You are on page 1of 46

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP CHẾ DƯỢC

ĐỀ TÀI:

“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢNG CÁO

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TRÊN MẠNG INTERNET”

Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Ngọc
Tổ : 2
Lớp : D5K2
Mã sinh viên : 15540100139

Hà Nội, 2019

1
BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

----------o0o----------

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP CHẾ DƯỢC

ĐỀ TÀI:

“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢNG CÁO

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TRÊN MẠNG INTERNET”

Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Ngọc
Tổ : 2
Lớp : D5K2
Mã sinh viên : 15540100139
Nơi thực hiện :
Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược,
Học viện Y dược học cổ truyền VN

Hà Nội, 2019

2
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn
Quân đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó
có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy Cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược –
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình
để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận
với môn học mà theo em là rất cần thiết đối với sinh viên ngành Dược. Đó là môn
“Pháp chế Dược”.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các thầy cô Phòng đào tạo - Học viện
Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và hỗ trợ tem
trong quá trình học tập và thực hiện tiểu luận.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên là các điều tra viên đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu
trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

Do bước đầu đi vào thực tế và nghiên cứu, kiến thức của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2019


Sinh viên
Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọc

3
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Nguyễn Hồng Ngọc.

Sinh ngày: 03/04/1997.

Mã sinh viên: 15540100139

Tổ 2 – Lớp D5K2 - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Em xin cam đoan các số liệu trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực. Tiểu luận
là một sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Trong
quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Văn Quân – Bộ môn Quản lý và kinh tế dược – Học viện Y dược
học cổ truyền Việt Nam.

Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

Ngọc

Nguyễn Hồng Ngọc

4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................................3

1. TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE...............................3

1.1. Định nghĩa thực phẩm bảo vệ sức khỏe......................................................3

1.2. Đặc điểm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe.................................................4

1.3. Điều kiện đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health supplement,
Dietary supplement)..............................................................................................7

1.4. Phân loại TPBVSK.......................................................................................8

1.5. Vai trò của TPBVSK....................................................................................9

2. CÁC DẠNG BÀO CHẾ CỦA TPBVSK.........................................................10

2.1. Dạng viên nang...........................................................................................10

2.2. Bào chế dạng bột.........................................................................................13

2.3. Bào chế dạng dung dịch.............................................................................15

2.4. Bào chế dạng hỗn dịch và nhũ tương.......................................................16

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE.......18

4. THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TRÊN
MẠNG INTERNET................................................................................................20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ..........................................................23

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................23

1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................23

2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................23


5
3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................23

4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................26

1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ TRANG WEB QUẢNG CÁO


TPBVSK ........26

2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN MUA TPBVSK QUA TRANG
WEB QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG INTERNET................................................29

3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI MUA VỀ TPBVSK
QUA CÁC TRANG QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG.............................................30

Chương 3. BÀN LUẬN...............................................................................................31

1. BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC


KHỎE TRÊN MẠNG INTERNET.......................................................................31

2. BÀN LUẬN VỀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO
VỆ SỨC KHỎE SAI QUY ĐỊNH TRÊN MẠNG INTERNET..........................32

KẾT LUẬN..................................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích


TPBVSK Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
DĐVN Dược điển Việt Nam
KTTP Kích thước tiểu phân
DTTX Diện tích tiếp xúc
RNI Recommended Nutrition Intakes
GMP Good Manufacturing Practices
WHO World Health Organization
TNHH Trách nhiệm hữu hạn

7
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


1 Bảng 1. So sánh thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thực 4
phẩm thông thường

2 Bảng 2. Đặc điểm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe 5

3 Bảng 3. So sánh TPBVSK và thuốc 6

4 Bảng 4. Các cỡ và dung tích của nang cứng 11

5 Bảng 5. Khảo sát đặc điểm của các trang web quảng 23

cáo TPBVSK

6 Bảng 6. Nguyên nhân mua TPBVSK qua trang web 24

quảng cáo trên mạng internet

7 Bảng 7. Hiểu biết của người mua về TPBVSK thông 25

qua các trang web quảng cáo trên internet

8 Bảng 5.1. Kết quả khảo sát đặc điểm của các web 28

quảng cáo TPBVSK

9 Bảng 6.1. Kết quả khảo sát Nguyên nhân mua 29

TPBVSK qua trang web quảng cáo trên mạng internet

10 Bảng 7.1. Kết quả khảo sát hiểu biết của người mua về 30

TPBVSK thông qua các trang web quảng cáo trên


internet

8
DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Tên hình Trang


1 Hình 1. Một số TPBVSK bào chế dạng viên nang 11
mềm

2 Hình 2. Một số TPBVSK bào chế dạng viên nang 12


cứng

3 Hình 3. TPBVSK bào chế ở dạng bột 13


4 Hình 4. Một số TPBVSK dạng dung dịch 16

5 Hình 5. TPBVSK dạng hỗn dịch 16

6 Hình 6. Hình ảnh cắt ghép quảng cáo Strong hair 26


trên mạng internet

9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành y tế Việt Nam nói chung và ngành Dược nói
riêng có nhiều sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe
ngày càng cao của nhân dân. Nhu cầu về sức khỏe ngày nay đã thay đổi một cách rõ
ràng qua sự chuyển mình của một số nghành liên quan, trong đó không thể không nói
đến ngành thực phẩm bảo vệ sức khỏe (viết tắt là TPBVSK), hay còn gọi là thực phẩm
chức năng. Sống khỏe mạnh và trường thọ luôn là ước mơ và mục đích vươn đến của
con người. Từ ăn đủ no, ăn ngon, con người còn tiến tới tầm cao hơn là ăn để phòng và
trị bệnh. Trong vô số các thực phẩm để lựa chọn, những loại có tác dụng phòng chống
bệnh tật đang là mối quan tâm của rất nhiều người.

Từ đầu năm 2000 thực phẩm chức năng bắt đầu xuất hiện. Chỉ sau gần 20 năm,
hiện nay đã có gần 4000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng (hiện nay gọi
là TPBVSK), với hơn 70% các sản phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam là do các
cơ sở sản xuất TPBVSK trong nước sản xuất, còn hơn 20% là TPBVSK nhập khẩu.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất khẩu TPBVSK ra nước
ngoài. Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe bùng nổ bên cạnh việc người tiêu dùng
được hưởng lợi cũng bộc lộ những hạn chế. [7]
Gần đây, các nghiên cứu về hiệu quả của TPBVSK ngày càng được thực hiện
nhiều, và loại thực phẩm này đã trở thành một phần được công nhận và coi trọng trong
việc bảo vệ sức khỏe con người. TPBVSK là thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ các bộ
phận trong cơ thể người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và
giảm nguy cơ mắc bệnh. Thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
bùng nổ bên cạnh việc người tiêu dùng được hưởng lợi cũng bộc lộ những hạn chế.
Thời gian gần đây, việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang diên ra hết sức
rầm rộ, khó kiểm soát.

Đối với các báo chính thống, việc thực hiện quảng cáo TPBVSK là rất nghiêm
túc. Vì theo quy định của pháp luật, người có sản phẩm quảng cáo, người phát hành
quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được cơ quan chức năng thẩm định nội
dung, và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định. Tuy nhiên, hiện nay
một số trang mạng xã hội, trang website về quản lý còn rất khó khăn, không phụ thuộc

1
vào riêng Bộ Y tế. Điều này khiến cho việc quản lý quảng áo TPBVSK là rất khó
khăn, đôi khi còn gây ra những hậu quả khó lường. Nhất là trong thời gian gần đây,
việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh đang diễn
ra.
Trước vấn đề rất cấp thiết này, em tiến hành nghiên cứu đề tài tiểu luận “Khảo
sát hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng internet” với hai mục
tiêu chính như sau:
1. Phân tích đặc điểm, vai trò của thực phẩm bảo vệ sức khỏe đối với ngừoi
tiêu dùng.
2. Khảo sát hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng
internet.

2
Chương 1: TỔNG QUAN
1. TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
1.1. Định nghĩa thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Khái niệm TPBVSK xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản, họ đã cho ra đời các sản phẩm
TPCN từ lúa mạch nảy mầm có chứa nhiều vitamin và hoạt chất sinh học, sản phẩm từ
nấm shitake, maitake có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Sau Nhật Bản, Canada, Mỹ đã nhanh chóng phát triển ngành khoa học công nghệ
sản xuất các chất bổ sung dinh dưỡng. Sự phát triển nhanh chóng ấy đã bùng nổ nhiều
sản phẩm và các thuật ngữ tên gọi của TPBVSK.[11]

Theo Hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế 2004 (International Food Information
Council): TPBVSK là thực phẩm cung cấp các lợi ích cho sức khỏe cao hơn mức dinh
dưỡng cơ bản. [12]

Hiệp hội nghiên cứu thực phẩm châu Âu - Leatherhead cho rằng: TPCN là thực
phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn
hàng ngày, có khả năng được sử dụng cho một tác dụng sinh lý nào đó. [13]

Theo Bộ Y tế Việt Nam, TPBVSK được hiểu là những thực phẩm được sử dụng
để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, TPBVSK có những tác
dụng chính: cung cấp chất dinh dưỡng, tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái, tăng cường
sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh cho cơ thể. Khái niệm này đã đề cập đến đặc
điểm, tác dụng chung nhất của các sản phẩm TPBVSK, bao hàm gần như đầy đủ các
sản phẩm TPBVSK trên thị trường hiện nay.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ là một loại thực phẩm chức năng được đưa ra dưới
dạng liều (để có thể kiểm soát được) với những liều lượng nhỏ như là viên nang, viên
nén, dạng bột, dạng lỏng và các dạng khác để sử dụng bằng đường uống, có chứa một
hoặc hỗn hợp của các chất sau:

- Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có
hoạt tính sinh học khác.

3
- Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm các chất có nguồn gốc động vật,
các chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và
chuyển hóa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tùy theo xuất xứ hoặc công dụng, còn có các tên
gọi sau: Thực phẩm cho mục đích đặc biệt (FOSU), thực phẩm sức khỏe (Health
Supplements), Thực phẩm bổ sung chế độ ăn (Dietary Supplement), thực phẩm chức
năng y học. [1]

1.2. Đặc điểm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe


- TPBVSK có nguồn gốc tự nhiên (thực vật, động vật, khoáng vật)
- TPBVSK được chế biến, sản xuất theo công thức
- TPBVSK có tác dụng tới một hay nhiều cơ quan trong cơ thể
- Sử dụng thường xuyên, liên tục, không có tai biến và tác dụng phụ
1.2.1. So sánh thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thực phẩm thông thường

Bảng 1. So sánh thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thực phẩm thông thường

Tiêu chí Thực phẩm thông thường Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Chức năng Cung cấp các chất dinh dưỡng. Cung cấp các chất dinh dưỡng
Thỏa mãn nhu cầu cảm quan Chức năng cảm quan
Chế biến Chế biến theo công thức thô Chế biến theo công thức tinh (bổ
(không loại bỏ được chất bất lợi) sung thành phần có lợi, loại bỏ
thành phần bất lợi) được chứng
minh khoa học và ho phép của
cơ quan có thẩm quyền.
Tác dụng Tạo ra năng lượng cao Ít tạo ra năng lượng
Liều dung Số lượng lớn Số lượng rất nhỏ
Đối tượng sử Mọi đối tượng Mọi đối tượng
dụng Có định hướng cho các đối
tượng
Nguyên liệu Nguyên liệu thô từ động vật, Hoạt chất, chất chiết từ thực vật,
thực vật động vật và vi sinh vật (nguồn
gốc tự nhiên)

4
Thời gian và Thường xuyên, suốt đời. Thường xuyên, suốt đời.
phương thức Khó sử dụng cho người ốm, Có sản phẩm cho các đối tượn
dùng người già bệnh lý đặc biệt đặc biệt

1.2.2. So sánh thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc


Bảng 2. Đặc điểm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tiêu chí TPBVSK Thuốc

Phải có chỉ định, kê đơn của bác


Điều kiện sử Người tiêu dùng tự mua ở cửa
sĩ, mua ở nhà
dụng hàng, siêu thị
thuốc

Đối tượng  Người bệnh


Người khỏe
sử dụng  Người khỏe

Điều kiện  Tại hiệu thuốc có dược sĩ


Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp
phân phối  Cấm bán hàng đa cấp

 Thường xuyên, liên tục  Từng đợt

Cách dùng  Không biến chứng,  Nguy cơ biến chứng, tai


không hạn chế biến

Nguồn gốc  Nguồn gốc tự nhiên


Nguồn gốc tự nhiên
nguyên liệu  Nguồn gốc tổng hợp

5
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực - Đạt tiêu chuẩn GMP -
Tiêu chuẩn
phẩm WHO

Bảng 3. So sánh TPBVSK và thuốc

Tiêu chí TPBVSK Thuốc

Người tiêu dùng tự mua ở Phải có chỉ định, kê đơn của


Điều kiện sử dụng
cửa hàng, siêu thị bác sĩ, mua ở nhà thuốc

Đối tượng sử  Người bệnh


Người khỏe
dụng  Người khỏe

 Tại hiệu thuốc có dược


Điều kiện phân Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp,

phối đa cấp
 Cấm bán hàng đa cấp

 Thường xuyên, liên


 Từng đợt
tục
Cách dùng  Nguy cơ biến chứng, tai
 Không biến chứng,
biến
không hạn chế

Nguồn gốc  Nguồn gốc tự nhiên


Nguồn gốc tự nhiên
nguyên liệu  Nguồn gốc tổng hợp

6
1.3. Điều kiện đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health supplement,
Dietary supplement)

Thành phần cấu tạo hoặc hàm lượng hoạt chất tạo nên công dụng của sản phẩm:

- Hàm lượng các thành phần cấu tạo phải được công bố trên nhãn. Các thành
phần đã có khuyến cáo mức RNI (Lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt
Nam, là là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng
quốc gia thuộc Bộ Y tế công bố) phải được liệt kê trước và theo thứ tự giảm dần về
hàm lượng. Các thành phần chưa có khuyến cáo mức RNI phải được liệt kê sau và
theo thứ tự giảm dần về hàm lượng.
- Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm vượt quá 100% RNI
thì phải chỉ ra đối tượng sử dụng phù hợp với liều lượng sử dụng đã công bố hoặc phải
sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng;
- Khi hàm lượng các thành phần chưa có khuyến cáo mức RNI và không đạt theo
mức khuyến cáo trong các tài liệu khoa học chính thống thì không được công bố công
dụng của thành phần đó trên nhãn sản phẩm và chỉ được ghi công bố chức năng của
thành phần đó và khuyên dùng như một sản phẩm bổ sung cho chế độ ăn không hợp
lý.
 Công bố công dụng:
- Công bố công dụng phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng
của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc của thành phần cấu tạo đã có công bố
công dụng trong các tài liệu khoa học và không công bố công dụng của tổng các thành
phần;
- Phải công bố công dụng, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp,
thống nhất với nhau;
- Những hoạt chất hoặc các thành phần tạo nên công dụng của sản phẩm đó được
nhà sản xuất phải giải thích cơ chế tác dụng là phù hợp với các tài liệu chứng minh
kèm theo.
- Đối tượng sử dụng: Phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm.
 Liều dùng:

7
Liều dùng của sản phẩm phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của đối
tượng sử dụng;

Đối với sản phẩm chứa vitamin, khoáng chất có hàm lượng sử dụng vượt quá 3 lần
RNI thì phải ghi rõ đối tượng và liều lượng sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe
hoặc bệnh lý cụ thể hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc;

Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi và phụ nữ
mang thai phải có khuyến cáo trên nhãn sản phẩm: “Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn
hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc”.

Các nguyên liệu không tạo nên chức năng cho sản phẩm và nguyên liệu sản xuất vỏ
viên bao và vỏ viên nang phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại dược điển Việt
Nam.

1.4. Phân loại TPBVSK


1.4.1. Phân loại theo chức năng tác dụng
Dựa theo chức năng, công dụng của các sản phẩm, TPBVSK được chia thành các
loại sau đây:
- TPBVSK tăng cường sức sức khỏe chung
 TPBVSK tăng cường miễn dịch
- TPBVSK tăng cường sức khỏe xương
- TPBVSK hỗ trợ làm đẹp
- Hỗ trợ thần kinh, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy
- Các loại khác
1.4.2. Phân loại theo dạng sản phẩm
- TPBVSK dạng thực phẩm - thuốc (Food – Drug) là các sản TPBVSK có cách
đóng gói và sử dụng như thuốc. TPBVSK loại này thường đã được tinh chế bằng công
nghệ cao, giá trị dinh dưỡng trên mỗi đơn vị sản phẩm lớn.
- TPBVSK dạng thức ăn - thuốc (thức ăn bổ dưỡng, món ăn thuốc, món ăn chữa
bệnh...) là các sản phẩm TPBVSK sử dụng như thức ăn thông thường, thường được
chế biến sẵn thành các món ăn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
1.4.3. Phân loại theo thành phần dinh dưỡng

8
- TPBVSK bổ sung vitamin: là các sản phẩm TPBVSK có hàm lượng cao các
loại vitamin, có tác dụng bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe và
hỗ trợ điều trị một số bệnh tật.
- TPBVSK bổ sung khoáng chất là các sản phẩm TPBVSK có tác dụng bổ sung
nhưng khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phòng tránh các bệnh do thiếu
khoáng chất gây ra.
- TPBVSK bổ sung hoạt chất sinh học là các sản phẩm TPBVSK chứa một số
hoạt chất sinh học đặc biệt, cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề
kháng, phòng chống bệnh tật.
1.4.4. Phân loại theo phương thức quản lý
- TPBVSK phải đăng ký, chứng nhận của cục ATVSTP ở các nước, nếu
TPBVSK thuộc loại phải đăng ký, chứng nhận thì đều do cơ quan quản lý thực phẩm ở
Trung ương chịu trách nhiệm.
- TPBVSK không phải đăng ký chứng nhận mà chỉ công bố của nhà sản xuất về
sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành. Thuộc loại này phần
lớn là TPBVSK bổ sung Vitamin và khoáng chất.
- TPBVSK được sử dụng cho mục đích đặc biệt cần có chỉ định, giám sát của cán
bộ y tế. Thuộc loại này là các thực phẩm cho ăn qua sonde, cho các đối tượng đặc biệt
nằm bệnh viện, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, nhai nuốt khó...
1.5. Vai trò của TPBVSK

Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đưa ra rằng: TPBVSK có hai chức năng là cung
cấp chất dinh dưỡng và thỏa mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng giảm các yếu tố
bệnh (giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn đường
ruột).

 Vai trò của TPBVSK với sức khỏe con người


- Chống lão hoá, kéo dài tuổi thọ
- Hỗ trợ điều trị bệnh tật
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể
- TPBVSK hỗ trợ làm đẹp
 Vai trò của TPBVSK đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- TPBVSK góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo

9
- TPBVSK có ý nghĩa lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người.
2. CÁC DẠNG BÀO CHẾ CỦA TPBVSK

Ngày nay, TPBVSK được bào chế ở nhiều dạng bào chế hiện đại, có thẩm mỹ
hơn, nâng cao được giá trị sản phẩm.

2.1. Dạng viên nang


Ngày nay, viên nang là dạng bào chế phổ biến nhất đối với các sản phẩm
TPBVSK.

2.1.1. Khái niệm

Viên nang là một dạng thuốc liều bao gồm:

Một vỏ rỗng để đựng thành phần sản phẩm (bằng tinh bột hoặc gelatin), gắn
liền với hoạt chất và đưa vào cơ thể. Sau khi tan ra giải phóng hoạt chất, vỏ thuốc
được tiêu hóa trong cơ thể

Một đơn vị phân liều của hoạt chất đã được bào chế dưới các dạng thích hợp để
đóng vào vỏ (bột, hạt, dung dịch, viên nén...)

Có thể quan niệm viên nang là hình thức trình bày đặc biệt của nhiều dạng bào
chế khác nhau như: dung dịch, viên nén, cốm... Viên nang TPBVSK chủ yếu dùng để
uống.

2.1.2. Phân loại

Dựa theo thành phần của vỏ nang, viên nang được chia thành 2 loại:

a) Nang tinh bột (viên nhện)


Thành phần chủ yếu của vỏ nang là tinh bột. Có loại gồm 2 nửa vỏ nang hình
đĩa giống nhau, gắn với nhua bởi mép nang, trông như những con nhện gọi là viên
nhện. Có loại nắp to hơn đáy lồng khít vào nhau như một hộp kín. Nang tinh bột chủ
yếu đựng bột hoạt chất. Do vỏ nang dễ hút ẩm, bảo vệ dược chất không tốt, nang lại to,
khó nuốt nên viên nhện hiện hay ít dùng.
b) Nang gelatin
Do tính chất cơ học của vỏ nang, viên nang được chia thành 2 loại: Nang cứng
và nang mềm.

10
 Nang mềm: vỏ nang mềm, dẻo dai do ngoài gelatin còn có một tỷ lệ lớn chất
hóa dẻo.
Nang mềm do Mothes, một sinh viên người Pháp sáng chế vào năm 1834 bằng
phương pháp nhúng khuôn. Sáu năm sau đó (1840) phương pháp ép khuôn giữa hai
tấm kim loại được phát minh, và đến năm 1932, phương pháp này được cải tiến thành
phương pháp ép khuôn giữa hai trục quay.
Nang mềm có nhiều hình dạng và dung tích khác nhua tùy theo phương pháp điều
chế.

Hình 1. Một số TPBVSK bào chế dạng viên nang mềm

 Nang cứng: Vỏ nang cứng gồm hai nửa đáy và nắp lồng khít vào nhau. Nang
cứng có 8 kích cỡ, có dung tích từ 0,13 – 0,36ml.
Bảng 4. Các cỡ và dung tích của nang cứng

Cỡ nang 5 4 3 2 1 0 00 000
Dung tích 0,13 0,2 0,27 0,37 0,48 0,67 0,95 1,36
nang (ml)

Nang cứng do một dược sĩ người Pháp Lehuby phát minh vào năm 1846. Hiện
nay nang cứng được sản xuất rổng rãi bởi nhiều hãng sản xuất vỏ nang nổi tiếng như
Eli Lily và Parke Davis (Mỹ). Các hãng này chỉ sản xuất vỏ nang, còn bào chế hoạt
chất đóng nang là nhiệm vụ của các nhà bào chế.

11
Hình 2. Một số TPBVSK bào chế dạng viên nang cứng
2.1.3. Mục đích bào chế dạng viên nang

Việc đóng thuốc vào nang giúp tạo nên sản phẩm có mỹ quan đẹp mắt, nâng
cao giá trị của sản phẩm; che giấu mùi vị khó chịu của hoạt chất, bào vệ dược chất
tránh tác động bất lợi của ngoại môi như ẩm, ánh sáng. Ngoải ra còn hạn chế tương kị
của hoạt chất; khu trú tác dụng của TPBVSK ở ruột, tránh phân hủy viên thành phần
bởi dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, có nang còn kéo dài tác dụng của sản phẩm.

2.1.4. Ưu nhược điểm của viên nang


a) Ưu điểm

Viên nang dễ nuốt do hình dạng thuôn, mềm (nang mềm), bề mặt trơn bóng (nang
cứng). Đây cũng là dạng bào chế phổ biến nhất và tiện dùng vì đây là dạng viên phân
liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và vận chuyển. Viên nang dễ sản xuất được quy mô
lớn, nhất là trong thị trường TPBVSK đang rất đa dạng như hiện nay, đồng thời có sự
hỗ trợ của các máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.

Công thức bào chế đơn giản, ít sử dụng tá dược, ít tác động của kĩ thuật bào chế, vỏ
nang lại dễ tan rã để giải phòng hoạt chất trong đường tiêu hóa nên khả năng hấp thu
cao.

b) Nhược điểm
Các chất kich ứng niêm mạc đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì sau khi
vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ hoạt chất cao tại nơi giải phóng.

12
2.2. Bào chế dạng bột
Theo DĐVN II, tập 3 định nghĩa về dạng thuốc bột như sau: Thuốc bột là dạng
thuốc rắn, khô tơi, để uống hoặc dùng ngoài, được bào chế từ một hoặc nhiều loại bột
thuốc có kích thước xác định bằng cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất.
Cấu trúc cơ bản của thuốc bột là tiểu phân dược chất rắn đã được phân chia đến
kích thước xác định. Trong thuốc bọt kép, ngoài tiểu phân dược chất rắn, có thể có các
dược chất lỏng hay mềm nhưng không được vượt quá tỷ lệ cho phép gây ảnh hưởng
đến thể chất khô tơi của bột.
Tương tự như thuốc bột, TPBVSK được bào chế dạng bột cũng phải đạt những
tiêu chuẩn như vậy. Dạng bột là một trong những dạng bào chế được dùng sớm nhất
trong bào chế. Nhưng gần đây, do sự ra đời của nhiều dạng thuốc mới đi từ dạng bột
như viên nang, viên nén... nên việc sử dụng dạng bột đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên,
về thực chất, cấu trúc của các dạng viên rắn đều đi từ dạng tiểu phân rắn. Do đó, hiện
nay vẫn có một số TPBVSK để dạng bào chế dạng bột.

Hình 3. TPBVSK bào chế dạng bột

13
2.2.1. Phân loại

a. Dựa vào thành phần, chia dạng bào chế bột thành 2 loại

- Dạng bột đơn: trong sản phẩm chỉ có 1 thành phần


- Dạng bột kép: trong sản phẩm có 2 thành phần trở lên
TPBVSK ngày nay có thành phần từ dược liệu, khoáng vật, nên để nâng cao tác
dụng của sản phẩm, đã phần các TPBVSK đều phối hợp nhiều thành phần bột dược
liệu khác nhau để tăng thêm tác dụng. Ngoài thành phần chính là bột dược liệu,
khoáng vật, nhà sản xuất có thể còn cho thêm các tá dược. Ví dụ: tá dược độn hay pha
loãng, tá dược hút, tá dược bao, tá dược màu, tá dược điều hương vị...

b. Dựa vào cách phân liều đóng gói, chia làm 2 loại:

 Bột phân liều


Là dạng bột sau khi bào chế xong, được chia sẵn thành liều 1 lần dùng, thường
dùng để uống.
 Bột không phân liều
Là dạng bột sau khi bào chế xong, nhà sản xuất sẽ đống gói toàn bộ lượng thuốc
bột vào một bao gói thích hợp, để người sử dụng tự phân liều khi sử dụng.

c. Dựa kích thước tiểu phân (KTTP)

DĐVN II, tập 3 chia thành 5 loại:


- Bột thô là bột mà tất cả các tiểu phân được rây số 2000 và nhiều nhát là 40%
qua được rây 355
- Bột nửa thô là bột mà tất cả các tiểu phân qua được rây 710 và nhiều nhất là
40% qua được rây 250
- Bột nửa mịn là tất cả các tiểu phân qua được rây 355 và nhiều nhất là 40 % qua
được rây 180
- Bột mịn là tất cả các tiểu phân qua được rây 180
- Bột rất mịn là tất cả các tiểu phân qua được rây 125
2.2.2. Ưu nhược điểm của dạng bột
 Ưu điểm
Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và
vận chuyển.
14
Dạng bột chủ yếu đi từ dạng tiểu phân rắn nên ổn định, tương đối bền trong quá
trình bảo quản, tuổi thọ kéo dài, thích hợp với các hoạt chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy
hóa, dễ biến chất trong quá trình sản xuất và bảo quản. Hiện nay, nhiều TPBVSK được
bào chế dưới dạng bột pha dung dịch, hỗn dịch uống.

Cũng do đi từ tiêu phân rắn, ít xảy ra tương tác, nên dạng bột thường phối hợp
nhiều loại bột dược liệu, bột khoáng vật khác nhua nhằm làm tăng tác dụng của sản
phẩm. Bên cạnh đó, do có diện tích tiếp xúc (DTTX) với môi trường hòa tan lớn lại ít
bị tác động của các yếu tố kĩ thuật trong quá trình bào chế nên dạng bột dễ giải phòng
hoạt chất và có tác dụng cao hơn các dạng bào chế khác.

 Nhược điểm
Dạng bột dễ bị hút ẩm, không thích hợp với các thành phần nguyên liệu có mùi
vị khó chịu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
2.3. Bào chế dạng dung dịch

Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng cách hòa tan một
hoặc nhiều hoạt chất trong dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể
dùng để uống hoặc dùng ngoài. Dung dịch thuốc được chia thành nhiều loại như: dung
dịch nước, siro, elixir… Trong đó dung dịch nước và siro là dạng phổ biến được sử
dụng trong thực phẩm chức năng.

Dung dịch nước là dạng bào chế hòa tan một hoặc nhiều hoạt chất hoặc chiết
xuất thảo dược trong dung môi là nước. Do thực phẩm chức năng sử dụng đường uống
nên trong dung dịch nước thường sử dụng thêm các tá dược tạo ngọt và tạo mùi để tạo
mùi vị thơm ngon dễ uống cho sản phẩm.

Siro cũng có bản chất tương tự, tuy nhiên siro thường lỏng và sánh hơn dung
dịch thuốc do trong siro chưa một tỷ lệ đường cao khoảng 56-64%, được điều chế
bằng cách hòa tan hoạt chất vào siro đơn (dung dịch có hàm lượng đường cao 165g
đường/100g nước và chưa có hoạt chất) hoặc hoà tan đường vào dung dịch dược chất.

Dung dịch có ưu điểm là hoạt chất đã được hòa tan sẵn trong sản phẩm do đó
hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn. Việc sử dụng dạng dung dịch cũng rất
thuận tiện, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già, người khó nuốt. Tuy vậy, dạng dung
dịch thường có độ ổn định kém, do các phản ứng thủy phân, racemic hóa, tạo phức,
15
tương kỵ, sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc xảy ra nhanh và dễ dàng hơn, dẫn đến
phân hủy dược chất.

Hình 4. Một số TPBVSK dạng dung dịch

2.4. Bào chế dạng hỗn dịch và nhũ tương

Nhũ tương là hệ phân tán cơ học vi dị thể được hình thành từ hai chất lỏng
không đồng tan. Trong đó, một chất lỏng là pha phân tán (pha nội) và một chất lỏng là
môi trường phân tán (pha ngoại). Nhũ tương chia thành các loại: nhũ tương dầu/nước,
nhũ tương nước/dầu, ngoài ra thực tế người ta còn điều chế nhũ tương kép
nước/dầu/nước hoặc dầu/nước/dầu.

Hình 5. TPBVSK dạng hỗn dịch

16
Ưu điểm chính của nhũ tương là cho phép phối hợp các hoạt chất không đồng
tan hoặc các hoạt chất chỉ tan trong một loại dung môi. Thông thường, thực phẩm chức
năng sử dụng dạng nhũ tương dầu/nước, cho phép kết hợp các hoạt chất tan trong nước
và các hoạt chất không tan trong nước trong cùng một công thức. Ngoài ra, tương tự
dạng dung dịch, các hoạt chất đã được hòa tan trong một loại dung môi giúp việc hấp
thu dễ dàng. Dạng nhũ tương cũng cho phép che giấu mùi vị khó chịu của hoạt chất
khó uống. Tuy nhiên, do bản chất là hệ phân tán cơ học không đồng thể nên nhũ tương
kém ổn định về thể chất và đòi hỏi các phương tiện bào chế nhất định đồng thời người
sản xuất phải nắm vững kỹ thuật.

Hỗn dịch cũng là hệ phân tán dị thể, các hoạt chất ở dạng rắn không tan có kích
thước rất nhỏ được phân tán đồng đều trong môi trường lỏng (pha phân tán hoặc chất
dẫn).

Ưu điểm chính của dạng này bao gồm: có thể phân tán được các chất rắn không
hoặc ít hòa tan trong chất dẫn (thường là nước). Trong hỗn dịch, hoạt chất có tác dụng
chậm hơn. Với bản chất là hệ phân tán dị thể, nhược điểm chính của hỗn dịch là sự
kém ổn định và việc khó đảm bảo liều lượng đồng đều, chính xác cho người sử dụng.
Hiện nay thay vì bào chế dạng hỗn dịch người ta thường bào chế sản phẩm dạng bột,
khi sử dụng thì thêm nước vào để tạo thành dạng hỗn dịch sẽ thuận tiện hơn.

Ngoài các dạng bào chế trên, TPBVSK còn có mặt trên thị trường dưới dạng
bánh, kẹo, đồ uống, các thực phẩm có thể ăn liền nhưng lại mang giá trị cao hơn thực
phẩm thông thường do chúng được sản xuất và chứa thành phần dinh dưỡng, hoạt chất
giúp ích cho các đối tượng đặc biệt. Ví dụ: tỏi đen Học viện Quân y, kẹo dẻo hỗ trợ
giúp ngủ ngon Vitafusion Beauty Sleep được nhập khẩu từ Mỹ, Nước uống làm đẹp
da, hỗ trợ người bị viêm loét dạ dày, tá tràng Blossomy của Rohto, nước mát gan giải
bia rượu AlcoFree của Rohto,...
Hiện nay, với công nghệ sản xuất tiên tiến phát triển, nhất là kể từ ngày 01
tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực
hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế [3],
TPBVSK được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, từ dạng bào chế đơn giản nhất là
dạng bột, dạng dung dịch, cho đến dạng hỗn dịch, nhũ tương, dạng viên nang. Trên thị
trường xuất hiện nhiều hơn cả là các sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang
17
cứng. Bên cạnh những ưu điểm về mặt sử dụng thì hình thức đẹp, bắt mắt của viên
nang cũng góp phần nâng tầm giá trị cho sản phẩm, giúp đẩy giá thành sản phẩm lên
cao hơn rất nhiều lần.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật an toàn thực phẩm, quy định một số điều như sau về Quảng cáo
TPBVSK: [3]

Điều 26. Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng
cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường
hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.

Điều 27. Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

1. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký
nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm
theo quy định hiện hành.

2. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã
được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang
phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm
ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực
phẩm.

3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

a) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu
nền;

18
b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại
điểm a khoản này;

c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì
không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế
thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp
phích, truyền thanh, truyền hình phải đảm bảo đúng tác dụng của sản phẩm đã công
bố, ngoài ra nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh.

Theo Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của
Luật quảng cáo: [4]

1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy
tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực
phẩm.

2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị
trường.

3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2
Điều này và các nội dung sau đây:

a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay
thế thuốc chữa bệnh”.

4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là
thuốc.

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội
dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Theo Điều 7, Thông tư 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng
cáo đối với sản phẩm đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế:

19
1. Sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm đã có giấy xác nhận công bố phù
hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp.

2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số
181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:

a) Đối với các nội dung ngoài nội dung đã công bố thì phải có tài liệu hợp pháp,
tài liệu khoa học chứng minh và trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo trong market,
kịch bản quảng cáo; đối với sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt phải
được nêu cụ thể trong quảng cáo;

b) Đối với quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, chạy chữ dưới chân
các chương trình truyền hình, trên các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước,
vật thể di động không bắt buộc phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về cách dùng,
tác dụng, bảo quản nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy
hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

c) Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược
sỹ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;

d) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở
y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực
phẩm.

4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy tiếp
nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực
phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hoặc đơn vị có tư cách
pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy
xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ủy quyền bằng văn bản.

4. THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE


TRÊN MẠNG INTERNET

Đối với các trang báo chính thống, việc thực hiện quảng cáo TPBVSK khá
nghiêm túc. Song, hiện việc quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên một số trang
mạng xã hội, website còn rất khó khăn, không phụ thuộc vào riêng Bộ Y tế. Bộ cũng
20
đang tích cực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và các cơ
quan chức năng khác để xử lý tình trạng này. Từ đó, quản lý chặt chẽ hơn nội dung
quảng cáo, tiến tới ngăn chặn tình trạng quảng cáo sai sự thật, hỗ trợ cho thị trường
TPBVSK phát triển đúng hướng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể, tình trạng quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên
facebook diễn ra rất tràn lan. Có nhiều doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, “mượn”
danh bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín để cố tình lừa dối người tiêu dùng, nhiều quảng cáo
sản phẩm TPBVSK nhưng lại khẳng định “trị bệnh”, “dùng một liều là khỏi”, “Đông y
trị nhức xương khớp”... Những quảng cáo này lừa dối người tiêu dùng. Đây là nỗi bức
xúc không chỉ của cơ quan quản lý mà của rất nhiều người tiêu dùng.

Theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) việc
lừa dối quảng cáo TPBVSK có tác dụng như thuốc chữa bệnh, là những hành vi bất
chấp luân thường đạo lý. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y nếu phát hiện sớm, phẫu
thuật hoặc xạ trị thì có thể khỏi bệnh, hoặc cũng có thể kéo dài cuộc sống. Nhưng vì
tin vào quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể chữa được bệnh nên không đến
bệnh viện, không chữa trị theo phác đồ Bộ Y tế hướng dẫn. Khi dùng TPBVSK không
khỏi, khi quay lại bệnh viện thì đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn muộn, can thiệp
cũng không còn hiệu quả cao.

Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng
cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo vi
phạm quy định. Với những trường hợp như vậy, Cục An toàn thực phẩm đăng tải
thông tin công khai, khuyến cáo người tiêu dùng trong khi cơ quan chức năng đang xử
lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Tất cả các sản
phẩm TPBCSK quảng cáo trên mạng xã hội dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y
tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh hoàn toàn sai sự
thật, tuyệt đối không mua. Các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và “thổi phồng” như
thuốc chữa bệnh hiện nay như: sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu
não, bệnh thận, gan..., thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác
dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân,
rất nguy hiểm.

21
Trong năm 2018, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt hơn 6 tỉ đồng về các hành
vi vi phạm quảng cáo, đó là một con số lớn. Nhưng thực trạng vi phạm quảng cáo vẫn
rất phức tạp, nhức nhối. Có nhiều trường hợp cơ quan chức năng phát hiện vi phạm,
mời doanh nghiệp đứng ra công bố sản phẩm đang quảng cáo trên mạng xã hội để lập
biên bản phạt, họ phủ nhận không phải do họ thực hiện. Vì thế, Cục An toàn thực
phẩm phải thêm những bước khác để xử phạt. Như với quảng cáo vi phạm trên website
mà doanh nghiệp phủ nhận không phải do họ thực hiện mà cho rằng, có thể do cá nhân
hoặc đại lý đứng ra quảng cáo, mà đại lý thì không chịu trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm. Cục phải gửi báo cáo đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử -
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu xử lý các quảng cáo này. Đồng thời cảnh báo
tới người tiêu dùng, trong lúc chờ các cơ quan chức năng quản lý thì không mua,
không sử dụng các sản phẩm này, vì đó là những quảng cáo sai sự thật.

Sản phẩm quảng cáo chữa khỏi hẳn bệnh là hoàn toàn sai vì TPBVSK chỉ có tác
dụng hỗ trợ người bệnh, thậm chí có quảng cáo đưa hình ảnh giấy công bố sản phẩm
của Cục An toàn thực phẩm ký xác nhận nhưng Cục hoàn toàn chưa nhận và cũng
chưa ký xác nhận công bố sản phẩm đó bao giờ.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp sau khi có sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền
thông đã buộc phải tháo gỡ và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng
có những website máy chủ đặt ở nước ngoài, hay trên facebook, Cục An toàn thực
phẩm đã có buổi làm việc với đại diện facebook cùng với Bộ Thông tin - Truyền
thông. Hiện tại, phía facebook đã cam kết phối hợp với các cơ quan chức năng Việt
Nam để tháo gỡ và đóng các trang website, tài khoản vi phạm. Bộ Y tế cũng thiết lập
đường dây nóng với cơ quan quản lý của facebook tại Việt Nam để xử lý nhanh nhất
những kiến nghị về vi phạm quảng cáo trên mạng xã hội. Bộ Y tế rất quyết liệt nhưng
cũng cần sự phối hợp của các Bộ, ngành, cần sự hợp tác của facebook trong quản lý
lĩnh vực này.

Cùng với đó, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực
phẩm khuyến cáo: “Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, người dân
không nên mua, không sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo có hình
ảnh, danh nghĩa của cơ quan y tế, của các y, bác sĩ; không sử dụng các sản phẩm
quảng cáo chữa dứt điểm bệnh... Đây là những quảng cáo sai sự thật.” [6]

22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

- Một số trang web quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Khách hàng mua TPBVSK qua các trang web quảng cáo TPBVSK

2. Địa điểm nghiên cứu

- Bộ môn Quản lý kinh tế dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ 1/9/2019 đến 1/10/2019

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lấy mẫu tiện lợi, nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa
trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà điều tra viên có nhiều khả năng
tiếp cận được đối tượng.
- Khảo sát một số trang web quảng cáo hoặc đăng bán các sản phẩm TPBVSK
theo các tiêu chí sau:

Bảng 5. Đặc điểm của các trang web quảng cáo TPBVSK

ST Tên biến Đặc điểm Cách thu thập


T

1 Trang web đưa ra thành phần, tác dụng Có/ không Quan sát
chính của sản phẩm

2 Trang web đưa ra tác dụng phụ của sản Có/ không Quan sát
phẩm

3 Trang web sử dụng hình ảnh của bác sĩ Có/ không Quan sát
để quảng cáo

4 Trang web ghi rõ “Sản phẩm này Có/ không Quan sát
không pahri là thuốc và không có tác

23
dụng thay thế thuóc chữa bệnh”

- Tiếp cận hình ảnh TPBVSK trên internet


- Để đánh giá được hậu quả của việc quảng cáo TPBVSK trên mạng internet sai
quy định của pháp luật, tiến hành phỏng vấn 50 người mua TPBVSK qua mạng
internet theo mẫu câu hỏi như sau:

a) Nguyên nhân mua TPBVSK qua trang web quảng cáo trên mạng internet

Bảng 6. Nguyên nhân mua TPBVSK trang web quảng cáo trên mạng internet

STT Tên biến Câu trả lời Cách thu thập

1 Do người quen giới Có/ không Phỏng vấn qua e-mail


thiệu

2 Do tự tìm kiếm trên Có/không Phỏng vấn qua e-mail


mạng internet

3 Do trong quá trình điều Có/ không Phỏng vấn qua e-mail
trị bệnh muốn tìm sản
phẩm có thành phần từ
thảo dược thiên nhiên
thay thế thuốc hóa
dược

4 Do muốn bồi bổ sức Có/ không Phỏng vấn qua e-mail


khỏe

5 Do quảng cáo hấp dẫn Có/ không Phỏng vấn qua e-mail

24
b) Hiểu biết của người mua về TPBVSK thông qua trang web quảng cáo trên
mạng internet

Bảng 7. Hiểu biết của người mua về TPBVSK thông qua trang web quảng cáo
trên mạng internet

STT Tên biến Đặc điểm Cách thu thập

1 Người mua tin tưởng trang web Có/ không Phỏng vấn qua
mình mua là chính hãng e-mail

2 Người mua cho rằng TPBVSK Có/ không Phỏng vấn qua
có tác dụng chữa bệnh e-mail

3 Người mua cho rằng TPBVSK Có/ không Phỏng vấn qua
là thuốc e-mail

4 Người mua cho rằng dùng sản Có/ không Phỏng vấn qua
phẩm an toàn, không có tác e-mail
dụng phụ

25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ TRANG WEB QUẢNG CÁO TPBVSK

Khi tiến hành tìm kiếm TPBVSK của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất
Thuốc Học viện Quân Y, địa chỉ: Số 158A - Đường Phùng Hưng - Phường Phúc La -
Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội, kết quả có 54 trang web quảng cáo. Ví dụ như
https://vienquany.com, https://sanphamhvqy.com, http://nanofucomin.vn,... Trong khi
đó chỉ có duy nhất một trang web chính hãng được Trung tá Vũ Bình Dương – Giám
đốc Trung tâm thông báo chính thức là địa chỉ http://hocvienquany.edu.vn /thuochvqy.
Mặt khác, trên một số trang web quảng cáo sản phẩm kích thích mọc tóc Strong hair
của Học viện Quân Y có lấy hình ảnh của PGS.TS. Bác sĩ Vũ Mạnh Hùng – giảng
viên, chủ nhiệm bộ môn Dược lý Học viện Quân Y với hình ảnh cắt ghép. Như vậy
trang web này đã vi phạm theo Điểm c, Khoản 2, Điều 7 của Thông tư 09/2015/TT-
BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm đặc biệt thuộc lĩnh
vực quản lý của Bộ Y tế.

Hình 6. Hình ảnh cắt ghép quảng cáo sản phẩm Strong hair trên mạng internet

Một sản phẩm TPBVSK khác cũng rất phổ biến trên mạng internet là Dạ dày
Mộc Hoa. Tiến hành tìm kiếm thu được kết quả là 402 trang web có quảng cáo sản
phẩm này. Trong khi đó, công ty sản xuất Dạ dày Mộc hoa khẳng định không hề có bất
cứ quảng cáo nào trên internet. Nhiều trang web quảng cáo Dạ dày Mộc hoa như:

26
http://dactridaday.com,http://ddmochoa.tapchiyhoc.org, ,
http://www.thaoduocdaday.com,https://thaoduoctridaday.com/,
http://www.thaythuocdaday.com/, ...

Và một số trang mạng xã hội như zalo thì tình trạng sản phẩm Dạ Dày Mộc Hoa
được ngang nhiên quảng cáo, tung hô như thuốc có khả năng chữa bệnh. Đoàn kiểm
tra của Cục An toàn thực phẩm đã kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Mộc Hoa Đường
(ở số nhà 7, lô L2, dự án khu nhà thấp tầng Hải Ngân, thôn Thượng, xã Thanh Liệt,
Thanh Trì, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, bà Vũ Thị Khuyên, Giám đốc Công ty
TNHH Mộc Hoa Đường, khẳng định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Dạ Dày
Mộc Hoa” được cục xác nhận nội dung quảng cáo số 006000/2018/ATTP-XNQC ngày
11-6-2018 nhưng website http://chuyengiadaday.com không phải là website của công
ty và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với website này [8] Đáng báo động
hơn là các trang web này lại có những từ ngữ quảng cáo như “Chúng tôi cam kết hoàn
tiền 100% nếu không thấy hiệu quả khi sử dụng Dạ Dày Mộc Hoa; Thảo dược Mộc
Hoa điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày; Điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày; Thoát khỏi
trào ngược dạ dày không lo tái phát; KHÔNG phải lo lắng, đã hơn 341.298 người trên
khắp cả nước đã sử dụng và thành công”. Điều này gây cho người xem lầm tưởng sản
phẩm này là thuốc và được sử dụng như thuốc có tác dụng chữa bệnh.

Trên các trang mạng xã hội Facebook, zalo tràn ngập các dòng quảng cáo giả
thương hiệu VTV. Thậm chí, để thổi phồng công dụng của các bài thuốc, những tổ
chức này còn ngụy tạo, lồng ghép chương trình trao giải thưởng của đài truyền hình
nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Điểm qua một vài cái tên đi đầu về hình thức giả mạo
này như sản phẩm Ngọc Dương chữa bệnh sinh lý ở nam giới của "lương y" Trần
Giang Nam, sản phẩm Bát Vị Thần Hoàn chữa dạ dày của "lương y" Văn Trọng
Khuyến hay sản phẩm đặc trị chữa xương khớp Ông Bồng…Tại địa chỉ Facebook có
tên "Bác Sỹ Trần Giang Nam", chỉ sau 5 ngày đăng tải phóng sự dài hơn 4 phút về nội
dung một cơ sở đông y gia truyền nhiều đời có bài thuốc chữa dứt điểm bệnh yếu sinh
lý ở nam giới, đã nhận được hàng nghìn lượt like, hàng trăm bình luận và chia sẻ,
nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Video này được gắn mác chương
trình thời sự 24h, thay đổi tên kênh truyền hình và được thực hiện bởi một ê-kip gồm
đầy đủ thành phần. Nhưng trên thực tế, phóng sự này không phải do ê-kíp của đài
27
truyền hình thực hiện và cũng chưa từng được phát trên bất kỳ kênh sóng nào của Đài
Truyền hình Việt Nam.

Tiến hành khảo sát 54 trang web quảng cáo TPBCSK của Học viện Quân y và
thu được bảng kết quả dưới đây:

Bảng 5.1. Khảo sát đặc điểm của các web quảng cáo TPBVSK

Tên biến Số lượng

Trang web đưa ra thành phần, tác dụng 54


chính của sản phẩm

Trang web đưa ra tác dụng phụ của sản 40


phẩm

Trang web sử dụng hình ảnh của bác sĩ 12


để quảng cáo

Trang web ghi rõ “Sản phẩm này 5


không phải là thuốc và không có tác
dụng thay thế thuóc chữa bệnh”

Tổng khảo sát 54

Nhận xét:

Từ bảng kết quả trên cho thấy 100% các trang web đều có đưa ra các thành
phần, tác dụng chính của sản phẩm. Có 14 trang web không ghi rõ tác dụng phụ, 12
trang web sử dụng hình ảnh của bác sĩ để quảng cáo sản phẩm Strong hair. Điều dáng
chú ý hơn cả là chỉ có 5 trang web ghi rõ dòng chữ “Sản phẩm này không phải là thuốc
và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, vậy là 49 trang web còn lại đều vi
phạm vào Điểm a, Khoản 3, Điều 27 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP Nghị định Quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm.

28
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN MUA TPBVSK QUA TRANG
WEB QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG INTERNET

Bảng 6.1. Kết quả khảo sát nguyên nhân mua TPBVSK qua trang web quảng cáo
trên mạng internet

Tên biến Câu trả lời Tỷ lệ %


“Có”

Do người quen giới thiệu 4 8

Do tự tìm kiếm trên mạng internet 46 92

Do trong quá trình điều trị bệnh 48 96


muốn tìm sản phẩm có thành phần
từ thảo dược thiên nhiên thay thế
thuốc hóa dược

Do muốn bồi bổ sức khỏe 9 18

Do quảng cáo hấp dẫn 25 50

Tổng khảo sát 50 100

Nhận xét:

Từ kết quả bảng khảo sát trên cho thấy đa phần người mua tự tìm hiểu trên
mang internet (46/50). Nhu cầu của khách hàng là mong muốn tìm một sản phẩm có
thành phần từ thảo dược thiên nhiên thay thế thuốc hóa dược trong quá trình điều trị
bệnh, chiếm 96%. Trong số 48 người này, có đến 24 người có bệnh nhưng chưa đi
khám tại bất kì cơ sở y tế nào mà muốn thử dùng các sản phẩm thiên nhiên này trước
xem tình trạng bệnh có thuyên giảm không. Có 25 người mua do thấy quảng cáo sản
phẩm hấp dẫn, lại được giảm giá khi mua số lượng nhiều.

29
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI MUA VỀ
TPBVSK QUA CÁC TRANG QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG

Bảng 7.1. Kết quả khảo sát hiểu biết của người mua về TPBVSK thông qua trang
web quảng cáo trên mạng internet

STT Tên biến Số lượng

1 Người mua tin tưởng trang web 50


mình mua là chính hãng

2 Người mua cho rằng TPBVSK có 40


tác dụng chữa bệnh

3 Người mua cho rằng TPBVSK là 42


thuốc

4 Người mua cho rằng dùng sản 45


phẩm an toàn, không có tác dụng
phụ

Tổng khảo sát 50

Nhận xét:

Qua bảng kết quả trên, một điều đáng ngạc nhiên là cả 50 người mua được khảo
sát đều tin tưởng rằng bản thân mình đã mua sản phẩm tại trang web chính hãng của
nhà sản xuất. 40/50 người cho rằng TPBVSK có tác dụng chữa bệnh. Có 42/50 người
cho rằng TPBVSK là thuốc. Qua phiếu khảo sát thấy trong số 8 – 10 người mua không
cho rằng TPBVSK là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh đều có
nghề nghiệp làm trong ngành y tế. Có 45/50 người cho rằng dùng TPBVSK an toàn,
không có tác dụng phụ.

30
Chương 3. BÀN LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứa được ở trên, ta bàn luận một số vấn đề sau:

1. BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC


KHỎE TRÊN MẠNG INTERNET

Ngày nay là thời kì bùng nổ của TPBVSK, cùng với sự phát triển và phủ sóng
rộng khắp của mạng internet, quảng cáo TPBVSK trên mạng đã không còn làm điều
quá xa lạ. Tuy nhiên qua những kết quả của nghiên cứu, có rất nhiều vấn đề xảy ra
trong việc quảng cáo mặt hàng đặc biệt này.

Trong số 54 trang web được khảo sát, tất cả các trang web đều đưa ra thành
phần, tác dụng chính của sản phẩm. Có 14/54 trang web không ghi rõ tác dụng phụ,
12/54 trang web sử dụng hình ảnh của bác sĩ để quảng cáo sản phẩm Strong hair. Điều
đáng chú ý hơn cả là chỉ có 5 trang web ghi rõ dòng chữ “Sản phẩm này không phải là
thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, vậy là 49 trang web còn lại đều
vi phạm vào Điểm a, Khoản 3, Điều 27 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP Nghị định Quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, chỉ trong khoảng 15 ngày từ
18/3 đến 5/4 năm 2019, Cục đã xử phạt 8 doanh nghiệp vi phạm quảng cáo TPBVSK
với số tiền gần 600 triệu đồng [9]. Nguyên nhân xử phạt là do quảng cáo khi chưa
được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện
quảng cáo; quảng cáo công dụng không đúng với hồ sơ đã công bố. Ví dụ, Công ty Cổ
phần Thương mại xuất nhập khẩu Ribeto kết nối Nhật- Việt quảng cáo các sản phẩm
thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hahagokoro mà không được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; Công
ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc quảng cáo sản phẩm thực phẩm
chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mãnh Lực Trường Xuân gây hiểu nhầm có tác

dụng như thuốc chữa bệnh...Nhiều công ty kinh doanh TPBVSK luôn muốn thổi
phồng về công dụng để thu hút người mua. Thậm chí không ít cơ sở đã thuê những
nhân vật có ảnh hưởng lớn tới công chúng đứng ra quảng cáo sản phẩm.

31
Năm 2018, Công ty TNHH thực phẩm VINA (địa chỉ: 315 Tân Sơn Nhì, Quận
Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh) có hai hành vi sai phạm. Đó là quảng cáo 4 sản phẩm thực
phẩm bảo vệ sức khỏe gồm: Viên nang Mát gan thông mật, Viên nang bổ thận, Viên
nang Đau nhức toàn thân - thần kinh tọa, Viên nang Bao tử đại tràng trên website
danglai.com.vn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung
trước khi thực hiện quảng cáo. Sai phạm thứ hai là Công ty này quảng cáo 4 sản phẩm
thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên website danglai.com.vn gây hiểu nhầm có tác dụng
như thuốc chữa bệnh. Với hai hành vi này, Cty TNHH thực phẩm VINA bị phạt tiền
85 triệu đồng. [10]
Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Hoa Sen (Số 18 lô 10B khu ĐT Trung
Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) có hành vi quảng cáo thực phẩm
bảo vệ sức khỏe Viên uống dưỡng tóc Green Hair Hoa Sen gây hiểu nhầm có tác dụng
như thuốc chữa bệnh đã bị xử phạt 50 triệu đồng. [10]

Các trang mạng đăng tin quảng cáo TPBVSK tràn lan và vi phạm luật quảng
cáo đa phần nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm. Thậm chí có
những trang đăng bài quảng cáo với mức giá ưu đãi, mua càng nhiều giá càng rẻ hoặc
chương trình khuyến mãi, tặng quà thêm cho khách hàng khi đặt hàng. Quảng cáo
thường thổi phồng tác dụng của sản phẩm, thậm chí dùng các từ ngữ mập mờ gây hiểu
lầm như “viên uống trị ung thư”, “siro trị mất ngủ” kèm theo chiêu trò “Do sản phẩm
được chiết xuất từ thảo dược nên phải kiên trì dùng một thời gian dài mới có tác
dụng”. Theo khảo sát cũng cho thấy rất ít trang quảng cáo ghi rõ dòng chữ “Sản phẩm
này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Điều này sẽ gây ra hậu quả khó lường đối với người tiêu dùng vì gây ra sự hiểu
lầm cho họ.

2. BÀN LUẬN VỀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
BẢO VỆ SỨC KHỎE SAI QUY ĐỊNH TRÊN MẠNG INTERNET

Qua kết quả khảo sát, nhận thấy người mua dễ dàng tìm kiếm được thông tin
các trang quảng cáo TPBVSK trên mạng internet. Với thời đạị 4.0 như hiện nay, việc
để người mua tìm hiểu thông tin, mua bán online, đặt hàng và được giao hàng tận nhà
là điều hết sức phổ biến. Đa số người mua lựa chọn và tin tưởng vào sản phẩm mà
mình đặt mua trên mạng qua bài quảng cáo hấp dẫn. Đặc biệt, đánh trúng vào tâm lý
32
khách hàng chính là thành phần tạo nên TPBVSK hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên,
không chứa các thành phần chất hóa dược, mà lại có tác dụng “thần kì” như thuốc, an
toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn thuốc.

Và điều đáng báo động là trong số 50 người được khảo sát thì có 40/50 người
cho rằng TPBVSK có tác dụng chữa bệnh. Có 42/50 người cho rằng TPBVSK là
thuốc. Đây là một kết quả không đáng mong đợi vì hiểu biết của người mua còn rất
hạn chế. Những người hiểu đúng về TPBVSK không phải là thuốc và không có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, phòng bệnh và
nâng cao sức khỏe lại đều là các nhân viên ngành y tế. Còn những khách hàng hiểu sai
về TPBVSK một phần do họ không được đào tạo kiến thức vê ngành y dược, và một
phần nguyên nhân rất lớn chính là do sự mập mở trong quảng cáo đã gây ra hiểu lầm
nghiêm trọng cho người mua.

Các quảng cáo sai sự thật khiến người tiêu dùng tin tưởng quá mức vào
những lời đồn thổi, coi TPBVSK như thần dược có thể trị bách bệnh, gây thiệt hại
về kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Đúng như
vậy, khi người dân tin vào các tác dụng còn hơn cả thuốc chữa bệnh hay có thể
chữa được “bách bệnh” của TPBVSK, dẫn đến tình trạng người bệnh thay vì sử
dụng thuốc điều trị, phải thực hiện phẫu thuật thì lại chỉ dùng TPBVSK vì tin
những công dụng đã được quảng cáo, khiến cho bệnh không khỏi mà càng nặng
thêm, đến khi quay lại điều trị thì đã quá muộn hoặc điều trị không còn hiệu quả.
Hậu quả, là tiền mất tật mang, từ đó người tiêu dùng sẽ mất lòng tin và tẩy chay các
loại TPBVSK, trong đó có cả TPBVSK tốt. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không
nhỏ đến các doanh nghiệp và các nhà sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp vì lợi nhuận
mà hại người, đồng thời hại chính mình.

Mặc dù luật pháp Việt Nam đã quy định rất rõ tất cả các quảng cáo về TPBVSK
trước khi phát hành phải được thẩm định về nội dung để xác định tính thật giả của nội
dung quảng cáo và các chỉ được phát hành quảng cáo đúng các nội dung đã được thẩm
định. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng một thực tế có rất nhiều doanh nghiệp hoặc cá
nhân chạy theo lợi nhuận, muốn bán được nhiều sản phẩm, đã cố tình sai phạm quảng
cáo một cách tràn lan và bỏ qua các quy định của pháp luật.

33
Ngoài ra, nguyên nhân gây nên tình trạng quảng cáo hỗn loạn loạn như hiện nay
cũng không thể bỏ qua vai trò của các cơ quan phát hành quảng cáo. Thực tế cho thấy,
rất nhiều trang mạng xã hội sẵn sàng quảng cáo cho các sản phẩm không đúng nội
dung, không cần giấy phép hoặc thực hiện các quảng cáo chưa được cơ quan chức
năng thẩm định gây nên tình trạng thổi phồng tác dụng và thần thánh hóa công dụng
của TPBVSK.

34
KẾT LUẬN

Ngày nay, tỷ lệ sử dụng TPBVSK ngày càng cao tại các nước đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi ngoài việc giúp nâng cao sức khoẻ người sử
dụng, TPBVSK còn giúp hạn chế chi phí y tế. Cụ thể, nếu người tiêu dùng duy trì thói
quen dinh dưỡng lành mạnh, kết hợp rèn luyện sức khoẻ phù hợp và sử dụng
TPTPBVSK đúng cách, họ sẽ hạn chế bệnh tật và tiết chế chi phí thăm khám y tế
không cần thiết. Cùng vứi sự phát triển của kĩ thuật sản xuất, cải tiên svề máy móc,
TPBVSK ngày nay được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, bao bì đẹp mắt giúp
nâng tầm giá trị cho TPBVSK.

Dù rất phát triển nhưng thị trường TPBVSK Việt Nam đang đối diện với nhiều
thách thức, đặc biệt là cách hiểu chưa đúng và những thành kiến không tốt về
TPBVSK. Trên thực tế, có những DN công bố không đúng chất lượng, thổi phồng
công dụng sản phẩm như là "thần dược" khiến người tiêu dùng nghi ngờ về cả ngành
này.

Rất nhiều tổ chức doanh nghiệp đã bị xử phạt khi vi phạm trong vấn đề quảng

cáo TPBVSK. Tuy nhiên mức hình phạt chỉ dừng lại ở xử phạt tài chính cùng với các
biện pháp bổ sung là gỡ bỏ nội dung quảng cáo. Nhưng từ lúc sản phẩm được quảng
cáo đến khi cơ quan quản lý Nhà nước xử phạt có thể là khoảng thời gian rất dài sản
phẩm “lộng hành” lừa dối người tiêu dùng, thu lợi. Số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được lớn hơn rất nhiều so với số tiền xử phạt vài trục chiệu đồng mà cơ quan quản lý
Nhà nước thực hiện, do đó nhiều doanh nghiệp “nhờn” Luật, cứ vi phạm sau đó bị xử
phạt, sau đó lại tiếp tục vi phạm, hậu quả là người tiêu dùng gánh chịu.

Quảng cáo TPBVSK trên mạng internet là vấn đề rất khó kiểm soát triệt để. Vì
vậy cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa. Đồng thời
nâng cao hiểu biết của nhân dân bằng cách tuyên truyền kiến thức giúp nhân dân phân
biệt giữa TPBVSK và thuốc. Có như vậy thì mới có thể khắc phục được tình trạng
quảng cáo TPBVSK sai quy định.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2014), Thông tư 43/2014 “Hướng dẫn quản lý Thực phẩm chức năng”

2. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2004), Kĩ thuật bào chế và sinh dược học
các dạng thuốc, Bộ môn Bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định
15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định
181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo
5. Bộ Y tế (2015), Thông tư 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung
quảng cáo đối với sản phẩm đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
6. Cổng thông tin Sở Y tế Hà Nội (3/10/2019), Thực phẩm chức năng trên mạng
xã hội rất khó kiểm soát, http://soyte.hanoi.gov.vn [online]
7. Minh An (2019), Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc là lừa
dối, Báo Lao động (2/10/2019)
8. Thái Bình (2018), Người tiêu dùng không nên mua Dạ Dày Mộc Hoa quảng
cáo trên website http://chuyengiadaday.com, Báo Sức khỏe và Đời sống, Cơ
quan ngôn luận của Bộ Y tế (5/10/2018)
9. Hồng Lê (2019), Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa
bệnh là hành vi lừa dối, Báo Thanh tra, Cơ quan của Thanh tra Chính phủ và
ngành Thanh tra (1/10/2019)
10
Thùy Linh (2018), Mập mờ quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc: Hành vi
.
lừa người tiêu dùng, Báo Lao động (30/7/2018)

11 Cổng thông tin Sở y tế Hà Nội (10/7/2019), Thực phẩm chức năng với sức
. khỏe con người, http://soyte.hanoi.gov.vn
Tài liệu tiếng Anh

12. International Food Information Council, https://foodinsight.org [online]


13. Leatherhead Food Research, https://www.leatherheadfood.com [online]

You might also like