You are on page 1of 70

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN KHANH

TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH

XÁC ĐỊNH ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA XOÀI VÀ


CHUỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ CẬN HỒNG
NGOẠI KẾT HỢP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA
BIẾN

PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀM


LƯỢNG VITAMINE B VÀ C TRONG XOÀI
BẰNG HPLC-UV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN VĂN KHANH

TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH

XÁC ĐỊNH ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA XOÀI VÀ


CHUỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ CẬN HỒNG
NGOẠI KẾT HỢP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA
BIẾN

PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀM


LƯỢNG VITAMINE B VÀ C TRONG XOÀI
BẰNG HPLC-UV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS NGUYỄN ÁNH MAI


Ths. NGUYỄN PHÚC THỊNH
CN. LÊ VĂN DUY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

2
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên –
Đại học Quốc Gia HCM, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô, đặc biệt
là thầy cô Khoa Hóa học đã truyền đạt kiến thức, chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình trong
suốt thời gian qua.
Để hoàn thành khóa luận này, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ
môn Hóa phân tích, khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Đặc
biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Nguyễn Ánh Mai –
người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm chỉ bảo chúng em thực hiện khóa luận này, đã
cho em cơ hội được làm việc với AM Lab. Chúng em cũng chân thành cảm ơn chị
Th.S Nguyễn Phúc Thịnh, anh Lê Văn Duy cũng đã giúp đỡ, nhiệt tình hỗ trợ chúng
em cả về kiến thức lẫn động viên về tinh thần. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến
thầy TS. Võ Bích Hiển đã tạo điều kiện về thiết bị cũng như đưa ra ý kiến đóng góp
để chúng em hoàn thành tốt khóa luận này, cảm ơn các cô chú vườn xoài tại Cao
Lãnh - Đồng Tháp, Giám đốc và các nhân viên Công ty TNHH Maika, đã tư vấn kỹ
thuật và hỗ trợ nguồn mẫu. Cảm ơn các bạn trong AM Lab đã đồng hành cùng chúng
em trong suốt khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận vẫn còn rất nhiều thiếu sót,
chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.

1
LỜI MỞ ĐẦU
Xoài và chuối là những loại trái cây nhiệt đới và được trồng rất nhiều trên thế
giới. Xoài được trồng trên 87 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á. Sản
lượng xoài trên thế giới đạt 50.6 triệu tấn (năm 2017)1, đứng thứ 8 trong số các loại
trái cây được trồng nhiều nhất.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp để trồng xoài. Diện tích
xoài nước ta ở khoảng 92.000 ha với sản lượng 788.000 tấn/năm (năm 2017), đứng thứ
13 trên thế giới2. Tuy nhiên, việc xuất khẩu xoài còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng
không ổn định. Bên cạnh kỹ thuật trồng, các yếu tố sau thu hoạch như chọn lựa xoài
đạt độ tuổi cũng như kỹ thuật bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến giá trị kinh tế mà xoài
mang lại.

Vì vậy mục tiêu của khóa luận này là tìm phương pháp đánh giá độ trưởng thành
quả xoài một cách khách quan. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã khảo sát điều kiện bảo
quản xoài sau khi thu hoạch, phát triển phương pháp phân tích hàm lượng các vitamin
tan trong nước có trong quả xoài với hy vọng góp phần tăng giá trị và vị thế xuất khẩu
của quả xoài Việt Nam.

2
TÓM TẮT
Nghiên cứu này gồm 3 nội dung chính.

(1) Xác định độ già của xoài bằng phương pháp đo phổ NIR thông qua việc xây
dựng mô hình thể hiện mối tương quan giữa phổ NIR với các thành phần hóa học: hàm
lượng chất khô, đường tổng, axit tổng và tổng chất rắn hòa tan. Chúng tôi cũng tìm ra
cách xử lý phổ, vị trí lấy phổ cho kết quả tốt nhất. Khảo sát cho thấy xoài càng già
hàm lượng chất khô, đường tổng, tổng chất rắn hòa tan tăng trong khi hàm lượng acid
tổng giảm. Bước đầu xây dựng mô hình cho khả năng dự đoán tương đối tốt của phổ
NIR cho 4 chỉ tiêu thành phần hóa học. Nghiên cứu của nhóm cũng chỉ ra sự khác biệt
về hàm lượng các thành phần hóa học của cùng giống xoài trong điều kiện sinh trưởng
và phát triển khác nhau.

(2) Phát triển phương pháp phân tích bằng HPLC-UV các vitamin tan trong nước
bao gồm vitamin C và các vitamin B để phục vụ cho nghiên cứu mở rộng sau này về
giá trị dinh dưỡng của xoài. Nhóm đã phân tách và xác định thành công hàm lượng các
vitamin C, B1, B2, B3, B6 có trong xoài. Hiệu suất thu hồi

(3) Hoàn thiện việc xây dựng mô hình xác định độ già của chuối bằng phổ NIR.
Mở rộng thêm bộ dữ liệu phổ - để bộ dữ liệu trải rộng theo các mùa trong 1 năm cho
mô hình chuối, nhóm đã hoàn thành việc xây dựng 4 mô hình tương ứng với 4 mùa – 4
điều kiện sinh trưởng, phát triển khác nhau. Kết quả mô hình dự đoán được khoảng 84
% số mẫu.

3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................1


LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2
TÓM TẮT................................................................................................................................................3
MỤC LỤC................................................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................................7
A. TỔNG QUAN................................................................................................................................9
1. Tổng quan về xoài và các thành phần dinh dưỡng trong quả xoài..............................................9
1.1. Đường...............................................................................................................................10
1.1.1. Các hợp chất đường và hàm lượng đường trong quả xoài.........................................10
1.1.2. Phương pháp xác định tổng hàm lượng đường..........................................................10
1.2. Tổng chất rắn hòa tan.......................................................................................................11
1.2.1. Giới thiệu về chất rắn hòa tan trong quả xoài............................................................11
1.2.2. Phương pháp xác định tổng chất rắn hòa tan trong quả xoài.....................................11
1.3. Các thành phần acid..........................................................................................................12
1.3.1. Thành phần acid trong quả xoài................................................................................12
1.3.2. Phương pháp xác định hàm lượng acid trong quả xoài.............................................12
1.4. Hàm lượng chất khô và phương pháp xác định hàm lượng chất khô trong quả xoài.........13
11 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của quả xoài..............................................................13
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả xoài.......................................................13
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quả xoài sau thu hoạch..........................................14
1.6.1. Các biến đổi xảy ra sau thu hoạch.............................................................................14
1.6.2. Phương pháp thu hoạch, bảo quản xoài sau thu hoạch..............................................15
12 Phương pháp phân tích dữ liệu đa biến12,13............................................................................17
1.7. Tiền xử lý phổ..................................................................................................................17
1.8. Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis–PCA)............18
1.9. Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Square–PLS).....................18
1.10. Các thông số và công cụ cần quan tâm khi dựng mô hình MVDA...............................19
13 Phân tách các vitamin tan trong nước trên nền mẫu xoài bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao...........................................................................................................................................20
1.11. Tổng quan về nhóm vitamin tan trong nước trong quả xoài..........................................20
1.12. Phân tích vitamine trong xoài bằng phương pháp sắc ký lỏng......................................21
14 THỰC NGHIỆM......................................................................................................................22
1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất.....................................................................................................22
4
1.1. Thiết bị.............................................................................................................................22
1.2. Hóa chất............................................................................................................................22
2. Quy trình lấy mẫu, bảo quản mẫu, quét phổ và xử lý phổ cận hồng ngoại mẫu xoài........23
2.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu xoài........................................................................................23
2.1.1. Quy trình bảo quản xoài sau thu hoạch.....................................................................25
2.2. Phương pháp đo phổ cận hồng ngoại................................................................................25
2.3. Xử lý tín hiệu phổ.............................................................................................................26
3. Quy trình phân tích các chỉ tiêu đường tổng, acid, chất khô, chất rắn hòa tan trong quả
xoài 26
3.1. Phân tích hàm lượng đường tổng......................................................................................27
3.1.1. Quy trình xác định hàm lượng đường tổng bằng phương pháp Bertrand..................27
3.1.2. Hiệu suất thu hồi của phương pháp Bertrand............................................................27
3.2. Xác định tổng chất rắn hòa tan bằng khúc xạ kế...............................................................28
3.2.1. Quy trình xác định tổng chất rắn hòa tan trong dịch xoài..........................................28
3.2.2. Hiệu chuẩn máy khúc xạ kế cầm tay.........................................................................28
3.3. Xác định hàm lượng acid bằng phương pháp chuẩn độ thể tích........................................29
3.3.1. Quy trình xác định tổng hàm lượng acid...................................................................29
3.3.2. Hiệu suất thu hồi phương pháp xác định tổng hàm lượng acid trong dịch xoài.........29
3.4. Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp khối lượng...........................................30
3.4.1. Khảo sát vị trí sấy.....................................................................................................30
3.4.2. Khảo sát thời gian sấy...............................................................................................30
4. Xây dựng mô hình PLS để dự đoán độ trưởng thành của quả xoài....................................30
4.1. Dự đoán độ trưởng thành của quả xoài.............................................................................30
5. Mở rộng mô hình xác định độ trưởng thành của chuối...................................................33
6. Xác định hàm lượng các vitamine tan trong nước (B1, B2, B3, B6 và C) bằng phương
pháp HPLC.................................................................................................................................36
6.1.1. Quy trình xác định hàm lượng các vitamine trong nước...........................................36
6.1.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết vitamine tan trong nước............37
6.1.2.1. Khảo sát số lần chiết.............................................................................................38
6.1.2.2. Khảo sát thời gian chiết........................................................................................38
6.1.2.3. Khảo sát thể tích chiết...........................................................................................39
6.1.2.4. Khảo sát nồng độ HCL trong dung môi chiết........................................................40
2.5.3. Đường chuẩn của vitamin.........................................................................................40
5.2.4. Đánh giá độ lặp của phương pháp phân tích vitamine tan trong nước trong quả xoài
42
5.2.5. Hiệu suất thu hồi của phương pháp chiết tách vitamin tan trong nước......................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................45
PHỤ LỤC............................................................................................................................................46
5
6
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Phản ứng của Phenol-acid sulfuric với glucose...............................................12


Hình 2. Cấu trúc một số vitamine tan trong nước........................................................22
Hình 3: Vị trí lấy mẫu xoài..........................................................................................25
Hình 4.Quy trình bảo quản xoài sau thu hoạch............................................................26
Hình 5.Vị trí quét phổ trên mẫu xoài...........................................................................27
Hình 6. Máy ép hoa quả Philips HR 1821....................................................................28
Hình 7. Quy trình xác định hàm lượng đường tổng.....................................................28
Hình 8 : Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của của phổ theo Chất khô, đường, tổng
chất rắn hòa tan và acid tổng đợt 1..............................................................................32
Hình 9: Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của của phổ theo hàm lượng chất khô,
đường, tổng chất rắn hòa tan và acid tổng đợt 2..........................................................34
Hình 10: Mô hình phân tán số liệu phổ mẫu xoài đợt 1 và đợt 2.................................34
Hình 11. Vị trí nơi lấy mẫu chuối................................................................................35
Hình 12: Cách quét phổ và đo đường kính mẫu chuối.................................................36
Hình 13: Mô hình phân tán số liệu phổ mẫu chuối 4 đợt mẫu.....................................36
Hình 14: Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của giá trị phổ mẫu chuối theo ngày đợt
3................................................................................................................................... 37
Hình 15: Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của giá trị phổ mẫu chuối theo ngày đợt
4................................................................................................................................... 37
Hình 16.Quy trình phân tích vitamine tan trong nước trong quả xoài..........................38
Hình 17.Sắc ký đồ định danh các loại vitamin.............................................................39
Hình 18: Biểu đồ thể hiện hiệu suất chiết sau 1,2,3 lần chiết.......................................39
Hình 19: Biểu đồ thể hiện hiệu suất chiết ở thời gian khác nhau.................................40
Hình 20: Biểu đồ thể hiện hiệu suất chiết ở các thể tích dung môi khác nhau.............40
Hình 21. Đường chuẩn vitamine B1............................................................................41
Hình 22.Đường chuẩn vitamine C...............................................................................42
Hình 23. Đường chuẩn vitamine B6............................................................................42
Hình 24.Đường chuẩn vitamine B3.............................................................................42
Hình 25.Đường chuẩn vitamine B2.............................................................................43

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g xoài chín giống xoài Ấn Độ (Mangifera
indica L.)...................................................................................................................... 10
Bảng 3. Hàm lượng các vitamine trong nước có trong quả xoài chín..........................21
Bảng 4. Hiệu suất thu hồi của phương pháp Bertrand..................................................29
Bảng 5. Hiệu chuẩn khúc xạ kế....................................................................................30
Bảng 6. Kết quả đo TSS bằng khúc xạ kế....................................................................30
Bảng 7. Hiệu suất thu hồi của phương pháp xác định acid bằng chuẩn độ thể tích......30
Bảng 8. Khảo sát hàm lượng chất khô của cùng một quả xoài tại những vị trí khác
nhau............................................................................................................................. 31
Bảng 9. Khảo sát hàm lượng chất khô qua thời gian sấy.............................................31
Bảng 10. Đường chuẩn, LOD và LOQ của vitamine...................................................43
Bảng 11. Đánh giá độ lặp của phương pháp phân tích các vitamine............................44
Bảng 12. Hiệu suất thu hồi của phương pháp phân tích vitamine................................44

8
DANH MỤC VIẾT TẮT

Cụm viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


DM Dry Matter Hàm lượng chất khô
USDA United States Department Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
Of Agriculture
TSS Total Soluble Solid Tổng chất rắn hòa tan
MVDA Multivariate Data Phân tích dữ liệu đa biến
Analysis
NIR Near-infrared Phổ cận hồng ngoại
Spectroscopy
SNV Standard Normal Variate Biến phân bố chuẩn

OSC Orthogonal Signal Hiệu chỉnh tín hiệu


trực giao
Correction
PCA Principal Component Phân tích thành phần
chính
Analysis
PLS Partial Least Square Bình phương tối thiểu
từng phần
DModX Distance to Model X Khoảng cách tới mô hình
X
VIP Variable Important Plot Biến quan trọng

RMSEE Root mean square error of Căn trung bình


estimation tổng bình phương sai số
dự đoán các điểm mô hình

Căn trung bình


Root mean square
RMSEP tổng bình phương sai số
error of prediction
dự đoán các điểm kiểm tra
LOD Limit of Detection Giới hạn phát hiện
LOQ Limit of Quantitation Giới hạn định lượng
Relative Standard
%RSD Độ lệch chuẩn tương đối
Deviation

9
A. TỔNG QUAN
1. Tổng quan về xoài và các thành phần dinh dưỡng trong quả xoài

Xoài là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần dinh dưỡng trong quả
xoài được chia thành 3 nhóm chính: (1) các thành phần dinh dưỡng đa lượng
(cacbohydrat, protein, acid amin, lipid, acid béo và acid hữu cơ), (2) thành phần dinh
dưỡng vi lượng (vitamin và khoáng chất) và (3) các hợp chất hóa thực vật (phenolic,
polyphenol và sắc tố). Một số thành phần dinh dưỡng của nhóm (1) và (2) được liệt kê
trong bảng 1

Bảng 1: Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g xoài chín giống xoài Ấn Độ (Mangifera indica L.) 3

Năng lượng 62.1 – 63.7 Kcal

Protein 0.36 – 0.40 g

Cacbohydrat 16.20 – 17.18 g

Đường tổng số 13.66 g

Tổng chất béo 0.30 – 0.53 g

Cholesterol 0 mg

Calci 6.1 – 12.8 mg

Magie 10 mg

Kali 168 mg

Natri 1 mg

Vitamin C 36.4 mg

Vitamin A 1082 IU

Vitamin B3 0.5 mg

Trong đề tài này nhóm sẽ đi phân tích một số thành phần có trong quả xoài như:
đường tổng, hàm lượng chất khô, tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng acid. Đây là
những chỉ tiêu đa lượng, dễ xác định và có mối tương quan đối với độ già của quả

10
xoài. Dựa vào sự thay đổi của hàm lượng các thành phần dinh dưỡng đó trong quá
trình phát triển của quả xoài, nhóm sẽ xây dựng mô hình để dự đoán độ già của quả
xoài.

1.1. Đường
1.1.1. Các hợp chất đường và hàm lượng đường trong quả xoài

Độ chín và chất lượng của trái cây thường đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu, trong đó
có hàm lượng đường vì nó quyết định vị ngọt của trái cây. Tổng hàm lượng đường
trong 100g xoài chín giống xoài Tommy Atkins là 14.8g. Trong đó sucrose chiếm tỉ lệ
cao nhất với 6.97g. Hàm lượng fructose và glucose lần lượt là 4.68g và 2.01g 3. Trong
quá trình trưởng thành của quả xoài, tinh bột sẽ thủy phân thành đường dẫn đến hàm
lượng sucrose, glucose và fructose sẽ tăng dần.

1.1.2. Phương pháp xác định tổng hàm lượng đường

Phương pháp thường được sử dụng để xác định tổng hàm lượng đường trong quả
xoài là phương pháp Bertrand (TCVN 4594:1988). Phương pháp này dựa trên nguyên
tắc nhóm aldehyde và ketone của đường khử tham gia phản ứng với Cu 2+-tartrate trong
môi trường base tạo thành tủa đỏ gạch Cu2O (phản ứng 1). Sau đó, sử dụng dung dịch
Fe3+ để rửa tủa (phản ứng 2) rồi chuẩn độ lượng Fe 2+ thu được bằng KMnO4 trong môi
trường acid (phản ứng 3).

(1)

Cu2O + Fe2(SO4)3 + H2SO4  2CuSO4 + 2Fe2SO4 + H2O (2)

10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8 H2SO4  2 MnSO4 + 5 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O (3)

Với các loại đường không khử như sucrose ta thuỷ phân để chuyển chúng về
đường khử theo phản ứng:

C12H22O11 + H2O  C6H12O6 (glucose)+ C6H12O6 (fructose)

11
Từ số mL KMnO4 0.1 N dùng để chuẩn độ tra bảng xác định hàm lượng đường
nghịch chuyển (bảng phụ lục 3) để tính toán tổng hàm lượng đường trong quả xoài.

Ngoài ra, tổng hàm lượng đường có thể được xác định bằng phương pháp
phenol- sunfuric acid. Trong phương pháp này, acid sunfuric sẽ phá vỡ tất cả các hợp
chất đường và đưa về monosaccarit. Pentose (các hợp chất đường 5C) sẽ bị khử thành
furfural và các hợp chất hexose (đường 6C) sẽ bị khử thành hydroxymethylfuran. Các
hợp chất này sẽ phản ứng với phenol để tạo ra sản phẩm có màu vàng. Các sản phẩm
giàu pentose sẽ được đo quang ở bước sóng 480 nm. Còn đối với các sản phẩm giàu
hexose sẽ được đo quang ở bước sóng 490 nm4.

Hình 1. Phản ứng của phenol-acid sulfuric với glucose

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thường được sử dụng khi phân tích hàm lượng
đường ở nồng độ vi lượng.

1.2. Tổng chất rắn hòa tan


1.2.1. Giới thiệu về chất rắn hòa tan trong quả xoài
Tổng chất rắn hòa tan (Total Soluble Solids - TSS) là một đơn vị đo hàm lượng
kết hợp của tất cả các chất vô cơ và chất hữu cơ chứa trong dung dịch dạng phân tử,
ion hóa hoặc vi hạt. Đường là chất rắn hòa tan chính trong dịch quả, và vì thế hàm
lượng chất rắn hòa tan có thể sử dụng để đánh giá độ ngọt và được biểu diễn dưới giá
trị độ Brix – thang đo phổ biến nhất để đo chất rắn hòa tan.
Mặc dù các giống xoài khác nhau có giá trị Brix khác nhau, nhưng độ Brix sẽ có
xu hướng: khi quả xoài càng chín thì giá trị Brix càng cao. Trong quá trình chín của
quả xoài, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TSS) tăng, ví dụ xoài Keitt tăng từ 9.1%
lên 17.3% [6]. Vì vậy ta có thể xác định hàm lượng TSS để xác định độ trưởng thành
của xoài.
1.2.2. Phương pháp xác định tổng chất rắn hòa tan trong quả xoài

Phương pháp để đo độ Brix thông dụng nhất và có độ chính xác cao nhất đang
được sử dụng đó là dựa vào hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Góc khúc xạ càng lớn chứng
12
tỏ mật độ chất rắn hòa tan càng lớn, độ Brix càng cao. Độ Brix được sử dụng để thể
hiện nồng độ hoặc mật độ đường trong dung dịch. Mỗi độ Brix (1 0Brix) tương đương
với nồng độ đường 1%. Một dung dịch có độ Brix bằng 10%, tức cứ 100g dung dịch
chứa 10g tổng chất rắn hòa tan và 90g nước. Máy khúc xạ kế cầm tay được sử dụng
phổ biến để xác định nhanh giá trị TSS cho hầu hết các loại trái cây. Khúc xạ kế hoạt
động bằng cách đo chỉ số khúc xạ của một chất lỏng hoặc dung dịch, là kết quả của sự
thay đổi tốc độ ánh sáng khi nó di chuyển qua hai môi trường có mật độ khác nhau.

Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng tới kết quả đo (tăng khoảng 0.5% 0Brix khi nhiệt độ tăng
thêm 50C)22, nên trước khi đo cần điều chỉnh phép đo ở nhiệt độ thường.

Công thức tính chỉ số khúc xạ:

Chỉ số khúc xạ = Tốc độ ánh sáng trong chân không/ Tốc độ ánh sáng xuyên qua chất

Trong đó chỉ số khúc xạ của chân không có giá trị là 1.

1.3. Các thành phần acid


1.3.1. Thành phần acid trong quả xoài

Các acid hữu cơ là cần thiết cho quá trình chuyển hóa hiếu khí và là thành phần
quan trọng góp phần vào chất lượng trái cây, tính cảm quan và độ acid của quả. Các
acid hữu cơ trong xoài bao gồm citric, oxalic, succinic, malic, pyruvic, tartaric,
muconic, galipic, glucuronic…

Độ chua của xoài chủ yếu là do hàm lượng acid citric và malic, trong đó hàm
lượng acid citric nhiều nhất (0.13 đến 0.71%)9.

Hàm lượng acid hữu cơ giảm khi xoài chín do các hoạt động liên quan đến chu
trình Krebs4, độ acid giảm từ 0.6% xuống 0.2%6.

1.3.2. Phương pháp xác định hàm lượng acid trong quả xoài

Tổng lượng acid trong quả xoài thường được xác định bằng phương pháp chuẩn
độ điện thế hoặc chuẩn độ thể tích.

Biểu thị độ acid chuẩn độ được được quy ước bằng gam acid citric trong 100g
hoặc 100 mL sản phẩm:

13
V NaOH ×C NaOH V bđm
× ×100 ×0.064
V mẫurút chuẩn độ V dịchchiết

Với 0.064 là hệ số của acid citric (acid citric ngậm nước là 0.07)

1.4. Hàm lượng chất khô và phương pháp xác định hàm lượng chất khô trong quả
xoài

Hàm lượng chất khô (DM) cũng là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá độ
trưởng thành của quả xoài. Đối với giống xoài Australia, hàm lượng chất khô trong
quả xoài tăng dần trong quá trình phát triển (0.72 % DM/ tuần), và đạt 22% khi xoài
trưởng thành hoàn toàn7.

Thời gian thu hoạch đối với quả xoài là khi nó đạt ít nhất 14 % DM. Tuy nhiên
còn tùy thuộc vào từng giống xoài và từng vùng (Tommy Atkins ở Brazil là 14%,
Ataulfo Brazil là 14.6 – 16.4 %, trong khi Ataulflo Mexico là 16.9 – 20 %)7.

11 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của quả xoài
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả xoài
Cây xoài cần được trồng ở điều kiện thích hợp (địa hình không quá dốc, đất phải
có độ phì nhiêu và có pH 5.5 – 7.5 là tối ưu, khoảng cách giữa các cây không quá gần
nhau…), cần được chăm sóc thường xuyên (tưới nước, làm cỏ xung quanh gốc cây, tỉa
cành, tạo tán…). Bên cạnh đó, cây cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc bón
phân. N, P, K là những thành phần dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cây phát triển tốt,
cho năng suất cao.

Ngoài ra các điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây xoài:

- Nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố khí hậu ảnh hưởng nhất đến sự tăng trưởng, phát
triển và ra hoa của xoài. Nhiệt độ tối ưu đối với xoài là 27 – 33°C. Nhiệt độ nếu thấp
hơn 10°C hoặc cao hơn 33°C có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa, từ đó làm giảm năng
suất của cây xoài.
- Độ ẩm và lượng mưa: do xoài thuộc loại trái cây nhiệt đới nên cây cần rất nhiều
nước để có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
- Ánh sáng: cây cần được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng để giúp cho quá trình
quang hợp xảy ra tốt nhất.
14
- Gió: cây được trồng ở nơi quá nhiều gió có thể làm rụng bông, rụng quả làm
cho năng suất có thể giảm9.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quả xoài sau thu hoạch

Sau khi thu hái, rau quả vẫn tiếp tục các hoạt động sống của chúng như là hô hấp,
bốc hơi, tỏa nhiệt… Tuy vậy, sự tổng hợp các chất đã kết thúc và khả năng chủ động
đề kháng với bệnh hại cũng giảm đáng kể từ sau khi bị tách khỏi môi trường sống.

1.6.1. Các biến đổi xảy ra sau thu hoạch


 Hô hấp

Hô hấp là một quá trình sinh lý được duy trì từ đầu đến cuối quá trình sau thu
hoạch. Trong điều kiện có oxi, xoài xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí:

C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + 674 Kcal

Sản phẩm của hô hấp hiếu khí là khí cacbonic, nước và nhiệt 22. Nếu bảo quản
trong thùng kín hoặc túi hàn kín miệng thì hơi nước tích lũy lại đọng trên bề mặt sản
phẩm và bao bì, nhiệt tích lũy lại làm cho quả nóng lên. Tình trạng ẩm và nóng rất có
lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, dẫn đến hư hỏng quả, làm mất giá trị.

 Sự biến đổi thành phần hóa học22,23

Trong thời gian bảo quản, hầu hết các thành phần hóa học của quả đều bị biến
đổi, làm thay đổi vị ngọt, vị chua, mùi thơm, … do tham gia vào quá trình hô hấp hoặc
do hoạt động của enzym.

Enzym hemicenluloza thủy phân tinh bột thành đường, enzym protopectinase
thủy phân protopectin thành pectin hòa tan làm quả mềm dần. Quá trình hô hấp và quá
trình decacboxyl hóa làm sụt giảm hàm lượng acid tổng số. Hàm lượng acid giảm cùng
vơi sự giảm tinh bột và sự gia tăng lượng đường làm tăng trị số pH và độ ngọt của
quả22.

Hàm lượng vitamin C giảm mạnh trong quá trình bảo quản đặc biệt là những quả
bảo quản càng lâu do quá trình khử xảy ra trong tế bào. Các chất màu được hình thành
hoặc biến đổi từ dạng này sang dạng khác: chlorophyl chuyển thành caroten, …tạo nên
màu sắc của quả chín. Hàm lượng tannin giảm nhanh trong quá trình chín làm thay đổi

15
vị của quả. Aldehyd, este, lacton, …được sản sinh tạo mùi hương. Tốc độ biến đổi các
thành phần hóa học tỷ lệ thuận với cường độ hô hấp.

 Sự bốc hơi

Sự bốc hơi làm mất nước là nguyên nhân chính dẫn đến khối lượng quả giảm. Hệ
thống biểu bì có tác dụng hạn chế sự bốc hơi, vì vậy nếu vỏ quả bị tổn thương sẽ gây
ra nhiều hậu quả xấu. Để ngăn chặn hiện tượng này, có thể áp dụng các biện pháp xử
lý (bao màng, đóng gói cẩn thận, …) hoặc kiểm soát môi trường (độ ẩm, tuần hoàn
không khí, …) 23.

Những nguyên nhân khác có tác động không kém phần quan trọng tới chất lượng
xoài sau thu hoạch, đó là các yếu tố về môi trường (ảnh hưởng tới các quá trình sinh
lý, sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật, …), các tác động vật lý (do thu hái, vận
chuyển, …gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập, kể cả vết cắt ở
cuống), sự hoạt động của vi sinh vật (tấn công bề mặt quả, ăn sâu vào tế bào, tiết ra
chất độc hại, phá hủy trái), …

1.6.2. Phương pháp thu hoạch, bảo quản xoài sau thu hoạch

Với mục đích chính là giữ vững chất lượng (hình dáng, thành phần dinh dưỡng,
hương vị, …), giảm tổn thất tối đa giữa thời điểm thu hoạch tới tiêu dùng, việc áp
dụng các phương pháp bảo quản sau thu hoạch cho sản phẩm rất cần được chú trọng.

 Thu hái

Xoài có độ tuổi từ 120 - 130 ngày kể từ ngày ra hoa thì trái đã đủ già và có thể
thu hoạch. Hiện nay xoài được hái dựa vào nhận định cảm quan của nhà vườn: đúng
lúc già sẽ có làn da láng và khối lượng nặng hơn bình thường. Cụ thể, theo kinh
nghiệm nhà vườn ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (nơi xoài được lấy mẫu để nghiên cứu) các
đặc điểm của xoài Cát Chu khi thu hái là trái đạt tới kích thước tối đa, vỏ trái chuyển
dần sang màu vàng và có lớp phấn mỏng ở vỏ. Người ta có thể dùng kim ghim đâm
vào đuôi xoài để kiểm tra độ chín của xoài. Nếu kim đâm không được tức hạt đủ cứng,
trái đủ già để thu hoạch.

Cách thu hái cũng cần tuân thủ 1 số điều như: (1) thời gian hái tốt nhất trong tầm
9 giờ sáng tới 3 giờ chiều để hạn chế chảy mủ, (2) hái bằng tay hoặc lồng, chừa cuống

16
khoẳng 2-5cm để trái hạn chế chảy mủ, (3) dùng báo hoặc lá khô lót đặt cho ráo mủ,
sau đó xếp vào sọt có lót lớp mềm, tránh va chạm tối đa, (4) cầm xoài nên mang bao
tay, hoặc hạn chế tiếp xúc, tránh mất lớp phấn, (5) tránh để cuống xoài đâm vào nhau,
(6) tỉa bớt lá và đặt nơi bóng mát. Cắt tỉa có thể dẫn đến các vết mủ hoặc nhựa cậy
đọng lại trên bề mặt quả. Sự tiếp xúc của nhựa cây với vỏ xoài làm xảy ra quá trình
tổng hợp anthocyanin, flavonoid, và dẫn xuất phenylpropanoid tạo các vết thâm đen
gây mất mỹ quan.

 Bảo quản sau thu hoạch11,24

Để bảo quản xoài được lâu nhất ta cần thực hiện các bước sau:
- Xoài sau khi thu hoạch được rửa bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nhựa
còn bám trên vỏ xoài
- Nhúng xoài vào nước ấm khoảng 50-550C trong vòng 5 phút hoặc cũng có thể
sử dụng máy xử lý nhiệt ở 46 0C trong 20 phút để ức chế các tế bào nấm nhằm bảo
quản được lâu hơn, tránh trường hợp bị nấm gây bệnh thán thư trên da hoặc thôi dầu
- Sau khi xử lý qua nước nóng, xoài sẽ được làm khô để tránh tình trạng nước ấm
làm hư xoài
- Có thể nhúng xoài vào một dung dịch màng bao như chitosan, …chứa chất diệt
nấm nhằm trì hoãn các hoạt động của nấm, kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra cũng
có thể sử dụng các loại màng bao phối hợp với các acid hữu cơ (acid ascobic, benzoic,
citric, …), các chất chống oxi hóa hoặc các thuốc diệt nấm (benomyl, thiobendazole,
…)
- Dùng túi được làm từ polyethylen (PE), polyvinyl cloride (PVC), …đục lỗ để
đựng và bảo quản lạnh.
Một số bất lợi có thể xảy ra khi xử lý nhiệt như: tổn thương nhiệt, thúc đẩy quá
trình lão hóa, có thể làm giảm mùi hương, màu sắc và vị tự nhiên của quả, …vì vậy sự
kết hợp nhiệt độ và thời gian xử lý phù hợp, tránh những tổn thất này để đem lại điều
kiện bảo quả tốt nhất, thời gian bảo quản lâu hơn.

Các lỗ trên bao bì có khả năng điều hòa khí quyển xung quang quả, nhằm hạn chế
sự hô hấp của trái. Mức độ thấm khí qua bao bì phụ thuộc số lỗ trên bề mặt bao, độ ẩm
tương đối của khí quyển trong bao phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Chính vì vậy

17
cần phải xác định số lỗ trên một diện tích bề mặt thích hợp. Diện tích lỗ so với diện
tích túi là 0.4-0.6%11 là thích hợp nhất cho xoài.

Xoài nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Khi xoài để ở nhiệt độ thấp đầu tiên trên vỏ sẽ
xuất hiện các vết nâu, rồi các vết này dần loang ra toàn mặt trái. Vì vậy nhiệt độ bảo
quản xoài rất là quan trọng. Theo các nghiên cứu, ở nhiệt độ 10-12 0C, độ ẩm 85-90%
có thể hạn chế quá trình chín của xoài và thời gian bảo quản được 2-4 tuần10,11.

12 Phương pháp phân tích dữ liệu đa biến12,13

Phân tích dữ liệu đa biến (multivariate data analysis - MVDA) là ngành khoa học
ứng dụng các thuật toán và các phương pháp thống kê nhằm đơn giản hoá bảng dữ liệu
đa biến (kết quả từ các phương pháp phân tích của hàng trăm mẫu, cho ra hàng trăm,
hàng ngàn dữ liệu) bằng cách tìm ra mối liên hệ giữa các biến với nhau, tạo ra các biến
mới với số lượng ít hơn thông qua các mối liên hệ trên nhằm giảm số biến trong bảng
dữ liệu.

Với mục đích giúp ta dễ dàng hơn trong việc hiểu, biểu diễn và đưa ra kết quả
một cách trực quan nhất có thể từ bộ dữ liệu ban đầu, hai phương pháp thường được sử
dụng trong MVDA là phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component
Analysis – PCA) và phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least
Square – PLS).

1.7. Tiền xử lý phổ

Dữ liệu phổ cần được xử lí trước khi đưa vào dựng mô hình để loại bỏ các yếu tố
ảnh hưởng, bất ổn đến tín hiệu thu nhận được do phương pháp đo – tán xạ ánh sáng
hay vấn đề từ mẫu – kích thước các hạt mẫu sinh học, … nhằm thu được bộ dữ liệu
mới cho mối tương quan tốt, tăng khả năng dự đoán của mô hình. Các phương pháp
tiền xử lý phổ thường dùng như MSC, SNV, OSC, đạo hàm bậc 1, đạo hàm bậc 2, ….

 Phương pháp SNV – Standard Normal Variate

Là kỹ thuật tiền xử lý phổ nhằm đưa các biến (các bước sóng) về cùng một
phương sai chuẩn để sự đóng góp của các biến vào mô hình là như nhau. Giá trị cường
độ phản xạ hiệu chỉnh tại mỗi bước sóng được tính bằng cách lấy giá trị cường độ ban

18
đầu tại bước sóng đó trừ cho giá trị cường độ phản xạ trung bình trên toàn bộ dãy phổ
và chia cho độ lệch chuẩn toàn bộ giá trị cường độ phản xạ.

 Phương pháp OSC – Orthogonal Signal Correction

Orthogonal Signal Correction – Hiệu chỉnh tín hiệu trực giao: tuần hoàn hiệu
chỉnh bảng dữ liệu ban đầu theo vector trực giao với Y để tìm được bảng dữ liệu mới
cho mối tương quan tốt nhất giữa X với Y.

Cơ chế của phương pháp này là tìm được vector t 1 cho mối tương quan lớn nhất
giữa X với Y dựa vào dữ liệu ban đầu, sau đó thuật toán sẽ tiến hành tìm vector t * trực
giao – tức không tương quan với Y theo t1, các số liệu ban đầu được hiệu chỉnh theo
vector này để được một bảng dữ liệu mới. Từ bảng dữ liệu mới này, tiếp tục tìm ra
vector t2 cho mối tương quan lớn nhất với ma trận Y. Cứ tiếp tục như vậy, cho đến khi
tìm được vector ti cho mối tương quan lớn nhất với ma trận Y. Từ đó tăng khả năng dự
đoán của mô hình.

 Phương pháp MSC - Multiplicative Signal Correction

Là kỹ thuật tiền xử lý phổ nhằm giảm ảnh hưởng của sự tán xạ đến phổ cận hồng
ngoại. MSC sẽ tìm mối liên hệ giữa phổ cần tiền xử lý với phổ tham chiếu (thường là
phổ trung bình của bộ dữ liệu) qua biểu thức:

Xorg = ai + bi.Xref + eik

Sau đó chuẩn hóa phổ bằng biểu thức:

X org −b0
Xcorr =
b ref ,1

Trong đó Xorg là phổ cần xử lý, Xref là phổ tham chiếu, Xcorr là phổ đã chuẩn hóa
bằng MSC, ai và bi lần lượt là là tung độ góc và hệ số góc của đường thẳng hồi quy
giữa phổ cần xử lý và phổ tham chiếu, e ik là phần chưa được mô hình hóa của dữ liệu
phổ.

1.8. Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis–PCA)

PCA có thể tìm ra mối liên hệ giữa các biến (bước sóng) và tạo ra các biến mới,
làm giảm số biến của bộ dữ liệu, biểu diễn bộ dữ liệu lên một không gian ít chiều hơn,

19
cho phép ta có thể biểu diễn bộ dữ liệu dưới dạng hình học trong các hệ trục toạ độ 2-3
chiều để dễ quan sát. Đồng thời PCA còn giúp phân loại các biến trong bộ dữ liệu, cái
nhìn tổng quan về bộ dữ liệu và sự phát hiện các mẫu lệch thô ảnh hưởng tới khả năng
dự đoán của mô hình.

1.9. Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Square–PLS)

Xây dựng mô hình PLS giúp dự đoán định lượng và bán định lượng một thông số
nào đó (như tính chất mẫu, thành phần của một vài hợp chất có trong mẫu) dựa vào
một chuỗi các tín hiệu thu được (như tín hiệu phổ UV-Vis, phổ NIR, …) hoặc các tín
hiệu thu được từ cảm biến (nhiệt, độ ẩm, ...).

1.10. Các thông số và công cụ cần quan tâm khi dựng mô hình MVDA
 R2: thể hiện khả năng mô phỏng hay giải thích của mô hình đối với dữ liệu thực
nghiệm
 Q2: thể hiện khả năng dự đoán và đây là thông số quyết định để đánh giá tính ứng
dụng của mô hình vừa được xây dựng. Q 2 càng gần 1 thì khả năng dự đoán của mô
hình càng tốt (thực tế tối ưu bằng 0.7). Nếu R2=Q2 thì mô hình đúng tuyệt đối
 VIP (Variable Importance Plot): giá trị VIP thể hiện khả năng đóng góp của các
biến trong bộ dữ liệu vào việc xây dựng mô hình. Giá trị VIP của biến số càng lớn
thì nó càng đóng góp đáng kể vào mô hình.
- VIP < 0,5: ảnh hưởng đến kết quả dự đoán không đáng kể
- VIP > 0,7: ảnh hưởng đến kết quả dự đoán
- VIP > 1.0: ảnh hưởng đáng kể đến kết quả dự đoán

Thông thường, các biến có VIP < 0.7 sẽ được loại đi khi xây dựng mô hình.

 Hotelling’ T2: công cụ thống kê đa biến sử dụng phân bố chuẩn F, nhằm nhận diện
các mẫu lệch thô thông qua mô hình được lập bởi đồ thi tổng quan. Một mẫu được
xem là lệch thô (có sự khác biệt quá lớn) khi:
- Hotelling’T2 (T2Crit) > (99%) là những điểm lệch thô - ảnh hưởng mạnh tới R 2
và Q2
- T2 Crit > (95%) là những điểm cần xem xét có nên loại bỏ để cải thiện mô hình
 DmodX: giá trị tính toán khoảng cách từ vị trí điểm mẫu đang xét phân bố trong
không gian đa chiều ban đầu đến mô hình được lập bởi các PC. Đường giới hạn D-

20
Crit (0,05): các điểm mẫu trên 0.95 là những điểm lệch trung bình so với các điểm
còn lại.
 RMSEE (Root Mean Square Error of Estimation): cho biết mức độ sai lệch giữa giá
trị dự đoán và giá trị thực của các mẫu dùng để xây dựng mô hình (training set)
 RMSEP (Root Mean Square Error of Prediction): cho biết mức độ sai lệch giữa giá
trị dự đoán và giá trị thực của các mẫu dùng để thẩm định mô hình (test set).
13 Phân tách các vitamin tan trong nước trên nền mẫu xoài bằng phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao
1.11. Tổng quan về nhóm vitamin tan trong nước trong quả xoài

Rau củ và trái cây chứa rất nhiều loại vitamin. Các loại vitamin này đóng vai trò
quan trọng đối với sức khỏe con người và phần lớn hàm lượng các vitamin này được
bổ sung qua đường ăn uống. Thiếu vitamin có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như
mờ mắt, còi xương…

Vitamin được chia thành hai nhóm:

- Vitamin tan trong nước: các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12) và
vitamin C.

- Vitamin tan trong dầu: các vitamin nhóm A, D, E, K, …

Xoài là một loại trái cây chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại
khoáng chất vi lượng như K, Mg… và các loại vitamine. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ
phân tích hàm lượng các loại vitamin tan trong nước trong quả xoài (B1, B2, B3, B6
và C).

Bảng 2. Hàm lượng các vitamine trong nước có trong quả xoài chín14

Vitamine Hàm lượng/100g


Thiamine (B1) 0.01-0.04 mg
Riboflavin (B2) 0.02 – 0.07 mg
Niacin (B3) 0.2 – 1.31 mg
Panthotenic acid (B5) 0.16 – 0.24 mg
Pyridoxin (B6) 0.05 – 0.16 mg
Folic acid (B9) 0 mg
Cyanocobalamin (B12) 0 mg
21
Acid ascorbic (C) 13.2 – 92.8 mg
OH
CH2OH

HOHC

CHOH
Cl-
HOHC

CH2
S Cl-
N N+ H3C N N O

NH
N H3C N
NH3+
O

. Vitamine B1
. Vitamine B2

H
HO H
O HO

COOH HOH2C O
C NH2 HOH2C O
O
O

N
N HO
OH O
O

. Vitamine B3 . Vitamine B6
CH2OH CHO
CH2NH2

HOH2C OH HOH2C OH
HOH2C OH

Vitamine C
N CH3 N CH3
N CH3

Hình 2. Cấu trúc một số vitamine tan trong nước

Hàm lượng vitamin tan trong nước trong quả xoài có thể được xác định bằng nhiều
phương pháp như điện di mao quản15, sắc ký điện di mao quản16 hoặc sắc ký lỏng. Tuy
nhiên, sắc ký lỏng thường được sử dụng nhiều hơn cả trong việc phân tích vitamine
tan trong nước nhờ vào đặc tính chính xác cao.

1.12. Phân tích vitamine trong xoài bằng phương pháp sắc ký lỏng

Các vitamine tan trong nước có đặc điểm chung là tan tốt trong nước, tuy nhiên
dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm hoặc nhiệt độ cao. Vì vậy trong đề tài này,
nhóm chúng tôi sẽ sử dụng dung môi chiết là HCl. Các vitamine tan trong nước đều có
tính phân cực nên lưu giữ rất kém trên cột, vì vậy pha động chủ yếu là đệm. Do đó
nhóm sẽ sử dụng cột YMC (RP-HPLC, có thể sử dụng với pha động 100% nước), đầu
dò UV-VIS và pha động là dung môi phân cực đã được acid hóa.

Tuy nhiên có ba vấn đề cần quan tâm khi định lượng vitamine trên nền thực
phẩm:
22
- Kỹ thuật chiết: đủ hiệu quả để giải phóng các dạng vitamine khác nhau từ nền mẫu

- Đảm bảo rằng các dạng vitamine bền ở điều kiện ánh sáng/không khí thích hợp trong
khoảng thời gian đủ dài để định lượng chính xác

- Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp: đủ độ nhạy, độ chọn lọc, độ chính xác, chi
phí và thời gian cũng cần được xem xét

Tùy theo mục đích mà ta có thể phân tách từng vitamine: vitamine C, nhóm
vitamine B hoặc phân tách đồng thời cả vitamine C và nhóm vitamine B trong 1 lần
tiêm. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, nhóm chọn phân tách đồng thời
vitamine C và B trong nền mẫu xoài.

14 THỰC NGHIỆM
1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
1.1. Thiết bị
 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC Shimadzu 2010, Nhật Bản)
 Cân phân tích: ±0.001 g (Shimazu, Nhật Bản), ±0.0001 g (Uni Bloc, Nhật Bản),
±0.00001 g (Mettler Toledo, Thụy Sĩ)
 Thiết bị NIR cầm tay (NIRscan Nano EVM - Texas Instrument, Hoa Kỳ)
 Bể siêu âm (Power Sonic 410, Terre Universal, Hoa Kỳ)
 Tủ sấy (Dream Scientific, Trung Quốc)
 Máy vortex (Super-mixer, Hoa Kỳ)
 Máy ly tâm (Harminic, Nhật Bản)
 Bếp hồng ngoại (Sanaky SNK -2018HG, Trung Quốc)
 Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm TLG 361 TI. (độ ẩm ± 8 %, nhiệt độ ± 1.0 °C)
 Phễu lọc G4
 Giấy lọc 102 110mm (Newstar, Trung Quốc)
 Màng lọc 0.45 µm (Membrane Solutions, Trung Quốc)
 Máy ép trái cây (Philips HR1821, Việt Nam)
 Bơm áp suất thấp (Rocker 400, Đài Loan)
 Khúc xạ kế (Atago PAL-1, Nhật Bản)
 Và các dụng cụ thông thường khác trong phòng thí nghiệm
1.2. Hóa chất
23
- Hóa chất hữu cơ
 α-D (+) – Glucose ≥ 99.9 % (Viện kiểm nghiệm thuốc, Việt Nam)
 Phenolphtalein (Guangzhou Junhuada, Trung Quốc)
 Vitamine C ≥ 99 % (Viện kiểm nghiệm thuốc, Việt Nam)
 Vitamine B1 ≥ 99 % (Viện kiểm nghiệm thuốc, Việt Nam)
 Vitamine B2 ≥ 99 % (Viện kiểm nghiệm thuốc, Việt Nam)
 Vitamine B3 ≥ 99 % (Viện kiểm nghiệm thuốc, Việt Nam)
 Vitamine B6 ≥ 99 % (Viện kiểm nghiệm thuốc, Việt Nam)
- Hóa chất vô cơ
 Zinc acetate ≥ 99 %, copper (II) sulfate pentahydrate ≥ 99%, potassium sodium
tartrat tetrahydrate ≥ 99%, ammonium iron (III) sulfate dodecahydrate (Guangdong
Guanghua, Trung Quốc)
 Sodium hydroxide ≥ 96 %, potassium ferrocianide ≥ 99 %, potassium
permanganate ≥ 99 % (Guangzhou Junhuada, Trung Quốc)
- Dung môi, acid
 Acetonitril (Scharlau, Spain)
 Acid chlohidride 36 – 38 %, acid sulfuric 95 – 97 %, acid phosphoric > 85 %
(Xilong, Trung Quốc).
 Fehling A: hòa tan 40g CuSO4.5H2O trong 1L nước cất 2 lần.
 Fehling B: hòa tan 200g KNaC4H4O6.4H2O, 150g NaOH trong 1L nước cất 2
lần.
 Dung dịch Fe3+: hòa tan 50g NH4Fe(SO4)2.12H2O bằng 109mL H2SO4 rồi định
mức đến 1L bằng nước cất 2 lần.
 Dung dịch chuẩn glucose: pha từ chuẩn glucose với nước cất 2 lần.
 Dung dịch đệm pH 2.6: rút 0.2 mL H3PO4 đậm đặc rồi định mức đến 1L bằng
nước cất 2 lần.
 Dung dịch chuẩn vitamine B1, B2, B3, B6, C: pha từ chuẩn B1, B2, B3, B6, C với
nước cất 2 lần.
2. Quy trình lấy mẫu, bảo quản mẫu, quét phổ và xử lý phổ cận hồng ngoại mẫu
xoài
2.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu xoài

24
Mẫu xoài được lấy từ các vườn khác nhau tại xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Giống xoài nhóm khảo sát là giống xoài cát Chu, tên khoa học
là Moringa oleifera. Mẫu xoài được lấy 2 đợt: đợt 1 vào ngày 27/12/2019, đợt 2 vào
ngày 24/4/2020 và 11/5/2020, mỗi lần lấy từ 50 – 60 quả để tránh việc mẫu bị chín
trước khi phân tích xong.

Trong ngành nông nghiệp trồng xoài, người ta sẽ kích thích cây ra hoa và đánh
dấu ngày kể từ ngày cây ra hoa. Thông thường người ta sẽ thu hoạch đồng loạt tại thời
điểm sau 120 ngày kể từ ngày ra hoa. Do đó nhóm sẽ lấy mẫu trước độ thu hoạch 15
ngày, trong độ tuổi thu hoạch và sau độ tuổi thu hoạch 5, 10 ngày để đảm bảo số liệu
mô hình được trải đều.

Hình 3: Vị trí lấy mẫu xoài

Mẫu xoài được lấy trong 2 đợt, mỗi lần lấy 50 – 60 mẫu để đảm bảo mẫu không
bị chín khi nhóm tiến hành phân tích.

Mẫu đợt 1 (27/12/2019): gồm 60 mẫu: 30 mẫu trước tuổi thu hoạch 15 ngày và
30 mẫu ở độ tuổi thu hoạch.

Mẫu đợt 2 (24/4/2020 và 11/5/2020): gồm 131 mẫu: 40 mẫu trước tuổi thu hoạch
15 ngày, 40 mẫu trong độ tuổi thu hoạch, 30 mẫu sau độ tuổi thu hoạch 5 ngày và 21
mẫu sau độ tuổi thu hoạch 10 ngày.

Cách mã hóa mẫu: X là mẫu trước thu hoạch 15 ngày. C là mẫu trong độ tuổi thu
hoạch hoặc sau độ tuổi thu hoạch.
25
Tên mẫu đợt 1 được mã hóa theo dạng “I-mã mẫu”. Ví dụ mẫu I-C01 tương ứng
với đợt 1, mẫu số 1 và trong độ tuổi thu hoạch.

Tên mẫu đợt 2 được mã hóa theo dạng “II- mã lần lấy- mã mẫu”. Ví dụ mẫu II-
01-X01 tương ứng với mẫu đợt 2, lần lấy 1, mẫu số 1, trước độ tuổi thu hoạch 15 ngày.
01 và 02 tương ứng với mẫu trước độ tuổi thu hoạch 15 ngày, 04 tương ứng với mẫu
trong độ tuổi thu hoạch, 05 tương ứng với mẫu sau độ tuổi thu hoạch 5 ngày và 06
tương ứng với mẫu sau độ tuổi thu hoạch 10 ngày.

2.1.1. Quy trình bảo quản xoài sau thu hoạch

Sau khi lấy tại vườn về, những quả có bề mặt xấu sẽ được loại bỏ. Sau đó xoài sẽ
được rửa sạch bằng nước máy, ngâm trong nước ấm (50 ± 5°C) để tránh bị bệnh (thán
thư…), rửa lại dưới vòi nước máy để tránh cho quả chín quá nhanh và để ráo nước.

Xoài sẽ được đặt vào túi LDPE (25.10 -2 x 35.10-2 x 10-6 m) đã được đục những lổ nhỏ
và bảo quản ở nhiệt độ 10 – 12 °C, độ ẩm 80 ± 5 %. Độ ẩm được đảm bảo bằng cách
đặt một chậu nước dưới tầng dưới của tủ lạnh và được theo dõi bằng thiết bị đo nhiệt
độ và độ ẩm TLG 361 TI.

Hình 4.Quy trình bảo quản xoài sau thu hoạch


Với điều kiện bảo quản của nhóm, sau 7 ngày quả xoài vẫn không bị tổn thương
bề mặt (bỏng lạnh, thán thư…).

2.2. Phương pháp đo phổ cận hồng ngoại

26
Đối với quả xoài, phổ cận hồng ngoại được lấy trong vùng bước sóng 900 – 1700 nm.
Mỗi quả xoài được quét phổ tại 6 vị trí: đầu quả, giữa quả và đuôi quả của mỗi bên quả
xoài, sau đó lấy giá trị phổ trung bình. Chọn các quả có bề mặt không bị trầy xước
cũng như bị bệnh bề mặt da. Các mẫu xoài được quét phổ tại phòng thí nghiệm I47.

Hình 5.Vị trí quét phổ trên mẫu xoài

2.3. Xử lý tín hiệu


phổ

Phổ của mỗi mẫu sau khi được quét sẽ được lưu dưới dạng file xls. Sau đó, các
file xls này sẽ được tổng hợp lại thành 1 file và tiến hành tiền xử lý để loại bỏ các yếu
tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả mô hình.

Đối với mẫu xoài, đầu tiên phổ sẽ được xử lý bằng phương pháp đạo hàm bậc 1
hoặc MSC với phần mềm SpectraGryph. Sau đó dữ liệu phổ này được xử lý OSC bằng
phần mềm SIMCA-P.

Những dữ liệu phổ sau khi được xử lý sẽ được sử dụng để dựng mô hình bằng
phần mềm SIMCA-P.

3. Quy trình phân tích các chỉ tiêu đường tổng, acid, chất khô, chất rắn hòa tan
trong quả xoài

Mẫu xoài sau khi thu hoạch được bảo quản lạnh 10-120C, trước khi phân tích, xoài
sẽ được lấy ra để nguội đến nhiệt độ phòng, quét phổ NIR. Với mỗi mẫu xoài sẽ bỏ vỏ,
27
cắt lấy thịt 2 bên má cách hạt 1 cm. Mỗi bên má cắt 1 lát mỏng cỡ 0.5 cm theo chiều
ngang ở chính giữa má để xác định hàm lượng chất khô. Phần thịt còn lại được ép lấy
dịch bằng máy ép Philips-HR1821, sau đó lọc qua giấy lọc 102 11cm để xác định
đường tổng, acid tổng và tổng chất rắn hòa tan.

Hình 6. Máy ép hoa quả Philips HR 1821

3.1. Phân tích hàm lượng đường tổng


3.1.1. Quy trình xác định hàm lượng đường tổng bằng phương pháp Bertrand

Quy trình xác định hàm lượng đường tổng được tham khảo theo TCVN
4594:1988. Nhóm thực hiện phân tích trên mẫu dịch ép xoài sau khi mẫu xoài được ép
qua máy ép Philips HR1821.

Hình 7. Quy trình xác định hàm lượng đường tổng

28
3.1.2. Hiệu suất thu hồi của phương pháp Bertrand

Cân chính xác 7.995 g chuẩn glucose vào bình định mức 100 mL rồi định mức
đến vạch bằng nước cất 2 lần, ta thu được dung dịch chuẩn nồng độ 79.95 mg.mL -1.
Rút 10 mL dịch ép và 1 lượng chuẩn glucose cho vào bình định mức 250 mL, để yên
khoảng 1h. Cho thêm khoảng 30 mL nước cất vào bình định mức, sau đó thêm 5 mL
carrez 1 và 5 mL carrez 2. Lắc nhẹ rồi định mức đến vạch bằng nước cất 2 lần. Mẫu
sau đó được đem đi phân tích theo quy trình như Hình 9.

Quy tắc thêm chuẩn: mẫu sẽ được thêm 1 lượng chuẩn bằng 80 – 120 % hàm
lượng chất phân tích có trong mẫu.

Bảng 3. Hiệu suất thu hồi của phương pháp Bertrand

Mẫu Hàm lượng đường RSD (%) Hiệu suất thu hồi (%)

(mg glucose / 10 mL dịch ép) (n = 2)

1 686.47 1.09

2 514.81 0.71

Thêm chuẩn 1 1444.06 1.03 94.70

(+ 10mL chuẩn)

Thêm chuẩn 2 1102.20 1.32 91.78

(+ 8 mL chuẩn)

Giá trị RSD của các mẫu và mẫu thêm chuẩn đều đạt tiêu chuẩn AOAC 18. Hiệu
suất thu hồi khá tốt (đều đạt trên 91%). Tuy nhiên hiệu suất thu hồi vẫn có thể được cải
thiện bằng việc nâng cao tay nghề của người làm thực nghiệm.

3.2. Xác định tổng chất rắn hòa tan bằng khúc xạ kế
3.2.1. Quy trình xác định tổng chất rắn hòa tan trong dịch xoài

Mẫu dịch xoài sau khi được ép lấy nước sẽ được lọc qua màng lọc 0.45 µm để
loại bỏ cặn rắn lơ lửng ảnh hưởng tới kết quả đo (do nguyên tắc đo máy khúc xạ kế là

29
đo chỉ số khúc xạ ánh sáng). Cho ~ 0.5 mL dịch lọc lên mặt kính máy khúc xạ kế cầm
tay và tiến hành đo.

3.2.2. Hiệu chuẩn máy khúc xạ kế cầm tay

Do đường là chất rắn hòa tan chính trong quả, nhóm hiệu chuẩn máy bằng cách
pha các dung dịch chuẩn gốc fructose, glucose với nồng độ khác nhau và tiến hành đo.

Bảng 4. Hiệu chuẩn khúc xạ kế

Hàm lượng Fructose Glucose


(g/100 mL) Giá trị đo Độ sai lệch (%) Giá trị đo Độ sai lệch (%)
5 4.80 4.00 4.90 2
10 9.70 3.00 9.80 2
15 14.6 2.66 14.80 1.33
20 19.6 2.00 19.8 1

TSS thực tế khi đo trên chuẩn đường glucose và fructose khác biệt không đáng
kể với giá trị TSS lý thuyết, sai lệch ở tất cả các nồng độ đều nhỏ hơn 4%, phù hợp với
hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bảng 5. Kết quả đo TSS bằng khúc xạ kế

Đợt 1 Đợt 2
Giá trị 105 ngày 120 ngày 105 ngày 120 ngày 125 ngày 130 ngày
trung bình 8.831 10.136 6.436 7.615 9.401 16.63
%RSD 9.324 19.951 10.022 21.499 18.603 11.447
3.3. Xác định hàm lượng acid bằng phương pháp chuẩn độ thể tích
3.3.1. Quy trình xác định tổng hàm lượng acid

Dịch ép xoài sau khi lọc qua màng lọc 0.45 µm sẽ được lấy một lượng thể tích
chính xác cho trực tiếp vào erlen và chuẩn độ bằng NaOH 0.1N với chị thị
phenolphtalein 0.1% theo TCVN 5483:2007.

3.3.2. Hiệu suất thu hồi phương pháp xác định tổng hàm lượng acid trong dịch xoài

30
Rút 1 thể tích dịch ép mẫu vào ống ly tâm 50 mL rồi thêm chuẩn acid citric vào
mẫu. Đánh vortex 1 phút để đồng nhất mẫu rồi để yên trong 30 phút ở nhiệt độ phòng.
Mẫu được xác định hàm lượng tổng acid theo quy trình trên.

Hiệu suất thu hồi của các mẫu khảo sát nằm trong khoảng từ 92.5-98.7% đạt yêu
cầu theo AOAC18.

Bảng 6. Hiệu suất thu hồi của phương pháp xác định acid bằng chuẩn độ thể tích

Mẫu I-C06 I-C21 I-X22 II-C05 II-X03 II-X05 II-X14


H% 94.5 92.7 98.6 94.2 96.5 95.6 98.7
3.4. Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp khối lượng
3.4.1. Khảo sát vị trí sấy

Gọt vỏ mẫu xoài, sau đó cắt 1 lát thịt xoài được lấy từ má quả xoài, đặt lên đĩa petri
đã cân sẵn khối lượng, cân và ghi lại khối lượng, sau đó sấy ở nhiệt độ 65 ± 2 °C.

Bảng 7. Khảo sát hàm lượng chất khô của cùng một quả xoài tại những vị trí khác nhau

Vị trí DM (%)
Má bên phải 22.48
Má bên trái 22.25
Vai 23.06
Giữa 22.48
Đuôi 22.38

Kết quả khi sấy phần thịt xoài được lấy từ 2 bên má quả xoài, cũng như tại các vị
trí khác nhau bên cùng 1 má quả xoài khác biệt không đáng kể. Vậy nên nhóm quyết
định cắt phần thịt nằm phía giữa má của quả xoài để xác định hàm lượng chất khô.

3.4.2. Khảo sát thời gian sấy


4. Xây dựng mô hình PLS để dự đoán độ trưởng thành của quả xoài
4.1. Dự đoán độ trưởng thành của quả xoài
Đối với đề tài dự đoán độ trưởng thành của xoài thì biến đáp ứng là 4 chỉ tiêu:
hàm lượng chất khô, hàm lượng đường, hàm lượng acid và hàm lượng chất rắn hòa
tan.
 Mô hình dự đoán PLS cho mẫu xoài đợt 1
31
Mẫu đợt 1 (27/12/2019): gồm 60 mẫu, trong đó có 30 mẫu độ tuổi trước thu
hoạch 15 ngày (105 ngày kể từ lúc ra hoa) và 30 mẫu trong độ tuổi thu hoạch (120
ngày). Mô hình xây dựng được cho giá trị R2Y và Q2 như sau:

Dry matter Sugar TSS Acidity


R2 0.9337 0.9318 0.8845 0.7836
Q2 0.8864 0.8063 0.7402 0.5257

Hàm lượng chất khô Đường tổng

TSS Hàm lượng acid

Hình 8 : Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của của phổ theo Chất khô, đường, tổng chất rắn hòa tan
và acid tổng đợt 1

Chỉ số R2Y > 0.78 cho thấy mức độ tương quan giữa phổ cận hồng ngoại và 4 chỉ
tiêu: hàm lượng chất khô, đường tổng, tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng acid. Đặc
biệt là hàm lượng chất khô và đường tổng, R 2Y lên tới ~0.94%. Giá trị Q2 đạt trên
0.7% đối với 3 chỉ tiêu chất khô, đường tổng và chất rắn hòa tan, thể hiện khả năng dự
32
đoán tương đối của mô hình. Riêng với chỉ tiêu acid, Q 2 chỉ đạt ~ 0.53%, có thể kết
luận khả năng dự đoán của mô hình cho chỉ tiêu acid là chưa được tốt.

 Mô hình PLS dự đoán các chỉ tiêu trong quả xoài đợt 2
Mẫu đợt 2 (lấy ngày 24/04/2020 và 11/05/2020), gồm 131 mẫu. Trong đó có 40
mẫu trước độ tuổi thu hoạch 15 ngày (105 ngày), 40 mẫu trong độ tuổi thu hoạch (120
ngày), 30 mẫu sau độ tuổi thu hoạch 5 ngày (125 ngày) và 21 mẫu sau độ tuổi thu
hoạch 10 ngày (130 ngày).

Chất khô Đường TSS Acid tổng


R2Y 0.921 0.933 0.951 0.892
Q2 0.721 0.816 0.860 0.701

Hàm lượng chất khô Đường tổng

TSS
Hàm lượng acid

Hình 9: Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của của phổ theo hàm lượng chất khô, đường, tổng chất
rắn hòa tan và acid tổng đợt 2

33
So với kết quả đợt 1, đợt 2 có giá trị R 2Y cũng như Q2 có chút khác biệt. Giá trị
R2Y đạt > 0.92% đối với hàm lượng chất khô, đường tổng, TSS cho thấy mức độ
tương quan giữa phổ cận hồng ngoại và 3 chỉ tiêu này rất tốt. So với đợt 1 thì mức độ
tương quan của giá trị phổ đối với hàm lượng acid tổng tốt hơn nhiều (R 2Y = 0.89).
Giá trị Q2 đạt trên 0.7 đối với cả 4 chỉ tiêu, thể hiện khả năng dự đoán tương đối của
mô hình. Riêng với chỉ tiêu acid và TSS, khả năng dự đoán tốt hơn so với đợt 1, đặc
biệt là acid với giá trị Q 2 đạt ~0.70, cho kết quả dự đoán tốt hơn nhiều so với mô hình
đợt 1. Trong khi đó khả năng dự đoán của mô hình cho chỉ tiêu hàm lượng chất khô
giảm còn 0.72.

Do khả năng dự đoán của 2 mô hình có sự khác nhau, nhóm xây dựng thêm mô
hình PCA để xem xét sự phân tán của dữ liệu phổ giữa đợt 1 và đợt 2.

Hình 10: Mô hình phân tán số liệu phổ mẫu xoài đợt 1 và đợt 2

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rõ sự phân bố dữ liệu phổ của 2 đợt xoài. Nhóm nghi
ngờ sự khác biệt giữa kết quả đợt 1 và đợt 2 là do mùa vụ khác nhau, dẫn tới điều kiện
thời tiết khác biệt (đợt 1 cây ra hoa vào mùa mưa, đợt 2 là mùa khô). Ngoài ra thời
điểm lấy xoài đợt 2, nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Corona, do đó điều
kiện chăm mẫu xoài đợt 2 không được tốt như đợt 1 dẫn đến quả của 2 đợt xoài có
khác biệt.

5. Mở rộng mô hình xác định độ trưởng thành của chuối


Đề tài “Khảo sát chất lượng chuối theo độ tuổi và bảo quản sau thu hoạch. Xác
định độ trưởng thành của chuối bằng phương pháp phổ hồng ngoại gần kết hợp phân
tích dữ liệu đa biến” của nhóm sinh viên Thái Bình, Thanh Hưởng, Khánh Mai (khóa

34
2015 Chuyên Ngành Hóa Phân Tích - Khoa Hóa Học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Thành phố Hồ Chí Minh) đã bước đầu thành công trong việc xây dựng mô hình
dự đoán số ngày tuổi của chuối. Tuy nhiên do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa
các mùa dẫn đến kết quả dự đoán còn hạn chế. Do đó, trong đề tài này, chúng tôi sẽ
mở rộng mô hình bằng cách thu thập thêm bộ dữ liệu phổ từ chuối được thu hoạch ở
những mùa khác nhau trong năm xây dựng mô hình, đảm bảo mô hình cho khả năng
dự đoán chính xác.

Mẫu chuối nhóm quét phổ NIR cùng vị trí với nơi lấy mẫu của nhóm sinh viên
khóa K15 để đảm bảo mẫu được lấy có cùng điều kiện tự nhiên.

Mẫu được lấy từ vườn chuối thuộc công ty TNHH Maika tại Ấp Ông Chài, Xã
Cây Trường 2, Huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Vườn chuối có quy mô 20 ha. Giống
chuối khảo sát là chuối già Nam Mỹ với tên khoa học là Musa Cavendish.

Hình 11. Vị trí nơi lấy mẫu chuối

Phổ cận hồng ngoại của mẫu chuối được quét ngay tại vườn trong vùng bước
sóng 900 – 1700 nm của 3 quả trên cùng 1 nải và mỗi buồng quét 3 nải (đầu buồng,
giữa buồng và cuối buồng). Chọn các quả có bề mặt láng, không bị tổn thương bề mặt
và quét theo hướng ánh sáng mặt trời.

35
Hình 12: Cách quét phổ và đo đường kính mẫu chuối

Đối với mẫu chuối, nhóm sẽ sử dụng phương pháp SNV trong phần mềm
Spectragryph để tiền xử lý, sau đó sử dụng OSC trong phần mềm SIMCA-P để xử lý
tương tự đề tài trên mẫu chuối của nhóm sinh viên K15.

Nhóm lấy dữ liệu quét phổ thêm 2 đợt mẫu, cộng với 2 đợt quét mẫu của đề tài
K15, tổng có 4 đợt mẫu. Với bộ dữ liệu phổ thu được, nhóm tiến hành xây dựng mô
hình PCA để xem xét sự phân tán của dữ liệu phổ qua các đợt mẫu có sự khác biệt hay
không.

Hình 13: Mô hình phân tán số liệu phổ mẫu chuối 4 đợt mẫu

Nhìn vào biểu đồ, ta vẫn thấy rõ sự phân vùng của 4 đợt dữ liệu phổ. Nhóm kết
luận ở điều kiện thời tiết khác nhau trong năm, cây sinh trưởng cho ra chất lượng trái
khác nhau, dẫn tới phổ NIR thu được có sự khác biệt.

 Mô hình PLS dự đoán tuổi chuối đợt 3

36
Giá trị R2Y=0.853 và Q2=0.853 thu được theo mô hình

Hình 14: Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của giá trị phổ mẫu chuối theo ngày đợt 3

 Mô hình PLS dự đoán độ tuổi chuối đợt 4

Mô hình mẫu chuối đợt 4 được xây dựng với 306 mẫu, giá trị R2Y=0.843, Q2=0.840

Hình 15: Mô hình thể hiện khả năng dự đoán của giá trị phổ mẫu chuối theo ngày đợt 4

Với kết quả thu được từ đợt 1 là R 2Y = 0.862, Q2 = 0.844 và đợt 2 là R 2Y =


0.841, Q2 = 0.808 ta có thể nhận xét mặc dù mô hình PCA cho ta thấy có sự phân vùng
giữa dữ liệu phổ của 4 đợt mẫu, nhưng kết quả mô hình PLS đưa ra lại tương đương
nhau. Đánh giá mức độ tương quan tốt giữa phổ cận hồng ngoại và độ tuổi chuối cũng
như khả năng dự đoán tương đối của mô hình. Để mô hình có mức độ tin cậy cao hơn,

37
có thể dây dựng mô hình với biến đáp ứng Y là các chỉ tiêu về hàm lượng chất dinh
dưỡng, thành phần vitamin có trong mẫu, …

6. Xác định hàm lượng các vitamine tan trong nước (B1, B2, B3, B6 và C) bằng
phương pháp HPLC
6.1.1. Quy trình xác định hàm lượng các vitamine trong nước

Hình 16.Quy trình phân tích vitamine tan trong nước trong quả xoài

Nhóm sử dụng máy HPLC Shimadzu, đầu dò UV, nhiệt độ buồng tiêm là 40 0C,
thể tích vòng loop là 20 µL… Cột phân tích là cột YMC (250 x 4.6 mm x 5µm). Tín
hiệu được ghi nhận tại 2 bước sóng: 210 và 275 nm.

Chương trình pha động để phân tích các vitamine tan trong nước có trong quả
xoài được thiết kế như sau:

38
Hình 17.Sắc ký đồ định danh các loại vitamin

Hình 17 là sắc ký đồ định danh các vitamine khi phân tích trên chuẩn với nồng độ
B1, B2, B3, B6 là 10 mg.mL-1 và C với nồng độ 100 mg.mL-1

6.1.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết vitamine tan trong nước
6.1.2.1. Khảo sát số lần chiết

SỐ LẦN CHIẾT
120

100

80

60

40

20

0
B1 C B6 B3 B2

Chiết 1 lần Chiết 2 lần Chiết 3 lần

Hình 18: Biểu đồ thể hiện hiệu suất chiết sau 1,2,3 lần chiết

Mẫu được chiết 3 lần bằng phương pháp siêu âm với thời gian 10 phút/1 lần
chiết, mỗi lần sử dụng 10 mL dung môi chiết HCl 0.1N. Kết quả thực nghiệm cho
thấy, sau 3 lần chiết thì cả 5 vitamine thu được hiệu suất chiết > 92% (Hình 18). Như
vậy sau 3 lần chiết đã gần như chiết được hoàn toàn vitamine có trong nền mẫu, nên
chiết 3 lần là số lần chiết tối ưu cho phương pháp này.

39
6.1.2.2. Khảo sát thời gian chiết

Thời gian chiết phù hợp để đảm bảo chiết hết chất phân tích trong mẫu đồng thời
phải tối ưu thời gian chiết để tiết kiệm thời gian phân tích.

Mẫu được chiết 3 lần bằng phương pháp siêu âm, mỗi lần sử dụng 10 mL dung
môi HCl 0.1N.

Hiệu suất chiết cao nhất ở 10 phút, tuy nhiên so với hiệu suất ở 5 phút cũng
không khác biệt đáng kể. Để tiết kiệm thời gian, 5 phút là thời gian chiết tối ưu cho

THỜI GIAN CHIẾT


120

100

80

60

40

20

0
B1 C B6 B3 B2

3 phút 5 phút 10 phút

Hình 19: Biểu đồ thể hiện hiệu suất chiết ở thời gian khác nhau
mẫu.

6.1.2.3. Khảo sát thể tích chiết

140 THỂ TÍCH CHIẾT


120
100
80
60
40
20
0
B1 C B6 B3 B2
5mL 10mL 20mL

Hình
Hình 18: 20:
BiểuBiểu đồ thể
đồ thể hiệnhiện
hiệuhiệu
suấtsuất chiết
chiết ở các
ở các thể thể
tíchtích
dungdung
môimôi
kháckhác nhau
nhau

Thể tích chiết được khảo sát là 5, 10 và 20 mL. Dung môi chiết là HCl 0.1N,
chiết 3 lần với thời gian chiết là 5 phút/1 lần.

40
Thể tích dung môi chiết phải tối ưu với lượng mẫu chiết, từ đó giúp cân bằng
chiết diễn ra tốt nhất, lượng chất phân tích trong mẫu được chiết ra nhiều nhất.

Nhìn vào Hình 20 ta có thể thấy sử dụng 10 mL HCl cho hiệu suất chiết cao đáng
kể so với 5 mL và 20 mL HCl. Do đó nhóm sẽ chọn 10 mL là thể tích chiết tối ưu.

Hiệu suất chiết của vitamine C luôn cao nhất và đạt trên 100%. Nguyên nhân là
do vitamine C tồn tại chủ yếu ở 2 dạng: L-ascorbic acid và L-dehydroascorbic acid. 2
chất này có thời gian lưu gần như như nhau cho nên ta chỉ có thể định lượng đồng thời
hàm lượng của 2 chất này (tổng vitamine C) chứ không thể định lượng riêng từng dạng
được.

6.1.2.4. Khảo sát nồng độ HCL trong dung môi chiết

Khảo sát với 3 nồng độ dung môi chiết là HCL 0.05, 0.1 và 0.2N, với thời gian
chiết 5 phút/1 lần, 3 lần chiết, mỗi lần với 10 mL dung môi. Kết quả cho thấy hiệu suất
chiết ở nồng độ 0.1 N và 0.2 N là xấp xỉ nhau, đều > 92%, tuy nhiên ở nồng độ 0.2 N,
peak của vitamine C bị bè rộng ra, khó xác định diện tích. Vì vậy nhóm chọn HCl
0.1N là nồng độ dung môi chiết tối ưu.

2.5.3. Đường chuẩn của vitamin

Đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ 2 – 25 mg.mL-1 với vitamine B1,
50 – 800 mg.mL-1 với vitamine C và 0.2 – 10 mg.mL-1 đối với vitamin B6, B3 và B2.

14.00

12.00
Speak x 105 (uV)

10.00

8.00

6.00

4.00
12.00
2.00
10.00
0.00
0 5 10 15 20 25 30
Speak x 106 (uV)

8.00
Nồng độ (mg.mL-1)

6.00 Hình 21. Đường chuẩn vitamine B1

4.00

2.00 41

0.00
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Nồng độ (mg.mL-1)
Hình 22.Đường chuẩn vitamine C

16.00

14.00

12.00
Speak x 105 (uV)

10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00
0 2 4 6 8 10 12
Nồng độ (mg.mL-1)

Hình 23. Đường chuẩn vitamine B6

16.00

14.00

12.00
Speak x 105 (uV)

10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00
0 2 4 6 8 10
Nồng độ (mg.mL-1)

Hình 24.Đường chuẩn vitamine B3

42
6.00

5.00

4.00
Speak x 105 (uV)
3.00

2.00

1.00

0.00
0 2 4 6 8 10 12
Nồng độ (mg.mL-1)

Hình 25.Đường chuẩn vitamine B2

Kết quả thu được cho hệ số tương quan khá cao (đều lớn hơn 0.997), LOQ và LOD
đều dưới 0.3 mg.mL-1 nên có thể sử dụng để phân tích hàm lượng vitamin tan trong
nước có trong quả xoài.

Do hàm lượng vitamine B1, C và B3 trong xoài khá cao nên nhóm sẽ tính LOD và
LOQ của 3 loại vitamine này dựa vào đường chuẩn. Đối với vitamine B6 và B2, do
hàm lượng 2 vitamine này trong mẫu xoài rất thấp nên nhóm sẽ tính LOQ và LOQ dựa
vào nhiễu nền khi phân tích mẫu.

Bảng 8. Đường chuẩn, LOD và LOQ của vitamine

Vitamine Đường chuẩn LOD (µg.mL-1) LOQ (µg.mL-1)


B1 y = 53064x - 34497 0.070 0.22
B2 y = 54354x + 22783 0.026 0.086
B3 y = 141287x + 61761 0.030 0.10
B6 y = 148178x + 47023 0.034 0.11
C y = 13647x + 287751 0.028 0.10

5.2.4. Đánh giá độ lặp của phương pháp phân tích vitamine tan trong nước trong quả
xoài

Độ lặp là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá độ ổn định của thiết bị đo
cũng như tay nghề của người phân tích. Độ lặp được xác định bằng cách phân tích

43
nhiều mẫu trên cùng nồng độ, cùng một thiết bị phân tích, cùng ngày và cùng một
người phân tích.

Tiến hành khảo sát trên cùng một mẫu với 7 lần lặp, thu được kết quả như sau:

Bảng 9. Đánh giá độ lặp của phương pháp phân tích các vitamine

Mẫu B1 C B6 B3 B2
1 7.66 217.22 - 1.80 -
2 7.65 204.35 - 1.71 -
3 7.69 211.37 - 1.74 -
Nồng độ
4 7.62 205.67 - 1.77 -
(mg.mL-1)
5 7.65 218.26 - 1.73 -
6 7.70 212.73 - 1.78 -
7 7.62 220.78 - 1.72 -
RSD (%) 0.41 2.95 - 1.92 -

Tiến hành thực hiện trên cùng 1 mẫu xoài với 7 lần lặp. Kết quả thu được RSD
cho từng loại vitamin B1, C và B6 lần lượt là 0.41, 2.95 và 1.92 %, đạt tiêu chuẩn
AOAC18.

5.2.5. Hiệu suất thu hồi của phương pháp chiết tách vitamin tan trong nước

Cân 2g mẫu xoài đã được xay nhuyễn vào ống ly tâm 50 mL, thêm chuẩn
vitamine với nồng độ B1 10 mg.mL-1, C 100 mg.mL-1, B6 2 mg.mL-1, B3 2 mg.mL-1, B2
5 mg.mL-1, vortex 1 phút, để yên ở nhiệt độ thường 30 phút để đồng nhất mẫu. Sau đó
tiến hành chiết bằng phương pháp siêu âm 3 lần, mỗi lần 5 phút với 10 mL dịch chiết
HCl 0.1N như trên.

Kết quả thu được với hiệu suất thu hồi > 90%, chỉ trừ vitamin B 2 có hiệu suất
thấp hơn, có thể do B2 được lưu giữ lâu nhất trong cột, đồng thời nền mẫu tại thời điểm
đó dâng cao do tăng dung môi hữu cơ lên cao để kéo B 2 ra khỏi cột, ảnh hưởng tới
diện tích peak thu được.

Bảng 10. Hiệu suất thu hồi của phương pháp phân tích vitamine

Vitamin B1 C B6 B3 B2

44
H% 92.33 97.88 97.07 90.00 80.37

45
6. Kết luận và định hướng phát triển
Nhóm đã tối ưu thành công quy trình phân tích các chỉ tiêu có trong quả xoài
như: hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng, tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng
acid. Bên cạnh đó, nhóm đã tìm ra được mối liên hệ giữa hàm lượng các chỉ tiêu và độ
trưởng thành của quả xoài. Hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng và tổng chất
rắn hòa tan tăng dần trong quá trình sinh trưởng của quả, trong khi hàm lượng acid
giảm dần. Ngoài ra, nhóm còn thành công trong việc xây dựng quy trình phân tích các
vitamine tan trong nước có trong quả xoài (B1, B2, B3, B6 và C). Hàm lượng các chỉ
tiêu có trong quả xoài còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Những cây được trồng ở vị
trí, điều kiện môi trường khác nhau, phát triển ở những thời điểm khác nhau trong năm
thì quả xoài cũng sẽ có sự khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng.

Nhóm cũng đã xây dựng được mô hình dự đoán hàm lượng các chỉ tiêu trong quả
xoài (hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng, tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng
acid) dựa trên phổ NIR thu được khi quét phổ, từ đó giúp dự đoán độ trưởng thành
cũng như độ dinh dưỡng của quả xoài. Điều này hứa hẹn sẽ giúp ích rất nhiều cho
người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp trồng xoài nói chung.

Tuy nhiên, mô hình dự đoán của 2 đợt mẫu có khác biệt do mẫu được lấy tại 2
thời điểm khác nhau. Điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu, … khác nhau dẫn tới
chất lượng quả xoài khác nhau. Ngoài ra, năm 2020 thảm họa dịch Corona bùng nổ
kéo dài, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, dẫn đến quả xoài không được chăm
sóc giống các mùa khác. Do đó, để mô hình dự đoán có tính chính xác và tổng quan
hơn, cần mở rộng bộ dữ liệu trải dài trong năm cũng như các năm khác nhau.

Phương pháp không phá hủy xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng trong xoài kết hợp
phân tích dữ liệu đa biến hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ứng dụng tiện ích cho người dân
trồng xoài cũng như các loại nông sản khác.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Mango production worldwide from 2000 to 2017. [Online] . Available :
https://www.statista.com/statistics/577951/world-mango-production/ . (Accessed: 12-
Mar-2020)
(2) Tổng quan và tình hình xuất nhập khẩu xoài Việt Nam. 2017. [Online].
Available :http://vietnamtradeoffice.net/tong-quan-va-tinh-hinh-xuat-khau-xoai-viet-
nam/ . (Accessed : 12-Mar-2020)

(3) Mango: UNITED NATIONS CONFERENCE ON TRADE AND


DEVELOPMENT MANGO. [Online].
Available :http://en.calameo.com/read/00344026960f7ef6985a5. (Accessed:12-Mar-
2020)

(4) S. Suzanne Nielsen. “Total Carbohydrate by Phenol-Sulfuric Acid Method”.


Department of Food Science, Purdue University, West Lafayette, IN, USA. 2017.
Chapter 14.
(5) Malik, Aman U Crisosto, Gayle M Felipe, Luis. “Mango Dry Matter
Measurement Protocol”. Department of Plant Sciences, University of California,
USA..

(6) Malkeet S. Padda, Cassandro V.T. do Amarante, Raphael M. Garcia, David C.


Slaughter, Elizabeth J. Mitcham. “Methods to analyze physico-chemical changes
during mango ripening: A multivariate approach”. Postharvest Biology and
Technology 62 (2011) 267–274. Doi:10.1016/j.postharvbio. 2011.06.002

(7) Using Dry Matter as a Measure of Maturity & Quality in Mangos. 2019
[Online]. Available: https://felixinstruments.com/blog/using-dry-matter-as-a-measure-
of-maturity-quality-in-mangos/ . (Accessed: 13-Mar-2020)
(8) Muhammad Siddiq, Jeffrey K. Brecht, Jiwan S. Sidhu. “Handbook of Mango
Fruit: Production, Postharvest Science, Processing Technology and Nutrition”.
DOI:10.1002/9781119014362, pp 40-42. 2017.
(9) TCVN: 5008-2007 - xoài bảo quản lạnh
47
(10) Nguyễn Nhật Minh Phương, Lâm Thị Việt Hà, Võ Xuân Minh Đăng, Lý
Nguyễn Bình và Nguyễn Văn Mười.’’Ảnh hưởng của nhiệt độ và bao bì đến chất
lượng và thời gian bảo quản xoài cát Hòa Lộc”. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006:6,
9-17.
(11) L. Eriksson, T. B., E. Johansson, J. Trygg, C. Vikstrom, Multi- and
Megavariate Data Analysis, Part I: Basic Principles and Applications. 2013.
(12) Rinnan, Å.; Berg, F. van den; Engelsen, S. B. Review of the Most Common
PreProcessing Techniques for Near-Infrared Spectra. TrAC - Trends Anal.
Chem.2009, 28 (10), 1201–1222
(13) Svante Wold, Henrik Antti, Fredrik Lindgren, Jerker Ohman, Orthogonal signal
correction of near-infrared spectra, Chemometrics and Intelligent Laboratory Systems
44 1998 175–185, 1998.
(14) Maria E. Maldonado, Elhadi Yahia, “hemical composition of mango
(Mangifera indica L.) fruit: nutritional and phytochemical compounds”. 2019. Page 45.
(15) Hiroyuki Nishi, Nobuchika Tsumagari, “Separation of water-suloble vitamins
by micellar electrokinetic chromatography”, 1989.
(16) R. C. Williams, D. R. Baker, J. A. Schmi, “Analysis of Water-Soluble Vitamins
by High-Speed Ion-Exchange Chromatography”, 1989.
(17) Standard Format and Guidance for AOAC Standard Method Performance
Requirement (SMPR) Documents .(Version 12.1; 31-Jan-11)
(18) Chemical composition of mango (Mangifera indica L.) fruit: nutritional and
phytochemical compounds Maria E. Maldonado1*, Elhadi Yahia2, Ramiro Bedoya1,
Patricia Landazuri3, Nelsy Loango3, Johanny Aguillon3, Beatriz Restrepo3, Juan C.
Guerrero3
(19) PHYSICO-CHEMICAL CHARACTERISTICS OF STORAGE RIPENED
MANGO (MANGIFERA INDICA L.) FRUITS VARIETIES OF EASTERN
TANZANIA, OC Othman and 2 GP Mbogo,

PHỤ LỤC
48
Phụ lục 1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong quả xoài

Bảng phụ lục 1.Bảng kết quả phân tích cả 4 chỉ tiêu trong mẫu xoài

Hàm lượng đường tổng TSS Hàm lượng acid


Mẫu DM (%) (mg/10mL dịch ép) (°Brix) (g/100mL dịch ép)
II-01-X01 18.31 320.27 7.23 2.23
II-01-X02 14.31 253.89 6.17 2.22
II-01-X03 13.83 317.56 6.40 2.55
II-01-X04 14.67 205.98 6.67 3.02
II-01-X05 13.16 319.86 5.73 2.52
II-01-X06 14.56 447.89 7.33 3.06
II-01-X07 15.61 302.66 6.07 1.75
II-01-X08 14.51 245.76 6.50 2.77
II-01-X09 14.85 386.92 6.90 2.97
II-01-X10 15.19 395.05 7.60 3.73
II-01-X11 15.05 449.92 5.90 1.63
II-01-X12 14.34 397.09 6.73 2.77
II-01-X13 15.93 559.66 7.57 2.31
II-01-X14 15.62 496.66 7.90 3.15
II-01-X15 15.82 559.66 7.33 2.18
II-01-X16 13.50 419.44 6.83 2.87
II-01-X17 12.64 323.93 6.37 2.89
II-01-X18 14.10 386.92 6.43 2.49
II-01-X19 15.64 449.92 7.40 3.29
II-01-X20 13.14 348.31 6.80 3.48
II-02-X01 11.50 311.73 5.73 1.96
II-02-X02 14.51 220.28 6.37 3.47
II-02-X03 14.25 220.28 5.60 2.61
II-02-X04 13.88 334.09 5.83 2.02
II-02-X05 15.64 350.34 6.00 1.90
II-02-X06 14.70 346.28 5.47 1.76
II-02-X07 12.04 303.60 6.10 3.04

49
II-02-X08 13.68 299.54 5.83 1.95
II-02-X09 11.53 281.25 6.07 3.13
II-02-X10 13.35 260.93 5.70 2.02
II-02-X11 14.71 401.15 6.20 1.75
II-02-X12 13.82 336.12 6.50 2.77
II-02-X13 12.36 348.31 6.70 3.36
II-02-X14 15.25 470.24 7.10 2.10
II-02-X15 14.12 390.99 6.37 2.08
II-02-X16 13.85 350.34 5.93 1.98
II-02-X17 14.80 417.41 6.27 2.03
II-02-X18 14.36 390.99 6.60 2.23
II-02-X19 11.92 250.77 5.10 1.88
II-02-X20 16.71 354.41 6.10 1.98
II-04-C01 18.97 610.18 8.57 1.31
II-04-C02 19.35 960.45 12.33 1.23
II-04-C03 19.00 440.22 7.57 1.58
II-04-C04 20.56 595.67 7.67 1.85
II-04-C05 18.36 380.12 6.13 1.58
II-04-C06 18.43 512.76 6.73 1.65
II-04-C07 22.36 647.49 7.00 1.02
II-04-C08 18.69 456.80 6.73 1.66
II-04-C09 17.90 523.13 7.07 1.87
II-04-C10 17.02 423.64 6.63 2.17
II-04-C11 18.62 419.50 6.47 1.63
II-04-C12 18.31 365.61 6.33 1.97
II-04-C13 17.94 440.22 6.73 2.23
II-04-C14 21.57 560.44 6.80 1.19
II-04-C15 17.52 523.13 6.60 1.75
II-04-C16 17.99 568.73 7.17 1.96
II-04-C17 22.21 1439.23 12.50 0.86
II-04-C18 18.25 537.64 7.07 1.80

50
II-04-C19 20.90 531.42 6.97 1.35
II-04-C20 19.88 514.84 6.83 1.68
II-04-C21 22.02 1221.63 13.50 1.02
II-04-C22 17.20 400.84 6.73 2.30
II-04-C23 17.16 369.75 6.70 2.38
II-04-C24 19.96 506.55 6.90 1.72
II-04-C25 17.96 492.04 6.93 2.16
II-04-C26 17.48 394.62 6.50 2.20
II-04-C27 22.55 756.78 8.27 1.28
II-04-C28 24.25 527.27 8.13 2.73
II-04-C29 23.17 784.28 7.93 1.05
II-04-C30 19.31 813.30 8.67 1.47
II-04-C31 14.66 407.06 6.53 2.27
II-04-C32 19.98 558.36 7.97 1.87
II-04-C33 20.86 672.36 8.03 1.46
II-04-C34 19.51 496.18 7.57 2.32
II-04-C35 22.53 614.32 6.97 1.09
II-04-C36 21.48 819.50 8.57 1.24
II-04-C37 21.93 697.23 8.07 1.35
II-04-C38 20.95 630.90 6.80 0.95
II-04-C39 20.78 560.44 7.33 1.54
II-04-C40 16.06 369.75 6.60 2.48
II-05-C01 18.64 838.07 8.93 1.66
II-05-C02 17.70 685.66 8.37 2.13
II-05-C03 19.85 795.40 9.07 1.83
II-05-C04 18.82 663.30 7.83 1.65
II-05-C05 19.00 777.11 8.37 1.50
II-05-C06 19.55 1014.87 9.57 0.92
II-05-C07 21.23 968.13 9.47 1.30
II-05-C08 18.95 720.20 8.33 1.71
II-05-C09 19.22 738.49 8.13 1.39

51
II-05-C10 18.60 1695.66 13.83 1.25
II-05-C11 19.19 805.56 8.27 1.23
II-05-C12 18.46 1077.87 13.93 1.54
II-05-C13 20.61 870.59 8.77 1.25
II-05-C14 20.00 923.42 9.83 1.46
II-05-C15 19.46 811.65 8.67 1.49
II-05-C16 20.31 590.14 9.73 1.67
II-05-C17 16.87 510.89 8.33 1.42
II-05-C18 19.70 630.79 9.67 1.36
II-05-C19 20.47 677.53 9.83 1.36
II-05-C20 22.13 543.40 9.07 2.02
II-05-C21 20.96 488.53 8.13 1.49
II-05-C22 21.25 805.56 7.97 1.32
II-05-C23 19.72 998.62 13.27 1.30
II-05-C24 20.44 636.88 9.63 1.37
II-05-C25 18.49 543.40 8.43 1.76
II-05-C26 20.70 606.40 9.70 1.49
II-05-C27 18.00 456.02 7.73 1.54
II-05-C28 18.82 571.85 9.07 1.56
II-05-C29 19.21 939.68 12.63 1.16
II-05-C30 16.89 423.50 7.47 1.60
II-06-C01 20.39 997.44 12.90 1.36
II-06-C02 18.60 1955.02 15.67 0.45
II-06-C03 19.52 1471.85 17.40 0.25
II-06-C04 17.19 1160.89 14.67 0.48
II-06-C05 20.72 1533.64 17.70 0.35
II-06-C06 22.15 1709.05 19.73 0.83
II-06-C07 21.07 1492.57 17.27 0.45
II-06-C08 20.60 1408.85 16.20 0.39
II-06-C09 19.94 1436.76 16.87 0.57
II-06-C10 18.38 1293.24 16.47 0.87

52
II-06-C11 19.48 998.23 13.60 1.46
II-06-C12 20.19 - - -
II-06-C13 17.98 1105.87 15.00 0.65
II-06-C14 18.13 1221.48 16.07 0.43
II-06-C15 20.60 1440.75 17.57 0.41
II-06-C16 22.02 1062.02 13.80 1.06
II-06-C17 22.51 1648.05 19.17 0.64
II-06-C18 20.30 1432.77 17.13 0.29
II-06-C19 21.20 1596.22 18.47 0.58
II-06-C20 21.23 1652.04 18.10 0.69
II-06-C21 21.35 1564.33 18.83 0.54
I-X02 15.98 463.00 8.53 2.36
I-XO3 17.43 521.00 9.17 2.29
I-XO5 15.03 433.00 7.50 2.03
I-X07 17.71 566.60 9.30 2.13
I-X08 16.35 547.50 9.10 2.12
I-X09 13.35 401.80 7.53 2.49
I-X10 17.32 498.50 8.97 2.65
I-X13 17.01 514.80 8.93 2.34
I-X15 15.84 625.90 9.83 2.03
I-X17 15.94 498.50 8.93 2.50
I-X18 13.26 363.60 7.60 2.86
I-X19 16.95 454.90 8.40 2.42
I-X21 14.72 527.80 9.17 2.51
I-X22 14.43 493.90 8.80 2.55
I-X23 13.52 407.20 7.83 2.46
I-X25 13.47 467.10 8.00 2.35
I-X28 15.71 464.40 8.27 2.24
I-X31 18.30 683.20 10.57 2.42
I-C07 19.24 857.00 11.60
I-C16 19.99 851.50 11.60 1.94

53
I-X04 14.11 371.10 8.07 3.87
I-X06 14.28 410.10 8.63 4.09
I-X11 16.96 690.30 10.37 2.46
I-X14 14.75 571.00 9.43 2.66
I-X16 16.36 579.20 9.50 2.99
I-X20 15.10 456.80 8.77 3.00
I-X24 15.39 518.70 8.70 2.61
I-X27 14.65 474.70 8.70 2.67
I-X29 17.75 718.10 10.70 2.04
I-C01 20.09 1120.37 13.67 0.86
I-C03 - 648.00 9.83 2.09
I-C04 20.60 - 9.03 2.09
I-C05 21.78 1135.90 14.00 0.86
I-C10 19.12 567.21 9.43 1.76
I-C11 22.81 1136.31 13.97 0.99
I-C15 20.11 713.40 10.13 1.53
I-C16 19.99 851.50 11.60 1.94
I-C19 19.42 645.80 9.17 1.47
I-C20 17.07 474.80 8.50 2.13
I-C21 18.17 940.40 12.20 1.25
I-C24 21.91 750.30 10.43 1.48
I-C27 20.01 523.00 8.13 1.67
I-X26 15.19 379.00 8.33 3.11
I-X32 17.41 487.60 8.97 2.61
I-X33 16.05 363.90 8.33 3.32

54
Đường tổng
Bảng phụ lục 2. Hiệu suất thu hồi phương pháp Bertrand

Thể tích rút VKMnO4 0.1N (mL) Vtb (mL) Hàm lượng đường
(mg/10mL dịch ép)

1 10 mL dịch ép 12.56 12.66


12.76 686.47

2 10 mL dịch ép 9.66 9.61


9.56 514.81

TC1 5mL dịch ép + 5mL 13.43 13.33


chuẩn glucose 13.23 722.03

TC2 5 mL dịch ép + 4 10.51 10.41


mL chuẩn glucose 10.31 551.10

Bảng phụ lục 3. Bảng xác định lượng đường nghịch chuyển

KMnO4 Đường KMnO4 Đường KMnO4 Đường KMnO4 Đường


0.1N nghịch 0.1N nghịch 0.1N nghịch 0.1N nghịch
(mL) chuyển (mL) chuyển (mL) chuyển (mL) chuyển
(mg) (mg) (mg) (mg)
3.2 9.8 7.6 24.1 12.0 39.1 16.4 55
3 10.1 7 24.4 1 39.4 5
4 10.4 8 24.7 1 39.7 6 56
3.5 10.7 9 25.1 3 40.2 7
6 11.0 8.0 25.5 4 40.5 8
7 11.3 1 25.8 12.5 40.8 9 57
8 11.7 2 26.1 6 41.2 17.0
9 12.0 3 26.3 7 41.5 1
4.0 12.1 4 26.8 8 42.0 2 58
1 12.7 8.5 27.1 9 42.3 3
2 13.0 6 27.5 13.0 42.6 4 59
3 13.3 7 27.8 1 43.0 17.5
4 13.6 8 28.1 2 43. 6
55
4.5 13.9 9 28.5 3 43.7 7 60
6 14.3 9.0 28.8 4 44.1 8
7 14.6 1 29.1 13.5 44.4 9
8 14.9 2 29.5 6 44.7 18.0 61
9 15.3 3 29.8 7 45.2 1
5.0 15.5 4 30.1 8 45.5 2 62
1 15.9 9.5 30.5 9 45.9 3
2 16.2 6 30.8 14.0 46.3 4
3 16.7 7 31.1 1 46.6 18.5 63
4 16.8 8 31.5 2 47.0 6
5.5 17.2 9 31.8 3 47.3 7
6 17.5 10.0 32.2 4 47.6 8 64
7 17.8 1 32.5 14.5 48.0 9
8 18.1 2 32.9 6 48.4 19.0 65
9 18.5 3 33.3 7 48.8 1
6.0 18.8 4 33.6 8 49.1 2
1 19.1 10.5 33.9 9 49.5 3 66
2 19.4 6 34.3 15.0 49.8 4
3 19.7 7 34.6 1 50.2 19.5 67
4 20.1 8 35.0 2 50.5 6
6.5 20.4 9 35.3 3 31.0 7
6 20.7 11.0 35.6 4 51.3 8 68
7 21.1 1 36.0 5 51.6 9
8 21.4 2 36.4 6 52.1 20.0
9 21.7 3 36.7 7 52.4 1 69
7.0 22.0 4 37.0 8 52.7 3 70
1 22.4 11.5 37.4 9 53.1 5 71
2 22.7 6 37.7 16.0 53.5 8 72
3 23.0 7 38.1 1 53.9 21.1 73
4 23.4 8 38.4 2 54.2 3 74
7.5 23.7 9 38.7 3 54.6 6 75

56
Bảng phụ lục 4. Hiệu suất thu hồi xác định đường tổng

Mẫu Thể tích Thể tích Thể tích Khối lượng đường Hiệu
mẫu chuẩn KMnO4 (mg/10mL dịch ép) suất thu
(mL) (mL) 0.1N (mL) hồi (%)
I-C19 10 0 11.93 645.83 93.33
I-C19 TC 5 4 11.68 621.56
I-C12 10 0 12.66 686.47 91.37
I-C12 TC 5 5 13.25 708.73
I-C29 10 0 10.76 579.42 89.45
I-C29 TC 5 4 10.86 575.98
I-X13 10 0 9.61 514.81 91.96
I-X13 TC 5 4 10.42 551.67
I-X05 10 0 8.16 433.09 91.72
I-X05 TC 5 3 8.35 436.68
I-X07 10 0 10.53 566.56 93.17
I-X07 TC 5 4 10.96 581.43
I-X17 10 0 9.32 498.46 88.83
I-X17 TC 5 3 8.81 462.41
I-X21 10 0 9.85 527.84 85.83
I-X21 TC 5 3 8.95 469.92
I-X11 10 0 12.72 690.26 85.86
I-X11 TC 5 4 11.65 619.90
II-01-X02 10 0 5.05 253.89 86.88
II-01-X02-TC 10 3 8.81 462.40
II-01-X05 10 0 6.46 319.86 89.37
II-01-X05 TC 10 3 10.11 534.35
II-01-X11 10 0 8.80 449.92 90.96
II-01-X11-TC 10 4 13.83 740.99
II-01-X12 10 0 7.85 397.09 92.93
II-01-X12-TC 10 3 11.65 619.90

57
II-01-X14 10 0 9.64 496.66 93.54
II-01-X14-TC 10 4 14.64 785.98
II-02-X06 10 0 6.94 350.34 98.20
II-02-X06-TC 10 3 11.04 586.01
II-02-X08 10 0 6.11 299.54 97.84
II-02-X08-TC 10 3 10.11 534.36
II-02-X15 10 0 7.74 390.99 97.46
II-02-X15-TC 10 3 11.74 624.90
II-02-X16 10 0 7.01 350.34 95.19
II-02-X16-TC 10 3 10.91 578.79
II-04-C05 10 0 7.57 380.12 98.06
II-04-C05-TC 10 3 11.57 615.45
II-04-C06 10 0 9.89 512.76 97.53
II-04-C06-TC 10 4 15.34 824.86
II-04-C09 10 0 10.15 523.13 94.27
II-04-C09-TC 5 4 10.88 563.24
II-04-C14 10 0 10.58 560.44 95.21
II-04-C14-TC 5 4 11.02 584.90
II-04-C16 10 0 10.73 568.73 91.75
II-04-C16-TC 5 4 10.90 577.97
II-04-C18 10 0 10.15 537.64 90.62
II-04-C18-TC 5 4 10.55 558.80
II-04-C19 10 0 10.06 531.42 95.06
II-04-C19-TC 5 4 10.75 569.91
II-04-C24 10 0 9.61 506.55 93.24
II-04-C24-TC 5 4 10.45 553.24
II-04-C25 10 0 9.35 492.04 91.67
II-04-C25-TC 5 4 10.20 539.35
II-04-C27 10 0 14.12 756.78 91.21
II-04-C27-TC 5 5 13.87 743.21
II-04-C28 10 0 9.98 527.27 92.58

58
II-04-C28-TC 5 4 10.57 559.91
II-04-C29 10 0 14.61 784.28 87.21
II-04-C29-TC 5 5 13.83 740.99
II-04-C30 10 0 15.13 813.20 87.62
II-04-C30-TC 5 5 14.12 757.10
II-05-C03 10 0 14.81 795.4 89.57
I-05-C03-TC 5 5 14.10 755.97
II-05-C11 10 0 15.00 805.56 94.00
II-05-C11-TC 5 5 14.51 778.76
Hàm lượng chất khô

Bảng phụ lục 5. Khảo sát thời gian sấy mẫu

24h 28h 32h 36h 48h


DM mẫu 1 24.82 24.57 24.36 24.30 24.14
(%)
DM mẫu 2 22.97 22.80 22.70 22.65 22.48
(%)

Bảng phụ lục 6. Khảo sát vị trí sấy mẫu

Bì (g) Bì + Thịt xoài Bì + thịt xoài DM (%)


(chưa sấy) (g) (đã sấy) (g)
Má bên phải 51.206 57.250 52.565 22.48
Má bên trái 54.013 59.721 55.283 22.25
Vai 41.384 45.782 42.398 23.06
Giữa 51.206 57.250 52.565 22.48
Đuôi 47.768 52.302 48.782 22.38
Hàm lượng Acid

Bảng phụ lục 7: Hiệu suất thu hồi xác định hàm lượng acid bằng phương pháp chuẩn độ thể tích

Nồng độ mẫu Nồng độ mẫu thêm Hiệu suất thu hồi


Mẫu chuẩn (H%)

I-C18 0.062083 0.124444 94.72574

59
I-C26 0.077917 0.140556 95.14768
I-C06 0.078333 0.140556 94.51477
I-C24 0.070469 0.133535 92.48434
I-C21 0.059507 0.122715 92.69311
I-C27 0.079722 0.143785 93.94572
I-C08 0.073623 0.137581 94.93671
I-C15 0.073055 0.136302 93.88186
I-C12 0.082592 0.143933 92.52137
I-X22 0.121481 0.226259 98.57143
I-X31 0.115407 0.217148 95.71429
I-X25 0.111991 0.214301 96.25
I-X17 0.119213 0.22412 98.03922
I-X07 0.101283 0.203139 95.18717
I-X23 0.116924 0.21897 95.36542
I-X24 0.124326 0.24489 94.74548
I-X27 0.127042 0.247815 94.90969
I-X14 0.10789 0.209829 94.99106
I-X11 0.117012 0.238413 95.4023
II-03-C01 0.085711 0.169044 92.62865
II-03-C05 0.092968 0.177678 94.15855
II-01-X03 0.121622 0.237487 96.45833
II-01-X05 0.11987 0.234735 95.625
II-02-X03 0.124374 0.24049 96.66667
II-02-X04 0.096096 0.212963 97.29167
II-01-X08 0.132038 0.244644 93.00412
II-01-X09 0.141505 0.253612 92.59259
II-01-X12 0.132038 0.244145 92.59259
II-02-X09 0.148979 0.261086 92.59259
II-02-X10 0.096413 0.211261 94.85597
II-03-C08 0.084953 0.169905 94.16667
II-03-C11 0.097783 0.181365 92.64785

60
II-03-C12 0.094046 0.177628 92.64785
II-03-C15 0.085946 0.167842 94.42771
II-01-X16 0.136625 0.248171 93.43545
II-01-X17 0.137409 0.248171 92.77899
II-01-X18 0.1186 0.230146 93.43545
II-02-X12 0.131923 0.245559 95.186
II-02-X14 0.099791 0.217607 98.68709
II-02-X18 0.106322 0.216823 92.56018
II-04-C04 0.088153 0.168069 92.49493
II-04-C09 0.089204 0.172801 96.75456
II-04-C15 0.083421 0.164388 93.71197
II-04-C18 0.085875 0.167017 93.91481
II-04-C20 0.080091 0.163162 96.14604
II-04-C27 0.061102 0.110759 94
II-04-C31 0.107942 0.195457 82.83333
II-04-C35 0.051946 0.103715 98
II-04-C36 0.058989 0.109526 95.66667
II-04-C38 0.045078 0.096496 97.33333
II-04-C03 0.075132 0.144621 96.56863
II-05-C01 0.079012 0.145679 92.64706
II-05-C04 0.078483 0.146032 93.87255
II-05-C05 0.071605 0.139506 94.36275
II-05-C15 0.070899 0.140035 96.07843
II-05-C16 0.079541 0.147443 94.36275
II-05-C21 0.070723 0.137213 92.40196
II-05-C26 0.070899 0.139153 94.85294
II-05-C27 0.073545 0.143034 96.56863
II-05-C28 0.07425 0.144621 97.79412
II-05-C30 0.07619 0.146384 97.54902

Tổng chất rắn hòa tan

61
Mẫu TSS (°Brix) Mẫu TSS (°Brix)
I-C14 11.4 II-01-X01 7.233333
I-C02 8.566667 II-01-X02 6.166667
I-C13 7.9 II-01-X03 6.4
I-C18 8.5 II-01-X04 6.666667
I-C26 7.666667 II-01-X05 5.733333
I-C06 7.333333 II-01-X06 7.333333
I-C24 10.43333 II-01-X07 6.066667
I-C21 12.2 II-01-X08 6.5
I-C05 14 II-01-X09 6.9
I-C27 8.133333 II-01-X10 7.6
I-C04 9.033333 II-01-X11 5.9
I-C01 13.66667 II-01-X12 6.733333
I-C11 13.96667 II-01-X13 7.566667
I-C08 9.633333 II-01-X14 7.9
I-C22 13.03333 II-01-X15 7.333333
I-C19 9.166667 II-01-X16 6.833333
I-C20 8.5 II-01-X17 6.366667
I-C15 10.13333 II-01-X18 6.433333
I-C10 9.433333 II-01-X19 7.4
I-C17 8.7 II-01-X20 6.8
I-C03 9.833333 II-02-X01 5.733333
I-C29 8.866667 II-02-X02 6.366667
I-C12 10.1 II-02-X03 5.6
I-C16 11.6 II-02-X04 5.833333
I-C07 11.6 II-02-X05 6
I-X03 9.166667 II-02-X06 5.466667
I-X02 8.533333 II-02-X07 6.1
I-X05 7.5 II-02-X08 5.833333
I-X22 8.8 II-02-X09 6.066667
I-X21 9.166667 II-02-X10 5.7

62
I-X19 8.4 II-02-X11 6.2
I-X13 8.933333 II-02-X12 6.5
I-X28 8.266667 II-02-X13 6.7
I-X31 10.56667 II-02-X14 7.1
I-X09 7.533333 II-02-X15 6.366667
I-X08 9.1 II-02-X16 5.933333
I-X25 8 II-02-X17 6.266667
I-X-15 9.833333 II-02-X18 6.6
I-X-17 8.933333 II-02-X19 5.1
I-X-10 8.966667 II-02-X20 6.1
I-X-18 7.6 II-03-C01 8
I-X-07 9.3 II-03-C02 6.7
I-X-23 7.833333 II-03-C03 12.96667
I-X-24 8.7 II-03-C04 7.966667
I-X-27 8.7 II-03-C05 8.9
I-X-14 9.433333 II-03-C06 7.8
I-X-04 8.066667 II-03-C07 8
I-X-06 8.633333 II-03-C08 7.9
I-X-20 8.766667 II-03-C09 8.566667
I-X-16 9.5 II-03-C10 7.266667
I-X-29 10.7 II-03-C11 7.3
I-X-11 10.36667 II-03-C12 7.566667
I-X-32 8.966667 II-03-C13 8.333333
I-X-26 8.333333 II-03-C14 8.533333
I-X-33 8.333333 II-03-C15 8.366667
II-04-C09 7.066667 II-04-C01 8.566667
II-04-C10 6.633333 II-04-C02 12.33333
II-04-C11 6.466667 II-04-C03 7.566667
II-04-C12 6.333333 II-04-C04 7.666667
II-04-C13 6.733333 II-04-C05 6.133333
II-04-C14 6.8 II-04-C06 6.733333

63
II-04-C15 6.6 II-04-C07 7
II-04-C16 7.166667 II-04-C08 6.733333
II-04-C17 12.5 II-05-C11 8.266667
II-04-C18 7.066667 II-05-C12 13.93333
II-04-C19 6.966667 II-05-C13 8.766667
II-04-C20 6.833333 II-05-C14 9.833333
II-04-C21 13.5 II-05-C15 8.666667
II-04-C22 6.733333 II-05-C16 9.733333
II-04-C23 6.7 II-05-C17 8.333333
II-04-C24 6.9 II-05-C18 9.666667
II-04-C25 6.933333 II-05-C19 9.833333
II-04-C26 6.5 II-05-C20 9.066667
II-04-C27 8.266667 II-05-C21 8.133333
II-04-C28 8.133333 II-05-C22 7.966667
II-04-C29 7.933333 II-05-C23 13.26667
II-04-C30 8.666667 II-05-C24 9.633333
II-04-C31 6.533333 II-05-C25 8.433333
II-04-C32 7.966667 II-05-C26 9.7
II-04-C33 8.033333 II-05-C27 7.733333
II-04-C34 7.566667 II-05-C28 9.066667
II-04-C35 6.966667 II-05-C29 12.63333
II-04-C36 8.566667 II-05-C30 7.466667
II-04-C37 8.066667 II-06-C01 12.9
II-04-C38 6.8 II-06-C02 15.66667
II-04-C39 7.333333 II-06-C03 17.4
II-04-C40 6.6 II-06-C04 14.66667
II-05-C01 8.933333 II-06-C05 17.7
II-05-C02 8.366667 II-06-C06 19.73333
II-05-C03 9.066667 II-06-C07 17.26667
II-05-C04 7.833333 II-06-C08 16.2
II-05-C05 8.366667 II-06-C09 16.86667

64
II-05-C06 9.566667 II-06-C10 16.46667
II-05-C07 9.466667 II-06-C11 13.6
II-05-C08 8.333333 II-06-C12
II-05-C09 8.133333 II-06-C13 15
II-05-C10 13.83333 II-06-C14 16.06667
II-06-C17 19.16667 II-06-C15 17.56667
II-06-C18 17.13333 II-06-C16 13.8
II-06-C19 18.46667 II-06-C21 18.83333
II-06-C20 18.1

Phụ lục 2 : Phân tích hàm lượng các vitamine tan trong nước

Bảng phụ lục 8. Khảo sát hiệu suất chiết qua số lần chiết

Vitamine B1 C B6 B3 B2
Hiệu Chiết 1 34.88 17.88 68.64 61.59 52.14
suất lần
chiết Chiết 2 42.11 108.16 86.95 90.05 91.77
(%) lần
Chiết 3 87.90 112.51 94.26 96.25 93.22
lần

Bảng phụ lục 9.Khảo sát hiệu suất chiết qua các thể tích khác nhau

Vitamine B1 C B6 B3 B2
Hiệu suất 5 mL 57.10 92.42 87.62 84.64 82.57
chiết (%) 10 mL 100.78 123.38 95.56 99.70 98.05
20 mL 90.26 97.37 80.16 77.18 62.87

Bảng phụ lục 10. Khảo sát hiệu suất chiết qua thời gian chiết

Vitamine B1 C B6 B3 B2
65
Hiệu suất 3 phút 77.75 72.78 83.37 84.57 94.60
chiết (%) 5 phút 84.41 88.64 94.34 98.06 98.73
10 phút 83.25 114.67 102.07 100.44 101.02

Bảng phụ lục 11. Đường chuẩn vitamine C

Nồng độ 50 100 300 500 800


(mg.mL-1)
Diện tích 844920 1709327 4467660 7148703 11150686
peak (uV)

Bảng phụ lục 12. Đường chuẩn vitamine B1

Nồng độ 2 6 8 12 16 25
(mg.mL-1)
Diện tích 103758 263042 373783 603757 804972 1305152
peak (uV)

Bảng phụ lục 13. Đường chuẩn vitamine B6

Nồng độ 0.2 1 2 5 10
(mg.mL-1)
Diện tích 28648 213903 370187 805460 1513749
peak (uV)

Bảng phụ lục 14. Đường chuẩn vitamine B3

Nồng độ 0.2 1 2 5 10
(mg.mL-1)
Diện tích 82197 222575 331437 769020 1475008
peak (uV)

Bảng phụ lục 15. Đường chuẩn vitamine B2

Nồng độ 0.2 0.5 2 5 10

66
(mg.mL-1)
Diện tích 34770 42768 139806 292729 565912
peak (uV)

Phụ lục 3: Các công thức sử dụng

1. Phương trình hồi quy:


 Phương trình đường hồi quy có dạng: y=( m± s m ) × x +(b ± s b)
Với y: độ hấp thu
x: nồng độ
m, b là các hệ số hồi quy
 Hệ số góc và tung độ góc:

m=n×
∑ (x ¿ ¿1 y i )−∑ x i ∑ y i ¿
n . ∑ (x i2)−¿ ¿

(x i ¿ ¿ 2) ∑ y i−(∑ x i y i ¿ ) ∑ x i
b=∑ ¿¿
n . ∑ ( x i )−¿ ¿
2

 Khoảng bất ổn Sy, Sm và Sb:

D=n ∑ xi -¿ ¿

s n
2

2
s 2
∑ (x ) ,
2
sy=
√ ∑ d 2i
n−2
2
sm = , ε m=sm ×t 0.95 , f
y 2
sb =
y i
ε b=sb ×t 0.95 , f
D D
sy
LOD=t 0.95 ,f =m+n−2 × ×
m
m+n
m× n√ LOQ=
10
3
× LOD

2. Tính nồng độ mẫu thực tế


 Phương trình hồi quy: A= a + bx
A−a
C x=
b

 Sai số của mẫu


2
Sℜ 1 1 ( y 0− y )
Smẫu = + + 2
b N n b ∑ ( Ci−C )2

√( )( )( )( )
2 2 2 2
1.96× S mẫu 1.96 ×σ pipet 1.96 ×σ Vbđm25 1.96 ×σ cân
ε mẫu=m(2 g mẫu) + + +
Cmẫu V pipet × √ 3 V bđm25 × √ 3 mcân × √ 3

67
Hiệu suất thu hồi:
C R−C o
H %=
CA

Trong đó:

CR là nồng độ chất phân tích trong mẫu thêm chuẩn

Co là nồng độ chất phân tích trong mẫu

CA là nồng độ chuẩn đưa vào mẫu

68

You might also like