You are on page 1of 74

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC


----------

NGUYỄN THỊ CẨM TÚ


Mã sinh viên : 1654010023

HỌC PHẦN PHÁP CHẾ DƯỢC 2

TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH


QUẢNG CÁO MỸ PHẨM - SO SÁNH CẶP SẢN
PHẨM KEM RỬA MẶT TÚT SÁNG DA VÀ
KEM DƯỠNG CẢI THIỆN THÂM SẠM

Lớp : Dược A
Tổ : 02
Khóa : 2016 – 2021

Hà Nội – 2020
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC
----------

NGUYỄN THỊ CẨM TÚ


Mã sinh viên : 1654010023

HỌC PHẦN PHÁP CHẾ DƯỢC 2

TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH


QUẢNG CÁO MỸ PHẨM - SO SÁNH CẶP SẢN
PHẨM KEM RỬA MẶT TÚT SÁNG DA VÀ
KEM DƯỠNG CẢI THIỆN THÂM SẠM

Người hướng dẫn nghiên cứu:


TS. Nguyễn Văn Quân
Nơi thực hiện:
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN

Em là Nguyễn Thị Cẩm Tú, sinh viên Dược khóa 3 (2016-2021), học tại Học viện
Y Dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan:
1. Tiểu luận “Quản lý Nhà nước trong chính sách quảng cáo mỹ phẩm - So
sánh cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da và Kem dưỡng cải thiện thâm
sạm” là đề tài tiểu luận do chính bản thân tôi thực hiện và hoàn thành dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Quân.
2. Đề tài tiểu luận này không trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố
trước đó tại Việt Nam.
3. Các thông tin và số liệu trong đề tài là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2020.


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Tú


Mã sinh viên: 1654010023
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hoàn thành bài tiểu luận, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự quan tâm, sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quân – người thầy trực tiếp
giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận.
Thầy là người định hướng và truyền cho em lòng say mê cũng như những kinh nghiệm
quý báu trong nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Dược – Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn
thành các nội dung yêu cầu của chương trình đào tạo.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã dành cho em sự
quan tâm chăm sóc, khuyến khích động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành tiểu luận.
Do thời gian nghiên cứu và thực hiện tiểu luận có hạn và kiến thức, kinh nghiệm
thực tế còn chưa đầy đủ nên bài viết của em không tránh khỏi có sai sót, khiếm khuyết.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2020.


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Tú


Mã sinh viên: 1654010023
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN...................................................................................3
1.1. Tổng quan về Mỹ phẩm...........................................................................3
1.1.1. Định nghĩa..........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của mỹ phẩm.......................................................................3
1.1.3. Phân loại mỹ phẩm.............................................................................4
1.1.4. Thành phần có trong mỹ phẩm............................................................6
1.1.4.1. Một số thành phần thường gặp, tác dụng có lợi với cơ thể.............6
1.1.4.2. Một số thành phần thường gặp, có hại với cơ thể...........................7
1.1.5. Một số dạng bào chế thường gặp........................................................8
1.1.6. Phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm..........................................9
1.1.7. Phân biệt mỹ phẩm và thuốc.............................................................10
1.2. Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam và trên thế giới...............................12
1.2.1. Thị trường mỹ phẩm trên thế giới.....................................................12
1.2.2. Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam.......................................................13
1.2.3. Thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường mỹ phẩm ở
Việt Nam…...........................................................................................................16
1.3. Tổng quan về Chiến lược marketing sản phẩm...................................17
1.3.1. Chính sách sản phẩm (Product)........................................................18
1.3.2. Chính sách giá (Price)......................................................................19
1.3.3. Chính sách phân phối (Place)...........................................................21
1.3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion).....................22
1.3.4.1. Bản chất của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh................22
1.3.4.2. Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh...............22
1.3.4.3. Một số chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.........................23
1.3.4.4. Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh........24
1.4. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm ở Việt Nam và trên thế giới..............28
1.4.1. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm ở Việt Nam......................................28
1.4.1.1. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm sản xuất trong nước....................28
1.4.1.2. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm nhập khẩu...................................29
1.4.2. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm trên thế giới.....................................31
1.5. Tổng quan về Công ty Rohto-Mentholatum Việt Nam.......................32
1.5.1. Lịch sử hình thành.............................................................................32
1.5.1.1. Rohto xuất hiện trên thị trường thế giới.......................................32
1.5.1.2. Công ty Rohto - Mentholatum Việt Nam.....................................33
1.5.2. Chiến lược marketing của công ty Rohto - Mentholatum Việt Nam. .34
1.5.3. Dòng sản phẩm OXY.........................................................................36
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................39
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................39
2.2. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................39
2.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................39
2.4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu............................................39
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................39
2.4.2. Phương tiện nghiên cứu........................................................................40
2.5. Quy trình nghiên cứu................................................................................40
2.6. Hạn chế của đề tài......................................................................................40
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ....................................................................................41
3.1. Quản lý Nhà nước về chính sách quảng cáo mỹ phẩm.......................41
3.2. Chính sách quảng cáo của sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy
White Complete) và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark Spot). .44
3.2.1. So sánh thông tin cặp sản phẩm........................................................45
3.2.2. Chính sách quảng cáo sản phẩm.......................................................47
3.2.2.1. Chính sách quảng cáo của Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy White
Complete)….....................................................................................................48
3.2.2.2. Chính sách quảng cáo của Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy
Clear Dark Spot)...............................................................................................49
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................53
BÀN LUẬN.......................................................................................................53
4.1. Bàn luận về Quản lý Nhà nước trong việc quản lý chính sách quảng cáo
mỹ phẩm.................................................................................................................53
4.1.1. Kết quả đã đạt được trong quản lý Nhà nước về mỹ phẩm....................53
4.1.2. Một số vấn đề còn hạn chế trong quản lý Nhà nước về mỹ phẩm.........53
4.2. So sánh chính sách quảng cáo của cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng
da (Oxy White Complete) và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark
Spot)........................................................................................................................ 54
KIẾN NGHỊ......................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Hình Tên Trang

Biểu đồ thể hiện tần suất chăm sóc da theo nhân
1. Hình 1.1 14
khẩu học
Biểu đồ thể hiện tần suất chăm sóc da của người
2. Hình 1.2 15
từ 16-39 tuổi
Biểu đồ thể hiện loại mỹ phẩm được dùng phổ
3. Hình 1.3 15
biến phân theo độ tuổi từ 16-39 tuổi
Sơ đồ tóm tắt nội dụng chiến lược marketing hỗn
4. Hình 1.4 18
hợp

5. Hình 1.5 Sơ đồ phân loại sản phẩm hàng hóa 19

6. Hình 1.6 Sơ đồ các bước cơ bản để định giá sản phẩm 20

7. Hình 1.7 Sơ đồ kênh phân phối tổng quát 21

8. Hình 1.8 Sơ đồ minh họa chiến lược kéo 23

9. Hình 1.9 Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy 24

Sơ đồ các bước tiến hành một chương trình


10. Hình 1.10 24
quảng cáo
Sơ đồ các bước trong quy trình bán hàng cá
11. Hình 1.11 28
nhân

12. Hình 1.12 Logo của công ty Rohto-Mentholatum Việt Nam 34

Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số theo LVKD


13. Hình 1.13 36
của Rohto năm 2000-2013

14. Hình 1.14 Logo của nhãn hàng OXY 37

15. Hình 1.15 Sản phẩm thuộc nhãn hãng OXY 38


A. Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy White
Complete)
B. Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear
Dark Spot)
Hình ảnh mặt trước và sau của Oxy White
16. Hình 3.1 48
Complete
Quảng cáo Oxy White Complete trên website
17. Hình 3.2 48
rohto.com.vn
Quảng cáo Oxy White Complete trên website
18. Hình 3.3 49
oxyvn.com
Oxy White Complete được trưng bày trong siêu
19. Hình 3.4 49
thị Big C ngày 18/10/2020
Hình ảnh bao bì của Oxy Clear Dark Spot
20. Hình 3.5 50
A. Bao bì thứ cấp; B. Bao bì sơ cấp
Quảng cáo Oxy Clear Dark Spot trên website
21. Hình 3.6 50
rohto.com.vn
Quảng cáo Oxy Clear Dark Spot trên website
22. Hình 3.7 51
oxyvn.com
Oxy Clear Dark Spot được trưng bày trong siêu
23. Hình 3.8 51
thị Big C ngày 18/10/2020
Sản phẩm mẫu Oxy Clear Dark Spot dùng thử
24. Hình 3.9 52
với dòng chữ “SAMPLE”
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Bảng Tên Trang

1. Bảng 1.1 Đặc điểm của mỹ phẩm 3

Phân loại mỹ phẩm theo Thông tư số


2. Bảng 1.2 4
06/2011/TT-BYT
Một số thành phần thường có trong mỹ phẩm, có
3. Bảng 1.3 6
lợi cho da
Một số thành phần thường có trong mỹ phẩm, có
4. Bảng 1.4 7
hại cho cơ thể

5. Bảng 1.5 Phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm 9

6. Bảng 1.6 Phân biệt mỹ phẩm và thuốc 11

Mục đích, các chiến lược và công cụ xúc tiến và
7. Bảng 1.7 22
hỗ trợ kinh doanh

8. Bảng 2.1 Quy trình nghiên cứu tiểu luận 40

Các tài liệu cần chuẩn bị xác nhận nội dung
9. Bảng 3.1 42
quảng cáo mỹ phẩm
So sánh thông tin của cặp sản phẩm Kem rửa
10. Bảng 3.2 45
mặt tút sáng da và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm

11. Bảng 4.1 So sánh chính sách quảng cáo giữa 2 sản phẩm 54
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt Giải thích

ĐKKD Đăng ký kinh doanh


OTC Over the counter
$ Đô la Mỹ
TT Thông tư
NĐ Nghị định
BTC Bộ Tài chính
CP Chính phủ
BYT Bộ Y tế
VNĐ Việt Nam đồng
Food and Drug Administration
FDA
(Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
QLTT Quản lý thị trường
Association of Southeast Asian Nations
ASEAN
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á )
SĐK Số đăng ký
SCBMP Số công bố mỹ phẩm
QLD Quản lý Dược
CBMP Công bố mỹ phẩm
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MP Mỹ phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn chất lượng.
Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng nhiều loại sản phẩm cao cấp hơn. Xu hướng
mua sắm dần thay đổi. Không nằm ngoài xu hướng đó, thị trường mỹ phẩm ngày càng
được mở rộng hơn, sản phẩm mỹ phẩm đã dần trở nên quen thuộc và nhu cầu sử dụng
ngày càng nhiều. Đây là một thị trường rộng lớn, có doanh số cao nhu cầu lớn, phổ
biến người tiêu dùng. Chăm sóc sắc đẹp là một nhu cầu bức thiết, có trong da và ngoài
da để bảo vệ da, chống lão hóa xinh đẹp hơn.
Mỹ phẩm là tên gọi chung cho các sản phẩm dùng để chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp cơ
thể. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng là nhu cầu
không thể thiếu. Việc sử dụng mỹ phẩm đã trở thành nghệ thuật góp phần không nhỏ
vào nghệ thuật trang điểm, nghệ thuật làm đẹp con người. Mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp,
làm tăng thêm tự tin khi giao tiếp, đặc biệt đối với phụ nữ. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ
phẩm còn thể hiện tính cách, trình độ nhận thức thẩm mỹ và sâu xa hơn là bản sắc văn
hóa của mỗi dân tộc.
Khi đã được xác định nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng, doanh
nghiệp thực hiện các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối… để
sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng các chiến lược trên có tốt đi
chăng nữa nếu như khách hàng của chúng ta chưa có bất kì một thông tin nào về sản
phẩm, về công ty thì cũng thật khó để công ty có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường năng động và đầy cạnh tranh như hiện nay. Chính vì vậy các chiến lược quảng
cáo nhằm cung cấp thông tin cho thị trường là không thể thiếu. Và một trong những
công cụ hiệu quả để truyền tải thông tin, thu hút, thuyết phục khách hàng, thúc đẩy
hoạt động bán hàng là hoạt động quảng cáo, một vũ khí sắc bén nhằm thu hẹp khả
năng mở rộng thị trường của đối thủ cạnh tranh và đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường mà mình hoạt động.
Cùng với đó là sự gia tăng của mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái, ảnh hưởng tới tâm lý
mua sắm của người tiêu dùng. Mọi người ai cũng dùng đến mỹ phẩm nên hiện nay các
sản phẩm giả và sản phẩm tự chế có thể dẫn tới hậu quả không lường trước được.
Trước thực trạng đó thì vấn đề quản lý mỹ phẩm đang trở nên vô cùng cần thiết. Để
đảm bảo quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ thị trường ngành mỹ phẩm, Nhà nước đã ban

1
hành các luật, các nghị định, thông tư nhằm tạo nên nền tảng cơ sở pháp lý, cùng với
đó là mở ra những cơ hội mới, thị trường mới, hội nhập với thế giới nhằm phát triển
ngành mỹ phẩm nói riêng cũng như nền kinh tế quốc gia nói chung.
Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là đối với một sản phẩm cụ thể thì quảng cáo như thế
nào? Quảng cáo ở đâu? Quảng cáo cho đối tượng nào là hiệu quả?... Và công việc
quản lý Nhà nước về chính sách Quảng cáo diễn ra như thế nào? Chính vì vậy, để hiểu
sâu về tính pháp lý của các sản phẩm, đề tài tiểu luận “Quản lý Nhà nước trong
chính sách quảng cáo mỹ phẩm - So sánh cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da
và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Trình bày quản lý Nhà nước về chính sách Quảng cáo mỹ phẩm.
2. So sánh chính sách quảng cáo giữa cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy
White Complete) và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark Spot).

2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về Mỹ phẩm


1.1.1. Định nghĩa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT ban hành ngày 25
tháng 01 năm 2011 về quản lý mỹ phẩm thì mỹ phẩm được định nghĩa như sau:
“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những
bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi
và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để
làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể
hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”
Ngoài ra, có một số khái niệm khác về mỹ phẩm như sau:
₋ Theo cách hiểu thông thường của người tiêu dùng, mỹ phẩm là sản phẩm làm
đẹp, giúp người sử dụng trở nên xinh đẹp hơn.
₋ Theo từ điển y dược, mỹ phẩm được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo
nhằm mục đích làm sạch cơ thể, tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sức hấp dẫn, làm
thay đổi diện mạo bên ngoài, giúp bảo vệ nuôi dưỡng các mô bên ngoài cơ
thể.
₋ Tại Hoa Kỳ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) định nghĩa “Mỹ
phẩm là sản phẩm (không bao gồm xà phòng) dùng để bôi thoa vào cơ thể
người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo
mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể” [11].
1.1.2. Đặc điểm của mỹ phẩm

3
Bảng 1.1: Đặc điểm của mỹ phẩm

Mỹ phẩm

Mỹ phẩm Giá của mỹ


Mỹ phẩm
Mỹ phẩm có thể sử phẩm không
Được xem không cần Mỹ phẩm
có nguồn dụng tại ổn định, tùy
như là một sản xuất chế có thể sử
gốc tự một hay thuộc phân
bộ phận của biến theo dụng hàng
nhiên, tổng nhiều bộ khúc và
Dược phẩm. công thức ngày.
hợp. phận trên cơ thương hiệu
xác định.
thể. sản phẩm.

1.1.3. Phân loại mỹ phẩm


Dựa theo Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày
25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, mỹ phẩm được phân loại thành
20 nhóm sản phẩm được quy định cụ thể tại Mục 2 (dạng sản phẩm) của Phụ lục số
01-MP của Thông tư.
Bảng 1.2: Phân loại mỹ phẩm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT

STT Dạng sản phẩm Product type(s)

Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu Creams, emulsions, lotions, gels and
1.
dùng trên da (tay, mặt, chân, ...) oils for skin (hands, face, feet, etc.)
Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong Face masks (with the exception of
2.
da nguồn gốc hoá học) chemical peeling products)
Tinted bases (liquids, pastes,
3. Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
powders)
Phấn trang điểm, phấn dùng sau Make-up powders, after-bath
4.
khi tắm, bột vệ sinh,… powder, hygienic powders, etc.
Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,
5. Toilet soaps, deodorant soaps, etc

Nước hoa, nước thơm dùng vệ Perfumes, toilet waters and eau de
6.
sinh,… Cologne
Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội Bath or shower preparations (salts,
7.
(muối, xà phòng, dầu, gel,…) foams, oils. gels, etc.)

4
8. Sản phẩm tẩy lông Depilatories

9. Sản phẩm khử mùi và chống mùi Deodorants and anti-perspirants

Hair care products:


Sản phẩm chăm sóc tóc
₋ Hair tints and bleaches
₋ Nhuộm và tẩy màu tóc
₋ Products for waving, straightening
₋ Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
and fixing,
₋ Các sản phẩm định dạng tóc
₋ Setting products,
₋ Sản phẩm làm sạch (sữa, bột,
10. ₋ Cleansing products (lotions,
dầu gội)
powders, shampoos),
₋ Sản phẩm cung cấp chất dinh
₋ Conditioning products (lotions,
dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu),
creams, oils),
₋ Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa,
₋ Hairdressing products (lotions,
keo xịt tóc, sáp)
lacquers, brilliantines)
Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau Shaving product (creams, foams,
11.
khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa,...) lotions, etc.)
Products for making-up and
Sản phẩm trang điểm và tẩy trang
12. removing make-up from the face and
dùng cho mặt và mắt
the eyes
Products intended for application to
13. Sản phẩm dùng cho môi
the lips
Sản phẩm để chăm sóc răng và Products for care of the teeth and the
14.
miệng mouth
Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô
15. Products for nail care and make-up
điểm cho móng tay, móng chân
Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan Products for external intimate
16.
sinh dục ngoài hygiene

17. Sản phẩm chống nắng Sunbathing products

Sản phẩm làm sạm da mà không


18. Products for tanning without sun
cần tắm nắng

5
19. Sản phẩm làm trắng da Skin whitening products

20. Sản phẩm chống nhăn da Anti-wrinkle products

21. Sản phẩm khác (đề nghị ghi rõ) Others (please specify)

Ngoài ra, các nhà sản xuất còn đặt ra một số cách phân loại mỹ phẩm khác để
người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hơn như sau:
 Phân loại dựa vào công dụng:
₋ Dòng sản phẩm dành cho mặt: Một số loại phổ biến như kem dưỡng da, phấn
phủ, kem chống nắng,...
₋ Dòng mỹ phẩm dành cho cơ thể: nước hoa, sữa dưỡng thể, sữa tắm,...
₋ Mỹ phẩm dành cho tóc: gel vuốt tóc, keo xịt tóc, thuốc nhuộm,...
₋ Sản phẩm dành cho móng: sơn móng tay,...
 Phân loại dựa vào tính năng:
₋ Mỹ phẩm chăm sóc
₋ Mỹ phẩm trang trí
1.1.4. Thành phần có trong mỹ phẩm
1.1.4.1. Một số thành phần thường gặp, tác dụng có lợi với cơ thể
Bảng 1.3: Một số thành phần thường có trong mỹ phẩm, có lợi cho da [15]

Thành phần Tác dụng có lợi

Chất chống oxy hóa, ngăn chặn các hoạt chất oxy hóa gây hại
Antioxidants
và giúp chống lão hóa.
Beta-hydroxy Có tác dụng tẩy da chết nhẹ, điều trị mụn trứng cá, da không
acid đều màu, hoặc có nếp nhăn.

Collagen Tái tạo collagen của cơ thể, giúp da căng bóng và đàn hồi.

Là một dẫn chất vitamin A liều cao, hiệu quả trong điều trị
Differin
mụn trứng cá.
Là thành phần tẩy da chết hóa học, thấm qua lớp dầu và bẻ
Glycolic acid gãy các mô liên kết của khối tế bào chết cùng với chất nhờn trong
lỗ chân lông, làm thông thoáng lỗ chân lông.
Hyaluronic acid Có tác dụng và ngăn ngừa sự mất nước của da.

6
Chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ da khỏi những tác
Idebenone
động của môi trường bằng cách chống lại các gốc tự do.
Là một dạng vitamin B3, có tác dụng cải thiện tính đàn hồi và
Niacinamide
làm dịu làn da kích ứng, ửng đỏ hiệu quả.
Giúp bảo vệ da khỏi tia UVB nên thường được dùng trong
Oxybenzone
kem chống nắng.
Là một dẫn chất của vitamin A liều cao giúp kích thích
chuyển hóa tế bào da, kích thích sản sinh ra acid hyaluronic và
Retinol
collagen. Trị mụn trứng cá rất hiệu quả, làm mịn da và hạn chế
gia tăng sắc tố da.
Có tác dụng loại bỏ dầu thừa và các tế bào chết khỏi bề mặt da
Acid salicylic nhằm giữ bề mặt da luôn khô thoáng. Thường dùng để trị mụn
trứng cá.
Titanium Là một khoáng chất giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB,
dioxide nên được tìm thấy nhiều trong công thức chống nắng tự nhiên.
Chất chống oxy hóa, có khả năng kích thích sản xuất collagen
Vitamin C và ức chế sự hình thành sắc tố da, nhằm điều trị và ngăn ngừa các
đốm hình thành.
Là thành phần được sử dụng nhiều trong kem chống nắng, có
Zinc oxide
tính năng chống tia UV, phù hợp với da nhạy cảm.

1.1.4.2. Một số thành phần thường gặp, có hại với cơ thể


Bảng 1.4: Một số thành phần thường có trong mỹ phẩm, có hại cho cơ thể [15]

Thành phần Vai trò Tác dụng có hại

Được dùng để tạo


Là thành phần có hại, thường gây kích
Mùi thơm tổng mùi thơm cho chế
ứng da, làm da khô sạm, sần sùi, nổi mẩn
hợp phẩm, tăng sức hấp
đỏ và gia tăng tốc độ lão hóa.
dẫn.

7
Khiến bã nhờn, chất bẩn, bụi không
Làm cho da bằng
thoát ra khỏi bề mặt lỗ chân lông, phá vỡ
Silicones phẳng, căng mượt,
quy trình điều tiết da. Dùng trong thời gian
không tỳ vết.
dài gây mụn viêm, mụn ẩn hoặc khô da.

Chất tạo bột, tẩy rửa,


Làm mất đi lớp dầu của da, có thể gây
Các sulfate chất hoạt động bề
kích ứng, khô da.
mặt.
Gây tắc lỗ chân lông, khiến da không
thể đào thải bã nhờn, chất bẩn.
Giữ ẩm cho khu vực
Dầu khoáng Khi đi vào cơ thể có khả năng lắng
điều trị.
đọng tại gan làm mất đi hầu hết các
vitamin.
PUSAs (các loại Cung cấp các omega
Là các chất dễ bị oxy hóa tạo thành
dầu không bão cần thiết cho da và
những chất mới đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
hòa) cơ thể.
Kích thích hormon estrogen, có nguy
Chất bảo quản sản
Parabens cơ gây ung thư vú, giảm lượng tinh trùng
phẩm
ở nam.

Kem chống Bảo vệ da khỏi tia Có chưa chất oxybenzone, octinoxate


nắng hóa học UV gây phá hủy hormon và tổn hại tế bào.

Gây dị ứng và rối loạn nội tiết, thậm


Formaldehyde Chất bảo quản
chí là ung thư.

1.1.5. Một số dạng bào chế thường gặp


 Dạng dung dịch: Là dạng mỹ phẩm đơn giản nhất trong các công thức mỹ phẩm,
thường gặp ở một số sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, nước hoa, …
- Là hỗn hợp đồng nhất của các thành phần hòa tan.
- Tạo nên sản phẩm bằng cách hòa trộn các thành phần với dung môi (thường là
nước).
 Kem / lotion: Là hỗn hợp các chất lỏng không đồng tan. Được tạo nên bởi pha dầu,
pha nước và chất nhũ hóa.

8
- Thường không ổn định và để lâu sẽ bị phân tách thành 2 các pha khác nhau.
- Thường sử dụng cho các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, kem dưỡng tóc, kem
chống nắng,…
 Dạng treo: Là sản phẩm cung cấp các thành phần không đồng tan, là những sản
phẩm có thể nhìn thấy hạt như gelatin hoặc chất khoáng vô cơ (ví dụ như titanium
dioxide) trong sản phẩm.
- Thường gặp ở một số sản phẩm như kem chống nắng, chất rửa tay hoặc dầu
gội đầu.
 Dạng mỡ: Là các chế phẩm bán rắn, sử dụng tại chỗ, cho hiệu quả làm mềm da,
niêm mạc.
- Là các dạng khan truyền thống, không chứa nước, ít gặp vấn đề nhiễm khuẩn
như nhũ tương.
- Có tính thẩm mỹ hạn chế trên da, thường nhờn, có màu vàng nhạt, dính, sánh,
nặng nề nên cũng ít được sử dụng.
 Viên nang: Viên nang có thể chứa các chất rắn, dung dịch hoặc hỗn dịch.
- Thường chia liều và tiện lợi cho sử dụng, chỉ sử dụng ngoài da. Tuy nhiên
thường đắt hơn các dạng bào chế khác.
 Bột: Là một trong những loại phổ biến nhất của hình thức sản phẩm mỹ phẩm.
- Là hỗn hợp các nguyên liệu rắn pha trộn với nhau thành một loại bột mịn. Một
số nguyên liệu điển hình bao gồm talc, silicat, và tinh bột.
 Gel: Là một trạng thái vật chất của một hệ keo có môi trường phân tán ở thể rắn và
chất phân tán ở thể lỏng (dung dịch keo đặc).
- Thường trong suốt, đặc. Thường sử dụng cho các sản phẩm tóc, sữa rửa mặt,
kem đánh răng,…
 Thỏi, sáp: Là hình thức mỹ phẩm dạng rắn, cung cấp các nguyên liệu khi cọ xát.
- Thường dùng để chế tạo son môi hoặc chất khử mùi,
- Sản phẩm được tạo thành bằng cách nung nóng chảy các chất, trộn đều và đổ
khuôn, khi nguội sẽ có hình dạng của xác định.
1.1.6. Phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm
Theo quy định của luật: Thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm của liên bang Hoa Kỳ
(Federal Food, Drug, and Cosmetic Act).
Bảng 1.5: Phân biệt hóa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm

9
Hóa mỹ phẩm Dược mỹ phẩm
Mỹ phẩm nói chung là những sản phẩm chuyên dùng để trang
điểm, làm đẹp, dưỡng da, thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể.
Mỹ phẩm chia làm nhiều loại khác nhau: mỹ phẩm chăm sóc da, mỹ
phẩm trang điểm, chăm sóc cơ thể… Mỹ phẩm chăm sóc da nói
riêng có tác dụng tác động lên bề mặt da để làm sạch, dưỡng da.
Dược mỹ phẩm
Khái niệm (cosmeceutical) là sự kết hợp
giữa mỹ phẩm (cosmestics) và
dược phẩm (pharmaceuticals).
Dược mỹ phẩm vừa là sản phẩm
có công dụng làm đẹp vừa điều
trị các vấn đề của da như: mụn,
nám, tàn nhang, sẹo, lão hóa…
Thường là hỗn hợp các chất
hóa học, một số xuất phát từ Chứa các hoạt chất có dược
nguồn gốc thiên nhiên và một số tính tốt và an toàn cho làn da.
được tổng hợp. Mỹ phẩm đa số Một số hãng dược mỹ phẩm còn
Thành phần chứa các chất tạo mùi, hương có các thành phần chiết xuất từ
thơm và không tuân thủ các quy thiên nhiên như tinh dầu cỏ cây
định nghiêm ngặt của Cục quản rất an toàn và không gây kích ứng
lý thực phẩm và dược phẩm – cho da.
FDA.
Dược mỹ phẩm được bào chế
FDA cho phép mỹ phẩm và nghiên cứu như dược phẩm.
chứa đến 30% vi khuẩn do đó Các sản phẩm phải trải qua 1 quá
Tính an mỹ phẩm chăm sóc da thông trình điều chế tuân thủ quy định
toàn thường không đảm bảo tính an nghiêm ngặt của phòng thí
toàn như dược mỹ phẩm. nghiệm trước khi được tung ra thị
trường. Vì thế, dược mỹ phẩm an
toàn hơn mỹ phẩm nhất.

1.1.7. Phân biệt mỹ phẩm và thuốc

10
Bảng 1.6: Phân biệt mỹ phẩm và thuốc [7][8]

STT Tiêu chí Mỹ phẩm Thuốc

Sản phẩm mỹ phẩm là một


chất hay chế phẩm được sử Thuốc là chế phẩm có
dụng để tiếp xúc với những bộ chứa dược chất hoặc dược
phận bên ngoài cơ thể con liệu dùng cho người nhằm
người (da, hệ thống lông tóc, mục đích phòng bệnh, chẩn
móng tay, móng chân, môi và đoán bệnh, chữa bệnh, điều
1 Khái niệm cơ quan sinh dục ngoài) hoặc trị bệnh, giảm nhẹ bệnh,
răng và niêm mạc miệng với điều chỉnh chức năng sinh
mục đích chính là để làm sạch, lý cơ thể người bao gồm
làm thơm, thay đổi diện mạo, thuốc hóa dược, thuốc dược
hình thức, điều chỉnh mùi cơ liệu, thuốc cổ truyền, vắc
thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ xin và sinh phẩm.
thể trong điều kiện tốt.
Chẩn đoán, chữa bệnh,
Mục đích sử Làm sạch, làm đẹp, tăng sức
2 giảm nhẹ, điều trị hoặc
dụng hấp dẫn hoặc thay đổi diện mạo.
phòng ngừa bệnh tật.
3 Số đăng ký Trên hộp ghi số công bố mỹ Trên hộp ghi số đăng ký
phẩm (SCBMP): (SĐK):
Số được cấp/ Năm cấp/ Chữ-số được cấp-năm cấp
CBMP-QLD (Đối với các sản VD: V… - 1234 – 12
phẩm nhập khẩu) Trong đó:
Hoặc: V…: ký hiệu nhận biết
Số được cấp /Năm cấp/ thuốc
CBMP-“mã tỉnh” (Đối với sản 1234: số thứ tự do Cục
phẩm sản xuất trong nước) quản lý dược cấp
12: năm cấp số đăng ký

11
(2012)
Công bố
4 Là mỹ phẩm Là thuốc
trên nhãn
Có thể tự mua đối với
thuốc không kê đơn nhưng
phải có sự tư vấn của người
Người tiêu dùng tự mua
Điều kiện sử có chuyên môn (dược sĩ,
5 không cần tư vấn của người có
dụng bác sĩ).
chuyên môn
Bắt buộc phải có đơn
của bác sĩ đối với thuốc kê
đơn.
Phải được sản xuất tại các
Cơ sở sản Phải được sản xuất tại các cơ
6 có sở đạt chuẩn GMP-
xuất sở đạt chuẩn GMP-WHO
WHO
Có thể được bán tự do tại
Tại hiệu thuốc có dược
các cửa hàng mỹ phẩm, siêu thị,
sĩ đứng quầy thuốc, nhà
7 Phân phối chợ buôn bán, trên mạng…
thuốc. Không bán tự do
Người bán không cần có bằng
như mỹ phẩm.
cấp chuyên môn.
Nguồn gốc Nguồn gốc tự nhiên và tổng Nguồn gốc tự nhiên và
8
nguyên liệu hợp. tổng hợp.

Không quy định rõ ràng Có quy định cụ thể về
9 Giá
Lợi nhuận không quá 15% giá thuốc.

1.2. Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Thị trường mỹ phẩm trên thế giới
Trên thế giới, thị trường mỹ phẩm đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Anh,
Pháp là hai quốc gia mà có sự phát triền và ra đời sớm nhất của các loại mỹ phẩm.
Doanh số về lĩnh vực mỹ phẩm dành cho chăm sóc cá nhân ngày càng tăng nhanh.
Năm 2004 doanh số ở lĩnh vực này 8000 triệu USD thì năm 2009 đã tăng lên tới 17000
triệu USD. Tốc độ tăng trung bình khoảng 15.1% mỗi năm [1].

12
Theo số liệu Reuters Plus tìm hiểu thì ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu vào
năm 2019 trị giá hơn 500 tỷ USD, riêng thị trường Mỹ chiếm 93,5 tỷ. Ngành công
nghiệp mỹ phẩm đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết với giá trị thị trường ước tính
gần 805 tỷ đô la vào năm 2023. Dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép
hàng năm (CAGR) là 7,14% từ năm 2018 đến năm 2023 [2].
Tại thị trường Mỹ năm 2019, ngành công nghiệp mỹ phẩm trị giá 93,5 tỷ USD
(theo nhóm nghiên cứu thị trường NPD-Statista). Nhóm này cũng cho biết, mức tăng
74,7 tỷ USD so với năm trước. Theo khảo sát của tờ Bưu điện New York, mỗi phụ nữ
ở Mỹ chi bình quân khoảng 3.000 USD cho mỹ phẩm hàng năm. Điều này có nghĩa là
khoảng 225,360 USD trong suốt cuộc đời của họ. Mặt khác, nam giới chi trung bình
2.928 USD mỗi năm cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp [2].
Chỉ riêng thị trường nước hoa toàn cầu đã trị giá 38,8 tỷ USD. Sản phẩm chăm sóc
cá nhân dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,5% cho đến năm 2020 (Nghiên cứu thị
trường Zion). Việc bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, hoặc đồ dùng vệ sinh, đang
phát triển và dự kiến sẽ đạt 500 tỷ đô la vào năm 2020. Có gần 1 triệu nhân viên trong
các phân khúc dịch vụ của ngành mỹ phẩm [2].
Cũng theo thống kê tăng trưởng của ngành công nghiệp làm đẹp, số lượng nhân
viên trong phân khúc dịch vụ dự kiến sẽ tăng 10% cho thợ cắt tóc, làm tóc, chuyên gia
thẩm mỹ và gần 22% cho các nhà trị liệu massage vào năm 2024. Các nhà cung cấp
dịch vụ tạo ra 5-15% doanh thu từ việc bán sản phẩm. Các tiệm làm tóc và tiệm hớt tóc
chủ yếu dựa vào việc bán các sản phẩm mỹ phẩm để kiếm lợi nhuận [2].
Thị trường chăm sóc da toàn cầu trị giá gần 135 tỷ đô la trong năm 2018, đây là
mức tăng gần 60% trong mười năm qua. Các sản phẩm mỹ phẩm dành cho da bán
chạy nhất là sữa rửa mặt, tạo ra doanh thu xấp xỉ 1,5 tỷ USD [2].
Chăm sóc da chiếm 60% tổng lợi nhuận trong ngành làm đẹp. Do nhận thức được
nâng cao về tầm quan trọng của chăm sóc da và số lượng đàn ông mua sản phẩm chăm
sóc da ngày càng tăng, phân khúc thị trường này tiếp tục phát triển. Năm 2019 doanh
số chăm sóc da tăng 5% so năm trước. Các sản phẩm chống lão hóa và làm đẹp tự
nhiên là những đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng trong doanh số sản phẩm chăm
sóc da.
1.2.2. Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam

13
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của mỹ phẩm muộn hơn và không được phát triển như
các nước phương Tây. Mỹ phẩm chủ yếu được gửi từ nước ngoài về: dầu gội đầu, kem
đánh răng, xà bông, nước hoa… Sau đó, mới có một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm ra đời
và đã sản xuất các sản phẩm: kem dưỡng da, kem làm trắng da… như cơ sở sản xuất
mỹ phẩm Lan Hảo thành lập năm 1959. Cùng với sự phát triển đó thì người tiêu dùng
trong nước cũng dần quen với sự xuất hiện và sử dụng mỹ phẩm.
Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn chất lượng. Người
tiêu dùng có cơ hội được sử dụng nhiều loại sản phẩm cao cấp hơn. Xu hướng mua
sắm dần thay đổi. Không nằm ngoài xu hướng đó, thị trường mỹ phẩm ngày càng được
mở rộng hơn, sản phẩm mỹ phẩm đã dần trở nên quen thuộc và nhu cầu sử dụng ngày
càng nhiều.
Nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm trong nước được thành lập: công ty cổ phần Sao
Thái dương, mỹ phẩm Lana,…với giá thành tương đối rẻ, phù hợp với những người có
thu nhập thấp và trung bình. Sản phẩm của các công ty này đã dành được chỗ đứng
trên thị trường, thậm chí còn xuất khẩu sang nước ngoài như các sản phẩm của công ty
mỹ phẩm Lan Hảo.
Theo báo cáo được Q&Me công bố hồi tháng 01/2019, khảo sát với 480 người
tham gia, có độ tuổi từ 16-39 và đang sống tại Tp.HCM và Hà Nội:
Với mức sống được nâng cao, ngày càng có nhiều người Việt sử dụng các sản
phẩm mỹ phẩm đã để chăm sóc sắc đẹp như một nhu cầu thiết yếu. Có tới 73% sử
dụng các sản phẩm chăm sóc da ít nhất một lần/ một tuần hoặc nhiều hơn, gần một nửa
số người được khảo sát có chăm sóc da hàng ngày. Ở những người trong độ tuổi từ 30-
39 tuổi có thu nhập hàng tháng với trên 20 triệu VNĐ, sử dụng mỹ phẩm thường
xuyên hơn độ tuổi còn lại. Các sản phẩm chăm sóc da phổ thông nhất là sữa rửa mặt,
kem chống nắng và mặt nạ dưỡng da mặt.

14
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện tần suất chăm sóc da theo nhân khẩu học [10]

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tần suất chăm sóc da của người từ 16-39 tuổi [10]

15
Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện loại mỹ phẩm được dùng phổ biến phân theo độ tuổi từ 16-
39 tuổi [10]
Vì vậy, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Cùng với sự phát triển
chung, thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao, khả năng tiêu dùng các sản
phẩm đắt tiền đã tăng lên đáng kể. Tiêu biểu như mỹ phẩm, trước đây vốn được cho là
hàng hóa xa xỉ, đến giờ thì quan điểm đó đã trở lên lỗi thời.
1.2.3. Thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường mỹ phẩm ở Việt
Nam
Hiện nay, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, mà mỹ
phẩm là một trong những mặt hàng dễ làm giả, dẫn đến tình trạng buôn bán mỹ phẩm
giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng ngày càng gia tăng bằng những
thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện. “Dựa theo số liệu trên cả 2 kênh phân phối online và
offline, thị trường mỹ phẩm của LOreal tại Việt Nam gần như đang được thống trị bởi
hàng xách tay và hàng giả đến hơn 60%” - bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - Giám đốc
đối ngoại và truyền thông Công ty LOreal Việt Nam - chia sẻ [16]. 

16
Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước liên tục phát
hiện kho hàng mỹ phẩm nhập lậu và cơ sở sản xuất mỹ phẩm không đảm bảo chất
lượng với số lượng lớn [16].  
Cuối tháng 8 vừa qua, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, phát hiện một kho
hàng chứa 4.800 sản phẩm mỹ phẩm các loại, trị giá gần 2,2 tỷ đồng có dấu hiệu nhập
lậu. Cũng trong tháng 8, Cục QLTT Long An đã tiêu hủy trên 1 tấn nguyên liệu dùng
để sản xuất mỹ phẩm tại cơ sở kinh doanh mỹ phẩm của bà Cao Thị Ngọc Bích và
Công ty TNHH mỹ phẩm Nhân Thuận Phát. Tất cả các cơ sở này đều sản xuất mỹ
phẩm không có giấy chứng nhận đăng ký ngành nghề sản xuất mỹ phẩm, kinh doanh
mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi
đưa ra thị trường…[16]
Tại Long An, vào ngày 14/8, Đội QLTT số 3 (Cục QLTT Long An) phối hợp với
công an xã Nhơn Thạnh Trung tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm
trên địa bàn thuộc ấp Bình Trung, xã Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An, do bà
Nguyễn Thị Anh Thư làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện
2.243 sản phẩm mỹ phẩm các loại nhưng trên nhãn không ghi tên, địa chỉ tổ chức, cá
nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất được giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và hồ sơ công bố chất lượng số lượng sản phẩm mỹ phẩm tại
cơ sở [17].
Tại Bình Thuận, ngày 21/8, Đội QLTT số 5 (Cục QLTT Bình Thuận) tiến hành
kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm do bà Nguyễn Thị L. làm chủ trên địa bàn huyện
Tánh Linh. Tại thời điểm kiểm tra, bà L. không xuất trình được giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động kinh doanh của cơ sở. Ngoài ra, Đội QLTT số 5 phát hiện tại cơ sở này
đang kinh doanh lô hàng 1.823 sản phẩm mỹ phẩm các loại là hàng hóa do nước ngoài
sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng
Việt Nam, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp [17]. 
Mới đây nhất, ngày 9/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT Hà
Giang phối hợp với Công an huyện Bắc Quang phát hiện 20 hộp carton có chứa 8 mặt
hàng mỹ phẩm với gần 4 nghìn sản phẩm mỹ phẩm có chữ nước ngoài. Thời điểm
kiểm tra, ông Bùi Văn Tuyển (sinh năm 1985, trú tại tổ 12, phường Minh Khai, thành
phố Hà Giang) khai nhận là người sở hữu lô hàng mỹ phẩm và không xuất trình được
các thủ tục giấy tờ liên quan đến toàn bộ lô hàng hoá nêu trên [17].

17
Để ngăn chặn tình trạng kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, Chính phủ vừa ban
hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc buôn bán hàng giả về giá trị sử
dụng, công dụng sẽ bị phạt tối đa 140 triệu đồng tùy trường hợp. Đối với kinh doanh
hàng mỹ phẩm giả thì người bán ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn bị
tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 - 3 tháng và
phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm. Như vậy, quy
định mới đã tăng mức xử phạt hành chính lên gần gấp 2 lần so với mức phạt trước đây
đối với sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả [17].
1.3. Tổng quan về Chiến lược marketing sản phẩm
Đối với quản lý kinh tế, marketing dược đóng vai trò quan trọng trong quản lý vĩ
mô: Thị trường – công cụ quản lý Nhà nước. Đối với quản lý vi mô có vai trò quyết
định chiến lược marketing của công ty.
Để hoạt động marketing có hiệu quả, sau khi nghiên cứu thị trường hoạch định
được vị thế cho sản phẩm thì doanh nghiệp cần xác lập được chiến lược marketing cho
sản phẩm đó. Chiến lược marketing hỗn hợp là các loại chiến lược khác nhau để doanh
nghiệp thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình. Vì các yếu tố trong chiến lược
đều đóng vai trò ngang nhau nên không thể quá coi trọng bất kỳ một yếu tố nào. Theo
Philip Kotler có thể nhóm gộp 4 yếu tố gọi là 4P bao gồm: sản phẩm (Product), giá
(Price), phân phối (Place) và xúc tiến, hỗ trợ kinh doanh (Promotion) [5].

18
Sản phẩm đa dạng
Chất lượng
Nhãn hiệu
Chiến lược Bao bì đóng gói
sản phẩm
Kích cỡ sản phẩm
Dịch vụ sản phẩm
Doanh số

Yếu tố tác động quyết định


Phương pháp định giá
Chiến lược Chính sách giá
giá
Thay đổi giá, điều chỉnh giá
Thời hạn thanh toán

Mục tiêu chiến lược


Căn cứ chọn kênh
Kênh phân phối
Chiến lược Các trung gian
phân phối
Vận chuyển hàng hóa
Hình thức thanh toán
Dự trữ hàng hóa

Xúc tiến bán hàng


Quảng cáo
Chiến lược Khuyến mãi
xúc tiến, hỗ
Lưu lượng bán hàng
trợ
Quan hệ công chúng
Marketing trực tiếp

Hình 1.4: Sơ đồ tóm tắt nội dụng chiến lược marketing hỗn hợp [5]
1.3.1. Chính sách sản phẩm (Product)
 Khái niệm sản phẩm trong marketing [3]:
Theo Philip Kotler: Sản phẩm là những cái gì có thể cung cấp cho thị trường để
tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn
của thị trường.
Có thể nói: Sản phẩm nói chung = Sản phẩm hữu hình + Sản phẩm vô hình
Hay Sản phẩm = Hàng hóa và/hoặc dịch vụ
 Phân loại sản phẩm [3]:

19
Hình 1.5: Sơ đồ phân loại sản phẩm hàng hóa
 Một số chiến lược trong chính sách sản phẩm [3]:
₋ Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm:
Nội dung chiến lược: Chiều rộng: Nhóm hàng
Chiều dài: Kéo dài số lượng sản phẩm trong mỗi nhóm
Chiều sâu: Số lượng mẫu mã các mặt hàng
₋ Chiến lược phát triển các mặt hàng mới:
Nội dung chiến lược là khuyến khích sản xuất sản phẩm mới, công dụng mới, có
đặc tính nổi trội.
₋ Chiến lược triển khai theo tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống của sản
phẩm:
Nội dung của chiến lược là định vị được các mục tiêu, các chỉ số phù hợp với sự
phát triển của sản phẩm trên thị trường.
1.3.2. Chính sách giá (Price)

20
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm là việc quy định mức giá trong các tình
huống cụ thể theo loại khách hàng, theo lượng mua, theo từng thời điểm trong năm.
Định giá là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing.
Cần xác định mức giá, mối quan hệ giữa chất lượng và giá, tầm quan trọng của yếu
tố giá đối với doanh nghiệp, mối tương quan cần tính đến giữa quảng cáo và giá…[3]
 Mục tiêu của chính sách giá [3]:
Thứ nhất, tối đa hoá lợi nhuận: Nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất trong khi vẫn
thoả mãn các mục tiêu về thị phần, thị trường, danh tiếng và an toàn trong kinh doanh.
Thứ hai: Thâm nhập và mở rộng vùng thị trường thông qua giá thấp.
Thứ ba: Bảo vệ các khu vực thị trường đã chiếm lĩnh bằng chiến lược giá phân biệt.
 Các phương pháp định giá: bao gồm [3]:
₋ Định giá theo chi phí
₋ Định giá theo khả năng thảo mãn nhu cầu
₋ Định giá theo thị trường
 Các bước cơ bản để định giá sản phẩm: được miêu tả theo sơ đồ sau:

Hình 1.6: Sơ đồ các bước cơ bản để định giá sản phẩm
 Một số chiến lược của chính sách giá: gồm có [3]
₋ Chiến lược một giá
₋ Chiến lược giá linh hoạt
₋ Chiến lược giá hớt váng
₋ Chiến lược giá xâm nhập
₋ Chiến lược chắt lọc thị trường
₋ Chiến lược giá khuyến mại
₋ Chiến lược giá ảo

21
1.3.3. Chính sách phân phối (Place)
Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành, tổ chức, vận chuyển, phân phối
hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các nước, các
khu vực trên thế giới. Xây dựng chính sách phân phối để đưa hàng hóa và dịch vụ kịp
thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu trên thị
trường. Thông qua phân phối, thông tin sẽ được cung cấp nhằm thỏa mãn người tiêu
dùng.
Chính sách phân phối bao gồm lựa chọn kênh, điều khiển và quản lý kênh…[3]
 Phương thức phân phối: có 2 phương thức phổ biến
₋ Phương thức phân phối trực tiếp: hàng hóa được phân phối trực tiếp từ
người sản xuất đến người tiêu dùng không qua trung gian.
₋ Phương thức phân phối gián tiếp: là phân phối hàng hóa thông qua hệ thống
trung gian.
Các doanh nghiệp thường sử dụng cả 2 phương thức phân phối trực tiếp và gián
tiếp song song với nhau để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi
phương thức.
 Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa hàng
hóa đến người tiêu dùng.

Hình 1.7: Sơ đồ kênh phân phối tổng quát


 Một số chiến lược phân phối:
₋ Chiến lược phân phối mạnh
₋ Chiến lược phân phối chọn lọc

22
₋ Chiến lược phân phối độc quyền
1.3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion)
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ quảng cáo bao gồm các công cụ quảng cáo, tuyên
truyền, kích thích tiêu thụ và bán hàng cá nhân [3].
Bảng 1.7: Mục đích, các chiến lược và công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Đẩy mạnh việc bán hàng
Tạo lợi thế cạnh tranh
Mục đích
Truyền đạt thông tin về sản phẩm và hình ảnh tới khách hàng
Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường
Chiến lược kéo: Kích thích nhu cầu của người tiêu dùng
Một số
Chiến lược đẩy: Đẩy hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất
chiến lược
với khối lượng lớn nhất thông qua các phần tử trung gian.
Quảng cáo: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên ấn phẩm,
vật phẩm…
Một số
Kích thích tiêu thụ: Giảm giá, hoa hồng, tặng quà…
công cụ
Tuyên truyền: Hỗ trợ, triển lãm
Bán hàng cá nhân

1.3.4.1. Bản chất của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến các chính sách xúc tiến và hỗ trợ
kinh doanh. Đây là một trong bốn chính sách chủ yếu của marketing mà doanh nghiệp
sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của mình.
Bản chất của xúc tiến và hỗ trọ kinh doanh là tập hợp các thành tố:
₋ Quảng cáo (Advertisement)
₋ Quan hệ công chúng (Public relation)
₋ Tuyên truyền (Publicity)
₋ Khuyến mại (Sale promotion)
₋ Bán hàng trực tiếp (Personal selling)
1.3.4.2. Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
+) Đẩy mạnh việc bán hàng: chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có vai trò to
lớn trong marketing. Nhờ có các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

23
thúc đẩy mạnh việc chào hàng, bán hàng, thâm nhập thị trường, làm tăng doanh thu,
quay vòng vốn nhanh và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động này còn giúp doanh nghiệp thâm nhập được thị trường mới và tăng thị
phần trên thị trường, thu hút thêm khách hàng tiềm năng... từ đó giúp doanh nghiệp
vững vàng và lớn mạnh hơn qua những thất bại và thành công trên thương trường.
+) Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý, sự thích thú và tạo ra tâm trạng thoải mái
cho người mua đối với sản phẩm mà còn nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của
doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động này uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường sẽ
lôi kéo được những khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều
đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh hơn hản so với các doanh
nghiệp khác.
+) Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng: muốn
làm được điều đó nhà kinh doanh phải hiểu được quá trình lôi kéo khách hàng và tác
động những yếu tố môi trường lên quá trình đó. Thông tin đó phải có ích và thúc đẩy
người tiêu dùng phản ứng lại thông tin.
+) Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường: một trong những mối quan tâm hàng
đầu của các doanh nghiệp là làm sao kích thích được nhu cầu về sản phẩm của người
tiêu dùng.
Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có thể được coi là biện pháp và nghệ thuật mà các
doanh nghiệp dùng để thông tin về hàng hóa, tác động vào người mua nhằm lôi kéo
người mua đến với sản phẩm của doanh nghiệp.
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cùng với các chính sách khác của
marketing cần phải được hợp thành một thể thống nhất như là một biện pháp sống còn
để thực hiện đầy đủ các mục tiêu của marketing. Về triển vọng thì hoạt động này sẽ
đóng vai trò quan trọng trong marketing.
1.3.4.3. Một số chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
+) Chiến lược kéo: là chiến lược nhằm kích thích nhu cầu người tiêu dùng.
Chiến lược này thường áp dụng cho loại sản phẩm chuyên dụng với đối tượng
chính là người tiêu dùng.

24
Hình 1.8: Sơ đồ minh họa chiến lược kéo
+) Chiến lược đẩy: là chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm đẩy hàng hóa
ra thị trường một cách hiệu quả nhất với khối lượng lớn nhất. Đối tượng tác động
chính là các trung gian.
Chiến lược này thường áp dụng cho sản phẩm thông dụng, có tần số sử dụng lớn.

Hình 1.9: Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy


1.3.4.4. Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
a) Quảng cáo:
Quảng cáo là dịch vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm
(hàng hóa hoặc dịch vụ) hoặc ý tưởng do một bên thuê thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm thuyết phục hoặc ảnh hưởng đến hành vi của một số đối
tượng nào đó. Quảng cáo là một dịch vụ kinh doanh vì bên thuê quảng cáo phải trả
tiền để thông tin về sản phẩm hoặc ý tưởng của mình được một số đối tượng nào đó
biết đến. Các bước tiến hành được mô tả:

Hình 1.10: Sơ đồ các bước tiến hành một chương trình quảng cáo
25
 Quảng cáo trên ấn phẩm
Quảng cáo trên ấn phẩm giúp cho doanh nghiệp tạo ra ảnh hưởng sâu rộng trong
công chúng. Giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp của mình cho một bộ phận đông
đảo người đọc. Trong nhiều chiến dịch quảng cáo, ấn phẩm là phương tiện truyền
thông cơ bản vì nó tạo ra ảnh hưởng riêng.
Ấn phẩm quảng cáo dùng để minh họa những tính năng và lợi ích của sản phẩm về
khía cạnh hình ảnh. Nó là phương tiện truyền thông để giải thích tính năng của những
sản phẩm phức tạp. Ngoài ra, ấn phẩm còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm được khách
hàng mục tiêu cho sản phẩm của mình và xây dựng thông điệp gây sức hút cao nhất
đối với họ.
Quảng cáo trên ấn phẩm có hai phương tiện chủ yếu là báo và tạp chí.
Quảng cáo trên báo:
Mặc dù báo chí đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các phương tiện truyền thông
khác như tạp chí, tivi, radio... nhưng ngày nay tại Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới quảng cáo trên báo vẫn chiếm ngân sách chi phí khá lớn so với các phương tiện
truyền thông khác. Quảng cáo trên báo giúp cho các sản phẩm của các doanh nghiệp
thuê quảng cáo có tính thâm nhập thị trường cao, tính chọn lọc địa lý, thời gian phản
hồi nhanh, tính linh động sáng tạo cao và sức thu hút sự quan tâm của khán giả.
Trong đó, đối tượng khán giả mà hầu hết các tờ báo muốn hướng tới là đại bộ
phận quần chúng. Tuy nhiên cũng có những tờ báo hướng tới một nhóm đối tượng
khán giả như báo tài chính thị trường, báo đầu tư, báo diễn đàn doanh nghiệp chuyên
đưa tin về tình hình kinh tế, đầu tư, giá cả... cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, chính
vì thế các báo này là những kênh truyền thông lý tưởng cho các doanh nghiệp tiếp cận
với khán giả mục tiêu của mình.
Tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế:
₋ Hạn chế trong khâu sản xuất vì thời gian phát hành gấp rút và chất lượng in ấn
không cao, gặp khó khăn khi in các quảng cáo cần có ấn tượng và màu sắc.
₋ Khả năng tiếp cận phân khúc thị trường hạn chế do báo là phương tiện truyền
thông đại chúng, nó có khả năng tiếp cận nhiều khán giả nhưng hiệu quả không
cao khi cần nhắm vào phân khúc thị trường cụ thể.
₋ Thời gian tồn tại ngắn nên thời gian xuất hiện của mẫu quảng cáo trước mắt
người đọc rất ít.

26
Quảng cáo trên tạp chí:
Dù báo và tạp chí đều là hai phương tiện truyền thông bằng ấn phẩm, nhưng chúng
có những đặc điểm và sự thuận lợi khác nhau.
Quảng cáo trên tạp chí là kênh truyền thông hữu hiệu qua các mặt: tính chọn lọc
địa lý, chọn lọc độc giả, tính linh động sáng tạo cao, thời gian tồn tại lâu và sức thu hút
sự quan tâm của khán giả. Khác với báo, tạp chí thường được tham khảo nhiều lần.
Điều này có nghĩa là mẫu quảng cáo trên tạp chí có cơ hội được khán giả xem lại nhiều
lần.
Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế:
₋ Chỉ số tiếp cận và tần suất, thời gian sản xuất và đăng kí với tòa soạn lâu hơn.
₋ Thiếu các yếu tố về âm thanh và chuyển động.
 Quảng cáo trên đài:
Ưu điểm của quản cáo trên đài là chi phí thấp nhất trong tất cả các phương tiện
truyền thông, hữu hiệu cao trong chọn lọc thính giả, tính năng động và tiềm năng gợi
hình cao.
Hạn chế lớn nhất là thiếu hình ảnh và chỉ có khoảng thời gian hạn chế để tiếp cận
thính giả.
 Quảng cáo trên ti vi:
Quảng cáo trên truyền hình đã chứng tỏ là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất
vì âm thanh, chuyển động, màu sắc, hình ảnh và nhiều yếu tố khác đi vào tim óc người
xem.
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất là chỉ số tiếp cận cao. Mặc dù chi phí cho quảng cáo
trên tivi là rất lớn nhưng tỉ lệ người tiếp nhận thông tin lại rất cao.
Tuy nhiên, giới hạn của quảng cáo tên tivi là:
₋ Tính chọn lọc tương đối thấp.
₋ Chi phí sản xuất và thuê bao cao.
₋ Không dễ gây ấn tượng cho khán giả khi thời gian quảng cáo quá ngắn gọn.
 Quảng cáo ngoài trời:
Hoạt động quảng cáo tiếp cận với khán giả mục tiêu bên ngoài nhà mình được gọi
là quản cáo ngoài trời. Đây là một phương thức hiệu quả về mặt chi phí và nhanh
chóng tiếp cận những khu vực dân cư rộng lớn. Hoạt động quảng cáo này thường dùng
để hỗ trợ cho các phương tiên truyền thông khác và nó vẫn là một hình thức quảng cáo

27
hiệu quả để xây dựng nhận thức khi sản phẩm thâm nhập vào thị trường mới hoặc để
nhắc nhở về nhãn hiệu đã tồn tại trên thị trường.
Ưu điểm là cơ hội để nâng cao chỉ số tiếp cận tần suất, tính năng động cao và ảnh
hưởng của nó lên khán giả.
Tuy nhiên hạn chế của quảng cáo này là khi xác định kết quả, nội dung thông điệp
truyền đạt rất hạn chế, có ít thời gian để gây sự chú ý cho người xem vì thế không thể
truyền đạt toàn bộ thông điệp.
 Quảng cáo trên Internet:
Hiện nay, mọi người đều Internet nên việc quảng cáo sản phẩm trên Internet là rất
phổ biến. Ví dụ như thành lập website riêng, mở các trang mạng xã hội…
Ưu điểm là chi phí bỏ ra để thành lập website riêng không cao, dễ dàng hoạt động;
còn mở trang mạng xã hội lại không tốn phí; người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, tra cứu
thông tin sản phẩm một cách chủ động.
Theo đó, nhược điểm của loại hình quảng cáo này là mức cạnh tranh lớn, hầu như
các sản phẩm hàng hóa nói chung, mỹ phẩm nói riêng đều được quảng cáo trên
Internet, từ các doanh nghiệp đến người bán lẻ đều sử dụng. Vì thế nên, người tiêu
dùng cũng khó lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp.
b) Kích thích tiêu thụ:
Là sử dụng nhiều phương tiện tác động, kích thích nhằm đẩy mạnh và tăng cường
phản ứng đáp lại của thị trường.
Kích thích tiêu thụ còn gọi là khuyến mãi có tác động trực tiếp và tích cực tới việc
tăng doanh số. Kích thích tiêu thụ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
c) Tuyên truyền:
Tuyên truyền là sự kích thích các nhu cầu của con người một cách gián tiếp. Công
cụ này được sử dụng mạnh ở giai đoạn tăng trưởng, giữ vững ở giai đoạn chín muồi và
giai đoạn suy thoái trong chu kì sống của sản phẩm.
Người tiêu dùng tiếp nhận thông tin từ tuyên truyền lâu hơn so với quảng cáo vì
trong tuyên truyền doanh nghiệp không đề cập trực tiếp tới mục tiêu kinh doanh. Các
công cụ quan trọng trong tuyên truyền: các loại ấn phẩm, các sự kiện văn hóa thể thao,
các bài phát biểu, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo, hội chợ triển lãm.
d) Bán hàng cá nhân:

28
Là công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trực tiếp với khách hàng. Đây là phương
pháp nói chuyện với một hay nhiều khách hàng để bán hàng. Đối với việc bán hàng cá
nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng là hết sức quan trọng, bởi vì họ đại
diện chính cho doanh nghiệp.
Không phải tất cả các nhân viên bán hàng cùng sử dụng một quy trình giống nhau.
Nhưng nhìn chung, việc bán hàng cá nhân có thể theo 7 bước sau:

Hình 1.11: Sơ đồ các bước trong quy trình bán hàng cá nhân
1.4. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm ở Việt Nam và trên thế giới
1.4.1. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm ở Việt Nam
1.4.1.1. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm sản xuất trong nước
Nền kinh tế ngày càng phát triển, Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cửa, mở
rộng giao lưu với nền kinh tế thế giới, luật pháp được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài hoạt động kinh
doanh. Sau đây là một số nghị định, thông tư liên quan đến mỹ phẩm, quản lý mỹ
phẩm mà Nhà nước đã ban hành:
1) Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế, Quy định về quản
lý mỹ phẩm. Gồm 11 chương, 53 điều.
- Thông tư số 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019 của Bộ Y tế, Sửa đổi bổ sung
khoản 4 điều 4 và phụ lục số 01-MP thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày
25/01/2011 của Bộ trưởng bộ y tế về quản lý mỹ phẩm.

29
2) Công văn 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012, Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm,
công bố tính năng mỹ phẩm.
3) Công văn số 13431/QLD-MP ngày 09/08/2019 Cập nhật quy định về các chất
dùng trong mỹ phẩm Hà Nội.
4) Nghị định số 93/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2016, Quy định về
đăng ký sản xuất mỹ phẩm.
5) Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018, Sửa đổi bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về
của Bộ y tế.
6) Quyết định 4369/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 23 tháng 9 năm 2019, Quy định về
nội dung và thời gian kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định quản lý
Nhà nước về Dược, Mỹ phẩm
7) Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các phụ lục (Annex) kèm theo cập nhật hàng
năm.
8) Luật số 11/2012/QH13 của Quốc hội ngày 20/06/2012 Luật giá điều
5,6,7,8,9,10.
9) Thông tư số 277/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
có quy định về mức phí công bố mỹ phẩm.
₋ Thông tư số 114/2017/TT-BTC ngày 24/10/2017 của Bộ Tài chính Sửa đổi,
bổ sung biểu mức thu phí trong lĩnh vực Dược, Mỹ phẩm.
₋ TT 09/2015/TT-BYT, Xác nhận nội dung quảng cáo với sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ đặc biệt do Bộ y tế quản lý, trong đó có các quy định về nội
dung quảng cáo đối với mỹ phẩm.
10) Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định về nhãn
hàng hóa.
 Quy định về xử phạt
11) Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; trong đó có xử phạt về các hành vi
vi phạm liên quan đến công bố mỹ phẩm.   
12) Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020: Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,

30
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó có xử phạt hành vi vi
phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả.
1.4.1.2. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm nhập khẩu
Mỹ phẩm nhập khẩu được quản lý dựa trên một số văn bản sau:
₋ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 Quy định về giấy chứng
nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu
₋ Thông tư 83/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo
Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
₋ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định
về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
₋ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung một số
điều tại thông tư 38/2015/TT-BTC.
₋ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ Quy định chi
tiết một số điều của luật quản lí Ngoại thương, trong đó Mỹ phẩm thuộc
danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện (phụ lục
II) và Thẩm quyền quản lý CFS của Mỹ phẩm thuộc về Bộ y tế (phụ lục V).
 Về chính sách mặt hàng [13]:
Căn cứ theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý ngoại thương, mỹ phẩm là mặt hàng không thuộc diện cấm
nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng mỹ phẩm là mặt hàng nhập
khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ y tế.
Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: Các tổ chức, cá nhân
chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra
lưu thông khi đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn,
hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm
tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
 Về chính sách thuế [13]:
+ Thuế nhập khẩu: Mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu thuộc phân nhóm 3304 trong
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng danh mục chịu thuế (Ban hành kèm theo
Nghị định 125/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2018).

31
+ Về thuế GTGT hàng nhập khẩu: Theo quy định tại Thông tư 83/2014/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu thì các
mặt hàng trong phân nhóm 3304 chịu thuế suất thuế GTGT là 10%.
 Về khai hải quan [13]:
Hồ sơ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Các thủ tục liên quan đến tiếp nhận, xử lý, đăng ký, kiểm tra tờ khai hải quan, kiểm
tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng hóa, thông quan,... được
thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
1.4.2. Quản lý Nhà nước về mỹ phẩm trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, luật Liên bang do Quốc hội ban hành. Để luật được thực thi Quốc hội
ủy quyền cho một số cơ quan chính phủ, chẳng hạn như FDA, để tạo ra các quy định.
Hai luật quan trọng nhất liên quan đến mỹ phẩm được bán trên thị trường Hoa Kỳ là
Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug, an
Cosmetic Act – FDCA) và Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair Packaging and Labeling
Act – FPLA). FDA quản lý mỹ phẩm theo thẩm quyền của các luật này [11].
Nội dung một số luật và quy định của FDA áp dụng cho mỹ phẩm trên thị trường
thương mại giữa các tiểu bang [11]:
₋ Theo luật, các nhà sản xuất không bắt buộc phải đăng ký cơ sở mỹ phẩm của họ
hoặc nộp công thức sản phẩm của họ với FDA, và không cần số đăng ký để
nhập khẩu mỹ phẩm vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, FDA khuyến khích các công ty
mỹ phẩm tham gia vào Chương trình Đăng ký Mỹ phẩm Tự nguyện (VCRP)
của FDA bằng cách sử dụng hệ thống đăng ký trực tuyến. VCRP hỗ trợ FDA
thực hiện trách nhiệm quản lý mỹ phẩm và FDA sử dụng thông tin để đánh giá
các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường.
₋ Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug,
an Cosmetic Act – FDCA) nghiêm cấm việc mỹ phẩm bị pha trộn hoặc dán
nhãn sai.
₋ Theo luật, các sản phẩm và thành phần mỹ phẩm không cần sự chấp thuận trước
của FDA, ngoại trừ các chất phụ gia tạo màu. Tuy nhiên, FDA có thể có những
hành động thực thi đối với các sản phẩm trên thị trường không tuân thủ luật
pháp, hoặc các công ty, cá nhân vi phạm luật pháp.

32
₋ Các công ty và cá nhân sản xuất hoặc tiếp thị mỹ phẩm có trách nhiệm pháp lý
để đảm bảo an toàn cho sản phẩm của họ. 
₋ Thu hồi mỹ phẩm là hành động tự nguyện của các nhà sản xuất hoặc nhà phân
phối để loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây hại, sản phẩm lừa dối hoặc có lỗi
nào đó khỏi thị trường. FDA không được phép ra lệnh thu hồi mỹ phẩm, nhưng
có thể yêu cầu thu hồi sản phẩm và giám sát các công ty tiến hành thu hồi sản
phẩm.
₋ Để ngăn chặn việc vận chuyển thêm một sản phẩm bị tạp nhiễm hoặc dán nhãn
sai, FDA có thể yêu cầu Tòa án Liên bang ban hành lệnh cấm đối với nhà sản
xuất hoặc nhà phân phối mỹ phẩm vi phạm. Mỹ phẩm không phù hợp với quy
định của pháp luật có thể bị thu giữ. “Thu giữ” có nghĩa là chính phủ chiếm giữ
tài sản từ một người nào đó đã vi phạm pháp luật, hoặc bị nghi ngờ làm như
vậy. FDA cũng có thể bắt đầu hành động hình sự đối với một người vi phạm
pháp luật. Ngoài ra, FDA hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ
Biên giới Hoa Kỳ để giám sát hàng nhập khẩu. Theo mục 801 (a) của FDCA,
mỹ phẩm nhập khẩu phải được FDA xem xét tại thời điểm nhập cảnh qua Hải
quan Hoa Kỳ. Các sản phẩm không tuân thủ luật và quy định của FDA bị từ
chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Chúng phải được tuân thủ (nếu có thể), tiêu hủy
hoặc tái xuất. FDA không kiểm tra mọi lô hàng mỹ phẩm nhập vào đất nước
này, nhưng mỹ phẩm nhập khẩu vẫn phải tuân theo luật pháp, ngay cả khi
chúng không được kiểm tra khi nhập cảnh.
₋ FDA có thể và thực hiện kiểm tra các cơ sở sản xuất mỹ phẩm để đảm bảo độ
an toàn của sản phẩm mỹ phẩm và xác định xem mỹ phẩm có bị pha tạp chất
hoặc ghi nhãn sai theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm
(Federal Food, Drug, an Cosmetic Act – FDCA) và Luật về Bao bì và Nhãn
hàng (Fair Packaging and Labeling Act – FPLA). FDA cũng thu thập mẫu để
kiểm tra và phân tích như một phần của việc kiểm tra cơ sở mỹ phẩm, kiểm tra
nhập khẩu và theo dõi các khiếu nại về các tác dụng phụ liên quan đến việc sử
dụng chúng. FDA cũng có thể tiến hành nghiên cứu các sản phẩm và thành
phần mỹ phẩm để giải quyết các lo ngại về an toàn.
1.5. Tổng quan về Công ty Rohto-Mentholatum Việt Nam
1.5.1. Lịch sử hình thành

33
1.5.1.1. Rohto xuất hiện trên thị trường thế giới
Công ty Rohto Pharmaceutical là một công ty chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng
đầu thế giới, và một trong những công ty dược phẩm lớn nhất tại Nhật Bản với 115
năm lịch sử. Rohto được thành lập vào ngày 22/2/1899, bởi ông Yamada Yasmin, có
trụ sở tại thủ đô Oska, Nhật bản. Công ty kinh doanh chính: sản xuất và bán các dược
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…
- Tháng 8/1975: Rohto mua bản quyền nhãn hiệu cho Mentholatum và bắt đầu bán
thuốc mỡ Mentholatum cùng với son dưỡng Mentholatum, hai sản phẩm này đã
mang đến thành công về tài chính cho công ty khi mức doanh thu của công ty
tăng vọt lên tới 2.64 tỷ Yên vào tháng 4/1981.
- Tập đoàn Rohto đã thành lập hoạt động tại 15 thị trường lớn, với các kênh tiếp
thị/phân phối tại hơn 150 quốc gia trên toàn cầu. Họ có hai nhà máy sản xuất tại
Nhật Bản và 6 nhà máy sản xuất trên khắp Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Việt
Nam, Hồng Kông và Indonesia.
- Rohto bước vào thị trường Việt Nam vào năm 1996 và thành lập cơ sở sản xuất
để phục vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Giữa năm 2010, Rohto bước
vào thị trường Ấn Độ và bắt đầu hoạt động trong phân khúc chăm sóc môi và
chăm sóc da, với nhãn hiệu quốc tế nổi tiếng của họ, Lipice và Oxy. Đồng thời
họ cũng bước vào thị trường Bangladesh.
- Với sự hiện diện mạnh mẽ trên khắp các thị trường quốc tế, công ty có sức mạnh
nhân lực hơn 5000 nhân viên.
1.5.1.2. Công ty Rohto - Mentholatum Việt Nam
Năm 1996 Công ty Rohto Pharmaceutical (Nhật Bản) đặt văn phòng đại diện tại
Việt Nam và giới thiệu sản phẩm thuốc nhỏ mắt V. Rohto cùng son dưỡng môi LipIce
đến người tiêu dùng Việt Nam [12].
Năm 1997, Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) ra đời với khoản đầu tư 18
triệu đô la Mỹ [12].
Năm 1999, Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy Rohto-Mentholatum (Việt
Nam) tại khu công nghiệp VSIP (Bình Dương) - nhà máy Dược đầu tiên tại Việt Nam
đạt tiêu chuẩn GMP [12].
Năm 2014, Rohto - Mentholatum Việt Nam khánh thành Tòa nhà sản xuất thứ hai
tại Bình Dương với nhiều sản phẩm mới được ra mắt người tiêu dùng. Rohto không

34
ngừng làm mới sản phẩm để đạt được mức mong đợi của khách hàng. Ngoài V-Rohto
và LipIce, những sản phầm Rohto khác như Sunplay, Refre, OXY… đều được người
tiêu dùng đón nhận, góp phần làm tăng nhận thức cộng đồng đối với Rohto [12].

Hình 1.12: Logo của công ty Rohto-Mentholatum Việt Nam


Số ĐKKD: 3700239769 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày
23/09/1998.
Địa chỉ: 16 VSIP đường số 5 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường
Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Website của công ty: https://rohto.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/RohtoMentholatumVN
Rohto đang hoạt động trong 4 lĩnh vực chính đó là:
₋ Sản phẩm chăm sóc da
₋ Sản phẩm chăm sóc mắt
₋ Thuốc uống
₋ Các sản phẩm khác: mặt nạ, chất tẩy rửa hàm răng giả, dầu thơm, …
1.5.2. Chiến lược marketing của công ty Rohto - Mentholatum Việt Nam
Với tôn chỉ hoạt động mang đến “Bất ngờ thú vị - HAPPY SURPRISE” cho người
tiêu dùng Việt Nam, công ty không chỉ tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm làm
đẹp và chăm sóc sức khỏe mà còn tích cực tìm tòi, mở rộng sang các lĩnh vực mới đầy
tiềm năng như thực phẩm chức năng, phòng khám thẩm mỹ, y học tái tạo, khoa học
chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm,…nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản
phẩm và tiện ích tối ưu nhất.
Bước sang chặng đường mới, với một bước tiến mới, tập đoàn Rohto nói chung và
Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) nói riêng sẽ nâng lên một tầm cao mới với

35
tinh thần “NEVER SAY NEVER”, thể hiện quyết tâm cao độ đương đầu với mọi khó
khăn, tiếp tục sáng tạo và tiên phong vượt qua những giới hạn.
Với bảy cam kết của công ty Rohto:
₋ Làm việc hết lòng để hỗ trợ xã hội, giúp tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
₋ Quyết tâm học hỏi với tính nhân văn và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện.
₋ Nhiệm vụ quan trọng cao nhất trong là giành được sự tin tưởng và tôn trọng đối với
đồng nghiệp và các đối tác kinh doanh.
₋ Tự hào về văn hóa doanh nghiệp của mình, nơi nuôi dưỡng những lý tưởng cao cả,
thúc đẩy cuộc tranh luận sôi nổi và tạo ra những hành động tràn đầy năng lượng.
₋ Liên tục thục hiện các thử thách để tạo ra những làn sóng bất ngờ, hạnh phúc cho
khách hàng.
₋ Con người là tài sản lớn nhất. Văn hóa làm việc chăm chỉ, tinh thần hợp tác chặt
chẽ, lòng quyết tâm, niềm đam mê và khả năng lãnh đạo là nguồn động lực thúc
đẩy công ty.
₋ Cam kết phục vụ con người, xã hội và môi trường và cảm ơn sự tồn tại có ý nghĩa
của công ty.
Theo lĩnh vực kinh doanh, công ty Rohto đang hoạt động theo 4 lĩnh vực chính dựa
vào dòng sản phẩm, đó là:
 Sản phẩm chăm sóc mắt: Sản phẩm tiếp xúc liên quan đến mắt kính, thuốc nhỏ
mắt, sản phẩm rửa mắt, kính áp tròng,các sản phẩm như: New V - Rohto, V.Rohto,
V.Rohto Cool, Lycee, Roth C Cube Otsu, Roth C, Roth V7, Rotorise, Roth C Cube
cool,…
 Sản phẩm chăm sóc da: Chăm sóc da mặt, chăm sóc da tay, chăm sóc môi,
chăm sóc cơ thể, chăm sóc cho nam, kem chống nắng, thuốc da liễu, các sản phẩm
như: Acnes, LipIceSkin, Talk Fruit, Cleanser, AcnelogyScarZ, Solution, Hada, Labo,
OXY, Sunplay, Happy Event…
 Thuốc uống: Thuốc dạ dày, nhuận tràng, thuốc uống viêm mũi, thuốc uống dị
ứng, thuốc say tàu xe, thuốc đau khớp, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc vitamin,
dược thảo, các sản phẩm như: Shillong S, Panshiron, Suraria, Roth Arugado,
Panshiron Travel SP…

36
 Các sản phẩm khác: Thuốc nhỏ mũi, mặt nạ, chất tẩy rửa hàm răng giả, băng
dung dịch, dầu thơm, khác, các sản phẩm như: Roth Arugado ST, Roth Arugado Gel,
Arugado, Mamahagu…
Doanh số của các lĩnh vực đang được biểu diễn biểu đồ sau:
Hình 1.13: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số theo lĩnh vực kinh doanh của Rohto năm
2000-2013[1]

Năm 2000 Năm 2013 Sản phẩm chăm


sóc mắt
8.3% 3.4%
Sản phẩm chăm
14.0% sóc da
36.0% 12.7% 21.1% Thuốc uống

Sản phẩm khác


62.9%
41.7%

Doanh thu của lĩnh vực chăm sóc da ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh
thu của công ty. Doanh thu của lĩnh vực này tăng mạnh, năm chiếm 41.7% trong tổng
doanh thu. Tiếp đến là lĩnh vực chăm sóc mắt chiếm 36%, lĩnh vực thuốc uống chiếm
14% và lĩnh vực khác chiếm 8.3%. Đến năm 2013, Doanh thu của lĩnh chăm sóc da
tiếp tục tăng chiếm 62.9%. Trong tổng doanh thu tăng 349.1% so với năm 2000 là lĩnh
vực tăng mạnh liên tục và mạnh nhất trong các lĩnh vực.
Qua đó, nhận thấy rằng công ty đang tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ
là lĩnh vực chăm sóc da.
1.5.3. Dòng sản phẩm OXY
Vào năm 2006, dòng sản phẩm ngăn ngừa - điều trị và chăm sóc da OXY được giới
thiệu lần đầu ở Việt Nam với mong muốn đóng góp vào trào lưu tự tin, năng động của
“phái mạnh” ngày nay.
Năm 2007, hoàn thiện bộ sản phẩm ngăn ngừa - điều trị và chăm sóc da OXY với
Gel chống bóng nhờn OXY Oil Control Gel, lăn khử mùi OXY Perfect Deodorant, son
dưỡng môi OXY Perfect Cool Lip.

37
Năm 2008, tiếp tục hoàn thiện dòng sản phẩm ngăn ngừa - điều trị và chăm sóc da
Oxy mới với thành phần than hoạt tính OXY Deep Wash, OXY Deep Shower, OXY
Deodorant.
Năm 2009, cho ra mắt sản phẩm OXY Perfect Shampoo đáp ứng nhu cầu của phái
mạnh trong việc chăm sóc cơ thể toàn diện.
Năm 2013, dòng sản phẩm hàng đầu với sứ mệnh “Tút lại vẻ đẹp trai” dành cho
các bạn nam hiện đại, trẻ trung, năng động, nhãn hàng Oxy của công ty Rohto-
Mentholatum (Việt Nam) vừa giới thiệu bộ sản phẩm tút trắng dành cho nam giới –
Sữa rửa mặt tút trắng OXY White Splash và Tinh chất tút trắng chuyên biệt OXY
White Essence với sức mạnh tút trắng chuyên biệt.

Hình 1.14: Logo của nhãn hàng OXY


Ngoài trình bày các sản phẩm trên website chính, công ty còn thành lập website
riêng dành cho nhãn hàng OXY với tên miền https://www.oxyvn.com/: OXY -
Thương hiệu chăm sóc toàn diện cho da, tóc & cơ thể nam giới, thuộc công ty Rohto-
Mentholatum Việt Nam.
Khẩu hiệu: OXY – ĐẸP TRAI PHẢI THẾ!
Địa chỉ: Lầu 18, Phòng 1808 Saigon Trade Centern, 37 Tôn Đức Thắng, Phường
Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 19/06/2015, đăng ký mở kênh Youtube với tên OXY Vietnam
https://www.youtube.com/channel/UC3-sooZb6kBWGt4aloI4Ewg/featured
Ngày 13/01/2013, thành lập trang mạng xã hội Facebook với tên OXY Vietnam
https://www.facebook.com/oxyvn/
Các loại sản phẩm của nhãn hàng này là:
₋ Perfect Wash: Oxy Perfect Wash, Oxy Perfect Cool Wash.

38
₋ Deep Wash: Oxy Deep Wash Scrub Formula, Oxy Deep Wash Cream
Formula.
₋ Total Acne: Oxy Total Acne Prevent, Oxy Total Anti-acne.
₋ White Complete: Oxy White Complete.
₋ Khác: Oxy Clear Dark Spot, Oxy Perfect Clear Pad, Oxy Acne Clear Gel…
Trong đó, có cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy White Complete) và
Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark Spot).

Hình 1.15: Sản phẩm thuộc nhãn hàng OXY


A. Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy White Complete)
B. Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark Spot)

39
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


₋ Hệ thống luật pháp về vấn đề quảng cáo mỹ phẩm: bao gồm luật, thông tư, nghị
định có liên quan đến các vấn đề trên.
₋ Công ty Rohto-Mentholatum Việt Nam.
- Cặp sản phẩm:
Mỹ phẩm: Kem rửa mặt tút sáng da - Oxy White Complete
Dược mỹ phẩm: Kem dưỡng cải thiện thâm sạm - Oxy Clear Dark Spot
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Địa chỉ: số 2 Trần Phú, Mộ Lao, Hà
Đông, Hà Nội.
- Thư viện Quốc gia Việt Nam. Địa chỉ: số 31 Tràng Thu, Trần Hưng Đạo, Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
- Thư viện trường Đại học Dược Hà Nội. Địa chỉ: số 13-15 Lê Tánh Tông, Phan
Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng tháng 10/2020.
2.4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
₋ Phương pháp thu thập thông tin
₋ Phương pháp mô tả cắt ngang
₋ Phương pháp hồi cứu
₋ Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các khái niệm, phân tích quy
định của pháp luật
₋ Phương pháp so sánh: so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản
khác nhau.
₋ Phương pháp diễn giải quy nạp: diễn giải các nội dung trích dẫn liên quan và
được sử dụng tất cả các chương của tiểu luận.
₋ Phương pháp thống kê: thống kê các văn bản luật, thông tư, nghị định hiện hành
liên quan đến vấn đề quảng cáo mỹ phẩm.

40
2.4.2. Phương tiện nghiên cứu
- Sử dụng tài liệu, sách để tra cứu
- Sử dụng máy tính, điện thoại để tra cứu trên các trang web
- Bảng thu thập thông tin về công ty, các sản phẩm trong tài liệu, trang web
- Sổ ghi chép, bút, Microsoft Office Word 2019
2.5. Quy trình nghiên cứu

Xác định đề tài, mục tiêu nghiên cứu

Xác định câu hỏi, phương pháp nghiên cứu theo mục tiêu đề ra

Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu tiểu luận

Thu thập, xử lý và phân tích những dữ liệu đã tìm hiểu

Trình bày kết quả đã tìm hiểu, nghiên cứu theo mục tiêu ban đầu

Bảng 2.1: Quy trình nghiên cứu tiểu luận


2.6. Hạn chế của đề tài
Do tiểu luận được tìm hiểu trong một thời gian khá ngắn; vốn kiến thức về vấn đề
quảng cáo còn nhiều hạn chế; việc thu thập thông tin, dữ liệu khó khăn mang những lý
do khách quan và chủ quan. Vì vậy, tiểu luận vẫn còn nhiều những hạn chế về mặt nội
dung.

41
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ

3.1. Quản lý Nhà nước về chính sách quảng cáo mỹ phẩm
 Điều kiện quảng cáo mỹ phẩm về việc xác nhận nội dung bao gồm:
Thứ nhất, mỹ phẩm đó phải có phiếu công bố mỹ phẩm theo quy định của pháp
luật về Y tế do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thứ hai, nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tài liệu như:
₋ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;
₋ Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo
hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu
có).
₋ Và quảng cáo phải có các nội dung sau: Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng
của mỹ phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản
phẩm ra thị trường; Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế 
Thứ ba, quảng cáo mỹ phẩm không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín,
bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác;
Thứ tư, tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản
phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định của
pháp luật.
Thứ năm, không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
Thứ sáu, quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung về
tên, tính năng, công dụng và cảnh báo của hiệp định quốc tế;
Thứ bảy, điều kiện quảng cáo mỹ phẩm về thương nhân thực hiện phải có đầy đủ
hồ sơ theo quy định của pháp luật;
Thứ tám, đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu
công bố sản phẩm; hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên
phiếu công bố sản phẩm; hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên
phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.
 Căn cứ pháp lý:
Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 06 năm 2012.
Thông tư số 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm.
Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015.

42
1) Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm:
₋ Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định
của pháp luật về y tế;
₋ Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;
Các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm và phải tuân
thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của ASEAN.
Có đủ hồ sơ theo quy định;
Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu
công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên
trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị
đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.
2) Các nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có:
₋ Tên mỹ phẩm;
₋ Tính năng, công dụng của mỹ phẩm (nêu các tính năng, công dụng chủ yếu
của mỹ phẩm nếu chưa thể hiện trên tên của sản phẩm);
₋ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị
trường;
₋ Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
₋ Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
₋ Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên,
tính năng công dụng, các cảnh báo theo quy định của sản phẩm.
3) Các tài liệu cần chuẩn bị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm:
Bảng 3.1: Các tài liệu cần chuẩn bị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

HÌNH THỨC/SỐ
STT TÀI LIỆU
LƯỢNG

1 Phiếu đăng ký quảng cáo mỹ phẩm Theo mẫu

02 kịch bản quảng cáo (kịch bản phải mô tả 02 bản


2 rõ phần hình ảnh, phần lời, phần nhạc dự định sẽ Hồ sơ phải có dấu
quảng cáo) hoặc 02 mẫu quảng cáo dự định sẽ giáp lai của tổ chức, cá

43
phát hành (áp dụng đối với hồ sơ đăng ký quảng
nhân đăng ký quảng
cáo mỹ phẩm) hoặc tài liệu dự định trưng bày,
cáo, tổ chức hội thảo,
phát hành tại hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ
sự kiện giới thiệu mỹ
phẩm (áp dụng đối với hồ sơ đăng ký tổ chức hội
phẩm.
thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm).

Đăng ký kinh doanh của tổ chức/ cá nhân 01 bản sao


3
đăng ký quảng cáo chứng thực

01 bản sao có đóng


Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được
4 dấu công ty đăng ký
cấp
quảng cáo

Giấy ủy quyền của tổ chức/cá nhân công bố


mỹ phẩm cho tổ chức/cá nhân đăng ký quảng
5 01 bản gốc
cáo ( trường hợp bên  đăng ký quảng cáo không
đồng thời là bên công bố)

Tài liệu thuyết minh tính năng, công dụng


6 sản phẩm ( nếu nội dung quảng cáo nằm ngoài 01 bản gốc
nội dung trong phiếu công bố)

Văn bản đồng ý của chủ thể xuất hiện trong


7
nội dung quảng cáo (sử dụng hình ảnh thật)

 Quy trình nộp xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
Sau khi nhận được hồ hợp lệ theo đúng quy định và lệ phí, Sở Y tế gửi cho đơn vị
nộp hồ sơ đăng ký một Phiếu tiếp nhận hoặc kịch bản quảng cáo đạt yêu cầu. Ngày ghi
trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ là ngày Sở Y tế nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu Sở Y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung
thì đơn vị được quyền quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm theo
đúng nội dung đã đăng ký.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì Sở Y tế có văn bản thông báo cho
đơn vị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

44
Lưu ý: Trong thời gian 02 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản gửi đơn vị nộp hồ
sơ những nội dung cần bổ sung, nếu Sở Y tế không nhận được văn bản kèm hồ sơ bổ
sung thì hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ
phẩm đã nộp không còn giá trị.
 Các trường hợp hết hiệu lực của nội dung quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức hội
thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm:
₋ Mỹ phẩm có số đăng ký lưu hành, số Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn
chất lượng mỹ phẩm, số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết giá
trị.
₋ Mỹ phẩm bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo ngừng sử
dụng hoặc bị thu hồi sản phẩm.
₋ Có những thay đổi về thông tin ảnh hưởng đến tính an toàn và chất lượng của
mỹ phẩm.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan có liên quan, người phát
hành quảng cáo để ngừng ngay việc phát hành thông tin, quảng cáo mỹ phẩm đó.
 Xử phạt các hoạt động quảng cáo sai phạm:
Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
131/2013/NĐ-CP và 158/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/5/2013, trong đó có một
số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo như sau:
₋ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi phát
tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
₋ Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi quảng cáo tại mặt trước,
mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông hoặc quảng cáo vượt quá
diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo.
₋ Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an
toàn giao thông, xã hội.
3.2. Chính sách quảng cáo của sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy
White Complete) và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark
Spot)
3.2.1. So sánh thông tin cặp sản phẩm

45
Bảng 3.2: So sánh thông tin của cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da và Kem
dưỡng cải thiện thâm sạm [14]
Kem rửa mặt tút sáng da Kem dưỡng cải thiện thâm sạm
Thông tin
(Oxy White Complete) (Oxy Clear Dark Spot)
Đất sét trắng, AHA, BHA, Creatinine & Collaplus, Vitamin
Vitamin B3, Hyaluronic Acid. C, B3, B5, B6, A & E,
 Water, Glycerin, Palmitic Hyaluronic Acid.Water,
Acid, Stearic Acid, Lauric Glycerin, Dimethicone, Squalane,
Acid, Myristic Acid, Potassium Cetyl Alcohol, Isopropyl
Hydroxide, Butylene Glycol, Palmitate, Niacinamide, Stearic
Sorbitol, Cocamide Methyl Acid, Polysorbate 60, 1-
MEA, Cocamidopropyl Methylhydantoin-2-Imide
Betaine, Ethanol, Glyceryl (Creatinine), Ascorbyl Glucoside,
Stearate, Kaolin (Đất sét Tocopheryl Acetate, Panthenol,
trắng), Niacinamide, Sodium Pyridoxine HCl, Retinyl
Hyaluronate, Salicylic Acid, Palmitate , Helianthus Annuus
Glycolic Acid, Sodium (Sunflower) Seed Oil,
Thành phần
Lactate, Hydrolyzed Hyaluronic Acid,
Isopropylmethylphenol, Hydrolyzed Soy Protein, Alanine,
Dipotassium Glycyrrhizate, Arginine, Betaine, Glutamic
Hydroxypropyl Acid, Glycine, Lysine, Proline,
Methylcellulose, Menthol, Serine, Sodium PCA, Threonine,
Polyquaternium-7, Disodium Acrylates/C10-30 Alkyl Acrylate
EDTA, BHT, Methylparaben, Crosspolymer, Carbomer,
Propylparaben, Fragrance Glyceryl Stearate, Sorbitol,
Synthetic Fluorphlogopite, Tin
Oxide, Titanium Dioxide (CI
77891), BHT, Disodium EDTA,
Triethanolamine, Methylparaben,
Propylparaben, Fragrance

46
- Đất sét trắng giàu khoáng
- Creatinine & Collaplus: Giảm
chất rửa sạch bụi bẩn, bã nhờn
thiểu tối đa sự hình hành và mờ
tận sâu lỗ chân lông, cuốn trôi
dần sắc tố melanin tạo ra; gia
lớp sừng già, tút da trắng -
tăng độ đàn hồi sợi collagen.
khỏe.
- Vitamin C, B3, B5, B6, A & E:
Đặc tính - AHA & BHA giúp tăng tạo tế
chống oxy hóa, bảo vệ tối ưu
bào mới, trẻ hóa & tút sáng da.
hàng rào bảo vệ da, giữ da sáng
-Vitamin B3&Hyaluronic Acid
đều.
(HA) cân bằng độ ẩm, thu nhỏ
- Hyaluronic Acid: cân bằng độ
lỗ chân lông, giúp mờ vết
ẩm, cho da láng mịn.
thâm.
Công thức độc đáo mới giúp cải
Kem rửa mặt tút sáng da, mờ
Công dụng thiện tình trạng thâm sạm. Phục
thâm sạm, giảm thô ráp
hồi làn da sáng đều màu.
Làm ướt mặt, lấy lượng kem
Sau khi rửa mặt sạch, lấy lượng
vừa đủ vào lòng bàn tay, tạo
Cách sử dụng kem vừa đủ thoa đều lên vùng da
bọt và thoa đều khắp mặt. Rửa
cần cải thiện.
sạch với nhiều nước.
Tần suất sử
Không đề cập tới 2 lần/ ngày
dụng/ngày

Dạng bào chế Kem Kem

Trình bày Tuýp 100g Lọ 30g

Gồm bao gì sơ cấp và bao bì


Bao bì Chỉ có bao bì sơ cấp
thứ cấp

Sản xuât Việt Nam Việt Nam

69.000 đồng / 100g  105.000 đồng / 30g


Giá bán
Tương đương: 690/1g Tương đương: 3.500/1g
Vị trí tác
Ngoài da Trong da
dụng

47
Phân loại Hóa mỹ phẩm Dược mỹ phẩm

3.2.2. Chính sách quảng cáo sản phẩm


 Cách thức thể hiện thông điệp:
OXY – ĐẸP TRAI PHẢI THẾ!
Tên sản phẩm “OXY” để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. “OXY” là từ khoa
học đã được Việt hoá, tuy vậy nó quá quen thuộc đến nỗi công ty này đã không ngần
ngại giữ nguyên gốc tiếng Anh. Kết hợp với các từ tiếng Việt trong câu, dấu chấm “!”
gây ấn tượng mạnh cho người đọc và làm cho quảng cáo mang tính hiện đại.
Đối tượng khách hàng mà công ty muốn nhắm đến là giới trẻ và ngôn ngữ trong
văn bản đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng là nam giới muốn khẳng định bản thân:
Người đẹp trai phải sử dụng sản phẩm này.
 Hoạt động quảng cáo, chương trình khuyến mãi của OXY được tổ chức
thường xuyên, rộng khắp.
Sau đây là một số chương trình nổi bật của nhãn hàng:
₋ Ngày 25/07/2015, tổ chức chương trình “Thử thách nhảy cùng Sơn Tùng M-TP
- rinh ngay iPad Air và giày Converse”:
Quảng cáo chương trình trên trang Youtube của nhãn hàng:
https://www.youtube.com/watch?v=_BMKybE1EuQ
Và trên trang Facebook chính thức:
https://www.facebook.com/oxyvn/app/1602336483374922
₋ Ngày 10/03/2017, nhãn hàng OXY tổ chức chương trình hội thảo “Tư vấn chăm
sóc da – Điều trị mụn cho nam giới” với sự tư vấn từ Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng
- Nguyên Phó Chủ tịch Hội Da Liễu TP.HCM - Trưởng Khoa điều trị Bệnh
viện da liễu. Có video lưu trữ, dành cho những người không thể tham dự trực
tiếp:
https://www.youtube.com/watch?v=y4O3jhVTiRI&t=3s
₋ Ngày 26/10/2018, tổ chức chương trình tư vấn chăm sóc da mụn dành cho nam
giới “OXY - MỤN BAY XA, DA CỰC CHẤT” với sự tham gia của Bác sĩ Da
liễu Lê Thị Chi Phương - BV Hà Nội, Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu – Đại
diện Công ty Rohto Mentholatum (Việt Nam) và diễn viên Bình An.
https://www.youtube.com/watch?v=koc91mcC9uE&ab_channel=OXYVietnam

48
₋ Chương trình khuyến mãi tại các hệ thống siêu thị tháng 10/2020:
Tại hệ thống siêu thị BIG C:
Giảm 10% giá sản phẩm Oxy White Complete rửa mặt tút sáng da (đến
ngày 21/10/2020)
3.2.2.1. Chính sách quảng cáo của Kem rửa mặt tút sáng da (Oxy White Complete)
- Bao bì sản phẩm
Tên sản phẩm rõ ràng, thể hiện được ngay tác dụng chính của sản phẩm khi chưa
đọc đến công dụng.
Thể hiện được nhãn hàng của sản phẩm
Thể hiện rõ thành phần, tác dụng của sản phẩm.
Trình bày bắt mắt, gây ấn tượng với khách hàng bằng hai tông màu đối lập nhau
đen-trắng, phù hợp cá tính mạnh mẽ của người dùng là nam giới.

Hình 3.1: Hình ảnh mặt trước và sau của Oxy White Complete
- Quảng cáo sản phẩm trên các website chính thức của công ty

49
Hình 3.2: Quảng cáo Oxy White Complete trên website rohto.com.vn

Hình 3.3: Quảng cáo Oxy White Complete trên website oxyvn.com
- Quảng cáo trên các website khác
Khi thực hiện tìm kiếm trên Google.com.vn thì có khoảng 13.200.000 kết
quả (0,38 giây).
- Trình bày sản phẩm ở các siêu thị:
Sản phẩm được trưng bày ở kệ hàng
mỹ phẩm dành cho nam giới trong các hệ
thống siêu thị, theo gian hàng của nhãn
hàng OXY, cũng với các sản phẩm khác
thuộc dòng. Giúp người mua dễ dàng tìm
kiếm, so sánh giữa các mỹ phẩm này với
nhau để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.

50
Hình 3.4: Oxy White Complete được trưng bày
trong siêu thị Big C ngày 18/10/2020
3.2.2.2. Chính sách quảng cáo của Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark
Spot)
- Bao bì sản phẩm:
Tên sản phẩm rõ ràng, thể hiện được ngay tác dụng chính của sản phẩm khi chưa
đọc đến công dụng.
Sản phẩm được đóng gói theo dạng lọ là bao bì sơ cấp, bên ngoài là hộp giấy.
Bao bì thể hiện rõ thành phần, tác dụng chính của sản phẩm.
Màu sắc đơn giản xanh-trắng, với những dòng chữ đỏ thể hiện tính nội trổi của sản
phẩm.

Hình 3.5: Hình ảnh bao bì của Oxy Clear Dark Spot
B. Bao bì thứ cấp; B. Bao bì sơ cấp
- Quảng cáo sản phẩm trên các website của công ty:

51
Hình 3.6: Quảng cáo Oxy Clear Dark Spot trên website rohto.com.vn

Hình 3.7: Quảng cáo Oxy Clear Dark Spot trên website oxyvn.com
- Quảng cáo trên các website khác
Khi thực hiện tìm kiếm trên Google.com.vn thì có khoảng 2.220.000 kết quả (0,40
giây). 
- Trình bày sản phẩm ở các siêu thị:
Sản phẩm được trung bày ở tầng
trên cùng của giá, ngang tầm nhìn
của người mua. Giá đựng sản phẩm
bắt mắt, có hình ảnh người mẫu
quảng cáo là ca sĩ Issac (ca sĩ nổi
tiếng đối với giới trẻ), nằm riêng

52
nhưng vẫn thuộc quầy hàng mỹ phẩm dành cho nam giới nên khách hàng dễ dàng nhìn
thấy.

Hình 3.8: Oxy Clear Dark Spot được trưng bày


trong siêu thị Big C ngày 18/10/2020
Ngoài ra, còn có mẫu dùng thử dành cho khách hàng được dán nhãn “SAMPLE”
giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm lần đầu.

Hình 3.9: Sản phẩm mẫu Oxy Clear Dark Spot dùng thử với dòng chữ “SAMPLE”

53
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về Quản lý Nhà nước trong việc quản lý chính sách quảng cáo
mỹ phẩm
4.1.1. Kết quả đã đạt được trong quản lý Nhà nước về mỹ phẩm
Trước đây việc sản xuất mỹ phẩm tự do, không có một quy định chung nào cho về
các chính sách của mỹ phẩm, gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, giám sát của
các cơ quan chức năng, cũng như gây ra một số hậu quả từ nhẹ tới nghiêm trọng đối
với người sử dụng. Nhà nước ban hành hàng loạt các thông tư, các nghị định, nghị
quyết về việc quản lý, giám sát, sản xuất mỹ phẩm như: TT 06/2011/TT-BYT, TT
32/2019/TT-BYT, NĐ 93/2016/NĐ-CP,… tạo hành lang pháp lý cho các doanh
nghiệp thực hiện, cạnh tranh công bằng. Đội ngũ quản lý cũng cơ bản được phân công
đúng nhiệm vụ, chức năng để giám sát và xử lý đúng thời điểm.
Các văn bản pháp luật được đưa ra kịp thời, sửa chữa hoàn thiện những thiếu sót
cho thông tư, nghị định trước đó, phù hợp với tình hình thực tế thị trường trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ban hành đầy các thông tư, nghị định để quy định
chính sách quảng cáo phù hợp với thực trạng thị trường, nhu cầu trong nước. Cũng
như các hình thức xử phạt thích đáng cho những doanh nghiệp mỹ phẩm vi phạm các
văn bản pháp luật, để răn đe các doanh nghiệp khác.
4.1.2. Một số vấn đề còn hạn chế trong quản lý Nhà nước về mỹ phẩm
Theo quy định, cơ quan quản lý sẽ thường xuyên kiểm tra hoạt động quảng cáo của
doanh nghiệp. Tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp sản xuất trong nước rất lớn, trong
khi lực lượng cán bộ kiểm tra của cơ quan quản lý là có hạn, dẫn đến không thể rà soát
được toàn bộ hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, đặc biệt trên mạng Internet. Đây là một
trong những nguyên nhân giải thích cho việc xuất hiện quảng cáo mỹ phẩm tự phát
trên mạng xã hôi, chưa có đăng ký với cơ quan chức năng.
Trên thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện đang tràn lan các sản phẩm kem trộn
do các cá nhân tự chế, quảng cáo và giao bán rất nhiều trên các trang mạng xã hội như
là một sản phẩm trắng da, làm đẹp da, tẩy da chết,… Hiện tại Nhà nước vẫn chưa có
biện pháp hiệu quả để xử lí chặt chẽ tình trạng này.

54
4.2. So sánh chính sách quảng cáo của cặp sản phẩm Kem rửa mặt tút sáng da
(Oxy White Complete) và Kem dưỡng cải thiện thâm sạm (Oxy Clear Dark Spot)
Bảng 4.1: So sánh chính sách quảng cáo giữa 2 sản phẩm
Kem rửa mặt tút sáng da Kem dưỡng cải thiện thâm sạm
So sánh
(Oxy White Complete) (Oxy Clear Dark Spot)
Quảng cáo thông qua website của hãng, qua các sàn thương
mai điện từ dưới dạng banner, áp phích với nội dung bắt mắt cùng
với các video ngắn giới thiệu công năng tác dụng của sản phẩm.
Quảng cáo thông qua trải nghiệm người dùng, cụ thể là thông
Phương
qua người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên,… có sức ảnh hưởng đến
thức
cộng đồng. Cách làm này tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với các
quảng
cách quảng cáo truyền thống nhưng đem lại lợi nhuận nhanh
cáo
chóng.
Tổ chức được các buổi hội thảo với mục đích vừa là quảng cáo
sản phẩm, vừa là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm của người tiêu
dùng, đặc biệt là nam giới.
Giống Nội dung quảng cáo các sản phẩm đều tuân thủ các quy tắc
quản lý Nhà nước về quảng cáo đã nói trên, cụ thể:
100% nội dung quảng cáo 02 sản phẩm trên phù hợp với các
văn bản quản lý Nhà nước về quảng cáo mỹ phẩm.
Nội 100% tờ rơi quảng cáo 02 sản phẩm trên có đầy đủ các nội
dung dung.
quảng Không có tờ rơi quảng cáo sử dụng hình ảnh, trang phục, tên,
cáo thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân
viên y tế khác;
100% tính năng, công dụng của sản phẩm chính xác với bản
chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng
đã được công bố theo quy định của pháp luật.
Khác Nhãn mác bắt mắt và sinh Nhãn mác đơn giản.
động hơn. Số lượng kết quả tìm kiếm ít hơn.
Số lượng kết quả tìm kiếm Có sản phẩm dùng thử tại các hệ
nhiều hơn, gấp khoảng 20 lần thống siêu thị

55
sản phẩm còn lại.
KIẾN NGHỊ
Về quản lý Nhà nước trong chính sách quảng cáo mỹ phẩm
Thông qua việc nghiên cứu cho thấy việc lới lỏng các quy định, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mỹ phẩm nhằm mục đích phát triển kinh tế,
bên cạnh các lợi ích thu được thì cũng có khá nhiều bất cập. Cùng với đó, việc xuất
hiện quá nhiều sản phẩm mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng cho thấy quy trình quản
lý về thị trường này của Nhà nước chưa thực sự có hiệu quả.
Vì vậy, Nhà nước cần thắt chặt các quy định và tiến hành xử phạt các cơ sở vi
phạm để củng cố bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao giá trị và khả năng phát triển của
thị trường đầy tiềm năng này.
Về chính sách quảng cáo sản phẩm:
Tổ chức các cuộc thi viết kịch bản quảng cáo cho nhãn hàng OXY rộng rãi trong
giới trẻ. Vì đây là đối tượng khách hàng tiềm năng nhất, khi thực hiện các cuộc thi này
sẽ tận dụng được chất xám trong giới trẻ về nhu cầu sản phẩm, tâm lý người tiêu dùng,
chi phí phù hợp nhất khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Mở rộng chủng loại, tuyến sản phẩm, đồng thời thiết kế những quảng cáo hướng
tới những đối tượng là khách hàng lớn tuổi, độ tuổi trung niên. Vì hiện nay, nam giới
cũng chi rất nhiều tiền cho việc chăm sóc sắc đẹp, những người ở độ tuổi trên có thu
nhập cao hơn, khả năng chi tiêu cũng lớn hơn.
Xác định lại các phương tiện truyền thông mà nhãn hàng OXY đang sử dụng đã
hướng đến đúng đối tượng khách hàng như:
₋ Những người làm việc văn phòng, sư dụng máy tính nhiều nên lựa chọn quảng
cáo trên Internet, tạp chí,…
₋ Những người làm việc tại nhà, làm nội trợ nên phát triển quảng cáo trên tivi,
Internet,…
₋ Học sinh – sinh viên: có thể quảng cáo qua mạng Internet, tờ rơi, các biển
quảng cáo ngoài trời (trên xe bus, các khu vui chơi…).

56
KẾT LUẬN

Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mỹ phẩm
nhằm mục đích phát triển kinh tế, bên cạnh các lợi ích thu được thì cũng có khá nhiều
bất cập. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước như Cục Quản lý Dược, Sở Y tế, cơ
quan Quản lý thị trường cần thắt chặt các quy định và tiến hành xử phạt các cơ sở vi
phạm để củng cố bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao giá trị và khả năng phát triển của
thị trường đầy tiềm năng này.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và cu thế phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế của nền kinh tế thị trường. Hòa cũng xu thế đó, công ty Rohto-Mentholatum
Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt các sản phẩm trong nhãn
hàng OXY, trong đó có cặp sản phẩm đều được khách hàng đánh giá cao và dành được
sự yêu mến của người tiêu dùng. Để tồn tại và phát triển trên thị trường, công ty phải
thực hiện tốt chính sách quảng cáo để quảng bá thương hiệu, tạo được chỗ đứng cho
thương hiệu trong tâm trí khách hàng và trên thị trường mỹ phẩm.

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt


[1] GVHD Nguyễn Thanh Liêm, Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical.
[2] Lâm Thụy, Ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu trị giá hơn 500 tỷ USD, Báo
Nông nghiệp Việt Nam (23/11/2019).
[3] PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng, PGS.TS. Lê Việt Hùng, Quản lý và kinh tế
Dược, NXB Y học.
[4] Lê Thế Giới (1999), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục.
[5] Philip Kotler (1994), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
[6] Đinh Thị Ngọc Hà (2017), Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty Rohto-
Mentholatum Việt Nam, Trường Đại học Tài chính-Marketing, Thành phố Hồ Chí
Minh.
[7] Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế.
[8] Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.
2. Tài liệu Internet
[9] http://hoahocmypham.com/mot-dang-bao-che-pham-thong-thuong/
[10]https://qandme.net/vi/baibaocao/bao-cao-ve-thi-truong-my-pham-viet-nam-
2019.html
[11] https://www.fda.gov/
[12] https://rohto.com.vn/
[13] https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-moi-ve-thu-tuc-nhap-khau-thue-nhap-khau-
my-pham-ve-viet-nam-kinh-doanh--.aspx
[14] https://www.oxyvn.com/
[15] http://ifree.vn/thanh-phan-my-pham/
[16] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/che-tai-manh-chan-dung-my-
pham-gia-327706.html
[17] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/buon-ban-my-pham-nhap-lau-
673251.html
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 10-MP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO MỸ PHẨM,


TỔ CHỨC HỘI THẢO, SỰ KIỆN GIỚI THIỆU MỸ PHẨM
Số: ....

Kính gửi: Sở Y tế tỉnh/ thành phố ....

1. Tên đơn vị đăng ký hồ sơ:


2. Địa chỉ:
3. Số điện thoại, Fax, E-mail:
4. Số giấy phép hoạt động (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh):
5. Tên, số điện thoại của người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:
6. Danh mục mỹ phẩm đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ
phẩm:

STT Tên mỹ phẩm Số tiếp nhận Phiếu công Hình thức Thời gian, địa điểm dự kiến Lần thứ
bố sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo tổ chức hội thảo, sự kiện
(đối với hồ giới thiệu mỹ phẩm (đối với
sơ đăng ký hồ sơ đăng ký tổ chức hội
quảng cáo thảo, sự kiện giới thiệu mỹ
mỹ phẩm) phẩm)

1
2

7. Tài liệu gửi kèm:


- Nội dung (dự kiến) quảng cáo hoặc tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm
của từng sản phẩm.
- Bản sao Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận.
8. Cam kết của đơn vị đăng ký quảng cáo mỹ phẩm:
Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ Thông tư Quy định về quản lý mỹ phẩm số ...
ngày ... tháng ... năm … của Bộ Y tế và cam kết sẽ tuân thủ các quy định của Thông tư
này vì sức khoẻ và lợi ích của người sử dụng mỹ phẩm.
... , ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên người ký)
PHỤ LỤC SỐ 11-MP
UBND TỈNH/ TP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sở Y Tế ... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: .....................
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO MỸ PHẨM,
TỔ CHỨC HỘI THẢO, SỰ KIỆN GIỚI THIỆU MỸ PHẨM

Sở Y tế tỉnh/ thành phố ... đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm, tổ
chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm số: (ghi số phiếu đăng ký hồ sơ quảng cáo
mỹ phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm của đơn vị)
Của đơn vị: (ghi tên đơn vị nộp hồ sơ)
Địa chỉ: (ghi địa chỉ của đơn vị nộp hồ sơ)
Điện thoại: (ghi số điện thoại của đơn vị nộp hồ sơ)
Tên sản phẩm mỹ phẩm đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ
phẩm:
Hình thức quảng cáo: (đối với hồ sơ đăng ký quảng cáo)
Ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: (Ngày/ tháng/ năm)
Số Phiếu tiếp nhận (*):
… , ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên người ký)

(*) Ghi chú: Cách ghi số Phiếu tiếp nhận là a/XX/QCMP-A, trong đó:
- a là Số Phiếu tiếp nhận;
- XX là hai chữ số cuối của năm cấp;
- QCMP là các ký tự viết tắt của cụm từ "quảng cáo mỹ phẩm";
- A là ký hiệu viết tắt tên tỉnh, thành phố được quy định tại Phụ lục số 04-MP.
Ví dụ: 268/11/QCMP-HN có nghĩa là số Phiếu tiếp nhận hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm là
268 do Sở Y tế Hà Nội cấp năm 2011.
PHỤ LỤC SỐ 16-MP
UBND tỉnh/ tp CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ Y TẾ ... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(Hoặc ban quản lý ...)

Số: ... .... , ngày ... tháng ... năm ...

DANH SÁCH MỸ PHẨM ĐÃ CẤP PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ


QUẢNG CÁO, TỔ CHỨC HỘI THẢO, SỰ KIỆN GIỚI THIỆU MỸ PHẨM
Từ tháng ... đến tháng ... năm ...
 
Kính gửi: Cục Quản lý dược - Bộ Y tế
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Sở Y tế tỉnh/ thành phố ... (hoặc Ban Quản lý...) báo cáo danh sách mỹ phẩm đã
cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới
thiệu mỹ phẩm từ tháng ... đến tháng ... năm ... như sau:
1. Hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm:
STT Tên sản phẩm Tổ chức, cá nhân Đơn vị đăng ký Hình thức quảng cáo
chịu trách nhiệm quảng cáo
đưa sản phẩm ra thị
trường
1    
2    
...    
Tổng số
 
2. Hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm:

STT Tên sản phẩm Tổ chức, cá nhân chịu trách Đơn vị đăng ký tổ chức hội thảo, sự
  nhiệm đưa sản phẩm ra thị kiện giới thiệu mỹ phẩm
trường
1    
2
...    
Tổng số    

Thủ trưởng cơ quan


(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên người ký)

You might also like