You are on page 1of 63

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI














NGÔ ĐỨC HUY
MÃ SINH VIÊN: 1801300

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ


TIỂU PHÂN NANO FENOFIBRAT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGÔ ĐỨC HUY
MÃ SINH VIÊN: 1801300

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ


TIỂU PHÂN NANO FENOFIBRAT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

ThS. Trần Ngọc Bảo

Nơi thực hiện:

1. Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc Gia


2. Bộ môn Công nghiệp Dược

HÀ NỘI - 2018
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

LỜI CẢM ƠN

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến ThS. Trần Ngọc Bảo - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, truyền
đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như động viên em trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến – người thầy đã
định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị nghiên cứu
viên, kĩ thuật viên, các bạn sinh viên đang nghiên cứu khoa học và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp tại Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia, Bộ môn Công Nghiệp
Dược, Bộ môn Bào Chế, Bộ môn Vật Lý – Hóa Lý đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường và
phòng Đào tạo cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy
dỗ, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn động viên,
khích lệ và nhắc nhở, là nguồn động lực lớn giúp em vượt qua mọi khó khăn.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân có hạn, khóa
luận này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn
bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018


Sinh viên

Ngô Đức Huy

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................... 2
1.1. Tổng quan về fenofibrat ....................................................................... 2
1.1.1. Công thức cấu tạo .................................................................................... 2
1.1.2. Tính chất lý hóa ....................................................................................... 2
1.1.3. Độ ổn định .......................................................................................... 2
1.1.4. Đặc điểm dược động học ......................................................................... 3
1.1.5. Chỉ định, chống chỉ định.......................................................................... 3
1.1.6. Liều lượng và cách dùng ......................................................................... 3
1.2. Vài nét về công nghệ nano trong Dược phẩm .............................................. 4
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
1.2.2. Phân loại nano polyme mang thuốc ......................................................... 4
1.2.3. Một số phương pháp bào chế tiểu phân nano polyme............................... 5
1.2.4. Tính chất và một số chỉ tiêu đánh giá hệ tiểu phân nano .......................... 6
1.2.5. Nhược điểm về độ n định của tiểu phân nano polyme dạng hỗn dịch ... 8
1.3. Một số phương pháp rắn hóa hệ tiểu phân nano ......................................... 8
1.3.1. Đông khô................................................................................................. 8
1.3.2. Phun sấy .................................................................................................. 9
1.3.3. Tạo hạt tầng sôi ....................................................................................... 9
1.3.4. Phun hỗn dịch nano lên hạt .................................................................... 10
1.3.5. Tạo pellet sử dụng thiết bị đùn – tạo cầu................................................ 11
1.3.6. Nạp nano thuốc vào nhựa trao đổi ion ................................................... 12
1.4. Một số nghiên cứu về tăng độ hòa tan của fenofibrat .......................... 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 15
2.1. Đối tượng ..................................................................................................... 15

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

2.1.1. Nguyên vật liệu ..................................................................................... 15


2.1.2. Thiết bị .................................................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano fenofibrat..................................... 16
2.3.2. Phương pháp rắn hóa nano fenofibrat .................................................... 17
2.3.3. Các phương pháp đánh giá .................................................................... 20
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................... 24
3.1. Kết quả khảo sát phương pháp định lượng fenofibrat .............................. 24
3.1.1. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại ......................................... 24
3.1.2. Phương pháp HPLC............................................................................... 24
3.2. Xây dựng công thức bào chế và khảo sát một số ảnh hưởng tới đặc tính
của tiểu phân nano fenofibrat ............................................................................. 25
3.2.1. Lựa chọn phương pháp bào chế ............................................................. 25
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng một số yếu tố công thức ......................................... 26
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố quy trình.................................... 30
3.3. Kết quả nghiên cứu bào chế rắn hóa từ hỗn dịch nano fenofibrat ............ 32
3.3.1. Kết quả nghiên cứu phương pháp tạo hạt tầng sôi .................................. 32
3.3.2. Kết quả nghiên cứu tạo hạt ướt – tạo hạt tầng sôi ................................... 36
3.3.3. Sơ bộ đánh giá KTTP của hệ nano sau khi phân tán lại hạt tầng sôi ....... 38
3.3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của hạt tầng sôi.............................. 38
3.4. Kết quả tạo hạt mang dược chất bằng nhựa trao đổi ion .................... 39
3.4.1. Bước đầu chọn nhựa phù hợp ................................................................ 39
3.4.2. Ảnh hưởng của thời gian khuấy đến khả năng nạp thuốc ....................... 39
3.4.3. Đánh giá khả năng giải phóng của nhựa mang thuốc ............................. 39
3.5. Quang phổ hồng ngoại ................................................................................ 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 42

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT Công thức
DC Dược chất
DD (dd) Dung dịch
DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV
D/N Dầu/nước
EA Ethyl acetat
EE Hiệu quả tạo nang (Encapsulation efficiency)
EPO Eudragit EPO
FA Acid fenofibric
FB Fenofibrat
FT–IR Quang phổ hồng ngoại
GLP – PLGA/CS Hệ tiểu phân nano glipizid – poly (lactic-co-
glycolic) acid/chitosan
HPLC High performance liquid chromatography (Sắc ký
lỏng hiệu năng cao)
HD Hỗn dịch
KTTP Kích thước tiểu phân
LC Khả năng nạp thuốc của hệ (Loading capacity)
MeOH Methanol
NaLS Natri lauryl sulfat
NT Nhũ tương
PDI Chỉ số đa phân tán (Polydiversity index)
PP Phương pháp
PVA Polyvinyl alcohol
RSD Độ lệch chuẩn tương đối
SD Độ lệch chuẩn
TB Trung bình

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

TCCS Tiêu chuẩn cơ sở


USP Dược điển Mỹ

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại nano polyme mang thuốc ......................................................... 4


Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm ........................ 15
Bảng 2.2. Công thức bào chế tiểu phân nano FB ................................................... 16
Bảng 2.3. Thành phần bột kép ............................................................................... 18
Bảng 3.1. Kết quả đo KTTP, PDI, thế zeta của 2 phương pháp (n = 3) .................. 26
Bảng 3.2. Kết quả đo KTTP, PDI, thế zeta của CT N1-N5 .................................... 27
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá một số đặc tính tiểu phân nano của CT M1-M9 .......... 28
Bảng 3.4. Kết quả đo KTTP và PDI của các công thức N6-N12 (n = 3) ................ 31
Bảng 3.5. Kết quả thử độ hòa tan khảo sát ảnh hưởng của dịch phun (n = 3) ......... 34
Bảng 3.6. Kết quả thử độ hòa tan khảo sát ảnh hưởng của NaLS ........................... 35
Bảng 3.7. Kết quả thử độ hòa tan của C6, C7, C8, C9 ........................................... 36
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tính chất hạt của ống ly tâm công thức C8 .................. 38
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa thời gian phản ứng với khả năng nạp thuốc ............... 39
Bảng 3.10. Kết quả thử hòa tan của nhựa Anhui và nguyên liệu ............................ 40

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của


fenofibrat
..................................................................................................................................
2
Hình 1.2. Hình ảnh siêu vi cầu và siêu vi
nang
..................................................................................................................................
4
Hình 1.3. Hệ màng bao của một số nano polyme mang
thuốc
..................................................................................................................................
4
Hình 1.4. Hệ liên kết nano polyme hình thành qua cầu liên kết hóa
học
..................................................................................................................................
4
Hình 1.5. Thiết bị tầng sôi thường
dùng
..................................................................................................................................
10
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế tiểu phân
nano
..................................................................................................................................
17
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình tạo hạt
kép
..................................................................................................................................
18
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ
FB
..................................................................................................................................
24
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ
FB
..................................................................................................................................

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

25
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa tỷ lệ dược chất : polyme với KTTP, PDI và thế
zeta ..27
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thể tích pha pha loãng ở 3 tỷ lệ FB :
EPO
..................................................................................................................................
29
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian khuếch tán và bốc hơi dung
môi
..................................................................................................................................
30
Hình 3.6. Phần trăm giải phóng FB từ hạt có công thức C1, C3, C4,
C5
..................................................................................................................................
35
Hình 3.7. Phần trăm FB giải phóng từ hạt có công thức C6, C7, C8,
C9
..................................................................................................................................
37
Hình 3.8. Ph hồng ngoại của nguyên liệu FB, EPO, tiểu phân nano đông
khô, hỗn hợp vật lý, hạt công thức
C8
.................................................................................................................
40

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, công nghệ nano đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng
khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Với kích thước siêu nhỏ, nano tạo ra
nhiều tính chất mới so với nguyên liệu ban đầu và được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực của đời sống. Trong dược phẩm, công nghệ nano được đón nhận như một công
cụ cơ bản để nghiên cứu và phát triển các hệ đưa thuốc mới, nhằm cải thiện sinh khả
dụng, đưa thuốc tới đích tác dụng, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc [13].
Fenofibrat là một trong những thuốc hạ lipid máu được sử dụng phổ biến tại nhiều
quốc gia. So với các dẫn chất cùng nhóm, hoạt chất này có nhiều ưu điểm như tác
dụng dược lý cao, ít tác dụng phụ và có khả năng phối hợp với các thuốc hạ lipid máu
khác [18]. Tuy nhiên, sinh khả dụng của FB thường thấp và không ổn định do độ hòa
tan kém. Nắm bắt được hạn chế đó, nghiên cứu bào chế tiểu phân nano polyme FB
với mục đích chính cải thiện độ hòa tan làm tăng sinh khả dụng được đề tài ứng dụng.
Hệ nano sau khi bào chế thường gặp nhiều nhược điểm về độ ổn định do khả năng
hút ẩm lớn, độ trơn chảy kém, dễ kết tụ hay nhiễm vi sinh vật, đặc biệt ở dạng lỏng.
Chính vì thế, việc rắn hóa hệ tiểu phân nano là bước quan trọng để cải thiện độ ổn
định, cũng như kết hợp được những ưu điểm của tiểu phân nano (tăng khả năng hòa
tan và sinh khả dụng [13]) với dạng bào chế rắn (tính ổn định cao, tăng khả năng tuân
thủ điều trị của bệnh nhân... [7]). Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào
chế tiểu phân nano fenofibrat” với những mục tiêu sau:
1. Xây dựng được công thức, quy trình bào chế tiểu phân nano fenofibrat và
đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano.
2. Bước đầu nghiên cứu bào chế rắn hóa hệ tiểu phân nano fenofibrat.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về fenofibrat
1.1.1. Công thức cấu tạo

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của fenofibrat


- Công thức phân tử: C20H21ClO4.
- Khối lượng phân tử: 360,8.
- Tên khoa học:
1-methylethyl 2-[4-(4-clorobenzoyl) phenoxy]-2-methylpropanoat [4], [60].
1.1.2. Tính chất lý hóa
- Cảm quan: Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng [4].
- Tính chất lý học: thực tế không tan trong nước (< 0,5mg/l), tan tốt trong
methylen clorid, khó tan trong ethanol 96% [4]. Fenofibrat thân dầu, trung
tính, hệ số phân bố D/N log P = 5,24 [37].
- Định tính:
Phương pháp quang phổ hồng ngoại: Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải
phù hợp với phổ hồng ngoại của fenofibrat chuẩn [4].
+ Phương pháp đo điểm chảy: từ 79oC đến 82oC [4].
- Định lượng:
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao [4].
Phương pháp đo mật độ quang hấp thụ [60].
1.1.3. Độ ổn định
Bền vững ở nhiệt độ thường [37], [60].

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

1.1.4. Đặc điểm dược động học


FB được hấp thu ngay ở đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Hấp thu thuốc bị giảm
nhiều nếu uống sau khi nhịn ăn qua đêm. Thuốc nhanh chóng thủy phân thành acid
fenofibric có hoạt tính; chất này gắn nhiều vào albumin huyết tương và có thể đẩy các
thuốc kháng vitamin K ra khỏi vị trí gắn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện
khoảng 5 giờ sau khi uống thuốc. Ở người có chức năng thận bình thường, nửa đời
trong huyết tương vào khoảng 20 giờ nhưng thời gian này tăng lên rất nhiều ở người
mắc bệnh thận và FA tích lũy đáng kể ở người bệnh suy thận uống fenofibrat hằng
ngày. FA đào thải chủ yếu theo nước tiểu (70% trong vòng 24 giờ, 88% trong vòng 6
ngày), chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronic, ngoài ra còn có FA dưới dạng khử và
chất liên hợp glucuronic của nó [2].
1.1.5. Chỉ định, chống chỉ định
 Chỉ định:
FB được sử dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các typ IIa, IIb, III,
IV và V, phối hợp với chế độ ăn [2].
 Chống chỉ định:
Suy thận nặng. Rối loạn chức năng gan nặng. Trẻ dưới 10 tuổi [2].
1.1.6. Liều lượng và cách dùng
Điều trị FB nhất thiết phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid. Cần uống thuốc
cùng với bữa ăn.
- Người lớn: 300 mg/ngày (1 viên 300 mg, uống vào một bữa ăn chính hoặc uống
3 lần, mỗi lần 1 viên 100 mg cùng với các bữa ăn).
- Trẻ > 10 tuổi: cần nghiên cứu kỹ để xác định căn nguyên chính xác của tăng lipid
máu ở trẻ. Có thể điều trị thử kết hợp với một chế độ ăn được kiểm soát ch t chẽ
trong vòng 3 tháng. Liều tối đa khuyên dùng là 5 mg/kg/ngày. Trong một số
trường hợp đặc biệt (tăng lipid máu rất cao kèm theo dấu hiệu lâm sàng của vữa
xơ động mạch, có đám đọng xanthom…) thì có thể dùng liều cao hơn nhưng phải
do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định [2].

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

1.2. Vài nét về công nghệ nano trong Dược phẩm


1.2.1. Khái niệm
Công nghệ nano là công nghệ nghiên cứu phát triển và sử dụng các vật liệu siêu
nhỏ có kích cỡ nanomet để phục vụ cho lợi ích cuộc sống con người [13].
Công nghệ nano trong dược phẩm (Pharmaceutical Nanotechnology) hình thành
trên cơ sở áp dụng thành tựu của công nghệ nano nói chung vào lĩnh vực nghiên cứu
chế tạo các tiểu phân nano dược phẩm, các hệ mang thuốc nano hoặc các thiết bị
nano dùng chẩn đoán và điều trị bệnh [25], [31].
1.2.2. Phân loại nano polyme mang thuốc
Theo cơ chế mang dược chất có thể chia làm ba nhóm [13].
Bảng 1.1. Phân loại nano polyme mang thuốc
Nhóm một Nhóm hai Nhóm ba
Hệ cốt, tiểu phân nano Hệ màng bao, polyme bao Hệ liên kết, polyme gắn
dược chất phân tán trong bên ngoài tiểu phân nano trực tiếp với phân tử dược
giá mang polyme: Siêu vi dược chất: Liposome, chất qua các cầu liên kết
cầu (nanospheres), siêu vi micelles, denderime, ống hóa học.
nang (nanocapsules), tiểu carbon...
phân lipid rắn.

Hình 1.2. Hình ảnh siêu vi


Hình 1.4. Hệ liên kết nano
cầu và siêu vi nang [19].
polyme hình thành qua
cầu liên kết hóa học [27].

Hình 1.3. Hệ màng bao


của một số nano polyme
mang thuốc [54].

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

1.2.3. Một số phương pháp bào chế tiểu phân nano polyme
Dựa theo quy trình bào chế, có thể chia các phương pháp bào chế nano polyme
làm 2 loại: 1 giai đoạn và 2 giai đoạn.
- Phương pháp 1 giai đoạn: dựa trên sự kết tủa của polyme từ một dung dịch,
hoặc sự kết tập tự phát của các đại phân tử để hình thành các nanogel ho c các
phức hợp của các chất đa điện phân (polyelectrolyte).
- Phương pháp 2 giai đoạn: giai đoạn đầu chung cho các phương pháp là bào
chế một nhũ tương và giai đoạn 2 là giai đoạn hình thành nên tiểu phân nano.
Giai đoạn 2 có thể được thực hiện dựa trên phản ứng polyme hoá các monome
hoặc các quá trình kết tủa, gel hoá của các polyme [61].
Các polyme được sử dụng có thể là polyme tự nhiên, các polyme tổng hợp, có sẵn
hoặc tạo thành từ các monome. Tuy nhiên, do các polyme tạo thành từ phản ứng
polyme hoá thường ít phân huỷ sinh học, các monome tồn dư và chất diện hoạt được
dùng với lượng lớn có thể gây độc và đòi hỏi quá trình tinh chế phức tạp [61]. Do đó,
hiện nay các nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp đi từ các polyme có sẵn (các
eudragit, các polyme phân huỷ sinh học như PLGA, PLA, PCL….) [39].
Một số phương pháp thường được sử dụng trong bào chế tiểu phân nano polyme
từ các polyme tổng hợp có sẵn như [40], [41], [61]:
- Nhũ hoá bốc hơi dung môi.
- Tự nhũ hoá do khuếch tán dung môi.
- Thay thế dung môi.
- Nhũ hoá khuếch tán dung môi.
- Hoá muối.
Nguyên tắc tiến hành và cơ chế hình thành tiểu phân nano của mỗi phương pháp
đều có những đặc điểm riêng. Việc hiểu rõ nguyên lý, các yếu tố ảnh hưởng lên các
đặc tính của tiểu phân và ưu nhược điểm của từng phương pháp đóng vai trò quan
trọng trong việc lựa chọn phương pháp cũng như các nguyên liệu ban đầu để bào chế
tiểu phân nano polyme [40].
1.2.3.1. Phương pháp nhũ hóa hơi dung môi

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Nguyên tắc: Dung dịch polyme và dược chất trong dung môi không tan trong nước
(hay dùng methylen clorid, dichloromethan…) được nhũ hoá vào pha ngoại chứa chất
ổn định dưới tác động của lực cơ học. Dung môi hữu cơ được bốc hơi khỏi hệ nhờ
nhiệt hoặc khuấy trộn liên tục, tiểu phân nano hình thành do sự thay đổi dung môi
[61].
Trong phương pháp nhũ hoá bốc hơi dung môi, mỗi tiểu phân được hình thành từ
một giọt pha dầu và kích thước tiểu phân phụ thuộc vào kích thước giọt pha dầu [46].
Ưu điểm: Áp dụng được với cả dược chất thân nước và thân dầu [61].
Nhược điểm: Khó nâng quy mô do cần nhiều năng lượng trong quá trình đồng
nhất. Giọt pha dầu dễ bị kết tụ lại trong quá trình bốc hơi dung môi làm tăng KTTP
[47], [61].
1.2.3.2. Phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung môi
Dung dịch dược chất trong dung môi hữu cơ tan một phần trong nước (hay dùng
ethyl acetat, alcol benzylic…) được nhũ hoá vào 1 dung dịch chứa chất ổn định đã
được bão hoà trước đó bằng dung môi hữu cơ. Nhũ tương được phối hợp với 1 thể
tích nước lớn hơn và được khuấy trộn nhẹ nhàng, dung môi khuếch tán từ giọt pha
dầu vào môi trường, hình thành các tiểu phân nano polyme [39], [40], [41], [47].
Các nghiên cứu cho thấy quá trình hình thành tiểu phân nano từ giọt pha dầu không
thể giải thích được bằng 1 cơ chế đơn thuần mà là sự kết hợp của nhiều cơ chế khác
nhau liên quan đến rất nhiều yếu tố trong quá trình bào chế. Một giọt pha dầu có thể
tạo ra một hoặc vài tiểu phân nano [39], [40].
Ưu điểm: Dễ kiểm soát về mặt kích thước, dễ nâng quy mô, độ lặp lại giữa các lô
mẻ cao [61].
Nhược điểm: Dược chất bị thất thoát ra ngoài môi trường. Lượng nước lớn, gây
khó khăn trong quá trình thu hồi sản phẩm [61].
1.2.4. Tính chất và một số chỉ tiêu đánh giá hệ tiểu phân nano
Hệ tiểu phân nano là hệ siêu vi tiểu phân, mắt thường không nhìn thấy được. Trong
khi đó, các tính chất và đặc điểm của tiểu phân lại gắn chặt chẽ với sự phân

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

bố và tác dụng trong cơ thể. Vì vậy, kiểm soát và đánh giá được tính chất của hệ tiểu
phân trong quá trình bào chế, sử dụng hệ tiểu phân nano là hết sức quan trọng [13].
1.2.4.1. Hình thái bên ngoài
Đây là thông số quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính và tác dụng của hệ như hình
dáng, hình thái bề mặt, phân bố không gian. Hình thái bên ngoài của tiểu phân nano
được quan sát bằng các kính hiển vi điện tử và quang phổ hiện đại như:
Kính hiển vi điện tử quét (SEM: Scanning electron microscopy) là một phương
pháp để quan sát trực tiếp các tiểu phân nano, chụp được ảnh tiểu phân có kích thước
10 nm, phóng đại từ 10 – 300.000 lần, cung cấp thông tin về sắp xếp cấu trúc, phân
bố không gian, hình ảnh bề m t tiểu phân [13], [31].
Hiển vi điện tử truyền qua (TEM: Transmission electron microscopy) cho hình
ảnh rõ hơn so với SEM về hình thái, cấu trúc tinh thể, số lượng và hướng của tiểu
phân, có thể xác định được vị trí tiểu phân trong tế bào [13].
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân có thể ghi hình ảnh ba chiều của tiểu phân, có thể
chụp tiểu phân 1 nm [13].
1.2.4.2. Phân bố kích thước tiểu phân
Yêu cầu hệ có phân bố kích thước tiểu phân càng hẹp càng tốt. Trên thực tế, đây
là tiêu chí rất khó đạt được, nhất là sự đồng nhất về phân bố kích thước giữa các lô
mẻ.
Kích thước tiểu phân có thể đo trực tiếp bằng một số thiết bị chụp hình ảnh nêu
trên. Xác định KTTP trung bình và chỉ số đa phân tán PDI (polydiversity index): PDI
từ 0,1 đến 0,25 được coi là phân bố hẹp, trên 0,5 là phân bố rộng [13].
1.2.4.3. Độ tích điện/thế zeta
Mục đích đo thế zeta để xác định sự t ch điện bề mặt tiểu phân nhằm tối ưu hóa
thông số công thức và dự đoán độ ổn định của hệ [13].
Đối với những hệ tiểu phân nano có thế zeta từ -10 đến +10 mV được xem là trung
tính. Với những hệ tiểu phân nano có thế zeta lớn hơn 30 mV hay nhỏ hơn - 30 mV
thì được xem như các cation mạnh và anion mạnh tương ứng. Do hầu hết

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

các màng tế bào có điện tích âm nên thế zeta có thể ảnh hưởng tới xu hướng thấm của
tiểu phân nano qua màng. Với thế zeta dương thì khả năng biểu thị độc tính nhiều
hơn do có thể gây vỡ thành tế bào [22].
1.2.4.4. Xác định tính chất hệ tiểu phân nano
Quang phổ hồng ngoại cung cấp thông tin về cấu trúc nguyên tử ở trạng thái rắn
khi nghiên cứu sự chuyển động của các phân tử. Bằng cách so sánh phổ hồng ngoại
của dược chất tinh khiết, tá dược và hệ tiểu phân nano dạng đông khô, có thể xác định
được sự tương tác giữa dược chất và tá dược trong hệ tiểu phân nano [5].
1.2.5. Nhược điểm về độ ổn đ nh của tiểu phân nano polyme dạng hỗn dịch
Việc bảo quản tiểu phân nano dưới dạng hỗn dịch gặp nhiều nhược điểm về độ
ổn định [61]:
- Thể tích nước lớn, hàm lượng dược chất trong 1 đơn vị thể tích thấp.
- Dễ nhiễm vi sinh vật.
- Polyme có thể bị thuỷ phân trong quá trình bảo quản.
- Dược chất bị mất dần hoạt tính.
- Các tiểu phân nano có thể bị kết tụ, sa lắng.
- Khó khăn trong quá trình phân liều.
Những nhược điểm trên giúp khẳng định được vai trò quan trọng của việc rắn hóa
hệ tiểu phân nano: kết hợp được những ưu điểm của hỗn dịch nano (hệ nano dạng
lỏng – tăng khả năng hòa tan và sinh khả dụng [13]) với dạng bào chế rắn (thuận tiện
trong kiểm soát quá trình, tính ổn định cao và tăng khả năng tuân thủ điều trị của
bệnh nhân [7]).
1.3. Một số phương pháp rắn hóa hệ tiểu phân nano
1.3.1. Đông khô
Đông khô là quá trình làm khô chế phẩm trong các điều kiện đặc biệt, trong đó
chế phẩm được đông lạnh sau đó loại dung môi bằng cách thăng hoa trực tiếp (giai
đoạn làm khô sơ cấp) và giải hấp phụ (giai đoạn làm khô thứ cấp) để ngăn chặn các
phản ứng hoá học và sự phát triển của vi sinh vật từ đó tăng độ ổn định của chế phẩm.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Đông khô là phương pháp thường được sử dụng để loại nước và tăng độ ổn định
cho hệ nano. Ngoài ra, bột đông khô còn được sử dụng để xác định hiệu suất quá trình
và chuẩn bị mẫu dùng trong các phương pháp phân tích như DSC, FT–IR, nhiễu xạ
tia X hay quan sát hình thái (chụp SEM). Tuy vậy, bản thân quá trình đông khô cũng
sinh ra các điều kiện khắc nghiệt có thể gây mất ổn định và thay đổi các đặc tính hệ
nano. Do vậy, thành công của quá trình đông khô phụ thuộc rất nhiều vào thành phần
công thức và các thông số kỹ thuật trong quá trình đông khô [16].
Tại đại học Dược Hà Nội, phương pháp đông khô đã được sử dụng trong nhiều
nghiên cứu về hệ tiểu phân nano, có thể kể đến như hệ nano GLP – PLGA/CS [11]
hay hệ nano piroxicam [9]. Hỗn dịch sau khi phân tán lại vẫn có KTTP nhỏ và đồng
nhất [11].
1.3.2. Phun sấy
Nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng phương pháp phun sấy để
tăng độ ổn định của tiểu phân nano. So với đông khô, phun sấy có một số ưu điểm
như thao tác nhanh, chi phí tương đối thấp, phù hợp với quy mô công nghiệp, bột
phun sấy có thể dùng dưới dạng hỗn dịch hoặc đưa vào viên nén, viên nang. Bên cạnh
đó, hiện nay một số phương pháp phun sấy cải tiến đã xuất hiện, góp phần cải thiện
những hạn chế của phun sấy như cần gia nhiệt, có thể tác động lên tính toàn vẹn của
tiểu phân nano và dược chất [61].
Nghiên cứu của Dengning Xia và cộng sự (2016) nhận định phun sấy là một
phương pháp khả thi để củng cố độ ổn định của hệ nano lipid FB cho dạng bột. Các
tiểu phân nano lipid có thể giữ được dược chất và thời gian giải phóng thuốc kéo dài
sau khi phun sấy [64]. Theo khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học của Nguyễn Cảnh
Hưng: bột phun sấy nano azithromycin được phân tán trở lại vào nước bằng máy lắc
xoáy tạo hỗn dịch đục nhẹ và đo KTTP bằng công cụ phổ tương quan photon cho kết
quả: KTTP trung bình của hệ tăng lên (từ hơn 200nm đến hơn 400nm) chứng tỏ đã
có sự kết tụ của các tiểu phân nano [12].
1.3.3. Tạo hạt tầng sôi

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

10

Các thiết bị tạo hạt kiểu tầng sôi được phát triển và ứng dụng trong công nghiệp
dược từ những năm 1960. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như hạn chế bụi, tạo
hạt nhanh, hao phí và chi phí lao động thấp, thuận lợi để tự động hóa quá trình [3].
Trong quá trình tạo hạt tầng sôi, sự kết tập tiểu phân chất rắn và quá trình sấy khô
hạt được tiến hành đồng thời trên cùng một thiết bị. Khối bột tạo hạt được đảo trộn
bởi khí nóng. Dịch tạo hạt được phun vào khối bột, làm ẩm và tạo cầu nối lỏng giữa
các tiểu phân chất rắn. Dưới tác dụng của kh nóng, dung môi bay hơi, tá dược dính
tạo thành cầu nối rắn liên kết các tiểu phân chất rắn lại với nhau, tạo thành hạt [52].
1.3.4. Phun hỗn dịch nano lên hạt
 Cơ chế bao tầng sôi:
Trong quá trình bao tầng sôi, khí nóng được thổi từ dưới lên qua một tấm phân
phối khí đặt ở đáy, các nhân bao được luồng khí này đảo trộn và thổi từ dưới lên đi
qua vùng phun dịch, dung dịch hoặc hỗn dịch bao được phân tán thành các giọt chất
lỏng rất nhỏ bằng súng phun và bám vào nhân bao. Các giọt phun sẽ thấm ướt và
lan rộng ra trên bề mặt nhân
bao, hợp nhất thành lớp màng
lỏng. Nhân bao tiếp tục bị
đẩy lên phía trên và rơi xuống
trong buồng khí nóng, dung
môi bay hơi nhanh, các tiểu
phân chất bao hợp nhất lại
thành lớp màng liên tục phủ
trên bề mặt nhân bao [3].
Hình 1.5. Thiết bị tầng sôi thường dùng [8]
 Một số nghiên cứu dùng phương pháp bao tầng sôi:
Tác giả Zhiqiang Tian và cộng sự (2013) đã nghiên cứu phun hệ nano lipid FB
lên pellet nhân sử dụng máy bao tầng sôi. Kết quả cho thấy phương pháp này phù

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

11

hợp để rắn hóa hệ nano lipid: hạt thu được có đặc tính vật lý tốt, không tồn tại FB
dạng tinh thể trong pellet (theo kết quả phân tích nhiệt vi sai và nhiễu xạ tia X). Pellet
tạo thành có KTTP nano lipid trung bình là 227,5 nm, lớn hơn 94,1 nm so với tiểu
phân nano lipid ban đầu. Tuy nhiên, kết quả thử giải phóng nano lipid ban đầu và
pellet cho kết quả tương đương [55].
Tác giả Yang Lei và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu phun hệ tự nhũ hóa
lỏng lên pellet nhân và kết luận phương pháp này tiềm năng để rắn hóa hệ tự nhũ hóa
[36].
1.3.5. Tạo pellet sử dụng thiết bị đùn – tạo cầu
Hỗn dịch nano lỏng được phối hợp với tá dược rắn (có thể thêm tá dược dính thích
hợp) thu được khối ẩm. Khối ẩm được đem đùn tạo sợi và vo tạo cầu thu được pellet
[58], [63].
Dạng bào chế pellet có nhiều ưu điểm như: phân tán rộng trong đường tiêu hóa,
giảm kích ứng, thời gian lưu ở dạ dày hằng định. Đ c điểm này giúp tối đa hóa sự hấp
thu thuốc, đồng thời giảm sự biến đổi bất thường của nồng độ đỉnh của thuốc trong
huyết tương. Kết quả làm giảm tác dụng phụ tiềm ẩn mà không giảm sinh khả dụng
của thuốc. Thêm vào đó, phương pháp đùn tạo cầu dễ dàng sản xuất với quy mô lớn
mang lại hiệu quả cao [15].
Tác giả Shashank Tummala và cộng sự (2015) đã nghiên cứu thành công pellet
bằng phương pháp đùn – tạo cầu từ nano 5-FU bao chitosan (bào chế bằng phương
pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi). Pellet tạo thành bền và giải phóng kéo dài 24 giờ.
Điều này dẫn đến giảm độc tính cho các tế bào khỏe vì phần lớn thuốc được định vị
trong vùng đại tràng, nên có thể giảm liều dùng cho bệnh nhân [58]. Tại Đại học
Dược Hà Nội, tác giả Ngô Thị Hằng cũng nghiên cứu bào chế thành công pellet chứa
hệ tự nhũ hóa artesunat bằng phương pháp đùn tạo cầu và đánh giá được một số đặc
tính của pellet bào chế được: hình thức cầu, đều, bề mặt nhẵn; hiệu suất tạo pellet cao
trên 85%; hàm lượng dược chất và kích thước tiểu phân gần như không thay đổi nhiều
và độ hòa tan sau 20 phút đạt gần 95% [10].

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

12

1.3.6. Nạp nano thuốc vào nhựa trao đổi ion


Nhựa trao đổi ion là các polyme liên kết chéo, không tan trong nước, mang nhiều
nhóm chức tạo muối tại các vị trí liên tiếp trên chuỗi polyme [50], [51]. Nhựa trao
đổi ion được chia thành 2 loại cơ bản: nhựa trao đổi cation và anion [49], [50], [51].
Ở mức độ phân tử, trong cấu trúc nhựa trao đổi ion có các nhóm liên kết phân bố
dọc theo các chuỗi polyme tại các vị trí xác định. Do đó, cơ chế hấp phụ cũng giữ
một vai trò nhất định trong việc hình thành phức hợp nhựa trao đổi ion – dược chất.
Có 2 kỹ thuật cơ bản để để nạp thuốc vào nhựa:
- Kỹ thuật mẻ: nhựa sau khi xử lý được khuấy trộn với hỗn dịch nano trong
những điều kiện cụ thể đến khi quá trình trao đổi đạt trạng thái cân bằng [49],
[51].
- Kỹ thuật cột: không thường được ứng dụng trong bào chế, thường được sử
dụng trong tinh chế, phân tích kiểm nghiệm.
Tác giả Fatima S.D., Komal S1 và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu bào chế viên
nhai che vị đắng của Clarithromycin từ phức hợp nhựa – dược chất. Kết quả thử hòa
tan cho thấy sau 6 giờ dược chất được giải phóng tối đa và gần như không gây đắng
(do phức hợp tạo thành ức chế sự giải phóng thuốc trong nước bọt) [23].
1.4. Một số nghiên cứu về tăng độ hòa tan của fenofibrat
Fenofibrat là hoạt chất thuộc nhóm acid fibric, ra đời vào năm 1975 và được đưa
vào sử dụng từ những năm 90 thế kỷ XX. FB có nhiều ưu điểm hơn hẳn các dẫn chất
khác trong nhóm về tần suất và cường độ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là không gây
tương tác dược động học với các dẫn chất thuộc nhóm statin [20], [24]. Điều đó rất
thuận lợi khi sử dụng kết hợp 2 loại thuốc điều trị rối loạn tăng mỡ máu theo cơ chế
riêng biệt làm tăng hiệu quả điều trị mà lại rất an toàn cho người sử dụng [18], [59].
Ngoài tác dụng làm giảm triglycerid, LDL – C (cholesterol xấu), cholesterol toàn
phần (TC) và apolipoprotein B, FB còn tăng đáng kể HDL – C (cholesterol tốt) và
apolipoprotein A [42], [56]. Vì các ưu điểm vượt trội đó, hiện

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

13

nay FB được dùng rất ph biến và là một trong những thuốc hạ mỡ máu được kê
đơn nhiều nhất.
Tuy nhiên, FB có độ tan thấp, tốc độ hòa tan chậm, sự hấp thu phụ thuộc vào các
thể, chế độ ăn và tình trạng tháo rỗng dạ dày. Nồng độ tối đa của FA trong máu có
thể dao động từ 0,5 đến 10 g/ml. Sự dao động lớn của nồng độ thuốc trong máu
không những làm sinh khả dụng không ổn định, hiệu quả điều trị không ổn định
mà còn gây tăng tần suất xuất hiện và cường độ các tác dụng phụ của thuốc [9]. Do
vậy, tăng sinh khả dụng bằng cách tăng độ hòa tan của FB là đề tài được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
Để cải thiện khả năng hòa tan và nâng cao sinh khả dụng của FB, đã có các nghiên
cứu bào chế theo phương pháp khác nhau nhằm tạo ra dạng bột siêu mịn FB. Tác giả
Vogt M. và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu biện pháp làm tăng độ tan của
FB bằng phương pháp tạo vi hạt, nghiền có phối hợp chất diện hoạt và phun sấy. Bằng
phương pháp phân tích nhiệt vi sai và nhiễu xạ tia X xác định được có sự chuyển từ
dạng kết tinh sang dạng vô định hình của FB khi áp dụng phương pháp phun sấy [62].
Để giảm liều dùng của FB và loại bỏ sự phụ thuộc vào tình trạng tháo rỗng dạ
dày (không phụ thuộc sự có mặt của thức ăn) các nghiên cứu bào chế FB dưới dạng
nano đã được công bố. Một số dạng thuốc mới bào chế trên cơ sở các tiểu phân
nano của FB xuất hiện như: TriCor® của hãng Abbott được FDA chứng nhận vào
11/2004 với phương pháp chế tạo xay nghiền, dạng bào chế là viên nén hàm lượng
48 mg và 145 mg. Các chế phẩm này có SKD không phụ thuộc vào thức ăn [1].
Bằng kỹ thuật tạo hệ phân phối các dược chất không tan dạng vi cầu, viên nén
fenofibrat 160 mg có sinh khả dụng không phụ thuộc vào tình trạng tháo rỗng của dạ
dày. Các tác giả Guivarc’ch PH., Vachon MG. và Najib J. đã nghiên cứu ảnh hưởng
của thức ăn đến sinh khả dụng của viên bào chế từ vi cầu fenofibrat, kết quả cho thấy
hai nhóm dùng thuốc khi đói và no có các thông số dược động học tương đương nhau
[30], [42]. Tác giả Hanafy và cộng sự (2007) nghiên cứu dạng hỗn dịch nano
DissoCubes với cỡ hạt khoảng 338 nm và dạng nano lipid rắn cỡ hạt < 58 nm

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

14

là tương đương sinh khả dụng. Cả hai dạng này đều có sinh khả dụng cao hơn dạng
hỗn dịch vi hạt có kích thước hạt < 5 mm [33]. Theo tác giả Yaping Chen và cộng sự,
kết quả mẫu liposome sử dụng lecithin cho sinh khả dụng lớn gấp 4 lần so với viên
nang bào chế từ bột siêu mịn FB [21]. Tác giả Gogotsi và cộng sự đã nghiên cứu
phương pháp nghiền bi tạo nano FB với muối ăn mịn kích thước 300 m đã tạo được
siêu vi hạt FB kích thước giảm xuống dưới 100 nm [38]. Tác giả Tran Tuan Hiep đã
nghiên cứu bào chế được nano lipid fenofibrat làm tăng khả năng thẩm thấu của thuốc
qua hàng rào tiêu hóa. Và đã chọn được công thức tối ưu hóa để đạt kích thước hạt
nhỏ (~ 150 nm), PDI nhỏ (< 0,4), giải phóng tốt (khoảng 60% thuốc đã được giải
phóng khỏi công thức trong 4 giờ đầu tiên, tiếp theo là sự giải phóng tương đối chậm
đến 24 giờ), độ ổn định vật lý tốt, hiệu suất nạp thuốc cao. Hơn nữa còn chứng minh
được có sự tăng cường rõ rệt tỷ lệ và mức độ sinh khả dụng thuốc [57].
Tác giả Võ Quốc Ánh, Hoàng Kiều Vân (2010) đã nghiên cứu thành công viên
nén FB 160 mg từ hỗn dịch đặc vi hạt fenofibrat có độ hòa tan trong môi trường SLS
1% sau 20 phút đạt khoảng 98%, tương đương viên Lypanthyl supra 160 mg; cao hơn
dạng bột siêu mịn fenofibrat (đạt khoảng 33%) và dạng bột nguyên liệu fenofibrat
(đạt khoảng 8%) [1], [14].
Hiện nay, tại Việt Nam đã có những nghiên cứu làm tăng độ hòa tan và sinh khả
dụng của FB sử dụng công nghệ nano. Tuy nhiên, chưa thấy nghiên cứu nào rắn hóa
hệ tiểu phân nano sử dụng phương pháp tạo hạt tầng sôi. Do vậy, sau khi xây dựng
được công thức, quy trình bào chế hệ tiểu phân nano FB và đánh giá một số đ c tính
của hệ, khóa luận này bước đầu nghiên cứu bào chế rắn hóa hệ tiểu phân nano FB
theo phương pháp đã đề cập.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

15

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng
2.1.1. Nguyên vật iệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT Tên nguyên liệu Nguồn gốc Tiêu chuẩn
1. Fenofibrat Trung Quốc DĐVN IV
2. Aerosil Bỉ USP 36 – NF 31
3. Avicel PH 102 Đức USP 36 – NF 31
4. Eudragit EPO Đức USP 36 – NF 31
5. Natri lauryl sulfat Trung Quốc USP 36 – NF 31
6. Natri starch glycolat Trung Quốc USP 36 – NF 31
7. Polyvinyl alcol (205) Singapore USP 36 – NF 31
8. Ethyl acetat Trung Quốc Tinh khiết hóa học
9. Methanol Trung Quốc Tinh khiết hóa học
10. Acid phosphoric Đức Tinh khiết phân tích
11. Kali dihydro phosphat Đức Tinh khiết phân tích
12. Acid phosphoric Đức Tinh khiết phân tích
13. Nhựa Anhui HPD 826 Trung Quốc TCCS

2.1.2. Thiết bị
- Máy đo thế Zeta và xác định phân bố KTTP Zetasizer NanoZS90 (Anh).
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Agilent 1260 (Mỹ).
- Máy siêu âm cầm tay Vibra Cell, Sonics & Materials, INC (Mỹ).
- Ống ly tâm chứa màng siêu lọc 10000Da, Millipore, Billerica, MA (Mỹ).
- Tủ lạnh sâu Unicryo (Mỹ).
- Máy tầng sôi Mini – Glatt (Đức).
- Máy đông khô Alpha 1-2 LDplus, Martin Christ G. GmnH (Đức).
- Máy quang phổ hồng ngoại FT-IR 6700 JASCO (Nhật Bản).
- Máy quang phổ UV-VIS Optima SP-3000 nano (Nhật Bản).
- Máy thử độ hòa tan PHARMATEST (Đức).

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

16

- Máy lắc Vortex Mixter VM300 (Đức).


- Máy lọc nước PURELAB classic UV, ELGA (Anh).
- Máy đo pH SATORIUS TE 412 (Đức).
- Máy đo độ trơn chảy ERWEKA GWF (Đức).
- Máy đo tỷ trọng biểu kiến ERWEKA SMV (Đức).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng quy trình bào chế tiểu phân nano FB. Đánh giá được ảnh hưởng
của một số yếu tố tới đặc tính của tiểu phân nano.
- Bước đầu bào chế rắn hóa hệ tiểu phân nano FB theo 3 phương pháp:
(i) Tạo hạt tầng sôi.
(ii) Tạo hạt kép: tạo hạt ướt – tạo hạt tầng sôi.
(iii) Tạo hạt mang dược chất bằng nhựa trao đổi ion.
Đánh giá một số đặc tính của hạt: định lượng, khả năng giải phóng, KTTP
nano sau khi phân tán lại, tương tác giữa dược chất và các tá dược.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano fenofibrat
Qua tham khảo đề tài “Nghiên cứu bào chế nano azithromycin bằng phương pháp
nhũ hóa khuếch tán dung môi” của dược sĩ Nguyễn Cảnh Hưng [12], xây dựng
phương pháp bào chế tiểu phân nano FB như sau:
2.3.1.1. Công thức
Bảng 2.2. Công thức bào chế tiểu phân nano FB
Thành phần Số lựợng
Eudragit EPO + FB 1,5 g
Ethyl acetat 10 ml
Dung dịch PVA 0,5% (bão hoà với 5 ml ethyl acetat) 50 ml
Dung dịch PVA 0,1% (pha pha loãng) Thay đổi

2.3.1.2. Quy trình bào chế:


- Chuẩn bị pha dầu: hoà tan FB và polyme Eudragit EPO vào ethyl acetat.
- Chuẩn bị pha nước: dd polyvinyl alcol (PVA) nồng độ 0,5%. Trong đó:

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

17

 Phương pháp 1: dd PVA không có EA.


 Phương pháp 2: dd PVA bão hòa bằng EA.
- Giai đoạn nhũ hoá: pha dầu được nhỏ từ từ vào pha nước (dung dịch PVA
0,5%). Thiết bị đồng nhất là máy siêu âm cầm tay. Trong quá trình đồng nhất
duy trì nhiệt độ 5 – 10oC bằng nước đá kết hợp khuấy từ.
- Khuếch tán dung môi: phối hợp nhanh nhũ tương thu được với pha pha loãng
(dung dịch PVA 0,1%) được khuấy trộn bằng khuấy từ.
- Bốc hơi dung môi: tiếp tục khuấy từ nhẹ nhàng để bốc hơi dung môi hữu cơ.
- Sản phẩm được đánh giá các chỉ tiêu và rắn hóa.
2.3.1.3. Sơ đồ quy trình bào chế:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế tiểu phân nano


2.3.2. Phương pháp rắn hóa nano fenofibrat
2.3.2.1. Tạo hạt tầng sôi
 Thiết bị: Máy tầng sôi Mini – Glatt.
 Quy trình tiến hành:
- Chuẩn bị tá dược dính: hỗn dịch nano tương ứng 0,75 g FB được bào chế như
trình bày ở mục 2.3.1 (không sử dụng pha pha loãng). Phân tán 0,15 g Aerosil
vào hỗn dịch nano. Lọc hỗn dịch qua rây 0,125 mm.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

18

- Chuẩn bị bột kép: Rây, cân, trộn bột kép với các thành phần trong bảng 2.3.
Đưa hỗn hợp vào buồng bao.
Bảng 2.3. Thành phần bột kép
Thành phần Khố lƣợng (g)
Avicel PH 102 10
NaLS Khảo sát
Natri starch glycolat 0,4

- Phun tá dược dính đã chuẩn bị vào buồng bao với các thông số như sau:
 Lưu lượng khí vào: 9,0 – 20,0 m3/giờ  Tốc độ phun dịch: 1,0 – 1,2
 Nhiệt độ khí vào: 65 – 70oC ml/phút
 Nhiệt độ thực buồng bao 45oC  Đường kính vòi phun: 0,5 mm
 Áp suất khí phun: 1,3 bar  Thời gian giũ: 4 giây/lần.
- Sau khi phun hết tá dược dính, sấy hạt thêm 10 phút rồi lấy ra để bảo quản
trong túi nilon kín.
2.3.2.2. Tạo hạt ớt – tạo hạt tầng sôi
 Thiết bị: Máy tầng sôi Mini – Glatt được lắp đặt với súng phun từ trên xuống.
 Sơ đồ quy trình:

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình tạo hạt kép

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

19

 Mô tả cách tiến hành:


- Bước 1: Tạo hạt ướt
 Chuẩn bị tá dược dính: với PP 1 là dd PVP K30 10% trong nước, PP 2 là
HD nano tương ứng 0,75 g FB được bào chế như trình bày ở mục 2.3.1.
 Chuẩn bị bột kép: Nghiền, rây = 0,355 mm), cân, trộn bột kép với
thành phần như bảng 2.3.
 Tạo hạt: Nhào ẩm khối bột với lượng tá dược dính vừa đủ, ủ khối bột ẩm
trong 15 – 30 phút. Xát hạt ướt qua rây 1,0 mm, sấy ở 50oC/2 giờ. Sửa hạt
và chọn hạt trong khoảng k ch thước từ 0,8 – 1,0 mm.
 Bảo quản trong túi nilon kín có nút kéo, để nơi khô thoáng đến khi sử dụng.
- Bước 2: Tạo hạt tầng sôi
 Chuẩn bị dịch phun: với PP 1 là hỗn dịch nano tương ứng với 0,75 g FB;
với PP 2 là phần hỗn dịch nano còn lại sau tạo hạt ướt. Phân tán 0,15 g
Aerosil vào hỗn dịch nano. Rây hỗn dịch qua rây 0,125 mm.
 Chuẩn bị nhân bồi: là hạt ướt tạo thành ở bước 1.
 Tạo hạt tầng sôi: phun dịch với các thông số như mục 2.3.2.1. Sau khi hết
dịch, sấy hạt thêm 10 phút.
 Bảo quản trong túi nilon kín có nút kéo, để nơi khô thoáng đến khi đánh
giá các chỉ tiêu chất lượng của hạt.
2.3.2.3. Tạo hạt mang dược chất bằng nhựa trao đổi ion
- Chuẩn bị hỗn dịch nano: Như trình bày ở mục 2.3.1 không sử dụng pha pha
loãng (tương ứng 150 mg FB).
- Chuẩn bị nhựa: Cân 5 g nhựa (thay đổi). Rửa với nước cất nhiều lần để loại
các chất bẩn và bụi nhiễm vào trong quá trình sản xuất và bảo quản [49].
- Hoạt hóa nhựa bằng dd NaOH 4% trong 3 giờ. Sau đó nhựa được trung tính lại
bằng nước [49].
- Nạp nano vào nhựa: Nhựa được phối hợp với hỗn dịch nano: khuấy ở các tỷ lệ
khối lượng và khoảng thời gian (khảo sát).

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

20

- Thu sản phẩm: Rửa sản phẩm 2 lần với nước RO. Sấy ở nhiệt độ 50oC đến hàm
ẩm 3 – 4%. Chọn hạt có k ch thước lớn hơn 0,8 mm. Bảo quản trong túi nilon
kín.
2.3.3. Các phương pháp đánh giá
2.3.3.1. Phương pháp định lượng fenofibrat
 Phương pháp đo quang: Định lượng tại bước sóng 291 nm.
- Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 10,0 mg FB cho vào bình định mức
100,0 ml; thêm 10 ml MeOH, lắc hoặc siêu âm cho tan hết; bổ sung đủ thể
tích bằng dd NaLS 0,72%. Pha loãng 10 lần bằng NaLS 0,72%. Đo độ hấp thụ
dung dịch chuẩn tại bước sóng 291 nm.
- Dung dịch thử: Cân chính xác lượng hạt chứa khoảng 10 mg FB vào bình định
mức 100,0 ml; tiến hành tương tự như dd chuẩn thu được dd có nồng độ FB
khoảng 10 . g/ml.Đo độ hấp thụ của các dung dịch thử.
- Tính toán, xử lý kết quả.
 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPL )
Fenofibrat trong các mẫu thử được định lượng bằng phương pháp HPLC với các
điều kiện sắc ký cụ thể tham khảo theo USP 36 như sau [60]:
- Pha động: hỗn hợp methanol: dd KH2PO4 10-3 M pH 2,9 (80:20).
- Dung dịch chuẩn: dd có nồng độ 60 µg/ml FB trong pha động.
- Dung dịch thử: mẫu thử định lượng, mẫu thử để đánh giá EE và LC, mẫu thử
hòa tan của hạt ở mục 2.3.2.3, mẫu thử đánh giá lượng nano sau khi phân tán
lại hạt tầng sôi với nước.
Mẫu chuẩn và mẫu thử được lọc qua màng lọc 0,45 µm.
- Điều kiện sắc ký:
 Cột sắc ký: Cột Agilent XDB – C18 (150 mm x 4,6 mm, hạt nhồi 5 µm).
 Bước sóng phát hiện: 291 nm, detector DAD.
 Thể tích tiêm mẫu: 20 µl.
 Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
 Nhiệt độ: 20 – 30oC.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

21

 Chế độ tiêm mẫu: tiêm mẫu tự động.


Tính toán và xử lý kết quả dựa vào nồng độ và diện t ch pic tương ứng.
2.3.3.2. Phương pháp đánh giá đặc tính hệ tiểu phân nano fenofibrat
a. Đánh giá phân bố kích thước tiêu phân và thế zeta
 Thiết bị: máy phân tích kích thước tiểu phân Zetasizer Nano ZS90.
 Quy trình: Tiến hành pha loãng hỗn dịch bằng nước cất để chỉ số “Cou t Rate”
nằm trong khoảng 200 – 400 kcps. Mẫu pha loãng được đưa vào buồng đo ở điều
kiện nhiệt độ đo 25oC.
b. Đánh giá hiệu suất mang thuốc trong tiểu phân nano
Qua tham khảo khóa luận tốt nghiệp dược sĩ của Vũ Thị An Hòa (2016) [11], tiến
hành đánh giá hiệu suất mang thuốc trong tiểu phân nano như sau:
Xác định lượng dược chất tự do: Lấy chính xác một thể tích hỗn dịch chứa tiểu
phân nano FB đưa vào ống ly tâm có màng siêu lọc 10 kDa. Tiến hành ly tâm 5000
vòng/phút trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ phòng, lấy phần dịch lọc trong phía dưới
màng siêu lọc tiêm vào hệ sắc ký lỏng hiệu năng cao để định lượng FB tự do.
Xác định lượng dược chất toàn phần: Lấy chính xác một thể tích hỗn dịch nano
FB pha loãng trong bình định mức thích hợp để thu được nồng độ dược chất trong
khoảng 1 g/ml đến 100 g/ml, cho pha động vào siêu âm cho tan hết, bổ sung thể
tích bằng pha động. Lọc dịch toàn phần qua màng 0,45 µm rồi tiêm vào hệ sắc ký
lỏng hiệu năng cao để định lượng FB toàn phần.
Hiệu suất tạo nano của dược chất được tính theo công thức sau:
Ctp - Ctd
EE (%) = x 100%
Ctp
Trong đó:
+ Ctp: Là nồng độ toàn phần của dược chất trong hỗn dịch nano (µg/ml).
+ Ctd: Là nồng độ tự do của dược chất trong hỗn dịch nano (µg/ml).
Hiệu suất mang thuốc của hệ tiểu phân nano:
mNano
LC (%) = x 100%
mHệ

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

22

Trong đó:
+ mNano: Khối lượng của FB được tạo thành nano (mg).
+ mHệ: Tổng khối lượng của hệ nano bao gồm dược chất và tá dược sử dụng bào
chế nano (mg).
2.3.3.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu của hạt rắn hóa
a. Phương pháp thử hòa tan
Thử độ hòa tan được tiến hành trên thiết bị thử độ hòa tan PHARMATEST với
các thông số thử độ hòa tan [60]:
 Môi trường thử hòa tan: dd NaLS 0,72%.
 Nhiệt độ: 37 ± 0,5oC.
 Thể t ch môi trường hòa tan: 900 ml.
 Tốc độ cánh khuấy: 75 ± 3 vòng/phút.
 Khối lượng mẫu thử: Lượng mẫu tương ứng 48 mg fenofibrat.
 Thời gian thử: 30 phút.
Lấy mẫu tại các thời diểm 5, 10, 15, 20, 30 phút và lọc qua màng 0,45 µm.
Xác định lượng dược chất giải phóng ra tại các thời điểm bằng phương pháp đo
quang hoặc HPLC.
b. Đo hổ FT-IR
 Thiết bị: Máy đông khô Martin Christ Alpha 1-2 LDplus và máy quang phổ
hồng ngoại FT-IR 6700.
 Quy trình tiến hành: Mẫu hỗn dịch nano sau khi bào chế được tiến hành đông
khô với các quá trình:
 Tiền đông: hỗn dịch được đưa vào tủ âm sâu (-70oC).
 Đông khô: áp suất 0,1 mbar, nhiệt độ -50oC trong thời gian 24 giờ.
Nghiên cứu đo ph hồng ngoại của nguyên liệu FB, Eudragit EPO, hỗn hợp vật lý,
tiểu phân nano đông khô, hạt rắn hóa được thực hiện trên máy quang ph hồng ngoại
JASCO. Mẫu được trộn với bột KBr tỷ lệ khối lượng khoảng 1:20 rồi ép thành viên.
Quét ph trong khoảng 4000 – 400 cm-1. Quá trình diễn ra trong điều kiện độ ẩm dưới
60%.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

23

c. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng hạt


 Tỷ trọng của hạt:
- Tỷ trọng thô (dt): Là khối lượng trên một đơn vị thể tích bột, được đo bằng cách
đong một thể tích bột sau đó cân khối lượng và tính dt.
- Tỷ trọng biểu kiến (dbk): Là tỷ trọng của khối bột được đo trong điều kiện rung
lắc để tiểu phân được xếp đặc khít thành thể tích tối thiểu. Đo bằng cách sau khi
đong bột, gõ theo một chương trình nhất định, đọc thể t ch đã xếp đặc khít. Cân
khối lượng bột và tính dbk.
- Thông qua việc xác định các loại tỷ trọng của hạt, có thể đánh giá gián tiếp khả
năng trơn chảy của hạt bằng cách xác định chỉ số Carr (C) theo công thức:

(dbk – dt) x 100


C=
dbk
(Chỉ số Carr từ 21 – 22 khả năng trơn chảy tốt, từ 34 – 43 khả năng trơn
chảy kém, C > 45 hạt không có khả năng trơn chảy) [3].
 Đánh giá độ trơn chảy của hạt
- Đổ một lượng bột (khoảng 20 gam) lên phễu máy đo độ trơn chảy ERWEKA
dùng phễu có đường kính 15 mm.
- Gạt bằng khối hạt trong phễu và khởi động máy.
Kết quả: Đọc tốc độ trơn chảy (gam/giây – g/s).
d. Sơ bộ đánh giá KTTP của tiểu phân nano sau khi phân tán lại hạt tầng sôi
- Chuẩn bị: Cân ch nh xác lượng hạt tương ứng với 2,5 mg DC cho vào ống ly
tâm, phân tán với chính xác 5 ml nước cất. Dùng máy lắc votex trong 1 phút.
- Ly tâm 5000 vòng/phút trong 5 phút.
- Phân tích:
+ 4ml phần dịch trên đo KTTP và định lượng bằng HPLC.
Định lượng hàm lượng dược chất trong hạt tầng sôi. Tính toán lượng dược
chất có trong 4ml dịch trên so với t ng lượng hạt đưa vào (%kl/kl).

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

24

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. Kết quả khảo sát phương pháp định lượng fenofibrat
3.1.1. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại
 Xác định bước sóng hấp thụ cực đại và độ đặc hiệu của phương pháp
Quét phổ phổ hấp thụ của FB trong dung dịch NaLS 0,72% và phổ các tá dược
trong dung môi methanol và dung dịch NaLS 0,72% trong khoảng bước sóng từ 200
– 400nm. Thu được kết quả: Tại λ = 291nm độ hấp thụ của FB cao nhất, độ hấp thụ
của các mẫu chỉ có tá dược trong dung môi methanol và NaLS 0,72% rất thấp, hầu
như không hấp thụ. Chứng tỏ tá dược trong công thức không ảnh hưởng đến sự hấp
thụ mật độ quang của FB trong môi trường NaLS 0,72% tại bước sóng 291nm.
Nhận xét: phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại tại bước sóng 291nm
đặc hiệu đối với dược chất FB.
 Xác định mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ FB
Pha dãy dd chuẩn FB có nồng độ trong khoảng 5,0 – 15,0 µg/ml trong dd NaLS
0,72%. Đo độ hấp thụ tại bước sóng 291 nm. Kết quả được trình bày như hình 3.1:
0.8
Độ hấp thụ quang

y = 0,044x + 0,0036
0.6 R² = 0,9995
(Abs)

0.4

0.2

0
0 2.5 5 7.5 10 12.5 15

Nồng độ (µ /ml)

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ FB
Nhận xét: Hệ số hồi quy tuyến t nh thu được R2 = 0,9995 chứng tỏ có sự tương
quan tuyến tính chất chẽ giữa độ hấp thụ quang và nồng độ. Ngoài ra, do thao tác
thuận tiện nên tiến hành sử dụng phương pháp này để xác định hàm lượng FB trong
các mẫu thử hòa tan.
3.1.2. Phương pháp HPL
 Thẩm định tính thích hợp của hệ thống:
Tiến hành chạy sắc ký lặp lại 6 lần trên một dung dịch chuẩn FB nồng độ
Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

25

60µg/ml, với các điều kiện chạy sắc ký đã chọn ở mục 2.3.3.1, ghi lại các giá trị về
thời gian lưu, diện tích pic. Độ lặp lại của hệ thống được biểu thị bằng độ lệch chuẩn
tương đối RSD (%) của diện tích pic và thời gian lưu. Kết quả khảo sát cho thấy điều
kiện sắc ký lựa chọn phù hợp để định lượng FB: RSD của thời gian lưu < 1% và RSD
diện tích pic < 2%.
 X c định mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ FB
Pha dãy dd chuẩn FB có nồng độ trong khoảng 1 – 100 μg/ml và tiến hành chạy
HPLC theo điều kiện đã nêu ở mục 2.3.3.1. Kết quả được trình bày như hình 3.2:

6000
Diện tích pic (m U.s)

y = 54,01x + 28,323
R² = 0,9970
4000

2000

0
0 20 40 60 80 100 120
Nồng độ (µ /ml)

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa điện tích pic và nồng độ FB
Nhận xét: Hệ số hồi quy tuyến tính thu được R2 = 0,9970 chứng tỏ có sự tương
quan tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ. Khoảng tuyến tính này phù hợp để xác
định hàm lượng FB trong các mẫu thử.
3.2. Xây dựng công thức bào chế và khảo sát một số ảnh hưởng tới đặc tính
của tiểu phân nano fenofibrat
Qua tham khảo một số tài liệu [12], [13], [39], [57], hệ tiểu phân nano có kích
thước nhỏ hơn 200 nm, PDI < 0,3 và thế zeta có giá trị tuyệt đối lớn hơn 30 mV dự
đoán hệ ổn định, tăng sinh khả dụng. Do vậy, nghiên cứu này lựa chọn các giá trị đó
làm mục tiêu và tiến hành khảo sát một số thông số ảnh hưởng tới đặc tính của hệ
nano.
3.2.1. Lựa chọn phương pháp bào chế
Tiểu phân nano FB được bào chế theo phương pháp tại mục 2.3.1, không sử dụng
pha pha loãng với tỷ lệ FB : EPO = 1:9. Kết quả được trình bày như bảng 3.1:

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

26

Bảng 3.1. Kết quả đo KTT , DI, thế zeta của 3 phương pháp (n = 3)
1 – pha nước không có 2 – pha nước được
Phương pháp bão hòa bằng EA
EA
KTTP (nm) 159,7 ± 2,4 166,0 ± 2,7

PDI 0,236 ± 0,017 0,137 ± 0,019

Thế zeta (mV) +37,3 ± 0,6 +53,8 ± 0,6

Nhận xét: Về KTTP, chênh lệch KTTP giữa 2 PP không đáng kể và đều nhỏ hơn
170 nm. Về chỉ số đa phân tán (PDI), PP 2 cho kết quả PDI thấp thể hiện khoảng phân
bố KTTP hẹp hơn. Về thế zeta, PP 2 có giá trị tuyệt đối lớn hơn chứng tỏ độ ổn định
của hệ nano tốt hơn. Kết quả này có thể do PP 1 không hoàn toàn là PP nhũ hóa bốc
hơi dung môi nên có sự khác biệt trong giai đoạn nhũ hóa. Vì EA tan 1 phần trong
nước nên pha dầu (EA) sẽ tan 1 phần vào trong pha nước không được bão hòa, dẫn
đến giọt nhũ tương tạo thành có kích thước bé hơn nhưng lại không ổn định, có thể
dẫn tới sự kết tập khiến tiểu phân tạo thành có k ch thước không đồng đều.
Bên cạnh đó, EA hầu như không có độc tính [43] và có khả năng hòa tan tốt cả 2
thành phần FB và EPO nên dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ FB và EPO.
Mặt khác, PP 2 còn nhiều ưu điểm về mặt kiểm soát kích thước, độ lặp lại giữa
các lô mẻ cao và thuận lợi trong quá trình nghiên cứu [61]. Do vậy, chúng tôi chọn
PP 2 để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng một số yếu tố công thức
Nhận thấy, so với Tween 80 hay Poloxamer 188, PVA có nhiều ưu điểm như ít
tác dụng dược lý, ít độc tính khi dùng đường uống và phù hợp với nhiều phương pháp
bào chế tiểu phân nano [26], [46]. Không chỉ vậy, PVA trong hệ nano sẽ dễ tinh chế
khi rắn hóa hơn Poloxamer do cấu trúc ít cồng kềnh hơn. Do đó, PVA được chọn làm
chất ổn định trong nghiên cứu này.
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu bào chế hệ nano sử dụng phương pháp nhũ hóa
khuếch tán dung môi chỉ ra: tỷ lệ khối lượng DC : polyme và thể tích pha pha loãng

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

27

là các yếu tố quan trọng quyết định đến đ c tính tiểu phân nano như KTTP và phân
bố KTTP, thế zeta, hiệu suất mang thuốc,… [17], [29], [34]. Do vậy, ảnh hưởng của
2 yếu tố công thức này được khảo sát.
3.2.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng dược chất : polyme
Để thấy được xu hướng ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng FB : EPO lên đặc tính
tiểu phân nano và từng bước lựa chọn các thông số cho quy trình, tiến hành bào chế
tiểu phân nano như mục 2.3.1 với các công thức có tỷ lệ FB : EPO lần lượt là 1:1,
1:3, 1:5, 1:9 và mẫu trắng không có dược chất (không sử dụng pha pha loãng). Kết
quả được trình bày như bảng 3.2 và hình 3.3:
Bảng 3.2. Kết quả đo KTT , DI, thế zeta của CT N1-N5

Tỷ lệ FB : EPO 1:1 1:3 1:5 1:9 Trắng

KTTP (nm) 212,1 157,7 168,0 166,0 160,4

PDI 0,625 0,243 0,292 0,137 0,121

Thế zeta (mV) +12,5 +38,3 +42,6 +53,8 +55,7

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa tỷ lệ dược chất : polyme với KTTP, PDI và thế zeta

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

28

Nhận xét:
- Về KTTP, tất cả các công thức đều có KTTP nhỏ (khoảng 200 nm).
- Về chỉ số đa phân tán PDI, riêng CT N1 cho kết quả PDI lớn (0,625) thể hiện
khoảng phân bố KTTP rộng, các CT còn lại đều có PDI nhỏ hơn 0,3 cho thấy
phân bố KTTP khá đồng nhất.
- Về thế zeta, khảo sát cho thấy thế zeta tỷ lệ thuận với khối lượng polyme trong
công thức. CT N1 có thế zeta thấp nhất (+12,5 mV) và nhỏ hơn 30 mV chứng
tỏ hệ kém n định, các CT còn lại đều có giá trị thế zeta lớn hơn
+30 mV.
Tỷ lệ dược chất : polyme ảnh hưởng đáng kể đến KTTP và PDI, dự đoán do sự
thay đổi cấu trúc bên trong của tiểu phân nano hoặc do ảnh hưởng của các dược chất
dạng tự do. Từ đây, lựa chọn các CT N2, N3, N4 lần lượt có tỷ lệ FB : polyme là 1:3,
1:5, 1:9 để nghiên cứu tiếp.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của thể tích pha pha loãng
Tiến hành bào chế các công thức theo phương pháp ở mục 2.3.1 có thể tích pha
pha loãng là 0 ml, 300 ml, 400 ml với tỷ lệ FB : polyme lần lượt là 1:3, 1:5, 1:9. Kết
quả được thể hiện như bảng 3.3 và hình 3.4:
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá một số đặc tính tiểu phân nano của CT M1-M9
Pha pha Thế
Công Tỷ lệ KTTP EE LC
loãng PDI zeta
thức FB : EPO (nm) (%) (%)
(ml) (mV)
M1 0 157,7 0,243 +38,3 99,99 25,00
M2 1:3 300 181,7 0,366 +40,0 99,99 25,00
M3 400 149,4 0,115 +39,1 99,99 25,00
M4 0 168,0 0,292 +42,6 99,99 16,67
M5 1:5 300 202,0 0,260 +54,2 99,99 16,67
M6 400 148,8 0,127 +52,2 99,99 16,67
M7 0 166,0 0,137 +53,8 99,99 10,00

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

29

M8 1:9 300 171,4 0,152 +50,1 99,99 10,00


M9 400 162,9 0,159 +51,3 99,99 10,00

Tiến hành xác định EE và LC cho các công thức M1, M3, M4, M6, M7, M8, M9:
định lượng phần dịch tự do bằng HPLC không phát hiện được pic FB, từ đây ngoại
suy EE của các công thức đều ở mức 99,99%. Kết quả này có thể giải thích do FB
gần như không tan trong nước dẫn đến hiệu suất bẫy thuốc xấp xỉ 100%.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thể tích pha pha loãng ở 3 tỷ lệ FB : EPO
Nhận xét:
- Về KTTP: Tất cả 9 CT đều có KTTP nhỏ (< 210 nm). Tăng thể tích pha pha loãng
(400 ml) có xu hướng giảm KTTP. Có thể do thể tích pha pha loãng lớn làm tăng
sự khuếch tán của dung môi và tiểu phân nano vào pha nước, giảm nguy cơ kết
tập tiểu phân.
- Về chỉ số đa phân tán PDI, với mỗi tỷ lệ FB : EPO, thể tích pha pha loãng hầu
như không ảnh hưởng tới PDI. Chỉ có CT M2 với pha pha loãng 300 ml cho PDI
bằng 0,366 lớn hơn 0,3, tất cả CT còn lại đều có PDI nhỏ hơn 0,3 thể hiện sự phân
bố KTTP tương đối đồng nhất.
- Về thế zeta: Các CT được khảo sát đều có kết quả thế zeta lớn hơn 30mV thể hiện
hệ nano tạo thành khá n định, giá trị thế zeta cao nhất với CT M5 (+54,2

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

30

mV) và thấp nhất đối với CT M1 (+38,3 mV). Ở các mẫu không sử dụng pha pha
loãng, thế zeta tăng khi tỷ lệ EPO trong CT tăng. Với thể tích pha pha loãng là
300 ml và 400 ml: thế zeta không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ FB : EPO.
Khảo sát trên cho thấy thể tích pha pha loãng ảnh hưởng không đáng kể đến KTTP,
PDI và thế zeta: chọn được CT thể hiện đ c tính hệ tiểu phân nano tốt nhất là M3 và
M6 với thể tích pha pha loãng 400 ml. Kết hợp với nhận xét ở phần trên, thế zeta tăng
khi tỷ lệ polyme tăng nên CT M6 có thế zeta cao hơn M3, nhưng M3 có KTTP và
PDI tốt hơn đặc biệt là LC cao hơn: từ đây chọn M3 là CT có tỉ lệ 1:3 thể hiện đặc
tính hệ nano tốt nhất.
Tuy nhiên, với mục tiêu của đề tài bước đầu rắn hóa hỗn dịch nano thì thể tích
400 ml gặp phải nhiều khó khăn khi tinh chế và thao tác. Lại có, CT M1 có thể tích
pha pha loãng thấp nhất, LC cao nhất, KTTP, PDI và thế zeta tốt. Vì vậy, để đơn giản
cho quá trình rắn hóa, CT M1 được chọn để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố quy trình
3.2.3.1. Ảnh hưởng của thời gian khuếch tán và bốc hơi dung môi
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian khuếch tán và bốc hơi dung môi, tiến hành
bào chế và theo dõi sự thay đ i của KTTP, PDI và thế zeta tại các thời điểm: 0 giờ, 2
giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ và 20 giờ. Kết quả được biểu diễn ở hình 3.5:

Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian khuếch tán và bốc hơi dung môi

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

31

Nhận xét: Hạt nano được hình thành sớm và tương đối ổn định về mặt kích thước.
Ngược lại với độ ổn định về kích thước, trong các giờ đầu kết quả đo PDI và thế zeta
không ổn định do EA tồn dư còn nhiều và có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp không
gian của các nhóm mang điện [38]. EA rất khó loại bỏ hoàn toàn khỏi hỗn hợp với
nước nên để loại trừ tối đa ảnh hưởng của EA lên kết quả phép đo, chúng tôi lựa chọn
t ng thời gian khuếch tán và bốc hơi dung môi là 20 giờ.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của thiết bị đồng nhất hóa
Tiến hành khảo sát 4 khoảng thời gian siêu âm là 3 phút, 5 phút, 10 phút, 12 phút
và 3 cường độ siêu âm là 60 W, 80 W và 100 W. Kết quả được thể hiện như bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả đo KTT và DI của các công thức N6-N12 (n = 3)
CT Thời gian Công suất KTTP PDI
N6 3 phút 198,9 ± 3,3 0,392 ± 0,058
N7 5 phút 195,9 ± 2,6 0,469 ± 0,019
100 W
N8 10 phút 157,7 ± 4,7 0,243 ± 0,043
N9 12 phút 150,3 ± 2,8 0,264 ± 0,025
N10 80 W 147,7 ± 1,2 0,243 ± 0,007
N11 10 phút 60 W 160,6 ± 3,1 0,274 ± 0,021
N12 0W - -

Nhận xét:
- Khi tăng thời gian siêu âm thì KTTP và PDI giảm dần, tuy nhiên đến 12 phút PDI
có hiện tượng tăng. Nguyên nhân có thể do máy siêu âm làm tăng nhiệt độ, các
giọt pha dầu có thể bị kết tụ lại với nhau dẫn tới phân tán không đều. Do vậy, chọn
thời gian siêu âm thích hợp là 10 phút.
- Khi không có tác dụng của năng lượng siêu âm, chỉ có biện pháp khuấy từ đơn
giản, hệ không thể tạo thành k ch thước nano mà tồn tại dưới dạng hỗn dịch với k
ch thước có thể quan sát bằng mắt thường do dược chất FB gần như không tan
trong nước. Khi có tác động của năng lượng siêu âm, đã tạo được hệ có kích cỡ
nano. Với việc tăng công suất siêu âm từ 60W đến 100W ở tần số 20 kHz của

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

32

máy siêu âm đầu dò, KTTP và PDI của hệ giảm không đáng kể từ 160,6 nm
xuống 147,7 nm (RSD = 5,92% < 10%) và từ 0,274 xuống 0,243 (RSD = 8,48%
< 10%).
Kết luận: Từ một số khảo sát trên, chọn được công thức thích hợp nhất đạt được
kích thước nhỏ hơn 200 nm, PDI < 0,3, thế zeta lớn hơn 30 mV như mục tiêu đề ra:
công thức M1. Công thức này còn đảm bảo lượng thể tích nước nhỏ nhất và LC cao
để bước đầu tiến hành rắn hóa bằng phương pháp tạo hạt.
Sơ bộ khảo sát 2 phương pháp tạo hạt ướt và tạo hạt tầng sôi nhận thấy:
- Phương pháp tạo hạt ướt: với thể tích của hỗn dịch nano lớn (100 ml tương ứng
với 0,75 g FB), khó khăn trong việc giảm thể tích làm tá dược dính trong tạo hạt
ướt. Quy trình nhiều công đoạn, khả năng tự động hóa kém hơn phương pháp tạo
hạt tầng sôi.
- Phương pháp tạo hạt tầng sôi: khắc phục được những nhược điểm của phương
pháp tạo hạt ướt kể trên nên tiến hành chọn phương pháp này để nghiên cứu tiếp.
3.3. Kết quả nghiên cứu bào chế rắn hóa từ hỗn dịch nano fenofibrat
3.3.1. Kết quả nghiên cứu phương pháp tạo hạt tầng sôi
Qua tham khảo, Eudragit EPO thích hợp là thành phần của dịch phun tầng sôi với
một số đặc điểm như: có khả năng chống ẩm, độ nhớt thấp, khả năng liên kết và bám
dính tốt, tạo lớp màng mỏng dẻo dai [44]. Từ nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh của EPO
là 48oC [44], tiến hành khảo sát sơ bộ quá trình tạo hạt tầng sôi cố định nhiệt độ trong
buồng bao là 45oC:
- Lưu lượng khí đầu vào: điều chỉnh để bột không bay quá cao so với súng
phun gây giảm hiệu suất, thu được lưu lượng thích hợp là 9,0 – 20,0 m3/giờ.
- Áp suất khí phun: 1,3 bar [8], [55].
- Từ từ tăng tốc độ phun dịch tối đa để không gây hiện tượng dính, thu được
tốc độ phun dịch thích hợp là 1,0 – 1,2 ml/phút.
Từ khảo sát sơ bộ trên thu được thông số như mục 2.3.2.1 đã trình bày.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

33

3.3.1.1. Khảo sát vị trí súng phun


Với các thông số như mục 2.3.2.1 đã trình bày, trên máy tầng sôi
Mini – Glatt, tiến hành khảo sát phương pháp tạo hạt tầng sôi với các
cách lắp súng phun khác nhau: phun từ trên xuống không sử dụng ống
Wurster và phun từ dưới lên có sử dụng ống Wurster.
Kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Với cách lắp súng phun từ dưới lên có sử dụng ống Wurster:
khối bột tạo hạt đảo trộn không đều. Khó kiểm soát quá trình tạo
hạt. Việc sử dụng dịch phun là hỗn dịch nano làm quá trình phun
bị gián đoạn do bột bị bết dính lại trong lòng ống Wurster.
- Với cách lắp súng phun từ trên xuống không sử dụng ống
Wurster: khối bột đảo trộn đều và liên tục, dễ quan sát và kiểm
soát trong quá trình tạo hạt. Hiệu suất tạo hạt 68%, hạt tạo thành
chắc, đồng đều, có phân bố kích thước hẹp, trơn chảy tốt.
Vì vậy, cách lắp súng phun từ trên xuống không sử dụng ống
Wurster được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
Do độ hòa tan của một số DC ít tan bị ảnh hưởng bởi nồng độ chất
diện hoạt trong công thức, sự có m t của chất diện hoạt ở nồng độ nhất
định ảnh hưởng tới tốc độ tháo rỗng dạ dày và hấp thu của dược chất
[6]. Bên cạnh đó, loại dịch phun khác nhau ảnh hưởng tới quy trình tạo
hạt và đ c tính hạt tạo thành [3]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát
ảnh hưởng của tỷ lệ NaLS và loại dịch phun tới khả năng giải phóng
dược chất theo thời gian.
3.3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của dịch phun
Tiến hành tạo hạt với 3 loại dịch phun theo phương pháp đã trình bày ở mục
2.3.2.1 với:
C1: Hỗn dịch nano được chuẩn bị như mục 2.3.1 (tương đương 0,75 g FB).
C2: Pha dầu của CT bào chế nano: dd 0,75 g FB và 2,25 g EPO trong 40 ml
EA.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

33

C3: Nhũ tương nano được chuẩn bị tương tự hỗn dịch nano nhưng
không khuấy khuếch tán dung môi.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

34

Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.6.


Bảng 3.5. Kết quả thử độ hòa tan khảo sát ảnh hưởng của dịch phun (n = 3)
Phần tr m FB ƣợc giải phóng theo thời gian
Công NaLS
Dịch phun (%, TB ± SD)
thức (g)
5 phút 10 phút 15 phút 20 phút 30 phút
Hỗn dịch 71,77 ± 99,76 ± 97,87 ± 95,25 ± 99,62 ±
C1 0,20
nano 5,48 7,69 1,71 1,43 2,03
Pha dầu của
C2 0,20 Không thể phun ƣợc do quá nhớt dính
CTBC nano
Nhũ tương 63,80 ± 82,55 ± 83,79 ± 82,84 ± 80,52 ±
C3 0,20
nano 2,99 2,08 5,40 2,11 4,32

Nhận xét: Cố định công thức bột kép như bảng 2.3 với lượng NaLS là 0,2 g để
khảo sát thay đổi dịch phun nhận thấy: có sự ảnh hưởng đến khả năng giải phóng và
khả năng bào chế. Tại thời điểm 30 phút, CT C1 giải phóng gần như hoàn toàn trong
khi CT C3 giải phóng được 80,52%. Với công thức sử dụng pha dầu trong bào chế
nano làm dịch phun: dd FB và EPO trong EA quá nhớt nên bị gián đoạn trong quá
trình phun tạo hạt tầng sôi. Mặc dù đã thử tăng lượng dung môi EA để giảm độ nhớt,
nhưng hỗn hợp bột kép trong buồng bao vẫn nhanh chóng bị kết dính lại và tắc súng
phun. Hiện tượng tắc súng phun xảy ra có thể giải thích do EA bị bay hơi nhanh nên
EPO và FB bị tủa lại làm bít tắc súng. Với dịch phun NT nano cho kết quả thử hòa
tan kém hơn so với hỗn dịch nano, có thể nguyên nhân do NT nano kém ổn định nên
giọt dầu dễ kết tập với nhau, dẫn đến kích thước lớn hơn KTTP ở hỗn dịch nano. Mặt
khác, NT nano chưa được bốc hơi dung môi nên khi phun NT lên bột kép khả năng
bay hơi nhanh dẫn đến tạo hạt không đồng đều.
Từ kết quả khảo sát trên, chọn hỗn dịch nano làm dịch phun để tiến hành các thí
nghiệm tiếp theo.
3.3.1.3. Khảo sát ảnh ởng của tỷ lệ NaLS trong công thức
Thay đổi lượng NaLS trong công thức bột kép, tiến hành phun hỗn dịch nano tạo
hạt theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.3.2.1. Kết quả được trình bày như bảng
3.6 và hình 3.6.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

35

Bảng 3.6. Kết quả thử độ hòa tan khảo sát ảnh hưởng của NaLS
Phần trăm FB được giải phóng theo thời
Công NaLS gian
Dịch phun
thức (g) (%, TB ± SD)
5 phút 10 phút 15 phút 20 phút 30 phút
Hỗn dịch 71,77 ± 99,76 ± 97,87 ± 95,25 ± 99,62 ±
C1 0,20
nano được 5,48 7,69 1,71 1,43 2,03
chuẩn bị như 76,09 ± 90,64 ± 95,69 ± 95,63 ± 96,19 ±
C4 0,25
mục 2.3.1 1,49 11,75 1,97 3,26 3,75
(tương đương 74,77 ± 102,33 103,71 104,44 105,89
C5 0,30
0,75 g FB) 0,35 ± 3,81 ± 3,43 ± 4,33 ± 4,94

120
% FB giải phóng

100
80
CT1
60 CT3

40 CT4
CT5
20
0
0 5 10 15 20 25 30 35
ThờI gian (phút)
Hình 3.6. Phầ trăm giải phóng FB từ hạt có công thức C1, C3, C4, C5
Nhận xét: Kết quả cho thấy khi tăng tỷ lệ chất diện hoạt NaLS, gần như không có
sự khác biệt về khả năng giải phóng: hệ số f2 của công thức C1 và C4 bằng 65,18 và
hệ số f2 của công thức C1 và C5 bằng 61,19, thể hiện sự tương đương giữa cả 3 đồ
thị C1 – C4 – C5 [45]. Ở công thức C1 (tỷ lệ lượng NaLS so với dược chất là 26%)
đã có khả năng giải phóng 72% sau 5 phút và 99% sau 30 phút. Nếu NaLS được thêm
với nồng độ thấp có tác dụng giảm sức căng bề mặt giữa DC và môi trường hòa tan
dẫn đến tăng tốc độ hòa tan DC, còn nếu được thêm với nồng độ cao đạt đến nồng độ
micell tới hạn sẽ tạo ra các micell để DC phân tán vào [6]. Nồng độ micell tới hạn
của NaLS trong dung dịch là 0,0025% [48], mà công thức C1 có

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

36

nồng độ NaLS trong dung dịch thử hòa tan lớn hơn 0,0025%. Vì vậy, thay đổi lượng
NaLS từ 0,2 g đến 0,3 g không làm ảnh hưởng đến độ hòa tan của hạt. Không chỉ vậy,
kích thước của tiểu nano trong hạt nhỏ (nhỏ hơn 170 nm) cũng góp phần tăng tốc độ
hòa tan do làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường [13].
Các kết quả thử hòa tan trên cho thấy tiềm năng của tạo hạt tầng sôi, hơn thế nữa
phương pháp này có quy trình đơn giản và có tính khả thi phát triển ở quy mô sản
xuất. Tuy nhiên hỗn hợp bột kép được đưa vào buồng tạo hạt có tỷ trọng thấp, bột dễ
dàng bay lên quá cao so với súng phun khiến hiệu suất chưa tối ưu (khoảng 65%)
và kém đồng đều (khoảng phân bố k ch thước hạt khá rộng từ 180 m đến 800 m).
Bên cạnh đó, để giảm thời gian bao, phương pháp tạo hạt ướt sử dụng một phần hỗn
dịch nano làm tá dược d nh được đề xuất. Do vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát phun
hỗn dịch nano lên 2 loại hạt (tỷ trọng cao hơn bột) để đánh giá ảnh hưởng của kích
thước nhân bồi lên khả năng hòa tan.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu tạo hạt ướt – hạt tầng sôi
Tiến hành tạo hạt kép theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.3.2.2 để khảo sát
ảnh hưởng của loại tá dược dính tạo hạt ướt và tỷ lệ NaLS tới khả năng giải phóng
dược chất theo thời gian. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.7:
Bảng 3.7. Kết quả thử độ hòa tan của C6, C7, C8, C9

Tá dược Phần trăm giải phóng FB theo thời gian


Công NaLS (%, TB ± SD)
dính tạo
thức (g)
hạt ướt 5 phút 10 phút 15 phút 20 phút 30 phút
73,81 ± 80,15 ± 81,94 ± 82,85 ± 83,36 ±
C6 HD nano 0,1
1,77 2,96 3,35 3,20 3,26
PVP K30 67,25 ± 80,53 ± 81,85 ± 82,12 ± 81,72 ±
C7 0,2
10% 3,56 0,75 0,40 1,69 0,80
74,19 ± 94,91 ± 97,77 ± 99,28 ± 100,52 ±
C8 HD nano 0,2
1,78 0,19 1,01 1,38 1,38
75,82 ± 101,52 ± 102,91 ± 103,37 ± 103,30 ±
C9 HD nano 0,3
1,51 2,31 4,34 4,69 2,51

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

37

120

% Fenofibrat giải phóng


100

80
C6
60 C7

40 C8
C9
20

0
0 5 10 15 20 25 30 35
Thời gian (phút)
Hình 3.7. Phầ trăm FB giải phóng từ hạt có công thức C6, C7, C8, C9
Nhận xét: Với cùng công thức bột kép, việc thay đổi loại tá dược dính tạo hạt ướt
có ảnh hưởng rõ ràng đến kết quả thử hòa tan. Sau 30 phút, CT C8 giải phóng dược
chất hoàn toàn trong khi CT C7 giải phóng được 81,72%. Có thể giải thích do ở công
thức C7, lượng hỗn dịch nano được phun lên lớn hơn công thức C8 nên lớp bồi dày
hơn, dược chất trong hệ nano có thể kết tụ lại với nhau dẫn đến k ch thước lớn dẫn
đến khả năng hòa tan giảm.
Dựa vào nhận định trên, cố định tá dược dính tạo hạt ướt là hỗn dịch nano, khi
tăng lượng NaLS thì khả năng hòa tan tốt hơn: sau 30 phút, CT C8 giải phóng DC
hoàn toàn trong khi CT C6 giải phóng được 83,36%. Tuy nhiên, khi tăng NaLS đến
mức nhất định (0,2 g trong công thức hạt) thì có khả năng giải phóng hoàn toàn và
không tăng nữa: có 50 < f2 (C8 – C9) < 100 chứng tỏ đồ thị giải phóng của CT C8 và
C9 là tương đương. So sánh CT C1 và C8 có cùng công thức bột kép nhưng với 2
cách tạo hạt khác nhau, nhận thấy hệ số f2 của C1 và C8 bằng 74,69 chứng tỏ đồ thị
giải phóng của 2 CT tương đương. Do vậy, k ch thước hạt bồi không ảnh hưởng đến
khả năng hòa tan mà chỉ ảnh hưởng đến khả năng bào chế. Hiệu suất tạo hạt kép xấp
xỉ 80%, hạt tạo thành có k ch thước lớn và khoảng phân bố k ch thước hạt
hẹp hơn (từ 355 m đến 800 m).
Kết luận: Tất cả các công thức khảo sát đều có kết quả thử hòa tan đạt tiêu chuẩn
USP 36: giải phóng FB trên 80% sau 30 phút trong môi trường NaLS 0,72%.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

38

Trong đó, CT C1 và C8 là công thức tốt nhất, vừa có kết quả thử độ hòa tan tốt với
lượng chất diện hoạt không lớn, vừa có thao tác bào chế đơn giản.
3.3.3. Sơ bộ đánh giá KTTP của hệ nano sau khi phân tán lại hạt tầng sôi
Tiến hành như đã trình bày ở mục 2.3.3.3.d, kết quả được trình bày ở bảng 3.8:
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá chất hạt của ống ly tâm công thức C8
Công thức KTTP (nm) PDI Tỷ lệ DC dịch trên/tổng (%kl/kl)
C8 234,3 0,233 2,74

Nhận xét: Hạt công thức C8 ngoài khả năng giải phóng tốt (giải phóng hoàn toàn
sau 30 phút), sau khi phân tán trở lại với nước vẫn còn 1 phần ở dạng nano tuy lượng
không lớn. Có thể do có sự tương tác vật lý giữa tiểu phân nano và tá dược trong công
thức, thí nghiệm chưa đủ để đánh giá hay bàn luận. Do vậy, đề xuất chụp SEM và
TEM để có thêm cơ sở bàn luận về đ c tính tiểu phân nano sau khi tạo hạt tầng sôi.
3.3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất ượng của hạt tầng sôi
Tiến hành đánh giá hạt công thức C1 và C8 theo phương pháp đã trình bày ở
2.3.3.1, 2.3.3.3.a và 2.3.3.3.c được kết quả:
Chỉ tiêu C1 C8
 Tỷ trọng 0,44 g/cm3 0,52 g/cm3
 Độ trơn chảy 6,1 g/s 6,7 g/s
 Hàm lượng DC 50,45 mg FB/ 1 g hạt 51,85 mg FB/1 g hạt
trong hạt
 Phân bố k ch thước Nhỏ hơn 180 m (11,97%), 180 m – 355 m (0,58%),
hạt 180 m – 355 m (32,63%), 355 m – 500 m (66,21%),
355 m – 500 m (52,28%), 500 m – 800 m (33,21%),
500 m – 800 m (3,12%) lớn hơn 800 m (0%)
 H% tạo hạt tầng 65% 86%
sôi

 Thử hòa tan: cả 2 CT đều giải phóng hoàn toàn sau 30 phút.
Từ kết quả trên, có thể phát triển đề tài nghiên cứu bào chế dạng thuốc dùng

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

39

theo đường uống cho fenofibrat.


3.4. Kết quả tạo hạt mang dược chất bằng nhựa trao đổi ion
Nhựa trao đổi ion có ứng dụng rất đa dạng trong bào chế như: che vị thuốc [23],
làm tá dược rã, cải thiện độ hòa tan của thuốc [35], cải thiện độ ổn định của dược
chất, tá dược kiểm soát giải phóng thuốc… [28], [32], [49], [53]. Do đó, bước đầu
nghiên cứu tạo hạt ứng dụng nhựa trao đổi ion được tiến hành.
3.4.1. Bước đầu chọn nhựa phù hợp
Tiến hành khảo sát sơ bộ theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.3.2.3. Từ kết
quả thu được có nhận xét: Nhựa Purolite và Dowex (anion) gần như không hấp phụ
nano FB (< 2%). Nhựa Anhui (cation) cho thấy khả năng hấp phụ nano tốt nhất (70%).
Nhựa trao đổi cation được lựa chọn để tiến hành khảo sát vì thế zeta của hệ nano FB
mang điện t ch dương.
3.4.2. Ảnh hưởng của thời gian khuấy đến khả năng nạp thuốc
Khảo sát thời gian khuấy phản ứng của nhựa Anhui tại các thời điểm 22 giờ, 29
giờ, 48 giờ theo phương pháp trình bày ở mục 2.3.2.3. Hạt tạo thành được định lượng
bằng phương pháp HPLC. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9:
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa thời gian phản ứng với khả năng nạp thuốc
Khối lượng nhựa Thời gian khuấy phản ứng (mg FB/g nhựa)
CT được đưa vào
22 giờ 29 giờ 48 giờ
A1 3g 6,16 7,97 20,31
A2 5g 5,36 11,04 12,96
A3 10 g 17,75 29,79 30,81

Nhận xét: Lượng DC hấp phụ tăng theo thời gian: Ở công thức A2 và A3, khả
năng nạp thuốc tăng nhanh trong khoảng từ 22 giờ – 29 giờ. Tuy nhiên, thời điểm 29
giờ và 48 giờ không có sự chênh lệch nhiều về lượng DC được hấp phụ (RSD = 2,38
< 5% với CT A3). Chọn 29 giờ là khoảng thời gian thích hợp.
3.4.3. Đánh giá khả năng giải phóng của nhựa mang thuốc
Tiến hành thử hòa tan hạt ở CT A3 thời điểm 48 giờ và mẫu nguyên liệu FB (NL)
như mục 2.3.3.3.a. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

40

Bảng 3.10. Kết quả thử hòa tan của nhựa Anhui và nguyên liệu

Phần trăm giải phóng fenofibrat theo thời gian (%)


Mẫu
5 phút 10 phút 15 phút 20 phút 30 phút 60 phút
A3 30,81 28,41 30,98 38,19 45,35 63,35

NL 5,22 8,55 10,88 10,96 16,07 26,28

Nhận xét: Mẫu A3 giải phóng kém hơn mẫu C1 và C8 có thể do NaLS không có
mặt trong thành phần. Tuy nhiên, kết quả thử hòa tan của mẫu A3 cao hơn đáng kể
so với mẫu nguyên liệu. Tại thời điểm 30 phút, phần trăm FB giải phóng ở mẫu A3
cao gấp 3 lần mẫu NL và sau 60 phút giải phóng được 63,35%. Có thể giải thích do
trong cấu trúc của nhựa có chứa nhiều nhóm chức thân nước, có thể kéo nước hay
môi trường hòa tan vào trong dẫn đến tăng khả năng hòa tan. Qua một số khảo sát sơ
bộ trên, nhận thấy những ưu điểm của phức hợp nhựa – nano như: khả năng hấp phụ
nano tốt, quy trình đơn giản, kết hợp được tinh chế nano và rắn hóa cho dạng hạt có
độ trơn chảy tốt, thử độ hòa tan bước đầu mang lại kết quả tiềm năng.
3.5. Quang phổ hồng ngoại
Quang phổ hồng ngoại của nguyên liệu FB và các tá dược tạo nano được thể hiện
ở hình 3.8:

Hình 3.8. Phổ hồng ngoại của nguyên liệu FB, EPO, tiểu phân nano đông khô,
hỗn hợp vật lý, hạt công thức C8

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

41

Nhận xét:
- Phổ FT–IR của FB nguyên liệu cho thấy các dải hấp thụ thông thường ở 1729,83,
1598,7, 1287,25 cm-1 cho biết sự có mặt của C = O nhóm este, nhóm ceton.
- Với mẫu nano đông khô, các đỉnh hấp phụ đặc trưng của EPO và FB vẫn được thể
hiện như 2958, 1729, 1598 cm-1, có sự dịch chuyển nhẹ đỉnh hấp phụ của FB từ
1729 sang 1734 cm-1.
- Với ph mẫu hạt công thức C8, vẫn giữ được những đỉnh hấp thụ đặc trưng của
Eudragit EPO (2955, 1598 cm-1) hay của FB như 1287 và 925 cm-1.
Sự dịch chuyển dải hấp phụ có thể do trong điều kiện quá trình đông khô đã có
những tương tác ảnh hưởng đến cấu trúc của FB hoặc hệ nano có tương tác giữa tá
dược và dược chất.
Kết luận: Kết quả trên cho thấy không có sự tương tác ảnh hưởng nhiều đến hệ
nano sau khi đông khô. Với mẫu công thức C8, không thấy có ảnh hưởng nhiều của
quy trình bào chế dẫn đến tương tác giữa tá dược và dược chất.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu và làm thực nghiệm, chúng tôi đã đạt được một số kết
quả như sau:
1. Xây dựng được công thức và quy trình bào chế tiểu phân nano polyme
fenofibrat, hệ tiểu phân nano thu được có các tính chất sau:
- KTTP nhỏ (khoảng 170 nm), đồng đều (PDI nhỏ hơn 0,3), n định (thế zeta lớn
hơn 40 mV).
- Hiệu suất bẫy thuốc xấp xỉ 99,9%, khả năng nạp thuốc của hệ cao nhất là 25%.
2. Bước đầu rắn hóa được hệ tiểu phân nano FB bằng các phương pháp:
- Tạo hạt tầng sôi: Bào chế thành công một số công thức có độ hòa tan trên 80%
sau 30 phút theo chuyên luận viên nang fenofibrat của USP 36.
- Tạo hạt ướt – tạo hạt tầng sôi: Bào chế thành công một số công thức có độ hòa
tan trên 80% sau 30 phút theo chuyên luận viên nang fenofibrat của USP 36.
- Tạo hạt mang thuốc bằng nhựa trao đổi ion: Hiệu suất hấp phụ dược chất tốt
(> 70%), quy trình bào chế đơn giản, bước đầu khảo sát có độ hòa tan trong
môi trường USP 36 đạt 63,35% trong 60 phút.
KIẾN NGHỊ
Kết quả của khoá luận chỉ là bước đầu bào chế và rắn hóa tiểu phân nano
fenofibrat theo 3 phương pháp đã đề cập. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra kiến nghị sau:
Tối ưu hóa công thức hạt tạo thành từ thiết bị tầng sôi để phát triển thành viên
nén hay viên nang đối chiếu với viên chuẩn.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Võ Quốc Ánh (2013), Nghiên cứu công nghệ vi hạt và siêu vi hạt sản xuất
thuốc viên fenofibrat, Báo cáo kết quả đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Y Tế,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2002), Dược th quốc gia Việt Nam, Nhà Xuất Bản Y học, Tr. 454
- 455.
3. Bộ Y Tế (2008), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập III: Công nghệ sản xuất
các dạng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Tr. 41 - 158.
4. Bộ Y Tế (2011), Dược Điển Việt Nam IV, Tập IV, Nhà Xuất bản Y Học, Tr.
272-273
5. Bộ Y Tế (2011), Kiểm nghiệm Dược phẩm, Nhà Xuất bản Y học, Tr. 79-82.
6. Bộ Y Tế (2013), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Tập I,
Nhà Xuất bản Y học, Tr. 66.
7. Bộ Y Tế (2014), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Tập II,
Nhà Xuất bản Y học, Tr. 153.
8. Trịnh Thành Đạt (2016), Nghiên cứu bào chế vi hạt che vị azithromycin bằng
phương pháp tạo hạt và bao tầng sôi, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
9. Bạch Thị Thu Hằng (2009), Ứng dụng công nghệ đô g khô tro g bào chế hệ
nano piroxicam, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
10. Ngô Thị Hằng (2016), Nghiên cứu bào chế pellet chứa hệ tự hũ hóa
artesunat bằng phương pháp đùn - tạo cầu, Khóa luận tốt nghiệp Dược
sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
11. Vũ Thị An Hòa (2016), Tối ưu hóa công thức bao chitosan tiểu phân nano
glipizid - poly(acid lactic-co-glycolic), Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường
Đại học Dược Hà Nội.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

44

12. Nguyễn Cảnh Hưng (2014), Nghiên cứu bào chế nano azithromycin bằng
phương pháp hũ hóa khuếch tán dung môi, Khóa luận tốt nghiệp Dược
sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
13. Võ Xuân Minh, Phạm Thị Minh Huệ (2013), Kỹ thuật nano và liposome ứng
dụ g tro g d ợc phẩm, mỹ phẩm, ĐHDHN, Tr. 1-49.
14. Hoàng Kiều Vân (2010), Nghiên cứu bào chế viên nén fenofibrat 160mg, Khóa
luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

15. Abbaspour M. et al. (2014), "Development and evaluation of a solid self-


nanoemulsifying drug delivery system for loratadin by extrusion-
spheronization", Advanced pharmaceutical bulletin. 4(2), pp. 113.
16. Abdelwahed W. et al. (2006), "Freeze-drying of nanoparticles: formulation,
process and storage considerations", Advanced drug delivery reviews. 58(15),
pp. 1688-1713.
17. Ahlin P. et al. (2002), "Investigation of polymeric nanoparticles as carriers of
enalaprilat for oral administration", International Journal of Pharmaceutics.
239(1), pp. 113-120.
18. Backes J.M. et al. (2007), "Fibrates: what have we learned in the past 40
years?", Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and Drug
Therapy. 27(3), pp. 412-424.
19. Bei D. et al. (2010), "Engineering nanomedicines for improved melanoma
therapy: progress and promises", Nanomedicine. 5(9), pp. 1385-1399.
20. Bergman A.J. et al. (2004), Simvastatin does not have a clinically significant
pharmacokinetic interaction with fenofibrate in humans, The Journal of
Clinical Pharmacology, 44, pp. 1054-1062.
21. Chen Y. et al. (2009), "Enhanced bioavailability of the poorly water-soluble
drug fenofibrate by using liposomes containing a bile salt", International
journal of pharmaceutics. 376(1), pp. 153-160.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

22. Clogston J.D., Patri A.K. (2011), "Zeta potential measurement",


Characterization of nanoparticles intended for drug delivery, pp. 63-70.
23. Dasankoppa F.S. et al. (2017), "Design, Optimization and Evaluation of
Chewable Tablets of Clarithromycin using Ion Exchange Resins", Indian
Journal of Pharmaceutical Sciences. 78(6), pp. 818-826.
24. Davidson M.H. et al. (2007), Safety considerations with fibrate therapy, The
American journal of cardiology, 99 (S3-S18).
25. De Villiers M.M. et al. (2008), Nanotechnology in drug delivery, Springer
Science & Business Media.
26. DeMerlis C., Schoneker D. (2003), "Review of the oral toxicity of polyvinyl
alcohol (PVA)", Food and Chemical Toxicology. 41(3), pp. 319-326.
27. Duc T.B. et al. (2013), "Polymer prodrug nanoparticles based on naturally
occurring isoprenoid for anticancer therapy", Biomacromolecules. 14(8), pp.
2837-2847.
28. eJunyaprasert V.B., Manwiwattanakul G. (2008), "Release profile comparison
and stability of diltiazem–resin microcapsules in sustained release
suspensions", International journal of pharmaceutics. 352(1), pp. 81- 91.
29. Galindo-Rodríguez S.A. et al. (2005), "Comparative scale-up of three methods
for producing ibuprofen-loaded nanoparticles", European journal of
pharmaceutical sciences. 25(4), pp. 357-367.
30. Guivarc'h P.-H. et al. (2004), "A new fenofibrate formulation: results of six
single-dose, clinical studies of bioavailability under fed and fasting
conditions", Clinical therapeutics. 26(9), pp. 1456-1469.
31. Gupta R.B., Kompella U.B. (2006), Nanoparticle technology for drug
delivery, CRC Pres.
32. Halder A., Sa B. (2006), "Sustained release of propranolol hydrochloride
based on ion-exchange resin entrapped within polystyrene microcapsules",
Journal of microencapsulation. 23(8), pp. 899-911.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

33. Hanafy A. et al. (2007), "Pharmacokinetic evaluation of oral fenofibrate


nanosuspensions and SLN in comparison to conventional suspensions of
micronized drug", Advanced drug delivery reviews. 59(6), pp. 419-426.
34. Hariharan S. et al. (2006), "Design of estradiol loaded PLGA nanoparticulate
formulations: a potential oral delivery system for hormone therapy",
Pharmaceutical research. 23(1), pp. 184-195.
35. Jeong S.H., Park K. (2008), "Development of sustained release fast-
disintegrating tablets using various polymer-coated ion-exchange resin
complexes", International journal of pharmaceutics. 353(1), pp. 195-204.
36. Lei Y. et al. (2011), "Solid self-nanoemulsifying cyclosporin A pellets
prepared by fluid-bed coating: preparation, characterization and in vitro
redispersibility", Int J Nanomedicine. 6, pp. 795-805.
37. Li ofe ™ (2006), Galephar pharmaceutical research Inc. Juncos, Puerto Rico
00777 - 3873.
38. Mochalin V.N. et al. (2009), "Manufacturing nanosized fenofibrate by salt
assisted milling", Pharmaceutical research. 26(6), pp. 1365-1370.
39. Mora-Huertas C. et al. (2010), "Polymer-based nanocapsules for drug
delivery", International journal of pharmaceutics. 385(1), pp. 113-142.
40. Mora-Huertas C. et al. (2011), "Influence of process and formulation
parameters on the formation of submicron particles by solvent displacement
and emulsification–diffusion methods: critical comparison", Advances in
colloid and interface science. 163(2), pp. 90-122.
41. Murakami H. et al. (1999), "Preparation of poly (DL-lactide-co-glycolide)
nanoparticles by modified spontaneous emulsification solvent diffusion
method", International journal of pharmaceutics. 187(2), pp. 143-152.
42. Najib J. (2002), Fenofibrate in the treatment of dyslipidemia: a review of the
data as they relate to the new suprabioavailable tablet formulation, Clinical
therapeutics, 24, pp. 2022-2050.
43. Part I. ICH guideline Q3C (R5) on impurities: guideline for residual solvents.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

44. Patra C.N. et al. (2017), "Pharmaceutical significance of Eudragit: A review",


Future Journal of Pharmaceutical Sciences.
45. Prior A. et al. (2010), Comparison of dissolution profiles: current guidelines,
VI Congreso SEFIG y, pp. 507-509.
46. Quintanar-Guerrero D. et al. (1998), "Preparation techniques and mechanisms
of formation of biodegradable nanoparticles from preformed polymers", Drug
development and industrial pharmacy. 24(12), pp. 1113- 1128.
47. Reis C.P. et al. (2006), "Nanoencapsulation I. Methods for preparation of
drug-loaded polymeric nanoparticles", Nanomedicine: Nanotechnology,
Biology and Medicine. 2(1), pp. 8-21.
48. Rowe R.C. et al. (2006), Handbook of pharmaceutical excipients, pp. 651.
49. S. Sivaneswari et al. (2015), "Ion‐exchange resins as drug delivery carriers",
Journal of Chemical and Pharmaceutical Research.
50. Singh I. et al. (2007), "Ion exchange resins: drug delivery and therapeutic
applications", Fabad J. Pharm. Sci. 32, pp. 91-100.
51. Srikanth M. et al. (2010), "Ion-exchange resins as controlled drug delivery
carriers", Journal of Scientific Research. 2(3), pp. 597.
52. Srivastava S., Mishra G. (2010), "Fluid bed technology: overview and
parameters for process selection", International Journal of Pharmaceutical
Sciences and Drug Research. 2(4), pp. 236-246.
53. Sriwongjanya M., Bodmeier R. (1998), "Effect of ion exchange resins on the
drug release from matrix tablets", European journal of pharmaceutics and
biopharmaceutics. 46(3), pp. 321-327.
54. Swami A. et al. (2012), "Nanoparticles for targeted and temporally controlled
drug delivery", Multifunctional nanoparticles for drug delivery applications,
Springer, pp. 9-29.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

48

55. Tian Z. et al. (2013), "Solidification of nanostructured lipid carriers (NLCs)


onto pellets by fluid-bed coating: preparation, in vitro characterization and
bioavailability in dogs", Powder technology. 247, pp. 120-127.
56. Tokuno A. et al. (2007), "The effects of statin and fibrate on lowering small
dense LDL-cholesterol in hyperlipidemic patients with type 2 diabetes",
Journal of atherosclerosis and thrombosis. 14(3), pp. 128-132.
57. Tran Tuan Hiep et al. (2014), "Preparation and characterization of fenofibrate-
loaded nanostructured lipid carriers for oral bioavailability enhancement",
AAPS PharmSciTech. 15(6), pp. 1509-1515.
58. Tummala S. et al. (2015), "Formulation and characterization of 5- Fluorouracil
enteric coated nanoparticles for sustained and localized release in treating
colorectal cancer", Saudi Pharmaceutical Journal. 23(3), pp. 308- 314.
59. Tziomalos K., Athyros V.G. (2006), "Fenofibrate: a novel formulation
(Triglide™) in the treatment of lipid disorders: a review", international
Journal of Nanomedicine. 1(2), pp. 129.
60. USP (2013), United States Pharmacopeia 36 - National Formulary 31, Tập 3,
United Book Press, Inc.
61. Vauthier C., Bouchemal K. (2009), "Methods for the preparation and
manufacture of polymeric nanoparticles", Pharmaceutical research. 26(5), pp.
1025-1058.
62. Vogt M. et al. (2008), "Dissolution enhancement of fenofibrate by
micronization, cogrinding and spray-drying: comparison with commercial
preparations", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics.
68(2), pp. 283-288.
63. Wang Z. et al. (2010), "Solid self-emulsifying nitrendipine pellets: preparation
and in vitro/in vivo evaluation", International journal of pharmaceutics.
383(1), pp. 1-6.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

64. Xia D. et al. (2016), "Spray drying of fenofibrate loaded nanostructured lipid
carriers", asian journal of pharmaceutical sciences. 11(4), pp. 507-515.

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

50

PHỤ LỤC
Hình ảnh phổ hồng ngoại
Phụ lục 1.1. Hình ảnh phổ hồng ngoại của nguyên liệu fenofibrat

Phụ lục 1.2. Hình ảnh phổ hồng ngoại của nguyên liệu Eudragit EPO

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Phụ lục 1.3. Hình ảnh phổ hồng ngoại của nguyên liệu PVA

Phụ lục 1.4. Hình ảnh phổ hồng ngoại của hỗn hợp vật lý

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

52

Phụ lục 1.5. Hình ảnh phổ hồng ngoại của mẫu a o đô g khô

Phụ lục 1.6. Hình ảnh phổ hồng ngoại của mẫu hạt công thức C9

Sinh viên thực hiện: Ngô Đức Huy

You might also like