You are on page 1of 72

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG


VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI XÃ HƯƠNG VINH THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn khoa học:

ThS.BS. HOÀNG THỊ BẠCH YẾN

Huế - 2016
Lời Cảm Ơn
Với tất cả tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học - Trường đại học Y Dược Huế.
Ban chủ nhiệm Khoa Y tế Công cộng và đặc biệt là quý Thầy, Cô bộ môn
Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm, Trường đại học Y Dược Huế đã tận tình
dạy dỗ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Thư viện trường đại học Y Dược Huế.
Ban lãnh đạo xã Hương Vinh, cùng toàn bộ các trưởng thôn đã chấp thuận,
cho phép tôi được tiến hành thu thập số liệu tại địa phương để hoàn thành nghiên
cứu này.
Trưởng trạm y tế - Bác sĩ Phạm Thị Thu, cùng toàn bộ nhân viên y tế, các
cộng tác viên dân số đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa
phương.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các đối tượng nghiên cứu đã hợp tác
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, nhờ những thông tin, số liệu của họ mà
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô – Th.s.Bs.
Hoàng Thị Bạch Yến - Cô đã tận tâm, tận lực dạy dỗ, truyền thụ kiến thức
đồng thời trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tư liệu và khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng yêu thương sâu sắc đến tất cả bạn bè, người
thân, những người đã luôn bên tôi, quan tâm, động viên giúp đỡ về mặt tinh thần
cũng như tài chính trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Huế, ngày 09 tháng 04 năm 2016

Phạm Văn Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và
kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

BP : Béo phì
BMI : Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)
BT : Bình thường
NCT : Người cao tuổi
OR : Tỷ suất chênh
(Odds ratio)
SDD : Suy dinh dưỡng
SKRM : Sức khỏe răng miệng
TC : Thừa cân
TC/BP : Thừa cân/béo phì
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TT : Tình trạng
TTDD : Tình trạng dinh dưỡng
WHO : World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
WPRO – WHO : Western Pacific Regional Office – WHO
(Cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới khu
vực Tây Thái Bình Dương)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 3
1.2.Dân số người cao tuổi trên thế giới và việt nam ...................................... 3
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ................................ 6
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước................................................ 10
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 12
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu ............................................. 16
2.5. Cách đánh giá và nhận định kết quả...................................................... 20
2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 21
2.7. Đạo đức nghiên cứu............................................................................... 21
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 22
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu................................. 24
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................ 26
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 34
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 34
4.2. Tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu .................................... 36
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................ 38
KẾT LUẬN..................................................................................................... 44
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 47
PHỤ LỤC
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự
sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận
động. Theo thời gian, sự gia tăng tuổi tác cùng với quá trình lão hóa, suy giảm
chức năng và hoạt động của các hệ cơ quan khác thì chức năng dinh dưỡng
này cũng bắt đầu thay đổi [27], [57].
Lão hóa tác động đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa ở người cao tuổi. Khi
tuổi càng cao niêm mạc miệng ngày càng mỏng đi, số lượng thần kinh vị giác
trên lưỡi cũng mất dần, kèm theo đó là giảm tiết dịch vị của dạ dày và lượng
men tiêu hóa ở gan góp phần làm ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn [43].
Bên cạnh sự suy giảm chức năng, hoạt động của các hệ cơ quan thì
người cao tuổi thường hay mắc các bệnh mãn tính [22].
Một chế độ dinh dưỡng tốt bao gồm cung cấp đầy đủ năng lượng,
protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước là cần thiết cho người cao tuổi,
làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình lão
hóa như bệnh tim mạch, loãng xương và tiểu đường [41].
Già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, theo dự báo dân số
của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở
Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10,0% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó,
cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước
vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100
vào năm 2032 [16].
Mặc dù vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết
nhưng ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả của một số
2

nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi ở một số tỉnh thành gần
đây cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao: 24,2%
tại An Giang (2009), 27,5% tại Bến Tre (2011) và Nam Định (2012) là
25,7%, cùng song hành với tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân -
béo phì ở người cao tuổi cũng tăng cao một cách đáng ngại, theo các nghiên
cứu trên thì tỉ lệ thừa cân - béo phì tương ứng là 14,4%, 28,0% và 9,2% [19],
[21], [25].
Điều kiện kinh tế hộ gia đình người cao tuổi nước ta còn khó khăn, theo
thống kê năm 2008 khoảng 43% người cao tuổi nước ta vẫn đang làm việc với
các công việc khác nhau, nhưng đa số vẫn trong lĩnh vực nông nghiệp với
mức thu nhập còn thấp và bấp bênh.
Đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người cao tuổi
thay đổi nhanh chóng. Tỉ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm
nhanh, trong khi tỉ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hoặc chỉ có
vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Có thể chính những yếu tố trên
đây đã tác động đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi [16].
Xuất phát từ những vấn đề trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại
xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015” với
những mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi tại xã Hương Vinh,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối
tượng nghiên cứu.
3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1.1.1. Khái niệm về ngƣời cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT). Trước đây,
người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện
nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này
tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là
thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [10].
Về mặt pháp luật: Luật người cao tuổi Việt Nam do Quốc Hội thông qua
ngày 23/11/2009 đã nêu rõ: “Người cao tuổi là tất cả các công dân Việt Nam
từ 60 tuổi trở lên” [23].
1.1.2. Khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân
bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng [30].
1.2.DÂN SỐ NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu của Quỹ dân số Liên hợp quốc năm 1980, số người từ độ
tuổi 60 trở lên trên thế giới là 378 triệu. Sau 30 năm, con số này đã tăng lên
gấp đôi (759 triệu) và ước tính đến năm 2050 con số này là 2 tỷ người.
4

Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi, cứ 100 phụ nữ
từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thì
chỉ có 61 nam giới [24].
1.2.2. Tại Việt Nam
Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ
60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017
(Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỉ lệ dân số cao
tuổi ở Việt Nam là 9%.), tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai
đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai
thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già
hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032 [16].
Bảng 1.1. Chỉ số giới tính ngƣời cao tuổi tại Việt Nam

Nhóm tuổi 60 - 69 70 -79 ≥ 80

Số cụ bà so với 100 cụ ông 131 149 200

Chỉ số giới tính ở NCT Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như các
quốc gia khác trên thế giới cụ thể là chỉ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ
tuổi ngày càng cao (Bảng 1.1). Nguyên nhân có thể lý giải cho xu hướng này
là nam giới cao tuổi thường có tỉ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùng
nhóm tuổi [16].
1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở NGƢỜI CAO TUỔI
1.3.1. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông của Liên hợp quốc
(FAO) đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI)
để đánh giá TTDD ở người trưởng thành [30].
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản thể hiện cân nặng theo chiều
5

cao thường được sử dụng để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), thừa
cân (TC) và béo phì (BP) ở người trưởng thành. BMI của một người được
tính bằng trọng lượng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng
mét (kg/m2). Ví dụ, một người lớn nặng 70 kg và có chiều cao là 1,75 mét sẽ
có chỉ số BMI là 22,9 [55].
Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Phân loại Khoảng BMI


Độ I <16
Suy dinh dưỡng Độ II 16 - 16,99
Độ III 17 - 18,49
Bình thường 18,5 - 24,99
Thừa cân 25 - 25,99
Độ I 30 - 34,99
Béo phì Độ II 35 - 39,99
Độ III ≥40

1.3.2. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo cơ quan của Tổ chức Y tế
Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dƣơng (WPRO - WHO)
Một số chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới xem xét các bằng chứng
khoa học cho thấy rằng các nước châu Á có nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn so
với người châu Âu khi cùng chỉ số khối cơ thể. Tỉ lệ người dân châu Á có
nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch là đáng kể ở
chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25 kg/m2 tức là chưa bị thừa cân theo thang phân
loại của Tổ chức Y tế Thế giới [56]. Do đó đã đề nghị thang phân loại sau:
6

Bảng 1.3. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng dành cho ngƣời châu Á
Phân loại Khoảng BMI
Độ I <16
Suy dinh dưỡng Độ II 16 - 16,99
Độ III 17 - 18,49
Bình thường 18,5 - 22,99
Thừa cân 23 - 24,99
Độ I 25 - 29,99
Béo phì Độ II 30 - 34,99
Độ III ≥35
Tỉ số vòng eo/vòng mông cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố mỡ. Do
đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì. Khi tỉ số vòng
eo/vòng mông vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi là béo
trung tâm. Người ta còn nhận thấy số đo vòng eo thường không liên quan đến
chiều cao, có liên quan chặt chẽ đến BMI và tỉ số vòng eo/vòng mông và vì
thế được coi như là một tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá khối lượng mỡ bụng
và khối lượng mỡ của toàn cơ thể. Người ta nhận thấy các nguy cơ tăng lên
khi vòng eo ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ [30].
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH
DƢỠNG
1.4.1. Yếu tố sinh học
- Thay đổi về cảm giác
Những thay đổi cảm giác bao gồm suy giảm thị lực, tai nghe kém, giảm
cảm nhận về mùi vị và hương vị. Những thay đổi tổng thể diễn ra trong thời
gian dài, không những ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của NCT.
Những thay đổi về khứu giác và vị giác có thể ảnh hưởng đến sở thích
7

tiêu thụ các loại thực phẩm ở NCT. Nếu thực phẩm có hương vị kém hấp dẫn
sẽ làm NCT cảm thấy khó tiếp nhận với loại thực phẩm đó.
Khi có những thay đổi trong chế độ ăn uống như hạn chế lượng muối ăn,
đường hoặc chất béo trong món ăn cũng có thể dẫn đến giảm lượng thức ăn ở
NCT [45].
- Thay đổi về tiêu hóa
Một trong những yếu tố quyết định quan trọng của chế độ ăn uống đa
dạng trong cuộc sống của NCT là duy trì răng tự nhiên. Tại Anh, 58% người
cao tuổi ở độ tuổi 75 tuổi trở lên không có răng tự nhiên và ăn uống dựa vào
răng giả, những người này có xu hướng ăn ít trái cây và rau. Vì vậy, trong
khẩu phần ăn thường thiếu một số vi chất dinh dưỡng như vitamin C [35].
Ở dạ dày, sự gia tăng của hormone cholecystokinin (CCK) cùng với tuổi
tác làm kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn tại dạ dày, nên NCT vẫn còn cảm
thấy cảm giác no của bữa ăn trước đó cho đến bữa kế tiếp [47].
Các hoạt động bình thường của đường tiêu hóa diễn ra chậm chạp cộng
với những thay đổi chung của cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng.
Tiết dịch tiêu hóa giảm rõ rệt, mặc dù vẫn đủ enzyme. Do đó, NCT có nhiều
khả năng bị táo bón hơn người trẻ tuổi [45].
- Thay đổi về chuyển hóa cơ bản
Sự suy giảm khối cơ có thể làm giảm chuyển hóa năng lượng cơ bản. Tỉ
lệ trao đổi chất giảm tỉ lệ tương ứng với sự suy giảm khối lượng cơ bắp. Giảm
năng lượng chuyển hóa cơ bản, đặc biệt là ở nhóm tuổi 50 - 65 tuổi, góp phần
vào sự gia tăng mỡ trong cơ thể ở độ tuổi cao hơn [45].
Trong những người 65 tuổi trở lên, thay đổi hormone xảy ra trong quá
trình lão hóa có thể gây ra sự tích tụ mỡ. Lão hóa có liên quan với sự giảm tiết
hormone tăng trưởng, giảm đáp ứng với hormone tuyến giáp, suy giảm
testosterone huyết thanh và kháng leptin [33].
8

1.4.2. Yếu tố xã hội


Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến SDD bao gồm: tình trạng kinh tế nghèo
nàn không đủ khả năng để mua thực phẩm. NCT sống cô đơn một mình,
không có sự hỗ trợ từ người thân, gia đình và xã hội [40].
Số lượng các bữa ăn hàng ngày ít hơn, hàm lượng protein, các loại trái
cây và rau quả trong chế độ ăn uống của NCT sống một mình làm gia tăng
nguy cơ SDD so với những người sống cùng gia đình [50].
Năng lượng, protein, chất xơ và rất nhiều vi chất dinh dưỡng thấp hơn
trong khẩu phần ăn của những NCT thu nhập thấp hơn [47].
Những NCT gặp khó khăn về kinh tế, chẳng hạn như nghèo hoặc có thu
nhập thấp, có thể không có khả năng mua đủ lượng thực phẩm. Nhiều người
đau ốm kéo dài phải để dành tiền mua thuốc hoặc trả tiền nhà, điện, nước…
hơn là mua thực phẩm. Họ có thể mua thực phẩm rẻ tiền, quá hạn, hết chất
dinh dưỡng cốt sao cho khỏi đói [4].
1.4.3. Yếu tố lối sống, thói quen
- Hút thuốc lá
Hút thuốc làm tiêu hao khoảng 10% năng lượng trong 24 giờ. Sự gia
tăng tiêu hao năng lượng nhiều hơn khi tập thể dục và sau khi ăn. Hút thuốc lá
làm tăng tiêu hao 10% năng lượng trong hoạt động trao đổi chất, tương ứng
khoảng 200 kcal mỗi ngày. Nếu không có sự thay đổi lượng calo cung cấp
hằng ngày, sự gia tăng tiêu hao năng lượng do chất nicotine có thể dẫn đến
mất 10 kg trọng lượng cơ thể trong vòng một năm [46].
Nghiên cứu tại bệnh viện Southampton General và một bệnh viện cộng
đồng nhỏ trong Hampshire (Bệnh viện New Forest Lymington) cũng chứng
minh: tình trạng hút thuốc ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ngoại
trú là một yếu tố nguy cơ cho tình trạng SDD [48].
9

- Rượu
Bệnh nghiện rượu thường thấy ở NCT nhưng ít được phát hiện và công
bố. Trung bình có 10% đến 14% NCT uống rượu nhiều: nam giới uống sớm
hơn và nhiều hơn nữ giới gấp 5 lần.
Rượu là một dạng carbohydrat, tích tụ trong gan nên làm bệnh tiểu
đường nặng thêm. Rượu đưa đến kém dinh dưỡng, thiếu vitamin, đặc biệt là
vitamin nhóm B, vì người nghiện rượu uống nhiều hơn ăn [4].
- Thói quen ăn uống
Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, gluxit, lipid trong thức
ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Một khẩu phần không chỉ nhiều chất
béo mới gây BP mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây BP.
Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các
thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...),
thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến
nguy cơ bị BP [17].
Tuy nhiên, một số NCT do kiêng khem quá mức, không dám ăn bất kỳ
một loại thực phẩm nào ngay cả cá hoặc sữa là loại thực phẩm rất cần cho nhu
cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, dần dần dẫn đến SDD [14].
1.4.4. Hoạt động thể lực
Cấu tạo khối cơ bắp của cơ thể thay đổi theo hướng giảm dần khi tuổi
càng cao. Ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh và người già trên 80 tuổi thì những
thay đổi này càng diễn ra nhanh hơn [47].
Khối lượng khối cơ của cơ thể có vai trò chuyển hóa quan trọng bởi vì
cơ xương là nơi chuyển hóa glucoze lớn nhất và khối cơ liên quan đến sự
dung nạp glucoze.
Luyện tập thể dục là cách tốt nhất chống lại sự nặng bụng, duy trì khối
cơ, do đó có khả năng ngăn chặn hay thậm chí đảo lộn những ảnh hưởng xấu
10

do lối sống ít vận động gây ra. Nếu duy trì hay làm tăng khối nạc bằng thể
dục, thì có thể giữ vững mức năng lượng và dinh dưỡng ăn vào, giữ tỉ lệ
chuyển hóa cơ bản không thay đổi [28].
Người cao tuổi nên vận động tập thể dục như đi bộ, đi xe đạp, đi bơi,
hoặc tập dưỡng sinh ít nhất 30 phút mỗi ngày [58].
1.4.5. Tình trạng sức khỏe và bệnh tật
Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thì nguyên
nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng
“bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh
do lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay
đổi lối sống dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế [16].
Ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, sự gia tăng các bệnh mãn tính liên quan
đến quá trình lão hóa làm giảm hoạt động thể chất, cùng với đó là lối sống
tĩnh tại, giảm làm việc khi tuổi đã cao làm cho NCT dễ tăng cân hơn. Ngoài
việc có khó khăn với các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, NCT bị BP có
nhiều khả năng không thể đi bộ được xa, đi mua sắm, hoặc tham gia vào các
hoạt động khác để tăng thêm chất lượng cuộc sống [33].
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.5.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Nghiên cứu của Aliabadi và cộng sự (2008) mô tả về TTDD của NCT (≥
60 tuổi) Iran cho thấy tỉ lệ NCT có nguy cơ SDD là 45,3% và tỉ lệ SDD là
12,0%. Nữ có nguy cơ SDD cao hơn nam. NCT có trình độ học vấn thấp,
sống một mình và ở vùng nông thôn có nguy cơ SDD cao hơn NCT có trình
độ học vấn cao, vùng thành thị và sống với gia đình [34].
Nghiên cứu của Torres LH và cộng sự (2008 - 2009) trên 900 NCT tại
Campinas, Brazil, cho kết quả NCT (≥ 60 tuổi) không có răng nanh hoặc
11

không mang răng giả có nhiều nguy cơ bị SDD (tỷ số chênh (OR) = 3,94) và
TC/BP (OR = 2,88). Nam giới (OR = 0,56) và những người không sử dụng
thuốc để điều trị bệnh (OR = 0,41) ít có khả năng bị TC/BP. NCT hút thuốc
(OR = 2,62) có nhiều nguy cơ bị SDD. NCT với thu nhập trung bình từ 3,1
đến 5 lần mức chuẩn (OR = 1,69) có nhiều khả năng bị TC/BP (một mức
chuẩn tương đương 126,88 USD) so với nhóm thu nhập thấp hơn [54].
Nghiên cứu Iftikhar Alam và cộng sự (2011) trên 526 NCT nam giới tại
Pakistan cho kết quả tỉ lệ BP, TC và SDD lần lượt là 13,1%, 3,1%và 10,8%. Nhóm
tuổi từ 60 đến 70 tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất trong mẫu nghiên cứu chiếm 8,6%,
sau đó là nhóm 70 đến 80 tuổi là 4,0% và nhóm trên 80 là 0,6% [42].
Nghiên cứu của Indeks Jisim Tubuh và cộng sự tại Malaysia (2012) tỉ lệ
SDD ở NCT (≥ 60 tuổi) là 17,4% (BMI <18,5 kg/m2), tỉ lệ TC/BP (BMI ≥ 25
kg/m2) là 28,4%. Tỉ lệ SDD (20,7%) và TC/BP (35,6%) ở nữ giới cao hơn
nam giới với tỉ lệ là 15,4% và 24,2% với p < 0,05 [43].
Nghiên cứu của Dwit Tessfamichael và cộng sự (2014) tại Ethiopia cho
kết quả tỉ lệ SDD là 21,9%. Nhóm NCT không biết đọc, biết viết có khả năng
bị SDD cao gấp 2,7 lần nhóm biết đọc, biết viết. Nữ giới có nguy cơ SDD cao
gấp 3 lần so với nam giới. Nhóm NCT có điều kiện kinh tế nghèo có nguy cơ
SDD cao gấp 1,8 lần so với nhóm giàu [53].
1.5.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2001) cho
thấy cả hai tình trạng SDD và TC tồn tại song song ở NCT lần lượt là 21,4%
và 17,8%. Nam giới và người trên 80 tuổi là đối tượng có nguy cơ SDD. Tỉ lệ
SDD ở nam giới 26,4% và ở nữ là 18,0%, vùng ngoại thành có tỉ lệ SDD cao
hơn so với vùng nội thành với tỉ lệ là 28,3% so với 8,4% [8].
Theo Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm (2009) thì tỉ lệ SDD của tất cả
bệnh nhân là 21,5%. Tỉ lệ SDD theo BMI của bệnh nhân > 65 tuổi cao hơn
gần 2 lần so với tỉ lệ này ở bệnh nhân < 65 tuổi (p<0,05) [12].
12

Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và cộng sự (2009) tại Tân Châu - An
Giang thì tỉ lệ SDD là 24,2%. Nhóm ≥ 80 tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất 33,7%.
TC/BP chiếm 14,4%. Tỉ lệ TC/BP cao nhất ở nhóm 60-69 tuổi (19,7%). Kết
quả nghiên cứu cho thấy NCT nam SDD (26,6%) cao hơn nữ (22,3%). Ngoài
ra, NCT có thói quen ăn một bữa chính trong ngày có nguy cơ SDD gấp 2,61
lần NCT ăn hai bữa chính trong ngày (p < 0,05) [25].
Nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) tại Mỏ Cày – Bến Tre, tỉ lệ SDD
của NCT chiếm 27,5%, tỉ lệ TC/BP là 28,0%. Tỉ lệ béo trung tâm là 21,0%.
Nhóm tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất là trên 80 tuổi chiếm 38,1%, nhóm dưới 70
tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất chiếm 35,0%. Nữ có tỉ lệ TC/BP là 31,4% cao
hơn so với tỉ lệ TC/BP của nam là 17,4%. Nam có tỉ lệ SDD là 41,3% cao hơn
so với nữ 22,8%. Nhóm hiện đang hút thuốc lá có tỉ lệ SDD cao gấp 1,8 lần so
với nhóm không hút thuốc lá [19].
Kết quả nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng của NCT xã Hải Toàn,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2012” của Trần Thị Phúc Nguyệt,
Nguyễn Văn Khiêm cho thấy, tỉ lệ SDD ở NCT chiếm 25,7%, nhóm nữ giới
(28,0%) cao hơn nam giới (21,2%). Tỉ lệ TC của NCT 9,2% chung cho cả 2
giới, tỉ lệ TC nhóm nữ giới (10,0%) cao hơn nhóm nam giới (7,7%), không
gặp trường hợp nào BP cho cả 2 giới [21].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thanh Giang (2012) tại Thái Bình tỉ lệ SDD
của NCT là 26,3%, tỉ lệ TC/BP (BMI ≥ 23) là 20,6%, tỉ lệ béo trung tâm của
đối tượng là 28,2%. Cân nặng và chiều cao của nam đều cao hơn nữ và ở
nhóm tuổi càng cao thì cân nặng và chiều cao trung bình càng giảm [6].
1.5. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Vị trí địa lý: Xã Hương Vinh nằm về phía Đông của thị xã Hương Trà,
cách thị trấn Tứ Hạ 15 km, cách trung tâm Thành phố Huế 4 km về phía Bắc.
- Xã có diện tích tự nhiên là 721 ha chiếm 1,35 % diện tích tự nhiên của
thị xã Hương Trà. Xã được chia làm 08 thôn và 01 đội, gồm: Thế Lại
13

Thượng, Bao Vinh, Địa Linh, La Khê, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, Triều
Sơn Đông, Thủy Phú và 12B.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Hương Vinh là một xã nằm ở vị trí trung gian giữa thành phố Huế và các đô
thị vệ tinh như Tứ Hạ, Thuận An, có các trục đường giao thông quan trọng như
tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8B đi qua nên xã có điều kiện phát triển dịch vụ du lịch và tiểu
thủ công nghiệp. Theo thống kê năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của xã là
22,9 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2013 là 3,95%.
- Y tế
Trạm y tế xã ở gần trục đường giao thông của xã, có diện tích 2500 m2,
tổng số cán bộ: 08 người, có 10 phòng chức năng, có nguồn nước sinh hoạt và
nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định. Trạm y tế
xã đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2008, đến nay vẫn duy trì giữ vững đạt
chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020.
14

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU


Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Hương Vinh, thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế vào thời điểm điều tra.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Người cao tuổi có hộ khẩu và thường xuyên sinh sống tại khu vực
nghiên cứu, tự nguyện tham gia, hợp tác, trí tuệ còn minh mẫn có thể tham gia
phỏng vấn được.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người cao tuổi bị các khuyết tật trên cơ thể không thuận lợi cho đối
tượng để tiến hành đo chỉ số nhân trắc như gù, cụt chân, các trường hợp đi
đứng khó khăn hay không đi đứng được.
Người cao tuổi quá già yếu, khiếm thính, khiếm thị, đang điều trị bệnh
nặng không thể tham gia nghiên cứu.
Người cao tuổi mắc các bệnh lý không thể trả lời phỏng vấn (như
Alzheimer, rối loạn tâm thần…) hoặc từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/04/2016.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng.
15

2.3.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ:

n= ⁄

Trong đó: n là cỡ mẫu.


Z là hệ số tin cậy, với mức tin cậy trong nghiên cứu là 95% hệ số Z là:
1,96.
p: là tỉ lệ SDD ở NCT đã biết, theo nghiên cứu của Trần Thị Phúc
Nguyệt và Nguyễn Văn Khiêm ở NCT tại Nam Định năm 2012 thì tỉ lệ SDD
ở NCT là 25,7%. Vì vậy, chọn p = 25,7% [21].
d là độ chính xác của nghiên cứu, chọn d = 0,05.

Cỡ mẫu của nghiên cứu là: n =

Ước lượng khoảng 10% từ chối phỏng vấn hoặc lý do nào đó không tiếp
cận được đối tượng nghiên cứu.
Vậy tổng cỡ mẫu của nghiên cứu là n = (294 * 10%) + 294 = 325 NCT.
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Các bước chọn mẫu:
Bước 1: Lập danh sách tất cả các đối tượng từ 60 tuổi trở lên ở xã Hương
Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bước 2: Từ danh sách 1678 NCT, dùng phần mềm Excel 2007 để chọn
ngẫu nhiên 325 đối tượng nghiên cứu.
Bước 3: Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu gửi cho Trưởng trạm y
tế và Trưởng thôn. Sau đó phân nhóm các đối tượng theo đơn vị tổ dân số để
tiến hành thu thập số liệu.
16

2.4. PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU


2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đánh giá TTDD: Sử dụng phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng để thu
thập cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông của đối tượng nghiên cứu.
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn
để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến TTDD.
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Các điều tra viên sẽ được tập huấn về mục đích, cách tiến hành phỏng
vấn, cách đo các chỉ số nhân trắc trước lúc tiến hành điều tra.
Điều tra viên sẽ đến hộ gia đình thực hiện phỏng vấn để thu thập thông
tin và tiến hành đo chỉ số nhân trắc tại hộ gia đình.
2.4.3. Kỹ thuật đo chỉ số nhân trắc
- Cân nặng: Sử dụng cân sức khỏe Tania, có độ chia chính xác đến 0,1
kg. Sau khi cân được 10 lần, cân được kiểm tra lại độ chính xác bằng cách cân
với một vật đã biết trọng lượng trước đó. Các đối tượng khi cân phải mặc áo
quần gọn nhẹ, không mang dép, không đội mũ và cầm bất cứ vật gì. Đối
tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân
bổ đều hai chân. Cân được đặt vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị
trí cân bằng ở số không. Người đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi
cân thăng bằng, ghi số theo kg với 1 số thập phân (0,1 kg) [31].
- Đo chiều cao đứng: dùng thước cuộn lưỡi thép Stanley có chiều dài 3
mét, có điểm bấm giữ cố định và có độ chia đến milimet. Đối tượng bỏ dép,
mũ, khăn trùm đầu, đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường. Tư thế
đứng sao cho gót chân, bắp chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng áp
sát vào tường (6, 7, 12, 13, 14), mắt nhìn thẳng về phía trước theo đường nằm
ngang (8), hai tay bỏ thõng hai bên mình (hình 2.1). Dùng thước dẹt đặt lên
đỉnh cao nhất của đầu, song song với mặt đất, đánh dấu vị trí trên tường giao
17

nhau với thước. Dùng thước cuộn lưỡi thép đo chiều cao từ mặt đất đến điểm
đánh dấu, ghi lại chiều cao theo đơn vị centimet và một số lẻ [31].

Hình 2.1. Tư thế đo chiều cao đứng


Nguồn: Viện dinh dưỡngViệt Nam [31].
- Vòng eo và vòng mông: dùng thước dây không giãn có chiều dài 1,5
mét và có độ chia đến milimet. Đối tượng đứng thẳng ở tư thế thoải mái, kết
quả đo ghi theo centimet (cm) và làm tròn một số lẻ (0,1 cm). Vòng eo là
vòng bé nhất ở bụng đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn cuối và đỉnh mào
chậu trên mặt phẳng ngang. Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông [3].

Đo ở chỗ
bé nhất

Đo ở chỗ lớn nhất

Hình 2.2. Vị trí đo vòng eo và vòng mông


Nguồn: https://vi.wikipedia.org.[1].
2.4.4. Biến số nghiên cứu
- Nhóm biến số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm:
+ Nhóm tuổi: phân thành 3 nhóm là 60 – 69, 70 – 79, 80 tuổi trở lên
+ Giới: phân định thành nam và nữ
18

+ Tôn giáo: gồm các tôn giáo là Thiên chúa giáo, Phật giáo, không theo
tôn giáo và tôn giáo khác. Do đặc điểm TTDD có liên quan đến chế độ ăn
chay nên khi phân tích mối liên quan chia làm hai nhóm là theo Phật giáo và
không theo Phật giáo.
+ Trình độ học vấn: là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo
dục quốc dân mà người đó đã theo học gồm các nhóm: mù chữ, tiểu học,
trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trở lên.
+ Nghề nghiệp hiện tại gồm: nội trợ, ở nhà; làm ruộng, rẫy; làm thuê;
buôn bán và nhóm nghề khác. Khi phân tích mối liên quan thì dựa vào nghề
nghiệp để xác định tình trạng làm việc ở NCT gồm:
• Có làm việc: là đối tượng còn làm các công việc như làm ruộng, rẫy,
làm thuê, buôn bán và làm các nghề khác.
• Không làm việc: là các đối tượng như ở nhà, nội trợ, thất nghiệp.
+ Tình trạng hôn nhân gồm: có vợ/chồng, độc thân, ly thân/ly dị, góa
vợ/chồng. Khi phân tích mối liên quan chúng tôi chia lại làm hai nhóm như sau:
• Có vợ/chồng
• Khác bao gồm: độc thân, ly thân/ly dị và góa vợ/chồng.
+ Hoàn cảnh sống bao gồm:
• Sống một mình: hiện tại không sống chung với ai.
• Sống với vợ/chồng: đối tượng chỉ sống với vợ hoặc chồng, không sống
chung với con cháu.
• Sống với con/cháu: đối tượng chỉ sống với con cháu không sống chung
với chồng hoặc vợ.
• Sống với vợ/chồng và con/cháu: đối tượng hiện đang sống cùng
vợ/chồng và con/cháu.
Khi phân tích mối liên quan thì hoàn cảnh sống của đối tượng được chia
làm hai nhóm là sống một mình và sống cùng người thân (sống với vợ/chồng,
sống với con/cháu, sống với vợ/chồng và con/cháu)
19

+ Đánh giá tình trạng kinh tế dựa trên đánh giá của địa phương, loại nhà
ở và các phương tiện sinh hoạt trong gia đình.
• Nghèo: dựa theo phân loại đánh giá của địa phương bao gồm các đối
tượng được xếp hộ nghèo và cận nghèo.
• Trung bình: các đối tượng không được địa phương xếp vào hộ nghèo
và cận nghèo, nhà vách ván hay tường gạch, lợp tôn hay mái ngói, có một vài
phương tiện sinh hoạt trong gia đình như: xe máy, ti vi,…
• Khá giả: các đối tượng có nhà mái bằng, nhà tầng, tường gạch, có đầy
đủ các phương tiện sinh hoạt trong gia đình như: xe máy, ti vi, tủ lạnh, ghế
salon, tủ trưng bày….
- Nhóm biến số lối sống, thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu.
+ Hút thuốc lá gồm:
• Đang hút thuốc lá: đối tượng có hút thuốc lá với bất kỳ số lượng nào
trong vòng 12 tháng qua [26].
• Đã từng hút thuốc lá: đối tượng đã từng hút thuốc lá trước đây, hiện tại
không hút thuốc lá với bất kỳ số lượng nào trong vòng 12 tháng qua.
• Không hút thuốc: đối tượng chưa bao giờ hút thuốc lá.
+ Sử dụng rượu bia gồm:
• Có sử dụng rượu bia: là đối tượng có sử dụng hằng ngày, mỗi ngày sử
dụng nhiều hơn 2 cốc (một cốc chuẩn = 340 ml bia hoặc 45 ml rượu mạnh
hoặc 150 ml rượu vang) [4].
• Không sử dụng rượu bia: đối tượng hoàn toàn không sử dụng hoặc chỉ
sử dụng thỉnh thoảng khi đi đám tiệc hoặc sử dụng < 1 lần/tuần.
+ Tập thể dục gồm:
• Có tập thể dục: tập thể dục ≥ 30 phút/ngày và ít nhất 3 ngày/tuần.
• Không tập thể dục: không tập thể dục hoặc tập thể dục dưới 30
phút/ngày và dưới 3 ngày/tuần [18].
20

+ Sức khỏe răng miệng (SKRM) gồm:


• Có vấn đề SKRM: là khi đối tượng trả lời như mất răng, đau, ê buốt khi
ăn, mang răng giả, khô miệng, khó cảm nhận mùi vị thức ăn,…
• Bình thường.
+ Số bữa ăn bao gồm: < 3 bữa, 3 bữa, > 3 bữa [29].
+ Thói quen sử dụng thức ăn ngọt:
• Có sử dụng thường xuyên là đối tượng có sử dụng các loại đồ uống,
các loại thức ăn ngọt ≥ 4 lần/tuần.
• Không sử dụng thường xuyên là đối tượng không sử dụng hay chỉ thỉnh
thoảng sử dụng các loại đồ uống, thức ăn ngọt khi có đám tiệc hay lễ hội hoặc
sử dụng < 4 lần/tuần.
+ Điều trị bệnh:
• Có điều trị: là đối tượng được chẩn đoán tại cơ sở y tế là mắc bệnh và
hiện tại đang dùng thuốc.
• Không điều trị.
2.5. CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Phân loại TTDD ở đối tượng nghiên cứu theo cơ quan của Tổ chức Y
tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO - WHO) để phù hợp hơn
với người Việt Nam [56].
- Ngoài ra để đánh giá thêm tình trạng BP chúng tôi cũng tiến hành đánh
giá thêm tỉ số vòng eo/vòng mông theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng
Việt Nam để xác định tỉ lệ béo trung tâm ở đối tượng nghiên cứu.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến TTDD bao gồm:
+ Xác định mối liên quan giữa TTDD với một số đặc điểm nhân khẩu
học ở đối tượng nghiên cứu như nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, tôn giáo,
tình trạng kinh tế, làm việc, hôn nhân và hoàn cảnh sống.
21

+ Xác định mối liên quan giữa TTDD với lối sống, thói quen ăn uống ở
đối tượng nghiên cứu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, tập thể dục, số bữa
ăn, sức khỏe răng miệng và thói quen ăn ngọt.
+ Xác định mối liên quan giữa TTDD với tình hình điều trị bệnh tật ở
đối tượng nghiên cứu.
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi data 3.0
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0
- Tìm mối liên quan bằng test với độ tin cậy 95%.
- Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2007.
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành khi có sự chấp thuận của trạm y tế và chính
quyền địa phương.
Đối tượng phỏng vấn được giải thích cụ thể về mục đích, ý nghĩa của nghiên
cứu. Đối tượng được hỏi ý kiến và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
Các thông tin thu thập được lưu trữ, giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu khoa học.
22

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU


3.1.1. Nhóm tuổi, giới, tôn giáo và trình độ học vấn
Bảng 3.1. Thông tin về nhóm tuổi, giới, tôn giáo và trình độ học vấn
ở đối tƣợng nghiên cứu
Thông tin Tần số (n) Tỉ lệ (%)
60 – 69 148 45,5
Nhóm tuổi 70 – 79 104 32,0
≥ 80 73 22,5
Phật giáo 180 55,4
Thiên chúa giáo 21 6,5
Tôn giáo
Không theo tôn giáo 117 36,0
Tôn giáo khác 7 2,1
Nam 133 40,9
Giới
Nữ 192 59,1
Mù chữ 96 29,5
Tiểu học 162 49,9
Trình độ học vấn
THCS 38 11,7
THPT trở lên 29 8,9
Tổng 325 100
Nhận xét:
Phần lớn NCT trong mẫu nghiên cứu dưới 70 tuổi (45,5%), là nữ giới
(59,1%) và theo Phật giáo (55,4%). Trình độ học vấn thấp, đa số NCT có
trình độ học vấn là mù chữ và tiểu học (79,4%).
23

3.1.2. Tình trạng kinh tế, nghề nghiệp hiện tại và hôn nhân
Bảng 3.2. Thông tin về tình trạng kinh tế, nghề nghiệp hiện tại
và hôn nhân ở đối tƣợng nghiên cứu
Thông tin Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Nghèo 60 18,5
Tình trạng kinh tế Trung bình 200 61,5
Khá giả 65 20,0
Nội trợ, ở nhà 224 68,9
Làm ruộng, rẫy 57 17,6
Nghề nghiệp hiện tại Buôn bán 26 8,0
Làm thuê 14 4,3
Nghề khác 4 1,2
Có vợ/chồng 212 65,2
Góa vợ/chồng 108 33,2
Tình trạng hôn nhân
Ly thân/ly dị 4 1,2
Độc thân 1 0,4
Tổng 325 100

Nhận xét:
Phần lớn NCT có điều kiện kinh tế trung bình (61,5%), tỉ lệ người nghèo
và khá giả gần tương đương nhau.
Đa số NCT hiện tại đang ở nhà, làm nội trợ chiếm 68,9%, tỉ lệ NCT làm
ruộng, rẫy chiếm 17,6%.
Phần lớn NCT có vợ/chồng (65,2%), tỉ lệ góa vợ/chồng là 33,2%, một tỉ
lệ nhỏ NCT đang ly thân/ly dị và độc thân.
24

3.1.3. Hoàn cảnh sống

Sống một mình 8.9

Sống với vợ/chồng và con/cháu 31.1

Sống với con/cháu 29.8

Sống với vợ/chồng 30.2

0 5 10 15 20 25 30 35

Biểu đồ 3.1. Hoàn cảnh sống của đối tƣợng nghiên cứu
Nhận xét:
Phần lớn NCT sống cùng người thân (sống cùng vợ/chồng, con/cháu,
vợ/chồng và con/cháu), có 8,9% NCT đang sống một mình.
3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chỉ số nhân trắc
Bảng 3.3. Thông tin về chỉ số nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu
Giới
Chỉ số nhân trắc Mẫu nghiên cứu
Nam Nữ
Cân nặng trung bình (kg) 50,9 ± 9,4 56,7 ± 9,5 48,4 ± 8,4
Chiều cao trung bình (cm) 155 ± 9,3 161 ± 7,6 150 ± 7,5
Vòng eo trung bình (cm) 76,3 ± 11,6 75,8 ± 11,0 76,7 ± 12,0
Vòng mông trung bình (cm) 87,3 ± 9,9 86,3 ± 8,9 88,1 ± 10,5

Nhận xét:
Cân nặng và chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,9 (kg)
và 155 (cm), trong đó cân nặng và chiều cao trung bình của nam lớn hơn nữ.
Vòng eo và vòng mông trung bình ở đối tượng nghiên cứu lần lượt là
76,3 (cm) và 87,3 (cm).
25

3.2.2. Tình trạng dinh dƣỡng ở đối tƣợng nghiên cứu.


Bảng 3.4. Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng nghiên cứu theo BMI

Tình trạng dinh dƣỡng Tần số (n) Tỉ lệ (%)


Độ I 32 9,8
Suy dinh dƣỡng Độ II 24 7,3
Độ III 14 4,4
Bình thƣờng 177 54,5
Thừa cân 44 13,5
Độ I 29 8,9
Béo phì
Độ II 5 1,6
Tổng 325 100

Nhận xét:
Tỉ lệ SDD ở đối tượng nghiên cứu là 21,5% cao hơn gấp hai lần tỉ lệ BP
(10,5%), trong đó SDD độ I chiếm cao nhất với tỉ lệ là 9,8%.
3.2.3. Tình trạng béo trung tâm ở đối tƣợng nghiên cứu

32,3%

Béo trung tâm

67,7% Bình thƣờng

Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ béo trung tâm ở đối tƣợng nghiên cứu


Nhận xét:
Tỉ lệ béo trung tâm ở NCT trong nghiên cứu là 32,3%.
26

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH


DƢỠNG Ở ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với nhóm tuổi
Bảng 3.5. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với nhóm tuổi
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
Nhóm tuổi n % n % n %
60 – 69 21 14,2 41 27,7 86 58,1 148
= 11,631
70 – 79 25 24,0 25 24,0 54 52,0 104
p = 0,020
≥ 80 24 32,9 12 16,4 37 50,7 73
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Tỉ lệ SDD thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 70 (14,2%) và tăng dần ở những
nhóm tuổi cao hơn, ngược lại tỉ lệ TC/BP (27,7%) cao nhất ở nhóm tuổi dưới 70
và thấp dần ở nhóm tuổi cao hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.2. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính
Bảng 3.6. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính

TTDD SDD TC/BP BT ,p


Tổng
Giới n % n % n %
Nam 30 22,6 22 16,5 81 60,9 133 = 7,042
Nữ 40 20,8 56 29,2 96 50,0 192 p = 0,030
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325
Nhận xét:
Tỉ lệ SDD ở nam giới (22,6%) cao hơn nữ giới (20,8%), ngược lại tỉ lệ
TC/BP ở nữ giới (29,2%) lại cao hơn nam giới (16,5%). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
27

3.3.3. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và trình độ học vấn
Bảng 3.7. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và trình độ học vấn
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
Trình độ học vấn
Mù chữ 26 27,1 18 18,8 52 54,1 96
=11,708
Tiểu học 35 21,6 39 24,1 88 54,3 162
p = 0,069
THCS 5 13,2 8 21,0 25 65,8 38
THPT trở lên 4 13,8 13 44,8 12 41,4 29
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao ở nhóm NCT mù chữ và trình độ ở bậc
tiểu học, ngược lại tỉ lệ TC/BP lại chiếm tỉ lệ cao ở nhóm THPT trở lên. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.3.4. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tôn giáo
Bảng 3.8. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tôn giáo
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
Tôn giáo n % n % n %
Phật giáo 38 21,1 41 22,8 101 56,1 180 = 0,784
Không theo Phật giáo 32 22,1 37 25,5 76 52,4 145 p = 0,797
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Người cao tuổi theo Phật giáo có tỉ lệ SDD và tỉ lệ TC/BP thấp hơn so
với những người không theo Phật giáo. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
28

3.3.5. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng kinh tế
Bảng 3.9. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng kinh tế
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
TT kinh tế n % n % n %
Nghèo 20 33,3 12 20,0 28 46,7 60
Trung bình = 12,884
40 20,0 42 21,0 118 59,0 200
p = 0,012
Khá giả 10 15,4 24 36,9 31 47,7 65
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325
Nhận xét:
Nhóm NCT có điều kiện kinh tế nghèo có tỉ lệ SDD cao nhất (33,3%) và
tỉ lệ TC/BP thấp nhất (20,0%). Ngược lại, nhóm có điều kiện kinh tế khá giả
có tỉ lệ TC/BP cao nhất (36,9%) và tỉ lệ SDD thấp nhất (15,4%). Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.6. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng làm việc
Bảng 3.10. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng làm việc
TTDD
SDD TC/BP BT ,p
Tổng
TT làm việc n % n % n %
Có làm việc 20 19,8 21 20,8 60 59,4 101
= 1,024
Không làm việc 50 22,3 57 25,4 117 52,3 224 p = 0,599

Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Tỉ lệ SDD và TC/BP ở nhóm NCT có làm việc thấp hơn so với những
người không làm việc. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
29

3.3.7. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng hôn nhân
Bảng 3.11. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng hôn nhân
TTDD
SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
TT hôn nhân
= 1,883
Có vợ/chồng 41 19,3 51 24,1 120 56,6 212
p = 0,390
Khác 29 25,7 27 23,9 57 50,4 113
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Người cao tuổi đã có vợ/chồng có tỉ lệ SDD thấp hơn các nhóm khác. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.3.8. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hoàn cảnh sống
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hoàn cảnh sống
TTDD SDD TC/BP BT ,p

Tổng
n % n % n %
Hoàn cảnh sống
= 1,983
Sống một mình 9 31,0 5 17,2 15 51,7 29
p = 0,371
Sống cùng người thân 61 20,6 73 24,7 162 54,7 296
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Người cao tuổi sống một mình có tỉ lệ SDD (31,0%) cao hơn so với NCT
đang sống cùng người thân (20,6%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
30

3.3.9. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hút thuốc lá
Bảng 3.13. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và hút thuốc lá
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
Hút thuốc lá
Đang hút thuốc lá 32 34,0 14 14,9 48 51,1 94 = 14,884
Đã từng hút thuốc lá 9 18,4 12 24,5 28 57,1 49 p = 0,005
Không hút thuốc lá 29 15,9 52 28,6 101 55,5 182
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325
Nhận xét:
Nhóm đối tượng nghiên cứu đang hút thuốc lá có tỉ lệ SDD (34,0%) cao
hơn so với các nhóm còn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.10. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và sử dụng rƣợu bia
Bảng 3.14. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và sử dụng rƣợu bia
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
Sử dụng rƣợu bia
= 0,666
Có 14 23,3 12 20,0 34 56,7 60
p = 0,717
Không 56 21,1 66 24,9 143 54,0 265
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Tỉ lệ SDD ở nhóm đối tượng có sử dụng rượu bia (23,3%) cao hơn so
với nhóm không sử dụng rượu bia (21,1%). Ngược lại, tỉ lệ TC/BP ở nhóm có
sử dụng rượu bia (20,0%) thấp hơn so với nhóm không sử dụng rượu bia
(24,9%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
31

3.3.11. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tập thể dục
Bảng 3.15. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tập thể dục
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
Tập thể dục
= 1,971
Có 25 18,7 30 22,3 79 59,0 134
p = 0,373
Không 45 23,6 48 25,1 98 51,3 191
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Người cao tuổi có tập thể dục có tỉ lệ SDD và TC/BP thấp hơn so với
nhóm không tập thể dục. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.3.12. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và số bữa ăn
Bảng 3.16. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và số bữa ăn
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
Số bữa ăn
<3 24 25,0 14 14,6 58 60,4 96 = 12,251
3 43 20,9 53 25,7 110 53,4 206 p = 0,016
>3 3 13,1 11 47,8 9 39,1 23
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325

Nhận xét:
Tỉ lệ SDD cao nhất ở nhóm NCT có số bữa ăn ít hơn 3 bữa/ngày
(25,0%). Ngược lại, ở nhóm mỗi ngày ăn nhiều hơn 3 bữa thì có tỉ lệ TC/BP
cao nhất (47,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
32

3.2.13. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe răng miệng
Bảng 3.17. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe răng miệng
TTDD
SDD TC/BP BT ,p

Tổng
Sức khỏe
n % n % n %
răng miệng = 6,292
Có vấn đề SKRM 39 27,7 28 19,9 74 52,4 141 p = 0,043

Bình thường 31 16,8 50 27,2 103 56,0 184


Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325
Nhận xét:
Người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng có tỉ lệ SDD (27,7%)
cao hơn nhóm không có vấn đề sức khỏe răng miệng (16,8%). Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.14. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và thói quen ăn ngọt
Bảng 3.18. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và thói quen ăn ngọt

TTDD SDD TC/BP BT ,p


Thói quen Tổng
n % n % n %
ăn ngọt
Có 7 19,4 15 41,7 14 38,9 36 = 7,150

Không p = 0,028
63 21,8 63 21,8 163 56,4 289
Tổng 70 21,5 78 24,0 177 54,5 325
Nhận xét:
Nhóm NCT có thói quen ăn ngọt có tỉ lệ TC/BP (41,7%) cao gần gấp hai
lần so với nhóm không có thói quen ăn ngọt (21,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
33

3.2.15. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và điều trị bệnh tật
Bảng 3.19. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và điều trị bệnh tật
TTDD SDD TC/BP BT ,p
Tổng
n % n % n %
Điều trị bệnh
= 6,801
Có 25 18,0 43 30,9 71 51,1 139
p = 0,033
Không 45 24,2 35 18,8 106 57,0 186

Tổng 70 21,5 78 24,5 177 54,5 325

Nhận xét:
Nhóm NCT đang điều trị bệnh có tỉ lệ TC/BP (30,9%) cao hơn so
với nhóm không điều trị bệnh (18,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
34

Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở 325
người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2015 với những kết quả thu được như sau:
4.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Về độ tuổi: Qua bảng 3.1 cho thấy số người có độ tuổi từ 60 – 69 là chủ
yếu chiếm 45,5%, ở độ tuổi 70 – 79 là 32,0%, số người từ 80 tuổi trở lên
chiếm tỉ lệ thấp 22,5%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thùy Linh
(2013) cho kết quả số NCT dưới 70 tuổi chiếm chủ yếu (49,0%) và 70 – 79
tuổi là 33,8%, thấp nhất là từ 80 tuổi trở lên (17,2%) [15].
- Về giới tính: Kết quả bảng 3.1 cho thấy phần lớn đối tượng trong mẫu
nghiên cứu là nữ giới (59,1%), tỉ lệ nam giới là 40,9%.
Kết quả này phù hợp với đặc điểm về chỉ số giới tính ở NCT trên thế giới
và Việt Nam. Tỉ lệ nữ cao hơn nam do tuổi thọ của nữ cao hơn nam, tuổi càng
cao thì khoảng cách giữa hai tỉ lệ này càng lớn [16], [24]. Nguyên nhân có lẽ
nam giới chịu tác động của các yếu tố môi trường sống thường tiếp xúc với các
yếu tố độc hại cho sức khỏe như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, lao động nặng
nhọc, lo toan công việc gia đình nên tuổi thọ có thể thấp hơn nữ giới.
- Về tôn giáo: Tín ngưỡng Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong nền
văn hóa Huế, trong nhân dân và NCT nói riêng. Huế là một trong ba trung
tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam [32].
Qua bảng 3.1 thì phần lớn NCT trong nghiên cứu theo Phật giáo
(55,4%), tỉ lệ theo Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác lần lượt là 6,5% và
2,1%. Kết quả này cao hơn so với kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt
Nam năm 2009 với tỉ lệ theo Phật giáo trung bình cả nước là 43,5% [2].
35

- Về trình độ học vấn: Qua bảng 3.1 cho thấy trình độ học vấn ở NCT
còn thấp khi có đến 49,9 % NCT ở bậc tiểu học và 29,5% NCT mù chữ, trong
khi đó tỉ lệ có trình độ từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỉ lệ thấp 8,9%.
So với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thùy Linh (2013) tỉ lệ NCT mù
chữ và tiểu học chiếm 49,6% thì tỉ lệ NCT có trình độ học vấn từ tiểu học trở
xuống ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có thể do Hương Vinh là một xã
vùng ven thành phố Huế, điều kiện đi lại và học tập khó khăn hơn các đối
tượng sống tại thành phố [15]. Các đối tượng trong mẫu nghiên cứu sinh từ
năm 1955 trở về trước có thể do điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó
khăn khi đất nước còn trong tình trạng chiến tranh nên đa số các đối tượng chỉ
học đến bậc tiểu học.
- Về nghề nghiệp: Kết quả bảng 3.2 cho thấy phần lớn NCT chủ yếu là
làm nội trợ và ở nhà (68,9%), sau đó là làm ruộng, rẫy với tỉ lệ là 17,6%, buôn
bán 8,0%, làm thuê 4,3%, làm những nghề khác chỉ chiếm 1,2%. Sau khi
phân nhóm nghề nghiệp thì tỉ lệ NCT vẫn còn làm việc chiếm 31,1% và
không làm việc là 68,9%.
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tỉ lệ người 60
tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động chiếm khoảng từ 30 – 40%, trong đó
nam giới tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn nữ giới [16].
- Về tình trạng kinh tế: Qua bảng 3.2 thì phần lớn NCT có mức sống
trung bình chiếm 61,5%, tỉ lệ nghèo là 18,5% và khá giả là 20,0%.
- Về hôn nhân: Kết quả bảng 3.2 cho thấy phần lớn NCT đang có
vợ/chồng (65,2%), tỉ lệ NCT ly thân/ly dị (1,2%) và độc thân (0,4%) chiếm tỉ
lệ nhỏ, có 33,2% NCT đang góa vợ/chồng.
- Về hoàn cảnh sống: Qua biểu đồ 3.1 thì đa số NCT đang sống với
người thân (91,1%), trong đó số NCT sống chung với con/cháu là 29,8%,
vợ/chồng và con/cháu 31,1%, tỉ lệ sống riêng hai vợ chồng là 30,2%.
36

Kết quả này là tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Kỳ Hậu (2015)
số NCT sống chung người thân là 93,5% và sống riêng hai vợ chồng là 34,6%
[9]. Tuy nhiên, tỉ lệ NCT sống một mình trong nghiên cứu của chúng tôi lại
cao hơn 8,9% so với 6,5%.
4.2. TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.2.1. Chỉ số nhân trắc
Kết quả bảng 3.3 cho thấy cân nặng và chiều cao trung bình của đối
tượng nghiên cứu là 50,9 (kg) và 155 (cm), trong đó cân nặng và chiều cao
trung bình của nam là 56,7 (kg) và 161 (cm) lớn hơn cân nặng và chiều cao
trung bình của nữ là 48,4 (kg) và 150 (cm).
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đánh giá về nhân trắc thể lực
của người Việt Nam, với trung bình chiều cao là 160 (cm) ở nam và 150 (cm)
ở nữ [11].
Vòng eo và vòng mông trung bình ở đối tượng nghiên cứu lần lượt là
76,3 cm và 87,3 cm.
4.2.2. Tỉ lệ suy dinh dƣỡng
Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến hầu như tất cả các hệ cơ quan.
Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, phát triển các vết loét ở các vùng
da bị tì đè, nhạy cảm hơn với tiêu điểm nhiễm trùng và gây nhiễm trùng toàn
thân, suy giảm chức năng, suy giảm nhận thức và kéo dài thời gian phục hồi
từ bệnh cấp tính [49].
Qua bảng 3.4 thì tỉ lệ SDD ở NCT trong nghiên cứu là 21,5%, trong đó
SDD độ I là 9,8%, độ II là 7,3%, độ III là 4,4%. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy (2009) tại Hải Dương có tỉ lệ SDD là 21,5%
[12]. Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2003) tại thành phố
Hồ Chí Minh với tỉ lệ SDD là 21,4% [8].
37

So với nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt và cộng sự (2012) tại Nam
Định có tỉ lệ SDD là 25,7%, nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) tại Bến Tre
là 27,5% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn [19], [21]. Tuy nhiên,
kết quả của chúng tôi lại cao hơn so với nghiên cứu của Trần Kỳ Hậu (2015)
tại Bình Định với tỉ lệ SDD là 17,5% [9].
4.2.3. Thừa cân – béo phì
Béo phì được xem là một trong những nguyên nhân chính cho sự khởi
phát và gia tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Đó là
một vấn đề sức khỏe toàn cầu ở tất cả các lứa tuổi ở cả các nước phát triển và
đang phát triển. Ở người già, nó góp phần vào sự xuất hiện sớm của bệnh mạn
tính, suy giảm chức năng và dẫn đến tử vong sớm [52].
Qua bảng 3.4 thì tỉ lệ TC/BP ở đối tượng nghiên cứu là 24,0%, trong đó
tỉ lệ TC (BMI = 23 - 24,99) là 13,5%, tỉ lệ BP ( BMI ≥ 25) là 10,5%. Tỉ lệ BP
độ I là 8,9%, độ II là 1,6%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn (2009) tại
xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế với tỉ lệ TC/BP là 24,7%.
Tuy nhiên tỉ lệ BP lại cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với 18,8% [20].
So với nghiên cứu của Đỗ Thanh Giang (2012) tại Thái Bình tỉ lệ TC/BP
(BMI ≥ 23) là 20,6% và nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và cộng sự (2009) tại
Tân Châu - An Giang là 14,4% thì kết quả của chúng tôi lại cao hơn [6],[25].
Điều này cho thấy TC/BP đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với cộng đồng
NCT tại xã Hương Vinh.
4.2.4. Tỉ lệ béo trung tâm
Béo trung tâm là một trong những yếu tố nguy cơ với sự gia tăng tỉ lệ
mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp, góp phần vào sự phát triển của
tăng huyết áp trên bệnh nhân tiểu đường ở mọi lứa tuổi, kể cả người già [38].
38

Tỉ lệ béo trung tâm ở NCT trong nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện
qua biểu đồ 3.2 với tỉ lệ là 32,3%.
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) với tỉ lệ
béo trung tâm là 21,0% và 28,2% trong nghiên cứu của Đỗ Thanh Giang
(2012) [6], [19].
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH
DƢỠNG Ở ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.3.1. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với nhóm tuổi
Qua bảng 3.5 cho thấy tình trạng SDD ở nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên
chiếm tỉ lệ cao nhất là 32,9%, trong khi đó tỉ lệ TC/BP cao nhất ở nhóm dưới
70 tuổi với 27,7% với p < 0,05.
Kết quả này phù hợp với kết quả của Hà Thị Ninh (2011) thực hiện tại
Bến Tre với tỉ lệ SDD cũng cao nhất ở nhóm 80 tuổi trở lên (38,1%) và tỉ lệ
TC/BP lại cao nhất ở nhóm dưới 70 tuổi (35,0%) với p < 0,05 [19].
Nghiên cứu của Iftikhar Alam và cộng sự (2011) trên 526 NCT nam giới
tại Pakistan, cho kết quả nhóm tuổi từ 60 đến 70 tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất
trong mẫu nghiên cứu chiếm 8,6%, sau đó là nhóm 70 đến 80 tuổi là 4,0% và
nhóm trên 80 là 0,6% với p < 0,05 [42].
4.3.2. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và giới tính
Trọng lượng cơ thể đạt mức cao nhất xấp xỉ ở độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi,
với phụ nữ đỉnh điểm là thời kì sau mãn kinh và vẫn khá ổn định ở độ tuổi từ
65 và 70 tuổi, trong khi quá trình giảm cân diễn ra chậm bắt đầu sau tuổi 70
và tiếp tục cho đến những năm còn lại của cuộc sống [44].
Kết quả bảng 3.6 cho thấy tỉ lệ SDD ở nam giới (22,6%) cao hơn nữ giới
(20,8%), ngược lại tỉ lệ TC/BP ở nữ giới (29,2%) lại cao hơn nam giới
(16,5%) với p < 0,05.
39

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và cộng sự (2009) thì tỉ lệ
SDD của NCT nam giới là 26,7% cao hơn ở nữ là 22,3%, đồng thời nam có
nguy cơ SDD gấp 1,13 lần so với nữ và ngược lại tỉ lệ TC/BP của NCT nam
giới là 23,5% thấp hơn ở nữ là 30,5% với p < 0,05 [25].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Clarissa De Matos Nascimento và
cộng sự (2011) tại Braxin cho kết quả nam giới có tỉ lệ SDD (18,2%) cao hơn
nữ giới (9,0%) với p = 0,018 và tỉ lệ TC/BP ở nữ giới (54,5%) cao hơn nam
giới (29,6%) với p = 0,03 [36].
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Indeks Jisim Tubuh tại Malaysia (2012)
thì tỉ lệ SDD ở nữ là 20,7% cao hơn nam giới 15,4% (p < 0,05). Có sự khác
biệt về kết quả này có thể là do sự khác nhau về đặc điểm địa lý, kinh tế, xã
hội giữa Việt Nam và Malaysia [43].
4.3.3. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và trình độ học vấn
Qua bảng 3.7 thì tỉ lệ SDD ở nhóm có trình độ mù chữ (27,1%) và tiểu
học (21,6%) cao hơn các nhóm còn lại, trong khi đó TC/BP (44,8%) lại chiếm
tỉ lệ cao hơn ở nhóm trung học phổ thông trở lên. Điều này cho thấy trình độ
học vấn có thể ảnh hưởng đến TTDD của đối tượng, nhóm có học vấn cao
hơn có điều kiện thu nhập cao hơn, từ đó đảm bảo nguồn thực phẩm cho nhu
cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tỉ lệ này.
4.3.4. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tôn giáo
Nghiên cứu của hiệp hội y khoa anh Quốc (British Medical Association)
cho thấy rằng những người ăn chay thường có trọng lượng cơ thể vừa phải
hơn những người ăn thịt, cá [5].
Theo kết quả bảng 3.8 thì NCT theo Phật giáo có tỉ lệ SDD (21,1%) và tỉ
lệ TC/BP (22,8%) thấp hơn nhóm NCT không theo Phật giáo. Tuy nhiên, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
40

4.3.5. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng kinh tế
Những NCT gặp khó khăn về kinh tế như nghèo hoặc có thu nhập thấp
có thể không có khả năng mua đủ lượng thực phẩm. NCT phải cân nhắc lựa
chọn giữa việc mua thức ăn và trả tiền cho nhu cầu cần thiết khác như mua
thuốc điều trị bệnh, trả tiền điện, nước…., điều này cũng có thể gây ra một số
NCT có chế độ ăn hạn chế hơn. Những chế độ ăn hạn chế làm tăng nguy cơ
SDD ở NCT [4], [33].
Qua kết quả bảng 3.9 thì tỉ lệ SDD cao nhất ở nhóm NCT có điều kiện
kinh tế nghèo (33,3%) và tỉ lệ TC/BP cao nhất ở nhóm có điều kiện kinh tế
khá giả (36,9%) với p < 0,05.
Nghiên cứu của Tessfamichael và cộng sự (2014) tại Ethiopia, NCT ở
nhóm nghèo có nguy cơ SDD cao hơn ở nhóm giàu 1,8 lần [53].
Nghiên cứu Torres LH và cộng sự (2008-2009), NCT với thu nhập trung
bình từ 3,1 đến 5 lần mức chuẩn (OR = 1,69) có nhiều khả năng bị TC/BP (một
mức chuẩn tương đương 126,88 USD) so với nhóm thu nhập thấp hơn [54].
4.3.6. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và tình trạng làm việc
Kết quả bảng 3.10 cho thấy ở nhóm có làm việc (làm ruộng, rẫy; làm
thuê, buôn bán,…) thì tỉ lệ SDD và TC/BP thấp hơn (19,8% và 20,8%) so với
nhóm không làm việc (22,3% và 25,4%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
4.3.7. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với tình trạng hôn nhân và
hoàn cảnh sống
Theo nghiên cứu Trần Thị Thúy Hà và cộng sự (2013) NCT có vợ/chồng
có chất lượng cuộc sống cao hơn so với những người góa vợ/chồng. Sự quan
tâm của con cháu, hài lòng về gia đình…tạo tâm lý thoải mái có thể góp phần
làm NCT ăn uống đầy đủ hơn [7].
41

- Về hôn nhân: Kết quả bảng 3.11 cho thấy nhóm NCT hiện tại đang có
vợ/chồng có tỉ lệ SDD (19,3%) thấp hơn so với nhóm độc thân/ly thân/ly
dị/góa (25,7%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
NCT sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, nên ăn ít, nhất là
khi không có người bạn đời nấu cho mình ăn, cũng như chia sẻ ngọt bùi. Vì
vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ít hơn ở những người sống một
mình khi so sánh với những người sống chung với người thân [4], [47].
- Về hoàn cảnh sống: Qua bảng 3.12 thì NCT sống một mình có tỉ lệ
SDD (31,0%) cao hơn so với NCT đang sống cùng người thân (20,6%) và
ngược lại tỉ lệ TC/BP ở nhóm sống cùng người thân (24,7%) cao hơn nhóm
sống một mình (17,2%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
4.3.8. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với thói quen hút thuốc
Chất Nicotine có thể làm cho người nghiện thuốc lá bớt cảm giác thèm
ăn và nếu hút một gói đến một gói rưỡi mỗi ngày, sẽ làm tiêu hao khoảng 200
kcal năng lượng [46].
Qua bảng 3.13 thì nhóm đối tượng hiện đang hút thuốc lá có tỉ lệ SDD
(34,0%) cao hơn nhóm đã từng hút thuốc lá (18,4%) và không hút thuốc lá
(15,9%) với p < 0,05.
Theo nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) thì tỉ lệ SDD ở người đang hút
thuốc lá (43,7%) cao hơn 1,8 lần so với đối tượng chưa từng hút thuốc lá
(24,0%) với p < 0,05 [19].
Nghiên cứu Torres LH và cộng sự (2008 - 2009), NCT hiện đang hút thuốc
lá có nguy cơ bị SDD gấp 2,62 lần so với người không hút thuốc lá [54].
4.3.9. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với sử dụng rƣợu bia và tập
thể dục
Rượu có tác hại lên toàn bộ cơ thể người già nhất là khi họ có sẵn một
vài bệnh mãn tính, đang dùng nhiều dược phẩm và giảm sức chịu đựng với độ
cồn trong rượu.
42

Rượu đưa đến kém dinh dưỡng, thiếu vitamin đặc biệt là vitamin nhóm
B, vì người nghiện rượu uống nhiều hơn ăn [4].
- Về sử dụng rượu bia: Qua bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ SDD ở nhóm có sử
dụng rượu bia (23,3%) cao hơn so với nhóm không sử dụng rượu bia (21,1%).
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Ít hoạt động thể lực là mối nguy cơ cho nhiều bệnh: Tăng huyết áp, béo
phì, tim mạch, tiểu đường,… Hoạt động thể lực làm giảm cân, làm giảm lipid
máu, giảm huyết áp [18].
- Về tập thể dục: Qua bảng 3.15 cho thấy NCT có tập thể dục có tỉ lệ
SDD (18,7%) và TC/BP (22,3%) thấp hơn so với nhóm không tập thể dục
(23,6% và 25,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
4.3.10. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và số bữa ăn
Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi
giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên người già thường ăn giảm đi.
Tuy nhiên, có một số người tuổi cao nhưng ăn vẫn ngon miệng nên ăn thừa,
dẫn đến thừa cân, béo phì là nguy cơ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận [22].
Kết quả bảng 3.16 cho thấy NCT mỗi ngày ăn ít hơn 3 bữa có tỉ lệ SDD
(25,0%) cao gần gấp hai lần so với nhóm mỗi ngày ăn nhiều hơn 3 bữa
(13,0%), ngược lại nhóm ăn mỗi ngày nhiều hơn 3 bữa có tỉ lệ TC/BP cao hơn
các nhóm còn lại (47,8%) với p < 0,05.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tâm (2009) và cộng sự cho thấy NCT
ăn một bữa ăn chính trong ngày có nguy cơ SDD cao gấp 2,61 lần những
người dùng hai bữa ăn chính trong ngày với p < 0,05 [25].
4.3.11. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng với sức khỏe răng miệng
Kết quả bảng 3.17 cho thấy tỉ lệ NCT có vấn đề sức khỏe răng miệng có
tỉ lệ SDD (27,7%) cao hơn so với nhóm không có vấn đề sức khỏe răng miệng
(16,8%) với p < 0,05.
43

Theo kết quả điều tra dinh dưỡng tại Anh (1995 – 1996) thì tiêu thụ năng
lượng thấp hơn ở những người không có răng tự nhiên, cũng như rất nhiều các
vi chất dinh dưỡng (canxi, sắt, vitamin A, C và E, và một số loại vitamin B),
chất xơ và protein. Ở NCT có răng tự nhiên thì lượng chất dinh dưỡng hấp thu
tốt hơn và chỉ số khối cơ thể cao hơn so với những người đã mất răng [47].
Theo nghiên cứu của Seman K và cộng sự (2007), NCT có bộ răng bị
thương tổn có tỉ lệ SDD (51,1%) cao hơn so với nhóm không bị thương tổn
(2,1%) với p < 0,05 [51].
4.3.12. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và thói quen dùng đồ ngọt
Khi vào cơ thể không chỉ riêng chất béo mà các chất đạm, chất bột
đường nếu ăn vào với số lượng dư thừa đều có thể chuyển thành mỡ dự trữ.
Vì vậy, không chỉ coi việc ăn nhiều bơ, mỡ hay dầu mới làm tăng cân mà ăn
quá nhiều chất bột đường và đồ ngọt đều có thể gây BP [17].
Kết quả bảng 3.18 cho thấy tỉ lệ TC/BP ở nhóm có thói quen dùng đồ
ngọt (41,7%) cao gần gấp hai lần nhóm không có thói quen dùng đồ ngọt
(21,8%) với mức ý nghĩa p < 0,05.
4.3.13. Liên quan giữa tình trạng dinh dƣỡng và đang điều trị bệnh
Ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, sự gia tăng các bệnh mãn tính liên quan
đến quá trình lão hóa làm giảm hoạt động thể chất cùng với đó là lối sống tĩnh
tại, giảm làm việc khi tuổi đã cao làm cho NCT dễ tăng cân hơn [33].
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 thì NCT đang điều trị bệnh có tỉ lệ
TC/BP (30,9%) cao hơn những người không điều trị bệnh (18,8%), với mức ý
nghĩa thống kê p < 0,05.
Theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) tỉ lệ TC/BP ở NCT
đang điều trị bệnh là 32,4% cao hơn so những người không điều trị bệnh
19,2%, với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 [19].
44

KẾT LUẬN

Từ các kết quả thu được, chúng tôi có những kết luận sau:
1. Tình trạng dinh dƣỡng ở ngƣời cao tuổi tại xã Hƣơng Vinh, thị xã
Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là 21,5%, trong đó suy dinh dưỡng
độ I là 9,8%, độ II là 7,3% và độ III là 4,4%.
Tỉ lệ thừa cân là 13,5%. Tỉ lệ béo phì là 10,5%, trong đó béo phì độ I là
8,9%, béo phì độ II là 1,6%.
Tỉ lệ béo trung tâm ở người cao tuổi trong nghiên cứu là 32,3%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng ở đối tƣợng nghiên
cứu
Nhóm tuổi có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 80 tuổi trở lên (32,9%),
nhóm tuổi từ 60 đến 69 có tỉ lệ thừa cân/béo phì cao nhất (27,7%). (p = 0,020)
Nam giới có tỉ lệ suy dinh dưỡng (22,6%) cao hơn nữ giới (20,8%). Tỉ lệ
thừa cân/béo phì ở nữ giới (29,2%) cao hơn nam giới (16,5%). (p = 0,030)
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có điều kiện kinh tế nghèo
(33,3%) cao hơn nhóm trung bình (20,0%) và khá giả (15,4%). Tỉ lệ thừa
cân/béo phì ở người cao tuổi có điều kiện kinh tế khá giả (36,9%) cao hơn
nhóm nghèo (20,0%) và trung bình (21,0%). (p = 0,012)
Người cao tuổi đang hút thuốc lá có tỉ lệ suy dinh dưỡng (34,0%) cao
hơn những người cao tuổi không hút thuốc lá (15,9%) và đã từng hút thuốc lá
(18,4%). (p = 0,005)
Người cao tuổi có vấn đề sức khỏe răng miệng có tỉ lệ suy dinh dưỡng
(27,7%) cao hơn người cao tuổi không gặp vấn đề sức khỏe răng miệng
(16,8%). (p = 0,043)
45

Người cao tuổi mỗi ngày ăn ít hơn 3 bữa có tỉ lệ suy dinh dưỡng (25,0%)
cao hơn nhóm mỗi ngày ăn nhiều hơn 3 bữa (13,0%). Tỉ lệ thừa cân/béo phì
(47,8%) cao hơn ở người cao tuổi mỗi ngày ăn nhiều hơn 3 bữa. (p = 0,016)
Người cao tuổi có thói quen ăn ngọt thường xuyên có tỉ lệ thừa cân/béo
phì (41,7%) cao hơn nhóm không có thói quen ăn ngọt thường xuyên
(21,8%). (p = 0,028)
Người cao tuổi đang điều trị bệnh có tỉ lệ thừa cân/béo phì (30,9%) cao
hơn nhóm không điều trị bệnh (18,8%). (p = 0,033)
46

KIẾN NGHỊ

Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, để nâng cao nhận thức của
người dân về chế độ ăn uống và vận động hợp lý để kiểm soát được tỉ lệ thừa
cân - béo phì, đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Tăng cường công tác truyền thông hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, cách
chăm sóc người cao tuổi trong thời gian bị bệnh và hồi phục, giúp người cao
tuổi mau chóng hồi phục và góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người
cao tuổi.
Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về tác hại của thuốc lá
đối với sức khỏe, vận động người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng
không hút thuốc lá để góp phần làm giảm ảnh hưởng của thuốc lá đối với tình
trạng dinh dưỡng cũng như những nguy cơ mắc các bệnh tật khác do thuốc lá
gây ra.
Lồng ghép các chương trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng với hoạt
động khám chữa bệnh ở người cao tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Tỷ số vòng eo trên vòng mông, cập
nhật ngày 11/04/2016, truy cập ngày 15/04/2016, tại trang web
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_vòng_eo_trên_vòng_mông.
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương(2009), Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, tr 281, 893tr.
3. Phạm Thị Dung(2014), Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên
quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn của người 30 tuổi trở lên tại cộng
đông nông thôn Thái Bình, Luận án Tiến sĩ y học, Viện vệ sinh Dịch tễ
Trung Ương.
4. Nguyễn Ý Đức(2000), Dinh dưỡng và Điều trị, nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
5. Nguyễn Ý Đức(2000), Dinh dưỡng và Sức khỏe, nhà xuất bản Y Học, Hà
Nội.
6. Đỗ Thanh Giang(2012), Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số
biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người
cao tuổi tại nông thôn tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ y tế công cộng,
Đại học y Thái Bình.
7. Trần Thị Thúy Hà và CS(2013), “Các yếu tố về tinh thần - xã hội ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống người cao tuổi”, Tạp chí Y học dự
phòng, XXIII(5), 141.
8. Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Kim Hưng (2003), “Tình trạng dinh
dưỡng ở người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí dinh dưỡng
và thực phẩm, 1.
9. Trần Kỳ Hậu(2015), Nghiên cứu sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở
người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015, Luận
án chuyên khoa cấp 2, Trường đại học Y Dược Huế.
10. Nguyễn Thị Kim Hoa(2012), Công tác xã hội với người cao tuổi,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr. 8, 72 tr.
11. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi(2011), “Xu hướng tăng trưởng thế tục của
người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng
giai đoạn 2011- 2020”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm,6(4).
12. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm(2009), “Thực trạng suy dinh dưỡng
của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2009”, Tạp chí
Dinh Dưỡng và Thực phẩm, 9(2).
13. Phạm Duy Hưng và cộng sự(2014), Báo cáo chỉ số diện tích bề mặt cơ
thể của sinh viên năm thứ 4 trường đại học Y Dược Cần Thơ, Bộ môn
Sinh lý – Khoa Y, Trường đại học Y Dược Cần Thơ.
14. Mai Hương(2013), Cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người cao tuổi,
Website: Tạp chí Sức khỏe và Đời sống, cập nhật ngày 17/06/2013, truy
cập ngày 22/11/2015, tại trang web http://suckhoedoisong.vn.
15. Nguyễn Hoàng Thùy Linh(2013), Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và các yếu
tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Huế
năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Dược Huế.
16. Giang Thanh Long(2011), Báo cáo:Già hóa dân số và người cao tuổi ở
Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam (2011).
17. Lê Bạch Mai(2009), Một số yếu tố nguy cơ Thừa cân – Béo phì, website:
Tạp chí Bác sĩ Gia Đình, truy cập ngày 11/10/2015, tại trang web
http://bacsigiadinh.org.
18. Huỳnh Văn Minh và CS(2007), Dự phòng tiên phát toàn diện bệnh lý
tim mạch, một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim
mạch 2007, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
19. Hà Thị Ninh(2011), Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi
tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011, Viện Vệ sinh Y tế Công
cộng thành phố Hồ Chí Minh.
20. Hoàng Văn Ngoạn(2009), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên
quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, đại học Huế, (52).
21. Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Văn Khiêm(2012), “ Tình trạng dinh
dưỡng của người cao tuổi ở xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
năm 2012”, Tạp chí y học dự phòng, XXIV(7), tr.158 – 159.
22. Đỗ Gia Phan(2010), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hà Nội.
23. Quốc hội(2009), Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội: LUẬT NGƯỜI
CAO TUỔI.
24. Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi
Quốc tế (HelpAge International)(2012), Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành
tựu và Thách thức, báo cáo tóm tắt, New York.
25. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Phước Hải, Lê Văn Khoa(2009), “Đánh giá tình
trạng dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang năm
2009”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 7(1).
26. Trần Thị Hồng Thu(2014), Chẩn đoán lệ thuộc chất gây nghiện,
website: Truyền thông vì sức khỏe tâm thần cộng đồng - Bệnh viện tâm
thần ban ngày Mai Hương, truy cập ngày 05/10/2015, tại trang web
http://www.maihuong.gov.vn.
27. Nguyễn Thị Minh Thuỷ(2005), Giáo trình dinh dưỡng người, Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
28. Trường Đại học Y Dược Huế(2013), Giáo trình Dinh dưỡng – An toàn
Thực phẩm 2, Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn Thực phẩm, khoa Y tế
Công cộng, trường Đại học Y Dược Huế, tr.11, 92tr.
29. Trường đại học Y Dược Huế(2012), Giáo trình Dinh dưỡng - An toàn
Thực phẩm 1, Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm, khoa Y tế
Công cộng, Trường đại học Y Dược Huế.
30. Viện dinh dưỡng(2015), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi
tăng trưởng, Website Viện dinh dưỡng, cập nhật ngày: 04/03/2015, truy
cập ngày 06/10/2015, tại trang web http://www.viendinhduong.vn/news.
31. Viện dinh dưỡng(2015), Kỹ thuật đo nhân trắc, Website: Viện dinh
dưỡng, cập nhật ngày 19/08/2011, truy cập ngày 28/09/2015, tại trang
web http://www.viendinhduong.vn/news.
32. Hoàng Ngọc Vĩnh(2000), “Về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống
văn hóa tinh thần con người Huế”, Tạp chí triết học, 4(116), 43.
B. TIẾNG ANH
33. Ann Mabe Newman, DSN, APRN, CNE(2009), “Obesity in Older
Adults”, The online journal of issues in Nursing, 14 (1).
34. Aliabadi, et al(2008), “Prevalance of malnutrition in free living elderly
people in Iran: a cross sectional study”, Asia Pac J Clin Nutr, 17(2),
pp.285- 9.
35. British nutrition foundation, older adult, access on 06/03/2016, from
https://www.nutrition.org.uk/nutritionscience/life/olderadults.html?limit
=1&start.
36. Clarissa De Matos Nascimento, et al(2011), “Estado nutricional e fatores
associados em idosos do Município de Viçosa, Minas Gerais, Bras”,
Cad. Saúde Pública, 27(12 ).
37. Danielle Maher, Student Nurse and Carol Eliadi EdD, “Malnutrition in
the Elderly: An Unrecognized Health Issue”, RN journal.
38. Etty Osher, et al(2009), “Obesity in Elderly Subjects”, PubMed, 32(2).
39. Evelyn G. Duffy, NP, Malnutrition in Older Adults, Deciphering a
Complex Syndrome, access on 01/12/2015, from
http://nurse-practitioners-and-physician assistants.advanceweb .com/
Article/Malnutrition-in-Older-Adults.aspx
40. FRACP, et al(2004), “Malnutrition in older people – screening and
management strategies”, Reprinted from Australian Family Physicia, 33(10).
41. Frank W. Jackson MD(2016), Nutritionfor older adults, Siegelbaum
Gastroenterology and West Shore Endoscopy Center, accessed on
11/02/2016, from http://gicare.com/diets/nutrition-for-older-adults/.
42. Iftikhar Alam, et al(2011),“Relationship between anthropometric
variables and nutrient intake in apparently healthy male elderly
individuals: A study from Pakistan”, Nutrion Journal,10, 111.
43. Indekjisim Tubuh, et al(2012),“Prevalence of Malnutrition among
Institutionalized Elderly People in NorthernPeninsular Malaysia”,
SainsMalaysiana, 41(1), pp.141-148.
44. Ioannis Kyrou, Constantine Tsigos(2009) , “Obesity in the Elderly
Diabetic Patient”, PubMed, 32(2), s403-s409.
45. J.Clifford, L.Bellows(2012), Nutrition and Aging, Colorado State
University Cooperative Extension, access on 10/12/2015, from
https://fnic.nal.usda.gov/lifecycle-nutrition/aging.
46. J-AUDRAIN McGovern, NL Benowitz(2011), “Cigarette Smoking,
Nicotine, and Body Weight”, PubMed, 90(1), pp.164-168.
47. Mr.Hickson(2006), “Malnutrition and ageing”, Pubmed, 82 (963), pp. 2-8
48. Peter F Collins, et al(2011), “The influence of smoking status on
malnutrition risk and 1‐year mortality in outpatients with chronic
obstructive pulmonary disease”, Journal of Human nutrition and
dietetics, 24(4), pp.382 – 383.
49. R Hajjar, H Kamel, K Denson(2003), “Malnutrition In Aging”,The
InternetJournal of Geriatrics and Gerontology,1(1).
50. Ramić E., Pranjic N ., et al(2011), “The effect of loneliness on
malnutrition in elderly population”, Med ARH, 65 (2), pp. 92-5.
51. Seman K, et al(2007), “Association between functional dentition
withinadequate calorie intake and underweight inelderly people living in
“Pondok”in Kelantan”, Archives of Orofacial Sciences, 2,10-19.
52. Shilpa Amarya, Kalyani Singh, Manisha Sabharwal(2014) , “Health
consequences of obesity in the elderly”, Journal of Clinical Gerontology
and Geriatrics, 5(3), pp. 63–67.
53. Tessfamichael, et al(2014), “High Prevalence of Undernutrition among
Elderly People in Northwest Ethiopia: A Cross Sectional Study”, J
Nutrition Health Food Sci, 2(4), pp.1– 5.
54. Tôrres LH., et al(2012), “Association between underweight and
overweight/obesity with oral health among independently living
Brazilian elderly”, Pubmed 29 (1), pp. 152-7.
55. WHO(2006), Global database on Body Mass Index, access
on15/10/2015, from
http://apps.who.int/bmi/index.jsp?introPage=intro_3.htm.
56. WHO, expert consultation(2004), “Appropriate body – mass index for
Asian populations and its implications for policy and intervention
strategies”. The Lancet, 363 (9403), pp.157-63.
57. WHO, Nutrition for older persons, accessed on 10/11/2015, from
http://www.who.int/nutrition/topics/ageing/en/index2.html.
58. WHO, Tuulfs University – School of nutrition and policy (2002), Keep
fit for life: meeting the nutritional needs of older persons, World
Health Organiation (2002).
PHỤ LỤC 1
PHIẾU PHỎNG VẤN
TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƢỜI CAO TUỔI TẠI XÃ HƢƠNG VINH, THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015
Mã số phiếu: ...............
Ngày thu thập số liệu: .....................
CHỈ SỐ NHÂN TRẮC
Chiều cao: ..................................... Vòng eo: ..............................................
Cân nặng: .................................. Vòngmông: ...........................................
PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG
Câu A1. Họ và tên người được phỏng vấn: ......................................................
Câu A2. Địa chỉ: ...............................................................................................
Câu A3. Tuổi:. ..................................................................................................
Câu A4.Giới tính: 1. Nam
2. Nữ
Câu A5.Tôn Giáo: 1. Phật giáo
2. Thiên chúa giáo
3. Không theo tôn giáo
4. Khác ( ghi rõ)
Câu A6.Trình độ học vấn: 1. Mù chữ
2. Tiểu học
3. THCS
4. THPT
5. Cao đẳng, Đại học trở lên
Câu A7.Trình trạng hôn nhân hiện tại: 1. Ly dị/ly thân
2. Chưa lập gia đình
3. Có vợ/chồng
4. Góa vợ/ chồng
Câu A8.Hoàn cảnh sống 1. Với vợ/chồng
2. Với con/cháu
3. Với vợ/chồng và con/cháu
4. Sống một mình
Câu A9.Tình trạng kinh tế hiện tại của1. Nghèo
hộ gia đình (theo đánh giá của ĐTV) 2. Trung bình
3. Khá giả.
Câu A10.Hiện tại ông/bà làm nghề gì? 1. Làm nội trợ, giữ cháu.
2. Làm thuê
3. Làm ruộng rẫy
4. Buôn bán
5. Khác
PHẦN B: CÂU HỎI VỀ LỐI SỐNG, THÓI QUEN ĂN UỐNG
Câu B1.Ông bà đã từng hút thuốc 1. Đang hút thuốc
lá,thuốc lào, tẩu…chưa? 2. Đã từng hút thuốc
3. Không
Câu B2.Ông/ bà có sử dụng rượu, bia 1. Có
hay chất uống có cồn không? 2. Không
Câu B3.Ông/bà có tập thể dục/thể 1. Có
thao không? 2. Không
Câu B4.Hiện tại ông/bà có gặp vấn đề 1. Mất răng
gì về răng miệng nào dưới đây 2. Mang răng giả
không? 3. Khô miệng
4. Đau, ê buốt khi ăn
5. Khó cảm nhận mùi vị thứcăn
6. Bình thường
7. Khác ( ghi rõ)
Câu B5.Mỗi ngày ông bà ăn cơm mấy 1. <3
bữa? 2. 3
3. >3
Câu B6.Ngoài bữa ăn chính ông/bà có 1. Có
thường xuyên sử dụng các loại đồ 2. Không
uống, bánh kẹo, các loại thức ăn ngọt
không?
Câu C1:Hiện tại ông/bà có đang điều 1. Có
trị bệnh gì không? 2. Không
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH NGƢỜI CAO TUỔI THAM GIA NGHIÊN CỨU
TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI XÃ HƢƠNG VINH THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ NĂM 2015

STT Họ và tên Giới Ngày sinh Thôn Tuổi


1 Đỗ văn T Nam 17/02/1936 Thế Lại Thượng 79
2 Hồ thị T Nữ 07/02/1931 Thế Lại Thượng 84
3 Hoàng thị N Nữ 05/05/1936 Thế Lại Thượng 79
4 Huỳnh thị C Nữ 10/02/1944 Thế Lại Thượng 71
5 La thị K Nữ 30/06/1946 Thế Lại Thượng 69
6 Lê kim T Nam 05/01/1955 Thế Lại Thượng 60
7 Hồ thị D Nữ 11/06/1933 Thế Lại Thượng 82
8 Lê xuân T Nam 12/04/1929 Thế Lại Thượng 86
9 Nguyễn đình M Nam 02/01/1955 Thế Lại Thượng 60
10 Nguyễn đôn Q Nam 02/03/1955 Thế Lại Thượng 60
11 Huỳnh thị C Nữ 10/02/1944 Thế Lại Thượng 63
12 Nguyễn thị K Nữ 12/05/1950 Thế Lại Thượng 65
13 Cam mậu C Nam 15/05/1954 Thế Lại Thượng 77
14 Nguyễn thị T Nữ 15/02/1926 Thế Lại Thượng 89
15 Đỗ thị N Nữ 15/09/1953 Thế Lại Thượng 62
16 Nguyễn văn H Nam 03/06/1933 Thế Lại Thượng 82
17 Nguyễn văn L Nam 02/01/1947 Thế Lại Thượng 68
18 Trần văn L Nam 04/05/1945 Thế Lại Thượng 70
19 Nguyễn xuân T Nam 20/06/1945 Thế Lại Thượng 70
20 Đào văn C Nam 15/05/1954 Minh Thanh 61
21 Châu thị S Nữ 18/08/1946 Minh Thanh 69
22 Đặng thị H Nữ 03/12/1937 Minh Thanh 78
23 Đỗ thị T Nữ 20/09/1949 Minh Thanh 66
24 Dương thị M Nữ 12/07/1937 Minh Thanh 78
25 Hồ văn t Nam 05/05/1932 Minh Thanh 83
26 Hoàng thị G Nữ 12/02/1932 Minh Thanh 83
27 Đào thị G Nữ 15/05/1936 Minh Thanh 79
28 Đỗ G Nam 27/03/1950 Minh Thanh 55
29 Đỗ thị U Nữ 17/03/1939 Minh Thanh 76
30 Hồ C Nam 15/01/1940 Minh Thanh 75
31 Hồ thị K Nữ 01/01/1954 Minh Thanh 61
32 Huỳnh thị H Nữ 12/07/1950 Minh Thanh 65
33 Lê H Nam 12/01/1955 Minh Thanh 60
34 Lê tấn T Nam 12/01/1950 Minh Thanh 65
35 Lê thị T Nữ 19/03/1954 Minh Thanh 61
36 Lê quang B Nam 23/07/1943 Minh Thanh 72
37 Nguyễn thị A Nữ 16/04/1948 Minh Thanh 67
38 Lử hửu D Nam 11/04/1950 Minh Thanh 65
39 Lê thị H Nữ 07/08/1946 Minh Thanh 69
40 Ngô phi P Nam 20/06/1954 Minh Thanh 61
41 Lê thị D Nữ 01/02/1932 Minh Thanh 83
42 Ngô thị H Nữ 10/02/1941 Minh Thanh 74
43 Võ thị L Nữ 05/07/1924 Minh Thanh 91
44 Nguyễn bá Q Nam 26/06/1946 Bao Vinh 69
45 Nguyễn đắc T Nam 01/03/1948 Bao Vinh 67
46 Nguyễn đôn H Nam 26/04/1950 Bao Vinh 65
47 Bùi thi kim T Nữ 25/09/1951 Bao Vinh 64
48 Cao thị liễu Đ Nữ 04/05/1936 Bao Vinh 79
49 Công tằng tôn nữ Q Nữ 13/10/1930 Bao Vinh 85
tố
50 Đặng thị B Nữ 21/12/1935 Bao Vinh 80
51 Đõ thị T Nữ 15/12/25 Bao Vinh 90
52 Nguyen kim P Nam 20/02/47 Bao Vinh 68
53 Phạm thị L Nữ 03/07/1925 Bao Vinh 90
54 Đoàn thị thanh X Nữ 07/11/1929 Bao Vinh 86
55 Lê thị T Nữ 31/08/1936 Bao Vinh 79
56 Đoàn V Nam 08/03/1946 Bao Vinh 69
57 Đoàn xuân Q Nam 03/05/1954 Bao Vinh 61
58 Hồ thị B Nữ 12/02/1946 Bao Vinh 69
59 Hồ thị kim A Nữ 10/03/1954 Bao Vinh 61
60 Le văn H Nam 23/03/1950 Bao Vinh 65
61 Hoàng thị T Nữ 02/09/1930 Bao Vinh 85
62 Hoàng phúc D Nữ 23/05/1950 Bao Vinh 65
63 Hoàng T Nam 18/07/1943 Bao Vinh 72
64 Huỳnh K Nam 01/01/1930 Bao Vinh 85
65 Huỳnh thị T Nữ 08/10/1934 Bao Vinh 81
66 Nguyễn trọng T Nam 10/03/1946 Bao Vinh 69
67 Lê B Nam 20/06/1914 Bao Vinh 101
68 Phạm van D Nam 09/01/1951 Bao Vinh 64
69 Lê H Nam 12/04/1950 Bao Vinh 65
70 Lê hải H Nam 01/01/1947 Bao Vinh 68
71 Lê tấn Q Nam 15/06/1934 Bao Vinh 81
72 Lê T Nam 12/09/1940 Bao Vinh 75
73 Phạm thị A Nữ 25/07/1936 Bao Vinh 79
74 Lê thị C Nữ 30/05/1919 Bao Vinh 96
75 Nguyễn thị D Nữ 29/09/1939 Bao Vinh 76
76 Lê thị H Nữ 02/05/1932 Bao Vinh 83
77 Cao thị K Nữ 18/05/1953 Bao Vinh 62
78 Trần thị như M Nữ 15/04/1941 Bao Vinh 74
79 Trần thị thúy C Nữ 15/07/1954 Bao Vinh 61
80 Tràn thị thúy H Nữ 12/05/1955 Bao Vinh 60
81 Trần thị T Nữ 1954 Bao Vinh 61
82 Bảo N Nam 01/02/1948 Bao Vinh 67
83 Bùi thị V Nữ 22/03/1952 Bao Vinh 63
84 Phạm van P Nam 20/10/1955 Bao Vinh 60
85 Cao P Nam 23/06/1951 Bao Vinh 64
86 Caothị B Nữ 05/06/1934 Bao Vinh 81
87 Phan thị H Nữ 1955 Bao Vinh 77
88 Phan thị lê A Nữ 21/05/1955 Bao Vinh 60
89 Cao thị N Nữ 03/01/1948 Bao Vinh 67
90 Phạm thị R Nữ 19/09/1945 Bao Vinh 70
91 Nguyễn thị S Nữ 04/04/1936 Bao Vinh 79
92 Phan thị T Nữ 08/05/1933 Bao Vinh 82
93 Trần thị việt T Nữ 22/10/1945 Bao Vinh 70
94 Lê thị H Nữ 1955 Bao Vinh 60
95 Dương thị A Nữ 21/05/1955 Bao Vinh 60
96 Phan thị N Nữ 03/01/1948 Bao Vinh 67
97 Hoàng thị R Nữ 19/09/1945 Bao Vinh 70
98 Trương đình T Nam 1929 Bao Vinh 86
99 Trương thị G Nữ 02/04/1931 Bao Vinh 84
100 Trương thị Q Nữ 15/02/1938 Bao Vinh 77
101 Võ quang K Nam 29/07/1938 Bao Vinh 77
102 Võ thị T Nữ 07/07/1952 Bao Vinh 63
103 Võ thị lan A Nam 02/05/1943 Bao Vinh 72
104 Lê văn C Nam 14/07/1928 Bao Vinh 87
105 Đoàn thị Q Nữ 07/04/1943 Bao Vinh 72
106 Trần thị R Nữ 01/03/1935 Bao Vinh 80
107 Hoàng thị T Nữ 12/04/1925 Bao Vinh 90
108 Trần thị thu T Nữ 20/12/1947 Bao Vinh 68
109 Phan thị V Nữ 10/12/1937 Bao Vinh 78
110 Trương P Nam 09/02/1938 Bao Vinh 77
111 Võ thị N Nữ 01/10/1941 Bao Vinh 74
112 Trần B Nam 23/05/1953 Bao Vinh 62
113 Nguyễn T Nam 06/03/1937 Bao Vinh 78
114 Trần văn H Nam 02/12/1954 Bao Vinh 61
115 Võ thị G Nữ 10/07/1948 Bao Vinh 67
116 Đoàn thị H Nữ 20/10/1929 Bao Vinh 86
117 Đoàn thị Q Nữ 07/04/1943 Bao Vinh 72
118 Trần thị R Nữ 01/03/1935 Bao Vinh 80
119 Cao thị H Nữ 10/08/1955 Địa Linh 60
120 Đoàn thị N Nữ 01/01/1934 Địa Linh 81
121 Trần thị U Nữ 10/08/1952 Địa Linh 63
122Cao văn H Nam 10/10/1945 Địa Linh 70
123 Châu văn T Nam 26/08/1948 Địa Linh 67
124 Cung thị B Nữ 10/10/1932 Địa Linh 83
125 Đào thị L Nữ 14/12/1924 Địa Linh 91
126 Nguyễn thị N Nữ 03/01/1933 Địa Linh 82
127 Đinh V Nam 15/10/1932 Địa Linh 83
128 Đỗ S Nam 15/02/1955 Địa Linh 60
129 Đỗ thị N Nữ 13/10/1948 Địa Linh 67
130 Hồ thị Y Nữ 01/01/1927 Địa Linh 88
131 Dương quang T Nam 02/02/1945 Địa Linh 70
132 Hoàng thị N Nữ 06/07/1933 Địa Linh 82
133 Hà thị M Nữ 06/06/1935 Địa Linh 80
134 Hồ thị C Nữ 08/05/1944 Địa Linh 71
135 Bạch thị T Nữ 01/01/1933 Địa Linh 82
136 Hồ T Nam 29/08/1953 Địa Linh 62
137 Đoàn văn N Nam 14/12/1954 Địa Linh 61
138 Hoàng T Nam 05/10/1943 Địa Linh 72
139 Hoàng thị H Nữ 13/02/1942 Địa Linh 73
140 Đỗ thị T Nữ 25/10/1951 Địa Linh 64
141 Đoàn thị T Nữ 15/03/1934 Địa Linh 81
142 Hoàng văn Đ Nam 16/03/1948 Địa Linh 67
143 Huỳnh thị L Nữ 09/09/1950 Địa Linh 65
144 Khương văn T Nam 06/06/1932 Địa Linh 83
145 Lê hữu H Nam 1944 Địa Linh 71
146 Trần văn L Nam 14/03/1954 Địa Linh 61
147 Lê K Nam 22/10/1947 Địa Linh 68
148 Đinh Q Nam 20/08/1955 Địa Linh 60
149 Lê thị kim K Nữ 10/09/1947 Địa Linh 68
150 Đỗ thị L Nữ 12/09/1949 Địa Linh 66
151 Lê thị M Nữ 30/09/1930 Địa Linh 85
152 Nguyễn thị N Nữ 12/01/1934 Địa Linh 81
153 Trần thị T Nữ 16/08/1937 Địa Linh 78
154 Võ thị T Nữ 02/03/1932 Địa Linh 83
155 Hồ V Nam 05/01/1952 Địa Linh 63
156 Đặng T Nam 20/02/1953 Triều Sơn Đông 62
157 Dương thị G Nữ 29/03/1955 Triều Sơn Đông 60
158 Hà T Nữ 21/10/1953 Triều Sơn Đông 62
159 Hoàng thị H Nữ 02/07/1938 Triều Sơn Đông 77
160 Hồ Q Nam 04/02/1955 Triều Sơn Đông 60
161 Lê kim M Nam 12/11/1953 Triều Sơn Đông 62
162 Dương quang A Nam 05/05/1939 Triều Sơn Đông 76
163 Lê thị yến N Nữ 10/02/1949 Triều Sơn Đông 66
164 Đỗ văn S Nam 20/07/1933 Triều Sơn Đông 82
165 Lử hữu T Nam 10/10/1953 Triều Sơn Đông 62
166 Ngyễn trần V Nam 01/04/1945 Triều Sơn Đông 70
167 Ngô C Nam 12/11/1951 Triều Sơn Đông 64
168 Nguyễn kim Đ Nam 08/01/1942 Triều Sơn Đông 73
169 Phạm thị L Nam 01/01/1915 Triều Sơn Đông 100
170 Bùi quang V Nam 01/04/1955 Triều Sơn Đông 60
171 Cao L Nam 01/02/1925 Triều Sơn Đông 90
172 Đặng Q Nam 15/04/1923 Triều Sơn Đông 92
173 Đỗ A Nam 07/07/1952 Triều Sơn Đông 63
174 Đinh H Nam 10/10/1929 Triều Sơn Đông 86
175 Hồ thị G Nữ 10/10/1940 Triều Sơn Đông 75
176 Dương thị H Nữ 10/08/1943 Triều Sơn Đông 72
177 Hoàng L Nam 08/02/1939 Triều Sơn Đông 76
178 Nguyễn thị V Nữ 15/06/1954 Triều Sơn Đông 61
179 Huỳnh thị P Nữ 15/05/1952 Triều Sơn Đông 63
180 Lê thị A Nữ 12/11/1955 Triều Sơn Đông 60
181 Cao thị T Nữ 06/10/34 Triều Sơn Đông 81
182 Chế thị R Nữ 26/03/30 Triều Sơn Đông 85
183 Đặng văn Đ Nam 15/01/49 Triều Sơn Đông 66
184 Đỗ C Nam 01/06/53 Triều Sơn Đông 62
185 Đỗ xuân L Nam 07/01/50 Triều Sơn Đông 65
186 Hoàng L Nam 02/10/49 Triều Sơn Đông 66
187 Trần thị M Nữ 01/01/1930 Triều Sơn Đông 85
188 Lê thị D Nữ 23/05/1935 Triều Sơn Đông 80
189 Mạc duy H Nam 09/02/1955 Triều Sơn Đông 60
190 Đỗ thị T Nữ 28/09/1946 Triều Sơn Đông 69
191 Ngô thị C Nữ 09/11/1952 Triều Sơn Đông 63
192 Nguyễn B Nam 01/04/1954 Triều Sơn Đông 61
193 Nguyễn thị L Nam 01/03/1951 Triều Sơn Đông 64
194 Châu T Nam 12/01/1930 Triều Sơn Đông 85
195 Cung thị M Nữ 12/11/1939 Triều Sơn Đông 76
196 Đặng bá L Nam 01/12/1955 Triều Sơn Đông 60
197 Đoàn L Nam 01/03/1938 Triều Sơn Đông 77
198 Đặng thị G Nữ 15/08/1928 Triều Sơn Đông 87
199 Đào thị G Nữ 10/08/1953 Triều Sơn Đông 62
200 Đỗ M Nam 20/11/1953 Triều Sơn Đông 62
201 Nguyễn thị T Nữ 07/10/1955 Triều Sơn Đông 60
202 Đỗ A Nam 10/10/1955 Triều Sơn Đông 60
203 Đỗ xuân C Nam 30/12/52 Triều Sơn Nam 63
204 Đỗng thị D Nữ 10/10/55 Triều Sơn Nam 60
205 Hồ P Nam 1955 Triều Sơn Nam 60
206 Võ thị G Nữ 10/07/1948 Triều Sơn Nam 67
207 Đoàn thị H Nữ 20/10/1929 Triều Sơn Nam 86
208 Hồ thị T Nữ 20/06/1932 Triều Sơn Nam 83
209 Nguyễn thị X Nữ 15/03/1955 Triều Sơn Nam 60
210 Võ thị xuân L Nữ 00/00/1952 Triều Sơn Nam 63
211 Nguyễn văn C Nam 25/02/1943 Triều Sơn Nam 72
212 H
Đỗ văn Nam 24/01/1938 Triều Sơn Nam 77
213 L
Phan văn Nam 14/05/1955 Triều Sơn Nam 60
214 N
Nguyễn văn Nam 30/10/1949 Triều Sơn Nam 66
215 T
Trần Nam 02/09/1928 Triều Sơn Nam 87
216 T
Đoàn văn Nam 02/03/1953 Triều Sơn Nam 62
217 N
Nguyễn Nam 01/01/1935 Triều Sơn Nam 80
218 V
Phạm Nam 16/04/1940 Triều Sơn Nam 75
219 B
Đỗ văn Nam 01/01/1931 Triều Sơn Nam 84
220 C
Phạm thị Nữ 20/10/1931 Triều Sơn Nam 84
221 V
Phan thị Nữ 15/04/1944 Triều Sơn Nam 71
222 T
Nguyễn thị Nữ 20/11/1953 Triều Sơn Nam 62
223 K
Ngô văn Nam 02/03/1935 Triều Sơn Nam 80
224 X
Chu văn Nam 15/06/1943 Triều Sơn Nam 72
225 C
Phan Nam 01/06/1950 Triều Sơn Nam 65
226 M
Đoàn hữu Nam 10/01/1953 Triều Sơn Nam 62
227 A
Phan văn Nam 00/00/1954 Triều Sơn Nam 61
228 T
Nguyễn văn Nam 01/09/1955 Triều Sơn Nam 60
229 B
Thái thị Nữ 19/02/1955 Triều Sơn Nam 60
230 Đ
Trần thị Nữ 00/00/1949 Triều Sơn Nam 66
231 C
Tôn nữ mỹ Nữ 01/02/1948 Triều Sơn Nam 67
232 C
Hoàng thị Nữ 16/03/1947 Triều Sơn Nam 68
233 N
Trần thị Nữ 01/08/1955 Triều Sơn Nam 60
234 T
Phan hữu Nam 01/08/1950 Triều Sơn Nam 65
235 L
Trần minh Nam 00/07/1948 Triều Sơn Nam 67
236 L
Nguyễn quang Nam 00/00/1943 Triều Sơn Nam 72
237 N
Trần đình Nam 15/07/1954 Triều Sơn Nam 61
238 D
Phạm ngọc Nam 05/02/1944 Triều Sơn Nam 71
239 L
Lê thị Nam 14/03/1941 Triều Sơn Nam 74
240 X
Nguyễn thị Nữ 15/03/1955 Triều Sơn Nam 60
241 Hoàng thị H Nữ 03/06/1951 Triều Sơn Nam 64
242 Bùi thị D Nữ 01/12/1954 Triều Sơn Nam 61
243 Châu O Nam 01/03/1939 Triều Sơn Nam 76
244 Đặng thị C Nữ 30/12/1955 Triều Sơn Nam 60
245 Trần thị C Nữ 12/08/1954 Triều Sơn Nam 61
246 Đỗ ngọc S Nam 05/10/1954 Triều Sơn Nam 61
247 Đoàn P Nam 02/04/1944 Triều Sơn Nam 71
248 Cao Đ Nam 22/03/1943 Thuỷ Phú 72
249 Nguyễn x X Nam 21/12/1949 Thuỷ Phú 66
250 Châu thị Q Nữ 20/08/1945 Thuỷ Phú 70
251 Đặng thị Đ Nữ 12/10/1949 Thuỷ Phú 66
252 Nguyễn thị D Nữ 10/12/1930 Thuỷ Phú 85
253 T
Mai thị Nữ 04/01/1941 Thuỷ Phú 74
254 D
Nguyễn đại Nam 10/05/1945 Thuỷ Phú 70
255 N
Nguyễn đình Nam 05/02/1954 Thuỷ Phú 61
256 T
Nguyễn duy Nam 01/06/1953 Thuỷ Phú 62
257 D
Nguyễn Nam 12/03/1939 Thuỷ Phú 76
258 C
Trần quang Nam 01/01/1955 Thuỷ Phú 60
259 C
Nguyễn thị Nữ 10/02/1935 Thuỷ Phú 80
260 M
Võ thị Nữ 15/01/1949 Thuỷ Phú 66
261 G
Nguyễn thị Nữ 20/09/1953 Thuỷ Phú 62
262 T
Đỗ thị Nữ 10/12/1930 Thuỷ Phú 85
263 M
Lại thị Nữ 08/04/1939 Thuỷ Phú 76
264 S
Đặng thị Nữ 20/05/1954 Thuỷ Phú 61
265 H
Phan thị Nữ 20/03/1942 Thuỷ Phú 73
266 B
Đỗ văn Nam 16/06/1953 Thuỷ Phú 62
267 T
Phan văn Nam 01/06/1955 Thuỷ Phú 60
268 C
Trần gia Nam 18/08/1952 Thuỷ Phú 63
269 Q
Phạm Nam 07/08/1929 Thuỷ Phú 86
270 G
Bùi thị Nữ 10/10/1949 12 B 66
271 C
Dương công Nam 02/04/1944 12 B 71
272 G
Phan thị Nữ 04/09/1941 12 B 74
273 T
Trần ứng Nam 1948 12 B 67
274 P
Hồ Nam 1953 12 B 62
275 M
Phạm thị Nữ 04/02/1948 12 B 67
276 H
Hồ văn Nam 30/12/1955 12 B 60
277 L
Đỗ văn Nam 10/06/1950 12 B 65
278 K
Nguyễn văn Nam 10/09/1932 12 B 83
279 M
Hồ văn Nam 03/03/1938 12 B 77
280 S
Đoàn văn Nam 05/10/1954 12 B 61
281 T
Nguyễn văn Nam 26/02/1953 12 B 62
282 N
Lê Nam 1954 12 B 61
283 H
Võ phước Nam 30/05/1944 12 B 71
284 H
Phan thị Nữ 03/06/1949 12 B 66
285 L
Lê thị Nữ 25/12/1932 12 B 83
286 Q
Phạm thị Nữ 01/01/1952 12 B 63
287 S
Trần thị Nữ 1940 12 B 75
288 T
Lê Nam 1950 12 B 65
289 C
Ngô thị Nữ 20/09/1943 12 B 72
290 G
Bùi thị Nữ 10/10/1949 12 B 66
291 C
Ngô thị Nữ 20/09/1943 La Khê 72
292 T
Nguyễn Nam 01/10/1955 La Khê 60
293 N
Nguyễn thị Nữ 23/03/1954 La Khê 61
294 T
Đoàn thị Nữ 1949 La Khê 66
295 T
Trần thị Nữ 01/02/1950 La Khê 65
296 C
Phạm văn Nam 05/02/1950 La Khê 65
297 K
Nguyễn văn Nam 04/09/1945 La Khê 70
298 N
Phan văn Nam 1954 La Khê 61
299 Ư
Nguyễn văn Nam 10/12/1943 La Khê 72
300 H
Trần viết Nam 04/03/1948 La Khê 67
301 C
Ngô thị Nữ 20/09/1943 La Khê 72
302 T
Nguyễn Nam 01/10/1955 La Khê 60
303 N
Võ thị Nữ 23/03/1954 La Khê 61
304 T
Đỗ thị Nữ 1949 La Khê 66
305 T
Nguyễn thị Nữ 01/02/1950 La Khê 65
306 C
Phạm văn Nam 05/02/1950 La Khê 65
307 Nguyễn văn G Nam 10/12/1943 La Khê 72
308 Nguyễn viết H Nam 04/03/1948 La Khê 67
309 Ngô thị C Nữ 20/09/1943 La Khê 72
310 Võ T Nam 01/10/1955 La Khê 60
311 Phạm thị N Nữ 23/03/1954 La Khê 61
312 Nguyễn thị T Nữ 1949 La Khê 66
313 Trần thị T Nữ 01/02/1950 La Khê 65
314 Nguyễn văn C Nam 05/02/1950 La Khê 65
315 Phạm văn K Nam 04/09/1945 La Khê 70
316 Trần văn N Nam 1954 La Khê 61
317 Trần B Nam 23/05/1953 La Khê 62
318 Đỗ hữu L Nam 06/03/1937 La Khê 78
319 Trần L Nam 02/12/1954 La Khê 61
320 Nguyễn M Nam 02/01/1932 La Khê 83
321 Trần Q Nam 15/10/1926 La Khê 89
322 Trần thị K Nữ 08/06/1947 La Khê 68
323 Văn thị N Nữ 20/05/1943 La Khê 72
324 Nguyễn văn G Nam 10/12/1943 La Khê 72
325 Văn thị N Nữ 20/05/1943 La Khê 72

You might also like