You are on page 1of 41

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TIỂU LUẬN
CÂY THUỐC – VỊ THUỐC THIÊN HOA
PHẤN

Họ và tên: Vũ Đỗ Bảo Ngân


Mã sinh viên: 195201B112
Tổ - Lớp: Tổ 5 – Lớp D3BK6

HÀ NỘI – 2022

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TIỂU LUẬN
CÂY THUỐC – VỊ THUỐC THIÊN HOA
PHẤN

Họ và tên: Vũ Đỗ Bảo Ngân


Mã sinh viên: 195201B112
Tổ - Lớp: Tổ 5 – Lớp Dược 3BK6
Người hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Quân
HÀ NỘI – 2022

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn Quân
là người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài luận này.
Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng toàn thể các
thầy cô giáo tại Trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã dạy dỗ và
tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Cuối cùng, em xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè
đã luôn bên em, động viên và ủng hộ em, là chỗ dựa vững chắc tinh thần cho em
khi em gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Do thời gian thực nghiệm và kiến thức của bản thân có hạn, tiểu luận này còn có
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, bạn
bè để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2022
Người thực hiện

Vũ Đỗ Bảo Ngân
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Đỗ Bảo Ngân, sinh viên lớp D3BK6, Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam, nay tôi cam đoan:

1. Đây là tiểu luận do chính bản thân tôi thực hiện và là kết quả nghiên cứu của
tôi.
2. Các thông tin và số liệu trong tiểu luận là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan.
Từ những kiến thức cũng như qua thời gian được học tại Học Viện Y Dược
Học Cổ Truyền Việt Nam, ngoài ra tôi cũng tham khảo và tìm hiểu thêm các
sách báo, tạp chí và các tài liệu trên mạng. Từ đó, tôi đã tập hợp thông tin và
chỉnh sửa để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Do trình độ còn hạn chế
nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót, vậy rất mong được các
thầy cô góp ý.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2022

Người thực hiện

Vũ Đỗ Bảo Ngân
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
MỤC LỤC HÌNH
TÊN VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC – VỊ THUỐC THIÊN HOA
PHẤN.........................................................................................................................3
1. Tổng quan về cây Thiên hoa phấn............................................................3
1.1. Vị trí phân loại.............................................................................................3
1.2. Đặc điểm thực vật..........................................................................................3
1.3. Tính đa dạng sinh học....................................................................................4
1.4. Phân bố, sinh thái, trồng hái và chế biến [1,3]..............................................5
1.4.1. Phân bố....................................................................................................5
1.4.2. Sinh thái...................................................................................................5
1.4.3. Trồng hái.................................................................................................5
1.4.4. Chế biến...................................................................................................5
1.5. Vi phẫu……………………………………………………………………...7
1.6. Đặc điểm bột……………………………………………………………..…7
1.7. Đặc tính dược liệu……………………………………………………...…...8
1.8. Thành phần hóa học [1,5]..............................................................................9
1.9. Tác dụng dược lý………………………………………………...………....10
2. Tổng quan về tác dụng YHCT của vị thuốc Thiên hoa phấn...............................11
2.1. Tính vị - quy kinh..............................................................................................11
2.2. Công năng - chủ trị...........................................................................................12
2.3. Chỉ định và phối hợp.........................................................................................13
2.4. Liều dùng...........................................................................................................13
2.5. Kiêng kỵ............................................................................................................13
2.6. Sử dụng Thiên hoa phấn trong các bài thuốc cổ phương..................................13
2.7. Sử dụng Thiên hoa phấn trong các bài thuốc dân gian.....................................14
3. Tổng quan về một số bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh phế nhiệt.............18
3.1. Đại cương về thuốc thanh phế nhiệt..................................................................18
3.2. Một số bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh phế nhiệt có sử dụng vị thuốc
Thiên hoa phấn.........................................................................................................19
4. Tổng quan về tác dụng trong YHHĐ vị thuốc Thiên hoa phấn...........................20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................21
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................21
2.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu....................................................21
2.3. Quy trình nghiên cứu..................................................................................22
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ..........................................................................................25
3.1. Tác dụng trong YHCT của Thiên hoa phấn................................................25
3.2. Tác dụng trong YHHĐĐ của Thiên hoa phấn...............................................26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1 Vị trí phân loại của Thiên hoa phấn.........................................................3
Bảng 2 Mức mã hóa của ba biến và giá trị phản hồi của chúng đối với năng suất
của TKMSP dựa trên CCD.................................................................................26
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Thiên hoa phấn.................................................................................3

Hình 2. Cây qua lâu.......................................................................................4

Hình 3. Thiên hoa phấn thái lát ngang và dọc...............................................7

Hình 4. Bột thiên hoa phấn............................................................................7

Hình 5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu..............................................................22

Hình 6. Ngăn ngừa lão hóa Dưỡng Nhan Hoa Phấn.....................................28

Hình 7. Kem Dưỡng Da Thiên Hoa Phấn D’Vi Nature ...............................29


TÊN VIẾT TẮT

YHCT Y học cổ truyền

YHHĐ Y học hiện đại

SPF Sun Protection Factor

CCD tổng hợp trung tâm

RSM phương pháp bề mặt phản ứng

TKMSP Trichosanthes kirilowii Maxim

DEAD diethylaminoethyl

HBsAg Hepatitis B surface Antigen - kháng


nguyên bề mặt của siêu vi B

HBeAg Hepatitis B envelope Antigen - kháng


nguyên e của virus viêm gan B

HIV Human Immunodeficiency Virus

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại, việc sử dụng các cây cỏ có nguồn gốc dược liệu để
làm thuốc đang là xu hướng toàn cầu. Con người đang dần trở về với thiên
nhiên, phát huy tiềm năng của thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ và
chăm sóc sức khoẻ của con người. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới với xu
hướng "trở về thiên nhiên" thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người
dân ngày càng gia tăng, những thuốc này rất ít có những tác động có hại và
phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể con người hơn.
Đất nước ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa,
mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa,
khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu
đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa
dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên
dược liệu nói chung. Với lịch sử hơn 4000 năm hình thành và phát triển, Việt
Nam có một nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại dược
liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông thường và nan y.
Nền y học cổ truyền độc đáo đó đã bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt chiều
dài lịch sử với phương châm "Nam dược trị nam nhân", nếu chúng ta biết
phát huy thì có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển.
Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước về phương châm kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại, khai thác phát triển cây thuốc và động vật làm
thuốc, nghiên cứu và sử dụng thuốc Nam đã được ban hành và đi vào cuộc
sống. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm các hoạt chất tự
nhiên có hoạt tính sinh học cao từ các dược liệu nhằm tạo ra những loại
thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh cao, những thực phẩm có chức năng hoàn
toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe.

1
Thiên hoa phấn nằm trong danh sách 40 cây thuốc có khả năng phát triển tại
Việt Nam. Thiên hoa phấn là một dược liệu đã được biết đến từ lâu và được
dùng như một vị thuốc thanh phế nhiệt, nhuận phế hoá đờm. Trong những
năm gần đây, thiên hoa phấn được nhiều công ty, xí nghiệp Dược sản xuất vì
là một trong những mặt hàng tiêu thụ được nhiều người ưa chuộng và quan
tâm. Những thực tế đó đã chứng minh ngày càng rõ giá trị của thiên hoa
phấn trong đời sống của người dân Việt Nam. Trong tiểu luận này, xin được
trình bày một cách tổng quan nhất về dược liệu thiên hoa phấn này.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC – VỊ THUỐC THIÊN
HOA PHẤN
1. Tổng quan về cây Thiên hoa phấn
1.1. Vị trí phân loại
Tên khoa học Tên gọi khác Họ

Trichosanthes Qua lâu căn, Rễ Bầu bí (Cucurbitaceae)


kirilowii Maxim dưa trời, Rễ dưa
hoặc núi,...
Trochosanthes
japonica Regel

1.2. Đặc điểm thực vật

Hình 1. Thiên hoa phấn

3
Hình 2. Cây qua lâu

Thiên hoa phấn là rễ củ của cây Qua lâu. Rễ hình trụ không đều, dài 8-16
cm, đường kính 1,5 – 5,5 cm. Bên ngoài màu vàng trắng hoặc xanh vàng hơi
nâu với các nếp nhăn theo chiều dọc. Sẹo rễ con và các mao mạch trong lõi
hơi lõm ngang. Một số ít vỏ ngoài màu vàng nâu. Rễ đặc cứng, bẻ gãy có
màu trắng hoặc hơi vàng, có bột, gỗ màu vàng, xếp tỏa tròn trên bề mặt cắt
ngang và vân chạy chiều dọc. Không mùi, vị hơi đắng.

Người ta thu hoạch rễ qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả
được ít ngày. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ
nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc. Sau đó, phơi khô hoặc sấy khô, rồi xông diêm
sinh để bảo quản. Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong rễ cây có rất nhiều
tinh bột. Viện y học Bắc Kinh đã tìm thấy trong thiên hoa phấn thấy có
chừng 1% chất aponozit, một hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân mắc tiểu
đường.

1.3. Tính đa dạng sinh học


Thiên hoa phấn là một loài cây có ích được sử dụng từ lâu đời, do đó ngoài
nguồn cung cấp từ các cây mọc hoang dại, Thiên hoa phấn đã sớm được trồng trọt,

4
từ đó đã có nhiều giống khác nhau được chọn lọc theo yêu cầu canh tác và chế
biến.

1.4. Phân bố, sinh thái, trồng hái và chế biến


1.4.1. Phân bố
Chi Trichosanthes L. gồm khoảng 40 loài, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới, từ Srilanca, Ấn Độ, Pakistan, Mianma, Trung Quốc đến các nước ở bán
đảo Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, vùng Bắc và Đông Australia, quần đảo Figi
ở Thái Bình Dương. Ở Malaysia có 15 loài, Việt Nam 12 loài. Loài qua lâu phân bố
chủ yếu ở vùng Đông Á, bao gồm Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và
Lào. Ở Việt Nam, các loài có tên là qua lâu thường thấy ở một số tỉnh giáp biên
giới phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn
La, Hoà Bình. Có tài liệu cho rằng, nó còn phân bố đến tận Ninh Thuận.
1.4.2. Sinh thái
Qua lâu là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thưòng leo trùm lên những cây
bụi và dây leo khác ở vùng rừng núi đá vôi ẩm. Đôi khi thấy cả ở ven rừng kín
thường xanh hoặc bờ các nương rẫy giáp núi đá vôi. Độ cao phân bố từ 300m (Thái
Nguyên) đến 1300m (Hà Giang). Cây thường mọc trên đất ẩm, nhiều mùn và tơi
xốp. Ở vùng rừng núi đá vôi, có thể gặp những cây qua lâu mọc từ trong các hốc
đá. Cây thích nghi với những vùng có nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 22°c, độ
ẩm không khí trung bình 80-85% và có mùa đông lạnh kéo dài 3-4 tháng. Cây ra
hoa quả hàng năm, nhưng mức độ sai quả tuỳ theo từng năm. Khi chín, chim
thường ăn phần thịt quả; cây con mọc từ hạt là phương thức tái sinh tự nhiên chủ
yếu- Hiện nay chưa xác định được vòng đời của qua lâu, song dự đoán cây có thể
sống 3-4 năm.
1.4.3. Trồng hái
Gieo quả vào tháng 2-3, gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm sau đánh cây
con đi trồng. Cách gieo thẳng phổ biến hơn. Chọn quả to, chắc làm giống. Trước
khi gieo, ngâm quả vào nước để loại bỏ quả nổi, sau đó, ngầm vào nước ấm 35 -
40C trong 3 – 4 giờ, hoặc nước thường qua đêm, vớt ra, để ráo, rồi đem gieo.

Chọn đất tốt, tơi xốp, thoát nước, đầy đủ ánh sáng. Đất đồi có cấu tượng nhẹ
và trung bình, đất cát thì rất phù hợp với thiên hoa phấn. Đất cần cày bừa, để ải,
đập nhỏ, lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1m để trồng 3 hàng, mỗi hàng cách nhau
35 – 40cm. Có thể bổ hốc hoặc đánh rạch, sau đó bón lót mỗi hecta 10 – 15 tấn
5
phần chuồng hoại, 200 kg lân, 100 kg kali. Phân trộn đều với đất theo học hoặc
theo rạch. Quả gieo thành khóm, cách nhau 17 – 20 cm, mỗi khóm 5 – 6 hạt. Gieo
xong, phủ đất hoặc tro dày 1.5 – 2cm, tưới đủ ẩm. Khi cây cao 5 – 7cm, bắt đầu tỉa
bớt, mỗi khóm để lại 3 – 4 cây. Cây con tỉa ra có thể dùng để giâm vào những chỗ
trống

Thiên hoa phấn thu vào tháng 9 – 10. Rễ củ thu hái vào mùa đông, đào về rửa
sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn, đem ngâm vào nước sôi trong một tuần lễ, lấy
ra phơi khô dùng làm thuốc.
Người ta thu hoạch rễ qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít
ngày. Muốn có rễ mập, chọn những cây mà hoa quả bị thui chột. Rễ đào về, cạo bỏ
vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi khô
hoặc sấy khô, rồi xông lưu huỳnh để bảo quản.

1.4.4. Chế biến


Thường những cây lấy hạt thì củ nhỏ cho nên muốn lấy củ mập thì phải ngắt bỏ
hoa, không cho kết quả để tập trung chất dinh dưỡng ở rễ củ cho củ to và nhiều bột.
Người ta thu hoạch rễ qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít
ngày. Muốn có rễ mập, chọn những cây mà hoa quả bị thui chột. Rễ đào về, cạo bỏ
vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi khô
hoặc sấy khô, rồi xông lưu huỳnh để bảo quản.
Trong y học cổ truyền, qua lâu được chế biến như sau:
1. Qua lâu thái sợi: Lấy quả, bỏ hạt, dùng vải ẩm lau sạch bụi bẩn (không rửa
nước), thái sợi dài 5-7cm rộng 2-3mm phơi nắng hay phơi âm can cho khô.
2. Qua lâu chưng: Quả bỏ hạt, bỏ cuống, chưng 1-2 giờ cho mềm, ép dẹp, thái
thành sợi, phơi khô.
3. Qua lâu chích mật: Qua lâu (10kg), mật ong (2kg). Trước tiên trộn mật
ong với qua lâu sợi, để 30 phút cho ngấm đều, rồi sao nhỏ lửa cho đến khi
không dính tay.
4. Qua lâu sao vàng: Qua lâu sợi sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng sẫm và các
chấm màu nâu cánh gián.
5. Qua lâu nhân sao thơm: Sao qua lâu nhân đến màu vàng, và khi có mùi
thơm, cho thêm đồng lượng thiên hoa phấn vào cùng sao để giữ chất đầu của
dược liệu.

6. Qua lâu nhân sao cháy: Cho qua lâu nhân vào nổi đã rang nóng già sao đến
khi bề mặt có màu đen nhánh.

6
7. Qua lâu nhân sao cám: Qua lâu nhân (10kg) cám gạo (0,5kg), trộn đều cám
và qua lâu nhân, sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng.
8. Qua lâu nhân chích mật ong: Qua lâu nhân (10kg), mật ong (0,3kg), nước
(lít). Hoà mật ong với nước, cho qua lâu nhân trộn đều rồi cho vào nồi đã
đun nóng già. Sao đến khi sờ không dính tay. Có thể sao qua lâu nhân cho
phồng lên rổi vẩy mật ong vào và sao tiếp đến khi sờ không dính tay là được.
9. Qua lâu sương: Tán qua lâu nhân thành bột mịn, gói bột vào giấy bản hay
vải gạc; ép nóng bằng cách rạng bột ỏ nhiệt độ 100-105°C, hoặc đồ cho bột
chín rôi ép 4 lần cho hết dầu. Đem phơi hoặc sấy bột, được qua lâu sương.

1.5. Vi phẫu

Hình 3. Thiên hoa phấn thái lát ngang và dọc


Đây là hình ảnh thiên hoa phấn thái lát ngang và thái lát dọc.
1.6. Đặc điểm bột
- Bột có màu trắng hơi sẫm

Hình 4. bột thiên hoa phấn

7
1.7. Định tính dược liệu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Thiên hoa phấn có tác dụng tốt đối với một số
bệnh lý ở người. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động
vật mà chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người. Một số tác dụng đã được
chứng minh:

1.7.1. Tác dụng chống ung thư


Trichosanthin có trong vị thuốc, là chất được biết đến và có nhiều nghiên cứu nhất.
Các nghiên cứu cho thấy chất này có tác dụng chống lại nhiều dòng tế bào ung thư.

Ngoài ra, cucurbitacin D và acid bryonolic từ vị thuốc này cũng có tác dụng chống
ung thư bằng cách gây chết tế bào trong nghiên cứu trong ống nghiệm.

1.7.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường


Lectin được chiết xuất từ Thiên hoa phấn cũng cho thấy tác dụng hạ đường
huyết trên chuột đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Ngoài ra, các polysacharid gồm glycose, galactose, fructose, manose, xylose cũng
được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết.

Vị thuốc này còn cho thấy vai trò trong việc giảm biến chứng của bệnh đái tháo
đường.

1.7.3. Hỗ trợ hạ lipid máu


Nghiên cứu sử dụng phối hợp các vị thuốc Nhân sâm, Đại hoàng, Thiên hoa phấn
có thể làm chậm quá trình xơ vữa động mạch bằng cách giảm tình trạng rối loạn
lipid máu. Đặc biệt, giảm trigliceride và LDL-C. Đồng thời, giảm cytokine để
chống viêm và cải thiện chức năng nội mô và ức chế sự phát triển cơ trơn.

1.7.4. Hỗ trợ điều trị viêm gan


Từ lâu, Thiên hoa phấn đã được dùng để điều trị viêm gan B ở Trung Quốc. Nghiên
cứu cho thấy, dịch chiết từ vị thuốc này làm giảm biểu hiện của kháng nguyên bề
mặt (HBsAg) và kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAg) trong tế bào.

1.7.5. Tác dụng sẩy thai


Trichosanthin có tác dụng gây sẩy thai trong việc điều trị các trường hợp mang thai
ngoài tử cung hay các trường hợp có sẹo mổ lấy thai cần chấm dứt thai kì.

Ngoài ra, một số protein có trong Thiên hoa phấn có thể gây sẩy thai.

8
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh vị thuốc này có tác dụng kháng virus,
bảo vệ tế bào thần kinh, chống suy thận cấp.

1.8.Thành phần hóa học

Thiên hoa phấn chứa tinh bột và chất nhầy, đặc biệt là chất trichosanthin với
hàm lượng 1% có khả năng chống u và HIV, một chất protein là karasurin có
tác dụng gây sẩy thai cũng được phân lập. Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ
chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid
Để nghiên cứu các thành phần hóa học của Trichosanthes kirilowii Maxim.,
Các phương pháp sắc ký như nhựa macroporous D101, công nghệ sắc ký cột
silica gel, Sephadex LH-20, kỹ thuật sắc ký cột octadecylsilyl (ODS) và
HPLC điều chế đã được sử dụng và chín hợp chất được phân lập từ 95 % (v /
v) chiết xuất ethanol của nhà máy. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật quang
phổ bao gồm 1H NMR, 13C NMR, 1H-1H COZY, HSQC và HMBC, các
hợp chất này được xác định là 5-ethoxymethyl-1-carboxyl propyl-1H-
pyrrole-2-carbaldehyde (1), 5-hydroxymethyl-2 -furfural (2), chrysoeriol (3),
4'-hydroxyscutellarin (4), axit vanillic (5), alpha-spinasterol (6), beta-D-
glucopyranosyl-a-spinasterol (7), stigmast-7-en -3beta-ol (8) và adenosine
(9), riêng biệt. Trong số đó, hợp chất 1 là hợp chất mới, và hợp chất 3, 4 và 5
được phân lập từ chi Trichosanthes kirilowii Maxim. lần đầu tiên.

Năm hơp chất triterpen với bò khung D:C friedo- olean là:

 D:C” fricdo-oleana – 7 – 9 , 1 1 ) – dien – 3β – 29 – diol (3 epi karounidol)


 7 oxo – D:C” fricado — olean – 8en – 3β – ol (7oxo isonmulti i florcnol)
 7 oxo – 8β – D:C – fhicido – olean – 9(1 1) – en – 3α – 29β ) diol (3
epibriotlolol, và
 D. C. friedo – olean – 8en 3β – – 29β diol (Brionolol).
9
 Các chất trên có tác dụng trống viêm
Một protein có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HIV được Lee Hoang
Syhsia và cộng sự tách từ hạt qua lâu là TAP-29. Chất này khác với chất protein
trichosanthin cũng chiết từ qua lâu TAP-29 có trọng lượng phân tử là 29 KDa, còn
trichosanthin (GLQ – 233) có trong lượng là 26 KDa- Trichosanthin có tác dụng
gây sẩy thai và điều trị HIV (CA, 115, 1991, 19807 u CA. l I4, 1991, 69043 f: CA,
118, 1993, 116726 a).

Các acid béo: Trong hạt qua lâu có các triacetylglycerrol chứa các picolinyl ester
38,2 mol % và acid punicic 38,0 mol% … (CA,123,1995,222818v)

Rễ qua lâu có những thành phần sau: Các protein: Karasurin B và karasurin C là
các protein có hoạt tính ức chế hoạt động của riboson. Karasurin A gồm 247 đơn
vị acid amin với trọng lượng phân tử khoảng 272}+ Da còn karasurin C gồm 249
đơn vị acid (amin amino acid residues) với trọng lượng phân tử là 27041 Da. Các
chuồI. acid amin của 2 chất này hoàn giống như của karasurin A là một protein cơ
bản chiết được từ rể qua lâu. (Kondo. Toshiya, Miyukami Hajime- CA. [ 26, 1997,
56500a). Chất trichosanthin (27 KDa) có trong rể qua lâu với hàm lương > 1% và
TAP-29 là – 0,01%.

1.9. Tác dụng dược lý


Các protein trichosanthin và TAP-29 có hoạt tính kháng HIV cùng một kiểu, nhưng
khác nhau về tính chất độc hại tế bào. Chỉ trichosanthin có tác dụng độc phụ thuộc
vào liều trên tế bào chủ, và là chất ức chế mạnh sự tổng hợp protein. Trong một
nghiên cứu lâm sàng, đã tiêm bắp cao nước rỗ qua lâu với liều 0,2mg/người cho
2500 phụ nữ mang thai để gây sẩy thai. Tỷ lệ sẩy là 96% ở giai đoạn mang thai
cuối và 71% ở giai đoạn giữa.
Tuy vậy, cần thận trọng vì có nguy cơ gây chết. Các chất có hoạt tính gây sẩy thai
là trichosanthin, p – trichosanthin, a – và p – kirilowin. Phân đoạn polysaccharid
của qua lâu có tác dụng kháng khối u, độc hại tế bào và kích thích miễn dịch.
Trichosanthin có tính độc hại chọn lọc với tế bào ung thư rau và u melanin. Sự
giảm tiết rõ rệt gonadotropin màng đệm và progesteron bỏi các tế bào ung thư rau
sau khi điều trị với các protein từ qua lâu có thể quy chủ yếu cho sự mất tế bào.
Các bạch cầu đơn nhân to ở máu ngoại biên người và các đại thực bào có độ nhạy
cảm cao với trichosanthin, thuốc chặn sự tăng sinh tế bào lympho. Các dòng tế bào
T và đại thực bào người nhậy cảm hơn với trìchosanthin so vối các dòng tế bào B
và tế bào tuỷ. Những phát hiện này cho thấy tính độc hại tế bào chọn lọc với đại
thực bào và /hoặc bạch cầu đơn nhân to người có thể góp phần vào hoạt tính kháng
HIV của trichosanthin, và cần đánh giá tác dụng diệt chọn lọc các tế bào bệnh bạch
cầu – u bạch huyết của trichosanthin về khả năng áp dụng điều trị một số dạng bệnh
bạch cầu và u bạch huyết.
10
Cao cồn 50° của toàn quả qua lâu có tác dụng chống viêm và giảm đau. Nước sắc
rễ qua lâu có tác dụng chống tăng đường máu. Năm glycan, các trichosan A, B, C,
D, E có tác dụng hạ đường máu ở chuột nhắt bình thuồng. Chất glycan chính,
trichosan A, có tác dụng hạ đường máu ở cả chuột nhắt gây đái tháo đường với
aloxan.
Lectin gắn galactose từ rễ qua lâu làm tăng sự tạo steroid từ các tế bào tuyến
thượng thận chuột cống trắng cô lập gây bởi liều dưới mức tối đa corticotropin
nhưng không có tác dụng trên sự tạo steroid gày bời liều có tác dụng tối đa của
corticotropin. Cao chiết với nước nóng của rễ qua lấu có tác dụng ức chế yếu trên
men aldose reductase của thể thuỷ tinh bò với tỷ lệ ức chế dưới 50%. Các glycerid
trong hạt qua lâu có tác dụng chống huyết khối và bản thân acid trichosanoic là một
chất ức chế kết tập tiểu cầu. Một glycoprotein kiềm, trichokirin, tương tự như
trichosanthin, có tác dụng kháng HIV. Phối hợp với một kháng thể đơn dòng vô
tính chống lại kháng nguyên Thy 1 -2, trichokirin giải phóng một kháng độc tố có
khả năng diệt một cách chọn lọc các tế bào bệnh bạch cầu của chuột có kháng
nguyên Thy 1 -2. Trôn mô hình gây thoái hoá cơ tim thỏ do tiêm adrenalin-
theophylin, một thuốc đông y gồm qua lâu (40%), hồng hoa (40%) và cam
thảo (20%) được dùng diều trị cho thỏ thấy, so với thỏ đối chứng, điện tàm đồ của
thỏ được điều trị bằng thuốc nêu trên được cải thiện rõ rệt, hình ảnh thoái hoá cơ
tim giảm đi đáng kể.
2. Tổng quan về tác dụng YHCT của vị thuốc Thiên hoa phấn
2.1. Tính vị - quy kinh
Hạt qua lâu có vị ngọt đắng, tính mát, vào 2 kinh phế, vị, có tác dụng thanh
nhiệt, hoá đàm, nhuận phế, hoạt trường. Rễ qua lâu có vị ngọt chua, tính mát,
vào 2 kinh phế vị, có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, lợi sữa.

Theo y học cổ truyền, thiên hoa phấn thông vào các kinh Vị, Phế, Đại tràng và có
các công dụng như:

 Hạ sốt, lợi sữa.


 Điều trị trĩ, mụn lở.
 Giúp hạ đường huyết.
 Giúp giảm táo bón, lòi dom.
 Điều trị sưng vú.
 Điều trị vàng da.
 Giúp bài nùng, tiêu thũng, tiêu mủ.
 Giúp sinh tân, tiêu khát, giáng hỏa, giảm khô miệng.

11
2.2. Công năng - chủ trị
Rễ qua lâu chữa nhiệt bệnh, tiêu khát, vàng da, đau vú, trĩ dò, lở ngứa, sưng tấy.
Ngày dùng 13-20g, dạng thuốc sắc. Vỏ quả chữa phế nhiệt sinh ho, thổ huyết, ra
máu cam, chữa sốt nóng, thuỷ thũng, vàng da.
Thường dùng với các vị thuốc khác chữa viêm họng mất tiếng. Trong y học Trung
Quốc, rễ và vỏ qua lâu được dùng phối hợp với các dược liệu khác tri ho, ho gà, tác
dụng chống co thắt và long dờm, và làm thuốc chống viêm. Hạt qua lâu điều trị
bệnh phổi và làm thuốc lợi tiểu, lợi sữa, hạ sốt, tạ táo bón, sát khuẩn, làm săn (trong
tiêu chảy ra máu).
Hạt sấy khô và tán nhỏ là một thành phần của thuốc bôi dẻo để tậ một số bệnh da.
Rễ tán bột dùng ngoài trị eczema. Nước hãm rễ được dùng rửa vết thương. Qua lâu
được dùng điều trị một số loại u, đặc biệt tật ung thư phế quản và những chỉ định
khác gồm : đau ngực, đau thắt ngực đã được nghiên cứu.
Tiêu khát, trị hoàng đản, vú lên nhọt, trị mạch lươn, lở độc, sưng, tấy.

+ Khát trong bệnh có sốt: Thiên hoa phấn phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Lô
căn.
+ Khát dữ dội trong tiểu đường: Thiên hoa phấn phối hợp với Cát căn, Ngũ vị tử và
Tri mẫu.
+ Ho khan do Phế nhiệt: Thiên hoa phấn phối hợp với Tang bạch bì, Xuyên bối
mẫu và Cát cánh.
+ Mụn nhọt: Thiên hoa phấn phối hợp với Liên kiều, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu
và Kim ngân ho

2.3. Chỉ định và phối hợp


Thuốc có tính lạnh dễ gây hoá táo thương âm, nên thận trọng dùng khi âm thịnh
cách dương, chân hàn giả nhiệt. Thiên hoa phấn có tính thanh nhiệt điều trị các
trường hợp tà khí ở biểu đã giải, nhiệt ở phần lý tích thịnh, ví như bệnh ngoại cảm,
phát sốt, bứt dứt, khát nước (phiền khát), đại tiện phân lỏng nát lẫn nhầy máu mũi
(thấp nhiệt tiết tả), phát ban, mụn nhọt sưng đau....
- Chứng nhiệt bệnh thương tân, miệng khô phiền khát, thường dùng cùng với lô
căn, sơn dược như bài ngọc dịch thang.
- Chứng phế nhiệt táo khái: ho khan ít đờm, trong đờm lẫn máu, thường dùng cùng
với thiên môn, mạch môn, sinh địa như bài tư táo ẩm.
- Chứng mụn sưng loét: thiên hoa phấn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng
bài nùng, thường dùng cùng với kim ngân hoa, bạch chỉ, xuyên sơn giáp như bài
tiên phương hoạt mệnh ẩm.

12
2.4. Liều dùng
Thiên hoa phấn thường dùng từ 13-20g
2.5. Kiêng kỵ
Không dùng thiên hoa phấn cho các đối tượng sau: Người có tỳ vị hư hàn, tiêu
chảy. Người bị ho hàn đàm hay thấp đàm. Lưu ý khi dùng trong quá trình dùng
dược liệu, cần lưu ý một số điều sau: Hạn chế (hoặc không dùng) dược liệu trên
cho phụ nữ đang mang thai. Không dùng kết hợp thiên hoa phấn với ô đầu và thành
phần thuốc có ô đầu (phản ô đầu). Trên đây là một số thông tin về vị thuốc thiên
hoa phấn. Nội dung được đề cập đến trong bài mang tính chất tham khảo. Để đảm
bảo an toàn và dùng thuốc đúng cách, nên thăm khám và nghe chuyên gia tư vấn
trước khi điều trị.
2.6. Sử dụng Thiên hoa phấn trong các bài thuốc cổ phương
Theo YHCT, thiên hoa phấn có vị chua (toan năng sinh tân), vị ngọt (cam
bất thương vị), hơi đắng hơi lạnh (vi khổ vi hàn), có tác dụng giáng hỏa ,
hoạt đàm, giải khát, sinh cơ, bài nùng, tiêu thũng, hành thủy thông kinh lạc,
chỉ tiểu tiện lợi. Trị vị nhiệt, họng khô miệng khát, nhũ ung, sang trĩ, hoàng
đản. ngoài ra, trong các bài thuốc đông y chữa chứng tiêu khát (bệnh đái tháo
đường) thường có vị thuốc Thiên hoa phấn (rễ cây Qua lâu) bởi tác dụng
sinh tân, chỉ khát, nhuận táo.
2.7. Sử dụng Thiên hoa phấn trong các bài thuốc dân gian
2.7.1. Hầu thống phương
Thiên hoa phấn 30g

Kim ngân hoa 12g

Xạ can 5g

Nhũ hương 6g

Liên kiều 12g


13
Đan sâm 9g

Huyền sâm 9g

Một dược 5g

2.7.2. Tả nùng thang


Bối mẫu Tạo giác thích

Sơn giáp (nướng) Kim ngân hoa

Liên kiều Tiêu sơn chi

Bản lam căn Cương tàm (sao)

Hoàng cầm Thiên hoa phấn

Sơn đậu căn Lô căn

2.7.3. Kỳ thị nhũ nga phương số 2


Thanh cao 6g

Huyền sâm 9g

Thiên hoa phấn 9g

Đại thanh diệp 9g

Sơn đậu căn 3g

Sinh chi tử 6g

2.7.4. Từ thị dưỡng âm ích khí phương


Đương sâm 10g

Sinh sơn dược 12g

Kim ngân hoa 10g


14
Sinh cam thảo 10g

Sinh hoàng kỳ 10g

Thiên hoa phấn 10g

Thạch hộc 12g

2.7.5. Gia giảm Sa sâm mạch đông thang


Bắc sa sâm 6g

Tang diệp 6g

Thiên hoa phấn 10g

Kim ngân hoa 10g

Sinh cam thảo 3g

Đại mạch môn đông 10g

Ngọc trúc 6g

Huyền sâm 6g

Cẩm đăng lung 6g

2.7.6. Uất thị phóng liệu phù chính phương


Bắc sa sâm 30g Kê huyết đằng 30g

Thiên môn đông 15g Mạch môn đông 15g

Thạch hộc 15g Thiên hoa phấn 15g

Nữ trinh tử 15g Sinh hoàng kỳ 15g

Trần bì 10g Trúc nhự 10g

Kê nội kim 10g Mạch nha 10g

15
Đạo nha 10g Ngũ vị tử 6g

Sinh cam thảo 5g

2.7.7. Khí âm song bổ đường tương


Thái tử sâm 30g Chế nữ trinh 15g

Mạch môn đông 12g Cốc nha 9g

Bắc sa sâm 12g Thiên hoa phấn 15g

Sinh địa hoàng 12g Trần bì 9g

Thạch hộc 30g

Sơn dược 30g

2.7.8. Hành thị nhuận táo thang


Sinh địa hoàng 30g Tây dương sâm 6g (hãm)

Đương qui 12g Câu kỷ tử 15g

Bắc sa sâm 20g Mạch môn đông 15g

Sơn dược 12g Thiên hoa phấn 20g

Thạch hộc 20g Huyền sâm 20g

Bạch thược 15g Tri mẫu 30g

Hoàng kỳ 15g

2.7.9. Sinh tân ích khí phương


Tây dương sâm 6g (Hãm riêng)

Mạch môn đông 2g

Chích cam thảo 9g

Bạch biển đậu 12g


16
Ngạnh mễ 30g

Huyền sâm 15g

Thiên hoa phấn 20g

Ngũ vị tử 9g

2.7.10. Chữa đái tháo đường:

Bài 1:
Thiên hoa phấn, sơn thù và sa sâm đều 8g; thục địa và hoài sơn đều 20g; đan bì, kỷ
tử và thạch hộc đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2:
Đương quy, phục linh và thiên hoa phấn đều 16g; hoàng liên 30g. Tán bột làm
hoàn. Ngày uống 12 – 16g, uống bằng nước sắc bạch mao căn. Trị tiêu khát.
Bài 3:
Thiên hoa phấn và sinh địa đều 30g; ngũ vị tử, mạch môn và cát căn đều 16g; cam
thảo 8g. Tán bột. Mỗi lần dùng 10g, thêm gạo tẻ 20g, sắc uống.
Bài 4:
Huyền sâm, sinh địa, mạch môn, thiên hoa phấn mỗi vị đều 32g; hoàng liên 10g.
Sắc uống trong ngày. Trị trường vị hỏa uất táo thực: ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột,
người gầy sút nhanh.
2.7.11. Chữa thấp khớp mạn:

Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh
địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt mỗi vị đều 12g; bạch chỉ
8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.7.12. Ban đậu chẩn biến chứng:

Thiên hoa phấn, phục linh, cát cánh, thạch xương bồ, kha tử, cam thảo mỗi vị đều
20g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g, thêm tiểu trúc 7 đọt (ngọn), kinh giới 7 đọt. Sắc
uống. Trị đậu chẩn mọc mà bị mất tiếng.
2.7.13. Chữa sốt rét:
17
Thiên hoa phấn, sài hồ, quế chi, hoàng cầm mỗi vị đều 8g, mẫu lệ 12g; can khương
và cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
2.7.14. Chữa vàng da, người đen sạm:
Thiên hoa phấn 10g. Giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước, cho thìa
mật ong cho trẻ uống, chữa vàng da.
Thiên hoa phấn 20g. Sắc uống trong ngày. Uống 7 – 10 ngày. Chữa da đen
2.7.15. Chữa sản phụ không xuống sữa:
Thiên hoa phấn sao tồn tính 16 - 20g. Hòa nước uống hoặc thiên hoa phấn, sài hồ,
đương quy, xuyên sơn giáp mỗi vị đều 8g; bạch thược 12g; thanh bì và cát cánh,
thông thảo mỗi vị đều 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Tổng quan về một số bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh phế nhiệt
3.1. Đại cương về thuốc thanh phế nhiệt
Người bị phế nhiệt là những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm
họng, viêm phế quản, viêm phổi, màng phổi hay viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Thuốc
thanh phế nhiệt điều trị các triệu chứng do viêm họng như ho, ho khan, ho lâu
ngày, rát họng…Điều trị các triệu chứng ho có đờm, khàn tiếng…
3.2. Một số bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh phế nhiệt có sử dụng vị
thuốc Thiên hoa phấn
- Cải thiện sưng viêm amidan mãn tính

 Bài thuốc 1: Chuẩn bị 8g thiên hoa phấn, 12g ngưu tất, 12g hoài sơn, 12g
huyền sâm, 16g sinh địa, 8g địa cốt bì, 8g tri mẫu, 8g sơn thù, 8g trạch tả, 8g
đơn bì, 6g xạ can, 8g phục linh. Các vị thuốc trên đem đi sắc lấy nước đặc,
lọc bỏ phần bã, uống ngày 1 thang khi thuốc còn ấm.
 Bài thuốc 2: Cần có 8g thiên hoa phấn, 20g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g đan
bì, 8g địa cốt, 8g bối mẫu, 8g mạch môn, 12g bạch thược, 4g bạc hà và 4g
cam thảo. Các vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước đặc, bỏ bã, uống mỗi ngày 1
thang.

- Chữa bệnh viêm họng mãn tính

18
 Chuẩn bị: 12g thiên hoa phấn, 12g tang bạch bì, 16g sa sâm, 4g cát cánh, 12g
hoàng cầm, 12g mạch môn cùng 4g cam thảo. Trường hợp viêm họng hạt thì
gia 8g xạ can, nếu có đờm khó khạc thì gia 8g qua lâu, còn nếu họng khô thì
gia 12g huyền sâm cùng 16g thạch hộc.
 Thực hiện: Đem cho tất cả vị thuốc trên vào ấm, thêm 600ml nước. Sắc lấy
phân nửa, uống trong ngày khi còn nóng với liều 1 thang/ngày.

- Khắc phục cảm nắng, cảm nóng

 Chuẩn bị: 10g thiên hoa phấn, 30g sinh thạch, 5g hoa tầm xuân, 15g mạch
môn.
 Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc kỹ lấy nước, bỏ phần bã đi, uống 1
thang/ngày.

- Bài thuốc chữa sốt rét

 Chuẩn bị: 8g thiên hoa phấn, 8g sài hồ, 12g mẫu lệ, 8g quế chi, 8g hoàng
cầm, 6g can khương, 6g cam thảo.
 Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm, thêm 1 thăng nước để sắc lấy
nước đặc. Uống ngày 1 thang.

- Cải thiện tích cực táo bón


- Hạ sốt, vàng da, miệng khô khát

 Chuẩn bị: 8g thiên hoa phấn cùng 8g rễ cây é lớn đầu.


 Thực hiện: Các vị thuốc đem thái nhỏ, phơi khô rồi cho vào ấm sắc với
200ml nước. Thu lấy 50ml, bỏ bã và uống 1 lần khi còn ấm. Ngày dùng đúng
1 thang.

4. Tổng quan về tác dụng trong YHHĐ vị thuốc Thiên hoa phấn
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Trong thiên hoa phấn, Lectin là một thành phần nổi trội. Nó có tác dụng hỗ trợ làm
hạ đường huyết nhanh chóng ở những người mắc tiểu đường phụ thuộc insulin.
Những thử nghiệm thực tế cho thấy, Lectin dễ dàng làm hạ đường huyết nhanh
chóng sau một thời gian sử dụng. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc phải những
biến chứng nguy hiểm gây nên bởi đái tháo đường.
-Tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa
Trong củ thiên hoa phấn, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng loạt hoạt chất chống
oxy hóa hiệu quả. Khi sử dụng, nó có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa tự

19
nhiên. Đồng thời, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm. Đây chính là
điều khiến thiên hoa phấn được sử dụng rất nhiều trong thực tế.

20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây thuốc – vị thuốc Thiên hoa phấn và tác dụng của Thiên hoa phấn trong y
học cổ truyền và y học hiện đại

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam và một số địa điểm có liên quan

2.1.3. Thời gian nghiên cứu


Từ ngày 01/05/2022 đến ngày 15/05/2022.

2.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu:
Tiến hành hồi cứu các tài liệu như sách, các bài báo nghiên cứu
khoa học về Thiên hoa phấn ở Việt Nam và nước ngoài.

Tra cứu các trang web: Y học dân gian, Phương tễ,...

+Phương pháp thống kê, phân tích: để tập hợp vị thuốc theo nhóm
tài liệu, theo bài thuốc, theo nhóm tác dụng dược lý.

- Phương tiện nghiên cứu:

+ Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin về vị thuốc, bài thuốc.

+Bảng thu thập thông tin về vị thuốc trong các tài liệu.

+ Sử dụng điện thoại, máy ảnh để thu thập thông tin về vị thuốc, bài
thuốc.
21
+ Sổ ghi chép các bài tthuốc.

2.3. Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước:

+ Bước 1: Thu thập tài liệu nghiên cứu có chứa các bài thuốc phương thuốc
điều trị bệnh bằng YHCT, các tài liệu về tác dụng của vị thuốc theo YHHĐ.

+ Bước 2: Liệt kê bài thuốc có chứa vị Thiên hoa phấn.

+ Bước 3: Liệt kê bài thuốc có vị Thiên hoa phấn trong nhóm tác dụng dược
lý theo YHCT.

+ Bước 4: Liệt kê các tác dụng theo YHHĐ của vị Thiên hoa phấn

+ Bước 5: Thu thập kết quả.

+ Bước 5: Trình bày kết luận, kiến nghị.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu:

Thu thập tài liệu nghiên cứu có Liệt kê bài thuốc trong mỗi
chứa các bài thuốc phương thuốc tài liệu
điều trị bệnh bằng YHCT

Liệt kê bài thuốc có vị Thiên hoa Liệt kê bài thuốc có chứa vị


phấn trong nhóm tác dụng dược lý Thiên hoa phấn
theo YHCT

Liệt kê các tác dụng theo YHHĐ của Kết quả


vị Thiên hoa phấn

Trình bày kết luận, kiến nghị

Hình 5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

22
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu

Trong thời đại hiện nay, mối quan hệ giữa đạo đức và nghiên cứu khoa học
ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên toàn
thế giới nói chung và đương nhiên ở cả Việt Nam nói riêng. Đối với riêng Việt
Nam, có thể thấy trong thời gian gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình hội nhập
sâu rộng mọi mặt vào đời sống quốc tế, cùng những đòi hỏi từ thực tiễn xã hội,
khoa học và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam cũng đang có các bước phát triển và
chuyển mạnh sang hướng hiện đại. Hội nhập cũng đem lại cơ hội lớn cho khoa học
trong nước tiếp thu và ứng dụng công nghệ thông tin vào các quá trình nghiên cứu
theo xu hướng của thế giới. Trong một bối cảnh như vậy, nghiên cứu khoa học ở
Việt Nam cũng đối mặt với những vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học
tương tự như các nước khác trên thế giới. Dù vậy, trên thực tế những vấn đề đạo
đức trong nghiên cứu cũng mới chỉ được đề cập đến và được xử lý ở một số lĩnh
vực riêng lẻ, chứ chưa có những hướng giải quyết mang tính chính sách và trên tầm
vĩ mô, để nâng tầm nhận thức của không chỉ nhà khoa học mà cả người dân rộng
rãi về tầm quan trọng của vấn đề, và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề
đạt hiệu quả tối đa.

Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu ứng dụng của vị thuốc Thiên hoa phấn
trong YHCT và YHHĐ ngoài ra không có mục đích gì khác.

Các đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu đồng ý và tham gia nghiên cứu.

Khách quan trong đánh giá và phân loại, thu thập, ghi chép và xử lý số liệu
trung thực.

23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. Tác dụng trong YHCT của Thiên hoa phấn
Theo đông y, thiên hoa phấn, vị ngọt chua, tính mát; vào kinh phế, vị và đại
tràng. Thiên hoa phấn có tác dụng làm mát phổi, hoá đờm, tăng bài tiết tân dịch.
Chữa khát, làm tan ứ tụ và tống mủ khi bị mụn nhọt, mạch lươn, lở độc sưng
tấy.

3.2.Tác dụng trong YHHĐ của Thiên hoa phấn


Chiết xuất polysaccharides hỗ trợ bằng vi sóng từ hạt Trichosanthes
kirilowii Maxim (TKMSP) được tối ưu hóa bằng cách sử dụng phương pháp bề mặt
phản ứng (RSM) dựa trên thiết kế tổng hợp trung tâm (CCD). Các điều kiện khai
thác tối ưu được chi tiết như sau: tỷ lệ chất lỏng-rắn 42 mL / g, nhiệt độ chiết xuất
80 ° C, công suất vi sóng 570 W, thời gian chiết xuất 26 phút. Trong điều kiện này,
giá trị trung bình của TKMSP năng suất 2,43 ± 0,45% (n = 3), phù hợp chặt chẽ với
giá trị dự đoán (2,44%). Năm polysaccharides (TKMSP-1, TKMSP-2, TKMSP-3,
TKMSP-4 và TKMSP-5) được phân lập từ TKMSP bởi DEAE-52. TKMSP-1,
TKMSP-2 và TKMSP-4 phổ biến trong việc chứa Man, Rib, Rha, GluA, GalA,
Glu, Gal, Xyl, Ả Rập và Fuc. Tuy nhiên, không có Fuc trong TKMSP-3, trong khi
TKMSP-5 thiếu GluA, GalA và Fuc. Phân tích UV-vis và FT-IR kết hợp với xác
định trọng lượng phân tử tiếp tục chỉ ra rằng năm phân số là polysaccharides
polydisperse. Một sự khác biệt đáng kể đã đạt được trong đặc điểm cấu trúc của
năm phân số này. TKMSP thể hiện hoạt tính ức chế miễn dịch trên các tế bào
RAW264.7. Nó có thể được áp dụng như một tác nhân ức chế miễn dịch tiềm năng
trong y học.
Phạm vi biến chính được xác định bởi kiểm tra một yếu tố bao gồm X1 (tỷ lệ chất
lỏng-rắn, mL / g), X2 (nhiệt độ chiết xuất, °C), X3 (công suất lò vi sóng, W) và
X4 (thời gian khai thác, phút). Theo kết quả của nguyên tắc thiết kế và thử nghiệm
một yếu tố của trung tâm bề mặt phản ứng, thiết kế kết hợp (CCD) được tiến hành
để tối ưu hóa quy trình [23] trong khi năng suất polysaccharide được coi là giá trị
phản ứng. Toàn bộ thiết kế chứa hai mươi mốt lần chạy thử nghiệm, được thể hiện
bằng các giá trị được mã hóa và không mã hóa của các biến thử nghiệm như được
hiển thị trong Bảng 2.

24
Bảng 2. Mức mã hóa của ba biến và giá trị phản hồi của chúng đối với năng
suất của TKMSP dựa trên CCD.
Không X1 (Tỷ lệ X2 (Nhiệt X3 (Công X4 (Thời Năng suất PredictValu
. chất độ chiết suất lò vi gian khai polysaccharid e
lỏng-rắn, xuất, °C) sóng, W) thác, e (%) (%)
mL / g) phút)

1 0 (40) 0 (80) 0 (600) 0 (25) 2.29 2.40

2 0 (40) 0 (80) 0 (600) 0 (25) 2.49 2.40

3 1 (50) 1 (90) −1 (500) −1 (20) 1.34 1.31

1.682
4 (56.81793 0 (80) 0 (600) 0 (25) 1.80 1.80
)

−1.682
5 0 (40) (63.18207 0 (600) 0 (25) 1.52 1.52
)

6 1 (50) −1 (70) 1 (700) 1 (30) 1.38 1.41

7 −1 (30) 1 (90) −1 (500) 1 (30) 1.43 1.40

8 −1 (30) −1 (70) −1 (500) −1 (20) 0.97 0.94

−1.682
9 (23.18207 0 (80) 0 (600) 0 (25) 1.26 1.26
)

10 0 (40) 0 (80) 0 (600) 0 (25) 2.41 2.40

11 1 (50) −1 (70) −1 (500) 1 (30) 1.50 1.47

−1.682
12 0 (40) 0 (80) 0 (600) (16.59104 0.99 0.99
)

25
Không X1 (Tỷ lệ X2 (Nhiệt X3 (Công X4 (Thời Năng suất PredictValu
. chất độ chiết suất lò vi gian khai polysaccharid e
lỏng-rắn, xuất, °C) sóng, W) thác, e (%) (%)
mL / g) phút)

13 0 (40) 0 (80) 0 (600) 0 (25) 2.39 2.40

14 0 (40) 0 (80) 0 (600) 0 (25) 2.42 2.40

1.682
15 0 (40) (96.81793 0 (600) 0 (25) 1.25 1.25
)

1.682
16 0 (40) 0 (80) 0 (600) (33.40896 1.54 1.54
)

17 1 (50) 1 (90) 1 (700) −1 (20) 1.25 1.28

1.682
18 0 (40) 0 (80) (768.1793 0 (25) 2.25 2.18
)

19 −1 (30) 1 (90) 1 (700) 1 (30) 0.98 1.01

20 −1 (30) −1 (70) 1 (700) −1 (20) 1.24 1.27

−1.682
21 0 (40) 0 (80) (431.8207 0 (25) 2.19 2.25
)

Lưu ý: Các tham số thực tế được hiển thị trong dấu ngoặc.

Thiết kế thử nghiệm, phân tích dữ liệu và mô hình hóa được thực hiện bởi Design-
Expert Software Version 8.0.6.1. Mô hình đa thức bậc hai được trang bị hệ số hồi
quy R2. Giá trị F và giá trị P được sử dụng để kiểm tra tầm quan trọng của hệ số hồi
quy.
3.3. Một số chế phẩm sử dụng vị Thiên hoa phấn
-Ngăn ngừa lão hóa Dưỡng Nhan Hoa Phấn

26
Thành phần cho 1 viên nang mềm màu Hồng gồm: Dầu hoa anh thảo (500mg),
vitamin E (20IU), dầu gấc (40mg), dầu đậu nành, gelatin, glycerin, sorbitol,
nipagin, nipasol, vanilin, màu thực phẩm.
Thành phần cho 1 viên nang cứng màu Xanh gồm: Cao lô hội (05mg), hà thủ ô
(60mg), thăng ma (80mg), thiên hoa phấn (1000mg), câu kỷ tử (400mg), quế
(40mg), rau má (400mg), glutathion (30mg), tinh bột, lactose, talc.

Hình 6. Ngăn ngừa lão hóa Dưỡng Nhan Hoa Phấn

- Kem Dưỡng Da Thiên Hoa Phấn D’Vi Nature

√ Thành Phần: Chiết xuất từ thiên hoa phấn, chiết xuất tảo xoắn, chiết xuất bạch
chỉ, chiết xuất dầu mù u Tamanu.

√ Công Dụng: Sản phẩm kem dưỡng ngày làm mịn da, cấp ẩm cho da, chống nắng
SPF 40+, se khít lỗ chân lông, trắng sáng da và làm mờ vết thâm.

27
Hình 7. Kem Dưỡng Da Thiên Hoa Phấn D’Vi Nature

28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên, ta có thể rút ra kết luận:
+ Sau khi nghiên cứu tổng hợp cho thấy vị Sinh địa được sử dụng trong các bài
thuốc với vai trò rất đa dạng, sử dụng với nhiều dạng thuốc khác nhau.

+ Thiên hoa phấn vị ngọt đắng, tính mát, vào 2 kinh phế, vị, có tác dụng thanh
nhiệt, hoá đàm, nhuận phế, hoạt trường. Rễ qua lâu có vị ngọt chua, tính mát, vào
2 kinh phế vị, có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, lợi sữa.
Tiểu luận đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu chính đề ra. Qua đây em có một số kiến
nghị:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các bài thuốc YHCT để lưu trữ, tránh thất lạc
và làm phong phú thêm hệ thống các bài thuốc YHCT của nước nhà.
• Thiên hoa phấn là một vị thuốc quý, vì vậy cần bảo tổn và phát triển vị thuốc
này.
• Nghiên cứu ra nhiều dạng bào chế khác của vị thuốc để nhiều đối tượng sử
dụng được.
• Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguồn dược liệu và chế phẩm chiết xuất.
• Phổ biến rộng rãi vai trò cũng như tầm quan trọng của vị thuốc cho người
dân.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước

1. Bộ môn Dược học cổ truyền (2014), Bài giảng Dược học cổ truyền, NXB Y
học, Hà Nội.

2. Bộ môn Dược liệu (2004), Bài giảng Dược liệu,(tập 1), NXB Y học, Hà Nội.

3. Bộ môn YHCT (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, (tập 1,2), NXB Y học, Hà
Nội.

4. Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và đời sống.

5. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học.

6. Bộ Y tế, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

7. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, (tập 1),
NXB Khoa học và kỹ thuật.

8. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học, Trường Đại
Học Dược Hà Nội.

9. Trương Trọng Cảnh (2016) - GS Huỳnh Minh Đức dịch, Thương - hàn luận,
NXB Đồng Nai.

10. Nguyễn Đức Đoàn (2004), Nam y nghiệm phương, NXB Y học, Hà Nội.

11. Trần Văn Khanh (2006), Thực trạng sử dụng YHCT của người dân tỉnh Hà
Tây năm 2006, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Hà Nội.

12. Nguyễn Nhược Kim (2009), Phương tễ học, NXB Y học, Hà Nội.

13. Đỗ Tất Lợi (2004), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

14. Lý Văn Lượng (2018), Thiên gia diệu phương, NXB Dân trí.
15. Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2008), Phương tễ học, NXB Thuận Hóa,
Huế.

16. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hoàng Thanh và Đinh Hoa Lĩnh (2004), "Luận
văn Nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc”.

17. Lê Hữu Trác (2012), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, NXB Y học, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

18. Journal of Ethnopharmacology, (2019).

19. Journal of Ethnopharmacology, (2015).

20. [Bài báo bằng tiếng Trung]

Xiao-Ye Sun 1, Hong-Hua Wu , Ai-Zhen Fu , Peng Zhang.

21. HongYu Qiu, Ping Fu, WenXing Fan, Chuan Zuo, Ping Feng, Peng Shi,
Lina Cao, Fang Liu, Li Zhou, Feng Chen, Hui Zhong, ZhongPing Gou, YaPing
Liang, Mei Shi, (2013), “Treatment of Primary Chronic Glomerulonephritis with
Rehmannia Glutinosa Acteosides in Combination with the Angiotensin Receptor
Blocker Irbesartan: A Randomized Controlled Trial”,Wiley Online Library.

22. Yook Taehan và cộng sự, (2010), “Comparing the Effects of Distilled
Rehmannia glutinosa, Wild Ginseng and Astragali Radix Pharmacopuncture With
Heart Rate Variability (HRV): A Randomized, Sham-controlled and Double-blind
Clinical Trial”, Journal of Acupuncture and Meridian Studies, Volume 2, Issue 3,
pp. 239Clinic(2020).

23. ^ Hanno Schaefer, Alexander Kocyan & Susanne S. Renner,


2008. Linnaeosicyos (Cucurbitaceae): A New Genus for Trichosanthes amara, the
Caribbean Sister Species of All Sicyeae. Syst. Bot 33(2): 349-355
PHỤ LỤC
THIÊN HOA PHẤN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT.
Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị
YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có
uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất
lượng.
Thiên hoa phấn có thể phối hợp với nhiều vị dược liệu khác,, điển hình như :
+ Khát trong bệnh có sốt: Thiên hoa phấn phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Lô
căn.
+ Khát dữ dội trong tiểu đường: Thiên hoa phấn phối hợp với Cát căn, Ngũ vị tử và
Tri mẫu.
+ Ho khan do Phế nhiệt: Thiên hoa phấn phối hợp với Tang bạch bì, Xuyên bối
mẫu và Cát cánh.
+ Mụn nhọt: Thiên hoa phấn phối hợp với Liên kiều, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu
và Kim ngân hoa.

You might also like