You are on page 1of 94

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI MÁU ĐẠI THỂ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH HẢI DƯƠNG

Người hướng dẫn:


BSCKII. Nguyễn Duy Đông
ThS.BS. Đỗ Văn Hăng
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thị Cúc Phương
Đào Thị Phương Thúy
Bùi Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Hải Dương, năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ
về mọi mặt của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo.

Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:

PGS.TS.TTND Vũ Đình Chính và các thầy cô trong Hội đồng nghiên cứu
khoa học Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã đưa ra ý kiến nhận xét,
đóng góp giúp chúng em hoàn thiện đề tài này.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, các khoa, phòng, bộ môn
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, BSCKII Nguyễn Duy Đông-
Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã tạo mọi
điều kiện giúp chúng em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.

Xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo các bộ môn Trường Đại học Kỹ thuật Y
tế Hải Dương và các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập.

Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới TS. Lê Văn Thêm, BSCKII
Nguyễn Duy Đông, ThS.BS. Đỗ Văn Hăng đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Trân trọng cảm ơn Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã hỗ trợ một
phần kinh tế giúp chúng em thực hiện đề tài.
Hải Dương, ngày 11 tháng 04 năm 2022

Chủ nhiệm đề tài


Nguyễn Thị Thảo

LỜI CAM ĐOAN

Em là Nguyễn Thị Thảo sinh viên lớp Y đa khoa 5 trường Đại học Kỹ thuật Y
tế Hải Dương xin cam đoan:

1. Đây là nghiên cứu do bản thân em và cộng sự trực tiếp thực hiện dưới sự
hướng dẫn của BSCKII. Nguyễn Duy Đông, Ths.Bs. Đỗ Văn Hăng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên
cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Hải Dương, ngày 11 tháng 04 năm 2021

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Thảo


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU

AUA: hiệp hội thận - tiết niệu Hoa Kỳ


BC: bạch cầu
BMI: body mass index ( chỉ số khối của cơ thể)
HC: hồng cầu
Hb: hemoglobin
Hct: hematocrit
IgA: Immunoglobulin A
Lym: bạch cầu lympho
NE: bạch cầu đa nhân trung tính
EGFR: độ lọc cầu thận ước tính
TC: tiểu cầu
WHO: World Health Organization ( Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
Đặt vấn đề............................................................................................................1
Nội dung:.............................................................................................................3
Chương 1. Tổng quan tài liệu.............................................................................3
1. Giải phẫu, sinh lý hệ tiết niệu......................................................................3
2. Định nghĩa, phân loại đái máu....................................................................7
3. Cơ chế đái máu.............................................................................................8
4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đái máu đại thể.............................8
5. Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh nhân đái maú đại thể............................11
6. Nguyên nhân gây đái máu thường gặp......................................................... 14
7. Chẩn đoán đái máu đại thể........................................................................23
8. Điều trị.........................................................................................................25
9. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................25
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu........................................28
1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................28
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................29
3. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................29
4 .Cỡ mẫu........................................................................................................29
5. Phương pháp thu thập và số liệu..............................................................29
6. Các biến số nghiên cứu..............................................................................30
7. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................36
8. Đạo đức của nghiên cứu.............................................................................36
9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số........................................................36
Chương 3. Dự kiến kết quả...............................................................................38
1. Đặc điểm đái máu.......................................................................................38
2. Nhận xét một số nguyên nhân gây đái máu đại thể.................................46
Phần 4. Bàn luận................................................................................................52
1. Đặc điểm chung của bệnh nhân................................................................52
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.........................................................52
KẾT LUẬN........................................................................................................52
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................53
PHỤ LỤC...........................................................................................................57
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các chất gây nước tiểu đỏ

Bảng 3.1. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu...............................37

Bảng 3.2. Lý do vào viện của bệnh nhân có đái máu đại thể..............................38

Bảng 3.3. Tiền sử của bệnh nhân đái máu đại thể...............................................38

Bảng 3.4. Tỉ lệ mức độ đái máu..........................................................................39

Bảng 3.5. Đặc điểm đái máu...............................................................................39

Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng...........................................................................39

Bảng 3.7.Triệu chứng toàn thân………………………………………………..41

Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể...........................................................................40

Bảng 3.9. Bảng công thức máu...........................................................................40

Bảng 3.10. Sinh hóa máu.....................................................................................41

Bảng 3.11. Xét nghiệm nước tiểu........................................................................41

Bảng 3.12. Siêu âm hệ tiết niệu...........................................................................42

Bảng 3.13. X-quang hệ tiết niệu..........................................................................42

Bảng 3.14. Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu.................................................................42

Bảng 3.15. Soi bàng quang.................................................................................43

Bảng 3.16. Nguyên nhân gây đái máu.................................................................44

Bảng 3.17. Lý do vào viện của bệnh nhân đái máu đại thể theo nguyên nhân...44

Bảng 3.18. Tuổi trung bình của bệnh nhân đái máu đại thể theo nguyên nhân...45

Bảng 3.19. Tỷ lệ giới tính của bệnh nhân đái máu đại thể theo nguyên nhân.....45
Bảng 3.20. Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân đái đại thể do sỏi tiết niệu.........46

Bảng 3.21. Các triệu chứng thường gặp trong nhóm đái máu do nhiễm khuẩn tiết
niệu......................................................................................................................47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh theo giới của bệnh nhân đái máu đại thể...............36
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo tuổi............................................................................37

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Giải phẫu hệ Tiết niệu.............................................................................3

Hình 2. Giải phẫu thận.........................................................................................4


THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái
máu đại thể điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.
2. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 10 năm 2021 đến, tháng 05 năm 2022
3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở
4. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
Lớp: y đa khoa 5
Địa chỉ: 41/88 Vũ Hựu, Thanh Bình, thành phố Hải Dương
Điện thoại: 0368617785 Email: ngththao1804@gmail.com
5. Các thành viên tham gia nghiên cứu:
1. Họ tên: Nguyễn Thị Cúc Phương Lớp: y đa khoa 5
2. Họ tên: Đào Thị Phương Thúy Lớp: y đa khoa 5
3. Họ tên: Bùi Thúy Hằng Lớp: y đa khoa 5
4. Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Xuân Lớp: y đa khoa 5
6. Người hướng dẫn:
 Họ và tên: Nguyễn Duy Đông
Chức vụ: BSCKII- Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hải Dương
Đơn vị công tác: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
Địa chỉ: 58 Bùi Thị Xuân- Thành phố Hải Dương
Điện thoại: 0912320028 Email: duydong.nguyen63@gmail.com
 Họ và tên: Đỗ Văn Hăng
Chức vụ: Giảng viên – bác sĩ
Đơn vị công tác: Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Địa chỉ: Thượng Quận- Kinh Môn- Hải Dương
Điện thoại: 0349643959 Email: dr.vanhang@gmail.com
1

Đặt vấn đề
Trong nước tiểu bình thường có thể có một số lượng hồng cầu dưới 2500
hồng cầu/ml/ph. Đái máu là hiện tượng có nhiều hồng cầu hơn bình thường trong
nước tiểu. Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường có thể thấy được gọi là đái máu
đại thể, hoặc có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là đái máu vi thể [1].

Nguyên nhân gây đái máu trên lâm sàng rất đa dạng, có thể xuất phát từ bất kì
vị trí nào của hệ tiết niệu, có thể từ bệnh lí lành tính như: viêm, sỏi, tự miễn, lao,
chấn thương,... tới các bệnh lý ác tính như: ung thư hệ tiết niệu, ung thư di căn,...[2].
Trong đó nhiễm khuẩn tiết niệu và sỏi tiết niệu là 2 nguyên nhân hay gặp nhất,
nghiên cứu về nguyên nhân đái máu đại thể tại khoa Thận- Tiết niệu Bệnh viện
Bạch Mai có 34.17% bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu và 16.67% bệnh nhân sỏi
tiết niệu có biểu hiện đái máu [3]. Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu
cộng đồng ở người trên 40 tuổi tại một số vùng dân cư ở Hà Nội năm 2007 có
tới 41.66% bệnh nhân viêm bàng quang mạn có đái máu đại thể [4]. Các nguyên
nhân khác như: ung thư bàng quang có tới 77,6% bệnh nhân đái máu tại viện K
năm 2008 [5], ung thư thận thường gặp ở những người lớn trên 55 tuối với tỷ lệ
nam gặp nhiều gấp 2 lần nữ[15].

Việc chẩn đoán đái máu sớm và xác định nguyên nhân đái máu, điều trị
đúng và kịp thời là vô cùng quan trọng với tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc
sống của người bệnh cũng như việc tiên lượng bệnh. Vì vậy để nâng cao kỹ
năng khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân đái máu chúng em thực hiện đề
tài: “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái máu đại
thể điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương” với 2 mục tiêu sau:
2

1, Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đái máu đại thể
điều trị tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
2, Nhận xét một số nguyên nhân gây đái máu đại thể của bệnh nhân đái
máu điều trị tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ tiết niệu


Hệ tiết niệu bao gồm 2 thận là những cơ quan tạo ra nước tiểu, các niệu
quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nơi nước tiểu được giữ lại tạm
thời, và niệu đạo là đường dẫn nước tiểu ra ngoài. Thận và phần trên niệu quản
nằm ở bụng, sau phúc mạc; phần dưới niệu quản và bàng quang nằm trong chậu
hông, dưới phúc mạc; niệu đạo nữ nằm ở sàn chậu hông nhưng phần lớn chiều
dài niệu đạo nam nằm trong dương vật để đảm nhiệm cả chức năng tiết niệu và
sinh dục [7].
3

Hình 1. Giải phẫu hệ tiết niệu [8].


1.1.1. Thận
Hai thận là những cơ quan có nhiệm vụ bài tiết những sản phẩm cuối cùng của
hoạt động chuyển hóa và nước thừa, thông qua đó kiểm soát nồng độ của những chất
khác nhau trong các dịch cơ thể, giữ cho nước và điện giải trong các dịch mô ở trạng
thái hằng định. Thận còn sản xuất hormon ảnh hưởng đến sự tạo HC [7].
4

Động mạch thận phải và trái đều tách ra từ động mạch chủ bụng, đoạn dưới
động mạch mạc treo tràng trên. Khi tới rốn thận động mạch thận chia làm các
nhánh trước và sau bể thận rồi đi vào thận thực hiện chức năng.

Tĩnh mạch thận bắt nguồn từ vỏ thận và tủy thận để hình thành các tĩnh
mạch gian thùy và tĩnh mạch cung trước khi đổ vào tĩnh mạch thận. Tĩnh mạch
thận nằm trước động mạch thận [9,10].

Hình 2. Giải phẫu thận [8].


1.1.2. Niệu quản
Các niệu quản là những ống cơ đẩy nước tiểu từ bể thận đến bàng quang
bằng cách co thắt nhu động của chúng. Mỗi niệu quản dài 25-28cm, đi từ chỗ
nối với bể thận tới lỗ niệu quản của bàng quang. Đường kính của niệu quản
khoảng 3mm nhưng hơi hẹp tại 3 chỗ: chỗ nối với bể thận, chỗ bắt chéo trước
5

các động mạch chậu và đoạn xuyên qua bàng quang (hẹp nhất). Sỏi từ thận rơi
xuống niệu quản có thể bị kẹt lại ở những chỗ hẹp này [7].
Động mạch niệu quản :

+ Nhánh động mạch từ thận cấp máu cho 1/3 trên niệu quản.

+ Các nhánh nhỏ từ động mạch chủ, động mạch chậu, mạc treo tràng dưới,
chậu trong, động mạch thừng tinh hay buồng trứng cấp máu cho 1/3 giữa niệu quản.

+ Các nhánh từ động mạch chậu trong, động mạch bàng quang cấp máu
cho 1/3 dưới niệu quản.

Các tĩnh mạch từ niệu quản đổ về tĩnh mạch bàng quang, tĩnh mạch chậu
dưới hoặc tĩnh mạch thận ở trên [9-11].

1.1.3. Bàng quang

Bàng quang là một tạng rỗng dưới phúc mạc trong chậu hông bé, sau
xương mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng. Điểm cao nhất của bàng quang
không vượt quá bờ trên xương mu [7].

Dung tích bàng quang rất thay đổi, bình thường khi bàng quang chứa 250-
300 ml nước tiểu thì ta cảm giác muốn đi tiểu. Khi bí đái, bàng quang có thể
chứa tới 3l [7].
Động mạch cấp máu cho bàng quang bao gồm các nhánh động mạch bàng
quang trên (từ động mạch rốn), động mạch bàng quang giữa (động mạch thẹn
trong), động mạch bàng quang dưới (động mạch hệ sinh dục) xuất phát từ động
6

mạch chậu trong. Ngoài ra còn những nhánh động mạch nhỏ hơn từ động mạch
bịt, cơ mông bé cũng chia nhánh cho bàng quang.

Ở phụ nữ, động mạch tử cung và âm đạo cũng chia nhánh cho bàng quang.

Đám rối tĩnh mạch trước, xung quanh bàng quang rất phong phú đổ về tĩnh
mạch hạ vị [9-11].

1.1.4. Niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài [7].

Niệu đạo nam đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang đến lỗ niệu đạo
ngoài ở đỉnh quy đầu. Đường đi của niệu đạo chia thành 4 đoạn: đoạn trước tiền
liệt, đoạn tiền liệt, đoạn màng, đoạn xốp [7].
Động mạch của niệu đạo xuất phát từ động mạch tuyến tiền liệt, động mạch
trực tràng dưới (đoạn niệu đạo màng), động mạch hang và động mạch dương vật
(đoạn xốp).

Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch lưng sau dương vật vào đám rối Sanrotini, vào
đám rối bàng quang tiền liệt tuyến, sau đó đổ vào tĩnh mạch thẹn trong [9-11].

Niệu đạo nữ dài khoảng 2-4cm, đi từ cổ bàng quang qua đáy chậu tới tận
hết ở lỗ niệu đạo ngoài ở tiền đình âm đạo, chia thành 2 đoạn: đoạn chậu hông
và đoạn đáy chậu [7].

Động mạch niệu đạo nữ tách ra từ động mạch bàng quang dưới âm đạo và
động mạch thẹn trong. Máu tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch thẹn trong [9-11].
7

1.1.5. Tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt là một tuyến dưới cổ bàng quang bao quanh niệu đạo dài
khoảng 3cm, tuyến tiền liệt bình thường nặng dưới 20 gam [1], có thể sờ thấy
qua bóng trực tràng [7].
Dịch tiết của tuyến tiền liệt được đổ vào xong tiền liệt qua các ống tiền
liệt, dịch này chứa khoảng 25% lượng tinh dịch và góp phần vào sự vận động,
sức sống của tinh trùng [7].
Cấp máu có 3 động mạch chính:

+ Động mạch bàng quang tuyến tiền liệt (nhánh động mạch sinh dục bàng quang).

+ Động mạch tuyến tiền liệt giữa (động mạch thẹn trong).

+ Động mạch tuyến tiền liệt dưới (động mạch trực tràng giữa).

Tĩnh mạch tuyến tiền liệt cùng với tĩnh mạch mu dương vật, tĩnh mạch sau
mu, tĩnh mạch bàng quang dưới tạo nên đám rối Santorini ở trước cổ tuyến tiền
liệt rất dày đặc, rồi tách ra tĩnh mạch bên, tĩnh mạch thẹn trong đổ về tĩnh mạch
hạ vị [9-11].

1.2. Định nghĩa, phân loại đái máu


- Đái máu là tình trạng nước tiểu có máu. Có đái máu đại thể và đái máu vi thể.

- Đái máu đại thể: khi nước tiểu đỏ sẫm màu, nhận biết được bằng mắt thường.
- Đái máu vi thể: mắt thường không nhận thấy, chỉ phát hiện được khi làm
xét nghiệm tế bào học nước tiểu với số lượng HC lớn hơn 10.000 HC/ml [1].
8

1.3. Cơ chế đái máu


- HC có nguồn gốc cầu thận: Hồng cầu niệu xuất hiện trong một số bệnh lý
của thận như: viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm thận kẽ. Nephron khi bị tổn
thương có thể gây chảy máu vào lòng ống thận. Thường gặp trong viêm cầu
thán, viêm thận kẽ, viêm ống thận. Hồng cầu niệu là một trong những triệu
chứng của bộ phức hợp (trụ niệu, protein niệu và bạch cầu niêu) Trong trường
hợp viêm mủ ở thận thì hồng cầu niệu bao giờ cũng đì kèm với bạch cầu, ngoài
ra còn thấy bạch cầu thoái hóa và tế bảo mủ ở nước tiểu.
- HC nguồn gốc ngoài cầu thận: Các trường hợp tổn thương đường tiết niệu
chấn thương làm vỡ các mạch máu của đường tiết niệu, viêm bàng quang, ung
thư thận, bằng quang…, nước tiểu bệnh nhân có nhiều hồng cầu (nhìn bằng mắt
thường thấy màu đỏ), gọi là đái máu đại thể. Dùng nghiệm pháp 3 cốc có thể xác
định được vị trí của xuất huyết: niệu đạo (cốc đầu có màu) bàng quang (cốc
giữa) và từ niệu quản trở lên (cả 3 cốc) [12].
9

1.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đái máu đại thể
1.4.1. Triệu chứng cơ năng
- Tiền sử đái máu: bệnh nhân có thể đái máu tái phát với những bệnh như
ung thư đường tiết niệu, ung thư thận hay ung thư tiền liệt tuyến, một số bệnh
nội khoa cũng có đái máu tái phát như: bệnh thận IgA, Scholein- Henoch, lao
tiết niệu [36].
- Tiền sử có sỏi tiết niệu, đái ra sỏi, phát hiện thận đa nang, dùng thuốc
chống đông máu (mổ thay van tim, stent mạch vành, mạch nhân tạo...), dùng
thuốc gây suy tế bào gan nặng [36].
- Thói quen sinh hoạt: nhịn tiểu, hút thuốc lá có thể làm ung thư hệ tiết niệu
hay tiếp xúc với hóa chất cyclophosphamid, benzen, acid thơm... [36].
- Hoàn cảnh xuất hiện:
+ Tự nhiên
+ Sau nhiễm khuẩn hô hấp, NKTN
+ Sau chấn thương [21].
Bệnh nhân có thể đến viện với triệu chứng đái máu:
+ Về mức độ: có thể chỉ hồng như nước rửa thịt đến đỏ như máu, có thể lẫn
hoặc không lẫn máu cục [22].
+ Đặc điểm đái máu có thể định hướng nguồn gốc đái máu đại thể cho bệnh
nhân làm nghiệm pháp 3 cốc ( đi tiểu lần lượt vào 3 cốc) và đánh giá:
 Đái máu đầu bãi (cốc đầu đỏ nhất, các cốc sau nhạt dần) là biểu hiện
của tổn thương niệu đạo.
 Đái máu cuối bãi (cốc đầu nhạt màu cốc cuối đỏ) thường do tổn thương
tại bàng quang.
10

 Đái máu toàn bãi (3 cốc đều đỏ) có thể do nguồn gốc từ trên thận-niệu
quản xuống hoặc do tổn thương nặng tại bàng quang (u, viêm bàng
quang,...) [1].
Ngoài ra bệnh nhân có thể đến vì đau:
+ Vị trí: bệnh nhân có thể đau hố thắt lưng, gặp trong sỏi thận, NKTN, ung
thư thận, thận đa nang, có thể đau vùng mạng sườn gặp trong sỏi niệu quản, ung
thư niệu quản; có thể đau hạ vị do các nguyên nhân ở bàng quang, tiền liệt tuyến.
+ Tính chất: có thể đau âm ỉ liên tục trong NKTN, khối u; có thể đau cơn
trong bệnh lý sỏi tiết niệu.
+ Hướng lan: có thể đau lan hoặc không lan theo đường đi của niệu quản
xuống hạ vị, bìu.
Sốt là triệu chứng thường gặp:
+ Sốt cao rét run trong viêm thận bể thận, áp xe thận.
+ Sốt nóng liên tục trong bệnh tự miễn, ung thư.
+ Sốt về chiều trong lao tiết niệu.
+ Có thể sốt nhẹ trong NKTN [21].
Đái buốt: bệnh nhân có cảm giác đau buốt trước, trong hoặc sau lúc đái
thường gặp trong NKTN đặc biệt là NKTN dưới [22].
Đái rắt: bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi được ít
nước tiểu nhất là ban đêm thường gặp do NKTN dưới, u phì đại tiền liệt tuyến
kích thích vào vùng cổ bàng quang, sỏi bàng quang [22].
Đái khó: lúc khởi đầu bệnh nhân không đái được ngay, cố rặn khi đái, tia
nước tiểu yếu có khi không thành tia gây nhỏ giọt xuống chân. Hay gặp trong u
phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo...[22].
11

1.4.2. Triệu chứng toàn thân


Da và niêm mạc: tùy mức độ đái máu bệnh nhân có thể biểu hiện không
thiếu máu hoặc thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt).
Bệnh nhân có thể mệt mỏi, gầy sút cân gặp trong ung thư đường tiết niệu
hoặc bệnh lý tự miễn.
Có thể sờ thấy hạch ngoại vi trong ung thư.
Phù, tăng huyết áp [21].

1.4.3. Triệu chứng thực thể


Màu sắc nước tiểu: hồng như nước rửa thịt đến đỏ như máu, có thể lẫn hoặc
không lẫn máu cục, đây là triệu chứng giúp chẩn đoán đái máu đại thể [22].
Dấu hiệu vỗ hông lưng dương tính một bên có giá trị chẩn đoán viêm thận
bể thận [22].
Ấn điểm đau niệu quản bệnh nhân thấy đau gặp trong sỏi tiết niệu [21].
Sờ thấy thận to trong bệnh thận đa nang, ứ nước, ứ mủ bể thận do sỏi [22].
Thăm khám hạ vị có thể thấy cầu bàng quang trong ứ nước tiểu nhiều trong
bàng quang [21].
Thăm trực tràng có thể thấy tiền liệt tuyến to [21].
1.5. Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh nhân đái máu đại thể
1.5.1. Xét nghiệm máu và nước tiểu
Công thức máu: Đánh giá mức độ thiếu máu do đái máu gây ra và theo
dõi diễn biến của đái máu.
Đông máu cơ bản: Cần tiến hành xét nghiệm đông máu cơ bản nếu nghi
ngờ có rối loạn đông máu.
12

Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, creatinin, đường, men gan, các xét
nghiệm hóa sinh khác nếu cần.
Xét nghiệm nước tiểu: Định lượng protein niệu, microalbumin niệu. Xét
nghiệm tế bào HC, BC, trụ HC. Xét nghiệm tế bào bất thường trong nước tiểu
nếu nghi ngờ có bệnh lý ác tính. Cấy nước tiểu tìm vi khuẩn.
1.5.2. Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
Siêu âm: Phát hiện được các nang thận, sỏi thận tiết niệu, giãn đài bể thận
và niệu quản rất tốt, tuy nhiên hạn chế khi phát hiện các khối u đặc có kích
thước < 3 cm.
Chụp UIV: Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch
nhằm đánh giá chức năng của thận, tìm hiểu mức độ tắc nghẽn của bể thận, niệu
quản, tuy nhiên khó phát hiện u nhỏ.
Chụp CT Scaner: Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát hiện tốt các khối
u đặc của thân, dễ hơn MRI, chẩn đoán sỏi chính xác, phát hiện nhiễm khuẩn tại
thận và quanh thận. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng chỉ nhằm mục
đích hỗ trợ mà thôi, đôi khi không phát hiện gì đặc biệt ngoài đái máu, nhất là
đái máu vi thể.
Soi bàng quang: Đánh giá niêm mạc bàng quang, hai lỗ niệu quản. Có thể
xác định được đái máu từ thận nào xuống khi bệnh nhân đái máu đại thể. Dễ xác
định u bàng quang cục máu đông trong bàng quang. Soi bàng quang nên được
tiến hành cả ở những bệnh nhân trên 40 tuổi đái máu vi thể kéo dài và ở những
người dưới 40 tuổi nhưng có kèm các yếu tố nguy cơ cao.
Sinh thiết thận: Đây là chỉ định mà bệnh nhân hay băn khoăn, có nhiều
chỉ định nhưng thông thường bác sĩ thường yêu cầu người bệnh làm khi: nghi có
13

tổn thương cầu thận, đái máu có kèm theo protein niệu hay giảm mức lọc cầu
thận…
1.5.3. Cặn nước tiểu
Mục đích:
+ Xác định các thành phần hữu hình có trong nước tiểu: HC, BC,
TB biểu mô, tinh thể, trụ niệu.
+ Tính số lượng tế bào bài xuất qua vi trường (soi tươi) hoặc trong
1 ml hoặc trong 1 phút (làm cặn Addis).
Lấy mẫu nước tiểu:
+ Lấy giữa dòng buổi sáng (10 – 20 ml).
+ Lấy nước tiểu 3h buổi sáng: ghi V ml/ph, lấy 20 ml [11].
1.5.4. Soi tươi
Tiến hành: lấy 1 giọt nước tiểu (không ly tâm) lên phiến kính, đặt lam kính,
soi qua kính hiển vi thường.
Bình thường: 0 - 1 HC/vi trường
Đái máu đại thể: Dày đặc HC [11].
1.5.5. Xét nghiệm cặn Addis
- Tiến hành:
+ Lấy nước tiểu 3h, tính thể tích nước tiểu = V ml/phút.
+ Lấy 10 ml  ly tâm 3000 vòng/phút x 10 phút, gạn bỏ 9 ml phần
trên, lấy 1 ml cặn còn lại đem đếm tế bào.
+ Kết quả: lấy số lượng HC và BC đếm được chia cho 10, sau đó
nhân với số lượng nước tiểu trong 1 phút = số lượng tế bào/1 phút.
- Đánh giá:
14

+ Bình thường: < 1000 HC/phút.


+ Đái máu đại thể: > 30 000 HC/phút [11].
1.5.6. Trụ niệu
Là glycoprotein Tam – Horsfall do tế bào ống thận tiết ra + protein huyết
tương đi qua cầu thận, khi cô đặc + môi trường acid  đông đặc và đóng khuôn
trong ống lượn xa.
Trụ HC = tổn thương cầu thận [11].
1.5.7. Định lượng protein niệu
Protein niệu 24giờ
Protein niệu/creatinin niệu (mg/g)
Protein niệu: > 150-300mg/24h
Protein niệu nhẹ: < 1g/24h
Protein niệu trung bình: 1-2g/24h
Protein niệu nặng: 2-3g/24h
Protein niệu ngưỡng HCTH: 3-3,5g/24h
Hội chứng Thận hư: >3,5g/24h [11].
15

1.6. Các nguyên nhân gây đái máu


1.6.1. Sỏi thận - tiết niệu
- Sỏi thận tiết niệu là tình trạng bệnh lý thường gặp, dễ gây biến chứng như
nhiễm trùng, suy thận cấp và mạn tính. Theo nghiên cứu ở Mỹ tỷ lệ mắc sỏi thận
tiết niệu chiếm khoảng 2-3% dân số nói chung và ở nhóm nguy cơ cao là 12% [14].

1.6.1.1. Sỏi thận

- Triệu chứng lâm sàng

Đau âm ỉ thắt lưng khi sỏi đài thận hoặc sỏi san hô chưa gây tắc nghẽn.

Cơn đau quặn thận điển hình khi sỏi gây tắc nghẽn bể thận- niệu quản.
Cơn đau lan xuống hố chậu, bìu, kèm theo nôn và bụng chướng.

Đái ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay do nhiễm khuẩn gây tổn

thương niêm mạc đài bể thận chảy máu.

Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu: bệnh nhân sốt cao 38-39° C, thận to đau, đi

tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng [22].

- Triệu chứng cận lâm sàng

Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị xác định hình dạng, số lượng vị trí tương
đối của sỏi với đài bể thận, sỏi cản quang (sỏi calci) hoặc không cản quang (sỏi
acid uric).

Siêu âm khi nhận hình ảnh đậm âm của sỏi có bóng cản âm phía sau. Đánh
giá kích thước sỏi và mức độ giãn đài bể thận ứ nước hay ú mủ.
16

Chụp niệu đồ tĩnh mạch xác định hình thể và vị trí của sỏi tương ứng với
đài bể thận. Đánh giá chức năng hình thể thận có sỏi, đồng thời có thể phát hiện
các dị dạng của thận và đài bể thận như thận xoay dở dang, thận đối, thận móng
ngựa, hẹp bể thận-niệu quản và thận lạc chỗ.

Chụp nhấp nháy đồ (Scintigraphy) với đồng vị phóng xạ Techneti 99m khi
cần thiết để đánh giá phần nhu mô thận còn chức năng [22].

1.6.1.2. Sỏi niệu quản

- Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng điển hình là cơn đau quặn thận. Bệnh nhân đau từng
cơn dữ dội vùng thắt lưng trong vài phút đến hàng giờ. Nếu không điều trị giảm
đau thì bệnh nhân khó chịu đựng. Cơn đau thường lan rõ rệt: 1/3 trên lan xuống
bộ phận sinh dục ngoài, 1/3 giữa thường lan xuống hố chậu.

Bụng chướng, nôn, đi kèm theo cơn đau biểu hiện như tắc ruột cơ năng.

Đái máu toàn bãi, nhẹ, thoáng qua.

Đái rắt, đái buốt do kích thích khi sỏi niệu quản sát trong thành bàng quang.

Triệu chứng toàn thân ít thay đổi khi có sỏi niệu quản một bên. Sốt cao khi
sỏi gây tắc niệu quản và nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sỏi niệu quản hai bên hoặc sỏi thận một bên sỏi niệu quản một bên đa số
khiến toàn trạng suy sụp nhanh, thiểu niệu, vô hiệu, thận căng to, urê máu cao [22].

- Triệu chứng cận lâm sàng


17

Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu bạch cầu tinh thể oxalate calci.

Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị: hình ảnh cản quang trên đường đi niệu quản.

Siêu âm và niệu đồ tĩnh mạch: xác định vị trí, kích thước sỏi và đánh giá
mức độ ứ nước, ứ mủ của thận thường thấy đài bể thận giãn hình cầu, niệu quản
đoạn trên sỏi giãn to hoặc thận không bài tiết. Thận bên đối diện chức năng bù
trừ có hình thể rõ nét.

Chụp niệu quản bể thận ngược dòng giá trị phát hiện sỏi không cản quang, tắc
niệu quản, những trường hợp thận to ứ nước niệu quản bị đẩy nằm trước cột sống.

Xét nghiệm sinh hóa đánh giá mức độ suy thận [22].

1.6.1.3. Sỏi bàng quang

- Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện chủ yếu là viêm bàng quang do dị vật: đau trên xương mu, đái
buốt đái rắt cuối bãi theo niệu đạo.

Đái máu cuối bãi.

Đái nước tiểu đục có cặn trắng và đái ra mủ.

Có thể có đợt nhiễm khuẩn tiết niệu: sốt cao rét run [22].

- Triệu chứng cận lâm sàng

Xét nhiệm nước tiểu: hồng cầu +++, bạch cầu+++, tinh thể+++.

Siêu âm thấy sỏi bàng quang, viêm bàng quang.


18

Soi phát hiện sỏi và tình trạng bàng quang, hệ tiết niệu.

Chụp Xquang: số lượng kích thước sỏi vùng tiểu khung [22].

1.6.2. Nhiễm khuẩn tiết niệu

1.6.2.1. Viêm thận bể thận:

-Viêm thận bể thận là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao, đó là nhu
mô thận và bể thận. 80% trường hợp này là do E.coli, ngoài ra có thể do gram(-)
khác, nhỏ hơn 10% do gram(+), vi khuẩn bệnh viện hoặc nấm.

-Triệu chứng lâm sàng:


+Dấu hiệu nhiễm khuẩn: có thể biểu hiện ở nhiều mức độ, từ nhẹ cho đến
hội chứng nhiễm khuẩn huyết. Triệu chứng thường xuất hiện rầm rộ, bệnh nhân
sốt cao kèm theo rét run, môi khô, lưỡi bẩn, thể trạng suy sụp. Tuy nhiên cần lưu
ý có thể có một số ít bệnh nhân không sốt, nhất là những người cao tuổi.
+Đau: điển hình là đau vùng hồng lưng, góc sườn cột sống, thường đau một
bên nhưng cũng có khi đau cả hai bên. Một số bệnh nhân có đau lan xuống dưới.
Có thể có cơn đau quặn thận nhưng thường đau tức, âm ỉ.

+Hội chứng bàng quang gồm đi tiểu buốt, rắt, cảm giác buồn tiểu khiến
bệnh nhân phải đi tiểu liên tục, và đau vùng trên xương mu có thể gặp, gợi ý có
viêm bàng quang.

+Thận bên bị bệnh thường to lên, một số trường hợp có thể sờ thấy thận to,
đau. Có dấu hiệu vỗ hông lưng dương tính nếu có ứ mủ bể thận.
19

+Các dấu hiệu ngoài thận có thể gặp là dấu hiệu đường tiêu hoá (buồn nôn,
nôn, bụng chướng hơi) và hô hấp [24].

- Triệu chứng cận lâm sàng

+Xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu, có protein niệu nhưng điển hình
là số lượng ít (dưới 1g/24 giờ). Cấy nước tiểu thường thấy trực khuẩn gram âm
(thông thường là Escherichia coli, một số trường hợp cổ Proteus, Klebsiella,
Serratia, Enterococcus hoặc Pseudomonas).

+Máu có số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Máu lắng,
CRP cũng tăng. Một số trường hợp cấy máu dương tính. Tăng urê, creatinin máu
khi có suy thận.

+Các thăm dò chẩn đoán khác thường được chỉ định để phát hiện các tình
trạng bệnh lý gây tắc nghẽn và ứ trệ dòng nước tiểu, như phụt ngược bàng quang
niệu quản, sỏi thận - tiết niệu và các bệnh lý có khả năng sửa chữa được khác.
Các phương pháp đầu tay: siêu âm chụp phim bụng không cản quang, tiếp là
chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch, cắt lớp vi tính, chụp cộng
hưởng từ. Ngoài ra, thăm dò động học bàng quang- niệu đạo, đo nước tiểu tồn
dư, soi bàng quang [24].

1.6.2.2. Viêm bàng quang, niệu đạo

-Viêm bàng quang niệu đạo là nhiễm trùng đường tiểu thấp, giới hạn ở
bàng quang, thường gây đau và khó chịu, nhưng nếu lan lên thận thì gây hiệu
quả nghiêm trọng. Phụ nữ có nguy cơ viêm bàng quang cao hơn nam giới [24].
20

-Triệu chứng lâm sàng: Điển hình là cảm giác buồn tiểu và tiểu nhiều lần,
tiểu buốt, rắt, có máu trong nước tiểu, đái máu toàn bãi hoặc cuối bãi, nước tiểu
có thể đục và có mùi hôi.

+Nếu là viêm bàng quang: Cảm giác tức nặng vùng bụng dưới hoặc dau
tức, khó chịu vùng hạ vị, tiểu buốt, rắt, nước tiểu có mùi hôi.

+Nếu là viêm niệu đạo cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, nam giới có thể thấy
dịch mủ chảy ra từ dương vật [24].

-Triệu chứng cận lâm sàng:

+Xét nghiệm nước tiểu thấy nhiều bạch cầu (>5000/ml), chủ yếu là bạc
cầu đa nhân thoái hóa, và có nhiều vi khuẩn (>100000ml).

+Soi bàng quang có thể thấy máu cục và hình ảnh viêm bàng quang [24].

1.6.3. Ung thư hệ tiết niệu

-Triệu chứng lâm sàng

+Ung thư thận gồm 2 thể lâm sàng: ung thư biểu mô tế bào thận ở người
lớn và ung thư nguyên bào thận ở trẻ em. Ung thư biểu mô tế bào thận chiếm từ
2% đến 3% của toàn bộ các loại ung thư. Bệnh thường gặp ở những người lớn
trên 55 tuối với tỷ lệ nam gặp nhiều gấp 2 lần nữ [15].

Biểu hiện lâm sàng:

Đái máu: 59%

U bụng: 45%
21

Đau thắt lưng: 41%

Sụt cân: 28%

Thiếu máu: 21% [15].

+Ung thư bàng quang là loại ung thư thường gặp trong các ung thư đường
tiết niệu, trên thế giới ung thư bàng quang đứng hàng thứ hai ở nam giới và ở
phụ nữ nó đứng thứ chín trong các ung thư [16].

Biểu hiện lâm sàng:

Đái ra máu

Đái nhiều lần

Triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu: Đái khó, bí đái

Triệu chứng hạch di căn: Hcaj tiểu khung, hạch ổ bụng, di căn gan.

Triệu chứng toàn thân: Gầy sốt, sút cân.

+Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là bệnh hay gặp ở các nước phương Tây,
đứng thứ hai sau ung thư phổi, tỷ lệ mắc thấp ở các nước phương Đông cũng
như nước ta. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trên 65 [16].

Biểu hiện lâm sàng

Chủ yếu là các triệu chứng tiết niệu: Đái dắt, khó, đôi khi có bí đái cấp tính

Thăm trực tràng: Phát hiện tuyến tiền liệt bất thường.
22

Các triệu chứng toàn thân: Sụt cân, thiếu máu do xâm lấn tủy xương.

Trên 10% ung thư tuyến tiền liệt âm thầm không triệu chứng [16].

-Triệu chứng cận lâm sàng

+Nội soi và sinh thiết: là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán ung thư
bàng quang và còn cho biết thể bệnh và độ (grad) ác tính của mô bệnh học để
làm cơ sở cho phác đồ điều trị.

+Siêu âm: siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện u, đây là một
trong những phương pháp chẩn đoán quan trọng.

+Chụp UIV: ngoài việc đánh giá bàng quang còn giúp đánh giá thận, niệu
quản. Chụp UIV cho phép chẩn đoán với hình ảnh tổn thương ung thư, hình cắt
cụt đài bể thận. UIV còn cho phép đánh giá chức năng thận, mức xâm lấn ung
thư như ăn vào tĩnh mạch.

+Chụp CT hoặc MRI: cho phép đánh giá khối u, mức xâm lấn ung thư,
tình trạng hạch tiểu khung.

+Xét nghiệm tế bào học nước tiểu: tìm máu vi thể, tìm tế bào ung thư.

+Các xét nghiệm đánh giá bilan: CTM, ure huyết, X quang phổi [16].

1.6.4. Các nguyên nhân khác

1.6.4.1. Lao tiết niệu

Nguyên nhân của bệnh do nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis.


23

Trong lao thận tiết niệu thì lao thận là chủ yếu, nên triệu chứng học và chẩn
đoán chủ yếu tập trung vào lao thận [17].

Triệu chứng cơ năng bao gồm: Rối loạn bài tiết nước tiểu biểu hiện bằng
những triệu chứng của viêm bàng quang (60-70%) như đái buốt, rắt cuối bãi.
Đái ra máu là triệu chứng thường gặp tái đi tái lại, đái máu toàn bãi hoặc có thể
đái ra mủ. Ngoài ra bệnh nhân có thể đau nhẹ vùng thắt lưng đôi khi có cơn đau
quặn thận [17].

Triệu chứng thực thể thường nghèo nàn, giai đoạn muộn có thể thấy thận
to, thăm trực tràng thấy niệu quản cứng và to [17].

Triệu chứng toàn thân biểu hiện sốt nhẹ về chiều và tối, mệt mỏi chán ăn,
gầy sút cân, da xanh niêm mạc nhợt [17].

Chẩn đoán bằng chụp X-quang, siêu âm thận, soi bàng quang, xét nghiệm
nước tiểu tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu [17].

1.6.4.2. Nang thận

1.6.4.2.1. Thận đa nang

Bệnh thận đa nang (TDN) là bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Cả
thể có nhiều gen gây bệnh thận đa nang nhưng các nghiên cứu xác định rõ ràng
nhất là vai trò của PKD1 (protein, polycystine-1) và PKD2. Các gen này nằm
trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 16 và nhiễm sắc thể số 4.

Bệnh TDN là hậu quả của sự rối loạn về cấu trúc thận dẫn đến phần lớn
như mô thận biến thành nhiều nang có chứa dịch, kích thước các nang to nhỏ
24

không đều, giai đoạn đầu hai thận to lên nhưng vẫn giữ được hình dáng của
thận.

Đến giai đoạn phát triển hoàn toàn thì một thận có thể nặng từ 1500 gram
đến 5000 gram, hai thận có thể to không đều nhau và thận có thể biến đổi hình
dạng theo sự phát triển của các nang.

Triệu chứng: giảm tưới máu thận, đau hông lưng, tăng huyết áp,....[18]

1.6.4.2.2. Nang đơn thận

Nang đơn thận được định nghĩa là chỉ ở một thùy thận, không thông với đài
bể thận. Thành nang là một lớp xơ và các tế bào biểu mô. Đây là bệnh lành tính
[18].

Lâm sàng có thể bệnh nhân đau tức vùng thắt lưng, sờ thấy thận to, tăng
huyết áp, đái máu đại thể [18].

Các phương pháp thăm dò hình ảnh giúp chẩn đoán nang đơn thận: siêu
âm, chụp cắt lớp vi tính [18].

1.6.4.3 Nhóm bệnh lý cầu thận

Nhóm bệnh lý cầu thận thường gây ra đái máu vi thể dai dẳng, có thể có đái
máu đại thể, kèm theo protein niệu.

Bệnh được chẩn đoán mô bệnh học bằng sinh thiết thận.
25

Bao gồm các bệnh cầu thận nguyên phát (bệnh thận IgA, bệnh thận màng,
viêm cầu thận màng tăng sinh, xơ hóa cầu thận ổ cục bộ...), bệnh cầu thận thứ
phát (hội chứng Scholein- Henoch, viêm thận Lupus, viêm mạch...) [20].

1.6.4.4. Nhóm bệnh lý ít gặp

- Các bệnh toàn thân:

Các bệnh máu ác tính: bệnh BC cấp và mạn, bệnh máu khó đông
(Hemophilie) cũng có thể gây đái ra máu. Ngoài đái ra máu còn có những triệu
chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân rang, làm công thức máu, huyết
đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được. Dùng thuốc chống
đông: Heparin, Coumarin: nếu dùng quá liều sẽ gây chảy máu (đái ra máu, ỉa ra
máu, chảy máu cam, xuất huyết dưới da) cần theo dõi tỷ lệ protrombin, INR ở
những người bệnh dùng thuốc coumarin.
- Tăng huyết áp ác tính, các bất thường mạch máu và nhồi máu thận.
- Dị dạng mạch thận: có thể là phình mạch thận, thông động tĩnh mạch
thận.
- Nguyên nhân khác: sau gắng sức, viêm kẽ thận (do thuốc giảm đau...), lạc
nội mạc tử cung- bàng quang, do chấn thương, không rõ nguyên nhân [1].

1.7. Chẩn đoán


1.7.1. Chẩn đoán đái máu đại thể
Theo “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Thận- tiết niệu của Bộ Y tế
năm 2015” [25]:
Có HC trong nước tiểu ở các mức độ khác nhau. Phát hiện nước tiểu có
máu bằng mắt thường.
26

Nước tiểu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có thể dây máu hay máu cục. Để lâu có
lắng cặn hồng cầu.
Đôi khi gây bí tiểu cấp do máu cục làm bít tắc bàng quang.
Đái máu đầu bãi: xuất hiện ngay khi bắt đầu đi tiểu, sau đó nước tiểu
trong dần. Nguyên nhân thường do tổn thương niệu đạo.
Đái máu cuối bãi: nước tiểu ban đầu trong, cuối bãi xuất hiện đái máu.
Nguyên nhân thường nghĩ tới là tổn thương bàng quang.
Đái máu toàn bãi: thường nghĩ đến nguyên nhân tổn thương từ thận,
niệu quản và cũng không loại trừ tổn thương bành quang mức độ nặng.
Xét nghiệm cặn Addis có trên 300.000 HC/ml/phút (Đếm số lượng HC
trong một thể tích cặn nước tiểu sau khi được quay li tâm).
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt
Đái ra máu là trường hợp trong nước tiểu có HC, dù là đại thể hoặc vi thể
thì cần được xác minh bằng xét nghiệm. Vì vậy, có một số trường hợp nước tiểu
màu đỏ nhưng không phải là đái máu [1].
1.7.2.1. Phân biệt với các nguyên nhân gây nước tiểu đỏ nhưng không có tế bào HC
Đái ra huyết sắc tố: Nước tiểu màu đỏ, có khi đỏ sẫm, để lâu biến thành
màu nâu đen, không có lắng cặn HC. Soi kính hiển vi không thấy HC [1].
Đái ra Pocphyrin: Pocphyrin là sản phẩm chuyển hóa của Hb, myoglobin
bình thường trong nước tiểu có khoảng 10 – 100g /24 giờ. Nước tiểu hồng nhạt.
Soi kính hiển vi không thấy có HC [1].
Đái ra Myoglobin: Nước tiểu màu vàng, soi kính hiển vi không thấy có HC [1].
1.7.2.2. Phân biệt với các nguyên nhân gây nước tiểu đỏ khác
Bệnh lý gan mật gây tăng urobilinogen và bilirubin niệu
27

+ Viêm gan do virus, tắc mật cũng có màu nâu sẫm như nước vối.
+Nếu dây ra quần áo trắng, có màu vàng, để lâu không có lắng cặn,
xét nghiệm nước tiểu có sắc tố mật [1].
Do thuốc hoặc hoạt chất khác:
+ Nước tiểu có màu đỏ do uống một số thuốc hoặc dược chất như: đại
hoàng, Chloroquin (Aralen), Furazolidon (Furoxo), Nitrofurantoin (Furadantin),
Phenazopyridin (Pyridium), Phenolphtalein, Rifampicin[1].
Bảng 1.1: Các chất gây nước tiểu đỏ[3].

Nguồn nội sinh Thực phẩm thuốc

Bilirubin Cây đại hoàng Rifampin

Myoglobin Dâu đen Nitrofurantoin

Huyết cầu tố Việt quất Sulfonamides

porphyrin Ớt cựa gà Metronidazole

Củ cải Phenytoin

Ddậu Fava prochlorperazine

Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo phenolphtalein


28

Ký ninh

Chloroquine

Phenazopyridine

Levodopa

Methyldopa

Adriamycin

Desferoxamine

1.8. Điều trị


Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Thận-tiết niệu của Bộ Y tế năm
2015” [25]:
* Điều trị triệu chứng:
- Nội khoa:
+ Thuốc cầm máu: Transamin đường uống hoặc truyền tĩnh mạch
+ Truyền máu nếu mất nhiều máu
+ Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: Sulfamid, Quinolon, có thể
phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sang và kết quả cấy vi khuẩn
máu và nước tiểu.
29

+ Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đái máu cần phối hợp thêm thuốc khác.
- Ngoại khoa: Trong một số trường hợp nếu có tắc nghẽn nhiều đường
tiết niệu do máu cục tạo thành, cần can thiệp ngoại khoa tạm thời dẫn lưu,
lấy máu cục tại bàng quang, trước khi giải quyết nguyên nhân.
* Điều trị nguyên nhân: can thiệp ngoại khoa tùy vào nguyên nhân đái máu
và tình trạng lâm sàng cụ thể của bệnh nhân.
30

1.9. Các nghiên cứu liên quan


1.9.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo Paula F Orlandi và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của đái máu đến
tiến triển và tiên lượng của bệnh thận mạn tính của nhóm người mắc bệnh thận
mạn tính đa dạng về chủng tộc năm 2018. Nghiên cứu trên 3272 người trưởng
thành đa dạng về chủng tộc và sắc tộc (từ 21 đến 78 tuổi), mắc bệnh thận mạn
tính mức độ trung bình. Kết quả: đái máu được quan sát thấy ở 1185 (29%)
trong tổng số 3272 người tham gia lúc đầu [27].
Theo Gui-zhen Yu và cộng sự nghiên cứu đái máu dai dẳng và tiến triển
của bệnh thận trong bệnh thận igA. Nghiên cứu 1.333 người có IgA được điều
trị tại một bệnh viện chuyển tuyến của Trung Quốc với thời gian theo dõi trung
bình là 85 tháng. Kết quả: Đái máu thay đổi theo thời gian trong tuần là một yếu
tố nguy cơ độc lập đối với sự tiến triển của bệnh thận (HR, 1,46;KTC 95%,
1,13-1,87; P = 0,003). Đái máu thuyên giảm trong 6 tháng sau khi chẩn đoán có
liên quan đến giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng bệnh thận tổng hợp (HR, 0,41;
KTC 95%, 0,28-0,61; P <0,001) [28].
Nghiên cứu của Gabow PA 1993 về thận đa nang thấy có 30-50% bệnh
nhân có đái máu đại thể do chảy máu nang thận, đặc điểm chảy máu đái máu đỏ
tươi có thể lẫn máu cục, thường kèm nhiễm trùng nang thận [29].
1.9.2. Nghiên cứu trong nước
Theo tác giả Lê Thị Ngọc Dung và Nguyễn Thị Bình góp phần nghiên
cứu đái máu ở trẻ em tại khoa thận bệnh viện Nhi Đồng I. Kết quả cho thấy: Có
71 trường hợp tiểu máu đại thể, chiếm 7,69%. Nguyên nhân phổ biến là viêm
cầu thận chiếm 47/71 (69%). Nhiễm trùng đường tiểu chiếm 18/71 (19,7%) .
31

Tiểu máu đại thể tái diễn là 9/71 (12,7%), nguyên nhân phổ biến là bệnh thận
IgA 55,6% [30].
Theo Lê Ngọc Trân, Nguyễn Bách nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và
tổn thương mô bệnh học trong bệnh lí thận có tiểu máu được thực trên 99 bệnh
nhân tại khoa thận- bệnh viện Thống Nhất. Kết quả cho thấy trong số bệnh nhân
tiểu máu kèm theo HCTH là 62,63%, không triệu chứng 22,22%, bệnh thận mạn
7,07%, suy thận cấp không rõ nguyên nhân 6,06%, hội chứng thận viêm là
2,02% [31].
Theo Lâm Thị Kim Oanh nghiên cứu về nhiễm khuẩn tiết niệu ở cộng
đồng có 3.2% bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu ( bao gồm viêm bàng quang và
viêm thận bể thận) có đái máu đại thể, độ tuổi hay gặp nhất là 40-49 chiếm
39.4%, tỷ lệ nữ/nam là 1.22 [4].
Theo Nguyễn Thị Thuần nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của viêm bàng
quang mạn có tới 41.66% bệnh nhân viêm bàng quang mạn có đái máu đại thể,
tỷ lệ này gặp ở nữ là 83.33% [32].
Theo Đỗ Gia Tuyển nghiên cứu về sỏi tiết niệu và biến chứng của sỏi tiết
niệu năm 2010 tại khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Bạch Mai có 17% bệnh nhân
sỏi tiết niệu có đái máu đại thể, tỷ lệ gặp sỏi ở nữ là 62%, ở nam là 38% [32].
Theo Phạm Văn Yên nghiên cứu về ung thư bàng quang tại bệnh viện
Việt Đức năm 2008. Kết quả cho thấy có tới 40% bệnh nhân có tiền sử nghiện
thuốc lá, 98.9% bệnh nhân vào viện vì đái máu đại thể [34].
Theo Đậu Minh Quang nghiên cứu về lao tiết niệu năm 2006 cho thấy lao
tiết niệu sinh dục chiếm 0.7% lao các loại. Với biểu hiện gặp chủ yếu ở lứa tuổi
32

dưới 50, tỷ lệ nam/nữ là 1/1 và có 39.1% bệnh nhân có đái máu đại thể là lý do
chủ yếu khiến bệnh nhân nhập viện điều trị [35].
33

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.


Gồm 84 bệnh nhân đái máu đại thể điều trị tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 11/ 2021 đến hết tháng 01/2022.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái máu đại thể điều trị tại khoa Phẫu
thuật tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương theo “Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị bệnh thận-tiết niệu của Bộ Y tế năm 2015” [25]:
Có HC trong nước tiểu ở các mức độ khác nhau. Phát hiện nước tiểu có
máu bằng mắt thường.
Lâm sàng: nước tiểu có màu từ hồng tới đỏ như máu.

Cận lâm sàng: XN tế bào trong nước tiểu có hồng cầu trên mức đái máu vi
thể > 10 HC/uL.

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.


2.1.2.Tiểu chuẩn loại trừ.
Bệnh nhân hạn chế về đọc hiểu, ảnh hưởng tới giao tiếp hoặc không đủ khả
năng tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Đa khoa
Hải Dương.
34

2.2.2. Thời gian nghiên cứu.


Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2021- 5/2022.
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 11/2021- 01/2022.

2.3. Thiết kế nghiên cứu


Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4 .Cỡ mẫu


Gồm 84 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái máu đại thể từ 11/2021-
01/2022 tại khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

2.5. Phương pháp thu thập và số liệu


* Quy trình thu thập số liệu:
Quy trình tiếp cận tuyển chọn đối tượng phỏng vấn và thu thập thông tin
được tiến hành từ các bước dưới đây:
- Bước 1: Tiếp cận các bệnh nhân, giải thích thông báo với bệnh nhân mục
đích, phương pháp của nghiên cứu, đảm bảo tính bảo mật của nghiên cứu và
thuyết phục bệnh nhân đồng ý để tham gia nghiên cứu.
- Bước 2: Bệnh nhân được khai thác bệnh sử, khám bệnh và thu thập thông
tin liên quan đến triệu chứng cơ năng, thực thể và được ghi lại theo phiếu điều tra.
- Bước 3: Lấy các thông tin về cận lâm sàng trong bệnh án bao gồm: công thức
máu, hóa sinh máu, tổng phân tích nước tiểu, các xét nghiệm tìm nguyên nhân.

2.6. Các biến số nghiên cứu.


STT Tên biến số Giải thích biến số Phân loại PP thu thập
CÁC THÔNG TIN CHUNG
35

1 Giới - Nam Biến nhị Phỏng vấn


- Nữ phân
2 Tuổi Tuổi của đối tượng nghiên Liên tục Phỏng vấn
cứu tính theo năm dương
lịch cho tới thời điểm
phỏng vấn.
3 Lý do vào Lý do khiến bệnh nhân Danh mục Phỏng vấn
viện vào viện: đái máu, sốt,
đau lưng,…
4 Đã điều trị - Có Nhị phân Phỏng vấn
gì trước khi - Không
vào viện
chưa
5 Tiền sử bản - Hút thuốc Danh mục Phỏng vấn
thân - Nhịn tiểu thường
xuyên
- Bệnh lý hệ tiết niệu
- Bệnh lý toàn thân
6 Tiền sử gia - Có Nhị phân Phỏng vấn
đình có liên - Không
quan đến
bệnh thận-
tiết niệu
7 Mức độ - Hồng Danh mục Phỏng vấn
36

- Đỏ
- Có máu cục
8 Vị trí - Đầu bãi Danh mục Phỏng vấn
- Cuối bãi
- Toàn bãi
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
9 Đau - Hố thắt lưng Danh mục Phỏng vấn
- Mạn sườn
- Hạ vị
- Lan
- Không lan
10 Sốt - Có Nhị Phân Phỏng vấn
- Không
11 Nước tiểu - Hồng như nước rửa Danh mục Phỏng vấn
thịt
- Đỏ như máu
- Có lẫn máu cục
- Đầu bãi
- Giữa bãi
- Cuối bãi
12 Đái buốt - Trước khi đái Danh mục Phỏng vấn
- Trong khi đái
- Sau khi đái
13 Đái rắt - Có Nhị phân Phỏng vấn
37

- Không
14 Đái khó - Có Nhị phân Phỏng vấn
- Không
TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
15 Da, niêm - Nhợt nặng Danh mục Thăm khám
mạc - Nhợt nhẹ lâm sàng
- Hồng
16 Thận to - Có Nhị phân Thăm khám
- Không lâm sàng
Thăm khám
lâm sàng
17 Điểm đau - Đau điểm đau niệu Danh mục Thăm khám
niệu quản quản trên lâm sàng
- Đau điểm đau niệu
quản giữa
- Đau điểm đau niệu
quản dưới
18 Vỗ hông - Có đau Nhị phân Thăm khám
lưng - Không đau lâm sàng
19 Cầu bàng - Có Nhị phân Thăm khám
quang - Không lâm sàng
20 Thăm - Có Nhị phân Thăm khám
khám tiền - Không lâm sàng
liệt tuyến
38

CẬN LÂM SÀNG


21 Công thức - Thiếu máu nặng Danh mục Kết quả
máu - Thiếu máu vừa phiếu xét
- Thiếu máu nhẹ nghiệm
- Không thiếu máu
- Tăng bạch cầu
- Không tăng bạch
cầu
22 Tổng phân - Protein niệu Danh mục Kết quả
tích nước - Hc niệu phiếu xét
tiểu - Bc niệu nghiệm
23 Đông máu - Có rối loạn đông Nhị phân Kết quả
máu phiếu xét
- Không rối loạn nghiệm
đông máu
24 Sinh hóa - Ure, creatinin, Liên tục Kết quả
AST, ALT… phiếu xét
nghiệm
25 Cắt lớp vi - U thận Danh mục Kết quả
tính - U nang thận phiếu cắt lớp
- U bàng quang vi tính
- Ung thư tiền liệt
tuyến
26 Soi bàng - Dị dạng Danh mục Kết quả
39

quang - U phiếu soi


- Sỏi bàng quang
- …..
27 X quang - Có sỏi Danh mục Kết quả
- Không sỏi phiếu X
- Bóng thận to quang
- Bóng thận không to
28 Siêu âm - Viêm thận bể thận Danh mục Kết quả
- Sỏi tiết niệu phiếu siêu
- U âm
- Phì đại tiền liệt
tuyến
29 Cấy máu Ecoli… Kết quả
phiếu xét
nghiệm
NGUYÊN NHÂN
30 Sỏi thận - Sỏi thận Danh mục Bệnh án
tiết niệu - Sỏi niệu quản
- Sỏi bàng quang
- Sỏi niệu đạo
31 Nhiễm - Nhiễm khuẩn tiết Danh mục Bệnh án
khuẩn tiết niệu cao: viêm
niệu thận- bể thận
- Nhiễm khuẩn tiết
40

niệu dưới: viêm


bàng quang, viêm
niệu đạo, viêm
tuyến tiền liệt
32 Ung thư hệ - Ung thư thận
tiết niệu - Ung thư bàng Danh mục Bệnh án
quang
- Ung thư tiền liệt
tuyến
33 Nhóm - Lao thận Danh mục Bệnh án
nguyên - Chấn thương
nhân khác - Nang thận
- Bệnh lý cầu thận
- Các bệnh toàn thân:
các bệnh máu ác
tính
- Bệnh tăng huyết áp
ác tính
- Dị dạng mạch thận
- Nguyên nhân khác:
sau gắng sức, …

2.7. Phương pháp phân tích số liệu.


41

Nhập số liệu, quản lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Các
phân tích mô tả được sử dụng phù hợp với các thông tin được phân tích. Sử
dụng kiểm định khi bình phương (χ2) để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ và
khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp giữa các biến số và mối liên
quan giữa các biến số cần quan tâm.

2.8. Đạo đức của nghiên cứu.


Các số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Bệnh
nhân, người nhà đối bệnh nhân đồng ý, hợp tác phục vụ nghiên cứu. Nếu không
đồng ý, gia đình đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối không tham gia trả lời
câu hỏi nghiên cứu. Toàn bộ những thông tin thu thập đều được đảm bảo giữ
kín, phiếu trả lời hoàn toàn không ghi lại tên, địa chỉ và thông tin nhận diện của
người trả lời, các thông tin trong phiếu trả lời chỉ được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
Quá trình lấy số liệu, thăm khám và chẩn đoán bệnh nhân đều dưới sự
công nhận của các bác sĩ lâm sàng tại khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hải Dương.
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Khoa học và Hội đồng đạo đức
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số.


- Sai số thông tin: Sai số nhớ lại (nhất là các câu hỏi liên quan đến phần tiền
sử), sai số do thu thập thông tin (các thông tin được thu thập không đầy đủ,
người phỏng vấn gợi ý câu trả lời cho đối tượng nghiên cứu…).

- Cách khắc phục:


42

+ Xây dựng bộ công cụ với những câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.

+ Thử nghiệm bộ công cụ/xin ý kiến người hướng dẫn trước khi tiến
hành nghiên cứu để chuẩn hóa các nội dung.

+ Làm sạch và mã hóa số liệu trước khi nhập vào phần mềm.

+ Quá trình nhập liệu được tiến hành bởi hai nghiên cứu viên hỗ trợ
lẫn nhau, một người đọc, một người nhập vào máy. Trong quá trình nhập, người
đọc đồng thời là người hỗ trợ kiểm tra thông tin chính xác với phiếu phỏng vấn.
Sau khi nhập liệu xong, lấy ngẫu nhiên 10% phiếu nhập lại để kiểm tra, nếu có
sai sót trên 10% thì sẽ tiến hành nhập lại toàn bộ để đảm bảo tính chính xác của
thông tin.
43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm của bệnh nhân đái máu đại thể
3.1.1. Đặc điểm chung
3.1.1.1. Đặc điểm chung theo giới

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh theo giới của bệnh nhân đái máu đại thể.
* Nhận xét: Trong tổng số 84 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân đái máu đại thể ở
nam giới (67.84%) cao hơn ở nữ giới (32.14%).
3.1.1.2. Đặc điểm chung theo tuổi
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Chung 55.36±1.8 20 92
Nam 54.56±2.13 20 88
44

Nữ 57.04±3.84 28 92
*Nhận xét Tuổi trung bình của nam là 54.56 , tuổi trung bình của nữ là
57.04, tuổi trung bình chung là 55.36.
45

3.1.2. Lý do vào viện và tiền sử


Bảng 3.2. Lý do vào viện của bệnh nhân đái máu đại thể
Lý do bệnh nhân đến khám Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Đái máu 44 52.5

Đau hạ vị 3 3.6

Đau thắt lưng 17 20.2

Đái buốt, rắt 10 11.9

Cơn đau quặn thận 3 3.6

Bí tiểu 7 8.3

Tổng 84 100

*Nhận xét: Lý do vào viện của bệnh nhân đái máu đại thể là đái máu chiếm
tỷ lệ cao nhất (52.5%), chiếm tỷ lệ cao thứ hai là đau thắt lưng (20.2%), bệnh nhân
vào viện vì đau hạ vị và cơn đau quặn thận chiếm tỷ lệ thấp nhất (3.6%).
Bảng 3.3. Tiền sử của bệnh nhân đái máu đại thể

Tiền sử Tần suất (n) Tỷ lệ (%)

Nghiện thuốc lá 1 1.8

Tiền sử sỏi tiết niệu 26 47.3

Tiền sử phẫu thuật hệ Tiết niệu 13 23.6

Mắc bệnh thận đái máu 3 5.3


46

Mắc bệnh toàn thân 12 21.8

Tổng 55 100

*Nhận xét: Trong tổng số 84 bệnh nhân đái máu đại thể thì tiền sử sỏi Tiết niệu
chiếm tỉ lệ cao nhất (47.3%), tiền sử nghiện thuốc lá chiếm tỉ lệ thấp nhất (1.8%).
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng
3.1.3.1 Đặc điểm đái máu của bệnh nhân đái máu đại thể
Bảng 3.4.Tỷ lệ mức độ đái máu
Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)
Nước tiểu màu hồng 57 67.9
Nước tiểu đỏ như máu, lẫn máu cục 27 32.1
Tổng 84 100
*Nhận xét: Trong tổng số 84 bệnh nhân đái máu đại thể có 57 bệnh nhân
có nước tiểu màu hồng chiếm 67.9%, 27 bệnh nhân có nước tiểu đỏ như máu,
lẫn máu cục chiếm 32.1% .
Bảng 3.5. Đặc điểm đái máu
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)
Đái màu đầu bãi 3 3.6
Đái máu cuối bãi 18 21.4
Đái máu toàn bãi 63 75
Tổng 84 100
47

*Nhận xét: Đa số các bệnh nhân đái máu đại thể có biểu hiện đái máu toàn
bãi chiếm 75%,bệnh nhân đái máu cuối bãi chiếm 21.4% và ít gặp nhất là đái
máu đầu bãi chỉ chiếm 3.6%.
3.1.3.2. Triệu chứng cơ năng kèm theo
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng Tần suất Tỷ lệ (%)
Đái buốt, rắt 39 23.8
Đái khó 24 14.6
Cơn đau quặn thận 16 9.8
Đau thắt lưng 44 26.8
Đau mạng sườn 19 11.6
Đau hạ vị 22 13.4
Tổng 164 100
Biểu hiện toàn thân Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Sốt 6 7.1
Thiếu máu 10 11.9
Bình thường 68 81
Tổng 84 100
Triệu chứng Tần số (n) Tần số (%)
Thận to 0 0
Cầu bàng quang 3 3.7
Điểm đau niệu quản 18 22.2
Vỗ hông lưng 0 0
Thăm tiền liệt tuyến to 7 8.6
48

Ấn đau thắt lưng 32 37


Ấn đau hạ vị 24 28.4
Tổng 84 100
* Nhận xét:Trong tổng số bệnh nhân đái máu đại thể thì triệu chứng ấn
đau thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), ân đau hạ vị 28,4%, điểm đau niệu
quản 22,2%, thăm tiền liệt tuyến to 8,6%, cầ bàng quang 3,7%.
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng.
Bảng 3.9. Công thức máu
Xét nghiệm Bình thường Tăng Giảm

Số lượng Tỷ Số lượng Tỷ Số lượng Tỷ


(n) lệ(%) (n) lệ(%) (n) lệ(%)
HC Nam(4,5-
42 50 0 0 15 17,9
5,8T/L)
Nữ(3,9-
21 25 0 0 6 7.1
5,2T/L)
HGB Nam(130-
43 51.2 0 0 14 16.7
140g/l)
Nữ(120-
23 27.4 0 0 4 4.8
165g/l)
BC (4-10G/L) 43 51.2 41 48.8 0 0
NEUT (43-76%) 39 46.4 45 53.6 0 0
TC (150-400/L) 84 100 0 0 0 0
49

*Nhận xét: Tổng số bệnh nhân thiếu máu ở cả 2 giới là 21 bệnh nhân chiếm
25%, số bệnh nhân tăng bạch cầu là 41 bệnh nhân chiếm 48.8%, tăng bạch cầu
đa nhân trung tính là 45 bệnh nhân chiếm 53.6%, số lượng tiểu cầu không thay
đổi .

Bảng 3.10. Sinh hóa máu

Xét nghiệm Bình thường Tăng Giảm


Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
lượng(n) lệ(%) lượng(n) lệ(%) lượng(n) lệ(%)
URE(2,5-7,5mmol/l) 84 100 0 0 0 0

CRE Nam
57 67.9 00 00 00 00
(<120mmol/l)
Nữ
27 32.1 0 0 00 00
(<100mmol/l)
*Nhận xét: 100% số bệnh nhân đái máu đại máu đại thể có các chỉ số Ure,
Cre trong giới hạn bình thường.
Bảng 3.11. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm Dương tính Âm tính
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
HC 74 100 0 0
BC 49 66.2 25 33.8
*Nhận xét: Có tổng số 74 bệnh nhân đã được làm tổng phân tích nước tiểu
trong tổng số 84 bệnh nhân đái máu đại thể, trong đó100% bệnh nhân có hồng
cầu niệu dương tính, 66.2% bệnh nhân có bạch cầu niệu dương tính.
Bảng 3.12. Siêu âm hệ tiết niệu
50

Dấu hiệu Số lượng (n) Tần suất (%)

Sỏi tiết niệu 50 51.5

Giãn ĐBT-NQ 10 10.3

Phì đại tiền liệt tuyến 9 9.2

Nang thận 10 10.3

Dày thành bàng quang 9 9.2

Tổng 97 100

* Nhận xét: trong 84 bệnh nhân đái máu đại thể có tổng số 80 bệnh nhân
được siêu âm hệ tiết niệu, trong đó tần suất gặp bệnh nhân sỏi tiết niệu có tỷ lệ
cao 51.5%, bệnh nhân có dày thành bàng quang và phì đại tiền liệt tuyến chiếm
tỷ lệ thấp nhất là 9.2%
Bảng 3.13. X-quang hệ tiết niệu
Dấu hiệu Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Sỏi tiết niệu 38 59.4

Bóng thận to 2 3.1

Bình thường 24 37.5

Tổng 64 100
51

* Nhận xét: Trong 84 bệnh nhân đái máu đại thể có 64 bệnh nhân được
chụp X-quang hệ tiết niệu, trong đó có 38 bệnh nhân phát hiện sỏi tiết niệu
chiếm 59.4% và 2 bệnh nhân có dấu hiệu bóng thận to chiếm 3.1%
Bảng 3.14. Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu
Dấu hiệu Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Khối u 5 7.9

Sỏi tiết niệu 35 55.6

Giãn ĐBT-NQ 14 22.2

Phì đại TLT 2 3.2

Nang thận 7 11.1

Tổng 63 100

* Nhận xét: Trong 84 bệnh nhân đái máu đại thể có 41 bệnh nhân được
chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu, trong đó tần suất phát hiện sỏi tiết niệu trên
phim chụp CLVT là nhiều nhất chiếm 55.6%, dấu hiệu giãn đài bể thận chiếm
22.2%, nang thận chiếm 7% và phì đại tiền liệt tuyến thấp nhất là 3.2%.
Bảng 3.15. Soi bàng quang

Dấu hiệu Số lượng (n) Tần suất (%)

Viêm BQ 16 80

Khối u 4 20

Sỏi BQ 0 0
52

Tổng 20 100

* Nhận xét: Trong 84 bệnh nhân đái máu đại thể có 17 bệnh nhân được
soi bàng quang, trong đó tần suất gặp viêm bàng quang chiếm 80% và khối u
chiếm 20%.

3.2. Nhận xét một số nguyên nhân gây đái máu


3.2.1. Đặc điểm của các nhóm nguyên nhân gây đái máu
Bảng 3.16. Nguyên nhân gây đái máu đại thể
Nguyên nhân Tần số (N) Tỷ lệ (%)
Sỏi thận- tiết niệu 56 66.7
NKTN 18 21.4
Ung thư tiết niệu 5 6
Nguyên nhân khác: polyp 5 6
niệu đạo, chấn thương, …
Tổng 84 100
* Nhận xét: Trong tổng số 84 bệnh nhân vào viện, số bệnh nhân có
nguyên nhân gây đái máu đại thể do sỏi thận-tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất
(66.7%) và nguyên nhân do ung thư hệ tiết niệu và các nguyên nhân khác chiếm
tỷ lệ thấp (6%).
53

Bảng 3.17. Lý do vào viện của bệnh nhân đái máu đại thể theo nguyên nhân gây đái máu.
Nguyên nhân Lý do Tần số(n) Tỷ lệ(%)
Bí tiểu, tiểu buốt 7 12.5
Sỏi thận- tiết niệu Đái máu 24 42.9
Đau thắt lưng, hạ vị 18 32.2
Cơn đau quặn thận 3 5.4
Bí tiểu 4 7.1
Bí tiểu 2 11.1
Nhiễm khuẩn tiết Tiểu buốt, rắt 2 11.1
niệu Đái máu 14 77.8

Ung thư tiết niệu Bí tiểu 1 20


Đái máu 2 40
Đau hạ vị 2 40
Nguyên nhân khác Đái máu 5 100
* Nhận xét: Có 3 nhóm nguyên nhân chính và một số nguyên nhân ít gặp,
trong đó lý do vào viện đái máu ở cả 4 nhóm đều chiếm tỷ lệ cao nhất và lý do
bí tiểu và con đau quặn thận chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 3.18. Tuổi trung bình của bệnh nhân đái máu đại thể theo nguyên nhân
Nguyên nhân Tuổi trung bình

Sỏi thận- tiết niệu 52.8

Ung thư tiết niệu 78.2

Nhiễm khuẩn tiết niệu 55.7


54

Nguyên nhân khác: polyp niệu đạo, chấn thương, … 60.2

* Nhận xét: Ở nhóm nguyên nhân sỏi thận tiết niệu có tuổi trung bình là
52.8, ở nhóm nguyên nhân ung thư tiết niệu tuổi trung bình là 78.2, ở nhóm
nguyên nhân nhiễm khẩn tiết niệu tuổi trung bình là 55.7, các nhóm nguyên
nhân khác tuổi trung bình là 60.2.
Bảng 3.19. Tỷ lệ giới tính của bệnh nhân đái máu đại thể theo nguyên nhân
Nguyên nhân Nam Nữ
Sỏi tiết niệu 82.1% 17.9%
NKTN 22.2% 77.8%
Ung thư tiết niệu 80% 20%
Nguyên nhân khác: polyp 60% 40%
niệu đạo, chấn thương, …
* Nhận xét: Tỷ lệ giới tính ở nhóm sỏi tiết niệu và ung thư tiết niệu có
nam cao gấp khoảng 4 lần nữ chiếm lần lượt 82.1% và 80%,ngược lại ở nhóm
nhiễm khuẩn tiết niệu nữ lại cao gần gấp 4 lần nam chiếm 77.8%, ở nhóm các
nguyên nhân khác nam chiếm 60% và nữ chiếm 40%.
3.2.2. Đái máu đại thể do sỏi tiết niệu
Bảng 3.20. Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân đái máu đại thể do sỏi tiết niệu
Triệu chứng Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Đái buốt 12 7.3
Đái rắt 11 6.7
Đái khó 4 2.4
Cơn đau quặn thận 15 9.1
55

Đau thắt lưng 29 17.6


Điểm đau hạ vị 7 4.2
Đau mạn sườn 18 10.9
Điểm đau niệu quản 18 10.9
Cầu bàng quang 1 0.6
Tổng 115 100
*Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái máu do sỏi tiết
niệu là đau thắt lưng, đau mạn sườn, và điểm đau niệu quản trong đó chiếm tỉ lệ
cao nhất là đau thắt lưng (17.6%),và triệu chứng ít gặp là đái khó 2.4%.
3.2.3. Đái máu đại thể do nhiễm khuẩn tiết niệu

Bảng 3.21. Các triệu chứng thường gặp trong nhóm đái máu đại thể do nhiễm
khuẩn tiết niệu
Triệu chứng Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Sốt 4 7.4
Đái rắt 11 20.8
Đái buốt 12 22.7
Đái khó 2 3.8
Đau hạ vị 11 20.8
Tiền liệt tuyến to 2 3.8
Nắn tức hạ vị 10 18.9
Cầu bàng quang 1 1.8
Tổng 53 100
56

* Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp trong nhóm đái máu đại thể do
nhiễm khuẩn tiết niệu là đau hạ vị và đái buốt, đái rắt trong đó đái buốt, rắt
chiếm 43,5% , ít gặp nhất là cầu bàng quang (1.8%)
3.2.4. Đái máu do ung thư hệ Tiết niệu
Bảng 3.22. các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong nhóm đái máu đại thể do
ung thư hệ tiết niệu
Triệu chứng Tần số (n) Tàn suất(%)
Sốt 4 7.5
Da niêm mạc nhợt 1 4
Đái buốt, rắt 5 20
Đái khó 3 12
Đau hạ vị 5 20
Nắn tức hạ vị 5 20
Tiền liệt tuyến to 3 12
Cầu bàng quang 1 4
Tổng 53 100
*Nhận xét: Trong nhóm đái máu do ung thư hệ Tiết niệu, triệu chứng hay gặp
nhất là đau hạ vị chiếm 20%, ít gặp nhất là da niêm mạc nhợt chiếm 4%.
3.2.5. Đái máu do nguyên nhân khác
Bảng 3.23. các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong đái máu do nguyên nhân khác
Triệu chứng Tần suất (n) Tần suất(%)
Đái buốt, rắt 3 33.3
Đau thắt lưng 2 22.2
Đau mạn sườn 1 11.1
57

Cơn đau quặn thận 1 11.1


Đau hạ vị 2 22.2
Tổng 9 100
*nhận xét: Trong nhóm đái máu đại thể do nguyên nhân khác thì triệu chứng
thường gặp nhất là đái buốt, rắt chiếm 33.3%, ít gặp là đau thắt lưng và đau mạn
sườn với tỉ lệ như nhau là 11.1%.
58

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của bệnh nhân đái máu đại thể.
4.1.1. Tuổi của bệnh nhân

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi trung bình của nhóm đái máu đại thể
là 55.36 , trong đó tuổi trung bình của nam 57.56 thấp hơn nữ 54.04, nhưng sự
khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự trong nghiên
cứu của Vũ Đức Phương [3].

Sỏi thận- tiết niệu là nhóm có độ tuổi trung bình nhỏ nhất, theo sau đó là
nhiễm khuẩn tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu là nhóm có độ tuổi trung bình cao
nhất.

Tuổi trung bình trong một số nghiên cứu của các tác giả khác về từng nhóm
bệnh lý có gây đái máu đại thể:

Theo tác giả Đoàn Văn Thoại và cộng sự độ tuổi hay gặp nhất của nhóm
nhiễm khuẩn tiết niệu là 45-65[37].

Tác giả Phạm Văn Yên trong nghiên cứu về ung thư bàng quang tuổi trung
bình là 62,6[34].

Tác giả Đỗ Gia Tuyển trong nghiên cứu về sỏi tiết niệu tuổi trung bình là
57,0[38].

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có tuổi trung bình của từng nhóm
nguyên nhân thấy có một vài nguyên nhân không có sự tương đồng về độ tuổi
59

trung bình so với nghiên cứu của một số tác giả, có thể là do chúng tôi nghiên cứu
trên nhóm bệnh nhân có đái máu đại thể có thể được lý giải như sau:

Trường hợp sỏi tiết niệu nguyên nhân gây đái máu của sỏi là do sỏi di
chuyển gây đái máu, thường gặp sau những lao động nặng hoặc gắng sức, những
công việc nặng thường tập trung ở nhóm tuổi trẻ hơn, thứ 2 sỏi di chuyển
thường là những sỏi nhỏ, mới hình thành nên bệnh nhân có tuổi đời trẻ hơn
nghiên cứu của Đỗ Gia Tuyển [38].

Trong trường hợp nghiên cứu về nhiễm khuẩn tiết niệu của tác giả Đoàn Văn
Thoại không tính tuổi trung bình của bệnh nhân mà chỉ xác định nhóm gặp
nhiều nhất là từ 45-65, có thể do nghiên cứu của tác giả Đoàn Văn Thoại lấy
toàn bộ bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, trong khi chúng tôi chỉ
nghiên cứu bệnh nhân nhiễm khuẩn có triệu chứng đái máu.

Tuổi trung bình của bệnh nhân đái máu do ung thư là 55.7 phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kì ung thư tiết niệu hay gặp ở độ tuổi 40-70
[39].

4.1.2. Giới của bệnh nhân

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ chung nam chiếm 67.86%, nữ chiếm
32,14 %, sự khác biết này là có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong từng nguyên
nhân tỷ lệ nam nữ lại có sự khác biệt.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đái máu do sỏi tiết niệu gặp ở nam
chiếm 82,1% nữ chiếm 17.9 %, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Khác
với nghiên cứu về sỏi tiết niệu của tác giả Đỗ Gia Tuyển, tỷ lệ này là nữ 62%,
60

nam 38% [33]. Sự khác biệt này có thể là do: đái máu trong sỏi tiết niệu là do sự
di chuyển của sỏi gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu gây ra, sự di chuyển
sỏi thường gặp sau những lao động nặng hoặc gắng sức, tính chất công việc của
nam giới thường nặng hơn nữ giới vì vậy tỷ lệ đái máu do sỏi gặp ở nam nhiều
hơn, đồng thời do nam giới có cấu tạo đường tiết niệu dài hơn nữ giới nên thời
gian để đưa nước tiểu lâu hơn nữ giới có nguy cơ tạo sỏi nhiều hơn và sỏi cũng
khó thoát ra ngoài hơn, ngoài ra nam giới còn có nhiều yếu tố nguy cơ tạo sỏi
như uống nhiều rượu bia, chè, cà phê,...

Khác với nghiên cứu về nhiễm khuẩn tiết niệu của tác giả Đoàn Văn Thoại
có tỷ lệ nam/nữ là 4/3[37], nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nữ giới gấp ~3.5
lần nam giới. Sự khác biệt này do cấu tạo đường niệu của nữ ngắn và thẳng, lỗ
niệu đạo gần kề với âm đạo và hậu môn nên tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngoài ra
do chu kì kinh nguyệt của phụ nữ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển.

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm ung thư hệ tiết niệu chiếm 6%, gặp ở
nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam chiếm 80 %, nữ chiếm 20%, trong nghiên cứu
của Nguyễn Kì [39] tỉ lệ nam ung thư cũng cao hơn nữ ( nam/nữ = 6/1), điều
này có thể do tính chất lao động công việc của nam nặng hơn của nữ, thói quen
hút thuốc lá.

4.1.3. Tiền sử bệnh tật và thói quen sinh hoạt

Thông qua nghiên cứu 84 bệnh nhân đái máu đại thể có 15 bệnh nhân có
tiền sử bệnh lý và yếu tố nguy cơ gây đái máu cho thấy nhóm bệnh nhân có tiền
sử mắc bệnh thận tiết niệu như đái máu dai dẳng, sỏi tiết niệu, sau phẫu thuật hệ
61

tiết niệu, ...chiếm tỉ lệ cao nhất là 44,1%, điều này có thể giải thích do nhóm
bệnh nhân này có cơ địa dễ gây bệnh và thói quen sinh hoạt khó thay đổi.

4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân đái máu đại thể vào viện có biểu
hiện những triệu chứng cơ năng chủ yếu sau: đái máu 52.5 %, đau hố thắt lưng
20,2%, đái buốt đái rắt 11,9%, bí tiểu 3%, đau hạ vị và cơn đau quặn thận là
3.6%. gặp nhiều nhất là triệu chứng đái máu 52.5% thường là biểu hiện của sỏi
bàng quang hoặc viêm bàng quang ,ngoài ra triệu chứng đau thắt lưng đái buốt
đái rắt cũng thường gặp.

Triệu chứng lâm sàng biểu hiện rất đa dạng.

Triệu chứng đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 26.8%
thường đau do sỏi thận hoặc niệu quản chèn ép hoặc di chuyển gây nên.

Đái buốt đái rắt chiếm 23.8% xuất hiện trong nhiễm khuẩn tiết niệu.

Cơn đau quặn thận chiếm 9.8% gặp trong sỏi tiết niệu chủ yếu là sỏi niệu
quản do sỏi chèn ép đường tiểu gây đau trong cơn co bóp của niệu quản gây
tăng áp lực niệu quản.

Đái khó 14,6% là một triệu chứng ít gặp chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh phì
đại tiền liệt tuyến kèm theo.

4.2.1. Triệu chứng cận lâm sàng


62

4.2.1.1. Các xét nghiệm về huyết học, sinh hóa và nước tiểu

Xét nghiệm máu cho thấy có 21 bệnh nhân thiếu máu chiếm 25% , tỉ lệ này
gặp trong bệnh nhân ung thư và bệnh nhân có đái máu dai dẳng tái phát nhiều
lần, ngoài ra còn một số bệnh nhân có số lượng hồng cầu giảm nhẹ nhưng nồng
độ Hemoglobin trong giới hạn bình thường nên không có biểu hiện thiếu máu
trên lâm sàng.

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 41 bệnh nhân tăng bạch cầu trong
máu chiếm 48.8% trong đó có 53.6 % bệnh nhân có tăng bạch cầu đa nhân trung
tính, tỉ lệ này gặp chủ yếu ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu.

Trong số 74 bệnh nhân đái máu đại thể được làm tổng phân tích nước tiểu
thì 100% bệnh nhân có hồng cầu niệu dương tính, 66.2% bệnh nhân có bạch cầu
niệu dương tính .

4.2.1.2. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh

Trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu được làm siêu âm có 51.5% các trường
hợp mắc sỏi tiết niệu và 10.3% giãn đài bể thận niệu quản, 9.2% dày thành bàng
quang, nang thận 10.3%, ngoài ra có thể phát hiện các dấu hiệu khác như phì đại
tiền liệt tuyến 9.2%. Tỉ lệ phát hiện sỏi và dấu hiệu gián tiếp của sỏi như giãn
đài bể thận cao, có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán sớm sỏi tiết niệu và ít
gây tác hại đến người bệnh. Đồng thời dấu hiệu dày thành bàng quang cũng là
một gợi ý chẩn đoán viêm bàng quang.

X-quang và cắt lớp vi tính có ý nghĩa đặc biệt trong chẩn đoán sỏi tiết niệu,
tỉ lệ phát hiện sỏi trong 2 cận lâm sàng này là 100%, cao hơn trong siêu âm.
63

Ngoài ra cắt lớp vi tính còn đánh giá tốt vị trí, số lượng và kích thước sỏi, khối
u, nang thận và một số loại tổn thương khác.

Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Đức Phương 80% bệnh nhân ung thư bàng
quang được phát hiện qua soi kết hợp với sinh thiết, 100% bệnh nhân viêm bàng
quang chảy máu được xác định qua soi bàng quang [37]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi soi bàng quang chủ yếu có giá trị trong việc xác định vị trí chảy máu:
chảy máu do viêm bàng quang hay chảy máu từ lỗ niệu quản. Trong nghiên cứu
của chúng tôi 16 bệnh nhân viêm bàng quang trong tổng số 18 bệnh nhân nhiễm
khuẩn tiết niệu được phát hiện qua soi bàng quang, việc soi bàng quang còn giúp
định hướng nguyên nhân khi xác định được chảy máu từ thận nào. Bốn trong
nắm ca ung thư hệ tiết niệu được phát hiện qua soi bàng quang kết hợp sinh thiết
phát hiện có khối u, tuy số lượng không nhiều nhưng có thể khẳng định chắc
chắn về kết quả chẩn đoán. Sự khác biệt trên là do trong nghiên cứu của chúng
tôi chỉ có 18 bệnh nhân được làm soi bàng quang nên mức độ phát hiện không
cao bằng nghiên cứu của Vũ Đức Phương, tương tự sự khác biệt trong kết quả
chẩn đoán ung thư có ý nghĩa tương tự.

4.3. Một số nguyên nhân gây đái máu đại thể thường gặp

4.3.1. Đái máu do nhiễm khuẩn tiết niệu

Trong nghiên cứu của chúng tôi đái máu do nhiễm khuẩn tiết niệu là nhóm
gặp với tỷ lệ 21.4%, điều này có thể là do nhiễm khuẩn tiết niệu là nhóm bệnh
thường gặp nhất theo nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Kim Oanh tỷ lệ nhiễm
khuẩn tiết niệu trong cộng đồng ở người trên 40 tuổi là 17.8% [4]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ nam chiếm 22.2%, nữ chiếm 77.8%, sự khác biệt là có ý
64

nghĩa thống kê tương tự với nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Kim Oanh tỷ lệ
nữ/nam là 3/1[4].

Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đái buốt,đái rắt chiếm 22.7% kèm
theo đau hạ vị chiếm 20.8%, sốt 7.4% cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh
nhân nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân thường sốt vừa và nhẹ, tương tự nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị thuần về viêm bàng quang mạn [32].

4.3.2 Đái máu do sỏi tiết niệu

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm đái máu do sỏi tiết niệu là nguyên
nhân thường gặp nhất chiếm 66.7%, gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam
chiếm 82.1%, nữ chiếm 17.9%, điều này có thể do tính chất lao động công việc
của nam nặng hơn của nữ làm cho dễ tác động vào việc di chuyển của sỏi hơn
làm gia tăng khả năng gây đái máu của sỏi tiết niệu, độ tuổi trung bình của bệnh
nhân đái máu do sỏi tiết niệu là 52.8 phù hợp với lứa tuổi và tính chất lao động,
tương tự nghiên cứu của tác giả Đỗ Gia Tuyển về sỏi tiết niệu[38].

Về đặc điểm lâm sàng đái máu do sỏi tiết niệu đau thắt lưng là triệu chứng
thường gặp nhất với tỷ lệ 17.6%,đau mạn sườn và điểm đau niệu quả là 10.9%
một số bệnh nhân có biểu hiện cơn đau quặn thận chiếm 9.1%, một số trường
hợp đau hạ vị và đái buốt, đái rắt do sỏi cọ sát làm rách xước niêm mạc gây
viêm đường tiết niệu, tương tự trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Gia Tuyển [33]
về sỏi tiết niệu

Siêu âm giúp phát hiện đa số các trường hợp có sỏi, chụp X- quang hệ tiết
niệu và chụp cắt lớp vi tính phát hiện ra 100% sỏi các trường hợp còn lại.
65

4.3.3. Đái máu do ung thư hệ tiết niệu

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm ung thư hệ tiết niệu chiếm 6%, gặp ở
nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam chiếm 80%, nữ chiếm 20%, trong nghiên cứu
của Nguyễn Kì [39] tỉ lệ nam ung thư cũng cao hơn nữ ( nam/nữ = 6/1), điều
này có thể do tính chất lao động công việc của nam nặng hơn của nữ, thói quen
hút thuốc lá. Tuổi trung bình của bệnh nhân đái máu do ung thư là 55.7 phù hợp
với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kì ung thư tiết niệu hay gặp ở độ tuổi 40-70
[39].
66

4.3.4. Đái máu do các nguyên nhân khác

Ngoài các nhóm nguyên nhân trên, trong nhóm bệnh nhân đái máu đại thể
chúng tôi nghiên cứu còn có một số bệnh nhân đái máu do chấn thương, do
polyp niệu đạo, tăng sản tiền liệt tuyến, nhóm nguyên nhân này chiếm 6%,
67

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 84 bệnh nhân đái
máu đại thể tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương ,chúng tôi đưa ra một số kết
luận sau :

1.Về đặc điểm lâm sàng:

Đa số các bệnh nhân đái máu đại thể có biểu hiện đái máu toàn bãi chiếm
75%,bệnh nhân đái máu cuối bãi chiếm 21.4% và ít gặp nhất là đái máu đầu bãi
chỉ chiếm 3.6%.
Các triệu chứng cơ năng gồm: đái buốt rắt (23,8%), đái khó (14,6%),cơn
đau quặn thận(9.8%),đau thắt lưng (26,8%),đau mạn sườn (11,6%),đau hạ vị
(13,4%).
Triệu chứng thực thể gồm: ấn đau thắt lưng (37%), ấn đau hạ vị(28,4%),
điểm đau niệu quản (22,2%), thăm tiền liệt tuyến to (8,6%),cầu bàng quang
(3,7%).
Về đặc điểm cận lâm sàng: : Công thức máu: có 21.5% bệnh nhân đái máu
có HGB giảm, có 48.8% bệnh nhân đái máu có bạch cầu tăng. Xét nghiệm nước
tiểu: 100% bệnh nhân có bạch cầu niệu dương tính, 66.2% bệnh nhân có bạch
cầu niệu dương tính. Siêu âm hệ tiết niệu: bất thường phổ biến nhất trên siêu âm
là sỏi tiết niệu 51.5% , sau đó là dãn đài bêt thận niệu quản là 10.3%dày thành
bàng quang chiếm tỉ lệ 9,2%. X – quang hệ tiết niệu: tổn thương phổ biến là sỏi
tiết niệu chiếm tỉ lệ 59.4%. Cắt lớp vi tính hệ tiết niệu: tổn thương phổ biến là
sỏi tiết niệu chiếm tỉ lệ 55.6%, giãn đài bể thận- niệu quản là 22.2%. Soi bàng
quang: tổn thương thường gặp là viêm bàng quang chiếm tỉ lệ 80%.
68

2. Về nguyên nhân
Có 4 nhóm nguyên nhân gây đái máu đại thể trong nghiên cứu của chúng tôi bao
gồm:

Sỏi tiết niệu hay gặp nhất chiếm 66.7% nam gặp nhiều hơn nữ, có sự gia
tăng theo nhóm tuổi nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân
dến khám chủ yếu vì đái máu đỏ tươi lẫn máu cục hoặc đau thắt lưng, mạn sườn
kèm cơn đau quặn thận. Bệnh nhân được chẩn đoán bằng siêu âm hệ tiết niệu,
chụp X- quang hệ tiết niệu không chuẩn bị hoặc chụp CT trong những trường
hợp khó.

Nhiễm khuẩn tiết niệu nhất chiếm 21.4% trong đó đa số là viêm bàng quang,
nữ gặp nhiều hơn nam, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Bệnh nhân tới
khám với triệu chứng sốt kèm đái buốt, đái rắt, đau hạ vị và đái máu đỏ tươi lẫn
máu cục . Bệnh nhân được chẩn đoán bằng khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm máu
nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh.

Ung thư hệ tiết niệu chiếm 6% gặp ở 5 bệnh nhân là nam có độ tuổi trên 60.
Bệnh nhân tới viện do đau hố thắt lưng hoặc hạ vị kèm theo đái máu, hoặc đái
máu tái phát. Bệnh nhân được chẩn đoán bằng soi bàng quang có sinh thiết hoặc
chụp CT.

Ngoài các nhóm nguyên nhân trên, trong nhóm bệnh nhân đái máu đại thể
chúng tôi nghiên cứu còn có một số bệnh nhân đái máu do chấn thương,tăng sản
tiền tuyến.
69
70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Thị Việt Hà (2018), Bệnh học nội khoa Tập 1, Nhà xuất bản y học,
tr399- 405.
[2]. Hà Phan Hải An (2008), Bệnh thận, Nhà xuất bản y học, tr35-39.
[3]. Vũ Đức Phương (2017), tìm hiểu về nguyên nhân đái máu đại thể ở bệnh
nhân tại khoa Thận-Tiết Niệu bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ,
Đại học Y Hà Nội.
[4]. Lâm Thị Kim Oanh (2007), Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu
cộng đồng ở người trên 40 tuổi tại một số vùng dân cư, Luận văn thạc sỹ y học,
Đại học Y Hà Nội.
[5]. Phạm Diệu Hương (2016), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng đái
máu ở trẻ em, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y hà Nội.
[6]. Ngô Văn Tuấn, “Các nguyên nhân đái máu”, Tạp chí Sức khỏe và đời
sống
[7]. Nguyễn Văn Huy ( 2011), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, tr 281-312.
[8]. Frank H. Netter, MD (2017), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học.
[9]. Lê Ngọc Từ (222.
[10]. Trần Văn Chất (2008), Bệnh thận, Nhà xuất bản y học, tr5-20.
[11]. Nguyễn Văn Huy (2013), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản y học,
tr227-240
71

[12]. Văn Đình Hoa (2011), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản y học Hà
Nội, tr230.
[13]. Đỗ Thị Liệu (2008), Bệnh thận, Nhà xuất bản y học, tr382-394.
[14]. Đỗ Gia Tuyển (2018), Bệnh học nội khoa Tập1, Nhà xuất bản y học, tr407- 419.
[15]. Nguyễn Bá Đức (2001), Bài giảng ung thư học, nhà xuất bản y học, tr 216-217.
[16]. Nguyễn Bá Đức (2001), Bài giảng ung thư học, nhà xuất bản y học, tr212-213
[17]. Trần Văn Sáng (2007), Bệnh học lao, Nhà xuất bản y học, 91-106.
[18]. Ngô Quý Châu (2017), Bệnh học nội khoa tập 1, nhà xuất bản y học, tr363-
367.
[19]. Nguyễn Quang (2007), Bệnh học tiết niệu.
[20]. Vương Tuyết Mai (2012), Bệnh học nội khoa Tập 1, Nhà xuất bản y học, tr308-
312
[21]. Nguyễn Văn Thanh (2018), Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản y học, tr
[22]. Hà Văn Quyết (2013), Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 1, nhà xuất
bản y học, tr 203-213.
[23]. Đặng Cẩm Thủy (2014), Bệnh học lao, nhà xuất bản y học, tr 88-98.
[24]. Ngô Quý Châu (2017), Bệnh học nội khoa tập 1, nhà xuất bản y học, tr
385-398.
[25]. Bộ Y tế Việt Nam (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh
Thận- Tiết niệu
72

[26]. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ý huyết học.
[27]. Paula F. Orlandi và cộng sự (2018), "Hematuria as a risk factor for
progression of chronic kidney disease and death: findings from the Chronic
Renal Insufficiency Cohort (CRIC) Study" BMC. số 150.
[28]. Gui-zhen Yu và cộng sự (2020), "Persistent Hematuria and Kidney
Disease Progression in IgA Nephropathy: A Cohort Study" National kidney
foundation. số 76, trang 90-99.
[29]. Patricia A. Gabow (1993), "Autosomal Dominant Polycystic Kidney
Disease" The England journal of Medicine. số 329, trang 332-342.
[30]. Thị Ngọc Dung và Nguyễn Thị Bình (2002), Góp phần nghiên cứu tiểu
máu ở trẻ em tại khoa thận bệnh viện Nhi Đồng I
[31]. Lê Ngọc Trân và Nguyễn Bách (2011), “Đặc điểm lâm sàng và tổn
thương mô bệnh học trong bệnh lý thận có tiểu máu” Y học thành phố Hồ Chí
Minh. Số 6
[32]. Nguyễn Thị Thuần (2000), Nghiên cứu lâm sàng, nội soi và mô bệnh học
của viêm bàng quang mạn tính, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II,
Đại học Y Hà Nội.
[33]. Đỗ Gia Tuyển (2012), Nghiên cứu tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu và một số biến
chứng do sỏi gây nên tại khoa Thận-Tiết Niệu bệnh viện Bạch Mai, Y học Việt
Nam, số 2, tr45-49.
[34]. Phạm Văn Yên (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng mô
bệnh học của ung thư bàng quang giai đoạn muộn và kết quả sớm của phẫu
73

thuật cắt bàng quang toàn bộ tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn bác sỹ chuyên
khoa II, Đại học Y Hà Nội.
[35]. Đậu Minh Quang (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
lao tiết niệu ở một số bệnh viện tại Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên
khoa II, Đại học Y Hà Nội.
[36]. Mayoclinic staff (2014), Blood in urine (hematuria), ww.mayoclinic.org
truy cập ngày 19/8-2016, tại trang.
[37]. Đoàn Văn Thoại(2010), Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và
sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh tại khoa Thận- tiết niệ bệnh
viện Bạch Mai. Y học lâm sàng, số 49.
[38]. Đỗ Gia Tuyển (5/2012), Suy thận mạn do sỏi tiết niệu và một số yếu tố
liên quan. Tạp chí nghiên cứu y học, 38-43
[39]. Nguyễn Kì (1997). Nhận xét kết quả điều trị 436 trường hợp ung thư
bàng quang tại bệnh viện Việt Đức. Tập san ngoại khoa,3,19-29
74
75

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Giới thiệu về nghiên cứu

Đây là nghiên cứu do các học viên trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải
Dương, thuộc Bộ Y tế, tiến hành tại khoa nhằm thu thập thông tin về một số
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái máu. Sự đồng ý của ông
(bà), anh (chị) vào nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng vào việc cung cấp
thông tin có liên quan tới những đặc điểm nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng
ở bệnh đái máu giúp cho các nhà quản lý, bác sĩ, nhà khoa học có căn cứ để
chẩn đoán, điều trị và xây dựng kế hoạch can thiệp làm cải thiện tình trạng đái
máu đại thể ở bệnh nhân đái máu tại Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói
chung. Ngoài ra còn nhiều người bệnh khác cũng tham gia vào nghiên cứu này.
Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài 20- 30 phút.
Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Trong khi
phỏng vấn, nếu bà/chị thấy không thoải mái với bất kỳ câu hỏi hoặc hành động
nào thì có quyền từ chối trả lời. Việc ông/bà hợp tác là vô cùng quan trọng đối
với nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi mong rằng ông (bà) sẽ hợp tác và giúp chúng
tôi có được những thông tin chính xác nhất.
Để đảm bảo tính riêng tư, toàn bộ thông tin ông, bà cung cấp sẽ được
chúng tôi tổng hợp cùng với thông tin thu được từ các ông/bà khác và không ghi
tên người trả lời, nên không ai khác biết được trả lời cụ thể những gì.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Ông/bà đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn và cho chúng tôi thực hiện
thăm khám trên ông/bà cho nghiên cứu này không?
76

[ ] Đồng ý [ ] Từ chối
77

Phụ lục 2. Bệnh án nghiên cứu


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐHKT Y TẾ HẢI DƯƠNG

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


I .Hành chính
Họ và tên: ……………………….........Mã số bệnh án:  Mã lưu trữ: 
Ngày sinh:  /  /  Giới:  (1= nam, 2=nữ)
Địa chỉ gia đình (Thôn/xóm):………………………………………………
Số điện thoại liên lạc:.....................................................................................
Ngày vào viện:  /  /  Ngày ra viện:  /  / 
Ngày điều tra:  /  / 
Họ tên điều tra viên: ........................................................................................
II. Lý do vào viện:
Đái máu  Đau hạ vị 
Sốt  Tiểu buốt, tiểu rắt 
Cơn đau quặn thận  Bí tiểu 
Đau thắt lưng  Lý do khác 
III. Tiền sử
Tiền sử gia đình với các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu
Có  không 
Tiền sử bản thân
- Thường xuyên nhịn tiểu Có  không 
- Hút thuốc, nghiện rượu Có  không 
78
79

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :


TT Nội dung hoạt động Thời gian

Xác định vấn đề sức khỏe.

Thiết kế đề cương NC.


1 Tháng 9-10/2021
Sửa đề cương theo giảng viên hướng dẫn.

Nộp đề cương NC.

Thử nghiệm bộ câu hỏi và chỉnh sửa bộ câu hỏi.


2 Tháng 11/2021
Tập huấn điều tra viên

3 Thu thập số liệu. Tháng 12/2021

Phân tích, xử lý số liệu.

Viết báo cáo đề tài NC.


8 Tháng 1-2/2022
Chỉnh sửa đề tài NC theo GV hướng dẫn.

Hoàn thiện luận văn.

5 Báo cáo NC. Tháng 3/2022


80

You might also like