You are on page 1of 31

BỘGIÁODỤC VÀĐÀOTẠO

ĐẠI HỌCNGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA Y

HỌVÀTÊN SINH VIÊN


1. THÁI VĨNH KHÁNH
2. NGUYỄN CAO TRÍ
3. TRẦN ANH TUẤN
4. TRẦN XUÂN VƯƠNG

TÊNĐỀTÀI
Khảo sát tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi
điều trị nội trú

ĐỀCƯƠNG TIỂU LUẬN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


BS.CKII NGÔ THỊ KIM TRINH
TP.HỒCHÍMINH,Năm2024

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ và đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình từ các ban ngành, thầy cô và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Ban chủ nhiệm Khoa Y Trường Đại
học Nguyễn Tất Thành đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi khả năng thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài. Các thầy cô tại Khoa Y trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã
truyền đạt lại cho tôi kiến thức chuyên ngành, giúp tôi có cơ sở lý thuyết vững vàng trong suốt
quá trình học tập.
Ban lãnh đạo Bệnh viện 1A đã chấp nhận, cho phép tôi được thu thập số liệu tại Đơn vị
Lão khoa – Đột quỵ để hoàn thành nghiên cứu này.
Đơn vị Lão khoa – Đột Quỵ, cùng toàn bộ nhân viên y tế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thu thập số liệu tại đơn vị.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đã đồng hành và đóng
góp trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ sự hợp tác và đồng thuận của các đối tượng nghiên cứu
đã cung cấp thông tin và dữ liệu, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới giảng viên hướng dẫn BS.CKII Ngô Thị
Kim Trinh đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu và khuyến khích tôi để hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin gửi cảm ơn đến với tất cả các bạn bè, người thân, những người đã bên tôi, quan
tâm, động viên giúp đỡ về mặt tinh thần và trong suốt quá trình thu thập số liệu hoàn thành luận
văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này được nghiên cứu, nhập liệu và phân tích một
cách trung thực.Các kết quả do tôi tựxử lý, tổng hợpkhách quan, đúng với thực tế và chưa từng
được trình bày trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................1

1.1. Khái quát về đột quỵ não.........................................................................................1

1.1.1. Đại cương về đột quỵ não................................................................................1

1.1.2. Thực trạng đột quỵ não trên Thế giới và Việt Nam.........................................6

1.2.1. Khái niệm về Bệnh đồng mắc..........................................................................8

1.2.2. Bệnh đồng mắc thường gặp ở người cao tuổi..................................................9

1.2.3. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não trên Thế giới
và ở Việt Nam...............................................................................................................11

1.3. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu..............................................................................13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................15

2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................15

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................15

2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................15

2.4. Cỡ mẫu..................................................................................................................15

2.5. Kỹ thuật chọn mẫu.................................................................................................15

2.6. Tiêu chí chọn mẫu.................................................................................................16

2.7. Thu thập số liệu.....................................................................................................16

2.8. Các khái niệm, chỉ số, tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống.............................17

2.9. Định nghĩa biến số.................................................................................................20

2.10. Kiểm soát sai lệch..............................................................................................21

2.11. Phương thức quản lý và phân tích số liệu..........................................................21

2.12. Đạo đức nghiên cứu...........................................................................................22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................23


3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu........................................................................23

3.2. Đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ não........................28

3.3. Những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quỵ não
..........................................................................................................................................30

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................................35

4.1. Đặc điểm chung của người bệnh đột quỵ não trong nghiên cứu...............................35

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵnão sau điều trị
..........................................................................................................................................42

4.4. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài...................................................................44

KẾT LUẬN.........................................................................................................................46

KIẾN NGHỊ........................................................................................................................47
LỜI MỞ ĐẦU
Tình trạng già hóa dân số đang gia tăng. Theo thống kê cơ sở dữ liệu dân cư do bộ công
an cung cấp đến ngày 9/2/2023 người lớn hơn 60t là 16.179.824 người chiếm 17% trên tổng số
dân [Dân số Việt Nam mới nhất (2023) - cập nhật hằng ngày - DanSo.Org]. Tỉ lệ người cao tuổi xảy
đột quỵ chiếm gần 75% trong tổng số ca đột quỵ từ đó tạo ra thách thức lớn trong việc chăm sóc
và quản lý người bệnh. Theo thông kê toàn cầu năm 2019

Table 1. GBD 2019 estimates for global incidence, prevalence, mortality, and DALYs for all
stroke types combined.
Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi có những tình trạng bệnh lý đồng mắc hay tình trạng đa bệnh lý ước
tính cao tới 99%, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hoặc tàn tật sau đột quỵ.
Theo nhưng nghiên cứu đan mạch mức độ đa bệnh lý đo bằng thang điểm CCI cho thấy bệnh đi
kèm đặc biệt là ung thư,bệnh thận tiến triển hoặc bệnh gan làm tăng tỉ lệ tử vong 1 năm sau đột
quỵ.
Nghiên cứu ở Hòa Kỳ và Tây Ban Nha đo bằng thang điểm CCI cho thấy dự báo về tăng nguy
cơ tử vong trong vòng 6 tháng ở bệnh nhân đột quỵ.
Nghiên cứu ở Brazil cho thấy. Nguy cơ tử vong cao hơn 29% với mỗi điểm CCI dựa trên nghiên
cứu 960 bệnh nhân đột quỵ.

Bài nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu bệnh đồng mắc trong việc
tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và yếu tố dự báo đột quỵ ở bệnh nhân cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy
các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, CHD, đột quỵ trước đó và tiểu đường có liên quan độc lập
với cả đột quỵ toàn phần và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Những phát hiện này cho thấy những
bệnh nhân đột quỵ mắc các bệnh đồng mắc này có thể cần các kế hoạch điều trị toàn diện và phù
hợp hơn để cải thiện khả năng sống sót lâu dài của họ. Ý nghĩa của những phát hiện này là rất
quan trọng, vì đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở bệnh nhân cao tuổi

Theo thông kê tỉ lệ tử vong Thế giới

( Nước ta có 200.000 ca đột quỵ mỗi năm trong đó 50% tử vong và 10% cứu sống bình
phục hoàn toàn, còn lại sẽ chịu những di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và
người nhà).Cuộc thảo luận của bài nghiên cứu này nên tập trung vào những hạn chế và những
sai lệch tiềm ẩn của nghiên cứu, cũng như các hướng nghiên cứu trong tương lai.Điều cần thiết là
phải thừa nhận các biến số gây nhiễu tiềm ẩn và đánh giá tính khái quát của kết quả đối với các
nhóm dân số khác.Hơn nữa, nghiên cứu trong tương lai nên nghiên cứu các chiến lược điều trị
hiệu quả nhất cho bệnh nhân đột quỵ có bệnh đồng mắc. Nhìn chung, bài nghiên cứu này nhấn
mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu bệnh đồng mắc trong việc cải thiện việc chăm sóc, điều trị
và quản lý của bệnh nhân đột quỵ cao tuổi.

Đơn vị Lão Khoa – Đột quỵ Bệnh viện 1A thành phố Hồ Chí Minh đã được sáng lập với
mục tiêu đáp ứng dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất và toàn diện nhất cho người cao tuổi và người
bệnh sau đột quỵ não. Việc khảo sát tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi
điều trị nội trú không chỉ có ý nghĩa quan trọng cung cấp sự tương quan vấn đề tình trạng đa
bệnh lý với bệnh nhân đột quỵ lớn tuổi, từ đó lên lên kế hoạch điều trị, chăm sóc, quản lý, giảm
bớt gánh nặng về kinh tế trong việc sử dụng các dịch vụ y tế không cần thiết. Do đó, tôi quyết
định thực hiện nghiên cứu dựa trên các vấn đề đã được nêu với đề tài sau:
“Khảo sát tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi điều trị nội trú tại
đơn vị Lão khoa – Đột quỵ Bệnh viện 1A thành phố Hồ Chí Minh năm 2023”.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Khảo sát tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi điều trị nội trú tại đơn vị Lão
khoa – Đột quỵ, Bệnh viện 1A thành phố Hồ Chí Minhth năm 2023 như thế nào?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi điều trị nội trú tại đơn
vị Lão khoa – Đột quỵ, Bệnh viện 1A thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2023.
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát tỷ lệ các bệnh đồng mắc phổ biến trên bệnh nhân đột quỵ não cao tuổi điều trị nội
trú tại đơn vị Lão khoa – Đột quỵ Bệnh viện 1A thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2023

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về đột quỵ não
1.1.1. Đại cương về đột quỵ não
1.1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO,1989) định nghĩa đột quỵ não: “Đột quỵ là tổn thương
não gây ra các khiếm khuyết chức năng thần kinh đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan
tỏa, các triệu chứng này tồn tại quá 24 giờ (hoặc tử vong trong vòng 24 giờ), loại trừ nguyên
nhân chấn thương sọ não”
1.1.1.2. Phân loại đột quỵ não.

ĐỘT QUỴ NÃO


Thiếu máu não cục bộ (80%) Chảy máu não (20%)

Huyết Giảm Thuyên Trong sọ Dưới màng Khoang


khối tưới máu tắc mạch (8%) cứng, dưới
(30%) hệ thống (45%) ngoài màng nhện
(5%) cứng (2%) (10%)

Động Động Nguồn Từ động Mảnh vỡ Do túi Không


mạch mạch gốc mạch (huyết khối) phình do túi
lớn xuyên tim tới động động mạch mạch phình
(10% (ổ (20%) mạch chủ (10%) (7%) mạch
) khuyết ) (15%) (3%)
(20%)

Hình 1.1: Phân loại đột quỵ não


Nguồn: Goldszmidt, A.J và Caplan, L.R (2012).Cẩm nang xử trí tai biến mạch não
(Stroke Essentials), biên dịch theo ấn bản lần thứ hai-2010. Khoa cấp cứu A9 -Bệnhviện Bạch
Mai, Nhà xuất bản Y học; Hà Nội [21].
1.1.1.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não)

Các nguyên nhân dẫn đến giảm lưu lượng máu hoặc tắc nghẽn dòng máu (như huyết khối
ngoại sọ hoặc nội sọ gây tắc mạch) gây nên đột quỵ thiếu mãu não.Theo Kety Schimitt nhồi máu
não xảy ra khi 18-20ml/100g não /phút, vùng xung quanh 20-25ml/100g não / phút, vùng hoại tử
10-15ml/100g não /phút. Theo phân loại TOAST[Trial of ORG 10172 in Stroke treatment]
Xơ vữa động mạch lớn chiếm tỉ lệ 35% : hẹp >50% do xơ vữa, tổn thương vỏ não trên
CT/MRI não, tổn thương dưới vỏ não >1.5cm trên CT/MRI lần đầu.
Thuyên tắc do tim 24%: chia làm 2 nhóm chính
+ nhóm nguy cơ cao : Rung nhĩ, van cơ học, huyết khối tâm nhĩ/Tâm thất (T), u nhầy nhĩ,
viêm nội tâm mạc.
+ Nhóm nguy cơ trung bình : ( trí)
Bệnh mạch máu nhỏ chiếm tỉ lệ18% biểu hiện lâm sàng của hội chứng lỗ khuyết tiền căn có các
bệnh nhân THA, ĐTĐ2, Rối loạn lipid máu.Mảnh vữa xơ nhỏ(microatheroma),Nhiễm
lipohyalin, Hoại tử dạng fibrin thứ phát sau tăng huyết áp hoặc viêm mạc,Vữa xơ động mạch
hyaline, Bệnh mạch amyloid, Bệnh lý mạch máu khác...

Không biết nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ 18%: viêm mạch, bệnh mạch máu không viêm, bệnh
mạch vi liên kết, rối loạn huyết học,..
Nguyên nhân hiếm chiếm tỉ lệ 5%.Theo tiêu chí EUS
Nhồi máu không ổ khuyết được phát hiện trên CT/MRI não.
Thiếu máu cục bộ vỏ não/dưới vỏ não >= 15mm ở ít nhất một dược trên CT
>= 20mm trên MR-DWI

Link ( https://www.stroke-manual.com/cryptogenic-stroke/)
https://www.stroke-manual.com/toast-stroke-classification/
% theo https://fr.slideshare.net/ssusere03103/chn-on-v-iu-tr-stroke)

b. Nguyên nhân chảy máu não (Xuất huyết não)

Bao gồm các nguyên nhân như:

Vỡ động mạch tận ở sâu trong não : Thương do tăng huyết áp, tuổi >45, vị trí ( hạch đáy,
đồi thị, tiêu não, thân não )

Bệnh amyoid mạch máu máu não :ít khi THA đi kèm, tuổi >70,nhiều thùy.

Dị dạng mạch máu não hay u mạch hang : hình ảnh bia trên MRA, Tuổi <45, nhiều vị trí

Ngoài các nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác như: thuốc , cơn tăng huyết áp
cấp cứu, chấn thương, rối loạn đông máu,…
1.1.1.4. Yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

 Tuổi: Nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi. Người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn
10 lần so với người dưới 45 tuổi.

 Chủng tộc: Người da đen, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người gốc Á có nguy cơ đột quỵ cao
hơn người da trắng.

 Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.

 Tiền sử đau nửa đầu kiểu migraine ( G43.9 ICD10 )

 Loạn sản xơ cơ: ( Định nghĩa)

 Di truyền: Người có gia đình có người bị đột quỵ hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua có
nguy cơ đột quỵ cao hơn người không có tiền sử gia đình.

https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-
doan-va-xu-tri-dot-quy-nao-705B3.html

a.

 Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

 Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Khi
huyết áp cao, các mạch máu bị tổn thương và có nhiều khả năng bị tắc nghẽn bởi cục máu đông.
( định nghĩa )

 Đái tháo đường: ( định nghĩa Charlson)

 Bệnh tim: Một số bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

Rung nhĩ: Rung nhĩ là một tình trạng nhịp tim không đều có thể dẫn đến hình thành cục máu đông
trong tâm nhĩ. ( định nghĩa)

Suy tim: Suy tim là một tình trạng trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ
thể( định nghĩa charlson)
Hẹp van hai lá: Hẹp van hai lá là một tình trạng trong đó van hai lá bị hẹp lại, cản trở dòng máu từ
tâm nhĩ trái sang tâm thất trái. ( định nghĩa)

Bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải(thông liên thất): Bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái
- phải là một tình trạng trong đó máu giàu oxy từ tim trái chảy ngược trở lại tâm nhĩ phải. (định
nghĩa )

Giãn tâm nhĩ và tâm thất: Giãn tâm nhĩ và tâm thất là tình trạng các buồng tim giãn lớn hơn bình
thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

 Rối loạn lipid máu: Rối loạn lipid máu, chẳng hạn như tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol
HDL, có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

 Thiếu máu não thoáng qua (TIAs): TIA là một cơn đột quỵ ngắn, thường chỉ kéo dài vài
phút. TIA là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn có nguy cơ bị đột quỵ.

 Hẹp động mạch cảnh: Hẹp động mạch cảnh là tình trạng các động mạch cảnh bị hẹp lại, cản trở
dòng máu đến não.

 Tăng homocystine máu: Tăng homocystine máu là một tình trạng trong đó nồng độ
homocysteine trong máu cao. Homocysteine là một axit amin có thể làm tăng nguy cơ hình thành
cục máu đông.[https://bvnguyentriphuong.com.vn/xet-nghiem/nong-do-homocysteine-
cao#:~:text=T%C4%83ng%20homocysteine%20c%C3%B3%20th%E1%BB
%83%20cho,v%C3%A0%20nhi%E1%BB%81u%20b%E1%BB%87nh%20l%C3%BD
%20kh%C3%A1c.]

- Các vấn đề về lối sống: uống rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực
- Béo phì
- Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh
- Bệnh hồng cầu hình liềm
[https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-
chan-doan-va-xu-tri-dot-quy-nao-705B3.html]

1.1.1.5. Chẩn đoán


a. Biểu hiện lâm sàng:
Đột quỵ não có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng sau 55 tuổi, cứ mỗi 10 năm tỉ lệ
tăng gấp đôi ở nam và nữ, 75% các ca đột quỵ gặp ở người trên 65 tuổi, tỷ lệ nam mắc gấp 1.25
lần nữ . Có những triệu chứng điển hình thường gặp như sau:Độtngột tê yếu nửa mặt; hoặc tê
yếu một tay hoặc một chân; Đột ngột rối loạn về giọng nói; Đột ngột rối loạn về
nhìn; Đột ngột mất thăng bằng; Đột ngột đau đầu dữ dội mà không có nguyên do từtrước
Những biểu hiện rõ rệt của rối loạn hoặc mất chức năng não: Phụ thuộc vào mức độ, vị trí
của tổn thương trong vùng não và khoảng thời gian từ khi xảy ra đột quỵ, người bệnh có thể trải
qua nhiều loại rối loạn hoặc mất chức năng não, bao gồm:
 Tổn thương bán cầu đại não gây liệt nửa người bên đối diện.
 Liệt nửa mặt có thể cùng bên hoặc khác bên so với nửa thân bị liệt.
 Rối loạn ngôn ngữ, bao gồm nói ngọng, thất ngôn, nói khó.
 Rối loạn về nuốt, bao gồmnuốt khó, nuốt sặc, không thể nhai.
 Rối loạn cơ tròn, bao gồm đại tiện, tiểu tiện không kiểm soát hoặc ngược lại gây
bí trung đại tiện.
 Rối loạn nhận thức, như lú lẫn, thờ ơ và trí nhớ suy giảm.

Ở những trường hợp bị tiến triển nặng người bệnh có thể rơi vào hôn mê, tắc nghẽn
đường hô hấp, rối loạn kiểu thở gây suy hô hấp, đe dọa tử vong.

b. Biểu hiện tổn thương dựa trên chẩn đoán hình ảnh:
Chụp cắt lớp vi tính sọ não - CT (Computed Tomography Scan theo khuyến cáo năm 2019
của hội tim mạch – đột quỵ não hoa kì thì chụp cắt lớp vi tính đóng vai trò quan trọng nhất trong
thăm khám ban đầu ở bệnh nhân đột quỵ não. Giúp phân biệt tổn thương thiếu máu hay xuất
huyết, đồng thời xác định mức độ tổn thương. Đây là phương pháp có thể được tiến hành nhanh
chóng, thuận tiện và có tính phổ biến cao, phù hợp với tính chất và yêu cầu trong cấp cứu đột
quỵ não.[https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-
dan-chan-doan-va-xu-tri-dot-quy-nao-705B3.html]
Chụp cộng hưởng từ - MRI (Magnetic Resonance Imaging): giúp phát hiện tổn thương do
thiếu máu hay chảy máu từ rất sớm sau đột quỵ, đánh giá cấu trúc giải phẫu nhờ độ phân giải tốt,
nhưng nó vẫn có 1 số hạn chế như : thời gian chụp kéo dài, chống chỉ định với bệnh nhân có máy
tạo nhịp hoặc van cơ học, ít được phổ biến các bệnh viện[https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-
5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-dot-quy-nao-
705B3.html]
Một số thăm dò và xét nghiệm khác: siêu âm mạch cảnh, chụp động mạch
não.
1.1.1.6. Phương pháp điều trị.

Mục đích của điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp tính là:

 Khôi phục lại lưu thông máu đến não, ngăn ngừa sự tổn thương thêm của não

 Giảm thiểu các di chứng của đột quỵ

Các phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp tính

Có hai phương pháp điều trị chính cho đột quỵ thiếu máu não cấp tính là:

 Tiêu sợi huyết

 Lấy huyết khối bằng dụng cụ

Tiêu sợi huyết

Tiêu sợi huyết là phương pháp sử dụng thuốc để làm tan cục huyết khối gây tắc mạch máu não.
Thuốc tiêu sợi huyết duy nhất đã được chứng minh là có lợi cho những bệnh nhân bị đột quỵ
thiếu máu não cấp tính là alteplase (rt-PA). Thuốc này được tiêm tĩnh mạch trong vòng 4,5 giờ
sau khi khởi phát đột quỵ.

Tiêu sợi huyết có thể giúp cải thiện chức năng thần kinh và giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm xuất huyết
não, phù mạch, dị ứng.

Lấy huyết khối bằng dụng cụ

Lấy huyết khối bằng dụng cụ là phương pháp sử dụng dụng cụ để lấy cục huyết khối ra khỏi
mạch máu não. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách luồn ống thông qua mạch máu
ở chân hoặc tay lên đến não.
Có hai nhóm chính của dụng cụ lấy huyết khối:

 Nhóm tạo lực đầu gần

 Nhóm tạo lực đầu xa

Nhóm tạo lực đầu gần bao gồm các ống thông hút huyết khối rất mềm, chắc có khả năng tiếp
cận dễ dàng đầu gần của cục huyết khối. Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng thấp, ít tổn
thương thành mạch.một số ống thong được sử dụng thường xuyên là :

ofia Plus (microvention): Đây là ống thông hút huyết khối đầu gần đầu tiên được FDA phê duyệt.
Ống thông này có thiết kế mềm, chắc, giúp dễ dàng tiếp cận đầu gần của cục huyết khối.Sofia Plus
có tỷ lệ lấy huyết khối thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.

Jet7 (Penumbra): Đây là ống thông hút huyết khối đầu gần sử dụng lực phun nước để tách huyết
khối khỏi thành mạch. Jet7 có khả năng lấy huyết khối thành công cao ngay cả với những cục huyết
khối lớn và cứng.Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn thương thành mạch nhiều hơn Sofia
Plus.

React (Medtronic): Đây là ống thông hút huyết khối đầu gần sử dụng lực hút chân không để tách
huyết khối khỏi thành mạch. React có tỷ lệ lấy huyết khối thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể mất nhiều thời gian hơn so với Sofia Plus hoặc Jet7.

Catalyst (Stryker): Đây là ống thông hút huyết khối đầu gần sử dụng lực hút chân không và lực phun
nước kết hợp để tách huyết khối khỏi thành mạch. Catalyst có khả năng lấy huyết khối thành công
cao ngay cả với những cục huyết khối lớn và cứng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn
thương thành mạch nhiều hơn Sofia Plus hoặc React.

Nhóm tạo lực đầu xa bao gồm các dụng cụ lấy huyết khối, thường là stent với các hình dạng
khác nhau. Phương pháp này có tỷ lệ lấy huyết khối thành công cao hơn nhưng sẽ làm tăng nguy
cơ tắc một số nhánh xa do mảnh vụn của huyết khối di trú. Ngoài ra, kéo huyết khối trực tiếp
bằng các dụng cụ stent kim loại trên một đoạn dài cũng dễ gây tổn thương thành mạch.

Solitaire

 Thiết kế: Dạng lưới mở 4 lớp, cho phép tiếp xúc tối đa với huyết khối và khả năng lấy trọn khối
máu đông cao.

 Ưu điểm: Tỉ lệ lấy huyết khối thành công cao, giảm thiểu tổn thương mạch máu, ít di chuyển
mạch máu so với stent dạng xoắn.

 Nhược điểm: Thời gian thủ thuật có thể lâu hơn, nguy cơ lấy không hết huyết khối nếu khối quá
lớn hoặc cứng.

Trevo

 Thiết kế: Dạng khung kim loại xoắn ốc, có lực kéo mạnh hơn để lấy các cục huyết khối lớn và
cứng.

 Ưu điểm: Thời gian thủ thuật thường nhanh hơn, hiệu quả với huyết khối lớn và cứng.

 Nhược điểm: Tỉ lệ tổn thương mạch máu cao hơn, nguy cơ tắc mạch nhánh xa do mảnh vụn
huyết khối di trú, nguy cơ co thắt hoặc hẹp tắc mạch.

[https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-
chandoan-va-xu-tri-dot-quy-nao-705B3.html]
a. Dự phòng đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não)

Dự phòng tiên phát

Hướng dẫn AHA/ASA năm 2011 về dự phòng đột quỵ tiên phát nhấn mạnh tầm quan trọng của
biện pháp thay đổi lối sống để làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, những người
theo lối sống lành mạnh có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 80% so với những người còn lại.các biện
pháp như dùng Aspirin liều thấp có lợi trong dự phòng đột quỵ cho phụ nữ có đối chứng giả
dược đã chứng minh rằng 100 mg aspirin mỗi ngày giúp giảm 24% nguy cơ đột quỵ não do thiếu
máu và không làm tăng đáng kể tình trạng xuất huyết.điều trị rối loạn lipid máu bằng statin, cai
thuốc lá và tập thể dục,…

[https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-
doan-va-xu-tri-dot-quy-nao-705B3.htm]

Dự phòng thứ phát

Bệnh nhân bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nên kiểm tra
tiểu đường và béo phì và hội chứng ngưng thở khi ngủ.
đột quỵ không rõ nguyên nhân
rung nhĩ không do bệnh van tim phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K

b. Dự phòng chảy máu não (Xuất huyết não)

Điều trị tăng huyết áp


Theo khuyến cáo của AHA/ASA năm 2010, các bệnh nhân xuất huyết não tự phát, bao gồm cả
những bệnh nhân không có chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp, vẫn cần kiểm soát huyết áp chặt
chẽ, nhất là ở những bệnh nhân có vị trí xuất huyết não điển hình do tăng huyết áp. Mục tiêu
huyết áp là < 140/90 mmHg để dự phòng cơn đột quỵ đầu tiên. Các bệnh nhân tăng huyết áp kèm
đái tháo đường hoặc bệnh thận, mục tiêu huyết áp là < 130/80 mmHg.
Các thuốc hạ áp được khuyến cáo sử dụng bao gồm:
Lợi tiểu thiazid
Chẹn kênh canxi
Ức chế men chuyển
Ức chế thụ thể
Tác động của statin đối với nguy cơ đột quỵ
Statin được khuyến cáo dự phòng đột quỵ thiếu máu tiên phát (mức bằng chứng IA) đặc biệt nếu
kèm yếu tố nguy cơ khác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có thể tăng nguy cơ xuất huyết
não khi dùng statin.
Theo một phân tích tổng hợp của Cochrane, statin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao, bao gồm bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có tiền sử xuất huyết
não, bệnh nhân có tiền sử rối loạn chảy máu và bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.
Kết quả nghiên cứu HOPE
Nghiên cứu HOPE (Heart Outcomes Prevention Evaluation) là một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù
đôi, có đối chứng giả dược, được thực hiện trên 9232 bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tim
mạch. Nghiên cứu cho thấy việc thêm ramipril vào các điều trị nội khoa khác bao gồm kháng kết
tập tiểu cầu, làm giảm nguy cơ tương đối đột quỵ, tử vong và nhồi máu cơ tim 32% so với giả
dược.
[https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-5331-QD-BYT-2020-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-
doan-va-xu-tri-dot-quy-nao-705B3.html]

Các biện pháp dự phòng không dùng thuốc

Bao gồm ngừng hút thuốc lá, Thay đổi chế độ ăn DASH, giảm cân, hạn chế lượng muối
trong khẩu phần ăn, và tăng cường ăn chế độ giàu kali nhằm giảm huyết áp, ngưng sử dụng rượu
bia, mỗi người bình thường nên thực hiện tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút
mỗi tuần biện pháp này được AHA/ASA 2011 nhấn mạch

1.1.2. Tình hình đột quỵ não trên Thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Trên Thế giới
Theo WSO thì cứ 4 người trưởng thành sẽ có một người bị đột quỵ trên đời, theo WHO thì
mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu
người tàn tật vĩnh viễn.
Ở Hoa kỳ đột quỵ là nguyên nhân gây tàn tế phế hàng đầu và nguyên nhân thứ 5 gây tử
vong. Hằng năm có khoảng 795.000 người ở hoa kì đột quỵ trong số đó 610.000 người mắc lần
đầu và 185.000 người bị tái phát.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Kỹ thuật Kiểm soát và Phòng ngừa Đột quỵ của Ủy ban Y tế Quốc
gia Trung Quốc, tỷ lệ mắc đột quỵ ở người dân trên 40 tuổi ở Trung Quốc vào năm 2020 là
2,61%, tỷ lệ phát bệnh là 505,23/100.000 người, và tỷ lệ tử vong là 343,4/100.000 người.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36862407/
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Các bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não tại Khoa Nội –
Hồi sức Thần Kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 5/2021 đến
tháng03/2022. Thực hiện trên 42 bệnh nhân nhồi máu não, tỉ lệ nam nữ là
1.8/1 độ tuổi trung bình là 61.76+-12.89 ( giới hạn từ 37t-89t), phương
pháp nghiên cứu cắt ngang.

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, tiền sử khai thác được có tỷ lệ nhiều
nhất là bệnh lý tăng huyết áp, chiếm 73,8%. Các bệnh nhân từng phát
hiện bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rung nhĩ, bệnh lý tim – van
tim chiếm tỷ lệ thấp (tất cả đều dưới 30%).

Bài báo khoa học:NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ THỰC TẾ ÁP
DỤNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VỀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO Ở VIỆT NAM TRÊN BỆNH
NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Bài nghiêng cứu tại nghệ an,
- 403 bệnh nhân đột quỵ phát hiện trong điều tra săng lọc lần đầu
- 403 người dân đối chứng với 403 bệnh nhân trên
- 403 người nhà bệnh nhân đột quỵ não

Mô tả cắt ngang
Tần suất một số yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp: 69,5%; TMNCBTQ: 21,3%; Rối
loạn lipid máu: 34,5%; Đau nửa đầu: 39,0%; Bệnh tim mạch: 27,8%; Đái tháo
đường: 14,1%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh và chứng với OR-1,56-11,9;
p<0,01.
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và đánh giá thực trạng quản lý bệnh đột quỵ não
tại Nghệ An năm 2007 - 2008, 2012

http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGuytLBC2012.1.4&e=-------vi-20--
1--img-txIN-------#

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển.Có 83 trung tâm đột quỵ lớn nằm khắp
cả nước. Ước tính dân số Việt Nam năm 2023 là 100,28 triệu người, trong đó dân số trẻ chiếm đa
số, dự báo dân số của Việt Nam cho thấy xu hướng già hóa đang diễn ra.
Trước đây, đã có một số nghiên cứu về đột quỵ tỷ lệ mắc và tỷ lệ lưu hành ở Việt Nam,
những nghiên cứu này đã được tổ chức không liên kết với nhau và không có hình thức thống
nhất.

1.2. Tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi
1.2.1. Khái niệm về bệnh đồng mắc:
Trong y học, bệnh đồng mắc là thuật ngữ chỉ một hay nhiều bệnh (hoặc rối loạn) kết hợp đồng
thời với một bệnh được xem là tiên phát, chính.Thuật ngữ này thể hiện ý nghĩa kết hợp hoặc có
tính độc lập, hoặc có thể chi phối hậu quả, hoặc có sự tác động qua lại trong mối quan hệ nhân-
quả với bệnh chính.
1.2.2. Khái niệm về người cao tuổi:
Có nhiều định nghĩa về người già.Trước đây, người ta thường dùng từ “lão” để chỉ những người
lớn tuổi, nhưng hiện nay “lão” được dùng ngày càng nhiều.Mặc dù hai thuật ngữ không thể phân
biệt về mặt khoa học, nhưng về mặt tâm lý, "ông già" là một danh hiệu tích cực thể hiện thái độ
tôn trọng.

Theo quan điểm y học: người cao tuổi là những người đang trong giai đoạn lão hóa suy giảm
chức năng thể chất.

Về mặt pháp lý: Ở Việt Nam, theo pháp lệnh số 23/2000, ngày 28/4/2000, NCT theo quy định là
công dân nước CHXHCN Việt Nam từ 60 tuổi trở lên
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc người cao tuổi là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
Theo WHO : Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.

Một số nước phát triển như Đức, Mỹ... quy định người cao tuổi là người trên 65 tuổi. Các quy
định khác nhau giữa các quốc gia vì sự khác biệt về tuổi tác thể hiện khác nhau ở những người
già ở các quốc gia đó.

1.2.3. Tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi:
1.2.3.1 Tại Việt Nam
Bệnh đồng mắc được đánh giá bằng cách sử dụng các mục Chỉ số bệnh đồng mắc Charlson
(CCI).
Danh sách mục bao gồm:
(1) Nhồi máu cơ tim (tiền căn, không chỉ thay đổi ECG);
(2) Suy tim sung huyết (Suy tim sung huyết là tình trạng suy tim mạn tính tiến triển ảnh hưởng
đến khả năng bơm máu của cơ tim. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể đe dọa tính mạng nên cần được
phát hiện sớm, điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.)
(3) Bệnh ngoại biên (bao gồm phình động mạch chủ ≥ 6 cm).
(4) Bệnh mạch máu não hoặc đột quỵ;
(5) Bệnh phổi mãn tính(COPD) (J44 ICD 10)Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh
viêm phổi mãn tính gây ra tình trạng tắc nghẽn luồng khí từ phổi.Khí thũng và viêm phế quản
mãn tính là 2 thể lâm sàng thường gặp
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/copd/symptoms-causes/syc-20353679
(6) Bệnh tiểu đường không có tổn thương cơ quan đích (E11.9,E10.9,E12.9,E13.9,E14.9 ICD 10)
(không bao gồm chế độ ăn kiêng kiểm soát); Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính,
đặc trưng bởi lượng đường trong máu (hoặc lượng đường trong máu) tăng cao.
https://www.who.int/health-topics/diabetes#tab=tab_1
(7) Trầm cảm (F32.0 F33.9 chẩn đoán theo DSM V):Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm
trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Còn được gọi là rối loạn trầm cảm nặng
hoặc trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử và có thể
dẫn đến nhiều vấn đề về cảm xúc và thể chất
(8) Bệnh được điều trị bằng thuốc chống đông máu:
(9) Mất trí nhớ(F00F04 ICD 10) là một thuật ngữ rộng để chỉ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến
việc hình thành, lưu trữ hoặc gợi lại ký ức. Nó có thể xảy ra với tình trạng cấp tính hoặc có thể là
mối lo ngại lâu dài. Nó cũng có nhiều khả năng xảy ra khi tuổi tác ngày càng tăng
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/11826-memory-loss
(10) Liệt nửa người(G81 ICD 10):Liệt nửa người là một triệu chứng liên quan đến liệt một
bên. Liệt nửa người ảnh hưởng đến bên phải hoặc bên trái của cơ thể bạn. Nó xảy ra do các tình
trạng và chấn thương não hoặc tủy sống. Tùy thuộc vào nguyên nhân, liệt nửa người có thể là
tạm thời hoặc vĩnh viễn.
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23542-hemiplegia
(11) Bệnh tiểu đường có tổn thương cơ quan đích (E10.2E10.8 và
E11.2E11.8,E12.2E12.8,E13.2E13.8,E14.2E14.8 ICD 10)
(12) Bệnh thận vừa hoặc nặng(N00-N19); ( không rõ là tổn thương thận cấp hay bệnh thận mạn)
(13) Khối u không di căn (loại trừ nếu > 5 năm kể từ khi chẩn đoán)(D10D36 ICD10), bệnh
bạch cầu (cấp tính hoặc mãn tính)( C92, C92.2 icd 10) và ung thư hạch(C81, C83 ICD10)
(14) Bệnh gan vừa hoặc nặng(K70-K77):
Suy gan là tình trạng gan không có khả năng thực hiện các chức năng tổng hợp và trao đổi
chất bình thường như một phần của sinh lý bình thường . Hai dạng được công nhận là cấp
tính và mãn tính (xơ gan). Gần đây, dạng suy gan thứ ba được gọi là suy gan cấp tính trên nền
mãn tính ( ACLF ) đang ngày càng được công nhận.
(15) Khối u di căn;
(16) HIV/AIDS.
Chỉ số khối cơ thể (BMI), thước đo lượng mỡ trong cơ thể, được tính bằng cân nặng (kg)/[chiều
cao (m)]2. Sự xuất hiện đột quỵ (lần đầu tiên so với tái phát) cũng được đánh giá.
1.2.3.2 Trên Thế giới
Các bệnh đồng mắc thường gặp trên bệnh nhân đột quỵ được thống kê ở dân số Canada:
Mặc dù bệnhđồng mắc làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cộng đồng cho bệnh nhân
cũng như gánh nặng chohệ thống chăm sóc sức khỏe, có rất ít nghiên cứu dựa trên dân số về
bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ.Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự xuất hiện của
các bệnh đồng mắc quan trọng ở bệnh nhân đột quỵ trong dân số Canada.
Phương pháp: Dữ liệu từ dân số khảo sát Sức khỏe Cộng đồng Canada 2011–2012 có phản hồi từ
124.929 người tham gia, chiếm khoảng 98% dân số Canada
dân số khi có trọng số được kiểm tra và phân tích bằng mô hình hồi quy logistic. Kết quả: Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử đột quỵ và nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh đồng
mắc. Tỷ lệ đột quỵ tăng ở những người mắc bệnh tim (tỷ lệ chênh lệch (OR): 3,80, khoảng tin
cậy (CI) 95%: 3,77–3,84), tăng huyết áp (OR: 1,97, 95% CI: 1,95–1,99), tiểu đường (OR:1,74) ,
95% CI: 1,72–1,75), rối loạn tâm trạng (OR: 2,14, 95% CI: 2,12–2,17) và bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (COPD) (OR: 1,46,95% CI: 1,44–1,48) so với những người khác không có điều kiện.
Trong số 2067 người tham gia bị đột quỵ, 1680 (81,3%) có một hoặc nhiều bệnh đồng mắc (bệnh
tim, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn tâm trạng hoặc COPD) cùng tồn tại với đột quỵ và 48%
mắc hai bệnh trở lên.
Bệnh đồng mắc tăng theo độ tuổi và 2/3 số bệnh nhân đột quỵ có bệnh lý đồng mắc là từ 60 tuổi
trở lên.
Kết luận: Nghiên cứu dựa trên dân số này cung cấp bằng chứng về bệnh đồng mắc giữa đột quỵ
và các bệnh lý khác bao gồm bệnh tim: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn tâm trạng và COPD.
Những người Canada bị đột quỵ có gánh nặng bệnh tật đồng mắc cao.Sức khỏehệ thống chăm
sóc cần nhận biết và ứng phó với mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh đồng mắc và sự xuất hiện đột
quỵ.Yếu tố then chốt này cần được xem xét khi phân bổ nguồn lực.

1.3. Tóm tắt về địa điểm nghiên cứu.


Bệnh viện 1A, trước đây được biết đến với tên gọi Trung tâm Phục hồi Chức năng Trẻ bại
liệt, là một cơ sở y tế được thành lập vào ngày 08/11/1983 tại địa chỉ 1A – Lý Thường Kiệt, quận
Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Trung tâm này được xây dựng và hình thành nhờ sự hợp tác giữa Bộ
Lao Động Thương binh và Xã hội và tổ chức Terre Des Hommes (Đức). Nhiệm vụ ban đầu của
Trung tâm là cung cấp điều trị, phục hồi chức năng và xoa dịu nỗi đau cho trẻ em bị bại liệt do
sốt bại liệt [1].
Vào năm 1996, bệnh bại liệt đã được xóa bỏ nhờ vào việc thực hiện có hiệu quả của
chương trình tiêm chủng mở rộng khắp các vùng nông thôn xa xôi ở Việt Nam. Nhằm thích ứng
với sự thay đổi trong cấu trúc bệnh tại Trung tâm trẻ bại liệt, vào ngày 16/09/1996, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 819/LĐTBXH-QĐ chính thức đổi tên
Trung tâm thành Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động [1].
Ngày 15/08/2011, thông qua Quyết định số 979/QĐ-LĐTBXH, Trung tâm đã chính thức
mở rộng quy mô và trở thành Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng TP. Hồ Chí Minh.
Sau đó, vào năm 2018, Bệnh viện đã đổi tên thành Bệnh viện 1A. Trải qua 4 thập kỷ xây dựng,
hình thành và phát triển, Bệnh viện 1A đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Đây bao gồm 2
Huy chương Lao động Hạng Ba, 1 Huy chương Lao động Hạng Nhì, 1 Huy chương Lao động
Hạng Nhất, cùng với việc nhận được bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ vào năm 2013 và nhiều
bằng khen từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dành cho cả tập thể và cá nhân xuất sắc tại
bệnh viện. Năm 2020 được xem là một bước phát triển mới và toàn diện cho viện, khi viện đã
đưa vào sử dụng tòa nhà mới với 350 giường bệnh và áp dụng các thiết bị và công nghệ kỹ thuật
tiên tiến vào công tác chuyên môn [1].
Bệnh viện 1A đã triển khai nhiều chương trình khám, điều trị nội trú và ngoại trú, cùng các
hoạt động phục hồi chức năng cho người cao tuổi và bệnh nhân sau đột quỵ não. Đội ngũ chăm
sóc bao gồm các bác sĩ chuyên khoa Lão Khoa, Nội Khoa, Phục hồi chức năng, Đông y, cùng
với đội ngũ điều dưỡng và kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh viện 1A cũng đặc biệt
chú trọng đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân và cung cấp các dịch vụ chăm sóc tiện nghi, tốt
nhất, và tạo môi trường gắn kết nhằm mang đến cho bệnh nhân cảm giác như đang ở trong một
gia đình [1].
Chương trình điều trị hàng ngày tại Đơn vị Lão khoa - Đột quỵ của Bệnh viện 1A được
thực hiện như sau: Bác sĩ Nội Khoa và Lão Khoa lập kế hoạch chăm sóc và đưa ra danh sách y
lệnh cụ thể hàng ngày dựa trên tiến trình bệnh của từng bệnh nhân. Bác sĩ Phục hồi chức năng và
bác sĩ Đông y thực hiện các chương trình can thiệp và tập vận động sớm cho từng bệnh nhân, sử
dụng các thiết bị tập phục hồi chức năng hiện đại như máy tập tay, chân ngay tại giường bệnh,
robot tập đi, máy kéo dãn cột sống, và phương pháp châm cứu. Bác sĩ Tâm lý, Nội thần kinh và
Phục hồi chức năng tiến hành khám và lên kế hoạch trị liệu tâm lý trong các phòng trị liệu và
khu vườn trị liệu [1].
1.4 Những tồn tại, khoảng trống trong nghiên cứu bệnh đồngmắc đối với bệnh nhân đột
quỵ cao tuổi:
Khi dân số già đi, tỷ lệ đột quỵ ở người cao tuổi tiếp tục gia tăng.Các bệnh đồng mắc hoặc sự
xuất hiện đồng thời của nhiều tình trạng mãn tính với đột quỵ là phổ biến ở những bệnh nhân đột
quỵ cao tuổi.Mặc dù nghiên cứu đã được tiến hành về các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ,
vẫn cần phải khám phá các nghiên cứu hiện có và xác định những khoảng trống trong nghiên cứu
về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi.Bài viết này nhằm mục đích kiểm tra tình trạng
nghiên cứu hiện tại về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi, xác định những khoảng
trống nghiên cứu và thảo luận về những tác động tiềm tàng của việc lấp đầy những khoảng trống
này. Bằng cách giải quyết những vấn đề này, bài viết này hy vọng sẽ góp phần hiểu rõ hơn về
các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi, cung cấp thông tin thực hành quản lý và chăm
sóc tốt hơn cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này.
Những nghiên cứu hiện nay về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi là gì?

Các nghiên cứu hiện tại về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi đã nêu bật nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của họ.Bệnh nhân đột quỵ cao tuổi sống trong các cơ sở chăm
sóc có nhiều khả năng bị khuyết tật và tàn tật hơn những người không sống.Theo báo cáo của
nghiên cứu Đột quỵ BIOMED năm 1999, những người lớn tuổi ít có khả năng được kiểm tra về
đột quỵ.Có thể cần phải thay đổi trong công tác quản ly và lên kế hoạch điều trị.Tuy nhiên tại
chưa có thông kê cụ thể về tình trạng bệnh đồng mắc trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi đang điều
trị nội trú tại bệnh viện 1A.Các nghiên cứu hiện tại trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi ghi lại các
đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh đồng mắc khác.
Hơn nữa chức năng thể chất có thể suy giảm theo thời gian và tuổi tác ngày càng tăng, trong khi
các lĩnh vực xã hội và cảm xúc có thể được cải thiện. Tuổi là dấu hiệu đại diện cho sự hiện diện
của các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi. Lựa chọn cẩn thận là rất quan trọng khi
nghiên cứu bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi, sẽ giúp ít trong việc phân tích các bệnh
đồng mắc được kết hợp với việc đánh giá việc sử dụng nhiều loại thuốc, và tình trạng tăng huyết
áp động mạch, rung tâm nhĩ và rối loạn lipid máu rất phổ biến ở nhóm bệnh nhân . Các nghiên
cứu trước đây về bệnh đồng mắc ở tất cả bệnh nhân đột quỵ với các nguyên nhân đột quỵ khác
nhau, nhưng nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về tình trạng bệnh đồng măc ở các bệnh
nhân đột quỵ lớn tuổi đang điều trị nội trú tại bệnh viện 1 A.

Những lỗ hổng trong nghiên cứu về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi là gì?

Đánh giá bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi có thể gặp nhiều thách thức do hạn chế về
dữ liệu và nguồn sai lệch. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu nhập viện
và xuất viện, không phản ánh chính xác tỷ lệ lưu hành thực sự của các bệnh đồng mắc.Các
nghiên cứu cắt ngang dựa trên dân số hiếm khi được chọn để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh
đồng mắc ở những người lớn tuổi, điều này làm phức tạp thêm vấn đề. Tuy nhiên, dữ liệu yêu
cầu bảo hiểm là một cách tiếp cận ít chọn lọc hơn để đánh giá tỷ lệ lưu hành bệnh đồng mắc vì
nó bao gồm tất cả các cá nhân tìm kiếm bất kỳ hình thức điều trị nội trú hoặc ngoại trú nào, bao
gồm cả các giai đoạn điều trị ít nghiêm trọng hơn không cần nhập viện. Mặc dù vậy, chỉ một tỷ
lệ nhỏ bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện, dẫn đến đánh giá thấp tỷ lệ mắc bệnh đồng mắc.Kết
quả là, nhiều phức hợp bệnh đồng mắc này đã không được nghiên cứu thường xuyên. Nhìn
chung, cần có những nghiên cứu toàn diện hơn để có thể đánh giá chính xác tỷ lệ mắc bệnh đồng
mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi và giải quyết những hạn chế của nghiên cứu trước đây.

Cách viết khác :

Đánh giá bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi là một thách thức

Các nghiên cứu trước đây có một số hạn chế:

 Dựa trên dữ liệu nhập viện và xuất viện, có thể không phản ánh chính xác tỷ lệ lưu hành thực tế
của các bệnh đồng mắc.

 Hiếm khi chọn người lớn tuổi để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh đồng mắc ở những bệnh
nhân đột quỵ lớn tuổi.
 Dữ liệu yêu cầu bao gồm tất cả các cá nhân tìm kiếm bất kỳ hình thức điều trị nội trú hoặc ngoại
trú, bao gồm cả các giai đoạn điều trị ít nghiêm trọng hơn không cần nhập viện. Tuy nhiên, chỉ
một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện, dẫn đến đánh giá thấp tỷ lệ mắc bệnh đồng
mắc.

Kết quả là, nhiều phức hợp bệnh đồng mắc này đã không được nghiên cứu thường xuyên.

Để giải quyết những hạn chế này, cần có những nghiên cứu toàn diện hơn:

 Sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm dữ liệu nhập viện và xuất viện, nội viện và
dữ liệu yêu cầu bảo hiểm

 Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh đồng mắc ở những người lớn tuổi đột quỵ đang điều trị nội
trú.

 Nghiên cứu các phức hợp bệnh đồng mắc cụ thể để hiểu rõ hơn về tác động của chúng đến kết
quả của bệnh nhân đột quỵ cao tuổi.

Những nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao
tuổi và phát triển các phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả hơn.

Ý nghĩa tiềm tàng của việc lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về bệnh đồng
mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi là gì?

Việc lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao
tuổi có thể có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, nó có thể giúp ước tính
chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng liên quan đến tình trạng mãn tính về thể chất và tâm lý ở
những người sống sót sau đột quỵ.Nghiên cứu này cũng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tỷ lệ
mắc bệnh mãn tính ở những người sống sót sau đột quỵ.Trọng số không đồng đều nên được áp
dụng cho các loại và mức độ nghiêm trọng khác nhau của các tình trạng mãn tính để khám phá
tác động của tình trạng đa bệnh lý.Cải thiện việc quản lý tình trạng đa bệnh lý ở những người
sống sót sau đột quỵ có thể giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong việc điều trị các bệnh đồng
mắc.Cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu gánh nặng kinh tế của các thành phần chăm sóc sức khỏe
đối với bệnh nhân đột quỵ cao tuổi.

Cách viết khác Nghiên cứu bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi có thể giúp hiểu rõ hơn
về những thách thức mà họ phải đối mặt và phát triển các phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu
quả hơn.

Các lợi ích của nghiên cứu này gồm:

 Ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng liên quan đến bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ
cao tuổi.

 Cung cấp cái nhìn sâu sắc về tỷ lệ mắc bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi giúp quản lý
bệnh nhân 1 cách hiệu quả.

 Khám phá tác động của bệnh đồng mắc đến kết quả của bệnh nhân đột quỵ cao tuổi.

 Giảm bớt gánh nặng tài chính trong việc điều trị bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi.

Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ lớn tuổi có bệnh đồng mắc cần được theo dõi cẩn thận do nguy cơ
suy giảm HRQoL( chất lượng cuộc sống ). Để theo dõi hiệu quả của kết quả điều trị làm giảm
quá trình nằm viện lại, nên đo lường thường xuyên các bệnh đồng mắc mãn tính và HRQOL
bằng cách sử dụng các công cụ được xác nhận tốt trong môi trường lâm sàng, từ đó can thiệp hỗ
trợ tối ưu mang lại lợi ích cao nhất cho bệnh nhân đột quỵ lớn tuổi có bệnh đồng mắc.Việc lấp
đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi có thể
dẫn đến việc quản lý tốt hơn tình trạng đa bệnh lý, giảm thiểu sử dụng các dịch vụ y tế không cần
thiế ở những người sống sót sau đột quỵ và tối ưu hóa sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống
của họ.

Bài nghiên cứu này làm sáng tỏ những khoảng trống và hạn chế trong các nghiên cứu hiện có về
bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi. Các phát hiện này chỉ ra rằng những bệnh nhân đột
quỵ lớn tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc có nhiều khả năng bị khuyết tật và tàn tật hơn những
người không sống trong viện.Tuy nhiên, người lớn tuổi ít có khả năng được điều tra về đột quỵ,
điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu
hiện tại trên bệnh nhân đột quỵ cao tuổi ghi lại các đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử bệnh, các
yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh đồng mắc khác. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn cẩn thận hơn
khi nghiên cứu bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi. Nhìn chung, tài liệu nghiên cứu
này cung cấp những hiểu biết có giá trị về nhu cầu nghiên cứu sâu rộng hơn về các bệnh đồng
mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi và đưa ra những gợi ý về hướng đi trong tương lai trong lĩnh
vực này.

Cách viết 2 (Nghiên cứu về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi cho thấy người sống
viện có nguy cơ cao hơn bị khuyết tật do đột quỵ. Điều này có thể do người sống viện thường có
nhiều bệnh đồng mắc hơn, khiến họ dễ bị tổn thương hơn khi bị đột quỵ. Nghiên cứu hiện có về
bệnh đồng mắc ở bệnh nhân đột quỵ cao tuổi còn hạn chế, chỉ tập trung vào các đặc điểm nhân
khẩu học và các bệnh đồng mắc khác. Cần nghiên cứu sâu hơn về bệnh đồng mắc ở bệnh nhân
đột quỵ cao tuổi để phát triển các phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả hơn)

1.5 Những lợi ích của việc nghiên cứu bệnh đồng mắcđối với bệnh nhân đột quỵ cao tuổi:

Nghiên cứu về bệnh đồng mắc là rất cần thiết trong việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và yếu tố dự
đoán đột quỵ ở bệnh nhân cao tuổi. Một đánh giá có hệ thống đã tìm thấy mối liên hệ tích cực
giữa các bệnh đồng mắc có sẵn và nguy cơ đột quỵ, trong đó tuổi tác là một yếu tố quan trọng
giữa các loại bệnh đồng mắc khác nhau Nghiên cứu được đề cập trong trích dẫn của bạn, được
công bố trên tạp chí Stroke vào năm 2023, đã đánh giá mối liên quan giữa các bệnh đồng mắc và
nguy cơ đột quỵ ở người Trung Quốc. Nghiên cứu này bao gồm dữ liệu từ hơn 200.000 người
Trung Quốc trên 40 tuổi.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp giữa tuổi cao và số lượng
bệnh đồng mắc từ trước sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn. Đột quỵ trước đây được báo cáo là
yếu tố nguy cơ mạnh nhất của đột quỵ toàn phần, tiếp theo là CHD, tăng huyết áp và tiểu đường.

Tài liệu tham khảo:


1. Association of total pre-existing comorbidities with stroke risk: a large-scale
community-based cohort study from China. (n.d.) December 18, 2023, từ
bmcpublichealth.biomedcentral.com
2. Geriatrics | Free Full-Text | Stroke in Frail Older People. (n.d.) December 18, 2023,
từ www.mdpi.com/2308-3417/2/3/24

3. Effect of Comorbidity Burden and Polypharmacy on Poor Functional Outcome in


Acute Ischemic Stroke. (n.d.) December 18, 2023, từ
link.springer.com/article/10.1007/s00062-022-01193-8

4. A claims data-based comparison of comorbidity in individuals with and without


dementia. (n.d.) December 18, 2023, từ bmcgeriatr.biomedcentral.com

5. Economic burden of comorbid chronic conditions among survivors of stroke in China:


10-year longitudinal study. (n.d.) December 18, 2023, từ
bmchealthservres.biomedcentral.com

6. IJERPH | Free Full-Text | Effects of Chronic Comorbidities on the Health-Related


Quality of Life among Older Patients after Falls in Vietnamese Hospitals. (n.d.) December
18, 2023, từ www.mdpi.com/1660-4601/16/19/3623

You might also like