You are on page 1of 78

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC
----------o0o----------

TIỂU LUẬN MÔN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC


ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Ngọc
Tổ : 2
Lớp : D5K2
Mã sinh viên : 1540100139

Hà Nội, 2019

1
BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

----------o0o----------

TIỂU LUẬN MÔN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC

ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN


TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Sinh viên thực : Nguyễn Hồng Ngọc
hiện
Mã sinh viên : 15540100139
Tổ : 2
Lớp : D5K2
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược,
Học viện Y dược học cổ truyền VN
2. Một số nhà thuốc tại Q. Hà Đông, Hà Nội

Hà Nội, 2019

2
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn
Quân đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó
có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy Cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược –
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình
để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận
với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Dược. Đó là môn
“Thực hành tốt Nhà thuốc”.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các thầy cô Phòng đào tạo - Học viện
Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và hỗ trợ em trong
quá trình học tập và thực hiện tiểu luận.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên là các điều tra viên đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu
trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

Do bước đầu đi vào thực tế và nghiên cứu, kiến thức của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019


Sinh viên
Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọc

3
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Nguyễn Hồng Ngọc.

Sinh ngày: 03/04/1997.

Mã sinh viên: 15540100139

Tổ 2 – Lớp D5K2 - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Em xin cam đoan các số liệu trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực. Tiểu luận
là một sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Trong
quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Văn Quân – Bộ môn Quản lý và kinh tế dược – Học viện Y dược
học cổ truyền Việt Nam.

Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

Ngọc

Nguyễn Hồng Ngọc

4
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN..............................................................................................3

1.1. THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC (GPP).......................................3

1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP).....................3

1.1.2. Tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc......................4

1.2. VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC.....5

1.3. THUỐC KÊ ĐƠN..............................................................................................8

1.3.1. Các khái niệm..............................................................................................8

1.3.2. Quy định về thuốc kê đơn............................................................................9

1.3.3. Danh mục thuốc kê đơn.............................................................................12

1.4. THỰC TRẠNG MUA BÁN, SỬ DỤNG THUỐC KÊ ĐƠN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................15

1.4.1. Thực trạng trên thế giới.............................................................................15

1.4.2. Thực trạng tại Việt Nam............................................................................16

1.5. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ............18

1.5.1. Khái niệm...................................................................................................18

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi bán thuốc kê đơn của các
cơ sở bán lẻ thuốc...............................................................................................22

1.5.2.1. Trình độ và kĩ năng của Dược sĩ.............................................................22

1.5.2.2. Đạo đức của người Dược sĩ....................................................................25

5
1.5.2.3. Khách hàng.............................................................................................26

1.5.2.4. Yếu tố pháp luật.......................................................................................28

1.6. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG –
HÀ NỘI................................................................................................................... 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................30

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................30

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................................................30

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................................................................30

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................30

2.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................31

2.6. TÌNH HUỐNG KHẢO SÁT..............................................................................32

2.7. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..................................................................................32

2.8. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................39

2.9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................40

2.10. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.....................................................................40

2.11. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................41

3.1. ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ TẠI NHÀ
THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........41

3.2. ĐÁNH GIÁ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ MỘT SỐ
NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..42

Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................................51

4.1. Bàn luận về thái độ bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.................................................................51

4.1.1. Thái độ của dược sĩ đối với khách hàng........................................................51

4.1.2. Kỹ năng hỏi của dược sĩ................................................................................51

6
4.2. Bàn luận về hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.................................................................53

4.2.1. Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán.................................................................53

Theo kết quả ngiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng, 100% DS trên địa bàn thành
phố Hà Nội từng bán kháng sinh không đơn trong hoạt động hành nghề tại nhà
thuốc của mình, với trường hợp bệnh nhân bị cảm cúm, ho, đau họng chiếm tỷ
lệ 100%...................................................................................................................53

4.2.2. Kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc.......................................................................54

4.2.3. Kỹ năng đưa ra lời khuyên sau khi bán thuốc...............................................55

KẾT LUẬN.................................................................................................................56

* Đánh giá về thái độ bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội........................................................................56

* Đánh giá về hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích


BN Bệnh nhân
BYT BYT
CNTT Công nghệ thông tin
CSBL Cơ sở bán lẻ
DS Dược sĩ
DSĐH Dược sĩ Đại học
DSCĐ Dược sĩ Cao đẳng
DSTC Dược sĩ Trung cấp
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
FIP The International Pharmaceutical Federation
(Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế)
GPP Good Pharmacy Practice
(Thực hành tốt sản xuất thuốc)
KS Kháng sinh
KH Khách hàng
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

8
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang


1 Bảng 1.3.3. Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo 13
đơn theo công văn 1517/BYT-KCB

2
Bảng 2.1. Thông tin về dược sĩ nhà thuốc 32

3
Bảng 2.2. Thông tin về khách hàng mua thuốc tại nhà 33
thuốc (hỏi về khách hàng)

4
Bảng 2.3. Thái độ của dược sĩ nhà thuốc 33

5
Bảng 2.4. Câu hỏi của dược sĩ nhà thuốc về thông tin 34
người bệnh

6
Bảng 2.5. Dược sĩ nhà thuốc hỏi về bệnh và người 34
bệnh

7
Bảng 2.6. Câu hỏi của dược sĩ nhà thuốc về nhu cầu 35
mua thuốc của người bệnh

8
Bảng 2.7. Tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn (nếu có đơn 36
thuốc)

9
Bảng 2.8. Tư vấn khi bán thuốc 37

10
Bảng 2.9. Kỹ năng khuyên khách hàng 38

11
Bảng 3.1. Khảo sát thái độ dược sĩ tại nhà thuốc 41

12
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về 42
9
thông tin người bệnh

13
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về 43
tình trạng bệnh của người bệnh

14 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về 46
nhu cầu mua thuốc của người bệnh

15
Bảng 3.5. Tỷ lệ dược sĩ bán thuốc khi có đơn và khi 49
không có đơn

16
Bảng 3.6. Tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn (nếu có đơn 49
thuốc)

17
Bảng 3.7. Tỷ lệ dược sĩ tư vấn khi bán thuốc 52

18
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát kỹ năng khuyên khách 55
hàng

10
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT Tên hình Trang

1 Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt hoạt động mua bán trong nhà thuốc 4
đạt chuẩn GPP
Hình 1.2. Vai trò của dược sĩ theo WHO 7
2
Hình 1.5.1. Mô hình thái độ và hành vi 18
3
Hình 1.5.2. Quy trình bán thuốc “GATHER” 24
4
Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu 30
5

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ dược sĩ có câu hỏi liên quan đến 43


6 bệnh

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ dược sĩ có đặt ra câu hỏi liên quan 48


7 tới thuốc

Hình 3.3. Tỷ lệ dược sĩ có tiếp nhận và kiểm tra đơn (nếu 51


8 có)

Hình 3.4. Tỷ lệ dược sĩ có tư vấn, hướng dẫn khi bán 54


9
thuốc cho bệnh nhân
Hình 3.5. Tỷ lệ dược sĩ có đưa ra lời khuyên cho bệnh 56
10 nhân

11
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1990 đến nay, thị trường Việt Nam đã cơ bản trở thành nền kinh tế
thị trường. Hệ thống hàng hóa phát triển, trong đó có hệ thống dược phẩm. Các nhà
thuốc, quầy thuốc là nằm trong hệ thống phân phối dược phẩm quốc gia theo đó
phát triển mạnh mẽ, góp phần cung ứng thuốc một cách kịp thời, thuận tiện, đầy đủ
và chất lượng với giá cả cạnh tranh cho người dân.
Tại các nước thu nhập trung bình và thấp thì mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ
(viết tắt là CSBL) thuốc là sự lựa chọn đầu tiên khi người bệnh có vấn đề về sức
khỏe. Theo nhiều thống kê, ở Việt Nam người dân thường có thói quen tìm đến các
CSBL thuốc để mua những loại thuốc tự chữa bệnh cho mình và cho người thân mà
không có đơn của bác sĩ. Người bệnh chỉ cần ra nhà thuốc mô tả các triệu chứng
bệnh mình gặp phải, các dược sĩ (viết tắt là DS) sẽ tư vấn và bán thuốc mà không
cần đơn. Và thành phố Hà Nội cũng không ngoại lệ.

 Theo số liệu của Sở Y tế năm 2018, Hà Nội hiện có 1.160 cơ sở bán buôn,
3.470 nhà thuốc và 2.250 quầy thuốc [CITATION Quỳ18 \l 1066 ]. Các nhà thuốc
tại địa bàn Hà Nội hiện nay phần lớn đều đã kết nối Phần mềm liên kết các nhà
thuốc. Nhưng thực trạng bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc có lẽ vẫn là vấn đề nan
giải, chưa thể kiểm soát hết được.. Do đó, việc nâng cao chất lượng phục vụ và
năng lực hoạt động của các CSBL thuốc có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao
sức khỏe cộng đồng và giảm tải cho điều trị ở bệnh viện.

Để nâng cao vai trò của nhà thuốc đóng góp lớn hơn trong chăm sóc sức
khỏe nhân dân thì việc tư vấn và kĩ năng bán hàng của DS ngày càng đóng vai trò
quan trọng. Việc Bộ Y tế (BYT) đã ra quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban
hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), các Thông tư số
46/2011/TT-BYT và thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc chính là nhằm mục đích đó. GPP là tiêu chuẩn cần có, là quy định bắt
buộc chung có tính hệ thống và thống nhất trên toàn quốc.

1
Hà Nội là một trong những thành phố triển khai GPP đầu tiên trên cả nước.
Quận Hà Đông là một trong những quận cũng triển khai mạnh mẽ GPP. Đến nay
toàn quận có 386 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy hiện nay thực trạng thái độ và hành vi
bán thuốc của nhân viên nhà thuốc GPP còn hạn chế như mới tập trung chủ yếu vào
việc cấp phát thuốc, chưa thực sự có sự trao đổi, tư vấn và tương tác giữa DS và bệnh
nhân (viết tắt là BN). Do đó, nó làm giảm chất lượng phục vụ của nhà thuốc GPP. Đặc
biệt là thuốc kê đơn, dù đã được quy định từ lâu nhưng chưa thực sự phát huy hiệu
quả. Có một số nghiên cứu về đánh giá kĩ năng của nhà thuốc ở một số tỉnh như Hải
Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình nhưng chưa có nghiên cứu về đánh giá kĩ năng thực
hành ở Hà Nội, đặc biệt ở quận Hà Đông.
Nhận thấy được sự cấp thiết của vấn đề, được sự đồng ý và hướng dẫn của
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, em
đã khảo sát một số CSBL thuốc trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) và tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phân tích thái độ và hành vi bán thuốc kê đơn tại một số cở sở
bán lẻ thuốc trên địa bàn quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội” với hai mục tiêu
sau:
- Phân tích thái độ bán thuốc kê đơn tại một số CSBL thuốc trên địa bàn quận
Hà Đông – Thành phố Hà Nội.
- Phân tích hành vi bán thuốc kê đơn tại một số CSBL thuốc trên địa bàn quận
Hà Đông – Thành phố Hà Nội.

2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC (GPP)

1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)
Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
Thuốc là chế phẩm có chưa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm
mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh,
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược
liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn
thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng BYT ban hành.
Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu
sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính
mạng, sức khỏe [11].
Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm
việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp
với lọi hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.
Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc
cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và
hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được
dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” [10].
Năm 2011, FIP và WHO đã thông qua phiên bản cập nhật về GPP, trong đó
GPP được định nghĩa là “Thực hành đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng
dịch vụ của dược sĩ để cung cấp dịch vụ chăm sóc tối ưu và dựa trên bằng chứng.
Để hỗ trợ thực hành tốt này, cần phải có một khung tiêu chuẩn chất lượng quốc gia
hướng dẫn” [20]. Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP là bộ nguyên tắc, tiêu
chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc

3
trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an
toàn và hiệu quả cho người sử dụng thuốc [9].

1.1.2. Tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc.
Theo thông tư số 02/2018/TT-BYT, Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc nêu ra
các tiêu chuẩn về nhân sự; cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo quản thuốc; và trong đó có
các tiêu chuẩn hoạt động trong CSBL thuốc về việc mua và bán thuốc, yêu cầu đối
với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp được tóm tắt trong sơ đồ sau [10] :

Tiêu chuẩn GPP

Yêu cầu đối với người


Mua thuốc Bán thuốc
bán lẻ trong thực hành
nghề nghiệp

- Nguồn mua thuốc - Các bước cơ bản -Nhân viên nhà thuốc
hợp pháp, có hồ sơ đầy trong hoạt động bán: có thái độ hòa nhã, lịch
đủ. hỏi bệnh -> tư vấn về sự khi tiếp xúc với
thuốc -> cung cấp người mua thuốc.
- Lựa chọn nhà cung
thuốc phù hợp -> kiểm
cấp uy tín, đảm bảo - Hướng dẫn, giải thích,
tra đối chiếu với đơn
chất lượng thuốc. cung cấp thông tin, lời
thuốc (nếu có).
khuyên đúng đắn về
- Chỉ mua thuốc được
- Bán thuốc theo đơn, thuốc, cách dùng thuốc.
phép lưu hành, có hóa
thuốc độc, thuốc gây
đơn chứng từ hợp lệ. - Trang phục áo blouse
nghiên, tiền chất dùng
Thuốc còn nguyên vẹn, trắng, sạch sẽ, gọn
làm thuốc theo đúng
có nhãn bao bì theo gàng, có đeo biển ghi
quy định của nhà nước.
quy định. rõ tên, chức năng
- Bán thuốc đúng giá
- Khi nhập thuốc kiểm - Kiểm soát chất lượng
theo quy định, không
tra hạn dùng, thông tin thuốc và bảo quản
được bán quá giá niêm
trên nhãn thuốc.
yết.
4
Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt hoạt động mua bán trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Theo thông tư 02/2018, đến 01/01/2019 tại Hà Nội tất cả các nhà thuốc đạt
chuẩn GPP phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện
kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra.
Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung
cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên
quan khi được yêu cầu [10].

Việc triển khai thí điểm ứng công nghệ thông tin đối với nhà thuốc nhằm
đảm bảo truy xuất nguồn gốc thuốc, kiểm soát được thuốc kém chất lượng, thuốc
không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.

Như vậy hiện nay, mạng lưới các nhà thuốc đạt chuẩn GPP ở nước ta đã
được triển khai rộng khắp trên cả nước, giúp kiện toàn và phát triển hệ thống cung
ứng thuốc; quy hoạch lại mạng lưới bán lẻ thuốc, phù hợp với việc áp dụng thống
nhất các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, phân phối...
thuốc chữa bệnh.

1.2. VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

DS là các chuyên gia y tế dễ tiếp cận nhất với người bệnh. DS cung cấp
thuốc theo đơn hoặc thuốc không kê đơn theo quy định của nhà nước. Ngoài việc
đảm bảo cung cấp chính xác các thuốc phù hợp, các hoạt động chuyên môn của DS
cũng bao gồm tư vấn cho bệnh nhân tại thời điểm phân phối thuốc theo đơn và
thuốc không kê đơn, thông tin thuốc cho các chuyên gia y tế, bệnh nhân và cộng
đồng nói chung, và tham gia vào việc tăng cường sức khỏe của cộng đồng. DS duy
trì liên kết với các chuyên gia y tế khác trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Theo quy định của BYT thì các Nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần phải có khu
vực riêng để DS tư vấn cho khách hàng. Với bất kỳ Ngành nghề dịch vụ nào, vai trò
của người tư vấn hay phòng tư vấn rất quan trọng. Đặt quyền lợi của khác hàng lên
trên, tư vấn khách hàng để chọn được dịch vụ, sản phẩm phù hợp. Nhà thuốc GPP
từ lâu được coi là dịch vụ Y tế cung cấp thuốc cho cộng đồng. Vì vậy vai trò của
Dược sỹ tư vấn càng quan trọng hơn.

5
DS có vai trò tư vấn cho khách hàng những vấn đề như:
- Hướng dẫn dùng thuốc: đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc hợp lý.
- Tác dụng có hại có thể gặp phải và cách xử lý.
- Các vấn đề gặp phải khi phối hợp thuốc (tương tác, tương kị).
- Những trường hợp, tình huống người bệnh cần đi gặp bác sĩ.
Tất cả đều nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị của thuốc, giúp người bệnh
sử dụng thuốc một cách an toàn, giảm chi phí điều trị, đồng thời giúp người bệnh có
lối sống lành mạnh hơn.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) vai trò của dược sĩ hiện nay là:

 Người giao tiếp:


 Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng đòi
hỏi người dược sĩ phải biết lắng nghe lời mô tả hay phàn nàn về triệu chứng
bệnh của khách hàng và đặt các câu hỏi phù hợp để khai thác thông tin và
chẩn đoán đúng bệnh tật;
 Cung cấp đầy đủ các thông tin về các loại thuốc phù hợp để khách
hàng chọn;
 Tư vấn cách điều trị thích hợp, các trường hợp nên hoặc không nên
dùng thuốc tùy tình huống cụ thể;
 Hướng dẫn người bệnh cách phòng bệnh hoặc tự chăm sóc bản thân.
 Người cung ứng thuốc có chất lượng:
 Chỉ bán thuốc có nguồn gốc rõ ràng;
 Thuốc phải được bảo quản theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;
 Thuốc phải có nhãn rõ ràng và chính xác.
 Người huấn luyện và giám sát:
 Cam kết tham gia các hoạt động có liên quan đến đào tạo liên tục về y
cũng như về dược;
 Giám sát và đào tạo nhân viên mình;
 Khuyên khách hàng đến nhà thuốc khác khi cần thiết.

6
 Cộng tác viên
 Cộng tác với các tổ chức cộng đồng và tuân thủ các nguyên tắc, quy
điịnh của Nhà nước;
 Cộng tác với các cán bộ chuyên môn
 Cộng tác với đồng nghiệp của mình trong tổ chức chuyên môn.
 Người giáo dục sức khỏe: Là điểm tiếp cận đầu tiên của người bệnh, do đó
người dược sĩ nên khuyên bệnh nhân không nên dùng thuốc nếu thấy chưa
cần thiết.

Người giao tiếp Cộng tác viên

Vai trò của Dược sĩ Người


Người cung
giáo dục
ứng thuốc có
sức khỏe
chất lượng

Người huấn luyện và


giám sát

Hình 1.2. Vai trò của dược sĩ theo WHO

WHO đã khuyến cáo vai trò đặc biệt của người dược sĩ trong đảm bảo chất
lượng và trong sử dụng thuốc hợp lý, an toàn vì họ hiểu biết sâu rộng về thuốc và có
các kỹ năng giao tiếp tốt [21]. Với sự phát triển của các loại thuốc tổng hợp đặc
hiệu, trách nhiệm của dược sĩ được nhấn mạnh trong vấn đề sử dụng kiến thức khoa
học để đảm bảo hướng dẫn bệnh nhân sử dụng đúng cách các loại thuốc hiện đại và
bảo vệ người dân trước những nguy hiểm vốn có trong việc sử dụng thuốc. Mục

7
tiêu của họ là đảm bảo điều trị thuốc tối ưu, bằng cách góp phần vào việc chuẩn bị,
cung cấp và kiểm soát thuốc và các sản phẩm liên quan và cung cấp thông tin, lời
khuyên cho những người kê đơn hoặc sử dụng dược phẩm, nhằm đạt được mục đích
là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phải được cải thiện [22].
Các nhà thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng các loại
thuốc cũng như đưa ra lời khuyên và tư vấn về vấn đề sức khỏe. Theo quy định
pháp luật, dược sĩ mở nhà thuốc được phép bán cả thuốc kê đơn và không kê đơn.
Ngoài ra, dược sĩ cũng phải đánh giá được sự phù hợp của các loại thuốc, liều lượng
cũng như đưa ra các cảnh báo về thuốc cho bệnh nhân. Do những thách thức của
việc tự chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên quan trọng, trách nhiệm và vai trò của
người dược sĩ cũng lớn hơn. Olson và cộng sự đã tìm hiểu vai trò của dược sĩ nhà
thuốc và các dịch vụ nhà thuốc tại Hà Nội và thấy rằng đôi khi các dược sĩ nhà
thuốc có thể đóng một vai trò kép như cả bác sĩ và dược sĩ trong thực hành hàng
ngày của họ ở nhà thuốc. Điều này có nghĩa là họ vừa có thể kê đơn thuốc cho
khách hàng như là một bác sĩ đồng thời vừa cung ứng các loại thuốc như một dược
sĩ [23].
Chính vì thế mà vai trò của người DS đứng quầy càng trở nên quan trọng
hơn. Họ không chỉ là người nắm vững các kiến thức chuyên môn, bán thuốc đơn
thuần mà còn là người giao tiếp, tư vấn, đưa ra lời khuyên cho người bệnh trong
việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh.
1.3. THUỐC KÊ ĐƠN
1.3.1. Các khái niệm

Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc,
nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới
tính mạng, sức khỏe [11].
Để phân biệt được thuốc nào là thuốc kê đơn, BYT đã quy định cụ thể cách
ghi nhãn thuốc đối với thuốc kê đơn tại Thông tư số 0l/2018/TT-BYT ngày 18-1-
2018: Trên nhãn bao bì phải ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc và
dòng chữ “Thuốc kê đơn”; Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc: phải ghi ký hiệu “Rx” tại

8
góc trên bên trái của tên thuốc, ghi dòng chữ “Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc”.
[8]
Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm
việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp
với lọi hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.
Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc
cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và
hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.
1.3.2. Quy định về thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn là loại thuốc có thể đe dọa tính mạng hoặc gây nguy hiểm cho
sức khỏe nếu chúng không được sử dụng theo đúng hướng dẫn của người kê đơn.
BYT đã ban hành Thông tư số 05/2016 / TT-BYT ngày 29 tháng 2 năm
2016 “Về việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú”. Do đó, kể từ ngày 1 tháng 5 năm
2016, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi họ tuân thủ đầy đủ các điều kiện quy định được
đưa ra trong Thông tư. 
Thông tư quy định về việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế
và điều trị tư nhân và công cộng. Nó không áp dụng cho các trường hợp kê đơn
thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp với y học cổ truyền và Tây y, cũng
không kê đơn thuốc để điều trị phụ thuộc opioid với các chất thay thế. 

Bác sĩ cũng như y sĩ chỉ được phép kê đơn thuốc nếu đáp ứng tất cả các điều
kiện như: có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; làm việc tại Cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và CSBL thuốc có
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh thuốc.

1.3.2.1. Quy định đối với người kê đơn thuốc

Điều 3 của Thông tư Quy định đối với người kê đơn thuốc:

- Là Bác sỹ.

- Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

9
+ Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị
trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);

+Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y
tế của địa phương.

- Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các
chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết
định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.

- Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện,
người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê
đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.[7]

1.3.2.2. Nguyên tắc kê đơn thuốc


Điều 4 của Thông tư quy định Nguyên tắc kê đơn thuốc:

- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.

- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều
trị của BYT hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất.

- Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt
chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần
và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc
không kê đơn do Bộ trưởng BYT ban hành.

- Không được kê vào đơn thuốc:

+ Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

+ Thực phẩm chức năng;

10
+ Mỹ phẩm.

Trong Điều 11 của Thông tư, thời hạn kê đơn mua thuốc và thuốc như sau:
Đơn thuốc có giá trị mua và uống thuốc trong tối đa 5 ngày kể từ ngày kê đơn ,
thuốc được mua từ các nhà bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.

Để thực hiện quy định này, cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động bán thuốc
của các hiệu thuốc và nhà thuốc. Tuy nhiên, việc kiểm soát này sẽ rất khó khăn. [7]

1.3.2.2. Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn

Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ban hành “Quy chế kê đơn và bán thuốc
theo đơn” có quy định:

Điều 14. Các cơ sở bán thuốc phải in đầy đủ các sổ xuất nhập thuốc gây
nghiện, thuốc độc, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc theo quy định
của BYT và thực hiện quy định sau:

1. Quản lý chặt chẽ từ khâu in ấn, phát hành đến sử dụng sổ.

2. Nếu bị mất phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý trực tiếp.

3. Lưu sổ và đơn thuốc gây nghiện ít nhất 05 năm tại đơn vị, kể từ ngày dùng
hết trang cuối

Hết thời hạn lưu các loại sổ và đơn thuốc đơn vị thành lập Hội đồng và có
biên bản hủy sổ, đơn thuốc.[6]

Điều 15. Người bán thuốc chỉ được bán thuốc được BYT cho phép lưu hành,
không được bán các thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sĩ.[6]
Điều 16. Người bán thuốc phải bán đúng theo đơn thuốc. Nếu đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thì hỏi lại người kê đơn
để tránh nhầm lẫn. Người bán thuốc được phép từ chối bán thuốc theo đơn trong các
trường hợp sau:

1. Đơn thuốc không hợp lệ.

11
2. Đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn.

3. Đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.[6]

Điều 17. Người bán thuốc phải bán thuốc đúng theo đơn; Không được tự ý
thay thuốc. Trường hợp thuốc có cùng thành phần dược chất; cùng hàm lượng, nồng
độ; cùng dạng bào chế, chỉ khác tên biệt dược người bán thuốc có thể thay thế khi
người mua hoặc người kê đơn đồng ý và ghi tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số
lượng đã thay thế vào đơn. [6]
Điều 18. Người bán thuốc được bán một số thuốc hướng tâm thần, tiền chất
dùng làm thuốc theo sổ y bạ:

1. Ephedrin viên 10 mg mỗi lần không quá 10 viên

2. Ephedrin ống 10 mg mỗi lần không quá 5 ống

3. Phenylpropanolamin 25 mg/viên mỗi lần không quá 10 viên

Không bán thuốc trên cho trẻ em dưới 15 tuổi. [6]

Điều 19. Sau khi bán thuốc, người bán thuốc phải:

1. Ghi rõ ràng số lượng thuốc đã bán vào đơn thuốc hoặc sổ y bạ. Nếu không
bán đủ loại thuốc trong đơn thì ghi số lượng đã bán vào đơn để người bệnh có thể
mua tiếp ở nơi khác.

2. Ghi sổ xuất thuốc với các thuốc gây nghiện, độc A, độc B và thuốc hướng
tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc (mẫu sổ xuất nhập thuốc gây nghiện, thuốc độc
A, B thuốc hướng tâm thần theo quy định của BYT)

3. Lưu bản chính của đơn thuốc đối với đơn thuốc gây nghiện. [6]

1.3.3. Danh mục thuốc kê đơn


Ngày 01/02/2008 BYT bãi bỏ quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT, đồng thời
ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ – BYT “ Về việc ban hành quy chế kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú”, điều 4 nêu rõ quy định thuốc phải kê đơn theo quy
định tại Danh mục thuốc kê đơn do BYT ban hành [5]. Ngày 06/03/2008 của Cục
quản lý khám chữa bệnh đã có công văn số 1517/2008/BYT-KCB về việc“ Hướng

12
dẫn thực hiện quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” gửi các cơ sở khám
chữa bệnh và nhà thuốc, quy định danh mục thuốc kê đơn và bán thuốc theo đơn
tạm thời gồm 30 nhóm thuốc. [a]

Sau đây là 30 nhóm các loại thuốc cần được kê đơn do chính Cục trưởng Cục
Kiểm tra, Quản lý Y tế (BYT), là ông Lý Ngọc Kính thông qua. Danh mục này bao
gồm:

Bảng 1.3.3. Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn theo công văn 1517/BYT-
KCB

ST ST
Nhóm thuốc kê đơn Nhóm thuốc kê đơn
T T
Thuốc tác động lên quá trình đông
1 Thuốc gây nghiện 16
máu
Thuốc hướng tâm thần và tiền Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao
2 17
chất dùng làm thuốc phân tử
Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều
trị bệnh mạch vành, thuốc chống
loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết
3 Thuốc gây mê 18
áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc
điều trị suy tim, thuốc chống huyết
khối, thuốc hạ lipid máu
Thuốc giảm đau, chống viêm
 Thuốc dùng cho chẩn đoán
4 không steroid trừ acetylsalicylic 19
acid (Aspirin) và paracetamol
5 Thuốc điều trị bệnh Gout 20 Thuốc lợi tiểu

Thuốc chống loét dạ dày: thuốc


6 Thuốc cấp cứu và chống độc 21 kháng histamin H2, thuốc ức chế
bơm proton

Hoocmon (corticoide, insulin và


7 Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá 22 nhóm hạ đường huyết, …) và nội
tiết tố (trừ   thuốc tránh thai)

13
8  Thuốc KS 23 Huyết thanh và globulin miễn dịch
Thuốc giãn cơ và tăng trương lực
9 Thuốc điều trị virus 24

Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm


10 Thuốc điều trị nấm 25
nhãn áp

Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và


11 Thuốc điều trị lao 26
chống đẻ non

12 Thuốc điều trị sốt rét 27 Thuốc điều trị hen


Thuốc điều trị đau nửa đầu Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ
13 28
(Migraine) men tiêu hoá)

Thuốc điều trị ung thư và tác


14 29 Thuốc điều trị rối loạn cương
động vào hệ thống miễn dịch

15 Thuốc điều trị parkinson 30 Dung dịch truyền tĩnh mạch

Theo đó, so với danh sách cũ trong Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ,


danh sách các loại thuốc kê đơn mới nhất hiện nay đã tăng thêm 23 nhóm thuốc.
Trong đó các nhóm thuốc trước đây được bán trên thị trường một cách tự do và
công khai nhưng khi sử dụng, BYT đã tìm thấy những tác dụng phụ đối với sức
khỏe con người, và yêu cầu bắt buộc cần phải có sự kê đơn thuốc trước khi đưa vào
sử dụng.

Hoạt động bán lẻ thuốc ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với các hệ
thống bán lẻ thuốc phủ rộng khắp các địa bàn từ trung ương đến địa phương. Sự
tăng nhanh chóng về số lượng các nhà thuốc, quầy thuốc đạt GPP trong cả nước đã
đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Người dân có thể mua thuốc dễ dàng, thuận
tiện, chất lượng thuốc cũng tốt hơn, sự phục vụ của các cơ sở bán lẻ thuốc cũng tận
tình chu đáo, mặt hàng thuốc đa dạng nên người mua cũng có lựa chọn dễ dàng hơn.

1.4. THỰC TRẠNG MUA BÁN, SỬ DỤNG THUỐC KÊ ĐƠN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

14
Thuốc kê đơn có vai trò quan trọng trong việc điều trị chữa bệnh, tuy nhiên
thuốc có những tác dụng phụ, nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ
gây ra những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như kéo dài thời
gian điều trị, gia tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị.

1.4.1. Thực trạng trên thế giới

Trong việc mua bán thuốc có mối quan hệ giữa thầy thuốc – dược sĩ – bệnh
nhân, thầy thuốc là người kê đơn, dược sĩ là người tư vấn thuốc và bệnh nhân là
người sử dụng thuốc. Từ đó, bán thuốc cho bệnh nhân chính là sự chuyển giao công
nghệ sản phẩm, đó chính là tư vấn sử dụng thuốc.

Hiện nay, hoạt động bán thuốc KS mà không có đơn thuốc diễn ra ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ khách hàng đến nhà
thuốc mua thuốc theo đơn rất thấp (<15%). Đa số người bán thuốc đều biết rõ quy
chế kê đơn và bán thuốc theo đơn (60%) nhưng không thực hiện một cách nghiêm
túc, nhất là việc bán KS cho những khách hàng không có đơn thuốc. Việc dùng
thuốc của người mua phụ thuộc rất nhiều vào người bán thuốc. Do đó, người bán
thuốc có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng thuốc tại cộng đồng.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm chăm sóc chính Jaume I, Đại học
Rovira i Virgili, Tarragona, Tây Ban Nha: Tổng cộng có 197 nhà thuốc đã được
khảo sát. Ba mức nhu cầu đã được sử dụng để thuyết phục các dược sĩ bán một loại
KS mà không có đơn của bác sĩ:  viêm họng, viêm phế quản cấp tính và nhiễm
trùng đường tiết niệu. Có 108 nhà thuốc không bán thuốc KS, trong đó 57 nhà thuốc
(chiếm 52,8%) giải thích rằng họ không được phép bán qua quầy vì lý do chăm sóc
sức khỏe hoặc để tránh kháng KS.55/69 nhà thuốc bán KS khi bị nhiễm trùng đường
tiết niệu (chiếm 79,7%), 24/69 nhà thuốc bán KS khi bị viêm họng (chiếm 34,8%)
và 10/59 nhà thuốc khi viêm phế quản cấp tính (chiếm 16,9%) ( P <.001). [19]
1.4.2. Thực trạng tại Việt Nam

15
Thực hiện bán thuốc theo đơn là một trong những tiêu chuẩn hoạt động của
nhà thuốc GPP. Nhiều nhà thuốc đã triển khai GPP đang gặp rất nhiều khó khăn vì
thói quen của người tiêu dùng Việt Nam chưa quen việc mua thuốc phải có đơn bác
sĩ. Thói quen mua bán không hóa đơn hiện đang trở thành một vấn nạn trong khâu
phân phối thuốc ở nước ta, khiến cho các loại thuốc giả, thuốc hết hạn, thuốc kém
chất lượng dễ dàng len lỏi vào khâu vận chuyển và đến tay người tiêu dùng. Theo
các nghiên cứu, nhiều nhà thuốc đã phải hi sinh 40% doanh số của mình khi phải từ
chối 40% khách hàng mua thuốc không có đơn của bác sĩ hoặc đơn không hợp lệ.
Đánh giá thực trạng về bán thuốc kê đơn tại tại các NT/QT trên địa bàn thành
phố Bắc Kạn, cho thấy: Khách hàng (viết tắt là KH) thường mua thuốc về điều trị
cho nhóm bệnh phổ biến nhất là: Bệnh đường hô hấp (100%); Bệnh mạn tính (Tim
mạch, Tăng HA, Tiểu đường…) là 90,1%, Thấp nhất là các nhóm bệnh đường da
liễu chiếm 21,8%... Thống kê cũng cho thấy: Nhóm thuốc phổ biến KH thường mua
về sử dụng là Thuốc kháng sinh và các bệnh mạn tính: Tim mạch, Huyết áp, Hô
hấp, Nội tiết…
Qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu (viết tắt là ĐTNC) và sổ sách
ghi chép tại nhà thuốc, quầy thuốc (viết tắt là NT/QT): >70% KH đến mua thuốc là
Không có đơn; 49,1% số NT/QT cho rằng mỗi tháng có từ 100-300 KH mua KS về
tự sử dụng; 21,8% cho rằng mỗi tháng có từ 300-<500 về sử dụng; KH mua thuốc
KS về điều trị trung bình là 5-7 ngày/đợt chiếm 69,1%; 1-2 ngày/đợt chiếm 18,2%;
1-2 ngày/đợt là 18,2%; ĐTNC cho rằng việc bán thuốc không có đơn là Rất phổ
biến (chiếm 87,3%); Bình thường 12,7%; 100% ĐTNC đã từng bán thuốc khi KH
không có đơn (Chỉ kể bệnh); 100% số ĐTNC đã từng Tư vấn cho khách hàng mua
thuốc nên đi khám (Khi không có đơn); 100% số ĐTNC Chưa từng bị Cơ quan
chức năng đến kiểm tra nhắc nhở và Chưa từng bị xử phạt về bán thuốc không có
đơn. [ CITATION SởY18 \l 1066 ]
Theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT “Phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát
kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của BYT với mục tiêu đến năm 2020”:

16
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng bán
thuốc kê đơn mà không có đơn tràn lan là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tối đa hóa
doanh thu, áp lực từ phía khách hàng liên quan đến thói quen khám bệnh, dùng
thuốc, sự phiền hà và tốn kém để có được đơn thuốc cũng là nguyên nhân khiến
người dân muốn mua thuốc tại nhà thuốc, nhận thức của người dân còn hạn chế, hậu
kiểm trong quản lý còn rất yếu và chưa có sự quan tâm về vấn đề này tại nhà thuốc.

Tại Việt Nam, việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn còn phổ biến. Hiện
nay, đã có nhiều các văn bản quy định về bán thuốc kê đơn được ban hành và phổ
biến, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc còn là hành vi bị
nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các CSBL thuốc chưa nghiêm.
Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó số lượng nhà thuốc quá lớn trên
địa bàn với cơ cấu nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế cũng là một trong
những khó khăn được đưa ra. Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Việc bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn là một trong số 16 hành vi bị nghiêm
cấm được Việt Nam quy định trong luật Dược năm 2016 [12]. Ngày 14/11/2013,
Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hình thức xử phạt hành vi bán lẻ các loại thuốc
phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ là một trong những nội dung trọng tâm và
được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán lẻ
các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ” [13] .

Tình trạng lạm dụng kê đơn thuốc, kê đơn không hợp lý và bán lẻ thuốc kê
đơn mà không có đơn thuốc đã gây ra những tác hại nặng nề đối với xã hội. Việc tự
ý sử dụng thuốc còn gây ra nhiều tác hại khác như gia tăng các biến cố có hại của
thuốc không đáng có như dị ứng, sốc phản vệ, chảy máu đường tiêu hóa..., tăng tỉ lệ
nhập viện cũng như tỉ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình người
bệnh và cho toàn xã hội.

17
Giai đoạn 2017-2018, BYT phối hợp Sở Y tế triển khai thí điểm Đề án tại
Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Cần Thơ. Giai đoạn hai (2018-2020), ngành y tế
mở rộng Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên toàn
quốc. Theo đó, BYT đặt mục tiêu hết năm 2018 toàn quốc phải kết nối mạng tất cả
các nhà thuốc, năm 2019 là hệ thống các quầy thuốc, đến năm 2020 là kết nối mạng
tất cả các tủ thuốc. Quy định các nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng
CNTT và kết nối mạng nhằm bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc
mua vào, bán ra là quy định bắt buộc. Vì vậy, nhà thuốc nào không chấp hành là vi
phạm và sẽ bị xử lý.

Thực hiện bán thuốc theo đơn là một trong những tiêu chuẩn hoạt động của
nhà thuốc GPP. Tuy nhiên, thực trạng mua bán thuốc kê đơn mà không có đơn của
bác sĩ vẫn còn tràn lan, chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề này là mối quan tâm
lo ngại không chỉ tại Việt Nam mà còn là mối quan tâm của nhiều nước trên thế
giới. Điều này xuất phát từ nhận thức và nhu cầu của người bệnh, xuất phát từ lợi
nhuận và sự tồn tại của nhà thuốc, và do khâu hậu kiểm còn lỏng lẻo.

1.5. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ


1.5.1. Khái niệm

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con
người. Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động,cử chỉ và nét mặt;
họ thực hiện việc phát biểu, nhật xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới
xung quanh.
Theo các nhà nghiên cứu, thái độ được cấu thành từ 3 thành phần là: Thành
phần nhận thức, thành phần ảnh hưởng và thành phần về hành vi. Cũng như các loại
cảm xúc khác của con người thái độ có 2 loại và tích cực và tiêu cực.

Hành vi là xử xự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên
ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định. Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến
thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người.[2]

18
Hình 1.5.1. Mô hình thái độ và hành vi

Theo Thông tư 02/2018/TT-BYT “Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ


thuốc” có ghi rõ yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp phải có
thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc [10], bệnh nhân. DS cần
có thái độ tôn trọng, niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình tư vấn cho KH và thái độ tôn trọng
quy địnhcủa pháp luật khi hành nghề.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư vấn bệnh nhân có hiệu quả làm giảm
đáng kể việc không tuân thủ thuốc hoặc thất bại trong điều trị. Để làm tốt việc này
dược sĩ cần hài hòa giữa câu hỏi và cách hỏi bệnh nhân, tránh sự lặp lại nhàn chán.
Dược sĩ tư vấn tốt phải lắng nghe bệnh nhân một cách cẩn thận và chia sẻ vấn dề
một cách thân mật để bệnh nhân nói cảm xúc của mình khi bị bệnh. Dược sĩ phải

19
tập trung trong suốt cuộc tư vấn, không phân tâm sang việc khác, thậm chí một cuộc
điện thoại cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc tư vấn.

Khi tiếp cận với bệnh nhân hết sức sức nhẹ nhàng, cởi mở, phải thực sự
thông cảm với bệnh nhân, xem đau đớn của người bệnh cũng như đau đớn của mình
để chia sẻ. Dùng ngôn ngữ dễ hiểu , không được dùng các từ gây tâm lý hoang
mang, lo sợ cho bệnh nhân. Giọng nói và thuật ngữ rất quan trọng trong giao tiếp.

Giọng nói thể hiện rất nhiều điều. Giọng nói thân mật khi nói chuyện với
bệnh nhân sẽ giúp họ trút bỏ được mặc cảm và trở nên cởi mở hơn, như vậy số
lượng thông tin thu nhận được nhiều hơn; ngược lại cách nói chuyện lạnh lùng, giận
dữ làm cho bệnh nhân trở nên xa cách, đối phó hơn và thông tin thu được không chỉ
ít mà còn thiếu độ tin cậy. Với một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi,
người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh dễ bị xã hội kỳ thị… giọng nói nhiều khi quyết
định thành công và thất bại trong thu thập thông tin.

Dược sĩ không sử dụng thuật ngữ chuyên sâu vì sẽ khiến bệnh nhân khó
hiểu, làm giảm hiệu quả tuân thủ điều trị hoặc lo lắng. Với một số đối tượng như
người có trình độ văn hóa thấp, trẻ em dưới 10 tuổi nên sử dụng cả ngôn ngữ và ký
hiệu, nói và làm mẫu để mô tả điều muốn truyền đạt. Với người dân tộc thiểu số
không thông thạo ngôn ngữ phổ thông, việc biết tiếng dân tộc hoặc từ ngữ địa
phương không chỉ tăng khả năng giao tiếp từ hai phía mà còn tạo được cảm tình từ
phía bệnh nhân.[14]

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh tại địa bàn quận Đống
Đa (Hà Nội) cho thấy:

+ Với trường hợp mua thuốc có đơn: 97,8% dược sĩ niềm nở với khách
hàng.

+ Với trường hợp mua thuốc không có đơn: 95,6% dược sĩ vui vẻ niềm nở
với khách hàng [15]

Cũng theo TT 02/2018/TT-BYT:

20
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ
có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành
của BYT về bán thuốc kê đơn.

- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn
thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm
về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏengười bệnh, Người bán lẻ
phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

- Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc
theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc
nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

- Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng
một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người
mua thực hiện đúng đơn thuốc.

- Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất người bán
lẻ phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.

- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách
dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;

- Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như
bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu;

- Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức
danh;

- Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề
dược. [10]

21
Như vậy, hành vi bán thuốc kê đơn của DS tại các CSBL thuốc được thể
hiện qua sự chào hỏi khách hàng, lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn giải thích về đơn
thuốc, hành vi bán hay từ chối bán thuốc kê đơn khi không có đơn của bác sĩ... Các
hành vi này nói lên thái độ của DS đối với BN và pháp luật, nói lên kĩ năng, kiến
thức, nhận thức của DS trong việc bán thuốc kê đơn nói riêng và trong quá trình
hành nghề kinh doanh dược nói chung.

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi bán thuốc kê đơn của các
cơ sở bán lẻ thuốc

1.5.2.1. Trình độ và kĩ năng của Dược sĩ

Để đảm bảo tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, người dược sĩ
cộng đồng tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP cần có các kỹ năng bao gồm quá
trình Q – A – T như sau:
- Q (Questions): Các câu hỏi dành cho khách hàng. Dược sĩ nhà thuốc cần
phải biết đặt câu hỏi để khai thác được thông tin về người bệnh như: triệu chứng,
tiền sử bệnh, đối tượng sử dụng thuốc, nhu cầu sử dụng các loại thuốc, đơn thuốc...
nắm bắt được nhu cầu, mong muốn cũng như khả năng thanh toán, để người bán
thuốc đưa ra các quyết định phù hợp.
Kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình bán hàng. Để
làm tốt việc này, dược sĩ cần tạo sự hài hòa giữa các câu hỏi và cách hỏi đối với
khách hàng, tránh tạo sự nhàm chán.
- A (Advices): Những lời khuyên của người bán thuốc cho khách hàng. Để
hướng tới chăm sóc sức khỏe người bệnh được tốt hơn, người bán thuốc nên đưa ra
được những lời khuyên về: chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, cách phòng bệnh, nên tới
cơ sở khám chữa bệnh, không nên tự sử dụng thuốc hay giới thiệu cho người khác...
Thuốc không phải là mặt hàng thông thường. Kỹ năng này đòi hỏi dược sĩ nhà
thuốc phải có kiến thức chuyên sâu về bệnh và nắm chắc các thông tin liên quan đến
thuốc – bệnh và có thể đưa ra những quyết định mang tính khách quan trong việc
lựa chọn thuốc một cách đúng nhất và đưa lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người
bệnh.

22
- T (Treatment): đưa ra những hướng dẫn sử dụng thuốc. Người bán thuốc
cần đưa ra các thông tin về sử dụng thuốc như: liều dùng, số lần dùng thuốc, thời
điểm dùng thuốc, tác dụng không mong muốn và cách xử trí,...
Khi cung cấp thông tin bằng lời nói, sau một khoảng thời gian bệnh nhân sẽ
quên, nếu thông tin được cung cấp cả dưới dạng chữ viết thì bệnh nhân dễ nhớ
thông tin hơn và xem lại khi cần [24]. Kỹ năng này đòi hỏi dược sĩ nhà thuốc phải
hết sức tận tình chu đáo với khách hàng, vừa hướng dẫn bằng lời nói để khách hàng
nhớ và tuân thủ điều trị, đồng thời phải hướng dẫn bằng cách ghi vào bao bì đựng
thuốc.
Trong giao tiếp với khách hàng, dược sĩ nhà thuốc cần lấy người bệnh làm
trung tâm, đối với người nghe không đủ khả năng chi trả cần tư vấn lựa chọn các
thuốc có giá hợp lý để đảm bảo điều trị khỏi bệnh mà có thể giảm tối thiểu chi phí
cho người bệnh [16].
Tư vấn bệnh nhân mang lại lợi ích cho cả người bệnh và dược sĩ theo nhiều
cách khác nhau, tuy nhiên một cuộc tư vấn và giao tiếp mang lại đầy đủ các lợi ích
đòi hỏi người dược sĩ phải có cái nhìn và trách nhiệm của mình trong việc tư vấn
bán hàng cho người bệnh. Tại Bắc Mỹ, quá trình bán thuốc cho khách hàng gồm 6
bước, viết tắt là “GATHER” [25], cụ thể như sau:

23
Greeting Return
Đón tiếp khách hàng Kế hoạch cho những lần gặp sau

Asking Explaining
Hỏi khách hàng Giải thích, hướng dẫn sử dụng thuốc

Telling Help
Trao đổi vấn đề liên quan đến Giúp đỡ khách hàng lựa chọn
thuốc và điều trị thuốc phù hợp

Hình 1.5.2. Quy trình bán thuốc “GATHER”

Quy trình 6 bước G – A –T – H – E – R thực chất là chi tiết hơn các nội
dung trong Q – A – T.
Tại Australia, vấn đề thực hành nhà thuốc được Hiệp hội Dược phẩm quốc
gia Australia đưa thành 2 quy trình “WHAT – STOP – GO” và “CARER”. Các
quy trình này được áp dụng đối với thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, chỉ dược
sĩ mới được chỉ định.
Quy trình “WHAT – STOP – GO” gồm các bước sau:
- WHAT: Yêu cầu người dược sĩ làm rõ vấn đề của người bệnh là gì, các thuốc hiện
đang sử dụng và tình trạng sức khỏe của họ ra sao
+ Who: ai bị bệnh?
+ How long: đã bị bao lâu?
+ Actual symptoms: triệu chứng cụ thể?
+ Treatment: thuốc đã sử dụng, tình trạng?
- STOP: bao gồm việc dừng lại và đánh giá tình trạng người bệnh
+ Symptoms: triệu chứng, tác dụng phụ của thuốc?
+ Totally: chú ý với các bệnh nhân đặc biệt?
+ Overuse / abuse: Bệnh nhân tự dùng quá liều?

24
+ Pharmacist: kiểm tra nếu bệnh nhân muốn kể.
- GO: Cấp phát thuốc cho người bệnh và cung cấp lời khuyên cho họ về vấn đề điều
trị và cách dùng thuốc.
Trong khi đó, quy trình “CARER” gồm 5 bước cụ thể:
- C (Check): Kiểm tra xem xét ai là người có vấn đề sức khỏe, triệu chứng cụ thể
như thế nào, đã sử dụng biện pháp nào, khoảng thời gian triệu chứng xuất hiện,
bệnh mắc kèm, thuốc dùng kèm...
- A (Assess): Đánh giá tình trạng bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán xác định, liệu pháp
thuốc phù hợp, cân nhắc tương tác thuốc và sự tuân thủ, tin tưởng của họ.
- R (Respond): Phản hồi lại về cân nhắc liệu pháp thích hợp, tham khảo ý kiến và
cân nhắc nếu thuốc không phù hợp.
- E (Explain): giải thích các hướng dẫn bằng lời, viết chỉ dẫn, các biện pháp nhằm
cải thiện tình trạng sức khỏe và khuyến khích bệnh nhân tuân thủ.
- R (Record): ghi chép lại nếu có quy định để lưu lại dữ liệu phục vụ lần tới, tham
khảo nếu cần hoặc nếu có nghi ngờ bệnh nhân lạm dụng hoặc thiếu tuân thủ [25].
1.5.2.2. Đạo đức của người Dược sĩ
Dù trình độ chuyên môn và kĩ năng có tốt đến đâu nhưng đạo đức của
người DS cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi bán thuốc kê
đơn.
Theo Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT về việc Ban hành quy định “Đạo
đức hành nghề dược”, có 10 y đức cần có của người DS:
- Phải luôn đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe nhân dân lên hàng đầu.
- Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và
nhân dân. Tích cưc, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân.
- Luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, tuyệt đối giữ bí mật về tình
hình bệnh cũng như đời sống riêng tư của BN.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn; thực hiện
Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người
khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.

25
- Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh
với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp.
Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
- Hợp tác chặt chẽ với các cán BYT khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng
chống dịch bệnh, nghiên cứu khoa học.
- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát
huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hộ trong mọi tình
huống.
- Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện
nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã
hội. [11]

1.5.2.3. Khách hàng

Khách hàng của các CSBL thuốc chính là người bệnh, những người đang gặp
vấn đề về sức khỏe.

Đặc điểm chính của khách hàng đặc biệt này là:

- Mức độ nhu cầu khác nhau

- Cách hành xử và quá trình ra quyết định mua hàng khác nhau.

- Luôn đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng phục vụ và sẵn sàng thay đổi để có
sự trải nghiệm tốt hơn.

- Giá trị của nhà thuốc có được từ khách hàng là giá trị lâu dài chứ không phải
chốc lát.

Theo nghiên cứu, người dân đến các CSBL thuốc thường có 3 trường hợp:

- Xin lời khuyên về các triệu chứng

- Hỏi mua một thuốc đã biết

26
- Xin lời khuyên về sức khỏe tổng quát. [26]

Khách hàng đến mua thuốc có thể có đơn hoặc không có đơn của bác sĩ. Họ có
thể không am hiểu hết về bệnh và thuốc, cũng không am hiểu về quy định của pháp
luật về hành nghề dược và bán thuốc kê đơn. Nên sự thành công của nhà thuốc được
thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng.

Theo Phillip Kotler (2001), sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng
thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu
dùng sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của khách hàng [27]. Mức độ hài lòng
phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng:

 Nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng.
 Nếu kết quả thực tế tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng.
 Nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng.
Người bệnh sẽ tin tưởng và quay lại lần sau nếu nhà thuốc làm họ cảm thấy
hài lòng về trình độ, thái độ, kĩ năng tư vấn của DS đứng quầy. Chính vì thế mà các
CSBL thuốc càng phải nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.

Tuy nhiên thực trạng bán thuốc kê đơn tại các CSBL nguyên nhân cũng cuất
phát từ chính thói quen và nhu cầu của khách hàng. Năm 2009, Phạm Thanh
Phương đã khảo sát thực trạng hoạt động của các nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà
Nội đã cho kết quả: có đến 97% nhà thuốc không chấp hành quy định bán thuốc
theo đơn, việc tư vấn cho bệnh nhân mua thuốc không có đơn chưa tốt, các câu hỏi
và lời khuyên đưa ra chưa phù hợp, không chú trọng đến việc hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý [18].

Nếu các CSBL thực hiện đúng theo pháp luật, chỉ bán thuốc kê đơn khi có
đơn của bác sĩ thì đó là vấn đề rất khó khăn. Thậm chí điều này thể ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh thu, uy tín và sự tồn tại của nhà thuốc. Người bệnh tìm đến các nhà
thuốc đa phần là các bệnh nhẹ mắc phải ở đường hô hấp (như cảm cúm, sổ mũi,

27
nhức đầu,…). Họ cảm thấy sự phiền phức, tốn kém và mất thời gian để có đơn của
bác sĩ tại bệnh viện. Trong khi nhận thức, thói quen của người dân chưa được nâng
cao, vẫn chưa có sự thay đổi thì bắt buộc các CSBL phải đáp ứng nhu cầu cho
người bệnh. Người bệnh có xu hướng không muốn quay lại nhà thuốc không có đầy
đủ thuốc mà họ cần, những nhà thuốc kê thuốc liều nhẹ lâu khỏi bệnh, hay nhà
thuốc từ chối bán thuốc vì không có đơn của bác sĩ.

Vì vậy thái độ và hành vi bán thuốc kê đơn cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhu
cầu của khách hàng và thực trạng xã hội.

1.5.2.4. Yếu tố pháp luật

Hành nghề dược là một ngành kinh doanh có điều kiện, nên có rất nhiều các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Các CSBL thuốc cũng phải có trách nhiệm
và nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Luật Dược 2016.

- NĐ 54/2017/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

- TT 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

- TT 07/2018/TT-BYT quy định chi tiết về kinh doanh dược của Luật Dược và
Nghị định 54/2017/NĐ-CP

- Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT về việc Ban hành quy định “Đạo đức
hành nghề dược”

Tuy nhiên thực tế cho thấy việc kiểm soát bán thuốc kê đơn vẫn chưa thực sự
chặt chẽ và nghiêm túc. Vì vậy mà số lượng các CSBL vi phạm cũng không hề nhỏ.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi bán thuốc kê đơn tại
các CSBL thuốc gồm trình độ và đạo đức của người DS, nhu cầu của khách hàng
đến mua thuốc và các quy định của pháp luật.

28
1.6. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG
– HÀ NỘI

Thành phố Hà Nội có 86 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, trong
đó có 42 Bệnh viện, 30 trung tâm y tế Quận, huyện, thị xã và 04 Trung tâm chuyên
khoa và các đơn vị khác [1].
Hiện tại, quận Hà Đông có trên 300 nhà thuốc đạt chuẩn GPP, góp phần cung
ứng kịp thời, chất lượng, hiệu quả, an toàn các thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức
khỏe và chữa bệnh của người dân.

29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Dược sĩ một số nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội.
- Một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


- Một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Khoa Quản lý và Kinh tế Dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


Từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang và phương pháp quan sát trực
tiếp.
- Phương pháp thu thập số liệu: thông qua điều tra viên sử dụng phiếu thu
thập thông tin thiết kế sẵn.
- Công cụ, phương tiện nghiên cứu: sử dụng phiếu thu thập thông tin để
quan sát trực tiếp quá trình tư vấn và giao tiếp bán hàng của dược sĩ nhà thuốc.
- Nghiên cứu định tính: nghiên cứu định tính giúp tìm hiểu rõ hơn các vấn đề
liên quan đến cung cấp thuốc tại nhà thuốc. Các dữ liệu được tìm hiểu để đánh giá
hành vi cụ thể, việc mua bán, trao đổi, giao tiếp giữa dược sĩ nhà thuốc và khách
hàng.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: hiện nay Hà Nội có khoảng 4600 nhà thuốc và quầy
thuốc (trung bình mỗi quận là 280 Nhà thuốc). Chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu
nhiên 50 nhà thuốc từ danh sách 300 nhà thuốc tại quận Hà Đông, chiếm 50/300 (≈
16,7%) đủ đáp ứng yêu cầu về tính đại diện trong toán kinh tế (1/6 trở lên) thông
qua kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống phân tầng 6:1 để tiến hành khảo sát thái
độ và hành vi bán thuốc kê đơn của người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc GPP.

30
2.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Xác định mục tiêu nghiên cứu: đánh giá thái Lập danh sách 300 nhà
độ và hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ thuốc trên địa bàn quận
tại 50 nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Đông, lựa chọn phân
Hà Nội năm 2019 tầng ngẫu nhiên 3:1 lấy
50 nhà thuốc để khảo sát

Cơ sở lý luận Xây dựng Phiếu thu thập


Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
thông tin

Điều tra viên là sinh viên


Tập huấn điều tra viên Dược năm 4, DS trung cấp,
cao đẳng → tập huấn điều
tra → rút ra kinh nghiệm

02 người/ nhóm điều tra →


tiến hành khảo sát trên 50
Tiến hành điều tra, thu thập số liệu
nhà thuốc (02 lần/nhà
thuốc) → thu thập thông
tin vào phiếu

Làm sạch số liệu và phân tích, xử lý kết quả Lựa chọn 50 nhà thuốc
đạt yêu cầu trong tổng
trên 60 nhà thuốc được
Trình bày kết quả, Bàn luận khảo sát, tiến hành phân
tích và xử lí bằng phần
mềm Excel 2013
Kết luận và Kiến nghị

Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu

31
2.6. TÌNH HUỐNG KHẢO SÁT
- Trường hợp mua thuốc không đơn: điều tra viên đến mua thuốc tại các nhà
thuốc được lựa chọn khảo sát. Nêu triệu chứng bệnh của mình: ngứa họng, đau
họng, thấy sưng đau dát họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho có đờm vàng, cơ thể hơi
gai lạnh, sốt nhẹ. Điều tra viên đóng vai bệnh nhân, muốn mua đủ liều thuốc kháng
sinh mà không có đơn bác sĩ.

- Trường hợp mua thuốc có đơn: điều tra viên đứng quan sát trực tiếp DS tư
vấn, bán thuốc kê đơn với KH có đơn của bác sĩ

2.7. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Các biến số nghiên cứu về thông tin dược sĩ nhà thuốc, khách hàng, kỹ năng
giao tiếp bán hàng và kỹ năng tư vấn bán hàng thuốc kê đơn của dược sĩ được thể
hiện qua các bảng sau:
Bảng 2.1. Thông tin về dược sĩ nhà thuốc

Đặc điểm/ Cách thu


STT Tên biến Loại
Cách tính thập
Hỏi trực
1 Tên nhà thuốc Định danh
tiếp
Hỏi trực
2 Họ và tên dược sĩ bán hàng Định danh
tiếp
DSĐH/
Hỏi trực
3 Trình độ chuyên môn DSCĐ/DSTC Định danh
tiếp
/ khác
Mặc quần áo blouse và đeo
4 Có / không Định danh Quan sát
biển hiệu ghi rõ chức năng

Bảng 2.2. Thông tin về khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc (hỏi về khách hàng)
32
ST Đặc điểm/ Cách Cách thu
Tên biến Loại
T tính thập
1 Họ và tên khách hàng Định danh Quan sát
2 Tuổi Dạng số rời rạc Quan sát
3 Giới tính Nam/ nữ Định danh Quan sát

* Mục tiêu 1. Đánh giá thái độ bán thuốc kê đơn của DS tại CSBL thuốc

Bảng 2.3. Thái độ của dược sĩ nhà thuốc


ST Tên biến Đặc điểm/ Loại Cách thu
T Cách tính thập
1 Niềm nở, vui vẻ Có/ Không Định danh Quan sát

2 Thái độ hòa nhã, lịch sự Có/ Không Định danh Quan sát
khi tiếp xúc với người mua
thuốc, bệnh nhân
3 Nhiệt tình tư vấn cho Có/ Không Định danh Quan sát
người mua, bệnh nhân

* Mục tiêu 2. Đánh giá hành vi bán thuốc kê đơn của DS tại CSBL thuốc

33
Bảng 2.4. Câu hỏi của dược sĩ nhà thuốc về thông tin người bệnh
ST Đặc điểm/ Cách thu
Tên biến Loại
T Cách tính thập
Hỏi về đối tượng dùng
1 Có / không Định danh Quan sát
thuốc

2 Hỏi tuổi người bệnh Có / không Định danh Quan sát

3 Hỏi giới tính người bệnh Có / không Định danh Quan sát

4 Không hỏi gì Có / không Định danh Quán sát

Bảng 2.5. Dược sĩ nhà thuốc hỏi về bệnh và người bệnh

Đặc điểm/ Cách thu


STT Tên biến Loại
Cách tính thập
Hỏi về đối tượng dùng thuốc
1 (cho bản thân hay người Có / không Định danh Quan sát
khác)
Hỏi về tuổi của người bệnh
2 Có / không Định danh Quan sát
dùng thuốc
Hỏi về giới tính người bệnh
3 Có / không Định danh Quan sát
dùng thuốc
Hỏi về tình trạng bệnh lý và
4 triệu chứng bệnh hiện tại của Có / không Định danh Quan sát
người bệnh dùng thuốc
Hỏi về tình trạng thai
5 Có / không Định danh Quan sát
nghén/kinh kỳ (nếu là phụ nữ)
Hỏi về tiền sử bệnh (các bệnh
6 tim mạch, tiêu hóa, bệnh về Có / không Định danh Quan sát
đông máu...)
7 Không hỏi gì Có / không Định danh Quán sát

34
Bảng 2.6. Câu hỏi của dược sĩ nhà thuốc về nhu cầu mua thuốc của người bệnh
ST Đặc điểm/ Cách thu
Tên biến Loại
T Cách tính thập
Hỏi bệnh nhân mua thuốc theo
đơn hay thuốc không đơn. Hỏi
1 Có / không Định danh Quan sát
bệnh nhân mua hết thuốc có
trong đơn hay không.
Hỏi về bệnh nhân muốn mua
2 thuốc gì, nhu cầu mua thuốc của Có / không Định danh Quan sát
bệnh nhân là gì.
Hỏi về lịch sử dùng thuốc trước
khi tới mua thuốc: Người bệnh
3 Có / không Định danh Quan sát
trước đây đã dùng thuốc gì và
hiện tại đang dùng thuốc gì.
Hỏi về tiền sử dị ứng với
thuốc /hoặc thuốc trong cùng
4 Có / không Định danh Quan sát
nhóm thuốc có trong đơn/không
đơn nhưng hỏi mua
Hỏi về tác dụng phụ khi dùng
5 thuốc có trong đơn/ hỏi mua Có/ không Định danh Quan sát
trước đây
Hỏi về bệnh nhân muốn dùng
6 thuốc ngoại nhập hay thuốc sản Có/ không Định danh Quan sát
xuất trong nước
7 Không hỏi gì Có / không Định danh Quán sát

Bảng 2.7. Tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn (nếu có đơn thuốc)
ST Đặc điểm/ Cách thu
Tên biến Loại
T Cách tính thập

35
DS tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn
1 đã viết đúng hay chưa (bút bi/bút Có / không Định danh Quan sát
mực, viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu)
DS kiểm tra xem đơn còn hạn
2 Có/ Không Định danh Quan sát
hay không
Kiểm tra họ tên, địa chỉ, tuổi
người bệnh ( trẻ dưới 72 tháng
3 Có / không Định danh Quan sát
tuổi phải có tên bố mẹ kèm tháng
tuổi)
Kiểm tra tên đơn vị, dấu của đơn
4 Có / không Định danh Quan sát
vị hoặc bác sĩ khám
Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số
5 lượng, liều dùng, cách dùng, các Có / không Định danh Quan sát
thuốc trong đơn rõ ràng, đầy đủ)
Có lời khuyên của DS cho người
6 bệnh khi đơn thuốc viết không rõ Có / không Định danh Quan sát
ràng hay không.
Đơn thuốc không hợp lệ, sai sót
hoặc không nhằm mục đích chữa
7 Có / không Định danh Quan sát
bệnh nhưng người bán thuốc vẫn
bán
Hỏi về đơn thuốc này bệnh nhân đã
8 Có / không Định danh Quan sát
mua lần nào trước đây chưa.
10 Hỏi về hiệu quả khi dùng đơn cũ Có / không Định danh Quan sát
11 Không kiểm tra đơn Có/Không Đinh danh Quan sát

Bảng 2.8. Tư vấn khi bán thuốc


Đặc điểm/ Cách thu
STT Tên biến Loại
Cách tính thập

36
Có đơn/
Bệnh nhân có đơn hay không có Định
1 Không có Quan sát
đơn. danh
đơn
DSĐH có tư vấn các thuốc cùng
loại để người mua thuốc lựa chọn Định
2 Có / không Quan sát
thay thế phù hợp với khả năng hay danh
không.
DS tư vấn trao đổi bằng lời nói cho Định
3 Có / không Quan sát
bệnh nhân danh
DS tư vấn trao đổi bằng cách ghi Định
4 Có / không Quan sát
nhãn. danh
DS hướng dẫn cho bệnh nhân cách
sử dụng mỗi loại thuốc

- Liều dùng 1 lần/ngày


Định
5 - Số lần dùng trong 1 ngày Có / không Quan sát
danh
- Tổng số ngày dùng thuốc

- Thời điểm dùng thuốc

- Chú ý khi dùng với thuốc khác


Trao đổi với người mua thuốc về
Định
6 tác dụng không mong muốn và Có / không Quan sát
danh
cách xử lý
Vẫn bán thuốc kê đơn khi không có Định
7 Có / không Quan sát
đơn thuốc danh
Vẫn bán kháng sinh khi bệnh nhân Định
8 Có/không Quan sát
mua không đủ liều danh
Định
9 Không tư vấn gì Có/không Quan sát
danh

37
Bảng 2.9. Kỹ năng khuyên khách hàng
ST Đặc điểm/ Cách thu
Tên biến Loại
T Cách tính thập
Khuyên chế độ dinh dưỡng, sinh
Định
1 hoạt Có / không Quan sát
danh

Khuyên không nên dùng thuốc kê Định


2 Có / không Quan sát
đơn khi không có đơn của bác sĩ danh
Định
3 Khuyên nên đi khám bác sĩ Có/không Quan sát
danh
Khuyên khi thay đổi thuốc phải gọi Định
4 Có/ không Quan sát
điện báo, hỏi lại bác sĩ, dược sĩ danh
Định
5 Khuyên cách phòng bệnh Có / không Quan sát
danh
Khuyên gọi điện cho DS, bác sĩ khi
xuất hiện các triệu chứng bất Định
6 Có/ không Quan sát
thường, thắc mắc trong quá trình sử danh
dụng thuốc.
Định
7 Không khuyên gì Có / không Quan sát
danh

2.8. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU


- Trình độ chuyên môn của dược sĩ bán hàng tại nhà thuốc là dược sĩ đại học.

- Tỷ lệ dược sĩ có hỏi câu hỏi liên quan tới thuốc = (số lần khách được hỏi
câu hỏi liên quan tới thuốc / tổng số lần mua thuốc) x 100%.

38
- Tỷ lệ dược sĩ có hỏi câu hỏi liên quan tới bệnh và người bệnh = (số lần
khách được hỏi câu hỏi liên quan tới bệnh và người bệnh / tổng số lần mua thuốc) x
100%.

- Tỷ lệ dược sĩ có tiếp nhận và kiểm tra đơn (nếu có) = (số lần dược sĩ tiếp
nhận và kiểm tra đơn / tổng số lần mua thuốc) x 100%.

- Tỷ lệ dược sĩ có hướng dẫn khi bán thuốc cho khách hàng = (số lần dược sĩ
có hướng dẫn/ tổng số lần mua thuốc) x 100%.

- Tỷ lệ dược sĩ vẫn bán thuốc khi không có đơn = (số lần dược sĩ bán thuốc
không có đơn / tổng số lần mua thuốc) x 100%.

- Tỷ lệ dược sĩ có đưa ra lời khuyên sau khi bán thuốc = (số lần dược sĩ có
đưa ra lời khuyên / tổng số lần mua thuốc) x 100%.

2.9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU


- Thu thập thông tin, số liệu bằng phương pháp quan sát trực tiếp. Nhập số
liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2013.

- Tính tần suất, tỷ lệ % để so sánh giữa các nhóm sử dụng test chisquare χ2

- Sử dụng hệ thống bảng và sơ đồ để khái quát số liệu đánh giá.

2.10. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.


Ngoài những kết quả đạt được trong quá trình khảo sát, đề tài còn một số hạn
chế như sau:

- Thời gian nghiên cứu còn hạn chế.

- Kinh phí làm đề tài hạn hẹp, do điều tra viên trực tiếp đi mua nên phải tự bỏ
tiền do đó mẫu chỉ đảm bảo tính đại diện nhưng chưa đủ lớn.

- Nghiên cứu này chỉ điều tra các khách hàng đến mua thuốc tại các nhà
thuốc đạt chuẩn GPP có dược sĩ đại học đứng bán trên địa bàn quận Hà Đông nên
hạn chế tính tổng quát của đề tài.

39
- Chưa có nhiều kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học.

2.11. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU


- Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo đúng nguyên tắc về đạo đức trong
nghiên cứu y học.

- Tôn trọng đối tượng nghiên cứu về mọi mặt, không có thái độ coi thường.

- Nghiên cứu không có tác động trực tiếp lên đối tượng nghiên cứu và không
làm ảnh hưởng đến việc mua bán thuốc diễn ra trong nhà thuốc.

- Số liệu hoàn toàn khách quan, trung thực.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ TẠI NHÀ
THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bảng 3.1. Khảo sát thái độ dược sĩ tại nhà thuốc


Thái độ của dược sĩ đối với
ST
Tên biến khách hàng
T
Số lượng Tỷ lệ %
1 Niềm nở, vui vẻ 48 96
Thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với 46 92
2
người mua thuốc, bệnh nhân
Nhiệt tình tư vấn cho người mua, bệnh 42 84
3
nhân
Tổng khảo sát 50 100

Nhận xét

Qua khảo sát 45 nhà thuốc đạt GPP có DSĐH đứng bán có kết quả như sau:
về thái độ tích cực như niềm nở, vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình, … của DS đối với bệnh

40
nhân đều chiếm trên 96%. Chỉ có 02 nhà thuốc khi khảo sát DS không vui vẻ,
không nở nụ cười chào đón. Có 04 nhà thuốc khi khảo sát có tỏ thái độ khó chịu khi
bệnh nhân muốn hỏi thêm về thuốc. Có 08 nhà thuốc DS tư vấn chưa nhiệt tình, tại
thời điểm khảo sát, DS ít hỏi han về các thông tin của người bệnh, ít tư vấn cho KH
thông tin đến loại thuốc cần mua.

3.2. ĐÁNH GIÁ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ MỘT SỐ
NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về thông tin người bệnh

Dược sĩ có thực hiện kĩ năng hỏi


ST Tên biến Có đơn Không đơn
T
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ %
lượng % lượng
1 Hỏi về đối tượng dùng 10 20 44 88
thuốc
2 Hỏi tuổi người bệnh 08 16 25 50
3 Hỏi giới tính người bệnh 0 0 0 0
4 Không hỏi gì 40 80 05 01
Tổng khảo sát 50 100 50 100

Nhận xét:
- Dựa vào kết quả của bảng trên, nhận thấy câu hỏi của dược sĩ về thông tin
người bệnh đối với trường hợp mua thuốc có đơn là ít hơn so với mua không đơn.

+ Với trường hợp mua thuốc có đơn, số lượng nhà thuốc hỏi về thông tin cơ
bản của người bệnh như đối tượng, tuổi đều nhỏ hơn 20%. Không có nhà thuốc nào

41
DS hỏi về giới tính của người bệnh. Có đến 40/50 nhà thuốc không đưa ra bất cứ
câu hỏi gì liên quan đến thông tin người bệnh, chiếm 80%.

+ Với trường hợp mua thuốc không đơn như tình huống đã đặt ra thì số nhà
thuốc đưa ra câu hỏi về đối tượng dùng thuốc là ai là 44/50 nhà thuốc, chiếm 76%
cao nhất trong 3 câu hỏi liên quan đến thông tin người bệnh. Sau khi xác định được
đối tượng dùng thuốc thì chỉ có 50% DS hỏi tuổi của người bệnh. Tuy nhiên vẫn có
5/50= 01% nhà thuốc không đưa ra bất cứ câu hỏi nào cho KH.

Khảo sát cả 2 trường hợp, không trường nào DS đưa ra câu hỏi về giới tính
của người dùng thuốc.

Trong quá trình khảo sát điều tra viên thấy có 07 KH mua thuốc cho đối
tượng bệnh nhân là trẻ em dưới 72 tháng tuổi, các DS đều hỏi rõ về tháng tuổi, cân
nặng của trẻ để đưa ra liều thích hợp.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về tình trạng bệnh của người
bệnh
Dược sĩ có thực hiện kỹ năng hỏi
Có đơn Không đơn
STT Tên biến
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ %
lượng % lượng
1 Hỏi người bệnh đã đi 0 0 16 32
khám bệnh hay chưa.
2 Hỏi về triệu chứng bệnh 07 14 50 100
của người bệnh dùng
thuốc.
3 Hỏi tình trạng bệnh lý của 10 20 35 70
người bệnh dùng thuốc.
4 Hỏi về tiền sử mắc bệnh 08 16 21 42
và các bệnh mắc kèm.
5 Không hỏi gì 38 76 0 0

42
Tổng khảo sát 50 100 50 100

Nhận xét:

- Khảo sát đối với từng trường hợp:

+ Trường hợp khách hàng có đơn thì hầu như các DS đều không hỏi các câu
hỏi liên quan đến bệnh mà sẽ bán luôn thuốc theo đơn. Câu hỏi về tình trạng bệnh lý
của người bệnh dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 20%. Chỉ có 8/50 (16%) DS hỏi
về tiền sử mắc bệnh và các bệnh đi kèm. Do khách hàng đã đi khám bệnh, được bác
sĩ thăm khám và tư vấn nên phần lớn DS không đưa ra câu hỏi liên quan đến bệnh
của bệnh nhân, chiếm 76% trong tổng số các DS khảo sát.

+ Với trường hợp mua thuốc không đơn theo kịch bản đã đề ra, qua số liệu
thu được, cả 50 nhà thuốc (đạt tỷ lệ 100%) đều hỏi về triệu chứng bệnh của bệnh
nhân. Không có nhà thuốc nào không đưa ra bất cứ câu hỏi nào về bệnh của bệnh
nhân.

+ Các câu hỏi về tình trạng bệnh chiếm 70% chủ yếu hỏi về người bệnh bị
lâu chưa, đo nhiệt kế ở nhà sốt bao nhiêu độ, có đờm nhiều không, đờm màu gì.
Ngoài câu hỏi về triệu chứng, tình trạng bệnh, DS khai thác cả bệnh sử và các bệnh
mắc kèm như đa số hỏi người bệnh có bị viêm loét dạ dày hay không, có các bệnh
về tim mạch, hen xuyễn,…

Theo kết quả thu được, đối với trường hợp người bệnh đã đi khám bệnh và
mua thuốc theo đơn, DS ít đưa ra các câu hỏi mà sẽ lấy đúng thuốc như bác sĩ kê.
Ngược lại với trường hợp mua thuốc không đơn DS đều khai thác kĩ các triệu
chứng, tình trạng, tiền sử bệnh để đưa ra được thuốc, liều dùng hợp lý cho người
bệnh.

43
120

100

80

60 có câu hỏi
không có câu hỏi

40

20

0
có đơn không có đơn

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ dược sĩ có câu hỏi liên quan đến bệnh

Nhận xét:

- Trường hợp mua thuốc không đơn, tỷ lệ DS có câu hỏi liên quan đến bệnh
của bệnh nhân là 100% cao gấp khoảng 4 lần so với trường hợp mua thuốc có đơn
( 22.4%).

- Phần lớn DS không đưa ra câu hỏi liên quan đến bệnh tình của bệnh nhân chiếm
75.6%, là một tỷ lệ khá cao.

45
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về nhu cầu mua thuốc
của người bệnh

Có đơn Không đơn


ST Tên biến Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

T lượng % lượng %

1 Hỏi bệnh nhân mua thuốc 32 64 0 0


theo đơn hay thuốc không
đơn. Hỏi bệnh nhân mua hết
thuốc có trong đơn hay
không.
2 Hỏi về bệnh nhân muốn mua 11 22 20 40
thuốc gì, nhu cầu mua thuốc
của bệnh nhân là gì.
3 Hỏi về lịch sử dùng thuốc 05 10 30 60
trước khi tới mua thuốc:
Người bệnh trước đây đã
dùng thuốc gì và hiện tại
đang dùng thuốc gì.
4 Hỏi về tiền sử dị ứng với 08 16 21 42
thuốc kháng sinh /hoặc thuốc
trong cùng nhóm thuốc có
trong đơn/không đơn nhưng
hỏi mua
5 Hỏi về kháng sinh nào trước 07 14 25 50
đây đã sử dụng mà không
thấy hiệu quả
6 Không hỏi gì 35 70 15 30
Tổng khảo sát 50 100 50 100

Nhận xét:

46
+ Đối với trường hợp mua thuốc theo đơn thì câu hỏi DS đưa ra chiếm tỷ lệ
cao nhất 64% là bệnh nhân có mua hết đơn thuốc hay không. Qua khảo sát thấy
bệnh nhân mua thuốc theo đơn chủ yếu là kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm
khuẩn đường hô hấp là nhiều nhất, sau đấy là tiêu hóa. Kháng sinh thường được lựa
chọn kê đơn trong nhiễm khuẩn hô hấp là Augmentin (Amoxicillin + Acid
Clavulanic), Cefuroxim. Kháng sinh thường được lựa chọn kê đơn trong điều trị đau
dạ dày do vi khuẩn Hp theo phác đồ là: PPI+ Amoxicillin + Clarithromycin. Tác
dụng phụ hay được DS hỏi nhất khi dùng Augmentin là bệnh nhân có bị đi ngoài
không.

+ Đối với trường hợp mua thuốc không đơn theo tình huống đã đặt ra, sau
khi nghe bệnh nhân trả lời về các triệu chứng gặp phải thì chỉ có 40% DS hỏi về
nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân như muốn dùng thuốc nội hay thuốc ngoại. 42%
DS hỏi người bệnh có dị ứng với thuốc gì không, khảo sát thấy rất ít DS hỏi bệnh
nhân dị ứng với kháng sinh nào mà chỉ hỏi chung xem bệnh nhân dị ứng với thuốc
nào không. Có 50% DS hỏi về lịch sử dùng thuốc trước đây bằng câu hỏi: anh/ chị
đã dùng thuốc gì chưa và chỉ có 10% trong số đó hỏi bệnh nhân dùng có thấy hiệu
quả không để kê thuốc cho phù hợp. Có 30% DS không hỏi nhu cầu mua thuốc của
bệnh nhân là gì, kê luôn thuốc cho bệnh nhân.

Qua khảo sát tình huống đã đặt ra, kết quả thu được từ các điều tra viên thì
các DS hầu hết đều tư vấn cho bệnh nhân mua kháng sinh như Amoxicillin,
Augmentin, zinnat kèm theo các thuốc trị sổ mũi ví dụ như aerius, panadon CC,
Decolgen hoặc Tiffy; thuốc chống viêm loại hay được bán nhất là α- choay; long
đờm như ACC, Exomic hay thuốc Mucosovan; hạ sốt dùng panadon hoặc
efferalgan.

47
70

60

50

40

30 có đơn
không có đơn
20

10

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ dược sĩ có đặt ra câu hỏi liên quan tới thuốc

Nhận xét:

- Qua biểu đồ có thể thấy với trường hợp mua thuốc có đơn, DS hỏi nhiều
nhất là câu hỏi về việc người bệnh có mua hết đơn hay không còn các câu hỏi khác
liên quan đến nhu cầu mua thuốc DS hỏi rất ít.

- Đối với trường hợp mua không đơn thì không có sự khác biệt nhiều tỷ lệ
các câu hỏi liên quan đến tác dụng phụ bệnh nhân từng gặp khi dùng kháng sinh
trước đây hay kháng sinh bệnh nhân dùng trước đây không có hiệu quả đối với mua
có đơn. Câu hỏi về tiền sử dị ứng thuốc cao gấp 3 lần so với trường hợp mua có
đơn. Điều đó chứng tỏ khi mua không đơn, DS phải hỏi xem bệnh nhân dị ứng với
loại thuốc nào thì khi kê thuốc cho bệnh nhân sẽ không gặp sai sót.

48
Bảng 3.5. Tỷ lệ dược sĩ bán thuốc khi có đơn và khi không có đơn

STT Dược sĩ bán thuốc theo đơn Số lượng Tỷ lệ %

1 Bán theo đơn 50 100


2 Bán khi không có đơn 47 94
Tổng khảo sát 50 100

Nhận xét:

- 100% các trường hợp mua thuốc theo đơn đều được DS bán
- Trường hợp mua kháng sinh không đơn như tình huống đã đặt ra thì có
47/50 (chiếm 94%) nhà thuốc DS bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Có 01 nhà
thuốc DS sau khi hỏi thăm về triệu chứng bệnh, tình trạng bệnh thì từ chối bán
thuốc kháng sinh, giải thích cho bệnh nhân hiểu kháng sinh theo quy định là bán
theo đơn, khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ và quay lại khi có đơn thuốc. Có 02 nhà
thuốc tư vấn cho bệnh nhân nếu muốn dùng thuốc mà không phải đi khám thì
chuyển sang dùng các thuốc không phải kháng sinh.
Bảng 3.6. Tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn (nếu có đơn thuốc)

Dược sĩ có thực
STT Tên biến
hiện kiểm tra đơn

Số lượng Tỷ lệ %

1 DS tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn đã viết đúng hay 13 26


chưa (bút bi/bút mực, viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu).
2 DS kiểm tra xem có đúng đơn còn hạn hay không 06 12

3 Kiểm tra họ tên, địa chỉ, tuổi người bệnh (trẻ dưới 05 10
72 tháng tuổi phải có tên bố mẹ kèm tháng tuổi)
4 Kiểm tra tên đơn vị, dấu của đơn vị hoặc bác sĩ 03 6
khám
5 Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, 50 100

49
cách dùng, các thuốc trong đơn rõ ràng, đầy đủ.
6 Có lời khuyên của DS cho người bệnh khi đơn 10 20
thuốc viết không rõ ràng hay không.
7 Đơn thuốc không hợp lệ, hết hạn, sai sót hoặc 02 4
không nhằm mục đích chữa bệnh nhưng người bán
thuốc vẫn bán.
8 Hỏi về việc đơn thuốc này bệnh nhân đã mua lần 13 26
nào trước đây chưa.
9 Hỏi về hiệu quả khi dùng đơn cũ 10 20

10 Không kiểm tra đơn 0 0

Tổng khảo sát 50 100

Nhận xét:

Qua khảo sát 50 nhà thuốc, khi có đơn thuốc, tất cả các DS đều kiểm tra tên
thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng, các thuốc trong đơn có được ghi
đầy đủ, rõ ràng hay không. Tuy nhiên tỷ lệ DS kiểm tra đơn còn hạn hay không và
kiểm tra tên, dấu của cơ sở khám bệnh lại rất thấp, chỉ có 6%. Có 10 đơn bệnh nhân
không dịch được chữ bác sĩ, DS đều đọc lại đơn và hướng dẫn cho bệnh nhân, ghi
lại liều dùng vào nhãn cho bệnh nhân. Trong quá trình quan sát, có 03/45 nhà thuốc
có bệnh nhân mang đơn hết hạn đi mua nốt liều thuốc còn thiếu thì điều tra viên
thấy có 02 nhà thuốc DS vẫn bán cho bệnh nhân. Chỉ có 13/50= 26% DS hỏi về
việc bệnh nhân đã mua đơn thuốc này lần nào chưa nhưng chỉ có 10/50= 20% DS
hỏi về hiệu quả của đơn cũ. Không có DS nào khi nhận đơn mà không kiểm tra đơn
thuốc.

50
có kiểm tra đơn
không kiểm tra đơn

Hình 3.3. Tỷ lệ dược sĩ có tiếp nhận và kiểm tra đơn (nếu có)
Nhận xét:

Tất cả 45 nhà thuốc đạt chuẩn GPP qua khảo sát thì 100% DS đều tiếp nhận
đơn và kiểm tra đơn. 100% DS kiểm tra xem đơn thuốc có ghi đúng tên thuốc, hàm
lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng, các thuốc trong đơn rõ ràng, đầy đủ hay
không.

51
Bảng 3.7. Tỷ lệ dược sĩ tư vấn khi bán thuốc
Dược sĩ có thực hiện tư vấn
ST Tên biến Có đơn Không đơn
T Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
1 DSĐH có tư vấn các thuốc 05 10 08 16
cùng loại để người mua
thuốc lựa chọn thay thế phù
hợp với khả năng của mình
2 DS tư vấn trao đổi bằng lời 25 50 49 98
nói cho bệnh nhân.
3 DS tư vấn trao đổi bằng cách 13 26 45 90
ghi nhãn
4 DS hướng dẫn cho bệnh 07 14 45 90
nhân nắm được cách sử dụng
mỗi loại thuốc
- Liều dùng 1 lần/ngày
- Số lần dùng trong 1 ngày
- Tổng số ngày dùng thuốc
- Thời điểm dùng thuốc
- Chú ý khi dùng với
thuốc khác
5 Trao đổi với người mua 08 18 32 64
thuốc về tác dụng không
mong muốn và cách xử lý
6 Tác dụng phụ của thuốc 04 8 04 8

7 Trường hợp bệnh nhân mua 09 18 0 0


thuốc không đủ liều, DS có
tư vấn nên mua đủ liều, hoặc
bệnh nhân nên mua số liều
thuốc thiếu trong thời gian
đơn còn hạn.
8 Không tư vấn gì 30 60 1 2

52
9 Tổng khảo sát 50 100 50 100
Nhận xét:

+ Trường hợp bệnh nhân mua thuốc theo đơn: có 50% DS tư vấn cho bệnh nhân
cách sử dụng thuốc qua lời nói bằng cách nhắc lại liều dùng, thời gian dùng thuốc bác
sĩ đã ghi trong đơn cho bệnh nhân. Chỉ có khoảng 26% DS cẩn thận ghi lại liều dùng
cho bệnh nhân. Trong quá trình khảo sát thấy có 05 bệnh nhân mua thuốc theo đơn
nhưng muốn đổi sang thuốc cùng loại, vừa giá tiền hơn. Có 04 bệnh nhân muốn DS tư
vấn có loại thuốc cùng loại nào tốt hơn thuốc bác sĩ kê hay không. Cả 09 bệnh nhân
đều được DS tư vấn sang các loại thuốc phù hợp với khả năng và nhu cầu mua của
mình. Có 09 bệnh nhân mua thuốc nhưng không mua đủ liều với lý do không mang đủ
tiền, DS bán cho bệnh nhân theo số tiền bệnh nhân còn, tư vấn bệnh nhân quay lại mua
nốt liều còn thiếu trong thời gian đơn còn hạn và nhắc nhở bệnh nhân phải uống đủ
liều.

+ Trường hợp bệnh nhân mua thuốc không đơn: qua khảo sát thấy cả 50 nhà
thuốc, 41 nhà thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn DS đều cẩn thận dặn dò bệnh
nhân cách dùng, liều dùng bằng lời nói và ghi lại cách dùng, liều dùng ra nhãn cho
bệnh nhân. 08 nhà thuốc tư vấn cho bệnh nhân chuyển sang một số thuốc không phải
kháng sinh như: ngậm ho có Strepsils, bổ phế, bảo thanh; cảm cúm đông y có cảm
xuyên hương, …Tác dụng không mong muốn DS hay tư vấn cho bệnh nhân nhất là
thuốc sổ mũi hay gây buồn ngủ.

Cả 2 trường hợp, DS rất ít tư vấn về tác dụng phụ, tỷ lệ đều rất thấp, dưới 10%.

53
120

100

80

60 có tư vấn
không tư vấn

40

20

0
có đơn không có đơn

Hình 3.4. Tỷ lệ dược sĩ có tư vấn, hướng dẫn khi bán thuốc cho bệnh nhân

Nhận xét:

Qua biểu đồ có thể thấy đối với trường hợp mua thuốc theo đơn, vẫn có 40%
DS không đưa ra tư vấn cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp mua thuốc không đơn, 45/50 nhà thuốc DS bán kháng sinh
có hướng dẫn cách dùng, liều dùng cho bệnh nhân. 3 nhà thuốc DS tư vấn cho bệnh
nhân dùng thuốc không phải kháng sinh và có hướng dẫn sử dụng. Nói tóm lại cả
49/50 chiếm 98% nhà thuốc DS bán thuốc đều tư vấn cho bệnh nhân.

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát kỹ năng khuyên khách hàng
Dược sĩ có thực hiện kỹ năng
54
Có đơn Không đơn
ST Tên biến Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

T lượng % lượng %

1 Khuyên về chế độ dinh dưỡng, 15 30 32 64


sinh hoạt
2 Khuyên dùng kháng sinh đủ 35 70 42 84
liều
3 Khuyên khi thay đổi thuốc phải 08 16 19 38
gọi điện báo, hỏi lại bác sĩ, DS
4 Khuyên cách phòng bệnh 10 20 17 34
5 Khuyên gọi điện cho DS, bác sĩ 05 10 09 18
khi xuất hiện các triệu chứng
bất thường, thắc mắc trong quá
trình sử dụng thuốc.
6 Không khuyên gì 08 16 05 10
Tổng khảo sát 50 100 50 100
Nhận xét:

Cả 2 trường hợp mua thuốc có đơn và mua thuốc không đơn, tỷ lệ % cao nhất là
DS khuyên bệnh nhân phải uống kháng sinh đủ liều, nếu không dễ gây nhờn thuốc,
dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
+ Trường hợp mua thuốc có đơn ngoài khuyên uống đủ liều KS, DS ít đưa ra
lời khuyên khác, đặc biệt là lời khuyên khi thay đổi thuốc hay khi gặp triệu chứng bất
thường trong quá trình sử dụng thuốc thì báo lại cho bác sĩ hoặc dược sĩ ( đều <
20% ). Có khoảng 30% DS đưa ra các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho
bệnh nhân như bệnh nhân không nên uống nước lạnh, chú ý không để cơ thể nhiễm
lạnh hoặc với bệnh nhân bị loét dạ dày thì hạn chế ăn đồ cay nóng, có chế độ sinh hoạt
phù hợp,..
+ Trường hợp mua kháng sinh không có đơn, DS chủ yếu đưa ra lời khuyên về
chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 64%, cao hơn gần 2 lần so với lời khuyên về cách
phòng bệnh (34%) . Và 38% DS khuyên bệnh nhân khi thay đổi thuốc báo lại với DS
để có hướng thay đổi thuốc phù hợp với bệnh nhân nếu bệnh nhân dùng không thấy
hiệu quả.

55
Qua khảo sát, nhìn chung với trường hợp mua thuốc không đơn nhận được
nhiều lời khuyên hơn kháng sinh có đơn.
100
90
80
70
60
50 có lời khuyên
không khuyên gì
40
30
20
10
0
có đơn không có đơn

Hình 3.5. Tỷ lệ dược sĩ có đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân


Nhận xét:
- Qua khảo sát, theo biểu đồ có thể thấy đối với cả 2 trường hợp mua không đơn
và có đơn, DS đều đưa ra các lời khuyên cho bệnh nhân đều chiếm tỷ lệ cao. DS có
đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân có đơn là 84% và không có đơn là 90%
- 16% DS không đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân không có đơn gồm dược sĩ từ
chối bán kháng sinh và DS kê thuốc không phải kháng sinh cho bệnh nhân.

56
Chương 4: BÀN LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu thu được ở trên, đề tài đưa ra một số ý kiến bàn
luận như sau:

4.1. Bàn luận về thái độ bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

4.1.1. Thái độ của dược sĩ đối với khách hàng


Như đã biết, hiện nay số lượng nhà thuốc chuẩn GPP trên địa bàn quận Hà
Đông ngày càng tăng, sự cạnh tranh giữa các nhà thuốc ngày càng lớn. Bán hàng tại
nhà thuốc là loại hình bán hàng tư vấn. Ngoài việc quan trọng nhất là bán có tâm, bán
đúng thuốc đúng liều thì người DS cần phải có thái độ tích cực, kĩ năng giao tiếp tốt
giúp KH cởi mở chia sẻ hơn về tình trạng bệnh, nhu cầu mua thuốc. DS tạo niềm tin,
sự uy tín và sự thoải mái cho người bệnh thì người bệnh sẽ tìm đến nhiều hơn. Chính
điều đó sẽ giúp tăng doanh số, tăng sức cạnh tranh cho nhà thuốc.
Qua khảo sát có thể thấy gần như tất cả các DS đều thể hiện thái độ tích cực,
niềm nở tối với khách hàng, tỷ lệ đều chiếm trên 90%, cao nhất là 92% DS có thái độ
hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.

4.1.2. Kỹ năng hỏi của dược sĩ


Kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình giao tiếp và
bán thuốc cho bệnh nhân. DS có kĩ năng hỏi tốt sẽ khai thác được các thông tin quan
trọng về các triệu chứng lâm sàng, có hay không các biểu hiện bất thường của người
bệnh. Tuy nhiên đối tượng dùng thuốc, lứa tuổi, giới tính, bệnh sử cũng là những
thông tin quan trọng mà DS cần khai thác một cách triệt để, những thông tin này quyết
định việc lựa chọn đúng thuốc. Các đối tượng dùng thuốc mà DS cần lưu ý: Người già,
trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú… Đây là các đối tượng hấp thu và chuyển
hóa thuốc khác với người bình thường nên việc lựa chọn và hướng dẫn sử dụng thuốc
cần phải đặc biệt quan tâm.
Qua khảo sát 50 nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn quận Hà Đông, với các câu hỏi
để khai thác thông tin bệnh nhân thì trường hợp mua thuốc theo đơn các DS hầu như
không hỏi nhiều, câu hỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 20% là câu hỏi về đói tượng dùng thuốc.
Với trường hợp mua thuốc không có đơn, nhà thuốc DS hỏi đối tượng dùng thuốc là
57
ai, chiếm tỷ lệ cao nhất 88% gấp hơn 4 lần so với trường hợp mua thuốc theo đơn.
Nhìn chung không có sự khác nhau về thuốc, cách dùng, liều dùng giữa hai giới vì vậy
có thể thấy câu hỏi liên quan đến giới tính hầu như khi mua thuốc, các dược sĩ sẽ
không hỏi.
Tương tự khi khảo sát các câu hỏi liên quan đến bệnh của người bệnh thì trường
hợp mua thuốc có đơn DS hỏi rất ít, tỷ lệ cao nhất là 20% cho câu hỏi về tình trạng
bệnh lý của người dùng thuốc. Ngược lại là trường hợp mua thuốc không có đơn, tình
huống đặt ra là triệu chứng bệnh về cảm cúm có biểu hiện nhiễm khuẩn là bệnh DS
gặp với tần suất thường xuyên. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng thực hiện
trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chỉ ra bệnh cảm cúm với các triệu chứng nhiễm
khuẩn là bệnh DS gặp thường xuyên ở nhà thuốc với tỷ lệ khoảng 63%. 100% DS đều
đưa ra các câu hỏi khác nhau để khai thác triệu chứng bệnh của bệnh nhân, xem bệnh
nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn hay không. Có 42% DS hỏi về tiền sử và các bệnh mắc
kèm như các bệnh về tim mạch, dạ dày là hay gặp nhất, cho thấy DS quan tâm đến vấn
đề này, để đưa ra thuốc phù hợp ví dụ như bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày thì không
kê các thuốc chống viêm corticoid.
Đối với nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân, trường hợp mua thuốc có đơn thì DS
sẽ lấy đúng theo đơn bác sĩ kê, chỉ khi bệnh nhân yêu cầu tư vấn loại thuốc phù hợp thì
DS mới đưa ra các loại thuốc có thể thay thế. Đối với thuốc kháng sinh, DSĐH được
phép thay thế thuốc có trong đơn của bác sĩ sang một thuốc có thành phần và công
dụng tương tự như thuốc được kê, nhưng phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân hơn. Qua
khảo sát thấy bệnh nhân mua kháng sinh theo đơn chủ yếu là các bệnh lý nhiễm khuẩn
đường hô hấp là nhiều nhất, sau đấy là tiêu hóa. Kháng sinh thường được lựa chọn kê
đơn trong nhiễm khuẩn hô hấp là Augmentin ( Amoxicillin + Acid Clavulanic) ,
Cefuroxim. Kháng sinh thường được lựa chọn kê đơn trong điều trị đau dạ dày do vi
khuẩn Hp theo phác đồ là: PPI+ Amoxicillin + Clarithromycin. Kết quả trên tương
đồng với kết quả trong bản báo cáo của Nguyễn Văn Kính và cộng sự về phân tích
thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam [17]

Trường hợp mua thuốc không đơn, câu hỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 60% là DS hỏi
về lịch sử dùng thuốc của người bệnh. Có 32% DS không đưa ra câu hỏi cho bệnh
nhân các câu hỏi liên quan đến nhu cầu mua thuốc mà thay vào đó DS sẽ kê luôn thuốc
cho bệnh nhân. Qua khảo sát tình huống đã đặt ra, kết quả thu được từ các điều tra
58
viên thì các DS hầu hết đều tư vấn cho bệnh nhân mua kháng sinh như Amoxicillin,
Augmentin, zinnat kèm theo các thuốc trị sổ mũi ví dụ như aerius, panadon CC,
Decolgen hoặc Tiffy; thuốc chống viêm loại hay được bán nhất là α- choay; long đờm
như ACC, Exomic hay thuốc Mucosovan; hạ sốt dùng panadon hoặc efferalgan. Kết
quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng khảo sát về việc
bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhìn chung theo kết quả khảo sát có thể thấy đối với trường hợp mua thuốc
không đơn, các DS hỏi rất kĩ về triệu chứng bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù
hợp cho bệnh nhân. Ngược lại trường hợp mua thuốc có đơn thì DS sẽ lấy đúng đơn
thuốc như bác sĩ đã kê.

4.2. Bàn luận về hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

4.2.1. Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán


Theo công văn số 1517/BYT-KCB“ Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú” kháng sinh là 1 trong 30 thuốc chỉ bán khi có đơn. Có
các quy định xử phạt khi bán kháng sinh mà không có đơn. Theo thông tư
02/2018/TT- BYT thì đến tháng 01/2019 tất cả các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của thành
phố Hà Nội đều phải có máy tính kết nối mạng để nhà nước quản lý việc mua bán
thuốc theo đơn và không đơn.

Theo kết quả ngiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng, 100% DS trên địa bàn thành
phố Hà Nội từng bán kháng sinh không đơn trong hoạt động hành nghề tại nhà thuốc
của mình, với trường hợp bệnh nhân bị cảm cúm, ho, đau họng chiếm tỷ lệ 100%.

Khi khảo sát 50 nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn quận Đống Đa theo tình huống
đã đặt ra thì có đến 47 nhà thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn, tỷ lệ chiếm đến
94%. Tỷ lệ trên phản ánh vẫn còn tình trạng bán kháng sinh tràn lan, chưa thực sự
quản lý được việc bán kháng sinh không đơn tại các nhà thuốc.

Đối với trường hợp mua thuốc có đơn , khi tiếp nhận đơn thuốc, DS phải tiến
hành kiểm tra xem đơn có sai sót gì không, đơn còn hạn hay không, nếu đơn đúng và
còn hạn thì mới bán thuốc cho bệnh nhân. Kiểm tra đơn là kĩ năng quan trọng cho thấy
người DS rất cẩn trọng trong việc bán thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên theo kết quả
59
thu được tỷ lệ DS kiểm tra hạn của đơn rất thấp, chỉ có 12%. Đa số DS đều cho rằng
bệnh nhân đi khám bệnh, có đơn thuốc là sẽ đi mua thuốc ngay để chữa trị bệnh nên
chủ quan không kiểm tra hạn đơn. Trong quá trình khảo sát thấy có 03 bệnh nhân
mang đơn cũ đã hết hạn đi mua nốt chỗ thuốc còn thiếu, tuy nhiên có 02 DS vẫn bán
cho bệnh nhân và kèm theo lời dặn: lần sau bác nhớ mua đủ liều thuốc luôn một lần ,
đơn thuốc có thời hạn 5 ngày kể từ ngày kê nên bác nhớ mua thuốc trong hạn của đơn.
Theo bảng 3.6, tỷ lệ DS kiểm tra đơn cao nhất về kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số
lượng, liều dùng, cách dùng, các thuốc trong đơn rõ ràng, đầy đủ đạt 100% cho thấy
DS rất coi trọng nội dung này, điều này cũng một phần giúp DS lấy đúng được đơn
thuốc. Đối với những đơn bệnh nhân không dịch được chữ bác sĩ, DS đều đọc lại đơn,
ghi lại liều dùng vào nhãn thuốc cho bệnh nhân.

4.2.2. Kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc


Kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc là kỹ năng rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp
tới việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả của bệnh nhân. Kỹ năng này đòi hỏi DS phải
hiểu biết, tận tình, chu đáo đối với khách hàng.
Trường hợp bệnh nhân đã đi khám và mua thuốc theo đơn, DS ít đưa ra tư vấn
cho bệnh nhân. Theo kết quả đã khảo sát tỷ lệ chiếm 14% là DS tư vấn cho bệnh nhân
về cách dùng thuốc, liều dùng thuốc thông qua lời nói. Chỉ có 18% DS trao đổi với
bệnh nhân về tác dụng không mong muốn có thể gặp phải.
Theo thông tư 02/2018/TT-BYT, DS được phép thay đổi thuốc nếu được sự đồng ý
của bệnh nhân. Trong quá trình khảo sát có trường hợp bệnh nhân muốn được tư vấn
sang thuốc ngoại, hoặc sang thuốc có tác dụng tương tự nhưng giá rẻ hơn, các DS khi
được yêu cầu tư vấn đều tư vấn các loại thuốc phù hợp với yêu cầu của bệnh nhân. Khi
bệnh nhân đồng ý, DS thay thế thuốc trong đơn mà không phải hỏi lại ý kiến bác sĩ.
Trường hợp bệnh nhân mua thuốc không đơn, tất cả các DS đồng ý bán thuốc
gồm 47 DS đồng ý bán kháng sinh và 3 DS bán thuốc không phải kháng sinh đều đưa
ra hướng dẫn cho bệnh nhân cho bệnh nhân về liều dùng, cách dùng thuốc thông qua
cả lời nói và ghi nhãn, tỷ lệ đạt 94%
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh rất nhiều và nếu sử dụng không đúng cách
có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tính mạng của người bệnh đó là: rối
loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột, dị ứng thuốc, lạm dụng kháng sinh hoặc không

60
tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc có thể gây kháng thuốc. Để hạn chế các phản
ứng có hại của thuốc xảy ra, DS cần tăng cường tư vấn cho bệnh nhân. Tuy nhiên theo
kết quả khảo sát, bệnh nhân mua thuốc có đơn, DS rất ít tư vấn cho bệnh nhân về các
tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng thuốc, cả hai trường
hợp đều chiếm 8%. Kết quả trên cho thấy DS không muốn nhắc đến tác dụng phụ của
thuốc để người bệnh yên tâm dùng thuốc, như vậy nhà thuốc vẫn bán được thuốc.

4.2.3. Kỹ năng đưa ra lời khuyên sau khi bán thuốc


Kỹ năng khuyên đòi hỏi DS phải có kiến thức chuyên môn sâu về bệnh và nắm
chắc các thông tin liên quan đến thuốc, bệnh để có thể đưa ra những lời khuyên chính
xác trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc hay chế độ sinh hoạt của người bệnh.

Cả 2 trường hợp bệnh nhân mua có đơn hay không, DS đều khuyên bệnh nhân
phải uống đủ liều kháng sinh đã được kê tỷ lệ lần lượt là 70% và 84%. Do thực trạng
hiện nay ở nước ta, người bệnh thường uống thuốc đến khi cảm thấy cơ thể mình đã
khỏe là dừng lại, không uống nốt liều đủ như được kê. Chính tình trạng đó đã dẫn đến
việc nhờn thuốc, kháng kháng sinh xảy ra ngày càng cao. Vì vậy DS luôn khuyên bệnh
nhân uống đủ liều được kê dù đã cảm thấy cơ thể khỏe như bình thường.

Theo kết quả, DS khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhiều hơn là DS
khuyên về cách phòng bệnh. Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt dễ thay đổi, dễ kiểm
soát hơn và người bệnh chủ động thực hiện được hơn so với cách phòng bệnh thường
phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh.

Theo kết quả khảo sát, DS ít khuyên người bệnh khi thay đổi thuốc phải hỏi lại
bác sĩ , dược sĩ ( < 20%) vì người bệnh ở Việt Nam thường không có thói quen thay
đổi thuốc khi đã được bác sĩ, dược sĩ kê. Người bệnh chỉ muốn thay đổi thuốc khi tiền
thuốc vượt quá khả năng chi trả, hoặc người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn
khi dùng thuốc. Vì vậy đối với trường hợp không đơn, DS kê thuốc phù hợp cho bệnh
nhân và luôn khuyên bệnh nhân nếu gặp các tác dụng không mong muốn thì báo lại
DS để xử lý, còn với trường hợp mua thuốc có đơn, bệnh nhân đã được bác sĩ khám, tư
vấn nên dược sĩ ít đưa ra lời khuyên hơn.

61
KẾT LUẬN
* Đánh giá về thái độ bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa bàn
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Thái độ của dược sĩ

Qua khảo sát, dược sĩ có thái độ hòa nhã, lịch sự, nhiệt tình với bệnh nhân
chiếm tỷ lệ rất cao, đều trên 90%. Chỉ có khoảng mấy % rất nhỏ dược sĩ chưa thực sự
có thái độ tích cực với khách hàng.

Kỹ năng hỏi của dược sĩ

Theo kết quả thu được, số lượng câu hỏi của dược sĩ đối với trường hợp mua
thuốc có đơn thấp hơn nhiều so với trường hợp mua thuốc không đơn.

Trường hợp mua thuốc có đơn tỷ lệ các câu hỏi rất thấp, câu hỏi chiếm tỷ lệ cao
nhất là câu hỏi về khách hàng có mua hết đơn thuốc hay không. Các câu hỏi về thông
tin của người bệnh như đối tượng, tuổi đều có sẵn trong đơn nên tỷ lệ hỏi rất thấp (<
20%). Do người bệnh đã đi khám và được bác sĩ khai thác các thông tin về bệnh nên
dược sĩ hầu như không hỏi lại bệnh nhân ( tỷ lệ đều < 20%). Đơn do bác sĩ kê nên gần
như tất cả các DS trong khảo sát đều không đưa ra các câu hỏi về nhu cầu mua thuốc
cảu bệnh nhân là gì, tỷ lệ hỏi rất thấp, đều dưới 20%.

Trường hợp mua thuốc không đơn, câu hỏi đối tượng dùng thuốc là ai và hỏi về
triệu chứng bệnh của bệnh nhân là những câu hỏi đầu tiên giúp dược sĩ xác định đối
tượng dùng, bệnh tình và hướng điều trị phù hợp. Tất cả 100% DS đưa ra các câu hỏi
khác nhau để hỏi về triệu chứng bệnh. Câu hỏi về tình trạng bệnh lý và tiền sử bệnh
hoặc các bệnh mắc kèm đạt tỷ lệ khá cao ( lần lượt là 70% và 42%). Sau khi khai thác
về bệnh, chỉ có khoảng 40% DS đưa ra các câu hỏi về nhu cầu mua thuốc của bệnh
nhân. Chỉ có khoảng 42% DS quan tâm đến bệnh nhân bị dị ứng với thuốc nào hay
không. Do trường hợp mua thuốc không đơn được đặt ra là tình huống DS hay gặp
phải nhất, người bệnh cũng rất ít đi khám bệnh tại bệnh viện khi gặp các triệu chứng
này nên có đến 30% DS kê thuốc cho bệnh nhân luôn mà không hỏi gì về nhu cầu mua
thuốc.

62
* Đánh giá về hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa
bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Kiểm tra đơn

Tỷ lệ cao DS vẫn đồng ý bán kháng sinh không đơn cho bệnh nhân, chiếm
94%. Kháng sinh bán phổ biến nhất là Amoxicillin, Augmentin, zinnat.

Trường hợp mua kháng sinh có đơn, 100% DS kiểm tra tên thuốc, hàm lượng,
số lượng, liều dùng, điều này vừa giúp DS kiểm tra xem đơn kê đúng thuốc, cách dùng
thuốc chưa, vừa giúp DS lấy đúng thuốc theo đơn đã kê. Tỷ lệ rất thấp DS kiểm tra
xem đơn còn hạn hay không, dấu của cơ sở khám ( dưới 10%) cho thấy DS chưa chú
trọng nội dung này, cho rằng bệnh nhân cần mua thuốc ngay sau khi khám nên không
kiểm tra đơn còn hạn không. Vẫn còn tình trạng DS vẫn đồng ý bán thuốc cho bệnh
nhân khi đơn đã hết hạn ( 4% ).

Kỹ năng tư vấn

Đối với trường hợp mua có đơn, chỉ có khoảng 14% DS hướng dẫn lại cho bệnh
nhân cách sử dụng thuốc bằng cách chỉ thuốc, nói liều dùng để bệnh nhân ghi nhớ
thuốc nào uống như nào, Chỉ có 14% DS cẩn thận hơn là ghi cách dùng, liều dùng vào
nhãn từng loại thuốc. Nội dung tư vấn về tác dụng không mong muốn và cách xử lý
chưa thật sự quan tâm, chỉ có 18% bệnh nhân được tư vấn về các tác dụng không
mong muốn có thể xảy ra và hướng xử lý như nào. 09 trường hợp muốn thay đổi thuốc
trong đơn phù hợp với nhu cầu của mình thì đều được DS tư vấn và đổi thuốc khi bệnh
nhân đồng ý đổi.

Đối với trường hợp mua không có đơn, 47 nhà thuốc DS bán cho bệnh nhân
bao gồm 44 DS đồng ý bán kháng sinh và 3 DS bán thuốc không phải kháng sinh đều
hướng dẫn cho bệnh nhân cách dùng bằng lời nói và bằng cả cách ghi vào nhãn ( tỷ lệ
98%). Có 64% DS đề cập đến tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân, đa số là tư
vấn thuốc sổ mũi này hơi gây buồn ngủ.

63
Kỹ năng khuyên

Cả 2 trường hợp, kỹ năng khuyên được chú trọng nhất là khuyên dùng thuốc đủ
liều, 70% đối với trường hợp có đơn và 84% đối với trường hợp không có đơn.
Trường hợp mua thuốc theo đơn, chỉ có 1/3 ( 30%) DS đưa ra lời khuyên về chế
độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Các lời khuyên về cách phòng bệnh, thay đổi thuốc phải gọi
báo bác sĩ hoặc dược sĩ và khuyên gọi điện khi thấy triệu chứng bất thường hay thắc
mắc khi sử dụng đều chiếm tỷ lệ thấp ( lần lượt là 20%, 16% và 10%).

Trường hợp mua thuốc không có đơn, DS đưa ra lời khuyên về chế độ dinh
dưỡng sinh hoạt cao gấp 3.2 lần so với lời khuyên về các phòng bệnh ( 64%: 20% =
3.2). Có 38% DS đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân khi thay đổi thuốc thì báo lại cho
DS tuy nhiên chỉ có 18% DS khuyên bệnh nhân nếu có triệu chứng bất thường hay
thắc mắc trong khi sử dụng thuốc báo lại cho DS.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

1. Cổng giao tiếp điện tử UBND Thành phố Hà Nội (2018),


"https://hanoi.gov.vn", 24 August 2018.
2. Th.S Lê Công Minh (2018), "Bài giảng "Hành vi và thay đổi hành vi"," Khoa
Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP.HCM, TP.
Hồ Chí Minh.
3. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn (2018), "Đề tài "Nghiên cứu kiến thức, thái độ về bán
thuốc kê đơn của nhân viên nhà thuốc, quầy thuốc tại thành phố Bắc Kạn năm
2018”".
4. BYT (2008), Công văn số 1517/2008/BYT-KCB về việc "Hướng dẫn thực hiện
quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”, ban hành ngày 6 tháng 3 năm
2008.
5. BYT (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành "Quy chế kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú", ban hành ngày 01/02/2008.
6. BYT (2003), Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ban hành “Quy chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn”, ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2003.
7. BYT (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BYT “Về việc kê đơn thuốc điều trị
ngoại trú", ban hành ngày 29 tháng 2 năm 2016.
8. BYT (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BYT về "Ghi nhãn thuốc, tờ hướng dẫn
sử dụng thuốc", ban hành ngày 18/01/2018.
9. BYT (2007), Quyết định số 11/2007/ QĐ-BYT về việc ban hành "Nguyên tắc,
tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc", ban hành ngày 24/01/2007.

10. BYT (2018), Thông tư số 02/2018/TT-BYT, “Quy định về thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc”, ban hành ngày 22/01/2018.

17. BYT (1999), Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định
Đạo đức hành nghề dược”.

11. Quốc hội (2016), Luật dược số 105/2016/QH1, ban hành ngày 06/04/2016.
65
12. Quốc hội (2005), Luật dược số 34/2005/QH, ban hành ngày 14/06/2015.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số
176/2013/NĐ-CP “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế”,
ngày 14/11/2013 do Chính phủ ban hành.

14. Nguyễn Thanh Bình, Lê Viết Hùng (2011), “Kỹ năng giao tiếp và thực hành tốt
nhà thuốc”, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Kim Anh (2019), Khóa luận Tốt nghiệp Dược sĩ “Đánh giá kỹ năng
tư vấn và Bán hàng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (Nsaids) tại
một số nhà thuốc trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2019”,
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

16. Trần Thị Ngọc Anh (2004), “Tài liệu hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc hướng
tới đạt tiêu chuẩn GPP”, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Kính và Nhóm nghiên cứu Quốc gia của GARP Việt Nam
(2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam,
2010.

Tài liệu tiếng Anh


19. C. J. Llor C1 (2009), "The sale of antibiotics without prescription in
pharmacies in Catalonia, Spain," Clin Infect Dis.
20. FIP (1993). “Joint FIP/WHO guidelines on good pharmacy practice: standards
for quaility of pharmacy services”.

21. Gumucio SYBILLE, Merica MELODY, et al. (2011), “The KAP survey
model”, Retrieved September, pp. 2014.

22. Nitecki, D. A. and Hernon, P. (2000), “Measuring service quality at yale


university librarie”, The Journal of Academic Librarianship.

23. Aderson C.Bates, I.Beck and et al. (2009), “The WHO UNESCO FIP
Pharmacy Education Taskforce”, Human Resources for Health.

66
24. G.Parthasarathi, Karin Nyfort-Hansen, Milap C.Nabata (2004), “A textbook
of Clinical Pharmacy Practice: Essential Concepts and Skills”, Orient Longman
Private Limited.

25. McMillan Sara S, Wheeler Amanda J, et al. (2013), “Community pharmacy in


Australia: a health hub destination of the future”, Research in social and
Administrative Pharmacy, pp.863 – 875.

26. Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014), “A Guide to
management of common illnesses 7th”, Symptoms in the pharmacy.

27. Phillip Kotler (2001), “Marketing management”, Pearson Education Canada.

67

You might also like