You are on page 1of 38

THẢO LUẬN

BỆNH ÁN
ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG
Nhóm 3 – Tổ 8 – Dược BK3
Nhóm 3 – Tổ 8 – Dược BK3

Người thực hiện: Đỗ Thùy Linh – Tổ 8 – phần 1 & thiết kế Slide


Trần Thị Yến – Tổ 7 – phần 2
Kiều Thị Thanh Thảo – Tổ 8 – phần 3 & 4
Trần Thế Vũ – Tổ 8 – phần 3 & 4
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
• Là tình trạng rối loạn chuyển hóa
glucid gây tăng đường huyết mạn tính
do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt
đối của tụy.
• ĐTĐ là bệnh mạn tính thường gặp
nhất trong số các bệnh rối loạn nội tiết
và là một trong ba bệnh có tốc độ phát
triển nhanh nhất trên thế giới cùng với
ung thư, tim mạch.
Thông tin
chủ quan S

BẰNG CHỨNG
O KHÁCH QUAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH


TRẠNG BỆNH
NHÂN
A

KẾ HOẠCH
P ĐIỀU TRỊ
01.
S. Thông tin chủ quan
S Thông tin bệnh nhân
Họ và tên: TRẦN THỊ KIM HUYỀN Giới: Nữ
Bằng chứng
chủ quan Tuổi: 58 Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: Tổ 2 – phường Phúc Đồng – quận Long Biên – Hà Nội

Ngày vào viện: 9h00 ngày 1 tháng 10 năm 2018


S 1. Lí do nhập viện:

Mệt mỏi, đường huyết cao


Bằng chứng 2. Bệnh sử
chủ quan

- Gần đây, BN thấy người mệt nhiều, BN đã đến trạm y tế kiểm tra
đường huyết thì kết quả đường máu là 16 mmol/l. Vì vậy BN nhập viện.
3. Tiền sử
S
Bản thân: - ĐTĐ typ 2: 10 năm
Bằng chứng - Không dị ứng thuốc, thực phẩm
chủ quan
- Thai sản: 4
Gia đình: - Chưa phát hiện gì bất thường
02.
O. Bằng chứng khách
quan
KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG
O Khám toàn thân:
• BN tỉnh, tiếp túc tốt, Glassgow 15 điểm

Bằng chứng
• Da: khô, mất nước
khách quan • Niêm mạc hồng
• Lông, tóc, móng bình thường
• Thể trạng tiền béo phì (CC: 1m60, CN: 60kg, BMI = 23.4)
• Hạch ngoại vi không sờ thấy
• Tuyến giáp không to, không sưng, không đau
• Mạch: 70 lần/phút, Nhiệt độ: 370C,
• Huyết áp: 140/90 mmHg, Nhịp thở: 17 lần /phút
KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG
O
Khám bộ phận:
Bằng chứng Các cơ quan chưa phát hiện có dấu hiệu bất thường.
khách quan
KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
O  Các xét nghiệm:
• Xét nghiệm công thức máu: các chỉ số bình thường
• Xét nghiệm sinh hóa máu:
Bằng chứng Xét nghiệm Chỉ số Kết quả Bình thường
khách quan
Glucose 15.4 mmol/l 3.9 - 6.4 mmol/l

Ure 10 mmol/l 2.5 -7.5 mmol/l

Xét nghiệm sinh Creatinin 96 µmol/l 62 – 120 µmol/l


hóa máu
AST 27U/I < 31 U/L

ALT 27 U/I < 31 U/L

HbA1-C 7.5 % 4 - 5.6%


KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
O • Điện Giải Đồ:
Chỉ số Kết quả Bình thường
Bằng chứng Na+ 130 mmol/l 135 - 145
khách quan mmol/l
Điện Giải
K+ 3.3 mmol/l 3.5 – 4.5
đồ
mmol/l
Cl- 89 mmol/l 90 - 110
mmol/l

• Tổng phân tích có glucose trong nước tiểu.


KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN

O
• ĐTĐ type 2 – THA
Bằng chứng
khách quan
THUỐC ĐANG ĐIỀU TRỊ
O
• Hạ đường huyết: tiêm insulin 1
UI/kg/ngày x 2 ngày, từ ngày thứ 3
Bằng chứng dùng phác đồ 3 mũi: 0.5 UI/ngày x
khách quan
60kg~ 30 UI/ngày

• Điều trị THA: Betaloc ZOK 50mg


x ½ viên x 1 lần

• Truyền dịch: Natri clorid 0.9%


Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Đái tháo đường 2017 - BYT

1. CHẨN ĐOÁN

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ -
ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a,Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7
mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc,
nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)
b,Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L).
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng
thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Đái tháo đường 2017 - BYT
Mục tiêu điều trị
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Đái tháo đường 2017 - BYT
2. ĐIỀU TRỊ
Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 2
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Đái tháo đường 2017 - BYT
2. ĐIỀU TRỊ
Kiểm tra hiệu quả điều trị
• Glucose huyết sáng lúc đói phản ánh hiệu quả của insulin nền (đối với loại
insulin tác dụng dài).
• Glucose huyết sau ăn phản ánh hiệu quả của insulin nhanh tiêm trước khi ăn.
• Glucose huyết trước khi đi ngủ cho phép tiên đoán nguy cơ hạ glucose huyết
xảy ra ban đêm.
• Tuy nhiên, nồng độ glucose huyết trong máu còn tùy thuộc số lượng và loại
thức ăn trước đó, tình trạng vận động của bệnh nhân, thuốc điều trị các bệnh
lý đi kèm
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Đái tháo đường 2017 - BYT

3. ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG: TĂNG HUYẾT ÁP


Bệnh nhân có tăng huyết áp ở mức độ: HA tâm thu ≥140 và/hoặc HA tâm trương
≥90 mmHg vào thời điểm chẩn đoán hay khi theo dõi cần điều trị bằng với thuốc hạ huyết
áp kết hợp với thay đổi lối sống.
Thuốc điều trị hạ áp ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường phải bao gồm
thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể. Nếu bệnh nhân không dung nạp được nhóm
này, có thể dùng nhóm khác thay thế. Không phối hợp ức chế men chuyển với ức chế thụ
thể. Chống chỉ định dùng ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể ở phụ nữ có thai
Thông thường cần phải phối hợp nhiều thuốc hạ huyết áp (nhiều hơn hai thuốc ở
liều tối đa) để đạt được mục tiêu huyết áp. Phối hợp thường được khuyến cáo là ức chế
men chuyển hoặc ức chế thụ thể phối hợp với lợi tiểu, ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ
thể phối hợp với thuốc chẹn kênh calci (thí dụ amlodipin). Nếu phối hợp 3 loại thuốc, bắt
buộc phải có thuốc lợi tiểu.
03.
A. Đánh Giá Tình Trạng
Bệnh Nhân
NGUYÊN NHÂN NGUỒN GỐC BỆNH LÝ
• Bệnh nhân nữ, 58 tuổi. Gần đây, BN thấy người mệt nhiều, BN đã đến trạm y tế kiểm tra
đường huyết thì kết quả đường máu là 16 mmol/l. Vì vậy BN nhập viện. Qua thăm khám
lâm sàng và cận lâm sàng:
- Toàn thân: mệt mỏi, dấu hiệu mất nước, tiền đái tháo đường
- Đường máu cao: 15.4 mmol/l (H), HbA1C: 7.5% (H)
- THA độ I: 140/90 mmHg
- Tổng phân tích nước tiểu: glucose (+)
- Tiền sử ĐTĐ 10 năm nay
- Tiếng tim rõ, đều
- Thận: Chạm thận (-), BBT (-)
→ ĐTĐ typ 2 không kiểm soát tốt gây biến chứng THA.
- Yếu tố nguy cơ:
+ Tiền sử ĐTĐ 10 năm.
+ Bệnh nhân 58 tuổi: tuổi cao là một trong những yếu tố làm bệnh khó kiểm soát hơn.
Đánh giá sự cần thiết của việc điều trị
A Các nguy cơ BN có thể gặp phải nếu không được điều trị:
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: do đường huyết cao, dẫn đến kéo
nước vào nội mạch.
Đánh giá tình
trạng bệnh nhân => Hôn mê do mất điện giải, nguy hiểm đến tính mạng/ để lại di
chứng nặng nề: tổn thương chức năng cơ bản của thận, suy tim sung
huyết.
- Đường huyết không được kiểm soát làm các biến chứng về mạch
máu của bệnh nhân tiến triển nhanh hơn rất nhiều ( THA, võng
mạc, TK ngoại vi, thận...)
- Các rối loạn huyết động liên quan đến HA cao: Bệnh lí mạch vành,
mạch não (đột quỵ), mạch ngoại vi.
Đánh giá sự cần thiết của việc điều trị
A
1. Giảm đường huyết: do đường huyết đang
ở mức cao chưa kiểm soát.
Đánh giá tình
trạng bệnh nhân 2. Bù dịch: do điện giải của bệnh nhân đang
có dấu hiệu giảm nhẹ, nên cần bổ sung dịch
kịp thời tránh biến chứng hôn mê tăng áp
lực thẩm thấu.
3. Điều trị duy trì
kiểm soát đường huyết và huyết áp
Đánh giá điều trị hiện thời
A 1. Điều trị đường huyết cao
• Chỉ định của bác sỹ: tiêm insulin liều 1 UI/kg/ngày x 2 ngày,
Đánh giá tình tiêm trước ăn sáng và tối.
trạng bệnh nhân
• Tác dụng: điều hòa đường huyết trong máu
• TDKMM: liều cao có nguy cơ cao gây hạ đường huyết.

=> BN vào viện khi đường huyết là 15.4 mmol/l, nên việc hạ đường
huyết là đều cần làm đầu tiên. Vì vậy bác sĩ cho BN dùng liều insulin
cao là đúng đắn. Tuy nhiên, trong thời gian này thường xuyên kiểm
tra đường huyết của BN để có sự hiệu chỉnh phù hợp, chỉ nên tiêm
insulin liều cao đến khi đường huyết <7mmol/l. Sau đó chuyển sang
dùng phác đồ duy trì.
Đánh giá điều trị hiện thời
A
2. Bù dịch
Đánh giá tình
trạng bệnh nhân BN đã được truyền dịch: Natri
clorid 0.9%
=> Phù hợp với tình trạng BN
Đánh giá điều trị hiện thời
A 2. Điều trị ĐTĐ
 Chỉ định của bác sỹ: từ ngày thứ 2 dùng phác đồ 3
Đánh giá tình mũi: 0.5UI/kg/ngày x 60 kg~ 30 UI/ngày
trạng bệnh nhân
- Tác dụng: điều hòa và kiểm soát đường huyết trong cơ thể
- TDKMM: liều cao có nguy cơ cao gây hạ đường huyết.
Þ Chỉ định và liều dùng phù hợp hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
Đái tháo đường 2017
Þ phác đồ này không có đỉnh nên ít nguy cơ hạ đường huyết hơn,
trong đó có giảm nguy cơ hạ đường huyết về đêm và duy trì lượng
insulin cung cấp suốt 24h.
Đánh giá điều trị hiện thời
3. Điều trị THA
A - Chỉ định của bác sỹ: Betaloc ZOK (Metoprolol )
- Tác dụng: là thuốc đối kháng chọn lọc beta1 – adrenergic có tác
Đánh giá tình
dụng trên cơ tim và có tác dụng hạ huyết áp
trạng bệnh nhân
- Liều dùng: viên 50mg x ½ viên x 1 lần
- TDKMM: mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn.
=> Trường hợp bệnh nhân mắc ĐTĐ kèm THA thì việc chọn thuốc
này là hợp lý, tuy nhiên, liều chỉ định đang thấp hơn khuyến cáo là
50mg x 1 lần/ngày với liều khởi trị THA và chưa ghi rõ thời gian
dùng thuốc.
Thêm vào đó, theo hướng dẫn điều trị biến chứng ĐTĐ 2017 –
THA, nên phối hợp với các nhóm thuốc khác để kiểm soát HA tốt
hơn.
Tương tác
Tương tác ở mức độ vừa phải giữa Insulin
và metoprolol.
Thuốc chẹn bêta như metoprolol có thể làm tăng
nguy cơ, mức độ nghiêm trọng và / hoặc thời gian
hạ đường huyết ( lượng đường trong máu thấp ) ở bệnh nhân đang dùng insulin và một số loại
thuốc trị đái tháo đường khác. Ngoài ra, thuốc chẹn beta có thể che giấu một số triệu chứng của hạ
đường huyết như run, hồi hộp và tim đập nhanh, khiến việc nhận biết cơn hạ đường huyết sắp tới trở
nên khó khăn hơn.

Thông tin tương tác thuốc tra cứu từ trang web: www.drug.com
(https://www.drugs.com/interactions-check.php?drug_list=1340-0,1615-0)
Đánh giá điều trị hiện thời
A Nhận xét:

Đánh giá tình


• Các chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại của
trạng bệnh nhân
BN.
• Bệnh Án này được đánh giá tại thời điểm ngày thứ 2 BN
nhập viên. Các chỉ định vẫn nên được tiếp tục duy trì cùng
với việc theo dõi chặt chẽ mức đường huyết của BN.
• Điều trị bổ sung: kết hợp thuốc lợi tiểu để kiểm soát HA
tốt hơn.
04.
P. Kế Hoạch Điều Trị
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC
P Điều trị cấp:
• 1 UI/kg/ngày ~ 60 UI x 2 ngày: 30UI/lần x 2 lần/ngày,
TDD trước ăn sáng và tối.
Kế hoạch điều
• Truyền Natri clorid 0.9%
trị
Điều trị ĐTĐ:
• Liều 0.5 UI/kg x 60 kg ~ 30 UI/ ngày
• Insulin nhanh: 60% x 30 = 18 UI/ ngày: tiêm 9 UI/lần x 2
lần ngay trước bữa ăn sáng, tối.
• Insulin trung gian: 40% x 30 = 12 UI/ ngày: tiêm trước
khi đi ngủ.
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

P Điều trị THA


• Betaloc ZOK 50mg x 1 viên/ ngày.
Kế hoạch điều Nên uống buổi sáng ngay trước /sau ăn.
trị
• Bổ sung:
Lợi tiểu hydrochlorthiazid 25mg x 1 viên/ ngày. Uống
buổi trưa, có thể uống cùng bữa ăn hoặc không, không
uống cùng Betaloc do có thể gây tương tác thuốc. (không
uống buổi tối do gây tiểu đêm)
Cần bổ sung kali trong quá trình điều trị. (bằng thực
phẩm)
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

Tác dụng không mong muốn có


thể gặp phải khi dùng đơn thuốc
này.

- Insulin: gây hạ đường huyết


- Betaloc ZOK suy nhược, chóng
mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng,
tiêu chảy, táo bón, chậm nhịp tim,
hạ huyết áp tư thế, hồi hộp, lạnh và
khó thở.
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC
P Chú ý:
Theo dõi đường huyết và huyết áp
Kế hoạch điều
chặt chẽ.
trị Đặc biệt phải đo đường huyết tại các
thời điểm:
- Buổi sáng khi đói
- Sau các bữa ăn
- Trước khi đi ngủ
=> Mục đích: Đánh giá hiệu quả của
phác đồ để có điều chỉnh kịp thời.
DẶN DÒ BỆNH NHÂN

• Thiết lập chế độ ăn uống có chỉ


số đường huyết thấp, ít mỡ bão hòa
• Hạn chế muối, đường.
• Tăng lượng rau quả, đặc biệt là
thực phẩm giàu Kali như cam, dưa, bưởi, bơ, rau xanh...
• Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
• Nên có chế độ ăn hằng định để có thể kiểm soát đường huyết và cân
nặng.
• Chia nhỏ các bữa ăn để làm giảm sự dao động đường huyết.
• Tăng cường luyện tập, vận động thể lực.
• Thường xuyên đo đường huyết mao mạch, huyết áp tại nhà và khám
định kỳ.
THANK YOU

You might also like