You are on page 1of 15

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN DƯỢC LIỆU- DƯỢC CỔ TRUYỀN- ĐÔNG DƯỢC



----- -----

TIỂU LUẬN MÔN DƯỢC LIỆU 3

NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC LIỆU CỦ


CHÓC

Hà Nội 2022
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU- DƯỢC CỔ TRUYỀN- ĐÔNG DƯỢC

----- -----

TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU 3

NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU CỦ CHÓC

Người hướng dẫn: PGS.TS PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG


Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Phương Linh
Mã sinh viên: 1852010067
Lớp: DƯỢC 5
Khóa: 2018-2023
Hà Nội 2022

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hoàn thành tiểu luận, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ quý Thầy Cô
giáo, gia đình và bạn bè.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến – PGS. TS Phương Thiện Thương đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng
em tận tình trong suốt thời gian làm bài tiểu luận, tạo cho chúng em những tiền đề,
những kiến thức để tiếp cận vấn đề. Nhờ đó mà chúng em hoàn thành bài luận của
mình.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy Cô của Học viện y dược học
cổ truyền Việt Nam, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành tiểu luận này.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn bạn bè của chúng em đang học và làm
việc tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, cùng với gia đình đã luôn động
viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện để
chúng em có thể hoàn thành bài luận một cách tốt nhất.
Với điều kiện và vốn kiết thức có hạn, trình độ bản thân còn có những hạn chế nhất
định nên chắc chắn tiểu luận này không thể tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy chúng
em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để có thể nâng cao kiến thức của
bản thân, phục vụ tốt quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2022
Sinh viên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
I.TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU CỦ SÚNG...............................................................3
1. Tên dược liệu.........................................................................................................3
2. Đặc điểm dược liệu...............................................................................................3
2.1 Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................3
2.2 Mô tả.................................................................................................................. 3
2.3 Bột dược liệu......................................................................................................3
2.4 Phân bố.............................................................................................................. 4
3. Thành phần hóa học của dược liệu......................................................................4
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu....................................4
4.1 Bộ phận dùng.....................................................................................................4
4.2 Thu hái............................................................................................................... 4
4.3 Chế biến............................................................................................................. 4
4.4 Bảo quản............................................................................................................ 4
5. Tác dụng và công dụng của dược liệu trong y học cổ truyền............................4
5.1 Tác dung............................................................................................................4
5.2 Công dụng.........................................................................................................5
5.3 Một số bài thuốc đông y.....................................................................................5
6. Tác dụng dược lý và công dụng theo y học hiện đại...........................................6
6.1 Hoạt động kháng khuẩn.....................................................................................6
6.2 Hoạt tính giảm đau............................................................................................6
6.3 Chống oxy hóa...................................................................................................6
6.4 Hoạt tính chống tiêu chảy..................................................................................7
6.5 Tác dụng an thần...............................................................................................7
II. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU CỦ SÚNG.........................................7
1.Đối tượng nghiên cứu phát triển...........................................................................7
2. Quy trình chiết xuất hoạt chất dược liệu và phát triển dược liệu.....................7
3. Các sản phẩm đã có trên thị trường từ dược liệu củ súng.................................8
4. Đề xuất phát triển dược liệu củ súng...................................................................8
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................9
1.Kết luận..................................................................................................................9
2.Kiến nghị................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................10
ĐẶT VẤN ĐỀ

- Theo Tổ chức T tế thế giới (WHO) đánh giá, 80% dân số thế giới dựa vào nền y
học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu là
thuốc từ cây cỏ. Trong vài thập kỷ gần đây, với xu hướng” Trở về với thiên nhiên”,
nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứ, bào chế và sản xuất các chế
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thay thế nguyên liệu tổng hợp, dùng trong công
nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng để nâng cao chất lượng cuộc
sống cho con người. Sự tín nhiệm từ thảo dược ngày càng được nâng cao, có thể tăng
sức lực và sự ưa thích trong các nước phát triển.
- Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú cùng với vốn kinh
nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo thuận
lợi cho việc nghiên cứu, chiết xuất các loại hoạt chất, tạo ra nhiều loại thuốc mới. Việc
sử dụng thế mạnh dược liệu đẩy mạnh công nghiệp dược trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, làm cho nhân dân ta có đủ thuốc tốt, khỏe mạnh và giàu có, đất nước ta kinh tế-
xã hội phát triển, tạo nên hình ảnh Việt Nam- một cường quốc về dược liệu đó là ý
nguyện của Dân tộc. Điều này dựa trên cơ sở lý luận sau:
 Đất nước ta có một vị trí tự nhiên hiếm có. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu
đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa
dạng, một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên
dược liệu nói chung
 Việt Nam có một nền y học dân tộc lâu đời và các tri thức sử dụng các loại
dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa bệnh thông thường và nan y.
Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo bệ sức khỏe dân tộc ta suốt chiều dài lịch
sử với phương châm “ Nam dược trị nam nhân”, nếu chúng ta biết phát huy thì
có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển
 Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “ Trở về với thiên
nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia
tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể
hơn.
 Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng,
nông nhiệp và nông thôn, có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học
1
cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của
54 dân tộc, là bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú của Việt Nam, trong đó không thể
không kể đến dược liệu Củ Súng. Một loại dược liệu có từ xa xưa. Đã được ứng dụng
vào các bài thuốc với nhiều tác dụng khác nhau chữa khỏi bệnh trong dân gian. Để có
cái nhìn tổng quan hơn về dược liệu Củ Súng, em xin tiến hành làm tiểu luận “Nghiên
cứu về dược liệu Củ Súng” với 2 mục tiêu chính:
+ Mục tiêu 1: Tổng quan về về dược liệu Củ Súng
+ Mục tiêu 2: Tìm hiểu và phát triển dược liệu Củ Súng

2
I.TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU CỦ SÚNG

Hình : Dược liệu Củ Súng

1. Tên dược liệu


- Tên tiếng Việt: Củ súng
- Tên gọi khác: Khiếm thực nam
- Họ: Súng - Nymphaeaccae
- Tên khoa học: Radix Nyphaeae stellatae
2. Đặc điểm dược liệu
2.1 Đặc điểm tự nhiên
- Củ súng là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi
trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi
lên trên bề mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu chất xốp
màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu
đen.
2.2 Mô tả
- Củ hình trứng dài 0,7 cm đến 1 cm, đường kính 0,6 cm đến 0,9 cm. Một đầu
lõm sâu, đầu kia có 3 vết lõm nhỏ, hẹp và nông. Mặt ngoài màu vàng ngàm trong
trắng ngà hoặc trắng xám, chất cứng giòn, củ nhiều chất bột, vị hơi ngọt
2.3 Bột dược liệu
- Màu trắng hơi xám. Soi kính hiển vi thấy: nhiều hạt tinh bột hình tròn, hình
trứng hoặc hình chuông, dài 4µm đến 32µm. Hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi, kéo ba,

3
có khi thấy rốn hình vạch hơi cong hoặc phân nhánh. Mảnh mô mềm có tế bào chứa
nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch vạch ít gặp
2.4 Phân bố
- Củ súng phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới
- Tại Việt Nam, được phân bố trải đều khắp các vùng
3. Thành phần hóa học của dược liệu
- Củ súng có 4,4 % protid; 0,2 % chất béo; 32% carbohydrat ; 0,0009% canxi;
0,11 photpho; 0,004% sắt; 0,006% vitamin C.
- Ngoài ra, trong củ súng còn có chứa acid phenolic glycosyl hóa chẳng hạn như
acid caffeic hexoside, acid syringic hexoside và các flavonoid glycosyl hóa như
quercetin hexoside và pentoside, myricetin hexoside và apigenin. Năm phenol đã
được phân lập bằng cách sử dụng sắc ký cột truyền thống và được xác định là acid
gallic, metyl, este etylic của nó cùng với acid ellagic và đường pentagalloyl.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu
4.1 Bộ phận dùng
- Rễ phụ phát triển thành củ xung quan rễ cái, đã được phơi hay sấy khô của cây
súng.
4.2 Thu hái
- Củ súng được thu hái quanh năm. Nhổ lấy rễ củ con, rửa sạch vỏ ngoài, phơi
hoặc sấy khô, loại có thịt trắng ngà là tốt
4.3 Chế biến
- Loại bỏ tạp chất của dược liệu. Đem sao vàng và tán nhỏ
4.4 Bảo quản
- Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh mọt. Thường xuyên phơi sấy lại
5. Tác dụng và công dụng của dược liệu trong y học cổ truyền
5.1 Tác dung
- Tác dụng:
- Tác dụng được biết đến nhiều nhất và nổi bật nhất ở loại củ này là tăng cường
sinh lý nam giới. Trong thành phần của cây hoa súng chứa nhiều chất béo và
carbonhydrat. Đồng thời củ của hoa súng có tính mát. Qua đó giúp tăng cường sinh
lực ở nam giới, đặc biệt là việc tăng cường sức khỏe, kéo dài thời gian quan hệ. Với

4
những ai bị xuất tinh sớm hay mộng tinh, loại củ này sẽ là một loại thuốc hữu hiệu,
giúp tăng cường bồi bổ khí lực. Đặc biể với những người thận yếu, sử dụng thường
xuyên sẽ cải thiện chức năng của thận. Vì thế, những ai muốn bổ thận, tráng dương
đây chắc chắn là vị thuốc không thể bỏ qua
- Với vị ngọt thanh và mát. Trong loại củ này có chứa nhiều protid và vitamin C.
Qua đó, giúp bồi bổ cơ thể, thanh độc giải nhiệt và điều trị chứng mất ngủ. Sử dụng
củ súng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, không bị nóng trong. Từ đó giúp cải thiện
giấc ngủ và có tác dụng an thần
- Bên cạnh các tác dụng tăng cường sinh lý, chữa mất ngủ. Trong đông y củ súng
được coi là một vị thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các
bệnh đau nhức thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối, trị hen xuyễn và giảm ho.
Ngoài ra còn có tác dụng chữa di tinh, đái nhiều, phụ nữ hư bạch đới.
5.2 Công dụng
- Tính vị: Vị sáp. Tính bình
- Quy kinh: Kinh tỳ, thận
- Công năng chủ trị: Kiện tỳ, trừ thấp, bổ dưỡng, cố sáp
- Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són,
viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hơi gây tiết tả
- Chú ý: Không dùng cho người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng
- Cần phân biệt củ cây súng và khiếm thực. Nhiều người không biết cho rằng hai
vị này là một. Trên thực tế, đây là hai vị thuốc khác nhau cả về mùi vị, công dụng
cũng như hình dáng.
5.3 Một số bài thuốc đông y
- Điều trị thận yếu, xuất tinh sớm: Củ súng khô (20g), Ba kích tím (15g), Tỳ giải
(15g), Cẩu tích (15g). Sau đó đem tẩm rượu sao vàng. Hà thủ ô đỏ đã chế biến với
đậu đen, ngưu tất mỗi vị 15g. Tất cả đem sắc uống hàng ngày.
- Chữa di mộng tinh, bồi bổ khí lực, tăng sức khỏe: Củ súng tươi (300g) hoặc
khô (150g). Đậu đen (100g), Vừng đen (100g), Hạt sen (50g), Hoài sơn (50g), Gạo
(150g). Củ súng rửa sạch, thái lát. Hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước 2 tiếng, đồ
lên, thái lát. Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm sen. Vừng đen sao thơm. Đậu đen rửa sạch. Tất
cả các vị trên cho vào nồi cùng với gạo nấu cháo. Lúc ăn có thể thêm ít đường cho dễ
ăn. Ăn cháo lúc còn nóng, khi đang đói thay cơm. Đem nấu cháo ăn hàng ngày.
5
- Chữa bệnh ho, hen suyễn: Phơi khô củ súng và hạt cải củ. Tiếp đó, tẩm với
nước cốt gừng rồi tán thành bột. Cho thêm Mật ong và luyện thành các viên nhỏ, có
kích thước tầm hạt ngô. Ngày uống 40 – 45 viên, cơ hen sẽ dứt và giảm nhanh chóng.
Chữa mất ngủ: Sắc lúc còn tươi hoặc sắc khi củ đã được phơi khô. Cắt hết rễ, cạo sạch
vỏ và thái mỏng củ cây súng. Rồi đem sắc để uống. Uống nước sắc hàng ngày sẽ giúp
điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.
- Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh: Củ súng nấu chín, bóc vỏ
(400g). Hoài sơn nấu chín, bóc vỏ (800g). Hai vị thái lát, rồi phơi khô, đem tán nhỏ.
Mỗi lần dùng 10g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói.
6. Tác dụng dược lý và công dụng theo y học hiện đại
6.1 Hoạt động kháng khuẩn
- Khi kiểm tra độ nhạy của chín chủng vi sinh vật tiêu chuẩn đối với chất chiết
xuất từ thân rễ củ súng bằng phương pháp khuếch tán đĩa so với ofloxacin,
cả Staphylococcus aureus và Sarcina lutea đều cho thấy độ nhạy cao nhất đối với
dịch chiết củ súng. MIC của củ súng chống lại S. aureus là 0,25mg/mL.
6.2 Hoạt tính giảm đau
- Tác dụng giảm đau của chiết xuất ethanol từ củ súng đã được nghiên cứu bằng
cách sử dụng thử nghiệm so với paracetamol. Chiết xuất củ súng cho thấy giảm đáng
kể (P<0,001) của sự đau do acid acetic gây ra sau khi uống phụ thuộc vào liều lượng
trong đó phần trăm ức chế được so sánh với giá trị kiểm soát và được tìm thấy lần
lượt là 57,55%, 64,52%, 76,55% ứng với liều 200mg/kg, 400mg/kg, 600mg/kg.
- Tương tự, chiết xuất thân rễ ức chế đáng kể hoạt động liếm trong cả hai giai
đoạn của cơn đau do formalin gây ra ở chuột theo cách phụ thuộc vào liều lượng so
với paracetamol trong đó 600mg/kg cho thấy hiệu lực cao hơn so với thuốc giảm đau
paracetamol.
6.3 Chống oxy hóa
- Củ súng đã được thử nghiệm về tác dụng dự phòng chống lại stress oxy hóa ở
thận do ferric nitrilotriacetate (Fe-NTA) gây ra, phản ứng tăng sinh và ung thư thận ở
chuột Wistar. Điều trị chuột bằng đường uống với củ súng (100 và 200mg/kg thể
trọng) làm giảm đáng kể glutamyl transpeptidase, peroxy hóa lipid, xanthine oxidase,
sự tạo thành hydrogen peroxide, nitơ urê máu, creatinine huyết thanh, tổng hợp DNA

6
và tỷ lệ mắc các khối u. Hàm lượng GSH thận, các enzym chuyển hóa GSH, và các
enzym chống oxy hóa cũng được phục hồi ở mức đáng kể.
- Điều trị bằng củ súng dẫn đến giảm đáng kể quá trình peroxy hóa lipid xanthine
oxidase, γ - glutamyl transpeptidase, tạo ra H2O2, nitơ urê máu, creatinine huyết
thanh.
6.4 Hoạt tính chống tiêu chảy
- Hoạt động chống tiêu chảy của chiết xuất củ súng đã được khảo sát ở liều lượng
(100 và 200mg/kg thể trọng) với tiêu chảy do dầu thầu dầu gây ra so với
diphenoxylate (5mg/kg thể trọng). Nghiên cứu cho thấy hoạt động chống tiêu chảy
được chứng minh bằng việc giảm tỷ lệ đại tiện khi phần trăm ức chế là 92,6% và
93,8% ở liều 100 và 200mg/kg thể trọng, tương ứng với liều 5mg/kg thể trọng của
thuốc đối chiếu diphenoxylate (92,6%).
- Ngoài ra, chiết xuất từ củ súng đã được thử nghiệm ức chế nhu động đường tiêu
hóa so với atropine (0,1mg/kg). Chiết xuất từ củ súng làm giảm đáng kể nhu động
đường ruột (25,73% và 37,29%) so với 47% của atropine.
6.5 Tác dụng an thần
- Hiệu quả của chiết xuất củ súng (75, 150 và 300mg/kg) đã được đánh giá ở
chuột bằng cách sử dụng thử nghiệm giấc ngủ do diazepam gây ra. Chiết xuất ethanol
của củ súng cho thấy tác dụng an thần mạnh mẽ và đáng kể được chứng minh bằng
việc giảm thời gian bắt đầu ngủ trung bình và tăng thời gian ngủ trung bình.

II. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU CỦ SÚNG

1.Đối tượng nghiên cứu phát triển


- Dược liệu củ súng được lấy ở Hưng Yên, rửa sạch và đem phơi khô
- Bảo quản ở nơi khô thoáng
2. Quy trình chiết xuất hoạt chất dược liệu và phát triển dược liệu
 1 số phương pháp ng chiết xuất củ súng hiện nay được áp dụng gồm có:
- Chiết xuất từ thân rễ củ súng bằng phương pháp khuếch tán đĩa: Phương pháp
này được áp dụng trong kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với hoạt chất có trong
dược liệu củ súng

7
- Chiết xuất ethanol từ củ súng: Được áp dụng nhiều trong các thử nghiệm để tìm
ra các tác dụng như hoạt tính giảm đau, tác dụng an thần của củ súng.
3. Các sản phẩm đã có trên thị trường từ dược liệu củ súng
- Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm được bào chế và có thành phần là
dược liệu củ súng.
4. Đề xuất phát triển dược liệu củ súng
- Dược liệu củ súng rất phổ biến ở các vùng miền trên đất nước. Là 1 dược liệu
có tiềm năng phát triển. Với một dược liệu có nhiều công dụng, lành tính và rất phổ
biến tại Việt Nam. Củ súng có thể được bào chế thành những sản phẩm như:
- Đây là 1 dược liệu có công dụng tốt trong các bài thuốc đông y Bổ thận tráng
dương. Có thể chiết xuất những hoạt tính có trong dược liệu này để bào chế ra các
sản phẩm bổ thận tráng dương dạng viên uống cho người dùng dễ dàng sử dụng.
- Củ súng có trong bài thuốc chữa ho hen suyễn, và dược liệu có tác dụng an
thần, chữa mất ngủ. Và khi bào chế thành dạng bột sẽ dễ dàng sử dụng và vẫn giữ
được tác dụng của dược liệu lại rất tiện lợi cho người bệnh sử dụng.
- Ngoài ra qua 1 số nghiên cứu chiết xuất dược liệu từ củ súng cho thấy có rất
nhiều tác dụng tốt nhưng kháng khuẩn, an thần, giảm đau… Nên có thể nghiên cứu
các thành phần có trong dược liệu để bào chế thành sản phẩm viên uống cho người
dùng.

8
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận
- Dược liệu củ súng là dược liệu có Tính vị sáp tính bình quy kinh tỳ và thận có
công năng kiện tỳ, trừ thấp, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị trong thận hư, bạch đới, bạch
trọc, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hơi gây tiết tả.
- Trong tác dụng dược lý theo y học hiện đại, củ súng có nhiều tác dụng như
kháng khuẩn, giảm đau, an thần, chống tiêu chảy
- Dược liệu củ súng hiện nay chưa bào chế thành sản phẩm thuốc trên thị trường.
Là một dược liệu có nguồn tài nguyên dồi dào ở Việt Nam dược liệu này cần được
phát triển mạnh hơn.
2.Kiến nghị
- Củ súng là một vị thuốc quý, vì vậy cần được bảo tồn và phát triển nguồn dược
liệu này. Phát triển theo một hệ thống có quy mô vườn dược liệu , để có được sản
phẩm, bài thuốc tốt nhất tới bệnh nhân.
- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên dược liệu, nâng cao tuyên truyền vận động,
tăng cường quản lý dược liệu củ súng có chất lượng, quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo
chất lượng cây giống, xử lý những trường hợp thực hiện hành vi buôn giống ngoại
lai, không đảm bảo chất lượng…
- Mong muốn tìm ra nhiều công dụng hữu ích khác của dược liệu củ súng
- Tương lai có thể nghiên cứu bào chế dược liệu củ súng thành nhiều sản phẩm
tốt và kết hợp với các vị thuốc khác trong dân gian để tạo thành những bài thuốc có
thể chữa được các chứng bệnh khác nhau hiện nay.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Dược liệu (2003), Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, NXB khoa học và kỹ thuật
2. Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
3. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học
4. . Bộ Y Tế( 2017), Dược điển Việt Nam - Lần xuất bản thứ năm - Tập 2,
NXB Y Học

10

You might also like