You are on page 1of 94

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRƢƠNG THỊ THU HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU


Ở NHÓM NGUY CƠ CAO MẮC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRƢƠNG THỊ THU HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU


Ở NHÓM NGUY CƠ CAO MẮC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chuyên ngành : Nội khoa


Mã số : 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh
2. PGS.TS. Trần Khánh Toàn

HÀ NỘI – 2023
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nội Tổng hợp – Trường
Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Khoa Nội tiết bệnh viện Bạch
Mai đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại bệnh viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ Trung tâm Y học gia
đình – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh và
PGS.TS Trần Khánh Toàn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho
tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu y học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới Thầy cô trong Hội đồng khoa
học bảo vệ luận văn đã dành nhiều thời gian kiểm tra, đóng góp cho tôi
những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu cùng tập thể cán bộ
Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ,
động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, chồng, con, anh
chị em và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ và
luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn

Trương Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trương Thị Thu Hằng, học viên cao học khóa 30 chuyên ngành Nội
Khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới dự hướng dẫn của
PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh và PGS.TS Trần Khánh Toàn.

2. Công trình không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được
công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, chính
xác và khách quan, được sự xác nhận của cơ quan nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Tác giả luận văn

Trương Thị Thu Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

ADA Hội đái tháo đường Hoa Kỳ American Diabetes Association


BMI Chỉ số khối lượng cơ thể Body Mass Index
CVD Bệnh tim mạch Cardiovascular disease
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
FPG Glucose huyết tương lúc đói Fasting plasma glucose
HDL-c Lipoprotein có tỷ trọng cao High density lipoprotein cholesterol
IDF Liên đoàn Đái tháo đường International Diabetes Federation
thế giới
IFG Rối loạn glucose lúc đói Impaired Fasting Glucose
IGT Rối loạn dung nạp glucose Impaired Glucose Tolerance
LDL-c Lipoprotein có tỷ trọng thấp Low-density lipoprotein
NC Nghiên cứu
NCC Nguy cơ cao
NPDNG Nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống
RLCH Rối loạn chuyển hóa
RLĐH Rối loạn đường huyết
RLĐHLĐ Rối loạn đường huyết lúc đói
RLDNG Rối loạn dung nạp glucose
THA Tăng huyết áp
WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization
XN Xét nghiệm
YTNC Yếu tố nguy cơ
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Tổng quan về rối loạn glucose máu ..................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................. 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ................................................................ 3
1.2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường ................................. 5
1.2.1. Yếu tố di truyền ......................................................................... 5
1.2.2. Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc) .... 5
1.2.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống ............................... 6
1.2.4. Các yếu tố chuyển hóa và các loại nguy cơ trung gian ........... 11
1.3. Thực trạng rối loạn glucose máu ....................................................... 13
1.3.1. Thực trạng rối loạn glucose máu ở các nước trên thế giới...... 13
1.3.2. Thực trạng rối loạn đường huyết ở Việt Nam ......................... 15
1.3.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường .. Error!
Bookmark not defined.
1.4. Sàng lọc đái tháo đường típ 2 ............................................................ 17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................. 22
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ............................. 22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................. 23
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................... 23
2.4. Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 23
2.5. Biến số nghiên cứu ............................................................................. 28
2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 29
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 33
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................. 34
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, nhóm tuổi ............... 34
3.1.2. Các chỉ số, xét nghiệm liên quan............................................. 36
3.1.3. Đặc điểm của đối tượng theo yếu tố nguy cơ .......................... 37
3.2. Tỷ lệ tiền ĐTĐ và đái tháo đường ..................................................... 39
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn glucose máu ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn glucose máu theo giớiError! Bookmark not
defined.
3.2.3. Tỷ lệ rối loạn glucose theo nhóm tuổi, BMIError! Bookmark
not defined.
3.3. Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn glucose máu và các yếu tố .... 41
3.3.1. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với các yếu tố ........................... 41
3.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng ĐTĐ và các yếu tố ................... 47
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 52
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .............................................. 52
4.1.1. Tuổi.......................................................................................... 52
4.1.2. Giới .......................................................................................... 52
4.2. Tỷ lệ rối loạn glucose máu ................................................................. 53
4.2.1. Tỷ lệ đái tháo đường típ 2 ....................................................... 53
4.2.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường......................................................... 55
4.3. Các yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ .................................................. 57
4.3.1. Tuổi.......................................................................................... 57
4.3.2. Giới .......................................................................................... 58
4.3.3. Thừa cân, béo bụng ................................................................. 58
4.3.4. Tăng huyết áp .......................................................................... 59
4.3.5. Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ ...................................................... 60
4.3.6. Tiền sử ĐTĐ thai kỳ ................................................................ 61
4.3.7. Sử dụng đồ uống có cồn .......................................................... 62
4.3.8. Tình trạng vận động ................................................................ 62
4.3.9. Hút thuốc lá ............................................................................. 63
4.3.10. Rối loạn lipid máu ................................................................. 64
4.4. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng hỏi sàng lọc người có nguy cơ mắc ĐTĐ ......................... 21
Bảng 2.1: Phân loại béo phì theo tiêu chuẩn WHO cho người Châu Á –
Thái Bình Dương ...................................................................... 29
Bảng 2.2: Bảng hỏi sàng lọc người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ ... 32
Bảng 3.1: Đặc điểm về chỉ số lipid máu của đối tượng nghiên cứu ........... 36
Bảng 3.2: Phân bố tiền đái tháo đường theo glucose máu đói và HbA1c .. 39
Bảng 3.3: Phân bố đái tháo đường theo glucose máu đói và HbA1c ......... 40
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với giới tính, nhóm tuổi, BMI .... 41
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với chỉ số vòng bụng .................. 42
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tiền đái tháo đường với tiền sử bệnh .......... 43
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với thói quen sinh hoạt ............... 44
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với chỉ số huyết áp ..................... 45
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với chỉ số lipid máu .................... 46
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa ĐTĐ với giới tính, nhóm tuổi, BMI ......... 47
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa ĐTĐ với chỉ số vòng bụng ....................... 48
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đái tháo đường theo tiền sử bệnh .............. 48
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa ĐTĐ với thói quen sinh hoạt .................... 49
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa ĐTĐ với huyết áp ..................................... 50
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa ĐTĐ với rối loạn lipid máu ...................... 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ................................ 34
Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới .................... 35
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm về chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu .............. 36
Biểu đồ 3.4: Tình hình nhận biết và điều trị THA ở ĐTNC....................... 37
Biểu đồ 3.5: Phân bố số lượng yếu tố nguy cơ ở ĐTNC ............................ 37
Biểu đồ 3.6: Phân bố các yếu tố nguy cơ ở ĐTNC .................................... 38
Biểu đồ 3.7: Phân bố điểm nguy cơ của đối tượng nghiên cứu........... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.8. Phân bố rối loạn glucose máu của ĐTNC .............................. 39
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường Error! Bookmark not defined.

Sơ đồ 1.2: Chuyển hóa lipid máu ở người đái tháo đường ......................... 12

Sơ đồ 1.3: Bản đồ Đái tháo đường 2021 IDF ............................................. 15

Sơ đồ 2.1: Mô hình thiết kế nghiên cứu ..................................................... 27

Hình 1.1: Xu hướng ĐTĐ và tiền ĐTĐ ở người trưởng thành Việt Nam 16
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý được ghi nhận đạt mức độ báo
động trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, tác động lớn đến chất lượng cuộc
sống và sức khỏe của con người1.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua.
Theo báo cáo của Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) năm 2021 ước tính có 537
triệu người mắc bệnh và con số này dự kiến sẽ đạt 643 triệu vào năm 2030 và
783 triệu vào năm 2045, hơn ¼ người trưởng thành mắc ĐTĐ sống ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình1. Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều
biến chứng, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và
cắt cụt chi…2. Tại Việt Nam, theo thông báo IDF công bố, bệnh ĐTĐ đang
gia tăng nhanh chóng và là một trong những nước có tỷ lệ tăng cao 1.
Rối loạn glucose máu bao gồm tiền đái tháo đường và đái tháo đường,
đang trở thành vấn đề đáng quan tâm. Tỷ lệ mắc ĐTĐ không được chẩn đoán
còn nhiều, các biến chứng đôi khi đã xuất hiện ngay từ giai đoạn tiền ĐTĐ và
ĐTĐ mới phát hiện lần đầu. Theo IDF 2021, gần một nửa số người đang sống
với bệnh đái tháo đường (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%). Tỷ
lệ chẩn đoán, điều trị và điều trị đạt đích còn thấp, nhất là các quốc gia thu
nhập thấp. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy khoảng gần
5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường, số người đã được chẩn đoán
chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm
23,3%.
Việc phát hiện sớm là chìa khóa để giảm thiểu số người mắc bệnh đái tháo
đường không được chẩn đoán, điều trị sớm và dự phòng các biến chứng3.
Năm 1993, K.R. Paterson đề xuất chiến lược chẩn đoán ĐTĐ típ 2 bằng việc
sử dụng công cụ đánh giá nguy cơ để xác định những người có nguy cơ cao
2

(NCC) với bệnh và sử dụng nghiệm pháp dung nạp đường huyết để chẩn đoán
bệnh trên nhóm đối tượng này4. Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công cụ
được đề xuất nhằm đánh giá nguy cơ bệnh ĐTĐ như công cụ đánh giá nguy
cơ của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Phần Lan (FINDRISC), Ấn
Độ (IDRS)…5. Trong đó thang điểm đánh giá nguy cơ ĐTĐ của ADA là phổ
biến nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng: lý tưởng là việc sàng lọc ĐTĐ típ 2
được thực hiện tại cơ sở y tế vì đối tượng sau đó được tư vấn thực hiện xét
nghiệm, điều trị và theo dõi nếu cần6. Tuy nhiên hiểu biết về tỷ lệ rối loạn
glucose máu ở đối tượng nguy cơ cao mắc đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện
còn hạn chế. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có số lượng người thăm khám sức
khỏe định kỳ, sàng lọc bệnh khá đông, cũng có thể là quần thể tham khảo cho
việc sàng lọc và đánh giá nguy cơ đái tháo đường . Do vậy chúng tôi tiến hành
đề tài: “Khảo sát tình trạng rối loạn glucose máu ở nhóm nguy cơ cao
mắc đái tháo đƣờng đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai
mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát tỷ lệ rối loạn glucose máu ở nhóm nguy cơ cao mắc đái tháo
đường đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn glucose máu
ở nhóm đối tượng trên.
3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về rối loạn glucose máu


1.1.1. Định nghĩa
Rối loạn glucose máu bao gồm tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
- Tiền đái tháo đường: Tiền ĐTĐ là tình trạng bệnh lý khi nồng độ
glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ,
bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose
hoặc cả hai.
Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và ĐTĐ típ 2.
Khoảng 5-10% người tiền ĐTĐ sẽ trở thành ĐTĐ hàng năm và tổng cộng
70% người tiền ĐTĐ sẽ thành ĐTĐ thực sự7. Tiền ĐTĐ liên quan đến các
yếu tố nguy cơ giống bệnh ĐTĐ: thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng
huyết áp, ít hoạt động thể lực…
- Đái tháo đường: ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng
glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết tiết insulin và/hoặc giảm tác động
của insulin. Tăng glucose máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối
loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan
khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh 8,9.
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Căn cứ Quyết định số 5481/2020/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của Bộ Y tế
về việc ban hành tài liệu chuyên môn ―Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái
tháo đường típ 2‖9 chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường theo tiêu
chuẩn sau:
 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
Dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
4

- Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dl
(hay ≥ 7,0 mmol/l). Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể
uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua
đêm từ 8 - 14 giờ), hoặc:
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dl hay
11,1 mmol/l).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose,
hòa tan trong 250 – 300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó
người bệnh ăn khẩu phần có khoảng 150 - 200 gam carbohydrat mỗi ngày.
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc
mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (hay 11,1 mmol/l).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm
hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ
cần một lần xét nghiệm duy nhất.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:
Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): glucose
huyết tương lúc đói từ 100 mg/dl (5,6 mmol/l) đến 125 mg/dl (6,9 mmol/l),
hoặc:
- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): glucose
huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose
bằng đường uống 75g từ 140 (7,8 mmol/l) đến 199 mg/dl (11 mmol/l), hoặc:
5

- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).


Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn
đoán ĐTĐ nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của
ĐTĐ, được gọi là tiền ĐTĐ9.
1.2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đƣờng
1.3.1. Yếu tố di truyền
Các ước tính về hệ số di truyền của bệnh đái tháo đường típ 2 nằm trong
khoảng 20% - 80% và bằng chứng về khả năng di truyền đến từ nhiều nghiên
10,11
cứu dân số, gia đình và song sinh . Nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ típ 2
trong suốt cuộc đời là 40% đối với những người có cha hoặc mẹ mắc bệnh và
70% nếu cả bố và mẹ đều bị12. Người thân mức độ 1 của những người mắc
bệnh ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 3 lần so với những người
không có tiền sử gia đình mắc bệnh 13.
1.3.2. Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc)
- Yếu tố chủng tộc:
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc. Tại châu Âu,
tỷ lệ mắc ĐTĐ típ 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng 2 lần. Tuổi mắc
bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, người da trắng thường trên
50 tuổi 7.
- Yếu tố tuổi:
Đây là yếu tố được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của
bệnh ĐTĐ típ 218. Năm 2005, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh
Hoa Kỳ báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở những người từ 20 tuổi trở lên là
20,6 triệu người (9,6% số người trong độ tuổi đó), và tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
tăng theo độ tuổi (10,3 triệu người từ 60 tuổi trở lên, hoặc 20,9% những người
trong độ tuổi đó, mắc bệnh ĐTĐ)14. Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc hội
chứng chuyển hóa và các bệnh mãn tính bao gồm cả bệnh ĐTĐ típ 2. Lão
hóa làm tăng tình trạng viêm mãn tính ở người cao tuổi dẫn đến kháng
6

15
insulin . Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa lipid do lão hóa làm tăng tích tụ
mỡ trong cơ thể dẫn đến tăng nồng độ axit béo tự do trong máu/ huyết
tương và cuối cùng là kháng insulin 16. Do đó, tuổi càng cao, càng có nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ típ 2 hơn.
Nghiên cứu của Phạm Minh Ngọc (2015) cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ
tăng dần theo tuổi; tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo nhóm 10 năm tuổi tăng dần với
OR (95% CI) tương ứng là 1,9 (0,2 - 3,5), 6,2 (5,2 - 7,1), 10,0 (9,2 - 10,9) và
12,4 (11,2 - 13,5)17. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2010) về
tình hình mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ trên 1500 người từ 30 tuổi trở lên, tại Thành
phố Nha Trang cho thấy tuổi càng lớn tỷ lệ mắc bệnh càng cao, nhóm 30 - 39
tuổi là 12,5%; 40 - 49 tuổi là 22,19%; 50 - 59 là 33,47% và ≥ 60 là 35,63%
(p < 0,05)18.
- Yếu tố giới:
Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ trong các nghiên cứu có sự
khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo đường không theo
quy luật, nó phụ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo
phì.
Theo Xianhui Qin và cộng sự nghiên cứu trên đối tượng từ 45 đến 75 tuổi
tại Trung Quốc (2012) cho thấy bệnh đái tháo đường chiếm ưu thế ở nữ19. Tại
Việt Nam, nghiên cứu tình hình đái tháo đường toàn quốc năm 2020 cho thấy
nam giới chiếm ưu thế ở cả tiền đái tháo đường và đái tháo đường với OR
(95% CI) của nữ giới so với nam giới lần lượt là 0,79 (0,64-0,97) và 0,62
(0,45-0,94)20. Theo nghiên cứu của Trần Minh Long (2011) ở nhóm tuổi 30-
69 tại tỉnh Nghệ An cho thấy nam giới có khả năng mắc ĐTĐ cao hơn nữ giới
1,37 lần (95%CI: 1,07-1,74)21. Trần Thị Mai Hương (2022) nghiên cứu trên
182 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy tỷ lệ nam giới
mắc ĐTĐ thấp hơn nữ giới với OR (95% CI) là 0,51 (0,19-1,37)22.
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống
- Thừa cân, béo phì:
7

Quá cân và béo phì từ lâu đã được xác định là yếu tố nguy cơ của bệnh
ĐTĐ típ 2. Do ăn uống chất nhiều năng lượng, ít vận động thể lực do đó nguy
cơ người béo phì ngày càng tăng.
Béo phì là tình trạng dư thừa khối lượng mỡ trong cơ thể gây ra hậu quả
xấu cho sức khỏe. Năm 1985 béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận là
một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Ở
người béo phì, lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng eo, vòng
hông cao hơn bình thường. Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, một
thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ
thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng
không thực sự được xếp vào béo phì hoặc chỉ béo vừa phải, là một yếu tố
nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa
đường. Béo phì, béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin
do thiếu hụt sau thụ thể trong tác dụng của insulin dẫn đến sự thiếu insulin
tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu mô cơ, mô
mỡ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính
thấm màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình
phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển hóa
hydratcacbon thành mỡ, giảm tổng hợp glucose ở gan, tăng tân tạo đường mới
và ĐTĐ xuất hiện 23.
Ở các nước phương Tây 80 - 90% BN ĐTĐ típ 2 có thừa cân hoặc béo
phì. Các nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam cũng cho thấy có mối liên quan
rõ rệt giữa thừa cân, béo phì với nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ típ 224. Tuy nhiên, tỷ
lệ thừa cân béo phì ở BN ĐTĐ típ 2 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các
nước phương Tây. Béo phì đặc biệt là béo phì dạng nam là một yếu tố nguy
cơ xơ vữa động mạch và ĐTĐ. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Ở người béo phì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 1,7; nguy cơ THA cao
8

gấp 2 lần và nguy cơ ĐTĐ típ 2 tăng gấp 3 lần so với người có cân nặng bình
thường.
Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2000) cho thấy tỷ lệ béo trung
tâm chiếm tỷ lệ 39,6%25. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự
(2006) trên 9122 người cho thấy những người có chỉ số BMI béo có nguy cơ
mắc ĐTĐ cao gấp 2,89 lần so với những người có chỉ số BMI bình thường
(p<0,05)26. Nghiên cứu của Phạm Minh Ngọc (2015) cho thấy những người
có chỉ số BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,52 lần so với người có chỉ
số BMI < 23 (95%CI: 1,35 - 1,72)17. Theo Võ Tuấn Khoa và cộng sự (2018)
cho thấy những người BMI ≥ 23 kg/m2 có khả năng mắc ĐTĐ tăng 1,94
lần27.
- Ít hoạt động thể lực:
Ngoài di truyền, nhân trắc học và các thông số dinh dưỡng, hoạt động thể
28
chất là một yếu tố chính quyết định nguy cơ đái tháo đường . Các nghiên
cứu thuần tập tiền cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất ở bệnh nhân ĐTĐ trước
khi khởi phát bệnh thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng khỏe mạnh. Những
người đàn ông xem TV hơn 40 giờ mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao
hơn xấp xỉ 3 lần so với những người dành ít hơn 1 giờ mỗi tuần để xem TV 29.
Hơn nữa, tác dụng bảo vệ của việc tập thể dục như một phần của chương
trình giảm cân bao gồm cả chế độ ăn kiêng đã được quan sát thấy trong một
nghiên cứu can thiệp 30. Vì can thiệp dẫn đến giảm nhẹ cân nặng (khoảng 4
kg) nhưng giảm đáng kể (60%) nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, các tác giả cho rằng
tập thể dục có tác dụng không phụ thuộc vào việc giảm cân. Thật vậy, sau khi
điều chỉnh ảnh hưởng của nó đối với vòng eo, tập thể dục đã làm giảm một
lượng nhỏ nhưng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trong nhóm thuần tập
EPIC-Potsdam. Tác dụng này có thể là do cơ tăng nhạy cảm với insulin để
đáp ứng với tập thể dục31. Nghiên cứu của N Nakanishi (2004) điều tra mối
9

liên quan giữa hoạt động cuộc sống hàng ngày và nguy cơ phát triển bệnh
ĐTĐ trên 2924 người lao động nam của một văn phòng tại Nhật Bản từ 35
đến 59 tuổi cho thấy nguy cơ RLĐH và ĐTĐ liên quan đến hoạt động tiêu
hao năng lượng của nam giới Nhật Bản, những hoạt động như đi bộ nhanh,
đạp xe đi làm và các hoạt động thể chất khác sẽ giảm nguy cơ RLĐH và bệnh
ĐTĐ (p < 0,001)32.
Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự (2006) cho thấy những
người ít hoạt động thể lực có nguy cơ ĐTĐ cao gấp 2,326 lần và RLDNG cao
gấp 1,42 lần so với những người hoạt động thể lực (p < 0,05) 26. Nghiên cứu
của Phạm Minh Ngọc (2015) cho thấy những người đàn ông đã làm công việc
nặng nhọc về thể chất, được coi là nỗ lực thể chất và gây ra sự gia tăng lớn về
nhịp thở hoặc nhịp tim, có tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp hơn đáng kể so với những
người có công việc nhẹ (OR = 0,59; 95%CI: 0,36 - 0,98).
- Thuốc lá và bia rượu:
Thuốc lá và bia rượu là những chất có hại cho cơ thể, làm nặng thêm các
rối loạn chuyển hóa.
Một số các nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ tỉ lệ hút thuốc lá ở bệnh
nhân ĐTĐ khá cao, có nhiều vùng trên 50%. Trường đại học Lausanne (Anh)
đã tiến hành 25 nghiên cứu trên 1,2 triệu người bệnh và nhân thấy những
33
người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 . Nghiên cứu của Norito
Kawakami (1997) về ảnh hưởng của hút thuốc đối với tỷ lệ mắc ĐTĐ trong 8
năm (1984 - 1992) trên 2.312 nhân viên nam của một công ty điện ở Nhật Bản
cho thấy: tỷ lệ mắc ĐTĐ là 2,2/1.000 người/năm. Sau khi kiểm soát các yếu tố
nguy cơ cho thấy những người hút thuốc lá từ 16 - 25 điếu mỗi ngày có nguy cơ
mắc ĐTĐ cao gấp 3,27 lần so với người không hút thuốc (p < 0,05); tỷ lệ nguy
cơ là tương tự (3,21 lần) đối với những người hiện đang hút thuốc lá hoặc hút 26
điếu thuốc mỗi ngày. Những phát hiện này cho thấy: số lượng thuốc lá hút mỗi
ngày là quan trọng trong mối quan hệ giữa hút thuốc và tỷ lệ mắc ĐTĐ34. Theo
10

báo cáo phân tích tổng hợp 88 nghiên cứu của An Pan (2015), điều tra mối
liên quan giữa hút thuốc lá và nguy cơ mắc ĐTĐ trên 5.898.795 người tham
gia và 295.446 trường hợp mắc bệnh ĐTĐ típ 2 cho thấy những người không
hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 1,21 lần so với người hút
thuốc lá mức độ ít; gấp 1,34 lần so với người hút thuốc mức độ vừa phải và
1,57 lần so với người nghiện thuốc lá. Nghiên cứu đã kết luận hút thuốc chủ
động và thụ động đều có liên quan đến nguy cơ gia tăng tỷ lệ ĐTĐ típ 2,
nhưng nguy cơ ĐTĐ lại tăng lên ở những người mới bỏ thuốc và giảm đáng
kể khi thời gian bỏ thuốc lá tăng20. Nghiên cứu của Kim HN (2018) tìm hiểu
mối liên quan giữa hút thuốc và tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, đo
vòng eo và tiêu thụ thức ăn trên 1075 nam giới và 697 phụ nữ tại Hàn Quốc
cho thấy hút thuốc lá có liên quan đáng kể với việc tăng vòng eo, mức đường
trong máu cao hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn (carbohydrate, chất béo và
protein). Nghiên cứu cũng đã kết luận số lượng thuốc lá hút tăng lên đã ảnh
hưởng tiêu cực đến các yếu tố sức khỏe khác nhau, điều này có thể trở thành
một nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ. Do đó, phương pháp cải thiện các yếu tố sức
khỏe phải được thông qua giáo dục và chiến dịch để kiểm soát lượng thuốc lá
hút ở người lớn Hàn Quốc35.
Rượu có tác động rất xấu lên sức khỏe con người, gây ảnh hưởng tới tất
cả các cơ quan trên cơ thể. Những người bệnh ĐTĐ uống nhiều rượu thường
có hậu quả nặng hơn so với những người bình thường. Theo Tô Văn Hải,
bệnh nhân nam ĐTĐ có tỉ lệ uống rượu là 22,3% và hút thuốc lá là 16,8% 36.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Lâm (2012) ở nhóm người có YTNC tại Ninh
Bình cho thấy người có uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ và tiền
ĐTĐ so với người không uống gấp lần lượt 1,19 lần (95% CI: 0,99-1,42) và
1,15 lần (95% CI: 1,02-1,29)37.
- Các yếu tố khác:
+ Căng thẳng do công việc (stress): tất cả các stress đều có thể gây khởi
11

phát bệnh ĐTĐ típ 2.


+ Thay đổi lối sống: lối sống phương tây hóa, thành thị hóa, hiện đại hóa:
các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng
nhanh ở những nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa nhanh 38.
+ Môi trường: ô nhiễm môi trường và nhiệt độ cũng đã được xem như yếu
tố nguy cơ dẫn tới ĐTĐ39…
1.3.4. Các yếu tố chuyển hóa và các loại nguy cơ trung gian
- Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp (THA) và béo phì được coi là những nguy cơ phát triển
bệnh ĐTĐ típ 2. Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở người bệnh THA cao hơn nhiều so với
40
người bình thường cùng lứa tuổi . Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và
cộng sự cho thấy 9,6% người bệnh THA mắc ĐTĐ típ 2 và người có HA bình
thường chỉ có 3,4% mắc bệnh ĐTĐ. THA có thể xuất hiện trước hoặc sau khi
có ĐTĐ lâm sàng. Tỷ lệ THA ở người bệnh ĐTĐ típ 2 tăng theo tuổi đời, tuổi
bệnh, BMI, nồng độ glucose máu mà có một số biến chứng tim mạch hoặc
biến chứng thận41. Vấn đề THA ở người bệnh ĐTĐ típ 2 còn nhiều tranh cãi:
THA là biến chứng của ĐTĐ hay ĐTĐ xuất hiện sau THA 42.
Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự (2006) cho thấy những
người có tiền sử tăng HA có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4,12 lần so với người
HA bình thường và RLDNG cao gấp 2,46 lần (p < 0,05)26. Nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2010) cho thấy những người bệnh có THA thì
tỷ lệ ĐTĐ cao hơn nhóm không THA (51,1% so 48,9% với p < 0,05)18.
- Rối loạn lipid máu:
Tình trạng bắt đầu tăng glucose máu sẽ diễn biến đồng thời với tổn
thương chức năng tế bào beta và tăng đề kháng insulin ở ngoại biên, gia tăng
nguy cơ biến chứng tim mạch.
Bất thường chuyển hóa trước tiên là tình trạng đề kháng insulin ở các mô
12

tỏng cơ thể, cụ thể ở gan, mô mỡ, cơ, sự tích tụ của acid béo tự do ở mô mỡ
cũng như các mô khác như gan, cơ, tụy (tích tụ mỡ nội tạng). Sự lắng đọng
mỡ ở nội tạng làm phóng thích các adipocystokine tiền viêm, các chất này
góp phần gây đề kháng insulin. Chính sự đề kháng insulin kèm tăng insulin
máu gây nên nhiều tác hại lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, thay đổi chức
năng nội mạc mạch máu, rối loạn lipid máu, thay đổi chức năng tiểu cầu và
sự đông máu43.
Ngoài ra tác giả Tsutomu Hirano – Đại học Showa, Tokyo, Nhật Bản
cũng chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa lipid và đái tháo đường típ 244.

Sơ đồ 1.2: Chuyển hóa lipid máu ở ngƣời đái tháo đƣờng


(Nguồn http://creativecommons.org/licenses/by-nc-sa/3.0/)
Theo Veokham Somvong nghiên cứu về tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm
người 30-69 tuổi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai (2019) cho thấy người có
tăng cholesterol máu, tăng triglyceride, tăng LDL-c có nguy cơ mắc tiền đái
tháo đường cao hơn gấp lần lượt là 1,628 (95% CI: 1,278-2,075), 1,621 (95%
CI: 1,272-2,066)và 1,495 lần (95% CI: 1,174-1,904) so với nhóm không rối
loạn45.
- Kháng Insulin:
13

Insulin được bài tiết ra bởi các tế bào beta của tuyến tụy đáp ứng với
mức tăng nồng độ glucose và amino axit sau bữa ăn. Hormone này điều hòa
cân bằng nồng độ glucose trong máu, thông qua việc ức chế sản xuất glucose
ở gan và tăng tốc độ hấp thu glucose, chủ yếu vào cơ xương và mô mỡ.
Ngoài ra, insulin cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid, tăng tổng hợp lipid
ở gan và các tế bào mỡ, giảm giải phóng axit béo từ mô mỡ. Đây chính là
nền tảng quan trọng trong sự phát triển của bệnh ĐTĐ típ 246.
- Các yếu tố khác:
Hội chứng buồng trứng đa nang, cường androgen, phụ nữ mắc hội chứng
buồng trứng đa nang có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ típ 2. Hội chứng buồng
trứng đa nang liên quan đến đề kháng insulin, do đó nồng độ insulin trong
máu cao.
1.3. Thực trạng rối loạn glucose máu
1.3.1. Thực trạng rối loạn glucose máu ở các nước trên thế giới
Theo IDF năm 2021 báo cáo rằng tỷ lệ phổ biến bệnh ĐTĐ trên toàn cầu
đã đạt 10,5%, với gần một nửa (44,7%) người lớn không được chẩn đoán. Các
dự báo của IDF cho thấy đến năm 2045, 783 triệu người trưởng thành sẽ sống
chung với bệnh ĐTĐ - hoặc 1/8 người lớn sẽ có một người mắc bệnh. Đây sẽ
là mức tăng 46%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng dân số ước tính (20%) so
với cùng kỳ. Một phần mười (10,5%) người lớn trên thế giới hiện đang sống
chung với bệnh ĐTĐ. Tổng số được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu (11,3%)
vào năm 2030 và lên 783 triệu (12,2%) vào năm 2045. Ước tính có khoảng
44,7% người lớn sống chung với bệnh ĐTĐ (240 triệu người) không được
chẩn đoán. Hơn 4/5 (81%) những người này sống ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình. Bệnh ĐTĐ gây ra khoảng 966 tỷ USD chi tiêu cho y tế toàn
cầu vào năm 2021. Con số này thể hiện mức tăng 316% trong 15 năm qua. 1
Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc
14

không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng ở
cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng 47.
Theo nghiên cứu của Shaw JE và cộng sự (2010) thực hiện trên 91 quốc
gia để xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả 216 quốc gia và dự đoán năm 2030 dựa theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, nhóm từ 20
- 79 tuổi. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới là 6,4% (285 triệu người)
và dự báo tăng lên 7,7% (439 triệu người) vào năm 2030. Từ năm 2010 đến năm
2030 sẽ có 69% người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở
nước phát triển 46.
Nghiên cứu của Jayawardena R và cộng sự (2012) trong vòng 30 năm (từ
1980 - 2010) về sự phổ biến của tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở vùng Nam Á cũng cho
thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở Bangladesh từ 4,7% tăng lên 8,5% trong năm 2005;
tương tự ở Ấn Độ 4,6% lên 12,5% (năm 2007); Manđivơ từ 3,0% lên 3,7%
(2004); Nepal từ 19,5% lên 9,5% (2007); Pakistan từ 3,0% lên 7,2% (2002);
SriLanka từ 10,3% lên 11,5% (2006). Nghiên cứu đã kết luận ĐTĐ là một đại
dịch ở vùng Nam Á với sự gia tăng nhanh chóng trong ba thập niên qua 48.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính rằng sẽ có 1,5 triệu người bệnh
ĐTĐ chết vào năm 2012, khiến nó trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu
thứ 8 46, 51. Số người tử vong do ĐTĐ và biến chứng của nó được xác định năm
2019 là 4,2 triệu người. Trong đó gần một nửa (46,2%) ở dưới độ tuổi 60, nữ lớn
hơn nam (2,3 triệu người và 1,9 triệu người). Chi phí sức khỏe toàn cầu hàng năm
do ĐTĐ là 232 triệu USD năm 2007, tăng lên 727 triệu USD năm 2017 và năm
2019 là 760 triệu USD, dự tính sẽ tăng lên 825 triệu USD vào năm 2030 và 845
triệu USD vào năm 2045 47.
Bệnh ĐTĐ xảy ra trên toàn thế giới nhưng phổ biến hơn (đặc biệt là ĐTĐ
típ 2) ở các nước phát triển. Tuy nhiên, mức tăng lớn nhất là ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình, nơi có hơn 80% số ca tử vong do bệnh ĐTĐ gây
15

ra 49. Sự gia tăng tỷ lệ nhanh nhất được dự kiến sẽ xảy ra ở châu Á và châu
Phi, nơi mà hầu hết mọi người mắc bệnh ĐTĐ có thể sẽ sống vào năm 2030
50
. Sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở các nước đang phát triển theo xu hướng đô
thị hóa và thay đổi lối sống, bao gồm lối sống ngày càng ít vận động, ít đòi
hỏi về thể chất và chuyển tiếp dinh dưỡng toàn cầu, được đánh dấu bằng việc
tăng lượng thức ăn giàu năng lượng nhưng giàu chất dinh dưỡng (lượng
đường và chất béo bão hòa cao trong thức ăn, được gọi là chế độ ăn "kiểu
phương Tây" 49,51.

Sơ đồ 1.1: Bản đồ Đái tháo đƣờng 2021 IDF1


( Nguồn https://diabetesatlas.org/data/en/)
1.3.2. Thực trạng rối loạn đường huyết ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng gấp đôi trong 10 năm, từ
2,7% năm 2002 lên 5,4% năm 201252 và tiếp tục tăng lên 7,3% năm 202020.
Kết quả này phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam
những năm qua. Lối sống công nghiệp hóa, phát triển của máy móc thay thế
16

lao động tay chân, chế độ ăn giàu năng lượng, tăng chất béo, hạn chế rau
xanh…góp phần gia tăng các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

Hình 1.1: Xu hướng ĐTĐ và tiền ĐTĐ ở người trưởng thành Việt Nam53
(Nguồn:https://e-epih.org/journal/view.php?doi=10.4178/epih.e2020029)
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Đằng và cộng sự (2003) điều tra về tỷ lệ ĐTĐ
ở đối tượng có yếu tố nguy cơ tại Thành phố Việt Trì, Phú Thọ, tỷ lệ hiện mắc
ĐTĐ chiếm 9,16% và RLDNG chiếm 21,0% 54.
Tác giả Tạ Văn Bình (2004), nghiên cứu thực trạng ĐTĐ - suy giảm dung
nạp glucose, các yếu tố liên quan và tình hình quản lý bệnh ở Hà Nội cho thấy
tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở nhóm tuổi từ 20 đến 74 tuổi chiếm 5,7% và suy giảm
dung nạp glucose chiếm 7,4%. Nghiên cứu cũng chỉ ra những đối tượng béo
phì (BMI ≥ 23), THA có mối liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ 55.
Nghiên cứu của Đỗ Mạnh Cường và cộng sự (2012) về thực trạng bệnh
ĐTĐ và rối loạn Glucose máu ở người từ 30 – 69 tuổi có yếu tố nguy cơ tại 3
quận nội thành Hải Phòng, ĐTĐ tỷ lệ chung 3,1% trong đó nhóm 30-39 là
0,8%, 40-49 là 0,7%, 50-59 là 3,9%, 60-69 là 4,8%, tỷ lệ ĐTĐ ở nam là 3,0%,
nữ là 3,1%. Nghiên cứu tỷ lệ tiền ĐTĐ chung là 26,9%, trong đó nhóm 30-39
17

là 16,7%, 40-49 là 20,6%, 50-59 là 27,4%, 60-69 là 38,2%, tỷ lệ ĐTĐ ở nam


là 24,2%, nữ là 27,9 56.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2015) điều tra
dịch tễ học trên 2402 đối tượng tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,9%; tuổi
mắc ĐTĐ chủ yếu trên 45 tuổi (85%) 57.
Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2017) trên 1339 đối tượng
>30 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ là 7,4% và tiền ĐTĐ là
11,7% 58.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt và cộng sự ở duyên hải Nam Trung Bộ
Việt Nam (2019) có tỷ lệ mắc ĐTĐ là 8,1%, tiền ĐTĐ là 50,1%59.
Theo Võ Tuấn Khoa và cộng sự (2018) cho thấy tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ
chưa được chẩn đoán ở người có YTNC tại Bệnh viện Nhân Dân 115 lần lượt
là 15,3% và 55,8%27.
Nghiên cứu của Trần Thị Hoàng Anh (2019) về tỷ lệ tiền ĐTĐ ở người có
yếu tố nguy cơ đến khám tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch
Mai cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ là 56,8%, ĐTĐ là 9%60.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2022) trên 182 người có YTNC
ĐTĐ tại Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 24,8%, tỷ lệ tiền ĐTĐ
là 64,8%22.
Các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ rối loạn glucose máu tại Việt Nam gia
tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây đặc biệt trên đối tượng có YTNC
mắc đái tháo đường nói chung và tại bệnh viện nói riêng.
1.4. Đánh giá nguy cơ cao mắc đái tháo đƣờng
Theo IDF báo cáo rằng tỷ lệ phổ biến bệnh ĐTĐ trên toàn cầu đã đạt
10,5%, với gần một nửa (44,7%) người lớn không được chẩn đoán. Các dự
báo của IDF cho thấy đến năm 2045, 783 triệu người trưởng thành sẽ sống
chung với bệnh ĐTĐ - hoặc 1/8 người lớn sẽ có một người mắc bệnh. Đây sẽ
18

là mức tăng 46%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng dân số ước tính (20%) so
với cùng kỳ. Một phần mười (10,5%) người lớn trên thế giới hiện đang sống
chung với bệnh ĐTĐ. Tổng số được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu (11,3%)
vào năm 2030 và lên 783 triệu (12,2%) vào năm 2045. Ước tính có khoảng
44,7% người lớn sống chung với bệnh ĐTĐ (240 triệu người) không được
chẩn đoán. Hơn 4/5 (81%) những người này sống ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình. Bệnh ĐTĐ gây ra khoảng 966 tỷ USD chi tiêu cho y tế toàn
cầu vào năm 2021. Con số này thể hiện mức tăng 316% trong 15 năm qua1.
Những ước tính này cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc sàng lọc phát
hiện sớm bệnh, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Việc sàng lọc sớm ĐTĐ trên những người không có triệu chứng có thể
giúp chẩn đoán xác định sớm hơn từ đó can thiệp tích cực và có thể cải thiện
sức khỏe. Năm 1993, tác giả K.R. Paterson đã đề xuất chiến lược chẩn
đoán ĐTĐ típ 2 qua hai bước: (1) sử dụng công cụ đánh giá nguy cơ để xác
định những người có nguy cơ cao với bệnh, sau đó (2) sử dụng nghiệm pháp
dung nạp đường huyết để chẩn đoán bệnh trên nhóm đối tượng có nguy cơ
cao4. Theo khuyến cáo của ADA trong tầm soát ĐTĐ típ 2 ở người không có
triệu chứng, đánh giá xác định người có nguy cơ cao với bệnh nên được thực
hiện để giúp các nhà lâm sàng xem xét tính phù hợp khi thực hiện các xét
nghiệm chẩn đoán6. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu nguy cơ
mắc ĐTĐ để sàng lọc sớm bệnh như thang điểm của ADA, FINDRISC,
IDRS... Trong đó, thang điểm của ADA gồm 7 yếu tố: tuổi, giới, tiền sử đái
tháo đường thai kỳ, tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, vận
động và BMI. Thang điểm FINDRISC gồm 8 yếu tố: tuổi, BMI, vòng bụng,
thói quen vận động thể lực hàng ngày, thói quen ăn rau quả, sử dụng thuốc
huyết áp, tiền sử phát hiện tăng đường huyết, và tiền sử gia đình có người mắc
bệnh ĐTĐ. Thang điểm IDRS gồm 4 yếu tố: tuổi, chu vi vòng eo, hoạt động
19

thể chất và tiền sử gia đình.


Theo nghiên cứu của Parveen Doddamani và cộng sự so sánh 3 thang
điểm ADA, FINDRISC, IDRS dự đoán nguy cơ tiền ĐTĐ và đái tháo đường
tại khu vực Nam Ấn Độ (2021) cho thấy thang điểm nguy cơ của ADA tốt
hơn so với hai thang điểm nguy cơ còn lại61. Kết quả này tương tự trong
nghiên cứu của Dr. Nazma Akter và cộng sự (2020) tại Bangladesh 62. Thang
điểm đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường của ADA là công cụ được thiết kế
đơn giản, thực hiện đánh giá nhanh chóng, không tốn kém, không xâm lấn
trong ước lượng nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2.
Bảng hỏi sàng lọc ngƣời có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng của ADA:
Thang điểm đánh giá nguy cơ được Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đề xuất
năm 2019. Thang điểm này ước tính nguy cơ mới mắc bệnh ĐTĐ típ 2 cho
một cá nhân dựa vào 7 yếu tố: tuổi, giới, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, tiền
sử gia đình mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, vận động và BMI. Thang đo
có tổng điểm thấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 11 điểm. Mức điểm càng cao
sẽ cho thấy cá nhân có nguy cơ mắc bệnh càng cao. Căn cứ vào tổng số điểm
ghi nhận được của cá nhân, đối tượng sẽ phân loại vào nhóm nguy cơ cao mắc
bệnh khi tổng điểm ≥ 5 điểm6. Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, bảng hỏi
sàng lọc nguy cơ đái tháo đường của ADA 2019 được ứng dụng với mục
đích: tầm soát bệnh nhân ĐTĐ típ 2 chưa được chẩn đoán. Những người có
nguy cơ mắc bệnh sẽ được tư vấn xét nghiệm nhằm phát hiện sớm bệnh ĐTĐ.
Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo sử dụng thang điểm sàng lọc này trong tài liệu
―Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường‖ năm 2020 9.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi sàng lọc ĐTĐ và
tiền ĐTĐ của ADA để lựa chọn những đối tượng có nguy cơ cao mắc ĐTĐ
để đưa vào nghiên cứu.
Lý tưởng là việc sàng lọc ĐTĐ típ 2 được thực hiện tại cơ sở y tế vì đối
20

tượng sau đó cần được tư vấn thực hiện xét nghiệm, điều trị và theo dõi nếu
cần. Sàng lọc nguy cơ tại cộng đồng thường không được khuyến nghị vì
những người được đánh giá có nguy cơ cao có thể từ chối thực hiện xét
nghiệm và sử dụng dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, sàng lọc tại cộng đồng cũng có
thể không bao phủ được hết các nhóm có nguy cơ cao nhất với bệnh, trong
khi có thể thực hiện đánh giá không phù hợp với những người có nguy cơ rất
thấp hoặc ngay cả những người đã được chẩn đoán bệnh63.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng ĐTĐ, tiền ĐTĐ
trên đối tượng này tại bệnh viện. Đánh giá mức độ thường gặp trong những
người kiểm tra sức khoẻ để có định hướng can thiệp, dự phòng sớm là vô
cùng cần thiết. Nghiên cứu cũng là căn cứ so sánh và tạo tiền đề phát triển bộ
câu hỏi phù hợp hơn với người Việt Nam.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có số lượng người thăm khám sức khỏe định
kỳ, sàng lọc bệnh khá đông, cũng có thể là quần thể tham khảo cho việc sàng
lọc và đánh giá nguy cơ đái tháo đường.
21

Bảng 1.1. Bảng hỏi sàng lọc người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và
ĐTĐ (Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA 2019)
Câu hỏi Thang điểm Điểm số
< 40 tuổi (0 điểm)
40-49 tuổi (1 điểm)
1. Bạn bao nhiêu tuổi?
50-59 tuổi (2 điểm)
> 60 tuổi (3 điểm)
2. Giới tính của bạn là gì? Nữ (0 điểm) Nam (1 điểm)
3. Nếu là nữ, bạn đã bao giờ bị Không (0 điểm)
chẩn đoán ĐTĐ thai kì chưa? Có (1 điểm)
4. Bạn có cha mẹ, anh, chị, em Không (0 điểm)
ruột, con đẻ bị ĐTĐ không? Có (1 điểm)
5. Bạn đã bao giờ được chẩn Chưa (0 điểm)
đoán tăng huyết áp chưa? Có (1 điểm)
6. Bạn có phải người thường Có (0 điểm)
xuyên vận động không? Không (1 điểm)
Không: BMI<23 (0 điểm)
Thừa cân: BMI 23-25 (1
điểm)
7. Bạn có thừa cân hay béo phì
Béo phì: BMI ≥ 25-30 (2
không?
điểm)
Rất béo phì: BMI ≥ 30 (3
điểm)
Tổng số điểm từ câu 1 đến 7
Nếu tổng điểm của bạn ≥5, bạn có nguy cơ cao mắc ĐTĐ típ 2. Bạn nên thăm
khám bác sĩ để kiểm tra đường huyết nhằm tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ
22

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những người đến khám sức khỏe từ 40 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội có nguy cơ cao với bệnh ĐTĐ típ 2.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao với ĐTĐ típ 2 (tổng điểm ≥ 5 điểm
theo bảng hỏi sàng lọc người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ của ADA
năm 2019).
- Khám sức khoẻ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Chưa được chẩn đoán ĐTĐ.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiền sử bệnh tụy
- Đang điều trị các bệnh mạn tính có dùng thuốc ảnh hưởng đến kết quả
glucose máu như bệnh khớp, viêm gan B, C, COPD…
- Đang có bệnh lý cấp tính, bệnh máu…
- Ung thư
- Đang mang thai
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023.
- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học gia đình và
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
23

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ sử dụng sai số
tuyệt đối:
N = Z21-α/2 = 1,962 x 0,5 x (1-0,5)/ (0,04)2 = 601

Trong đó:
- α là mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 có Z1-α/2 = 1,96
- p là tỷ lệ rối loạn glucose máu ở nhóm người nguy cơ cao mắc ĐTĐ, do
chưa có nghiên cứu tương tự nên chọn p = 0,5
- d là khoảng sai lệch mong muốn, chọn d = 0,04
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 601
người.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: tất cả đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn
lựa chọn và loại trừ trong thời gian nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi thu được 622 người.
2.4. Quy trình nghiên cứu
Mỗi đối tượng nghiên cứu đều được hỏi bệnh, thăm khám và làm xét
nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất.
Bước 1: Sàng lọc đối tượng nguy cơ cao mắc đái tháo đường
Những đối tượng được lựa chọn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu được
phỏng vấn và sàng lọc nguy cơ cao mắc đái tháo đường bằng bộ câu hỏi sàng
lọc người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ của ADA 2019 (Phụ lục 2)
Công cụ sàng lọc nguy có cao mắc đái tháo đường là một thang điểm cho
các đối tượng tự đánh giá thông qua các 7 yếu tố nguy cơ với các câu hỏi
đóng được cho điểm tương ứng.
Cho điểm và đánh giá:
- Tổng điểm < 5 điểm: không có nguy cơ cao mắc ĐTĐ, không được chọn
24

làm đối tượng nghiên cứu.


- Tổng điểm ≥ 5 điểm: có nguy cơ cao mắc ĐTĐ, được chọn vào nghiên cứu.
Bước 2: Hỏi bệnh
Đối tượng được chọn vào nghiên cứu được khai thác thông tin bằng phiếu
câu hỏi (phụ lục 3):
a, Các thông tin cơ bản về hành chính: họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa
chỉ.
b, Các thông tin về tình trạng bệnh và yếu tố nguy cơ:
+ Tiền sử bản thân: đã được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, đái tháo
đường thai kỳ hay không (nếu là nữ).
+ Tiền sử gia đình: có người thân thế hệ thứ nhất (bố mẹ, anh, chị, em,
con) mắc đái tháo đường hay không.
c, Các thông tin về thói quen sinh hoạt: tình trạng hút thuốc lá, tình trạng sử
dụng đồ uống có cồn, thói quen tập thể dục, thời gian tập thể dục.
Bước 3: Khám lâm sàng
- Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp
+ Đo chiều cao đứng: sử dụng bàn cân có gắn đo chiều cao. Đối tượng
không đi giày, dép, không đội mũ, đứng quay lưng vào thước đo, gót chân,
mông, vai và đầu theo một đường thẳng đứng, mắt nhìn thẳng về phía trước
theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình, dùng thước
vuông áp sát vào đỉnh đầu. Đọc và ghi kết quả với số centimet (cm) và một
số lẻ.
+ Đo cân nặng: sử dụng bàn cân có gắn đo chiều cao. Trước khi đo, cân
phải được ở vị trí ổn định, bằng phẳng và chỉnh về số 0 và cân thử 3 lần, mỗi
lần không được sai số quá 0,1 kg và cân nặng được ghi với một số lẻ. Đối
tượng chỉ mặc bộ quần áo mỏng, không đi giày dép, không đội mũ. Người
được cân đứng thẳng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng
lượng phân bổ đều ở cả hai chân. Cân vào buổi sáng trước khi đo đường huyết
lúc đói. Kết quả cân được ghi theo đơn vị kg và một số lẻ.
25

+ Đo chu vi vòng eo: sử dụng thước dây thước dây chia vạch do Việt Nam
sản xuất đạt tiêu chuẩn của Cục đo lường Việt Nam. Bệnh nhân đứng thẳng
hai chân, hai bàn chân cách nhau 10cm, trọng lượng cơ thể đều trên hai chân,
bộc lộ vùng đo, cho bệnh nhân thở đều đặn, đo lúc thở ra nhẹ, tránh co cơ.
Vòng eo: được đo ngang qua đường giữa bờ trên xương chậu và bờ dưới
xương sườn cuối cùng. Sai số không quá 0,1 cm. Kết quả tính bằng centi mét
(cm).
+ Đo huyết áp: sử dụng máy đo huyết áp kế đồng hồ, hiệu ALP K2
ADULT CUFF do Nhật Bản sản xuất. Được hiệu chỉnh và kiểm tra trước khi
sử dụng. Đối tượng điều tra được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo, nằm
ngửa, nới rộng quần áo, nằm im không cử động. Cánh tay trái hoặc phải dang
ra một góc 75 độ. Cán bộ tiến hành đo 2 lần.
Bước 4: Cận lâm sàng
Xét nghiệm đường huyết, HbA1C, cholesterol, triglyceride, HDL-c, LDL-c.
Lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng, đối tượng nhịn đói vào thời điểm 8-14
giờ trước thời điểm lấy máu xét nghiệm (khảo sát bằng phiếu hỏi phụ lục 3).
+ Glucose máu:
- Xét nghiệm Glucose được dùng để định lượng Glucose trong huyết
thanh, huyết tương người trên hệ thống Abbott Alinity.
- Nguyên lý: Glucose được phosphoryl hóa bằng hexokinase (HK) với sự
hiện diện của adenosine triphosphate (ATP) và các ion magie để tạo ra
glucose-6-phosphate (G-6-P) và adenosine diphosphate (ADP). Glucose-6-
phosphate dehydrogenase (G-6-PDH) oxy hóa G-6-P thành 6-
phosphogluconate và đồng thời khử nicotinamide adenine dinucleotide
(NAD) thành nicotinamide adenine dinucleotide bị khử (NADH).Một
micromole NADH được sinh ra cho mỗi micromole glucose tiêu thụ. NADH
đã sinh ra hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 340 nm và có thể được phát hiện theo
quang trắc phổ như một hiện tượng tăng độ hấp thu.
- Phương pháp: Hexokinase/G-6-PDH
26

+ Xét nghiệm HbA1c


- Xác định tỷ lệ HbA1C trong máu trên hệ thống Cobas C513
- Nguyên lý xét nghiệm: Phương pháp này sử dụng TTAB* làm chất tẩy
rửa trong thuốc thử ly giải để loại bỏ ảnh hưởng từ các bạch cầu (TTAB
không ly giải bạch cầu). Không cần tiền xử lý mẫu để loại bỏ HbA1c không
bền. Tất cả các biến thể hemoglobin được glycosyl hóa tại đầu tận cùng N của
chuỗi β và có vùng nhận diện kháng thể giống như của HbA1c đều được đo
bằng xét nghiệm này. Do đó, xét nghiệm này có thể xác định tình trạng
chuyển hóa của các bệnh nhân bị urê huyết hoặc các bệnh hemoglobin thường
gặp nhất (HbAS, HbAC, HbAE, HbAD), đạt chuẩn chất lượng đã được Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội kiểm chuẩn.
- Hệ số quy đổi: Hemoglobin: 2.48-24.8 mmol/L HbA1c: 0.186-1.61
mmol/L Giá trị này tương ứng với khoảng đo 23-196 mmol/mol HbA1c
(IFCC) và 4.2-20.1 % HbA1c (DCCT/NGSP) tại nồng độ hemoglobin điển
hình 8.2 mmol/L.
+ Xét nghiệm Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-c, LDL-c: đạt
chuẩn chất lượng đã được Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiểm chuẩn.
27

Đánh giá NCC 1879 người đến khám sức khỏe bằng bộ câu hỏi
ADA 2019 ( ≥ 40 tuổi)

< 5 điểm ≥ 5điểm ĐTĐ đã phát

Không có NCC Có NCC hiện


ĐTĐ ĐTĐ (622)

Phỏng vấn, đo các chỉ số theo mẫu bệnh án thống nhất,


xét nghiệm Glucose máu lúc đói và HbA1C

Glucose máu đói Glucose máu đói Glucose máu đói


< 5,6 mmol/l và 5,6-6,9 mmol/l và ≥ 7,0 mmol/l và
HbA1C < 5,7% hoặc HbA1C từ HbA1C ≥ 6,5%
5,7-6,4%

Không bị Tiền ĐTĐ ĐTĐ


ĐTĐ

Xử lý số liệu, xác định, đánh giá các yếu tố liên quan theo
mục tiêu

Sơ đồ 2.1: Mô hình thiết kế nghiên cứu


28

2.5. Biến số nghiên cứu


a) Nhóm biến số mô tả: gồm các đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và cận
lâm sàng của đối tượng như:
- Tuổi: Tính theo năm nghiên cứu – năm sinh. Nhóm tuổi: 40-49, 50-59,
≥ 60 tuổi.
- Giới: Nam/ Nữ.
- Cân nặng: đơn vị là kilogam (kg).
- Chiều cao: đơn vị là mét (m).
- BMI: tính theo công thức dựa vào chiều cao, cân nặng.
- Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trƣơng: đơn vị là mmHg.
- Tiền sử tăng huyết áp: với hai giá trị có/không.
- Tăng huyết áp đo đƣợc: dựa vào huyết áp tâm thu và hoặc huyết áp
tâm trương đo được tại thời điểm thăm khám, với hai giá trị có/không.
- Chẩn đoán tăng huyết áp: dựa vào tiền sử tăng huyết áp và huyết áp
đo được tại thời điểm thăm khám, với hai giá trị có/không.
- Cholesterol máu: đơn vị là mmol/l.
- HDL-c: đơn vị là mmol/L
- LDL-c: đơn vị là mmol/L
- Triglyceride: đơn vị là mmol/L
- Điểm nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2: Phân bố mức điểm.
- Yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2: Phân bố số lượng yếu tố nguy cơ của
đối tượng nghiên cứu.
b, Nhóm biến số nghiên cứu cho mục tiêu thứ nhất về tỷ lệ rối loạn glucose
máu ở nhóm nguy cơ cao mắc đái tháo đường đến khám sức khỏe tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội, bao gồm:
- HbA1c: đơn vị là %.
- Glucose máu lúc đói: đơn vị là mmol/l.
c, Nhóm biến số nghiên cứu cho mục tiêu thứ 2 về một số yếu tố liên quan
29

đến tình trạng rối loạn glucose máu ở nhóm đối tượng trên, bao gồm: tuổi,
giới, BMI, tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu, giảm HDL-c máu,
tăng LDL-c máu và một số yếu tố khác như:
- Béo bụng: dựa vào số đo vòng bụng với hai giá trị có/không.
- Tiền sử bản thân: đái tháo đường thai kỳ với hai giá trị có/ không.
- Tiền sử gia đình: người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột, con) mắc đái
tháo đường với hai giá trị có/ không.
- Thói quen sinh hoạt:
+ Hút thuốc lá (đã từng hút thuốc, hiện đang hút thuốc), sử dụng đồ uống
có cồn, thường xuyên vận động với hai giá trị có/ không.
+ Số lượng sử dụng đồ uống có cồn: gồm hai giá trị: dưới 5 ly, trên 5 ly.
+ Thời gian tập thể dục mỗi ngày: < 30 phút, 30 phút – 1 giờ, > 1 giờ.
- Rối loạn lipid máu: dựa vào các chỉ số lipid máu, với hai giá trị
có/không.
2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
- Tiêu chuẩn phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI)
Bảng 2.1: Phân loại béo phì theo tiêu chuẩn WHO cho người Châu Á – Thái
Bình Dương 64
Loại BMI (kg/m2)
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 – 24,9
Béo phì độ 1 25 – 29,9
Béo phì độ 2 ≥ 30

- Đánh giá tình trạng béo bụng dựa vào Quyết định số 2892/QĐ-BYT về
―Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì‖ của Bộ Y tế năm 2022 khi
30

vòng bụng ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ 65.


- Đánh giá tình trạng rối loạn glucose máu dựa vào Quyết định số
5481/2020/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn ―Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị đái tháo đường típ 2‖ của Bộ Y tế năm 2020:
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ khi có đồng thời
+ Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
+ HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc
tế- IFCC).
* Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)
+ Rối loạn glucose máu khi đói (impaired fasting glucose: IFG): nếu nồng
độ glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100 mg/dl) đến
6,9 mmol/l (125 mg/dl) và glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm
pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8 mmol/l (< 140mg/dl). Hoặc:
+ Nồng độ HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
* Trong nghiên cứu này, chúng tôi coi những người có FPG < 5,6 mmol/l và
HbA1c < 5,7% là bình thường.
- Tiêu chuẩn đánh giá rối loạn lipid máu:
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại rối loạn lipid máu theo hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa được ban hành theo quyết
định số 3879/QĐ-BYT Bộ Y tế66. Theo đó, chẩn đoán khi có ít nhất một trong
các tiêu chí sau:
+ Cholesterol > 5,2 mmol/L
+ Triglyceride > 1,7 mmol/L
+ HDL-c < 1,03 mmol/L
+ LDL-c > 2,6 mmol/L
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo ESC 2018:
Chẩn đoán khi bệnh nhân có tăng huyết áp đã được chẩn đoán, đang điều
31

trị thuốc hạ huyết áp hoặc mới được chẩn đoán tăng huyết áp ở thời điểm
thăm khám với huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥
90 mmHg.
- Đánh giá tình trạng hút thuốc, sử dụng rượu bia và vận động:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tham khảo bộ công cụ STEPSwise của
WHO dùng trong đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và bộ
công cụ sàng lọc đái tháo đường của Hàn Quốc.
Dựa vào hành vi có hút thuốc lá ở hiện tại hay quá khứ phân ra 3 nhóm:
Không hút thuốc, đã từng hút, hiện đang hút.
Dựa vào hành vi sử dụng đồ uống có cồn, nếu có sử dụng, tần suất và số
lượng sử dụng bất kể loại đồ uống có cồn nào, bao gồm bia, rượu whisky
... Một khẩu phần đồ uống này chứa ~8–9 g rượu, mặc dù mỗi đồ uống có thể
tích khác nhau (250 mL đối với bia, 24 mL đối với rượu whisky và 40 mL đối
với Soju). Việc tiêu thụ rượu được phân thành ba nhóm theo lượng uống hàng
ngày: Không uống, dưới 5 ly, trên 5 ly.
Dựa vào khuyến cáo của WHO dành cho người trưởng thành và người cao
tuổi với ít nhất 30 phút trong 5 ngày/ tuần hoạt động thể lực trung bình hoặc
75 phút hoạt động thể lực mức độ nặng trở lên trong tuần, phân thành 2 nhóm:
không thường xuyên vận động, thường xuyên vận động.
- Tiêu chuẩn đánh giá người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường:
32

Bảng 2.2: Bảng hỏi sàng lọc người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và
ĐTĐ (Theo Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA 2019)
Điểm số
Câu hỏi Thang điểm (0 điểm nếu
không biết)
< 40 tuổi (0 điểm)
40-49 tuổi (1 điểm)
1. Bạn bao nhiêu tuổi?
50-59 tuổi (2 điểm)
> 60 tuổi (3 điểm)
2. Giới tính của bạn là gì? Nữ (0 điểm) Nam (1 điểm)
3. Nếu là nữ, bạn đã bao giờ Không (0 điểm)
bị chẩn đoán ĐTĐ thai kì Có (1 điểm)
chưa?
4. Bạn có cha mẹ, anh, chị, Không (0 điểm)
em ruột, con đẻ bị ĐTĐ Có (1 điểm)
không?
5. Bạn đã bao giờ được chẩn Chưa (0 điểm)
đoán tăng huyết áp chưa? Có (1 điểm)
6. Bạn có phải người thường Có (0 điểm)
xuyên vận động không? Không (1 điểm)
Không: BMI<23 (0 điểm)
7. Bạn có thừa cân hay béo Thừa cân: BMI 23-25 (1 điểm)
phì không? Béo phì: BMI ≥ 25-30 (2 điểm)
Rất béo phì: BMI ≥ 30 (3 điểm)
Tổng số điểm từ cấu 1 đến 7
Nếu tổng điểm của bạn ≥5, bạn có nguy cơ cao mắc ĐTĐ típ 2. Bạn nên thăm
khám bác sĩ để kiểm tra đường huyết nhằm tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ
33

2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu


- Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Microsoft Exel 2021 và
được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0
- Thống kê mô tả được sử dụng để tính số lượng, tỷ lệ, số TB
- Thống kê suy luận bằng các test thống kê đối với biến định tính là Khi
bình phương (χ2), Fisher’s exact test được sử dụng thay thế khi có giá trị kì
vọng < 5.
- Sử dụng phân tích hồi quy đơn biến, tính toán tỷ số chênh OR và 95%
CI để tìm các yếu tố nguy cơ đến đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở
người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện sau khi được thông qua Hội đồng thông qua
đề cương nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội, được sự đồng ý của Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội.
- Nghiên cứu chỉ điều tra trên những người có sự đồng thuận, các đối
tượng đều được ký vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu (Phụ lục 1).
- Các thông tin do bệnh nhân cung cấp được đảm bảo giữ bí mật.
- Đây không phải là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mà là nghiên
cứu nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý ĐTĐ típ 2, nên không những không có
hại cho người bệnh mà còn giúp người bệnh được điều trị kịp thời.
- Các kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được công bố cho
mọi người và đối tượng nghiên cứu biết.
34

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023, từ 1879 người đến
khám sức khỏe từ 40 tuổi trở lên (sàng lọc bằng bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ
đái tháo đường của ADA 2019), chúng tôi đã lựa chọn được 622 đối tượng
nghiên cứu thỏa mãn điều kiện và thu được kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

35.7 %

64.3 %

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới (n=622)
Nhận xét: Trong số 622 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ nam giới chiếm 64,3%
cao hơn nữ giới.
35

Nữ 6.3 30.2 63.5


Giới tính

40-49
50-59
Nam 24.8 30.5 44.7
≥ 60

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Tỷ lệ (%)

Tuổi TB±ĐLC: 58,91±10,209 Nhỏ nhất: 40 tuổi Lớn nhất: 86 tuổi

Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới (n=622)

Nhận xét: Nhóm đối tượng ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,4%. Nhóm
đối tượng 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18,2%. Tỷ lệ nam cao hơn nữ
nhưng khi phân chia theo các nhóm tuổi thấy tỷ lệ nữ tăng dần và có xu
hướng cao hơn nam giới ở nhóm tuổi ≥ 60.
36

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

BMI
< 18,5

18,5-22,9

23-24,9

≥25

0 10 20 30 40 50

Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.3: Đặc điểm về chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n=622)
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ thừa cân, béo phì rất cao, chiếm > 70%
Bảng 3.1: Đặc điểm về chỉ số lipid máu của đối tượng nghiên cứu
Thành phần
Cholesterol Triglyceride HDL-c LDL-c
lipid máu
Trung bình 5,4±1,2 2,7±2,8 1,2±0,3 3,3±1,0
(mmol/l) (2,4-11,4) (0,4-27,4) (0,5-2,6) (0,8-7,5)
Tỷ lệ đối
tƣợng có rối
383/622 350/601 145/512 452/587
loạn trong
61,5% 56,2% 23,3% 72,6%
tổng số đối
tƣợng

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, hai thành phần rối loạn lipid máu
thường gặp nhất là cholesterol và LDL-c với tỷ lệ lần lượt là 61,5% và 72,6%.
37

Tăng huyết áp (45,3%)

Kiểm soát được


62,5%
Chưa biết
mắc Đã biết mắc
22% 78% (n=224)
Chưa kiểm soát
(n=58) được
37,5%

Biểu đồ 3.4: Tình hình nhận biết và điều trị THA ở ĐTNC (n=282)
Nhận xét: Có 22% người mắc THA mới được chẩn đoán lần đầu. Trong số
78% người đã biết mắc bệnh có 62,5% kiểm soát được, 37,5% biết đã mắc
bệnh nhưng chưa kiểm soát được.
3.1.3. Đặc điểm của đối tượng theo yếu tố nguy cơ

3%
9%

5 điểm
6 điểm
26%
7 điểm
62% 8 điểm

Biểu đồ 3.5: Phân bố điểm nguy cơ của đối tượng nghiên cứu (n=622)
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tổng điểm nguy cơ là 5 điểm chiếm
38

tỷ lệ cao nhất với 62%.

120

100

80

60

40

20

0
Tuổi Vận động Giới BMI THA TSGĐ ĐTĐTK

Biểu đồ 3.6: Phân bố các yếu tố nguy cơ ở ĐTNC (n=622)


Nhận xét:
- Tuổi, chế độ vận động, giới, BMI là các yếu tố nguy cơ hay gặp nhất ở
đối tượng nghiên cứu.
- Tiền sử gia đình có người thân mắc ĐTĐ, tiền sử ĐTĐ thai kỳ chiếm tỷ
lệ thấp.
39

3.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đƣờng và đái tháo đƣờng

9%
13%

Bình thường
Tiền ĐTĐ
Đái tháo đường

78%

Biểu đồ 3.8. Phân bố rối loạn glucose máu của ĐTNC (n=622)
Nhận xét: Trong 622 đối tượng nghiên cứu, có 56 đối tượng mắc ĐTĐ chiếm
9,0%, 485 đối tượng tiền đái tháo đường chiếm 77,8%.
Bảng 3.2: Phân bố tiền ĐTĐ theo glucose máu đói và HbA1c
Loại Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Chỉ tăng glucose máu đói 94 19,4
Chỉ tăng HbA1c 188 38,9
Tăng cả glucose máu đói và HbA1c 202 41,7
Tổng 484 100
Nhận xét: Tỷ lệ tăng cả glucose máu đói và HbA1c chiếm tỷ lệ cáo nhất với
41,7%.
40

Bảng 3.3: Phân bố tình trạng rối loạn glucose máu theo điểm nguy cơ
5 điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm
Phân loại
n % n % n % n %

Đái tháo đường 20 6,7 20 12,3 6 11,1 4 25,0

Tiền ĐTĐ 298 76,6 128 78,5 46 85,2 12 75,0

Bình thường 65 16,7 15 9,2 2 3,7 0 0

Tổng 389 100 163 100 54 100 16 100

p=0,001

Nhận xét: Tỷ lệ tiền đái tháo đường và đái tháo đường tăng theo điểm nguy
cơ, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
41

3.3. Mối liên quan giữa tình trạng rối loạn glucose máu và các yếu tố
3.3.1. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với các yếu tố
3.3.1.1. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với giới tính, nhóm tuổi, BMI
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với giới tính, nhóm tuổi, BMI

Tiền ĐTĐ Bình thƣờng OR


p
Yếu tố n % n % (95% CI)

Nữ 175 87,9 24 12,1


Giới 1,4
0,23
tính (0,82-2,28)
Nam 309 86,2 58 15,8

40-49 80 75,5 26 25,5 1

Nhóm 1,57
50-59 145 82,9 30 17,1 0,13
tuổi (0,90-2,84)

3,24
≥ 60 259 90,9 26 9,1 0,000
(1,78-5,9)

< 18,5 11 78,6 3 21,4 1

2,17
BMI 18,5 - 23 127 88,8 16 11,2 0,38
(0,55-8,6)

1,33
23 - 25 136 82,9 28 17,1 0,71
(0,35-5,06)

1,64
≥ 25 210 85,7 35 14,3 0,44
(0,44-6,16)
42

Nhận xét: Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở nữ cao hơn nam không có ý nghĩa thống kê
với OR = 1,4. Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm 40-49 tuổi
có ý nghĩa thống kê với OR = 3,24.

Bảng 3.5: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với chỉ số vòng bụng

OR
Béo bụng Tiền ĐTĐ Bình thƣờng p
(95% CI)

Có 235 88,0 32 12,0 1,47


Chung 0,11
Không 249 83,3 50 16,7 (0,91-2,38)

≥ 80 112 88,9 14 11,1 1,28


Nữ 0,59
< 80 63 86,3 10 13,7 (0,53-3,21)

≥ 90 123 87,2 18 12,8 1,47


Nam 0,21
< 90 186 82,3 40 17,7 (0,81-2,68)

Nhận xét: Tỷ lệ tiền ĐTĐ ở người có béo bụng cao hơn nhóm còn lại không có ý
nghĩa thống kê với OR = 1,47.
43

3.3.1.2. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với tiền sử bệnh
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tiền đái tháo đường với tiền sử bệnh
Bình
Tiền ĐTĐ OR
thƣờng p
(95% CI)
Yếu tố n % n %

ĐTĐ thai Có 8 80 2 20 0,53


0,34
kỳ Không 167 88,4 22 11,6 (0,11-2,64)

Gia đình Có 107 88,6 17 13,7 1,08


0,79
mắc ĐTĐ Không 378 85,3 65 14,7 (0,61-1,92)

Nhận xét: Tỷ lệ tiền ĐTĐ ở người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ và tiền sử
gia đình có người thân thế hệ thứ nhất mắc đái tháo đường cao hơn nhóm còn lại
không có ý nghĩa thống kê.
44

3.3.1.3. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với thói quen sinh hoạt
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với thói quen sinh hoạt
OR
Tiền ĐTĐ Bình thƣờng p
Yếu tố (95% CI)

Đã từng hút Có 181 84,6 33 15,4 0,89


0,62
thuốc Không 303 86,1 49 13,9 (0,55-1,43)

Đang hút Có 104 81,2 24 18,8 0,66


0,12
thuốc Không 380 86,8 58 13,2 (0,39-1,12)

Thường Không 361 84,3 67 15,7 0,66


xuyên vận 0,16
Có 123 89,1 15 10,9 (0,36-1,19)
động
> 1 giờ 36 83,7 7 16,3 1

Thời gian 30p - 1 2,11


87 91,6 8 8,4 0,23
tập thể dục giờ (0,71-6,26)
< 30 1,05
179 84,4 33 15,6 0,91
phút (0,43-2,57)

Sử dụng đồ Có 112 86,2 18 13,8 1,07


0,81
uống có Không 372 85,3 64 14,7 (0,61-1,88)

Trên 5
27 93,1 2 6,9
Số lượng đồ ly 2,54
0,36
uống có cồn Dưới 5 (0,55-11,76)
85 84,2 16 15,8
ly

Nhận xét: Trong các yếu tố về thói quen sinh hoạt gồm: đã từng hút thuốc, đang
hút thuốc, thời gian tập thể dục, sử dụng đồ uống có cồn, số lượng sử dụng đồ
uống có cồn đều không có mối liên quan với tiền ĐTĐ.
45

3.3.1.4. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với tăng huyết áp
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với chỉ số huyết áp

OR
Tiền ĐTĐ Bình thƣờng p
Yếu tố (95% CI)

Có 179 89,9 20 10,1 1,82


TS THA 0,02
Không 305 83,1 62 16,9 (1,06-3,11)

Tăng huyết Có 109 89,3 13 10,7 1,54


0,17
áp đo Không 375 89,9 69 10,1 (0,82-2,89)

Chẩn đoán Có 220 89,8 20 10,2 1,90


0,01
THA Không 264 82,2 57 17,8 (1,15-3,14)

Nhận xét: Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở người có tiền sử THA và chẩn đoán THA
cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 1,82 và 1,9
(p<0,05).
46

3.3.1.5. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với rối loạn lipid máu
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với chỉ số lipid máu
OR
Tiền ĐTĐ Bình thƣờng p
Yếu tố (95% CI)
Rối loạn Có 457 86,6 71 13,4 2,62
0,01
lipid máu Không 27 71,1 11 28,9 (1,24-5,52)
Tăng Có 263 88,3 35 11,7 1,6
0,05
Cholesterol Không 221 82,5 47 17,5 (0,99-2,54)
Tăng Có 277 89,9 31 10,1 2,19
0,00
Triglyceride Không 192 80,3 47 19,7 (1,34-3,56)
Giảm HDL- Có 109 87,9 15 12,1 1,34
0,35
c Không 288 84,5 53 15,5 (0,72-2,47)
Có 355 86,0 58 14,0 1,08
Tăng LDL-c 0,79
Không 102 85,0 18 15,0 (0,60-1,91)

Nhận xét:
- Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm rối loạn lipid máu, tăng triglyceride cao gấp
tương ứng 2,62 và 2,19 lần so với nhóm không rối loạn có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
- Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm tăng cholesterol, giảm HDL-c, tăng LDL-c cao
hơn nhóm còn lại không có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 1,6; 1,34 và 1,08.
47

3.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng ĐTĐ và các yếu tố
3.3.2.1. Mối liên quan giữa ĐTĐ với giới tính, nhóm tuổi, chỉ số khối cơ thể
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa ĐTĐ với giới tính, nhóm tuổi, BMI
ĐTĐ Bình thƣờng OR
p
Yếu tố n % n % (95% CI)

Nữ 23 48,9 24 51,1
1,68
Giới tính 0,15
(0,82-3,44)
Nam 33 36,3 58 63,7

40-49 7 21,2 26 78,8 1

1,73
Nhóm tuổi 50-59 14 31,8 30 68,2 0,3
(0,60-4,94)
5,00
≥ 60 35 57,4 26 42,6 0,00
(1,88-13,27)

< 18,5 1 25,0 3 75,0 1

18,5 - 2,25
BMI 12 42,9 16 57,1 0,63
23 (0,20-24,40)
2,14
23 - 25 20 41,7 28 58,3 0,64
(0,20-22,13)
1,97
≥ 25 23 39,7 35 60,3 0,65
(0,19-20,13)

Nhận xét: Nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 ở nữ cao hơn nam không có ý nghĩa thống kê
với OR = 1,68. Nguy cơ mắc ĐTĐ ở nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm 40-49 tuổi có
ý nghĩa thống kê với OR = 5. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ĐTĐ càng tăng.
48

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa ĐTĐ với chỉ số vòng bụng
OR
Béo bụng ĐTĐ Bình thƣờng p
(95% CI)
Có 37 53,6 32 46,4 3,04
Chung 0,00
Không 19 27,5 50 72,5 (1,49-6,18)
≥ 80 19 57,6 14 42,4 3,4
Nữ 0,07
< 80 4 28,6 10 71,4 (0,88-13,08)
≥ 90 18 50,0 18 50,0 2,66
Nam 0,02
< 90 15 27,3 40 72,7 (1,1-6,44)
Nhận xét:
- Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở người có béo bụng cao hơn hẳn nhóm còn lại có ý nghĩa
thống kê với OR = 3,04.
- Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở nam giới béo bụng cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê
với OR = 2,66.
- Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở nữ giới béo bụng cao hơn nhóm còn lại không có ý nghĩa
thống kê với OR = 3,4.
3.3.2.2. Mối liên quan giữa ĐTĐ với tiền sử bệnh
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đái tháo đường theo tiền sử bệnh
Bình
ĐTĐ OR
thƣờng p
(95% CI)
Yếu tố n % n %
Có 1 4,3 2 8,3 0,5
ĐTĐ TK **
Không 22 95,7 22 91,7 (0,04-5,92)
Gia đình Có 19 33,9 17 20,7 1,96
0,08
mắc ĐTĐ Không 37 66,1 65 79,3 (0,91-4,23)
Nhận xét: Tỷ lệ ĐTĐ ở người có tiền sử gia đình có người thân thế hệ thứ nhất
mắc đái tháo đường cao hơn nhóm còn lại không có ý nghĩa thống kê.
49

3.3.2.3. Mối liên quan giữa ĐTĐ với thói quen sinh hoạt
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa ĐTĐ với thói quen sinh hoạt
Yếu tố ĐTĐ Bình thƣờng OR p
Đã từng Có 24 42,1 33 57,9 1,11
0,75
hút thuốc Không 32 39,5 49 60,5 (0,55-2,21)
Đang hút Có 14 36,8 24 63,2 0,8
0,58
thuốc Không 42 42,0 58 58,0 (0,37-1,73)
Thường Không 40 37,4 67 62,6 0,56
xuyên vận 0,15
Có 16 51,6 15 48,4 (0,25-1,25)
động

> 1 giờ 7 50,0 7 50,0 1

Thời gian 30 phút – 1 1,12


9 52,9 8 47,1 0,87
tập thể dục giờ (0,27-4,63)
0,45
< 30 phút 15 31,2 33 68,8 0,22
(0,13-1,53)
Sử dụng Có 16 47,1 18 52,9 1,42
0,37
đồ uống có Không 40 38,5 64 61,5 (0,65-3,1)
Số lượng Trên 5 ly 3 60,0 2 40,0 1,84
đồ uống có 0,64
Dưới 5 ly 13 44,8 16 55,2 (0,26-12,75)
cồn
Nhận xét:
- Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 cao hơn ở người đã từng hút thuốc lá, sử dung đồ uống có cồn,
sử dụng đồ uống có cồn trên 5 ly không có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là
1,12; 1,42 và 1,84.
- Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 thấp hơn ở người đang hút thuốc không có ý nghĩa thống kê với
OR = 0,8.
50

3.3.2.4. Mối liên quan giữa đái tháo đường với tăng huyết áp
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa ĐTĐ với huyết áp

Yếu tố ĐTĐ Bình thƣờng OR p

Tiền sử Có 24 54,5 20 45,5 2,32


0,02
THA Không 32 34,0 62 66,0 (1,11-4,82)
Có 20 60,6 13 39,4 2,94
THA đo 0,00
Không 36 34,3 69 65,7 (1,31-6,60)
Chẩn Có 36 59,0 35 41,0 4,1
0,00
đoán THA Không 20 26,0 57 74,0 (1,99-8,44)

Nhận xét: Tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở nhóm có tiền sử THA, THA tại thời điểm đo, chẩn
đoán THA cao hơn hẳn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 2,32,
2,94 và 4,1.
51

3.2.2.5. Mối liên quan giữa tiền ĐTĐ với rối loạn lipid máu
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa ĐTĐ với rối loạn lipid máu

ĐTĐ Bình thƣờng OR p


Yếu tố
Rối loạn Có 54 43,2 71 56,8 4,18
0,05
lipid máu Không 2 15,4 11 84,6 (0,89-19,66)
Tăng Có 40 53,3 35 46,7 3,35
0,00
Cholesterol Không 16 25,4 47 74,6 (1,62-6,94)
Tăng Có 41 56,9 31 43,1 4,78
0,00
Triglyceride Không 13 21,7 47 78,3 (2,21-10,34)
Giảm HDL- Có 21 58,3 15 41,7 2,85
0,01
c Không 26 32,9 53 67,1 (1,26-2,42)
Có 38 39,6 58 60,4 0,73
Tăng LDL-c 0,44
Không 16 47,1 18 52,9 (0,33-1,62)
Nhận xét:
- Nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 ở nhóm tăng cholesterol, tăng triglyceride, giảm HDL-
c cao hơn hẳn nhóm không tăng có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 3,35; 4,78
và 2,854.
- Nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 ở nhóm rối loạn lipid máu tăng tương ứng 4,18 lần
nhóm không tăng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
- Nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 thấp hơn ở nhóm tăng LDL-c không có ý nghĩa thống
kê với OR = 0,73.
52

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu


4.1.1. Tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 622 đối tượng đến khám sức
khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy: tuổi trung bình của nhóm đối
tượng nghiên cứu là 58,91±10,209, thấp nhất là 40 tuổi, cao nhất là 86 tuổi.
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi ≥ 60 với 51,4%, tỷ lệ thấp nhất
là nhóm tuổi 40-49 là 18,1%, nhóm tuổi 50-59 là 30,3%. Kết quả của chúng
tôi có tuổi trung bình cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Ngọc Cảnh (2012)
và Trần Thị Hoàng Anh (2019) tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện
Bạch Mai là 48,6±9,32 và 48,48±8,8667,60.
Sự khác biệt này là do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi có nguy
cơ cao mắc đái tháo đường, từ 40 tuổi trở lên đến khám sức khỏe tại bệnh
viện, do đó đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa số là người cao tuổi.
4.1.2. Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 400 nam và 222 nữ tham gia, tương
ứng với 64,3% và 35,7%, tỷ lệ nam/ nữ là 1,8/1. Tỷ lệ nam trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu trên quần thể bệnh
nhân tại một số khu vực khác nhau của Hà Nội, như trong nghiên cứu của
Trần Thị Hoàng Anh tại Bệnh viện Bạch Mai (2019)60 cho thấy tỷ lệ nam, nữ
lần lượt là 46,6%, 53,4% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương tại Bệnh
viện Thanh Nhàn có tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 40,7% và 59,3%22. Sự khác biệt
này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhóm nguy cơ cao mắc đái
tháo đường, nam giới là một trong những YTNC. Chúng tôi phân tích thêm
các mục sau:
53

Khi phân loại theo nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nữ giới tăng dần
theo nhóm tuổi và có xu hướng cân bằng tỷ lệ nam giới ở nhóm đối tượng ≥60
tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu của IDF
(2021) tại khu vực Tây Thái Bình Dương và một số khu vực khác trên thế
giới1. Sự khác biệt này chưa được chứng minh cũng như cơ chế giải thích rõ
ràng, tuy nhiên, sau 50 tuổi do sự suy giảm của hormone sinh dục nữ giới và
lối sống thiếu lành mạnh của nam giới có thể là nguyên nhân gây ra sự khác
biệt này.
4.2. Tỷ lệ rối loạn glucose máu
4.2.1. Tỷ lệ đái tháo đường típ 2
Tác giả Năm Đối tƣợng Địa điểm ĐTĐ
Hoàng Minh Hiền 14641 người ≥ 45 Thành phố
2013 3,9
và cs tuổi Hà Nội
1054 người đến
Trịnh Ngọc Cảnh 2012 BV Bạch Mai 9,0
khám sức khỏe
446 người có
Trần Thị Hoàng
2019 YTNC đến khám BV Bạch Mai 9,0
Anh
sức khỏe
Phan Hướng Dương 2020 5244 người Việt Nam 7,3
Bộ Y tế Malaysia 2019 Malaysia 18,3
Tint-Swe Latt 2014 8575 người Myanmar 10,8
622 người đến BV Đại học
Chúng tôi 2023 9,0
khám sức khỏe Y Hà Nội
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là 9,0%. Tỷ lệ
này cao hơn gấp 2,3 lần so với tỷ lệ đái tháo đường mới mắc tại thành phố Hà
Nội năm 2013 là 3,9%68, cao hơn kết quả của Phan Hướng Dương và cộng sự
trong điều tra toàn quốc (2020) là 7,3%20. Nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt (2017) tại Khánh Hòa là 8,1%
(sử dụng FPG và HbA1c)59.
Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của Trịnh Ngọc Cảnh (2012) và
Trần Thị Hoàng Anh (2019) dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose cho các
54

đối tượng đến khám tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai
với tỷ lệ đái tháo đường típ 267,60.
So sánh với các nghiên cứu tại một số nước Đông Nam Á: Malaysia,
Myanmar, chúng tôi thấy tỷ lệ ĐTĐ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn69,70.
Sự khác biệt giữa tỷ lệ ĐTĐ ở các nghiên cứu một phần do sự khác nhau
về đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nghiên cứu của chúng tôi thực
hiện trên đối tượng nguy cơ cao mắc ĐTĐ từ 40 tuổi trở lên đến khám tại
Bệnh viện ĐHY Hà Nội là nhóm đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ
hơn so với các nghiên cứu trong cộng đồng khác, địa điểm nghiên cứu của
chúng tôi nằm ở trung tâm thủ đô nên đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống
đô thị hóa. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá rối loạn glucose máu dựa vào
FPG và HbA1c, sẽ làm tăng tỷ lệ rối loạn so với các nghiên cứu chỉ sử dụng
đơn thuần FPG, nhưng làm giảm tỷ lệ so với sử dụng cả NPDNG. Theo y văn,
để chẩn đoán ĐTĐ, NPDNG là tiêu chuẩn vàng, tuy nhiên kết quả của chúng
tôi, mặc dù dựa theo FPG và HbA1c nhưng cũng cho kết quả tương tự nghiên
cứu của một số tác giả sử dụng NPDNG tại khu vực bệnh viện, vì vậy kết quả
của chúng tôi cũng độ tin cậy nhất định. Theo thời gian, tỷ lệ ĐTĐ típ 2 có xu
hướng gia tăng trong cộng đồng, khi có sự phát triển của kinh tế xã hội, lối
sống phát triển theo chiều hướng không có lợi cho sức khỏe thì sự phát triển
của bệnh ĐTĐ tăng rất nhanh, phù hợp với dự đoán của WHO.
Với tốc độ già hóa dân số và quá trình đô thị hóa đang tăng nhanh ở nước
ta đặt ra một thách thức không nhỏ lên vấn đề phát hiện, điều trị, quản lý, theo
dõi trên đối tượng từ 40 tuổi trở lên trong tương lai, đặc biệt là đối tượng có
nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
55

4.2.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường

Tiền
Tác giả Năm Đối tƣợng Địa điểm
ĐTĐ
Hoàng Minh 14641 người ≥ 45 Thành phố
2013 7,9
Hiền và cs tuổi Hà Nội
1054 người đến
Trịnh Ngọc Cảnh 2012 BV Bạch Mai 38,0
khám sức khỏe
446 người có
Trần Thị Hoàng
2019 YTNC đến khám BV Bạch Mai 57,8
Anh
sức khỏe
Nguyễn Thị Lan 128 người có
2022 BV Thanh Nhàn 64,8
Hương YTNC ĐTĐ
945 người có
Trần Thị Mai Tam Hiệp Ninh
2023 nguy cơ mắc 31,3
Hương Bình
ĐTĐ
Nguyễn Thu 510 người ≥40 Thành phố Thái
2019 40
Hương tuổi Nguyên
Phan Hướng
2020 5244 người Việt Nam 17,9
Dương
Bộ Y tế Malaysia 2019 Malaysia
Tint-Swe Latt 2014 8575 người Myanmar 19,7
622 người đến BV Đại học Y
Chúng tôi 2023 77,8
khám sức khỏe Hà Nội

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ là 77,8%. Tỷ lệ
này cao gấp 10 lần tỷ lệ tiền đái đường mới mắc tại thành phố Hà Nội năm
2013 là 7,9%68. Kết quả của chúng tôi cao hơn hẳn các nghiên cứu trong và
ngoài nước khác như: Nghiên cứu của Trịnh Ngọc Cảnh67, Phan Hướng
Dương và cộng sự20, Nguyễn Thị Lan Hương tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm
202122, Nguyễn Thu Hương trên 510 người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố
Thái Nguyên71 hay nghiên cứu tại Malaysia và Myanmar69,70.
56

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với tỷ lệ tiền ĐTĐ
trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt (2017) tại tỉnh Khánh Hòa (sử dụng
FPG và HbA1c) là 50,1%59.
Sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng
từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc ĐTĐ đến khám tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội, là những đối tượng thường có nhiều bệnh lý kết hợp, làm tăng khả
năng mắc ĐTĐ lên rất nhiều, địa điểm nghiên cứu của chúng tôi nằm ở trung
tâm thủ đô do đó đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống đô thị hóa. Nghiên
cứu của chúng tôi đánh giá rối loạn glucose máu dựa vào FPG và HbA1c,
mặc dù đã loại trừ nguyên nhân tăng glucose máu lúc đói do bữa ăn (bằng
phiếu khảo sát thời gian nhịn ăn từ 8-12 giờ) nhưng FPG vẫn bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố như căng thẳng, lo lắng và sử dụng một số loại thuốc. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi chưa loại trừ được hạn chế này, do đó kết quả có
thể bị ảnh hưởng một phần, cần có thêm các nghiên cứu đánh giá rối loạn
glucose máu sử dụng NPDNG để có so sánh và độ tin cậy cao hơn. Mặc dù
vậy có thể thấy số người mắc tiền đái tháo đường ở nhóm có nguy cơ cao mắc
ĐTĐ theo bộ câu hỏi sàng lọc của ADA năm 2019 từ 40 tuổi trở lên là con số
không nhỏ, đặc biệt tại các địa điểm tập trung các đối tượng có vấn đề sức
khỏe như bệnh viện. Do đó cần có các chương trình sàng lọc, phát hiện sớm
tiền ĐTĐ để có những dự phòng tiến triển của bệnh vì tiền ĐTĐ là tình trạng
suy giảm chuyển hóa glucose, trong trường hợp này đường huyết cũng tăng
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, là bước khởi đầu trong tiến trình
xuất hiện ĐTĐ típ 2. Tuy nhiên, diễn biến từ tiền ĐTĐ đến ĐTĐ típ 2 không
phải không phòng tránh được, qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy thay đổi lối
sống như cân bằng dinh dưỡng, tăng hoạt động thể lực có thể làm bệnh tiến
triển chậm hơn, thậm chí ngăn ngừa tiền ĐTĐ thành ĐTĐ típ 2. Do đó cần
xây dựng chương trình sàng lọc phát hiện sớm tiền ĐTĐ trong cộng đồng để
57

can thiệp ngay từ giai đoạn này, ở các đối tượng có nguy cơ cao thì việc dự
phòng mới thực sự hiệu quả và cần thiết, làm giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật, gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
4.3. Các yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ
4.3.1. Tuổi
Tuổi được coi yếu tố nguy cơ hàng đầu của đái tháo đường típ 215.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ gia tăng
cùng với tuổi. Tỷ lệ ĐTĐ tăng dần với 12,5% ở nhóm tuổi 40-49, 25,0% ở
nhóm tuổi 50-59, cao nhất ở nhóm tuổi ≥60 với 62,5%. Tỷ lệ tiền ĐTĐ trong
các nhóm 40-49, 50-59, ≥60 lần lượt là 16,5%, 30,0%, 63,5%. Những người
ở nhóm tuổi 50-59 và ≥60 làm tăng khả năng mắc tiền đái tháo đường và đái
tháo đường với OR (95% CI) lần lượt là 1,57 (0,90-2,84), 3,24 (1,78-5,9) và
1,73 (0,60-4,94), 5,0 (1,88-13,27).
Nghiên cứu của Melkamu A. Zeru (2021) qua đánh giá có hệ thống và
phân tích tổng hợp từ 40 nghiên cứu về tỷ lệ và yếu tố nguy cơ ĐTĐ típ 2 ở
Ethiopia chỉ ra tuổi lớn hơn ≥ 40 tuổi có liên quan thống kê với bệnh đái tháo
đường týp 2 (OR: 1,91, KTC 95%: 1,05, 3,49)72.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoàng Anh năm 2019, dựa vào
nghiệm pháp dung nạp glucose máu, tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi:
20-29, 30-39, 40-49, 50-59 và 60-69 lần lượt là 0%, 4,5%, 9,3%, 9,4% và
14,6%.
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Ngọc Cảnh năm 2012 dựa vào đường
máu lúc đói, tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi: 30-39, 40-
49, 50-59, 60-69 lần lượt là 18,8% - 23,2% - 38,7% - 39,6% và 1,5% - 3,4% -
6% - 7,2%.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ
tăng cùng với tuổi thọ, và đặc biệt nhóm tuổi từ 40 trở đi.
58

4.3.2. Giới
Giới tính cùng với đặc điểm riêng biệt của nam và nữ ảnh hưởng đến
nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ. Hiện nay chưa có kết quả thống nhất giữa
các nghiên cứu, có nghiên cứu gặp tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nam nhiều hơn nữ.
Nghiên cứu của Xianhui Qin và cộng sự nghiên cứu trên đối tượng từ 45 đến
75 tuổi tại Trung Quốc (2012) cho thấy bệnh đái tháo đường chiếm ưu thế ở
nữ19. Nghiên cứu của Phan Hướng Dương và cộng sự (2020) chỉ ra nam nhiều
hơn nữ ở cả tiền ĐTĐ và đái tháo đường với p<0,05 20. Một số nghiên cứu
trước đây của Trần Thị Hoàng Anh với 466 đối tượng, Trịnh Ngọc Cảnh
với 1054 đối tượng và trong nghiên cứu của Nguyễn Vũ Quỳnh Thi với 722
đối tượng, Nguyễn Thành Lâm với 6876 đối tượng cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nam và nữ ở nhóm tiền ĐTĐ, đái
tháo đường.
Nghiên cứu của chúng tôi có 56 đối tượng mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ
9,0%, nữ có tỉ lệ đái tháo đường cao hơn nam, cao hơn tỉ lệ mắc ở quần thể
chung. Tỉ lệ tiền đái tháo đường rất cao, ở cả nam và nữ. Sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.
Sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ trong các nghiên cứu là do yếu
tố văn hóa xã hội liên quan đến hành vi lối sống khác nhau giữa nam và nữ.
Nữ giới thường quan tâm đến sức khỏe hơn, chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh
hơn. Nam giới thường lao động vất vả hơn, ít quan tâm đến ăn uống, thường
xuyên hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn…
4.3.3. Thừa cân, béo bụng
Béo phì được coi là yếu tố có liên quan mật thiết với tiền ĐTĐ và ĐTĐ do
liên quan tới tình trạng đề kháng insulin và rối loạn chuyển hóa và đã được
khẳng định qua nhiều nghiên cứu trước đây. Mặc dù BMI là chỉ số quan trọng
để đánh giá mức độ thừa cân, béo phì nhưng BMI lại không phản ánh được sự
59

phân bố mỡ trong cơ thể. Đo vòng bụng là một chỉ số đơn giản để đánh giá
mức độ mỡ nội tạng, đặc biệt với người có cân nặng thấp và trung bình. Vòng
bụng tăng lên có liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ mắc đái tháo
đường73 với các rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, tim mạch, ung
thư…ngay cả khi BMI trong giới hạn bình thường74. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, BMI từ 25-30 chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến nhóm BMI từ 23-25,
chưa thấy mối liên quan giữa đái tháo đường, tiền đái tháo đường và BMI Trong
khi béo bụng có mối liên quan với rối loạn glucose máu với p < 0,05. Những
người có béo bụng có tỷ lệ ĐTĐ tăng gấp 3,043 lần so với những người không có
béo bụng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của một số nghiên
cứu trong và ngoài nước như: nghiên cứu của Trần Thị Mai Hương (2023) cho
thấy người béo bụng có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 1,76 lần so với người không béo
bụng75, nghiên cứu tại Myanmar (2014) cho thấy người có béo bụng có khả năng
mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ cao gấp 1,4 (KTC 95%: 1,1-1,8) và 3,1 (KTC 95%: 2,4-
4,2) lần70. Như vậy, để xác định tình trạng thừa cân, béo phì, bên cạnh chỉ số
BMI – chỉ số thông dụng hay được sử dụng trên lâm sàng, chúng ta cần phải xác
định chỉ số vòng bụng để đánh giá những người có nguy cơ và đề xuất điều
chỉnh lối sống giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, giảm chi phí y tế cho
việc điều trị bệnh ĐTĐ suốt đời và các biến chứng của nó.
4.3.4. Tăng huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tăng huyết áp có tỷ lệ mắc cao hơn ở
nhóm tiền ĐTĐ và đái tháo đường. Theo y văn cũng đề cập rằng, tăng huyết
áp gặp ở hơn 50% bệnh nhân mắc đái tháo đường và mắc một trong hai bệnh
này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh còn lại lên gấp 1,5 đến 2 lần 76.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tăng huyết áp có tương quan chặt chẽ với
tỷ lệ rối loạn glucose máu, làm tỷ lệ tiền ĐTĐ, ĐTĐ tăng 1,9 và 4,1 lần so với
60

nhóm không THA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tiền sử THA
và THA đo được tại thời điểm khám cũng làm gia tăng đáng kể tỷ lệ ĐTĐ và
tiền ĐTĐ với p<0,05. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng chỉ ra mối
liên quan rõ ràng giữa ĐTĐ và THA. Nghiên cứu của Phan Hướng Dương và
cộng sự (2020) trên 63 tỉnh thành Việt Nam chỉ ra THA làm tỷ lệ ĐTĐ tăng
gấp 2,44 lần20, nghiên cứu của Võ Tuấn Khoa cũng cho thấy tỷ lệ ĐTĐ trong
nhóm THA cao gấp 1,86 lần so với nhóm bình thường27. Khi nghiên cứu về
tình trạng kiểm soát huyết áp, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đối tượng chưa kiểm
soát được huyết áp còn cao, chiếm 37,5% trong số đối tượng đã biết mắc
THA.
Kết quả của chúng tôi cũng như các kết quả trước đây lại một lần nữa cho
thấy ảnh hưởng của tăng huyết áp lên tình trạng rối loạn glucose máu, chỉ ra
tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp một cách tích cực hơn nữa đối với
người mắc ĐTĐ.
4.3.5. Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ
Yếu tố di truyền là yếu tố quan hệ mật thiết với nguy cơ ĐTĐ. Đã có
nhiều nghiên cứu trên thế giới phát hiện được các gen có liên quan mật thiết
với ĐTĐ như gen rs5219, gen rs1256031, polymorphism… Bên cạnh vấn đề
về gen, chúng ta thấy rằng những người trong gia đình dễ có nguy cơ mắc
ĐTĐ do cùng môi trường sống, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế xã
hội…dẫn đến ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Theo Moonesinghe và cộng sự
tại Mỹ năm 2018, dựa trên tiền sử gia đình có thế hệ thứ nhất mắc ĐTĐ đã
xác định được 10,1 triệu ca mắc ĐTĐ, 14 triệu ca mắc ĐTĐ chưa được chẩn
đoán, 3,9 triệu ca tiền ĐTĐ và tỷ số OR mắc ĐTĐ là 4,02, mắc ĐTĐ chưa
được chẩn đoán là 2,03 và mắc tiền ĐTĐ là 1,26. Kết luận tiền sử gia đình có
thế hệ thứ nhất mắc ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐ giúp xác định
sớm tiền ĐTĐ và ĐTĐ, giúp ngăn chặn biến chứng của ĐTĐ77. Theo kết quả
61

của Trịnh Ngọc Cảnh thì nguy cơ này cao gấp 1,98 lần ở người có tiền sử gia
đình mắc ĐTĐ so với nhóm không có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ 67. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy những người có người thân trong gia đình mắc
ĐTĐ có tỷ lệ cao hơn ở hai nhóm tiền ĐTĐ và ĐTĐ, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sự khác biệt này bởi vì đối tượng của
chúng tôi từ 40 tuổi trở lên, phần lớn là người cao tuổi, việc chẩn đoán ĐTĐ
nhiều thập kỉ trước không được quan tâm, do đó đối tượng không biết hoặc
không nhớ chính xác thông tin người thân như bố mẹ mắc đái tháo đường,
làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
4.3.6. Tiền sử ĐTĐ thai kỳ
Theo y văn và nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh đái tháo
đường thai kì là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường típ 2 sau sinh,
ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ78. Nghiên cứu Min Jin Choi và cộng sự tại
Hàn Quốc năm 2022 đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 sau sinh ở phụ nữ
mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ (so với phụ nữ không mắc bệnh ĐTĐ thai
kỳ) sau 14 năm theo dõi lần lượt là 21,3% và 2,78% 79. Nghiên cứu của chúng
tôi không thấy mối liên quan giữa tiền sử ĐTĐ thai kì và rối loạn glucose máu
(p>0,05). Sự khác biệt kết quả này một phần do đối tượng của chúng tôi phần
lớn là người cao tuổi, chẩn đoán ĐTĐ thai kì các thập kỉ trước không được
quan tâm, vì vậy đối tượng không biết hoặc không nhớ chính xác thông tin,
ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người châu Á , đặc biệt ở nhóm 40 tuổi
đã gia tăng80 và việc khởi phát đái tháo đường ở tuổi trẻ làm gia tăng nguy cơ
biến chứng lâu dài và giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc tăng cường
quan tâm đến việc phát hiện và tư vấn cho phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ
có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường là cần thiết để ngăn ngừa bệnh ĐTĐ
ở phụ nữ trẻ.
62

4.3.7. Sử dụng đồ uống có cồn


Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất về ảnh hưởng của
việc sử dụng đồ uống có cồn với đái tháo đường. Một số nghiên cứu chỉ ra
rằng việc sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên lâu dài có thể gia tăng bệnh
81
đái tháo đường típ 2 thông qua rối loạn chức năng của tế bào β đảo tụy .
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sử dụng đồ uống có cồn và số lượng đồ
uống có cồn sử dụng không có mối liên quan với tiền đái tháo đường và đái
tháo đường. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả của Trần Thị Mai
Hương (2023) nghiên cứu trên những người có yếu tố nguy cơ ĐTĐ tại Tam
Hiệp, Ninh Bình75. Tuy nhiên nghiên cứu của Liang Shi và cộng sự (2013)
nghiên cứu trên 1304 đối tượng mới mắc ĐTĐ típ 2 trong 276929 đối tượng
theo dõi trung bình 5,4 năm cho thấy sử dụng đồ uống có cồn ở mức vừa phải
(từ 1-3 ly/ ngày) tỷ lệ nghịch với nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 (HR = 0,08, 95%
CI: 0,67-0,94)82. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Lee Dae-
Yeon và cộng sự năm 2017 chỉ ra rằng uống nhiều rượu (≥30g/ngày) làm tăng
nguy cơ mắc ĐTĐ (HR = 1. 32, 1,01–1,73), nhưng tiêu thụ nhẹ (<5g/ngày) và
vừa phải (5-30g/ngày) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ĐTĐ với
(HR: 0,66; 0,50–0,87 và HR: 0,74; 0,57–0,95, tương ứng)83. Nghiên cứu của
Melkamu A. Zeru chỉ ra yếu tố uống rượu với tỷ số chênh 1,14 (95% CI: 0,68,
0,98) cho thấy tiêu thụ rượu làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường týp 2 tương ứng72. Sự khác biệt này phụ thuộc mức độ và thời gian sử
dụng rượu của đối tượng. Bên cạnh đó, tính chính xác của thông tin được
cung cấp từ đối tượng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Do đó trong
quá trình thăm khám bệnh nhân cần kiểm tra thông tin bằng nhiều biện pháp
khách quan khác nhau.
4.3.8. Tình trạng vận động
Hiện nay, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, giảm hoạt động thể chất tại
63

nơi làm việc và những thay đổi về phương thức làm việc và các khía cạnh
khác của lối sống đã dẫn đến mức hoạt động thể chất chung thấp hơn trên toàn
cầu84. Các nghiên cứu quan sát được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập cao
đã chứng minh rằng mức độ hoạt động thể chất cao hơn, thường được đo
lường thông qua tự báo cáo, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
thấp hơn85. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tình trạng vận động không có
mối liên quan với đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Theo Liang Shi và
cộng sự (2013) cho thấy hường xuyên tham gia tập thể dục hoặc thể thao làm
giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 (HR = 0,86, 95% CI: 0,76–
0,98)82. Nghiên cứu của Kim Youngwon và cộng sự năm 2019 trên 257857
người Hàn Quốc cho thấy so với nhóm không tập thể dục, nhóm tập thể dục
làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 với OR 0,87 (95% CI 0,84 đến 0,89)86.
4.3.9. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng liên quan đến biến chứng mạch máu của
bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng đã
từng hút thuốc lá và đang hút thuốc lá ở nhóm rối loạn glucose máu cao hơn ở
nhóm bình thường. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong các nghiên cứu của Đậu
Đức Bảo năm 202187 hay trong kết quả nghiên cứu toàn quốc về đái tháo
đường và tiền đái tháo đường năm 202020. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên
thế giới cho thấy mỗi liên quan giữa hút thuốc lá và ĐTĐ như nghiên cứu của
Liang Shi và cộng sự chỉ ra hút thuốc lá có liên quan đến tăng nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường típ 2; HRs là 1,25 (KTC 95%: 1,00–1,56) đối với hút
hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày và 1,28 (KTC 95%: 1,04–1,57) đối với hút hơn
40 gói/năm82. Sự khác biệt này phụ thuộc mức độ sử dụng thuốc lá của đối
tượng. Bên cạnh đó, tính chính xác của thông tin được cung cấp từ đối tượng
ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Do đó trong quá trình thăm khám
64

bệnh nhân cần được kiểm tra thông tin bằng nhiều biện pháp khách quan khác
nhau.
4.3.10. Rối loạn lipid máu
Lipid có mặt trong máu là acid béo tự do, triglyceride (TG), cholesterol
(CT) toàn phần và phospholid. Rối loạn chuyển hóa lipid là nguyên nhân phổ
biến thứ 2 gặp trong ĐTĐ típ 2 do tình trạng thiếu hụt insulin và kháng
insulin. Đặc điểm chung rối loạn chuyển hóa lipid của người ĐTĐ và tiền
ĐTĐ là tăng triglyceride lúc đói và sau ăn, HDL-cholesterol thấp, tăng LDL-
cholesterol và ưu thế của các hạt LDL nhỏ đậm đặc88.
- Tăng cholesterol toàn phần trong máu không phải là một rối loạn điển
hình của những người rối loạn glucose máu nhưng rất hay gặp. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu nồng độ CT ở bệnh nhân rối loạn glucose máu lúc đói.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng….
- Tăng triglyceride trong máu là kiểu rối loạn điển hình hay gặp trong
bệnh nhân rối loạn glucose máu lúc đói. Tăng TG là một yếu tố nguy cơ độc
lập cho sự gia tăng của ĐTĐ và tiền ĐTĐ. Nguyên nhân gây tăng TG là do
tăng sản xuất quá mức VLDL – triglyceride. Những bênh nhân có tình trạng
tăng glucose máu đều có khiếm khuyết về sự hình thành VLDL – triglyceride
và hoạt tính của lipoprotein lipase (LPL) giảm, kèm theo sự giảm tiết insulin
và đề kháng insulin89.
- Tình trạng giảm HDL-c trong máu cũng là một kiểu rối loạn chuyển hóa
lipid điển hình gặp trong bệnh nhân có rối loạn glucose máu
- Tăng nồng độ LDL-c là một trong những chỉ số mà NCEP và ADA chú
ý đến, dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và tiền ĐTĐ.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ rối loạn
lipid máu rất cao, đa phần đều có rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu.
Trong đó tập trung chủ yếu là dạng tăng cholesterol, tăng triglyceride, giảm
65

HDL-c, nhóm tiền đái tháo đường và đái tháo đường có tỷ lệ rối loạn các
thành phần này cao hơn nhóm glucose máu bình thường. Đặc biệt là nhóm đái
tháo đường, tỉ lệ rối loạn khác biệt hẳn. Đối tượng có rối loạn lipid máu có
nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 2,628 lần (95% CI: 1,248-5,532) so với nhóm
không có RLLP máu. Tăng triglyceride máu cũng cho thấy mối liên quan với
tiền ĐTĐ. Tăng cholesterol, tăng triglyceride và giảm HDL-c là yếu tố nguy cơ
với ĐTĐ với OR (95%CI) lần lượt là 3,375 (1,624-6,941); 4,782 (2,211-10,340)
và 2,854 (1,267-2,428).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra mối liên hệ tương tự với
nghiên cứu của Jieru Peng và cộng sự nghiên cứu (2016) trên tổng cộng 7329
người trung niên Trung Quốc theo dõi trung bình 3,4 năm, 387 (5,28%) người
tham gia đã phát triển thành ĐTĐ. So với những người có mức lipid bình
thường, nguy cơ ĐTĐ típ 2 của những người bị tăng cholesterol máu, tăng
triglyceride máu và cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao thấp (HDL-c) tăng
đáng kể (OR (95% CI) là 1,48 (1,11 đến 1,96), 1,92 (1,49 đến 2,46) và 1,67
(tương ứng là 1,35 đến 2,07)90.
4.4. Hạn chế của đề tài
+ Đề tài của chúng tôi tiến hành trên đối tượng từ 40 tuổi trở lên, đa số đối
tượng là người cao tuổi vì vậy gặp những khó khăn trong quá trình phỏng vấn
đối tượng. Mặt khác một số người cao tuổi có biểu hiện suy giảm trí nhớ ảnh
hưởng đến độ chính xác của số liệu.
+ Đề tài của chúng tôi được tiến hành trên cỡ mẫu nhỏ ở một bệnh viện
nhất định, chưa đủ tính đại diện để áp dụng cho những khu vực khác.
+ Thiết kế nghiên cứu dạng điều tra cắt ngang cũng là một hạn chế khi
muốn tìm hiểu sâu hơn các ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ đến tình trạng rối
loạn glucose máu.
+ Chúng tôi chưa đánh giá được tần suất hút thuốc, lượng rượu bia sử
66

dụng chính xác từ đó làm hạn chế khi tìm mối liên quan với tiền ĐTĐ, đái
tháo đường.
+ Chúng tôi chưa loại trừ được các trường hợp THA áo choàng trắng.
+ Chúng tôi chưa thực hiện được nghiệm pháp dung nạp đường huyết, ảnh
hưởng một phần tới tính chính xác của tỷ lệ rối loạn glucose máu.
67

KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023, từ 1879 người đến
khám sức khỏe từ 40 tuổi trở lên (sàng lọc bằng bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ
đái tháo đường của ADA 2019) có 622 người được chọn vào nghiên cứu,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ đái tháo đƣờng và tiền đái tháo đƣờng


Tỷ lệ mắc đái tháo đường là 9,0%, tiền đái tháo đường là 77,8%.
Tỷ lệ tăng cả glucose máu lúc đói và HbA1c chiếm cao nhất với 41,7%.
Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng theo điểm nguy cơ.
2. Các yếu tố liên quan với rối loạn glucose máu
Yếu tố nhân khẩu học: tuổi ≥ 60 có liên quan với tỷ lệ mắc tiền đái tháo
đường và đái tháo đường với OR lần lượt là 3,23 và 5,0 (p<0,05).
Yếu tố nhân trắc học: béo bụng có liên quan với tỷ lệ mắc đái tháo đường
cao (OR=3,04) so với những người không béo bụng, ở nam giới béo bụng làm
tăng nguy cơ đái tháo đường lên 2,67 lần với p<0,05.
Tăng huyết áp có liên quan với tỷ lệ mắc đái tháo đường (OR=4,01) và
tiền đái tháo đường (OR=1,9) so với nhóm còn lại (p<0,05). Tiền sử tăng
huyết áp và tăng huyết áp tại thời điểm đo được đều làm gia tăng đáng kể khả
năng rối loạn glucose máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc đái tháo
đường gấp 4,18 lần và tiền đái tháo đường gấp 2,62 lần. Tăng cholesterol,
tăng triglyceride, giảm HDL-c làm tăng khả năng mắc đái tháo đường lần lượt
là 3,357; 4,782 và 2,854 lần so với nhóm còn lại.
68

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo
đường, tiền đái tháo đường chưa được chẩn đoán còn rất cao. Nhằm nâng cao
tỷ lệ bệnh nhân rối loạn glucose máu được chẩn đoán trong thời gian sắp tới,
chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Đánh giá hệ thống thường qui cho các khách hàng từ 40 tuổi đến bệnh
viện khám sức khoẻ, sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường, đo huyết
áp, định lượng các thành phần lipid máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas. 10th Edition.;


2021.
2. Federation Internation Diabetes. Diebestes Atlas. 7th ed.; 2017.
3. Wareham NJ, Griffin SJ. Should we screen for type 2 diabetes?
Evaluation against National Screening Committee criteria. BMJ.
2001;322(7292):986-988.
4. Paterson KR. Population screening for diabetes mellitus. Professional
Advisory Committee of the British Diabetic Association. Diabet Med J Br
Diabet Assoc. 1993;10(8):777-781.
5. Schwarz PEH, Li J, Lindstrom J, Tuomilehto J. Tools for predicting the
risk of type 2 diabetes in daily practice. Horm Metab Res Horm
Stoffwechselforschung Horm Metab. 2009;41(2):86-97.
6. American Diabetes Association. 2. Classification and Diagnosis of
Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2018. Diabetes Care.
2018;41(Suppl 1):S13-S27.
7. Magliano DJ, Boyko EJ, IDF Diabetes Atlas 10th edition scientific
committee. IDF DIABETES ATLAS 2021. 10th ed. International Diabetes
Federation; 2021. Accessed July 18, 2023.
8. Geneva: World Health Organization. Definition, Diagnosis and
Classification of Diabetes Mellitus and its Complications. Geneva World
Health Organ. 1999;Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus.
9. Bộ Y tế. Quyết định số 5481/2020/QĐ-BYT ―Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị Đái tháo đường typ 2.‖
10. World Health Organization. Definition and diagnosis of diabetes mellitus
and intermediate hyperglycemia. IDF Consult Geneva World Health Organ.
11. Parental transmission of type 2 diabetes: the Framingham Offspring
Study. | Diabetes | American Diabetes Association. Accessed June 15, 2022.
12. Poulsen P, Kyvik KO, Vaag A, Beck-Nielsen H. Heritability of type II
(non-insulin-dependent) diabetes mellitus and abnormal glucose tolerance--a
population-based twin study. Diabetologia. 1999;42(2):139-145.
13. Florez JC, Hirschhorn J, Altshuler D. The inherited basis of diabetes
mellitus: implications for the genetic analysis of complex traits. Annu Rev
Genomics Hum Genet. 2003;4:257-291.
14. GA: US Department of Health and Human Services, Centers for Disease
Control and Prevention. Centers for Disease Control and Prevention. National
Diabetes Fact Sheet: General Information and National Estimates on Diabetes
in the United States. Published online 2005. Accessed May 29, 2008.
15. Sarkar D, Lebedeva IV, Emdad L, Kang DC, Baldwin AS, Fisher PB.
Human polynucleotide phosphorylase (hPNPaseold-35): a potential link
between aging and inflammation. Cancer Res. 2004;64(20):7473-7478.
16. Tillil H, Köbberling J. Age-corrected empirical genetic risk estimates for
first-degree relatives of IDDM patients. Diabetes. 1987;36(1):93-99.
17. Pham Minh Ngọc, Eggleston K. Diabetes prevalence and risk factors
among vietnamese adults: findings from community-based screening
programs. Diabetes Care.
18. Nguyễn Hữu Châu và cộng sự. Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường
ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Nha trang tỉnh Khánh Hòa năm
2010. Học Thực Hành.
19. Qin X, Li J, Zhang Y, et al. Prevalence and associated factors of diabetes
and impaired fasting glucose in Chinese hypertensive adults aged 45 to 75
years. PloS One. 2012;7(8):e42538.
20. Phan DH, Vu TT, Doan VT, Le TQ, Nguyen TD, Van Hoang M.
Assessment of the risk factors associated with type 2 diabetes and prediabetes
mellitus: A national survey in Vietnam. Medicine (Baltimore).
2022;101(41):e31149.
21. Trần Minh Long. Mô Tả Yếu Tố Liên Quan Đái Tháo Đường Typ 2 và
Tiền Đái Tháo Đường ở Nhóm Tuổi 30-69 Tại Tỉnh Nghệ An Năm 2010. Luận
văn Y học, trường Đại học Y Hà Nội; 2011.
22. Nguyễn Thị Lan Hương. Khảo Sát Tiền Đái Tháo Đường ở Bệnh Nhân
Đến Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Thanh Nhàn. 2021.
23. Đỗ Trung Quân. Bệnh Đái Tháo Đường. Nhà xuất bản Y Học; 1998.
24. Tạ Văn Bình. Dịch Tễ Học Bệnh Đại Tháo Đường Các Yếu Tố Nguy Cơ
và Các Vấn Đề Liên Quan Đến Bệnh Đái Theo Đường ở Việt Nam. Y học Hà
Nội; 2003.
25. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang. Bệnh Mạch Máu và Rối Loạn
Chuyển Hóa Lipid ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường. Vol 2. Kỷ yếu toàn văn
công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa; 2001.
26. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và cộng sự. Dịch tễ học bệnh đái tháo
đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng. Nhà
Xuất Bản Học Hà Nội.
27. Võ Tuấn Khoa, Trần Quang Nam, cộng sự. Tỷ lệ tiền đái tháo đường và
đái tháo đường chưa được chẩn đoán ở người có yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện
Nhân Dân 115. Học Thành Phố Hồ Chí Minh.
28. Kirwan JP, Sacks J, Nieuwoudt S. The essential role of exercise in the
management of type 2 diabetes. Cleve Clin J Med. 2017;84(7 Suppl 1):S15-
S21.
29. Hu FB, Leitzmann MF, Stampfer MJ, Colditz GA, Willett WC, Rimm
EB. Physical activity and television watching in relation to risk for type 2
diabetes mellitus in men. Arch Intern Med. 2001;161(12):1542-1548.
30. Tuomilehto J, Lindström J, Eriksson JG, et al. Prevention of type 2
diabetes mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired
glucose tolerance. N Engl J Med. 2001;344(18):1343-1350.
31. Hawley JA. Exercise as a therapeutic intervention for the prevention and
treatment of insulin resistance. Diabetes Metab Res Rev. 2004;20(5):383-393.
32. N. Nakanishi T, K S. Daily life activity and risk of developing impaired
fasting glucose or type 2 diabetes in middle-aged Japanese men.
Diabetologia. 2004;47(10).
33. Manson JE, Ajani UA, Liu S, Nathan DM, Hennekens CH. A prospective
study of cigarette smoking and the incidence of diabetes mellitus among US
male physicians. Am J Med. 2000;109(7):538-542.
34. Kawakami N, Takatsuka N, Shimizu H, Ishibashi H. Effects of smoking
on the incidence of non-insulin-dependent diabetes mellitus. Replication and
extension in a Japanese cohort of male employees. Am J Epidemiol.
1997;145(2):103-109.
35. Kim HN, Shin MA, Roh JH, et al. Association between Cigarette
Smoking Frequency and Health Factors among Korean Adults. Iran J Public
Health. 2018;47(Suppl 1):19-26.
36. Tô Văn Hải, Ngô Xuân Mai và cộng sự. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh
đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội. Tạp Chí
Học Thực Hành. 2006;(548):158-164.
37. Nguyễn Thành Lâm. Nghiên Cứu Thực Trạng Tiền Đái Tháo Đường và
Đái Tháo Đường Typ 2 ở Nhóm Người Có Nguy Cơ Tại Ninh Bình Năm 2012.
Luận văn Y học, trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
38. Wells JCK, Pomeroy E, Walimbe SR, Popkin BM, Yajnik CS. The
Elevated Susceptibility to Diabetes in India: An Evolutionary Perspective.
Front Public Health. 2016;4:145.
39. Li Y, Xu L, Shan Z, Teng W, Han C. Association between air pollution
and type 2 diabetes: an updated review of the literature. Ther Adv Endocrinol
Metab. 2019;10:2042018819897046.
40. Du Y, Baumert J, Paprott R, Teti A, Heidemann C, Scheidt-Nave C.
Factors associated with undiagnosed type 2 diabetes in Germany: results from
German Health Interview and Examination Survey for Adults 2008–2011.
BMJ Open Diabetes Res Care. 2020;8(1):e001707.
41. Tạ Văn Bình. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các
vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4
thành phố lớn. Nhà xuất bản Y học. 2013.
42. World Health Organization. Regional Office for the Eastern
Mediterranean. Guidelines for the Management of Hypertension in Patients
with Diabetes Mellitus: Quick Reference Guide.; 2006. Accessed June 16,
2022.
43. Nguyễn Hải Thùy. Bệnh Tim Mạch Trong Đái Tháo Đường. Nhà xuất bản
Đại học Huế; 2009.
44. Hirano T. Pathophysiology of Diabetic Dyslipidemia. J Atheroscler
Thromb. 2018;25(9):771-782.
45. Veokham Somvong. Tỷ Lệ Tiền Đái Tháo Đường và Một Số Yếu Tố Liên
Quan ở Nhóm Người 30-69 Tuổi Đến Khám Tại Bệnh Viện Bạch Mai. Luận
văn Y học, trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
46. Shaw JE, Sicree RA, Zimmet PZ. Global estimates of the prevalence of
diabetes for 2010 and 2030. Diabetes Res Clin Pract. 2010;87(1):4-14.
47. Ogurtsova K, da Rocha Fernandes JD, Huang Y, et al. IDF Diabetes
Atlas: Global estimates for the prevalence of diabetes for 2015 and 2040.
Diabetes Res Clin Pract. 2017;128:40-50.
48. Jayawardena R, Ranasinghe P, Byrne NM, Soares MJ, Katulanda P, Hills
AP. Prevalence and trends of the diabetes epidemic in South Asia: a
systematic review and meta-analysis. BMC Public Health. 2012;12:380.
49. World Health Organization. Global report on diabetes.
50. Mathers CD, Loncar D. Projections of Global Mortality and Burden of
Disease from 2002 to 2030. PLoS Med. 2006;3(11):e442.
51. Wild S, Roglic G, Green A, Sicree R, King H. Global prevalence of
diabetes: estimates for the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care.
2004;27(5):1047-1053.
52. Nguyen CT, Pham NM, Lee AH and Binns CW. Tỷ lệ mắc và các yếu tố
nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2 ở Việt Nam: Một đánh giá có hệ
thống. Asia Pac Jounal Public Health.
53. Ton TT, Tran ATN, Do IT, et al. Trends in prediabetes and diabetes
prevalence and associated risk factors in Vietnamese adults. Epidemiol
Health. 2020;42:e2020029.
54. Nguyễn Bá Đằng. Điều tra tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở đối tượng có yếu
tố nguy cơ tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ năm 2003. Kỷ Ếu Toàn Văn
Các Đề Tài Khoa Học – Hội Nghị Khoa Học Toàn Quốc Chuyên Ngành Nội
Tiết Và Chuyển Hóa Lần Thứ 2 Nhà Xuất Bản Học.
55. Tạ Văn Bình và cộng sự. Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường – suy
giảm dung nạp glucose, các yếu tố liên quan và tình hình quản lý bệnh ở Hà
Nội. Kỷ Ếu Toàn Văn Các Đề Tài Khoa Học – Hội Nghị Khoa Học Toàn
Quốc Chuyên Ngành Nội Tiết Và Chuyển Hóa Lần Thứ 2 Nhà Xuất Bản Hà
Nội.
56. Đỗ Mạnh Cường và cộng sự. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp
glucose ở khu vực Hà Nội (lứa tuổi trên 15). Tạp Chí Học Việt Nam.
57. Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái
tháo đường tại thành phố Hà Nội năm 2014. Tạp Chí Học Việt Nam.
58. Hồ Phạm Thục Lan. Dịch tễ học đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại
Việt Nam: Phân loại dựa vào HBA1C. Hội Đái Tháo Đường Và Nội Tiết
Thành Phố Hồ Chí Minh.
59. Nguyen VD, Vien QM, Do TH, et al. Prevalence of undiagnosed diabetes
and pre-diabetes and its associated risk factors in Vietnam. J Glob Health Sci.
2019;1(1).
60. Trần Thị Hoàng Anh. Tỷ Lệ Tiền Đái Tháo Đường ở Người Có Yếu Tố
Nguy Cơ Đến Khám Tại Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh Viện Bạch
Mai. 2019.
61. Parveen Doddamani, Nitin Ramanathan, N. K. Swetha. Comparative
Assessment of ADA, IDRS, and FINDRISC in Predicting Prediabetes and
Diabetes Mellitus in South Indian Population. Indian Assoc Lab Physicians.
2021;13:13:36-43.
62. Dr. Nazma Akter, , Dr. Nazmul Kabir Qureshi. Comparison of IDRS,
ADA and FINDRISC Diabetes Risk Assessment Tools: A Cross-Sectional
Analysis in a Tertiary Care Hospital. Sri Lanka J Diabetes Endocrinol Metab
2020. 2020;10(2):10-20.
63. American Diabetes Association. Diagnosis and classification of diabetes
mellitus. Diabetes Care. 2012;35 Suppl 1:S64-71. doi:10.2337/dc12-s064
64. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific. The
Asia-Pacific Perspective : Redefining Obesity and Its Treatment. Health
Communications Australia; 2000. Accessed July 14, 2022.
65. Bộ Y tế. Quyết định 2892/QĐ-BYT ―Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh béo phì.‖
66. Bộ Y tế. Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Nội Tiết Chuyển Hóa. Bộ Y tế;
2015.
67. Trịnh Ngọc Cảnh. Nhận Xét Tỷ Lệ Tiền Đái Tháo Đường và Các Yếu Tố
Nguy Cơ Tại Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh Viện Bạch Mai. 2012.
68. Hoàng Minh Hiền. Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại thành
phố Hà Nội năm 2013.2013:118-122.
69. Institute for Public Health (IPH), National Institutes of Health, Ministry of
Health Malaysia National Health and Morbidity Survey (NHMS) 2019.
NCDs—Non-Communicable Diseases: Risk Factors and Other Health
Problems. Vol. I.
70. Latt TS, Zaw KK, Ko K, et al. Measurement of diabetes, prediabetes and
their associated risk factors in Myanmar 2014. Diabetes Metab Syndr Obes
Targets Ther. 2019;12:291-298. doi:10.2147/DMSO.S156270
71. Huong NT, Nen NTT. The proportion of newly diagnosed prediabetes,
diabetes mellitus in subjects over 40 years old in Thai Nguyen city. Vietnam J
Diabetes Endocrinol. 2019;(36):27-31.
72. Zeru MA, Tesfa E, Mitiku AA, Seyoum A, Bokoro TA. Prevalence and
risk factors of type-2 diabetes mellitus in Ethiopia: systematic review and
meta-analysis. Sci Rep. 2021;11:21733. doi:10.1038/s41598-021-01256-9
73. Schulze MB, Heidemann C, Schienkiewitz A, Bergmann MM, Hoffmann
K, Boeing H. Comparison of anthropometric characteristics in predicting the
incidence of type 2 diabetes in the EPIC-Potsdam study. Diabetes Care.
2006;29(8):1921-1923. doi:10.2337/dc06-0895
74. Feller S, Boeing H, Pischon T. Body mass index, waist circumference,
and the risk of type 2 diabetes mellitus: implications for routine clinical
practice. Dtsch Arzteblatt Int. 2010;107(26):470-476.
75. Trần Thị Mai Hương. Nghiên Cứu Thực Trạng Đái Tháo Đường Típ 2 ở
Nhóm Người Có Nguy Cơ Tại Thành Phố Tam Hiệp Tỉnh Ninh Bình. 2023.
76. Lastra G, Syed S, Kurukulasuriya LR, Manrique C, Sowers JR. Type 2
diabetes mellitus and hypertension: An update. Endocrinol Metab Clin North
Am. 2014;43(1):103-122. doi:10.1016/j.ecl.2013.09.005
77. Moonesinghe R, Beckles GLA, Liu T, Khoury MJ. The Contribution of
Family History to the Burden of Diagnosed Diabetes, Undiagnosed Diabetes
and Prediabetes in the United States: Analysis of National Health and
Nutrition Examination Survey, 2009-2014. Genet Med Off J Am Coll Med
Genet. 2018;20(10):1159-1166.
78. Li Z, Cheng Y, Wang D, et al. Incidence Rate of Type 2 Diabetes Mellitus
after Gestational Diabetes Mellitus: A Systematic Review and Meta-Analysis
of 170,139 Women. J Diabetes Res. 2020;2020:3076463.
79. Choi MJ, Choi J, Chung CW. Risk and Risk Factors for Postpartum Type
2 Diabetes Mellitus in Women with Gestational Diabetes: A Korean
Nationwide Cohort Study. Endocrinol Metab. 2022;37(1):112-123.
doi:10.3803/EnM.2021.1276
80. Rhee EJ. Diabetes in Asians. Endocrinol Metab Seoul Korea.
2015;30(3):263-269. doi:10.3803/EnM.2015.30.3.263
81. Kim JY, Lee DY, Lee YJ, et al. Chronic alcohol consumption potentiates
the development of diabetes through pancreatic β-cell dysfunction. World J
Biol Chem. 2015;6(1):1-15. doi:10.4331/wjbc.v6.i1.1
82. Shi L, Shu XO, Li H, et al. Physical Activity, Smoking, and Alcohol
Consumption in Association with Incidence of Type 2 Diabetes among
Middle-Aged and Elderly Chinese Men. PLoS ONE. 2013;8(11):e77919.
doi:10.1371/journal.pone.0077919
83. Lee DY, Yoo MG, Kim HJ, et al. Association between alcohol
consumption pattern and the incidence risk of type 2 diabetes in Korean men:
A 12-years follow-up study. Sci Rep. 2017;7:7322.
84. Ozemek C, Lavie CJ, Rognmo Ø. Global physical activity levels - Need
for intervention. Prog Cardiovasc Dis. 2019;62(2):102-107.
85. Smith AD, Crippa A, Woodcock J, Brage S. Physical activity and incident
type 2 diabetes mellitus: a systematic review and dose-response meta-analysis
of prospective cohort studies. Diabetologia. 2016;59(12):2527-2545.
86. Kim Y, Sharp S, Hwang S, Jee SH. Exercise and incidence of myocardial
infarction, stroke, hypertension, type 2 diabetes and site-specific cancers:
prospective cohort study of 257 854 adults in South Korea. BMJ Open.
2019;9(3):e025590. doi:10.1136/bmjopen-2018-025590
87. Đậu Đức Bảo. Thực Trạng Mắc Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường và Một
Số Yếu Tố Nguy Cơ Tim Mạch ở Người Cao Tuổi Trong Cộng Đồng Tại
Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình Năm 2021. 2021.
88. Wu L, Parhofer KG. Diabetic dyslipidemia. Metabolism.
2014;63(12):1469-1479. doi:10.1016/j.metabol.2014.08.010
89. Howard BV, Howard WJ. Pathophysiology and treatment of lipid
disorders in diabetes. In: ; 2011:563-584.
90. Peng J, Zhao F, Yang X, et al. Association between dyslipidemia and risk
of type 2 diabetes mellitus in middle-aged and older Chinese adults: a
secondary analysis of a nationwide cohort. BMJ Open. 2021;11(5):e042821.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Họ và tên đối tượng: …………………………………………………..
Tuổi:…………………………………….Số điện thoại:……………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Sau khi được bác sĩ thông báo về quyền lợi, nghĩa vụ, những nguy cơ
tiềm năng và lợi ích của đối tượng tham gia vào nghiên cứu: Khảo sát tình
trạng rối loạn Glucose máu ở nhóm nguy cơ cao mắc đái tháo đƣờng đến
khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Tôi (hoặc người đại diện trong gia đình) đồng ý tự nguyện tham gia vào
nghiên cứu này. Tôi xin tuân thủ các quy định của nghiên cứu.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 202…
Họ và tên đối tƣợng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2
PHIẾU PHỎNG VẤN
PHÁT HIỆN NGƢỜI CÓ NGUY CƠ CAO MẮC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

Câu hỏi Thang điểm Điểm số


< 40 tuổi (0 điểm)
40-49 tuổi (1 điểm)
1. Bạn bao nhiêu tuổi?
50-59 tuổi (2 điểm)
> 60 tuổi (3 điểm)
2. Giới tính của bạn là gì? Nữ (0 điểm) Nam (1 điểm)
3. Nếu là nữ, bạn đã bao giờ Không (0 điểm)
bị chẩn đoán ĐTĐ thai kì Có (1 điểm)
chưa?
4. Bạn có cha mẹ, anh, chị, Không (0 điểm)
em ruột, con đẻ bị ĐTĐ Có (1 điểm)
không?
5. Bạn đã bao giờ được chẩn Chưa (0 điểm)
đoán tăng huyết áp chưa? Có (1 điểm)
6. Bạn có phải người thường Có (0 điểm)
xuyên vận động không? Không (1 điểm)
Không: BMI<23 (0 điểm)
Thừa cân: BMI 23-25 (1
điểm)
7. Bạn có thừa cân hay béo
Béo phì: BMI ≥ 25-30 (2
phì không?
điểm)
Rất béo phì: BMI ≥ 30 (3
điểm)
Tổng số điểm từ cấu 1 đến 7
Nếu tổng điểm của bạn ≥5, bạn có nguy cơ cao mắc ĐTĐ típ 2. Bạn nên thăm
khám bác sĩ để kiểm tra đường huyết nhằm tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ
Phụ lục 3
PHIẾU PHỎNG VẤN
PHÁT HIỆN RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU
Để giúp cho việc phát hiện bệnh rối loạn glucose máu, nếu đồng ý tham
gia nghiên cứu thì Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách
điền hoặc khoanh tròn vào câu trả lời đúng tương ứng ở cột mã:
A. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC SÀNG LỌC
A1 Họ và tên:
Mã số HS:
A2 Tên đơn vị:....................................................................................................
Nghề/Vị trí làm việc:....................................................................................
A3 Tuổi: …………. Năm sinh:.............
A4 Giới tính 1. Nữ
2. Nam
A5 Anh/Chị ăn bữa gần nhất cách đây bao ................ giờ
lâu?

B. TIỀN SỬ BỆNH TẬT


B6 Anh/Chị đã bao giờ được chẩn đoán 1. Có
tăng huyết áp chưa? 2. Không
B7 Anh/Chị được chẩn đoán tăng huyết
áp cách đây bao nhiêu năm? ……… năm
B8 (Nếu là nữ) Chị đã được chẩn đoán ĐTĐ thai 1. Có
kỳ bao giờ chưa? 2. Không
B9 Gia đình Anh/Chị có ai bị mắc bệnh ĐTĐ 1. Không
không? 2. Bố, mẹ đẻ
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) 3. Anh/Chị/Em ruột
4. Ông/Bà nội
5. Con
B10 Anh/Chị đă từng hút thuốc lá không? 1. Có
2. Không
B11 Hiện tại, Anh/Chị có hút thuốc lá 1. Có
không? 2. Không
B12 Anh/Chị có sử dụng đồ uống có cồn mỗi ngày 1. Không
không? 2. Ít hơn 5 ly
3. Nhiều hơn 5 ly
B13 Anh/chị có thường xuyên vận động không? 1. Có
2. Không
B14 Nếu B14 là ―Có‖, Anh/chị tập luyện thể dục 1. 0 – 30 phút
bao nhiêu phút mỗi ngày? 2. 30 – 60 phút
3. Nhiều hơn 60 phút

Cảm ơn Anh/Chị đã tham gia nghiên cứu!


Phụ lục 4
HỒ SƠ KHÁM BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

B. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC SÀNG LỌC


B1 Họ và tên: ................................................................... Giới tính: Nam/Nữ
B2 Tên đơn vị: ................................................................. ...............................
.
B3 Năm sinh: ...................................................................

F. ĐO CÁC CHỈ SỐ Kết quả


F4 Chiều cao đứng (cm)
F5 Cân nặng (kg)
F6 Vòng eo (cm)
F8 Huyết áp tâm thu (mm Hg)
F9 Huyết áp tâm trương (mm Hg)
G. XÉT NGHIỆM
G10 XN đường máu lúc đói (mg/dL)
- Thời gian:........h.................
G11 XN HbA1C (%)
G12 XN Cholesterol Toàn phần (mg/dL)
G13 XN Triglicerid máu (mg/dL)
G14 XN HDL-c (mg/dL)
G15 XN LDL-c (mg/dL)

You might also like