trong nuôi dưỡng và phát triển của trẻ
qua biểu đồ tăng trưởng.
- Các chỉ số tăng trưởng cần quan tâm: cân
nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay,...
Giai đoạn trẻ học đường: 6-18 tuổi

a, Phát triển về thể chất:


- Giai đoạn trẻ tiếp tục phát triển thể chất, sinh lý
b,Về phương diện bệnh tật:
+ Môi trường tiếp xúc học đường là cơ hội khiến cho trẻ dễ
mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, quai bị,...hay
bệnh lí bắt nguồn từ tuổi học đường như suy dinh dưỡng,
cận thị,...
+Rối loạn tâm lý: Lo âu, trầm cảm, ám ảnh tâm lý, tự kỉ
c, Công tác chăm sóc quản lí y tế cần quan tâm trong giai
đoạn học đường:
+ Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, gây dịch: tuyên
truyền, tiêm phòng,...
+ Phối hợp vs nhà trường cải thiện chất lượng môi trường,
cơ sở vật chất
+ Giáo dục giới tính đi đôi với việc giúp đỡ trẻ hình thành
và phát triển nhân cách.
GIAI ĐOẠN
VỊ THÀNH NIÊN
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ THỂ CHẤT
Khái Niệm: -Quá trình dậy thì
Vị thành niên là
giai đoạn chuyển
tiếp của sự phát
triển từ tuổi ấu
thơ thành người
lớn
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TUỔI DẬY THÌ
Sự gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết: buồng trứng (bé
gái), tinh hoàn( bé trai), dẫn đến sự phát triển nhanh về vóc
dáng cơ thể, xuất hiện các dấu hiệu sinh dục: vú phát triển,
kinh nguyệt, lông cơ thể, thay đổi giọng
Nữ phát triển sớm hơn nam

*Hành kinh lần đầu bé nữ *Xuất tinh ở bé nam


Biểu hiện cho thấy khả năng có thể thụ thai, sinh con
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TÂM LÍ XÃ HỘI

Trẻ để ý, băn khoăn về sự thay đổi trên cơ thể của mình.


Trẻ quan tâm nhiều hơn về vẻ bề ngoài của mình, có thể có sự không
hài lòng với về vẻ ngoài của mình
Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Đôi khi
chống đối bố mẹ
Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè đặc biệt là các
nhóm bạn cùng tuổi (bạn đồng lứa) vì có cùng quan điểm về trang
phục, ngoại hình, thái độ, sở thích, mối quan tâm
Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình
yêu bạn bè)
NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Vấn đề tình dục trước hôn nhân và mang thai ở độ tuổi vị thành
niên
Khi mang thai ở Tỷ lệ mắc bệnh tật Dễ mắc các bệnh
tuổi vị thành niên và tử vong của trẻ lây truyền qua
dễ dẫn đến các biến sơ sinh ở người mẹ đường tình dục,
chứng do thai nhỏ tuổi cao hơn trong đó có cả
nghén như: Dễ bị nhiều so với các bà HIV/AIDS. Làm
sảy thai, đẻ non, mẹ ở tuổi trưởng mẹ sớm dễ bị căng
nhiễm độc thai thành thẳng, khủng hoảng
nghén, làm tăng tâm lý, tổn thương
nguy cơ tử vong tình cảm và thiếu
mẹ điều kiện tốt trong
cuộc sống.
-Bệnh học đường cận thị
-Cong vẹo cột sống
-Rối loạn dinh dưỡng
-Bệnh lây qua đường tình dục
Vấn đề tai nạn thương tích
Tệ nạn xã hội
GIAI ĐOẠN TRƯỞNG
THÀNH
CÁC MỐC PHÁT TRIỂN CHÍNH TRONG GIAI
ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH
- Giai đoạn trưởng thành là một chuỗi các thời kì phát
triển ổn định gồm:
+ Thời kì trưởng thành sớm (dưới 30 tuổi)
+ Ổn định ( 30- 44 tuổi)
+ Trung niên ( 45- 59 tuổi)
- Giữa các thời kì này có một giai đoạn chuyển tiếp: cá
nhân đánh giá lại cuộc đời mình, có thể phát sinh xung đột
dẫn đến những thay đổi.
Giai đoạn trưởng thành
Các mốc phát
triển/ giai đoạn Các đặc điểm/ vấn đề ảnh hưởng sức khỏe
chuyển tiếp

- Bắt đầu độc lập với gia đình, xác định mục tiêu cá nhân, chọn nghề nghiệp, yêu đương.
Trưởng thành sớm - Khởi đầu nghề nghiệp, hôn nhân, mối quan hệ xung quanh.

Ổn định - Bắt đầu thiết lập, định hình vị trí cá nhân trong xã hội.

- Giai đoạn chuyển tiếp từ thời kì ổn định qua thời kì trung niên, xảy ra ở tuổi 33-
Khủng hoảng 45( nữ), 37- 45( nam).
- Thay đổi nghề nghiệp, chấm đứt hôn nhân, tâm trạng chán nản.

- Hiện tượng mãn kinh ở phụ nữ.


Trung niên - Xã hội: đạt thành tựu trong nghề nghiệp hoặc xung đột dẫn đến từ chức.
- Người có con: đàn ông quan tâm lợi ích gia đình, mối quan hệ cá nhân/ phụ nữ quan tâm
tình cảm gia đình và sự trường thành của con cái.
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

- Trong những năm gần đây, mối đe doạ


sức khoẻ người trưởng thành chuyển dần
từ bệnh lây truyền sang bệnh mãn tính
không lây
- Yếu tố ảnh hướng mô hình bệnh tật, tử
vong người trưởng thành bao gồm:
+ Lối sống
+ Tình trạng KTXH
+ Yếu tố chủng tộc
+ Việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ
- Gánh nặng bệnh tật chủ
yếu đối với người trưởng
thành thập niên cuối TK 20
bao gồm:
+ Tim mạch ( nguyên nhân
bệnh tật hàng đầu, tử vong
thứ 2 ở người trong độ tuổi
25 – 64)
+ Đái tháo đường
+ Gan (xơ gan)
+ Phổi mạn tính
+ Viêm khớp, Ung thư
GIAI ĐOẠN CAO TUỔI
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, người cao tuổi là
những người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính,
gồm 3 thời kì: Cao tuổi (60-74), người già (75-90), người
sống lâu ( trên 90 tuổi)
ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ THỂ NGƯỜI CAO TUỔI

• Chức năng sinh lý các cơ quan quan trọng trong cơ thể bị


suy giảm 1 cách nghiêm trọng => gia tăng nguy cơ ốm đau
bệnh tật của người già
• Chức năng trí tuệ của người cao tuổi cũng suy giảm: trí
nhớ người cao tuổi nói chung kém hẳn, hay nhầm lẫn =>
khai thác tiền sử, bệnh sử thường gặp khó khăn, độc chính
xác và mức độ tin cậy thông tin thường hạn chế
SỰ THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ, XÃ HỘI Ở NGƯỜI CAO TUỔI
• Năng lực cảm nhận giảm do suy giảm chức năng thính giác, thị
giác, trí nhớ, dẫn tới phiền muộn, thờ ơ, cô độc
• Tinh thần dễ bị kích động, tiêu cực, hay mặc cảm tự ti, sầu muộn,
buồn chán do chưa thích nghi với môi trường sau khi nghỉ hưu
• Tinh thần suy sụp do thay đổi về điều kiện kinh tế, bạn bè qua
đời, người thân và mâu thuẫn trong gia đình
• Lòng tự trọng dễ bị tổn thương do đề cao sự từng trải của bản
thân, nảy sinh mâu thuẫn với lớp trẻ dẫn đến phản ứng tâm lý cố
chấp, thô bạo hay thầm lặng, tiêu cực
• Bồi dưỡng tâm lý tích cực, duy trì sự lành mạnh trong suy nghĩ,
khắc phục tâm lý tiêu cực
ĐẶC ĐIỂM VỀ SỨC KHỎE, BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI

Các bệnh chỉ riêng có ở tuổi già : lú lẫn, điếc tuổi già, xơ cứng mạch
máu não
Các bệnh thường thấy ở người già

Đục thủy tinh thể Thoát vị đĩa đệm Các bệnh tim mạch
Các bệnh có thể gặp ở người trưởng thành và thanh niên
nhưng tỷ lệ và triệu chứng mắc bệnh khác với người trẻ
VD. Viêm phổi có triệu chứng không điển hình nhưng tương
đối nặng
Viêm nhiễm ngoài da dễ bị bội nhiễm

You might also like