You are on page 1of 878

TỔNG HỢP

GIẢI PHẪU NGƯỜI


2021 - 2022
TÁC GIẢ

BS. FRANK HENRY NETTER

GS. NGUYỄN QUANG QUYỀN

PGS.TS.BS. PHẠM ĐĂNG DIỆU

BS. NGUYỄN VĂN ĐỨC

BS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG

NHÓM BIÊN TẬP

TRƯƠNG HỮU TÀI

TRƯƠNG THỊ KIM LOAN

pg. 1
Nguyễn Quang Quyền (23 tháng 9,
1934 tại Hải Phòng - 15 tháng 11, 1997
tại Thành phố Hồ Chí Minh) là giáo sư -
bác sĩ, chuyên gia hàng đầu Việt Nam
trong các lĩnh vực giải phẫu học, nhân
chủng học và nhân trắc học. Ông từng
đảm nhiệm các cương vị là Chủ tịch Hội
Hình thái học Việt Nam, Phó hiệu trưởng
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh và kiêm Trưởng bộ môn giải
phẫu của trường. Ông được coi là một
trong số ít các bác sĩ, giáo sư y khoa xuất sắc chưa từng được đào tạo ở
nước ngoài mà chỉ tự nghiên cứu khoa học đã trở thành nhà khoa học,
giáo sư đầu ngành tại Việt Nam trên cả ba lĩnh vực giải phẫu học, nhân
chủng học, nhân trắc học của y học hiện đại.

Năm 1977, Nguyễn Quang Quyền xuất bản hai cuốn sách “Tổ tiên
của người hiện đại và Các chủng tộc loài người”. Ông còn là tác giả cuốn
“Từ điển giải phẫu học” với 4 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp và La - tinh. Giáo
sư Nguyễn Quang Quyền để lại một sự nghiệp khoa học với hơn 100 công
trình nghiên cứu do ông là tác giả và đồng tác giả, trong đó có 20 bài được
đăng trên các tạp chí tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và được giới khoa
học trong nước cũng như trên thế giới đánh giá cao. Ông từng được Viện
phân tích nhân chủng học Schvidesky của Cộng hòa Liên bang Đức đưa
vào danh sách các nhà nhân chủng học hàng đầu thế giới.

Giải phẫu học và nhân trắc học là những lĩnh vực ông có nhiều đóng
góp quan trọng cho nền y học của đất nước. Ông làm giải phẫu học để
dạy các bác sĩ tương lai và để ứng dụng lâm sàng. Ông làm nhân trắc để
nghiên cứu tầm vóc và thể lực người Việt Nam, để đưa tiếng nói khoa học
vào các cuộc thi hoa hậu. Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam

pg. 2
thống nhất năm 1988 do Báo Tiền Phong tổ chức, ban giám khảo chấm
thi hầu như chỉ dựa vào cảm tính mà chưa hề có những chỉ số về nhân
trắc học. Nhưng từ năm 1992 trở đi, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền đã
được mời làm cố vấn khoa học cho cuộc thi với tư cách là nhà nhân trắc
học hàng đầu Việt Nam bởi ông không những có uy tín trong nước mà
còn có uy tín trên thế giới về lĩnh vực này.

Tại hội thảo quốc tế về giáo dục y học tại New Zealand năm 1984,
Nguyễn Quang Quyền được bình chọn là người giảng lý thuyết giải phẫu
học xuất sắc và chuyên nghiệp nhất. Nguyễn Quang Quyền nổi tiếng với
phong trào "hiến xác cho khoa học" tại Việt Nam do ông phát động, bản
thân ông cũng tình nguyện hiến xác cho y học nhưng rồi đột ngột qua đời
trong một tai nạn giao thông năm 1997 nên ý nguyện của ông không thành.
Ông cũng là người khôi phục "Lễ tri ân những người đã hiến thân xác cho
khoa học" (Lễ Macchabeés), là chủ nhân của bộ sưu tập sọ người Việt
Nam đang được lưu giữ tại Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời là người đề xuất và chỉ đạo việc xây dựng
bảo tàng sọ người của những nạn nhân bị sát hại dưới thời Pol Pot ở
Campuchia.

pg. 3
NHÓM BIÊN TẬP
Thân gửi các bạn đọc y khoa

Lời đầu xin được dành sự biết ơn sâu sắc nhất đến các tác giả đã
nghiên cứu và viết sách!

Là lớp người đi sau, tôi cũng như các bạn, yêu thích ngành Y và
mong muốn giúp ích cho cộng đồng, nhưng để làm được điều này đòi hỏi
chúng ta phải có một kiến thức tốt về lĩnh vực mà chúng ta đang theo đuổi.
Ở bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, chúng ta cũng nên bắt đầu từ cơ bản
nhất để có thể nắm rõ nguyên lý và từ đó tìm hiểu thêm những cái nâng
cao. Những ngày đầu học Y tôi cũng đã rất khó khăn khi tiếp cận giải phẫu
học. Nhưng sau đó nhờ đọc được những tài liệu hay cùng với sự chỉ dẫn
tận tình từ các vị thầy/cô đáng kính nên cũng tích lũy được chút ít kiến
thức nhỏ cho bản thân. Hôm nay, tôi xin phép được góp chút sức để viết
lại bản sách giải phẫu này từ nền tảng cũ và bổ sung vào đó là các hình
màu từ “Atlas giải phẫu người - Netter” cùng một số nội dung lý thuyết
khác để có một cái nhìn trực quan hơn khi tiếp cận giải phẫu học.

Từ công trình người đi trước đã xây dựng, tôi cảm nhận được sự
gian khổ trong môi trường thiếu thốn mọi bề nhưng các thầy/cô vẫn học
tập và lao động trên cả mức tuyệt vời. Vì vậy hôm nay tôi và các bạn cùng
nhau gìn giữ và phát huy thật tốt, dù không được các thầy/cô giảng dạy
trực tiếp nhưng tin rằng khi đọc được những bài giảng này là cả một kho
báu vô giá mà các thầy/cô để lại cho thế hệ mai sau. Tinh thần và ý chí
chiến thắng hoàn cảnh thực tại của các thầy/cô mãi mãi như ngọn đèn
pha lê lộng lẫy nhắc nhở chúng em phải luôn trao dồi bản thân.

Một lần nữa xin được dành lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân
thành từ nơi em đến các thầy/cô đã dày công viết sách. Trong quá trình
viết chắc hẳn sẽ không tránh được sai sót, kính mong các đọc giả lượng

pg. 4
thứ và đóng góp ý kiến cho nhóm biên tập để có thể chỉnh sửa lại cho
hoàn thiện hơn. Các đóng góp ý kiến xin gửi về: huutaitruong@gmail.com.

Hy vọng rằng với bản sách này có thể mang đến nhiều hiệu quả
trong học tập cho các bạn đọc y khoa. Chúc tất cả gặt hái được nhiều
thành công.

An Giang, 12 - 2021

Thân ái

TM. Trương Hữu Tài

pg. 5
MỤC LỤC
NHÓM BIÊN TẬP ............................................................................................... 4

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ..................................................................................... 20

I.-ĐỊNH NGHĨA, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI PHẪU
HỌC ................................................................................................................ 20

III.-PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN HỌC GIẢI PHẪU HỌC ...... 27

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM....................................................................... 29

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ...................................................... 30

CHƯƠNG II. TẾ BÀO VÀ MÔ ....................................................................... 31

ĐẠI CƯƠNG ................................................................................................. 31

TẾ BÀO .......................................................................................................... 33

I.-CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO ................................................. 33

II.-CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO ................................................................ 33

MÔ................................................................................................................... 37

I.-THƯỢNG MÔ ........................................................................................ 37

II.-MÔ LIÊN KẾT ...................................................................................... 39

III.-MÔ CƠ ................................................................................................. 43

IV.-MÔ THẦN KINH ................................................................................. 44

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM....................................................................... 48

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ...................................................... 51

CHƯƠNG III. HỆ XƯƠNG VÀ KHỚP .......................................................... 52

ĐẠI CƯƠNG ................................................................................................. 54

I.-THÀNH PHẦN CỦA BỘ XƯƠNG ..................................................... 54

III.-PHÂN LOẠI ......................................................................................... 55


pg. 6
IV.-HÌNH THỂ NGOÀI VÀ CẤU TẠO ................................................... 56

V.-SỰ CỐT HÓA, TĂNG TRƯỞNG VÀ TÁI TẠO CỦA XƯƠNG ... 57

XƯƠNG ĐẦU MẶT ...................................................................................... 59

I.-KHỐI XƯƠNG SỌ ............................................................................... 60

II.-KHỐI XƯƠNG MẶT ........................................................................... 69

TỔNG QUÁT VỀ SỌ ................................................................................... 74

I.-MẶT TRÊN ............................................................................................ 74

II.-MẶT TRƯỚC ...................................................................................... 74

III.-MẶT SAU ............................................................................................ 75

IV.-MẶT BÊN ........................................................................................... 75

V.-MẶT DƯỚI (NỀN SỌ NGOÀI) ......................................................... 76

VI.-NỀN SỌ TRONG ............................................................................... 77

CỘT SỐNG.................................................................................................... 87

I.-CẤU TẠO CHUNG CỦA CÁC ĐỐT SỐNG ..................................... 88

II.-ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỪNG LOẠI ĐỐT SỐNG ................... 89

III.-XƯƠNG CÙNG ................................................................................... 89

IV.-XƯƠNG CỤT ..................................................................................... 89

XƯƠNG NGỰC ............................................................................................ 97

I.-XƯƠNG ỨC........................................................................................... 97

II.-XƯƠNG SƯỜN .................................................................................. 98

III.-SỤN XƯỜN ......................................................................................... 99

XƯƠNG CHI TRÊN ................................................................................... 101

I.-XƯƠNG ĐÒN ...................................................................................... 102

II.-XƯƠNG VAI ...................................................................................... 103


pg. 7
III.-XƯƠNG CÁNH TAY ........................................................................ 104

IV.-XƯƠNG TRỤ .................................................................................... 105

V.-XƯƠNG QUAY .................................................................................. 106

VI.-CÁC XƯƠNG CỔ TAY ................................................................... 107

VII.-CÁC XƯƠNG BÀN TAY ............................................................... 108

VIII.-CÁC XƯƠNG NGÓN TAY ........................................................... 108

XƯƠNG CHI DƯỚI.................................................................................... 114

I.-XƯƠNG CHẬU ................................................................................... 115

II.-XƯƠNG ĐÙI ....................................................................................... 120

III.-XƯƠNG BÁNH CHÈ ...................................................................... 122

IV.-XƯƠNG CHÀY ................................................................................. 122

V.-XƯƠNG MÁC .................................................................................... 123

VI.-XƯƠNG BÀN CHÂN ....................................................................... 124

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP ............................................................................ 132

I.-PHÂN LOẠI KHỚP THEO CHỨC NĂNG ...................................... 132

II.-PHÂN LOẠI KHỚP THEO CẤU TẠO ........................................... 133

III.-KHỚP THÁI DƯƠNG - HÀM DƯỚI ............................................. 135

IV.-KHỚP VAI ......................................................................................... 139

V.-KHỚP KHUỶU................................................................................... 142

VI.-KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI ............................................................... 145

VII.-KHỚP QUAY CỔ TAY ................................................................... 145

VII.-KHỚP HÔNG................................................................................... 150

VIII.-KHỚP GỐI ...................................................................................... 154

IX.-KHỚP CHÀY MÁC .......................................................................... 161


pg. 8
X.-KHỚP BÀN CHÂN ........................................................................... 163

XI.-KHỚP CỘT SỐNG .......................................................................... 168

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 178

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ...................................................................... 195

CHƯƠNG IV. HỆ CƠ .................................................................................... 196

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 198

CÁC CƠ ĐẦU MẶT ................................................................................... 201

I.-CÁC CƠ MẶT ..................................................................................... 201

II.-CÁC CƠ NHAI ................................................................................... 203

CÁC CƠ CỔ ................................................................................................ 206

I.-CÁC CƠ CỔ BÊN............................................................................... 206

II.-CÁC CƠ TRÊN MÓNG .................................................................... 206

III.-CÁC CƠ DƯỚI MÓNG.................................................................... 206

IV.-CÁC CƠ TRƯỚC CỘT SỐNG ...................................................... 206

V.-CÁC CƠ BÊN CỘT SỐNG.............................................................. 207

VI.-CÁC TAM GIÁC CỔ ........................................................................ 211

CÁC CƠ LƯNG GÁY ................................................................................ 213

I.-CÁC CƠ NÔNG .................................................................................. 213

II.-CÁC CƠ SÂU..................................................................................... 214

CÁC CƠ NGỰC BỤNG............................................................................. 216

I.-CÁC CƠ THÀNH NGỰC ................................................................... 216

II.-CÁC CƠ THÀNH BỤNG .................................................................. 219

III.-CƠ HOÀNH ....................................................................................... 228

CÁC CƠ CHI TRÊN ................................................................................... 231


pg. 9
I.-CƠ NỐI CHI TRÊN - CỘT SỐNG .................................................... 231

II.-CƠ NỐI CHI TRÊN - THÀNH NGỰC............................................. 232

III.-CÁC CƠ CỦA VAI ........................................................................... 235

IV.-CÁC CƠ CỦA CÁNH TAY ............................................................. 238

V.-CÁC CƠ CỦA CẲNG TAY .............................................................. 241

VI.-CÁC CƠ CỦA BÀN TAY ................................................................ 247

CÁC CƠ CHI DƯỚI ................................................................................... 249

I.-CÁC CƠ VÙNG CHẬU ...................................................................... 249

II.-CÁC CƠ ĐÙI ...................................................................................... 249

III.-CÁC CƠ CẲNG CHÂN ................................................................... 256

IV.-CÁC CƠ BÀN CHÂN ...................................................................... 264

ĐÁY CHẬU .................................................................................................. 271

I.-CÁC CƠ CỦA CHẬU HÔNG............................................................ 271

II.-CÁC CƠ CỦA ĐÁY CHẬU .............................................................. 271

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 282

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ...................................................................... 300

CHƯƠNG V. HỆ THẦN KINH...................................................................... 301

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 302

I.-TẾ BÀO THẦN KINH ......................................................................... 303

II.-CUNG PHẢN XẠ VÀ CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH


................................................................................................................... 308

III.-SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI THAI HỆ THẦN KINH........................... 309

HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG ............................................................. 314

I.-TỦY GAI ............................................................................................... 314


pg. 10
II.-NÃO BỘ .............................................................................................. 324

III.-THAM KHẢO PHÂN VÙNG BRODMANN .................................. 349

HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ ......................................................................... 368

I.-PHẦN ĐỐI GIAO CẢM ...................................................................... 369

II.-PHẦN GIAO CẢM ............................................................................. 370

III.-CÁC PHẦN CỦA THẦN KINH TỰ CHỦ ...................................... 370

MÀNG NÃO TỦY VÀ SỰ LƯU THÔNG DỊCH NÃO TỦY .................. 376

I.-MÀNG NÃO TỦY ................................................................................ 376

II.-DỊCH NÃO TỦY ................................................................................. 377

HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN ................................................................. 380

I.-CÁC DÂY THẦN KINH SỌ ............................................................... 381

II.-CÁC DÂY THẦN KINH GAI ............................................................ 398

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 420

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ...................................................................... 430

CHƯƠNG VI. HỆ GIÁC QUAN.................................................................... 431

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 432

CƠ QUAN XÚC GIÁC ............................................................................... 433

I.-DA.......................................................................................................... 433

II.-MÓNG .................................................................................................. 439

CƠ QUAN THỊ GIÁC ................................................................................. 441

I.-Ổ MẮT .................................................................................................. 441

II.-NHÃN CẦU ......................................................................................... 442

III.-CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ ............................................................. 450

CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH - ỐC TAI ............................................................. 461


pg. 11
I.-TAI NGOÀI ........................................................................................... 461

II.-TAI GIỮA ............................................................................................ 462

II.-TAI TRONG ........................................................................................ 466

III.-LIÊN HỆ CHỨC NĂNG ................................................................... 468

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 478

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 486

CHƯƠNG VII. HỆ TIÊU HÓA ...................................................................... 487

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 489

MIỆNG .......................................................................................................... 492

I.-Ổ MIỆNG .............................................................................................. 492

II.-TUYẾN NƯỚC BỌT ......................................................................... 498

III.-RĂNG - LỢI ....................................................................................... 502

IV.-LƯỠI .................................................................................................. 506

THỰC QUẢN .............................................................................................. 512

DẠ DÀY ........................................................................................................ 514

I.-HÌNH THỂ NGOÀI .............................................................................. 514

II.-LIÊN QUAN ........................................................................................ 517

III.-CẤU TẠO DẠ DÀY .......................................................................... 518

IV.-MẠCH MÁU ...................................................................................... 521

V.-THẦN KINH ........................................................................................ 526

VI.-HẠCH BẠCH HUYẾT ...................................................................... 530

TÁ TRÀNG VÀ TỤY .................................................................................. 532

◄ TÁ TRÀNG ► .................................................................................... 532

I.-VỊ TRÍ VÀ HÌNH THỂ NGOÀI ........................................................... 532


pg. 12
II.-KÍCH THƯỚC .................................................................................... 534

III.-HÌNH ẢNH X QUANG ...................................................................... 534

IV.-CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ TRONG ................................................ 534

◄ TỤY ► ................................................................................................. 538

I.-VỊ TRÍ VÀ HÌNH THỂ NGOÀI ........................................................... 538

II.-KÍCH THƯỚC VÀ MÀU SẮC .......................................................... 539

III.-PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH .............................................................. 539

IV.-CÁC ỐNG TIẾT CỦA TỤY ............................................................. 540

V.-LIÊN QUAN TÁ TRÀNG VÀ TỤY .................................................. 541

VI.-MẠCH MÁU TÁ TRÀNG VÀ TỤY................................................. 543

RUỘT NON.................................................................................................. 551

I.-KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN .......................................... 551

II.-PHÂN BIỆT HỖNG TRÀNG VÀ HỒI TRÀNG .............................. 552

III.-CẤU TẠO ........................................................................................... 553

IV.-HÌNH ẢNH X QUANG ..................................................................... 556

V.-TÚI THỪA HỒI TRÀNG ................................................................... 557

VI.-MẠC TREO RUỘT ........................................................................... 557

VII.-MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH ....................................................... 559

RUỘT GIÀ ................................................................................................... 564

I.-KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN .......................................... 564

II.-CÁC CHI TIẾT RUỘT GIÀ ............................................................... 568

III.-CHỨC NĂNG CỦA RUỘT GIÀ...................................................... 577

IV.-MẠCH MÁU CỦA RUỘT GIÀ ........................................................ 577

GAN - ĐƯỜNG MẬT ................................................................................. 584


pg. 13
◄ GAN ► ................................................................................................ 584

I.-KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN .......................................... 585

II.-CÁC DÂY CHẰNG VÀ PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH GAN ........... 588

III.-CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ TRONG ................................................ 591

IV.-SỰ PHÂN THÙY CỦA GAN .......................................................... 594

IV.-MẠCH VÀ THẦN KINH ................................................................... 598

◄ ĐƯỜNG DẪN MẬT NGOÀI GAN ► ............................................. 604

I.-ỐNG GAN ............................................................................................ 604

II.-ỐNG MẬT CHỦ.................................................................................. 604

III.-TÚI MẬT ............................................................................................. 605

IV.-ỐNG TÚI MẬT .................................................................................. 605

V.-MẠCH VÀ THÂN KINH ĐƯỜNG DẪN MẬT ............................... 605

PHÚC MẠC ................................................................................................. 607

I.-CÁC MẠC TREO, MẠC NỐI VÀ DÂY CHẰNG ............................ 608

II.-PHÂN CHIA Ổ PHÚC MẠC ............................................................. 610

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 612

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 623

CHƯƠNG VIII. HỆ TUẦN HOÀN ................................................................ 624

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 626

TIM VÀ TRUNG THẤT .............................................................................. 628

◄ TIM ► .................................................................................................. 628

I.-VỊ TRÍ, HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN................................... 629

II.-HÌNH THỂ TRONG CỦA TIM .......................................................... 631

III.-CẤU TẠO TIM ................................................................................... 638


pg. 14
IV.-HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN CỦA TIM .......................................... 641

V.-MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA TIM ........................................ 643

◄ TRUNG THẤT ► ............................................................................... 647

I.-PHÂN CHIA TRUNG THẤT THEO QUAN NIỆM CỔ ĐIỂN........ 647

II.-PHÂN CHIA TRUNG THẤT THEO QUAN ĐIỂM GIẢI PHẪU .. 648

III.-PHÂN CHIA TRUNG THẤT THEO QUAN ĐIỂM NGOẠI KHOA


................................................................................................................... 649

IV.-CÁC THÀNH PHẦN TRONG TRUNG THẤT ............................. 650

HỆ THỐNG MẠCH MÁU .......................................................................... 654

I.-ĐẠI CƯƠNG VỀ MẠCH MÁU .......................................................... 654

II.-HỆ THỐNG ĐỘNG MẠCH ............................................................... 657

III.-HỆ THỐNG TĨNH MẠCH ................................................................ 697

IV.-HỆ THỐNG BẠCH MẠCH .............................................................. 718

◄ HÌNH ẢNH TÓM TẮT HỆ THỐNG MẠCH MÁU ► ........................ 721

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 724

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 735

CHƯƠNG IX. HỆ HÔ HẤP ........................................................................... 736

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 737

MŨI................................................................................................................ 739

I.-MŨI NGOÀI .......................................................................................... 739

II.-MŨI TRONG (Ổ MŨI) ........................................................................ 739

III.-CÁC XOANG CẠNH MŨI ............................................................... 745

IV.-MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH ........................................................ 747

HẦU .............................................................................................................. 751


pg. 15
I.-CẤU TẠO CỦA HẦU ......................................................................... 751

II.-HÌNH THỂ TRONG CỦA HẦU ........................................................ 751

THANH QUẢN ............................................................................................ 756

I.-CẤU TẠO ............................................................................................. 756

II.-HÌNH THỂ TRONG ............................................................................ 761

KHÍ QUẢN ................................................................................................... 763

I.-VỊ TRÍ, HÌNH THỂ VÀ KÍCH THƯỚC ............................................. 763

II.-LIÊN QUAN ........................................................................................ 763

III.-CẤU TẠO ........................................................................................... 763

PHỔI - MÀNG PHỔI .................................................................................. 765

I.-HÌNH THỂ NGOÀI CỦA PHỔI ......................................................... 765

II.-CẤU TẠO CỦA PHỔI ....................................................................... 771

III.-MÀNG PHỔI ...................................................................................... 779

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 780

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 787

CHƯƠNG X. HỆ NỘI TIẾT ........................................................................... 788

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 789

VÙNG HẠ ĐỒI VÀ TUYẾN YÊN ............................................................. 791

◄ VÙNG HẠ ĐỒI ► .............................................................................. 791

I.-CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA VÙNG DƯỚI ĐỒI
................................................................................................................... 792

◄ TUYẾN YÊN ► .................................................................................. 795

I.-VỊ TRÍ, KÍCH THƯỚC TUYẾN YÊN ................................................ 795

II.-CHỨC NĂNG ..................................................................................... 795


pg. 16
TUYẾN GIÁP .............................................................................................. 798

I.-VỊ TRÍ, KÍCH THƯỚC TUYẾN GIÁP .............................................. 798

II.-CHỨC NĂNG ..................................................................................... 798

TUYẾN CẬN GIÁP..................................................................................... 801

TUYẾN THƯỢNG THẬN .......................................................................... 803

I.-HÌNH THỂ NGOÀI .............................................................................. 803

II.-CẤU TẠO ............................................................................................ 804

NHỮNG TUYẾN NỘI TIẾT KHÁC .......................................................... 807

I.-TUYẾN TÙNG ..................................................................................... 807

II.-TUYẾN ỨC ......................................................................................... 808

III.-TỤY ..................................................................................................... 808

IV.-MỘT SỐ CƠ QUAN CÓ TÍNH NỘI TIẾT HAY TUYẾN HỖN HỢP


................................................................................................................... 809

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 810

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 812

CHƯƠNG XI. HỆ TIẾT NIỆU ....................................................................... 813

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 814

THẬN ............................................................................................................ 815

I.-HÌNH THỂ NGOÀI VÀ VỊ TRÍ ........................................................... 815

II.-LIÊN QUAN ........................................................................................ 819

III.-HÌNH THỂ TRONG VÀ CẤU TẠO ................................................ 820

IV.-MẠCH MÁU THẬN VÀ THẦN KINH ............................................ 823

NIỆU QUẢN ................................................................................................ 828

I.-ĐOẠN BỤNG ....................................................................................... 828


pg. 17
II.-ĐOẠN CHẬU HÔNG......................................................................... 828

BÀNG QUANG ........................................................................................... 830

I.-VỊ TRÍ HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN .................................... 830

II.-CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ TRONG.................................................. 831

NIỆU ĐẠO ................................................................................................... 834

I.-NIỆU ĐẠO NAM.................................................................................. 834

I.-NIỆU ĐẠO NỮ .................................................................................... 835

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 836

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 842

CHƯƠNG XII. HỆ SINH DỤC ...................................................................... 843

ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................... 844

CƠ QUAN SINH DỤC NAM ..................................................................... 844

I.-TINH HOÀN ......................................................................................... 844

II.-MÀO TINH .......................................................................................... 846

III.-ỐNG DẪN TINH ................................................................................ 846

IV.-TÚI TINH ............................................................................................ 847

V.-TUYẾN TIỀN LIỆT ............................................................................ 847

VI.-TUYẾN HÀNH NIỆU ĐẠO .............................................................. 848

VII.-DƯƠNG VẬT ................................................................................... 848

VIII.-BÌU.................................................................................................... 849

CƠ QUAN SINH DỤC NỮ ........................................................................ 854

I.-BUỒNG TRỨNG................................................................................. 854

II.-VÒI TỬ CUNG.................................................................................... 855

III.-TỬ CUNG .......................................................................................... 856


pg. 18
IV.-ÂM ĐẠO ............................................................................................ 858

V.-BỘ PHẬN SINH DỤC NGOÀI ........................................................ 860

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..................................................................... 866

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................... 872

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 873

SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ HỌC TẬP ............................................................... 875

pg. 19
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Nêu chính xác định nghĩa, đối tượng và nội dung nghiên cứu của
môn giải phẫu học

2) Thấy được vị trí và tầm quan trọng của môn giải phẫu học trong
y học

3) Nêu được những nguyên tắc chính trong việc đặt tên trong giải
phẫu học

4) Mô tả 3 mặt phẳng giải phẫu qui chiếu liên hệ với những khái
niệm liên quan

5) Nêu được các phương tiện và phương pháp học giải phẫu

I.-ĐỊNH NGHĨA, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI PHẪU
HỌC

Hình 1.1 Vai trò của giải phẫu trong y học


Giải phẫu học là một môn học nghiên cứu các hình thể và cấu trúc
của cơ thể, mối liên quan giữa các bộ phận trong cơ thể và tương quan
của toàn cơ thể với môi trường.

pg. 20
Khác với các môn sinh lý chuyên nghiên cứu về chức năng, cơ chế
và hoạt động của các cơ quan của cơ thể, giải phẫu học là một môn hình
thái học, đối với y học, giải phẫu học là một môn cơ sở rất cần thiết cho
các môn y học cơ sở khác cũng như các môn y học lâm sàng.

Lịch sử: việc nghiên cứu giải phẫu học được bắt đầu từ thời Ai Cập
cổ đại. Về sau (ở giữa thế kỉ IV trước công nguyên), Hyppocrates, "Người
Cha của Y học", đã dạy giải phẫu ở Hy Lạp. Ông đã viết một số sách giải
phẫu và ở một trong những cuốn sách đó ông cho rằng "Khoa học y học
bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người". Aristotle, một
nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp (384 - 322 trước công nguyên), là
người sáng lập của môn giải phẫu học so sánh. Ông cũng có nhiều đóng
góp mới, đặc biệt về giải phẫu phát triển hay phôi thai học. Người ta cho
rằng ông là người đầu tiên sử dụng từ "anatome", một từ Hy Lạp có nghĩa
là "chia tách ra" hay "phẫu tích". Từ "phẫu tích - dissection" bắt nguồn từ
tiếng Latin có nghĩa là "cắt rời thành từng mảnh". Từ này lúc đầu đồng
nghĩa với từ giải phẫu (anatomy) nhưng ngày nay nó là từ được dùng để
chỉ một kĩ thuật để bộc lộ và quan sát các cấu trúc có thể nhìn thấy được
(giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu chỉ một chuyên ngành hay
lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kĩ thuật được sử dụng để nghiên
cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kĩ thuật khác.

Hình 1.2 Hyppocrates (trái) và Aristotle (phải)

pg. 21
Phạm vi nghiên cứu giải phẫu học rất rộng. Trước kia, khi các ngành
khoa học cơ bản, đặc biệt là vật lý học chưa phát triển, người ta chỉ mới
nghiên cứu các hình thái con người bằng mắt thường và phẫu tích, mổ xẻ
trên xác. Đó là “giải phẫu học đại thể”. Nhờ phát minh ra kính hiển vi
quang học người ta đã nghiên cứu hình thể và cấu tạo cơ thể người ở
mức độ vi thể “giải phẫu học vi thể” còn gọi là “mô học” và gần đây ở
mức độ siêu vi và phân tử nhờ kính hiển vi điện tử (giải phẫu học siêu vi
thể).

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác
nhau. Ba cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ
thống, giải phẫu vùng và giải phẫu bề mặt.

- Giải phẫu hệ thống* là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của từng hệ


cơ quan (thực hiện một hay một số chức năng nào đó của cơ thể)
được trình bày riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích
giúp người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ
cơ quan của cơ thể là: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần
kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ sinh dục
và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh.

- Giải phẫu vùng hay giải phẫu định khu là nghiên cứu và mô tả giải
phẫu của tất cả các cấu trúc thuộc các hệ cơ quan khác nhau trong
một vùng, đặc biệt là những liên quan của chúng với nhau. Kiến thức
giải phẫu định khu rất cần đối với những thầy thuốc lâm sàng hàng
ngày phải thực hành khám và can thiệp trên bệnh nhân. Cơ thể
được chia thành những vùng lớn sau đây: ngực, bụng, đáy chậu và
chậu hông, chi dưới, chi trên, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng này lại được
chia thành những vùng nhỏ hơn.

- Giải phẫu bề mặt là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người, đặc biệt
là những liên quan của bề mặt cơ thể với những cấu trúc ở sâu hơn

pg. 22
như các xương và các cơ. Mục đích chính của giải phẫu bề mặt là
giúp người học hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. Ví dụ, ở
những người bị vết thương do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung
ra những cấu trúc bên dưới vết thương có thể bị tổn thương. Nói
chung, thầy thuốc phải có kiến thức giải phẫu bề mặt khi khám cơ
thể bệnh nhân.

Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của y học, các nhà
nghiên cứu đã phải phối hợp nhiều lĩnh vực khác nhau với những phương
pháp tiếp cận khác nhau như giải phẫu nhân chủng học (phục vụ cho
việc nghiên cứu đặc điểm của các chủng tộc và quần thể người), giải
phẫu thẩm mỹ học (phục vụ cho lĩnh vực tạo hình mỹ thuật), giải phẫu
thể dục thể thao (phục vụ cho nghiên cứu và huấn luyện thể dục thể
thao), giải phẫu chức năng, giải phẫu phát triển, giải phẫu so sánh,...

Nội dung cuốn sách này trình bày giải phẫu học y học ở mức độ đại
thể và theo phương pháp hệ thống* như đã nói ở trên, chúng tôi sẽ lần
lượt trình bày với phong cách như sau:

Hình 1.3 Trang trình bày


pg. 23
Vị trí của môn giải phẫu học trong y học (Hình 1.1): trong y học,
giải phẫu học đóng vai trò của một môn học cơ sở. Kiến thức giải phẫu
học người là kiến thức nền tảng, giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể
người (sinh lí học). Giải phẫu học cũng là nền tảng kiến thức căn bản của
tất cả các chuyên ngành lâm sàng. Chỉ khi hiểu rõ vị trí, hình thể, kích
thước, cấu tạo và liên quan của mỗi cơ quan/bộ phận của cơ thể thầy
thuốc mới có thể khám và phát hiện được tình trạng bệnh lí cũng như có
thể điều trị/can thiệp (chẳng hạn như phẫu thuật) một cách đúng đắn. Một
bác sĩ lâm sàng khám chữa bệnh, nhất là phẫu thuật viên, mà không nắm
vững giải phẫu thì chẳng khác nào một người vượt biển lạ mà không có
hải đồ.

 Các mức tổ chức bên trong cơ thể


1) Mức hóa học: nguyên tử và phân tử.
2) Mức tế bào: tập hợp phân tử  tế bào.
3) Mức mô: tập hợp tế bào  mô.
4) Mức cơ quan: tập hợp mô  cơ quan.
5) Mức hệ thống: tập hợp cơ quan  hệ thống.
6) Cơ thể: là tập hợp hệ thống.

Hình 1.4 Mức độ tổ chức cơ thể

II.-VẤN ĐỀ THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC

Thuật ngữ giải phẫu là công cụ để mô tả giải phẫu. Để tránh hiểu


lầm trong mô tả giải phẫu cần phải dùng thuật ngữ đúng dựa trên một tư
pg. 24
thế giải phẫu và các mặt phẳng giải phẫu chuẩn. Thuật ngữ giải phẫu quốc
tế có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng A Rập và tiếng Hy Lạp nhưng đều
được thể hiện bằng kí tự và văn phạm tiếng Latin.

Trong giải phẫu học đại thể có khoảng 6.000 chi tiết giải phẫu học
được đặt tên, chiếm 2/3 tổng số các danh từ y học. Nhưng trước đây, do
các cấu trúc được đặt theo tên người phát hiện, nên số lượng lên đến gần
50.000 từ. Vì vậy các nhà giải phẫu học đã phải thống nhất cách gọi tên
cho từng chi tiết tạo nên hệ thống thuật ngữ Basle Nomina Anatomica
(B.N.A). Trong đó, cách đặt tên dựa vào những nguyên tắc nhất định như:

- Lấy tên các vật có sẵn trong cuộc sống mà đặt tên cho các chi tiết
giống các vật đó (ví dụ: xương thuyền vì hình dạng giống cái thuyền,
cây phế quản vì trông giống nhiều cành cây...).

- Đặt tên theo dạng hình học (ví dụ: xương tháp, xương thang, tam
giác, tứ giác...).

- Đặt tên theo chức năng (ví dụ: cơ gấp.., cơ ngửa..., cơ dạng..., cơ
khép...).

- Đặt tên theo nguyên tắc nông - sâu (ví dụ: cơ gấp nông, cơ gấp
sâu...).

- Đặt tên theo 3 mặt phẳng giải phẫu qui chiếu vì cơ thể người là
một vật trong không gian 3 chiều. Ba mặt phẳng đó là:

+ Mặt phẳng ngang: cho khái niệm trên và dưới.

+ Mặt phẳng đứng ngang: song song với mặt phẳng trán cho
khái niệm trước - sau, giúp ta xác định hai cấu trúc giống nhau
khi qui chiếu với mặt phẳng này. Ví dụ: cơ răng trước (nằm ở
thành bên ngực), cơ răng sau trên hay dưới (nằm ở lưng).

pg. 25
+ Mặt phẳng đứng dọc: cho khái niệm trong - ngoài giúp ta phân
biệt cấu trúc giống nhau, tùy theo chúng gần hay xa mặt phẳng
đứng dọc giữa. Ví dụ: đầu trong và đầu ngoài mi mắt.

MP ngang MP đứng ngang MP đứng dọc


(Axial) (Coronal) (Sagital)

Transverse Frontal

Hình 1.5 Các mặt phẳng trong giải phẫu

Cần chú ý là còn nhiều nguyên tắc phụ khác cũng được áp dụng
trong đặt tên như nguyên tắc so sánh (to - nhỏ, dài - ngắn,...), nguyên tắc
số đầu bám nguyên ủy (nhị đầu, tam đầu,...), nguyên tắc ẩn dụ (ví dụ:
xương thái dương, cơ may...). Đồng thời, mỗi tên gọi có thể là kết quả của
sự phối hợp của nhiều nguyên tắc (ví dụ: cơ gấp chung các ngón nông).

 Tư thế giải phẫu:

- Cơ thể đứng thẳng, mắt hướng phía trước đối mặt với người quan
sát.

- Hai chi trên: duỗi dọc nằm ở hai bên cơ thể với lòng bàn tay hướng
về phía trước.

- Hai chi dưới: duỗi thẳng và mũi bàn chân hướng về phía trước.

pg. 26
Hình 1.6 Tư thế giải phẫu
III.-PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN HỌC GIẢI PHẪU HỌC

Về phương pháp học giải phẫu học cần cần lưu ý trực quan vì đây
là một môn hình thái học. Giải phẫu học vốn là môn học tuy không khó
nhưng rất dễ quên vì có quá nhiều chi tiết, lại khô khan vì học trên xương,
xác, mô hình... nên cần có phương pháp học suy luận, tránh học vẹt và
nhồi nhét chi tiết quá nhiều. Cần liên hệ các chi tiết với nhau và minh họa
trên nhiều phương tiện khác nhau giúp cho việc học dễ nhớ, lâu quên.

 Kinh nghiệm phương pháp học hiệu quả:

1. “Vẽ” hình sau khi đã tham khảo lý thuyết và tranh ảnh minh họa,
không nên ngại vì vẽ xấu, có thể trong lần vẽ đầu hoặc gặp những
nơi phức tạp cần nhiều nét vẽ nhưng ở góc độ riêng tư nó vẫn là tác
phẩm của các bạn nên việc nhận định được chi tiết sẽ dần trở nên
dễ dàng khi quá trình luyện tập thường xuyên hơn.

pg. 27
2. Mỗi ngày nên dành 30 phút trở lên để xem lại bài. Cần phân định
ra từng khu hay từng chương học sau đó liên kết kiến thức lại.

3. Tự đưa ra các giả định câu hỏi và trả lời hoặc tải các hình ảnh
không chú thích từ internet rồi đọc tên các chi tiết.

Phương tiện cổ điển nhất và giá trị nhất vẫn là xương và xác. Vì
xương và xác ngày càng hiếm, nên cần bổ sung nhiều phương tiện khác
như tiêu bản từng phần, mô hình các loại bằng thạch cao, chất dẻo, cao
su, gỗ, vải..., các phương tiện nghe nhìn như tranh ảnh, phim đèn chiếu,
phim X quang, băng thu hình... đặc biệt cần liên hệ trên người sống để
ứng dụng vào chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

pg. 28
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Giải phẫu học là môn học nghiên cứu:

a. Các chức năng và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

b. Các quá trình chuyển hóa của các chất trong cơ thể

c. Hình thể và cấu trúc của cơ thể

d. Chuyển động của cơ thể

e. Sự thích nghi của cơ thể với môi trường

2. Phạm vi nghiên cứu của giải phẫu học:

a. Giải phẫu học đại thể

b. Giải phẫu học vi thể

c. Giải phẫu học siêu vi thể

d. a và c đúng

e. a, b và c sai

3. Mặt phẳng đứng dọc giữa cho phép ta phân biệt các chi tiết giải phẫu
giống nhau thành:

a. Trong hay ngoài

b. Trước hay sau

c. Trên hay dưới

d. Nông hay sâu

e. Mu hay gan

4. Phương tiện có giá trị nhất để học giải phẫu là:

a. Xác

b. Mô hình các loại

c. Phim X quang

pg. 29
d. Phim video

e. Người sống

5. Đối với y học, giải phẫu học là một bộ môn:

a. Cơ sở

b. Lâm sàng

c. Cận lâm sàng

d. Cơ bản

e. Y học cộng đồng

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.c 2.e 3.a 4.a 5.a

pg. 30
CHƯƠNG II. TẾ BÀO VÀ MÔ
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Nêu tên và chức năng những cấu trúc của màng tế bào, bào
tương và nhân tế bào

2) Nêu khái niệm về mô

3) Mô tả cấu tạo, chức năng và phân loại của thượng mô

4) Mô tả cấu tạo chức năng và phân loại của mô liên kết

5) Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các lại mô cơ

6) Mô tả cấu tạo một neuron

ĐẠI CƯƠNG
Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của
sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân
chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là "những viên gạch đầu tiên
cấu tạo nên sự sống". Bộ môn nghiên cứu về các tế bào được gọi là sinh
học tế bào.

Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó
có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống
có thể được phân thành đơn bào (có một tế bào, bao gồm vi khuẩn) hoặc
đa bào (bao gồm cả thực vật và động vật). Trong khi số lượng tế bào trong
các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại
có hơn 10 nghìn tỷ (1012) tế bào. Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ
có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 - 100 micromét.

Tế bào được phát hiện bởi Robert Hooke vào năm 1665, người đã
đặt tên cho các đơn vị sinh học của nó. Học thuyết tế bào, lần đầu tiên
được nghiên cứu vào năm 1839 của Matthias Jakob Schleiden và
Theodor Schwann, phát biểu rằng tất cả các sinh vật sống được cấu tạo
pg. 31
bởi một hay nhiều tế bào, rằng các tế bào là đơn vị cơ bản tạo nên cấu
trúc và chức năng của các cơ quan, tổ chức sinh vật sống, rằng tất cả các
tế bào đến từ các tế bào đã tồn tại trước đó, và các tế bào đều chứa thông
tin di truyền cần thiết để điều hòa chức năng tế bào và truyền thông tin
đến các thế hệ tế bào tiếp theo. Các tế bào đầu tiên xuất hiện trên trái Đất
cách đây ít nhất là 3,5 tỷ năm trước.

pg. 32
TẾ BÀO
Trong một cơ thể có nhiều loại tế bào có hình dáng, kích thước và
chức năng khác nhau. Nhưng nhìn chung, đơn vị cấu tạo và chức năng
này đều có những cấu tạo chung gồm màng tế bào, bào tương và nhân
tế bào.
Bào tương (chất nguyên sinh)
Nhân
Ti thể
Nhiễm sắc thể Trung thể
Lysosome (tiêu thể)
Lưới nội chất (trơn)

Màng nhân

Lưới nội chất (hạt)


Bộ máy Golgi
Nhân con
Màng sinh chất
Ribosome
(màng tế bào)
Hình 2.1 Tế bào

I.-CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Tế bào được tạo nên bởi nhiều thành phần hóa học, trong đó có
nước (chiếm khoảng 70% trọng lượng chung), protein (tạo nên những cấu
trúc cơ bản), lipid (tham gia tạo nên màng nhân và nguồn dự trữ năng
lượng), glucid (là chất tạo năng lượng cho tế bào). Ngoài ra, trong tế bào
còn có các acid nhân (ADN và ARN) làm cơ sở cho sự di truyền và tổng
hợp protein cho tế bào.

II.-CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (Hình 2.1)

1.-Màng tế bào (Hình 2.2)

Dày khoảng 7 - 10 nm, được cấu tạo chủ yếu bởi hai lớp phân tử
phospholipid có đuôi kỵ nước hướng vào nhau và các đầu ưa nước hướng

pg. 33
ra ngoại vi của màng. Trên màng cũng có các phân tử protein (đóng vai
trò như kháng nguyên bề mặt, như thụ thể đối với các hormon hoặc các
chất trung gian hóa học, như enzym hay làm nhiệm vụ vận chuyển các
chất dinh dưỡng hoặc các chất hóa học qua màng tế bào). Ngoài ra, có
một số thành phần glucid kết hợp với các lipid gọi là các glycolipid và chức
năng còn chưa rõ.

Hình 2.2 Màng tế bào

2.-Bào tương (Hình 2.1)

Được giới hạn bên ngoài bởi màng tế bào, có chứa nhiều cấu trúc
vi thể gọi là các bào quan.

Lưới nội bào

Là một hệ thống màng song song nối với nhau để giới hạn một
khoang chứa dịch gọi là bể. Nó hiện diện hầu như khắp bào tương và nối
màng tế bào với màng nhân. Có hai loại: lưới nội bào có hạt (trên mặt
ngoài có nhiều ribosome bám nên có chức năng chính là tổng hợp, vận
chuyển protein) và lưới nội bào trơn (là một hệ thống ống và túi không có
ribosome, làm nhiệm vụ tổng hợp và chuyển hóa lipid và một số chất
khác).

pg. 34
Ty thể

Là bào quan có cấu trúc màng kép hình que, bên trong chia thành
nhiều khoang. Chúng có chức năng tổng hợp và tích trữ ATP. ATP là men
giúp tạo năng lượng cho tế bào, ty thể có nhiều trong các tế bào cơ.

Ribosom

Là những thể nhỏ, đặc, nằm tự do hay bám vào lưới nội bào. Nó
làm nhiệm vụ tổng hợp protein.

Bộ golgi

Là một hệ thống túi màng nằm kế cận nhân tế bào. Nó làm nhiệm
vụ chuẩn bị, cô lập các chất tiết của tế bào. Chính vì vậy nó khá phát triển
ở các tế bào tuyến.

Tiêu thể

Là những túi chứa nhiều men tiêu, làm nhiệm vụ cơ quan tiêu hóa
của tế bào.

Trung thể

Gồm hai cấu trúc hình trụ nằm gần nhân, có nhiệm vụ hướng dẫn
trong sự phân bào.

3.-Nhân tế bào (Hình 2.3; 2.1)

Thường có dạng cầu hay bầu dục, gồm: màng nhân, nhân tương,
hạt nhân và chất nhiễm sắc.

Màng nhân

Có cấu trúc màng kép thông nối với lưới nội bào. Trên màng có
nhiều lỗ nhỏ để tiện trao đổi chất với bào tương.

Hạt nhân

Là một thể đặc hình cầu được cấu tạo bởi ARN và protein.

pg. 35
Chất nhiễm sắc

Được tạo nên chủ yếu bởi ADN làm nhiệm vụ lưu giữ thông tin di
truyền. Chỉ khi phân bào thì chúng mới sắp xếp thành các cặp nhiễm sắc
thể với số lượng hằng định đối với mỗi loại sinh vật (trừ các tế bào mầm
có số lượng bằng một nửa).

Hình 2.3 Cấu trúc nhân

pg. 36

Mô là tập hợp của những tế bào tương tự nhau theo một cách sắp
xếp nhất định để thực hiện một chức năng đặc biệt. Có thể tóm tắt mô
theo công thức:

Mô = Tế bào + Chất gian bào


(Loại tế bào + cách sắp xếp) (Chất gian bào + các sợi)

Có 4 loại mô chính là thượng mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần


kinh. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát chúng:

Hình 2.4 Bốn loại mô

I.-THƯỢNG MÔ

Là loại mô làm chức năng che phủ bề mặt hoặc lót mặt trong các
khoang tự nhiên của cơ thể (thượng mô phủ). Ngoài ra còn có một loại
thượng mô có cấu tạo gần giống thượng mô phủ nhưng lại làm chức năng
chế tiết ra các chất tiết (thượng mô tuyến). Nhìn chung cấu tạo thượng
mô có thể đối chiếu với công thức mô như sau:

Thượng mô = tế bào thượng mô + chất gian bào không đáng kể

Chất gian bào hầu như không đáng kể vì các tế bào thượng mô sắp
xếp sát vào nhau và có những mối liên kết chặt chẽ.
pg. 37
Hình 2.5 Cấu trúc thượng bì ở da

1.-Thượng mô phủ

Có thể được chia thành nhiều loại dựa vào loại tế bào (lát, trụ hay
vuông) và cách sắp xếp (nếu các tế bào xếp thành một lớp thì gọi là đơn,
nếu xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau thì gọi là tầng). Ví dụ: thượng mô
lát đơn, thượng mô lát tầng, thượng mô trụ đơn....

Hình 2.6 Các loại thượng mô phủ

pg. 38
2.-Thượng mô tuyến

Tạo thành các tuyến ngoại tiết (như tuyến mồ hôi, tuyến bã, tuyến
dạ dày....) và các tuyến nội tiết (như tuyến thượng thận, tuyến giáp...). Các
tuyến ngoại tiết có ống tiết mở ra da hay vào các khoang tự nhiên, số
lượng chất tiết lớn và thường chỉ có tác dụng khu trú còn các tuyến nội
tiết thì không có ống tiết, khối lượng chất tiết rất nhỏ, đổ trực tiếp vào máu
nên có tác dụng toàn thân.

Hình 2.7 Mô tuyến

II.-MÔ LIÊN KẾT

Là loại mô có chức năng liên kết các mô, nâng đỡ cơ thể. Ngoài mô
liên kết chính thức, một số mô khác cũng được xếp loại là mô liên kết như:
mô xương, mô sụn, mô mỡ, mô máu.

1.-Mô liên kết chính thức

Cấu tạo mô liên kết có thể đối chiếu với công thức mô như sau:

Mô liên kết = tế bào liên kết + chất gian bào phong phú (chính thức)
(đa dạng và phân bố rải rác) (gồm chất căn bản + các sợi)

pg. 39
Trong mô liên kết chính thức, các tế bào rất đa dạng gồm tế bào sợi,
tế bào mỡ, tương bào, masto bào, đại thực bào, tế bào nội mạc (mạch
máu), chu bào... và chúng thường chìm ngập trong một chất gian bào rất
phong phú. Chất gian bào gồm một chất căn bản và các sợi tạo keo (bó
sợi dày và không phân nhánh) và sợi chun (sợi mảnh, phân nhánh và đan
với nhau như mạng lưới).

Hình 2.8 Mô liên kết

2.-Mô sụn

Mô sụn = tế bào sụn + chất gian bào


(chất căn bản sụn + sợi keo và sợi trun)

Tế bào sụn thay đổi kích thước và hình dạng theo độ biệt hóa, nằm
trong các hốc trống gọi là ổ sụn. Chất căn bản sụn có nhiều chondroitin
sulfat. Các sợi keo và chun có số lượng và cách sắp xếp khác nhau tùy
theo loại sụn.

pg. 40
Hình 2.9 Mô sụn

3.-Mô xương

Mô xương = tế bào xương + chất gian bào


(cốt bào, tạo cốt bào, hủy cốt bào) (chất căn bản sợi tạo keo)

Hình 2.10 Mô xương & hệ Havers


Cốt bào nằm trong các hốc xương, liên hệ với nhau bởi các tiểu
quản xương. Tạo cốt bào thường nằm ở ngoại vi, tự tạo ra rồi vùi mình
trong chất căn bản để trở thành cốt bào khi chất căn bản ngấm canxi.
Chính vì vậy, xương đặc có cấu trúc đặc biệt tạo thành từng lớp xương

pg. 41
đồng tâm xen kẽ với các hốc xương xếp quanh một ống trung tâm chứa
mạch và thần kinh gọi là hệ Havers. Hủy cốt bào có chức năng hủy xương
già cỗi.

Chất căn bản xương có nhiều collagen và glycosaminoglycan ngấm


canxi để tạo độ cứng cho xương.

4.-Mô máu

Mô máu = các tế bào máu + chất gian bào (huyết tương)


(hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) (huyết thanh + fibrin)

Hình 2.11 Tế bào máu

Mô máu là một mô liên kết đặc biệt với chất gian bào là huyết tương
(như vậy, chất căn bản là huyết thanh và sợi là Fibrin). Các tế bào máu
gồm:

- Hồng cầu (số lượng = 4 - 5 triệu/ℓcm3 máu).

- Bạch cầu (số lượng = 6.000 - 7.000/ℓcm3 máu: gồm nhiều loại như
bạch cầu trung tính, ưa acid, ưa base, lympho bào, đơn nhân, số
lượng bạch cầu cũng như tỷ lệ các loại bạch cầu thay đổi khi có
bệnh lý).

- Tiểu cầu (số lượng = 250.000 - 300.000/ℓcm3 máu).


pg. 42
III.-MÔ CƠ

Mô cơ là loại mô có đặc tính co rút giúp vận động các bộ phận của
cơ thể nhờ các tế bào cơ biệt hóa. Các tế bào cơ có thể co rút được là
nhờ trong bào tương có cấu trúc đặc biệt là các vi sợi actin (mảnh) và
myosin (dày). Các vi sợi này sắp xếp xen kẽ tạo thành các phức hợp trượt
lên nhau để rút ngắn chiều dài, gây co cơ. Chất gian bào có số lượng
không đáng kể. Có ba loại mô cơ là:

Hình 2.12 Các vân, vi sợi actin và myosin


1.-Cơ trơn

Là loại mô cơ của các tạng, tuyến và mạch máu, hoạt động không
theo ý muốn. Trong các tế bào của mô cơ này (sợi cơ trơn), phức hợp
actin - myosin sắp xếp không đều đặn.

2.-Cơ vân

Là loại mô cơ của các cơ bám xương, bám da và một số cơ quan,


hoạt động theo ý muốn. Trong sợi cơ vân có phức hợp sợi actin và myosin
sắp xếp rất đều nên dưới kính hiển vi người ta vẫn thấy hình ảnh các vạch
sáng tối xen kẽ trên các tế bào này. Ví lý do đó mà nó được đặt tên là cơ
vân.

pg. 43
3.-Cơ tim

Là loại cơ vân đặc biệt tạo nên thành tim hoạt động theo chu kỳ dưới
sự điều khiển của mô nút và hệ thần kinh tự chủ. Trong cơ tim, ngoài loại
sợi co bóp còn có một loại sợi kém biệt hóa đảm nhận chức năng tạo xung
thần kinh theo chu kỳ và dẫn truyền đến mọi vùng của tim gọi là mô nút.
Các tế bào cơ tim nối kết với nhau thành mạng lưới mà đường nối giữa
các sợi cơ được gọi là vạch bậc thang.

Hình 2.13 Các loại mô cơ


IV.-MÔ THẦN KINH

Mô thần kinh là loại mô có đặc điểm chức năng là tạo các xung động
và dẫn truyền chúng. Mô thần kinh có hai loại tế bào:

- Tế bào thần kinh (neuron, Hình 2.14) đảm nhận chức năng dẫn
truyền.

- Tế bào thần kinh đệm (Hình 2.15) gồm nhiều loại như: tế bào ít
nhánh, tế bào sao, vi bào đệm, tế bào Schwann... Có vai trò nâng
đỡ, phân ranh, bảo vệ, chế tiết và dinh dưỡng cho mô thần kinh.
Chất gian bào trong mô thần kinh rất ít.

Tế bào thần kinh (neuron): nhìn chung có một thân tế bào (hình cầu,
bầu dục, tháp hay hình sao) có một nhân. Từ thân xuất hiện hai loại nhánh:

pg. 44
- Nhánh cành ngắn và có vai trò dẫn truyền xung động theo một
hướng về thân tế bào.

- Nhánh trục thường dài, dẫn truyền xung động theo hướng từ thân
tế bào đến một tế bào thần kinh khác.

Cấu trúc kết nối giữa tế bào thần kinh này với tế bào thần kinh khác
gọi là synapse (Hình 2.16). Xung động truyền qua synapse thông qua sự
giải phóng của những chất trung gian thần kinh.

Cần nhấn mạnh là tế bào thần kinh (neuron) không có khả năng sinh
sản thêm nên tổn thương neuron là tổn thương không hồi phục, trong khi
đó, các tế bào thần kinh đệm thì vẫn có thể tiếp tục sinh sản trong suốt
cuộc đời của cá thể. Trong điều kiện bình thường, khả năng chịu đựng sự
thiếu hụt oxy của não tối đa là khoảng 5 phút. Khoảng thời gian này được
gọi là giai đoạn chết lâm sàng, việc cấp cứu ngừng tuần hoàn nhằm cung
cấp lại máu và oxy cho não phải được tiến hành ngay lập tức trong giai
đoạn này mới hi vọng có thể cứu sống bệnh nhân.

Hình 2.14 Tế bào thần kinh

pg. 45
Hình 2.15 Tế bào thần kinh đệm

Hình 2.16 Synapse

pg. 46
Hình 2.17 Mô phỏng kết nối tế bào thần kinh

Hình 2.18 Mạng lưới tế bào thần kinh (LAB)

pg. 47
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Màng tế bào:

a. Là một cấu trúc gồm 2 lá

b. Được cấu tạo chủ yếu bởi 2 lớp phân tử phospholipid

c. Có các phân tử protein để thực hiện nhiều chức năng

d. a và c

e. b và c

2. Bào tương nào sau đây tổng hợp và tích trữ ATP cho tế bào:

a. Lưới nội bào có hạt

b. Lưới nội bào trơn

c. Tiêu thể

d. Ty thể

e. Ribosom

3. Nhân tế bào:

a. Có màng nhân là cấu trúc màng kép có lỗ

b. Có hạt nhân là một hạt ADN

c. Có chứa rất nhiều nhiễm sắc thể để lưu giữ thông tin di truyền

d. a và c

e. a, b và c

4. Mô:

a. Là tập hợp của nhiều tế bào tương tự

b. Có cách sắp xếp các tế bào theo một thứ tự nhất định

c. Thực hiện một chức năng chuyên biệt của cơ thể

d. a và b
pg. 48
e. a, b và c

5. Thượng mô có đặc điểm:

a. Các tế bào sắp xếp sát vào nhau

b. Chất gian bào không đáng kể

c. Có chức năng che phủ bề mặt và lót các khoang tự nhiên của cơ
thể

d. Có chức năng chế tiết các chất tiết

e. a, b, c và d

6. Một loại thượng mô phủ gồm các tế bào hình trụ, sắp xếp thành nhiều
lớp là:

a. Thượng mô trụ đơn

b. Thượng mô trụ tầng

c. Thượng mô trụ giả tầng

d. Thượng mô lát

e. Thượng mô lát tầng

7. Tuyến ngoại tiết là:

a. Tuyến có ống tiết

b. Đổ chất tiết ra da hoặc vào các khoang tự nhiên của cơ thể

c. Có chất tiết có tác dụng toàn thân

d. a và b

e. a, b và c

8. Mô nào sau đây không phải là mô liên kết:

a. Mô máu

b. Mô thần kinh

pg. 49
c. Mô xương

d. Mô sụn

e. Mô mỡ

9. Đặc điểm nào sau đây không phải của mô liên kết:

a. Có thành phần tế bào rất đa dạng

b. Có chất gian bào phong phú

c. Chất gian bào gồm chất căn bản và các sợi

d. Các tế bào sắp xếp sát nhau với nhiều mối liên kết

e. Thực hiện chức năng nâng đỡ, bảo vệ và liên kết các mô trong
cơ thể

10. Mô xương:

a. Có ba loại tế bào: cốt bào, tạo cốt bào và hủy cốt bào

b. Có cốt bào nằm trong các hốc xương

c. Có chất căn bản chứa nhiều collagen và glycosamiglycan ngấm


canxi

d. Có các tạo cốt bào nằm ở ngoại vi, tự tạo ra rồi vùi mình vào chất
căn bản

e. a, b, c và d

11. Mô máu:

a. Là một mô liên kết đặc biệt

b. Có nhiều loại tế bào máu: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu

c. Có số lượng các tế bào máu khá hằng định trong điều kiện bình
thường

d. Có chất gian bào chính là huyết tương

e. a, b, c và d
pg. 50
12. Mô cơ:

a. Có tính chất chức năng chung là co rút

b. Có các tế bào chính là các cơ

c. Có ba loại tế bào: cơ trơn, cơ vân, cơ tim

d. a và c

e. a, b, c

13. Nói về thần kinh neuron, thông tin nào sau đây sai:

a. Có một thân tế bào hình tròn, bầu dục, tháp hay sao

b. Có nhiều nhánh cành để dẫn truyền xung động từ thân neuron ra


ngoại vi

c. Có một nhánh trục dẫn truyền xung động từ ngoại vi vào thân
neuron

d. a và b

e. a, b và c

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.e 2.d 3.d 4.e 5.e 6.b 7.d 8.b 9.d 10.e

11.e 12.d 13.a

pg. 51
CHƯƠNG III. HỆ XƯƠNG VÀ KHỚP
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Nêu được các thành phần và các chức năng chính của bộ xương
người

2) Chú thích được các chi tiết trên sơ đồ cấu tạo một xương dài

3) Kể được tên các xương đầu mặt

4) Lược tả các chi tiết giải phẫu quan trọng của: xương trán, xương
đỉnh, xương chẩm, xương thái dương, xương bướm, xương sàng,
xương hàm trên và xương hàm dưới

5) Chú thích được 11 lỗ chính trên hình vẽ mặt trong nền sọ

6) Nêu được vị trí thóp trước và sau của trẻ sơ sinh*

7) Kể được tên các xương của thân mình

8) Nêu được cấu tạo chung của các đốt sống

9) Nêu được các đặc điểm cơ bản để phân biệt đốt sống cổ, đốt
sống ngực và đốt sống thắt lưng

10) Kể được tên các xương và sụn cấu tạo nên lồng ngực

11) Lược tả được các chi tiết giải phẫu quan trọng của: xương đòn,
xương vai, xương cánh tay, xương trụ và xương quay

12) Nêu được tên và thứ tự sắp xếp của các xương cổ tay

13) Kể được tên của các xương ngón tay và bàn tay

14) Lược tả được các chi tiết giải phẫu quan trọng của: xương chậu,
xương đùi, xương bánh chè, xương chày và xương mác

15) Nêu được giới hạn của eo trên và eo dưới của khung chậu*

16) Kể được tên và thứ tự sắp xếp các xương cổ chân

17) Kể được tên các xương bàn chân và ngón chân


pg. 52
18) Nêu được các đặc điểm và ví dụ của các loại khớp bất động,
khớp bán động và khớp động

19) Nêu các đặc điểm cấu tạo của khớp hoạt dịch

MỤC TIÊU THỰC TẬP

Trên xương, mô hình:

1) Chỉ đúng vị trí các xương đầu - mặt trên sọ người và trên các
phương tiện thực tập khác

2) Chỉ đúng những chi tiết quan trọng của: xương trán, xương đỉnh,
xương chẩm, xương bướm, xương sàng, xương hàm trên và xương
hàm dưới

3) Chỉ đúng vị trí 11 lỗ trên nền sọ

4) Chỉ đúng các chi tiết giải phẫu quan trọng của: các đốt sống,
xương cùng, xương cụt, xương ức và xương sườn

5) Phân biệt được đốt sống cổ, đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng

6) Định hướng các xương chi trên và các xương chi dưới

7) Chỉ đúng những chi tiết giải phẫu quan trọng của các xương chi
trên và xương chi dưới

8) Xác định đúng giới hạn của eo chậu trên và eo chậu dưới của
khung chậu*

*Dành cho nữ hộ sinh

pg. 53
ĐẠI CƯƠNG
I.-THÀNH PHẦN CỦA BỘ XƯƠNG

Bộ xương người có 206 xương được chia thành các xương trục và
các xương phụ. Các xương trục bao gồm: các xương đầu - mặt, cột sống,
các xương sườn và xương ức. Các xương phụ gồm các xương chi trên
và các xương chi dưới. Ngoài ra còn có xương vừng trong gân cơ và các
xương bất thường khác.

Hình 3.1 Bộ xương người

II.-CHỨC NĂNG

Bộ xương có bốn chức năng chính:

- Nâng đỡ: bộ xương tạo nên một khung cứng để nâng đỡ và tạo
chỗ bám cho các cấu trúc mềm của cơ thể: các xương chi dưới nâng
đỡ thân mình, lồng ngực nâng đỡ thành ngực....
pg. 54
- Bảo vệ: các xương đầu - mặt tạo thành hộp sọ che chở cho não;
lồng ngực bảo vệ tim, phổi; khung chậu chứa đựng bàng quang, tử
cung...

- Vận động: các cơ bám vào xương nên khi co cơ sẽ tạo cử động
quanh các khớp.

- Tạo máu và trao đổi các chất: tủy xương tạo ra hồng cầu, bạch
cầu hạt và tiểu cầu. Đồng thời xương cũng là nơi dự trữ và trao đổi
mỡ, canxi, phosphor...

III.-PHÂN LOẠI

Có thể phân loại xương theo hình thể hoặc theo nguồn gốc cấu trúc
của nó.

1.-Theo hình thể

Có các loại sau:

- Xương dài: xương cánh tay, xương đùi...

- Xương ngắn: các xương cổ tay, các xương cổ chân...

- Xương dẹt: các xương ở vòm sọ, xương ức...

- Xương bất định hình: xương thái dương, xương hàm trên...

- Xương vừng: xương bánh chè (xương vừng lớn nhất trên cơ thể)...

- Xương có hốc khí: là những xương có xoang rỗng bên trong, ví dụ


như các xương quanh ổ mũi.

2.-Theo nguồn gốc cấu trúc xương

- Xương màng: các xương ở vòm sọ và một số xương sọ mặt.

- Xương sụn: các xương chi, cột sống, xương ức, xương sườn...

pg. 55
IV.-HÌNH THỂ NGOÀI VÀ CẤU TẠO

1.-Hình thể ngoài

Mỗi xương có một hình thể ngoài riêng và có những chỗ lồi lõm trên
bề mặt của nó. Nói chung, những chỗ lồi lõm này được chia làm hai loại:

- Loại tiếp khớp (diện khớp): loại tiếp khớp lõm có thể được gọi là ổ
(như ổ chảo hoặc ổ cối) hoặc khuyết (như khuyết rồng rọc, khuyết
quay...) loại lồi là lồi cầu, chỏm hoặc ròng rọc...

- Loại không tiếp khớp: chỗ lồi được gọi là lồi cả, củ, mỏm, ụ, gai
hoặc mào... nơi lõm được gọi là hố, rãnh khe, ống hoặc khuyết...

Riêng ở một số xương đầu - mặt có các hốc xương được gọi là
xoang hoặc hang.

2.-Cấu tạo

- Cấu tạo của xương dài (Hình 3.2): gồm một thân xương hình ống
và hai đầu phình to gọi là đầu xương. Thân xương cấu tạo bởi chất
xương đặc và được bọc trong màng xương, ở giữa thân xương có
buồng tủy. Đầu xương được cấu tạo bởi chất xương xốp ở trung
tâm, xương cốt mạc ở chung quanh và sụn khớp ở diện khớp.

- Cấu tạo của xương ngắn (Hình 3.2): một số xương ngắn (các
xương đốt bàn và các xương đốt ngón của bàn tay và bàn chân) có
cấu tạo tương tự các xương dài. Một số xương ngắn khác (đốt sống,
các xương cổ tay và các xương cổ chân có cấu trúc giống đầu
xương dài).

- Cấu tạo của xương dẹt và xương bất định hình (Hình 3.3): các
xương vòm sọ cấu tạo bởi một lớp xương xốp nằm giữa hai bản
xương đặc. Màng xương chỉ phủ ở mặt ngoài của bản ngoài.

3.-Mạch máu và thần kinh

Chui qua các lỗ nuôi xương để dinh dưỡng và cảm giác cho xương.
pg. 56
V.-SỰ CỐT HÓA, TĂNG TRƯỞNG VÀ TÁI TẠO CỦA XƯƠNG

1.-Sự cốt hóa

Xương được hình thành qua một quá trình biến đổi mô liên kết
thường thành mô liên kết rắn đặc ngấm đầy muối canxi, gọi là mô xương
và quá trình này gọi là sự cốt hóa.

Có hai hình thức cốt hóa:

- Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng): chất căn bản của mô liên kết
ngấm canxi và biến thành xương. Các xương được hình thành theo
hình thức này gọi là các xương màng.

- Cốt hóa sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành
sụn, sau đó sụn này biến thành xương.

2.-Sự tăng trưởng

- Tăng trưởng theo chiều dài: nhờ sụn đầu xương (nối giữa đầu và
thân xương) làm xương tiếp tục tăng trưởng cho đến khoảng 20 -
25 tuổi thì ngừng.

- Tăng trưởng theo chiều dày: là do sự phát triển của màng xương.

3.-Sự tái tạo xương

Khi xương gãy, giữa hai đầu gãy sẽ hình thành mô liên kết. Mô liên
kết này ngấm canxi và biến thành xương để làm lành xương. Khi các đoạn
gãy xa nhau thì xương chậm liền hoặc tạo khớp giả. Vì vậy cần nắn chỉnh
và bất động tốt nơi gãy.

pg. 57
Hình 3.2 Sơ đồ cấu tạo xương dài & ngắn

Hình 3.3 Sơ đồ cấu tạo xương dẹt và xương bất định hình

pg. 58
XƯƠNG ĐẦU MẶT
Các xương đầu - mặt gồm 23 xương* và được chia làm hai phần:

- Khối xương sọ: gồm 8 xương, tạo thành hộp sọ não chứa não bộ
và cơ quan thính giác thăng bằng. Phần trên của hộp sọ gọi là vòm
sọ và phần dưới là nền sọ. Nền sọ ngăn cách não bộ ở phía trên với
ổ mắt, ổ mũi, hầu và tủy gai ở dưới.

- Khối xương mặt: gồm 15 xương** nằm quanh xương hàm trên
và cùng với các xương thuộc nền sọ tạo nên ổ mắt, ổ mũi và ổ
miệng.

Hình 3.4 Khối xương đầu mặt (nhìn chếch)

*, **Có tác giả chỉ nêu có 22 xương đầu - mặt và trong đó khối xương
sọ mặt chỉ có 14 xương vì không kể xương móng. Cũng có tác giả xếp
các xương mũi, lệ, xoăn mũi dưới và lá mía vào khối xương sọ não

pg. 59
I.-KHỐI XƯƠNG SỌ (Hình 3.29; 3.30)

Gồm 8 xương trong đó có 4 xương đơn (trán, chẩm, sàng, bướm)


và 2 xương đôi (thái dương, đỉnh).

1.-Xương trán

Xương trán gồm hai phần chính: một phần tạo nên trán (phần trước
của hộp sọ) là trai trán, một phần nằm ngang tạo nên phần lớn trần ổ mắt
và hầu hết hố sọ trước là phần ổ mắt, ở mặt ngoài, hai phần của xương
trán gặp nhau tại bờ trên ổ mắt. Ngay trên bờ này, bên trong trai trán có
hai xoang trán.

- Trai trán: ở mặt ngoài, nằm ngay trên các bờ trên ổ mắt là những
gờ xương nhô lên gọi là cung mày, ở giữa các cung này là một chỗ
lõm nhỏ gọi là điểm trên gốc mũi. Ở phần trong của bờ trên ổ mắt
có lỗ (hoặc khuyết) trên ổ mắt, ở mặt trong, trên đường giữa của trai
trán có mào trán nằm giữa lỗ tịt và rãnh xoang dọc trên.

- Phần ổ mắt: mặt hướng về các ổ mắt của phần ổ mắt có hai điểm
đáng chú ý: ở phía trước - trong là hõm ròng rọc cho ròng rọc của
cơ chéo trên bám, ở phía trước - ngoài là hố tuyến lệ chứa phần ổ
mắt của tuyến lệ. Mặt hướng vào hộp sọ của phần ổ mắt bị khuyết
trên đường giữa thành khuyết sàng và mảnh sàng của xương sàng
lắp vào khuyết này.

pg. 60
Ụ trán

Đường thái dương


Cung mày Khuyết trên ổ mắt

Mỏm gò má Mặt ổ mắt


Gai mũi

Hình 3.5 Xương trán (mặt ngoài)

Rãnh xoang dọc trên

Hình 3.6 Xương trán (mặt trong)

Hình 3.7 Xương trán (phần ổ mắt)

pg. 61
2.-Xương sàng

Xương sàng nằm trên đường giữa, ở phần trước nền sọ. Nó còn
góp phần tạo nên vách mũi, trần ổ mũi, thành ngoài ổ mũi và thành trong
ổ mắt. Các phần của xương sàng gồm mảnh sàng, mảnh thẳng đứng và
các mê đạo sàng.

- Mảnh sàng: lắp vào chỗ khuyết của phần ổ mắt xương trán, ngăn
cách hố sọ trước với ổ mũi; giữa mặt trên của mảnh sàng nhô lên
một mỏm hình tam giác gọi là mào gà; trên mảnh sàng có các lỗ
sàng cho các thần kinh khứu giác đi qua.

- Mảnh thẳng đứng: chạy xuống góp phần tạo nên vách mũi.

- Mê đạo sàng: là một khối xương xốp nằm giữa ổ mắt và ổ mũi.
Khối này chứa các xoang sàng, gồm ba nhóm trước, giữa và sau,
thông với ổ mũi. Hai mảnh xương từ mặt trong mỗi mê đạo sàng
nhô vào ổ mũi được gọi là các xoăn mũi trên và dưới. Nhóm xoang
sàng giữa làm cho thành ngoài ngách mũi giữa lồi lên thành một
vòm gọi là bọt sàng.
Mào gà
Lỗ sàng
Mê đạo sàng
Mảnh sàng
Mảnh thẳng
Xoăn mũi trên
Ngách mũi trên
Xoăn mũi giữa

Mỏm móc Ngách mũi giữa

Hình 3.8 Sơ đồ xương sàng


3.-Xương bướm

Xương bướm nằm ở giữa nền sọ và tiếp khớp với tất cả các xương
khác của hộp sọ. Ngoài hộp sọ, nó còn góp phần tạo nên trần ổ mũi và

pg. 62
các thành ổ mắt. Các phần của xương bướm là thân, cánh nhỏ, cánh lớn
và các mỏm chân bướm.

- Thân: thân xương bướm là vùng nhô cao ở giữa hố sọ giữa, tiếp
giáp với xương sàng ở trước và xương chẩm ở sau. Mặt trên của
thân xương bướm có rãnh trước giao thoa ở trước và hố tuyến yên
ở sau. Thành xương ở sau hố tuyến yên được gọi là lưng yên và
hai góc bên của lưng yên nhô lên thành các mỏm yên sau. Trong
thân xương bướm có các xoang bướm thông với ngách bướm -
sàng của ổ mũi.

- Cánh nhỏ: hai cánh nhỏ xương bướm từ phần trước của thân chạy
sang hai bên rồi tận cùng phía bên tại một đỉnh nhọn. Từ đỉnh trở
vào trong, bờ sau của cánh nhỏ chạy theo một đường cong rồi tận
cùng như là mỏm yên trước; chính bờ sau tạo nên giới hạn cho các
phần bên của các hố sọ trước và giữa. Mỗi cánh nhỏ rộng dần từ
đỉnh vào trong rồi dính vào phần trước thân bướm bằng hai rễ và
cùng thân bướm giới hạn nên ống thị giác, nơi đi qua của thần kinh
sọ II và động mạch mắt.

- Cánh lớn: ở phía sau, mỗi cánh lớn cũng từ một bên thân bướm
chạy sang bên, tạo nên phần lớn hố sọ giữa. Cánh lớn cùng với
cánh nhỏ giới hạn nên khe ổ mắt trên, nơi đi qua của các thần kinh
mặt V1, III, IV, VI và các tĩnh mạch mắt. Trên cánh lớn có: ở sau đầu
trong của khe ổ mắt trên là lỗ tròn, nơi đi qua của thần kinh hàm trên
V2; ở sau - ngoài lỗ tròn là một lỗ lớn hơn, lỗ bầu dục, nơi đi qua
của thần kinh hàm dưới V3; ở sau - ngoài lỗ bầu dục là một lỗ cho
động mạch màng não giữa đi qua: lỗ gai. Ở phía sau trong lỗ bầu
dục, có thể nhìn thấy lỗ mở vào trong sọ của ống động mạch cảnh
tại đỉnh phần đá xương thái dương; ở ngay dưới lỗ mở này là một
lỗ nằm giữa xương bướm và phần đá xương thái dương có tên là
lỗ rách.
pg. 63
- Mỏm chân bướm: các mỏm chân bướm từ chỗ nối giữa thân và
cánh lớn chạy xuống các thành bên ổ mũi. Mỗi mỏm có một mảnh
trong và một mảnh ngoài ngăn cách nhau bởi hố chân bướm. Mỗi
mảnh trong mỏm chân bướm tận cùng ở dưới tại móc chân bướm
và chia ra ở trên để tạo nên hố thuyền. Ở ngay trên hố thuyền, tại
gốc của mảnh trong mỏm chân bướm, là lỗ của ống chân bướm.

Hình 3.9 Xương bướm (nhìn từ trên)

Hình 3.10 Xương bướm (nhìn từ trước)

4.-Xương chẩm

Xương chẩm tạo nên phần sau của vòm và nền sọ. Xương chẩm
gồm ba phần vây quanh lỗ lớn xương chẩm. Lỗ lớn là nơi hành não liên
tiếp với tuỷ sống. Trước lỗ lớn là phần nền, hai bên là các phần bên và ở
pg. 64
sau là trai chẩm. Mặt trên phần nền dốc đứng và được gọi là dốc; mặt
dưới phần nền có củ hầu. Trên mỗi phần bên có một lồi cầu chẩm tiếp
khớp với mặt trên của khối bên đốt đội và một ống thần kinh hạ thiệt, nơi
đi qua của thần kinh sọ XII. Mặt sau trai chẩm có ụ chẩm ngoài ở giữa và
các đường gáy (trên cùng, trên và dưới) ở mỗi bên. Giữa mặt trước (hay
mặt trong) trai chẩm có ụ chẩm trong. Gò xương từ ụ này đi tới lỗ lớn
xương chẩm là mào chẩm trong, còn hai rãnh kế tiếp nhau từ ụ chạy sang
hai bên là rãnh xoang ngang và rãnh xoang sigma. Rãnh xoang ngang
ngăn cách hai hố ở mặt trong trai chẩm: hố đại não ở trên và hố tiểu não
ở dưới.

Hình 3.11 Xương chẩm (nhìn ngoài)

Hình 3.12 Xương chẩm (nhìn trong)


pg. 65
5.-Xương đỉnh

Là xương đôi, nằm hai bên đỉnh sọ, tạo nên đỉnh và mặt trên ngoài
của hộp sọ. Hai xương đỉnh tiếp khớp với nhau tại đường khớp dọc, với
xương trán tại đường khớp vành, với xương chẩm tại đường khớp lambda
và với các xương thái dương tại các đường khớp trai. Mặt trong của
xương đỉnh lõm và có những rãnh để các mạch máu đi qua. Mặt ngoài
xương lồi tạo nên bướu đỉnh. Có thể đo khoảng cách giữa hai bướu đỉnh
(đường kính lưỡng đỉnh) để ước lượng tuổi thai.

Hình 3.13 Xương đỉnh (nhìn trên)

Hình 3.14 Xương đỉnh (mặt ngoài)

pg. 66
Hình 3.15 Xương đỉnh (mặt trong)

6.-Xương thái dương

Mỗi xương thái dương tạo nên một mặt dưới - bên của hộp sọ và
một phần của nền sọ. Nó tiếp khớp với các xương đỉnh, chẩm, bướm và
gò má bằng các khớp bất động. Xương thái dương do ba phần tạo nên:
phần đá, phần trai và phần nhĩ.

Hình 3.16 Xương thái dương (nhìn ngoài)

pg. 67
Hình 3.17 Xương thái dương (nhìn trong)
- Phần đá: có hình tháp tam giác (với ba mặt trước, sau và dưới)
nằm ngang qua nền sọ, giữa xương bướm và xương chẩm. Phần
này chứa tai giữa và tai trong, và những ống cho động mạch cảnh
trong và thần kinh mặt đi qua. Ống động mạch cảnh có một lỗ ngoài
mở ra ở mặt dưới phần đá và một lỗ trong mở ra ở đỉnh phần đá.
Mỏm nhọn từ mặt dưới phần đá nhô xuống dưới là mỏm trâm. Nền
phần đá hướng ra ngoài và ra sau. Mỏm lồi trên nền phần đá, ở
ngay sau lỗ tai ngoài, được gọi là mỏm chũm. Trong mỏm chũm có
hang chũm và nhiều xoang nhỏ. Ở giữa mỏm trâm và mỏm chũm
có lỗ trâm - chũm, nơi ra khỏi sọ của thần kinh mặt. Trên mặt sau
phần đá có lỗ và ống tai trong, nơi các thần kinh sọ VII và VIII đi qua.
Ở mặt trước và gần đỉnh phần đá có ấn thần kinh sinh ba, nơi mà
hạch cảm giác thần kinh sinh ba nằm; ở ngoài ấn này là lồi cung,
được tạo nên bởi ống bán khuyên trước nằm bên dưới; ở trước và
ngoài lồi cung là trần hòm nhĩ. Bờ sau phần đá cùng với xương
chẩm giới hạn nên lỗ tĩnh mạch cảnh, nơi đi qua của tĩnh mạch cảnh
trong và các thần kinh sọ IX, X và XI.

pg. 68
- Phần trai: là mảnh xương mỏng hình quạt. Phần dưới của trai thái
dương tách ra mỏm gò má chạy ra trước tiếp khớp với mỏm thái
dương của xương gò má; mỏm của hai xương cùng nhau tạo nên
cung gò má. Hố lõm nằm ở mặt sau - dưới mỏm gò má là hố hàm
dưới và chỗ lồi tròn ở trước hố này là củ khớp. Hố và củ tiếp khớp
với chỏm xương hàm dưới tạo nên khớp thái dương - hàm dưới.

- Phần nhĩ: là mảnh xương mỏng vây quanh lỗ và ống tai ngoài.

II.-KHỐI XƯƠNG MẶT (Hình 3.27; 3.28; 3.29)

Gồm 15 xương**, trong đó chỉ có xương hàm dưới, xương lá mía


và xương móng là những xương đơn; các xương còn lại: xương hàm trên,
xương khẩu cái, xương gò má, xương mũi, xương lệ, xương xoăn mũi
dưới đều là xương đôi.

1.-Xương hàm trên

Là xương chính ở mặt do nó nằm ở phần trung tâm và tiếp khớp với
hầu hết các xương khác của mặt (trừ xương hàm dưới và xương móng)
để góp phần tạo nên ổ mắt, ổ mũi và vòm miệng. Xương gồm một thân,
chứa xoang hàm trên ở trong, và bốn mỏm mang cùng tên với cấu trúc
mà nó liên quan: mỏm trán, mỏm gò má, mỏm khẩu cái và mỏm huyệt
răng. Trên mỏm huyệt răng, có các huyệt răng để các răng hàm trên mọc
ra.

**Có tác giả chỉ nêu 14 xương do không kể xương móng


pg. 69
Hình 3.18 Xương hàm trên (nhìn ngoài)

Hình 3.19 Xương hàm trên (nhìn trong)

2.-Xương khẩu cái

Có dạng chữ L với nét ngang (mảnh ngang) và nét thẳng đứng
(mảnh thẳng). Mảnh ngang cùng với mỏm khẩu cái xương hàm trên tạo
nên khẩu cái cứng. Mảnh thẳng góp phần tạo nên thành ngoài ổ mũi.

pg. 70
Hình 3.20 Xương khẩu cái
3.-Xương gò má

Hình tứ giác không đều nối xương hàm trên (thuộc xương mặt) với
xương thái dương, xương trán và cánh lớn xương bướm (thuộc xương
sọ) và tạo nên phần nhô ở hai bên mặt ngay dưới ổ mắt gọi là gò má.

Hình 3.21 Xương gò má


4.-Xương mũi

Là hai mảnh xương mỏng, hình chữ nhật góp phần tạo nên sống
mũi.

Hình 3.22 Xương mũi


pg. 71
5.-Xương lệ

Là hai xương nhỏ và mảnh dẻ nhất của khối xương mặt, nằm ở
phần trước thành trong ổ mắt, góp phần tạo nên hố túi lệ và phần trên của
ống lệ - mũi.

Hình 3.23 Xương lệ


6.-Xương xoăn mũi dưới

Là lá xương cong, mỏng, treo lơ lững ở thành mũi ngoài. Giữa


xương với thành này là ngách mũi dưới.

7.-Xương hàm dưới

Là xương lớn nhất, khỏe nhất và cử động độc nhất của khối xương
mặt. Xương gồm:

- Một thân hình móng ngựa, phía trước nhô thành lồi cằm.

- Ngành hàm: nối với thân hướng lên trên, nên tạo với thân một góc
gọi là góc hàm.

Bờ trên thân có nhiều huyệt răng để các răng hàm dưới cắm vào.
Mặt trong ngành hàm có lỗ hàm dưới để mạch máu và thần kinh huyệt
răng dưới dinh dưỡng và cảm giác cho các răng hàm dưới. Đây là vị trí
gây tê khi trám nhổ răng hàm dưới. Bờ trên ngành hàm có khuyết hàm
dưới ở giữa. Phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt để cơ thái dương bám
(cơ này nâng xương hàm dưới lên khi nhai). Phía sau là mỏm lồi cầu tiếp
khớp với xương thái dương.
pg. 72
Hình 3.24 Xương hàm dưới (mặt ngoài)
8.-Xương lá mía

Là một tấm xương mỏng, hình tứ giác không đều, nằm bên trong ổ
mũi để tạo nên phần sau - dưới của vách mũi.

Hình 3.25 Xương lá mía


9.-Xương móng

Hình móng ngựa, được treo giữ ở trước cổ (bởi các dây chằng và
các cơ), giữa xương hàm dưới và thanh quản. Xương có một thân và hai
cặp sừng lớn và nhỏ để rễ lưỡi và nhiều cơ vùng cổ bám vào.

Hình 3.26 Xương móng (mặt trước và nhìn từ trên)

pg. 73
TỔNG QUÁT VỀ SỌ
Sọ được xem như một khối lập phương gồm sáu mặt:

I.-MẶT TRÊN (Hình 3.30)

Hình bầu dục gọi là vòm sọ gồm xương trán, hai xương đỉnh và phần
gian đỉnh của xương chẩm.

Điểm cao nhất trên mặt phẳng đứng dọc giữa gọi là đỉnh đầu.

Giới hạn ngoài của mặt trên là các đường thái dương, đường này đi
qua ụ đỉnh. Mặt trên sọ nhẵn láng phủ bởi màng xương sọ; hai bên có
cung gò má. Mặt này có nhiều khớp:

- Hai xương trán ngăn cách nhau bởi khớp trán. Thấy rõ ở trẻ em,
đôi khi còn thấy rõ ở người lớn.

- Khớp dọc nằm giữa hai xương đỉnh thuộc loại khớp răng cưa.

- Khớp vành nằm giữa xương trán và hai xương đỉnh thuộc loại
khớp răng cưa.

- Khớp lamda nằm giữa 2 xương đỉnh và xương chẩm thuộc loại
khớp răng cưa.

II.-MẶT TRƯỚC (Hình 3.27)

Phía trên là trán, phía dưới là khối xương mặt, tạo nên các ổ mắt, ổ
mũi và ổ miệng.

Phần trán lồi và phân biệt với hố thái dương bằng đường thái
dương.

Ổ mắt nằm giữa xương sọ và các xương mặt như: xương mũi, mỏm
trán xương hàm trên, mặt trước xương hàm trên, xương gò má và xương
trán.

Ổ mũi ở giữa, hình lê, phía trên là bờ dưới xương mũi, hai bên là
hai khuyết mũi của xương hàm trên, phía dưới hai khuyết mũi nối với
pg. 74
nhau, gai mũi trước ở chính giữa. Phía trong ổ mũi là xương lá mía, mảnh
đứng xương sàng ở chính giữa, còn ở hai bên có xương xoăn mũi giữa
và dưới. Hai xương mũi khớp với nhau theo dạng khớp phẳng và khớp
với mỏm trán xương hàm trên. Giới hạn trên của mặt trước xương hàm
trên là bờ dưới ổ mắt, hai bên là mỏm gò má. Bờ dưới của xương hàm
trên là mỏm huyệt răng chứa các răng của xương hàm trên.

Phía dưới khối xương mặt là thân xương hàm dưới có lồi cằm. Bờ
trên là phần huyệt răng. Xương hàm dưới giới hạn với khối xương mặt
thành ổ miệng.

III.-MẶT SAU (Hình 3.28; 3.29; 3.30)

Gồm phần trai xương chẩm, một phần xương đỉnh và xương thái
dương. Phía dưới là ụ chẩm ngoài và có ba đường gáy đi ra hai bên.

IV.-MẶT BÊN (Hình 3.28; 3.29)

Mặt bên sọ chia hai phần: sọ não và sọ mặt bởi một đường đi từ
phần nhô ra của khớp trán mũi đến đỉnh mỏm chũm, gồm hai phần: sọ
não và sọ mặt.

1.-Phần sọ não

Gồm hố thái dương và ống tai ngoài:

- Hố thái dương hình bán nguyệt, là nơi bám của cơ thái dương, giới
hạn trên và sau là đường thái dương, phía trước là xương trán,
xương gò má, hai bên là cung gò má. Hố này tạo nên bởi năm
xương: xương gò má, xương trán, cánh lớn xương bướm, xương
thái dương và xương đỉnh. Có sáu đường khớp:

+ Khớp vành: thuộc loại khớp răng cưa.

+ Khớp bướm gò má.

+ Khớp bướm - trán.

pg. 75
+ Khớp bướm - đỉnh.

+ Khớp bướm - trai.

+ Khớp trai: thuộc loại khớp vẩy.

- Ống tai ngoài là một ống ngắn nằm trong vùng bên sọ đi từ mặt
ngoài xương thái dương tới hòm nhĩ: tạo nên bởi phần nhĩ và phần
trai xương thái dương. Phía sau ống tai ngoài là mỏm chũm của
xương thái dương.

2.-Phần sọ mặt

Nằm phía dưới và phía trong cung gò má và được che phủ bên
ngoài bởi ngành lên xương hàm dưới. Phía trên liên tục với hố thái dương.
Phía sau thông với hố hàm dưới.

V.-MẶT DƯỚI (NỀN SỌ NGOÀI) (Hình 3.31-A)

Mặt dưới nền sọ được chia làm ba vùng: trước, giữa và sau, bởi hai
đường thẳng ngang tưởng tượng. Hai đường thẳng ngang này đi qua hầu
hết các lỗ của nền sọ.

- Đường thẳng ngang trước: đi ngang qua hai khuyết hàm. Khi lấy
xương hàm dưới ra, đường này đi qua lỗ bầu dục, lỗ rách.

- Đường thẳng ngang sau: đi ngang qua hai mỏm chũm. Đường này
qua khe nhĩ chũm, lỗ trâm chũm, bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh, ống thần
kinh hạ thiệt và lỗ lớn xương chẩm.

1.-Vùng trước

Có mỏm huyệt răng, củ hàm mảnh ngang xương khẩu cái, gai mũi
sau, lỗ răng cửa, ống khẩu cái lớn, lỗ mũi sau, hố chân bướm, hố thuyền.

2.-Vùng giữa

Có ống tai ngoài (phần xương), lỗ gai, ống động mạch cảnh, vòi tai
(phần xương), hố hàm.

pg. 76
3.-Vùng sau

Có lỗ lớn xương chẩm, ống lồi cầu.

VI.-NỀN SỌ TRONG (Hình 3.31-B, C, D)

Nền sọ mặt trong chia làm ba hố:

- Hố sọ trước.

- Hố sọ giữa.

- Hố sọ sau.

Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là rãnh giao thoa thị giác
và bờ sau cánh nhỏ xương bướm.

Giới hạn giữa hố sọ giữa và hố sọ sau là bờ trên xương đá và một


phần sau thân xương bướm.

1.-Hố sọ trước

Ở giữa gồm: mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãnh giao thoa thị giác với hai
đầu là lỗ thị giác.

Ở hai bên gồm: mảnh sàng, lỗ sàng và phần ổ mắt của xương trán.

2.-Hố sọ giữa

Ở giữa: hố tuyến yên, xung quanh có bốn mỏm yên bướm.

Ở bên: khe ổ mắt trên để cho thần kinh vận nhãn, thần kinh ròng
rọc, thần kinh vận nhãn ngoài đi qua. Lỗ tròn có dây thần kinh hàm trên,
lỗ bầu dục có dây thần kinh hàm dưới, và nhánh mắt của thần kinh sinh
ba, lỗ gai có động mạch màng não giữa đi qua, còn lỗ rách có động mạch
cảnh trong lướt qua.

pg. 77
3.-Hố sọ sau

Ở giữa: lỗ lớn xương chẩm, mào chẩm trong, ụ chẩm trong.

Ở bên: rãnh xoang tĩnh mạch ngang, lỗ ống tai trong có thần kinh
tiền đình ốc tai, thần kinh mặt, thần kinh trung gian đi qua; ống thần kinh
hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt đi qua. Lỗ tĩnh mạch cảnh có thần kinh
thiệt hầu, thần kinh lang thang, thần kinh phụ và tĩnh mạch cảnh trong đi
qua.

Đặc điểm sọ của người Việt Nam trưởng thành có dung tích sọ
1334,67 ml ở phái nam và 1282,5 ml ở phái nữ (người Âu trung bình 1450
ml ở nam và 1300 ml ở nữ), chỉ số đầu trung bình ở người Việt Nam là
81,6 thuộc ranh giới giữa đầu trung bình và đầu ngắn.

Chỉ số mặt trung bình ở người Việt Nam là 79,2 tức thuộc loại rộng.

Đặc điểm của sọ thai nhi Việt Nam 6 tháng tuổi có các kích thước
như sau: Dài sọ tối đa 61,65 mm, ngang sọ tối đa 52,79 mm, chu vi sọ
185,9 mm, cao sọ 50,55 mm.

pg. 78
Hình 3.27 Xương sọ (nhìn trước)

pg. 79
Hình 3.28 Xương sọ (nhìn bên)

pg. 80
Hình3.29 Xương sọ (thiết đồ đứng dọc giữa)

pg. 81
Hình 3.30 Vòm sọ

pg. 82
Hình 3.31-A Nền sọ (nhìn trước)

pg. 83
Hình 3.31-B Lỗ nền sọ (nhìn dưới)

pg. 84
Hình 3.31-C Các lỗ nền sọ (nhìn trên)

pg. 85
Hình 3.31-D Xương nền sọ (nhìn trên)

pg. 86
CỘT SỐNG
Cột sống là một cột xương dài, uốn éo từ mặt dưới xương chẩm đến
xương cụt. Lúc phôi thai và ở trẻ nhỏ, cột sống gồm 33 - 35 đốt xương rời
được chia làm năm phần: phần cổ gồm 7 đốt (ký hiệu là C), phần ngực
gồm 12 đốt (ký hiệu là T/N), phần thắt lưng gồm 5 đốt (ký hiệu là L), phần
cùng có 5 đốt (ký hiệu là S) và phần cụt có 4 - 6 đốt (ký hiệu là Cx). Khi
trưởng thành, các đốt sống cùng và cụt dính lại tạo thành xương cùng và
xương cụt. Nhìn chung, các đốt sống có dạng cấu trúc gần giống nhau.

Hình 3.32 Cột sống

pg. 87
I.-CẤU TẠO CHUNG CỦA CÁC ĐỐT SỐNG

Một đốt sống nói chung gồm những thành phần sau:

1.-Thân đốt sống

Ở phía trước, có dạng hình trụ dẹt, hai mặt lõm để tiếp khớp với các
đốt trên và dưới qua các đĩa sụn gian đốt sống (đĩa đệm).

2.-Cung đốt sống

Cung nằm ở phía sau và hai bên, cùng với thân đốt sống tạo thành
lỗ đốt sống. Phần cung đốt sống dính vào thân gọi là cuống, lõm thành
khuyết ở hai bờ trên và dưới được gọi là khuyết sống trên và khuyết sống
dưới, phần còn lại của cung gọi là mảnh. Khi các đốt sống tiếp khớp nhau
để tạo thành cột sống thì các lỗ đốt sống hợp thành ống sống (để chứa
tủy gai), còn các khuyết sống tạo nên lỗ gian đốt sống (để thần kinh gai
sống chui ra). Ngoài ra, từ cung đốt sống còn mọc ra 7 mỏm, gồm: 1 mỏm
gai, 2 mỏm ngang và 4 mỏm khớp (hai mỏm trên và hai mỏm dưới).

Tuy nhiên, các đốt sống ở ba đoạn cổ, ngực và thắt lưng có những
đặc điểm riêng để thích ứng với chức năng đặc thù của mỗi đoạn.

Hình 3.33 Cấu tạo một đốt sống

pg. 88
II.-ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỪNG LOẠI ĐỐT SỐNG

- Các đốt sống cổ (Hình 3.36; 3.37): có lỗ ở mỏm ngang, gọi là lỗ


ngang, để động mạch đốt sống đi từ cổ lên não.

- Các đốt sống ngực (Hình 3.38): có các hố sườn ở mặt bên thân
đốt sống để tiếp khớp với đầu xương sườn.

- Các đốt sống thắt lưng (Hình 3.39): không có lỗ ngang lẫn hố sườn.

Riêng đốt sống cổ một (C1) không có thân đốt sống và tiếp khớp với
xương chẩm nên còn gọi là đốt đội. Đốt sống cổ hai (C2) có mỏm răng
(đốt trục). Đốt sống cổ sáu (C6) có mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh.
Đốt sống cổ bảy (C7) có mỏm gai dài hẳn ra, sờ thấy ngay dưới da (đốt
sống lồi).

III.-XƯƠNG CÙNG (Hình 3.34; 3.35; 3.40)

Do năm đốt sống cùng dính lại tạo thành hình tháp dẹt có hai mặt,
đáy ở trên, đỉnh ở dưới và hai phần bôn. Mặt chậu hông lõm, quay ra
trước và có bốn đôi lỗ cùng - chậu hông. Mặt lưng lồi và gồ ghề, có bốn
cặp lỗ cùng lưng và các mào cùng: giữa, trung gian và bên. Các lỗ cùng
để cho các thần kinh gai sống chạy ra. Bên trong xương cùng có ống cùng
liên tiếp ở phía trên với ống sống và chứa các thần kinh của chùm đuôi
ngựa. Phần bên xương cùng có diện hình tai để khớp với xương chậu.
Nền xương cùng tiếp khớp với đốt sống thắt lưng 5 tạo thành một góc lồi
ra trước gọi là ụ nhô. Đây là mốc để đo các đường kính trước sau của eo
chậu trên.

IV.-XƯƠNG CỤT (Hình 3.35; 3.40)

Là di tích của đuôi các động vật, do 4 - 6 đốt sống cụt hợp thành
hình tam giác, nền ở trên khớp với xương cùng, đỉnh ở dưới và là mốc đo
các đường kính trước - sau của eo chậu dưới. Khớp cùng cụt là khớp bán
động nên có thể cho phép xương cụt uốn cong ra sau khi sanh nở.

pg. 89
Hình 3.34 Xương cùng

pg. 90
Hình 3.35 Cột sống

pg. 91
Hình 3.36 Cột sống cổ

pg. 92
Hình 3.37 Các đốt sống cổ

pg. 93
Hình 3.38 Cột sống ngực

pg. 94
Hình 3.39 Cột sống lưng

pg. 95
Hình 3.40 Xương cùng và cụt

pg. 96
XƯƠNG NGỰC
Ngực được tạo bồi khung xương - sụn gồm: xương ức, các xương
sườn, các sụn sườn và 12 đốt sống ngực (xem thêm Hình 3.45). Khung
này hình nón cụt nên có hai lỗ trên và dưới. Lỗ trên thông với nền cổ. Lỗ
dưới được cơ hoành bít lại, ngăn cách ổ bụng ở dưới và lồng ngực ở trên.
Lồng ngực che chở cho các tạng quan trọng như tim, phổi và các mạch
máu lớn; nâng đỡ các đai chi trên và đai chi dưới; tạo chỗ bám cho các
cơ ở lưng ngực và vai. Ngoài ra, ở các khoang gian sườn (nằm giữa các
xương sườn) có các cơ gian sườn giúp nâng và hạ xương sườn trong khi
thở.

Hình 3.41 Lồng ngực

I.-XƯƠNG ỨC

Xương ức nằm ở thành trước của ngực, là một xương dẹt, gồm ba
phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. Cán ức nối với thân ức bằng
một góc lồi ra trước (góc ức) ở ngang mức sụn sườn thứ hai. Bờ trên cán
ức có hai khuyết đòn ở hai bên để khớp với xương đòn và khuyết tĩnh
mạch cảnh ở giữa. Mỗi bờ bên có bảy khuyết sườn để khớp với bảy sụn
sườn (xem thêm Hình 3.45).

pg. 97
Hình 3.42 Xương ức

II.-XƯƠNG SƯỜN (Hình 3.45)

Có 12 đôi xương sườn, là những xương dài, dẹt và cong ở hai bên
lồng ngực. Giữa hai xương sườn kế tiếp nhau là khoang gian sườn.

1.-Cấu tạo chung của xương sườn

- Đầu sườn hình chêm, có hai diện khớp để tiếp khớp với hố sườn
ở mặt bên của thân đốt sống ngực kề nhau.

- Cổ sườn là phần thắt lại nằm phía ngoài đầu sườn, nối từ đầu
sườn đến củ sườn. Củ sườn nằm ở phần sau chỗ nối giữa cổ và
thân sườn. Phía dưới - trong của củ sườn có một diện khớp lồi để
tiếp khớp với mỏm ngang của đốt sống ngực tương ứng.

- Thân sườn dài, dẹt và cong. Chỗ thân sườn uốn cong ra trước,
vào trong gọi là góc sườn. Dọc theo bờ dưới ở mặt trong thân sườn
có rãnh sườn để chứa mạch máu và thần kinh gian sườn.

Hình 3.43 Xương sườn (nhìn sau)

pg. 98
2.-Đặc điểm của vài xương sườn đặc biệt

- Xương sườn I: hầu như nằm ngang nên có hai mặt trên và dưới.
Mặt trên có rãnh tĩnh mạch dưới đòn ở phía trước và rãnh động
mạch dưới đòn ở phía sau. Giữa hai rãnh là củ cơ bậc thang trước.
Mặt dưới không có rãnh sườn.

- Xương sườn II: có hai mặt chếch trên - ngoài và dưới - trong; ở
phần giữa mặt trên - ngoài có lồi củ cơ răng trước.

- Xương sườn XI và XII: đầu sườn chỉ có một mặt khớp, không có
cổ sườn, củ sườn lẫn góc sườn. Xương sườn XII không có rãnh
sườn và ngắn hơn xương sườn XI.

III.-SỤN XƯỜN

Sụn sườn nối thân sườn với xương ức ở các khuyết sườn. Bảy sụn
sườn trên bám trực tiếp vào xương ức, còn ba sụn sườn VIII, IX và X thì
bám gián tiếp qua sụn sườn VII. Hai xương sườn XI và XII không có sụn
mà được treo lơ lửng nên được gọi là xương sườn cụt. Nhờ các sụn sườn
mà thành ngực có tính đàn hồi hơn để thích hợp với các cử động hô hấp.

Hình 3.44 Sụn sườn và các chi tiết liên quan

pg. 99
Hình 3.45 Khung xương ngực

pg. 100
XƯƠNG CHI TRÊN

Hình 3.46 Các xương chi trên


Ở người có bốn chi, gồm hai chi trên và hai chi dưới. Mỗi chi trên có
32 xương, bao gồm:

- Các xương ở vai: có hai xương là xương đòn và xương vai, gọi
chung là đai vai.

- Xương ở cánh tay: có một xương là xương cánh tay.

- Xương ở cẳng tay: có 2 xương là xương quay và xương trụ. Khi


cẳng tay ngửa, hai xương nằm song song, xương trụ ở trong, xương
quay ở ngoài.

- Các xương ở cổ tay: có 8 xương nhỏ xếp thành hai hàng, mỗi hàng
có bốn xương. Khi bàn tay ngửa tính từ ngoài vào trong và từ trên
xuống có thứ tự như sau: thuyền, nguyệt, tháp, đậu, thang, thê, cả,
móc.
pg. 101
- Các xương ở bàn tay: có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt
ngón tay. Ngón I có hai đốt, mỗi ngón còn lại có ba đốt.

Các xương chi trên liên kết nhau bởi các khớp động.

I.-XƯƠNG ĐÒN (Hình 3.52)

Xương đòn cong hình chữ S nằm ngang ngay dưới da phía trước
nền cổ.

1.-Định hướng

Đặt xương nằm ngang, đầu dẹt ra ngoài, bờ lõm của đầu dẹt ra
trước, mặt có rãnh quay xuống dưới.

2.-Mô tả

Xương đòn có một thân và hai đầu.

Thân xương có hai mặt, hai bờ. Mặt trên sờ thấy ngay dưới da. Mặt
dưới có rãnh dưới đòn để cơ cùng tên bám. Bờ trước lõm ở phần ngoài,
lồi ở phần trong. Bờ sau theo chiều ngược lại. Chỗ nối 1/3 ngoài và 2/3
trong thân xương là điểm yếu nên hay gãy xương ở đây.

Hai đầu xương là: đầu ức ở trong, tiếp khớp với xướng ức; đầu cùng
vai ở ngoài khớp với mỏm cùng vai của xương vai.

Hình 3.47 Xương đòn

pg. 102
II.-XƯƠNG VAI (Hình 3.53; 3.54)

Là một xương dẹt, hình tam giác, nàm áp phía sau - trên của lồng
ngực. Xương vai khớp với xương đòn và xương cánh tay ở phía ngoài,
còn ở phía trong nó được nối vào cột sống chỉ bằng các cơ nên xương
vai có biên độ cử động khá rộng.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng ngang, góc có diện khớp hình xoan lên trên và ra
ngoài, mặt có gai hướng ra sau.

2.-Mô tả

Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc. Mặt trước (mặt sườn) lõm thành
hố nhìn ra trước gọi là hố dưới vai. Mặt sau có gai vai chia mặt này thành
hố trên gai và hố dưới gai. Phần ngoài của gai vai là mỏm cùng vai tiếp
khớp với xương đòn. Ba bờ là: bờ trên có khuyết vai và mỏm quạ; bờ
ngoài và bờ trong. Ba góc là: góc trên, góc dưới và góc ngoài. Góc ngoài
có hõm khớp hình xoan gọi là ổ chảo để khớp với xương cánh tay.

Hình 3.48 Xương vai

pg. 103
III.-XƯƠNG CÁNH TAY (Hình 3.53; 3.54)

Hình 3.49 Xương cánh tay


Là xương dài nhất và lớn nhất của chi trên, tiếp khớp với xương vai
ở phía trên và với xương trụ và xương quay ở dưới để tạo nên khớp vai
và khớp khuỷu.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, chỏm tròn hướng lên trên và vào trong, rãnh
ở đầu này quay ra trước.

2.-Mô tả

Xương có một thân và hai đầu. Đầu trên có một chỏm hình 1/3 khối
cầu tiếp khớp với ổ chảo xương vai. Tiếp nối với chỏm cầu, xương hơi
thắt lại gọi là cổ giải phẫu. Phía dưới - ngoài chỏm và cổ giải phẫu có hai

pg. 104
củ: củ bé ở trong và củ lớn ở ngoài. Giữa hai củ là rãnh gian củ. Ở ngay
dưới hai củ này, đầu trên nối với thân xương bởi một chỗ hẹp, gọi là cổ
phẫu thuật vì thường gãy xương ở đây. Thân xương có ba mặt và hai bờ:
bờ ngoài và bờ trong. Mặt trước - ngoài có một vùng gồ ghề hình chữ V
gọi là lồi củ delta. Mặt sau có rãnh thần kinh quay để thần kinh quay đi
qua nên thần kinh dễ bị tổn thương khi gãy 1/3 giữa xương cánh tay. Mặt
trước - trong phẳng và nhẵn. Đầu dưới tận cùng bằng một diện khớp rộng
gọi là lồi cầu, gồm hai phần: chỏm con ở phía ngoài và ròng rọc ở trong.
Phía trên ròng rọc, có ở mặt trước là hố vẹt và mặt sau là hố mỏm khuỷu,
hai hố này để cho các mỏm cùng tên của xương trụ khớp vào khi gấp
hoặc duỗi cẳng tay. Phía trên chỏm con, có hố quay để khớp với chỏm
xương quay khi gấp cẳng tay. Ở trên - ngoài chỏm con là mỏm trên lồi cầu
ngoài và trên - trong ròng rọc là mỏm trên lồi cầu trong.

IV.-XƯƠNG TRỤ (Hình 3.55; 3.56)

Là một trong hai xương của cẳng tay, xương trụ hơi dài hơn; tiếp
khớp với xương cánh tay ở trên, (đĩa khớp cổ tay ở dưới và với xương
quay ở ngoài, ở vị thế giải phẫu, xương quay nằm ngoài, xương trụ nằm
trong nhưng khi xoay bàn tay sao cho gan bàn tay hướng ra phía sau (sấp
bàn tay) thì đầu dưới xương quay bắt ngang qua xương trụ và hai xương
tạo nên một hình chữ X.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, đầu to lên trên, mặt lõm của đầu này ra
trước, cạnh sắc của thân xương ra ngoài.

2.-Mô tả

Xương trụ có một thân và hai đầu. Đầu trên rất to, có mỏm khuỷu ở
trên - sau và mỏm vẹt ở dưới - trước. Giữa hai mỏm này là khuyết ròng
rọc để khớp với ròng rọc xương cánh tay. Ở mặt ngoài mỏm vẹt là khuyết
quay để khớp với xương quay và mặt trước có lồi củ xương trụ để cơ

pg. 105
cánh tay bám. Khi gấp khuỷu, mỏm vẹt áp vào hố vẹt; còn khi duỗi khuỷu
thì mỏm khuỷu tra vào hố mỏm khuỷu của đầu dưới xương cánh tay. Thân
xương thon dần từ trên xuống dưới và có ba mặt, ba bờ: bờ trước, bờ sau
và bờ gian cốt - mảnh và sắc. Ba mặt là: mặt trước, mặt sau và mặt trong.
Đầu dưới nhỏ hơn đầu trên, phía trong có mỏm trâm trụ, phía ngoài có
chỏm với diện khớp vòng khớp với xương quay.

V.-XƯƠNG QUAY (Hình 3.55; 3.56)

Nằm phía ngoài và tiếp khớp với xương trụ ở trong, xương cánh tay
ở trên và với các xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt) ở dưới.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, đầu lớn xuống dưới, mấu nhọn của đầu này
ra ngoài, mặt có nhiều rãnh của đầu này ra sau.

2.-Mô tả

Xương quay cũng có một thân và hai đầu. Đầu trên có chỏm xương
quay hình trụ để tiếp khớp với chỏm con xương cánh tay ở trên và với
xương trụ ở phía trong. Phía dưới chỏm là cổ xương quay. Phía dưới -
trong cổ là lồi củ quay để cơ nhị đầu cánh lấy bám. Thân xương có ba mặt
(trước, sau và ngoài) và ba bờ là: bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt. Khác
với xương trụ, đầu dưới xương quay lớn hơn đầu trên và có bốn mặt: mặt
dưới có diện khớp cổ tay để khớp với các xương cổ tay, mặt trong có
khuyết trụ để khớp với xương trụ, mặt ngoài có mỏm trâm quay - xuống
thấp hơn mỏm trâm trụ và mặt sau có nhiều rãnh để gân các cơ duỗi đi
xuống bàn tay.

pg. 106
Hình 3.50 Xương trụ và xương quay
VI.-CÁC XƯƠNG CỔ TAY (Hình 3.57)

Cổ tay có 8 xương ngắn liên kết nhau bởi các dây chằng và được
xếp thành hai hàng, mỗi hàng có bốn xương theo thứ tự từ ngoài vào
trong:

- Hàng trên: thuyền, nguyệt, tháp, đậu.

- Hàng dưới: thang, thê, cả, móc.

Ở mặt gan tay, các xương cổ tay xếp theo hình cung, lõm ra trước
tạo thành rãnh cổ tay. Rãnh này lại được mạc giữ gân gấp căng ngang
phía trước, biến rãnh cổ tay thành ống cổ tay để các cơ gấp, mạch máu
và thần kinh từ vùng cẳng tay trước đi xuống gan tay.

pg. 107
VII.-CÁC XƯƠNG BÀN TAY (Hình 3.58)

Có 5 xương đốt bàn tay được đánh số thứ tự từ ngoài vào trong là
I đến V. Mỗi xương có một nền để khớp với xương cổ tay và xương đốt
bàn tay bên cạnh (trừ xương đốt bàn tay I); một thân hơi cong lõm ra
trước; và một chỏm để khớp với nền đốt gần của xương ngón tay tương
ứng.

VIII.-CÁC XƯƠNG NGÓN TAY (Hình 3.58)

Mỗi ngón tay (trừ ngón I) có ba đốt theo thứ tự từ trên xuống: đốt
gần, đốt giữa và đốt xa. Riêng ngón I chỉ có hai đốt. Mỗi đốt cũng có một
nền, một thân và một chỏm. Nền để tiếp khớp với xương ở trên và chỏm
để khớp với xương ở dưới, trừ đầu dưới (chỏm) của các đốt xa không tiếp
khớp mà có hình móng ngựa.

Hình 3.51 Các xương cổ tay và bàn tay

pg. 108
Hình 3.52 Xương đòn

Hình 3.53 Xương vai và xương cánh tay (nhìn trước)

pg. 109
Hình 3.54 Xương vai và xương cánh tay (nhìn sau)

Hình 3.55 Khuỷu tay

pg. 110
Hình 3.56 Xương cẳng tay

pg. 111
Hình 3.57 Xương cổ tay

pg. 112
Hình 3.58 Xương bàn tay

pg. 113
XƯƠNG CHI DƯỚI

Hình 3.59 Xương chi dưới

Tương tự chi trên, chi dưới được nối vào thân mình bởi một đai, gọi
là đai chi dưới. Đai chi dưới do hai xương chậu khớp với nhau ở phía
trước và với xương cùng ở phía sau tạo thành, để truyền trọng lượng của
phần trên cơ thể xuống hai chân và để bảo vệ các tạng trong chậu hông
(bàng quang, trực tràng, tử cung...).

Chi dưới có ba phần: đùi, cẳng chân và bàn chân. Đùi gồm có xương
đùi và xương bánh chè; cẳng chân có xương chày và xương mác (tương
ứng với xương trụ và xương quay ở cẳng tay); bàn chân có các xương cổ
chân, các xương đốt bàn chân và các xương đốt ngón chân.
pg. 114
Các xương chi dưới cũng được nối với nhau bằng các khớp động
giống như các xương chi trên.

I.-XƯƠNG CHẬU (Hình 3.69)

Xương chậu là xương chẵn, hình chong chóng hai cánh và do ba


xương hợp thành: xương cánh chậu, xương ngồi và xương mu.

Hình 3.60 Sự tạo thành xương chậu

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, mặt có lõm hình chén ra ngoài, khuyết của
lõm chén này xuống dưới, bờ có khuyết lớn ra sau.

2.-Mô tả

Về phương diện giải phẫu, chúng ta mô tả xương chậu có hai mặt


và bốn bờ.

2.1.-Mặt ngoài

Ở giữa có một chỗ lõm hình chén gọi là ổ cối - có hai phần: phần
tiếp khớp với xương đùi có dạng hình chữ C mở xuống dưới gọi là diện
nguyệt; phần không tiếp khớp nằm ở đáy ổ cối là hố ổ cối. Ổ cối bị khuyết
ở phía dưới gọi là khuyết ổ cối. Phía trên ổ cối là mặt ngoài xương cánh

pg. 115
chậu, có ba đường mông: sau, trước và dưới để các cơ mông bám vào.
Dưới ổ cối là lỗ bịt do xương ngồi và xương mu tạo nên. Bờ trên lỗ bịt có
rãnh bịt. Qua rãnh, có mạch và thần kinh bịt từ vùng chậu chạy ra đùi.

2.2.-Mặt trong

Ở giữa là đường cung chạy chếch xuống dưới và ra trước. Phía trên
đường cung là hố chậu. Phía sau hố chậu có một diện khớp hình vành tai,
gọi là diện tai để khớp với xương cùng.

2.3.-Các bờ

- Bờ trên: thường được gọi là mào chậu, bắt đầu từ gai chậu trước
- trên đến gai chậu sau - trên. Các gai này là những điểm mốc để
xác định vùng tiêm bắp an toàn ở mông.

- Bờ dưới: được tạo bởi ngành dưới xương mu và ngành xương


ngồi.

- Bờ trước: kể lần lượt từ trên xuống, có gai chậu trước trên, gai
chậu
trước - dưới, gò chậu - mu (gò chậu - lược), một diện hình tam giác
gọi là diện lược được giới hạn ở phía sau bởi mào lược, và sau cùng
là củ mu.

- Bờ sau: có nhiều chỗ lồi lõm, từ trên xuống dưới là gai chậu sau -
trên, gai chậu sau - dưới, khuyết ngồi lớn (để cơ hình lê của vùng
mông đi qua), gai ngồi (nhô vào chậu hông bé nên được dùng làm
mốc để xác định đường kính liên gai ngồi và độ lọt của ngôi thai
trong tiến trình chuyển dạ sanh), khuyết ngồi nhỏ và ụ ngồi (là hai ụ
xương tỳ lên mặt ghế khi ngồi).

pg. 116
Hình 3.61 Xương chậu

3.-Các đường kính của khung chậu

Khung chậu được tạo bởi bốn xương: hai xương chậu ở phía ngoài
và phía trước, xương cùng và xương cụt ở phía sau. Khung chậu được
chia làm chậu hông lớn và chậu hông bé bởi một mặt phẳng chếch xuống
dưới - ra trước và băng qua ụ nhô của xương cùng, đường cung của
xương chậu, mào lược xương mu và bờ trên của khớp mu. Chu vi của
mặt phẳng này gọi là đường tận cùng hay eo chậu trên. Chậu hông lớn
liên quan với các tạng ở phần dưới ổ bụng, còn chậu hông bé chứa bàng
quang, trực tràng và cơ quan sinh dục trong....Ở nữ, chậu hông bé còn là
một đường ống để thai nhi chui và sổ ra ngoài khi sanh. Ống này có hai
lỗ: lỗ trên là eo chậu trên, lỗ dưới là eo chậu dưới - được giới hạn bởi bờ
dưới khớp mu ở phía trước, hai ụ ngồi ở hai bên, xương cùng và xương
cụt ở phía sau.

pg. 117
Hình 3.62 Khung chậu và các chi tiết liên quan
Trong sản khoa, người ta thường đo các đường kính của khung
chậu. Có thể kể các đường kính đó là:

3.1.-Các đường kính ngoài của chậu hông lớn

- Đường kính lưỡng gai: là khoảng cách giữa hai gai chậu trước -
trên.

- Đường kính lưỡng mấu: là khoảng cách giữa hai mấu chuyển lớn
xương đùi.

- Đường kính lưỡng mào: là khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của
mào chậu.

- Đường kính trước sau (Baudelocque): là khoảng cách giữa bờ trên


khớp mu đến chỗ hõm giữa đốt sống thắt lưng V và xương cùng.

3.2.-Các đường kính của chậu hông bé

 Các đường kính của eo chậu trên:

- Các đường kính trước - sau: đường kính nhô - thượng vệ, nhô -
hạ vệ,

pg. 118
nhô - hậu vệ là các khoảng cách từ ụ nhô lần lượt đến bờ trên, bờ
dưới và mặt sau khớp mu.

- Đường kính chéo: là khoảng cách từ khớp cùng - chậu bên này
đến gò
chậu - mu đối bên.

- Đường kính ngang: là khoảng cách từ phần giữa của đường cung
xương chậu bên này đến đường cung bên kia.

 Các đường kính của eo chậu dưới:

- Đường kính trước sau: là khoảng cách từ bờ dưới khớp mu đến


đỉnh xương cụt.

- Đường kính ngang: là khoảng cách giữa hai bờ trong của hai ụ
ngồi.

Hình 3.63 Các đường kính của eo chậu trên


(khung chậu nữ nhìn trên)

pg. 119
Hình 3.64 Thiết đồ đứng dọc qua khung chậu nữ

II.-XƯƠNG ĐÙI (Hình 3.70)

Hình 3.65 Xương đùi


pg. 120
Xương đùi là một xương chẵn, dài và nặng nhất của cơ thể nối hông
với cẳng chân. Phía trên, xương đùi tiếp khớp với xương chậu; phía dưới
với xương chày.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, đầu có chỏm lên trên vào trong, bờ dày của
thân xương hướng ra sau.

2.-Mô tả

Xương đùi có một thân và hai đầu: trên và dưới.

2.1.-Đầu trên

Gồm có 4 phần: chỏm đùi, cổ đùi và hai mấu chuyển (lớn, bé). Chỏm
đùi tiếp khớp với ổ cối xương chậu để tạo thành khớp hông, cổ xương đùi
là phần yếu nhất của xương nên thường xảy ra gãy cổ xương đùi ở người
lớn tuổi. Trục của cổ nghiêng lên trên và vào trong hợp với trục của thân
một góc khoảng 130°. Mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé là nơi để các
cơ của vùng mông và vùng đùi bám vào. Ở phía trước hai mấu chuyển
nối nhau bởi đường gian mấu và ở phía sau bởi mào gian mấu.

2.2.-Thân xương

Có ba mặt và ba bờ. Bờ trong và bờ ngoài không rõ lắm. Bờ sau lồi


gọi là đường ráp. Đường ráp có hai mép: mép trong và mép ngoài, ở phía
dưới, hai mép tách đôi ra giới hạn nên một vùng hình tam giác gọi là diện
kheo. Ba mặt của xương: trước, ngoài và trong được phủ bởi nhiều cơ
dày nên không sờ thấy được dưới da.

2.3.-Đầu dưới

Tiếp khới với xương chày qua hai lồi cầu: lồi cầu trong và lồi cầu
ngoài, ở phía trước, hai lồi cầu này nối nhau bởi diện bánh chè. Ở phía
sau, hai lồi cầu được phân cách nhau bởi hố gian lồi cầu. Mặt ngoài lồi
cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài và mặt trong lồi cầu trong có mỏm

pg. 121
trên lồi cầu trong. Phần trên của mỏm trên lồi cầu trong là củ cơ khép, có
cơ khép lớn bám vào.

III.-XƯƠNG BÁNH CHÈ (Hình 3.71)

Hình tam giác dẹt, nằm phía trước đầu dưới xương đùi và được bọc
trong gân cơ tứ đầu đùi. Xương có hai mặt (trước và sau), ba bờ (trên,
trong và ngoài) và một đỉnh quay xuống dưới. Xương bánh chè bảo vệ
khớp gối ở phía trước và góp phần quan trọng vào động tác duỗi gối do
làm tăng lực đòn bẩy của các cơ vùng đùi tác động đến khớp gối.

Hình 3.66 Xương bánh chè

IV.-XƯƠNG CHÀY (Hình 3.72)

Là một xương dài, chẵn, nằm phía trong cẳng chẵn; phía trên tiếp
khớp với xương đùi; phía dưới với xương sên của cổ chân và phía ngoài
với xương mác. Xương chịu phần lớn sức nặng của thân và đùi dồn xuống
bàn chân.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, đầu nhỏ xuống dưới, mấu của đầu này vào
trong, bờ sắc ra trước.

2.-Mô tả

Xương chày có một thân và hai đầu. Đầu trên loa rộng ra thành hai
lồi cầu: trong và ngoài. Mặt trên hai lồi cầu này có diện khớp với xương
pg. 122
đùi. Ở phía trước có lồi củ chày. Thân xương có ba mặt, ba bờ. Bờ trước
nằm ngay dưới da nên dễ bị chạm thương. Bờ trong không rõ lắm. Ba mặt
là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau. Phần trên của mặt sau có đường cơ
dép chạy chếch xuống dưới và vào trong. Đầu dưới nhỏ hơn đầu trên,
phía trong có một mấu xương gọi là mắt cá trong. Mặt dưới của đầu dưới
có diện khớp với xương sên.

V.-XƯƠNG MÁC (Hình 3.72)

Là xương dài, chẵn, nằm phía ngoài cẳng chân, ở phía trên, xương
mác tiếp khớp với phần sau ngoài lồi cầu ngoài xương chày; ở phía dưới
xương tiếp khớp với xương sên và đầu dưới xương chày.

1.-Định hướng

Đặt xương đứng thẳng, đầu nhọn và dẹp xuống dưới. Mỏm nhọn
của đầu này hướng ra ngoài. Hố của đầu này ra sau.

2.-Mô tả

Xương có một thân và hai đầu. Đầu trên gọi là chỏm mác, có một
diện khớp với xương chày ở phía trước - trong. Đỉnh của chỏm mác nằm
phía sau - ngoài, ngay dưới da. Thân xương có ba mặt, ngoài, trong và
sau tương ứng với ba bờ là bờ trước, bờ ngoài và bờ gian cốt - hướng
vào trong. Đầu dưới dẹp và nhọn tạo thành mắt cá ngoài, lồi hơn và xuống
thấp hơn mắt cá trong. Phía sau mắt cá ngoài có hố mắt cá ngoài. Mặt
trong mắt cá ngoài có diện khớp với xương sên.

Các diện khớp ở đầu dưới xương chày và xương mác được nối với
nhau bởi khớp sợi chày - mác để tạo thành một gọng kìm giữ các xương
cổ chân.

pg. 123
Hình 3.67 Xương chày và xương mác
VI.-XƯƠNG BÀN CHÂN (Hình 3.73)

Xương bàn chân gồm có các xương cổ chân, các xương đốt bàn
chân và các xương ngón chân. Các xương bàn chân liên tiếp nhau tạo
thành hình vòm để thích ứng với chức năng chịu đựng khi đi đứng.

1.-Các xương cổ chân

Gồm 7 xương xếp thành hai hàng. Hàng sau có xương gót tạo thành
gót chân và xương sên tiếp khớp với hai xương cẳng chân. Hàng trước
có năm xương: xương ghe, xương hộp và ba xương chêm: trong, giữa và
ngoài.

2.-Các xương đốt bàn chân

Gồm có 5 xương được đánh số từ một đến năm (I - V) kể từ ngón


chân cái. Mỗi xương có một nền, một thân và một chỏm.

pg. 124
3.-Các xương đốt ngón chân

Mỗi ngón có ba đốt: gần, giữa và xa. Riêng ngón chân I có hai đốt.
Mỗi đốt cũng có một nền, một thân và một chỏm.

Hình 3.68 Xương bàn chân

pg. 125
Hình 3.69 Xương chậu

pg. 126
Hình 3.70 Xương đùi

pg. 127
Hình 3.71 Khớp gối (thiết đồ đứng dọc)

pg. 128
Hình 3.72 Xương cẳng chân

pg. 129
Hình 3.73 Xương bàn chân và cổ chân

pg. 130
Hình 3.74 Xương bàn chân và cổ chân (tiếp theo)

pg. 131
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP
Khớp là cấu trúc liên kết các đầu xương hoặc các bờ xương của các
xương khác nhau với nhau, ở thời kỳ phôi thai, giữa các xương là một mô
liên kết. Sau đó, tùy theo sự tiến triển và biệt hóa mà trở thành các loại
khớp khác nhau. Người ta có thể phân loại khớp theo chức năng hay theo
cấu tạo.

I.-PHÂN LOẠI KHỚP THEO CHỨC NĂNG

Về mặt chức năng người ta chia khớp thành 3 loại:

1.-Khớp bất động

Là loại khớp không có ổ khớp mà các xương được nối với nhau
bằng mô liên kết sợi, bằng mô sụn hoặc bằng mô xương, ví dụ các khớp
giữa các xương sọ não và sọ mặt, khớp chày - mác xa (khớp sợi chày -
mác)....Khớp loại này bất động hoặc có biên độ không đáng kể.

2.-Khớp bán động

Là loại khớp có khe khớp và bao khớp sợi nhưng không có bao hoạt
dịch như khớp mu, khớp giữa cán và thân xương ức, khớp giữa các thân
đốt sống....Khớp bán động có biên độ rất nhỏ.

3.-Khớp động

Là khớp có bao khớp sợi, bao hoạt dịch và các mặt khớp. Đây là
loại chiếm đại đa số, nhất là ở các chi và có biên độ hoạt động lớn.

Hình 3.75 Các loại khớp bất động

pg. 132
Hình 3.76 Sơ đồ cấu tạo khớp động
II.-PHÂN LOẠI KHỚP THEO CẤU TẠO

Theo cấu tạo người ta cũng chia thành 3 loại:

1.-Khớp sợi

Các mặt khớp được nối với nhau bởi mô sợi liên tục với màng
xương, không có ổ khớp, và thường là khớp bất động. Các khớp sợi là
các đường khớp ở xương sọ, khớp chày mác xa (khớp sợi chày - mác)
hay khớp huyệt răng.

2.-Khớp sụn

Các xương được liên kết với nhau bởi sụn, không có ổ khớp và là
khớp bất động hay bán động. Các khớp sụn trong cơ thể là các sụn tiếp
hợp (thường nối đầu xương với thân xương), khớp mu, khớp gian đốt
sống hay khớp sụn sườn.

3.-Khớp hoạt dịch

Là loại khớp mà các xương tiếp khớp phân cách nhau bởi ổ khớp
chứa dịch. Đây chính là các khớp động. Điển hình thì khớp hoạt dịch có
các cấu trúc sau:

- Mặt khớp: được che phủ bởi các sụn khớp mà thường là sụn trong,
che phủ mặt khớp của các xương. Nói cách khác, các mặt xương
bình thường không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kết quả là khi nhìn
các khớp này trên phim chụp X quang thường, có thể thấy một khe

pg. 133
rộng ngăn cách các xương tiếp khớp vì sụn phủ các mặt tiếp khớp
ít cản quang hơn xương.

- Bao khớp: gồm một lớp sợi ở ngoài và một màng hoạt dịch ở trong:

+ Lớp ngoài là bao khớp sợi dày và chắc nối hai xương bằng
cách bám gần hay xa quanh các diện khớp của mỗi xương. Lớp
sợi có thể dày lên ở một số nơi để trở thành các dây chằng bao
khớp. Các dây chằng làm cho khớp vững chắc thêm. Ngoài các
dây chằng bao khớp, còn có thể có những dây chằng ngoài bao
khớp và những dây chằng trong bao khớp để làm cho khớp vững
chắc hơn.

+ Lớp trong là màng hoạt dịch hay bao hoạt dịch. Bám vào bờ
của các mặt khớp, tức là tại bờ của các sụn khớp, và bao quanh
ổ khớp. Màng hoạt dịch giàu mạch máu và sản xuất hoạt dịch
bôi trơn cho các mặt khớp. Những túi kín bằng màng hoạt dịch
cũng có mặt ở bên ngoài các khớp, nơi mà chúng tạo nên các
túi hoạt dịch hay các bao hoạt dịch gân. Các túi hoạt dịch thường
nằm xen giữa các cấu trúc như giữa gân và xương, giữa gân và
khớp, hoặc giữa da và xương và làm giảm ma sát khi cấu trúc
này chuyển động trên cấu trúc kia. Bao hoạt dịch gân bao quanh
các gân và cũng làm giảm ma sát.

- Các cấu trúc phụ: Một số khớp hoạt dịch có thêm những cấu trúc
khác nằm trong phạm vi bao bọc của bao khớp.

+ Các đĩa khớp (thường bằng sụn - sợi) nằm xen giữa mặt khớp
của các xương. Các đĩa khớp hấp thu các lực ép, thích ứng với
những thay đổi về hình thể của các mặt khớp trong lúc vận động,
và làm tăng tầm vận động của khớp.

pg. 134
+ Các đệm mỡ thường nằm ở giữa lớp xơ và màng hoạt dịch.
Chúng dịch chuyển vào và ra khỏi những vùng trống được hình
thành trong khớp lúc vận động.

+ Các sụn viền là những vành sụn - sợi làm cho mặt khớp lõm
sâu thêm, và các sụn chêm nằm xen giữa phần ngoại vi của hai
mặt khớp.

III.-KHỚP THÁI DƯƠNG - HÀM DƯỚI

Khớp thái dương - hàm dưới là một khớp động duy nhất ở xương
đầu mặt. Đó là một khớp lưỡng lồi cầu.

1.-Mặt khớp

Gồm diện khớp ở xương thái dương, diện khớp ở xương hàm dưới
và đĩa khớp.

Diện khớp xương thái dương

Gồm có hai phần:

- Diện khớp: của hố hàm dưới thuộc phần trai xương thái dương.
Diện khớp chỉ chiếm nửa trước của hố hàm.

- Củ khớp: liên tiếp với diện khớp của hố hàm. Hố hàm lõm nằm ở
phía sau, còn củ khớp lồi, do đó diện khớp xương thái dương lõm ở
phía sau và lồi ở phía trước.

Diện khớp xương hàm dưới

Là chỏm xương hàm dưới thuộc mỏm lồi cầu xương hàm dưới.

Đĩa khớp

Vì diện khớp xương thái dương không thích ứng với diện khớp
xương hàm dưới nên phải có đĩa khớp chêm vào giữa hai diện khớp. Đĩa
khớp là một tấm xơ - sụn có hình một cái đĩa bầu dục với trục lớn nằm

pg. 135
ngang, hai mặt trên và dưới đều lõm để thích ứng với diện khớp thái
dương và diện khớp xương hàm dưới.

2.-Phương tiện nối khớp

Gồm bao khớp và các dây chằng.

Bao khớp

Dính ở chu vi các diện khớp trừ ở phía sau dưới thì bám xuống tận
gân cổ lồi cầu. Ở mặt sau, các sợi bao khớp dính vào chu vi của đĩa khớp
chia khoang khớp làm hai, khoang thái dương - đĩa khớp và khoang đĩa
khớp - hàm dưới làm cho mỗi khớp thái dương hàm dưới lại được chia ra
thành 2 khớp: khớp thái dương đĩa khớp và khớp đĩa khớp - hàm dưới.

Dây chằng

Gồm có:

- Dây chằng bên ngoài: là phần dày lên ở mặt ngoài bao khớp, rất
chắc. Phía trên rất rộng bám vào bờ dưới mỏm gò má của xương
thái dương rồi đi chếch xuống dưới và ra sau để bám vào chỏm và
cổ xương hàm dưới.

- Dây chằng bướm - hàm dưới: bám từ gai xương bướm tới lưỡi
xương hàm dưới.

- Dây chằng trâm - hàm dưới: bám từ đầu mỏm trâm của xương thái
dương tới góc hàm dưới.

3.-Bao hoạt dịch

Lót ở mặt trong bao khớp. Vì mỗi khớp có hai khoang khớp nên
cũng có hai bao hoạt dịch.

pg. 136
4.-Mạch và thần kinh

- Mạch: khớp thái dương - hàm dưới được cấp huyết bởi các nhánh
của các động mạch thái dương giữa, màng não giữa, màng nhĩ
trước và hầu lên.

- Bạch huyết: của khớp đổ vào các hạch bạch huyết ở tuyến mang
tai.

- Thần kinh: chi phối khớp là dây thần kinh cắn và dây thần kinh tai
- thái dương.

5.-Động tác

Khớp thái dương - hàm dưới thực hiện động tác nhai khá phong phú
và phức tạp, nhưng có thể phân tích thành ba loại động tác cơ bản sau
đây:

Động tác hạ và nâng hàm dưới

Do kết quả của hai động tác:

- Động tác tịnh tiến của chỏm hàm dưới ra trước hoặc ra sau xảy ra
ở khớp thái dương - đĩa khớp.

- Động tác quay quanh trục ngang của hai chỏm hàm dưới xảy ra ở
khớp đĩa khớp - hàm dưới.

Động tác đưa hàm sang bên

Động tác này đưa hàm dưới lệch sang phải hoặc sang trái, được
thực hiện khi một khớp làm trụ còn khớp bên kia tịnh tiến ra trước xảy ra
ở khớp thái dương - đĩa khớp.

Động tác đưa hàm ra trước hoặc ra sau

Hai khớp thái dương - hàm dưới đồng thời tịnh tiến ra trước hoặc ra
sau. Động tác này xảy ra ở khớp thái dương - đĩa khớp của mỗi bên.

pg. 137
Khi há miệng quá to (lúc ngáp chẳng hạn) chỏm xương hàm dưới
thay vì nằm dưới củ khớp xương thái dương (lúc há miệng vừa phải) lại
nằm ra trước củ khớp nên bị cản lại không ngậm miệng được nữa gây ra
trật khớp thái dương - hàm dưới.

Hình 3.77 Khớp thái dương - hàm dưới

pg. 138
IV.-KHỚP VAI

Khớp vai là một khớp chỏm nối giữa ổ chảo xương vai vào chỏm
xương cánh tay. Khớp vai nấp dưới vòm đòn - cùng vai.

1.-Mặt khớp

Chỏm xương cánh tay: quả cầu có sụn khớp che phủ. Phần xương
ở mép sụn khớp gọi là cổ giải phẫu.

Ổ chảo xương vai: là một hõm nông hình trái soan, cao khoảng 35
mm, rộng 25 mm, và nhỏ hơn so với đầu xương cánh tay.

Sụn viền: là một vành sụn bám vào chung quanh ổ chảo. Sụn viền
làm cho ổ chảo sâu, rộng thêm để tăng diện tích tiếp xúc với chỏm xương
cánh tay. Phía dưới sụn viền có hở một lỗ và chui qua lỗ đó là một túi cùng
hoạt dịch.

2.-Phương tiện nối khớp

Bao khớp

Ở trên bọc chung quanh ổ chảo. Ở dưới bọc quanh đầu trên xương
cánh tay từ cổ giải phẫu (ở phía trên) tới cổ phẫu thuật (ở phía dưới) và
cách sụn khớp độ 1cm.

Dây chằng

Dây chằng quạ cánh tay: là dây chằng khỏe nhất của khớp bám từ
mỏm quạ tới củ lớn và củ nhỏ đầu trên xương cánh tay. Giữa hai chẽ bám
vào hai củ có đầu dài gân cơ nhị đầu đi qua.

Các dây chằng ổ chảo cánh tay: gọi là dây chằng nhưng thực sự chỉ
là những phần dầy lên của bao khớp ở mặt trên và trước. Có ba dây
chằng:

- Dây chằng trên: từ vành trên ổ chảo tới đầu trên củ nhỏ.

- Dây chằng giữa: từ vành trên ổ chảo tới nền củ nhỏ.

pg. 139
- Dây chằng dưới: từ vành trước ổ chảo tới cổ phẫu thuật.

Ba dây chằng trên trông giống như hình chữ Z. Ở trên dây chằng
giữa, bao khớp mỏng nhưng có cơ dưới vai tăng cường. Ở dưới dây
chằng giữa là chỗ yếu xương cánh tay thường bị trật ở chỗ này (sai khớp
vai trước - trong).

3.-Bao hoạt dịch

Là một bao áp vào mặt trong bao khớp, bên trong chứa hoạt dịch
làm cho cử động khớp được dễ dàng. Bao có ba đặc điểm:

- Bọc vòng quanh đầu dài gân cơ nhị đầu; do đó gân này tuy nằm
trong bao khớp nhưng ở ngoài bao hoạt dịch.

- Qua lỗ hổng ở dưới sụn viền của bao khớp, bao hoạt dịch liên quan
trực tiếp với mặt sau của cơ dưới vai.

- Bao hoạt dịch thông với túi thanh mạc của các cơ dưới vai, cơ nhị
đầu và cơ delta.

4.-Liên quan

Với những cơ bọc chung quanh:

- Liên quan trước: đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh
tay, cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ dưới vai v,v...

- Liên quan sau: các cơ trên gai, dưới gai, tròn bé.

- Liên quan ngoài: cơ delta phủ ở ngoài khớp tạo thành ụ vai (chỏm
xương lồi ra 3/4 phía trước). Trật khớp vai khi thấy vai lõm rộng
không có ụ và trông như bị chém bởi một nhát rìu (dấu hiệu sai
khớp).

pg. 140
5.-Động tác

Khớp vai là khớp chỏm nên biên độ động tác rất rộng: ra trước 90°,
ra sau 45°; khép 30°; dạng 90°; xoay ngoài 60°; xoay trong 90°; và khi
phối hợp tất cả, có động tác quay vòng.

Hình 3.78 Khớp vai

pg. 141
V.-KHỚP KHUỶU

Khớp khuỷu gồm ba khớp:

- Khớp cánh tay trụ thuộc loại khớp ròng rọc.

- Khớp cánh tay quay thuộc loại khớp chỏm.

- Khớp quay trụ gần thuộc loại khớp xoay.

1.-Mặt khớp

Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc. Trên ròng rọc,
có ở phía trước là hố vẹt và phía sau là hố khuỷu.

Đầu xương trụ gồm có khuyết ròng rọc và khuyết quay.

Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.

2.-Phương tiện nối khớp

Bao khớp

Ở phía trên, bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay cách xa
chu vi sụn khớp của chỏm con và ròng rọc.

Ở phía dưới, bên xương trụ bao khớp bám vào mép sụn khớp, bên
xương quay bao khớp bám thấp hơn vào cổ xương quay do đó chỏm
xương quay xoay tự do trong bao khớp.

Dây chằng

Khớp khuỷu chỉ có động tác gấp, duỗi nên các dây chằng cánh tay
- trụ - quay ở hai bên rất chắc. Ngoài ra còn có các dây chằng ở khớp
quay - trụ trên mà động tác chính là sấp ngửa.

+ Dây chằng khớp cánh tay - trụ - quay

Dây chằng bên trụ: có ba bó từ mỏm trên lồi cầu trong tới xương trụ.
Bó trước tới mỏm vẹt, bó giữa tới bờ trong xương trụ và bó sau tỏa hình
quạt tới mỏm khuỷu.

pg. 142
Dây chằng bên quay: có ba bó từ mỏm trên lồi cầu ngoài xòe hình
quạt xuống. Bó trước bám vào bờ trước khuyết quay, bó giữa vòng sau
chỏm và cổ xương quay cùng với dây chằng vòng bám vào bờ sau khuyết
quay, bó sau bám vào mỏm khuỷu.

Dây chằng trước và dây chằng sau: mỏng, đi từ xương cánh tay
xuống xương trụ và xương quay.

+ Dây chằng khớp quay trụ trên

Gồm có:

Dây chằng vòng quay vòng quanh cổ xương quay bám vào bờ trước
và bờ sau khuyết quay, có sụn bọc ở trong nên được coi như một diện
khớp.

Dây chằng vuông bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay
rất chắc làm hãm bớt độ xoay của đầu xương.

3.-Động tác

Giữa xương cánh tay và hai xương trụ, quay có động tác gấp (135o)
và duỗi.

Khớp quay - trụ trên có động tác xoay, khi phối hợp với khớp quay
- trụ dưới tạo nên động tác sấp và ngửa bàn tay.

pg. 143
Hình 3.79 Khớp khuỷu

pg. 144
VI.-KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI

1.-Mặt khớp

Chỏm xương trụ: có hai diện khớp. Diện khớp ngoài hình cầu chiếm
2/3 ngoài của chỏm, tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay. Diện khớp
dưới tiếp với một đĩa khớp hình tam giác.

Khuyết trụ của đầu dưới xương quay.

2.-Phương tiện nối khớp

Bao khớp: dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và
quanh các mặt khớp quay trụ. Bao khớp được tăng cường bởi các dây
chằng quay trụ trước và sau.

Dây chằng: nối khớp chắc nhất là một tấm sụn sợi được căng từ
mặt ngoài mỏm trâm trụ tới bờ dưới khuyết trụ của xương quay. Tấm sụn
sợi hình tam giác (dây chằng tam giác) có tác dụng như một đĩa khớp
chêm vào giữa mỏm xương trụ ở trên với xương nguyệt, xương tháp ở
dưới. Trong chấn thương ít khi thấy trật khớp quay trụ dưới riêng biệt, nếu
có thường kèm với gẫy 1/3 dưới xương quay...

Bao hoạt dịch: lót ở phía trong bao khớp.

3.-Động tác

Sấp ngửa bàn tay: khi đầu trên xương quay quay như một cái trục
dưới chỏm con xương cánh tay thì đầu dưới lăn quanh chỏm xương trụ.
Biên độ khoảng 180°.

VII.-KHỚP QUAY CỔ TAY

Là một khớp nối giữa mặt dưới đầu dưới xương quay với các xương
cổ tay. Khi chống bàn tay, trọng lượng truyền qua xương quay xuống bàn
tay (sụn đĩa khớp không áp vào các xương cổ tay).

pg. 145
1.-Mặt khớp

Mặt dưới của đầu dưới xương quay là một hõm khớp hình tam giác,
ở giữa có một gờ nhỏ chia hõm làm hai diện. Diện ngoài hình tam giác
tiếp khớp với xương thuyền. Diện trong hình tứ giác tiếp khớp với xương
nguyệt.

Đĩa khớp (xem thêm phần khớp quay trụ dưới).

Các xương cổ tay: gồm các xương thuyền, xương nguyệt, xương
tháp tiếp khớp với nhau như một lồi cầu nhờ các dây chằng gian cốt gian
cổ tay. Mặt trên các xương đều có sụn khớp che phủ thành mặt khớp liên
tục. Riêng xương đậu, vì nằm trên xương tháp nên không ở trong khớp
cổ tay.

2.-Phương tiện nối khớp

Bao khớp: khớp cổ tay là một khớp gấp và duỗi. Bao khớp dày ở
trước, mỏng ở sau và rất chắc ở hai bên.

Dây chằng: có bốn dây chằng.

- Dây chằng bên cổ tay quay từ mỏm trâm quay tới xương thuyền.

- Dây chằng bên cổ tay trụ từ mỏm trâm trụ tới xương tháp và xương
đậu.

- Dây chằng quay cổ tay - gan tay gồm các sợi đi từ hai xương cẳng
tay xuống bàn tay, phần lớn các thớ chụm vào xương cả.

- Dây chằng quay cổ tay - mu tay chỉ có một bó đi từ xương quay tới
bàn tay và xương tháp.

Bao hoạt dịch: lót ở mặt trong bao khớp. Do mặt sau bao khớp
mỏng, bao hoạt dịch có thể chui qua tạo nên các túi bịt hoạt dịch.

pg. 146
3.-Động tác

Chủ yếu là gấp và duỗi, với biên độ gấp khoảng 90° và duỗi 60°,
ngoài ra có thể khép 45° và dạng 30°.

Cổ tay gấp nhiều hơn duỗi và khép nhiều hơn dạng; do đó các
xương cổ tay sát với nhau khi duỗi, dạng và lỏng lẻo khi gấp, khép.

Ngoài khớp quay cổ tay, ở cổ tay còn có các khớp gian xương cổ
tay, khớp giữa xương cổ tay, khớp xương tháp - đậu.

Các khớp này cũng như các khớp ở phía dưới sau đây:

Các khớp cổ tay - bàn tay, các khớp gian đốt bàn tay, các khớp bàn
- ngón tay, các khớp gian đốt - ngón tay, khớp cổ - bàn tay ngón I...

pg. 147
Hình 3.80 Khớp vùng cổ tay

pg. 148
Hình 3. 81 Khớp vùng cổ tay (tiếp theo)

pg. 149
VII.-KHỚP HÔNG

Khớp hông là khớp chỏm lớn nhất của cơ thể.

1.-Mặt khớp

Ổ cối: tiếp khớp với xương đùi có hình chữ C mở xuống dưới gọi là
diện nguyệt. Trên xương tươi, diện nguyệt có sụn che phủ. Phần còn lại
của ổ cối là hố ổ cối.

Chỏm xương đùi: hình 2/3 khối cầu, nhìn lên trên vào trong và ra
trước. Trên xương tươi, chỏm có sụn che phủ trừ hõm chỏm đùi là nơi
dây chằng chỏm đùi bám. Chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt.

Sụn viền ổ cối: là một vành sụn sợi bám vào chu vi của ổ cối. Vành
này lõm và nhấn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết
ổ cối gọi là dây chằng ngang. Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối thêm sâu hơn
và ôm trọn gần hết chỏm đùi.

2.-Phương tiện nối khớp

Bao khớp

Là một bao sợi dày chắc.

Về phía xương chậu, bao khớp bám vào chu vi ổ cối và mặt ngoài
sụn viền ổ cối.

Về phía xương đùi: ở phía trước, bao khớp bám vào đường gian
mấu, ở phía sau bám cách mào gian mấu 1 cm. Như vậy có 1/3 ngoài của
mặt sau cổ xương đùi không nằm trong bao khớp.

Mặt ngoài bao khớp có vài nơi dày lên thành các dây chằng ngoài
bao khớp.

pg. 150
Dây chằng

+ Các dây chằng ngoài bao khớp

Dây chằng chậu đùi ở mặt trên và trước bao khớp là dây chằng
rộng, dài và khỏe nhất của khớp hông.

Ở xương chậu, dây chằng bám vào gai chậu trước dưới và cơ thẳng
đùi, ở xương đùi, bám vào đường gian mấu. Do đó, dây chằng có hình
tam giác mà các thớ dày lên ở hai bờ.

Dây chằng chậu đùi: ở mặt trên và trước bao khớp là dây chằng
rộng, dài và khỏe nhất của khớp hông.

Dây chằng mu đùi: mảnh mai, ở mặt dưới bao khớp. Một đầu bám
vào cành trên xương mu, khuyết ổ cối, đầu còn lại bám vào đoạn dưới
đường gian mấu.

Dây chằng mu đùi tạo với hai thớ sợi dày của dây chằng chậu đùi
thành hình chữ Z. Giữa cạnh chéo và cạnh dưới của chữ Z, đôi khi có lỗ
hở và bao hoạt dịch cơ thắt lưng chậu có thể đi qua thông với khớp hông.

Dây chằng ngồi đùi: ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu
chuyển to.

Dây chằng vòng: là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngồi
đùi. Những thớ sợi này bao quanh mặt sau cổ xương đùi.

+ Dây chằng trong bao khớp

Dây chằng chỏm đùi. Bám từ hố chỏm đùi đến khuyết ổ cối. Dây
chằng này ít quan trọng trong việc nối chỏm đùi vào ổ cối.

Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp hông thường dày hơn
ở mặt sau, do đó khớp hông thường trật ra sau. Hơn thế nữa khi đùi ở tư
thế gấp và khép, dây chằng vòng ở tư thế nghỉ làm cho chỏm đùi cách xa
ổ cối và càng làm cho khớp trật dễ dàng.

pg. 151
Bao hoạt dịch

Là một màng phủ mặt trong bao khớp. Về phía xương chậu bao hoạt
dịch lót ở mép trong diện bán nguyệt, hố ổ cối, dây chằng ngang, bờ trong
ổ cối. Sau đó bao vòng lên cổ khớp xương đùi rồi dính vào sụn của chỏm
đùi. Từ sụn của chỏm đùi, bao hoạt dịch tiếp tục bọc quanh dây chằng
chỏm đùi và trở lại hố ổ cối.

Như vậy dây chằng chỏm đùi là dây chằng trong bao khớp nhưng
ngoài bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch chứa một chất nhầy gọi là hoạt dịch,
giúp cho khớp hoạt động dễ dàng.

3.-Động tác

Khớp hông tuy không linh hoạt bằng khớp vai nhưng cũng có nhiều
động tác giúp bảo đảm chức năng đi lại, chạy nhảy như gấp (khi gối duỗi
80°, khi gối gấp 130°), duỗi 15°, dạng 45°, khép 30°, xoay ngoài 45°, xoay
trong 30° và quay vòng.

pg. 152
Hình 3.82 Khớp hông

pg. 153
VIII.-KHỚP GỐI

Khớp gối là khớp phức hợp của cơ thể, gồm hai khớp:

- Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại khớp lồi cầu.

- Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng.

1.-Mặt khớp

Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi (xem thêm phần xương
đùi).

Diện khớp trên xương chày (xem thêm phần xương chày).

Diện khớp xương bánh chè (xem thêm phần xương bánh chè).

Sụn chêm trong và ngoài: là hai miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên
xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu rộng và trơn láng. Sụn chêm
ngoài hình chữ O, sụn chêm trong hình chữ C. Hai sụn chêm nối nhau bởi
đây chằng ngang gối và dính vào xương chày bởi các dây chằng, do đó
nó dễ dàng di chuyển khi khớp cử động. Nó trượt ra sau khi gối gấp và ra
trước khi gối duỗi.

Trong động tác duỗi gối quá mạnh khi cẳng chân đang ở tư thế xoay
ngoài hay xoay trong, sụn chêm có thể bị tổn thương. Sụn chêm ít có
mạch máu nuôi nên khi tổn thương khó hồi phục và có thể trở thành một
vật chèn không cho khớp gối hoạt động.

2.-Phương tiện nối khớp

Bao khớp

Bao khớp gối mỏng, về phía xương đùi bao khớp bám trên diện ròng
rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu. Về phía xương chày bao khớp bám
ở phía dưới hai diện khớp. Phía trước, bao khớp bám vào các bờ của
xương bánh chè và được gân bánh chè đến tăng cường. Phía ngoài, bao
khớp bám vào sụn chêm.

pg. 154
Các dây chằng

Khớp gối có bốn hệ thống dây chằng:

- Dây chằng trước: gồm dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè
trong và ngoài.

- Dây chằng sau: gồm dây chằng kheo chéo, dây chằng kheo cung.

- Dây chằng bên: gồm dây chằng bên chày và bên mác.

- Dây chằng chéo: gồm dây chằng chéo trước và chéo sau.

Hai dây chằng bên chày và bên mác rất chắc và đóng vai trò quan
trọng trong việc giữ cho khớp khỏi trật ra ngoài hay vào trong.

Hai dây chằng chéo bắt chéo nhau thành hình chữ X; ngoài ra, dây
chằng chéo trước còn bất chéo dây chằng bên mác, và dây chằng chéo
sau bất chéo dây chằng bên chày.

Hai dây chằng chéo rất chắc và đóng vai trò quan trọng trong việc
giữ cho khớp gối khỏi trật theo chiều trước sau. Đứt một trong hai dây
chằng này, khi khám khớp gối ta sẽ có dấu hiệu ngăn kéo.

3.-Bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch khớp gối khá phức tạp. Nó lót bên trong bao khớp và
cũng như bao khớp, bao hoạt dịch bám vào sụn chêm. Các dây chằng
chéo đều nằm ngoài bao hoạt dịch.

Ở phía trên, bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên
bánh chè. Ngoài ra, quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác.

Tóm lại, khớp gối được coi như hai khớp lồi cầu. Mỗi khớp gồm một
lồi cầu của xương đùi, một diện khớp của xương chày. Khớp được giữ
cho khỏi trật sang bên bởi dây chằng bên và khỏi trật ra trước hay ra sau
bởi dây chằng chéo.

pg. 155
4.-Động tác

Động tác chủ yếu của khớp là gấp và duỗi. Tuy nhiên khi cẳng chân
gấp, khớp có thế làm động tác dạng, khép, xoay trong và xoay ngoài rất
ít.

Hình 3.83 Khớp gối (nhìn ngoài và nhìn trong)

pg. 156
Hình 3.84 Khớp gối (nhìn trước)

pg. 157
Hình 3.85 Khớp gối (bên trong)

pg. 158
Hình 3.86 Khớp gối (các dây chằng chéo và bên)

pg. 159
Hình 3.87 Khớp gối (nhìn sau & cắt đứng dọc)

pg. 160
IX.-KHỚP CHÀY MÁC

Xương chày và xương mác tiếp khớp với nhau bởi hai khớp:

- Khớp động chày mác ở đầu trên.

- Khớp sợi chày mác ở đầu dưới.

Ngoài hai khớp, xương chày và xương mác còn nối với nhau bởi
màng gian cốt.

1.-Khớp động chày mác

Gồm hai diện khớp: diện khớp mác của xương chày (xem thêm phần
xương chày) và diện khớp chỏm xương mác (xem thêm phần xương
mác). Cả hai diện khớp đều có sụn che phủ.

Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dày lên thành dây chằng chỏm
mác trước và chỏm mác sau.

2.-Khớp sợi chày mác

Gồm hai diện khớp: khuyết mác (xương chày) và một diện lồi ở mặt
trong mắt cá ngoài.

Hai diện khớp này được gắn nhau chặt chẽ bởi hai dây chằng chày
mác trước và chày mác sau.

Khác với khớp quay trụ trên và quay trụ dưới, khớp chày mác rất ít
di động.

pg. 161
Hình 3.88 Khớp chày mác

pg. 162
X.-KHỚP BÀN CHÂN

1.-Khớp cổ chân (sên - cẳng chân)

Là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương chày, xương mác.

Mặt khớp

- Diện khớp dưới xương chày.

- Diện khớp mắt cá xương chày.

- Diện khớp mắt cá xương mác.

- Ròng rọc xương sên với ba diện:

+ Diện trên khớp với diện dưới xương chày.

+ Diện mắt cá trong tiếp khớp với diện mắt cá xương chày.

+ Diện mắt cá ngoài tiếp khớp với diện mắt cá xương mác.

Ba diện khớp của xương chày và mác tạo thành một hố rộng ôm lấy
mộng là ròng rọc sên.

Phương tiện nối khớp

Bao khớp: bám ở chu vi các diện khớp và dày lên ở hai bên thành
các dây chằng.

Các dây chằng bên ngoài: gồm có dây chằng mác sên trước, sau
và dây chằng mác gót. Dây chằng bên trong: dây chằng đenta.

Hai hệ thống dây chằng bên giúp cho xương sên không trượt ra
trước hay ra sau nhưng cho phép cổ chân làm các động tác gấp duỗi dễ
dàng.

2.-Các khớp gian cổ chân

Gồm có:

- Khớp dưới sên nối xương sên với xương gót.

- Khớp gót - sên - ghe.


pg. 163
- Khớp gót hộp.

- Khớp chêm ghe.

Phần khớp gót ghe của khớp gót - sên - ghe và khớp gót hộp còn
được gọi là khớp ngang cổ chân.

3.-Các khớp cổ bàn chân

Nối ba xương chêm, xương hộp với các đầu gần xương bàn chân.

4.-Các khớp gian đốt bàn chân

Nối các mặt bên của đầu xương bàn chân.

5.-Các khớp đốt bàn đốt ngón

Nối các đầu xa xương bàn chân với các đốt gần ngón chân.

6.-Các khớp gian đốt ngón chân

Nối các đốt ngón chân

Nhìn chung các khớp trên có biên độ rất nhỏ và được nối nhau bởi
những dây chằng ngắn và vững chắc để giúp giữ vững cấu trúc vòm gan
chân.

Hình 3.89 Xương gót nhìn sau & các dây chằng

pg. 164
Hình 3.90 Khớp bàn chân

pg. 165
Hình 3.91 Dây chằng và gân của bàn chân (nhìn mặt gan chân)

pg. 166
Hình 3.92 Các bao gân cổ chân

pg. 167
XI.-KHỚP CỘT SỐNG

Có hai loại khớp chính giữa các đốt sống:

- Khớp sụn - sợi giữa các thân đốt sống.

- Khớp hoạt dịch giữa các mỏm khớp.

Một đốt sống điển hình có tất cả sáu khớp với các đốt liền kề: bốn
khớp hoạt dịch (hai trên và hai dưới) giữa các mỏm khớp và hai khớp sụn
- sợi (một trên và một dưới) giữa các thân đốt sống. Mỗi khớp sụn - sợi
có một đĩa gian đốt sống.

Mặc dù cử động giữa hai đốt sống bất kỳ hạn chế nhưng tổng tầm
cử động của tất cả các khớp sụn - sợi của một đoạn cột sống rộng hơn
nhiều.

Các cử động của cột sống bao gồm gấp, duỗi, gấp sang bên
(nghiêng bên), xoay và quay vòng.

Các cử động của các đốt sống ở một vùng cụ thể (cổ, ngực và thắt
lưng) được quy định bởi hình dạng và hướng của các mặt khớp trên các
mỏm khớp và trên các thân đốt sống.

1.-Mặt khớp

Các khớp giữa các thân đốt sống (khớp sụn - sợi)

Khớp sụn - sợi giữa các thân đốt sống kề nhau được tạo nên bởi
một lớp sụn trong phủ trên thân đốt sống và một đĩa gian đốt sống nằm
giữa các lớp sụn này. Đĩa gian đốt sống bao gồm một vòng sợi ở bên
ngoài và một nhân tuỷ ở trung tâm.

- Vòng sợi bao gồm một vòng sợi collagen ở bên ngoài bao quanh
một vùng sụn - sợi rộng xếp theo hình lá. Sự sắp xếp này của các
sợi hạn chế cử động xoay giữa các đốt sống.

pg. 168
- Nhân tuỷ chiếm phần trung tâm của đĩa gian đốt sống và là chất
gelatin có tác dụng hấp thụ các lực nén ép giữa các đốt sống.

Các biến đổi thoái hóa ở nhân tủy có thể dẫn tới thoát vị nhân tủy.
Thoát vị về phía sau - bên có thể đè vào các rễ của một thần kinh sống
nào đó trong đĩa gian đốt sống.

Các khớp giữa các cung đốt sống

Khớp hoạt dịch giữa các mỏm khớp trên và dưới trên các đốt sống
liền kề nhau được gọi là các khớp mỏm ách. Một bao hoạt dịch mỏng gắn
với bờ của các mặt khớp bao bọc mỗi khớp.

Ở vùng cổ, các khớp mỏm ách dốc nghiêng xuống dưới theo chiều
từ trước ra sau. Hướng này làm cho động tác gấp và duỗi được dễ dàng.
Ở vùng ngực, các khớp nằm thẳng đứng và hạn chế gấp và duỗi, nhưng
giúp cho xoay được thuận lợi. Ở vùng thắt lưng, các mặt khớp cong và
các mỏm khớp liền kề nhau như khóa chặt nhau, vì thế mà hạn chế tầm
vận động, cho dù gấp và duỗi vẫn là những cử động chính ở vùng thắt
lưng.

Khớp đội trục giữa & khớp đội trục bên

Khớp đội - trục giữa: là khớp trục giữa một bên là răng của đốt trục
với một bên là cung trước đốt đội và dây chằng ngang đốt đội. Động tác
của khớp này là xoay đầu.

Khớp đội - trục bên: là khớp phẳng giữa mặt khớp dưới của khối
bên đốt đội với mặt khớp trên của đốt trục. Động tác của khớp này cũng
là xoay đầu.

2.-Phương tiện nối khớp

Khớp giữa các đốt sống được tăng cường và chống đỡ bởi nhiều
dây chằng nối các thân và các cung đốt sống với nhau.

pg. 169
Các dây chằng dọc trước và sau

Các dây chằng dọc trước và sau nằm trên các mặt trước và sau của
các thân đốt sống và chạy dọc suốt chiều dài của cột sống.

- Dây chằng dọc trước bám ở trên vào nền sọ và kéo dài xuống dưới
tới mặt trước xương cùng. Dọc theo chiều dài của nó, nó bám vào
các thân đốt sống và các đĩa gian đốt sống.

- Dây chằng dọc sau nằm trên mặt sau các thân đốt sống và lót
thành trước của ống sống. Nó cũng bám vào các thân đốt sống và
các đĩa gian đốt sống giống như dây chằng dọc trước.

Các dây chằng vàng

Ở mỗi bên, các dây chằng vàng chạy giữa và nối các mảnh của các
đốt sống liền kề. Những dây chằng mỏng, rộng này chủ yếu được cấu tạo
bằng mô chun và tạo nên một phần của thành sau ống sống. Mỗi dây
chằng vàng đi từ mặt sau của mảnh đốt sống dưới tới mặt trước của mảnh
đốt sống trên. Các dây chằng vàng kháng lại sự tách xa nhau của các
mảnh trong lúc gấp và hỗ trợ sự duỗi trở lại về tư thế giải phẫu.

Dây chằng trên gai và dây chằng gáy

Dây chằng trên gai kết nối và chạy dọc theo đỉnh của các mỏm gai
đốt sống từ đốt sống C7 tới xương cùng. Từ đốt sống C7 tới sọ, dây chằng
này trở nên khác biệt về cấu trúc so với phần dưới và được gọi là dây
chằng gáy.

Dây chằng gáy có hình tam giác nằm trên mặt phẳng dọc giữa:

- Nền của tam giác bám vào sọ từ ụ chẩm ngoài tới lỗ lớn xương
chẩm.

- Đỉnh bám vào đỉnh của mỏm gai đốt sống C7.

- Cạnh sâu của tam giác bám vào củ sau của đốt sống C1 và mỏm
gai của các đốt sống cổ khác.
pg. 170
Dây chằng gáy chống đỡ cho đầu. Nó kháng lại lực gấp và hỗ trợ
đưa đầu từ tư thế gấp về tư thế giải phẫu. Các mặt bên và bờ sau của
dây chằng là chỗ bám cho nhiều cơ.

Các dây chằng gian gai

Các dây chằng gian gai chạy giữa các mỏm gai đốt sống liền kề.
Chúng bám từ nền tới đỉnh của mỗi mỏm gai và hòa lẫn với dây chằng
trên gai ở phía sau và với các dây chằng vàng ở phía trước.

Hình 3.93 Các khớp móc - đốt sống cổ

pg. 171
Hình 3.94 Các dây chằng sọ - cổ ngoài

pg. 172
Hình 3.95 Các dây chằng sọ - cổ trong

pg. 173
Hình 3.96 Các khớp sườn - đốt sống ngực

pg. 174
Hình 3.97 Các dây chằng đốt sống lưng

pg. 175
Hình 3.98 Các dây chằng vùng thắt lưng cùng

pg. 176
Hình 3.99 Những biến đổi do thoái hóa ở cột sống cổ

pg. 177
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Các xương của hộp sọ thuộc loại:

a. Xương phụ

b. Xương thân mình

c. Xương dẹt

d. Xương trục

e. Xương chẳn

Dùng hình sơ đồ cấu tạo xương dài để trả lời 2 câu hỏi tiếp sau đây:

2. Chi tiết X trên hình là:

a. Thân xương

b. Buồng tủy

c. Chất xương đặc

d. Màng xương

e. Chất xương xốp

3. Chi tiết Y trên hình là:

a. Đầu xương

b. Bao khớp

c. Sụn khớp

d. Ổ khớp

e. Bao hoạt dịch

4. Xương chẩm không có thuộc tính nào sau đây:

a. Có ống thần kinh hạ thiệt

b. Tiếp khớp với xương đỉnh

c. Tiếp khớp với xương thái dương


pg. 178
d. Tiếp khớp với xương bướm

e. Ở phía trước hộp sọ

5. Phần nhĩ xương thái dương:

a. Ở dưới phần đá và trước mỏm chũm

b. Tạo nên trần hòm nhĩ

c. Gồm các xương con của tai

d. Có hình tam giác

e. Tất cả đều sai

6. Xương nào sau đây không thuộc khối xương mặt:

a. Xương mũi

b. Xương khẩu cái

c. Xương thái dương

d. Xương móng

e. Xương lệ

Dùng hình nền sọ để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo:

7. Chi tiết X trên hình vẽ là:

a. Lỗ tròn

b. Lỗ rách

c. Lỗ bầu dục

d. Lỗ gai

e. Lỗ ống thần kinh thị giác

8. Chi tiết Y trên hình vẽ là:

a. Lỗ tĩnh mạch cảnh

b. Lỗ bầu dục
pg. 179
c. Lỗ ống thần kinh hạ thiệt

d. Lỗ ống tai trong

e. Lỗ gai

Dùng hình để trả lời 2 câu hỏi sau:

9. Chi tiết X là đường khớp:

a. Ngang

b. Vành

c. Chẩm - chũm

d. Lamda

e. Dọc giữa

10. Thóp trước ở sọ trẻ sơ sinh:

a. Có hình thoi và do sự tiếp khớp của xương đỉnh và xương chẩm

b. Có hình tam giác do xương đỉnh và xương trán tiếp khớp nhau

c. Có hình tam giác do xương đỉnh và xương chẩm tiếp khớp với
nhau

d. Có hình thoi do sự tiếp khớp của xương đỉnh với xương trán

e. Có hình thoi và nằm ở góc sau trong của hai xương đỉnh

11. Hầu hết các đốt sống đều có:

a. Mỏm gai, mỏm ngang, mỏm khớp và thân đốt sống

b. Mỏm gai, mỏm ngang, cung đốt sống, hố sườn và thân đốt sống

c. Mỏm gai, mỏm ngang, cung đốt sống, lỗ mỏm ngang và thân đốt
sống

d. Lỗ đốt sống và cung đốt sống

e. a và d đúng

pg. 180
12. Các lỗ đốt sống khi ghép lại tạo thành:

a. Lỗ gian đốt sống

b. Lỗ gian mỏm ngang

c. Ống sống

d. Tủy sống

e. Cột sống

13. Đốt sống thắt lưng có đặc điểm là:

a. Có lỗ mỏm ngang

b. Không có lỗ mỏm ngang

c. Có hố sườn

d. Không có hố sườn

e. b và d đúng

14. Xương cùng:

a. Do các đốt sống cùng dính lại tạo thành

b. Là một hình tháp có hai mặt, ba bờ và một đỉnh quay xuống dưới

c. Là một hình tháp dẹt có hai mặt, một nền, một đỉnh quay xuống
dưới và hai phần bên

d. a và b đúng

e. a và c đúng

15. Chỗ lồi nơi xương cùng tiếp khớp với thân đốt sống thắt lưng V gọi là:

a. Khớp cùng chậu

b. Mỏm khớp trên

c. Ụ nhô

d. Phần sau đường tận cùng

pg. 181
e. Diện hình tai (diện nhĩ)

16. Xương cùng cụt:

a. Tạo nên thành sau của chậu hông lớn

b. Là mốc để đo các đường kính trước sau của eo chậu trên và eo


chậu dưới

c. Tạo nên thành trước của chậu hông bé

d. a và b đúng

e. b và c đúng

17. Thành phần nào sau đây không tham gia tạo thành lồng ngực:

a. Cán xương ức

b. Xương đòn

c. Các đốt sống ngực

d. Sụn sườn

e. Thân xương ức

18. Xương ức:

a. Khớp trực tiếp với các xương sườn và xương đòn

b. Có 7 khuyết sườn mỗi bên

c. Có khuyết động mạch cảnh ở bờ trên

d. Có một góc lồi ra trước giữa thân ức và mỏm mũi kiếm

e. Tất cả đều đúng

19. Chọn câu sai:

a. Mỗi xương sườn nói chung có một đầu, một cổ và một thân

b. Đầu sườn ở phía trước và liên tiếp với sụn sườn

c. Cổ sườn là phần thắt lại nối từ đầu sườn đến củ sườn

pg. 182
d. Thân sườn tiếp khớp với xương ức qua các sụn sườn

e. Củ sườn có một diện khớp để tiếp với khớp với hố sườn ngang

20. Xương sườn I không có thuộc tính nào sau đây:

a. Rộng và ngắn nhất

b. Có hai mặt: trên và dưới

c. Có rãnh động mạch và tĩnh mạch dưới đòn

d. Có củ cơ răng trước

e. Mặt dưới không có rãnh sườn

21. Chi tiết nào sau đây không thuộc về xương đòn:

a. Rãnh dưới đòn

b. Rãnh động mạch và tĩnh mạch dưới đòn

c. Diện khớp cùng vai

d. Diện khớp ức

e. Củ nón

22. Xương đòn:

a. Cùng với xương vai và xương chi trên tạo thành đai vai

b. Có một thân và 2 đầu, đầu dẹt hướng vào trong

c. Mặt dưới có rãnh dưới đòn để động mạch dưới đòn đi qua

d. Có hai bờ, bờ trước lõm ở phần trong

e. Tất cả đều sai

23. Chi tiết X trên hình là:

a. Hố sau vai

b. Hố dưới vai

c. Hố dưới gai
pg. 183
d. Hố trên gai

e. Mặt trước xương vai

24. Mặt sau xương cánh tay có:

a. Hố mỏm khuỷu và hố vẹt

b. Hố vẹt và hố quay

c. Hố quay và rãnh thần kinh quay

d. Rãnh thần kinh quay và hố mỏm khuỷu

e. Hố mỏm khuỷu và lồi củ delta

25. Đầu trên xương quay:

a. Tiếp khớp với xương cánh tay

b. Lớn hơn đầu dưới và tiếp khớp với xương trụ

c. Nhỏ hơn đầu dưới và không tiếp khớp với xương trụ

d. a và b

e. a và c

26. Xương quay có:

a. Lồi củ quay để tiếp khớp với khuyết quay xương trụ

b. Chỏm quay để tiếp khớp với xương cánh tay và xương trụ

c. Bờ gian cốt sắc và hướng ra ngoài

d. Mỏm trâm quay ở cao hơn mỏm trâm trụ

e. a và b

27. Các chi tiết sau đây đều thuộc xương trụ, ngoại trừ:

a. Khuyết quay

b. Khuyết trụ

c. Khuyết ròng rọc


pg. 184
d. Mỏm khuỷu

e. Mỏm vẹt

28. Đầu dưới xương trụ tiếp khớp với:

a. Xương quay và xương tháp

b. Xương tháp và xương đậu

c. Xương đậu và xương quay

d. Xương quay và đĩa khớp cổ tay

e. Đĩa khớp cổ tay và xương thuyền

29. Các xương ở hàng trên xương cổ tay được sắp xếp theo thứ tự từ
ngoài vào trong là:

a. Nguyệt - thuyền - tháp - đậu

b. Thuyền - nguyệt - tháp - đậu

c. Đậu - tháp - nguyệt - thuyền

d. Tháp - thuyền - nguyệt - đậu

30. Các xương đốt bàn tay và đốt ngón tay gồm (cho mỗi bàn tay):

a. 14 xương

b. 15 xương

c. 19 xương

d. 28 xương

e. 22 xương

31. Chọn câu đúng:

a. Xương chậu do ba xương tạo thành: xương cánh chậu ở trên,


xương ngồi ở trước dưới và xương mu ở sau dưới

b. Mặt trong xương chậu có hố chậu nằm phía dưới đường cung

pg. 185
c. Mặt ngoài xương chậu có ổ cối để tiếp khớp với chỏm xương đùi

d. Đường cung là đường cong xuống dưới và ra sau ở mặt trong


xương chậu

e. Tất cả đều sai

32. Chọn câu sai:

a. Lỗ bịt do xương ngồi và xương mu tạo nên

b. Khuyết ngồi lớn là một khuyết lớn ở bờ sau xương chậu và có cơ


hình lê đi qua

c. Diện nguyệt, diện lược là các diện khớp của xương chậu

d. Gai ngồi ngăn cách khuyết ngồi lớn với khuyết ngồi bé

e. Gai chậu trước trên là một trong các điểm mốc để xác định vùng
tiêm bắp an toàn ở mông

33. Thành phần nào sau đây không thuộc về eo chậu trên:

a. Đường cung (xương cánh chậu)

b. Ụ nhô và phần sau đường tận cùng (ở mặt chậu xương cùng)

c. Mào lược xương mu

d. Gò chậu mu

e. Bờ trên khớp mu

34. Eo chậu dưới được giới hạn bởi:

a. Hai gai ngồi

b. Hai ụ ngồi

c. Hai khuyết ngồi lớn

d. Hai khuyết ngồi bé

e. Hai đường cung xương chậu

pg. 186
35. Đường kính lưỡng gai:

a. Là đường kính ngang của eo dưới

b. Là khoảng cách giữa hai gai chậu trước trên

c. Là khoảng cách giữa hai gai ngồi của eo trên

d. Là khoảng cách giữa bờ trên khớp mu đến mỏm gai đốt sống thắt
lưng V

e. Tất cả đều sai

36. Các chi tiết nào sau đây không thuộc xương đùi:

a. Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài

b. Đường gian mấu và đường lược

c. Mào gian mấu và hố mấu chuyển

d. Củ lớn và củ bé

e. Diện khoeo và diện bánh chè

37. Đường ráp xương đùi là:

a. Là đường nối mặt trước trong và mặt trước ngoài thân xương đùi

b. Là đường lồi, xù xì tạo nên bờ sau xương đùi

c. Là đường nối chỏm đùi với cổ đùi

d. Là đường nối mấu chuyển lớn với mấu chuyển bé

e. Là đường giới hạn nên diện bành chè

38. Xương bánh chè:

a. Có ba bờ: trong, ngoài và dưới

b. Có ba bờ: trong, ngoài và trên

c. Nằm phía trước đầu dưới xương đùi và được bọc trong gân cơ
tứ đầu đùi

pg. 187
d. a và c

e. b và c

39. Các xương đốt bàn chân và đốt ngón chân gồm:

a. 14 xương

b. 19 xương

c. 24 xương

d. 21 xương

e. 26 xương

40. Để định hướng xương mác người ta đặt xương đứng thẳng với:

a. Đầu dẹt và nhọn lên trên, chỏm mác hướng ra ngoài, diện khớp
chày hướng vào trong

b. Đầu dẹt và nhọn xuống dưới, mỏm nhọn của đầu này ra ngoài,
hố của đầu này hướng ra sau

c. Đầu tròn lên trên, bờ sắc ra ngoài, diện khớp của đầu này ra trước

d. Đầu dẹt xuống dưới, mỏm nhọn của đầu này vào trong, hố của
đầu này ra trước

e. Tất cả đều sai

41. Xương mác tiếp khớp với các xương nào sau đây:

a. Xương chày và xương gót

b. Xương đùi và xương sên

c. Xương gót và xương đùi

d. Xương đùi và xương chày

e. Xương chày và xương sên

pg. 188
42. Các chi tiết nào không thuộc về xương chày:

a. Lồi củ chày

b. Đường cơ dép

c. Mắt cá trong

d. Lồi cầu ngoài

e. Khuyết gian lồi cầu

43. Chọn câu đúng:

a. Mắt cá trong lồi và xuống thấp hơn mắt cá ngoài

b. Bờ trước xương chày nằm ngay dưới da

c. Đầu dưới xương chày lớn hơn đầu trên

d. Mặt trên hai lồi cầu xương chày có lồi củ chày

e. Mặt dưới đầu dưới xương chày có diện khớp xương gót

44. Các xương cổ chân:

a. Có 8 xương xếp thành 2 hàng

b. Có 7 xương xếp thành 3 hàng

c. Có 5 xương xếp thành hai hàng

d. Có 7 xương xếp thành hai hàng

e. Tất cả đều sai

45. Trong các xương cổ chân:

a. Chỉ có xương sên tiếp khớp với hai xương cẳng chân

b. Xương sên và xương gót tiếp khớp với hai xương cẳng chân

c. Xương sên chỉ tiếp khớp với xương chày

d. Xương gót chỉ tiếp khớp với xương mác

e. c và d
pg. 189
46. Khớp sợi:

a. Luôn là khớp bất động

b. Gồm các đường khớp, các khớp chằng và các khớp bản lề

c. Là loại khớp có ổ khớp

d. Là khớp mà ở đó các xương liên kết với nhau bằng mô sợi

47. Khớp sụn:

a. Có khả năng cử động hạn chế nếu là khớp sụn trong

b. Gồm hai loại ở bộ xương đang phát triển

c. Đều biến thành liên kết xương khi bộ xương ngừng phát triển

d. Có mặt phổ biến ở các chi

48. Khớp hoạt dịch:

a. Có thể là khớp động hoặc khớp bất động

b. Là khớp mà các mặt xương tiếp khớp không dính nhau

c. Là khớp mà các mặt xương tiếp khớp không được bọc bằng sụn
khớp

d. Là khớp liên kết các xương vòm sọ

49. Khớp vai:

a. Là khớp đơn trục

b. Thuộc loại khớp phức hợp

c. Thuộc loại khớp soan (khớp lồi cầu)

d. Tinh hoạt hơn khớp hông

50. Khớp khuỷu:

a. Là một khớp phức hợp

b. Cho phép gấp, ruổi, giạng và khép cẳng tay

pg. 190
c. Có hai cặp mặt khớp

d. Được vận động bởi cơ Delta và cơ nhị đầu

51. Khớp quay - cổ tay (khớp cổ tay):

a. Có nhiều trục chuyển động hơn khớp vai

b. Thuộc loại khớp chỏm cầu

c. Là khớp giữa đầu dưới xương trụ và các xương cổ tay

d. Cho phép giạng, khép, gấp, ruổi và quay tròn bàn tay.

52. Khớp hông:

a. Là khớp giữa chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu

b. Thuộc loại khớp ròng rọc

c. Có ít trục chuyển động hơn khớp vai

d. Không có cử động xoay tròn

53. Khớp gối:

a. Là khớp bản lề

b. Có dây chằng giữ ở ba phía

c. Có sụn viền quanh mặt khớp trên xương chày

d. Không có dây chằng nằm trong bao khớp.

54. Các đốt sống được liên kết với nhau bằng:

a. Khớp sụn trong giữa các thân đốt sống

b. Các dây chằng, các khớp sụn - sợi và các khớp hoạt dịch

c. Khớp sụn - sợi giữa các mỏm khớp đốt sống

d. Một khớp hoạt dịch kiểu bản lề giữa các đốt sống cổ I và II.

55. Khớp thái dương - hàm dưới:

a. Là một trong các khớp hoạt dịch của sọ


pg. 191
b. Có hai ổ khớp và hai màng hoạt dịch

c. Được vận động bởi các cơ mặt

d. Là khớp trực tiếp giữa mặt khớp của hai xương

56. Cột sống liên kết:

a. Với xương sọ bằng các khớp chỏm cầu

b. Với các xương chậu bằng các khớp sụn-sợi

c. Với các xương sườn bằng các khớp hoạt dịch

d. Với các xương vai bằng những khớp chằng

57. Các thành phần tạo nên khớp hoạt dịch bao gồm:

a. Các mặt khớp được phủ sụn khớp

b. Một bao khớp gồm hai lớp

c. Các dây chằng luôn nằm ngoài bao khớp

d. Sụn viền, sụn chêm và đĩa khớp (ở một số khớp)

58. Các cử động của khớp được định nghĩa như sau:

a. Gấp là cử động làm giảm góc giữa các xương tiếp khớp

b. Giạng là đưa ra xa đường giữa cơ thể

c. Xoay tròn là cử động của một xương quanh trục ngang của nó

d. Sấp là cử động xoay gan bàn tay xuống dưới

59: Khớp ổ chảo - cánh tay:

a. Được che phủ bởi cơ Delta

b. Có thể giạng, gấp và ruổi nhờ cơ Delta

c. Có bao khớp chặt ở mọi phía

d. Là một trong các khớp mà hố khớp có sụn viền

pg. 192
60. Khớp nào sau đây không thuộc loại khớp không trục:

a. Khớp bản lề

b. Khớp chỏm cầu

c. Khớp soan

d. Khớp phẳng (khớp trượt)

61. Các thân đốt sống được liên kết bởi:

a. Các đĩa gian đốt sống

b. Các khớp sụn - sợi (trừ các khớp đội - trục)

c. Các dây chằng dọc trước và sau

d. Các khớp sụn

 Xác định xem những câu sau đúng hay sai:

62. Đĩa gian đốt sống có thể trật ra phía sau - bên đè ép vào dây thần kinh
sống.

63. Không phải tất cả các khớp sợi đều là khớp bất động.

64. Tất cả các khớp sụn là những khớp bán động.

65. Những khớp hoạt dịch kiểu trượt là những khớp không trục.

66. Xương móng là xương duy nhất không tiếp khớp với các xương khác.

67. Xương sườn chỉ tiếp khớp với đốt sống ngực tại thân đốt sống.

68. Khớp sụn và khớp sợi là những khớp không có ổ khớp.

69. Các khớp có cấu tạo càng vững chắc thì khả năng vận động càng hạn
chế.

70. Khớp bản lề và khớp trục được gọi chung là khớp trụ.

71. Những cơ và gân đi qua khớp hoạt dịch không có vai trò giữ khớp.

pg. 193
 Điền từ thích hợp vào chổ trống của các câu sau đây để tại được
những câu có nghĩa đúng:

72. Các cử động của một khớp bản lề là................và..............

73. Khớp trục thuộc loại khớp............trục

74. Các lớp của bao khớp bao gồm màng.........và màng.....................

75. Về mặt chức năng, các khớp hoạt dịch luôn là những khớp.................

76. Khớp sụn và khóp sợi là những khớp không có................

77. Xương tăng trưởng được về chiều dài là nhờ....................

78. Bề mặt xương được bao bọc bằng.........................

79. Số lượng xương của bộ xương trục là........xương, của bộ xương treo
là........xương

80. Các xương vòm sọ được hình thành theo cách cốt hoá................

81. Số trục cử động của khớp lồi cầu ít hơn khớp................

pg. 194
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.d 2.b 3.c 4.e 5.a 6.c 7.d 8.d 9.d 10.d

11.e 12.c 13.e 14.e 15.c 16.b 17.b 18.b 19.b 20.d

21.b 22.e 23.c 24.d 25.a 26.b 27.b 28.d 29.b 30.c

31.e 32.c 33.d 34.b 35.b 36.d 37.b 38.e 39.b 40.b

41.e 42.e 43.b 44.d 45.a 46.d 47.b 48.b 49.d 50.a

51.d 52.a 53.a 54.b 55.b 56.c 57.c 58.c 59.c 60.d

61.d

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

62.Đ 63.Đ 64.S 65.Đ 66.Đ 67.S 68.Đ 69.Đ 70.Đ 71.S

CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT

72.gấp, duỗi 73.một 74.xơ, hoạt dịch


75.động 76.ổ khớp 77.sụn đầu xương
78.màng xương 79.80,126 80.màng
81.chỏm

pg. 195
CHƯƠNG IV. HỆ CƠ
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Nêu được những nguyên tắc phân bố và nguyên lý hoạt động của

2) Nêu được một số nguyên tắc đặt tên cho cơ

3) Nêu được ba đặc điểm chung của cơ bám da mặt

4) Kể tên theo nhóm và chức năng các cơ bám da mặt

5) Nêu được đặc điểm chung của các cơ nhai

6) Kể tên, chỗ bám và chức năng của các cơ nhai

7) Kể tên và các chức năng chung của các nhóm cơ cổ bên

8) Nêu được tên, chỗ bám và chức năng của các cơ trên móng và
dưới móng

9) Kể tên và chức năng chung của các cơ trước cột sống và bên cột
sống

10) Kể tên theo lớp các cơ lưng gáy

11) Nêu tên, hướng thớ cơ và chức năng của các cơ riêng của thành
ngực

12) Nêu tên, hướng thớ cơ, thứ tự sắp xếp và chức năng của các
cơ thành bụng trước bên

13) Mô tả sơ lược cấu tạo và chức năng cơ hoành

14) Mô tả sơ lược cấu tạo ống bẹn

15) Nêu tên, chỗ bám và chức năng chung của các cơ vai

16) Nêu tên và chỗ bám các cơ nối chi trên với thành ngực

17) Nêu tên, chỗ bám và chức năng của các cơ cánh tay

pg. 196
18) Kể tên theo lớp và chức năng chung của các cơ cẳng tay trước
và sau

19) Kể tên theo nhóm các cơ của bàn tay

20) Kể tên theo nhóm và nêu chức năng của các cơ đùi trước, trong
và sau

21) Kể tên theo nhóm và theo lớp, nêu chức năng các cơ mông

22) Kể tên theo nhóm và nêu chức năng chung của các cơ cẳng
chân

23) Kể tên theo lớp các cơ bàn chân

24) Mô tả và nêu chức năng của hành chậu hông

25) Mô tả giới hạn, sự phân vùng của đáy chậu

26) Kể tên theo nhóm và chức năng của các cơ tam giác niệu dục

27) Nêu cấu tạo, vai trò của trung tâm gân đáy chậu, từ đó giải thích
ý nghĩa của thủ thuật cắt âm hộ trong khi sinh

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên mô hình và tranh vẽ các cơ bám da mặt và các cơ


nhai

2) Chỉ được các cơ vùng cổ trước bên

3) Chỉ được các cơ nông của lưng - gáy

4) Chỉ được cơ thành ngực

5) Phân biệt được các cơ thành bụng trước bên và sau bên

6) Nhận định được các thành phần của cơ hoành

7) Chỉ được các cơ chi trên

8) Chỉ được các cơ chi dưới

9) Nhận định các mốc giải phẫu bề mặt của các cơ


pg. 197
10) Chỉ được các cơ vùng đáy chậu

ĐẠI CƯƠNG
Hệ thống cơ được cấu tạo chủ yếu bởi mô cơ, có đặc tính đặc trưng
là co rút. Các tế bào mô cơ (sợi cơ) co rút được là nhờ các vi sợi cơ (gồm
hai thành phần là actin và myosin) trượt lên nhau (xem thêm chương II).

Có ba loại cơ chính là cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cơ vân hoạt động


theo ý muốn, thường là các cơ bám xương và bám da. Cơ trơn hoạt động
không theo ý muốn, là cơ của các tạng, tuyến và mạch máu. Cơ tim là cơ
hoạt động theo chu kỳ và tạo thành tim. Trong chương này chúng ta chỉ
khảo sát cơ vân.

Nhìn chung về mặt đại thể, mỗi cơ gồm hai phần:

- Phần thịt tạo nên thân cơ màu đỏ nâu, được tạo thành bởi nhiều
tế bào cơ (sợi cơ) hợp lại.

- Phần gân tạo bởi các sợi liên kết trắng, chắc, óng ánh, bám vào
xương. Nếu gân tạo thành bản dẹt rộng thì gọi là cân.

Mỗi cơ thường bám hai đầu vào hai xương khác nhau. Chỗ bám
đầu tiên của cơ thường gần gốc và cố định hơn gọi là nguyên ủy, chỗ
bám tận cùng của cơ xa gốc và di động hơn gọi là bám tận.

Ngoài những nguyên tắc chung của cách đặt tên (xem thêm chương
I), cơ còn có thêm một số cách đặt tên riêng như:

- Theo vị trí (cơ cánh tay, cơ ngực lớn...).

- Theo hướng của thớ cơ (cơ thẳng bụng, cơ chéo bụng, cơ


ngang...).

- Theo hình dạng cơ (cơ delta, cơ thang, cơ trám...).

- Theo số đầu bám nguvên ủy (cơ nhị đầu, cơ tam đầu...).

- Theo chỗ bám của cơ (cơ ức đòn - chũm, cơ quạ - cánh tay...).
pg. 198
Cơ có nguyên tắc phân bố như sau: các cơ thường bám vào hai
xương khác nhau theo đường ngắn nhất, hướng của thớ cơ thường thẳng
góc với trục quay của khớp và thường sắp xếp thành những nhóm hoạt
động đối lập (nghĩa là nếu nhóm này làm động tác gấp thì nhóm kia làm
động tác duỗi). Nguyên lý hoạt động của cơ là khi cơ co thì sẽ làm rút
ngắn khoảng cách giữa nguyên ủy và bám tận, thường thì bám tận bị kéo
về phía nguyên ủy, trừ trường hợp bám tận bị cố định thì nguyên ủy mới
di chuyển về phía bám tận. Chính vì vậy, khi biết được nguyên ủy và bám
tận của một cơ ta có thể suy đoán ra động tác của cơ đó.

 Một số cấu trúc phụ thuộc của cơ là:

- Mạc là một màng mô liên kết bọc quanh một cơ, một nhóm cơ hoặc
cả một đoạn của cơ thể. Khi mạc ngăn cách giữa hai vùng cơ thì gọi
là vách gian cơ.

- Bao hoạt dịch gân là bao thanh mạc gồm hai lá bọc quanh gân,
bên trong chứa chất hoạt dịch.

- Túi hoạt dịch là túi thanh mạc chứa chất hoạt dịch nằm đệm giữa
hai cơ, hoặc cơ và xương hoặc giữa gân và xương. Những túi nằm
gần khớp thì có thể thông với bao hoạt dịch của khớp.

- Bao sợi của gân là bao xơ bọc quanh bao hoạt dịch để giữa gân
áp sát vào xương. Ở cổ tay, cổ chân thì bao này dày lên thành mạc
giữ gân.

pg. 199
Hình 4.1 Hệ cơ

pg. 200
CÁC CƠ ĐẦU MẶT
Gồm hai nhóm cơ chính là các cơ mặt và các cơ nhai. Ngoài ra còn
có các cơ nhãn cầu, các cơ xương tai trong tai giữa, các cơ lưỡi, các cơ
hầu và các cơ thanh quản mà chúng ta sẽ khảo sát ở các cơ quan tương
ứng.

I.-CÁC CƠ MẶT

Còn gọi là các cơ bám da mặt, có 3 đặc tính chung sau đây:

- Có nguyên ủy ở sâu (xương, mạc, cân, dây chằng) và bám tận ở


da quanh các lỗ tự nhiên.

- Do dây thần kinh mặt vận động nên khi bị liệt dây thần kinh này,
mặt bị kéo sang bên đối diện.

- Có tác dụng biểu hiện nét mặt.

Các cơ mặt được chia làm nhiều nhóm: các cơ trên sọ nằm và bám
vào phía trước, sau và bên của cân trên sọ, các cơ ở tai nằm quanh tai,
các cơ ở mắt nằm quanh mắt, các cơ ở mũi bám quanh mũi ngoài, các cơ
miệng bám quanh khe miệng. Sự biểu hiện nét mặt rất tinh tế và phức tạp,
là do sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ bám da của nhiều nhóm.

1.-Các cơ trên sọ

Gồm: cơ chẩm trán còn gọi cơ trên sọ và cân trên sọ (chính là cân
của cơ trên sọ) và hai cơ thái dương đỉnh.

2.-Các cơ ở tai

Gồm: cơ tai trước, cơ tai trên và cơ tai sau. Các cơ này thường kém
phát triển và không có chức năng ở người.

3.-Các cơ mắt

Nằm quanh khe mi, gồm ba cơ: cơ vòng mắt, cơ cau mày và cơ hạ
mày.
pg. 201
4.-Các cơ mũi

Gồm có ba cơ: cơ mảnh khảnh, cơ mũi và cơ hạ vách mũi.

5.-Các cơ miệng

Gồm 12 cơ mỗi bên bám quanh miệng:


- Nâng môi trên và cánh mũi - Nâng môi trên - Nâng góc miệng

- Hạ môi dưới - Hạ góc miệng - Gò má lớn

- Gò má bé - Cười - Mút

- Cằm - Ngang cằm - Vòng miệng

Hình 4.2 Các cơ mặt

pg. 202
II.-CÁC CƠ NHAI

 Các cơ nhai có ba đặc điểm chung là:

- Bám nguyên ủy vào các xương sọ và bám tận vào xương hàm
dưới.

- Chủ yếu tạo ra động tác nhai nghĩa là khép các mặt nhai của các
răng đối diện kết hợp với việc di chuyển hàm dưới (còn động tác
tách xa xương hàm dưới với xương hàm trên [há miệng] do cơ bám
da cổ và các cơ trên móng đảm nhận).

- Được dây thần kinh hàm dưới (V3) chi phối.

 Nhóm này gồm các cơ:

- Cơ thái dương bám từ hố thái dương đến mỏm vẹt, có tác dụng
nâng hàm dưới lên và kéo hàm dưới ra sau.

- Cơ cắn bám từ cung gò má đến mặt ngoài góc hàm, có tác dụng
nâng hàm dưới lên.

- Cơ chân bướm trong bám từ mặt trong mảnh chân bướm trong và
các cấu trúc lân cận đến mặt trong góc và ngành hàm, có động tác
đưa hàm dưới đi lên trên và ra trước.

- Cơ chân bướm ngoài bám từ mặt ngoài mảnh chân bướm ngoài
và các cấu trúc lân cận đến mỏm lồi cầu xương hàm dưới, giúp đưa
hàm dưới ra trước.

pg. 203
Hình 4.3 Các cơ tham gia động tác nhai

pg. 204
Hình 4.4 Các cơ tham gia động tác nhai

pg. 205
CÁC CƠ CỔ
Được chia làm các nhóm sau: các cơ cổ bên, các cơ trên móng, các
cơ dưới móng, các cơ trước cột sống, các cơ bên cột sống. Các cơ ở
vùng cổ, vùng xương hàm dưới và xướng đòn cùng nhau giới hạn các
tam giác cổ.

I.-CÁC CƠ CỔ BÊN

Gồm hai cơ là cơ bám da cổ và cơ ức - đòn - chũm. Cơ bám da cổ


là một tấm cơ rất mỏng bám từ vùng ngực trên và vai lên đến vùng mặt
dưới và hòa lẫn vào các cơ ở góc miệng và môi dưới, có tác dụng kéo
hàm dưới và môi dưới xuống và làm căng da cổ. Cơ ức - đòn - chũm bám
từ xương ức, xương đòn đến mỏm chũm, có tác dụng gập cổ, ngửa đầu,
nghiêng và xoay đầu, nâng lồng ngực lên trên.

II.-CÁC CƠ TRÊN MÓNG

Gồm 4 cơ mỗi bên: cơ nhị thân, cơ trâm móng, cơ hàm móng, cơ


cằm móng. Các cơ này bám từ các xương đầu mặt đến xương móng nên
có tác dụng nâng xương móng, sàn miệng, đáy lưỡi lên trên khi miết.

III.-CÁC CƠ DƯỚI MÓNG

Cũng gồm có 4 cơ mỗi bên: cơ ức - móng, cơ ức - giáp, cơ giáp -


móng và cơ vai - móng. Các cơ này bám từ xương ức, xương đòn, xương
vai đến xương móng nên có tác dụng kéo xương móng xuống dưới.

IV.-CÁC CƠ TRƯỚC CỘT SỐNG

Là các cơ nằm chủ yếu phía trước cột sống cổ và bám tận vào mặt
dưới xương chẩm, gồm 4 cơ mỗi bên: cơ dài đầu, cơ dài cổ, cơ thẳng đầu
trước và cơ thẳng - đầu bên. Các cơ này nói chung có tác dụng gấp và
xoay cột sống cổ.

pg. 206
V.-CÁC CƠ BÊN CỘT SỐNG

Gồm có 3 cơ mỗi bên: cơ bậc thang trước, cơ bậc thang giữa, cơ


bậc thang sau nằm phía trước bên cổ. Các cơ này bám từ mỏm ngang
của các đốt sống cổ đến mặt trên xương sườn I và II, có tác dụng nâng
xương sườn I và II, nghiêng cột sống cổ sang bên.

Hình 4.5 Các cơ cổ (nhìn trước)

pg. 207
Hình 4.6 Các cơ cổ (nhìn bên)

pg. 208
Hình 4.7 Cơ trên móng và dưới móng

pg. 209
Hình 4.8 Các cơ trước cột sống và bên cột sống

pg. 210
VI.-CÁC TAM GIÁC CỔ

Các cơ cổ cùng với xương hàm dưới và xương đòn tạo nên giới hạn
của các tam giác cổ.

1.-Tam giác cổ trước

Giới hạn bởi cơ ức - đòn - chũm (cạnh ngoài), xương hàm dưới
(cạnh trên) và đường giữa cổ (cạnh trong). Có thể chia tam giác này ra
làm ba tam giác nhỏ bởi cơ hai thân phía trên và bụng trên cơ vai móng
phía dưới.

Tam giác dưới hàm

Giới hạn phía trên là xương hàm dưới và đường nối ra sau với mỏm
chũm, phía sau là cơ trâm móng và bụng sau cơ hai thân, phía trước là
bụng trước cơ hai thân. Trong tam giác này có tuyến dưới hàm, động
mạch mặt, tĩnh mạch mặt.

Tam giác cảnh

Giới hạn bởi: phía trên: bụng sau cơ hai thân; phía dưới: cơ vai
móng; phía sau: cơ ức - đòn - chũm. Trong tam giác này có những thành
phần quan trọng như các động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong, thần
kinh lang thang và thần kinh giao cảm cổ.

Tam giác cơ

Giới hạn bởi: phía trên: bụng trên cơ vai móng, phía sau: cơ ức -
đòn - chũm; phía trước: đường giữa cổ. Trong tam giác này có các mạch
máu giáp dưới, thần kinh thanh quản dưới, khí quản, tuyến giáp và thực
quản.

2.-Tam giác cổ sau

Giới hạn ở phía trước là cơ ức - đòn - chũm, phía sau là cơ thang,


phía dưới là xương đòn. Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành
hai vùng nhỏ là:
pg. 211
Tam giác chẩm

Nằm phía trên, chứa thần kinh phụ, đám rối cổ và đám rối cánh tay,
các hạch bạch huyết cổ sâu. Ở đỉnh có động mạch chẩm đi qua.

Tam giác vai đòn

Nằm phía dưới, tương ứng với hố trên đòn.

Hình 4.9 Các tam giác cổ

pg. 212
CÁC CƠ LƯNG GÁY
Đây là các cơ bám dọc cột sống từ nền sọ đến tận xương cụt, chúng
bao gồm rất nhiều cơ liên tiếp nhau, bám vào các đốt sống tạo nên các
cơ sâu. Ngoài ra có các cơ khác từ đầu, chi trên hay từ thân phát triển về
phía lưng tạo nên các cơ nông.

I.-CÁC CƠ NÔNG

Là các cơ nối từ cột sống đến chi trên hoặc lồng ngực, gồm 6 cơ
mỗi bên xếp thành 3 lớp:

- Lớp thứ nhất có hai cơ là cơ thang và cơ lưng rộng.

- Lớp thứ hai có hai cơ là cơ nâng vai và cơ trám.

- Lớp thứ ba cũng có hai cơ là cơ răng sau trên và cơ răng sau dưới.

Hình 4.10 Các cơ lưng gáy (lớp nông)

pg. 213
II.-CÁC CƠ SÂU

Là các cơ bám dọc theo cột sống còn có thể gọi là các cơ cạnh sống,
xếp thành 4 lớp:

- Lớp thứ nhất chỉ có ở đoạn cổ và ngực trên gồm hai cơ gối đầu và
gối cổ.

- Lớp thứ hai còn gọi là các cơ dựng gai chia thành 3 cột cơ xếp từ
ngoài vào trong là cơ chậu sườn, cơ cực dài, và cơ gai. Các cơ này
có tác dụng duỗi và nghiêng cột sống.

- Lớp thứ ba còn gọi là các cơ ngang gai gồm các cơ bán gai, nhiều
chân và cơ xoay.

- Lớp thứ tư gồm các cơ gian gai và gian ngang bám giữa các mỏm
gai hoặc giữa các mỏm ngang của các đốt sống.

Riêng ở gáy còn có các cơ dưới chẩm gồm: cơ thẳng đầu sau lớn,
thẳng đầu sau bé, chéo đầu trên, chéo đầu dưới, có tác dụng ngửa đầu
và xoay đầu.

Nhìn chung, các cơ lớp sâu được vận động bởi nhánh sau của các
thần kinh gai.

pg. 214
Hình 4.11 Các cơ lưng gáy (lớp giữa)

Hình 4.12 Các cơ lưng gáy (lớp sâu)


pg. 215
CÁC CƠ NGỰC BỤNG
Gồm các phần sau:

- Các cơ thành ngực chủ yếu là các cơ bám vào xương sườn và liên
quan đến cử động của xương sườn khi hô hấp.

- Các cơ thành bụng tạo nên thành bụng trước bên và thành bụng
sau.

- Cơ hoành ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng, ngoài ra còn có


đáy chậu có thể xem như thành bụng dưới, nhưng do những nét
đặc thù nên sẽ được trình bày thành một phần riêng.

I.-CÁC CƠ THÀNH NGỰC

Các cơ được trình bày ở đây trực tiếp bám vào thành ngực và tác
động lên các xương sườn trong động tác hô hấp gồm các cơ xếp thành 3
lớp:

- Lớp ngoài là cơ gian sườn ngoài, bám từ bờ dưới xương sườn


trên đến bờ trên xương sườn dưới, có thớ cơ hướng từ trên xuống
dưới ra trước.

- Lớp giữa là cơ gian sườn trong, có thớ cơ theo hướng xuống dưới,
ra sau.

- Lớp trong là cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn và cơ ngang


ngực.

Cơ gian sườn trong cùng tương đối kém phát triển, có hướng như
cơ gian sườn trong và phân cách với cơ này bởi bó mạch thần kinh gian
sườn. Cơ dưới sườn chỉ có ở phần ngực dưới, bám từ mặt trong xương
sườn đến xương sườn thứ hai hoặc thứ ba bên dưới. Cơ ngang ngực
bám từ mặt sau xương ức đến các sụn sườn. Cơ nâng sườn thực chất là
cơ nằm ở lớp nông nhất, nằm nông hơn cả cơ gian sườn ngoài bám từ
mỏm ngang đốt sống ngực đến mặt ngoài xương sườn bên dưới. Ngoài
pg. 216
ra cũng có một số cơ khác góp phần tạo nên thành ngực như các cơ của
chi trên, các cơ lưng gáy, các cơ thành bụng đã được trình bày ở phần
tương ứng.

Hình 4.13 Các cơ vùng ngực

pg. 217
Hình 4.14 Các cơ vùng ngực (nhìn trong)

pg. 218
II.-CÁC CƠ THÀNH BỤNG

Được phân chia gồm:

- Các cơ thành bụng trước bên: cơ thẳng bụng, cơ tháp, cơ chéo


bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng, các cơ thành
bụng trước bên ở vùng bẹn bụng cùng với mạc ngang và phúc mạc
bụng tạo thành một cấu trúc hình ống cho thừng tinh đi qua gọi là
ống bẹn.

- Các cơ thành bụng sau là các cơ vuông thắt lưng, cơ thắt lưng lớn,
cơ thắt lưng bé và cơ chậu. Ba cơ sau cùng sẽ được mô tả trong
phần các cơ chi dưới.

1.-Cơ thành bụng trước bên

Gồm cơ thẳng bụng và cơ tháp ở phía trước, ba cơ dẹt rộng nằm ở


bên (còn được gọi chung là các cơ rộng bụng) kể từ nông vào sâu là cơ
chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng. Nằm sâu dưới
các cơ thành bụng trước bên là mạc ngang rồi đến phúc mạc. Các cơ
thành bụng trước bên do sự sắp xếp và cấu trúc đặc biệt nên có chức
năng giữ và bảo vệ các tạng trong ổ bụng, gia tăng áp lực trong ổ bụng
(quan trọng trong động tác rặn trong đại tiện, tiểu tiện, sinh đẻ và ối mửa),
ngoài ra, tùy theo vị trí mà các cơ còn thực hiện các động tác khác như
gập bụng, xoay người, nghiêng người:

- Cơ thẳng bụng nằm dọc hai bên đường giữa, bám từ khớp mu và
xương mu đến mỏm mũi kiếm xương ức và 3 sụn sườn cuối, có
những trẽ gân ngang để tăng cường sức co cơ.

- Cơ tháp là hai cơ nhỏ, bám từ xương mu đến đường trắng.

- Cơ chéo bụng ngoài bám từ nửa dưới lồng ngực đến đường giữa,
xương mu, mào chậu. Phần cơ của cơ này có hướng từ trên xuống
dưới và ra trước, rồi được nối tiếp bằng cân cơ chéo bụng ngoài,

pg. 219
bờ dưới cân này nối từ gai chậu trước - trên đến củ mu dày lên
thành dây chằng bẹn. Cân cơ chéo bụng ngoài bám vào xương mu
bởi trụ ngoài và trụ trong, giới hạn một lỗ gọi là lỗ bẹn nông.

- Cơ chéo bụng trong bám từ cân ngực thất lưng, mào chậu, dây
chằng bẹn đến đường giữa và các xương sườn cuối, có hướng các
thớ cơ hướng lên trên, ra trước và cũng tạo thành cân cơ chéo bụng
trong tham gia tạo thành bao cơ thẳng bụng.

- Cơ ngang bụng bám từ cân ngực thắt lưng, các xương sườn cuối,
mào chậu và dây chằng bẹn, có hướng các thớ cơ chạy ngang rồi
tạo thành cân bám vào đường giữa và xương mu. Bờ tự do dưới
của cơ này nếu dính với bờ dưới cân cơ chéo bụng trong thì tạo
thành một cấu trúc gọi là liềm bẹn.

Ống bẹn: là một đường hầm đục chếch trong các lớp cân cơ vùng
bẹn bụng để chứa thừng tinh (hoặc dây chằng tròn ở nữ). Ống bẹn có hai
lỗ là lỗ bẹn nông (xem thêm cơ chéo bụng ngoài) và lỗ bẹn sâu là một lỗ
trên mạc ngang, 4 thành là thành trước (tạo nên bởi da, lớp dưới da, cân
cơ chéo bụng ngoài và một phần cơ chéo bụng trong, thành trên (là bờ
dưới cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng), thành sau (chủ yếu là mạc
ngang và phúc mạc) và thành dưới (là dây chằng bẹn). Ống bẹn kéo dài
từ lỗ bẹn sâu đến lỗ bẹn nông dài khoảng 4 - 6 cm, chạy chếch từ trên
xuống dưới, vào trong gần như song song với nửa trong nếp bẹn. Thành
sau ống bẹn là một điểm yếu của thành bụng, thường hay xảy ra thoát vị
đặc biệt là ở nam giới.

pg. 220
Hình 4.15 Thành bụng trước (phẫu tích vừa)

pg. 221
Hình 4.16 Thành bụng trước (phẫu tích sâu)

pg. 222
Hình 4.17 Vùng bẹn

pg. 223
Hình 4.18 Ống bẹn và thừng tinh

pg. 224
Hình 4.19 Thoát vị bẹn gián tiếp

pg. 225
Hình 4.20 Bao mạch đùi và ống bẹn

pg. 226
2.-Cơ thành bụng sau

Gồm: cơ thắt lưng lớn, thắt lưng bé, cơ chậu và cơ vuông thắt lưng.
Tác dụng: gấp, duỗi và nghiêng cột sống. Cơ vuông thắt lưng bám từ
xương sườn XII, các mỏm ngang đốt sống thắt lưng đến mào chậu. Các
cơ khác sẽ được mô tả ở cơ chi dưới.

Hình 4.21 Thành bụng sau (nhìn trong)

pg. 227
III.-CƠ HOÀNH

Cơ hoành là một tấm cơ rộng và dẹt phân cách giữa lồng ngực và
ổ bụng, đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong động tác hô hấp. Cơ có hình
vòm đôi mà mặt lõm hướng về phía bụng cho nên dung tích ổ bụng lấn
một phần sang lồng ngực. Phần chu vi của cơ hoành bám quanh các
xương lồng ngực và cột sống là cơ còn phần trung tâm là gân cho nên có
thể xem cơ hoành là tập hợp của nhiều cơ nhị thân. Cơ hoành bám
nguyên ủy vào mặt sau mỏm mũi kiếm xương ức, sụn sườn và 6 xương
sườn cuối, vào cột sống thắt lưng và các cơ thành bụng sau bởi các trụ
phải, trụ trái và các dây chằng cung giữa (giới hạn cùng với thân đốt sống
ngực XII thành lỗ động mạch chủ), dây chằng cung trong (là nơi dày lên
của mạc cơ thắt lưng tạo thành chỗ bám cho một số thớ cơ của phần thắt
lưng) và dây chằng cung ngoài (bắt ngang cơ vuông thắt lưng, cũng là
chỗ dày lên của mạc cơ vuông thắt lưng). Từ các chỗ bám nguyên ủy, các
thớ cơ chạy lên rồi vòng ngang sang phía đối diện để cùng tập trung về
một tấm gân gọi là gân trung tâm của cơ hoành và được xem như là chổ
bám tận của cơ hoành. Gân này có 3 lá: lá phải, lá trái và lá giữa của gân
trung tâm. Trên cơ hoành có các lỗ cho các cấu trúc đi từ ngực xuống
bụng hay ngược lại gồm: lỗ tĩnh mạch chủ, lỗ động mạch chủ (nằm sau
dây chằng cung giữa), lỗ thực quản (nằm trước lỗ động mạch chủ).

 Cơ hoành có các chức năng sau:

- Đóng vai trò quan trọng nhất trong động tác hít vào.

- Cùng với các cơ thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng trong đại tiện,
sinh đẻ...

- Đẩy máu trong gan và trong ổ bụng về tim.

- Đóng vai trò của một cơ thắt thực quản.

pg. 228
Hình 4.22 Cơ hoành (mặt ngực)

pg. 229
Hình 4.23 Cơ hoành (mặt bụng)

pg. 230
CÁC CƠ CHI TRÊN
Cơ chi trên thường được chia làm nhiều nhóm dựa vào chỗ bám và
vị trí: cơ nối chi trên - cột sống, cơ nối chi trên - thành ngực, các cơ của
vai, các cơ của cánh tay, các cơ của cẳng tay và các cơ của bàn tay.

I.-CƠ NỐI CHI TRÊN - CỘT SỐNG

Gồm các cơ bám từ cột sống đến các xương chi trên:

- Cơ thang - Cơ lưng rộng - Cơ nâng vai - Cơ trám

(Các cơ này đã được mô tả ở phần các cơ lưng gáy).

Hình 4.24 Cơ nối chi trên cột sống

pg. 231
II.-CƠ NỐI CHI TRÊN - THÀNH NGỰC

Là các cơ bám chủ yếu từ các xương ngực đến xương đòn, xương
vai và xương cánh tay xếp thành hai lớp:

 Lớp nông gồm:

Cơ ngực lớn bám nguyên ủy vào xương đòn, xương ức, các sụn
sườn và bao cơ thẳng bụng, rồi các thớ thu hẹp dần phía ngoài để bám
vào mép ngoài rãnh gian củ ở đầu trên xương cánh tay, có tác dụng khép
và xoay trong cánh tay và nếu tì vào xương cánh tay thì làm nâng lồng
ngực và toàn thân lên (trong động tác leo trèo).

 Lớp sâu gồm:

- Cơ ngực bé bám từ các xương sườn 3, 4, 5 đến mỏm quạ xương


vai, có động tác kéo xương vai xuống dưới, ra trước hoặc nâng lồng
ngực.

- Cơ dưới đòn bám từ rãnh dưới đòn ở mặt dưới xương đòn đến
xương sườn.

- Cơ răng trước bám từ mặt ngoài lồng ngực đến bờ trong xương
vai để áp xương vai vào lồng ngực.

pg. 232
Hình 4.25 Thành ngực trước (nông)

pg. 233
Hình 4.26 Thành ngực trước (sâu)

pg. 234
III.-CÁC CƠ CỦA VAI

Là các cơ bám chủ yếu ở xương vai, bám tận vào xương cánh tay,
gồm:

- Cơ delta phủ trùm lên khớp vai, bám từ xương đòn, gai vai xương
vai đến lồi củ delta.

- Cơ dưới vai bám từ hố dưới vai (mặt trước xương vai) đến củ bé.

- Cơ trên gai bám từ hố trên gai đến củ lớn.

- Cơ dưới gai bám từ hố dưới gai đến củ lớn.

- Cơ tròn bé bám từ bờ ngoài mặt sau xương vai đến củ lớn.

- Cơ tròn lớn bám từ bờ ngoài mặt sau xương vai đến mép trong
rãnh gian củ. Các cơ của vai có tác dụng dạng, xoay hoặc khép cánh
tay.

Các nhóm cơ trên cùng với đầu trên xương cánh tay và lồng ngực
giới hạn một khoang hình tháp tam giác gọi là hố nách.

pg. 235
Hình 4.27 Các cơ của vai

pg. 236
Hình 4.28 Các cơ xoay cánh tay

pg. 237
IV.-CÁC CƠ CỦA CÁNH TAY

Các cơ của cánh tay được phân chia thành hai nhóm là cơ vùng
cánh tay trước và cơ vùng cánh tay sau do sự phân vùng cánh tay bởi
xương cánh tay và hai vách gian cơ trong và vách gian cơ ngoài. Các cơ
vùng cánh tay trước cùng với vách gian cơ trong và mạc nông, da tạo
thành một cấu trúc hình ống lăng trụ tam giác nằm phía trước trong cánh
tay gọi là ống cánh tay, hay còn gọi là khoang thần kinh mạch để chứa
các mạch máu và thần kinh chính khi các cấu trúc này đi qua cánh tay.

1.-Cơ vùng cánh tay trước

Gồm có 3 cơ xếp thành hai lớp:

 Lớp nông:

Là cơ nhị đầu cánh tay có hai đầu nguyên ủy là đầu dài bám vào củ
trên ổ chảo và đầu ngắn vào mỏm quạ, bám tận vào lồi củ xương quay.

 Lớp sâu:

- Cơ quạ cánh tay bám từ mỏm quạ đến mặt trong xương cánh tay.

- Cơ cánh tay bám từ các mặt trước xương cánh tay đến mặt trước
mỏm vẹt xương trụ.

Các cơ vùng này có tác dụng chính là gấp cẳng tay.

2.-Cơ vùng cánh tay sau

Chỉ có một cơ duy nhất là cơ tam đầu cánh tay. Có thể xem cơ này
như 3 cơ riêng với 3 đầu bám nguyên ủy vào củ dưới ổ chảo (đầu dài) và
mặt sau xương cánh tay (đầu ngoài và đầu trong) nhưng bám chung bằng
một gân bám tận vào mỏm khuỷu của xương trụ. Tác dụng: duỗi cẳng tay.

pg. 238
Hình 4.29 Các cơ của cánh tay (nhìn trước)

pg. 239
Hình 4.30 Các cơ của cánh tay (nhìn sau)

pg. 240
V.-CÁC CƠ CỦA CẲNG TAY

Cơ của cẳng tay gồm 20 cơ, thường được chia thành hai vùng bởi
hai xương cẳng tay và màng gian cốt: cơ vùng cẳng tay trước và cơ vùng
cẳng tay sau, xếp thành nhiều lớp. Nhìn chung, các cơ vùng cẳng tay
trước có tác dụng gấp và sấp, còn các cơ vùng cẳng tay sau có tác dụng
ngửa và duỗi.

1.-Cơ vùng cẳng tay trước

Gồm 8 cơ xếp thành 3 lớp:

 Lớp nông gồm có 4 cơ là:


- Cơ sấp tròn - Cơ gấp cổ tay quay
- Cơ gan tay dài - Cơ gấp cổ tay trụ
Các cơ này đều có nguyên ủy từ mỏm trên lồi cầu trong xương cánh
tay và bám tận vào mặt ngoài xương quay (cơ sấp tròn), các xương cổ
tay (cơ gấp cổ tay quay và gấp cổ tay trụ) hoặc mạc giữ gân gấp (cơ gan
tay dài).
 Lớp giữa chỉ có 1 cơ duy nhất:
- Cơ gấp các ngón nông
Bám từ mỏm trên lồi cầu trong và hai xương cẳng tay đến đốt giữa
4 ngón tay trong.
 Lớp sâu gồm 3 cơ:
- Cơ gấp ngón cái dài - Cơ gấp các ngón sâu
- Cơ sấp vuông
Hai cơ gấp có nguyên ủy ở mặt trước hai xương cẳng tay và màng
gian cốt và bám tận vào đốt xa các ngón tay tương ứng. Riêng cơ sấp
vuông bám từ xương trụ qua xương quay.
Nhìn chung các cơ vùng cẳng tay trước có tác dụng gấp và sấp.

pg. 241
2.-Các cơ cẳng tay sau
Gồm 12 cơ xếp thành hai lớp là lớp nông và lớp sâu. Lớp nông lại
chia thành hai nhóm:
 Nhóm ngoài gồm có 3 cơ là:
- Cơ cánh tay quay - Cơ duỗi cổ tay quay dài
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Bám nguyên ủy từ mỏm trên lồi cầu ngoài và bám tận vào mỏm trâm
xương quay (cơ cánh tay quay), mặt sau nền xương đốt bàn tay 2, 3 (cơ
duỗi cổ tay quay dài và ngắn).
 Nhóm sau có 4 cơ là:
- Cơ duỗi các ngón tay - Cơ duỗi cổ tay trụ
- Cơ duỗi ngón út - Cơ khuỷu
Các cơ này có nguyên ủy từ mỏm trên lồi cầu ngoài và bám tận vào
mỏm khuỷu (cơ khuỷu), hoặc các xương đốt bàn tay hay ngón tay.
 Lớp sâu gồm 5 cơ:
- Cơ dạng ngón cái dài - Cơ duỗi ngón cái ngắn
- Cơ duỗi ngón cái dài - Cơ duỗi ngón trỏ
- Cơ ngửa
Cơ ngửa bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài, xương trụ rồi vòng quanh
cổ xương quay để bám vào 1/3 trên mặt ngoài xương quay, có tác dụng
ngửa cẳng tay. Bốn cơ còn lại có nguyên ủy từ mặt sau hai xương cẳng
tay và màng gian cốt rồi đến bám vào các ngón tay tương ứng để thực
hiện các động tác ứng với tên gọi của chúng. Gân các cơ dạng ngón cái
dài, duỗi ngón cái ngắn và duỗi ngón cái dài cùng nhau giới hạn một
khoảng lõm hình tam giác ở phần trên ngoài mu tay gọi là hõm lào giải
phẫu. Nhìn chung các cơ cẳng tay sau có tác dụng ngửa và duỗi.

pg. 242
 Các cơ ở cánh tay và cẳng tay cùng nhau tạo nên một số cấu
trúc sau:
- Hố khuỷu là vùng lõm hình tam giác nằm phía trước khớp khuỷu,
đáy là đường nối hai mỏm trên lồi cầu xương cánh tay, cạnh ngoài
là cơ cánh tay quay và cạnh trong là cơ sấp tròn.
- Rãnh nhị đầu ngoài nằm giữa khối cơ cánh tay trước và khối cơ
nhóm ngoài lớp nông cơ cẳng tay sau, chứa thần kinh quay.
- Rãnh nhị đầu trong giới hạn bởi nhóm cơ cánh tay trước với nhóm
cơ cẳng tay trước, chứa động mạch cánh tay, thần kinh giữa...

pg. 243
Hình 4.31 Các cơ của cẳng tay trước (nông)

pg. 244
Hình 4.32 Các cơ của cẳng tay trước (giữa)

pg. 245
Hình 4.33 Các cơ của cẳng tay trước (sâu)

pg. 246
VI.-CÁC CƠ CỦA BÀN TAY

Các cơ của bàn tay sắp xếp thành 3 nhóm chính:

- Các cơ mô út gồm 4 cơ bám từ các xương cổ tay đến ngón út hoặc


cân gan tay để vận động cho ngón này: cơ gan tay ngắn, dạng ngón
út, gấp ngón út ngắn và đối ngón út.

- Các cơ mô cái cũng gồm 4 cơ bám từ các xương cổ tay đến xương
đốt ngón cái hoặc xương đốt bàn I để vận động cho ngón cái là: cơ
dạng ngón cái ngắn, gấp ngón cái ngắn, đối ngón cái và khép ngón
cái, đặc biệt là cơ đối ngón cái thực hiện động tác đối ngón rất đặc
trưng cho hoạt động của bàn tay.

- Nhóm các cơ gian cốt và cơ giun gồm 11 cơ thuộc 3 loại là các cơ


gian cốt gan tay, các cơ gian cốt mu tay (nằm giữa các xương đốt
bàn) và các cơ giun (bám vào các gân cơ gấp các ngón sâu), đến
bám tận vào xương đốt gần, gân duỗi các ngón nên ngoài động tác
dạng hay khép các ngón tay, còn thực hiện một động tác đặc biệt là
gấp đốt gần nhưng duỗi đốt giữa và đốt xa.

pg. 247
Hình 4.34 Các cơ bàn tay

pg. 248
CÁC CƠ CHI DƯỚI
Các cơ ở chi dưới phần lớn là những cơ mạnh để đáp ứng cho chức
năng mang trọng lượng của chi dưới và gồm có nhiều nhóm: Các cơ vùng
chậu, các cơ vùng đùi, các cơ cẳng chân và các cơ bàn chân.

I.-CÁC CƠ VÙNG CHẬU

Gồm có 3 cơ là: (Hình 4.21)


- Cơ thắt lưng lớn - Cơ thắt lưng bé
- Cơ chậu
Bám từ các đốt sống thắt lưng và hố chậu đến mấu chuyển bé. Có
thể góp chung hai cơ thắt lưng lớn và cơ chậu thành một cơ duy nhất là
cơ thắt lưng - chậu.

II.-CÁC CƠ ĐÙI

Được chia làm nhiều nhóm: các cơ đùi trước, các cơ đùi trong, các
cơ vùng mông và các cơ đùi sau. Các cơ đùi trước và đùi trong cùng nhau
tạo thành tam giác đùi và ống cơ khép để chứa bó mạch thần kinh đùi.

1.-Các cơ đùi trước

Là các cơ gấp đùi và duỗi cẳng chân, gồm có hai cơ là:

- Cơ may là cơ dài nhất cơ thể, bám từ gai chậu trước trên đến mặt
trong đầu trên xương chày.

- Cơ tứ đầu đùi có thể xem như gồm có 4 cơ là cơ thẳng đùi (từ gai
chậu trước dưới), cơ rộng ngoài (từ mép ngoài đường ráp), cơ rộng
giữa (từ mặt trước xương đùi) và cơ rộng trong (từ mép trong đường
ráp). Các cơ này hợp chung thành gân bánh chè bám vào xương
bánh chè rồi trở thành dây chằng bánh chè bám vào lồi củ chày.
Ngoài ra có thể có một cơ nhỏ bám vào bao khớp gối gọi là cơ khớp
gối.

pg. 249
2.-Các cơ đùi trong

Gồm 5 cơ nằm ở phía trong đùi là:


- Cơ lược - Cơ khép dài - Cơ khép ngắn

- Cơ khép lớn - Cơ thon


Các cơ này bám từ xương mu và xương ngồi đến đường ráp xương
đùi, có chức năng chung là khép và xoay đùi. Cơ khép lớn tỏa thành bản
rộng để phân chia khu đùi trước và sau, và khi bám vào lồi cầu trong
xương đùi thì tạo nên vòng gân cơ khép.

3.-Các cơ vùng mông

Xếp thành 3 lớp:

- Lớp nông gồm: cơ mông lớn và cơ căng mạc đùi.

- Lớp giữa gồm cơ mông nhỡ và cơ hình lê.

- Lớp sâu gồm cơ mông bé, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi
trên, cơ sinh đôi dưới và cơ vuông đùi.

Cũng có thể chia các cơ vùng mông thành hai nhóm:

- Nhóm chậu - mấu chuyển bám từ xương chậu và xương cùng đến
mấu chuyển lớn, có tác dụng duỗi, dạng và xoay đùi, gồm các cơ:
cơ căng mạc đùi, mông lớn, mông nhỡ, mông bé, và cơ hình lê.

- Nhóm ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển bám từ xương mu, ụ ngồi


đến mấu chuyển lớn, có tác dụng chủ yếu là xoay ngoài đùi, gồm
các cơ: cơ bịt trong, sinh đôi, vuông đùi và bịt ngoài.

4.-Các cơ đùi sau

Gồm có 3 cơ là: cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân và cơ bán màng, có tác
dụng duỗi đùi và gấp cẳng chân. Trừ đầu ngắn cơ nhị đầu đùi, các cơ
khác đều có nguyên ủy từ ụ ngồi và bám tận vào cẳng chân nên được gọi
là các cơ ụ ngồi –cẳng chân. Chúng xếp thành hai lớp: lớp nông gồm đầu

pg. 250
dài cơ nhị đầu đùi và cơ bán gân, lớp sâu là đầu ngắn cơ nhị đầu và cơ
bán màng.

 Một số cấu trúc liên quan với các nhóm cơ đùi:

- Tam giác đùi giới hạn bởi dây chằng bẹn (ở trên), bờ trong cơ
may (ở ngoài) và bờ trong cơ khép dài (ở trong). Như vậy sàn của
tam giác đùi là cơ thắt lưng chậu, cơ lược và cơ khép dài. Nó cho
bó mạch - thần kinh đùi đi qua.

- Ống cơ khép là một ống lăng trụ tam giác nối từ đỉnh tam giác đùi
đến vòng gân cơ khép. Nó được giới hạn bởi cơ rộng trong (trước
ngoài), cơ khép lớn và cơ khép dài (sau), và mạc rộng - khép và cơ
may (trước trong). Bên trong ống cơ khép có động - tĩnh mạch đùi
và thần kinh hiển.

- Hố kheo là một khoang hình trám nằm sau khớp gối, có cạnh trên
ngoài là cơ nhị đầu đùi, cạnh trên trong là cơ bán màng và bán gân,
hai cạnh dưới trong và ngoài là hai đầu của cơ bụng chân, đáy là cơ
kheo và khớp gối. Đi qua hố kheo là động tĩnh mạch kheo cùng các
nhánh của chúng, thần kinh chày và mác chung. Có thể bắt mạch
kheo tại đây.

pg. 251
Hình 4.35 Các cơ của đùi (nhìn trước)

pg. 252
Hình 4.36 Các cơ của đùi (nhìn trước)

pg. 253
Hình 4.37 Các cơ của hông và đùi (nhìn ngoài)

pg. 254
Hình 4.38 Các cơ của hông và đùi (nhìn sau)

pg. 255
III.-CÁC CƠ CẲNG CHÂN

Được phân thành 3 nhóm theo sự phân vùng và phân khu cẳng
chân:

- Các cơ cẳng chân trước gồm: cơ chày trước, cơ duỗi các ngón
chân dài, cơ duỗi ngón chân cái dài, và cơ mác ba.

- Các cơ cẳng chân ngoài gồm: cơ mác dài và cơ mác ngắn.

- Các cơ cẳng chân sau gồm: cơ bụng chân, cơ dép, cơ gan chân,
cơ gấp ngón chân cái dài, cơ gấp các ngón chân dài, cơ chày sau
và cơ kheo.

1.-Các cơ cẳng chân trước

Gồm cơ chày trước, cơ duỗi các ngón chân dài, cơ duỗi ngón chân
cái dài và cơ mác ba, bám từ xương chày, xương mác, màng gian cốt đến
cổ chân, bàn chân hay ngón chân, nên làm duỗi bàn chân, duỗi các ngón
chân.

2.-Các cơ cẳng chân ngoài

Gồm hai cơ là cơ mác dài và cơ mác ngắn, bám từ mặt ngoài xương
mác đến nền xương đốt bàn I (cơ mác dài), hay nền xương đốt bàn V (cơ
mác ngắn).

3.-Các cơ cẳng chân sau

Là các cơ định vị sau xuơng chày, xương mác, màng gian cốt và
vách gian cơ sau, xếp thành hai lớp:

 Lớp nông gồm:

- Cơ tam đầu cẳng chân (gồm cơ bụng chân và cơ dép) có nguyên


ủy từ hai lồi cầu xương đùi, đường cơ dép xương chày và mặt sau
xương mác, bám tận vào xương gót bằng gân gót (gân Achillis). Cơ

pg. 256
này gấp bàn chân rất mạnh nên quan trọng trong động tác chạy,
nhảy.

- Cơ gan chân là một cơ mảnh, không hằng định và không có chức


năng rõ.

 Lớp sâu gồm:

- Cơ kheo nằm sau khớp gối (vùng kheo), bám từ đầu dưới xương
đùi đến đầu trên xương chày.

- Cơ gấp ngón chân cái dài.

- Cơ chày sau.

- Cơ gấp các ngón chân dài.

Ba cơ sau bám vào mặt sau hai xương cẳng chân và bám tận vào
các xương cổ chân, bàn chân và ngón chân nên cho động tác gấp bàn
chân, gấp các ngón chân.

pg. 257
Hình 4.39 Các cơ cẳng chân trước (lớp nông)

pg. 258
Hình 4.40 Các cơ cẳng chân trước (lớp sâu)

pg. 259
Hình 4.41 Các cơ cẳng chân ngoài

pg. 260
Hình 4.42 Các cơ cẳng chân sau (lớp nông)

pg. 261
Hình 4.43 Các cơ cẳng chân sau (lớp giữa)

pg. 262
Hình 4.44 Các cơ cẳng chân sau (lớp sâu)

pg. 263
IV.-CÁC CƠ BÀN CHÂN

Chủ yếu là các cơ ở gan chân còn cơ ở mu chân chỉ gồm một cơ
duy nhất.

1.-Cơ ở gan chân

Các cơ ở gan chân khác với các cơ ở gan tay là sắp xếp chủ yếu
theo lớp thay vì theo ô, gồm 4 lớp từ nông đến sâu:

- Lớp cơ nông gồm: cơ dạng ngón cái, cơ gấp các ngón chân ngắn
và cơ dạng ngón út.

- Lớp cơ giữa gồm: cơ vuông gan chân và các cơ giun, ngoài ra còn
có thể kể thêm gân cơ gấp các ngón chân dài và gân cơ gấp ngón
chân cái dài.

- Lớp cơ sâu gồm: cơ gấp ngón cái ngắn, cơ khép ngón cái và cơ
gấp ngón út ngắn.

- Lớp cơ gian cốt gồm: các cơ gian cốt gan chân và các cơ gian cốt
mu chân.

2.-Cơ ở mu chân

Ở mu chân chỉ có một cơ nội tại là cơ duỗi các ngón chân ngắn bám
từ xương gót đến 4 ngón chân, ngoài ra còn có các gân ngoại lai từ vùng
cẳng chân trước đến bám vào mu chân như gân cơ chày trước, gân duỗi
ngón cái dài, gân duỗi các ngón chân dài và gân cơ mác ba.

pg. 264
Hình 4.45 Các cơ mu chân (lớp nông)

pg. 265
Hình 4.46 Các cơ mu chân (lớp sâu)

pg. 266
Hình 4.47 Gan chân (lớp nông)

pg. 267
Hình 4.48 Các cơ gan chân (lớp thứ nhất)

pg. 268
Hình 4.49 Các cơ gan chân (lớp thứ hai)

pg. 269
Hình 4.50 Các cơ gan chân (lớp thứ ba)

pg. 270
ĐÁY CHẬU
I.-CÁC CƠ CỦA CHẬU HÔNG

Có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm cơ chính thức của chậu gồm cơ nâng hậu môn và cơ cụt hai
cơ này cùng với các cơ bên đối diện tạo thành một tấm cơ võng lót
mặt trên thành dưới ổ bụng gọi là hoành chậu có chức năng nâng
đỡ các tạng trong ổ bụng và chậu, làm tăng áp ổ bụng, góp phần
kiểm soát tiểu tiện và đại tiện, ngoài ra, ở phụ nữ nó còn có tác dụng
hướng dẫn đầu thai nhi lúc sanh.

- Nhóm cơ của chi dưới có nguyên ủy từ chậu là cơ bịt trong và cơ


hình lê.

II.-CÁC CƠ CỦA ĐÁY CHẬU

1.-Khái niệm về đáy chậu

Đáy chậu là thành dưới của ổ bụng, giới hạn ở trên là hoành chậu,
phía trước là khớp mu, phía sau là đỉnh của xương cụt, hai bên là ngành
ngồi mu, ụ ngồi và dây chằng cùng - ụ ngồi. Đáy chậu lại được chia bởi
một đường thẳng đi qua hai ụ ngồi thành:

- Tam giác niệu dục hay còn gọi là đáy chậu trước vì ở đây có các
thành phần của hệ tiết niệu (niệu đạo) và sinh dục (niệu đạo ở nam,
âm đạo và niệu đạo ở nữ) đi qua hoặc định vị (cơ quan sinh dục
ngoài).

- Tam giác hậu môn còn gọi là đáy chậu sau vì chứa đựng ống hậu
môn và hậu môn.

pg. 271
2.-Các cơ của tam giác niệu dục

Xếp thành hai nhóm:

 Nhóm nông nằm trong khoang đáy chậu nông được giới hạn ở nông
là da và mạc đáy chậu nông, giới hạn ở sâu là mạc hoành niệu dục
dưới. Chúng gồm:

- Cơ ngang đáy chậu nông (bám từ ụ ngồi đến trung tâm gân đáy
chậu).

- Cơ hành xốp (bám từ trung tâm gân đáy chậu rồi bao quanh hành
xốp ở nam hoặc tách đôi để ôm quanh hành tiền đình ở nữ).

- Cơ ngồi hang (bám từ ụ ngồi rồi bao quanh trụ vật hang ở nam
hoặc trụ âm vật ở nữ). Hai cơ sau, có tác dụng làm cương các tạng
cương.

 Nhóm sâu nằm trong khoang đáy chậu sâu với giới hạn dưới là mạc
hoành niệu - dục dưới và giới hạn trên là mạc hoành niệu - dục trên.
Chúng gồm:

- Cơ ngang đáy chậu sâu bám từ mặt trong ngành ngồi mu đến trung
tâm gân và đường giữa (ở nam) hoặc bám vào thành bên âm đạo
(ở nữ).

- Cơ thắt niệu đạo bám từ mặt trong ngành ngồi - mu, bọc quanh
niệu đạo hòa cùng cơ bên đối diện. Hai cơ nhóm sâu này tạo thành
một tấm cơ gọi là hoành niệu dục.

3.-Cơ của tam giác hậu môn

Gồm:

- Cơ thắt ngoài hậu môn là cơ vân bao quanh ống hậu môn, phía
trước bám vào trung tâm gân, phía sau bám vào xương cụt và dây
chằng hậu môn - cụt.

pg. 272
- Cơ nhăn da hậu môn rất rời rạc bám vào da quanh hậu môn.

- Cơ thắt trong thuộc thành ống hậu môn. Nằm sau hơn các cơ riêng
của tam giác hậu môn là hoành chậu.

Hố ngồi - trực tràng: là một khoang nằm hai bên ống hậu môn,
được giới hạn phía trên trong bởi hoành chậu và cơ thắt ngoài hậu môn,
phía ngoài bởi ụ ngồi, cơ và mạc bịt trong và phía dưới là da và mạc nông.
Phía trước hố ngồi trực tràng thông với hai ngách bên nằm giữa hoành
chậu và hoành niệu dục.

4.-Trung tâm gân đáy chậu

Một phần lớn các thành phần cơ và mạc của vùng đáy chậu bám
vào một nút gân nằm ở trung tâm của đáy chậu gọi là trung tâm gân đáy
chậu. Nút gân này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và
độ bền vững của đáy chậu. Chính vì vậy, để tránh tổn thương nút này,
người ta thường làm thủ thuật cắt âm hộ trong khi sinh nhất là sinh con
so.

Hình 4.51 Phân vùng đáy chậu

pg. 273
Hình 4.52 Các cơ vùng đáy chậu (nhìn ngoài)

pg. 274
Hình 4.53 Hoành chậu (nữ)

pg. 275
Hình 4.54 Hoành chậu (nữ)

pg. 276
Hình 4.55 Hoành chậu (nam)

pg. 277
Hình 4.56 Hoành chậu (nam)

pg. 278
Hình 4.57 Hố ngồi trực tràng (thiết đồ đứng ngang)

pg. 279
Hình 4.58 Các cơ vòng

pg. 280
Hình 4.59 Hoành niệu dục (thiết đồ đứng ngang)

pg. 281
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. "Cơ ngực lớn" được đặt tên dựa theo:

a. Hình dáng của cơ

b. Vị trí của cơ

c. Hướng của thớ cơ

d. Chức năng của cơ

e. Số đầu bám của cơ

2. Chỗ bám đầu và chỗ bám cuối của cơ vào hai xương khác nhau gọi là:

a. Đầu trên và đầu dưới

b. Đầu xa và đầu gần

c. Đầu thịt và đầu gân

d. Đầu cố định và đầu di động

c. Nguyên ủy và bám tận

3. Cấu trúc nào sau đây thuộc về mạc:

a. Cân

b. Vách gian cơ

c. Bao hoạt dịch gân

d. Túi hoạt dịch

e. Mạc giữ gân

4. Các cơ bám da mặt:

a. Có bám tận vào da mặt

b. Do thần kinh hàm dưới chi phối

c. Có tác dụng kéo mặt sang bên đối diện

d. a và c
pg. 282
e. a,b và c

5. Cơ trên sọ gồm:

a. Cơ chẩm trán và mạc trên sọ

b. Hai cơ thái dương - đỉnh và cơ trán

c. Cơ trán và cơ thẳng đầu sau

d. Hai cơ thái dương - đỉnh

e. a và d

6. Cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ mắt:

a. Cơ cau mày

b. Cơ hạ mày

c. Cơ nâng mí trên

d. a và b

e. a, b và c

7. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cơ ở miệng:

a. Cơ cằm

b. Cơ ngang cằm

c. Cơ cười

d. Cơ mánh khảnh

e. Cơ mút

8. Các cơ nhai:

a. Đều có nguyên ủy ở xương hàm trên và bám tận vào xương hàm
dưới

b. Có vai trò chủ yếu trong động tác nhai

c. Được vận động bởi thần kinh hàm trên

pg. 283
d. a và b

e. a, b và c

9. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Khi bị liệt thần kinh mặt, bệnh nhân không thể thực hiện động tác
nhai, vì:

B. Các cơ nhai do các nhánh của thần kinh mặt vận động.

10. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cơ nhai:

a. Cơ thái dương đỉnh

b. Cơ cắn

c. Cơ chân bướm trong

d. Cơ chân bướm ngoài

e. Cơ thái dương

11. Cơ cắn bám từ cung gò má đến mặt ngoài góc hàm, nên sẽ làm động
tác:

a. Nâng hàm dưới lên

b. Kéo hàm dưới ra sau

c. Đưa hàm dưới ra trước

d. Hạ hàm dưới xuống

e. Hạ cung gò má

pg. 284
12. Cơ ức - đòn - chũm được xếp vào nhóm:

a. Cơ trước cột sống

b. Cơ cổ bên

c. Cơ bên cột sống

d. Cơ dựng gai

e. Cơ lưng gáy

13. Nói về các cơ trên móng, câu nào sau đây đúng nhất:

a. Bám tận vào các xương đầu mặt

b. Có tác dụng kéo xương móng lên trên và ra trước

c. Có tác dụng nâng xương móng, sàn miệng và đáy lưỡi lên khi
nuốt

d. Có tác dụng kéo xương móng ra sau và vào trong

e. a và c

14. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc các cơ trên móng:

a. Cơ trâm móng

b. Cơ hàm móng

c. Cơ móng lưỡi

d. Cơ hai thân

e. Cơ cằm móng

15. Cơ ức giáp thuộc nhóm:

a. Cơ trên móng

b. Cơ dưới móng

c. Cơ cổ bên

d. Cơ trước cột sống

pg. 285
e. Cơ bên cột sống

16. Cơ nào sau đây được xếp vào nhóm các cơ dưới móng:

a. Cơ giáp móng

b. Cơ vai móng

c. Cơ cằm móng

d. a và b

e. a, b và c

17. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Các cơ trước cột sống có chức năng chung là gập và xoay cột sống
cổ, vì:

B. Các cơ trước cột sống nằm chủ yếu phía trước cột sống cổ và bám
tận vào mặt dưới xương chẩm.

18. Các cơ dưới đây đều là cơ trước cột sống, NGOẠI TRỪ:

a. Cơ dài đầu

b. Cơ dài cổ

c. Cơ chéo đầu trên

đ. Cơ thẳng đầu trước

e. Cơ thẳng đầu bên (ngoài)

pg. 286
19. Cơ nào sau đây thuộc nhóm các cơ bên cột sống:

a. Cơ bậc thang trước

b. Cơ thang

c. Cơ nâng vai

d. a và b

e. a và c

20. Lớp thứ nhất của các cơ nông của cơ lưng gáy là:

a. Cơ trên gai và cơ dưới gai

b. Cơ trám lớn và cơ trám bé

c. Cơ thang và cơ nâng vai

d. Cơ thang và cơ lưng rộng

e. Cơ răng sau trên và cơ răng sau dưới

21. Các cơ sâu của cơ lưng gáy xếp thành:

a. Hai lớp

b. Ba lớp

c. Bốn lớp

d. Năm lớp

e. Sáu Iớp

22. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai


pg. 287
A. Các cơ gian sườn là các cơ tham gia chức năng hô hấp, vì:

B. Các cơ gian sườn bám từ bờ dưới xương sườn trên đến bờ trên
xương sườn dưới.

23. Trong các cơ thành bụng trước bên, cơ có hướng các thớ cơ chạy
xuống dưới và ra trước là:

a. Cơ thẳng bụng

b. Cơ chéo bụng ngoài

c. Cơ chéo bụng trong

d. Cơ tháp

c. Cơ ngang bụng

24. Liềm bẹn được tạo thành do sự dính của bờ dưới các cơ:

a. Cơ chéo bụng ngoài và cơ chéo bụng trong

b. Cơ chéo bụng ngoài và cơ thẳng bụng

c. Cơ chéo bụng trong và cơ thẳng bụng

d. Cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng

e. Cơ ngang bụng và cơ thẳng bụng

25. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Phần ngoài của thành bụng trước bên dù không dày nhưng khá vững
chắc, nhờ:

pg. 288
B. Các cơ rộng bụng ở phần này có thớ xếp theo nhiều hướng đan chéo
nhau và trợ lực cho nhau.

26. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Ống bẹn là nơi thường xảy ra thoát vị, nhất là ở nam giới vì:

B. Thành sau của ống bẹn là một điểm yếu của thành bụng do chỉ được
cấu tạo chủ yếu bởi mạc ngang và phúc mạc.

27. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc các cơ thành bụng sau:

a. Cơ thắt lưng lớn

b. Cơ chậu

c. Cơ thắt lưng bé

d. Cơ lưng rộng

e. Cơ vuông thắt lưng

28. Nói về cơ hoành, thông tin nào sau đây SAI:

a. Là một tấm cơ rộng và dẹt phân cách giữa lồng ngực và ổ bụng

b. Đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong động tác hô hấp

c. Cơ có hình vòm đôi mà mặt lõm hướng về phía ngực

d. Phần chu vi của cơ hoành bám quanh các xương lồng ngực và
cột sống là cơ

e. Có phần trung tâm là gân cho nên có thể xem cơ hoành là tập
hợp của nhiều cơ nhị thân
pg. 289
29. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Cơ hoành là một cơ hô hấp chủ yếu, vì:

B. Cơ hoành là một tấm gân - cơ nâng đỡ cho hai phổi.

30. Thành sau của ống bẹn được cấu tạo chủ yếu bởi:

a. Cơ chéo bụng trong

b. Cơ ngang bụng

c. Liềm bẹn

d. Cơ chéo bụng ngoài

e. Mạc ngang

31. Đi qua ống bẹn có:

a. Thừng tinh

b. Dây chàng tròn tử cung

c. Dây chằng bẹn

d. a và b

e. a và c

32. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cơ nối chi trên với cột sống:

a. Cơ lưng rộng

b. Cơ denta

c. Cơ trám
pg. 290
d. Cơ nâng vai

e. Cơ thang

33. Cơ ngực lớn KHÔNG bám vào cấu trúc nào sau đây:

a. Xương ức

b. Các sụn sườn

c. Xương đòn

d. Mỏm quạ

c. Bao cơ thẳng bụng

34. Cơ ngực bé:

a. Nằm trước cơ ngực lớn

b. Có nguyên ủy từ các xương sườn 3, 4, 5

c. Có bám tận vào đầu trên xương cánh tay

d. a và b

c. b và c

35. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A Cơ răng trước được xếp vào nhóm các cơ nối chi trên với lồng ngực,
vì:

B Cơ răng trước, bám từ mặt ngoài lồng ngực đến bờ trong xương vai.

pg. 291
36. Cơ nào sau đây của vai bám vào mặt trước xương vai:

a. Cơ trên gai

b. Cơ dưới gai

c. Cơ dưới vai

d. Cơ tròn lớn

e. Cơ tròn bé

37. Các cơ vùng ngực và vai quay quanh một khoang hình tháp gọi là:

a. Hố dưới vai

b. Hố nách

c. Hố trên đòn

d. Hố trên gai

e. Hố dưới gai

38. Cơ cánh tay:

a. Bám từ nửa dưới xương cánh tay đến lồi củ quay

b. Nằm trước cơ nhị đầu cánh tay

c. Có động tác gấp cẳng tay

d. a và b

e. a, b và c

39. Cơ tam đầu cánh tay bám từ xương vai, mặt sau xương cánh tay đến
mỏm khuỷu xương trụ nên có chức năng:

a. Gấp cẳng tay

b. Sấp cẳng tay

c. Duỗi cẳng tay

d. Ngửa cẳng tay

pg. 292
e. Nửa sấp cẳng tay

40. Ống cánh tay:

a. Có thành trước được tạo thành phần bởi các cơ vùng cánh tay
trước

b. Có thành sau là vách gian cơ trong

c. Có hình lăng trụ tam giác

d. Chứa nhiều thành phần mạch máu và thần kinh nên còn gọi là
khoang thần kinh - mạch

e. a, b, c, d đều đúng

41. Vùng cẳng tay trước gồm:

a. 8 cơ gấp và sấp, xếp thành 3 lớp

b. 7 cơ duỗi và ngửa, xếp thành 2 nhóm

c. 12 cơ gấp và sấp, xếp thành 2 lớp

d. 8 cơ gấp và ngửa, xếp thành 3 lớp

e. 7 cơ duỗi và sấp, xếp thành 2 nhóm

42. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc lớp nông của vùng cẳng tay trước:

a. Cơ sấp tròn

b. Cơ gan tay dài

c. Cơ gấp các ngón nông

d. Cơ gấp cổ tay quay

e. Cơ gấp cổ tay trụ

43. Hố khuỷu:

a. Là một hõm nằm sau khớp khuỷu

pg. 293
b. Là một vùng hình tam giác có cạnh trên là đường nối hai mỏm
trên lồi cầu xương cánh tay, cạnh ngoài là cơ gấp cổ tay quay, cạnh
trong là cơ gấp cổ tay trụ

c. Là một vùng nằm sau trong khớp khuỷu để thần kinh trụ đi qua

d. Có động mạch cánh tay sâu, tĩnh mạch nền và thần kinh trụ đi
qua

e. a, b, c, d đều sai

44. Vùng cẳng tay sau có:

a. 7 cơ, xếp thành 2 nhóm

b. 12 cơ, xếp thành 2 nhóm: ngoài và sau

c. 5 cơ, xếp thành 2 lớp

d. 20 cơ, xếp thành 2 lớp

e. 12 cơ, xếp thành 2 lớp

45. Vùng cẳng tay sau gồm:

a. Các cơ duỗi và ngửa

b. Các cơ gấp và ngửa

c. Các cơ gấp và sấp

d. Các cơ duỗi và dạng

e. Các cơ duỗi và sấp

46. Cơ nào sau đây thuộc nhóm ngoài lớp nông vùng cẳng tay sau:

a. Cơ khuỷu

b. Cơ duỗi các ngón

c. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn

đ. Cơ duỗi ngón út

pg. 294
e. Cơ duỗi ngón cái dài

47. Liên quan đến các cơ của bàn tay, thông tin nào sau đây SAI:

a. Các cơ của bàn tay sắp xếp thành 3 nhóm chính

b. Các cơ mô út gồm 4 cơ bám từ các xương cổ tay đến ngón út và


gan tay

c. Các cơ mô cái cũng gồm 4 cơ bám từ các xương cổ tay đến


xương đốt ngón cái hoặc xương đốt bàn I

d. Nhóm các cơ gian cốt và cơ giun gồm 12 cơ thuộc hai loại

e. Các cơ gian cốt và cơ giun thực hiện một động tác đặc biệt là gấp
đốt gần nhưng duỗi đốt giữa và đốt xa

48. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cơ đùi trong:

a. Cơ lược

b. Cơ thon

c. Cơ may

d. Cơ khép ngắn

c. Cơ khép đài

49. Nói về cơ tứ đầu đùi, câu nào sau đây SAI:

a. Có 4 đầu bám nguyên ủy

b. Tất cả các nguyên ủy đều bám vào xương đùi

c. Tập trung thành gân bánh chè bám vào xương bánh chè

d. Gân bánh chè sau khi vượt qua xương bánh chè thì trở thành dây
chằng bánh chè

e. Là một cơ duỗi cẳng chân

pg. 295
50. Các cơ đùi trước bám từ xương chậu và xương đùi đến đầu trên
xương chày nên có tác dụng:

a. Gấp đùi, duỗi cẳng chân

b. Gấp đùi, gấp cẳng chân

c. Duỗi đùi, gấp cẳng chân

d. Duỗi đùi, duỗi cẳng chân

e. Một tác dụng khác

51. Nói về các cơ vùng mông, thông tin nào sau đây SAI:

a. Phần lớn các cơ bám từ khung chậu đến mấu chuyển nhỏ

b. Thực hiện được động tác xoay đùi

c. Gồm 10 cơ xếp thành 3 lớp

d. Lớp nông gồm cơ mông lớn và cơ căng mạc đùi

e. Lớp giữa gồm cơ mông nhỡ và cơ hình lê

52. Cơ vuông đùi thuộc về:

a. Các cơ đùi trong

b. Các cơ mông

c. Các cơ đùi trước

d. Các cơ đùi sau

e. Một nhóm cơ khác

53. Hố kheo:

a. Là một khoang hình tam giác nằm sau khớp gối

b. Có cạnh trên trong là cơ nhị đầu đùi

c. Có cạnh trên ngoài là cơ bán màng và bán gân

d. Có hai cạnh dưới là hai đầu cơ bụng chân

pg. 296
e. a, b, c, d đều đúng

54. Đi qua hố kheo có:

a. Các mạch máu đùi

b. Thần kinh kheo

c. Tĩnh mạch hiển lớn

d. b và c

e. a, b, c, d đều sai

55. Các cơ cẳng chân được chia thành:

a. 2 nhóm: trước và sau

b. 3 nhóm: trước, ngoài và sau

c. 2 nhóm: ngoài và sau

d. 3 nhóm: trong, ngoài và sau

e. 2 nhóm: trong và sau

56. Các cơ sau đây đều thuộc vùng cẳng chân trước, NGOẠI TRỪ:

a. Cơ chày trước

b. Cơ chày sau

c. Cơ duỗi ngón cái dài

d. Cơ duỗi các ngón chân dài

e. Cơ mác ba

57. Cơ gan chân thuộc nhóm:

a. Nhóm cơ cẳng chân trước

b. Nhóm cơ cẳng chân ngoài

c. Lớp nông cơ cẳng chân sau

d. Nhóm cơ gan chân


pg. 297
e. Lớp sâu cơ cẳng chân sau

58. Cơ nào sau đây là cơ nội tại của mu chân:

a. Cơ gấp ngắn các ngón chân

b. Cơ gấp các ngón chân dài

c. Cơ gấp ngón cái dài

d. Cơ duỗi các ngón chân ngắn

e. Cơ duỗi ngón cái dài

59. Các cơ gan chân được xếp thành:

a. 4 lớp

b. 4 ô

c. 3 lớp

d. 2 lớp

e. 2 ô

60. Lớp sâu nhất của các cơ gan chân gồm các cơ:

a. Cơ dạng ngón cái và cơ dạng ngón út

b. Cơ vuông gan chân và các cơ giun

c. Cơ gấp ngón cái ngắn và cơ gấp ngón út ngắn

d. Cơ gian cốt gan chân và cơ gian cốt mu chân

e. Cơ gan chân và cơ vuông gan chân

61. Hoành chậu hông được tạo nên bởi:

a. Cơ nâng hậu môn và cơ ngang đáy chậu sâu

b. Cơ nâng hậu môn và cơ ngang đáy chậu nông

c. Cơ hình lê và cơ thắt ngoài hậu môn

d. Cơ cụt và cơ nâng hậu môn


pg. 298
e. Cơ bịt trong và cơ nâng hậu môn

62. Cơ nào sau đây thuộc khoang đáy chậu sâu:

a. Cơ hành xốp

b. Cơ ngồi hang

c. Cơ thắt ngoài hậu môn

d. Cơ thắt niệu đạo

e. Cơ nhăn da hậu môn

63. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A Người ta thường làm thủ thuật cắt âm hộ khi sinh nhất là sinh con so,
vì:

B. Thủ thuật cắt âm hộ giúp tránh làm tổn thương cơ ngang đáy chậu
sâu.

pg. 299
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.b 2.e 3.b 4.a 5.e 6.d 7.d 8.b 9.e 10.a

11.a 12.b 13.c 14.c 15.b 16.d 17.a 18.c 19.a 20.d

21.c 22.a 23.b 24.d 25.a 26.a 27.d 28.c 29.b 30.e

31.d 32.b 33.d 34.b 35.a 36.c 37.b 38.c 39.c 40.e

41.a 42.c 43.e 44.e 45.a 46.c 47.d 48.c 49.b 50.a

51.a 52.b 53.d 54.a 55.b 56.b 57.c 58.d 59.a 60.d

61.d 62.d 63.c

pg. 300
CHƯƠNG V. HỆ THẦN KINH
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Vẽ được sơ đồ một cung phản xạ đơn giản

2) Nêu được các thành phần của hệ thần kinh và chức năng của
chúng

3) Mô tả được hình thể ngoài và hình thể trong của tủy gai

4) Mô tả hình thể ngoài của trám não (hành, cầu, tiểu não và não
thất bốn) và trung não

5) Kể tên các nhân xám của các thần kinh sọ ở hành, cầu và trung
não

6) Nêu được sơ lược cấu tạo và chức năng của đồi thị

7) Kể tên các thành phần của các vùng trên, sau đồi, dưới đồi và
vùng hạ đồi

8) Mô tả sơ lược các thành của não thất ba

9) Kể tên các rãnh, các thùy của mặt trên ngoài, mặt trong và mặt
dưới của bán cầu đại não

10) Mô tả sơ lược hình thể trong của đoan não

11) Mô tả sơ lược hình thể của não thất bên

12) Mô tả sở lược các phần của thần kinh giao cảm và đối giao cảm

13) Mô tả sơ lược các lớp màng não tủy và sự lưu thông của dịch
não tủy

14) Kể tên và sự chi phối của 12 đôi thần kinh sọ

15) Mô tả sơ lược cấu tạo của đám rối cổ

pg. 301
16) Mô tả nguyên ủy, đường đi, tận cùng và chi phối của 5 ngành
tận chính của đám rối thần kinh cánh tay (thần kinh quay nách, trụ,
giữa, cơ bì)

17) Mô tả nguyên ủy, đường đi, tận cùng và chi phối của thần kinh
đùi, thần kinh bịt và thần kinh ngồi

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên não thật, mô hình, tranh vẽ những chi tiết của não
và tủy đã học ở phần lý thuyết

2) Chỉ được trên xác, mô hình, tranh vẽ các dây thần kinh ngoại biên
(sọ, chi trên, chi dưới, gian sườn) và các hạch giao cảm cạnh sống

ĐẠI CƯƠNG
Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể
người, ở dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một
loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh (neuron) và
các tế bào thần kinh đệm. Chính các neuron đã tạo ra hai thành phần cơ
bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Về
mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung
ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần
kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ
thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương)
và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh
dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ phức
tạp.

Nhiệm vụ của hệ thần kinh là tiếp nhận những thông tin về những
sự thay đổi của ngoại môi trường và nội môi trường để khởi phát và điều
hòa những đáp ứng của cơ thể một cách thích đáng với những thay đổi

pg. 302
đó theo nguyên tắc phản xạ. Hệ thần kinh có nguồn gốc từ lá thai ngoài
(ngoại bì) do một tấm thần kinh ở dọc lưng phôi lõm xuống rồi cuộn thành
ống thần kinh.

Hình 5.1 Sơ lược hệ thần kinh

I.-TẾ BÀO THẦN KINH

Hệ thần kinh được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào thần kinh
(neuron). Đây là những tế bào biệt hóa cao có đặc điểm cơ bản là kích
ứng và dẫn truyền. Mỗi neuron gồm có một thân tế bào và hai loại nhánh:

- Nhánh cành: dẫn truyền xung động về thân neuron.

- Nhánh trục: dẫn truyền xung động từ thân neuron ra. Nhánh trục
thường có bao myelin màu trắng.

Bên cạnh các neuron còn có các tế bào thần kinh đệm làm nhiệm
vụ chống đỡ, bảo vệ và dinh dưỡng và các tế bào thần kinh tuyến làm
nhiệm vụ nội tiết. Cấu trúc kết nối giữa tế bào thần kinh này với tế bào
thần kinh khác gọi là synapse. Xung động truyền qua synapse thông qua
sự giải phóng của những chất trung gian thần kinh.

Tập hợp của rất nhiều thân neuron và các nhánh không có bao
myelin có màu sẫm hơn gọi là chất xám. Nhiều sợi trục của neuron có bao

pg. 303
myelin hợp thành một phần của thần kinh có màu sáng hơn gọi là chất
trắng.

1.-Các loại neuron

Mặc dù thân neuron chỉ có đường kính từ 5 µm đến 135 µm, các sợi
thần kinh của nó có thể dài tới hơn 1 mét. Số lượng, chiều dài và cách
phân nhánh của các sợi thần kinh (nhánh cành và nhánh trục) là cơ sở
hình thái học để phân loại neuron.

- Neuron một cực là neuron mà thân của nó có một nhánh duy nhất,
ví dụ như neuron của hạch rể sau; nhánh này chia ra sau một đoạn
ngắn rời khỏi thân neuron thành hai nhánh, một chạy về phía các
cấu trúc ở ngoại vi và nhánh kia chạy vào hệ thần kinh trung ương.
Cả hai nhánh có các đặc điểm cấu trúc và chức năng của một nhánh
trục. Những nhánh tận nhỏ ở đầu tận cùng của nhánh ngoại vi, tại
vị trí tiếp nhận thông tin được gọi là các nhánh cành.

- Neuron hai cực có một thân thuôn dài, một đầu tách ra một nhánh
cành và đầu kia tách ra một nhánh trục. Loại neuron này có mặt ở
lớp tế bào hai cực của võng mạc và ở các hạch ốc tai và tiền đình.

- Neuron đa cực có nhiều nhánh tách khỏi thân, nhánh dài là nhánh
trục và các nhánh còn lại là các nhánh cành. Hầu hết các neuron
của nào và tủy sống thuộc loại này.

Ngoài ra, các neuron cũng có thể được phân loại theo kích thước:

- Các neuron Golgi type I có nhánh trục dài, có thể tới 1 mét hoặc
hơn. Nhánh trục của những neuron này tạo nên những dải sợi dài ở
tủy sống và não và những sợi thần kinh cùa những dây thân kinh
ngoại vi. Các tế bào tháp của vỏ đại não, các tế bào Purkinje của vỏ
tiểu não và những neuron vận động của tuỷ sống là những neuron
Golgi type I.

pg. 304
- Các neuron Golgi type II có nhánh trục ngắn tận cùng ở gần thân
hoặc hầu như không có nhánh trục. Chúng có số lượng lớn hơn
nhiều so với các neuron Golgi type I. Những nhánh cành ngắn tách
ra từ những neuron này làm cho chúng có hình sao. Những neuron
này có nhiều ở vỏ của tiểu não và đại não và thường là neuron ức
chế.

Theo chức năng, các neuron được chia thành các loại vận động,
cảm giác và liên hợp.

Hình 5.2 Tế bào thần kinh

Hình 5.3 Sơ đồ một neuron


A - có bao Myelin; B - không có bao Myelin

pg. 305
2.-Synapse

Một xung động thần kinh thường được dẫn truyền qua một loạt
neuron. Các neuron phải có những cách liên hệ thích hợp để đảm bảo
được sự dẫn truyền liên tục này. Vùng liên hệ giữa các neuron gọi là
synapse.

Ở synapse, đầu tận cùng nhánh trục của một neuron (gọi là cúc tận
cùng hay cúc tiền synapse) nằm liền kề nhánh cành hoặc thân của một
neuron khác (neuron hậu synapse); hai neuron cách nhau bằng khe
synapse chỉ rộng 20 - 50nm. Trong cúc tiền synapse có các bọng tiền
synapse chứa chất dẫn truyền thần kinh; trong màng bào tương của
neuron hậu synapse có các receptor với các chất dẫn truyền thần kinh.
Khi xung động thần kinh (mà bản chất là điện thế hoạt động) lan tới đầu
tận cùng sợi trục, nó làm các bọng tiền synapse vỡ ra và giải phóng một
chất dẫn truyền thần kinh. Chất này khuyếch tán qua khe synapse, tác
động lên các receptor của neuron hậu synapse và gây ra một điện thế ở
neuron hậu synapse.

Hình 5.4 Synapse


pg. 306
3.-Tế bào thần kinh đệm

Các neuron của hệ thần kinh được chống đỡ bởi vài loại tế bào
không có tính chịu kích thích gọi là các tế bào thần kinh đệm. Các tế bào
đệm nói chung nhỏ hơn neuron và có số lượng nhiều gấp 5 tới 10 lần số
lượng neuron, chúng tạo nên khoảng một nửa thể tích của não và tuỷ
sống.

Có bốn loại tế bào đệm trong thần kinh trung ương:

- Các tế bào sao.

- Các tế bào ít nhánh.

- Các tế bào đệm.

- Các tế bào nội tủy.

Các tế bào đệm ở thần kinh ngoại vi là các tế bào Schwann và các
tế bào vệ tinh.

Hình 5.5 Tế bào thần kinh đệm

pg. 307
II.-CUNG PHẢN XẠ VÀ CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH

Hình 5.6 Sơ đồ một cung phản xạ


Hoạt động của hệ thần kinh theo nguyên tắc phản xạ thực hiện nhờ
các cung phản xạ và các đường dẫn truyền. Các đường dẫn truyền thần
kinh (cảm giác, vận động) cần nhiều neuron hơn vì phải lên tận các tầng
não hoặc vỏ não.

Một cung phản xạ đơn giản gồm có 5 thành phần:

(1) Thụ cảm thể (cơ quan thụ cảm).

(2) Dây thần kinh hướng tâm (neuron cảm giác).

(3) Trung khu thần kinh.

(4) Dây thần kinh ly tâm (neuron vận động).

(5) Cơ quan thực hiện.

Trong đó: (1) Thụ cảm thể có chức năng tiếp nhận kích thích và hình
thành xung động thần kinh truyền đi. (2) Dây thần kinh hướng tâm có chức
năng truyền xung động thần kinh phát sinh từ thụ cảm thể về trung khu
thần kinh. (3) Trung khu thần kinh có chức năng tiếp nhận và xử lý thông

pg. 308
tin được truyền đến và phát ra các xung động thần kinh. (4) Dây thần kinh
ly tâm có chức năng truyền xung động thần kinh từ trung khu thần kinh
đến các cơ quan thực hiện. (5) Cơ quan thực hiện nhận được xung động
thần kinh từ trung khu thần kinh sẽ hoạt động theo cấu tạo chức năng của
mình để đáp ứng lại kích thích.

Hình 5.7 Ví dụ tác động cung phản xạ

III.-SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI THAI HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh có nguồn gốc ngoại phôi bì, đầu tiên là tấm thần kinh
ở mặt lưng phôi, sau đó lõm xuống thành máng rồi hai bờ máng gắn lại
làm thành ống thần kinh. Phần trước ống phát triển rất to thành não, phần
còn lại ít thay đổi trở thành tủy gai.

Ống thần kinh có lỗ trước và lỗ sau đóng lại dần. Nếu lỗ trước không
đóng sẽ sinh tật não tách đôi (cranium bifidum), từ đó mà có thoát vị màng
não và thoát vị não qua lỗ hổng (thường khớp sàng - trán, đỉnh, chẩm).

Tật gai sống chẽ đôi (spina bifida) là do lỗ sau không đóng kín kèm
theo thoát vị màng não tủy thắt lưng - cùng. Có trường hợp chỉ có nứt kín
xương cùng (spina bifida occulta) thường phát hiện tình cờ khi chụp X
quang cột sống thắt lưng - cùng.

Sự phát triển phôi thai học của ống thần kinh theo hai hướng:

pg. 309
- Theo chiều rộng: dẫn đến sự biệt hóa chức năng và hệ thần kinh
ngoại biên. Thành bụng của ống là nguồn gốc các tổ chức vận động.
Thành bên (trung gian) sẽ cho các phần thần kinh tự chủ. Thành mái
là nguồn gốc cảm giác. Có mào hạch ở phía sau ống thần kinh tạo
nên hai chuỗi hạch ở mỗi bên: chuỗi hạch sọ và chuỗi hạch giao
cảm.

- Theo chiều dài: gồm các hiện tượng phân đoạn, uốn cong, tăng
trưởng và đẩy các khối. Phần dưới của ống thần kinh thay đổi ít, nơi
đi ra các dây thần kinh của chi trên và dưới tạo thành phình cổ và
phình thắt lưng. Phần trên hay não lúc đầu gồm ba bọng não trước,
giữa, sau (giai đoạn 3 bọng). Khi bọng não trước và sau tách đôi
thêm lần nữa, não có năm bọng (giai đoạn 5 bọng). Đây là hiện
tượng phân đoạn. Hiện tượng uốn cong ở não là do bị hộp sọ giới
hạn: uốn cong ở não giữa mở góc ra trước, uốn cong gáy giữa tủy
gai và hành não cũng mở góc ra trước, và uốn cong cầu ở não sau
mở góc ra sau. Hiện tượng tăng trưởng và đẩy các khối là do sự
phát triển to lớn của não gồm một loạt các động tác tự chia đôi, cuốn
tròn lại, đẩy và phủ (để vùi gian não và một phần não giữa hay bán
cầu tiểu não che mặt sau hành não) và dính liền lại, chẳng hạn hai
mép gian bán cầu (thể chai và vòm não).

pg. 310
Hình 5.8 Sơ đồ hình thành ống thần kinh ở phôi thai

pg. 311
Hình 5.9 Sự phát triển các bọng não
A-Giai đoạn 3 bọng; B và C-Giai đoạn 5 bọng

Hình 5.10 Sự phát triển phân đoạn và uốn cong ở não

pg. 312
Hình 5.11 Não qua các giai đoạn

pg. 313
HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Gồm: tủy gai và não bộ.

 Não bộ:

- Đoan não tức là hai bán cầu đại não và các nhân xám nền não có
nguồn gốc từ phần trước của bọng não trước. Trong có não thất
bên.

- Gian não gồm có đồi thị, vùng hạ đồi và tuyến yên (thùy sau) có
nguồn gốc từ phần sau của bọng não trước. Trong có não thất ba.

- Trung não gồm cuống não và các lồi não có nguồn gốc từ bọng
não giữa. Trong có cống não.

- Trám não gồm cầu não và tiểu não có nguồn gốc từ phần trước
của bọng não sau và hành não có nguồn gốc từ tủy não tức là phần
dưới của bọng não sau. Trong có não thất IV.

Riêng hành não, cầu não và trung não gộp thành thân não và như
vậy có thể phân chia theo cách khác thành ba phần: thân não, tiểu não và
đại não.

 Tủy gai:
Do ống thần kinh sinh ra. Trong tủy gai có ống trung tâm.

Thần kinh trung ương được bọc bởi các màng não tủy có chứa dịch
não tủy.

I.-TỦY GAI

Tủy gai là phần của thần kinh trung ương nằm trong ống sống. Nó
trải dài bắt đầu ở ngang mức đốt sống cổ C1 (đốt đội), và tận hết ở ngang
mức đốt sống thắt lưng L2. Như vậy, các đoạn tủy bên trong không tương
ứng với các đốt sống bên ngoài và trong lòng ống sống từ đốt sống thắt
lưng L3 đến hết ống cùng không có tủy gai mà chỉ có các dây thần kinh

pg. 314
gai cuối hợp thành đuôi ngựa để thoát ra ở các lỗ gian đốt sống thắt lưng,
cùng và cụt, cho phép chọc dò dịch não tủy không nguy hiểm ở khoảng
giữa đốt sống thắt lưng L4 và L5.

1.-Hình thể ngoài

Tủy gai có hình trụ dẹt, màu xám trắng, cân nặng khoảng 26 - 28g,
dài khoảng 45 cm ở nam và 42 - 43 cm ở nữ, chiếm 2/3 trên ống sống,
đầu trên nối với hành não. Tủy gai có khoảng 32 đốt tủy tương ứng với
sự xuất phát của rễ 32 đôi thần kinh gai, chia làm 4 phần:

- Cổ: 8 đôi dây thần kinh cổ.

- Ngực: 12 đôi dây thần kinh ngực.

- Thắt lưng: 5 đôi dây thần kinh thắt lưng.

- Nón tủy: là phần tận cùng của tủy gai thu hẹp giống cái phễu cho
5 đôi dây cùng và một đôi dây cụt.

Đoạn tủy gai tương ứng với nơi xuất phát các dây thần kinh ngoại
biên chi phối chi trên và chi dưới phình to thành phình cổ và phình thắt
lưng. Đoạn cùng dưới và cụt thót nhỏ thành nón tủy. Nón tủy nối với đáy
của ống sống bởi dây tận cùng. Dọc phía trước tủy gai có khe giữa rất sâu
và dọc phía sau có rãnh giữa nông hơn chia tủy gai thành hai nửa. Mỗi
nửa lại được chia thành ba thừng trước, bên và sau. Giới hạn giữa thừng
sau và bên là rãnh bên sau, nơi có rễ lưng của 32 đôi thần kinh gai và giới
hạn giữa thừng trước và thừng bên là rãnh bên trước, nơi xuất phát của
rễ bụng các thần kinh gai. Hai rễ bụng và lưng sẽ chập lại thành thần kinh
gai, chui qua lỗ gian đốt sống tương ứng. Ngoài ra ở phần tủy cổ và ngực
trên còn có rãnh trung gian sau chia tiếp thừng sau ra làm hai bó: bó thon
ở trong và bó chêm ở ngoài.

pg. 315
2.-Hình thể trong

Bên trong tủy gai, chất xám tập trung thành các cột mà trên mặt cắt
ngang tủy có dạng hình chữ H, có hai sừng trước lớn hơn (sừng vận
động), hai sừng sau nhỏ hơn (sừng cảm giác), hai sừng bên và chất xám
trung tâm. Chính giữa chất xám trung tâm là ống trung tâm. Chất trắng
bao quanh chất xám, tạo nên bởi các bó cảm giác (chạy lên não bộ), như
bó gai đồi thị, gai tiểu não, thon, chêm và các bó vận động (từ não bộ chạy
xuống) như bó tháp trước, bó tháp bên.

Cấu tạo tủy gai gồm 3 phần: ống trung tâm, chất xám và chất trắng:

2.1.-Ống trung tâm

Là một ống nhỏ không chứa dịch não tủy (vì quá nhỏ) nằm ở giữa
tủy chạy dọc suốt chiều dài của tủy gai. Ở trên ống thông với não thất IV
thuộc trám não và ở dưới phình ra tạo thành tủy thất tận cùng nằm trong
phần dưới của nón tủy. Sau đó, ống thu hẹp lại và tận hết trong đầu trên
của dây tận cùng.

2.2.-Chất xám

Chất xám của tủy gai gồm ba cột: cột trước, cột bên và cột sau. Trên
thiết đồ, các cột này xếp thành hình chữ H. Nét ngang giữa gọi là chất
trung gian trung tâm chứa ống trung tâm mà ở hai đầu của nét đổi tên là
chất trung gian bên. Nét dọc gồm có ba sừng: trước, bên và sau.

- Sừng trước hay sừng vận động: thường có hình tứ giác, tách ra
rễ bụng dây thần kinh gai.

- Sừng bên: hiện diện từ tủy cổ VIII đến tủy thắt lưng II - III. Ở bờ
ngoài của sừng bên, giới hạn giữa chất xám và chất trắng không rõ
ràng do sự hiện diện của một cấu trúc đặc biệt gọi là cấu tạo lưới.

- Sừng sau: hay sừng cảm giác hẹp và dài, chỗ phình rộng của
sừng được chiếm bởi một khối bán trong suốt gọi là chất keo kế tiếp

pg. 316
là đầu sừng hay đỉnh sừng sau. Chất xám của tủy chủ yếu là do các
nhân tập hợp lại. Nhân của chất xám gồm các thân tế bào thần kinh
tập hợp lại nằm trong các sừng.

Ở sừng trước có hai cột nhân trước ngoài và trước trong.

Ở sừng bên từ đoạn tủy cổ VIII đến đoạn tủy thắt lưng II có cột nhân
trung gian bên thuộc phần thần kinh giao cảm và ở các đoạn tủy cùng II,
III, IV, có cột nhân tự chủ thuộc phần thần kinh đối giao cảm.

Ở sừng sau: ngoài cột chất keo, ở bờ trong của nhân sừng sau có
một nhân hiện diện khá rõ từ C VIII đến L II gọi là nhân ngực, trạm dừng
đầu tiên của bó gai tiểu não sau.

2.3.-Chất trắng

Chất trắng nằm bao quanh chất xám và gồm có hai nửa nối với nhau
ở phía trước chất trung gian trung tâm bởi mép trắng. Mỗi nửa này được
chia làm ba thừng trước, bên và sau. Chất trắng được tạo nên bởi các bó
hoặc dải sợi dẫn truyền thần kinh có bao myelin và chia làm ba nhóm sợi
dựa theo chức năng.

- Các sợi vận động ly tâm đi từ não xuống.


- Các sợi cảm giác hướng tâm đi lên não.
- Các sợi liên hợp nối các tầng tủy với nhau.
Các bó chất trắng được tóm tắt như sau:

Thừng Các bó, dải Chức năng


Bó tháp trước Vận động ý thức
Bó tiền đình gai Thuộc hệ vận động ngoại tháp (vận
Trước động có ý thức)
Bó gai đồi thị Xúc giác nhẹ
Các bó riêng Gồm những sợi liên hợp gai - gai
Bó tháp bên Vận động có ý thức
Bó đỏ gai
Bên Bó mái gai Thuộc hệ vận động ngoại tháp
Bó lưới gai
Bó gai tiểu não trước
pg. 317
Bó gai tiểu não sau Cảm giác sâu vô ý thức
Bó gai đồi thị bên Cảm giác thống nhiệt
Bó lưng bên Gồm các sợi cảm giác nông tạo nên
2 bó gai đồi thị
Bó thon
Sau Cảm giác sâu có ý thức
Bó chêm

Hình 5.12 Hình thể ngoài và trong của tủy gai

3.-Sự liên quan giữa vị trí của mỏm gai với các đoạn tủy và dây thần
kinh gai sống

Vì tủy ngắn hơn cột sống như đã trình bày ở trên, nên từng đốt tủy
không tương ứng với từng đốt sống. Mỗi đốt sống là ứng với đoạn tủy ở
thấp hơn.

pg. 318
- Ở vùng cổ: số của đoạn tủy và dây thần kinh gai là số của mỏm
gai + 1.

Ví dụ: sờ thấy mỏm gai của đốt sống cổ lồi C7 thì đoạn tủy và dây
thần kinh gai thoát ra ngang mức đó là C VIII.

- Ở vùng ngực trên từ đốt ngực 1 (T1) đến 5 (T5): số của đoạn tủy
là số của mỏm gai cộng thêm 2, và ở vùng ngực dưới từ T6 đến T10
thì + 3.

Ví dụ: sờ thấy mỏm gai của đốt sống ngực 9 thì đoạn tủy xương
ứng là T XII.

- Mỏm gai của đốt sống ngực 11 và khoang liên gai ngay dưới liên
quan với ba đoạn tủy thắt lưng II, III, IV.
- Mỏm gai của đốt sống ngực 12 và khoảng liên gai ngay dưới liên
quan với các đoạn tủy cùng trên.
- Mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 (L1) liên quan với các đoạn tủy cùng
dưới và cụt.

Biết được sự liên quan của các đoạn tủy với mỏm gai của đốt sống
và dựa thêm trên các tổn thương lâm sàng (khi khám cảm giác và vận
động theo vùng) ta có thể nhận định được nơi cột sống bị tổn thương.

pg. 319
Hình 5.13 Tủy gai và dây thần kinh

pg. 320
Hình 5.14 Các rễ thần kinh

pg. 321
Hình 5.15 Cấu tạo một đoạn tủy gai

pg. 322
Hình 5.16 Thiết đồ ngang qua tủy gai

pg. 323
II.-NÃO BỘ

Não nằm trong hộp sọ. Nó trực tiếp kiểm soát các cơ quan ở đầu
(qua các thần kinh sọ) và thông qua tuỷ sống, kiểm soát thân và chi; não
là cơ sở vật chất của trí tuệ.

Não từ thấp lên cao gồm: trám não, trung não, gian não và đoan
não.

Riêng hành não, cầu não và trung não gộp thành thân não và như
vậy có thể phân chia theo cách khác thành ba phần: thân não, tiểu não và
đại não.

1.-Trám não

Gồm hành não và cầu não ở phía trước, tiểu não ở sau. Ba thành
phần này bao quanh một khoang rỗng hình trám chứa dịch não tủy gọi là
não thất IV. Trám não xuất phát từ bọng não sau.

1.1.-Hành não

Hình thể ngoài

Hành não nằm trên tuỷ sống, dưới cầu não và trước tiểu não. Hành
não gồm hai phần: phần đóng ở dưới nhỏ hơn, chứa ống trung tâm, và
phần mở ở trên to hơn nối ống trung tâm mở rộng ra mặt sau thành phần
dưới của não thất IV.

Mặt ngoài hành não có khe giữa trước và rãnh giữa sau giống như
ở tuỷ sống. Rãnh bên trước của hành não thẳng hàng với các rễ trước
thần kinh sống và là nơi thoát ra của các rễ thần kinh sọ XII. Rãnh bên
sau của hành não thẳng hàng với các rễ sau thần kinh sống và là nơi thoát
ra của các rễ của các thần kinh sọ XI, X và IX.

Vùng nằm giữa khe giữa trước và rãnh bên trước ở mỗi bên nhô lên
thành tháp hành. Tháp này do dải vỏ tuỷ tạo nên.

pg. 324
Vùng nằm giữa các rãnh bên trước và sau ở phần trên hành não
phồng to thành trám hành. Trám hành do khối nhân lớn gọi là nhân trám
dưới tạo nên.

Phần sau của hành não giữa rãnh bên sau và rãnh giữa sau chứa
hai bó từ thừng sau tuỷ sống đi lên: bó thon ở trong và bó chêm ở ngoài.
Hai bó này tận cùng ở hai khối tròn nhô lên được gọi là củ thon và củ
chêm. Ở ngay trên các củ này, chiếm chỗ mặt sau của hành não là một
hố hình tam giác tạo nên phần dưới của sàn não thất IV. Hố này được
giới hạn ở hai bên bởi các cuống tiểu não dưới, vốn là các cấu trúc nối
hành não với tiểu não.

Hình thể trong

Hành não được cấu tạo bằng chất xám và chất trắng.

Chất xám của hành não bao gồm:

- Nhân nguyên ủy của các thần kinh sọ IX, X, XI và XII. Nhân vận
động chung của các thần kinh IX, X và XI là nhân hoài nghi. Nhân
cảm giác chung cho các thần kinh VII, IX và X là nhân đơn độc. Các
nhân tiền đình của thần kinh tiền đình cũng có một phần nằm ở hành
não.

- Nhân tủy thần kinh sinh ba và cấu tạo lưới của hành não.

- Nhân trám dưới nằm dưới bề mặt trám hành, chuyển tiếp thông tin
từ tủy sống, vỏ não và thân não tới tiểu não.

- Nhân thon và nhân chêm nằm dưới bề mặt các củ cùng tên. Các
nhân này là nơi tận cùng của các sợi trong bó thon và bó chêm. Các
neuron của hai nhân này lại cho sợi trục chạy lên tới đồi thị bên đối
diện.

Chất trắng của hành não cũng bao gồm những dải đi xuống và đi
lên như ở tuỷ sống:

pg. 325
- Dải vận động đi xuống lớn nhất là dải tháp đi trong tháp hành. Ở
gần đầu dưới hành não, phần lớn số sợi của dải này bắt chéo sang
phía đối diện rồi đi xuống tuỷ sống tạo nên dải vỏ - tuỷ bên. Số sợi
không bắt chéo đi thẳng xuống tủy sống tạo nên dải vỏ - tủy trước.

- Những sợi cảm giác bán thể đi lên trong bó thon và bó chêm tận
cùng các nhân thon và chêm. Thông tin cảm giác được hai nhân này
chuyển tiếp lên đồi thị qua liềm giữa.

Hành não còn có những nhóm tế bào (hay nhân) điều khiển một số
chức năng tự chủ. Đó là: trung tâm tim - mạch điều hoà tần số và lực co
bóp của tim và đường kính của các mạch máu: vùng điều nhịp của trung
tâm hô hấp điều chỉnh nhịp thở; và các trung tâm khác kiểm soát các phản
xạ nôn, ho và hắt hơi.

1.2.-Cầu não

Hình thể ngoài

Cầu não như một cầu giữa trung não và hành não. Nó nằm trước
tiểu não và nối với hai bán cầu tiểu não bằng các cuống tiểu não giữa. Ở
giữa mặt trước cầu não có rãnh nền. Mặt sau của cầu não là phần trên
của sàn não thất tư. Thần kinh sọ V thoát ra ở mặt bên cầu não, các thần
kinh sọ VI - VIII thoát ra ở mặt trước, trong rãnh hành - cầu.

Hình thể trong

Trên mặt cắt qua cầu não, phần nền cầu (phần trước) chứa:

- Các nhân cầu.

- Các sợi ngang từ các nhân cầu đi vào bán cầu tiểu não bên đối
diện qua cuống tiểu não giữa.

- Các sợi dọc từ đại não đi tới các nhân cầu (các sợi vỏ - cầu), các
nhân thần kinh sọ (các sợi vỏ - nhân) và tuỷ sống (các sợi vỏ - tủy).

Phần trần cầu (phần sau) chứa:


pg. 326
- Các dải cảm giác đi lên (liềm giữa, các dải tủy đồi thị).

- Nhân của các thần kinh sọ V (nhân vận động và nhân cảm giác
chính) và VIII (các nhân tiền đình và các nhân ốc tai) và nhân trám
trên.

1.3.-Tiểu não

Tiểu não chiếm phần sau dưới của hộp sọ, cụ thể là nằm sau cầu
não và hành não, dưới thuỳ chẩm.

- Kích thước: cao 5cm, ngang 10 cm, dày 6cm.

- Cân nặng: ở người trưởng thành khoảng 140 - 150g, nam nặng
hơn nữ.

Hình thể ngoài và phân chia

Tiểu não có hình con bướm với vùng thất hẹp ở giữa là nhộng tiểu
não và ở mỗi bên là một bán cầu tiểu não. Bề mặt tiểu não có nhiều
rãnh/khe: khe ngang, khe chính, khe phụ, khe sau bên. Chia mặt ngoài
tiểu não thành nhiều hồi hay tiểu thùy như sau:

- Thùy nhộng tiểu não gồm: lưỡi tiểu não, tiểu thùy trung tâm, đỉnh,
chếch, lá thùy nhộng, củ thùy nhộng, tháp thùy nhộng, lưỡi gà thùy
nhộng và cục não.

- Bán cầu tiểu não được chia làm:

+ Ở mặt trên có cánh tiểu thùy trung tâm, tiểu thùy vuông, tiểu
thùy đơn và tiểu thùy bán nguyệt trên.

+ Ở mặt dưới có tiểu thùy bán nguyệt dưới, tiểu thùy hai thân,
hạnh nhân tiểu não và nhung não. Nhung não và cục não nối với
nhau qua cuống nhung não. Ở mặt dưới này, về phía bụng, hai
bán cẩu tiểu não khuyết sâu tạo thành một thung lũng mà đáy là
bề mặt của thùy nhộng.

pg. 327
- Mặt trước của tiểu não được chia làm hai phần:

+ Phần dưới gồm nhung não, cục não, cuống nhung não và hạnh
nhân tiểu não.

+ Phần trên ở hai bên là ba cặp cuống tiểu não trên giữa và dưới
và căng giữa các cuống là đỉnh của mái não thất bốn dưới lưỡi
tiểu não.

Hình thể trong

Chất xám: chất xám của tiểu não nằm ở vỏ tiểu não và các nhân
tiểu não.

Vỏ tiểu não có ba lớp:

- Lớp ngoài cùng chứa nhánh trục của tế bào hạt và nhánh cành của
tế bào Purkinje (thân các tế bào này nằm ở các lớp sâu hơn).

- Lớp giữa chứa thân của các tế bào Purkinje, nhánh cành của các
tế bào này đi ra lớp phân tử, nhánh trục đi tới các nhân sâu của tiểu
não.

- Lớp trong cùng chứa thân của các tế bào hạt (lớp hạt), các nhánh
cành hướng vào trong synapse với các sợi đi đến tiểu não, nhánh
trục đi tới lớp phân tử synapse với nhánh cành của tế bào Purkinje.

Các nhân tiểu não tính từ giữa sang bên là nhân đỉnh, nhân xen
(gồm nhân cầu và nhân nút) và nhân răng. Các nhân này nhận sợi đến từ
tế bào Purkinje của vỏ (nhân đỉnh và nhân xen nhận sợi từ nhộng và vùng
cận nhộng, nhân răng nhận sợi đến từ bán cầu).

Chất trắng: được tạo nên bởi các sợi đến, các sợi đi và các sợi liên
hệ giữa vỏ và nhân tiểu não. Chất trắng nằm giữa vỏ và nhân tiểu não và
tạo nên ba đôi cuống tiểu não.

pg. 328
- Cuống tiểu não dưới chứa: (1) các sợi từ tuỷ sống (dải tủy tiểu não
sau) và hành não (nhân trám dưới, nhân tiền đình) đi tới tiểu não;
(2) các sợi từ tiểu não tới nhân tiền đình và cấu tạo lưới.

- Cuống tiểu não giữa do các sợi từ các nhân cầu đi tới bán cầu tiểu
não tạo nên.

- Cuống tiểu não trên chứa các sợi từ các nhân sâu đi tới trung não
(nhân đỏ) và đồi thị; dải tủy tiểu não trước đi tới tiểu não qua cuống
này.

Tổn thương tiểu não dẫn đến sự vận động cơ vụng về, mất phối
hợp, dáng đi lảo đảo và mất khả năng thực hiện các cử động nhịp nhàng,
đều đặn và chính xác.

1.4.-Não thất IV

Não thất tư là khoang chứa dịch não tủy nằm trước tiểu não, sau
cầu não và phần trên hành não. Nó được lót bằng màng nội tủy và liên
tiếp ở trên với cống trung não và ở dưới với ống trung tâm của hành não
đóng.

Não thất tư có các giới hạn bên, một trần và tấm mạch mạc ở sau,
và một sàn hình trám ở phía trước gọi là hố trám.

Các giới hạn bên: ở mỗi bên, não thất tư được giới hạn ở phần
dưới bởi cuống tiểu não dưới và ở phần trên bởi cuống tiểu não trên.

Trần hay thành sau: trần não thất tư nhô ra phía sau về phía tiểu
não. Phần trên được tạo nên bởi bờ trong của hai cuống tiểu não trên và
một lá chất trắng nối hai bờ này gọi là màng tủy trên. Phần dưới của mái
được tạo nên bởi màng tủy dưới, vốn là một lá mỏng không có mô thần
kinh; màng này được tạo nên bởi màng nội tủy của não thất và lớp bao
phủ của màng mềm ở phía sau nó. Màng tủy dưới có một lỗ trên đường

pg. 329
giữa, gọi là lỗ giữa (lỗ Magendie), nối thông lòng não thất với khoang dưới
nhện.

Tấm mạch mạc: tấm mạch mạc của não thất tư là một lớp màng
mềm kép nằm ở khoảng giữa tiểu não và phần dưới của mái não thất tư.
Ở vùng này, các mạch máu của tấm mạch mạc tạo nên một tua giàu mạch
máu nhỏ vào qua phần dưới của trần não thất tư để tạo nên đám rối mạch
mạc. Ở vùng này khoang não thất tư mở rộng sang bên trên bề mặt của
cuống tiểu não dưới để tạo nên ngách bên của não thất. Ngách bên ở mỗi
bên mở vào khoang dưới nhện bằng một lỗ bên (lỗ Luschka). Như vậy,
khoang não thất tư thông với khoang dưới nhện qua một lỗ giữa và hai lỗ
bên. Những lỗ này cho phép dịch não tủy chảy từ hệ thống não thất vào
khoang dưới nhện.

Sàn hay hố trám: sàn được tạo nên bởi mặt sau của cầu não và
mặt sau của phần trên hành não. Sàn được chia thành hai nửa cân xứng
bởi rãnh giữa. Ở mỗi bên của rãnh có một gờ lồi, lồi giữa; lồi này được
giới hạn ở phía ngoài bởi một rãnh khác, rãnh giới hạn. Bên ngoài rãnh
giới hạn có một diện gọi là diện tiền đình. Các nhân tiền đình nằm bên
dưới diện tiền đình.

Gò mặt là một chỗ phồng to lên ở đầu dưới của lồi giữa. Chính
những sợi từ nhân vận động thần kinh mặt chạy vòng quanh nhân thần
kinh vận nhãn ngoài tạo nên gò này. Tại đầu trên của rãnh giới hạn có một
diện màu xám xanh tạo nên bởi một nhóm tế bào thần kinh chứa sắc tố
melanin; nhóm tế bào này được gọi là vết lục (locus ceruleus). Các dải
sợi, gọi là vân tủy, bắt nguồn từ các nhân cung, thoát ra từ rãnh giữa và
chạy sang bên trên lồi giữa và diện tiền đình và đi vào cuống tiểu não giữa
để đến tiểu não.

Ở dưới vân tủy, có thể nhận ra các nét đặc biệt sau đây ở sàn não
thất tư. Ở trong cùng là tam giác thần kinh hạ thiệt, vốn chỉ ra vị trí của

pg. 330
nhân thần kinh hạ thiệt nằm bên dưới. Ngoài tam giác này là tam giác thần
kinh lang thang, vốn là vùng bề mặt của nhân lưng thần kinh lang thang.
Diện sau cùng là một vùng hẹp nằm giữa thần kinh lang thang và bờ bên
của não thất, nằm ngay trên lỗ của ống trung tâm. Phần dưới của diện
tiền đình cũng nằm ngoài tam giác thần kinh lang thang.

Đám rối mạch mạc của não thất tư với chức năng sản xuất dịch não
tủy, như được treo vào màng tủy dưới. Tại đây giống như tua giàu mạch
máu của tấm mạch mạc lồng vào màng nội tủy lót mái não thất tư.

2.-Trung não

2.1.-Hình thể ngoài

Trung não nằm giữa cầu não và gian não, được nối với tiểu não
bằng các cuống tiểu não trên. Mặt trước trung não có các cuống đại não
được ngăn cách nhau bằng hố gian cuống. Mặt sau trung não lã mái trung
não, nơi có bốn gò gồm hai gò trên và hai gò dưới. Bên trong trung não
có cống não (hay cống trung não), cống này nối não thất tư với não thất
ba. Thần kinh sọ III thoát ra ở mặt trước trung não, tại bờ trong cuống đại
não. Thần kinh sọ IV thoát ra ở mặt sau trung não, ngay bên dưới gò dưới.

2.2.-Hình thể trong

Trên mặt cắt, cuống đại não được chất đen (một nhân của trung
não) chia thành trụ đại não ở trước và trần trung não ở sau.

Trụ đại não chứa các sợi trục từ đại não đi xuống thân não và tuỷ
sống (các sợi vỏ - tuỷ, các sợi vỏ - nhân và các sợi vỏ - cầu).

Trần trung não chứa: các dải cảm giác đi lên (liềm giữa, các dải tuỷ
đồi thị), nhân đỏ, nhân nguyên uỷ của các thần kinh sọ III và IV.

Dưới các gò của mái trung não là các nhân xám.

pg. 331
3.-Gian não

Nằm trên trung não và giũa hai bán cầu đại não, gian não được giới
hạn bởi não thất ba ở trong và bao trong ở ngoài. Nó bao gồm đồi thị,
vùng hạ đồi thị, vùng dưới đồi thị và vùng trên đồi thị. Ở giữa gian não là
não thất ba.

3.1.-Đồi thị

Đồi thị là phần chính của gian não, bao gồm hai khối chất xám hình
bầu dục nằm ở hai bên não thất ba. Đồi thị là trạm chuyển tiếp chính cho
các xung động cảm giác từ tuỷ sống, thân não và tiểu não đi tới vỏ đại
não. Phần sau đồi thị bao gồm thể gối ngoài và thể gối trong. Những nhân
ở hai thể gối này chuyển tiếp các xung động thị giác và thính giác lên vỏ
đại não.

3.2.-Vùng hạ đồi

Vùng hạ đồi nằm kề ở phía trước - dưới đồi thị, ngay trên tuyến yên.
Nó nối tiếp với thuỳ sau tuyến yên bằng các sợi thần kinh và với thuỳ trước
tuyến yên bằng một hệ thống mạch cửa. Qua những sự liên hệ này, vùng
hạ đồi điều khiển sự sản xuất hormon ở cả hai thùy tuyến yên. Các chức
năng khác của vùng hạ đồi là: điều hoà hệ thần kinh tự chủ, điều hoà các
hành vi và cảm xúc (cùng với hệ viền), điều hoà việc ăn uống, điều hoà
nhịp ngày đêm, và kiểm soát thân nhiệt.

3.3.-Vùng trên đồi

Đây là vùng nhỏ nằm sau và trên đồi thị, bao gồm tuyến tùng và
cuống tuyến tùng. Tuyến tùng to bằng hạt đậu nhỏ, chức năng chưa rõ.
Sau 16 tuổi, tuyến tùng thoái hóa và nhiễm vôi, thấy được trên phim X
quang.

pg. 332
3.4.-Vùng dưới đồi

Vùng này nằm ngay dưới đồi thị và chứa các nhân dưới đồi thị cũng
như một phần của chất đen và nhân đỏ (của trung não). Nhân dưới đồi
thị, nhân đỏ và chất đen phối hợp hoạt động với các nhân nền, tiểu não
và đại não trong việc kiểm soát sự vận động của cơ thể.

3.5.-Não thất III

Não thất ba, vốn bắt nguồn từ bọng não trước, là một khe hẹp ở
giữa hai đồi thị. Nó thông ở trước với các não thất bên qua lỗ gian não
thất (lỗ Monro) và ở sau với não thất tư qua cống trung não. Não thất ba
có các thành trước, sau, bên, trên và dưới; các thành của nó được lót
bằng màng nội tuỷ.

Thành trước được tạo nên bởi màng tận cùng, một lá chất xám
mỏng; mép trước chạy ngang qua màng này. Mép trước là một bó sợi
thần kinh tròn nằm ở trước cột vòm; chúng nối tiếp các thuỳ thái dương
phải và trái.

Thành sau được tạo nên bởi lỗ mở vào cống trung não. Ở trên lỗ
này là mép sau. Ở trên mép là ngách tùng, tức phần não thất lẫn vào
cuống thể tùng. Trên ngách tùng là ngách trên tuyến tùng.

Thành bên được tạo nên bởi mặt trong của đồi thị ở trên và hạ đồi
thị ở dưới. Hai cấu trúc này được ngăn cách nhau bởi rãnh hạ đồi. Thành
bên được giới hạn ở trên bởi vân tủy đồi thị. Các thành bên được nối với
nhau bởi mép dính gian đồi thị.

Thành trên hay trần được tạo nên bởi một lớp màng nội tủy liên tục
với màng nội tủy lót não thất. Ở trên lớp này là một nếp màng mềm hai
lớp gọi là tấm mạch mạc của não thất ba. Tấm mạch mạc nhô xuống dưới
ở mỗi bên đuờng giữa, lồng vào trần làm bằng màng nội tuỷ để tạo nên
các đám rối mạch mạc của não thất ba. Các tĩnh mạch não trong nằm

pg. 333
trong tấm mạch mạc. Về phía trên, trần não thất ba liên quan với vòm và
thể chai.

Thành dưới hay sàn được tạo nên bởi giao thoa thị giác, củ xám,
phễu (cùng với ngách hình phễu của nó) và các thể vú. Tuyến yên được
gắn với phễu. Ở sau những cấu trúc này là trần của các cuống đại não.

4.-Đoan não

Đoan não tức là hai bán cầu đại não và các nhân xám nền não, là
phần não phát triển mạnh nhất ở người phát sinh từ bọng não trước. Bề
mặt bán cầu đại não có các rãnh não ngăn cách và phân chia các thùy
não, các rãnh bên trong (hay rãnh gian thùy) mỗi thùy não ngăn cách thùy
não thành các hồi não hay các tiểu thùy não. Đoan não được phân chia
thành hai bán cầu (phải và trái) bởi khe não dọc. Ở phía trước và sau, sự
phân đôi này hoàn toàn, nhưng ở phần giữa khe này chỉ đến thể chai. Ở
mặt dưới, phía sau đoạn não nằm trùm lấp lên đồi thị, trung não và tiểu
não. Ngăn cách đoan não với các cấu trúc này có khe não ngang để cho
các tấm mạch mạc của hai não thất bên và ba lách vào.

Mỗi bán cầu đại não gồm có ba mặt: mặt trên ngoài, mặt trong và
mặt dưới, ngăn cách nhau bởi ba bờ: trên, dưới và trong. Các mặt được
chia ra làm nhiều thùy não, thùy lại được chia ra làm nhiều hồi hoặc tiểu
thùy bởi các rãnh não.

Đại não gồm các thùy: trán, đỉnh, chẩm, thái dương và đảo.

4.1.-Hình thể ngoài

 Mặt trên ngoài của đại não

Đây là một mặt lồi, nằm áp sát vào vòm sọ, có hai rãnh tương đối
cố định, rãnh trung tâm đi từ 1/3 giữa bờ trên bán cầu chạy chếch xuống
dưới và ra trước, và rãnh bên đi từ bờ dưới bán cầu nơi nối 1/4 trước với
3/4 sau rồi chạy chếch lên trên và ra sau. Hai rãnh này cùng với một rãnh

pg. 334
ít cố định hơn, rãnh đỉnh chẩm ngoài rất ngắn nằm thẳng góc với 1/3 sau
bờ trên bán cầu, chia mặt trên ngoài ra làm 4 thùy não: trán, thái dương,
chẩm và đỉnh. Ngoài ra, ở đoạn đầu của rãnh bên sâu như một thung lũng,
có tách ra ba trẽ: trẽ trước, trẽ lên và trẽ sau giới hạn nên ba nắp: nắp
trán, nắp trán đỉnh và nắp thái dương của thùy đảo, một thùy mà phần lớn
bị vùi lấp nơi đáy của thung lũng bên.

Hình 5.17 Mặt trên ngoài bán cầu đại não


Thùy trán

Thuỳ trán đóng vai trò chính trong hoạch định và thực thi các cử
động. Dải thuỳ trán ở ngay trước rãnh trung tâm là hồi trước trung tâm.
Đây là vùng vỏ vận động thứ nhất. Vùng vỏ này chứa các neuron vận
động mà sợi trục của chúng đi xuống để synapse với các neuron vận động
của thân não và tuỷ sống. Rãnh nằm trước hồi trước trung tâm là rãnh
trước trung tâm. Trước rãnh này, thuỳ trán được hai rãnh khác chia thành
ba hồi: hồi trán trên, hồi trán giữa và hồi trán dưới. Hồi trán dưới của bán
cầu não trội chứa diện Broca, một vùng vỏ quyết định khả năng phát âm.

Thùy đỉnh

Vùng thùy đỉnh nằm dọc sau rãnh trung tâm là hồi sau trung tâm.
Đây là vùng có cảm giác thân thể thứ nhất. Các thông tin cảm giác về đau,
pg. 335
nhiệt, xúc giác và bản thể được đồi thị chuyển lên vùng vỏ này. Sau hồi
sau trung tâm là rãnh sau trung tâm. Phần còn lại của thùy đỉnh ở sau
rãnh sau trung tâm được chia thành hai phần: tiểu thuỳ đỉnh trên và tiểu
thùy đỉnh dưới.

Thùy thái dương

Mặt ngoài thuỳ thái dương có hai rãnh chạy song song với rãnh bên.
Chúng chia mặt ngoài thùy thái dương thành ba hồi: hồi thái dương trên,
hồi thái dương giữa và hồi thái dương dưới. Thuỳ thái dương còn lấn
xuống mặt dưới bán cầu đến tận rãnh bên phụ. Vùng vỏ thính giác thứ
nhất nằm ở hồi thái dương trên.

Thùy chẩm

Thuỳ chẩm nằm ở cả ba mặt của phần sau bán cầu. Mặt trong của
thuỳ chẩm có rãnh cựa, vùng vỏ não quanh rãnh này là vùng vỏ thính giác
thứ nhất. Mặt ngoài thùy chẩm có rãnh chẩm ngang chia thùy chẩm ra làm
hai nhóm hồi chẩm trên và dưới (với số lượng không cố định). Đôi khi còn
thấy thêm rãnh nguyệt nằm ở gần cực chẩm và đầu sau của rãnh cựa.
Nếu có, rãnh này là giới hạn của vùng thị giác ở mặt trên ngoài.

Thùy đảo

Các hồi của thùy đảo xếp thành hình tam giác mà đỉnh ở trước dưới,
nơi này tạo thành một nếp liềm nối thùy trán với cực thái dương gọi là
thềm thùy đảo. Có hai rãnh: rãnh trung tâm đảo chạy từ đỉnh chếch lên
trên sau, phân cách ở trước rãnh là các hồi đảo ngắn và ở sau là một hồi
đảo dài. Rãnh thứ hai là rãnh vòng đảo chạy vòng quanh các hồi, phân
cách chúng với các thùy não chung quanh.

pg. 336
Hình 5.18 Các hồi đảo
 Mặt trong của đại não

Gồm có:

- Rãnh thể chai chạy viền sát bờ trên thể chai.

- Rãnh đai giới hạn mặt lưng của hồi đai, khi chạy đến vùng lồi thể
chai thì quặt lên trên tạo thành trẽ viền tận hết ở bờ trên bán cầu.

- Rãnh dưới đỉnh nối tiếp đầu sau của rãnh đai. Hai rãnh này chia
mặt trong não, ở vùng trán đỉnh ra làm hai phần: phần dưới là hồi
đai nằm ngay ở phía trên rãnh thể chai. Ở phía sau hồi thắt lại tạo
thành eo hồi đai. Phần trên, kể từ trước ra sau có:

+ Hồi trán trong là mặt trong của hồi trán trên.

+ Tiểu thùy cạnh trung tâm là phần nhô vào của hai hồi trước
trung tâm và sau trung tâm.

+ Hồi trước chêm thuộc tiểu thùy đỉnh trên, hình bốn cạnh, cạnh
trước là trẽ viền của rãnh đai, cạnh trên là bờ trên bán cầu, cạnh
dưới là rãnh dưới đỉnh và cạnh sau là rãnh đỉnh chẩm.

+ Phần chêm thuộc thùy chẩm, hình tam giác, đỉnh ở trước, có
ba cạnh là bờ trên bán cầu, rãnh cựa và rãnh đỉnh chẩm.
pg. 337
- Rãnh đỉnh chẩm đi từ bờ trên 1/3 sau bán cầu chạy chếch xuống
dưới ra trước, tận hết khi tiếp nối với rãnh cựa.

- Rãnh hải mã tiếp tục đầu sau của rãnh thể chai vòng xuống dưới
phân cách hồi răng ở trong và hồi cạnh hải mã ở ngoài.

Hình 5.19 Mặt trong bán cầu đại não


 Mặt dưới của đại não

Gồm có hai phần ngăn cách nhau bởi phần đầu của rãnh bên ở mặt
dưới bán cầu.

- Phần thái dương chẩm

+ Hồi cạnh hải mã có đầu trước uốn lại thành móc và phần sau
gọi là hồi lưỡi. Giới hạn ở phía trước của móc hải mã là rãnh mũi
và ở phía ngoài hồi là rãnh bên phụ.

+ Hồi chẩm thái dương trong và ngoài ngăn cách nhau bởi rãnh
chẩm thái dương. Hai hồi này nằm giữa hồi cạnh hải mã ở trong
và bờ dưới bán cầu ở ngoài.

- Phần ổ mắt của thùy trán bao gồm hồi thẳng ở trong và các hồi ổ
mắt ở ngoài. Ngăn cách giữa hai hồi này có rãnh khứu và ngăn cách
giữa các hồi ổ mắt có các rãnh ổ mắt đôi khi xếp thành hình chữ H.
pg. 338
Ngoài ra, một phần cựu đoan não cũng thấy được ở mặt này: đó là
khứu não (phần ngoại biên) gồm có hành khứu, dải khứu và tam
giác khứu. Cấu tạo nên tam giác này là ba vân khứu giới hạn trước
của một khoang có nhiều lỗ thủng để cho mạch máu đi vào gọi là
chất thủng trước. Liên tục bên trong của đường khứu giác ở mặt
trong bán cầu là một vùng não nằm ngay dưới mỏ thể chai, đó là
vùng vách gồm có vùng dưới chai và hồi cạnh tận cùng. Hồi đai, hồi
cạnh hải mã và vùng dưới chai tạo thành một hồi lớn vòng quanh
các mép gian bán cầu đại não gọi là hồi viền, mà cấu tạo và chức
năng còn đang tìm hiểu.

Ngoài ra, nằm ở sát mặt trên thể chai còn có mộ hồi não cổ đã cằn
cỗi, đó là hồi nội viền, phần trung ương của khứu não, gồm có dải xám
với hai vân dọc trong và ngoài liên tục ở phía sau dưới với hồi lá, hồi răng,
hải mã và thể hạnh nhân.

Hình 5.20 Mặt dưới bán cầu đại não

pg. 339
 Các mép gian bán cầu

Đó là phần dính liền hai bán cầu đại não với nhau gồm:

Thể chai

Là một mảnh chất trắng, trên thiết đồ đứng dọc có kích thước dài
8cm, dày 1cm, rộng 1cm ở phía trước và 2cm ở phía sau. Thể chai gồm
có 4 phần: mỏ, gối, thân, và lồi thể chai được tạo nện bởi các sợi ngang
thuộc về các dải thần kinh mép nối liền hại vỏ bán cầu đại não với nhau.
Ở hai đầu trước (gối) và sau (lồi) của thể chai, các sợi này uốn cong thành
hình chữ U tạo thành hai kẹp, kẹp nhỏ ở trước và kẹp lớn ở phía sau.

Vòm não

Là một vòm chất trắng hình tam giác chạy uốn quanh trên nhân đuôi
và đồi thị, gồm có một thân, hai cột trước và hai trụ ở sau. Vòm não được
cấu tạo bởi các sợi đi từ hải mã đến thể vú của vùng hạ đồi. Ngoài ra giữa
hai trụ sau có các sợi nối liền tạo nên mép vòm não. Giới hạn ở trước lỗ
gian não thất, thông não thất ba với não thất bên, có tấm mạch mạc của
mái não thất ba liên kết với tấm mạch mạc của não thất bên. Cột vòng
xuống dưới tới tận thể vú. Trụ vòm não quấn xung quanh cực sau đồi thị
chạy vòng xuống dưới và ra trước tới tận thể hạnh nhân.

Mép trước

Thuộc thành trước não thất ba được chia làm hai phần: phần trước
nhỏ gồm các thớ nối liền hai thành khứu và phần sau lớn gồm các sợi
chất trắng chạy ngang qua lá tận cùng, nối liền hai hồi thái dương giữa ở
hai bên bán cầu.

Vách trong suốt

Gồm hai lá và một ổ nằm trên mặt phẳng dọc giữa nối liền từ thể
chai đến vòm não tạo nên thành trong của hai não thất bên.

pg. 340
 Não thất bên

Có hai não thất bên và mỗi não thất nằm trong một bán cầu. Mỗi
não thất là một khoang có hình chữ C được lót bằng màng nội tủy và chứa
đầy dịch não tủy. Não thất bên có thể được chia thành một thân, vốn nằm
trong thuỳ đỉnh, và từ đó các sừng trước, sau và dưới mở rộng lần lượt
vào các thuỳ trán, chẩm và thái dương. Não thất bên thông với não thất
ba qua lỗ gian não thất. Lỗ này, vốn nằm ở phần trước của thành trong
não thất bên, được giới hạn ở trước bởi cột của vòm và ở sau bởi đầu
trước của đồi thị.

Thân não thất bên trải dài từ lỗ gian não thất tới đầu sau của đồi
thị. Tại đây nó trở nên liên tiếp với các sừng dưới và sau. Thân của não
thất bên có một trần, một sàn và một thành trong. Trần được tạo nên bởi
mặt dưới của thể chai. Sàn được tạo nên bởi thân của nhân đuôi và bờ
ngoài của đồi thị. Mặt trên của đồi thị bị che khuất ở phần trong của nó bởi
thân cùa vòm. Đám rối mạch mạc của não thất nhô vào thân của não thất
bên qua một khe hẹp giữa thân của vòm và mặt trên của đồi thị. Khe hẹp
này được gọi là khe mạch mạc; qua đó các mạch máu của đám rối lồng
vào màng mềm của tấm mạch mạc và màng nội tuỷ của não thất bên.
Thành trong được tạo nên ở phía trước bởi vách trong suốt.

Sừng trước của não thất bên mở rộng ra trước vào thuỳ trán. Nó
liên tiếp ở phía sau với thân não thất bên ở lỗ gian não thất. Sừng trước
có một trần, một sàn và một thành trong. Trần được tạo nên bởi mặt dưới
của phần trước thể chai, gối của thể chai là giới hạn của sừng trước. Sàn
được tạo nên bởi đầu trên của nhân đuôi và ở phía trong một phần nhỏ
của sàn được tạo nên bởi mặt trên của mỏ thể chai. Thành trong được
tạo nên bởi vách trong suốt của cột vòm.

Sừng sau của não thất bên mở rộng ra sau vào thuỳ chẩm. Trần
và thành ngoài được tạo nên bởi các sợi thảm (tapetum) của thể chai, ở

pg. 341
bên ngoài thảm là các sợi của tia thị. Thành trong của sừng sau có hai
chỗ lồi. Chỗ lồi bên trên được tạo nên bởi các sợi của lồi thể chai, gọi là
kẹp lớn, chạy ra sau vào thuỳ chẩm; chỗ lồi nãy được gọi là hành của
sừng sau. Chỗ lồi bên dưới dược tạo nên bởi rãnh cựa và được gọi là cựa
chim (calcar avis).

Sừng dưới của não thất bên mở rộng ra trước vào thuỳ thái
dương. Sừng dưới có một trần và một sàn. Trần được tạo nên bởi mặt
dưới của thảm thể chai và đuôi của nhân đuôi. Đuôi nhân đuôi chạy ra
trước để tận cùng ở nhân Amydal. Ở trong đuôi của nhân đuôi là vân tận
cùng, vốn cũng tận cùng ở trước trong nhân Amydal. Sàn được tạo nên
ở bên ngoài bởi lồi bên phụ, do rãnh bên phụ tạo nên, và ở bên trong bởi
hải mã. Đầu trước của hải mã bành rộng ra và bị xe luống thành chân hải
mã. Hải mã được cấu tạo bởi chất xám, tuy nhiên, mặt não thất của hải
mã được phủ bởi một lớp chất trắng mỏng do những sợi trục của những
tế bào của hải mã tạo nên. Các sợi trục này tập trung lại tại bờ trong của
hải mã để tạo nên một bó gọi là tua (fimbria). Tua của hải mã trở nên liên
tục ở phía sau với trụ của vòm. Trong khoảng nằm giữa vân tận cùng và
tua là phần thái dương của khe mạch mạc. Chính đây là nơi mà phần dưới
của đám rối mạch mạc của não thất bên lồng vào màng nội tủy từ cạnh
trong và bao quanh khe.

4.2.-Hình thể trong

Bán cầu đại não được cấu tạo bằng chất xám và chất trắng. Chất
xám nằm ở vỏ đại não và các nhân nền. Chất trắng nằm giữa vỏ não và
các nhân nền.

Chất trắng: nằm dưới vỏ đại não do ba loại sợi thần kinh chính tạo
nên.

- Các sợi liên hợp dẫn truyền xung động thần kinh giữa các hồi não
và thùy não trong cùng một bán cầu.

pg. 342
- Các sợi mép dẫn truyền xung động từ các hồi ở một bán cầu tới
các hồi tương ứng ở bán cầu bên kia. Các sợi mép tạo nên thể chai,
mép trước và mép sau.

- Các sợi chiếu tạo nên những dải đi lên và đi xuống, dẫn truyền
xung động từ vỏ đại não xuống các phần thấp hơn của hệ thần kinh
trung ương và ngược lại. Các sợi này tạo nên bao trong.

Các nhân nền: là những khối chất xám vùi sâu bên trong bán cầu
não. Nhân bèo là một khối chất xám hình thấu kính. Khối này được chia
ra thành hai phần: phần ngoài là bèo xẫm, phần trong là bèo nhạt; gồm
bèo nhạt trong và bèo nhạt ngoài. Nhân đuôi là một khối nhân giống như
một cái đuôi. Bèo xẫm và nhân đuôi nối với nhau qua nhân cạp (nucleus
accumbens). Nhân bèo xẫm, nhân đuôi và nhân cạp được gọi chung là
vân (striatum). Về chức năng, nhân dưới đồi thị (ở vùng dưới đồi) và chất
đen (ở trung não) cũng thuộc nhóm các nhân nền.

pg. 343
Hình 5.21 Các thớ sợi của não

pg. 344
 Vỏ đại não

Vỏ đại não hay áo não mới là lớp vỏ xám bao phủ toàn bộ mặt ngoài
hai bán cầu đại não. Lớp vỏ xám này là nơi tập trung của các cơ quan
phân tích có nhiệm vụ phân tích các kích thích ở ngoại, nội cảnh đưa vào
tổng hợp lại và biến các kích thích đó thành ý thức. Nhờ có sự liên hệ như
vậy nên cơ thể mới có khả năng thích ứng với ngoại cảnh.

Vỏ đại não khi phát triển sẽ phát sinh ra các rãnh não. Diện tích của
vỏ đại não là 2200 cm2 mà 2/3 ở sâu trong các rãnh, chỉ có 1/3 là lộ ra
ngoài. Toàn vỏ xám đại não có tất cả khoảng 14 tỉ tế bào sắp xếp thành 6
lớp. Tùy từng chỗ, chiều dày của vỏ đại não thay đổi từ 1,5mm đến 4,5mm
và 6 lớp tế bào cũng thay đổi. Các rãnh trên mặt não có loại cố định và
loại không cố định. Rãnh không cố định có nhiều, nhỏ bé và nhiều biến
đổi nên sự sắp xếp hình thể các hồi não có thể thay đổi tùy theo người.

Dựa vào các thí nghiệm thực nghiệm, Brodmann chia não người ra
làm 47 khu. Hiện nay người ta chia ra làm 52 khu, mỗi khu của vỏ não
đảm nhận một chức phận chủ yếu khác nhau. Sự định khu của vỏ não
được tóm tắt như sau:

- Các vùng vỏ cảm giác chính: nhận các sợi thị vỏ từ các trạm nhân
đặc biệt của đồi thị, gồm có:

+ Vùng cảm giác thân thể ở hồi sau trung tâm (vùng 1, 2, 3
Brodmann).

+ Vùng thị giác ở hai bên khe cựa (vùng 17 Brodmann).

+ Vùng thính giác ở hồi thái dương ngang (vùng 41, 42


Brodmann).

+ Vùng vị giác dường như ở nắp đỉnh thuộc hồi sau trong tâm
(vùng 43 Brodmann).

+ Vùng khứu giác quanh thể hạnh nhân của móc hải mã.

pg. 345
+ Vùng tiền đình dường như ở cực thái dương (vùng 38
Brodmann).

Nằm kế cận các vùng cảm giác chính này còn có các vùng cảm giác
phụ, diện tích thường nhỏ hơn và nếu bị tổn thương chỉ gây rối loạn cảm
giác nhẹ.

- Các vùng vỏ vận động:

+ Vùng vỏ vận động chính ở hồi trước trung tâm (vùng 4


Brodmann) cho ra dải vỏ gai (bó tháp) điều khiển các vận động
có ý thức.

+ Vùng vỏ vận động phụ và trước vận động (vùng 6 Brodmann)


ở ngay trước và ở mặt trong của vùng vận động chính có nhiệm
vụ phối hợp các cử động.

+ Ngoài ra còn có các sợi vỏ ly tâm không thuộc hệ tháp (hệ


ngoài tháp) như sợi vỏ lưới, dải vỏ cầu, sợi vỏ nhân, bó vỏ thị...
xuất phát từ các phần khác nhau của vỏ não.

Vị trí đối chiếu các vùng cảm giác và vận động thân thể lên trên vùng
cảm giác và vận động vỏ não được xác định như sau:

pg. 346
Hình 5.22 Đối chiếu vùng thân thể lên vùng vận động và cảm giác
của vỏ não

pg. 347
Về mặt chức năng của vỏ não, trước đây người ta cho rằng có hai
trung khu điều khiển tiếng nói và chữ viết (hệ thống tín hiệu thứ nhất và
hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người) nằm ở hồi trán dưới và giữa của
bán cầu đại não bên trái đối với người thuận tay phải và ngược lại. Bán
cầu trái được gọi là bán cầu chủ động. Nhưng theo Paplov, các trung
ương phân khu ở vỏ não chỉ có giá trị tương đối, và thật ra toàn bộ vỏ đại
não là một hệ thống liên hợp. Chính nhờ sự liên hợp rộng rãi có tính chất
liên vỏ này mà các khả năng trí tuệ, ý thức, lời nói và chữ viết của con
người mới được hình thành. Đó là những phản xạ có điều kiện thuộc các
hệ thống tín hiệu tinh vi mà chỉ loài người mới có. Trong quá trình hình
thành vỏ não của người, chức phận đã giữ một vai trò quyết định. Ở động
vật mà bốn chi chưa phân hóa, diện tích của vỏ não và số lượng tế bào
não còn ít, vùng vỏ não vận động rất gần cực trán. Khi tiến dần lên loài
người, lao động trở nên có ý thức và mục đích, sự phân công chân tay rõ
ràng, thì vỏ não trở nên rất rộng và phức tạp hơn tất cả các loài vật khác.
Như vậy có một sự thống nhất giữa chức phận với hình thái và cấu tạo
của vỏ não.

Tuy nhiên, những công trình gần đây nhất của Sperry (Nobel y học
1981) về sự phân cách hai bán cầu đại não bằng cách cắt bỏ thể chai và
các mép gian bán cầu đã cho thấy chức năng riêng biệt của từng phần
bán cầu và mối liên hệ giữa hai bán cầu do các sợi của thể chai nối hai
bán cầu với nhau. Những hội chứng xung đột gian bán cầu và gián đoạn
truyền tin giữa hai bán cầu đã được nghiên cứu. Đối với người thuận tay
phải, bán cầu trái được coi như độc quyền về tín hiệu lời nói và chữ viết,
còn bán cầu phải lại có ưu thế hơn về việc thể hiện các cảm xúc mãnh liệt
hơn bán cầu trái. Vấn đề chức năng sinh lý thần kinh của đại não còn cần
được nghiên cứu tiếp tục.

pg. 348
Hình 5.23 Phân vùng Brodmann
III.-THAM KHẢO PHÂN VÙNG BRODMANN

Các khu vực Brodmann là những vùng của vỏ não có thể được tìm
thấy ở cả người và động vật linh trưởng. Chúng được mô tả lần đầu tiên
vào năm 1909 bởi bác sĩ người Đức, Korbinian Brodmann, người đã xác
định chúng dựa trên tổ chức kiến trúc tế bào của các tế bào thần kinh mà
ông quan sát được bằng phương pháp nhuộm Nissl.

Có 47 khu vực Brodmann khác nhau, mặc dù một số tác giả đã tách
một số khu vực trong số đó thành hai phần, tăng lên 52 khu vực. Chức
năng chính xác của mỗi khu vực và sự phân chia của chúng vẫn là đối
tượng của của nhiều cuộc tranh luận trong lĩnh vực giải phẫu thần kinh kể
từ khi chúng được đề xuất.

Trên thực tế, ngày nay phân loại của Brodmann được sử dụng rộng
rãi nhất khi nói về tổ chức tế bào của vỏ não người.

pg. 349
 47 khu vực, tính năng và chức năng
Khu vực 1

Nằm cạnh rãnh trung tâm. Nó nằm trong vỏ não somatosensory


chính, đóng vai trò trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin xúc giác và cảm
thụ từ các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Khu vực 2

Giống như vùng 1, vỏ não somatosensory chính. Các chức năng


của nó rất giống với các chức năng vùng 1; trên thực tế, vẫn chưa thể xác
định chính xác.

Khu vực 3

Trong vỏ não somatosensory chính. Một lần nữa, nó tiếp nhận và


làm việc với thông tin được gửi bởi các cơ quan phụ trách phát hiện các
kích thích xúc giác hoặc trạng thái bên trong cơ thể.

Khu vực 4

Chủ yếu liên quan đến vùng vận động. Khu vực này rất cần thiết cho
sự chuyển động, vì nó có nhiệm vụ ra lệnh các cơ khiến chúng co lại hoặc
duỗi.

Khu vực 5

Khu vực này của não được bao gồm trong khu vực thính giác thứ
cấp. Do đó, nó thực hiện một vai trò ngoại vi trong việc xử lý thông tin
được gửi bởi các cơ quan xúc giác và cảm thụ.

Khu vực 6

Chức năng động cơ trước. Nó chịu trách nhiệm lập kế hoạch việc
sẽ thực hiện trước khi gửi các chỉ dẫn đến khu vực chính và trong đó các
mẫu chuyển động mặc định được lưu trữ.

pg. 350
Khu vực 7

Trong vỏ não somatosensory thứ cấp. Giúp ích cho việc tích hợp và
xử lý thông tin. Ngoài ra, nó còn có một chức năng quan trọng trong việc
nhận biết các kích thích cảm giác.

Khu vực 8

Trong vỏ não vận động thứ cấp. Có chức năng liên quan trong
chuyển động của cơ mắt.

Khu vực 9

Nằm trong thùy trán phía sau. Giống như tất cả các cấu trúc nằm
trong khu vực này của não, nó liên quan đến các chức năng tâm thần cao
hơn, chẳng hạn như nhận thức bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, quản lý
cảm xúc và xử lý thông tin.

Ngoài ra, nó cũng đóng một vai trò nhất định ở cấp độ vận động,
đặc biệt là giúp đạt được khả năng nói lưu loát tốt.

Khu vực 10

Là một phần của vỏ não trước trán. Đóng vai trò quan trọng trong
các khía cạnh như trí nhớ, phân chia sự chú ý, lập kế hoạch và xem xét
nội tâm.

Khu vực 11

Là một phần của vỏ não trước trán. Nó liên quan đến các chức năng
nhận thức cao hơn, chẳng hạn như quản lý các tương tác xã hội và điều
chỉnh hành vi và cảm xúc.

Khu vực 12

Là một phần của thùy trán, do đó có liên quan theo cách tương tự
với các chức năng nhận thức cao hơn.

pg. 351
Khu vực 13

Khu vực này bị che khuất trong lòng não. Có chức năng liên quan
đến ngôn ngữ, chẳng hạn như điều phối các hoạt động của hệ thống lời
nói. Nó cũng đóng một vai trò cơ bản trong việc kết nối hệ thống Limbic
với vỏ não trước trán.

Khu vực 14

Cũng bị che khuất như 13. Có một số chức năng tình cảm và tình
dục; và ngoài ra, nó còn liên quan đến việc xử lý thông tin nội tạng và nhận
mùi.

Khu vực 15

Nó có liên quan đến việc điều chỉnh huyết áp. Đó là một trong số ít
Brodmann không xác định được vị trí trong não người, mặc dù đã tìm thấy
ở một số loài vượn nhất định; và sau đó, các nhà nghiên cứu khác đã có
thể xác định vị trí của nó trong người.

Khu vực 16

Là một phần của thùy đảo. Trong trường hợp này, nó liên quan đến
các khu vực quan trọng như điều hòa nhiệt độ cơ thể, cảm giác đau hoặc
khả năng nuốt.

Khu vực 17

Đây là khu vực hình ảnh chính. Do đó, nó thực hiện các chức năng
rất quan trọng khi giải mã thông tin từ mắt, chẳng hạn như thông tin liên
quan đến chuyển động, định hướng hoặc màu sắc.

Khu vực 18

Là một phần của vỏ não thị giác thứ cấp. Nó giúp 17 điều chỉnh tầm
nhìn ba chiều và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện
cường độ ánh sáng.

pg. 352
Khu vực 19

Giống như phần trên, nó cũng là một trong những cấu trúc thị giác
thứ cấp. Nó được sử dụng để nhận biết các kích thích thị giác bằng cách
liên hệ chúng với thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ.

Khu vực 20

Nó liên quan đến đường đi thị giác, cho phép chúng ta nhận ra
những gì chúng ta đang nhìn thấy, bằng cách nhận biết trên tất cả các
hình dạng và màu sắc. Nó nằm trong vùng thấp ở thùy thái dương.

Khu vực 21

Đây là một khu vực liên kết thính giác, là một phần của khu vực
Wernicke. Như vậy, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hiểu
ngôn ngữ bằng miệng.

Khu vực 22

Mặc dù khu vực 21 cũng liên quan, nhưng khu vực 22 là khu vực
tạo nên phần lớn khu vực Wernicke. Chức năng của nó là hiểu ngôn ngữ,
thông qua việc giải thích các kích thích âm thanh và mối quan hệ của
chúng với ý nghĩa của chúng.

Khu vực 23

Trong khu vực của vỏ não có liên quan đến trí nhớ và cảm giác. Nó
mang một số mối quan hệ với hệ thống limbic.

Khu vực 24

Liên quan đến nhận thức của cảm xúc và quá trình xử lý của chúng.
Nó cũng có một liên kết nhất định với hành vi, kết nối hệ thống limbic với
vỏ não mặt trước.

pg. 353
Khu vực 25

Nó nằm ở khu vực phụ, tương đối gần với bó liên hợp khứu hải mã
(cingulum). Nó liên quan đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động của
cơ thể, với giấc ngủ, cơn đói và với sự điều chỉnh tâm trạng.

Khu vực 26

Chủ yếu liên quan đến việc tạo và lưu trữ bộ nhớ tự truyện.

Khu vực 27

Tương tự như khu vực 26, khu vực 27 cũng liên quan đến trí nhớ,
một phần do vị trí của nó gần với hồi hải mã. Nó cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc nhận biết mùi, nằm trong phần bên trong của vỏ
khứu giác chính.

Khu vực 28

Giống như hai vùng trước, vùng 28 tham gia vào cả một số quá trình
liên quan đến khứu giác và những quá trình khác cho phép ghi nhớ. Nó
cũng đóng vai trò là cầu nối giữa hồi hải mã và phần còn lại của não.

Khu vực 29

Khu vực này liên quan đến ký ức về kinh nghiệm và trải nghiệm cá
nhân, cũng tạo thành một phần của nhóm Brodmann các lĩnh vực liên
quan đến trí nhớ. Nó nằm trong khu vực hồi lưu của bó liên hợp khứu hải
mã.

Khu vực 30

Giống như 29, vùng 30 liên quan đến trí nhớ; nhưng mối quan hệ
của nó hơi khác một chút, liên quan đến các chức năng như học tập và
các quá trình vận hành và điều hòa cổ điển.

pg. 354
Khu vực 31

Đây là một trong những khu vực liên hệ trí nhớ với cảm giác, là khu
vực chính phụ trách việc tạo ra cảm giác quen thuộc mà chúng ta trải qua
khi đối mặt với một cái gì đó đã biết.

Khu vực 32

Nằm giữa thùy trán và thùy đỉnh. Nó liên quan đến các quá trình tâm
thần cao hơn như ức chế các phản ứng tự động và khả năng đưa ra quyết
định.

Khu vực 33

Liên quan đến việc ra quyết định, nhưng nó cũng hoàn thành các
vai trò trong các chức năng khác như nhận thức cơn đau, lập kế hoạch
hành vi thể chất và khả năng diễn giải cảm xúc của chính chúng ta.

Khu vực 34

Chủ yếu liên quan đến khứu giác. Cụ thể, nó liên quan đến trí nhớ
liên quan đến mùi và nhận thức về các yếu tố khó chịu trong môi trường
của chúng ta.

Khu vực 35

Liên quan đến các chức năng khác nhau, chẳng hạn như bộ nhớ
cho những ký ức không có ý thức, nhận dạng các mẫu hình ảnh và một
số thành phần nhất định của bộ nhớ khứu giác.

Khu vực 36

Liên quan đến trí nhớ tự truyện. Nó cũng có một số tầm quan trọng
trong việc xử lý dữ liệu liên quan đến vị trí không gian của cơ thể.

Khu vực 37

Chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ các giác quan khác nhau cùng
một lúc. Ngoài ra, nó giúp thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, chẳng hạn

pg. 355
như thông dịch ngôn ngữ ký hiệu, nhận dạng khuôn mặt hoặc hiểu phép
ẩn dụ.

Khu vực 38

Nó liên quan đến việc xử lý thông tin dựa trên ngữ nghĩa. Nó cũng
đóng vai trò như một đường kết nối giữa các khu vực chịu trách nhiệm về
trí nhớ và những khu vực liên quan nhiều hơn đến cảm xúc.

Khu vực 39

Liên quan đến sự hiểu biết về ngôn ngữ, bất kể chúng ta tiếp nhận
nó bằng văn bản hay bằng lời nói.

Khu vực 40

Đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết các âm tiết, làm cho
nó trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn thành
thạo việc đọc và viết. Nó cũng quan trọng đối với việc nhận biết vận động
và xúc giác.

Khu vực 41

Nó tương ứng với vỏ não thính giác chính, phần đầu tiên của não
nhận thông tin từ tai. Chức năng chính của nó là nhận biết những thay đổi
về tần số, ngoài ra nó còn cho phép xác định nguồn gốc của âm thanh.

Khu vực 42

Là một phần của vỏ não thính giác thứ cấp, nó hỗ trợ khu vực 41 xử
lý các kích thích từ tai. Nó bổ sung cho khu vực Wernicke.

Khu vực 43

Đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý thông tin xuất phát từ
cảm giác vị giác. Cho phép chúng ta xác định các loại hương vị khác nhau
khi ăn.

pg. 356
Khu vực 44

Là một phần của khu vực Broca, một trong những khu vực quan
trọng nhất trong việc sản xuất ngôn ngữ.

Khu vực 45

Giống như khu vực 44, khu vực 45 cũng là một phần của khu vực
Broca. Nó chủ yếu liên quan đến xử lý ngữ nghĩa, ngoài ra còn thực hiện
các vai trò phụ trợ trong ngữ điệu, tạo ra các biểu cảm trên khuôn mặt và
biểu cảm.

Khu vực 46

Liên quan đến các khả năng như trí nhớ làm việc và sự chú ý.

Khu vực 47

Cũng là một phần của khu vực Broca. Vai trò của nó là giúp hiểu và
tạo ra cú pháp trong ngôn ngữ và âm nhạc.

pg. 357
Hình 5.24 Thân não

pg. 358
Hình 5.25 Thân não (tiếp theo)

pg. 359
Hình 5.26 Tiểu não

pg. 360
Hình 5.27 Bán cầu đại não (nhìn ngoài)

pg. 361
Hình 5.28 Bán cầu đại não (nhìn trong)

pg. 362
Hình 5.29 Bán cầu đại não (nhìn dưới)

pg. 363
Hình 5.30 Hạch (nhân) nền

pg. 364
Hình 5.31 Đồi thị

pg. 365
Hình 5.32 Hải mã và vòm não

pg. 366
Hình 5.33 Não thất

pg. 367
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ
Hệ thần kinh tự chủ còn gọi là thần kinh thực vật bao gồm các sợi
thần kinh đị từ hệ thần kinh trung ương tới các cơ trơn, tuyến, tạng, mạch
máu và cơ tim.

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần: phần giao cảm và phần
đối giao cảm hoạt động theo nguyên tắc đối lập nhau. Ví dụ kích thích
phần giao cảm của tim thì làm tim đập nhanh còn kích thích phần đối giao
cảm (thần kinh lang thang) thì làm tim đập chậm lại, hoặc kích thích thần
kinh giao cảm làm giảm co bóp ống tiêu hóa và kích thích thần kinh đối
giao cảm thì có tác dụng ngược lại...

Tuy gọi là thần kinh tự chủ, nhưng vẫn chịu sự chỉ huy của vỏ não.
Hệ thần kinh tự chủ gồm những phần sau đây:

- Trung khu thần kinh tự chủ: gồm các nhân thần kinh nằm trong não
hoặc tủy.

- Các sợi thần kinh từ các nhân trung ương đi ra ngoại biên gồm hai
loại: sợi trước hạch từ nhân tới các hạch và sợi sau hạch từ hạch
tới các cơ quan.

- Các hạch thần kinh tự chủ gồm ba loại: hạch cạnh sống nằm dọc
hai bên cột sống, hạch trước tạng và hạch tận cùng ở ngay gần các
cơ quan.

- Các đám rối thần kinh tự chủ: đó là các mạng lưới sợi thần kinh
giao cảm và đối giao cảm đan nhau chằng chịt trước khi đi vào một
cơ quan. Đây là bằng chứng của dạng thần kinh hình lưới xuất hiện
rất sớm trong quá trình phát sinh chủng loại của hệ thần kinh.

pg. 368
I.-PHẦN ĐỐI GIAO CẢM

Gồm có hai phần: phần trung ương và phần ngoại biên.

1.-Trung ương

Gồm các nhân ở não và ở tủy.

- Ở não bộ (trung não, cầu não, hành não): gồm có nhân phụ của
dây vận nhãn ở trung não, nhân nước bọt trên và dưới của dây mặt
(ở cầu não) và dây thiệt hầu và nhân lưng của dây thần kinh lang
thang ở hành não.

- Ở đoạn tủy cùng (cùng II - IV) gồm cột nhân trung gian ngoài thuộc
sừng bên chất xám tủy gai. Gần đây có một số tác giả còn cho rằng
trung tâm đối giao cảm còn có ở đoạn tủy ngực - thắt lưng.

2.-Ngoại biên

Gồm các sợi và các hạch sau đây:

Các sợi trước hạch của phần trung ương thuộc não bộ: mượn
đường của các dây thần kinh sọ sau đây để đến các hạch:

- Dây thần kinh vận nhãn đến hạch mi.

- Dây thần kinh mặt đến hạch chân bướm khẩu cái và hạch dưới
hàm.

- Dây thần kinh thiệt hầu đến hạch tai.

- Dây thần kinh lang thang đến các tạng trước ở ngực và bụng. Các
sợi sau hạch từ các hạch trên đi tới cơ trơn của các tuyến, các mạch
máu và các tạng.

Các sợi trước hạch của phần trung ương ở đoạn tủy cùng: đi ra theo
rễ trước dây gai sống, rồi theo các dây cương đến các hạch chậu hông,
từ đó các sợi sau hạch đi đến bàng quang, các tạng sinh dục và trực tràng.

pg. 369
II.-PHẦN GIAO CẢM

1.-Trung ương

Từ nhân trung gian ngoài ở đoạn tủy ngực thắt lưng (từ ngực I đến
thắt lưng II).

2.-Ngoại biên

Gồm các sợi và các hạch sau đây:

- Sợi trước hạch theo rễ trước các dây thần kinh gai sống vào nhánh
thông đến các hạch giao cảm ở cạnh cột sống. Các sợi sau hạch
mượn đường các dây gai sống qua các nhánh thông để đến cơ quan
bằng các đám rối tự chủ.

- Hai chuỗi hạch giao cảm nằm hai bên cột sống, mỗi chuỗi có 23
hạch nối tiếp nhau bằng các nhánh gian hạch.

Chuỗi hạch giao cảm nối với dây thần kinh gai sống bằng các nhánh
thông trắng và xám.

III.-CÁC PHẦN CỦA THẦN KINH TỰ CHỦ

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm các phần sau: phần đầu cổ, phần
ngực, phần bụng và chậu hông.

1.-Phần đầu và cổ

Gồm có các hạch và các sợi sau đây:

- Hạch cổ trên là hạch cổ lớn nhất, nằm giữa động mạch và tĩnh
mạch cảnh trong ngay dưới nền sọ, phía trước mỏm ngang đốt sống
cổ 2, 3.

Nối với hạch cổ các dây thần kinh sau đây: dây thần kinh tĩnh mạch
cảnh, dây thần kinh động mạch cảnh trong, dây thần kinh tim cổ trên, các
dây thần kinh động mạch cảnh ngoài và các đám rối cảnh trong, đám rối
cảnh ngoài và đám rối cảnh chung.

pg. 370
- Hạch cổ giữa nằm ngang mức sụn nhẫn, phía trước chỗ bẻ gập
của động mạch giáp dưới. Từ cực dưới hạch, có các nhánh đi phía
trước và sau động mạch dưới đòn tạo nên quai dưới đòn. Từ quai
có các nhánh đi đến hạch cổ dưới. Ngoài ra còn có dây thần kinh
tim cổ giữa.

- Hạch cổ dưới nằm sâu trong nền cổ, phía sau động mạch đốt sống.
Đôi khi dính liền với hạch ngực 1 tạo nên hạch cổ ngực hay hạch
sao. Từ hạch có nhánh nối với hạch cổ giữa tạo thành quai dưới
đòn và có dây thần kinh tim cổ dưới.

Ngoài ra còn có các hạch mi, hạch chân bướm khẩu cái, hạch dưới
hàm, hạch tai.

2.-Phần ngực

Có từ 10 - 11 hạch ngực và các dây thần kinh sau đây:

Các dây thần kinh tim ngực, dây thần kinh tạng lớn và hạch tạng,
dây thần kinh tạng bé, dây thần kinh tạng dưới đi vào thận nên còn gọi là
nhánh thận. Ngoài ra có các đám rối như đám rối tim nằm phía dưới động
mạch chủ và hạch tim nằm phía bên phải của dây chằng động mạch, đám
rối chủ ngực và đám rối phổi nằm phía trước chỗ phân đôi của khí quản.

3.-Phần bụng và chậu

Gồm có 3 đến 8 hạch thắt lưng, 4 hạch cùng và 1 hạch lẻ. Trong
phần này có các đám rối chính là:

- Đám rối tạng còn gọi là đám rối dương với hạch tạng và hạch chủ
thận. Đám rối mạc treo tràng trên và hạch mạc treo tràng trên, đám
rối mạc treo tràng dưới và hạch mạc treo tràng dưới, đám rối liên
mạc treo tràng, các đám rối gan, lách, vị, tụy, thượng thận, thận,
đám rối niệu quản, tinh hoàn, buồng trứng, đám rối tràng, đám rối
hạ vị, đám rối trực tràng và đám rối tử cung âm đạo.

pg. 371
Hình 5.34 Hệ thống thần kinh giao cảm: định khu chung

pg. 372
Hình 5.35 Hệ thống thần kinh giao cảm: sơ đồ

pg. 373
Hình 5.36 Hệ thống thần kinh đối giao cảm: định khu chung

pg. 374
Hình 5.37 Hệ thống thần kinh đối giao cảm: sơ đồ

pg. 375
MÀNG NÃO TỦY VÀ SỰ LƯU THÔNG DỊCH
NÃO TỦY
I.-MÀNG NÃO TỦY

Các màng não tủy là hệ thống các màng bao bọc hệ thần kinh trung
ương: màng cứng, màng nhện và màng mềm. Giữa màng nhện và màng
mềm có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy. Chức năng chính của các
màng và dịch não tủy là bảo vệ thần kinh trung ương.

1.-Màng cứng

Màng não cứng do hai lớp mô xơ tạo nên, lớp ngoài dính vào các
xương sọ. Ở một số nơi, lớp trong cho những trẽ chạy vào bên trong tạo
nên liềm đại não, liềm tiểu não và lều tiểu não. Ở giữa hai lớp của màng
não cứng còn có các xoang tĩnh mạch màng cứng. Máu tĩnh mạch từ não
chảy về các xoang tĩnh mạch này.

Màng tủy cứng tương ứng với lớp trong của màng não cứng. Ở giữa
màng tủy cứng và thành ống sống có khoang ngoài cứng. Khoang này
chứa các mạch máu và mô mỡ. Màng tủy cứng bắt đầu ở lỗ chẩm, nơi
tuỷ sống liên tiếp với hành não, và kéo dài đến ngang đốt sống cùng thứ
hai.

2.-Màng nhện

Là một màng mỏng và trong suốt, màng nhện nằm giữa màng mềm
và màng cứng. Nó được gọi như vậy vì trông giống như một lưới nhện.
Mặt ngoài màng nhện dính với màng cứng, mặt trong được ngăn cách với
màng mềm bằng khoang dưới nhện chứa đầy dịch não tủy. Ở não, có
nhiều tơ nhỏ gọi là các bè nhện từ màng nhện đi qua khoang dưới nhện
để hòa lẫn với mô trên màng mềm. Màng nhện và màng mềm đôi khi được
gọi là màng não - tuỷ mềm.

pg. 376
3.-Màng mềm

Màng mềm là một màng rất mỏng. Nó nằm sát và dính chặt vào bề
mặt của não và tủy sống. Màng này được cấu tạo bằng mô xơ, mặt ngoài
của nó được phủ bằng một lớp tế bào dẹt được xem là không thấm dịch.
Các mạch máu xuyên qua màng mềm để đi tới não và tủy sống và các
mao mạch trên màng này có vai trò nuôi dưỡng cho não và tuỷ sống.

II.-DỊCH NÃO TỦY

Dịch não tủy chứa trong các não thất và trong khoang dưới nhện.

1.-Nguồn gốc

Dịch được tiết ra chủ yếu từ các đám rối mạch mạc trong các não
thất. Đám rối mạch mạc tương ứng với một vùng đặc biệt do các cuộn
mao mạch được màng nội tủy mang vào các não thất, đẩy lồi hẳn vào
trong các phần mỏng (màng mái) của các thất não để tiết ra dịch não tủy.

Khi hệ thống não thất bế tắc, huyết tương từ các mạch máu trong
khoang dưới nhện tạo ra dịch não tủy qua các khoảng quanh mạch máu.
Đó là nguồn gốc thứ hai ngoài đám rối màng mạch của dịch não tủy.

Vậy dịch não tủy là chất tiết của các đám rối mạch mạc não thất
choán đầy trong hệ thống não thất và khoang dưới nhện não bộ và tủy
gai.

Dịch trong suốt, không màu, thành phần sinh hóa có khác với huyết
tương (ít protein, ít glucose, nhiều Cl- và K+). Trong cơ thể, chỉ có lọc dịch
cầu thận, thủy dịch ở nhãn cầu và nội dịch tai trong là có đặc tính tương
tự.

Dung lượng 80 - 200cc, được đổi mới 4 - 5 lần/24 giờ.

pg. 377
2.-Nơi chứa

Dịch não tủy chứa trong 2 ngăn thông nhau:

- Ngăn trong là hệ thống não thất, còn gọi là hệ thống tạo thành
được lót nội mô.

- Ngăn ngoài hay hệ thống hấp thụ gồm khoang dưới nhện với các
bể chứa. Bể chứa to nhất là bể chứa tiểu - hành não.

Riêng ống trung tâm tủy gai không chứa dịch não tủy vì lòng ống
quá nhỏ. Các chỗ thông giữa hai ngăn là lỗ giữa (lỗ magendie) và hai lỗ
bên (lỗ luschka) ở mái não thất IV.

3.-Sự lưu thông dịch não tủy

Từ đám rối màng mạch não thất bên, dịch não tủy qua lỗ gian não
thất tới não thất III và qua cống não tới não thất IV. Sau khi hòa lẫn với
dịch các não thất này, dịch não tủy từ ngăn trong ra ngăn ngoài qua mái
não thất IV. Lỗ giữa và hai lỗ bên mái não thất IV mở ra bể dưới nhện tiểu
- hành não. Có thể vào bể bằng cách chọc dò dưới lỗ lớn xương chẩm.
Từ bể dưới nhện tiểu - hành não, dịch não tủy xuống đến bể dưới nhện ở
quanh tủy gai. Có thể lấy dịch não tủy ở đây bằng cách chọc dò thắt lưng
dưới đốt sống thắt lưng 2. Từ khoang dưới nhện, dịch não tủy thoát đi qua
các hạt màng nhện để sau cùng đổ vào các xoang tĩnh mạch sọ.

Trong các ngăn, dịch não tủy lưu thông chầm chậm từng khối một.
Trong hệ não tủy không có van nên mọi tắc nghẽn đều là bệnh lý. Lợi
dụng sự lưu thông này ta có thể thăm dò hệ não tủy bằng cách cho thuốc
vào sau chọc dò nước não tủy.

pg. 378
Hình 5.38 Màng não tủy

Hình 5.39 Sự lưu thông dịch não tủy

pg. 379
HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
Những dây thần kinh và những hạch nằm ngoài thần kinh trung
ương tạo nên hệ thần kinh ngoại biên. Tuỳ theo vị trí nguyên ủy, các dây
thần kinh ngoại biên được phân chia thành: các dây thần kinh sọ, gồm 12
đôi thoát ra từ nền não và các dây thần kinh sống, gồm 31 đôi thoát ra từ
tuỷ sống. Phần tự chủ của hệ thần kinh ngoại vi bao gồm các hạch tự chủ
và các sợi thần kinh tự chủ đi lẫn trong các dây thần kinh sọ và sống.

Mỗi dây thần kinh do các sợi thần kinh tạo nên. Mỗi sợi thần kinh
chính là mỏm kéo dài của một tế bào thần kinh mà thân của tế bào nằm
trong thần kinh trung ương hoặc trong một hạch nào đó của thần kinh
ngoại biên. Về mặt chức năng, ta có thể gặp ba loại sợi thần kinh trong
các thần kinh ngoại biên:

(1) Các sợi thần kinh đi hay sợi vận động dẫn truyền các xung động
từ hệ thần kinh trung ương tới các cơ bám xương, thân tế bào của
các sợi này nằm ở chất xám của tuỷ sống và thân não.

(2) Các sợi thần kinh đến hay sợi cảm giác dẫn truyền các xung
động phát sinh từ những bộ phận thụ cảm khác nhau ở da, cơ, khớp
và các giác quan đặc biệt tới hệ thần kinh trung ương, thân tế bào
của các sợi này nằm ở hạch cảm giác của các thần kinh sọ và thần
kinh sống.

(3) Các sợi thần kinh tự chủ đi lẫn trong thần kinh ngoại vi đảm
nhiệm việc chi phối hoạt động của các cơ trơn, cơ tim và các tuyến.
Những sợi này cùng là các sợi đi (vận động) mà thân tế bào của
chúng nằm ở thân não và tuỷ sống (sợi trước hạch) hoặc ở hạch tự
chủ ngoại vi (sợi sau hạch). Những sợi không thuộc hệ tự chủ trong
dây thần kinh ngoại vi được gọi là các sợi thần kinh thân thể.

Trong mỗi dây thần kinh, các sợi thần kinh hợp thành các bó. Sợi
thần kinh, bó sợi thần kinh và cả dây thần kinh đều được mô liên kết bao
pg. 380
bọc: lớp mô liên kết mỏng bọc quanh môi sợi thần kinh là màng trong thần
kinh, lớp mô liên kết bao quanh một bó sợi thần kinh là màng quanh thần
kinh, màng trên thần kinh là lớp mô liên kết bao quanh một dây thần kinh.

I.-CÁC DÂY THẦN KINH SỌ

Các thần kinh sọ gồm 12 đôi vừa được đánh số vừa được gọi theo
tên. Các chữ số la mã chỉ ra trình tự (từ trước ra sau, từ trên xuống dưới)
mà ở đó các thần kinh từ não đi ra. Các dây thần kinh sọ xác định hai loại
nguyên ủy: nguyên ủy thật là nơi xuất phát ra dây thần kinh (một nhân
xám trung ương nếu là vận động, một hạch ngoại biên nếu là cảm giác)
và nguyên ủy hư là nơi các dây thần kinh chui vào hoặc thoát ra ở mặt
ngoài não và thân não.

Với các thần kinh sọ có chức năng vận động, nguyên uỷ của các sợi
vận động (sợi đi) là những đám tế bào nằm sâu trong thân não (nhân vận
động). Nguyên ủy các thần kinh sọ cảm giác là những đám tế bào ở bên
ngoài não, thường ở những hạch mà ta có thể coi như tương đương với
hạch rễ sau của thần kinh sống (hạch gai). Một số thần kinh sọ còn chứa
cả các sợi thần kinh tự chủ.

 Tóm lại, các dây thần kinh sọ có thể chia làm 3 loại:

- Loại cảm giác (giác quan): I, II, VIII.

- Loại vận động: III, IV, VI, XI, XII.

- Loại hỗn hợp (vừa có thành phần vận động cảm giác và tự chủ):
V, VII, IX, X.

1.-Dây I hay thần kinh khứu giác

Thần kinh khứu giác bắt đầu từ các tế bào cảm thụ khứu giác ở
phần trên của niêm mạc mũi. Những mỏm trung ương của các tế bào này
chạy lên qua mảnh sàng của xương sàng tới hành khứu. Các thân neuron

pg. 381
ở hành khứu cho các sợi đi về phía sau qua dải khứu tới vùng nhận thức
khứu giác ở thuỳ thái dương của não.

2.-Dây II hay thần kinh thị giác

Các sợi của thần kinh thị giác bắt nguồn từ những tế bào ở võng
mạc mắt. Thần kinh thị giác rời nhãn cầu, chạy ra sau và vào trong qua
phần sau ổ mắt. Sau đó thần kinh đi qua ống thị giác vào hộp sọ. Những
sợi có nguồn gốc từ võng mạc mũi (võng mạc giữa) bắt chéo với các sợi
bên đối diện tại giao thị. Từ giao thị, các sợi bắt chéo và không bắt chéo
(từ võng mạc thái dương) tiếp tục đi về phía sau trong dải thị giác để tới
thể gối ngoài. Các thân neuron ở thể gối ngoài cho sợi đi tới vỏ não của
thuỳ chẩm (rãnh cựa). Thuỳ chẩm là trung khu thị giác của vỏ não.

3.-Dây III hay thần kinh vận nhãn

Thần kinh vận nhãn là một thần kinh vận động mà nguyên ủy là nhân
thần kinh vận nhãn ở trung não. Các sợi tự chủ trong thần kinh vận nhãn
là các sợi đối giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ nhân Edinger -
Westphal trong trung não. Thần kinh vận nhãn thoát ra ở mặt trước trung
não và chạy ra trước qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt. Nó chi phối cho:

- Vận động (thân thể): cơ nâng mi trên, cơ chéo dưới và các cơ


thẳng trên, dưới, trong.

- Vận động (tự chủ): cơ thể mi và cơ thắt của mống mắt.

4.-Dây IV hay thần kinh ròng rọc

Thần kinh ròng rọc là một thần kinh vận động mà nguyên ủy là nhân
thần kinh ròng rọc ở trung não. Thần kinh này thoát ra ở mặt sau trung
não và chạy qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt. Nó vận động cho cơ chéo trên.

5.-Dây V hay thần kinh sinh ba

Thần kinh sinh ba là một thần kinh hỗn hợp gồm hai rễ: rễ vận động
nhỏ và rễ cảm giác lớn thoát ra ở mặt trước - bên của cầu não.

pg. 382
Nguyên uỷ của rễ cảm giác là các tế bào của hạch sinh ba. Những
nhánh trung ương của các tế bào này tạo nên rễ cảm giác, những nhánh
ngoại vi đi trong ba thần kinh: thần kinh mắt, thần kinh hàm trên và thần
kinh hàm dưới.

Nguyên ủy của rễ vận động là nhân vận động thần kinh sinh ba ở
cầu não. Rễ vận động đi theo thần kinh hàm dưới.

Thần kinh mắt (V1) là nhánh cảm giác đơn thuần. Nó đi qua khe ổ
mắt trên và phân nhánh vào mi trên, tuyến lệ, nhãn cầu, kết mạc mắt, mũi
ngoài, phần trước niêm mạc mũi và nửa trước da đầu.

Thần kinh hàm trên (V2) cũng là nhánh cảm giác đơn thuần. Nó ra
khỏi hộp sọ qua lỗ tròn và phân nhánh vào gò má và mi dưới, môi trên,
mũi ngoài, răng và lợi hàm trên, khẩu cái, tỵ hầu, xoang hàm trên và phần
sau niêm mạc mũi.

Thần kinh hàm dưới (V3) chứa cả hai loại sợi cảm giác và vận động.
Nó ra khỏi hộp sọ qua lỗ bầu dục. Những sợi vận động chi phối cho các
cơ nhai, những sợi cảm giác thu nhận cảm giác từ môi dưới, da càm, răng
và lợi hàm dưới, hai phần ba trước lưỡi, da và niêm mạc má và da mặt
bên đầu ở trước tai.

6.-Dây VI hay thần kinh vận nhãn ngoài

Có nguyên ủy thật ở cầu não, nguyên ủy hư ở rãnh hành - cầu. Từ


rãnh hành - cầu, dây thần kinh chạy ra trước qua xoang tĩnh mạch hang,
vào ổ mắt để vận động cho cơ thẳng ngoài.

7.-Dây VII hay thần kinh mặt

Thần kinh mặt là một thần kinh hỗn hợp.

Các sợi vận động có nguyên ủy từ nhân thần kinh mặt ở cầu não.
Chúng ra khỏi thân não tại rãnh hành - cầu và rời khỏi sọ sau một đoạn

pg. 383
dài chạy qua phần đá xương thái dương (từ lỗ ống tai trong đến lỗ trâm
chũm). Các sợi này chi phối cho các cơ bám da của mặt, đầu và cổ.

Các sợi cảm giác bắt nguồn từ các tế bào hạch gối nằm trong phần
đá của xương thái dương. Những nhánh ngoại vi lúc đầu đi trong thừng
nhĩ, sau đó đi lẫn trong nhánh lưỡi của thần kinh hàm dưới. Những nhánh
trung ương tạo nên thần kinh trung gian chạy vào nhân bó đơn độc ở thân
não. Các sợi cảm giác dẫn truyền về não cảm giác vị giác ở 2/3 trước
lưỡi.

Các sợi tự chủ đối giao cảm trước hạch đi lẫn trong thần kinh trung
gian có nguồn gốc từ nhân lệ tỵ và nhân bọt trên ở cầu não. Chúng vận
động tiết dịch cho tuyến lệ và các tuyến dưới hàm và dưới lưỡi (lần lượt
qua trung gian của các hạch tự chủ ở ngoại vi là hạch chân bướm - khẩu
cái và hạch dưới hàm).

8.-Dây VIII hay thần kinh tiền đình - ốc tai

Thần kinh cảm giác này bao gồm hai phần riêng biệt là thần kinh
tiền đình và thần kinh ốc tai.

Nguyên ủy của thần kinh ốc tai (thính giác) là các tế bào của hạch
ốc tai. Các nhánh ngoại vi tận cùng ở cơ quan xoắn, các nhánh trung
ương tạo nên thần kinh ốc tai và chạy vào cầu não qua rãnh hành - cầu
để tận cùng ở các nhân ốc tai.

Nguyên ủy của thần kinh tiền đình là các tế bào của hạch tiền đình.
Các nhánh ngoại vi chạy tới thượng mô thần kinh ở bóng của các ống bán
khuyên, soan nang và cầu nang; các nhánh trung ương tạo nên thần kinh
tiền đình. Các sợi đi qua rãnh hành - cầu vào tận cùng ở các nhân tiền
đình ở cầu não và hành não. Thần kinh tiền đình tham gia vào sự duy trì
tư thế và thăng bằng.

pg. 384
9.-Dây IX hay thần kinh thiệt hầu

Thần kinh thiệt hầu là một thần kinh hỗn hợp thoát ra khỏi hành não
tại rãnh sau trám hành và đi ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.

Các sợi vận động xuất phát từ nhân hoài nghi và đi tới vận động cho
cơ trâm - hầu. Các sợi cảm giác bắt nguồn từ các tế bào của hạch trên và
hạch dưới nằm ở lỗ tĩnh mạch cảnh. Các sợi trung ương chạy vào tận
cùng ở nhân bó đơn độc ở hành não. Các sợi ngoại vi thu nhận cảm giác
từ 1/3 sau lưỡi, hạnh nhân khẩu cái và hầu, khẩu cái mềm, xoang cảnh
và tiểu thể cảnh. Các sợi đối giao cảm trước hạch bắt nguồn từ nhân bọt
dưới ở hành não (chúng vận động tiết dịch cho tuyến mang tai (qua trung
gian của hạch tai).

10.-Dây X hay thần kinh lang thang

Thần kinh lang thang là một thần kinh hỗn hợp thoát ra khỏi hành
não tại rãnh sau trám hành và đi ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.

Các sợi vận động bắt nguồn từ nhân hoài nghi ở hành não và đi tới
vận động cho các cơ của khẩu cái mềm, hầu và thanh quản.

Các sợi tự chủ (đối giao cảm trước hạch) xuất phát từ nhân sau
(nhân lưng) thần kinh lang thang ở hành não. Chúng đi tới tận cùng ở các
hạch nằm gần hoặc ở trong thành của các tạng cổ ngực và bụng (trừ tạng
chậu hông), các sợi từ những hạch này đi tới cơ trơn và tuyến của các
tạng.

Nguyên ủy của các sợi cảm giác (tạng) là những tế bào của hạch
trên và hạch dưới nằm ở lỗ tĩnh mạch cảnh. Các sợi ngoại vi đi tới hầu,
thanh quản, các tạng ngực và các tạng bụng. Các sợi trung ương chạy
vào tận cùng ở nhân bó đơn độc ở hành não.

pg. 385
11.-Dây XI hay thần kinh phụ

Thần kinh phụ là một thần kinh vận động thoát ra khỏi hành não tại
rãnh sau trám hành và đi ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.

Thần kinh phụ do rễ sọ và rễ sống tạo nên. Rễ sọ bắt nguồn từ nhân


hoài nghi ở hành não. Sau khi ra khỏi sọ, rễ này tách ra khỏi thần kinh phụ
để đi theo thần kinh lang thang tới vận động cho các cơ nội tại của thanh
quản. Rễ sống bắt nguồn từ sừng trước của 5 đốt tủy cổ trên cùng. Các
sợi của rễ sống vận động cho cơ thang và cơ ức - đòn - chũm.

12.-Dây XII hay thần kinh hạ thiệt

Thần kinh hạ thiệt là một thần kinh vận động, nó đi ra khỏi hành não
tại rãnh trước trám hành và đi ra khỏi sọ qua ống thần kinh hạ thiệt. Các
sợi của thần kinh hạ thiệt xuất phát từ nhân thần kinh hạ thiệt ở hành não
và đi đến vận động cho các cơ lưỡi.

pg. 386
Hình 5.40 Sơ đồ thần kinh sọ

pg. 387
Hình 5.41 Thần kinh khứu giác số I

pg. 388
Hình 5.42 Thần kinh thị giác số II

pg. 389
Hình 5.43 Các dây thần kinh vận nhãn số III, ròng rọc số IV,
vận nhãn ngoài số VI

pg. 390
Hình 5.44 Thần kinh sinh ba số V

pg. 391
Hình 5.45 Thần kinh mặt số VII

pg. 392
Hình 5.46 Thần kinh tiền đình - ốc tai số VIII

pg. 393
Hình 5.47 Thần kinh thiệt hầu số IX

pg. 394
Hình 5.48 Thần kinh lang thang số X

pg. 395
Hình 5.49 Thần kinh phụ số XI

pg. 396
Hình 5.50 Thần kinh hạ thiệt số XII

pg. 397
II.-CÁC DÂY THẦN KINH GAI

Có 31 đôi thần kinh sống rời khỏi ống sống qua các lỗ gian đốt sống.
Các thần kinh sống được gọi tên và phân nhóm theo các đốt sống có liên
quan với chúng: 8 đôi thần kinh sống cổ, 12 đôi thần kinh sống ngực, 5
đôi thần kinh sống thắt lưng, 5 đôi thần kinh sống cùng và một đôi thần
kinh sống cụt.

Mặc dù chỉ có 7 đốt sống cổ nhưng lại có tám đôi thần kinh sống cổ
vì đôi thứ nhất rời khỏi ống sống ở giữa xương chẩm và đốt đội, và đôi
thứ tám thoát ra ở dưới đốt sống cổ cuối cùng. Từ đó trở xuống, các thần
kinh sống được gọi tên và mang số của đốt sống nằm ngay phía trên.

Các thần kinh sống thắt lưng, cùng và cụt thoát ra khỏi tuỷ sống ở
đoạn cuối của tủy sống (ở ngang mức đốt sống thắt lưng 1). Chúng chạy
xuống dưới trong ống sống và trong khoang dưới nhện, tạo nên một bó
thần kinh trông giống như đuôi ngựa nên được gọi là đuôi ngựa. Các thần
kinh này rời khỏi ống sống ở ngang mức các đốt sống thắt lưng, cùng và
cụt tương ứng.

Mỗi thần kinh sống được tạo nên bởi sự kết hợp của hai rễ. Rễ trước
hay rễ vận động do các sợi thần kinh đi tạo nên. Thực chất, các sợi này
chính là nhánh trục của những neuron thần kinh ở cột trước chất xám tủy
sống. Ngoài ra, ở đoạn tủy ngực và thắt lưng trên, rễ trước còn chứa các
sợi thần kinh tự chủ trước hạch mà bản chất là các nhánh trục của những
tế bào cột bên của chất xám tủy sống. Rễ sau hay rễ cảm giác do các sợi
thần kinh đến tạo nên. Trên rễ sau có hạch cảm giác thần kinh sống hay
hạch sống (hạch gai). Hạch này chứa các neuron một cực. Những nhánh
ngoại vi của các neuron hạch phân bố tới các cấu trúc (tạng và thân thể)
ở ngoại vi, những nhánh trung ương chạy qua rễ sau vào tủy sống. Những
xung động cảm giác từ ngoại vi chạy vào thần kinh trung ương theo các
nhánh này.

pg. 398
Khi chưa phân chia, thần kinh sống được gọi là thân thần kinh sống.
Ngay sau khi đi ra từ lỗ gian đốt sống, mỗi thân thần kinh sống chia ra
thành 4 nhánh:

- Nhánh màng tuỷ.

- Các nhánh thông bao gồm: nhánh trắng chứa các sợi giao cảm
trước hạch từ thần kinh sống chạy tới các hạch của thân giao cảm,
nhánh xám chứa các sợi giao cảm sau hạch từ các hạch của thân
giao cảm chạy tới thần kinh sống.

- Nhánh sau đi ra sau, chi phối cho da và các cơ sâu ở mặt sau đầu,
cổ và thân.

- Nhánh trước chi phối cho mặt trước - bên của cổ và thân, chi trên
và chi dưới.

Các nhánh trước của các thần kinh sống cổ, thắt lưng và cùng nối
lại với nhau ở gần nguyên ủy của chúng để tạo thành các đám rối cổ, thắt
lưng, cùng và cụt. Tại các đám rối này, các sợi thần kinh được nhóm lại
và sắp xếp lại trước khi tiếp tục đến chi phối cho da, xương, cơ và khớp.

Những nhánh trước của các thần kinh sống ngực II - XII không tham
gia tạo thành các đám rối và được gọi là các thần kinh gian sườn. Chúng
chi phối cho cơ và da của thành ngực trước - bên và thành bụng trước -
bên (T VII - T XII).

(xem thêm phần HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG - TỦY GAI - Sự liên
quan giữa tủy gai và đốt sống).

1.-Đám rối cổ

Đám rối cổ do nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ đầu tiên tạo
nên. Đám rối nằm ở ngang mức 4 đốt sống cổ trên cùng, dưới sự che phủ
của cơ ức - đòn - chũm và tách ra các nhánh nông và các nhánh sâu.

pg. 399
- Các nhánh nông chi phối cảm giác cho da đầu vùng chẩm (thần
kinh chẩm nhỏ: C II), da vùng sau tai và tuyến mang tai (thần kinh
tai lớn: C II - C III), da mặt trước của cổ (thần kinh ngang cổ: C II -
C III) da phần trên của ngực và vai (các thần kinh trên đòn: C III - C
IV).

- Các nhánh sâu vận động cho các cơ của cổ như cơ ức - đòn -
chũm và cơ thang.

- Thần kinh hoành do các rễ từ các thần kinh sống cổ III - V tạo
nên. Nó đi xuống qua khoang ngực, ở trước cuống phổi, để vận
động cơ hoành.

- Quai cổ với hai rễ trên và dưới, chứa các sợi từ đám rối cổ tới các
cơ dưới móng.

2.-Đám rối cánh tay và các thần kinh chi trên

 Đám rối cánh tay

Nhánh trước của bốn dây thần kinh sống cổ cuối cùng và phần lớn
dây thần kinh sống ngực I tạo thành đám rối cánh tay. Trước hết, các
nhánh trước (gọi là các rễ) hợp nên các thân: các rễ của C V và C VI hợp
nên thân trên, rễ của C VII trở thành thân giữa các rễ của C VIII và T I hợp
nên thân dưới. Mỗi thân chia thành hai ngành trước và sau. Các ngành
trước của thân trên và thân giữa tạo nên bó ngoài, ngành trước của thân
dưới trở thành bó trong, ba ngành sau của ba thân tạo thành bó sau. Ba
bó tách ra để tạo nên các nhánh chính (nhánh tận) của đám rối: bó sau
tách ra thần kinh nách và thần kinh quay; bó ngoài tách ra thần kinh cơ bì
và rễ ngoài thần kinh giữa; bó trong tách ra thần kinh trụ, thần kinh bì cánh
tay trong, thần kinh bì cẳng tay trong và rễ trong thần kinh giữa. Ngoài các
nhánh chính chi phối cho chi trên, các rễ. Thân và bó của đám rối cánh
tay còn tách ra các nhánh nhỏ hơn, hay nhánh bên, chi phối cho các cơ
quanh nách.
pg. 400
 Các thần kinh chi trên

Thần kinh nách vòng ra sau quanh cổ phẫu thuật của xương cánh
tay. Nó tách ra các nhánh chi phối cho cơ delta, khớp vai và vùng da nằm
trên.

Thần kinh quay đi xuống dưới và ra ngoài ở mặt sau xương cánh
tay rồi vòng quanh bờ ngoài xương cánh tay ra mặt trước khớp khuỷu và
mỏm trên lồi cầu ngoài. Nó tận cùng ở khuỷu bằng hai nhánh:

- Nhánh nông đi xuống cảm giác cho phần ngoài mu bàn tay và mu
hai ngón rưỡi bên ngoài.

- Nhánh sâu vòng ra cẳng tay sau vận động cho các cơ duỗi bàn tay
và ngón tay.

Trước khi tận cùng, thần kinh quay đã tách ra các nhánh cho cơ tam
đầu, cơ cánh tay quay, da của mặt sau cánh tay và cẳng tay, và da phần
dưới mặt ngoài cánh tay.

Thần kinh cơ bì đi xuống phân nhánh vào các cơ của cánh tay
trước (cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu và cơ cánh tay) và da ở mặt ngoài
cẳng tay.

Thần kinh giữa đi xuống qua cánh tay và khuỷu ở sát cạnh động
mạch cánh tay. Tiếp đó nó đi xuống qua giữa vùng cẳng tay trước, tách
ra các nhánh đi vào hầu hết các cơ gấp cổ tay và gấp ngón tay của cẳng
tay trước. Cuối cùng, nó đi vào gan tay, phân nhánh vào các cơ nhỏ ở mô
cái, vào da của 2/3 ngoài gan tay và vào mặt gan tay của ba ngón rưỡi
bên ngoài, tính từ ngón cái vào.

Thần kinh trụ đi xuống qua cánh tay ở dọc bên trong động mạch
cánh tay. ở khuỷu, nó nằm sau mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
Từ đây, nó đi xuống qua phần trong cẳng tay trước rồi vào gan bàn tay.
Ở cẳng tay, thần kinh phân nhánh vào cơ gấp cổ tay trụ, một phần cơ gấp

pg. 401
sâu các ngón tay, da nửa trong mu tay và mặt mu tay của hai ngón tay
rưỡi bên trong. Ở gan tay, nó vận động cho các cơ của gan tay chưa được
thần kinh giữa chi phối (tức các cơ mô út, các cơ gian cốt) và cảm giác
cho da của mô út, mặt gan tay của ngón út và nửa trong ngón nhẫn.

Các thần kinh bì trong gồm thần kinh bì cánh tay trong cảm giác cho
da mặt trong cánh tay và thần kinh bì cẳng tay trong cảm giác cho da mặt
trong cẳng tay.

3.-Đám rối thắt lưng

Đám rối thắt lưng là phần trên của đám rối thắt lưng - cùng. Nó do
nhánh trước của ba thần kinh sống thắt lưng trên cùng và một phần nhánh
trước thần kinh sống thắt lưng IV tạo nên. Các nhánh chính và các rễ thần
kinh góp phần tạo nên các nhánh đó là: thần kinh chậu - hạ vị (L I), thần
kinh chậu - bẹn (L I), thần kinh sinh dục đùi (L I - II), thần kinh bì đùi ngoài
(L II - III), thần kinh đùi (L II - IV), thần kinh bịt (L II - IV) và thân thắt lưng
- cùng (L IV - V). Các thần kinh chậu - hạ vị, chậu - bẹn và sinh dục đùi
chi phối cho các cơ phần dưới thành bụng trước - bên, da mặt trên - trong
của đùi, phần trên mặt trước đùi và bộ phận sinh dục ngoài.

Thần kinh bì đùi ngoài cảm giác cho mặt ngoài đùi.

Thần kinh đùi đi xuống, chui sau dây chằng bẹn vào đùi và nằm ở
sát bên ngoài động mạch đùi. Thần kinh đùi tách ra các nhánh bì và nhánh
cơ để phân phối vào da và cơ (cơ tứ đầu đùi, cơ may) của vùng đùi trước.
Nhánh của thần kinh đùi xuống cảm giác cho da mặt trong cẳng chân có
tên là thần kinh hiển.

Thần kinh bịt do nhánh trước thần kinh thắt lưng II III IV tạo thành.
Thần kinh bịt đi ở bờ trong cơ thắt lưng, rồi cùng với động mạch bịt đi vào
rãnh bịt. Sau đó thần kinh bịt chia thành 2 nhánh trước và sau kẹp lấy cơ
khép ngắn. Thần kinh bịt vận động cho cơ bịt ngoài, 3 cơ khép, cơ thon
và cảm giác mặt trong đùi. Thần kinh bịt khi đi vào rãnh bịt thì nằm sát

pg. 402
xương, nên khi thoát vị lỗ bịt thần kinh bị chèn ép gây đau vùng bẹn và
đùi trong.

Thần kinh thắt lưng cùng đi xuống chậu hông và góp phần tạo nên
đám rối cùng.

4.-Đám rối cùng và các thần kinh chi dưới

 Đám rối cùng

Đám rối cùng do thân thắt lưng - cùng và nhánh trước của các thần
kinh sống cùng I - V tạo nên. Thân thắt lưng - cùng do nhánh trước thần
kinh sống thắt lưng V và một phần nhánh trước thần kinh sống thắt lưng
IV tạo nên. Đám rối cùng nằm trước cơ hình lê ở thành sau chậu hông.
Các nhánh chính của đám rối cùng và các rễ tham gia tạo nên các nhánh
chính đó là: thần kinh mông trên (L IV - V, S I), thần kinh mông dưới (L V,
S I - II ), thần kinh mác chung (L IV - V, S I - II), thần kinh chày (L IV - V,
S I III), thần kinh thẹn (S II - IV) và thần kinh bì đùi sau (S I III). Thần kinh
mác chung và thần kinh chày hợp nên thần kinh ngồi.

 Các thần kinh chi dưới

Thần kinh mông trên tạo bởi thần kinh thắt lưng V và cùng I. Thần
kinh mông trên chui qua khuyết ngồi lớn và chia 2 nhánh đi cùng động
mạch và tĩnh mạch mông trên. Thần kinh nằm sâu hơn động mạch, vận
động cho 3 cơ: mông nhở, mông bé và cơ căng mạc đùi.

Thần kinh mông dưới (được tạo bởi thần kinh thắt lưng V và thần
kinh cùng I, II) qua khuyết ngồi lớn đến bờ dưới cơ hình lê vào vận động
cho cơ mông lớn.

Thần kinh thẹn đi từ ngành trước thần kinh cùng II, III, IV, chui qua
khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê, rồi ôm lấy gai ngồi, quặt ngược vào
trong qua khuyết ngồi bé. Thần kinh đi cùng động mạch thẹn trong đến

pg. 403
vùng chậu, vận động cho các cơ đáy chậu và cảm giác bộ phận sinh dục
ngoài.

Thần kinh bì đùi sau từ thần kinh cùng I II III đi từ chậu hông ra
vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê, nằm giữa cơ mông lớn và phía sau thần
kinh ngồi, nằm trên đầu dài cơ nhị đầu và xuyên qua lớp mạc ở gần hố
khoeo để cảm giác vùng này, ở bờ dưới cơ mông lớn thần kinh cho 2
nhánh:

- Nhánh bì mông dưới: vòng ở bờ dưới cơ mông lớn ra da để cảm


giác vùng này.

- Các nhánh đáy chậu: chi phối cảm giác cho cơ quan sinh dục
ngoài.

Thần kinh ngồi là thần kinh lớn nhất cơ thể. Nó chạy qua khuyết
ngồi lớn, ở dưới cơ hình lê, vào mông rồi đi xuống qua mông và vùng đùi
sau. Ở vùng đùi sau, thần kinh ngồi phân nhánh vào các cơ ụ ngồi - cẳng
chân. Ở đỉnh hố khoeo, thần kinh ngồi lại tách ra thành thần kinh chày và
thần kinh mác chung.

Thần kinh chày tiếp tục đi xuống qua hố khoeo và vùng cẳng chân
sau. phân nhánh cho tất cả các cơ của vùng này. Cuối cùng, thần kinh
chày đi dưới mắt cá trong chia thành các thần kinh gan chân trong và
ngoài đi vào gan chân để chi phối cho các cơ của gan chân, da của gan
chân và các ngón chân. Thần kinh chày tách ra nhánh bì bắp chân trong.
Nhánh này nối với một nhánh của thần kinh mác chung tạo nên thần kinh
bắp chân cảm giác cho mặt ngoài cổ chân, gót chân và phần ngoài mu
chân.

Thần kinh mác chung đi chếch xuống dọc bờ ngoài hố khoeo, tới
dưới chỏm xương mác thì vòng ra trước quanh cổ xương mác và tận cùng
bằng hai nhánh là thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu. Trước khi
tận cùng, thần kinh mác chung tách ra thần kinh bì bắp chân ngoài cảm

pg. 404
giác cho da phần trên mặt ngoài cẳng chân. Thần kinh mác sâu đi xuống
vận động cho tất cả các cơ cẳng chân trước và mu chân. Thần kinh mác
nông đi xuống vận động các cơ của cẳng chân ngoài và cảm giác cho
phần dưới mặt ngoài cẳng chân và hầu hết mu chân.

5.-Đám rối cụt

Đám rối cụt là đám rối rất nhỏ do một phần của thần kinh sống cùng
IV, thần kinh sống cùng V và các thần kinh cụt tạo nên. Đám rối tách ra
thần kinh hậu môn cụt, thần kinh này vận động cho cơ cụt, một phần cơ
nâng hậu môn rồi xuyên qua cơ cụt cảm giác cho da vùng xương cụt.

pg. 405
Hình 5.51 Sơ đồ đám rối cổ

pg. 406
Hình 5.52 Sơ đồ đám rối cánh tay

pg. 407
Hình 5.53 Thần kinh cơ - bì

pg. 408
Hình 5.54 Thần kinh giữa

pg. 409
Hình 5.55 Thần kinh trụ

pg. 410
Hình 5.56 Thần kinh nách và chi tiết cánh tay sau

pg. 411
Hình 5.57 Thần kinh gian sườn

pg. 412
Hình 5.58 Đám rối thắt lưng

pg. 413
Hình 5.59 Đám rối cùng - cụt

pg. 414
Hình 5.60 Thần kinh đùi và bì đùi ngoài

pg. 415
Hình 5.61 Thần kinh bịt

pg. 416
Hình 5.62 Thần kinh ngồi và bì đùi sau

pg. 417
Hình 5.63 Thần kinh chày

pg. 418
Hình 5.64 Thần kinh mác chung

pg. 419
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Dùng hình vẽ bên để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3;

a. Hạch gai

b. Neuron liên hợp

c. Neuron vận động

d. Tế bào thần kinh đệm

c. Tế bào thần kinh tự chủ

1. Chi tiết số 1 trên hình vẽ là: ...........................................................

2. Chi tiết số 2 trên hình vẽ là: ...........................................................

3. Chi tiết số’ 3 trên hình vẽ là: ..........................................................

4. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Người ta thường chọc dò lấy dịch não tủy ở khoảng gian đốt sống
thắt lưng IV và V. Vì:

B. Ở đó không còn tủy gai và dịch não tủy được chứa đầy trong bể dưới
nhện dưới nón tủy.

5. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

pg. 420
d. Nếu A sai, B đứng

c. Nếu A sai, B sai

A. Tủy gai có chất xám hình chữ H được bao quanh bởi chất trắng. Vì:

B. Tủy gai không có vỏ xám bao bọc bên ngoài.

6. Trám não là phần não:

a. Phát sinh từ bọng não sau

b. Bao gồm hành, cầu, tiểu não và não thất IV

c. Là phần não phát triển mạnh nhất

d. a và b

e. a, b và c

7. Trong hành não, nhân nào sau đây của các thần kinh sọ KHÔNG hiện
diện:

a. Nhân vận động dây sinh ba

b. Các nhân của dây lang thang

c. Nhân hạ thiệt

d. Nhân của dây thiệt hầu

e. Nhân của dây phụ

8. Thần kinh sọ thoát ra ở giới hạn giữa mặt trước và hai mặt bên cầu não
là:

a. Thần kinh ròng rọc

b. Thần kinh sinh ba

c. Thần kinh vận nhãn ngoài

d. Thần kinh mặt

e. Thần kinh trung gian

pg. 421
9. Nói về tiểu não, thông tin nào sau đây SAI:

a. Tiểu não được bao bọc bởi chất xám là vỏ tiểu não

b. Hình thể trong của tiểu não có hình ảnh đặc trưng là cây sống tiểu
não

c. Tiểu não có thùy nhộng ở giữa và hai bán cầu tiểu não ở hai bên

đ. Tiểu não nằm trong hố sọ giữa

e. Tiểu não có tham gia chức năng thăng bằng và phối hợp động tác

10. Nói về trung não, thông tin nào sau đây KHÔNG đúng:

a. Phát sinh từ bọng não giữa

b. Phía trước có hai cuống đại não

c. Phía sau có hai lồi não

d. Là nơi xuất phát của các dây thần kinh sọ III và IV

e. Bên trong có một ống hẹp gọi là cống não

11. Gian não:

a. Bị vùi lấp phần lớn trong hai bán cầu đại não

b. Có hai đồi thị là hai nhân xám hình trứng chim bồ câu

c. Có vùng sau đồi là các thể gối ngoài và trong

d. Có vùng dưới đồi và vùng hạ đồi tập trung nhiều trung khu cao
cấp của hệ thần kinh tự chủ

e. a, b, c và d

12. Nói về não thất ba, câu nào sau đây SAI:

a. Là một khoang rỗng chứa địch não tủy

b. Nằm chen giữa gian não và đoan não

c. Có thành trên được đậy bởi màng mái

pg. 422
đ. Có hai thành bên là đồi thị và vùng hạ đồi

e. Thông nối với các não thất bên qua lỗ gian não thất

13. Vùng trên đồi gồm:

a. Thể tùng

b. Hai cuống thể tùng

c. Mái não thất ba

d. a và b

e. a, b và c

14. Vùng quanh đồi bao gồm:

a. Vùng trên đồi, vùng sau đồi, vùng dưới đồi

b. Vùng trên đồi, vùng sau đồi, vùng hạ đồi

c. Vùng sau đồi, vùng dưới đồi, vùng hạ đồi

d. Vùng trên đồi, vùng dưới đồi

e. Vùng trên đồi, vùng sau đồi

15. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Vùng hạ đồi là một vùng tuy nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong
việc điều hòa các tuyến nội tiết, thân nhiệt, nước và điện giải, vì:

B. Vùng hạ đồi thuộc gian não.

pg. 423
16. Thành sau - dưới não thất III có:

a. Chất thủng sau

b. Thể vú

c. Mép trước

d. a và b

e. a và c

17. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG thuộc thành bên của não thất III:

a. Đồi thị

b. Vùng hạ đồi

c. Rãnh hạ đồi

d. Lỗ gian não thất

e. Thể tùng

Dùng hình bên để trả lời 4 câu hỏi tiếp theo đây, Cho:

a. Rãnh bên

b. Thùy trán

c. Rãnh trung tâm

d. Hồi sau trung tâm

e. Thùy đình.

18. Chi tiết số 1 là: .............................................................................

19. Chi tiết số 2 là: .............................................................................

20. Chi tiết số 3 là: .............................................................................

21. Chi tiết số 4 là: .............................................................................

pg. 424
22. Nói về hình thể ngoài bán cầu đại não, câu nào sau đây SAI:

a. Hai bán cầu đại não phân cách nhau bởi rãnh trung tâm

b. Mỗi bán cầu có dạng 1/4 khối cầu

c. Mỗi bán cầu có 3 mặt: mặt trên ngoài, mặt trong và mặt dưới

d. Trên các mặt có các rãnh chính phân chia bán cầu thành các thùy

e. Mặt trên - ngoài chia thành 5 thùy: trán, đỉnh, chẩm, thái dương
và đảo

23. Nhân nào sau đây KHÔNG phải là nhân nền của bán cầu đại não:

a. Nhân đuôi

b. Nhân bèo

c. Đồi thị

d. Nhân trước tường

e. Thể vân

24. Cấu trúc nào sau đây là mép gian bán cầu của đoan não:

a. Thể chai

b. Mép sau

c. Mép trước

d. a và b

e. a và c

25. Nói về não thất bên, thông tin nào sau đây SAI:

a. Có sừng trước nằm trong thùy trán

b. Có sừng sau nằm trong thùy chẩm

c. Thông với não thất III qua lỗ gian não thất

d. Thông với não thất IV qua cống não

pg. 425
e. Có chỗ 3 sừng hợp lại gọi là phần trung tâm

26. Trung khu của thần kinh giao cảm nằm ở:

a. Trung não

b. Cầu não

c. Hành não

d. Tiểu não

e. Tủy gai

27. Nói về thần kinh tự chủ, thông tin nào sau đây SAI:

a. Là hệ thần kinh điều khiển cho tạng, tuyến và mạch máu

b. Bao gồm hai phần hoạt động đối lập nhau: thần kinh giao cảm và
đối giao cảm

c. Có đặc điểm cấu tạo là cần một chuỗi gồm hai neuron từ trung
ương đến tạng được chi phối

d. Phần giao cảm cổ hạch là hạch cạnh sống hoặc hạch trước sống

e. Phần đối giao cảm có hạch là hạch tạng

28. Màng mềm:

a. Là màng nằm ngoài cùng

b. Có nhiệm vụ đệm mạch máu đến nuôi não và tủy

c. Gồm hai lớp

d. b và c

e. a, b và c

29. Dịch não tủy:

a. Tiết ra từ các đám rối mạch mạc của các não thất

b. Được chứa trong hệ thống não thất

pg. 426
c. Đi từ não thất ra khoang dưới nhện qua các lỗ trên màng tủy dưới
của não thất IV

d. Được hấp thu vào các xoang tĩnh mạch màng cứng qua các hạt
màng nhện

e. a, b, c và d

30. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG thuộc các dây thần kinh sọ:

a. Có nguyên ủy thật là các nhân xám trong não

b. Thoát ra hoặc đi vào ở các phần não

e. Chui vào hoặc ra khỏi sọ qua các lỗ ở nền sọ

d. Có các loại: vận động, cảm giác đơn thuần và hỗn hợp

e. Chi phối chủ yếu cho vùng đầu mặt cổ

31. Các đây thần kinh vận động nhãn cầu là:

a. Dây III

b. Dây IV

c. Dây V

d. a và b

e. b và c

32. Đám rối thần kinh cổ được cấu tạo bởi:

a. Bốn dây thần kinh gai sống cổ đầu tiên

b. Bốn dây thần kinh gai sống cổ cuối cùng

c. Sáu dây thần kinh gai sống cổ đầu tiên

d. Ba dây thần kinh gai sống cổ đầu tiên

c. Bốn dây thần kinh gai sống cổ cuối và dây ngực I

pg. 427
33. Chọn câu SAI về đám rối cổ:

a. Cho 3 loại nhánh là cảm giác, vận động và nhánh nối

b. Cho dây hoành thuộc nhóm các nhánh vận động

c. Cho 4 nhánh cảm giác: chẩm nhỏ, tai lớn, ngang cổ và trên đòn

d. Cho nhánh nối với thần kinh XII

e. Chỉ chi phối vận động và cảm giác cho vùng cổ

34. Ngành nào sau đây KHÔNG phải là ngành cùng của đám rối thần kinh
cánh tay:

a. Thần kinh trụ

b. Thần kinh nách

c. Thần kinh cơ bì

d. Thần kinh cho cơ dưới vai

e. Thần kinh giữa

35. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Liệt dây thần kinh giữa sẽ làm bàn tay ngửa và duỗi (bàn tay khỉ), vì:

B. Dây thần kinh giữa vận động hầu hết các cơ ở vùng cẳng tay trước
nghĩa là các cơ gấp và sấp bàn tay.

pg. 428
36. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Dây thần kinh ngồi là dây lớn nhất cơ thể, vì:

B. Nó chi phối cho toàn bộ các cơ chi dưới.

37. Dây thần kinh đùi:

a. Đi ra vùng đùi trước cùng cơ thắt lưng chậu

b. Phân các nhánh cảm giác cho vùng đùi trước cùng các nhánh vận
động chi phối cho các cơ vùng này

c. Cho một nhánh đặc biệt là thần kinh hiển chạy cùng tĩnh mạch
hiển lớn

d. a và b

e. a, b và c

38. Dây thần kinh ngồi:

a. Qua khuyết ngồi lớn dưới cơ hình lê để ra vùng mông

h. Chạy giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn để xuống dọc chính giữa đùi
khu đùi sau

c. Chia thành hai nhánh tận phần trên cẳng chân

d. a và b

c. a, b và c

pg. 429
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.a 2.c 3.b 4.a 5.b 6.e 7.a 8.b 9.d 10.c

11.e 12.b 13.a 14.a 15.b 16.d 17.e 18.a 19.c 20.b

21.d 22.a 23.c 24.e 25.d 26.e 27.e 28.b 29.e 30.a

31.d 32.a 33.e 34.d 35.a 36.c 37.e 38.d

pg. 430
CHƯƠNG VI. HỆ GIÁC QUAN
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Kể tên đầy đủ các thành phần của hệ giác quan

2) Mô tả các lớp vỏ nhãn cầu cùng các cấu trúc quan trọng của
chúng (giác mạc, mống mắt, thể mi, vết võng mạc, đĩa thần kinh thị)

3) Mô tả các môi trường trong suốt của nhãn cầu và sự lưu thông
của thủy dịch

4) Kể tên và chức năng của các cơ quan mắt phụ

5) Kể tên các thành phần của tai ngoài, tai giữa và tai trong

6) Nêu đặc điểm cấu tạo của loa tai và ống tai ngoài

7) Mô tả sơ lược các thành của hòm nhĩ và nêu ý nghĩa sinh bệnh
lý và ứng dụng của chúng

8) Mô tả sơ lược mê đạo màng và mê đạo xương

9) Giải thích cơ chế nghe dựa trên các cấu trúc giải phẫu của tai

10) Mô tả cấu tạo của thượng bì, bì, hạ bì, lông, móng của da

11) Chú thích sơ đồ cấu tạo da

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên xương sọ các thành của ổ mắt

2) Chỉ được trên các tiêu bản, mô hình, tranh vẽ các lớp vỏ và các
cấu trúc quan trọng của nhãn cầu

3) Xác định được trên mô hình, tranh vẽ các môi trường trong suốt
của nhãn cầu

4) Nhận biết trên mô hình, tranh vẽ các thành phần của các cơ quan
mắt phụ

pg. 431
5) Chỉ được giới hạn của tai ngoài, tai giữa và tai trong trên mô hình
và tranh vẽ

6) Xác định trên mô hình, tranh vẽ các cấu trúc quan trọng của tai
ngoài, tai giữa và tai trong

7) Xác định trên mô hình, tranh vẽ các thành phần của da, lông và
móng

ĐẠI CƯƠNG
Hệ giác quan gồm các cơ quan cảm ứng đóng vai trò quan trọng
trong sự giao tiếp của cơ thể với môi trường. Qua các giác quan cơ thể
nhận được những kích thích của ngoại môi trường chuyển đến hệ thần
kinh trung ương, từ đó cơ thể có những đáp ứng thích đáng. Có 5 loại
giác quan là:

- Cơ quan xúc giác (da).

- Cơ quan khứu giác (mũi, trình bày cùng hệ hô hấp).

- Cơ quan thị giác (mắt).

- Cơ quan thính giác và thăng bằng (tiền đình - ốc tai).

- Cơ quan vị giác (lưỡi, trình bày cùng hệ tiêu hóa).

Hình 6.1 Giác quan

pg. 432
CƠ QUAN XÚC GIÁC
Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng
da (qua tay, chân...). Những nhận thức này được coi là một trong năm
giác quan của động vật có thể nhận biết hay ước lượng cấu tạo bề mặt,
trọng lượng, độ lớn, độ nóng của vật chất hay đối tượng qua tiếp xúc bằng
da, qua các động tác như sờ, nắn, nâng, cọ xát, ôm... Những nhận thức
này được chuyển thẳng lên não và cho phép não đánh giá và xác định
nhiệt độ, sự nguy hiểm (tạo cảm giác đau đớn, nóng lạnh... và tạo bỏng,
bị thương).

Vỏ bọc của cơ thể gồm da, tổ chức dưới da, lông, tóc, móng và vú
(được mô tả trong cơ quan sinh dục nữ).

Da có nhiều chức năng như bảo vệ, bài tiết mồ hôi - điều hòa thân
nhiệt, chuyển hóa vitamin D... và đặc biệt là chức năng xúc giác.

Diện tích da khoảng 2 m2, chiếm 16% trọng lượng cơ thể, bề dày
khoảng 0,5 - 3 mm, dày hơn ở phần lưng và mặt lưng của cơ thể. Đặc biệt
ở gan tay và gan chân, da lạo thành những nếp vân có tính chất đặc trưng
cho cá thể và quần thể.

I.-DA

Gồm 3 lớp từ nông vào sâu: thượng bì (biểu bì), trung bì (chân bì),
hạ bì (mô dưới da).

1.-Thượng bì hay biểu bì

Trên các lát cắt mô học của da bình thường là lớp thượng mô lát
tầng sừng hóa, dày lừ 200 - 1400 micromet, không có mạch máu, ranh
giới giữa biểu bì và chân bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú
của biểu bì như những ngón tay ăn sâu vào chân bì. Những chỗ lồi lên
của chân bì giữa các nhú biểu bì gọi là nhú chân bì.

pg. 433
Biểu bì chia ra thành năm lớp từ sâu ra nông là: lớp đáy, lớp gai, lớp
hạt, lớp sáng và lớp sừng.

 Lớp đáy
Ở lớp đáy có hai loại tế bào cùng nằm trên màng đáy là tế bào đáy
(tế bào sinh sản) và tế bào sắc tố.

Tế bào đáy có hình trụ, nằm vuông góc với đường phân cách giữa
biểu bì và chân bì (màng đáy). Chúng có bào tương bắt màu kiềm nhẹ,
nhân hình bầu dục hay dải chứa nhiều chất nhiễm sắc. Các tế bào này
nằm sát nhau và dính với nhau bằng các cầu nối bào tương. Trong một
số tế bào thường thấy hình nhân chia.

Tế bào hắc sắc tố (các tế bào sáng hay các tế bào đuôi gai), có
nguồn gốc thần kinh, chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin. Khi
nhuộm muối bạc thấy tế bào có nhiều nhánh bào tương dài, trong bào
tương có những hạt sắc tố đen. Khi nhuộm hematoxylin - eosin chúng là
những tế bào sáng, nhân bắt màu sẫm, bào tương bắt màu kiềm nhẹ.

Màng đáy không bắt màu thuốc nhuộm thông thường. Khi sử dụng
thuốc nhuộm acid schiff, màng đáy bắt màu đỏ (là một vạch mỏng, đậm
đặc, thuần nhất, vì nó chứa một lượng khá lớn polysaccarid). Nó là một
hàng rào để khuyếch tán các hạt nhỏ như thuốc nhuộm lan vào chân bì.

 Lớp gai
Các tế bào lớp gai có hình đa diện, nằm trên lớp đáy, có từ 5 - 10
hàng tế bào. Các tế bào nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào
tương, rõ rệt hơn ở lớp đáy. Dưới kính hiển vi điện tử các tế bào này
không nối hẳn với nhau mà chỉ tiếp xúc bằng các thể nối (desmosome)
chứa những hạt đậm đặc mà bản chất là phospholipid. Khi tách các tế
bào gai rời nhau ra thì thấy trên bề mặt có những nhú bào tương giống
như những cái gai. Trong bào tương có nhiều tơ trương lực qui tụ vào các
cầu nối. Chúng có thể hợp lại thành bó. Các tế bào gai cũng có khả năng

pg. 434
sinh sản bằng gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều
mạnh mẽ và liên tục. Khoảng từ 20 - 27 ngày biểu bì của da người lại
được đổi mới một lần.

 Lớp hạt
Các tế bào của lớp hạt gồm từ 3 - 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm
trên lớp gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Những hạt
này xuất hiện chứng tỏ quá trình sừng hoá bắt đầu. Keratin thuộc nhóm
protein sợi có chứa nhiều gốc aminoacid, arginin, lysin, cystidin… chúng
khá bền vững với những tác nhân hoá học như acid hoặc base. Bề dày
của lớp hạt dao động phụ thuộc vào mức độ sừng hoá. Lớp hạt dày ở
những nơi có lớp sừng dày. Ở những nơi có á sừng thì thường không có
lớp hạt.

 Lớp sáng
Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân, nó nằm ở trên lớp hạt và
gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, chúng sắp xếp
thành 2 hoặc 3 hàng. Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hoá
lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfit.

 Lớp sừng
Lớp sừng ở trên cùng, các tế bào trở nên dẹt hoàn toàn, màng bào
tương dầy, nhân biến mất. Trong bào tương chỉ còn toàn những sợi sừng.
Mỗi tế bào biến thành một lá sừng mỏng, chúng chồng chất lên nhau,
những tế bào ở mặt trên cùng luôn luôn bị bong rơi ra.

 Sắc tố của thượng bì


Sắc tố ở da thuộc nhóm hắc tố, có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh tác
hại của tia cực tím.

Sắc tố (melanin) ở da do tế bào sắc tố (melanocyte) tổng hợp. Cứ


khoảng 10 - 15 tế bào đáy lại có một tế bào sắc tố. Bình thường các tế
bào sắc tố nằm xen lẫn với các tế bào đáy, khi sắc tố cần nhiều thì tế bào

pg. 435
sắc tố (melanocyte) có cả ở trong lớp gai (vùng da bị rám nắng) và trong
các đại thực bào ở chân bì.

 Tế bào Langerhans
Là một loại tế bào riêng biệt, nằm ở lớp gai. Cho tới nay phần lớn
các tác giả cho rằng tế bào này là tiền đồn của hệ thống miễn dịch tế bào
của cơ thể.

Hình 6.2 Cấu tạo biểu bì


2.-Trung bì hay chân bì

Về cấu trúc chân bì gồm 3 thành phần:

Những sợi chống đỡ, sợi tạo keo là những sợi thẳng không phân
nhánh cấu tạo bởi những chuỗi polypeptit (khoảng 20 loại axit amin). Sợi
tạo keo có thể bị phá huỷ bởi men colagenaza do vi khuẩn tiết ra. Sợi chun
là những sợi lớn hơn có phân nhánh, nó bắt nguồn từ sợi tạo keo. Sợi
lưới tạo thành màng lưới mỏng bao bọc quanh mạch máu, tuyến mồ hôi.
Cấu trúc của nó giống hệt sợi tạo keo.

pg. 436
Chất cơ bản là một màng nhầy gồm trytophan, tyrosin. Nó bị phá
huỷ bởi tryosin.

Tế bào gồm tế bào xơ hình thoi hoặc hình amíp, có tác dụng làm
da lên sẹo. Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại
thực bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào
tham gia quá trình chuyển hoá heparin, histamin.

Ngoài các thành phần trên ở trung bì còn có những động mạch, tĩnh
mạch, bạch mạch (hệ thống này được bắt nguồn từ các đám rối ở sâu) và
hệ thống thần kinh của da.

3.-Hạ bì hay mô dưới da

Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương, hạ bì là tổ chức đệm


biệt hoá thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền
với chân bì, trong mỗi ô có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn,
tế bào sáng.

4.-Phần phụ của da

Gồm có thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông và móng

 Thần kinh da được chia làm 2 loại:


Có vỏ bọc myelin (thần kinh não tuỷ) và thần kinh không có vỏ
myelin (thần kinh giao cảm). Có 5 loại tiểu thể:

- Tiểu thể Water Pacini có nhiều ở lòng ngón tay cho biết cảm giác
sờ mó.

- Tiểu thể Golgi - Mazzoni giống loại trên nhưng nhỏ hơn.

- Tiểu thể Ruffini cho biết cảm giác nóng.

- Đĩa Meckel - Ranvier và tiểu thể Meissner cho cảm giác tiếp xúc.

- Tiểu thể Krause cho cảm giác lạnh.

pg. 437
Hình 6.3 Bộ phận nhận cảm ở da

 Tuyến mồ hồi gồm có 3 phần:


Cầu bài tiết hình tròn khu trú ở chân bì sâu hoặc hạ bì, có 2 lớp tế
bào giữa là những tế bào bài tiết, chung quanh có lớp tế bào dẹt bao bọc.

Ống dẫn đoạn qua trung bì có cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài
tiết.

Ống dẫn đoạn qua thượng bì có đoạn xoắn ốc, càng ra ngoài càng
xoắn nhiều, gồm một lớp tế bào có nhiễm hạt sừng.

 Tuyến bã
Nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết. Mỗi tuyến
bã có nhiều thuỳ, mỗi thuỳ gồm nhiều lớp tế bào: ngoài cùng là những tế
bào trẻ giống tế bào lớp cơ bản, rối đến lớp tế bào to chứa những hạt mỡ,
trong cùng có những lớp tế bào chứa đầy mỡ làm căng vỡ tế bào, rồi chảy
ra ngoài thành chất bã (sebum). Ống tiết được cấu tạo bởi tế bào sừng.

 Nang lông
Là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với
tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp da trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.

pg. 438
Mỗi nang lông có 3 phần: miệng nang lông thông với mặt da, cổ nang -
phần này bé lại và bao lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì.

Hình 6.4 Cấu tạo da


II.-MÓNG

Móng là một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng
của đầu ngón. Móng có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ
lên gọi là bờ sau và hai bờ bên. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ
móng. Phần còn lại dày đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở
dưới móng tiếp với thượng bì da ở nếp gấp sau và các nếp gấp bên.
Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng gồm lớp sinh sản và lớp gai.
Các tế bào gai tiến dần lên và dẹt dần lại thành những lá sừng mà không
có lớp hạt. Chân bì của rễ móng có nhiều mao mạch. Chân bì của thân
móng là một mô xơ, ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song
với mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương
nên chân bì vùng thân móng rất chắc chắn và cố định.

pg. 439
Hình 6.5 Cấu tạo móng

pg. 440
CƠ QUAN THỊ GIÁC
Cơ quan thị giác bao gồm nhãn cầu, các cơ vận động nhãn cầu, các
cấu trúc bảo vệ nhãn cầu (như ổ mắt, mí mắt, kết mạc, mạc ổ mắt, bộ lệ,
lông mày) và thần kinh thị giác. Ở nghĩa đầy đủ hơn, hệ thống thị giác còn
bao gồm cả vỏ não thị giác và các đường dẫn truyền thông tin thị giác từ
võng mạc về vỏ não và các trung tâm khác của thần kinh trung ương.
Đường thị giác từ võng mạc về não là một phần của hệ thần kinh và được
mô tả cùng với hệ thần kinh.

Hình 6.6 Thiết đồ ngang qua nhãn cầu


I.-Ổ MẮT

Là một ổ xương rỗng có dạng hình tháp, giới hạn bởi các xương
trán, gò má, hàm trên, lệ, sàng, khẩu cái, bướm. Có 4 thành là: thành trên,
thành dưới, thành trong và thành ngoài, một đỉnh (có khe ổ mắt trên và

pg. 441
ống thần kinh thị giác) và một nền mở ra trước. Khe ổ mắt dưới nằm giữa
thành ngoài và thành dưới.

1.-Các thành

Thành trên: tạo bởi mảnh ổ mắt xương trán và cánh nhỏ xương
bướm, góc trước ngoài có hố tuyến lệ. Phía trong có rãnh thần kinh trên
ổ mắt.

Thành ngoài: tạo bởi xương gò má, cánh lớn xương bướm và
xương trán. Có khe ổ mắt trên thông ổ mắt với hố sọ giữa, khe ổ mắt dưới
thông ổ mắt với hố dưới thái dương và hố chân bướm khẩu cái.

Thành dưới: tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu
cái, có rãnh dưới ổ mắt để thần kinh và động mạch cùng tên đi qua.

Thành trong: là thành mỏng nhất, tạo bởi mảnh ổ mắt của xương
sàng, xương lệ, xương trán và một phần nhỏ thân xương bướm.

2.-Nền ổ mắt

Tức là đường vào ổ mắt hình vuông bốn góc tròn mà các bờ có thể
sờ được trên người sống, gồm bờ trên, dưới, trong, ngoài, được tạo bởi
các xương trán, xương gò má và xương hàm trên.

3.-Đỉnh ổ mắt

Là nơi có khe ổ mắt trên và lỗ thần kinh thị giác.

II.-NHÃN CẦU

Nhãn cầu chiếm phần trước của ổ mắt. Hình cầu tròn của nó bị gián
đoạn ở phía trước, nơi mà nó phồng hơn để nhô ra khỏi ổ mắt. Phần nhô
ra ngoài này, chiếm khoảng 1/6 diện tích nhãn cầu, là giác mạc trong suốt.

Sau giác mạc, theo thứ tự từ trước ra sau, là phòng trước, mống
mắt và đồng tử, phòng sau, thấu kính, phòng sau cùng và võng mạc.

pg. 442
Nhãn cầu được vây quanh bằng ba lớp áo: bên trong các lớp áo là
thấu kính và các phòng của nhãn cầu.

1.-Các lớp vỏ nhãn cầu

 Lớp xơ
Bao gồm hai phần, có chức năng bảo vệ nhãn cầu: củng mạc bao
bọc các phần sau và bên của nhãn cầu, khoảng 5/6 bề mặt, và giác mạc
che phủ phần trước.

- Củng mạc: là một lớp mô liên kết đặc, đục mà ta có thế nhìn thấy
ở trước qua lớp vỏ kết mạc của nó như là “lòng trắng ”. Nó bị xuyên
qua bởi nhiều mạch máu và thần kinh, trong đó có thần kinh thị giác
ở phía sau, và cung cấp chỗ bám cho các cơ tham gia vận động
nhãn cầu.

Bao mạc của nhãn cầu bao bọc mặt ngoài của củng mạc từ chỗ đi
ra của thần kinh thị giác tới chỗ nối củng mạc - giác mạc. Trong khi đó,
mặt trong củng mạc gắn lỏng lẻo với mạch mạc của lớp mạch.

- Giác mạc: liên tiếp với củng mạc ở phía trước là giác mạc trong
suốt. Nó che phủ 1/6 phía trước của bề mặt nhãn cầu, do có tính
chất trong suốt, nó cho phép ánh sáng đi vào nhãn cầu. Vùng tiếp
giáp giữa giác mạc và củng mạc chứa xoang tĩnh mạch củng mạc.

 Lớp mạch
Lớp mạch của nhãn cầu bao gồm ba phần liên tiếp nhau, tính từ sau
ra trước là màng mạch, thể mi và mống mắt.

- Màng mạch: màng mạch nằm ở sau và chiếm khoảng 2/3 của lớp
mạch. Nó là một lớp mỏng, giàu mạch máu và có sắc tố, tạo nên bới
những mạch nhỏ nằm sát với võng mạc và những mạch lớn hơn
nằm ở nông hơn. Nó được gắn chặt với võng mạc ở phía trong và
gắn lỏng léo với củng mạc ở ngoài.

pg. 443
- Thể mi: là phần kế tiếp với mạch mạc. Cấu trúc có mặt cắt hình
tam giác này, với vị trí ở giữa mạch mạc và mống mắt, tạo nên một
vòng hoàn chỉnh quanh nhãn cầu. Các thành phần của nó bao gồm
cơ thể mi và các mỏm mi.

+ Cơ thể mi: bao gồm các sợi cơ trơn sắp xếp theo hướng dọc,
hướng vòng và chéo. Được kiếm soát bởi các sợi đối giao cảm
đi tới nhãn cầu qua thần kinh III, những sợi cơ này, khi co làm
giảm kích thước của vòng tròn do thể mi tạo nên.

+ Các mỏm mi: là những gờ dọc từ mặt trong của thể mi nhô ra.
Những sợi vùng xuất phát từ các mỏm mi và tới bám vào thấu
kính, treo thấu kính ở vị trí đúng của nó; tập hợp của những sợi
vùng tạo nên dây chằng treo thấu kính.

Cơ thể mi co làm giảm đường kính của vòng tròn do thể mi tạo nên.
Điều này làm giảm sức căng lên dây chằng treo thấu kính. Thấu kính vì
thế mà trở nên tròn hơn dẫn đến sự điều tiết của thấu kính cho nhìn gần.

- Mống mắt: là một lớp sắc tố hình vành khăn nằm theo mặt phẳng
trán phía trước thể thấu kính. Vì vậy, mống mắt hợp với giác mạc
một góc mống mắt - giác mạc. Bờ trung tâm gọi là bờ con ngươi giới
hạn một lỗ tròn to hoặc nhỏ gọi là đồng tử hay con ngươi. Bờ ngoại
biên hay bờ thể mi liên tục với thể mi và giác mạc bởi dây chằng
lược. Kích thước của đồng tử có thể biến đổi nhờ nhũng sợi cơ trơn
trong mống mắt:

+ Các sợi cơ vòng tạo nên cơ thắt đồng tử, cơ do các sợi đối
giao cảm chi phối.

+ Các sợi sắp xếp theo hình tia tạo nên cơ giãn đồng tử, cơ do
các sợi giao cảm chi phối.

pg. 444
Mống mắt chia khoang nằm giữa giác mạc và thấu kính thành hai
phòng: phòng trước (hay tiền phòng) và phòng sau (hay hậu phòng). Hai
phòng chứa thủy dịch và thông với nhau qua con ngươi hay đồng tử.

 Lớp võng mạc


Hay lớp trong của nhãn cầu. Nó bao gồm hai phần: phần che phủ
mặt trong của mạch mạc là phần thị giác của võng mạc, tức là phần nhạy
cảm với ánh sáng, còn phần phủ mặt trong của thể mi và mống mắt ở
trước là phần không thị giác. Chỗ nối giữa hai phần này là một đường
không đều gọi là miệng thắt.

Phần thị giác gồm lớp sắc tố ở bên ngoài và lớp thần kinh ở bên
trong:

- Lớp sắc tố: gắn chặt với mạch mạc và liên tục ra phía trước trên
mặt trong của thể mi và mống mắt.

- Lớp thần kinh: có thể chia tiếp thành nhiều lớp khác nhau, chỉ gắn
với lớp sắc tố ở quanh thần kinh thị giác và tại miệng thắt; chính là
lớp thần kinh bị tách rời trong trường hợp bị bong võng mạc.

Trên phần sau của võng mạc thị giác có thể nhìn thấy một số đặc
điểm rõ rệt sau đây:

Đĩa thần kinh thị là nơi mà thần kinh thị giác rời khỏi võng mạc. Nó
mỏng hơn vùng võng mạc xung quanh và các nhánh của động mạch trung
tâm võng mạc từ điểm này tỏa ra xung quanh để cấp máu cho võng mạc.
Vì không có tế bào cảm thụ ánh sáng ở đĩa thần kinh thị, nó còn được gọi
là điểm mù.

Ngoài đĩa thần kinh thị là một vùng nhỏ hơn có màu vàng gọi là điểm
hay vết vàng. Vết này có một chỗ lõm ở giữa gọi là hõm trung tâm. Đây là
vùng mỏng nhất của võng mạc và độ nhạy thị giác ở đây cao hơn ở nơi
khác vì nó có ít tế bào que và nhiều tế bào nón.

pg. 445
2.-Các phòng và môi trường trong suốt của nhãn cầu

 Các phòng trước và sau


Phòng trước là khoang nằm ngay sau giác mạc và trước mống mắt.
Ở sau mống mắt và trước thấu kính là phòng sau nhỏ hơn.

Hai phòng trước và sau thông nhau qua lỗ đồng tử. Chúng chứa đầy
thủy dịch. Thuỷ dịch được mỏm mi tiết vào phòng sau, chảy vào phòng
trước qua đồng tử và được hấp thu vào xoang tĩnh mạch củng mạc. Xoang
tĩnh mạch này (hay ống Schlemn) là một tĩnh mạch tròn nàm giữa giác
mạc và mống mắt.

Thuỷ dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc và thấu kính (hai
cấu trúc vô mạch) và duy trì áp suất nội nhãn cầu. Nếu chu trình sản xuất
và hấp thu thủy dịch bị rối loạn làm cho lượng thuỷ dịch tăng lên, áp lực
nội nhãn cầu sẽ tăng. Tình trạng này (gọi là glaucoma) có thể dẫn tới nhiều
vấn đề về thị giác.

 Thấu kính và phòng sau cùng


Thấu kính ngăn cách 1/5 trước của nhãn cầu với 4/5 phía sau. Nó
là một đĩa đàn hồi trong suốt, lồi hai mặt và được gắn ở bờ ngoại vi với
cơ thể mi bởi dây chằng treo thấu kính. Thấu kính có thể thay đổi khả
năng khúc xạ của nó để duy trì sự sắc nét nhờ được gắn với thể mi. Trong
lâm sàng, tình trạng đục của thấu kính được gọi là đục thuỷ tinh thể
(cataract).

Thể thủy tinh là một khối trong suốt như lòng trắng trứng, chứa đầy
ở 4/5 sau nhãn cầu và dính với miệng thắt võng mạc. Có cấu tạo giống
như thủy dịch và chứa thêm nhiều sợi keo và mucopolysaccarit. Từ thấu
kính tới võng mạc là phòng sau cùng hay phòng thể thủy tinh vì nó chứa
thể thủy tinh. Trục của thể thủy tinh có một ống gọi là ống thủy tinh đi từ
đĩa thần kinh thị đến thấu kính. Ống có đường kính 01,0 mm tương ứng
với vị trí của động mạch đến cấp máu cho thấu kính lúc phôi thai. Ở trong

pg. 446
thể thủy tinh có thủy tinh dịch nằm trong một bao gọi là bao thể thủy tinh.
Không giống như thuỷ dịch, dịch thủy tinh không thể thay thế được.

Hình 6.7 Thiết đồ ngang nhãn cầu

pg. 447
Hình 6.8 Tiền phòng và hậu phòng

pg. 448
Hình 6.9 Thấu kính và các cấu trúc giữ

pg. 449
III.-CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ

Gồm mạc ổ mắt, các cơ nhãn cầu, lông mày, mí mắt, kết mạc và bộ
lệ.

1.-Mạc ổ mắt

Ngoại cốt ổ mắt: lót các thành ổ mắt phía sau, liên tục với màng
não cứng ở lỗ thị và khe ổ mắt trên.

Vách ổ mắt: là một mảnh gợi căng ngang qua ổ mắt liên quan phía
trước với cơ vòng mi. Phía trên gắn vào bờ ổ mắt và liên tục với lớp ngoại
cốt mạc.

Bao nhãn cầu: là một lớp xơ mỏng bao tất cả phần củng mạc của
nhãn cầu, ngăn cách nhãn cầu với khối mỡ chung quanh.

Mạc cơ: bao các cơ nhãn cầu, là phần nối dài của bao nhãn cầu.
Các mạc cơ thẳng dính nhau nhờ các màng gian cơ.

2.-Các cơ ngoài nhãn cầu

Các cơ ngoài nhãn cầu bao gồm hai cơ chéo, bốn cơ thẳng cùng cơ
nâng mí trên được trình bày bằng bảng dưới đây:

Thần kinh chi Chức


Cơ Nguyên ủy Bám tận
phối năng
Mặt trước
Phần cánh nhỏ của sụn mi;
Nhánh trên
Cơ nâng xương bướm một số sợi Nâng mi
của thần kinh
mi trên trước ống thị vào da và trên
vận nhãn III
giác vòm kết mạc
mí trên
Nâng,
Mặt trên của Nhánh trên
Cơ thẳng Phần trên của khép và
nửa trước thần kinh vân
trên vòng gân chung xoay trong
nhãn cầu nhãn III
nhãn cầu
Mặt dưới Hạ khép
Nhánh dưới
Cơ thẳng Phần dưới của của nửa và xoay
thần kinh vận
dưới vòng gân chung trước nhãn ngoài
nhãn III
cầu nhãn cầu

pg. 450
Măt trong
Nhánh dưới
Cơ thẳng Phần trong của của nửa Khép
thần kinh vận
trong vòng gân chung trước nhãn nhãn cầu
nhãn III
cầu
Mặt ngoài
Giạng
Cơ thẳng Phần ngoài của của nửa Thần kinh VI
nhãn cầu
ngoài vòng gân chung trước nhãn
cầu
Thân xương Hạ, giạng
Phần tư sau Thần kinh
Cơ chéo bướm, ở trên và xoay
ngoài của ròng
trên và trong ống thị trong nhãn
nhãn cầu rọc IV
giác cầu
Phần trong sàn
Nâng,
ổ mắt ở sau
Phần tư sau Nhánh dưới giạng và
Cơ chéo vành ổ mắt,
ngoài của thần kinh vận xoay
dưới xương hàm
nhãn cầu nhãn ngoài
trên ở ngoài
nhãn cầu
rãnh lệ - mũi
3.-Lông mày

Là những lông ngắn mọc dày trên những lồi da hình cung nằm ngay
phía trên lỗ vào ổ mắt.

4.-Mí mắt

Các mí trên và dưới là các cấu trúc ở trước nhãn cầu. Khi đóng,
chúng bảo vệ mặt trước của nhãn cầu. Khi mở, khoảng nằm giữa hai mí
là khe mí.

Từ trước ra sau, các lớp của mí mắt bao gồm da, mô dưới da, cơ
vòng mắt, vách ổ mắt, sụn mi và kết mạc.

Da và mô dưới da: da mí không chắc và chỉ có một lớp mô dưới da


mỏng ngăn cách da với lớp cơ bên dưới. Cấu trúc lỏng lẻo của lớp mô
liên kết mỏng này là lí do khiến cho sự tích dịch (máu) ở mí xảy ra khi
chấn thương.

Cơ vòng mắt: các sợi cơ ở sau mô dưới da là của phần mi cơ vòng


mắt. Phần này được gắn vào thành xương bằng các dây chằng mi ngoài
và trong.
pg. 451
Sụn mi và cơ nâng mi trên: cấu trúc chống đỡ chính cho mỗi mí là
sụn mi. Đây là những tấm mô liên kết dày đặc được gắn vào thành xương
bởi các dây chằng mi ngoài và trong. Vùi trong các sụn mi là các tuyến
sụn. Đây là những biến thế của tuyến bã. Chúng tiết ra một dịch nhờn đổ
vào bờ tự do của mí. Dịch này làm tăng độ quánh của nước mắt và làm
giảm tốc độ bốc hơi nước khỏi bề mặt của nhãn cầu. Kết hợp với sụn ở
mi trên là cơ nâng mi trên, cơ có tác dụng nâng mí trên. Cơ này đi từ phần
sau của trần ổ mắt đến mặt trước của sụn mi trên. Một số sợi cơ trơn từ
mặt dưới cơ nâng mi trên đi tới bờ trên của sụn trên tạo nên cơ sụn trên.
Mất chức năng của cơ nâng mi trên hoặc cơ sụn trên dẫn tới sa mí.

Các tuyến của mí: ngoài tuyến sụn, mí còn có các tuyến bã và
tuyến mồ hôi kết hợp với các nang lông. Tắc và viêm những tuyến này
(trên bờ mí) gọi là lẹo. Tắc và viêm của một tuyến sụn (nhìn thấy trên mặt
trong mí mắt) là chắp.

5.-Kết mạc

Kết mạc là lớp màng mỏng phủ mặt sau của mi mắt. Sau khi phủ
hết mặt sau mi mắt, nó lật lên để che phủ phần trước của củng mạc rồi
gắn chặt vào nhãn cầu tại chỗ nối giữa củng mạc và giác mạc. Khi mắt
nhắm, một túi kết mạc được hình thành giữa kết mạc phủ mi mắt và kết
mạc phủ nhãn cầu. Các ngách trên và dưới của túi này (gần kề với đường
tiếp nối giữa hai phần kết mạc) là các vòm kết mạc trên và dưới.

6.-Bộ lệ

Bộ lệ là bộ máy sản xuất, vận chuyển và dẫn lưu dịch khỏi bề mặt
nhãn cầu. Nó được tạo nên bởi tuyến lệ và các ống tiết, các tiểu quản lệ,
túi lệ và ống lệ mũi.

Tuyến lệ: nằm ở phía trước, trong vùng trên ngoài của ổ mắt, và
được cơ nâng mi trên chia thành hai phần:

- Phần ổ mắt lớn hơn nằm trong hố tuyến lệ.


pg. 452
- Phần mi nhỏ hơn nằm dưới cơ nâng mi trên trong phần trên ngoài
của mi trên.

Nhiều ống tuyến đổ dịch tiết của tuyến (nước mắt) vào phần ngoài
của vòm kết mạc trên. Nước mắt chảy ngang qua bề mặt của nhãn cầu
khi chớp mắt, tích tụ lại ở góc mắt trong tại hồ lệ rồi được dẫn khỏi hồ bởi
hai tiểu quản lệ, mỗi tiểu quản nằm trong một mí. Điểm lệ là lỗ mà qua đó
nước mắt chảy vào tiểu quản lệ. Khi chạy vào phía trong, các tiểu quản lệ
hợp lại với nhau để đổ vào túi lệ. Khi cơ vòng mắt co, một bó nhỏ của cơ
này (phần lệ) ép vào túi lệ và đẩy nước mắt vào ống lệ mũi. Ống này dẫn
nước mắt tới ngách mũi dưới.

pg. 453
Hình 6.10 Mạc ổ mắt

pg. 454
Hình 6.11 Các cơ nhãn cầu

pg. 455
Hình 6.12 Mi mắt

pg. 456
Hình 6.13 Bộ lệ

pg. 457
Hình 6.14 Sự cấp huyết cho ổ mắt và mi mắt

pg. 458
Hình 6.14 Sự cấp huyết của mắt

pg. 459
Hình 6.1 Thần kinh ổ mắt

pg. 460
CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH - ỐC TAI
Tai không những là cơ quan thu nhận và phát hiện âm thanh mà còn
là cơ quan cảm giác về thăng bằng và tư thế cơ thể. Tai là một phần của
hệ thống thính giác - thăng bằng; phần còn lại của hệ thống này là đường
dẫn truyền thần kinh từ tai trong về thần kinh trung ương (được trình bày
cùng với hệ thần kinh). Từ “tai” có thể được dùng để chỉ loa tai - phần nhìn
thấy được của tai - nhưng cũng chỉ toàn bộ một hệ thống cấu trúc bao
gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

I.-TAI NGOÀI

Tai ngoài bao gồm hai phần. Phần nhô lên từ mặt bên của đầu là
loa tai và ống dẫn từ ngoài vào trong là ống tai ngoài.

1.-Loa tai

Loa tai nằm ở mặt bên của đầu và có vai trò thu nhận âm thanh. Nó
là một tấm sụn được bọc da với bề mặt gồm nhiều chỗ lồi lõm. Vành rộng
bên ngoài của loa tai là gờ luân. Gờ luân tận cùng ở dưới tại dái tai. Vùng
lõm ở trung tâm loa tai là xoắn tai. Ống tai ngoài bắt đầu chạy vào trong
từ phần sâu của vùng này.

Ở ngay trước lỗ của ống tai ngoài và xoắn tai là một gò gọi là bình
tai. Đối diện với bình tai, và ở trên dái tai, là gờ đối bình tai. Một vành cong
nhỏ hơn, nằm song song và ở trước gờ luân là gờ đối luân.

2.-Ống tai ngoài

Ống này đi từ chỗ sâu nhất của xoắn tai tới màng nhĩ, với chiều dài
khoảng 2,5 - 3 cm. Các thành của nó được cấu tạo bằng sụn và xương.
1/3 ngoài được tạo nên từ những phần sụn mở rộng từ một số sụn của
loa tai và 2/3 trong là một ống xương xẻ trong xương thái dương.

pg. 461
Toàn bộ chiều dài của ống tai ngoài dược phủ bằng da; loại da này
có lông và chứa một dạng biến thể của tuyến mồ hôi tiết ra đáy tai. Đường
kính của ống tai ngoài hẹp dần từ ngoài vào.

Ống tai ngoài không đi theo một đường thẳng. Từ lỗ ngoài, nó chạy
lên trên và ra trước, rồi ngoặt nhẹ ra sau và lên trên, và cuối cùng lại
hướng ra trước và xuống dưới. Khi khám ống tai ngoài và màng nhĩ, có
thể nhìn dễ hơn nếu kéo loa tai lên trên, ra sau và hơi ra ngoài.

II.-TAI GIỮA

Tai giữa thông với hang chũm ở sau và với tỵ hầu ở trước. Chức
năng cơ bản của nó là truyền rung động của màng nhĩ vào tai trong. Nó
hoàn thành được chức năng này qua ba xương khớp nối với nhau nhưng
có thể cử động được bắc cầu qua khoảng không giữa màng nhĩ và tai
trong. Những xương này là xương búa (được gắn với màng nhĩ), xương
đe (được nối với xương búa) và xương bàn đạp (được nối với xương đe
và thành ngoài của tai trong tại cửa sổ bầu dục). Gồm 3 phần: hòm nhĩ,
chuỗi xương con và vòi tai.

1.-Hòm nhĩ

Là một khoang rỗng hình cái trống con đục rỗng trong xương thái
dương. Hòm nhĩ có 2 phần: phần nằm ngang với màng nhĩ là hòm nhĩ thật
sự và phần trên màng nhĩ là ngách thượng nhĩ. Hòm nhĩ được mô tả có 6
thành:

Thành trần (ở trên): là một lốp xương mỏng ngăn cách tai giữa với
hố sọ giữa. Lớp xương này là trần hòm nhĩ trên mặt trước phần đá xương
thái dương.

Thành tĩnh mạch cảnh (ở dưới): hay sàn, là một lớp xương mỏng
ngăn cách tai giữa với tĩnh mạch cảnh trong. Đôi khi thành này dày lên do
sự hiện diện của các xoang khí. Ở gần bờ trong của sàn có một lỗ nhỏ
cho nhánh nhĩ của thần kinh IX đi vào tai giữa.
pg. 462
Thành màng tức màng nhĩ (ở ngoài): gần như hoàn toàn do màng
nhĩ tạo nên, nhưng vì màng nhĩ không chạy lên tới ngách thượng nhĩ,
phần trên của thành màng là thành xương bên ngoài của ngách thượng
nhĩ.

Thành chũm (ở sau): là thành không hoàn chỉnh. Phần dưới của
thành này là một vách xương nằm giữa hòm nhĩ và hang chũm*. Ở phía
trên, ngách thượng nhĩ liên tục với đường vào hang chũm. Trên thành
chũm có:

- Một mỏm xương nhỏ nhô lên gọi là lồi tháp; gân của cơ bàn đạp đi
qua đỉnh của mỏm này để đi vào tai giữa.

- Một lỗ mà qua đó thần kinh thừng nhĩ, một nhánh của thần kinh
VII, đi vào tai giữa.

*Hang chũm: ở sau ngách thượng nhĩ là một lỗ thông vào hang
chũm có tên là đường vào hang. Hang chũm là một hốc lớn liên tiếp
với những tập hợp các khoang chứa khí (gọi là các xoang hay tế
bào chũm - mastoid cells) nằm trên suốt phần chũm của xương thái
dương, trong đó có mỏm chũm. Hang chũm được ngăn cách với hố
sọ giữa ở trên chỉ bằng một mảnh xương mỏng liên tiếp với trần
hòm nhĩ.

Niêm mạc lót các xoang chũm liên tiếp với niêm mạc của tai giữa.
Nhiễm trùng của tai giữa có thể dễ dàng lan tới hang và các xoang chũm.
Khi đi vào hang chũm để tháo mủ viêm, cần tránh làm tổn thương thần
kinh VII đi trong vách xương ngăn cách hòm nhĩ và hang chũm.

Thành động mạch cảnh (ở trước): cũng không là một thành hoàn
chỉnh. Phần dưới của thành này là một mảnh xương ngăn cách hòm nhĩ
với động mạch cảnh trong. Phần trên khuyết do sự hiện diện của ba lỗ:

- Một lỗ lớn cho vòi tai mở vào tai giữa (lỗ nhĩ của vòi tai).

pg. 463
- Một lỗ nhỏ hơn dành cho ống chứa cơ căng màng nhĩ.

- Một lỗ tạo đường cho thần kinh thừng nhĩ ra khỏi hòm nhĩ.

Thành mê đạo (ở trong): trên thành này có một gò tròn nhô lên, gọi
là ụ nhô, do vòng đáy của ốc tai tạo ra. Trên bề mặt ụ nhô có một đám rối
thần kinh (đám rối nhĩ); đám rối này chi phối cho niêm mạc tai trong và
chủ yếu do nhánh nhĩ của thần kinh IX và các nhánh từ đám rối cảnh trong
tạo nên. Có bốn cấu trúc khác kết hợp với thành mê đạo:

- Cửa sổ tiền đình hình bầu dục nằm ở sau - trên ụ nhô, là điểm gắn
của nền xương bàn đạp và là điểm kết thúc của chuỗi xương truyền
rung động từ màng nhĩ vào tai trong.

- Cửa sổ ốc tai hình tròn nằm ở sau - dưới ụ nhô.

- Lồi ống thần kinh mặt ở sau và trên cửa sổ tiền đình.

- Lồi ống bán khuyên ngoài nằm ở trên và sau lồi ống thần kinh mặt
do ống bán khuyên ngoài của tai trong tạo nên.

 Hai khu trên, nhất là khu trên sau, liên quan rất chặt với các
xương con và dây thừng nhĩ.
 Hai khu dưới, đặc biệt là khu dưới sau không liên quan với cơ
quan quan trọng nên thường là nơi rạch tháo mủ khi hòm nhĩ
ứ mủ.

Hình 6.15 Sơ đồ các thành hòm nhĩ


pg. 464
2.-Chuỗi xương con

Các xương con của tai: gồm xương búa, xương đe và xương bàn
đạp tạo nên một chuỗi xương chạy ngang qua hòm nhĩ và dược treo vào
thành hòm nhĩ bằng các dây chằng.

Chúng tiếp khớp với nhau bằng các khớp hoạt dịch. Xương búa gồm
chỏm búa, cổ búa và cán búa. Cán xương búa dính vào mặt trong màng
nhĩ, chỏm của nó khớp với thân xương đe. Xương đe gồm một thân và
hai trụ, trụ ngắn và trụ dài. Thân xương đe khớp với chỏm búa; trụ dài của
nó khớp với xương bàn đạp. Xương bàn đạp gồm một chỏm, hai trụ và
nền xương bàn đạp. Nên lắp vào cửa sổ tiền đình. Hoạt động của chuỗi
xương con được thực hiện bởi hai cơ: cơ căng màng nhĩ và cơ bàn đạp.

Hình 6.16 Chuỗi xương con


3.-Vòi tai

Nối thông tai giữa với tỵ hầu và làm cân bằng áp lực trên cả hai mặt
của màng nhĩ. Từ lỗ mở của nó vào thành trước tai giữa, nó chạy ra trước,
vào trong và xuống dưới để đi vào tỵ hầu ở ngay sau ngách mũi dưới. Vòi
tai bao gồm hai phần:

- Phần xương (đoạn liền với tai giữa) chiếm 1/3 chiều dài.

- Phần sụn là 2/3 chiều dài còn lại.

pg. 465
II.-TAI TRONG

Tai trong bao gồm một loạt các khoang xương (mê đạo xương) và
các ống và túi màng (mê đạo màng) chứa trong các khoang này. Tất cả
các cấu trúc này nằm trong phần đá của xương thái dương, giữa tai giữa
ở ngoài và ống tai trong ở trong.

Mê đạo xương bao gồm tiền đình, ba ống bán khuyên (xương) và
ốc tai. Những khoang xương này được lót bằng ngoại cốt mạc và chứa
một chất dịch trong suốt gọi là ngoại dịch.

Treo trong ngoại dịch nhưng không lấp đầy tất cả các khoang của
mê đạo xương là mê đạo màng. Mê đạo màng bao gồm các ống bán
khuyên (màng), ống ốc tai và hai túi (soan nang và cầu nang). Những
khoang (ống và túi) màng này chứa đầy nội dịch.

Các cấu trúc của tai trong chuyển về não những thông tin về thăng
bằng và thính giác:

- Ống ốc tai là cơ quan thính giác.

- Các ống bán khuyên (màng), soan nang và cầu nang là các cơ
quan thăng bằng.

Thần kinh chịu trách nhiệm về các chức năng này là thần kinh tiền
đình - ốc tai, vốn gồm phần tiền đình (thăng bằng) và phần ốc tai (nghe)
sau khi đi vào ống tai trong.

1.-Mê đạo xương

Tiền đình: là phần trung tâm của mê đạo xương. Thành ngoài của
tiền đình có cửa sổ tròn liên hệ với tai giữa. Nó thông ở trước với ốc tai
và ở sau - trên với các ống bán khuyên (xương). Có một ống hẹp gọi là
cống tiền đình rời khỏi tiền đình và chạy tới mặt sau phần đá xương thái
dương.

pg. 466
Các ống bán khuyên: có ba ống bán khuyên nằm ở phía sau - trên
tiền đình: các ống trước, sau và ngoài. Mỗi ống này chiếm 2/3 của một
vòng tròn và nối ở cả hai đầu với tiền đình; một trong hai đầu phình ra
thành bóng xương. Các ống được sắp xếp sao cho mỗi ống nằm vuông
góc với hai ống kia.

Ốc tai (xương): nằm ở trước tiền đình. Đây là một cấu trúc xương
xoắn hai vòng rưỡi quanh một cột xương trung tâm có tên là trụ ốc. Sự
sắp xếp này tạo ra một cấu trúc hình nón với một nền ốc tai hướng về
phía sau - trong và một đỉnh hướng vế phía trước - ngoài. Nền rộng của
trụ ốc tai nằm ở gần đáy của ống tai trong, nơi mà các nhánh cúa phần ốc
tai của thần kinh tiền đình ốc tai đi vào ống.

Trên suốt chiều dài của trụ ốc tai có một mảnh xương mỏng gọi là
mảnh trụ ốc hay mảnh xoắn xương nhô nửa chừng vào lòng ốc tai. Chạy
vòng quanh trụ ốc và được gắn vào bờ tự do của mảnh xoắn xương là
ống ốc tai, một thành phần của mê đạo màng.

Do ống ốc tai được gắn ở vị trí giữa bờ tự do của mảnh xoắn xương
và thành ngoài của ốc tai, nó chia ốc tai thành hai thang, thang tiền đình
và thang nhĩ; hai thang này trải ra trên suốt chiểu dài của ốc tai và thông
với nhau tại đỉnh ốc tai qua một khe hẹp gọi là khe xoắn ốc tai. Thang tiền
đình liên tục với tiền đình. Thang nhĩ được ngăn cách với tai giữa bởi
màng nhĩ phụ đậy cửa sổ tròn, ở gần cửa số tròn có lỗ mở của một ống
hẹp gọi là tiểu quản ốc tai nối thang nhĩ với mặt dưới phần đá xương thái
dương, ống này tạo nên sự thông nối giữa ngoại dịch của ốc tai với
khoang dưới nhện.

2.-Mê đạo màng

Mê đạo màng là một hệ thống liên tục của các ống và túi nằm trong
mê đạo xương. Nó chứa đầy bằng nội dịch và được ngăn cách với ngoại
cốt mạc phủ thành mê đạo xương bởi ngoại dịch.

pg. 467
Mê đạo màng đảm nhiệm các chức năng thăng bằng và thính giác;
nó bao gồm soan nang, cầu nang, ba ống bán khuyên (màng) và ống ốc
tai. Soan nang, cầu nang và ba ống bán khuyên (màng) là các phần của
bộ máy tiền đình (tức là các cơ quan thăng bằng); ống ốc tai là cơ quan
thính giác. Mê đạo màng được sắp xếp như sau: ba ống bán khuyên màng
nằm trong ba ống bán khuyên xương của mê đạo xương ở phía sau; soan
nang và cầu nang nằm trong tiền đình của mê đạo xương ở giữa; ống ốc
tai nằm trong ốc tai của mê đạo xương ở phía trước.

Hình 6.17 Mê đạo màng

III.-LIÊN HỆ CHỨC NĂNG

1.-Các cơ quan thăng bằng

Soan nang: là túi màng lớn hơn trong hai túi. Nó có hình bầu dục
và nằm ở phần sau của tiền đình của mê đạo xương.

Ba ống bán khuyên màng (trước, sau, ngoài): đổ vào soan nang.
Mỗi ống bán khuyên màng có hình thể giống như ống bán khuyên xương,
bao gồm một đầu phình tạo nên bóng màng.

Cầu nang: là một túi tròn nhỏ hơn nằm ở phần trước - dưới của tiền
đình. Nó thông với ống ốc tai qua ống nối. Cầu nang và soan nang thông
với nhau qua ống soan cầu. Ống soan cầu tách ra một nhánh gọi là ống

pg. 468
nội dịch; ống nội dịch đi vào cống tiền đình và nhô ra ở mặt sau phần đá
xương thái dương thành một bọng phình gọi là túi nội dịch.

Về chức năng: trong các thành phần của bộ máy tiền đình có các
cơ quan thụ cảm về thăng bằng. Ở soan nang và cầu nang, các cơ quan
này lần lượt là vết soan nang và vết cầu nang; cơ quan cảm thụ ở các ống
bán khuyên màng là các mào nằm ở bóng màng của mỗi ống bán khuyên.
Soan nang đáp ứng với gia tốc li tâm và thẳng đứng trong khi cầu nang
đáp ứng với gia tốc đường thẳng. Trái lại, các thụ thể trong ba ống bán
khuyên đáp ứng với sự chuyển động về mỗi hướng.

2.-Cơ quan thính giác

Ống ốc tai nằm ở vị trí trung tâm trong ốc tai của mê đạo xương,
chia ốc tai thành hai thang. Nó được giữ ở vị trí này vì bị gắn ở phía trung
tâm vào mảnh xoắn từ trụ ốc nhô ra, ở phía ngoại vi vào thành ngoài của
ốc tai. Ống ốc tai có mặt cắt hình tam giác với ba thành:

- Thành ngoài áp vào ốc tai xương, được tạo nên bởi ngoại cốt mạc
dày có lót thượng mô (gọi là dây chằng xoắn).

- Thành hay màng tiền đình ngăn cách nội dịch trong ống ốc tai với
ngoại dịch trong thang tiền đình và được cấu tạo bằng một lõi mô
liên kết nằm giữa hai lá thượng mô.

- Thành nhĩ hay màng nền đi từ bờ tự do của mảnh xoăn xương tới
dây chằng xoắn ở thành ngoài ốc tai. Màng nền ngăn cách nội dịch
trong ống ốc tai với ngoại dịch trong thang nhĩ.

Cơ quan xoắn là cơ quan thụ cảm thính giác; nó nằm trên màng
nền và nhô vào nội dịch của ống ốc tai. Cơ quan xoắn là một lá tế bào
thượng mô cuộn lại, bao gồm các tế bào chống đỡ và khoảng 16000 tế
bào lông, vốn là tế bào cảm thụ thính giác. Mặt đỉnh của mỗi tế bào lông
có một bó gồm 30 -100 lông lập thể nhô vào nội dịch. Mặt đáy của các tế
bào lông synapse với sợi của các neuron cảm giác có thân nằm ở hạch
pg. 469
xoắn ốc tai. Màng mái, một màng keo đàn hồi, nằm ở trên và tiếp xúc với
các tế bào lông.

Loa tai tập trung những sóng âm trong không khí và hướng sóng âm
đi dọc ống tai ngoài tới màng nhĩ, làm cho màng nhĩ rung lên. Rung động
cơ học của màng nhĩ được chuỗi xương con truyền tới cửa sổ tiền đình.
Chuyển động lắc qua lắc lại của xương bàn đạp ở cửa sổ tiền đình tạo
nên những sóng rung động trong ngoại dịch. Sóng này lan toả qua ngoại
dịch của thang tiền đình tới đỉnh ốc tai rồi tới ngoại dịch ở thang nhĩ và
cuối cùng trở về chỗ mở thông của ốc tai với tai giữa (cửa sổ ốc tai), làm
rung động màng nhĩ phụ. Sóng rung động của ngoại dịch ấn lõm ống ốc
tai, gây nên sóng rung động của nội dịch. Rung động của nội dịch kích
thích các tế bào thượng mô thần kinh của cơ quan xoắn. Những rung động
thần kinh từ cơ quan xoắn được phần ốc tai của thần kinh VIII truyền về
não.

Hình 6.18 Cơ chế nghe

pg. 470
Hình 6.19 Tai ngoài và hòm nhĩ

pg. 471
Hình 6.20 Hòm nhĩ

pg. 472
Hình 6.21 Mê nhĩ xương và mê nhĩ màng

pg. 473
Hình 6.22 Mê nhĩ xương và mê nhĩ màng (tiếp theo)

pg. 474
Hình 6.23 Định hướng mê nhĩ trong sọ

pg. 475
Hình 6.24 Vòi tai

pg. 476
Hình 6.25 Đường nhận cảm âm thanh

pg. 477
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Cảm giác nào sau đây KHÔNG phải là cảm giác của các cơ quan thuộc
hệ giác quan:

a. Cảm giác thị giác

b. Cảm giác thăng bằng

c. Cám giác tạng

d. Cảm giác thính giác

e. Cảm giác xúc giác

2. Vỏ nhãn cẩu gồm 3 lớp là:

a. Lớp củng mạc, lớp mạch và lớp võng mạc

b. Lớp giác mạc, màng mạch và võng mạc

c. Lớp xơ, màng mạch và võng mạc

d. Lớp xơ, lớp mạch và lớp võng mạc

e. Lớp xơ, lớp mạch và võng mạc thị giác

3. Câu nhân quả:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Khi ảnh của vật rơi đúng vào lõm trung tâm của võng mạc thì vật đó
không được nhìn thấy. Vì:

B. Lõm trung tâm được cấu tạo bởi các sợi thần kinh thị và không có
các tế bào cảm thụ thị giác.

pg. 478
4. Chọn câu ĐÚNG: Các môi trường trong suốt của nhãn cầu gồm:

a. Thủy dịch, chất thấu kính, dịch thủy tinh

b. Thủy dịch, nhân thể thấu kính, thể thủy tinh

c. Dịch thủy tinh, thể thấu kính, thể thủy tinh

d. Thủy dịch, thể thấu kính, thể thủy tinh

e. a, b, c và d đều sai

5. Câu nhân quả:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Khi thể thấu kính thay đổi độ dày thích hợp nhờ các cơ thể mi thì ta
có thể nhìn thấy rõ hơn được vật. Vì:

B. Khi thể thấu kính thay đổi độ dày thích hợp thì lượng ánh sáng lọt
vào nhãn cầu vừa phải nhất.

6. Mống mắt có chức năng nào sau đây:

a. Làm phòng tối cho nhãn cầu

b. Điều chỉnh lượng ánh sáng lọt vào nhãn cầu

c. Điều tiết

d. Bảo vệ cho hậu phòng

e. Tiết thủy dịch

pg. 479
Dùng hình vẽ thiết đồ ngang nhãn cầu sau đây để trả lời các câu tiếp theo
(câu 7 và 8):

7. Trên thiết đồ ngang nhãn cầu, các thành phần thuộc lớp mạch là:

a. 1, 6, 9

b. 1, 2, 7

c. 8, 6, 11

d. 1, 3, 4

e. 2, 3, 4

8. Trên thiết đồ ngang nhãn cầu chi tiết số 12 là:

a. Màng mạch của lớp mạch

b. Thần kinh thị

c. Vết võng mạc

d. Võng m ạc thị giác

e. Một chi tiết khác

9. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc các cơ quan mắt phụ:

a. Ổ mắt

b. Các cơ vận động nhãn cầu

c. Lông mày

d. Kết mạc

e. Túi lệ

10. Nước mắt thừa được dẫn lưu xuống mũi lần lượt qua các thành phần
sau đây thuộc bộ lệ:

a. Túi lệ, tiểu quản lệ

b. Tiểu quản lệ, ống lệ mũi

pg. 480
c. Tuyến lệ, ống lệ mũi

d. Tiểu quản lệ, tuyến lệ, ống lệ mũi

e. Tiểu quản lệ, túi lệ, ống lệ mũi

11. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc tai giữa:

a. Hòm nhĩ

b. Chuỗi xương con (búa, đe, bàn đạp)

c. Màng nhĩ

d. Xoang chũm

e. Vòi nhĩ

12. Tai trong gồm:

a. Ống ốc tai, soan nang, cầu nang và ốc tai xương

b. Ốc tai xương, tiền đình và mê đạo xương

c. Mê đạo màng và mê đạo xương

d. Các ống bán khuyên màng, các ống bán khuyên xương tiền đình,
ống ốc tai và ốc tai xương

e. Hệ thống nội dịch, tiền đình và ốc tai xương

13. Câu nhân quả:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Khi bị viêm tai giữa, nhiễm trùng có thể lan đến các xoang chũm. Vì:

B. Có một đường thông từ thành sau của hòm nhĩ đến hang chũm.

pg. 481
14. Câu nhân quả:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Nhiễm khuẩn vùng hầu họng có thể gây viêm tai giữa. Vì:

B. Nhiễm khuẩn vùng hầu họng có thể lan theo đường bạch huyết đến
tai giữa.

15. Câu nhân quả:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Vòi nhĩ nối thông giữa hòm nhĩ và hầu. Nên:

B. Vòi nhĩ giúp cân bằng áp lực của hòm nhĩ với môi trường ngoài.

16. Câu nhân quả

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

pg. 482
A. Ống tai ngoài hướng xuống dưới, ra ngoài và uốn cong hình chữ S.
Nên:

B. Khi soi màng nhĩ, người ta kéo loa tai lên trên và ra sau.

Dùng hình soi màng nhĩ để trả lời các câu hỏi 17 và 18:

17. Người ta có thể chích rạch màng nhĩ ở vùng:

a. I và II

b. II và III

c. III và IV

d. I và IV

e. II và IV

18. Chi tiết X trên hình soi màng nhĩ là:

a. Cán búa

b. Phần chùng

c. Phần căng

d. Nón sáng

e. Một chi tiết khác

19. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc mê đạo màng:

a. Tiền đình

b. Các ống bán khuyên màng

c. Cầu nang

d. Ống xoan cầu

e. Ống ốc tai

pg. 483
20. Các ống bán khuyên màng là các ống:

a. Trước, sau và trong

b. Trước, sau và ngoài

c. Sau, trong và ngoài

d. Trước, trong và ngoài

e. Trước, trên và ngoài

21. Cửa sổ tiền đình nằm ở:

a. Thành trên của tiền đình

b. Thành ngoài của tiền đình

c. Thành trong của tiền đình

d. Thành dưới của tiền đình

e. Thành trước của tiền đình

22. Âm thanh được dẫn truyền trong tai giữa nhờ các cấu trúc sau đây
theo thứ tự từ ngoài vào trong:

a. Loa tai, màng nhĩ, xương búa

b. Loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ

c. Màng nhĩ, xương búa, xương đe, xương bàn đạp

d. Màng nhĩ, xương đe, xương bàn đạp

e. Loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ phụ và chuỗi xương con

23. Ở tai trong, xung động rung của âm thanh qua cửa sổ tiền đình truyền
ngay vào:

a. Ngoại dịch của tiền đình

b. Ngoại dịch của thang tiền đình

c. Ngoại dịch của thang nhĩ

pg. 484
d. Nội dịch trong ống ốc tai

e. Màng nhĩ phụ

24. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc lớp thượng bì của da:

a. Tầng trong

b. Tầng nhú

c. Tầng gai

d. Tầng hạt

e. Tầng đáy

Dùng các hình vẽ sơ đồ cấu tạo da để trả lời các câu 25 và 26:

25. Chi tiết X trên hình vẽ là:

a. Lớp bì

b. Lớp thượng bì

c. Lớp hạ bì

d. Tầng nhú

e. Tầng lưới

26. Chi tiết Y trên hình là:

a. Lông

b. Tuyến bã

c. Tuyến mồ hôi

d. Cơ dựng lông

e. Nang lông

pg. 485
27. Chi tiết X trên hình vẽ cấu tạo móng là:

a. Rễ móng

b. Liềm móng

c. Thân móng

d. Sừng quanh móng

e. Sừng dưới móng

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.c 2.d 3.e 4.d 5.c 6.b 7.c 8.b 9.a 10.e

11.d 12.c 13.a 14.c 15.a 16.d 17.c 18.a 19.a 20.b

21.b 22.c 23.a 24.b 25.b 26.d 27.b

pg. 486
CHƯƠNG VII. HỆ TIÊU HÓA
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Mô tả giới hạn và các phần của ổ miệng

2) Nêu vị trí và lỗ đổ vào ổ miệng của các tuyến nước bọt mang tai,
dưới hàm và dưới lưỡi

3) Vẽ sơ đồ cấu tạo răng

4) Viết công thức răng sữa và răng vĩnh viễn

5) Mô tả hình thể ngoài của lưỡi

6) Kể tên các thành phần của khung lưỡi và cơ lưỡi

7) Mô tả đường đi và các chỗ hẹp của thực quản

8) Mô tả hình thể ngoài và các phần của dạ dày

9) Mô tả liên quan của dạ dày

10) Kể tên các động mạch cấp máu cho dạ dày

11) Nêu vị trí, hình thể ngoài và phân đoạn tá tràng

12) Mô tả vị trí và hình thể ngoài của tụy

13) Mô tả các ống tiết của tụy

14) Mô tả liên quan của tá tràng và tụy

15) Mô tả giới hạn, vị trí và cách sắp xếp của ruột non

16) Nêu những khác biệt của hỗng tràng và hồi tràng

17) Mô tả vị trí, các phần và hình thể ngoài của ruột già

18) Mô tả vị trí, hình thể ngoài, đặc điểm cấu tạo và hình chiếu của
ruột thừa lên thành bụng

19) Mô tả động mạch mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới

20) Mô tả hình thể ngoài và liên quan của gan


pg. 487
21) Kể tên các phương tiện cố định gan

22) Nêu tên và giới hạn của các đoạn ống dẫn mật ngoài gan

23) Nêu hình tượng phúc mạc

24) Nêu các khái niệm liên quan của phúc mạc: lá thành, lá tạng,
mạc treo, mạc nối, mạc dính, mạc chằng, các loại tạng, các cấu trúc
của phúc mạc

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ và trên người sống các thành
phần ổ miệng và vị trí, các lỗ đổ của các tuyến nước bọt

2) Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ các phần và các chi tiết quan
trọng trên hình thể ngoài của lưỡi

3) Xác định trên mô hình, xác và các phương tiện thực tập khác các
phần của dạ dày và các động mạch của dạ dày

4) Xác định trên mô hình, xác và các phương tiện thực tập khác vị
trí, hình thể ngoài và mạch máu của tá tràng và tụy

5) Chỉ được trên mô hình, xác và các phương tiện thực tập khác giới
hạn, các phần và mạch máu của ruột non

6) Xác định các phần của ruột già trên mô hình và tranh vẽ

7) Đối chiếu vị trí của ruột thừa lên thành bụng của người sống

8) Xác định trên mô hình, xác và các phương tiện thực tập khác các
chi tiết giải phẫu quan trọng, các phương tiện cố định gan và các
thành phần của đường mật ngoài gan

9) Đối chiếu vị trí gan, túi mật lên thành ngực và thành bụng người
sống

10) Phân biệt được các cấu trúc và thành phần của phúc mạc trên
xác, trên mô hình và tranh vẽ

pg. 488
ĐẠI CƯƠNG

Hình 7.1 Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ
trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống
này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, bắt đầu ở miệng (khoang
miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần
nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Tiết nước bọt giúp
thức ăn có thể nuốt được để vượt qua thực quản và tiến vào dạ dày.

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua sự tiêu hoá, là quá
trình phân hủy những phân tử lớn thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn.
Tuy nhiên những phân tử dinh dưỡng nhỏ phải rời khỏi hệ tiêu hóa và đi
pg. 489
vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được
hoàn thành bằng quá trình thứ hai được gọi là sự hấp thu, khi các phân
tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.

Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá,
trải dài từ miệng đến hậu môn.

Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với
từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa: miệng, hầu (mô tả cùng hệ hô hấp),
thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.
Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan
và túi mật.

Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt,
nhưng tất cả đều được tạo bằng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành
của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh
mạc.

Hình 7.2 Cấu tạo chung của ống tiêu hóa

pg. 490
Hình 7.3 Định khu vùng bụng

pg. 491
MIỆNG
Miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, chứa nhiều cơ quan như
tuyến nước bọt, răng, lưỡi, có chức năng quan trọng trong nhai, tiết nước
bọt, nuốt, nếm và nói.

I.-Ổ MIỆNG

1.-Giới hạn của ổ miệng

- Phía trước thông với bên ngoài qua khe miệng.

- Phía sau thông với hầu qua eo họng.

- Các thành bên là má và môi.

- Phía trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm.

- Phía dưới hay nền miệng có xương hàm dưới, lưỡi và vùng dưới
lưỡi.

Hình 7.4 Ổ miệng

pg. 492
Hình 7.5 Ổ miệng (tiếp theo)

2.-Các phần của ổ miệng

Ổ miệng được chia làm hai phần bởi cung răng lợi, phía trong là ổ
miệng chính, phía ngoài là tiền đình miệng.

- Tiền đình miệng: là một khoang hình móng ngựa nằm giữa môi,
má và cung răng lợi. Khi ngậm miệng, tiền đình miệng thông với ổ
miệng chính qua hai lỗ bên nằm phía sau răng cối cuối cùng. Tuyến
nước bọt mang tai có ống tuyến đổ ra tiền đình miệng ở lỗ đối diện
với răng cối trên thứ hai.

- Ổ miệng chính: có lưỡi di động, có các ống của tuyến nước bọt
dưới hàm và dưới lưỡi đổ vào.

pg. 493
3.-Môi

Là thành trước di động của miệng, nằm chung quanh khe miệng,
cách rãnh lợi bởi tiền đình miệng, gồm có môi trên và môi dưới gặp nhau
ở hai bên gọi là mép môi. Mặt trong mỗi môi có hãm môi trên và hãm môi
dưới.

Môi được cấu tạo bởi các lớp sau đây: phía ngoài là da có nhiều
lông và râu, phía trong là lớp niêm mạc, liên tục với da phía ngoài và lớp
niêm mạc của tiền đình miệng ở phía trong. Lớp dưới niêm mạc có nhiều
tuyến môi. Giữa da và niêm mạc là lớp cơ vân gồm có cơ vòng miệng và
nhiều cơ khác (xem CHƯƠNG HỆ CƠ - CÁC CƠ MẶT - Các cơ miệng).

4.-Má

Là thành bên của miệng. Má được cấu tạo phía ngoài là da, dưới da
là các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, chủ yếu là cơ mút và phía ngoài cơ
này là mạc má hầu. Bên trong cùng là niêm mạc miệng liên tục với niêm
mạc môi. Giữa cơ và niêm mạc là khối mỡ má.

5.-Khẩu cái cứng

Phần xương gồm có mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang
xương khẩu cái.

Lớp niêm mạc phủ mặt miệng của khẩu cái cứng dính chặt vào
xương, liên tục với lợi phủ mỏm huyệt răng xương hàm trên và khẩu cái
mềm phía sau. Ở giữa có đường giữa khẩu cái, phía trước có các nếp
khẩu ngang.

Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến khẩu cái tiết chất nhầy.

6.-Khẩu cái mềm

Có hai mặt: mặt trước (miệng) và mặt sau (hầu).

Phía trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu.
Khẩu cái mềm còn gọi là màn khẩu cái, ở giữa có lưỡi gà khẩu cái rủ
pg. 494
xuống dưới. Mỗi bên khẩu cái mềm có hai nếp chạy xuống phía dưới gọi
là cung khẩu cái lưỡi ở phía trước và cung khẩu cái hầu ở phía sau. Giữa
hai cung là hố hạnh nhân, trong có chứa tuyến hạnh nhân khẩu cái.

Khẩu cái mềm được cấu tạo bởi bên ngoài là lớp niêm mạc, bên
trong là cân khẩu cái, các cơ, mạch máu và thần kinh. Khẩu cái mềm đóng
eo họng trong khi nuốt và góp phần vào chức năng phát âm. Khẩu cái
mềm gồm 5 cơ: cơ nâng màn khẩu cái, cơ căng màng khẩu cái, cơ lưỡi
gà, cơ khẩu cái lưỡi và cơ khẩu cái hầu.

Hình 7.6 Thiết đồ đứng dọc qua mặt - ổ miệng

pg. 495
Hình 7.7 Trần ổ miệng

pg. 496
Hình 7.8 Sàn miệng
(xem thêm Hình 4.7)

pg. 497
II.-TUYẾN NƯỚC BỌT

Tuyến nước bọt gồm ba cặp tuyến lớn: tuyến mang tai, tuyến dưới
hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác là
các tuyến môi, tuyến má, tuyến hàm, tuyến khẩu cái và tuyến lưỡi.

1.-Tuyến nước bọt mang tai

Là tuyến nước bọt lớn nhất có ba mặt, hai bờ và hai cực.

1.1-Hình thể ngoài và liên quan

Các mặt

- Mặt ngoài (mặt nông): phủ bởi da, tấm dưới da, cơ bám da cổ.

- Mặt trước: liên quan với ngành xương hàm dưới, cơ cắn và cơ
chân bướm trong ngăn cách với tuyến dưới hàm bởi dây chằng
chân bướm hàm.

- Mặt sau: liên quan với mặt trước mỏm chũm, bờ trước cơ ức đòn
chũm, bụng sau cơ hai thân, cơ trâm móng, ống tai ngoài, phần nhĩ
của xương thái dương và nền mỏm trâm. Phần dưới của mặt này
tựa vào động mạch và tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh mặt.

Các bờ

- Bờ trước: Có ống tuyến mang tai đi ra. Phía trên ống tuyến có thể
có tuyến mang tai phụ (20% các trường hợp). Các nhánh của dây
thần kinh mặt có thể ra từ bờ này.
- Bờ sau: đi dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn
chũm.
- Bờ trong: nằm trong sâu.

pg. 498
Hai cực

- Cực trên: có một mỏm tuyến đi ra phần sau của hố hàm, phía sau
lồi cầu xương hàm dưới và liên quan với ống tai ngoài, động mạch
thái dương nông, thần kinh tai thái dương.

- Cực dưới: nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm, phía trong là
tĩnh mạch, động mạch cảnh trong và thần kinh hạ thiệt.

1.2.-Hình thể trong

Dây thần kinh mặt và các nhánh của nó đi xuyên qua tuyến mang
tai, phân chia tuyến ra làm hai phần: phần nông và phần sâu. Giữa hai
phần là eo tuyến nằm gần bờ sau ngành xương hàm dưới.

1.3.-Ống tuyến mang tai

Đi ra từ bờ trước của tuyến, qua mặt trước cơ cắn, uốn cong theo
bờ trước cơ này xuyên qua khối mỡ má, cơ mút và đổ ra một lỗ nhỏ ở má,
đối điện với răng cối trên thứ hai.

1.4.-Mạc tuyến mang tai

Mạc tuyến được cấu tạo bởi lá nông mạc cổ.

Các thành phần đi bên trong ô tuyến mang tai là các hạch bạch huyết
ở nông nhất, rồi đến các dây thần kinh tai lớn đi phía sau dưới của tuyến,
thần kinh mặt đi vào mặt sau tuyến phân nhánh và chui ra ở bờ trước
tuyến, thần kinh tai thái dương chui vào tuyến từ phía sau khớp thái dương
hàm và ra khỏi tuyến ở cực trên. Tĩnh mạch sau hàm nằm sâu hơn thần
kinh và động mạch cảnh ngoài nằm sâu nhất.

2.-Tuyến nước bọt dưới hàm

2.1.-Hình thể ngoài và liên quan

Tuyến nước bọt dưới hàm gồm có hai phần: phần nông và một mỏm
nằm sâu ở mặt trong cơ hàm móng.

pg. 499
- Phần nông: nằm trong tam giác dưới hàm, có ba mặt: nông, sâu,
và bên.

+ Mặt nông phủ bởi da, tấm dưới da và cơ bám da cổ và liên


quan với tĩnh mạch mặt, các nhánh cổ của thần kinh mặt, các
mạch bạch huyết.

+ Mặt bên nằm trong hõm dưới hàm của mặt trong xương hàm
dưới. Động mạch mặt tạo một rãnh ở mặt này và cách tuyến bởi
dây chằng trâm hàm.

+ Mặt sâu áp vào mặt ngoài cơ hàm móng, cơ móng lưỡi, cơ


trâm móng và bụng sau cơ hai thân. Giữa mặt sâu và cơ hàm
móng là thần kinh hàm móng, động mạch dưới cằm. Ngoài ra
còn liên quan với thần kinh hạ thiệt, tĩnh mạch lưỡi và động mạch
lưỡi.

- Mỏm sâu hình lưỡi, phía trước có ống tuyến dưới hàm, phía dưới
liên quan với thần kinh lưỡi và hạch dưới hàm.

2.2.-Ống tuyến dưới hàm

Ống tuyến dưới hàm đi ra từ mỏm sâu, chui vào trong và đổ ra một
lỗ nằm hai bên hãm lưỡi, nơi có cục dưới lưỡi.

2.3.-Mạc tuyến dưới hàm

Do lá nông mạc cổ tạo nên.

3.-Tuyến nước bọt dưới lưỡi

3.1.-Hình thể ngoài và liên quan

Là tuyến nước bọt nhỏ nhất nằm hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi.
Tuyến có hình bầu dục được mô tả như sau: bờ trên phủ bởi nếp dưới
lưỡi, có những ống nhỏ của tuyến đổ ra đây. Bờ dưới tựa vào cơ hàm
móng. Mặt ngoài nằm trong hõm dưới lưỡi xương hàm dưới. Mặt trong
tiếp xúc với cơ cằm móng, cơ móng lưỡi, thần kinh lưỡi, động mạch lưỡi
pg. 500
sâu, ống tuyến dưới hàm. Cực trước gần đường giữa. Cực sau liên quan
với mỏm sâu của tuyến dưới hàm.

3.2.-Các ống tiết của tuyến dưới lưỡi

Có 5 - 15 ống tiết nhỏ đổ ra ở nếp dưới lưỡi. Ống tiết lớn đổ ra ở


cục dưới lưỡi.

3.3.-Mạc tuyến

Không có mạc rõ ràng.

Hình 7.9 Tuyến nước bọt

pg. 501
III.-RĂNG - LỢI

1.-Lợi

Che phủ tất cả các lỗ huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm
dưới, được cấu tạo bởi mô xơ, phủ bởi niêm mạc và liên tục với niêm mạc
tiền đình miệng ở phía ngoài và niêm mạc khẩu cái, nền miệng ở phía
trong.

2.-Răng

Là một cấu trúc đặc biệt có nhiệm vụ cắt, xé và nghiền thức ăn khi
nhai.

2.1.-Cấu tạo của răng

Mỗi răng có mô liên kết đặc biệt là tủy răng phủ bởi ba lớp mô canxi
là ngà răng, men răng và chất xương răng. Bên ngoài có thể có đá răng
do muối canxi của nước bọt đọng lại.

2.2.-Các phần của răng

Mỗi răng gồm có:

- Thân răng là phần răng được phủ lớp men răng. Thân răng lâm
sàng là phần thân răng nhô vào ổ miệng.
- Chân răng là phần phủ bởi chất xương răng nằm trong huyệt răng.
- Cổ răng là phần nối liền thân và chân răng.
Trong mỗi răng có buồng tủy răng gồm hai phần là buồng thân răng
và ống chân răng, ống này mở ra bởi một hay nhiều lỗ gọi là lỗ đỉnh chân
răng. Thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết chui vào buồng tủy qua các
lỗ này.
Các răng trước gồm có răng cửa và răng nanh và các răng sau gồm
có răng tiền cối và răng cối.
Vì cung răng cong như hình chữ C nên các mặt răng được xác định
như sau:

pg. 502
- Mặt giữa là mặt trong của các răng trước nhưng lại là mặt trước
của các răng sau.

- Mặt xa là mặt ngoài của các răng trước nhưng là mặt sau của các
răng sau.

Hai mặt này là mặt tiếp xúc.

- Mặt tiền đình là mặt đối diện với tiền đình miệng.

- Mặt lưỡi là mặt đối diện với lưỡi.

- Mặt khép là mặt tiếp xúc với răng của hàm đối diện khi cắn chặt
hai hàm răng lại, còn gọi là mặt nhai.

2.3.-Phân loại răng

Răng sữa

Thông thường không có răng mọc sẵn trong ổ miệng khi sinh ra.
Răng sữa chỉ mọc từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Răng cửa hàm dưới
mọc đầu tiên. Có tất cả 20 răng sữa viết theo công thức sau:

2 1 2
𝑐ử𝑎 + 𝑛𝑎𝑛ℎ + 𝑐ố𝑖
2 1 2
Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn bắt đầu thay thế răng sữa từ lúc 6 tuổi và hoàn toàn
thay thế răng sữa khi 19 tuổi. Có tất cả 32 răng vĩnh viễn viết theo công
thức như sau:

2 1 2 3
𝑐ử𝑎 + 𝑛𝑎𝑛ℎ + 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ố𝑖 + 𝑐ố𝑖
2 1 2 3
Đặc điểm từng loại răng

- Răng cửa để cắt thức ăn, có mặt lưỡi hình tứ diện, đỉnh của tứ
diện hướng về phía chân răng lồi lên được gọi là đai. Mặt lưỡi đôi
khi có gờ dọc ở hai bờ gọi là răng cửa hình xẻng. Hai răng cửa của
mỗi hàm được phân biệt là răng trong và răng ngoài.
pg. 503
- Răng nanh dài, chỉ có một núm, thân răng thật cao dùng để xé thức
ăn.

- Răng tiền cối còn gọi là răng hai núm, dùng để nghiền thức ăn.

- Răng cối thân răng có ba núm. Răng cối trên có ba chân răng, răng
cối dưới có hai chân răng. Chân răng cối trên nằm sát sàn xoang
hàm trên nên khi nhiễm trùng tủy răng thường gây nên viêm xoang
hàm.

Hình 7.10 Răng

pg. 504
Hình 7.11 Răng (tiếp theo)

pg. 505
IV.-LƯỠI

1.-Mô tả

Lưỡi là cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm
ở nền miệng và ở phía trước hầu, có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai,
nuốt, nói và nếm. Lưỡi có các phần sau đây:

1.1.-Mặt lưng lưỡi

Phía sau có một rãnh hình chữ V mà đỉnh chữ V quay ra phía sau
gọi là rãnh tận cùng. Phía trước rãnh là thân lưỡi và phía sau rãnh là rễ
lưỡi. Trên mặt lưng, ở đỉnh rãnh có lỗ tịt. Niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm,
nhiều nhú. Có 5 - 6 loại nhú sau đây: nhú dạng chỉ, nhú dạng nón, nhú
dạng nấm, nhú dạng đài, nhú dạng lá.

1.2.-Mặt dưới lưỡi

Liên quan với nền miệng. Niêm mạc ở đây mỏng trơn và không có
gai. Ở giữa có hãm lưỡi, hai bên hãm có cục dưới lưỡi, tại đây có ống tiết
của tuyến nước bọt dưới hàm.

1.3.-Rễ lưỡi

Lưỡi dính vào mặt trên nắp thanh môn bởi ba nếp, một nếp giữa và
hai nếp bên gọi là nếp lưỡi - nắp thanh môn. Giữa các nếp có hai hố con
gọi là thung lũng nắp thanh môn. Khi ăn bị hóc, xương hay bị mắc vào đó.
Ở dưới lớp niêm mạc của mặt lưng rễ lưỡi sau rãnh chữ V có nhiều nang
bạch huyết còn gọi là hạnh nhân lưỡi.

2.-Cấu tạo

2.1.-Khung của lưỡi

Gồm xương móng và các cân. Các cân gồm có cân lưỡi và vách
lưỡi.

pg. 506
- Cân lưỡi nằm theo mặt phẳng đứng ngang, cao 1,0 cm, phía dưới
bám vào bờ trên xương móng, từ đó đi thẳng lên trên và lẫn vào bề
dày của lưỡi.

- Vách lưỡi nằm theo mặt phẳng đứng dọc, hình liềm dính vào chính
giữa mặt trước cân lưỡi. Vách lưỡi ngăn cách các cơ lưỡi làm hai
nhóm phải và trái.

2.2.-Các cơ của lưỡi

Gồm 15 cơ, chia thành 2 loại:

- Các cơ ở ngay trong lưỡi: thường bám vào khung lưỡi và tận hết
trong lưỡi, gồm có: các cơ dọc lưỡi trên và dưới, cơ ngang lưỡi và
cơ thẳng lưỡi. Riêng cơ dọc lưỡi trên là một cơ lẻ. Các cơ khác đều
là cơ chẵn.

- Các cơ ngoại lai: đi từ các bộ phận lân cận đến lưỡi, gồm có cơ
cằm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm lưỡi và cơ sụn lưỡi.

2.3.-Mạch máu và thần kinh lưỡi

Động mạch

Tách từ động mạch cảnh ngoài ở khoảng 1,0 cm phía trên động
mạch giáp trên, chạy ra trước vào khu trên móng. Lúc đầu nằm áp vào cơ
khít hầu giữa, sau đó nằm giữa cơ này và cơ móng lưỡi. Muốn tìm động
mạch phải rạch cơ móng lưỡi trong tam giác giới hạn bởi: bụng sau cơ
hai thân, bờ sau cơ móng lưỡi và xương móng.

Động mạch lưỡi cho hai nhánh bên là nhánh trên móng và các
nhánh lưng lưỡi, và cho hai nhánh tận là động mạch dưới lưỡi cấp máu
cho tuyến nước bọt dưới lưỡi, hãm lưỡi và tận hết ở cằm và động mạch
lưỡi sâu chạy ngoằn ngoèo dưới niêm mạc và tận hết ở đỉnh lưỡi, cấp
máu cho phần di động của lưỡi.

pg. 507
Tĩnh mạch

Gồm tĩnh mạch lưng lưỡi, tĩnh mạch dưới lưỡi, tĩnh mạch lưỡi sâu.

Thần kinh

Hai phần ba trước của lưỡi có dây thần kinh lưỡi, là nhánh của dây
thần kinh hàm dưới,thuộc dây sinh ba làm nhiệm vụ cảm giác thân thể, và
thừng nhĩ là nhánh của dây thần kinh trung gian làm nhiệm vụ cảm giác vị
giác.

Một phần ba sau của lưỡi là do nhánh lưỡi của dây thần kinh thiệt
hầu, nhánh lưỡi dây thần kinh mặt (có thể có hoặc không) và nhánh thanh
quản trong của dây thần kinh lang thang.

Dây hạ thiệt vận động tất cả các cơ lưỡi.

Hình 7.12 Lưỡi

pg. 508
Hình 7.13 Các cơ lưỡi và mạch máu

pg. 509
Hình 7.14 Thiết đồ lưỡi và các tuyến nước bọt

pg. 510
Hình 7.15 Thần kinh vùng miệng, lưỡi, hầu

pg. 511
THỰC QUẢN

Hình 7.16 Thực quản


Thực quản nối tiếp vào hầu ở đầu dưới thanh hầu (ngang mức bờ
dưới sụn nhẫn - C6), đi xuống qua cổ (đoạn cổ) chạy sau khí quản (lệch
dần sang trái), ngực (đoạn ngực) vào trung thất sau (ở dưới chỗ chia đôi
của khí quản (T4) liên quan trực tiếp với tâm nhĩ trái) rồi chui qua lỗ thực
quản của cơ hoành xuống bụng (đoạn bụng), sau một đoạn ngắn thì nối
vào với tâm vị của dạ dày (T10).
pg. 512
Thực quản là một ống cơ dài khoảng 25 cm, dẹp do các thành trước
và sau áp vào nhau. Chỉ khi đang nuốt thì thực quản mới được viên thức
ăn nong rộng thành dạng ống.

Thực quản có 3 chỗ hẹp nơi mà các dị vật thường kẹt lại lần lượt ở
đầu trên (tương ứng với sụn nhẫn C6), ở nơi ngang mức cung động mạch
chủ và phế quản chính trái (T4) và ở đầu dưới khi nối với tâm vị (T10).

Thực quản có cấu tạo gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp cơ, tấm
dưới niêm mạc và niêm mạc. 1/3 trên thực quản được chi phối bởi các sợi
vận động chủ ý của dây X, còn 2/3 dưới lại được chi phối bởi thần kinh tự
chủ nên động tác nuốt không hoàn toàn theo ý muốn.

pg. 513
DẠ DÀY
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản
và tá tràng, nằm sát dưới vòm hoành trái, ở sau cung sườn và vùng
thượng vị trái. Dạ dày rất co giãn, có thể tích từ 2 - 3,5 lít hoặc hơn nữa,
nên không có hình dáng nhất định. Ở xác người phẫu tích, dạ dày thường
giống cái tù và. Còn ở người sống, khi rỗng, nó giống hình chữ J. Hình
dạng dạ dày rất thay đổi tùy thuộc lượng ăn vào, tư thế, kích thước lồng
ngực, tuổi giới tính, sức co bóp và tùy theo cả lúc quan sát: xem trực tiếp
khi mổ ổ bụng hoặc gián tiếp khi chụp rọi dạ dày có uống thuốc cản quang.

Hình 7.17 Dạng thay đổi về dạ dày


I.-HÌNH THỂ NGOÀI

Dạ dày gồm có hai thành trước và sau, hai bờ cong vị lớn và nhỏ và
hai đầu: tâm vị ở trên, môn vị ở dưới. Kể từ trên xuống, dạ dày gồm có:

1.-Tâm vị

Tâm vị là một vùng rộng khoảng 3 - 4 cm, nằm kế cận thực quản và
bao gồm cả lỗ tâm vị. Lỗ này thông thực quản với dạ dày, không có van
đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc. Ở người sống, lỗ tâm vị nằm sau sụn
sườn 7 trái, trước thân đốt sống ngực X và lệch về bên trái đường giữa
khoảng 2,5 cm.

pg. 514
2.-Đáy vị

Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, ở bên trái lỗ tâm vị và ngăn
cách với thực quản bụng bởi một khuyết gọi là khuyết tâm vị. Đáy vị
thường chứa không khí chừng 50cc, nên dễ nhìn thấy trên phim X quang.

3.-Thân vị

Thân vị nối tiếp phía dưới đáy vị, hình ống, cấu tạo bởi hai thành và
hai bờ. Giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị và giới hạn dưới
là mặt phẳng qua khuyết góc của bờ cong vị nhỏ.

4.-Môn vị

Gồm hai phần:

- Hang môn vị: tiếp nối vối thân vị chạy sang phải và hơi ra sau.

- Ống môn vị: thu hẹp lại trong giống cái phễu và đổ vào tâm vị.

Mặt ngoài của môn vị được đánh dấu bởi tĩnh mạch trước môn vị.
Sờ bằng tay bao giờ cũng dễ nhận biết được môn vị hơn là nhìn bằng
mắt. Ở giữa môn vị là lỗ môn vị thông với hành tá tràng. Lỗ nằm ở bên
phải đốt sống thắt lưng.

pg. 515
Hình 7.18 Hình thể ngoài dạ dày

Hình 7.19 Thiết đồ đứng dọc qua dạ dày


pg. 516
II.-LIÊN QUAN

Dạ dày dễ di động, nhưng khi dạ dày rỗng và người nằm ngửa,


thường có các liên quan như sau.

1.-Thành trước

Thành trước liên quan với thành ngực ở trên và thành bụng ở dưới.

- Phần thành ngực: dạ dày liên quan với các cơ quan trong lồng
ngực qua vòm cơ hoành trái như phổi và màng phổi trái, tim và màng
ngoài tim. Thùy gan trái ít nhiều xen vào nằm ở mặt trước dạ đày.

- Phần thành bụng: dạ dày nằm sát dưới thành bụng trước, trong
một tam giác giới hạn bởi bờ dưới gan, cung sườn trái và mặt trên
kết tràng ngang.

2.-Thành sau

- Phần đáy tâm vị: nằm trên trụ trái cơ hoành, có dây chằng vị hoành
gắn vào nên ít di động.

- Phần thân vị: là thành trước của hậu cung mạc nối và qua đó dạ
dày có liên quan với:

+ Đuôi tụy và các mạch máu của rốn lách nằm trong dây chằng
thận lách.

+Thận và tuyến thượng thận trái.

- Phần ống môn vị: nằm tựa lên mặt trên mạc treo kết tràng ngang,
qua đó có liên quan với góc tá hỗng tràng và các quai tiểu tràng trên,
nên các nhà phẫu thuật lợi dụng sự liên quan này để thực hiện thủ
thuật nối vị hỗng tràng qua mạc treo kết tràng ngang.

3.-Bờ cong vị bé

Bờ cong vị bé có mạc nối nhỏ bám vào, bên trong chứa vòng động
mạch bờ cong vị nhỏ và chuỗi hạch bạch huyết. Qua hậu cung mạc nối,

pg. 517
bờ cong này có liên quan với động mạch chủ bụng, động mạch thân tạng
và đám rối tạng.

4.-Bờ cong vị lớn

Chia làm 3 đoạn:

- Đoạn đáy vị: áp sát vòm hoành trái và liên quan với lách.

- Đoạn có dây chằng hay mạc nối vị lách chứa các động mạch vị
ngắn.

- Đoạn có mạc nối lớn chứa vòng động mạch bờ cong vị lớn.

Tóm lại, tuy dạ dày di động, nhưng được treo tại chỗ nhờ các mạc
của phúc mạc như mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, các dây chằng vị hoành, vị
lách và vị kết tràng. Ba dây chằng này là thành phần của mạc nối lớn.

Hình 7.20 Liên quan dạ dày


III.-CẤU TẠO DẠ DÀY (xem thêm Hình 7.2)

1.-Lớp thanh mạc

Lớp thanh mạc nằm ngoài cùng, thuộc lá tạng của phúc mạc và là
sự liên tục của mạc nối nhỏ phủ hai mặt trước và sau của dạ dày. Đến bờ
cong vị lớn, chúng liên tục với mạc nối lớn và mạc nối vị lách.

pg. 518
2.-Tấm dưới thanh mạc

Tấm dưới thanh mạc là một tổ chức liên kết rất mỏng, đặc biệt ở hai
mặt trước và sau của dạ dày, lớp thanh mạc gần như dính chặt vào lớp
cơ trừ ở gần hai bờ cong vị dễ bóc tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ
chứa mỡ và các bó mạch thần kinh.

3.-Lớp cơ

Tầng dọc liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản và tá tràng và
dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ.

Tầng vòng bao kín toàn thể dạ dày, đặc biệt dày ở môn vị tạo nên
cơ thắt môn vị rất chắc.

Thớ chéo là một lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi
chéo xuống dưới về phía bờ cong lớn.

4.-Tấm dưới niêm mạc

Tấm dưới niêm mạc là tổ chức liên kết rất lỏng lẻo nên dễ bị xô đẩy.
Điều này có thể gây nhầm lẫn là khi cắt hết lớp cơ tưởng là đã vào được
trong lòng dạ dày, cho nên chỉ khi nào thấy dịch dạ dày chảy ra mới chắc
là đã cắt hết thành dạ dày.

5.-Lớp niêm mạc

Lót mặt trong của dạ dày

Lớp này lồi lõm nhô lên xếp thành các nếp, phần lớn chạy theo chiều
dọc, nhất là dọc theo bờ cong nhỏ, các nếp trông đều và liên tục hơn tạo
thành rãnh gọi là ống vị. Mặt của niêm mạc lổn nhổn vì nổi lên rất nhiều
núm con, mỗi núm gọi là một vùng dạ dày có kích thước thay đổi từ 1 mm
đến 6mm. Trên mặt núm có nhiều hố dạ dày ngăn cách nhau bởi các nếp
mao vị. Hố là ống tiết của 3 đến 5 tuyến dạ dày. Các tuyến này tiết ra
khoảng 9 lít dịch vị mỗi 24 giờ. Dịch vị gồm cả hai chất axít và kiềm. Riêng
các tuyến vùng môn vị chỉ tiết ra chất kiềm. Rải rác trong niêm mạc còn

pg. 519
có các mô bạch huyết và đôi khi chúng tập trung lại thành các nang bạch
huyết dạ dày. Tất cả các cấu trúc này đều nằm trên một tấm nền phẳng,
đó là lá cơ niêm mạc.

Hình 7.21 Cấu tạo mô dạ dày

Hình 7.22 Cơ dạ dày

pg. 520
IV.-MẠCH MÁU

Bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Động mạch thân tạng là nhánh
của động mạch chủ bụng dưới cơ hoành, ngang mức đĩa gian đốt sống
ngực 12 và đốt sống thắt lưng 1. Ngay sau khi xuất phát động mạch chia
thành ba ngành là: động mạch vị trái, động mạch lách và động mạch gan
chung.

1.-Vòng mạch bờ cong vị bé

Bó mạch vị phải

- Động mạch vị phải thường xuất phát từ động mạch gan riêng.
Trong cuống gan, động mạch ở trước và bên trái, đến bờ cong nhỏ
chia làm hai nhánh đi lên để nối với hai nhánh của động mạch vị trái.

- Đặc điểm động mạch vị phải của người Việt Nam là 95,16% có
nguyên ủy từ động mạch gan riêng, 3,20% xuất phát từ động mạch
vị tá tràng, có đường kính trung bình là 1,62 mm.

- Tĩnh mạch vị phải kèm theo động mạch và đổ vào tĩnh mạch cửa.

Bó mạch vị trái

- Động mạch vị trái xuất phát từ động mạch thân tạng, đội lên một
nếp phúc mạc thành nếp vị tụy trái đến bờ cong nhỏ nơi 1/3 trên chia
thành hai nhánh: trước và sau, bò sát thành bờ cong nhỏ để xuống
nối với hai nhánh của động mạch vị phải.

- 74,1% động mạch vị trái ở người Việt Nam có nguyên ủy từ động


mạch thân tạng; 16,1% xuất phát trực tiếp từ động mạch chủ bụng,
6,4% có thân chung vị lách. Đường kính trung bình của động mạch
vị trái là 2,5mm. Đặc biệt là có 24,19% động mạch vị trái cho nhánh
đến thùy trái của gan.

- Tĩnh mạch vị trái phát sinh gần tâm vị đi kèm theo động mạch và
đổ vào tĩnh mạch cửa.

pg. 521
2.-Bờ cong vị lớn

Được tạo nên bởi động mạch vị mạc nối phải và động mạch vị mạc
nối trái.

Bó mạch vị mạc nối phải

- Động mạch vị mạc nối phải phát sinh từ động mạch vị tá tràng đi
trong dây chằng vị kết tràng, rồi song song với bờ cong lớn để cho
những nhánh lên phân phối cho môn vị, thân dạ dày và những nhánh
xuống gọi là nhánh mạc nối. Đường kính của động mạch vị mạc nối
phải ở người Việt Nam là 2,1 mm.

- Tĩnh mạch vị mạc nối phải ban đầu nó đi kèm theo động mạch, khi
đến môn vị uốn lên trước đầu tụy để đổ vào tĩnh mạch mạc treo
tràng trên

Bó mạch vị mạc nối trái

- Động mạch vị mạc nối trái phát sinh từ động mạch lách trong rốn
lách hay từ một nhánh của động mạch vị ngắn đi vào mạc nối vị lách,
rồi theo dọc bờ cong lớn trong dây chằng vị kết tràng để cho những
nhánh bên như động mạch vị mạc nối phải. Vì chạy trong hai lá khác
nhau của mạc nối lớn nên ở chỗ tận cùng của hai động mạch vị mạc
nối phải và trái có thể không thông nối trực tiếp với nhau.

- Đường kính của động mạch vị mạc nối trái ở người Việt Nam là
1,5 mm.

Tĩnh mạch vị mạc nối trái

Theo động mạch đổ vào tĩnh mạch lách trong rốn lách.

3.-Những động mạch vị ngắn

Những động mạch vị ngắn phát sinh từ động mạch lách hay một
nhánh của nó, chừng 5 - 6 nhánh qua mạc nối vị lách phân phối cho phần
trên bờ cong vị lớn.
pg. 522
4.-Động mạch vùng đáy vị và tâm vị

- Các nhánh thực quản phát sinh từ động mạch vị trái, đi ngược lên
phân phối cho mặt trước và sau vùng tâm vị và đáy vị

- Động mạch đáy vị sau bất thường sinh ra từ động mạch lách đi
trong dây chằng vị hoành phân phối cho đáy vị và mặt sau thực
quản.

- Các động mạch hoành dưới trái cho nhánh đến mặt sau tâm vị.

Tóm lại tất cả các động mạch tạo thành một mạng lưới thông nối ở
hai mặt dạ dày, đặc biệt là trong niêm mạc có sự thông nối động tĩnh
mạch.

Trong lớp dưới niêm mạc có một mạng động mạch rất lớn, từ đó
cho hai loại nhánh phát sinh: một quay về lớp cơ, một tận cùng trong niêm
mạc.

pg. 523
Hình 7.23 Động mạch dạ dày, gan, lách

pg. 524
Hình 7.24 Tĩnh mạch dạ dày, tụy, tá tràng, lách

pg. 525
V.-THẦN KINH

Dạ dày được chi phối bởi hai thân thần kinh lang thang trước và sau
thuộc hệ đối giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ
giao cảm.

1.-Sự phân phối dây thần kinh lang thang ở dạ dày

Hai thân thần kinh lang thang trước và sau đi đến gần bờ cong nhỏ
chia nhiều nhánh cho mặt trước (nhánh vị trước) và mặt sau dạ dày
(nhánh vị sau). Ngoài ra:

- Thân thần kinh lang thang trước còn cho nhánh gan đi trong phần
dày của mạc nối nhỏ đến tĩnh mạch cửa thì cho nhánh môn vị đi
xuống điều hòa hoạt động vùng môn vị, ống môn vị và một phần tá
tràng.
- Thân thần kinh lang thang sau còn cho các nhánh tạng theo thân
động mạch vị trái đến đám rối tạng.

Kích thích các dây thần kinh lang thang thường làm tăng hoạt động
tự quản của dạ dày và cũng làm cho sự bài tiết của các tuyến dạ dày tăng
lên nhiều, nên có phẫu thuật cắt dây thần kinh lang thang trong điều trị
bệnh loét dạ dày tá tràng.

Thần kinh lang thang trước ở dạ dày của người Việt Nam đa số nằm
ở mặt trước thực quản bụng và cách bờ phải thực quản 9,4 mm. Đường
kính của thần kinh lang thang trước là 1,4 mm và 52% trường hợp có thần
kinh lang thang phụ. Thần kinh lang thang sau đa số nằm ở sau và cách
bờ phải thực quản bụng 1,1 mm, đường kính của thần kinh lang thang sau
là 1,8 mm và 37% trường hợp có thần kinh lang thang phụ.

Có những dạng hiếm gặp là thần kinh lang thang trước có dạng đám
rối ở mặt trước thực quản (6%). Đôi khi thần kinh lang thang trước hoặc
sau khiếm khuyết (rất nhỏ) và khi đó thần kinh lang thang sau hoặc trước
phát triển lớn và cho nhánh đến phần khiếm khuyết để thay thế.
pg. 526
2.-Phân phối của các sợi dây thần kinh cảm giác ở dạ dày

Các sợi giao cảm xuất phát từ các đoạn tủy ngực 6 đến 10, qua các
hạch thần kinh nội tạng và hạch tạng đi vào dạ dày dọc theo các huyết
quản (xem thêm HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ - CHƯƠNG HỆ THẦN KINH).

Còn các sợi thần kinh cảm giác thì thuộc nhiều loại và đi lên theo
dây thần kinh lang thang.

Hình 7.25 Thần kinh dạ dày - tá tràng

pg. 527
Hình 7.26 Thần kinh dạ dày - tá tràng (tiếp theo)

pg. 528
Hình 7.27 Sơ đồ chi phối thần kinh dạ dày - tá tràng

pg. 529
VI.-HẠCH BẠCH HUYẾT

Hình 7.28 Hạch và mạch bạch huyết dạ dày


Gồm có:

- Chuỗi hạch bạch huyết dạ dày dọc theo bờ cong vị nhỏ, nhận bạch
huyết của 1/2 phải phần đứng và 1/2 trên phần ngang dạ dày.

- Chuỗi hạch bạch huyết vị - mạc nối nhận bạch huyết của 1/2 trái
thân vị và 1/2 dưới phần ngang dọc bờ cong lớn.
pg. 530
- Chuỗi hạch bạch huyết tụy - lách nhận bạch huyết của đáy vị và
1/2 trên thân vị.

Mạng bạch mạch dạ dày lưu thông tự do với mạng bạch mạch thực
quản, nhưng ít với mạng tá tràng, nên ung thư môn vị không lan tới tá
tràng mà chỉ lên bờ cong nhỏ.

pg. 531
TÁ TRÀNG VÀ TỤY
Tá tràng và tụy và hai tạng có liên hệ chặt chẽ về mặt giải phẫu, sinh
lý, bệnh lý nên thường được mô tả chung gọi là khối tá tụy.

◄ TÁ TRÀNG ►

Tá tràng là khúc đầu của tiểu tràng đi từ môn vị đến góc tá hỗng
tràng

Lúc phôi thai tá tràng di động nhờ có mạc treo, nhưng sau mạc treo
dính vào lá phúc mạc thành thì tá tràng cố định và như bị bật ra sau phúc
mạc.

I.-VỊ TRÍ VÀ HÌNH THỂ NGOÀI

Tá tràng nằm sát thành bụng sau, trước cột sống và các mạch máu
trước cột sống. Tá tràng có hình giống chữ C và chia làm 4 phần:

Hình 7.29 Hình chiếu của tá tràng lên thành bụng


1.-Phần trên

Tiếp nối môn vị, 2/3 đầu phình to thành hành tá tràng. Phần trên nằm
ngang hơi chếch lên ra sau và sang phải ngang mức đốt sống thắt lưng I,
ngay dưới gan.

pg. 532
2.-Phần xuống

Chạy thẳng xuống dọc bờ phải đốt sống thắt lưng I đến đốt sống
thắt lưng III, nằm trước thận phải. Giữa phần trên và phần xuống là góc
tá tràng trên.

3.-Phần ngang

Vắt ngang qua cột sống thắt lưng, từ phải sang trái, ngang mức sụn
gian đốt sống thắt lưng III và IV, đè lên động mạch chủ bụng và tĩnh mạch
chủ dưới.

Phía trước có động mạch mạc treo tràng trên. Vì vắt ngang qua cột
sống nên phần này dễ bị tổn thương khi va chạm ở bụng.

Giữa phần xuống và phần ngang là góc tá tràng dưới.

4.-Phần lên

Chạy lên trên hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng tràng nằm bên
trái cột sống, cạnh động mạch chủ. Mạc treo tiểu tràng bám vào góc tá
hỗng tràng. Khi không bám đúng góc này thì tá tràng bị rút ngắn lại hay
dài ra (ngắn nếu bám lấn về phần trên tá tràng, dài nếu bám lấn về hỗng
tràng).

Dựa vào sự di động hay cố định người ta chia tá tràng ra làm hai
đoạn:

- Đoạn di động: gồm 2/3 đầu (hành tá tràng) của phân trên.

- Đoạn cố định: gồm 1/3 dưới của phần trên, phần xuống, phần
ngang và phần lên.

Các phần này cùng đầu tụy dính vào thành bụng sau bởi mạc dính
tá tụy.

Riêng góc tá hỗng tràng dính vào thành bụng sau bởi cơ treo tá
tràng đi từ trụ phải cơ hoành tới góc tá hỗng tràng.

pg. 533
II.-KÍCH THƯỚC

Tá tràng dài 25 cm, đường kính 3 - 4 cm. Phần đầu phình to thành
hành tá tràng, phần xuống hẹp ở giữa nơi có núm ruột, phần ngang cũng
hẹp ở chỗ động mạch mạc treo tràng trên chạy qua.

Chiều dài trung bình của tá tràng ở người Việt Nam đo trên xác tươi
là 25,62 cm và đường kính của phần xuống tá tràng là 3,46 cm.

III.-HÌNH ẢNH X QUANG

X quang có thuốc cản quang thì đường viền tá tràng không thẳng
mà hơi lồi lõm có tua như một vòng hoa. Còn hành tá tràng có hình tam
giác, đáy quay về môn vị và đỉnh sang phải và chếch lên trên.

Trong bệnh loét hành tá tràng thì hành tá tràng biến dạng không còn
hình tam giác.

Trong bệnh u đầu tụy khung tá tràng giãn to ra.

IV.-CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ TRONG

Cũng như các đoạn của ống tiêu hóa, tá tràng có năm lớp từ ngoài
vào trong gồm:

- Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng bao bọc tá tràng. Ở đoạn di động
có phúc mạc che phủ đủ hai mặt tá tràng. Ở đoạn cố định thì mặt
sau phúc mạc dính vào lá thành bụng sau và trở thành mạc dính tá
tụy.

- Tấm dưới thanh mạc: là tổ chức ngăn cách giữa lớp thanh mạc và
lớp cơ.

- Lớp cơ: có hai lớp: lớp thớ cơ dọc: ở nông, lớp thớ cơ vòng: ở sâu

- Tấm dưới niêm mạc: là tổ chức liên kết mỏng và nhão chứa nhiều
mạch máu và thần kinh.

- Lớp niêm mạc: màu hồng mịn gồm có:

pg. 534
+ Mao tràng là niêm mạc dài ra như các sợi lông nhũ phủ lên
lòng tá tràng.

+ Nếp vòng là các nếp ngang ở niêm mạc, có ở phần dưới nhú
tá lớn để làm tăng diện tích hấp thụ.

+ Nếp dọc là những nếp niêm mạc thấy ở thành sau phần xuống
tá tràng và tận hết ở nhú tá lớn.

+ Các tuyến tá tràng có nhiều ở trên nhú tá lớn, tiết ra dịch tá


tràng.

- Nhú tá lớn hình nón ở mặt trong phần xuống, 50% nhú tá lớn, rỗng
ở giữa gọi là bóng gan tụy, đổ vào bóng có ống mật chủ và ống tụy
chính.

- Nhú tá bé nằm phía trên nhú tá lớn 3 cm. Đỉnh nhú tá bé có lỗ


thông của ống tụy phụ

pg. 535
Hình 7.30 Tá tràng tại chỗ

pg. 536
Hình 7.31 Niêm mạc và cơ tá tràng
(xem thêm Hình 7.2)

pg. 537
◄ TỤY ►

Tụy là tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa nội tiết vừa ngoại tiết:

- Ngoại tiết: tiết ra các men để tiêu hóa các chất đường, đạm, mỡ.

- Nội tiết: tiết vào máu chất insulin để chuyển hóa đường trong cơ
thể.

I.-VỊ TRÍ VÀ HÌNH THỂ NGOÀI

Tụy đi từ phần xuống tá tràng đến cuống lác, nằm vắt ngang trước
cột sống thắt lưng, chếch lên trên sang trái, phần lớn tụy ở tầng trên mạc
treo kết tràng ngang, một phần nhỏ ở dưới mạc treo này.

Tụy có hình giống một cái búa và có ba phần: đầu, thân và đuôi.

Hình 7.32 Hình thể ngoài của tụy


1.-Đầu tụy

Dẹt, gần hình vuông, có tá tràng vây quanh, đầu dưới tách ra một
mỏm gọi là mỏm móc. Giữa đầu tụy và thân tụy có khuyết tụy.

2.-Thân tụy

Từ khuyết tụy (do động mạch mạc treo tràng trên ấn lên mà thành)
chếch lên trên sang trái có hai chiều cong lõm ra sau ôm cột sống, cong
lõm ra trước ôm dạ dày.
pg. 538
Thân tụy có ba mặt và ba bờ ;

- Mặt trước: lõm áp mặt sau dạ dày, được phủ bởi phúc mạc thành
sau của hậu cung mạc nối.

- Mặt sau: phẳng, dính vào lá thành sau của phúc mạc, đi từ phải
sang trái bắt chéo động mạch chủ bụng. Động mạch lách chạy ở bờ
trên của mặt sau.

- Mặt dưới: hẹp, ở phía sau mạc treo kết tràng ngang.

- Bờ trên: giới hạn mặt trước với mặt sau liên quan với động mạch
lách.

- Bờ dưới: giới hạn mặt sau và mặt dưới.

- Bờ trước: giới hạn mặt trước và mặt dưới, có mạc treo kết tràng
ngang đính vào.

3.-Đuôi tụy

Như một lưỡi tiếp nối theo thân tụy. Đuôi có thể dài hay ngắn, tròn
hay dẹt, phía trên và trước đuôi có động mạch lách chạy qua. Đuôi tụy di
động trong mạc nối tụy - lách (dây chằng hoành lách).

Kích thước tụy thay đổi, trung bình dài 15 cm, cao 6cm, dày 3cm và
nặng 80g. Tổ chức của tụy mềm và có màu trắng hồng.

II.-KÍCH THƯỚC VÀ MÀU SẮC

Kích thước tụy thay đổi, trung bình dài 15 cm, cao 6cm, dày 3cm và
nặng 80g. Tổ chức của tụy mềm và có màu trắng hồng.

III.-PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH

Đầu tụy và thân tụy dính chặt vào thành bụng sau bởi mạc dính tá
tụy.

Đầu tụy có tá tràng quây quanh, ống mật chủ và các mạch máu đi
vào tụy và tá tràng nên đầu và thân tụy cố định. Chỉ có đuôi tụy là di động.

pg. 539
IV.-CÁC ỐNG TIẾT CỦA TỤY

Tụy là một tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết.

- Phần nội tiết: tiết ra insulin đi thẳng vào máu qua các mao mạch
trong tuyến.

- Phần ngoại tiết: các ống tiết liên tiểu thùy đổ vào các ống tiết lớn.
Có hai ống là:

1.-Ống tụy

Còn gọi là ống tụy chính chạy từ đuôi qua thân tụy theo trục của tụy.

Tới khuyết tụy thì bẻ cong xuống dưới qua đầu tụy để tới nhú tá lớn
rồi cùng ống mật chủ đổ vào bóng gan tụy. Ống tụy nhận các nhánh bên
nên toàn bộ ống tiết trông như hình một gân của lá cây.

2.-Ống tụy phụ

Tách ở ống tụy chính ra, đi chếch lên trên tới nhú tá bé ở phần xuống
của tá tràng.

Muốn hiểu nguồn gốc của hai ống tụy chính và phụ, chúng ta cần
xem sơ đồ phát triển phôi thai của tụy

Hình 7.33 Sơ đồ phát triển phôi thai của tụy

pg. 540
V.-LIÊN QUAN TÁ TRÀNG VÀ TỤY

1.-Liên quan giữa tá tràng và tụy

Chỉ có đầu tụy là liên quan mật thiết với tá tràng còn thân và đuôi
tụy chạy tận sang bên trái ổ bụng nên ở rất xa tá tràng.

Tá tràng quây quanh đầu tụy.

- Phần trên tá tràng: đoạn di động và môn vị nằm trước tụy, đoạn cố
định của phần trên xẻ đầu tụy thành một rãnh, trước rãnh là củ trước
và sau rãnh là củ mạc nối nằm phía sau mạc nối nhỏ.

- Phần xuống: xẻ vào bờ phải đầu tụy một rãnh dọc, khúc này dính
chặt vào đầu tụy bởi các ống tụy chính và phụ từ tụy đổ vào tá tràng.

- Phần ngang: ôm lấy mỏm móc nhưng không dính vào nhau.

- Phần lên: xa dần đầu tụy.

Hình 7.34 Liên quan tá tràng và tụy

pg. 541
2.-Liên quan của khối tá tràng - đầu tụy

Đoạn tá tràng cố định và đầu tụy dính liền với nhau được bọc chung
trong 2 lá của mạc treo tá tụy. Mạc treo này về sau dính vào thành bụng
sau gọi là mạc dính tá tụy.

Tá tụy là một khối có cùng liên quan với phúc mạc và các tạng chung
quanh.

- Liên quan với phúc mạc.

+ Mặt sau: mặt sau tá tụy dính vào thành bụng sau bởi mạc dính
tá tụy.

+ Mặt trước: khối tá tụy ở mặt trước có rễ mạc treo kết tràng
ngang bám vào, rễ mạc treo này chạy chếch lên trên sang trái
rồi đi dọc bờ dưới thân tụy. Vậy khối tá tụy một phần ở trên, một
phần ở dưới mạc treo kết tràng ngang, còn thân và đuôi tụy ở
trên mạc treo này.

+ Mạc treo tiểu tràng thường dính không đúng vào góc tá hỗng
tràng mà dính lấn sang hỗng tràng nên giới hạn với phúc mạc ở
phía sau một ngách gọi là ngách tá tràng sau. Ngoài ra còn ngách
tá trên, ngách tá dưới và ngách cạnh tá tràng.

- Liên quan với các tạng.

+ Mặt sau: qua mạc dính tá tụy, khối tá tụy liên quan với tuyến
thượng thận phải, nửa thận phải, cuống thận phải, tĩnh mạch chủ
dưới. Phần ngang của tá tràng đi băng qua cột sống thắt lưng và
động mạch chủ bụng. Phía sau khối tá tụy còn có ống mật chủ
và các mạch máu của tá tụy. Có thể tìm ống mật chủ bằng cách
bóc mạc dính tá tụy.

+ Mặt trước: liên quan với khối tá tụy ở tầng trên mạc treo kết
tràng ngang là gan và môn vị của dạ dày. Ở tầng dưới mạc treo

pg. 542
kết tràng ngang, khối tá tụy liên quan với các quai ruột non. Động
mạch mạc treo tràng trên ấn vào mặt dưới tụy thành khuyết tụy.

3.-Liên quan của khuyết tụy, thân và đuôi tụy.

- Liên quan của khuyết tụy.

+ Sau khuyết tụy có động mạch chủ bụng và tĩnh mạch cửa.

+ Trên khuyết tụy có động mạch thân tạng.

+ Dưới khuyết tụy có động mạch mạc treo tràng trên.

+ Như vậy ba động mạch trên vây quanh vùng nối giữa đầu và
thân tụy.

- Liên quan của thân tụy.

+ Thân tụy nằm trong hai lá mạc treo vị sau mà phần bên phải
dính vào thành bụng sau, do đó phần bên phải của thân tụy nơi
nối với đầu tụy được cố định.

+ Trước thân tụy liên quan với mặt sau dạ dày.

+ Sau thân tụy liên quan với thận, tuyến thượng thận trái.

+ Dưới thân tụy có rễ mạc treo kết tràng ngang bám vào.

+ Trên thân tụy có động mạch lách đi qua.

4.-Liên quan của đuôi tụy.

Đuôi tụy là phần di động của tụy cùng với mạch lách nằm trong hai
lá của mạc nối tụy lách. Đuôi tụy hướng về rốn lách, nếu đuôi tụy dài thì
cuống lách ngắn và ngược lại nếu đuôi tụy ngắn thì cuống lách dài.

VI.-MẠCH MÁU TÁ TRÀNG VÀ TỤY

1.-Mạch máu

Động mạch cung cấp cho tá tràng và tụy gồm có 2 nguồn:

pg. 543
- Từ động mạch thân tạng: động mạch thân tạng cấp máu cho tá
tràng và tụy do 2 nhánh bên của động mạch thân tạng là động mạch
vị tá tràng và động mạch lách.

+ Động mạch vị tá tràng đến tá tràng và tụy bởi 2 nhánh:

▪ Động mạch tá tụy trên sau sẽ cung cấp các nhánh tụy và
nhánh tá tràng cho mặt trước và sau khối tá tụy.
▪ Động mạch tá tụy trên trước cung cấp các nhánh cho mặt
trước tá tràng.
▪ Các động mạch sau tá cho các nhánh nhỏ vào mặt sau tá
tràng.
+ Động mạch lách cho các nhánh sau đây đến tụy:

▪ Động mạch tụy lưng.


▪ Động mạch tụy dưới.
▪ Động mạch đuôi tụy.
▪ Động mạch tụy lớn.
- Từ động mạch mạc treo tràng trên: đến tá tràng và tụy bởi các động
mạch tá tụy dưới. Động mạch này cho nhánh tá tụy trước dưới và
tá tụy sau dưới đến nuôi mặt trước và mặt sau của phần dưới khối
tá tụy.

Động mạch thân tạng ở người Việt Nam có nguyên ủy đa số ở ngang


mức đốt sống thắt lưng 1, có đường kính là 5,7 mm và chiều dài trung
bình là 7,5 mm. Sự phân chia nhánh bên rất thay đổi (có 7 dạng).

Động mạch vị tá tràng là nhánh của động mạch gan chung có đường
kính là 3,4mm.

2.-Tĩnh mạch

Tĩnh mạch tá tràng và tụy đều trực tiếp hay gián tiếp đổ vào tĩnh
mạch cửa. Đó là:

pg. 544
- Tĩnh mạch trên tá tràng, tĩnh mạch sau tá tràng đổ trực tiếp về tĩnh
mạch cửa.

- Tĩnh mạch tụy dưới đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

- Tĩnh mạch thân và đuôi tụy đổ về tĩnh mạch lách.

3.-Bạch huyết

Gồm bốn nhóm: trước, sau, phải, trái. Cả bốn nhóm này hợp thành
chuỗi hạch tụy lách.

4.-Thần kinh

Thần kinh tự chủ của tá tràng và tụy tách từ đám rối tạng và đám rối
mạc treo tràng trên.

pg. 545
Hình 7.35 Tụy ở tại chỗ

pg. 546
Hình 7.36 Động mạch gan, tụy, tá tràng và lách

pg. 547
Hình 7.37 Động mạch của tá tràng và đầu tụy
Tĩnh mạch tụy: xem thêm Hình 7.24

pg. 548
Hình 7.38 Mạch và hạch bạch huyết tụy

pg. 549
Hình 7.39 Sơ đồ chi phối thần kinh tụy
Thần kinh tá tràng xem Hình 7.25 - 7.26 - 7.27

pg. 550
RUỘT NON
Ruột non theo đúng từ la tinh là ruột mỏng là phần ống tiêu hóa nằm
giữa dạ dày và ruột già, từ môn vị đến lỗ hồi manh tràng, chiếm phần lớn
ổ bụng, phía dưới mạc treo kết tràng ngang. Ruột non chia làm ba phần
chính: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Tá tràng đã trình bày trong phần
khối tá tụy, do đó trong phần này chỉ đề cập đến hỗng tràng và hồi tràng.

I.-KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN

1.-Kích thước

Chiều dài: dài từ 5,5 m đến 9 m, trung bình là 6,5 m, khi cần có thể
cắt bỏ 3,5 m ruột non. Chiều dài này thay đổi tùy theo người, giới tính, tình
trạng trương lực cơ của thành ruột, phương pháp đo.

Chiều rộng: giảm dần từ các khúc ruột đầu (3 cm) đến các khúc ruột
cuối (2 cm). Do đó những vật lạ như sỏi mật có thể đi qua hỗng tràng
nhưng bị kẹt ở đoạn cuối hồi tràng. Trên xác tươi, chiều dài của hỗng
tràng và hồi tràng ở người Việt Nam đo ở bờ tự do là 441,2 cm và đường
kính dẹp đo ở dưới góc tá hỗng tràng 15 cm là 4,06 cm và ở phía trên van
hồi manh tràng 15 cm là 2,6 cm.

2.-Vị trí

Ruột non cuộn lại thành các quai ruột hình chữ U hay còn gọi là khúc
ruột, mỗi khúc dài 20 - 25 cm. Có 14 - 16 khúc, chia làm hai nhóm: một
nhóm nằm ngang ở bên trái ổ bụng, một nhóm nằm thẳng ở bên phải ổ
bụng, riêng 10 - 15 cm cuối cùng trở lại, chạy ngang vào manh tràng.

Trên thực tế có một qui luật tổng quát là 1/3 đầu của ruột non nằm
ở hạ sườn trái và không chạm vào đường rạch giữa bụng, 1/3 giữa nằm
ở phần trung tâm của bụng và 1/3 còn lại nằm ở chậu hông và hố chậu
phải.

pg. 551
3.-Liên quan

- Phía trên: với kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang.

- Phần dưới: với các tạng trong chậu hông bé (trực tràng, tạng sinh
dục, bàng quang). Khi các tạng này đầy, các quai ruột được đẩy lên
bụng và khi các tạng rỗng, các khúc ruột lọt vào các khe giữa các
tạng đó, có khi lách xuống tận túi cùng sinh dục trực tràng.

- Bên phải: với manh tràng và kết tràng lên.

- Bên trái: với kết tràng xuống. Các quai ruột đè lên kết tràng xuống
và liên quan với thành bụng trước nên khi đạn xuyên qua hông trái,
ruột non bị thủng trước rồi mới tới kết tràng.

- Phía trước: với thành bụng trước qua trung gian của mạc nối lớn.

Do các quai ruột khá dài trong khi sức chứa của ổ bụng giới hạn nên
khi vừa mở phúc mạc bụng hay khi thành bụng bị xuyên thủng, các quai
ruột non có khuynh hướng phòi ra ngoài trước tiên, ngoài ra chúng còn dễ
lấn qua các điểm yếu của thành bụng gây thoát vị.

II.-PHÂN BIỆT HỖNG TRÀNG VÀ HỒI TRÀNG

Không có ranh giới rõ rệt giữa hỗng tràng và hồi tràng, tuy nhiên
phần đầu tiên của hỗng tràng khác hoàn toàn so với phần cuối cùng của
hồi tràng. Sau đây là một số điểm khác biệt:

- Đường kính hỗng tràng hơi lớn hơn hồi tràng.

- Thành của hỗng tràng dầy hơn, nhiều mạch máu hơn và có nhiều
nếp vòng cao hơn là ở hồi tràng.

- Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo nên các nang đơn độc, ở hồi tràng
là các mảng bạch huyết.

- Các quai hỗng tràng nằm ngang phía trên trái ổ bụng, còn các quai
hồi tràng nằm dọc bên phải và phía dưới.

pg. 552
- 1% - 3% có một túi thừa hồi tràng (túi thừa Meckel).

Hình 7.40 Sơ đồ vị trí ruột non trong ổ bụng

III.-CẤU TẠO

Gồm có năm lớp, từ trong ra ngoài là:

1.-Lớp niêm mạc

Là lớp quan trọng nhất vì đảm nhiệm gần toàn bộ quá trình hấp thụ
của cả ống tiêu hóa.

- Trên bề mặt niêm mạc thường xuyên có rất nhiều nếp vòng (van
tràng) là những nếp hình liềm chiếm 1/2 hay 2/3 chu vi ruột do niêm
mạc và tấm dưới niêm mạc nhô lên tạo thành. Nếp vòng cao khoảng
8 mm dầy 3 mm, có nhiều ở đoạn đầu hỗng tràng, càng về phía hồi
tràng, các nếp này càng nhỏ dần và biến mất ở đoạn cuối hồi tràng.
Ở ruột non của người có khoảng 800 nếp vòng. Các nếp này làm
tăng diện hấp thụ của niêm mạc ruột non lên gấp 2 lần.

pg. 553
- Trên bề mặt niêm mạc kể cả trên mặt các nếp vòng có rất nhiều
núm nhỏ gọi là mao tràng. Mỗi mao tràng cao 1,5 - 1 mm, bên ngoài
là lớp thượng bì ruột, bên trong là tổ chức liên kết có chứa mạch
máu và mạch bạch huyết. Nhiệm vụ của mao tràng là hấp thụ các
dưỡng trấp.

- Lớp đệm niêm mạc: cấu tạo gồm nhiều lớp mô liên kết, có chức
năng hỗ trợ cho lớp biểu mô, ở đây có nhiều mạng mạch máu để
nhận hấp thu dinh dưỡng và tạo nên phần lõi của mao tràng.

- Các nang bạch huyết gồm có hai loại:

+ Nang bạch huyết đơn độc: nằm ở tấm dưới niêm mạc ruột.

+ Nang bạch huyết chùm nằm trong lớp niêm mạc và dưới niêm
mạc, có ở hồi tràng nhất là ở các đoạn cuối, mỗi nang hình bầu
dục dài 1,3 - 7,5 cm, rộng 1 - 2,5 cm dọc theo bờ tự do của ruột.
Đây là những vị trí chủ yếu bị loét và thủng trong bệnh sốt thương
hàn và lao ruột.

- Các tuyến ruột có trên suốt chiều dài của ruột non nằm ở lớp niêm
mạc, có lỗ tiết nằm xen giữa các mao tràng, tiết ra dịch tràng.

- Lớp cơ niêm mạc: có lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ vòng ở trong


tạo nên phần đáy của lớp niêm mạc.

2.-Tấm dưới niêm mạc

Chứa nhiều mạch máu và đám rối thần kinh.

3.-Lớp cơ

Thuộc loại cơ trơn và chia ra hai tầng:

- Tầng cơ dọc: mỏng ở ngoài.

- Tầng cơ vòng: dầy ở trong.

Đến đoạn cuối hồi tràng, cả hai tầng cơ này rất mỏng.

pg. 554
4.-Tấm dưới thanh mạc

Rất mỏng, lót dưới lớp thanh mạc.

5.-Lớp thanh mạc

Là lớp phúc mạc bọc quanh ruột non liên tiếp với 2 lá của mạc treo
tràng, như vậy nơi mạc treo đính vào ruột non sẽ không có thanh mạc che
phủ. Do đó, không nên bắt đầu khâu hay kết thúc đường khâu ở bờ mạc
treo.

Vì lớp thanh mạc có tính chất dễ dính vào nhau nên được sử dụng
trong các thủ thuật khâu nối ruột.

Hình 7.41 Cấu tạo của mao tràng

Hình 7.42 Sơ đồ cấu tạo ruột non (xem thêm hình 7.2)
pg. 555
IV.-HÌNH ẢNH X QUANG

- Nếu không uống chất cản quang không thể thấy được hình ảnh
hỗng - hồi tràng.

- Khi uống chất cản quang, 20 - 30 phút sau, khúc hồi tràng đầu tiên
ngấm thuốc.

+ Hỗng tràng có hình như lông gà hay xương cá do sự sắp xếp


của các van manh tràng.

+ Hồi tràng hình một dải mờ vì các van tràng ít phát triển.

Sau 8 giờ, chất cản quang qua hết ở ruột non và đẩy sang ruột già.

Hình 7.43 X quang bụng không có thuốc cản quang


(hay còn gọi là X quang bụng không chuẩn bị)

pg. 556
Hình 7.44
X quang bụng có thuốc cản quang (hay còn gọi là X quang bụng có
chuẩn bị), các quai ruột bình thường với:
- A: sự hiện diện của chất cản quang trong các quai hỗng tràng
và hồi tràng sau 1h quan sát.
- B: chất cản quang xuất hiện ở đoạn cuối hồi tràng và manh
tràng, sau 2h.
V.-TÚI THỪA HỒI TRÀNG

Túi thừa hồi tràng nếu tồn tại là di tích của ống noãn hoàng dài từ 1
đến 13 cm, trung bình 5 - 6 cm, gắn vào bờ tự do của hồi tràng ở một chỗ
cách góc hồi manh tràng chừng 80 cm. Đầu túi thừa có thể tự do hay dính
vào thành bụng ở vùng rốn bằng một dải xơ, nên có thể gây tắc ruột do
xoắn quai ruột. Khi túi thừa viêm, gây triệu chứng bệnh lý và tai biến như
viêm ruột thừa.

VI.-MẠC TREO RUỘT

Là nếp phúc mạc nối các quai ruột non vào thành bụng sau, qua đó
vừa để treo vừa để dinh dưỡng ruột vì trong có chứa mạch máu.

pg. 557
Mạc treo do hai lá phúc mạc áp sát vào nhau, ở giữa có:

- Các nhánh ruột của động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

- Các bạch mạch và chuỗi hạch bạch huyết.

- Các nhánh thần kinh của đám rối mạc treo tràng.

- Tổ chức mỡ phân phối theo qui luật là lúc đầu có nhiều ở rễ mạc
treo, càng xuống các đoạn dưới mỡ càng tiến gần đến bờ mạc treo
của ruột.

Còn ở ruột già, mỡ dính hẳn vào các dải cơ dọc ở thành ruột.

Hình 7.45 Niêm mạc và cơ ruột non


pg. 558
VII.-MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

1.-Mạch máu

Động mạch cấp huyết chính cho ruột non là các nhánh bên của
động mạch mạc treo tràng trên. Động mạch này xuất phát từ động mạch
chủ bụng ở ngang mức đốt sống thắt lưng I, chui qua khuyết tụy, băng
qua đoạn ngang tá tràng và đi vào mạc treo ruột non đến hố chậu phải để
tận cùng ở cách góc hồi manh tràng khoảng 80 cm. Trên đường đi, nó cho
các nhánh bên cung cấp cho tá tràng, tụy, các nhánh cho hỗng tràng và
hồi tràng và các nhánh cung cấp cho nửa kết tràng phải như động mạch
hồi - kết tràng, kết tràng phải, kết tràng giữa. Riêng các nhánh cho hỗng
và hồi tràng thì thường kết hợp với nhau tạo thành các cung nối (từ 1 - 5
cung), số lượng giảm dần từ hỗng tràng đến hồi tràng. Cung cuối cùng
cho các động mạch thẳng đến ruột.

Tĩnh mạch đi kèm với động mạch và đổ về hệ tĩnh mạch cửa. Tĩnh
mạch mạc treo tràng trên dẫn lưu máu từ ruột non, manh tràng, đại tràng
lên và đại tràng ngang. Nó bắt đầu từ hố chậu phải do sự hợp lại của các
tĩnh mạch dẫn lưu cho hồi tràng tận, manh tràng và ruột thừa, đi lên trong
mạc treo ruột non ở bên phải động mạch mạc treo tràng trên, ở sau cổ
tụy, nó cùng tĩnh mạch lách hợp nên tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch mạc treo
tràng trên tiếp nhận các nhánh tĩnh mạch đi kèm với các nhánh của động
mạch mạc treo tràng trên: các tĩnh mạch hỗng tràng, hồi tràng, hồi đại
tràng, đại tràng phải và đại tràng giữa. Ngoài ra, nó còn tiếp nhận tĩnh
mạch vị - mạc nối phải và các tĩnh mạch tá tụy dưới trước và sau.

2.-Thần kinh và bạch huyết

Bạch huyết đổ vào các hạch tạng treo tràng.

Thần kinh cung cấp cho ruột non có nguồn gốc từ hệ thần kinh tự
chủ, gồm thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Thần kinh gồm các nhánh
tách ra từ đám rối mạc treo tràng trên.

pg. 559
Hình 7.46 Động mạch nuôi ruột non

pg. 560
Hình 7.47 Tĩnh mạch ruột non

pg. 561
Hình 7.48 Hạch bạch huyết ruột non

pg. 562
Hình 7.49 Thần kinh ruột non

pg. 563
RUỘT GIÀ
Ruột già theo đúng từ La tinh gọi là ruột dày nối từ hồi tràng đến hậu
môn, gồm bốn phần: manh tràng, kết tràng, trực tràng và ống hậu môn.

I.-KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN

1.-Vị trí

Hình 7.50 Vị trí khung ruột già

Ruột già tạo nên một khung hình chữ U ngược vây quanh tiểu tràng,
từ phải sang trái là:

- Manh tràng và ruột thừa.

- Kết tràng lên.

- Góc kết tràng phải.

- Kết tràng ngang.

- Góc kết tràng trái.

- Kết tràng xuống.


pg. 564
- Kết tràng sigma.

- Trực tràng.

- Ống hậu môn.

2.-Kích thước

- Dài từ 1,4 - 1,8 m bằng 1/4 chiều dài của ruột non.

- Đường kính manh tràng 7 cm giảm dần đến kết tràng sigma, ở trực
tràng phình ra thành bóng. Trong bệnh to kết tràng bẩm sinh, kết
tràng phình to có thể gây táo bón lâu ngày.

Kích thước ruột già ở người Việt Nam có đặc điểm: chiều dài trung
bình của ruột già là 148,2 cm. Đường kính của manh tràng là 5,92 cm và
của kết tràng xuống là 2,89 cm.

3.-Hình thể ngoài

Ngoại trừ trực tràng, ruột thừa và ống hậu môn có hình dạng đặc
biệt, phần ruột già còn lại có những đặc điểm sau đây giúp ta phân biệt
được ruột già với ruột non:

- Các dải cơ dọc gồm ba dải từ manh tràng đến kết tràng sigma, do
phần lớn lớp cơ dọc tập trung lại.

+ Dải mạc treo kết tràng ở phía sau trong.

+ Dải mạc nối ở phía sau ngoài.

+ Dải tự do ở phía trước.

- Túi phình kết tràng là những túi nằm giữa các dải cơ dọc, cách
nhau bởi những chỗ thắt ngang, di chuyển thường xuyên, không cố
định.

- Các túi thừa mạc nối là những túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ bám vào
các dải cơ dọc, trong có một nhánh động mạch, do đó khi thắt có thể
gây hoại thư ruột.

pg. 565
4.-Cấu tạo và hình thể trong

Cấu tạo chung từ trong ra ngoài, kết tràng có năm lớp:

- Lớp niêm mạc.

- Tấm dưới niêm mạc nhiều mạch máu và thần kinh.

- Lớp cơ có hai tầng:

+ Tầng trong là cơ vòng.

+ Tầng ngoài là cơ dọc.

- Tấm dưới thanh mạc.

- Lớp thanh mạc.

Hình 7.51 Cấu tạo ruột già (xem thêm hình 7.2)

5.-Liên quan với phúc mạc

5.1.-Phúc mạc manh tràng và ruột thừa

Manh tràng được bọc hoàn toàn bởi phúc mạc. Giới hạn giữa phần
kết tràng cố định và manh tràng di động là đường ngang qua bờ trên lỗ
hồi manh tràng. Có thể hai bên bờ manh tràng dính vào phúc mạc thành
bụng sau tạo nên ngách sau manh tràng.

pg. 566
Mạc treo ruột thừa gắn ruột thừa vào hồi tràng có bờ tự do chứa
động mạch ruột thừa.

5.2.-Mạc treo kết tràng lên

Mạc treo kết tràng lên dính vào phúc mạc thành bụng sau tạo nên
mạc dính kết. tràng phải (kết tràng phải gồm có: kết tràng lên, góc kết
tràng phải và phần đầu tiên của kết tràng ngang). Giới hạn của mạc treo
kết tràng lên là:

- Phía trên: đường đi từ nguyên ủy của động mạch mạc treo tràng
trên đến phần xuống của tá tràng.

- Phía trong: đường đi của động mạch mạc treo tràng trên.

- Phía dưới: đường chéo từ chỗ phân đôi của động mạch chủ bụng
đến góc hồi manh tràng.

5.3.-Mạc treo kết tràng xuống

Mạc dính kết tràng xuống được giới hạn bởi:

- Phía trên: từ nguyên ủy của động mạch mạc treo tràng trên đến
góc trái kết tràng.

- Phía dưới: từ ụ nhô ở bên trái đường giữa đi dọc theo bờ trong cơ
thắt lưng trái.

5.4.-Mạc treo kết tràng ngang

Là giới hạn dưới của hậu cung mạc nối. Rễ mạc treo là giới hạn trên
của mạc dính kết tràng phải và trái. Chia ổ bụng làm hai tầng trên và dưới
mạc treo.

5.5. Mạc treo kết tràng sigma

Có hai rễ:

- Rễ nguyên thủy: do rễ của mạc treo ruột nguyên thủy từ ụ nhô đến
phía trước đốt sống cùng 3.

pg. 567
- Rễ thứ phát: là giới hạn dưới của mạc dính kết tràng trái.

Hình 7.52 Liên quan ruột già

II.-CÁC CHI TIẾT RUỘT GIÀ

1.-Manh tràng

Là đoạn đầu của ruột già nằm dưới lỗ hồi tràng, trong vùng hố chậu
phải. Đầu trên của nó liên tiếp với đại tràng lên ở ngang lỗ hồi tràng. Manh
tràng có thể di động được và có thể có hai hoặc nhiều nếp phúc mạc (nếp
sau manh tràng) nối mặt sau của nó với phúc mạc thành.

2.-Ruột thừa

Là một ống nhỏ tịt đầu có hình con giun, dài khoảng 8 cm. Nó bám
vào mặt sau - trong của manh tràng, ở dưới chỗ tận cùng của hồi tràng

pg. 568
khoảng 2 - 3 cm, và được treo vào đoạn hồi tràng tận bằng mạc treo ruột
thừa; mạc treo ruột thừa chứa các mạch ruột thừa. Lòng của ruột thừa
thông với lòng manh tràng qua lỗ ruột thừa: thành của nó chứa nhiều nang
bạch huyết chùm. Điểm bám của gốc ruột thừa vào manh tràng thì cố định
(tương ứng với chỗ dải sán tự do chạy vào góc ruột thừa) nhưng vị trí của
phần ruột thừa còn lại thì biến đổi đáng kể. Nó có thể:

- Nằm sau manh tràng hay sau phần dưới đại tràng lên.

- Treo trên vành chậu hông (ruột thừa vị trí chậu hông hay đi xuống).

- Nằm dưới manh tràng.

- Nằm trước đoạn hồi tràng tận (có thế tiếp xúc với thành bụng
trước) hay sau đoạn hồi tràng tận.

Điểm chiếu của gốc ruột thừa lên thành bụng trước là điểm gặp nhau
của các phần ba ngoài và giữa của đường nối từ rôn tới gai chậu trước
trên phải (điểm McBurney). Bệnh nhân viêm ruột thừa thường có đau ở
gần điểm này.

Hình 7.53 Vị trí ruột thừa

pg. 569
3.-Đại tràng lên

Dài từ 12 đến 20 cm. Từ chỗ tiếp nối với manh tràng, nó đi lên tới
dưới mặt tạng của gan thì liên tiếp với đại tràng ngang tại góc đại tràng
phải. Đại tràng lên nằm ở bên phải khối ruột non, sau thành bụng trước
và ngăn cách với thành bụng bên bằng rãnh cạnh đại tràng phải. Nó được
phúc mạc phủ ở mặt trước và hai mặt bên, còn mặt sau thì dính vào thành
bụng sau và cực dưới thận phải.

4.-Đại tràng ngang

Với chiều dài khoảng 40 - 50 cm, đại tràng ngang đi từ góc đại tràng
phải tới góc đại tràng trái ở dưới lách theo một đường cong lồi xuống dưới.
Nó được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo đại tràng ngang. Đại tràng
ngang và mạc treo của nó nằm dưới gan, dạ dày và lách, trên khối ruột
non.

5.-Đại tràng xuống

Dài từ 25 - 30 cm. Từ góc đại tràng trái, nó đi thẳng xuống dọc theo
thành bụng trái cho tới mào chậu; từ đây. nó cong về phía đường giữa
đến bờ trong cơ thắt lưng thì liên tiếp với đại tràng sigma. Mặt sau của đại
tràng xuống không có phúc mạc phủ như mặt trước mà dính với thành
bụng sau và mặt trước thận trái.

6.-Đại tràng sigma

Đại tràng sigma là đoạn cuối của đại tràng, dài khoảng 30 cm. Nó
liên tiếp với trực tràng ở ngang mức đốt sống cùng III. Đại tràng sigma di
động vì được treo vào thành chậu hông bởi mạc treo đại tràng sigma.

7.-Trực tràng

Trực tràng dài khoảng 12 cm và phồng to thành bóng trực tràng. Từ


chỗ liên tiếp với đại tràng sigma ở ngang mức đốt sống cùng III, nó đi
xuống theo chiều cong của xương cùng và xương cụt (góc cùng - sacral

pg. 570
flexure) và khi tới trên đỉnh xương cụt khoảng 3 cm thì liên tiếp với ống
hậu môn. Ống hậu môn cùng với trực tràng tạo thành một góc mở ra sau
góc đáy chậu.

Trong lòng trực tràng, niêm mạc bị các thớ cơ vòng đội lên tạo thành
các nếp ngang trực tràng hình liềm; đó là các nếp trên, giữa và dưới. Lớp
cơ dọc của trực tràng lại phân bố đều nên không có các dải dọc trên bề
mặt như ở đại tràng và manh tràng.

Phúc mạc chỉ phủ nửa trên của mặt trước và 1/3 trên của mặt bên
trực tràng. Trực tràng liên quan sau với mặt trước các xương cùng - cụt
và các mạch thần kinh ở trước xương cùng, về phía trước, phần có phúc
mạc phủ của trực tràng liên quan với tử cung và vòm âm đạo qua túi cùng
trực tràng - tử cung (ở nữ), với bàng quang, túi tinh và bóng ống tinh qua
túi cùng trực tràng - bàng quang (ở nam). Phần trực tràng dưới phúc mạc
ở nữ ngăn cách với âm đạo bằng vách trực tràng - âm đạo; ở nam ngăn
cách với tuyến tiền liệt bằng vách trực tràng - bàng quang.

8.-Ống hậu môn

Ống hậu môn dài từ 2,5 đến 4 cm. Từ góc đáy chậu của trực tràng,
nó chạy xuống dưới, ra sau, xuyên qua hoành chậu hông và đáy chậu rồi
tận cùng ở hậu môn. Bao quanh ống hậu môn là cơ thắt hậu môn ngoài.
Niêm mạc của nửa trên ống hậu môn có các nếp dọc nhô lên gọi là cột
hậu môn, mỗi cột chứa một nhánh tận cùng của động mạch và tĩnh mạch
trực tràng trên và các bó sợi cơ dọc. Đây là nơi các tĩnh mạch trực tràng
trên của hệ thống cửa tiếp nối với các tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới.
Đường nối đầu trên của các cột hậu môn là đường hậu môn - trực tràng.
Nền của các cột hậu môn ở dưới được nối với nhau bằng các nếp hình
bán nguyệt gọi là các van hậu môn. Mỗi van cùng hai cột lân cận giới hạn
nên một xoang hậu môn. Niêm mạc của ống hậu môn là thượng mô lát
tầng liên tục vối niêm mạc trực tràng ở trên và hoà nhập với da ở dưới.

pg. 571
Hình 7.54 Ruột già

pg. 572
Hình 7.55 Manh tràng và ruột thừa

pg. 573
Hình 7.56 Manh tràng và ruột thừa (tt)

pg. 574
Hình 7.57 Ruột thừa

pg. 575
Hình 7.58 Thay đổi kết tràng sigma

pg. 576
III.-CHỨC NĂNG CỦA RUỘT GIÀ

Ruột già có chức năng khác hẳn ruột non và do nhu động không
thường xuyên nên có thể không thấy được khi soi X quang. Khi thức ăn
vào dạ dày, hoạt động ở ruột già tăng lên, phần tận cùng của hồi tràng
ngấm chất cản quang sau 8 giờ kể từ lúc uống. Hồi tràng đẩy từng đợt
vào manh tràng, mỗi đợt từ 10 - 20 giây cách nhau 3 - 15 phút. Khi thức
ăn vào, manh tràng giãn ra và sa xuống dưới, các bướu kết tràng biến
mất. Manh tràng, kết tràng lên và kết tràng ngang chứa đầy rất chậm do
quá trình hấp thụ xảy ra trong nhiều giờ. Cơ kết tràng có cử động khối thật
nhanh và mạnh, phối hợp với sự thành lập các bướu kết tràng chủ yếu ở
kết tràng ngang. Ngoài ra ở kết tràng xuống và sigma, mỗi ngày có 2 - 3
đợt cử động này đẩy khối phân vào kết tràng sigma để được dự trữ tại
đây trước khi đi đại tiện.

Thành phần phân đẩy qua từ hồi tràng còn chứa khoảng 90% nước,
phần lớn nước được hấp thụ ở manh tràng và kết tràng lên.

Chất nhầy là một chất bảo vệ quan trọng trong kết tràng được tiết ra
nhiều trong những trường hợp có thương tổn hay kích thích, hoặc ngăn
cản hấp thụ một số chất độc.

IV.-MẠCH MÁU CỦA RUỘT GIÀ

1.-Mạch máu của kết tràng phải

Động mạch mạc treo tràng trên

Nửa phải ruột già (manh tràng, ruột thừa, kết tràng lên và 1/3 phải
kết tràng ngang) được cung cấp bởi các nhánh của động mạch mạc treo
tràng trên. Các nhánh của động mạch cấp huyết cho kết tràng phải:

Động mạch hồi kết tràng cho các nhánh:

- Động mạch kết tràng lên.

- Động mạch manh tràng trước

pg. 577
- Động mạch manh tràng.

- Động mạch ruột thừa.

- Động mạch kết tràng phải.

- Động mạch kết tràng giữa.

Tĩnh mạch: Thường đi theo các động mạch và chảy vào tĩnh mạch
mạc treo tràng trên (hệ thống của).

Bạch huyết: Có bốn nhóm:

- Nhóm nằm sát thành kết tràng.

- Nhóm nằm dọc theo cung động mạch.

- Nhóm trung gian nằm dọc theo các động mạch.

- Nhóm chính nằm ở gốc các động mạch.

2. Mạch máu của kết tràng trái

Động mạch mạc treo tràng dưới

Động mạch mạc treo tràng dưới tách từ động mạch chủ bụng 5 cm
phía trên nơi phân đôi của động mạch chủ, tương ứng với phía trước đốt
sống L3.

Động mạch đi xuống dưới và sang trái, trong mạc treo kết tràng
xuống và tận cùng ở phía trước đốt sống S3, sau cực trên trực tràng và
chia làm hai nhánh cùng là động mạch trực tràng trên.

Các nhánh bên của động mạch mạc treo tràng dưới là:

- Động mạch kết tràng trái: đi lên trên và sang trái trong mạc treo kết
tràng xuống chia làm hai nhánh lên và xuống nối với động mạch kết
tràng giữa và động mạch kết tràng sigma.

- Các động mạch sigma có từ 2 - 4 động mạch nối với nhau.

pg. 578
- Động mạch trực tràng trên nối với động mạch sigma và động mạch
trực tràng giữa.

Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch không kèm theo các động mạch, mà các đám rối tĩnh
mạch trong thành ruột chảy vào tĩnh mạch sigma và tĩnh mạch kết tràng
trái. Sau đó hai tĩnh mạch này chảy vào phần trên tĩnh mạch mạc treo
tràng dưới về hệ thống cửa.

Bạch huyết: Có hai dòng bạch huyết:

- Dòng trên theo động mạch kết tràng trái đi về chuỗi hạch chính gần
gốc động mạch mạc treo tràng dưới.

- Dòng dưới theo tĩnh mạch mạc treo tràng dưới và đi về các hạch
sau tụy tạng.

Hình 7.59 Động mạch ruột già


pg. 579
Hình 7.60 Tĩnh mạch ruột già

pg. 580
Hình 7.61 Hạch bạch huyết ruột già

pg. 581
Hình 7.62 Thần kinh ruột già

pg. 582
Hình 7.63 Chi phối thần kinh ruột non và ruột già

pg. 583
GAN - ĐƯỜNG MẬT
◄ GAN ►

Gan là tạng to nhất nằm trong ổ bụng, nhưng liên quan nhiều đến
thành ngực. Gan có màu đỏ nâu, trơn láng, mật độ hơi chắc, ở người sống
cân nặng khoảng 2 - 3 kg, ngang 28 cm, bề trước sau 18 cm, cao 8 cm.
Gan nằm trên mạc treo kết tràng ngang, trong ô dưới hoành phải, lấn sang
ô thượng vị và dưới hoành trái. Bờ dưới gan nằm mấp mé bờ sườn phải
rồi băng ngang thượng vị. Gan di động theo nhịp thở. Ngoài chức năng
ngoại tiết (tiết mật), gan còn có nhiều chức năng khác như chức năng
thanh thải độc, chuyển hóa và nội tiết.

Hình 7.64 Định khu gan


pg. 584
Hình 7.65 Gan tại chỗ

I.-KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN

1.-Vị trí

Gan ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, trong ô dưới hoành phải
nhưng lấn sang ô thượng vị và ô dưới hoành trái.

Gan trông như đúc theo khuôn vòm hoành. Nếu đối chiếu lên thành
ngực thì gan lên tận khoảng gian sườn IV trên đường vú phải, bờ dưới
gan chạy dọc bờ sườn phải.

pg. 585
2.-Hình thể ngoài và liên quan

Gan có hình dạng như quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải theo
một bình diện nhìn lên trên ra trước và sang phải. Do đó gan có hai mặt
là mặt hoành lồi ở trên áp sát vào cơ hoành và mặt tạng phẳng, ở dưới
tiếp xúc với các tạng trong ổ bụng. Gan chỉ có một bờ duy nhất là bờ dưới.

2.1.-Mặt hoành

Mặt hoành được chia làm bốn phần:

- Phần trên lồi, trơn, láng, nấp dưới cơ hoành và có vết ấn tim. Qua
cơ hoành phần trên liên quan với đáy phổi phải, màng tim, màng
phổi và đáy phổi trái.

- Phần trước tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước. Cả phần
trên và phần dưới đều được chia đôi bởi dây chằng liềm. Đây là mép
phân chia ô dưới hoành phải thành hai ngăn bên phải và bên trái
của dây chằng liềm.

- Phần phải đó là phần nhìn sang phải liên tiếp với phần trên và phần
trước của mặt hoành, là vùng mà mặt hoành đối diện với các cung
sườn thứ VII đến XI bên phải. Phần phải cách các xương sườn bởi
cơ hoành, màng phổi và một bờ mỏng của đáy phổi phải.

- Phần sau là phần nhỏ nhất của mặt hoành, hình tam giác, có vùng
trần là vùng gan không có phúc mạc che phủ và thùy đuôi. Phần sau
rộng ở bên phải, hẹp ở bên trái và dính vào cơ hoành. Bên phải của
thùy đuôi có rãnh tĩnh mạch chủ, bên trái có khe dây chằng tĩnh
mạch.

Mặt hoành của gan qua cơ hoành liên quan với phổi, màng phổi,
tim, màng tim, do đó một áp xe gan khi vỡ có thể lan lên phổi.

pg. 586
2.2. Mặt tạng

Là mặt của gan nhìn xuống dưới và ra sau. Mặt tạng lõm không đều
do các vết của các tạng trong ổ bụng ấn vào. Đặc biệt có những vết ấn
sâu tạo thành hai rãnh dọc và một rãnh ngang có hình chữ H ở mặt tạng
và phần sau của mặt hoành.

- Rãnh dọc phải tạo bởi phía trước là hố túi mật, phía sau là rãnh
tĩnh mạch chủ, giữa hai rãnh có mỏm đuôi của thùy đuôi.

- Rãnh dọc trái hẹp và sâu cách rãnh dọc phải khoảng 6 cm. Phía
trước là khuyết dây chằng tròn, dây này là di tích của tĩnh mạch rốn
bị tắc lại. Ở phần sau của mặt hoành là khe dây chằng tĩnh mạch.
Dây chằng tĩnh mạch là di tích của ống tĩnh mạch nối tĩnh mạch cửa
vào tĩnh mạch chủ dưới lúc phôi thai.

- Rãnh ngang là cửa gan nằm lệch về phía sau hơn phía trước, dài
6 cm chạy từ phải sang trái. Mạch, thần kinh và ống dẫn mật chạy
từ gan ra ngoài hay từ ngoài vào gan đều qua cửa gan.

Hai rãnh dọc và một rãnh ngang tạo thành hình chữ H chia mặt tạng
và phần sau của mặt hoành ra làm bốn thùy. Thùy phải ở bên phải rãnh
dọc phải. Thùy trái ở bên trái rãnh dọc trái. Giữa hai rãnh, trước cửa gan
là thùy vuông, sau cửa gan là thùy đuôi.

Mặt tạng ở thùy phải có ba vết ấn của ba tạng là ấn kết tràng ở phía
trước, ấn thận phải ở phía sau và ấn tá tràng ở phía trong.

Mặt tạng ở thùy trái có một lõm lớn là ấn dạ dày

Mặt tạng ở thùy vuông úp lên dạ dày, môn vị và tá tràng.Thùy đuôi


ở sau cửa gan có một phần thuộc về phần sau của mặt hoành.

Thùy đuôi có hai mỏm cách nhau bởi một lõm do tĩnh mạch cửa ấn
lên, mỏm bên trái tròn là mỏm nhú, bên phải là mỏm đuôi vì có dạng một
cái đuôi nhọn nằm giữa hố túi mật và rãnh tĩnh mạch chủ (H.37.3).

pg. 587
2.3.-Bờ

Gan chỉ có một bờ là bờ dưới. Bờ này rõ và sắc tạo bởi ranh giới
giữa phần trước của mặt hoành và mặt tạng, chạy từ phải sang trái. Khi
gan lớn ta có thể sờ được bờ này ở thành bụng trước, dưới bờ sườn phải.
Bờ dưới có hai chỗ khuyết là khuyết của dây chằng tròn và khuyết của
đáy túi mật. Ở phía sau, bờ dưới không rõ.

2.4.-Liên quan của gan với phúc mạc

Gan hầu hết được phúc mạc che phủ, chỉ có một phần sau của mặt
hoành, nơi hai lá của dây chằng vành quặt ngược lên cơ hoành là không
có phúc mạc phủ gọi là vùng trần của gan hay vùng gan ngoài phúc mạc.
Ngoài ra ở hố túi mật nơi túi mật dính sát vào gan cũng không có phúc
mạc che phủ.

II.-CÁC DÂY CHẰNG VÀ PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH GAN

Gan được cố định tại chỗ bởi:

1.-Tĩnh mạch chủ dưới

Tĩnh mạch chủ dưới dính vào tổ chức gan và nối với các tĩnh mạch
gan ở trong gan.

2.-Dây chằng hoành gan

Gồm nhiều thớ sợi nối vùng trần của gan với cơ hoành.

3.-Dây chằng vành

Đi từ phần sau của mặt hoành tới cơ hoành. Dây chằng vành tạo
nên bởi sự quặt ngược ra trước và ra sau của lá phúc mạc che phủ gan
lên cơ hoành. Dây chằng vành rất rộng đi từ đầu phải đến đầu trái của
gan. Sự quặt ngược của hai lá trước và sau này làm cho gan có một vùng
trần ngoài phúc mạc, vì vậy có thể mổ áp xe gan không qua phúc mạc
(dẫn lưu áp xe gan ngoài phúc mạc) bằng cách đi qua vùng trần này và
đường mổ ở khoảng gian sườn IX, X, cách đường gai sống 11 cm. Dây
pg. 588
chằng vành dài ra hai bên để liên tiếp với các dây chằng tam giác phải, và
trái, hẹp lên trên để liên tiếp với dây chằng liễm ở trước và hẹp ra sau để
nổi với dây chằng vị gan (mạc nối nhỏ).

Hình 7.66 Thiết đồ đứng dọc qua gan

4.-Dây chằng tam giác phải và trái

Ở hai đầu phải và trái của dây chằng vành, hai lá phúc mạc tiến gần
lại và chập vào nhau ở hai đầu gan tạo nên hai nếp phúc mạc hình tam
giác, chằng hai đâu của phân sau gan vào cơ hoành tạo thành hai đây
chằng tam giác phải và trái. Mỗi dây chằng tam giác có ba cạnh: một cạnh
dính vào cơ hoành, một cạnh dính vào gan và một cạnh tự do ở phía trước
ngoài.

5.-Dây chằng liềm

Hay dây chằng treo gan là một nếp phúc mạc treo mặt hoành của
gan vào mặt dưới cơ hoành và vào thành bụng trước, kéo dài từ dây
chằng vành cho tới tận rốn.Dây chằng liềm có ba bờ: một bờ dính vào
thành bụng trước và cơ hoành đi từ rốn lên tới dây chằng vành, một bờ
đính vào mặt hoành gan và bờ tự do căng từ rốn tới bờ dưới gan. Giữa
hai lá của bờ tự do có dây chằng tròn gan.

6.-Mạc nối nhỏ

Là phúc mạc nối gan với bờ cong bé dạ dày gồm có hai phần:

pg. 589
- Dây chằng gan vị là nếp phúc mạc nối bờ cong bé dạ dày tới khe
dây chằng tĩnh mạch của gan.

- Dây chằng gan tá tràng là phúc mạc đi từ môn vị và phần trên tá


tràng tới cửa

7.-Dây chằng tròn của gan

Là thừng sợi do sự thoái hóa và bít lại của tĩnh mạch rốn, đi từ rốn
lên mặt tạng của gan tạo nên khe dây chằng tròn và tận cùng ở nhánh trái
của tĩnh mạch cửa.

8.-Dây chằng tĩnh mạch

Là do sự thoái hóa của ống tĩnh mạch. Lúc phôi thai ống tĩnh mạch
là một ống nối từ hệ thống tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch rốn đến tĩnh mạch
chủ dưới. Dây chằng tĩnh mạch tạo nên khe dây chằng tĩnh mạch đi từ
tĩnh mạch gan trái đến tĩnh mạch chủ dưới.

Gan tuy có nhiều phương tiện cố định nhưng vẫn di động theo cơ
hoành khi thở. Khi gan to, ta có thể sờ dưới hạ sườn phải thấy một khối
chắc di động theo nhịp thở. Gan có những dây chằng ngăn cách tạo nhiều
ô quanh gan: ô dưới hoành phải, ô dưới hoành trái, ô dưới gan trước mạc
nối nhỏ, ô dưới gan sau và bên trái mạc nối nhỏ. Một áp xe gan khi vỡ
không lan từ ô này sang ô khác.

pg. 590
Hình 7.67 Gan

III.-CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ TRONG

Gan được cấu tạo bởi những bao gan, mô gan, nhiều mạch máu và
đường mật trong gan.

1.-Bao gan

Gan được bao bọc bởi hai bao, đó là lớp thanh mạc ở ngoài và lớp
xơ ở trong.
pg. 591
1.1.-Lớp thanh mạc

Lớp thanh mạc là lá tạng của phúc mạc bọc bên ngoài gan sau khi
lật lên trên hay xuống dưới sẽ tạo nên các dây chằng treo gan.

1.2.-Lớp xơ

Lớp xơ là một bao xơ riêng biệt của gan ở giữa mô gan và bao thanh
mạc. Lớp xơ dính chặt vào lớp thanh mạc ở ngoài và dính sát vào tổ chức
gan. Ở cửa gan, lớp xơ đi cùng các mạch máu và ống mật vào trong gan
tạo thành bao xơ quanh mạch để bao bọc các đường mạch mật và phân
chia theo các đường này thành các nhánh con tới các khoang gian tiểu
thùy.

Trong chạm thương, gan có thể chảy máu dưới lớp xơ.

Hình 7.68 Sơ đồ bao gan

2.-Mô gan

Gan tạo nên bởi những tế bào gan, mạch máu và đường mật trong
gan. Các tế bào gan sắp xếp thành nhiều bè tạo nên tiểu thùy gan. Ở trung
tâm mỗi tiểu thùy có một tĩnh mạch nối với nhánh tĩnh mạch cửa trong
khoang gian tiểu thùy và đổ về các tĩnh mạch gan. Ba hoặc bốn tiểu thùy
quây lấy một khoang gian tiểu thùy, trong khoang có các nhánh của động
mạch gan, tĩnh mạch cửa và ống dẫn mật.
pg. 592
Hình 7.69 Cấu tạo mô gan
pg. 593
IV.-SỰ PHÂN THÙY CỦA GAN

Có hai cách chia phân thùy gan: phân thùy gan theo hình thể ngoài
và phân thùy gan theo đường mạch mật.

1.-Phân thùy gan theo hình thể ngoài

Đây là cách phân chia gan theo các nhà giải phẫu học cổ điển. Theo
cách chia này, gan có bốn thùy mà giới hạn như sau:

- Mặt hoành ta thấy được thùy phải và thùy trái ngăn cách nhau bởi
dây chằng liềm.

- Ở mặt tạng hai rãnh dọc và rãnh ngang chia gan thành 4 thùy.
Thùy phải ở bên phải rãnh dọc phải và thùy trái ở bên trái rãnh dọc
trái. Giữa hai rãnh dọc, trước rãnh ngang là thùy vuông, sau rãnh
ngang là thùy đuôi.

Như vậy: Thùy phải và thùy trái đều thấy ở cả mặt hoành và mặt
tạng. Thùy vuông chỉ thấy ở mặt tạng và thùy đuôi thì thấy ở mặt tạng và
một phần ở phần sau mặt hoành.

Hình 7.70 Phân chia gan ở mặt hoành

pg. 594
Hình 7.71 Phân chia gan ở mặt tạng

2.-Phân thùy gan theo đường mạch mật

Gần đây, các nhà giải phẫu học đặc biệt là các nhà phẫu thuật phân
chia phân thùy gan theo đường mạch mật.

Tên gọi các thùy, phân thùy và hạ phân thùy gan theo đường mạch
mật vẫn chưa thống nhất giữa các tác giả. Ở đây chúng ta mô tả sự phân
thùy gan theo Tôn Thất Tùng.

2.1.-Khe giữa gan (khe chính)

- Ở mặt hoành, khe này là đường nối từ giữa khuyết túi mật đến bờ
trái tĩnh mạch chủ dưới.

- Ở mặt tạng, khe là đường nối từ giữa hố túi mật đến bờ trái tĩnh
mạch chủ dưới.

Khe giữa gan chứa tĩnh mạch gan giữa và chia gan thành nửa gan
phải và nửa gan trái.

2.2.-Khe liên phân thùy phải (khe bên phải)

Khe này đi từ bờ phải của tĩnh mạch chủ dưới, lần theo lá trên của
dây chằng vành rồi vòng xuống song song với bờ phải gan và cách bờ
này 3 khoát ngón tay.

pg. 595
Khe bên phải chứa tĩnh mạch gan phải và chia gan phải thành hai
phân thùy: phân thùy sau và phân thùy trước.

2.3.-Khe liên phân thùy trái (khe bên trái)

- Ở mặt hoành, khe là đường bám của dây chằng liềm.

- Ở mặt tạng, khe tương ứng với rãnh dọc trái.

Khe này chứa tĩnh mạch gan trái và chia gan trái thành phân thùy
giữa và phân thùy bên.

2.4.-Khe phụ giữa thùy phải

Thường không rõ rệt, nằm ngang qua giữa gan phải và chia phân
thùy trước thành hạ phân thùy V, VIII, phân thùy sau thành hạ phân thùy
VI, VII.

2.5.-Khe phụ giữa thùy trái

- Ở mặt hoành, khe đi từ bờ trái tĩnh mạch chủ dưới đến nơi nối 1/3
sau và 2/3 trước bờ dưới gan trái.

- Ở mặt tạng, khe đi từ đầu trái cửa gan đến nơi nối 1/3 sau và 2/3
trước bờ dưới gan trái.

Khe này chia phân thùy bên thành hạ phân thùy II và III.

Tóm lại, gan được chia thành hai nửa: gan phải và gan trái. Mỗi nửa
gan lại được chia thành hai phân thùy và mỗi phân thùy lại được chia
thành hai hạ phân thùy. Tổng cộng có tám hạ phân thùy cụ thể là:

Ở gan trái có:

Phân thùy giữa ở mặt hoành có hạ phân thùy IV và ở mặt tạng có


hạ phân thùy IV và I. Hạ phân thùy I tương ứng với thùy đuôi. Phân thùy
bên gồm hạ phân thùy II và III.

pg. 596
Ở gan phải có:

Phân thùy trước với hai hạ phân thùy V và VIII. Ở người Việt Nam
hạ phân thùy VIII rất lớn nên được chia thành hạ phân thùy VIII và hạ
phân thùy VIII’.

Phân thùy sau với hai hạ phân thùy VI và VII.

Hình 7.72 Phân thùy và hạ phân thùy gan

pg. 597
IV.-MẠCH VÀ THẦN KINH

1.-Động mạch (Hình 7.23; 7.73)

Mạch máu cung cấp cho gan là động mạch gan riêng xuất phát từ
động mạch gan chung là nhánh của động mạch thân tạng.

Động mạch gan chung khi tới bờ trái của tĩnh mạch cửa thì chia làm
hai ngành là:

- Động mạch vị tá tràng.

- Động mạch gan riêng.

Động mạch gan riêng chạy ngược lên trên trước tĩnh mạch cửa, lách
giữa hai lá của mạch nối nhỏ rồi chia ở cửa gan thành hai ngành cùng:

- Ngành phải to chạy vào gan phải và chia các nhánh bên là: động
mạch túi mật, động mạch thùy đuôi, động mạch phân thùy trước,
động mạch phân thùy sau.

- Ngành trái chia các nhánh: động mạch thùy đuôi, động mạch phân
thùy giữa, động mạch phân thùy bên.

Động mạch gan riêng có một nhánh bên cho dạ dày là động mạch
vị phải. Động mạch gan riêng ở người Việt Nam có chiều dài 20 mm,
đường kính 3,3 mm, 58% động mạch gan riêng có dạng điển hình, 40,3%
động mạch túi mật xuất phát từ động mạch gan riêng. Có một trường hợp
không có động mạch gan riêng vì động mạch vị tá tràng có nguyên ủy từ
nhánh gan phải. Ngoài ra có 25,8% thùy gan trái nhận máu từ nhánh gan
phụ là nhánh của động mạch vị trái.

2.-Tĩnh mạch cửa (Hình 7.74; 8.68)

Là một tĩnh mạch chức phận đưa về gan các chất dinh dưỡng cũng
như các chất độc ở ống tiêu hóa để gan chọn lọc lưu trữ chế biến và điều
hòa.

pg. 598
Máu ở gan sẽ chảy về tĩnh mạch chủ dưới bởi các tĩnh mạch gan
(tĩnh mạch gan phải, tĩnh mạch gan giữa uà tĩnh mạch gan trái).

Tĩnh mạch cửa được hợp bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh
mạch lách. Riêng tĩnh mạch lách còn nhận thêm một nhánh lớn là tĩnh
mạch mạc treo tràng dưới.

Ngoài ra, tĩnh mạch cửa còn nhận các nhánh:

- Tĩnh mạch túi mật.

- Các tĩnh mạch cạnh rốn.

- Tĩnh mạch vị trái.

- Tĩnh mạch vị phải.

- Tĩnh mạch trước môn vị.

Tĩnh mạch cửa chạy chếch sang phải nghiêng ra trước vào mạc nối
nhỏ cùng động mạchgan riêng và ống mật chủ tạo nên cuống gan. Ở
cuống gan các thành phần liên quan từ nông đến sâu là ống mật chủ, kế
đến là động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa ở sâu nhất. Sau cuống gan
là lỗ mạc nối,

Đến cửa gan, tĩnh mạch cửa chia 2 ngành phải và trái để chạy vào
nửa gan phải và trái. Ngành trái còn nhận thêm hai tĩnh mạch:

- Tĩnh mạch rốn đã tắc thành dây chằng tròn gan.

- Ống tĩnh mạch đã tắc thành dây chằng tĩnh mạch.

Vòng nối: Tĩnh mạch cửa thông nối với hệ thống tĩnh mạch chủ bởi
các vòng nối sau.

- Vòng nối thực quản: do tĩnh mạch vị trái thuộc hệ cửa nối với tĩnh
mạch thực quản là nhánh của tĩnh mạch đơn thuộc hệ tĩnh mạch
chủ.

pg. 599
- Vòng nối trực tràng: do tĩnh mạch trực tràng trên là nhánh của tĩnh
mạch mạc treo tràng dưới thuộc hệ cửa nối với nhánh trực tràng
giữa và dưới là nhánh của tĩnh mạch chậu trong thuộc hệ chủ.

- Vòng nối quanh rốn: do tĩnh mạch dây chằng tròn thuộc hệ cửa nối
với tĩnh mạch thượng vị trên, dưới và tĩnh mạch ngực trong thuộc
hệ chủ.

- Vòng nối qua phúc mạc nối các tĩnh mạch ruột với tĩnh mạch chủ
dưới.

Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên do tĩnh mạch cửa bị tấc, các vòng
nối này có thể bị giãn và vỡ (vỡ tĩnh mạch thực quản uà tĩnh mạch trực
tràng do tăng áp lực tĩnh mạch của).

(Xem thêm bài hệ tuần hoàn - Tĩnh mạch chủ dưới)

3.-Tĩnh mạch gan (Hình 7.72)

Tĩnh mạch gan bắt nguồn ở các tĩnh mạch gian tiểu thùy gan. Có ba
tĩnh mạch lớn dẫn máu ở các thùy gan vào tĩnh mạch chủ dưới là tĩnh
mạch gan phải, tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan trái.

Ngoài ra lại còn các tĩnh mạch nhỏ chạy từ thùy đuôi vào tĩnh mạch
chủ dưới.

4.-Bạch mạch

Bạch mạch của gan đi theo ba dây chằng chính của gan (dây chằng
vành, dây chằng liềm và mạc nối nhỏ) và chảy ở trong bụng dưới cơ hoành
vào hạch ở cửa gan và ở cạnh động mạch chủ phải đổ lên lồng ngực, trên
cơ hoành vào các hạch cạnh tĩnh mạch chủ dưới và hạch sau mỏm mũi
kiếm.

5.-Thần kinh (Hình 7.75)

Thần kinh cung cấp cho gan tách từ hai nguồn:

pg. 600
- Dây thần kinh lang thang trái (X trái) qua mạc nối nhỏ vào cửa gan.

- Từ đám rối tạng vào cửa gan theo dọc động mạch gan riêng và
tĩnh mạch cửa.

Hình 7.73 Mạch máu nuôi gan và túi mật

pg. 601
Hình 7.74 Các dạng tĩnh mạch cửa

Xem thêm hình 8.68

pg. 602
Hình 7.75 Thần kinh gan và đường mật

pg. 603
◄ ĐƯỜNG DẪN MẬT NGOÀI GAN ►

Gồm ống gan, ống mật chủ, ống túi mật và túi mật. Ống gan và ống
mật chủ gọi là đường mật chính không cắt bỏ được còn ống túi mật và túi
mật là đường mật phụ có thể cắt bỏ được.

I.-ỐNG GAN

Mật tiết từ tế bào gan đổ vào các tiểu quản mật trong gan. Sau đó
mật sẽ đổ vào ống gan phải và ống gan trái ở ngoài gan.

Hai ống gan phải và trái hợp lại thành ống gan chung chạy trong
cuống gan. Ống gan chung dài 3 cm, đường kính 5 mm khi tới bờ trên tá
tràng nhận ống túi mật rồi cùng ống này đổ vào một ống chung gọi là ống
mật chủ.

II.-ỐNG MẬT CHỦ

Ống mật chủ đi từ bờ trên tá tràng nơi gặp nhau giữa ống gan chung
và ống túi mật tới sau phần trên tá tràng rồi lách sau tụy để đổ vào nhú tá
lớn ở niêm mạc phần xuống tá tràng. Ở nhú tá lớn ống mật chủ đổ vào
bóng gan tụy cùng với ống tụy chính (50% trường hợp). Nơi đây có cơ
vòng bóng gan tụy ứmn. Khi không có bóng gan tụy, ống mật chủ và ống
tụy chính có thể đổ chung vào tá tràng bằng một lỗ hay hai lỗ riêng biệt.
Ống mật chủ dài ð-6 em và đường kính trung bình 5-6 mm, nơi hẹp nhất
ở bóng gan tụy có đường kính 3 mm.

Người ta chia ống mật chủ làm bốn đoạn:

- Đoạn trên tá tràng: ống mật chủ nằm trong cuống gan, liên quan
bên trái với động mạch gan riêng và phía sau với tĩnh mạch cửa.

- Đoạn sau tá tràng: ống mật chủ đi ở sau phần trên của tá tràng.

- Đoạn sau tụy: ống mật chủ xẻ sau đầu tụy một rãnh càng xuống
dưới càng sâu. Muốn lấy sỏi mật hoặc giun trong ống mật chủ ở

pg. 604
đoạn này, phải lật khối tá tụy khỏi mạc dính ở mặt sau mới tránh
khỏi rạch vào đầu tụy.

- Đoạn trong thành tá tràng: ống mật chủ chui vào thành tá tràng ở
phần xuống nơi nối 1/8 dưới với 2/3 trên.

III.-TÚI MẬT

Túi mật có vai trò lưu trữ và cô đặc mật trước khi chảy vào tá tràng.
Túi mật nằm trong hố túi mật ở mặt tạng của gan nên phân này không
được phúc mạc che phủ. Túi mật có hình quả lê dài 8 cm, chỗ rộng nhất
3 cm và có ba phần:

- Đáy túi mật nằm trong khuyết túi mật của bờ dưới gan. Nếu chiếu
lên thành bụng thì đáy túi mật ở giao điểm giữa bờ sườn phải và bờ
ngoài cơ thẳng bụng bên phải. Khi túi mật căng to, ấn ở điểm này,
sẽ đau chói (điểm đau Murphy).

- Thân túi mật: chạy chếch ra sau lên trên và sang trái. Mặt trên thân
dính vào gan và chỉ ngăn cách nhau bởi một lớp tế bào xơ mỏng.

- Cổ túi mật: cổ túi mật phình ở giữa thành một bể con nơi sỏi hay
đọng lại. Hai đầu cổ túi mật hẹp, đầu trên gấp vào thân, đầu dưới
gấp vào ống túi mật. Cổ túi mật nằm cách xa gan và có một mạc
treo, có chứa động mạch túi mật.

IV.-ỐNG TÚI MẬT

Dưới cổ túi mật là ống túi mật dẫn mật từ túi mật xuống ống mật
chủ. Ống túi mật dài 3 cm, đường kính 3 mm, ở mặt trong ống, niêm mạc
có nếp hình xoắn ốc.

V.-MẠCH VÀ THÂN KINH ĐƯỜNG DẪN MẬT

Mạch máu (Hình 7.73): Máu cung cấp cho đường dẫn mật là các
nhánh của động mạch túi mật. Tĩnh mạch của đường dẫn mật là tĩnh mạch
túi mật dẫn máu về tĩnh mạch cửa (Hình 7.74; 8.68).

pg. 605
Bạch mạch: Bạch mạch của đường dẫn mật nằm trên đường đi của
ống mật. Có hai hạch lớn: một ở cổ túi mật và một ở ngã ba nơi ống túi
mật đổ vào ống mật chủ.

Thần kinh (Hình 7.75): Thần kinh cho đường mật cũng tách từ đám
rối gan và dây thần kinh lang thang trái như ở gan.

Hình 7.76 Túi mật và ống dẫn mật ngoài gan

pg. 606
PHÚC MẠC
Phúc mạc là lá thanh mạc lớn nhất cơ thể; nó được cấu tạo bằng
một lớp thượng mô vảy (lát) đơn (gọi là tấm thanh mạc) và một lớp mô
liên kết chống đỡ bên dưới liên kết tấm thanh mạc với thành bụng hoặc
các tạng (tấm dưới thanh mạc). Có thể chia phúc mạc thành ba phần:

- Phần lót thành của ổ bụng - chậu hông là phúc mạc thành.

- Phần bọc một số cơ quan trong ổ bụng - chậu hông và trở thành
áo ngoài (áo thanh mạc) của các cơ quan này là phúc mạc tạng.

- Phần phúc mạc nối các cơ quan với nhau và với thành ổ bụng -
chậu hông là những nếp phúc mạc có tên là các mạc nối, các mạc
treo và các dây chằng, các nếp này chứa các mạch máu, các mạch
bạch huyết và các thần kinh từ thành bụng đi tới các cơ quan.

- Khoang nằm giữa các phần nói trên của phúc mạc là ổ phúc mạc.

Theo mức độ được bọc bởi phúc mạc tạng, tạng bụng nào được
phúc mạc bọc hầu hết bề mặt là tạng trong phúc mạc; tạng nào chỉ được
phúc mạc bọc ở mặt trước (như thận, niệu quản, tụy) là tạng sau phúc
mạc; những tạng chỉ được phúc mạc bọc ở mặt trên (như bàng quang) là
tạng dưới phúc mạc; những tạng sau và dưới phúc mạc được gọi chung
là các tạng ngoài phúc mạc.

Để dễ hình dung về phúc mạc, trong số đó có lẽ hình tượng thích


hợp nhất là hình ảnh quả bóng da (Hình 7.77): vỏ da là các thành bụng,
lòng vỏ da chính là ổ bụng. Nếu ta bỏ mội số vật thể vào lòng vỏ da để đại
diện cho các tạng rồi bỏ ruột cao su vào và bơm lên thì ruột cao su chính
là phúc mạc, lòng ruột cao su là ổ phúc mạc, phần ruột cao su áp trực tiếp
vào vỏ da là lá thành phần ruột cao su bọc quanh các vật chính là lá tạng.
Ta cũng có thể hình dung mộc số khái niệm liên quan đến phúc mạc nhờ

pg. 607
hình tượng này như mạc treo, mạc nối, mạc dính, tạng trong phúc mạc,
tạng bị thành hóa...

Hình 7.77 Hình tượng về phúc mạc

I.-CÁC MẠC TREO, MẠC NỐI VÀ DÂY CHẰNG

Đây là các phần phúc mạc trung gian giữa phúc mạc thành và phúc

mạc tạng.

Mạc treo là những nếp phúc mạc kép nối một số đoạn ruột với thành
bụng sau; chúng cho phép các đoạn ruột này có thể di động và cung cấp
con đường để các mạch máu, các thần kinh và các mạch bạch huyết đi
tới các đoạn ruột.

- Mạc treo ruột non là nếp phúc mạc lớn hình quạt nối hỗng tràng và
hồi tràng với thành bụng sau: rễ bám của nó đi từ góc tá - hỗng tràng
tới góc hồi - manh tràng.

pg. 608
- Mạc treo dại tràng ngang là nếp phúc mạc nối đại tràng ngang với
thành bụng sau. Đường lật của phúc mạc từ thành bụng sau vào
mạc treo này chạy ngang qua đầu và thân tụy.

- Mạc treo dại tràng sigma là nếp phúc mạc hình chữ V ngược nối
đại tràng sigma với thành bụng. Đỉnh của chữ V nằm gần chỗ chia
đôi của động mạch chậu chung trái, với trụ trái của chữ V chạy
xuống dọc bờ trong cơ thắt lưng lớn bên trái và trụ phải chạy xuống
chậu hông để tận cùng ở ngang đốt sống cùng III.

Mạc nối là những nếp phúc mạc kép nối dạ dày và hành tá tràng
với các tạng khác quanh dạ dày. Giữa hai lá của các mạc nối cũng chứa
các mạch và thần kinh.

- Mạc nối nhỏ nối gan với bờ cong bé dạ dày và được chia thành:

+ Dây chằng gan - vị nối dạ dày với gan.

+ Dây chằng gan - tá tràng nối gan với hành tá tràng.

Bờ phải của mạc nối nhỏ là bờ tự do và là bờ trước của lỗ mạc nối.


Các thành phần của cuống gan đi trong bờ phải mạc nối nhỏ; các mạch vị
phải và trái cũng đi trong mạc nối nhỏ, gần bờ cong nhỏ dạ dày.

- Mạc nối lớn là nếp phúc mạc lớn hình chiếc tạp dề từ bờ cong lớn
của dạ dày và hành tá tràng rủ xuống. Nó chạy xuống trước đại tràng
ngang và các quai hỗng tràng và hồi tràng, rồi vòng lên trên, dính
với phúc mạc của đại tràng ngang và mạc treo đại tràng ngang trước
khi đi tới thành bụng sau. Mạc nối lớn chứa mỡ, có thể rất nhiều ở
một số người. Các mạch vị mạc nối phải và trái đi giữa hai lá của
mạc nối lớn ở ngay dưới bờ cong lớn của dạ dày. Các nếp phúc
mạc nối bờ cong lớn của dạ dày với cơ hoành (dây chằng vị -
hoành), lách (dây chằng vị - lách) cũng được coi như các phần của
mạc nối lớn.

pg. 609
Mạc nối lớn được ví như “cảnh sát” của bụng bởi vì nó có khả năng
di chuyển (thụ động) tới vùng viêm, bao bọc và cô lập vùng viêm với vùng
lành.

Hình 7.78 Phúc mạc và các nếp của nó

II.-PHÂN CHIA Ổ PHÚC MẠC

Ổ phúc mạc được chia thành túi mạc nối hay túi bé và túi lớn. Túi
mạc nối là ngách lớn nhất của ổ phúc mạc được vây quanh bởi các mạc
nối và những tạng nằm trên mạc treo đại tràng ngang; nó thông với túi lớn
(phần còn lại của ổ phúc mạc) qua lỗ mạc nối. Túi mạc nối gồm tiền đình
và túi chính. Túi lớn cũng được chia thành nhiều ngách khác.

Lỗ mạc nối là khe dọc nằm giữa bờ phải mạc nối nhỏ ở trước và
tĩnh mạch chủ dưới ở sau, giữa gan ở trên và khối tá - tụy (dính) ở dưới.

Tiền đình túi mạc nối là phần túi mạc nối được vây quanh bởi gan
ở trên, khối tá - tụy (dính) ở dưới, mạc nối nhỏ ở trước và các mạch chủ
(động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới) ở sau.

pg. 610
Phần chính của túi mạc nối nằm về phía trái của tiền đình, được vây
quanh bởi dạ dày và dây chằng vị - đại tràng ở trước; lách cùng các dây
chằng vị - lách và lách - tụy ở bên trái; và thận trái, tuyến thượng thận trái,
cơ hoành và tụy ở sau. Sàn của túi chính là mạc treo đại tràng ngang, còn
bờ trên của nó là chỗ bám của dây chằng vị - hoành vào cơ hoành.

Hình 7.78 Thiết đồ đứng dọc qua túi mạc nối

Hình 7.79 Thiết đồ ngang qua túi mạc nối

pg. 611
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Giới hạn bên của ổ miệng là:

a. Các răng cối hàm trên và dưới

b. Các răng tiền cối và cối hàm trên và dưới

c. Môi và má

d. Xương hàm dưới

e. Lợi răng

2. Tiền đình miệng:

a. Nằm giữa môi, má và cung răng lợi

b. Nằm giữa lưỡi và cung răng lợi

c. Có lỗ đổ của tuyến nước bọt mang tai

d. a và c

e. b và c

3. Nói về vị trí của tuyến nước bọt mang tai, thông tin nào sau đây SAI:

a. Nằm đè một phần lên cơ cắn

b. Nằm sau ngành hàm xương hàm dưới

c. Nằm trước bờ trước cơ ức đòn chũm

d. Nằm trong tam giác dưới hàm

e. Được phủ bởi cơ bám da cổ

4. Lỗ đổ của tuyến nước bọt mang tai vào tiền đình miệng ở:

a. Đối diện răng cối dưới thứ hai

b. Đối diện răng cối trên thứ hai

c. Đối diện răng tiền cối trên thứ hai

d. Đối diện răng tiền cối dưới thứ hai


pg. 612
e. Đối diện răng cối trên thứ ba

Dùng hình vẽ sơ đồ cấu tạo răng để trả lời 2 câu sau đây:

5. Chi tiết X trên hình vẽ là:

a. Chất xương răng

b. Men răng

c. Ngà răng

d. Cổ răng

c. Chân răng

6. Chi tiết Y trên hình vẽ là:

a. Thân răng

b. Cổ răng

c. Chân răng

d. Buồng tủy răng

c. Ống chân răng

7. Công thức răng sữa là:

a. 2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 tiền cối

b. 2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 cối

c. 2/2 cửa + 2/2 nanh + 2/2 tiền cối

d. 2/2 cửa + 2/2 nanh + 3/3 tiền cối

e. Một công thức khác

8. Công thức răng vĩnh viễn là:

a. 2/2 cửa + 2/2 nanh + 2/2 tiền cối + 2/2 cối

b. 2/2 cửa + 1/1 nanh + 3/3 tiền cối + 3/3 cối

c. 2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 tiền cối + 3/3 cối


pg. 613
d. 2/2 cửa + 1/1 nanh + 3/3 tiền cối + 2/2 cối

e. Một công thức khác

9. Thành phần nào sau đây thuộc khung lưỡi:

a. Cân lưỡi

b. Cơ ngoại lai của lưỡi

c. Niêm mạc lưỡi

d. Hãm lưỡi

e. Cơ nội tại của lưỡi

10. Cơ nào sau đây KHÔNG phải là cơ nội tại của lưỡi:

a. Cơ dọc lưỡi trên

b. Cơ dọc lưỡi dưới

c. Cơ sụn lưỡi

d. Cơ thẳng lưỡi

c. Cơ ngang lưỡi

11. Rãnh tận cùng của lưỡi nằm ở:

a. Mặt lưng lưỡi

b. Mặt dưới lưỡi

c. Rễ lưỡi

d. a và c

e. b và c

12. Nói về rễ lưỡi, điều nào sau đây KHÔNG đúng:

a. Nối với nắp thanh môn bởi 3 nếp lưỡi - nắp thanh môn

b. Cổ nhiều tổ chức bạch huyết gọi là hạnh nhân lưỡi

c. Có nhiều nhú làm nhiệm vụ vị giác


pg. 614
d. Giữa rễ lưỡi và nắp thanh môn có thung lũng lưỡi - nắp thanh
môn

e. Dính vào xương móng

13. Thực quán nằm:

a. Phía sau khí quản

b. Lệch sang bên trái khí quản

c. Sau tâm nhĩ trái

d. a và b

e. a, b và c

14. Chỗ hẹp thứ hai của thực quản nằm ở:

a. Ngang mức bờ dưới xương móng

b. Ngang mức cung động mạch chủ

c. Ngang chỗ nối với tâm vị

d. Ngang mức sụn giáp

e. Ngang mức bờ dưới sụn nhẫn

Dùng hình vẽ sơ đồ các phần của dạ dày để trả lời 2 câu sau đây:

15. Chi tiết X trên hình vẽ là:

a. Môn vị

b. Hang môn vị

c. Ống môn vị

d. Phần cuối thân vị

e. Phần cuối đáy vị

16. Chi tiết Y trên hình là:

a. Đáy vị

pg. 615
b. Thân vị

c. Tâm vị

d. Khuyết góc

e. Bờ cong lớn dạ dày

17. Cấu trúc nào sau dây KHÔNG liên quan với mặt trước dạ dày:

a. Gan

b. Cơ hoành

c. Màng phổi trái

d. Thành bụng trước

e. Kết tràng ngang

18. Mặt sau dạ dày liên quan trực tiếp với:

a. Thân và đuôi tụy

b. Thận trái

c. Thượng thận trái

d. Túi mạc nối

e. Động mạch lách

19. Động mạch nào sau đây KHÔNG góp phần cung cấp máu cho dạ dày:

a. Động mạch vị phải

b. Động mạch đáy vị

c. Động mạch lách

d. Động mạch vị - tá tràng

e. Động mạch mạc treo tràng trên

20. Hành tá tràng là:

a. Đoạn đầu của tá tràng phình to như củ hành


pg. 616
b. Đoạn di động của tá tràng

c. Thuộc phần trên của tá tràng

d. a và b

c. a, b và c

21. Phần dễ tổn thương của tá tràng khi bị chạm thương bụng là:

a. Phần trên

b. Góc tá tràng

c. Phần xuống

d. Góc tá tràng dưới

e. Phần ngang

22. Nói về vị trí của tụy, thông tin nào sau đây KHÔNG đúng:

a. Bắt đầu từ phần xuống của tá tràng

b. Thường trải dài đến tận rốn lách

c. Nằm vát ngang trước cột sống

d. Vừa nằm ở tầng trên, vừa nằm ở tầng dưới mạc treo kết tràng
ngang

e. Nằm sau động mạch mạc treo tràng trên

23. Có thể phân biệt được thân và đuôi tụy nhờ:

a. Khuyết tụy

b. Mỏm móc

c. Động mạch chủ bụng

d. Động mạch mạc treo tràng trên

e. Sự di động của đuôi tụy và sự cố định của thân tụy

pg. 617
24. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Một khối u của thân tụy có thể được phát hiện khi chụp X quang có
cản quang khung tá tràng, Vì:

B. Thân tụy liên quan trực tiếp với các đoạn xuống, ngang và lên của tá
tràng.

25. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

c. Nếu A sai, B sai

A. Khi cắt lách có thể làm tổn thương đuôi tụy. Vì:

B. Đuôi tụy nằm giữa hai lá của mạc nối tụy lách, có thể dài đến tận rốn
lách.

26. Câu trúc nào sau đây KHÔNG liên quan với mặt sau khối tá tràng -
đầu tụy:

a. Tĩnh mạch chủ dưới

b. Thận phải

c. Thận trái

d. Thượng thận phải


pg. 618
e. Cuống thận phải

27. Nói về ruột non, thông tin nào sau đây SAI:

a. Ruột non chỉ bao gồm hỗng tràng và hồi tràng

b. Ruột non bắt đầu từ lỗ môn vị đến lỗ hồi - manh tràng

c. Phần lớn ruột non di động

d. Hỗng và hồi tràng thường sắp xếp thành các quai ruột hình chữ
U

e. Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thu

28. Yếu tố nào sau đây có thể giúp ta phân biệt chính xác hỗng tràng và
hồi tràng:

a. Hỗng tràng có đường kính lớn hơn hồi tràng

b. Mạch máu hỗng tràng phong phú hơn

c. Mô bạch huyết ở hỗng tràng và hồi tràng khác nhau

d. Túi thừa hồi tràng (nếu có)

e. Hỗng tràng có nhiều van tràng hơn

29. Ruột già gồm 4 phần là:

a. Manh tràng - ruột thừa, kết tràng, trực tràng và hậu môn

b. Manh tràng, kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống

c. Kết tràng, kết tràng ngang, kết tràng xuống, kết tràng sigma

d. Manh tràng - ruột thừa, kết tràng, trực tràng, ống hậu môn

e. Manh tràng, kết tràng, trực tràng và ống hậu môn

30. Đặc điểm nào sau đây giúp phân biệt ruột già với ruột non:

a. Ruột già có các dải cơ dọc

b. Ruột già có các túi thừa mạc nối

pg. 619
c. Ruột già có khẩu kính lớn hơn ruột non

d. a và b

e. a, b và c

31. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Ruột thừa dễ bị viêm. Vì:

B. Ruột thừa thông với manh tràng qua lỗ ruột thừa.

32. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Khi bị viêm ruột thừa, bệnh nhân thường có điểm ấn đau là điểm nối
1/3 ngoài với 2/3 trong đường nối gai chậu trước trên phải với rốn. Vì:

B. Điểm nối 1/3 ngoài với 2/3 trong đường nối gai chậu trước trên phải
với rốn là hình chiếu lên thành bụng của ruột thừa.

33. Phần nào sau đây của ruột già KHÔNG được cung cấp máu bởi động
mạch mạc treo tràng trên:

a. Kết tràng xuống

pg. 620
b. Ruột thừa

c. Manh tràng

d. Kết tràng lên

c. Góc kết tràng phải

34. Câu nào sau đây SAI khi nói về động mạch mạc treo tràng dưới:

a. Cung cấp máu cho toàn bộ kết tràng ngang

b. Cung cấp máu cho góc kết tràng trái

c. Cung cấp máu cho kết tràng xuống

d. Cung cấp máu cho kếi tràng sigma

e. Cung cấp máu cho phần trên trực tràng

35. Rãnh dọc phái trên mặt tạng của gan được tạo nên bởi:

a. Hố túi mật

b. Dây chằng tĩnh mạch

c. Rãnh tĩnh mạch chủ dưới

d. a và b

e. a và c

36. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Người ta gọi mặt gan nhìn xuống dưới và ra sau là mặt tạng, vì:

pg. 621
B. Mặt này tiếp xúc với nhiều tạng trong ổ bụng và được các tạng này
hằn thành các ấn tạng.

37. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG phải là phương tiện cố định gan:

a. Các tĩnh mạch gan

b. Mạc nối nhỏ

c. Dây chằng hoành - gan

d. Dñy chằng tĩnh mạch

e. Động mạch chủ bụng

38. Dây chằng nối vùng trần của gan với cơ hoành là:

a. Dây chằng vành

b. Dây chằng tam giác phải

c. Dây chằng tam giác trái

d. Dây chằng hoành gan

e. Dây chằng liềm

39. Ống gan chung:

a. Được hợp thành bởi ống gan phải và ống gan trái

b. Chạy ra sau tá tràng rồi sau đầu tụy

c. Là thành phần lớn nhất trong ba thành phần của cuống gan

d. a và b

e. a và c

40. Trong hình tượng phúc mạc, ổ phúc mạc tương ứng với:

a. Vỏ quả bóng da

b. Lòng vỏ quả bóng da

c. Ruột cao su

pg. 622
d. Khoang trong lòng ruột cao su

e. Khoang giữa vỏ da và ruột cao su

41. Phúc mạc thành là:

a. Phần phúc mạc lót mặt trong thành bụng

b. Mạc dính

c. Mạc treo

d. a và b

e. a, b và c

42. Tạng trong phúc mạc là:

a. Tạng hoàn toàn nằm trong ổ phúc mạc

b. Tạng nằm trong ổ bụng và được che phủ phần lớn bởi phúc mạc

c. Tạng chỉ được phúc mạc che phủ mặt trước hoặc mặt trên

d. a và b

c. a, b và c

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.c 2.d 3.d 4.b 5.b. 6.d 7.b 8.c 9.a 10.c

11.a 12.c 13.e 14.b 15.c 16.a 17.e 18.d 19.e 20.e

21.e 22.e 23.e 24.e 25.a 26.c 27.a 28.d 29.d 30.d

31.b 32.a 33.a 34.a 35.e 36.a 37.c 38.d 39.a 40.d

41.a 42.b

pg. 623
CHƯƠNG VIII. HỆ TUẦN HOÀN
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Kể tên các thành phần của hệ tim mạch

2) Mô tả hình thể ngoài của tim

3) Nêu vị trí của 4 điểm mốc của hình tứ giác đối chiếu của tim lên
thành ngực

4) Nêu các đặc điểm phân biệt tâm nhĩ với tâm thất

5) Mô tả hình thể trong của hai tâm nhĩ

6) Mô tả hình thể trong của hai tâm thất

7) Mô tả các bao ngoại tâm mạc

8) Mô tả hệ thống dẫn truyền của tim

9) Mô tả nguyên ủy, đường đi và chi phối của hai động mạch vành
của tim

10) Kể tên các tĩnh mạch của tim

11) Mô tả nguyên ủy, đường đi và tận cùng của động mạch chủ

12) Kể tên các ngành bên của cung động mạch chủ

13) Mô tả nguyên ủy, đường đi, tận cùng và chi phối của động mạch
cảnh chung, động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài

14) Mô tả nguyên ủy, đường đi, các nhánh bên chính, tận cùng và
chi phối của động mạch dưới đòn

15) Mô tả hệ thống động mạch chi trên (nách, cánh tay, cẳng tay và
bàn tay)

16) Kể tên các ngành bên của động mạch chủ ngực và động mạch
chủ bụng

pg. 624
17) Mô tả nguyên ủy, đường đi và các ngành của động mạch chậu
trong

18) Mô tả nguyên ủy, đường đi của động mạch chậu ngoài

19) Mô tả hệ thống động mạch chi dưới (đùi, cẳng chân và bàn chân)

20) Mô tả hình thể ngoài của lách

21) Kể tên các tĩnh mạch lớn đổ về hệ thống tĩnh mạch chủ trên

22) Kể tên các tĩnh mạch lớn đổ về hệ thống tĩnh mạch chủ dưới

23) Mô tả hệ thống tĩnh mạch đơn

24) Mô tả hệ thống tĩnh mạch cửa

25) Mô tả hệ thống bạch mạch của cơ thể

26) Chú thích sơ đồ tĩnh mạch nông ở chi trên và chi dưới

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên tiêu bản tim thật và trên mô hình các chi tiết về hình
thể ngoài và hình thể trong của tim đã học ở phần lý thuyết

2) Nhận định được trên xác và mô hình các nhánh lớn của hệ động
mạch chủ (ở đầu - mặt - cổ, chi trên, chi dưới, lồng ngực và ổ bụng)

3) Nhận định được trên xác và mô hình các tĩnh mạch chủ trên, chủ
dưới, đơn và cửa

4) Chỉ được trên người sống chữ M tĩnh mạch ở khuỷu và hai tĩnh
mạch hiển lớn và bé của chi dưới

5) Xem và gọi tên được được các chi tiết về hình thể ngoài và hình
thể trong của tim

pg. 625
ĐẠI CƯƠNG
Hệ tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu mà chức năng chính là
vận chuyển các chất tới và rời khỏi các tế bào (nuôi dưỡng và mang sản
phẩm thải đi). Ngoài ra, hệ bạch huyết và lách về quan điểm phôi thai và
vai trò vận chuyển cũng góp phần xây dựng hệ tuần hoàn nên được được
mô tả ở chương này như một phần của hệ tuần hoàn. Quá trình lưu thông
hệ tuần hoàn như sau:

Tim đóng vai trò như một cái bơm đẩy máu vào các động mạch và
hút máu từ các tĩnh mạch. Nếu lấy điểm bắt đầu của sự tuần hoàn là tâm
thất trái của tim, thì máu (giàu oxy và chất dinh dưỡng) đi ra từ đây qua
van động mạch chủ vào động mạch chủ rồi đi đến các động mạch nhỏ dần
để đến các mô của các cơ quan để thực hiện quá trình trao đổi chất, nhờ
các mao mạch mà sản phẩm mới và cũ trong máu được trao đổi dễ dàng.
Sản phẩm đào thải (cũ) của máu sẽ tập trung vào các tiểu tĩnh mạch, sau
đó đổ về các tĩnh mạch lớn hơn, cuối cùng đổ về tâm nhĩ phải của tim
bằng hai tĩnh mạch chủ trên và dưới. Từ tâm nhĩ phải máu xuống tâm thất
phải (qua van 3 lá hay van nhĩ thất phải). Quá trình đi của máu như vừa
nói trên gọi là vòng tuần hoàn hệ thống hay tuần hoàn lớn.

Máu từ tâm thất phải chứa nhiều carbonic được đẩy ra động mạch
phổi lên phổi (qua van động mạch phổi), trao đổi khí tại phổi trở thành máu
nhiều oxy và dẫn về tâm nhĩ trái, bằng các tĩnh mạch phổi, từ tâm nhĩ trái
máu chảy xuống tâm thất trái (qua van 2 lá hay van nhĩ thất trái) và vòng
tuần hoàn tiếp tục. Máu từ tim lên phổi rồi trở về tim gọi là tuần hoàn phổi
hay tuần hoàn nhỏ.

pg. 626
Hình 8.1 Sơ đồ hệ tuần hoàn

pg. 627
TIM VÀ TRUNG THẤT
◄ TIM ►

Tim là một khối cơ đặc biệt, rỗng ở trong vì có bốn buồng. Tim nằm
trong trung thất, giữa hai phổi, trên cơ hoành và sau xương ức, hơi lệch
sang trái. Tim có tác dụng như một máy bơm vừa hút vừa đẩy máu.

Hình 8.2 Tim tại chỗ

pg. 628
I.-VỊ TRÍ, HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN

Tim là một cơ rỗng có hình nón, nặng khoảng 250 gram ở nữ và 300
gram ở nam. Tim nằm ngay trên cơ hoành, giữa hai phổi. Khoảng 2/3 tim
nằm về bên trái đường giữa. Nếu hình dung tim như một hình nón thì nó
gồm một đáy, một đỉnh và các mặt nằm giữa đáy và đỉnh: mặt trước, mặt
dưới và các mặt hướng về phía hai phổi phải và trái.

- Đỉnh tim hướng ra trước, xuống dưới và sang trái, nằm ngay sau
thành ngực trái, nó ở ngang mức khoang gian sườn V và cách
đường giữa khoảng 9 cm.

- Đáy tim hướng ra sau, lên trên và sang phải gồm hai phần: phần
hướng sang phải (thuộc tâm nhĩ phải) liên quan với phổi phải, phần
hướng ra sau (thuộc tâm nhĩ trái) liên quan với thực quản và động
mạch chủ xuống: sau thực quản và động mạch chủ là cột sống.

- Mặt trước (mặt ức sườn) ở ngay sau xương ức và các sụn sườn,
chủ yếu do tâm thất phải tạo nên.

- Mặt dưới (mặt hoành) nằm trên gân trung tâm của cơ hoành.

- Mặt phổi phải và mặt phổi trái là các mặt tim tiếp xúc với mặt
trung thất của hai phổi: mặt phổi phải do tâm nhĩ phải tạo nên, mặt
phổi trái do tâm thất trái tạo nên.

Trên bề mặt tim ta nhận thấy các mạch máu nuôi tim đi trong các
rãnh ngăn cách các buồng tim. Các rãnh phân cách các buồng tim gồm
rãnh vành ngăn cách các tâm nhĩ với các tâm thất, rãnh gian thất trước
(trên mặt trước) và rãnh gian thất sau (trên mặt dưới) ngăn cách các tâm
thất. Các mạch máu lớn đi vào và đi ra khỏi tim bao gồm: các tĩnh mạch
chủ trên và dưới đổ về tâm nhĩ phải, bốn tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ
trái, động mạch chủ từ tâm thất trái đi ra và động mạch phổi từ tâm thất
phải đi ra.

pg. 629
Hình 8.3 Tim (nhìn trước)

pg. 630
Hình 8.4 Mặt đáy và mặt hoành của tim

II.-HÌNH THỂ TRONG CỦA TIM

Tim được ngăn thành bốn buồng. Hai buồng ở trên là các tâm nhĩ
phải và trái, hai buồng ở dưới là các tâm thất phải và trái. Các tâm nhĩ
được ngăn cách với nhau bởi vách gian nhĩ. Vách gian thất gồm phần
màng mỏng và phần cơ dày, ngăn cách hai tâm thất. Các tâm nhĩ và tâm

pg. 631
thất cùng bên thông với nhau qua các lỗ nhĩ thất. Lỗ nhĩ - thất phải được
đậy bằng van nhĩ - thất phải gồm ba lá van. Van này chỉ cho phép máu
chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Lỗ nhĩ - thất trái được đậy bằng
van nhĩ - thất trái gồm hai lá van. Van này ngăn không cho máu từ tâm
thất trái chảy ngược lên tâm nhĩ trái.

Trên thành mỗi tâm nhĩ có lỗ đổ vào của các tĩnh mạch. Ở thành
tâm nhĩ phải có lỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và
xoang tĩnh mạch vành, ở thành tâm nhĩ trái có lỗ đổ của bốn tĩnh mạch
phổi. Mỗi tâm nhĩ có một phần phình rộng gọi là tiểu nhĩ.

Mỗi tâm thất có một lỗ thông ra một động mạch lớn. Tâm thất phải
có lỗ thông ra thân động mạch phổi, tâm thất trái có lỗ thông ra động mạch
chủ. Những van đậy hai lỗ này lần lượt có tên là van động mạch phổi và
van động mạch chủ. Mỗi van này đều có ba lá (hay van nhỏ) hình bán
nguyệt mà mặt lõm hướng về động mạch để ngăn không cho máu từ động
mạch chảy về tim trong lúc tim giãn (tâm trương). Vì phải tống máu vào
các động mạch có áp lực cao, thành các tâm thất dày hơn thành các tâm
nhĩ nhiều. Trên thành mỗi tâm thất còn có những mỏm lồi gọi là các cơ
nhú. Có những thừng gân đi từ mặt dưới các lá van của van nhĩ - thất tới
các cơ nhú. Chúng có tác dụng giữ cho các van không bị tụt lên tâm nhĩ
khi tâm thất bóp.

pg. 632
Hình 8.5 Thiết đồ qua tim thể hiện các buồng tim

pg. 633
Hình 8.6 Tâm nhĩ và tâm thất phải

pg. 634
Hình 8.7 Tâm nhĩ và tâm thất trái

pg. 635
Hình 8.8 Các van tim

pg. 636
Hình 8.9 Các van tim (tiếp theo)

Hình 8.10 Vùng nghe tim

pg. 637
III.-CẤU TẠO TIM

Tim được cấu tạo bởi ba lớp mô: ngoại tâm mạc, cơ tim và nội tâm
mạc.

1.-Ngoại tâm mạc

Ngoại tâm mạc bao gồm ngoại tâm mạc sợi ở ngoài và ngoại tâm
mạc thanh mạc ở trong.

- Ngoại tâm mạc sợi: là một bao xơ dai và chun giãn. Nó giống như
là một cái túi mà miệng túi ở phía trên liên tiếp với áo ngoài của các
mạch máu đi vào và ra khỏi tim. Ngoại tâm mạc sợi ngăn cản sự
giãn to quá mức của tim, bảo vệ và giữ cho tim nằm đúng vị trí của
nó trong trung thất.

- Ngoại tâm mạc thanh mạc: là một màng thanh mạc gồm hai lá liên
tiếp nhau: lá ngoài là lá thành dính vào mặt trong ngoại tâm mạc sợi,
lá trong là lá tạng dính chặt vào cơ tim. Khoang giữa hai lá gọi là ổ
ngoại tâm mạc. Bình thường lá thành áp sát vào lá tạng và chỉ có
một lớp thanh dịch mỏng ở giữa chúng. Như vậy, ổ ngoại tâm mạc
chỉ là một khoang tiềm tàng. Dịch trong ổ ngoại tâm mạc giúp cho
hai lá trượt lên nhau dễ dàng khi tim đập.

2.-Nội tâm mạc

Nội tâm mạc là một lớp tế bào nội mô mỏng, nhẵn, bóng lót các
buồng tim và che phủ các lá van tim. Nó liên tiếp với nội mạc của các
mạch máu lớn thông với tim. Khi nó bị viêm, có thể gây nên chứng hẹp,
hở các van tim và tạo nên các cục huyết khối có thể gây tắc mạch.

3.-Cơ tim

Cơ tim tạo nên hầu hết độ dày của tim và đảm nhận chức năng co
bóp của tim. Mặc dù nó có những vân ngang giống như cơ vân, cơ tim là
cơ hoạt động không theo ý muốn giống như cơ trơn. Mỗi sợi cơ (tế bào)

pg. 638
có một nhân và một hoặc nhiều nhánh. Các đầu và nhánh của mỗi tế bào
nằm sát và liên kết với các đầu và nhánh của những tế bào lân cận bằng
những “khớp”. Khi nhìn dưới kính hiển vi, những “khớp” hay đĩa xen giữa
này trông giống như những đường dày hơn, tối hơn so với các vân ngang
thông thường. Sự sắp xếp này làm cho cơ tim có hình dạng như là một
phiến cơ hơn là một tập hợp các sợi cơ riêng lẻ. Vì đầu các sợi cơ liên
tiếp với nhau, mỗi sợi cơ không cần có sự phân phối thần kinh riêng. Khi
một xung động co thắt được khởi phát, nó sẽ lan tỏa từ tế bào này sang
tế bào khác trên toàn bộ “phiến cơ”.

Cơ tim dày nhất ở đỉnh và mỏng dần về phía nền. Những sợi cơ
hình cung của các tâm nhĩ và các tâm thất bám vào những vòng mô xơ
vây quanh các lỗ nhĩ - thất và các lỗ động mạch. Các vòng xơ này cũng
ngăn các cơ của tâm nhĩ với cơ của tâm thất. Vì vậy, khi một sóng co thắt
truyền qua cơ tâm nhĩ, nó chỉ có thể lan tới các tâm thất qua hệ thống dẫn
truyền.

Hình 8.11 Cơ tim

pg. 639
Hình 8.12 Màng ngoài tim

pg. 640
IV.-HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN CỦA TIM

Tim có một hệ thống nội tại mà nhờ đó cơ tim được kích thích để co
mà không cần sự chi phối thần kinh từ não. Tuy nhiên, hệ thống nội tại đó
có thể được kích thích hoặc bị kìm hãm bởi các xung động thần kinh khởi
phát từ não và bởi một vài hormon.

Có khoảng 1% các sợi cơ tim đã được biệt hoá thành những tế bào
tự phát nhịp trong lúc phát triển phôi. Chúng được tổ chức thành một hệ
thống khởi phát và dẫn các xung động co thắt trên cơ tim. Hệ thống dẫn
truyền này đảm bảo cho các buồng tim co bóp một cách có phối hợp để
đạt được hiệu quả bơm máu cao nhất. Các phần hợp nên hệ thống dẫn
truyền bao gồm các nút và bó.

1.-Nút xoang - nhĩ

Đây là một khối nhỏ các tế bào tự phát nhịp nằm trong thành tâm
nhĩ phải, ở ngay dưới lỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên. Nút xoang - nhĩ
được gọi là nút tạo nhịp vì nó khởi phát các xung động có tốc độ nhanh
hơn so với các tế bào tự phát nhịp khác (90 - 100 lần/phút).

2.-Nút nhĩ - thất

Nút nhĩ - thất nằm trong vách gian nhĩ, ngay trước lỗ xoang vành.
Bình thường, nút nhĩ - thất được kích thích bởi xung động co thắt lan tỏa
dọc các sợi cơ tâm nhĩ. Tuy nhiên, chính nút nhĩ - thất cũng có khả năng
tự khởi phát các xung động co thắt, nhưng ở tốc độ chậm hơn so với nút
xoang - nhĩ.

3.-Bó nhĩ - thất

Bó này là một khối tế bào tự phát nhịp liên tiếp với nút nhĩ - thất. Nó
xuyên qua khối vòng sợi ngăn cách các tâm nhĩ và các tâm thất để đi từ
tâm nhĩ xuống tâm thất. Tại bờ trên của phần cơ vách gian thất, nó chia
thành trụ phải và trụ trái. Các trụ này tiếp tục đi xuống về phía đỉnh tim

pg. 641
trên hai mặt của vách gian thất và chia thành các nhánh dưới nội tâm mạc.
Các nhánh này dẫn truyền xung động trước hết tới đỉnh của các tâm thất
rồi xung động lan ngược từ đỉnh tâm thất lên trên tới phần còn lại của tâm
thất. Do khối vòng xơ ngăn cách cơ tâm nhĩ và cơ tâm thất đóng vai trò
như một tấm cách điện, nút nhĩ - thất là phương tiện duy nhất dẫn truyền
xung động (mà bản chất là điện thế hoạt động) từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Hình 8.13 Hệ thống dẫn truyền của tim


pg. 642
V.-MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA TIM

1.-Động mạch

Tim được cấp máu bởi các động mạch vành phải và trái. Đây là
những nhánh đầu tiên tách ra từ động mạch chủ lên ở ngay sau van động
mạch chủ. Động mạch vành trái đi một đoạn ngắn giữa tiểu nhĩ trái và
thân động mạch phổi rồi chia thành nhánh gian thất trước và nhánh mũ.
Nhánh gian thất trước đi trong rãnh gian thất trước và phân nhánh vào
thành của cả hai tâm thất. Nhánh mũ đi sang trái trong rãnh vành và cấp
máu cho tâm nhĩ và tâm thất trái.

Động mạch vành phải đi trong nửa phải của rãnh vành rồi tận cùng
bằng nhánh gian thất sau đi trong rãnh gian thất sau. Trước khi tận cùng
nó tách ra các nhánh cấp máu cho tâm nhĩ và tâm thất phải. Nhánh gian
thất sau cấp máu cho mặt sau của hai tâm thất. Khi bị xơ vữa động mạch
vành có thể gây thiếu máu cơ tim và nặng hơn là nhồi máu cơ tim.

2.-Tĩnh mạch

Gồm nhiều tĩnh mạch như: tĩnh mạch tim lớn, tim giữa, tim nhỏ, tim
trước, tim chếch... phần lớn các tĩnh mạch này đổ tập trung về xoang tĩnh
mạch vành (trong rãnh vành của mặt hoành) rồi cuối cùng đổ vào tâm nhĩ
phải. Các tĩnh mạch tim thường không đi kèm động mạch.

3.-Thần kinh tim

Thêm vào sự kích thích nội tại của cơ tim được mô tả như trên, tim
còn chịu sự tác động của các thần kinh xuất phát từ trung tâm tim mạch
ở hành não. Xung động điều hoà từ trung tâm này đi tới tim qua các thần
kinh giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh tự chủ.

- Các thần kinh lang thang (đối giao cảm) làm giảm nhịp và lực bóp
của tim.

pg. 643
- Các thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim và lực bóp của tim.
Adrenalin, một hormon do tuỷ thượng thận tiết ra, có tác dụng giống
như kích thích giao cảm.

Tốc độ mà ở đó tim đập là kết quả của sự cân bằng tạo được giữa
các tác động giao cảm và đối giao cảm. Hoạt động của tim thường giảm
khi nghỉ và tăng khi gắng sức hay bị kích động, và trong lúc thể tích máu
bị giảm.

Hình 8.14 Mạch máu của tim

pg. 644
Hình 8.15 Thần kinh của tim

pg. 645
Hình 8.16 Sơ đồ thần kinh của tim

pg. 646
◄ TRUNG THẤT ►

Trung thất là một phần quan trọng của lồng ngực, chứa hầu hết các
bộ phận của lồng ngực trừ hai phổi. Trung thất là khoang giải phẫu hình
thang với 6 mặt, được xác định bởi: phía trên là nền cổ, phía dưới là cơ
hoành, phía trước là các sụn sườn và mặt sau xương ức, phía sau là mặt
trước cột sống ngực, hai bên là 2 lá thành màng phổi.

Hình 8.17 Giới hạn trung thất

Để dễ mô tả, người ta chia trung thất ra làm nhiều khu. Có nhiều


quan điểm phân chia trung thất khác nhau, trong đó ba cách phân chia
phổ biến là:

I.-PHÂN CHIA TRUNG THẤT THEO QUAN NIỆM CỔ ĐIỂN

Giả sử có một mặt phẳng đứng ngang đi qua khí quản và hai phế
quản là ranh giới chia trung thất ra làm hai phần là trung thất trước và
trung thất sau.

pg. 647
Hình 8.18 Trung thất theo quan niệm cổ điển

II.-PHÂN CHIA TRUNG THẤT THEO QUAN ĐIỂM GIẢI PHẪU

Hình 8.19 Trung thất theo quan điểm giải phẫu

Trung thất được chia thành bốn phần là trung thất trước, trung thất
trên, trung thất giữa và trung thất sau. Trong đó:

- Trung thất trên: nằm trên mặt phẳng đi ngay trên khoang ngoài tim,
ngang mức ở phía sau với khe đốt sống cổ 4 và 5 và phía trước với
khe cán và thân xương ức (góc ức).

pg. 648
- Trung thất trước: là một khoang rất hẹp nằm ngay trước màng tim
và sau xương ức.

- Trung thất giữa: là nơi chứa tim và màng ngoài tim.

- Trung thất sau: nằm sau tim và màng ngoài tim và trước thân các
đốt sống ngực.

III.-PHÂN CHIA TRUNG THẤT THEO QUAN ĐIỂM NGOẠI KHOA

Hình 8.20 Trung thất theo quan điểm ngoại khoa

Theo Thomas W.Shields (Mỹ - 1972), trung thất được chia thành 3
khoang là trung thất trước, trung thất giữa và trung thất sau:

- Trung thất trước: phía trước được giới hạn bởi xương ức, phía sau
bởi các mạch máu lớn và màng ngoài tim.

- Trung thất giữa: còn được gọi là khoang tạng, nằm giữa trung thất
trước và trung thất sau. Trung thất giữa chứa các thành phần chính
trong lồng ngực.

pg. 649
- Trung thất sau: còn được gọi là khoang cạnh sống, là một ống dài
và hẹp chứa nhiều thành phần nối liền 3 phần cổ, ngực và bụng như
hệ tĩnh mạch đơn, ống ngực, dây thần kinh X.

IV.-CÁC THÀNH PHẦN TRONG TRUNG THẤT

Theo quan điểm giải phẫu, các thành phần chính trong khoang trung
thất gồm:

- Trung thất trên gồm có các bộ phận là khí quản, tuyến ức, các tĩnh
mạch tay đầu, tuyến ức, cung động mạch chủ, thực quản, ống ngực.

- Trung thất giữa gồm có tim, động mạch chủ lên, thân động mạch
phổi, các tĩnh mạch phổi, các thần kinh hoành.

- Trung thất sau gồm thực quản và các thần kinh X, động mạch chủ
xuống, ống ngực, các thần kinh giao cảm.

- Trung thất trước gồm các mạch máu nhỏ, mô mỡ và mô liên kết,
ở trẻ em trung thất trước còn có tuyến ức.

Theo quan điểm ngoại khoa, các thành phần chính trong khoang
trung thất gồm:

- Trung thất trước gồm bó mạch ngực trong, tuyến ức hoặc di tích
tuyến ức, cách hạch bạch huyết quanh bó mạch ngực trong, các
hạch bạch huyết phía trước các mạch máu lớn, tổ chức mỡ và mô
liên kết.

- Trung thất giữa gồm tim, màng ngoài tim, các mạch máu lớn, khí
quản, thực quản, các tĩnh mạch phổi phải và trái, thần kinh hoành,
ống ngực, quai tĩnh mạch đơn, các hạch bạch huyết dưới ngã ba
khí phế quản, các hạch bạch huyết của màng tim và màng phổi, tổ
chức mỡ và mô liên kết.

pg. 650
- Trung thất sau hay còn gọi là khoang cạnh cột sống gồm có chuỗi
hạch giao cảm, bó mạch thần kinh gian sườn, các hạch bạch huyết
cạnh thực quản, các hạch bạch huyết của bó mạch gian sườn.

Hình 8.21 Thiết đồ ngang qua trung thất

pg. 651
Hình 8.22 Trung thất nhìn bên trái

pg. 652
Hình 8.23 Trung thất nhìn bên phải

pg. 653
HỆ THỐNG MẠCH MÁU
Hệ thống động mạch chủ và các tĩnh mạch chủ khép kín với tim
thành vòng tuần hoàn lớn. Tương tự, hệ thống động mạch và tĩnh mạch
phổi tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ (mô tả trong chương hô hấp).

I.-ĐẠI CƯƠNG VỀ MẠCH MÁU

1.-Các loại mạch máu

Có ba loại mạch máu chính:

- Các động mạch: các mạch máu vận chuyển máu từ tim đi ở áp lực
tương đối cao.

- Các tĩnh mạch: các mạch máu đưa máu về tim ở áp lực tương đối
thấp.

- Các mao mạch: các mạch nối tiếp các động mạch và các tĩnh mạch.

2.-Cấu tạo chung của thành mạch máu

Trừ mao mạch, thành của tất cả các loại mạch máu được cấu tạo
bằng các thành phần cấu trúc cơ bản nhưng tỷ lệ các thành phần biến đổi
theo chức năng của mỗi loại mạch. Từ lòng mạch trở ra, thành mạch gồm
ba lớp áo: áo trong, áo giữa và áo ngoài.

- Áo ngoài: được cấu tạo chủ yếu bằng collagen. Áo ngoài thường
là lớp nổi bật nhất của thành các tĩnh mạch. Trong áo ngoài của
những mạch máu lớn (thành dày) có những mạch máu nhỏ gọi là
mạch của mạch, chúng tách ra những nhánh xuyên vào lớp áo giữa
để cấp máu cho lớp này. Áo ngoài cũng chứa các sợi thần kinh tự
chủ chi phối cho cơ trơn của lớp áo giữa.

- Áo giữa: là lớp giữa của thành mạch máu và được cấu tạo chủ yếu
bằng cơ trơn và mô chun; mô chun tổ chức thành những lá chun.
Áo giữa đặc biệt rõ rệt ớ các động mạch, ít rõ rệt hơn ở các tĩnh

pg. 654
mạch và hầu như không tồn tại ở những mạch rất nhỏ. Những động
mạch ở gần tim có mô chun rất phát triển (để chịu được áp xuất tâm
thu) nên được gọi là các động mạch đàn hồi. Ở các động mạch cơ
và các tiểu động mạch, mô chun chỉ rõ rệt ở ngay dưới lớp áo trong
và được gọi là lá chun trong.

- Áo trong: được cấu tạo bằng một lớp tế bào thượng mô dẹt gọi là
nội mô. Lớp này nằm trên một màng đáy.

Hình 8.24 Cấu tạo mạch máu


3.-Đặc điểm cấu tạo của mỗi loại mạch máu

Động mạch

Thành các động mạch của tuần hoàn hệ thống được cấu tạo phù
hợp để chịu được áp lực cao. Các động mạch lớn (như động mạch chủ
và các nhánh của nó như các động mạch cảnh, dưới đòn và thận) phải
chịu áp lực tâm thu cao; chúng có khả năng đàn hồi: nhờ thành phần mô
chun cao, chúng giãn ra dưới sóng áp lực tâm thu và co lại ở thời kỳ tâm
trương đế đẩy máu tiến lên. Chúng được gọi là các động mạch đàn hồi.
Rời xa khỏi tim, các động mạch đàn hồi chia thành các nhánh nhỏ dần với
tỷ lệ cơ trơn trên thành mạch cũng tăng dần trong khi lượng mô chun giảm
dần; những mạch này được gọi là các động mạch cơ. Động mạch cơ có
khả năng co thắt cao; mức độ co hay giãn của chúng được kiểm soát bởi

pg. 655
thần kinh tự chủ. Các tiểu động mạch là những nhánh nhỏ nhất của cây
phân nhánh động mạch, có đường kính dưới 0.5 mm (từ 0,03 mm tới 0,4
mm). Áo giữa của tiểu động mạch gồm một hoặc hai lớp tế bào cơ trơn
được ngăn cách với lớp áo trong bằng một lá chun trong. Với các tiểu
động mạch nhỏ hơn thì lá chun trong không còn và lớp cơ cũng mất tính
liên tục.

Tĩnh mạch

Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò như hệ thống thu thập, đưa máu từ
mạng lưới mao mạch về tim. Các mao mạch hợp lại để tạo nên các tiểu
tĩnh mạch. Các tiểu tĩnh mạch kết hợp lại để tạo nên các tĩnh mạch lớn
hơn nhưng với số lượng nhỏ hơn. Cuối cùng, các tĩnh mạch hợp thành
các tĩnh mạch chủ. Thành của tĩnh mạch có ba lớp như thành động mạch
nhưng các thành phần cơ trơn và sợi chun thì ít hơn; nói chung là thành
tĩnh mạch mỏng hơn và dễ phình giãn hơn thành động mạch. Các tĩnh
mạch có đường kính lớn hơn và như vậy có sức kháng cản thấp hơn với
dòng máu. Một số tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch ở chi trên và chi
dưới, có những nếp nội mô hướng vào lòng mạch có chức năng như
những van chỉ cho phép máu chảy theo một chiều về phía tim.

Các mao mạch

Các mao mạch là những mạch nhỏ nhất của hệ tuần hoàn máu, có
thành mỏng nhất trong số tất cả các mạch máu và là nơi trao đổi các chất
khí giữa máu và mô. Các dịch thể cùng với các phân tử hoà tan đi qua
thành mao mạch theo cả hai chiều. Thành của mao mạch được cấu tạo
bằng một lớp tế bào nội mô nằm trên một màng đáy. Những mao mạch
có đường kính lớn được gọi là các mao mạch dạng xoang.

Các mạch tiếp nối

Hầu hết các vùng cơ thể nhận được sự cấp máu đến từ một động
mạch. Nhánh mạch liên kết các nhánh của hai hay nhiều động mạch cấp

pg. 656
máu cho cùng một vùng cơ thể được gọi là mạch nối. Những mạch nối
giữa các động mạch đem lại các con đường thay thế để máu đi tới một
mô hay cơ quan. Nếu dòng máu trong một động mạch bị ngừng chảy khi
cử động bình thường của cơ thể ép vào mạch đó hoặc nếu mạch đó bị
tắc hay đứt, tuần hoàn tới phần cơ thể do mạch này nuôi dưỡng có thể
vẫn được duy trì nhờ các mạch nối. Sự tuần hoàn máu qua một nhánh
mạch nối để thay thế cho một con đường dẫn máu bình thường được gọi
là tuần hoàn bên. Các mạch tiếp nối cũng có thể xảy ra giữa các tĩnh
mạch. Những động mạch không tiếp nối với các động mạch khác được
gọi là các động mạch tận. Khi động mạch tận bị tắc, vùng mô do nó cấp
máu sẽ chết vì không có sự cấp máu thay thế.

Hình 8.25 Đặc điểm mạch máu

II.-HỆ THỐNG ĐỘNG MẠCH

1.-Động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất cơ thể, nó xuất phát từ tâm
thất trái và mang máu gắn oxy tới mọi phần cơ thể ở tuần hoàn hệ thống.
Động mạch chủ thường được chia thành:

- Động mạch chủ lên là đoạn đầu, nằm giữa tim và cung động mạch
chủ.

pg. 657
- Cung động mạch chủ hình chữ U lộn ngược nằm trước và bên trái
khí quản.

- Động mạch chủ xuống là đoạn từ cung động mạch chủ tới nơi mà
động mạch chủ chia thành các động mạch chậu chung.

+ Động mạch chủ ngực là phần động mạch chủ xuống nằm trên
cơ hoành.

+ Động mạch chủ bụng là phần động mạch chủ xuống nằm dưới
cơ hoành.

2.-Động mạch chủ lên

Cho ra các động mạch vành cấp máu cho tim (Hình 8.14).

3.-Cung động mạch chủ và các nhánh

Hình 8.26 Sơ đồ mạch máu


pg. 658
Cung động mạch chủ tách ra ba nhánh từ mặt trên của nó: thân cánh
tay - đầu, động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái. Thân
cánh tay - đầu đi lên một đoạn ngắn thì chia ra thành động mạch cảnh
chung phải và động mạch dưới đòn phải. Các động mạch cảnh chung và
dưới đòn có cách phân nhánh giống nhau ở hai bên: động mạch cảnh
chung cấp máu cho đầu và cổ, động mạch dưới đòn cấp máu chủ yếu cho
chi trên.

3.1.-Động mạch dưới đòn và các động mạch chi trên

Động mạch dưới đòn trái tách ra trực tiếp từ cung động mạch chủ,
động mạch dưới đòn phải tách ra từ thân cánh tay đầu. Từ nguyên ủy (ở
sau khớp ức đòn phải), động mạch dưới đòn phải đi sang bên ở giữa các
cơ bậc thang giữa và trước. Khi động mạch dưới đòn đi tới bờ ngoài
xương sườn thứ nhất, nó trở thành động mạch nách. Động mạch dưới
đòn trái đi ở cổ giống như bên phải nhưng nó dài hơn vì có một đoạn đi
lên ở trong ngực. Động mạch dưới đòn tách ra năm nhánh:

- Động mạch đốt sống chạy lên qua lỗ mỏm ngang của các đốt sống
cổ rồi chui qua lỗ lớn xương chẩm vào hộp sọ, nó cấp máu cho não
và tuỷ sống.

- Động mạch ngực trong cấp máu cho thành ngực và thành bụng.

- Thân giáp cổ chia thành động mạch giáp dưới, động mạch trên vai
và động mạch ngang cổ.

- Thân sườn cổ chia thành động mạch cổ sâu và động mạch gian
sườn trên cùng.

- Động mạch lưng vai chạy xuống dọc bờ trong xương vai.

Động mạch nách là một mạch máu lớn đưa máu tới nách và chi
trên. Nó chạy tiếp theo động mạch dưới đòn từ bờ ngoài xương sườn thứ

pg. 659
nhất và đi xuống qua nách ở sau cơ ngực bé. Khi tới bờ dưới cơ tròn lớn,
nó đổi tên thành động mạch cánh tay. Động mạch nách tách ra sáu nhánh:

- Động mạch ngực trên.

- Động mạch ngực cùng vai.

- Động mạch ngực ngoài.

- Động mạch dưái vai.

- Các động mạch mũ cánh tay trước và sau.

Động mạch cánh tay là sự tiếp tục của động mạch nách. Nó đi
xuống qua cánh tay và khi tới hố khuỷu thì tận cùng bằng cách chia thành
động mạch quay và động mạch trụ. Mạch đập của động mạch cánh tay có
thể sờ thấy được ở khuỷu và thường được dùng để đo huyết áp. Động
mạch cánh tay tách ra ba nhánh:

- Động mạch cánh tay sâu, nhánh cấp máu chính cho vùng cánh tay
sau.

- Động mạch bên trụ trên.

- Động mạch bên trụ dưới.

Động mạch quay từ chỗ chẽ đôi của động mạch cánh tay ở hố
khuỷu, động mạch quay đi xuống ở phần trước ngoài của cẳng tay, tại
ranh giới giữa các ngăn cơ trước và sau. Tiếp đó nó vòng ra ngoài ở cổ
tay, đi qua hõm lào giải phẫu rồi qua khe giữa hai đầu cơ gian cốt mu tay
thứ nhất vào gan tay và trở thành cung gan tay sâu. Có thể sờ thấy mạch
đập của động mạch quay ở ngay trên cổ tay và ở hõm lào giải phẫu. Trước
khi trở thành cung gan tay sâu, động mạch quay tách ra:

- Động mạch quặt ngược quay.

- Nhánh gan cổ tay.

- Nhánh gan tay nông.

pg. 660
- Nhánh mu cổ tay.

- Động mạch mu đốt bàn tay thứ nhất.

- Động mạch chính ngón cái.

- Động mạch quay ngón trỏ.

Động mạch trụ đi xuống ở phần trước trong cẳng tay rồi qua mặt
trước cổ tay và trở thành cung gan tay nông ở gan tay. Các nhánh của
động mạch trụ bao gồm:

- Động mạch quặt ngược trụ.

- Động mạch gian cốt chung.

- Nhánh gan cổ tay.

- Nhánh mu cổ tay.

- Nhánh gan tay sâu.

Cung gan tay nông được hình thành chủ yếu bởi động mạch trụ
cùng với sự tham gia của một nhánh gan tay nông từ động mạch quay.
Cung này tách ra các động mạch gan ngón tay chung. Mỗi động mạch này
lại tách ra thành hai động mạch gan ngón tay riêng đi vào các ngón tay.

Cung gan tay sâu được hình thành chủ yếu bởi động mạch quay
cùng với sự tham gia của nhánh gan tay sâu từ động mạch trụ. Cung sâu
tách ra các động mạch vào ngón cái và bờ ngoài ngón trỏ, và các động
mạch gan đốt bàn tay. Các động mạch gan đốt bàn tay cấp máu cho gan
bàn tay và nối tiếp với các động mạch gan ngón tay chung của cung nông.

Các nhánh từ các động mạch nách, cánh tay, quay và trụ cấp máu
cho tất cả các cấu trúc của chi trên. Các nhánh của chúng tiếp nối với
nhau, thường ở quanh các khớp.

pg. 661
Hình 8.27 Động mạch dưới đòn

pg. 662
Hình 8.28 Động mạch nách

pg. 663
Nhìn trước (lớp nông)

Nhìn sau (lớp sâu)

Hình 8.29 Động mạch vùng cánh tay

pg. 664
Hình 8.30 Sơ đồ động mạch cánh tay

pg. 665
Hình 8.31 Động mạch vùng cẳng tay (nhìn trước)

pg. 666
Hình 8.32 Động mạch vùng cẳng tay (nhìn sau)

pg. 667
Hình 8.33 Sơ đồ động mạch cung gan tay nông và sâu (nhìn trước)

pg. 668
3.2.-Động mạch cảnh và sự cấp máu cho đầu và cổ

Hình 8.34 Sơ đồ động mạch cảnh

Động mạch cảnh chung

Động mạch cảnh chung phải tách ra từ thân tay đầu ở sau khớp ức
đòn phải. Nó chạy lên cổ dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm, tới ngang
bò trên sụn giáp thì tận cùng bằng cách chẽ đôi thành các động mạch
cảnh trong và ngoài. Động mạch cảnh chung trái tách ra từ cung động
mạch chủ ở trong ngực. Nó đi lên một đoạn ở trung thất trên, tới sau khớp
ức đòn trái thì tiếp tục đi vào cổ giống như ở bên phải. Động mạch cảnh
chung thường được dùng để bắt mạch ở những bệnh nhân bị sốc khi mà
khó bắt được mạch đập của những động mạch ở xa tim hơn.

Xoang cảnh là chỗ hơi phình nằm ở chỗ nguyên ủy của động mạch
cảnh trong, tức là tại chỗ chẽ đôi động mạch cảnh. Thành xoang chứa các
bộ phận thụ cảm áp lực có khả năng nhận cảm được sự biến đổi về huyết
áp. Một nhánh của thần kinh IX chi phối những áp thụ quan này. Những
xung động thần kinh dẫn từ xoang cảnh về sẽ khởi phát phản xạ điều
chỉnh huyết áp thông qua trung tâm vận mạch ở hành não.

pg. 669
Động mạch cảnh ngoài

Động mạch cảnh ngoài bắt đầu từ bờ trên sụn giáp. Nó chạy lên tới
sau cổ lồi cầu xương hàm dưới thì tận cùng bằng hai nhánh là động mạch
thái dương nông và động mạch hàm trên. Động mạch thái dương nông
tiếp tục đi lên, bắt chéo rễ sau mỏm gò má xương thái dương để đi vào
vùng thái dương. Có thể sờ thấy mạch đập của động mạch thái dương
nông ở trên cung gò má, ở trên và trước bình tai. Động mạch hàm trên
cấp máu cho các cơ nhai và những vùng sâu của mặt. Các nhánh bên
của động mạch cảnh ngoài bao gồm:

- Động mạch giáp trên cấp máu cho tuyến giáp.

- Động mạch lưỡi cấp máu cho lưỡi và sàn miệng.

- Động mạch mặt bắt chéo xương hàm dưới ở trước góc hàm (nơi
có thể sờ thấy mạch đập) để đi lên cấp máu cho mặt.

- Động mạch chẩm và động mạch tai sau cấp máu cho da đầu vùng
sau loa tai và vùng chẩm.

Động mạch cảnh trong và sự cấp máu cho não

 Động mạch cảnh trong


Động mạch cảnh trong là một động mạch lớn của đầu, nó cấp máu
cho não và mắt. Động mạch cảnh trong đi qua bốn đoạn:

- Đoạn cổ: động mạch đi từ chỗ chẽ đôi của động mạch cảnh đến
lúc chui vào ống động mạch cảnh, nằm trước mỏm ngang của ba
đốt sống cổ trên và không tách ra nhánh nào.

- Đoạn đá: động mạch nằm trong ống động mạch cảnh của phần đá
xương thái dương, ở ngay trước hòm nhĩ và tách ra vài nhánh nhỏ
cho hòm nhĩ.

- Đoạn xoang hang: ra khỏi ống động mạch cảnh, động mạch chạy
ra trước qua xoang hang, tới mỏm yên trước thì uốn cong lên trên

pg. 670
và chui ra khỏi xoang hang, đoạn này tách ra các nhánh cho màng
não và tuyến yên.

- Đoạn não: động mạch chạy ra phía sau, đến chất thủng trước thì
tận cùng bằng các động mạch não trước và não giữa, ở đoạn này,
động mạch tách ra động mạch mắt, động mạch thông sau và động
mạch mạch mạc trước.

+ Động mạch mắt cấp máu cho nhãn cầu và các cấu trúc khác
trong ổ mắt.

+ Động mạch não trước cấp máu cho mặt trong bán cầu đại não,
các động mạch não trước ở hai bên nối với nhau qua động mạch
thông trước.

+ Động mạch não giữa cấp máu cho mặt ngoài bán cầu.

+ Động mạch thông sau đi ra sau nối tiếp với động mạch não
sau, nhánh của động mạch nền.

 Động mạch đốt sống


Sau khi động mạch đốt sống chui vào trong sọ, nó đi ra trước và lên
trên qua mặt trước - bên của hành não và hợp với động mạch bên đối
diện tạo nên động mạch nền. Động mạch nền đi lên ở giữa mặt trước cầu
não và chia đôi thành các động mạch não sau. Động mạch não sau cấp
máu cho phần sau của cả ba mặt của bán cầu đại não. Các nhánh của
động mạch đốt sống và động mạch nền cấp máu cho tuỷ sống, hành não,
cầu não, tiểu não và trung não.

 Vòng động mạch não


Ở mặt dưới của não, các nhánh của hai động mạch cảnh trong phải
và trái cùng với các nhánh của động mạch nền nối với nhau tạo nên vòng
động mạch não. Vòng động mạch này được cấu tạo như sau:

pg. 671
- Về phía trước là hai động mạch não trước, nhánh của động mạch
cảnh trong.

- Về phía sau là hai động mạch não sau, nhánh của động mạch nền.

- Các động mạch não trước được nối với nhau bởi động mạch thông
trước.

Mỗi động mạch cảnh trong được nối với động mạch não sau cùng
bên bởi động mạch thông sau. Các động mạch cảnh trong cũng được coi
như một phần của vòng động mạch não. Chức năng của vòng động mạch
não là làm cân bằng áp lực máu tới não và tạo ra những con đường thay
thế để máu đi tới não nếu có một động mạch nào đó bị tổn thương.

Hình 8.35 Động mạch cảnh và các nhánh


pg. 672
Hình 8.36 Động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống

pg. 673
Hình 8.37 Sơ đồ động mạch não

pg. 674
Hình 8.38 Động mạch não trước và não giữa

pg. 675
Hình 8.39 Động mạch não sau và các chi tiết

pg. 676
4.-Động mạch chủ ngực và các nhánh cấp máu cho ngực

Hình 8.40 Động mạch chủ ngực và các nhánh

Động mạch chủ ngực tách ra nhiều nhánh cấp máu cho thành lồng
ngực và các cơ quan trong khoang ngực: các nhánh phế quản, các nhánh
thực quản, các nhánh màng ngoài tim, các nhánh trung thất, các động
mạch hoành trên, các động mạch gian sườn sau và động mạch dưới
sườn.

Có 11 động mạch gian sườn sau ở mỗi bên. Các động mạch gian
sườn sau thứ nhất và thứ hai tách ra từ động mạch gian sườn trên cùng
(lưu ý rằng 3 động mạch gian sườn trên là nhánh bên thuộc động mạch
dưới đòn), một nhánh của thân sườn cổ của động mạch dưới đòn. Chín
pg. 677
động mạch gian sườn sau còn lại phía dưới tách ra từ động mạch chủ
ngực. Vì động mạch chủ ngực nằm ở sườn trái cột sống, các động mạch
gian sườn sau bên phải dài hơn ở bên trái. Mỗi động mạch gian sườn sau
đi kèm theo một tĩnh mạch gian sườn sau và một thần kinh gian sườn dọc
theo bờ dưới của một xương sườn. Tĩnh mạch nằm trên động mạch, thần
kinh nằm dưới động mạch.

5.-Động mạch chủ bụng và các nhánh cấp máu cho bụng và chi dưới

5.1.-Động mạch chủ bụng

Động mạch chủ bụng là phần động mạch chủ bắt đầu từ lỗ động
mạch chủ của cơ hoành ở ngang đốt sống ngực XII. Nó đi xuống ở trước
cột sống và ở bên trái tĩnh mạch chủ dưới, tới ngang đốt sống thắt lưng
IV thì chia thành các động mạch chậu chung.

Động mạch chủ bụng tách ra nhiều nhánh cho các tạng bụng và
thành bụng. Những nhánh này có thể là nhánh đơn hoặc đôi, tách ra từ
mặt trước hoặc mặt bên của động mạch chủ bụng. Bảng dưới đây tổng
hợp vắn tắt về các nhánh này.

Nhánh
Đốt Loại Từ
động Đôi/đơn Mô tả
sống nhánh mặt
mạch
Hoành Cấp máu cho mặt dưới cơ
T12 Thành Đôi Bên
dưới hoành
Nhánh trước cao nhất cấp
Thân tạng T12 Tạng Đơn Trước máu cho dạ dày, lách, tụy,
gan
Tách ra ngay dưới động
Mạc treo
L1 Tạng Đơn Trước mạch thân tạng, cấp máu từ
tràng trên
tá tràng đến đại tràng ngang
Thượng
L1 Tạng Đôi Bên Cấp máu tuyến thượng thận
thận giữa
Thận L2 Tạng Đôi Bên Cấp máu cho thận
Các động mạch buồng trứng
Tuyến
L2 Tạng Đôi Bên ở nữ; các động mạch tinh
sinh dục
hoàn ở nam
pg. 678
L1 Bốn động mạch ở mỗi bên,
Thắt lưng đến Thành Đôi Bên cấp máu cho thành bụng và
L4 tuỷ sống
Mạc treo Là một nhánh trước lớn, cấp
tràng L3 Tạng Đơn Trước máu từ cuối đại tràng ngang
dưới đến trực tràng
Cùng Nhánh Tách ra từ đầu dưới của
L4 Thành Đơn
giữa tận động mạch chủ bụng
Chẽ đôi thành các động
Chậu
L4 Tận Đôi Bên mạch cấp máu cho chi dưới
chung
và chậu hông

Hình 8.41 Động mạch chủ bụng và các nhánh


pg. 679
Hình 8.42 Động mạch thân tạng và các nhánh

pg. 680
Hình 8.43 Động mạch mạc treo tràng trên

pg. 681
Hình 8.44 Mạch máu vùng thận

pg. 682
Hình 8.45 Động mạch mạc treo tràng dưới

pg. 683
5.2.-Động mạch chậu hông và chi dưới

Động mạch chậu chung tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang
mức đốt sống thắt lưng IV. Nó đi xuống dưới và ra ngoài tới trước khớp
cùng - chậu thì chia thành các động mạch chậu trong và động mạch chậu
ngoài.

Động mạch chậu trong cấp máu cho thành và các tạng chậu hông,
mông, các cơ quan sinh dục, khu đùi trong và một phần khu đùi sau. Từ
chỗ chẽ đôi của động mạch chậu chung ở ngang mức khớp thắt lưng
cùng, nó đi xuống tới bờ trên của khuyết ngồi lớn thì chia thành hai thân
trước và sau.

- Thân sau của động mạch chậu trong tách ra các nhánh sau:

+ Động mạch mông trên đi qua lỗ ngồi lớn tới vùng mông.

+ Động mạch chậu thắt lưng chia nhánh vào cơ thắt lưng chậu
và cơ vuông thắt lưng.

+ Các động mạch cùng bên đi vào ống cùng qua các lỗ cùng
trước.

- Các nhánh tách ra từ thân trước bao gồm:

+ Động mạch bịt đi qua ống bịt tới ngăn cơ trong của đùi.

+ Động mạch mông dưới đi qua khuyết ngồi lớn tới vùng mông.

+ Động mạch rốn teo đi thành dây chằng rốn giữa, đoạn đầu của
nó thành động mạch bàng quang trên.

- Động mạch tử cung ở nữ hoặc động mạch ống dẫn tinh ở nam:

+ Động mạch âm đạo (ở nữ, có thể tách từ động mạch tử cung)


hoặc động mạch bàng quang dưới (ở nam).

+ Động mạch trực tràng giữa.

+ Động mạch thẹn trong.

pg. 684
Hình 8.46 Động mạch chậu trong và các nhánh

Động mạch chậu ngoài từ chỗ chẽ đôi của động mạch chậu chung,
động mạch chậu ngoài đi xuống dưới, ra trước và sang bên, tới sau dây
chằng bẹn thì đổi tên thành động mạch đùi. Nó tách ra hai nhánh bên:

- Động mạch thượng vị dưới chạy lên ở sau cơ thẳng bụng, tiếp nối
với động mạch thượng vị trên (nhánh của động mạch ngực trong).

- Động mạch mũ chậu sâu chạy sang bên dọc theo mào chậu.

Động mạch đùi là sự tiếp tục của động mạch chậu ngoài từ sau dây
chằng bẹn. Nó đi xuống vùng đùi, tách ra một nhánh lớn gọi là động mạch
đùi sâu ở dưới nếp bẹn vài “cm” rồi trở thành động mạch khoeo sau khi
chui qua lỗ của gân cơ khép lớn. Có thể sờ thấy mạch đập của động mạch
đùi ở ngay dưới nếp bẹn. Ngoài động mạch đùi sâu, động mạch đùi còn
tách ra các nhánh sau:

- Động mạch thượng vị nông.


pg. 685
- Động mạch mũ chậu nông.

- Động mạch thẹn ngoài nông.

- Động mạch thẹn ngoài sâu.

- Động mạch gối xuống.

Động mạch khoeo đi xuống qua vùng khoeo. Nó tách ra các nhánh
cấp máu cho khớp gối và các cơ ở đùi và bắp chân rồi tận cùng bằng cách
chẽ đôi thành các động mạch chày trước và sau. Các nhánh:

- Động mạch gối trên trong.

- Động mạch gối trên ngoài.

- Động mạch gối giữa.

- Động mạch gối dưới trong.

- Động mạch gối dưới ngoài.

- Động mạch bụng chân cho cơ bụng chân.

Động mạch chày trước đi vào ngăn cơ trước cẳng chân qua khe
giữa xương chày và xương mác. Khi xuống tới trước khớp cổ chân, nó
trở thành động mạch mu chân. Động mạch mu chân phân nhánh vào cổ
chân, mu bàn chân và mu ngón chân.

Động mạch chày sau dẫn máu tới ngăn cơ cẳng chân sau và gan
bàn chân. Nó tách ra một nhánh lớn có tên là động mạch mác cấp máu
cho vùng sau - ngoài cẳng chân. Trước khi chẽ đôi thành động mạch gan
chân ngoài và động mạch gan chân trong, nó nằm ở sau và dưới mắt cá
trong và tại đây luôn có thể sờ thấy mạch đập của nó.

pg. 686
Hình 8.47 Mạch máu chậu hông nữ

pg. 687
Hình 8.48 Mạch máu chậu hông nam

pg. 688
Hình 8.49 Động mạch chậu ngoài và đùi (nhìn trước)

pg. 689
Hình 8.50 Động mạch đùi (nhìn sau)

pg. 690
Hình 8.51 Động mạch vùng cẳng chân (nhìn trước)

pg. 691
Hình 8.52 Động mạch vùng khoeo, cẳng chân (nhìn sau)

pg. 692
Hình 8.53 Sơ đồ động mạch chi dưới

pg. 693
6.-Lách

Lách được coi như một tạng thuộc hệ động mạch vì về phôi thai,
lách phát sinh từ một nụ trên đường đi của động mạch lách và là nơi sản
sinh ra tế bào lympho cũng như là nơi tiêu hủy các hồng cầu già, dự trữ
máu và là một phần của hệ thống lưới nội mô (thuộc hệ miễn dịch). Gần
đây người ta nhận thấy những người bị cắt lách dễ bị nhiễm trùng.

Khoảng 10% số người có một hoặc nhiều lách phụ. Chúng có thể
nằm ở gần rốn của lách chính.

Vị trí, kích thước

Lách nằm ở phần trên trái của ổ bụng, sau dạ dày và ở ngay dưới
cơ hoành. Ở người bình thường, nó có kích thước 125 x 75 x 50 mm, với
trọng lượng trung bình 150 gram.

Hình thể ngoài

Lách có hình hột xoan hay hình tháp có ba mặt, một đầu sau, một
đầu trước, hai bờ. Các mặt của lách là: mặt hoành, mặt dạ dày, mặt thận
liên quan với các cấu trúc tương ứng ngoài ra đầu trước có thể mở rộng
thành mặt kết tràng. Mặt hoành của lách đối chiếu lên thành ngực có trục
dọc theo xương sườn X trái. Bờ trên của lách có nhiều khía rất đặc hiệu,
có thể giúp người ta phân biệt lách lớn với các cấu trúc khác trong ổ bụng.
Lách nằm dưới vòm hoành trái, nấp sau mạn sườn trái. Chính vì vậy khi
lách không to thì không sờ thấy khi thăm khám bụng đồng thời nó là tạng
rất dễ vỡ khi có một chấn thương vào mạn sườn trái.

Có một số dây chằng phúc mạc chống đỡ cho lách:

- Dây chằng vị lách nối lách với dạ dày.

- Dây chằng lách thận nối lách với thận.

- Dây chằng hoành đại tràng nối góc đại tràng trái với cơ hoành.

pg. 694
Hình thể trong

Lách được cấu tạo bằng các khối mô bạch huyết nằm quanh những
tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, những mạch này được nối với nhau
qua các mao mạch đặc biệt gọi là xoang lách. Trên mặt cắt qua lách, nhu
mô lách được gọi là tủy lách với hai loại. Tủy đỏ tạo nên bởi các xoang
lách, có vai trò lọc cơ học nhằm loại bỏ các chất không cần thiết khỏi máu,
trong đó có hồng cầu già. Tuỷ trắng tạo nên bởi những mô bạch huyết
(các nang) giàu tế bào lympho B có vai trò chống nhiễm trùng.

Mạch máu nuôi

Lách được cấp huyết bởi động mạch lách, là nhánh lớn nhất trong
3 nhánh của động mạch thân tạng. Động mạch lách chạy dọc bờ trên tụy
cho các nhánh tụy, vị ngắn, vị mạc nối trái, và khi đến rốn lách thì chia
thành nhiều ngành cùng đi vào lách. Tĩnh mạch lách tham gia hệ thông
tĩnh mạch cửa.

7.-Thân động mạch phổi

Tách từ lỗ động mạch phổi của tâm thất phải rồi chia thành hai động
mạch phổi phải và trái. Các động mạch này được mô tả ở chương hô hấp.

pg. 695
Hình 8.54 Lách

Xem thêm hình 8.42

pg. 696
III.-HỆ THỐNG TĨNH MẠCH

1.-Các tĩnh mạch đầu và cổ

Máu tĩnh mạch từ phần trước da đầu và mặt đổ về tĩnh mạch mặt.
Máu từ phần bên da đầu đổ về các tĩnh mạch thái dương và từ các vùng
sâu của mặt đổ về tĩnh mạch hàm trên. Các tĩnh mạch thái dương và hàm
trên tập trung về tĩnh mạch sau hàm dưới. Máu của phần sau da đầu đổ
về các tĩnh mạch chẩm và tai sau. Máu tĩnh mạch của não và mắt đổ về
các xoang tĩnh mạch màng cứng (đi trong màng não cứng). Máu từ các
xoang tĩnh mạch màng cứng tập trung lại ở đầu trên của tĩnh mạch cảnh
trong. Các tĩnh mạch nói trên đổ về ba tĩnh mạch ở cổ: tĩnh mạch cảnh
trong, tĩnh mạch cảnh ngoài và tĩnh mạch đốt sống.

Hình 8.55 Mạch máu nông vùng da đầu


pg. 697
Tĩnh mạch cảnh trong là một tĩnh mạch thu máu từ não, các phần
nông của mặt và cổ. Nó liên tục với xoang Sigma và bắt đầu từ phần sau
lỗ tĩnh mạch cảnh, nơi nó tiếp nhận máu của các xoang màng cứng. Nó
chạy thẳng đứng xuống cổ, lúc đầu dọc bên ngoài động mạch cảnh trong
rồi sau đó dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung: động mạch, tĩnh
mạch và thần kinh X (nằm sau, giữa động mạch và tĩnh mạch) nằm chung
trong bao cảnh, ở nền cổ, nó hợp với tĩnh mạch dưới đòn cùng bên để tạo
nên tĩnh mạch tay - đầu. Trên đường đi, tĩnh mạch cảnh trong tiếp nhận
tĩnh mạch mặt, tĩnh mạch lưỡi, tĩnh mạch giáp trên và một số tĩnh mạch
khác ở cổ. Tĩnh mạch mặt tiếp nhận nhánh trước của tĩnh mạch sau hàm
dưới tạo nên tĩnh mạch mặt chung trước khi đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.

Do không có van giữa tâm nhĩ phải và tĩnh mạch cảnh trong, máu
có thể chảy ngược lại làm phồng căng tĩnh mạch cảnh trong (nhìn thấy
tĩnh mạch đập) ở những trường hợp tăng áp lực tâm nhĩ phải (như suy
tâm thất phải, hẹp van ba lá). Vì tĩnh mạch cảnh trong lớn, gần tim và nằm
tương đối nông, nó thường là nơi ta đưa một catheter vào để đo áp lực
tĩnh mạch trung tâm hoặc để truyền dịch khi các tĩnh mạch ngoại vi khó
tìm. Cần chú ý liên quan của tĩnh mạch với động mạch cảnh và thần kinh
X khi làm thủ thuật này.

Tĩnh mạch cảnh ngoài tiếp nhận phần lớn hơn của máu tĩnh mạch
từ khu vực ngoài sọ và các phần sau của mặt. Nó được tạo nên ở ngang
mức góc hàm dưới từ sự hợp lại của nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm
dưới và tĩnh mạch tai sau. Nó đi xuống cổ theo đường kẻ nối góc hàm
dưới với điểm giữa xương đòn, bắt chéo cơ ức - đòn - chũm và đổ vào
tĩnh mạch dưới đòn ở sau xương đòn. Tĩnh mạch cảnh ngoài còn tiếp
nhận các tĩnh mạch khác như tĩnh mạch cảnh trước và tĩnh mạch ngang
cổ trên đường đi.

Tĩnh mạch đốt sống được tạo nên ở tam giác dưới chẩm từ nhiều
nhánh nhỏ mà tách ra từ các đám rối tĩnh mạch đốt sống trong và đi ra
pg. 698
khỏi ống sống ở trên cung sau của đốt đội. Các nhánh này kết hợp với
các tĩnh mạch nhỏ từ các cơ sâu ở phần trên của cổ tạo nên một tĩnh
mạch đi xuống cùng với động mạch đốt sống qua các lỗ mỏm ngang rồi
đổ vào tĩnh mạch tay - đầu ở nền cổ.

Ở ngực, hai tĩnh mạch tay - đầu phải và trái hợp thành tĩnh mạch
chủ trên. Tĩnh mạch chủ trên, với chiều dài khoảng 7 cm, đi xuống dọc bờ
phải xương ức và đổ vào tâm nhĩ phải. Toàn bộ máu tĩnh mạch từ đầu, cổ
và chi trên đổ về tĩnh mạch chủ trên.

Hình 8.56 Các tĩnh mạch não nông

pg. 699
Hình 8.57 Các xoang tĩnh mạch não

pg. 700
Hình 8.58 Các xoang tĩnh mạch não

pg. 701
Hình 8.59 Tĩnh mạch cảnh và các nhánh

pg. 702
Hình 8.60 Các tĩnh mạch đốt sống

Xem thêm hình 8.3 - 8.22 - 8.23

pg. 703
2.-Các tĩnh mạch chi trên

Máu từ chi trên trở về tim theo đường các tĩnh mạch nông và các
tĩnh mạch sâu, tất cả đều tập trung về tĩnh mạch dưới đòn.

Các tĩnh mạch sâu chạy kèm theo các động mạch và có tên như
các động mạch. Động mạch dưới đòn và động mạch nách có một tĩnh
mạch đi kèm, các động mạch nhỏ hơn có hai tĩnh mạch đi kèm.

Các tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da và thường có thể nhìn thấy
được. Chúng nối tiếp rộng rãi với nhau và với các tĩnh mạch sâu. Các tĩnh
mạch nông quan trọng của chi trên là tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền và
tĩnh mạch giữa khuỷu. Chúng quan trọng vì đây thường là nơi hay thực
hiện tiêm tĩnh mạch hoặc lấy máu. Tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền bắt
nguồn từ mạng lưới tĩnh mạch mu tay. Mạng lưới này thu nhận các tĩnh
mạch mu đốt bàn tay.

- Tĩnh mạch đầu xuất phát từ đầu ngoài mạng lưới tĩnh mạch mu
tay. Nó chạy lên, uốn quanh bờ ngoài cẳng tay tới mặt trước cẳng
tay rồi tiếp tục đi lên qua mặt trước - ngoài của cơ nhị đầu cánh tay.
Ở trên, tĩnh mạch đầu đi trong rãnh delta - ngực rồi đi vào sâu đổ
vào tĩnh mạch nách ở ngay dưới xương đòn.

- Tĩnh mạch nền bắt đầu từ đầu trong mạng lưới tĩnh mạch mu tay.
Nó đi lên lần lượt qua mặt trong cẳng tay rồi mặt trước - trong cánh
tay. Đến giữa cánh tay, nó xuyên vào sâu và tiếp tục đi lên. Tới
ngang bờ dưới cơ tròn lớn, nó cùng với các tĩnh mạch cánh tay hợp
nên tĩnh mạch nách, ở trước khuỷu, tĩnh mạch nền thường nối với
tĩnh mạch đầu qua tĩnh mạch giữa khuỷu.

- Tĩnh mạch giữa khuỷu nằm ở hố khuỷu, trước cân cơ nhị đầu. Nó
nối tĩnh mạch đầu với tĩnh mạch nền. Hình thái tĩnh mạch nông ở
khuỷu thường biến đổi. Tĩnh mạch giữa khuỷu thường cùng với các
tĩnh mạch đầu và nền tạo nên mẫu hình chữ H (với tĩnh mạch giữa

pg. 704
khuỷu là nét ngang, các tĩnh mạch đầu và nền là các nét dọc). Một
mẫu khác là mẫu chữ M khi tĩnh mạch giữa khuỷu có dạng hình chữ
V với hai nét chữ V chạy tới các tĩnh mạch đầu và nền.

Hình 8.61 Các tĩnh mạch nông vùng cánh tay

pg. 705
Hinh 8.62 Các tĩnh mạch nông vùng cẳng tay

pg. 706
Hình 8.63 Tĩnh mạch nông hình chữ H

pg. 707
3.-Các tĩnh mạch của ngực

Máu tĩnh mạch của ngực được dẫn lưu bởi hệ thống tĩnh mạch đơn.
Hệ thống này gồm ba tĩnh mạch: tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch bán đơn và
tĩnh mạch bán đơn phụ. Hệ tĩnh mạch đơn là một kênh nối tĩnh mạch chủ
trên với tĩnh mạch chủ dưới.

Tĩnh mạch đơn (azygos vein) được hình thành từ sự hợp lại của
tĩnh mạch thắt lưng lên phải với các tĩnh mạch dưới sườn phải ở ngang
mức đốt sống ngực XII, đi lên trong trung thất sau ở sườn phải của cột
sống ngực, tới ngang đốt sống ngực IV thì uốn cong ra trước thành một
cung ở trên cuống phổi phải và đổ vào tĩnh mạch chủ trên. Ngoài các
nhánh khởi nguồn, tĩnh mạch đơn còn tiếp nhận tĩnh mạch bán đơn, tĩnh
mạch bán đơn phụ, các tĩnh mạch phế quản, các tĩnh mạch màng ngoài
tim, các tĩnh mạch gian sườn sau phải. Nó tiếp nối với các đám rối tĩnh
mạch đốt sống.

Tĩnh mạch bán đơn (hemiazygos vein) và tĩnh mạch bán đơn phụ
(accessory hemiazygos vein) cùng nhau tạo nên phần tương đương với
tĩnh mạch đơn ở bên trái. Tức là, nếu tĩnh mạch đơn dẫn lưu hầu hết các
tĩnh mạch gian sườn sau ở bên phải của cơ thể thì tĩnh mạch bán đơn và
tĩnh mạch bán đơn phụ dẫn lưu cho hầu hết các tĩnh mạch gian sườn sau
ở bên trái cơ thể. Tĩnh mạch bán đơn giống với nửa dưới của tĩnh mạch
đơn. Nó được tạo nên từ sự hợp lại của tĩnh mạch thắt lưng lên trái và
tĩnh mạch dưới sườn trái, đi lên ở sườn trái cột sống rồi đi ngang trước
cột sống ở ngang mức đốt sống ngực IX để đổ vào tĩnh mạch đơn. Nó tiếp
nhận các tĩnh mạch gian sườn sau VIII - XI cùng một số tĩnh mạch của
thực quản và trung thất. Tĩnh mạch bán đơn phụ biến đổi bù trừ về kích
thước với (thân) tĩnh mạch gian sườn trên trái và thường tiếp nhận các
tĩnh mạch gian sườn IV - VII. Nó hoặc là bắt chéo trước thân đốt sống
ngực VIII rồi đổ vào tĩnh mạch đơn hoặc đổ vào tĩnh mạch bán đơn. Khi
tĩnh mạch bán đơn phụ nhỏ hoặc vắng mặt, tĩnh mạch gian sườn trên trái
pg. 708
có thể kéo dài xuống phía dưới để tiếp nhận cả các tĩnh mạch gian sườn
sau thứ năm hoặc thứ sáu.

Các (thân) tĩnh mạch gian sườn trên: tĩnh mạch gian sườn trên phải
tiếp nhận các tĩnh mạch gian sườn sau II - IV và đổ vào tĩnh mạch đơn:
tĩnh mạch gian sườn trên trái tiếp nhận các tĩnh mạch gian sườn sau II và
III ở bên trái rồi đổ về tĩnh mạch cánh tay đầu trái. Nó cũng có thể thông
với tĩnh mạch bán đơn phụ.

Hình 8.64 Sơ đồ hệ thống tĩnh mạch đơn

pg. 709
4.-Tĩnh mạch chủ dưới và sự dẫn lưu máu của các tạng bụng

Tĩnh mạch chủ dưới dẫn lưu máu tĩnh mạch của phần cơ thể dưới
cơ hoành, gồm chi dưới, chậu hông và bụng. Máu tĩnh mạch từ chi dưới
tập trung về tĩnh mạch chậu ngoài, máu tĩnh mạch từ chậu hông tập trung
về tĩnh mạch chậu trong. Hai tĩnh mạch này hợp nên tĩnh mạch chậu
chung.

Tĩnh mạch chủ dưới được tạo nên khi các tĩnh mạch chậu chung
phải và trái hợp lại ở ngang mức thân đốt sống thắt lưng V. Nó đi lên trước
cột sống, ở bên phải động mạch chủ bụng. Cuối cùng, nó chui qua lỗ tĩnh
mạch chủ của cơ hoành và đổ vào tâm nhĩ phải.

Tĩnh mạch chủ dưới tiếp nhận các nhánh sau: các tĩnh mạch thắt
lưng, các tĩnh mạch hoành dưới, các tĩnh mạch tuyến sinh dục (tinh hoàn
hoặc buồng trứng), các tĩnh mạch thận, các tĩnh mạch tuyến thượng thận
và các tĩnh mạch gan đổ về tĩnh mạch chủ dưới.

Vì tĩnh mạch chủ dưới nằm lệch về bên phải đường giữa, các tĩnh
mạch tuyến sinh dục và các tĩnh mạch tuyến thượng thận đổ thẳng về tĩnh
mạch chủ dưới ở bên phải nhưng ở bên trái chúng đổ về tĩnh mạch thận
trái.

Máu tĩnh mạch từ những cơ quan do các động mạch thân tạng, mạc
treo tràng trên và mạc treo tràng dưới cấp máu không đổ về tĩnh mạch
chủ dưới mà tập trung về tĩnh mạch cửa và được tĩnh mạch cửa đưa tới
gan. Ở gan, tĩnh mạch cửa lại chia thành một mạng lưới mao mạch thứ
hai rồi mạng lưới mao mạch này lại tái tập hợp thành các tĩnh mạch gan
đổ về tĩnh mạch chủ dưới.

Theo cách này, máu chứa các chất hấp thu được từ ống tiêu hóa
trước hết được đưa tới gan để biến đổi và điều hoà trước khi cung cấp
cho các phần khác nhau của cơ thể.

pg. 710
Tĩnh mạch cửa của gan

Tĩnh mạch cửa nhận máu từ toàn bộ ống tiêu hóa dưới cơ hoành,
tụy và lách để đổ vào gan. Đặc điểm của hệ tĩnh mạch cửa là gánh hai
đầu hai mạng mao mạch: một mạng trong ống tiêu hóa và các tạng, một
mạng ở trong gan. Tĩnh mạch lách nhận tĩnh mạch mạc treo tràng dưới
(nhận máu từ nửa trái đại tràng) rồi hợp với tĩnh mạch mạc treo tràng trên
(nhận máu từ ruột non, nửa phải đại tràng, tụy, tá tràng, dạ dày) thành tĩnh
mạch cửa, chạy cùng các thành phần khác của cuống gan ở bờ tự do của
mạc nối nhỏ để vào cửa gan, phân chia kèm với động mạch và đường
mật để cuối cùng tạo thành mạng mao mạch trong gan rồi đổ về 3 tĩnh
mạch gan, dẫn lưu vào tĩnh mạch chủ dưới.

Hình 8.65 Tĩnh mạch chủ dưới và các chi tiết


pg. 711
Xem thêm hình 7.24

Hình 8.66 Tĩnh mạch ruột non

pg. 712
Hình 8.67 Tĩnh mạch ruột già

pg. 713
Hình 8.68 Sơ đồ hệ thống tĩnh mạch cửa

pg. 714
5.-Các tĩnh mạch của chi dưới và chậu hông

Các tĩnh mạch sâu của chi dưới đi kèm theo các động mạch. Động
mạch khoeo và động mạch đùi có một tĩnh mạch đi kèm. Tĩnh mạch đùi
dẫn máu về tĩnh mạch chậu ngoài. Tĩnh mạch chậu ngoài chạy lên dọc
theo vành chậu hông và khi tới ngang khớp cùng - chậu thì hợp với tĩnh
mạch chậu trong để tạo thành tĩnh mạch chậu chung. Tĩnh mạch chậu
trong thu máu từ các tĩnh mạch dẫn lưu máu cho các tạng chậu hông,
thành chậu hông và vùng mông. Tĩnh mạch chậu chung hợp với tĩnh mạch
chậu chung bên đối diện tạo nên tĩnh mạch chủ dưới.

Chi dưới có hai tĩnh mạch nông quan trọng là tĩnh mạch hiển lớn và
tĩnh mạch hiển bé. Các tĩnh mạch này có nhiều van để ngăn máu chảy
ngược lại và nối với các tĩnh mạch sâu qua các tĩnh mạch xuyên. Những
van trong các tĩnh mạch xuyên chỉ cho phép máu chảy từ tĩnh mạch nông
vào tĩnh mạch sâu.

Tĩnh mạch hiển lớn bắt đầu nơi tĩnh mạch mu của ngón chân cái
đổ vào cung tĩnh mạch mu chân. Sau khi đi lên ở trước mắt cá trong (nơi
ta có thể nhìn và sờ thấy), nó chạy lên mặt trong cẳng chân. Tại gối, nó
chạy trên bờ sau của mỏm trên lồi cầu trong xương đùi. Sau đó nó hướng
ra ngoài trên mặt trước đùi trước khi đi vào sâu qua một lỗ của mạc đùi
và đổ vào tĩnh mạch đùi. Tĩnh mạch hiển lớn nối tiếp với tĩnh mạch hiển
bé và các tĩnh mạch sâu. Trước khi tận cùng, nó tiếp nhận các tĩnh mạch
sau: tĩnh mạch mũ chậu nông, tĩnh mạch thẹn ngoài nông và tĩnh mạch
thượng vị nông. Tĩnh mạch hiển lớn là tĩnh mạch dài nhất cơ thể (còn
được gọi là tĩnh mạch hiển dài). Các nhà phẫu thuật thường sử dụng một
đoạn tĩnh mạch hiển lớn để khâu nối trong phẫu thuật nối rẽ tắt động mạch
vành.

Tĩnh mạch hiển bé là một tĩnh mạch nông khá lớn ở mặt sau cẳng
chân. Nó xuất phát từ đầu ngoài của cung tĩnh mạch mu chân, chạy vòng

pg. 715
ở dưới và sau mắt cá ngoài rồi đi lên ở mặt sau bắp chân. Cuối cùng, nó
đi giữa hai đầu cơ bụng chân và đổ vào tĩnh mạch khoeo.

Xem thêm hình 8.47 - 8.48

Hình 8.69 Sơ đồ mạch máu chi dưới


pg. 716
Hình 8.70 Sơ đồ mạch máu chi dưới

pg. 717
IV.-HỆ THỐNG BẠCH MẠCH

Hệ bạch huyết được tạo nên bởi các mạch bạch huyết, các hạch
bạch huyết và các cơ quan bạch huyết khác. Các chức năng của hệ thống
này là đưa lượng dịch thừa từ các mô trở lại dòng máu, hấp thu chất béo
(ở các nhung mao ruột non) và đảm nhiệm chức năng của hệ miễn dịch.

Các mạch bạch huyết kết hợp chặt chẽ với các mạch của hệ tuần
hoàn. Các mạch bạch huyết lớn có cấu tạo giống như các tĩnh mạch. Các
mao mạch bạch huyết có mặt trên khắp cơ thể. Sự co thắt của cơ bám
xương làm cho bạch huyết dịch chuyển qua các van của mạch bạch huyết.

Ngoài các hạch bạch huyết, còn có các cơ quan bạch huyết khác,
bao gồm tuỷ xương, các mô hạch huyết ở hầu và ống tiêu hoá, và tuyến
ức.

1.-Các mạch bạch huyết

Các mao mạch bạch huyết bắt đầu như những ống tịt đầu trong các
khoảng kẽ. Chúng có cấu tạo giống như các mao mạch, tức là chỉ có một
lớp tế bào nội mô, nhưng thành của chúng dễ thấm qua hơn. Các mao
mạch bạch huyết hợp lại để tạo thành các mạch bạch huyết lớn hơn.

Thành của các mạch bạch huyết có chiều dày gần giống chiều dày
của các tĩnh mạch nhỏ và có các lớp mô giống như vậy. Các mạch bạch
huyết có nhiều van hình chén ngăn bạch huyết chảy ngược lại.

Các mạch bạch huyết trở nên lớn hơn khi chúng hợp lại với nhau,
cuối cùng hình thành các thân rồi các ống bạch huyết. Ống ngực và ống
bạch huyết phải đổ bạch huyết vào tĩnh mạch dưới đòn.

Các ống bạch huyết. Các thân bạch huyết của phần cơ thể dưới cơ
hoành (gồm hai thân thắt lưng dẫn lưu bạch huyết cho chi dưới và chậu
hông, và thân ruột dẫn lưu bạch huyết cho ống tiêu hoá dưới cơ hoành)

pg. 718
hội tụ ở trước thân của các đốt sống thắt lưng thứ nhất và thứ hai thành
bể dưỡng chấp.

Ống ngực bắt đầu từ đầu trên của bể dưỡng chấp. Từ đây, nó chạy
lên qua ngực ở trước cột sống tới nền cổ. Ở nền cổ, nó vòng ra trước,
tiếp nhận thêm các thân bạch huyết của đầu - cổ, chi trên và lồng ngực
bên trái rồi đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái. Ống ngực dẫn lưu bạch huyết
từ hai chi dưới, bụng và chậu hông, nửa ngực trái, nửa đầu - cổ trái và tay
trái.

Ống bạch huyết phải dài khoảng l cm và nằm ở nền cổ. Nó thu nhận
các thân bạch huyết của nửa ngực phải, nửa đầu - cổ phải và tay phải rồi
đổ vào tĩnh mạch dưới đòn phải.

2.-Các hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết có mặt thành từng nhóm dọc trên đường đi
của các mạch bạch huyết lớn. Chúng phân bố trên khắp cơ thể nhưng
không có mặt trong các mô của hệ thần kinh trung ương. Chức năng của
các hạch bạch huyết là sản xuất các tế bào lympho, qua đó giúp cơ thể
chống lại các vi sinh vật, và loại bỏ các tiểu thể lạ và cặn bẩn có hại khỏi
bạch huyết trước khi nó trở lại dòng máu. Những vị trí chính có mặt hạch
bạch huyết là:

(1) Ở vùng cổ: các hạch nằm thành nhóm dọc bờ dưới xương hàm
dưới, ở trước và sau loa tai và ở sâu dọc theo các mạch máu lớn
của cổ. Chúng dẫn lưu cho da đầu, mặt, ổ mũi và hầu.

(2) Ở vùng nách: các hạch nằm ở hõm nách và tiếp nhận bạch huyết
từ các mạch dẫn lưu cho chi trên, thành ngực, vú, và phần trên thành
bụng.

(3) Ở vùng bẹn: các hạch vùng này nhận bạch huyết từ chi dưới,
phần ngoài của cơ quan sinh dục và phần dưới của thành bụng.

pg. 719
(4) Ở khoang chậu hông: các hạch ở vùng này chủ yếu nằm dọc
theo các mạch máu trong khoang chậu hông và tiếp nhận bạch huyết
từ các mạch bạch huyết trong vùng này.

(5) Ở khoang bụng: trong vùng này các hạch nằm thành chuỗi dọc
theo động mạch chủ bụng và các nhánh động mạch đi vào các cơ
quan tiêu hoá trong bụng.

(6) Trong khoang ngực: các hạch ở vùng này nằm ở giữa hai phổi
và ở dọc theo khí phế quản và tiếp nhận bạch huyết từ các cơ quan
trong ngực và thành ngực.

Vòng bạch huyết hầu

Vòng bạch huyết hầu hay vòng Waldeyer là thuật ngữ giải phẫu mô
tả vòng mô bạch huyết nằm ở hầu. Từ trên xuống, vòng này gồm:

- Hạnh nhân hầu.

- Các hạnh nhân vòi.

- Các hạnh nhân khẩu cái.

- Hạnh nhân lưỡi.

Hình 8.71 Sơ đồ vòng bạch huyết hầu

pg. 720
◄ HÌNH ẢNH TÓM TẮT HỆ THỐNG MẠCH MÁU ►

Hình 8.72 Sơ đồ tóm tắt hệ động mạch

pg. 721
Hình 8.73 Sơ đồ tóm tắt hệ tĩnh mạch

pg. 722
Hình 8.74 Sơ đồ tóm tắt hệ bạch mạch

pg. 723
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Hệ tuần hoàn gồm có:

a. Tim

b. Hệ thống động mạch

c. Hệ thống tĩnh mạch

d. Hệ thống bạch mạch

e. a, b, c và d

2. Lách là một tạng thuộc:

a. Hệ tiêu hóa

b. Hệ tim mạch

c. Hệ hô hấp

d. Hệ nội tiết

e. Hệ thần kinh

3. Mặt nào sau đây KHÔNG phải là mặt của tim:

a. Mặt ức sườn

b. Mặt hoành

c. Mặt phổi

d. Mặt trung thất

e. Mặt dưới

4. Rãnh vành ngăn cách:

a. Hai tâm thất

b. Hai tâm nhĩ

c. Các tâm nhĩ với các tâm thất

pg. 724
d. Các cuống động mạch chủ, phổi với các tĩnh mạch chủ trên và
dưới

e. Tâm nhĩ phải và tâm thất trái

5. Điểm nào sau đây KHÔNG phải là một trong các điểm nghe tim:

a. Trên sụn sườn 6 bên phải

b. Khoảng liên sườn 2 bên phải xương ức

c. Khoảng liên sườn 3 bên trái xương ức

d. Khoảng liên sườn 2 bên trái sát xương ức

e. Điểm dưới núm vú trái 3,5 cm

6. Tâm nhĩ khác với tâm thất ở các điểm sau:

a. Thành mỏng hơn

b. Có tĩnh mạch đổ vào

c. Có thông với tiểu nhĩ

d. a và b

e. a, b và c

7. Đổ về tâm nhĩ trái có:

a. Tĩnh mạch chủ trên

b. Tĩnh mạch chủ dưới

c. Xoang tĩnh mạch vành

d. Bốn tĩnh mạch phổi

e. Không phải a, b, c, d

8. Lỗ nhĩ thất phải được đậy bởi:

a. Van 3 lá

b. Van 2 lá

pg. 725
c. Van bán nguyệt

d. Van mũ ni

e. a, b, c, d đều sai

Hai câu tiếp theo là câu nhân quả, chọn:

9.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Thành tâm thất phải mỏng hơn thành tâm thất trái. Vì:

B. Tâm thất phải đẩy máu lên phổi, trong khi đó tâm thất trái phải tống
máu đi khắp cơ thể.

10.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Cơ tim có hai loại: sợi co bóp và sợi kém biệt hóa mang tính chất
thần kinh. Vì:

B. Tim cần co bóp để đẩy máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch
trở về.

pg. 726
Dùng hình để trả lời 4 câu hỏi tiếp theo. Cho:

a. Van động mạch chủ

b. Van động mạch phổi

c. Van hai lá

d. Van ba lá

e. Vòng sợi các lỗ van tim

11. Chi tiết 1 trên hình vẽ là:...............................................

12. Chi tiết 2 trên hình vẽ là:...............................................

13. Chi tiết 3 trên hình vẽ là:...............................................

14. Chi tiết 4 trên hình vẽ là:...............................................

15. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc ngoại tâm mạc:

a. Bao sợi

b. Lá thành bao thanh mạc

c. Lá tạng bao thanh mạc

d. Ổ ngoại tâm mạc

e. Lớp ngoài động mạch chủ và động mạch phổi

16. Chọn câu SAI:

a. Động mạch vành phải và trái xuất phát ngay trên van động mạch
chủ

b. Hai động mạch vành đi trong các rãnh vành và các rãnh gian thất

c. Các động mạch vành đi kèm với các tĩnh mạch cùng tên

d. Nhánh gian thất trước của động mạch vành trái chạy trong rãnh
gian thất trước

pg. 727
e. Nhánh gian thất sau của động mạch vành phải chạy trong rãnh
gian thất sau

17. Thành phần nào sau đây KHÔNG phải là tĩnh mạch của tim:

a. Tĩnh mạch tim lớn

b. Tĩnh mạch tim nhỏ

c. Tĩnh mạch tim giữa

d. Tĩnh mạch đơn

e. Xoang tĩnh mạch vành

18. Chọn câu SAI:

a. Động mạch chủ dẫn máu ra từ tâm thất phải

b. Động mạch chủ gồm 3 đoạn: cung, chủ ngực và chủ bụng

c. Động mạch chủ bụng tận cùng ở ngang mức đốt sống thắt lưng
IV

d. Hai ngành cùng của động mạch chủ bụng là hai động mạch chậu
chung

e. Động mạch chủ thuộc vòng tuần hoàn lớn

19. Động mạch nào sau đây KHÔNG là ngành bên của đoạn cung động
mạch chủ:

a. Hai động mạch vành

b. Động mạch cảnh chung trái

c. Động mạch cảnh chung phải

d. Thân động mạch cánh tay đầu

e. Động mạch dưới đòn trái

20. Các mô tả sau đây về động mạch cảnh chung phải đều đúng, trừ:

a. Tách ra từ thân động mạch cánh tay đầu


pg. 728
b. Tận cùng tại xoang cảnh

c. Chia thành các động mạch cảnh trong và ngoài

d. Tách ra động mạch giáp trên và động mạch mặt

21. Thông tin nào sau đây về động mạch cảnh trong là đúng nhất:

a. Là động mạch cấp huyết cho toàn bộ não bộ và nhãn cầu

b. Động mạch cảnh trong không cho nhánh bên ở cổ

c. Động mạch cảnh trong chui qua lỗ rách để vào hộp sọ

d. Chia thành 3 nhánh tận tham gia vòng động mạch não

e. Ở trong sọ, động mạch cảnh trong chạy ngay ngoài xoang tĩnh
mạch hang

22. Động mạch cảnh ngoài:

a. Cho 6 nhánh bên

b. Có một đoạn chạy trong nhu mô tuyến mang tai

c. Tận cùng ở phía sau cổ hàm

d. a và b

e. a, b và c

23. Ngành bên nào sau đây KHÔNG thuộc động mạch dưới đòn:

a. Động mạch đốt sống

b. Thân giáp cổ

c. Động mạch vai dưới

d. Thân sườn cổ

e. Động mạch ngực trong

pg. 729
24. Chọn câu đúng nhất:

a. Động mạch cánh tay tiếp nối với động mạch dưới đòn ở sau điểm
giữa xương đòn

b. Động mạch cánh tay tận hết ở đầu dưới xương cánh tay

c. Động mạch cánh tay cho hai ngành tận là động mạch quay và trụ

d. Động mạch quay đi ở phía trước trong cẳng tay

e. a, b, c, d đều sai

25. Ngành nào sau đây KHÔNG thuộc động mạch chủ ngực:

a. Các động mạch phế quản

b. Các động mạch trung thất

c. Các động mạch thực quản

d. 3 động mạch gian sườn trên

e. Các động mạch hoành trên

26. Những ngành nào sau đây KHÔNG thuộc động mạch chủ bụng:

a. Động mạch hoành dưới

b. Động mạch buồng trứng

c. Động mạch mạc treo tràng dưới

d. Động mạch cùng bên

e. Động mạch cùng giữa

27. Chọn câu SAI:

a. Động mạch chậu trong là một trong hai ngành cùng của động
mạch chậu chung

b. Động mạch chậu trong cấp huyết cho các cơ quan trong chậu
hông như bàng quang, trực tràng...

pg. 730
c. Động mạch chậu trong cho các nhánh cấp huyết cho thành chậu
như động mạch cùng bên, động mạch bịt...

d. Động mạch chậu trong không cho nhánh nào cho đáy chậu

e. Động mạch chậu trong thường chia 11 nhánh

Dùng hình để trả lời cho 5 câu hỏi tiếp theo. Cho:

a. Động mạch chày trước

b. Động mạch chày sau

c. Động mạch đùi sâu

d. Động mạch đùi

e. Động mạch mác

28. Chi tiết số 1 trên hình vẽ là:...............................................

29. Chi tiết số 2 trên hình vẽ là:...............................................

30. Chi tiết số 3 trên hình vẽ là:...............................................

31. Chi tiết số 4 trên hình vẽ là:...............................................

32. Chi tiết số 5 trên hình vẽ là:...............................................

Dùng hình để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo. Cho:

a. Tĩnh mạch đùi

b. Tĩnh mạch hiển lớn

c. Tĩnh mạch khoeo

d. Tĩnh mạch chày sau

e. Tĩnh mạch hiển bé

33. Chi tiết số 1 là:...............................................

34. Chi tiết số 2 là:...............................................

pg. 731
Hai câu tiếp sau đây là câu nhân quả, chọn:

35.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Lách được coi như một tạng thuộc hệ mạch máu. Vì:

B. Lách phát sinh từ một nụ trên đường đi của động mạch lách và có
chức năng sản xuất tế bào lympho và là nơi hủy các hồng cầu già.

36.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Có thể chẩn đoán một khối u có một bờ nhiều khía, trong ổ bụng và
lộ ra dưới hạ sườn trái là lách. Vì:

B. Bờ dưới lách có nhiều khía rất đặc hiệu.

37. Chọn câu đúng nhất về chỗ đổ của tĩnh mạch cảnh trong:

a. Tĩnh mạch dưới đòn

b. Tĩnh mạch cảnh ngoài

c. Tĩnh mạch mặt chung

d. Thân tĩnh mạch cánh tay đầu

pg. 732
e. Tĩnh mạch sau hàm

38. Tĩnh mạch chủ trên nhận máu trực tiếp từ:

a. Thân tĩnh mạch tay đầu phải

b. Thân tĩnh mạch tay đầu trái

c. Tĩnh mạch cảnh trong

d. a và b

e. a, b và c

39. Chọn câu đúng nhất:

a. Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu của các phần cơ thể từ cơ hoành
trở xuống

b. Tĩnh mạch chủ dưới do hai tĩnh mạch chậu chung hợp thành

c. Tĩnh mạch chủ dưới đi cạnh bờ phải động mạch chủ bụng

d. a và b

e. a, b và c

40. Hệ tĩnh mạch đơn:

a. Nối tĩnh mạch chủ dưới với tĩnh mạch chủ trên

b. Nhận máu chủ yếu từ thành ngực qua các động mạch gian sườn

c. Đổ về tĩnh mạch chủ trên

d. a và c

e. a, b và c

41. Tĩnh mạch đơn nhận các nhánh bên là:

a. Các tĩnh mạch gian sườn phải

b. Tĩnh mạch bán đơn

c. Tĩnh mạch bán đơn phụ

pg. 733
d. a và b

e. a, b và c

Dùng hình để trả lời 4 câu tiếp theo. Cho:

a. Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới

b. Tĩnh mạch lách

c. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên

d. Tĩnh mạch cửa

e. Tĩnh mạch gan

42. Chi tiết số 1 là:...................................

43. Chi tiết số 2 là:...................................

44. Chi tiết số 3 là:...................................

45. Chi tiết số 4 là:...................................

46. Nói về ống ngực, thông tin nào sau đây SAI:

a. Là ống bạch huyết lớn nhất cơ thể

b. Bắt nguồn từ bể dưỡng chấp trong ổ bụng

c. Có đoạn đi trong trung thất sau

d. Đi giữa động mạch chủ ngực với tĩnh mạch đơn

e. Đổ vào tĩnh mạch dưới đòn phải

pg. 734
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.e 2.b 3.d 4.c 5.e 6.e 7.d 8.a 9.a 10.a

11.d 12.c 13.b 14.a 15.e 16.c 17.d 18.a 19.c 20.d

21.b 22.e 23.c 24.c 25.d 26.d 27.d 28.d 29.c 30.a

31.b 32.e 33.b 34.e 35.a 36.c 37.d 38.d 39.e 40.e

41.e 42.b 43.a 44.c 45.d 46.e

pg. 735
CHƯƠNG IX. HỆ HÔ HẤP
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Lược tả hình thể và cấu tạo mũi ngoài

2) Mô tả các thành của ổ mũi

3) Kể tên các xoang cạnh mũi

4) Lược tả cấu tạo và các phần của hầu

5) Nêu vị trí và hình thể của các sụn chính và các màng xơ chun của
thanh quản

6) Kể tên theo nhóm chức năng của các cơ nội tại thanh quản

7) Lược tả hình thể trong của thanh quản

8) Chú thích hình soi thanh quản

9) Mô tả hình thể ngoài của phổi

10) Lược tả các thành phần cấu tạo phổi: cây phế quản, động mạch
và tĩnh mạch phổi

11) Mô tả các lá, ổ và ngách màng phổi

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Xác định được trên sọ, mô hình, hình vẽ các thành ổ mũi và các
cấu trúc quan trọng của các thành này

2) Chỉ được vị trí các xoang trán và hàm trên ở người sống

3) Chỉ được trên mô hình và tranh vẽ các cấu trúc quan trọng của
các phần của hầu

4) Xác định trên tiêu bản, mô hình và tranh vẽ các sụn thanh quản
và các chi tiết quan trọng của các sụn này

5) Xác định được trên tiêu bản, mô hình, tranh vẽ các cấu trúc của
hình thể trong thanh quản
pg. 736
6) Xác định các mặt và các cấu trúc quan trọng trên các mặt này của
phổi

7) Chỉ được các lá, ổ màng phổi và ngách màng phổi trên mô hình,
tranh vẽ

ĐẠI CƯƠNG
Hệ thống hô hấp đảm nhận chức năng trao đổi khí (hấp thu oxy vào
máu và thải khí carbonic vào phế nang). Để đảm bảo chức năng này, hệ
hô hấp bao gồm:

- Một hệ thống dẫn khí (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản
chính), ngoài ra, một số thành phần này lại còn đảm nhận chức năng
xử lý không khí trước khi vào đường hô hấp, tiếp nhận khứu giác
(mũi) và phát âm (thanh quản).

- Cơ quan trao đổi khí là hai phổi và thành phần phụ thuộc là phức
hợp màng phổi.

Khi hít vào, phần lớn không khí đi qua các xoang và ngách mũi dưới
và giữa để được làm ấm, làm ẩm và lọc sạch, chỉ một ít đi qua trên xoăn
mũi giữa để được cảm nhận khứu giác. Sau đó, không khí qua ngã tư hô
hấp - tiêu hóa là hầu, vào thanh quản rồi qua khí quản, phế quản để vào
phổi. Một tắc nghẽn từ thanh quản trở lên sẽ gây ngạt thở và cần được
khai thông ngay bằng cách mở một đường thông tạm thời qua khí quản
(mở khí quản).

Phổi giãn nở một cách chủ động khi hít vào nhờ sự gia tăng dung
tích lồng ngực do sự tác động của các cơ hô hấp mà chủ yếu là cơ hoành.
Lúc đó, áp lực âm xuất hiện trong ổ màng phổi kéo phổi nở theo lồng
ngực. Do đó, khi có thủng màng phổi thành hay tạng, không khí bị kéo vào
ổ màng phổi gây tràn khí màng phổi. Không khí đi qua các thành phần của
cây phế quản đến tận các phế nang để thực hiện quá trình trao đổi khí ở

pg. 737
đây. Động tác thở ra bình thường (không gắng sức) là một quá trình thụ
động do sự giãn cơ hoành và sự phục hồi hình dạng vốn có của lồng
ngực.

Hình 9.1 Hệ hô hấp

pg. 738
MŨI
I.-MŨI NGOÀI

Mũi ngoài nhìn chính giữa mặt, có dạng hình tháp tam giác mà mặt
nhỏ nhất hướng xuống dưới, nơi có hai lỗ mũi trước thông ra môi trường
ngoài, hai mặt bên phân cách bởi sống mũi. Sống mũi là gờ lồi nối gốc
mũi ở trên (nằm giữa hai mắt) và đỉnh mũi ở dưới.

Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn phủ bên ngoài
bởi da và lót bên trong bằng niêm mạc. Khung mũi được hợp thành bởi
xương mũi, mỏm trán của xương hàm trên phần mũi xương trán, hai sụn
mũi bên, hai sụn cánh mũi lớn, sụn vách mũi và các sụn phụ như sụn cánh
mũi nhỏ. Chính nhờ khung mũi mà mũi ngoài không bị xẹp khi hít vào. Bên
trong mũi ngoài là tiền đình mũi thuộc hố mũi có niêm mạc liên tục với mũi
trong và có nhiều lông để cản dị vật, bụi bặm.

Hình 9.2 Mũi ngoài

II.-MŨI TRONG (Ổ MŨI)

Các ổ mũi là những phần trên cùng của đường hô hấp và chứa các
cơ quan cảm thụ khứu giác. Chúng là những khoang hình nêm thuôn dài

pg. 739
với một nền rộng ở dưới và một đỉnh hẹp ở trên và được giữ ở trạng thái
mở nhờ một khung xương - sụn.

Vùng trước của các ổ mũi được được bao quanh bởi mũi ngoài trong
khi đó vùng sau hoàn toàn được vây quanh bởi xương sọ. Các ổ mũi mở
thông ra mặt tại lỗ mũi trước và liên tiếp với tỵ hầu ở sau qua lỗ mũi sau.
Các ổ mũi được ngăn cách: (1) với nhau bởi vách mũi; (2) với ổ miệng bởi
khẩu cái cứng; (3) với khoang sọ ở trên bởi các xương trán, sàng và
bướm, ở ngoài các ổ mũi là các ổ mắt. Mỗi ổ mũi có sàn, trần, thành trong
và thành ngoài.

- Thành trên (trần ổ mũi) thì hẹp và cao nhất ở vùng trung tâm, nơi
nó được tạo nên bởi mảnh sàng của xương sàng. Phần trần ở trước
mảnh sàng là một đường dốc xuống dưới tới lỗ mũi trước, lần lượt
được tạo nên bởi: gai mũi của xương trán, xương mũi, mỏm bên
của sụn vách mũi và sụn cánh mũi lớn. Phần trần ở sau mảnh sàng
là cùng là một đường dốc xuống dưới (nhưng ra sau) tới lỗ mũi sau
và được tạo bởi: mặt trước của thân xương bướm, cánh của xương
lá mía và mỏm bọc của mảnh trong mỏm chân bướm. Tại mảnh
sàng (nơi cao nhất), có các lỗ cho thần kinh khứu giác và một lỗ
riêng cho các mạch và thần kinh sàng trước; tại mặt trước thân
xương bướm (sườn dốc sau), có lỗ thông xoang bướm với ngách
bướm - sàng.

- Thành dưới (sàn) ổ mũi thì nhẵn, lõm và rộng hơn trần. Sàn do mặt
trên mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái
tạo nên.

- Thành trong (vách mũi) do mảnh thẳng đứng xương sàng, xương
lá mía và sụn vách mũi tạo nên.

- Thành ngoài của mỗi ổ mũi thì phức tạp và được tạo nên bởi
xương, sụn và các mô mềm. Phần xương của thành ngoài bao gồm

pg. 740
mặt trong của xương lệ, xương hàm trên, mê đạo và mỏm móc
xương sàng, mảnh thẳng đứng xương khẩu cái, mảnh trong mỏm
chân bướm và xương xoăn mũi dưới. Phần thành ngoài mà do mũi
ngoài tạo nên được chống đỡ bởi sụn (mảnh ngoài của sụn vách
mũi, sụn cánh mũi lớn và các sụn cánh mũi nhỏ) và các mô mềm.

Bề mặt của thành ngoài không đều vì bị gián đoạn bởi ba xương
xoăn mũi. Mê đạo sàng ở thành ngoài có hai xương xoăn mũi nhô vào ổ
mũi: xương xoăn mũi trên, và xương xoăn mũi giữa. Ba xương xoăn mũi
chia ổ mũi thành bốn ngách: ở trên xương xoăn mũi trên là ngách bướm
- sàng và ở dưới ba xương xoăn mũi có ba ngách tương ứng là ngách
mũi trên ngách mũi giữa và ngách mũi dưới. Khoảng nằm giữa các xương
xoăn mũi và vách mũi là ngách mũi chung. Ngách mũi trên có lỗ thông với
xoang sàng sau; ngách mũi giữa thông với xoang trán, các nhóm xoang
sàng giữa - trước và xoang hàm trên; ngách mũi dưới có lỗ của ống lệ -
mũi đổ vào. Ngách bướm - sàng có lỗ đổ vào của xoang bướm. Thành
ngoài của ngách mũi giữa có một vùng nhô lên gọi là bọt sàng, ở dưới bọt
sàng là một rãnh cong gọi là rãnh nguyệt. Đầu trước của rãnh nguyệt liên
tiếp với một ống gọi là phễu sàng. Phễu sàng cong lên trên và liên tiếp với
ống trán - mũi, một ống dẫn lưu cho xoang trán. Các lỗ của nhóm xoang
sàng giữa mở lên bọt sàng. Lỗ xoang hàm trên mở vào rãnh nguyệt.
Xoang trán và các xoang sàng trước đổ vào ống trán - mũi; ống này thông
với phễu sàng rồi phễu sàng mở vào đầu trước của rãnh nguyệt.

Niêm mạc ổ mũi. Trừ tiền đình mũi được che phủ bởi da, phần còn
lại của ổ mũi được lót bởi niêm mạc. Niêm mạc được chia thành vùng hô
hấp và vùng khứu. Vùng hô hấp là vùng dưới xoăn mũi trên. Niêm mạc ở
đây chứa nhiều mao mạch; lớp thượng mô trụ có lông giả tầng của vùng
hô hấp có nhiều tế bào tiết nhầy liên tiếp với niêm mạc của các xoang
cạnh mũi. Vùng khứu là vùng niêm mạc lót mặt trên xoăn mũi trên và phần
vách mũi liền kề, có ít mạch máu và chứa các tế bào cảm thụ khứu giác.

pg. 741
Hình 9.3 Thành ngoài ổ mũi

pg. 742
Hình 9.4 Thành ngoài ổ mũi (tt)

pg. 743
Hình 9.5 Thành trong ổ mũi

pg. 744
III.-CÁC XOANG CẠNH MŨI

Có bốn xoang khí cạnh mũi mang tên của những xương chứa
chúng: xoang hàm trên, xoang trán, xoang bướm và các xoang sàng.
Chúng được xem như những phần mở rộng của ổ mũi vào các xương bao
quanh. Chúng mở vào ổ mũi và được lót bằng một lớp niêm mạc hô hấp
(có lông và tiết niêm dịch) liên tiếp với niêm mạc của ổ mũi.

- Xoang hàm trên là xoang lớn nhất trong các xoang cạnh mũi. Nó
nằm trong thân xương hàm trên. Nó có hình tháp với nền hướng
vào thành ngoài của ổ mũi. Lỗ xoang hàm trên nằm ở phần cao của
nền và mở vào giữa rãnh nguyệt.

- Các xoang sàng là các hốc khí trong mê đạo sàng được xếp làm
ba nhóm trước, giữa và sau.

- Xoang trán nằm trong phần trai trán, đổ vào đầu trước của rãnh
nguyệt (ở ngách mũi giữa) qua ống trán - mũi và phễu sàng.

- Xoang bướm nằm trong thân xương bướm, có lỗ đỗ vào ngách


bướm - sàng.

Các xoang này có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, ngoài ra chúng


còn có khả năng làm ẩm niêm mạc mũi, sưởi ấm không khí và làm nhẹ
khối xương đầu mặt.

pg. 745
Hình 9.6 Các xoang cạnh mũi

pg. 746
IV.-MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

Động mạch của mũi ngoài: là các nhánh của động mạch mặt, mắt.

Các cơ ở mũi được vận động bởi thần kinh mặt còn cảm giác mũi
ngoài được chi phối bởi thần kinh sinh ba.

Động mạch của hố mũi là động mạch bướm - khẩu cái, động mạch
khẩu cái xuống của động mạch hàm, các động mạch sàng trước và sau
của động mạch mắt, nhánh môi trên của động mạch mặt.

Thần kinh khứu giác làm nhiệm vụ ngửi, các nhánh mũi của thần
kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cái chi phối cảm giác và tiết dịch.

pg. 747
Hình 9.7 Động mạch hàm trên

pg. 748
Hình 9.8 Các Đ/m ổ mũi (vách mũi lật lên)

pg. 749
Hình 9.9 Các T/K ổ mũi (vách mũi lật lên)

pg. 750
HẦU
Hầu là ngã tư giữa đường hô hấp và tiêu hóa, là một ống cơ mạc
hình phễu trải từ nền sọ đến bờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống cổ
VI), nơi nó tiếp nối bởi thực quản.

Hầu dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra sau, rộng nhất ở dưới nền sọ
(khoảng 5cm đường kính) và hẹp nhất ở chỗ nối với thực quản (khoảng
2,5cm).

I.-CẤU TẠO CỦA HẦU

Hầu được cấu tạo bởi 3 lớp từ ngoài vào trong là:

- Lớp cơ hầu gồm:

+ Lớp cơ vòng ở ngoài được tạo nên bởi 3 cặp cơ khít hầu trên,
giữa và dưới. Các cơ này nối với cơ tương ứng dọc đường giữa
phía sau hầu và cặp cơ dưới chồng một phần lên cơ trên.

+ Lớp cơ dọc bên trong là cơ trâm hầu và vòi hầu.

Do hầu thông phía trước với mũi, miệng và lỗ trên thanh quản nên
các cơ hầu chỉ hiện diện ở mặt bên và sau hầu. Các cơ hầu tham gia động
tác nuốt cùng thực quản.

- Tấm dưới niêm mạc: biệt hóa thành mạc trong hầu ở thành sau và
ngoài của hầu, lớp này dày và chắc, đặc biệt là ở hố hạnh nhân khẩu
cái.

- Lớp niêm mạc: liên tục với niêm mạc mũi, miệng và thanh quản,
có nhiều tuyến hầu.

II.-HÌNH THỂ TRONG CỦA HẦU

Do sự liên quan của hầu với mũi, miệng và thanh quản mà nó được
chia thành 3 phần.

pg. 751
1.-Phần mũi (hay tỵ hầu)

Nằm trên khẩu cái mềm. Thành trên (vòm hầu) được tạo nên bởi
mặt dưới thân xương bướm và phần nền xương chẩm, nơi có một mô
bạch huyết kéo dài xuống thành sau gọi là hạnh nhân hầu, thường bị viêm
và phì đại nhất là ở trẻ con gây nghẹt mũi và sổ mũi xanh. Thành sau trải
dài từ phần nền xương chẩm đến cung trước đốt đội. Thành bên có lỗ hầu
vòi tai nằm sau cực sau xoăn mũi dưới khoảng 1cm. Đây là cửa ngõ tự
nhiên để nhiễm trùng lan từ hầu họng đến tai giữa. Quanh lỗ hầu vòi tai
có một mô bạch huyết gọi là hạnh nhân vòi, khi bị viêm thì làm bít lỗ này
và gây ù tai (xem thêm bài tiền đình ốc tai, chương VI).

2.-Phần miệng (hay khẩu hầu)

Nằm dưới khẩu cái mềm. Thành trước của phần này thông với ổ
miệng qua eo họng được giới hạn phía trên là lưỡi gà và bờ sau khẩu cái
mềm, phía bên là cung khẩu cái lưỡi và phía dưới là lưng lưỡi (ngang
mức rãnh tận cùng). Thành bên có hai nếp chạy từ khẩu cái mềm xuống
là cung khẩu cái lưỡi (đến chỗ nối 2/3 trước với 1/3 sau của lưỡi) và cung
khẩu cái hầu (chạy chéo vào thành bên), giới hạn một chỗ lõm cho hạnh
nhân khẩu cái định vị gọi là hố hạnh nhân. Thành sau trải từ đốt sống cổ
II đến IV.

Các tổ chức bạch huyết của hầu (hạnh nhân hầu, hạnh nhân vòi,
hạnh nhân khẩu cái) và hạnh nhân lưỡi của rễ lưỡi tạo nên một vòng bạch
huyết quanh họng, là tuyến đầu để chống nhiễm khuẩn cho vùng này.

3.-Phần thanh quản (hay thanh hầu)

Trải từ xương móng đến bờ dưới sụn nhẫn, nơi nó được nối tiếp bởi
thực quản. Phía trước thanh hầu liên hệ với phần trên thanh quản và hai
ngách bên của thanh quản gọi là ngách hình lê. Ngách này được giới hạn
bên trong là nếp phễu - nắp, sụn phễu, sụn nhẫn và bên ngoài là mặt trong
sụn giáp và màng giáp móng. Dị vật thường bị mắc lại ở ngách này. Thành

pg. 752
sau đi từ đốt sống cổ V đến VI. Thành bên là phần được nâng đỡ bởi
xương móng và mặt trong sụn giáp.

 Mạch máu và thần kinh

Hầu được cấp máu chủ yếu từ động mạch hầu lên thuộc động mạch
cảnh ngoài, nhánh khẩu cái lên của động mạch mặt và nhánh bướm khẩu
cái của động mạch hàm.

Hầu được chi phối bởi các nhánh hầu của thần kinh X, thần kinh
thiệt hầu và thần giao cảm qua đám rối hầu.

pg. 753
Hình 9.10 Hầu

pg. 754
Hình 9.11 Các cơ vùng hầu

pg. 755
THANH QUẢN
Thanh quản là một câu trúc phức tạp hình ống, thông ở trên với hầu
và ở dưới với khí quản, ngoài chức năng dẫn khí, còn có vai trò chính
trong việc phát âm. Thanh quản nằm ở chính giữa cổ, trước cột sống từ
C3 - C6, phần lớn lộ rõ dưới da và được che phủ một phần bởi các cơ
dưới móng và các lá mạc cổ.

I.-CẤU TẠO

Thanh quản được tạo nên bởi các sụn, các cơ nội tại, màng xơ chun,
dây chàng, các khớp giữa các sụn thanh quản hoặc giữa thanh quản với
các cấu trúc lân cận như xương móng, khí quản và bên trong phủ niêm
mạc.

1.-Các sụn

Ngoài các sụn chính được mô tả sau đây, còn có các sụn phụ như
sụn sừng, sụn chêm, sụn thóc.

Sụn giáp: là sụn đơn lớn nhất, gồm hai mảnh sụn giáp kết hợp với
nhau dọc đường giữa thành một góc mở ra sau (góc này ở nữ (120°) lớn
hơn đối với nam (90°) nên không thấy lộ rõ ở cổ như ở nam). Chỗ lồi nhất
nhìn gần bờ trên gọi là lồi thanh quản. Phía trên bờ sau mỗi mảnh giáp có
sừng trên nối với đỉnh sừng Iớn xương móng và phía dưới có sừng dưới
khớp với sụn nhẫn.

Sụn nhẫn: là sụn đơn có dạng một chiếc nhẫn mặt ngọc nằm ngay
dưới sụn giáp và trên vòng sụn khí quản I. Cung sụn nhẫn ở phía trước
sờ được dưới da, mảnh sụn nhẫn hướng ra sau. Bờ trên sụn nhẫn giới
hạn lỗ trên, nằm theo mặt phẳng hướng xuống dưới, ra trước và có diện
khớp phễu ở phần mảnh. Bờ dưới nằm ngang, ở chỗ tiếp giáp giữa cung
và mảnh có diện khớp giáp khớp với sừng dưới sụn giáp.

pg. 756
Các sụn phễu: gồm hai sụn hình tháp cụt mà đáy khớp với bờ trên
sụn nhẫn, đỉnh khớp tiếp với sụn sừng, mỏm cơ nằm sau ngoài có các cơ
bám và mỏm thanh âm hướng ra trước có dây thanh âm gắn vào.

Sụn nắp thanh môn: có hình chiếc lá, cuống quay xuống dưới, cố
định vào mặt sau gốc sụn giáp và thân xương móng.

2.-Các cơ thanh quản

Gồm hai nhóm:

Nhóm cơ ngoại lai: từ các cấu trúc chung quanh bám vào các sụn
thanh quản như các cơ dưới móng, cơ trâm hầu, khít hầu giữa và dưới
và cơ khẩu cái hầu.

Nhóm cơ nội tại: bám cả hai đầu vào các sụn thanh quản giúp vận
động thanh quản. Có 3 nhóm chức năng chính là:

- Căng dây thanh âm (nhẫn giáp, nhẫn phễu sau) - chùng dây thanh
âm (giáp phễu).

- Mở khe thanh môn (nhẫn phễu sau) - đóng khe thanh môn (phễu
chéo và ngang, nhẫn phễu bên, giáp phễu, thanh âm).

- Làm hẹp tiền đình thanh quản (phễu ngang, giáp phễu).

3.-Các màng xơ chun thanh quản

Màng giáp móng: nối từ bờ trên sụn giáp đến xương móng, có bó
mạch thần kinh thanh quản trên xuyên qua.

Màng tứ giác: là một tấm liên kết hình bốn cạnh:

- Cạnh trước dính vào bờ bên sụn nắp.

- Cạnh sau bám vào sụn phễu và sụn sừng.

- Cạnh trên tự do khi được phủ niêm mạc thì tạo thành nếp phễu -
nắp thanh môn.

- Cạnh dưới tự do tạo nên nếp tiền đình.


pg. 757
Nón đàn hồi: bên dưới bám dọc bờ trên cung sụn nhẫn, ở trên, bám
phía trước vào mặt trong góc giáp và ở phía sau vào mỏm thanh âm sụn
phễu, giữa hai chỗ bám này là một bờ tự do dày lên gọi là dây thanh âm
(khi được phủ niêm mạc thì tạo nên nếp thanh âm).

Hình 9.12 Các sụn

pg. 758
Hình 9.13 Các cơ

pg. 759
Hình 9.14 Tác dụng của các cơ

pg. 760
II.-HÌNH THỂ TRONG

Bên trong thanh quản được chia thành 3 phần:

Tiền đình thanh quản: hình phễu, được giới hạn bởi mặt trong hai
màng tứ giác được phủ niêm mạc, cố bờ trôn là nếp phễu

nắp và bờ dưới là nếp tiền đình.

Thanh thất: là một ngách niêm mạc thụt sâu giữa nếp tiền đình và
nếp thanh âm. Nếp thanh âm nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình và
giới hạn một khe gọi là khe thanh môn.

Ổ dưới thanh môn: có hình phễu ngược, được tạo nên bởi mặt
trong của nón đàn hồi phủ niêm mạc, có giới hạn trên là nếp thanh âm.

Chúng ta có thể nhìn thanh quẳn bằng kính soi đưa qua miệng vào
hầu hay trong thủ thuật đặt nội khí quản.

 Cơ chế phát âm

Luồng không khí được đẩy từ phổi ra do tác động của cơ hoành, cơ
bụng, các cơ gian sườn làm rung dây thanh âm để tạo ra âm thanh. Âm
thanh này được cộng hưởng và biến đổi thích hợp bởi mũi, các xoang
cạnh mũi, hầu, màn hầu, lưỡi, môi để tạo ra tiếng nói.

 Mạch máu và thần kinh

Thần kinh thanh quản trên và thanh quản dưới của dây X chi phối
vận động và cảm giác cho thanh quản.

Thanh quản được cấp máu từ động mạch thanh quản trên (nhánh
của động mạch giáp trên thuộc cảnh ngoài) và động mạch thanh quản
dưới (từ động mạch giáp dưới thuộc thân giáp cổ của động mạch dưới
đòn). Tĩnh mạch đi theo động mạch tương ứng.

pg. 761
Hình 9.15 Thần kinh thanh quản

pg. 762
KHÍ QUẢN
I.-VỊ TRÍ, HÌNH THỂ VÀ KÍCH THƯỚC

Khí quản là một ống dẫn khí dài khoảng 12 - 15 cm và rộng khoảng
2,5 cm. Nó nằm trước thực quản và đi từ chỗ nối với thanh quản tới ngang
khoảng gian các đốt sống ngực IV - V, nơi nó chia thành các phế quản
chính phải và trái. Hai phế quản chính hợp với nhau một góc khoảng 70°,
nhưng do phế quản chính phải to hơn, dốc hơn và ngắn hơn bên trái nên
dị vật đường thở thường lọt vào phía này.

Khí quản có khoảng 10 - 20 vòng sụn hình chữ C đóng kín phía sau
bởi cơ trơn và nối liền nhau bởi các dây chằng vòng. Lòng khí quản được
lót bởi niêm mạc và ở chỗ chia đôi có một gờ dọc phân cách hai lỗ phế
quản chính gọi là cựa khí quản.

II.-LIÊN QUAN

Khí quản đi qua cổ và ngực.

Liên quan ở cổ: Khí quản nằm trước thực quản, giữa hai bó mạch
cảnh, sau eo tuyến giáp và các cơ dưới móng. Các cơ dưói móng không
che kín mặt trước khí quản mà để hở một khe hình trám gọi là trám mở
khí quản. Vùng hở này chỉ có da và mạc che phủ nên có thể mở khí quản
tại đây khi cần.

Liên quan ở ngực: Khí quản nằm trong trung thất trên. Nó nằm
trước thực quản, giữa hai ổ màng phổi và sau cung động mạch chủ cùng
các nhánh của cung này. Phía trước các động mạch là tĩnh mạch tay -
đầu trái và tuyến ức.

III.-CẤU TẠO

Khí quản là một ống cấu tạo bằng hai lớp: lớp sụn - sợi - cơ trơn ở
ngoài và lớp niêm mạc lót ở trong. Lớp sụn - sợi - cơ trơn gồm:

pg. 763
- Các vòng sụn khí quản hình chữ C (khuyết ở phía sau) nằm chồng
lên nhau.

- Các màng sợi vây bọc và nối các vòng sụn lại với nhau.

- Cơ khí quản căng giữa các đầu vòng sụn. Lớp niêm mạ lót mặt
trong khí quản thuộc loại thượng mô trụ giả tầng có lông chứa các
tế bào lông và tế bào hình đài tiết nhầy.

Hình 9.16 Khí quản

pg. 764
PHỔI - MÀNG PHỔI
Phổi là cơ quan trao đổi khí, gồm hai phổi nằm trong lồng ngực giới
hạn trung thất. Mỗi phổi được bao bọc bởi một phức hợp màng phổi, đóng
vai trò quan trọng trong chức năng hô hấp

I.-HÌNH THỂ NGOÀI CỦA PHỔI

Mỗi phổi có hình thể gần giống 1/2 hình nón gồm một đáy, một đỉnh,
hai mặt và ba bờ.

- Đáy nằm trên cơ hoành (còn gọi là mặt hoành).

- Đỉnh nhô lên trên xương sườn I vào nền cổ.

- Mặt sườn hướng về phía mặt trong của các xương sườn.

- Mặt trung thất hay mặt trong , nằm áp vào trung thất ở phía trước
và cột sống ở phía sau; mặt này chứa rốn phổi hình dấu phẩy, nơi
mà các cấu trúc đi vào và rời khỏi phổi.

- Ba bờ: bờ dưới sắc ngăn cách đáy phổi với hai mặt của phổi; các
bờ trước và sau ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất; bờ sau của
phổi thì nhẵn và tròn, không sắc như bờ dưới và bờ trước.

Phổi có nhiều vết ấn trên bề mặt bởi những cấu trúc tiếp giáp với
nó. Mặt trong của phổi có các vết ấn của tim (ấn tim) và các mạch máu
lớn. Các xương sườn để lại vết ấn trên mặt sườn.

Cuống phổi

Cuống phổi là một tập hợp những cấu trúc gắn kết phổi với những
cấu trúc ở trung thất. Nó được bao bọc bởi phần màng phổi trung thất mà
lật lên bề mặt phổi để liên tiếp với màng phổi tạng. Đường lật của màng
phổi lên mặt trung thất của phổi được gọi là rốn phổi, nơi các cấu trúc đi
vào và rời khỏi phổi.

pg. 765
Một nếp màng phổi gọi là dây chằng phổi chạy xuống từ cuống phổi
và trải rộng từ mặt trung thất của phổi đến trung thất.

Các thành phần của mỗi cuống phổi bao gồm: động mạch phổi, hai
tĩnh mạch phổi, phế quản chính, các mạch phế quản, thần kinh và bạch
huyết. Tại rốn phối, động mạch phổi nằm trên, các tĩnh mạch phổi nằm
dưới và phế quản chính nằm sau động mạch. Nhánh phế quản cho thuỳ
trên phổi phải tách ra từ phế quản chính ở cuống phổi trong khi ở bên trái
thì nhánh này tách ra ở trong phổi.

Các khe và thùy phổi

Phổi phải: được chia thành ba thuỳ trên, giữa và dưới bởi hai khe
từ bề mặt phổi ăn sâu vào tận rốn phổi:

- Khe chếch ngăn cách thuỳ dưới với thuỳ trên và thuỳ giữa.

- Khe ngang ngăn cách thuỳ trên với thuỳ giữa.

Mặt trong của phổi phải nằm kề các cấu trúc sau đây của trung thất:
tim, các tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch đơn và thực quản; riêng thuỳ trên phổi
phải liên quan với động mạch và tĩnh mạch dưới đòn phải.

Phổi trái: được chia thành thùy trên và thuỳ dưới bởi khe chếch. Vì
tim nhô nhiều hơn sang trái nên ấn tim ở mặt trong phổi trái sâu hơn và
bờ trước phổi trái bị khuyết thành khuyết tim. Vùng thuỳ trên phổi trái ở
dưới khuyết này được gọi là lưỡi phổi trái. Mặt trong của phổi trái nằm kề
với các cấu trúc sau đây của trung thất: tim, cung động mạch chủ, động
mạch chủ ngực và thực quản; riêng thuỳ trên phổi trái liên quan với động
mạch và tĩnh mạch dưới đòn trái.

pg. 766
Hình 9.17 Định khu phổi nhìn trước

pg. 767
Hình 9.18 Định khu phổi nhìn sau

pg. 768
Hình 9.19 Phổi tại chỗ

pg. 769
Hình 9.20 Phổi

pg. 770
II.-CẤU TẠO CỦA PHỔI

Các thành phần của cuống phổi đi qua rốn phổi: cây phế quản, động
mạch, tĩnh mạch phổi, động tĩnh mạch phế quản và thần kinh phổi chia
nhỏ dần kết hợp với mô liên kết ở chung quanh tạo nên phổi.

1.-Sự phân chia cây phế quản chính

Phế quản chính chạy qua cuống phổi và rốn phổi để đi vào phổi.
Phế quản chính phải to hơn và nằm thẳng đứng hơn ở trong cuống phổi
so với phế quản chính trái. Ở trong phổi, mỗi phế quản chính sẽ phân chia
nhỏ dần tới các phế nang.

Trước hết, phế quản chính (phế quản bậc một) chia thành các phế
quản thùy (phế quản bậc hai) dẫn khí vào các thùy phổi: phế quản chính
phải chia thành ba phế quản thùy, phế quản chính trái thành hai phế quản
thùy.

Tiếp đó, mỗi phế quản thùy chia thành các phế quản phân thùy (phế
quản bậc ba). Mỗi phế quản phân thùy dẫn khí vào một vùng mô phổi gọi
là phân thùy phế quản – phổi. Mỗi phổi có 10 phế quản phân thùy.

Phế quản phân thùy chia nhánh nhiều lần trong mỗi phân thùy, giảm
dần về đường kính và số lượng sụn sau mỗi lần chia. Khi ống phế quản
đạt tới đường kính khoảng 1mm, các sụn biến đi và ống phế quản cỡ này
được gọi là tiểu phế quản. Mỗi tiểu phế quản cùng với một tiểu động mạch
phổi, một tiểu tĩnh mạch phổi và một mạch bạch huyết đi vào một vùng
mô phổi nhỏ có bao mô liên kết riêng gọi là tiểu thùy phổi. Trong tiểu thùy
phổi, tiểu phế quản chia thành các tiểu phế quản tận (có đường kính
khoảng 0,5mm): mỗi tiểu phế quản tận chia thành các tiểu phế quản hô
hấp. Mỗi tiểu phế quản hô hấp chia thành các ống phế nang; mỗi ống phế
nang chia thành các phế nang. Các phế nang được vây quanh bởi mạng
lưới mao mạch phổi. Có 25 bậc phân nhánh từ khí quản tới ống phế nang
và toàn bộ các nhánh phân chia của phế quản gọi là cây phế quản.

pg. 771
Thành phế quản được cấu tạo bởi sụn, cơ trơn và được lót bởi niêm
mạc ở mặt trong. Cấu trúc thành phế quản trải qua sự biến đổi khi phế
quản phân chia nhỏ dần: (1) Thượng mô biến đổi dần từ thượng mô trụ
giả tầng có lông ở phế quản tới thượng mô trụ đơn không có lông ở tiểu
phế quản tận; (2) Các vòng sụn không hoàn chỉnh ở phế quản chính được
thay thế dần bằng các mảnh sụn rồi cuối cùng biến đi; (3) Lượng sụn giảm
dần và lượng cơ trơn tăng dần, ở tiểu phế quản hô hấp, lớp thượng mô
chuyển từ trụ đơn sang vảy (lát) đơn.

Mỗi phế nang là một bọng hình chén mà thành được lót bằng thượng
mô vảy đơn và được chống đỡ bằng một màng đáy mỏng. Hai hoặc ba
phế nang có chung lỗ mở vào ống phế nang tạo nên một túi phế nang.
Thành phế nang có hai loại tế bào thượng mô: loại I là tế bào thượng mô
vảy đơn (mỏng) chiếm phần lớn diện tích thành phế nang, loại II là tế bào
tròn hoặc hình vuông tiết dịch phế nang. Trong dịch phế nang có chất họat
diện (surfactant), một hỗn hợp của các phospholipid và lipoprotein có tác
dụng làm giảm sức căng bề mặt của dịch phế nang. Trên thành phế nang
còn có các đại thực bào. Tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch của tiểu thùy
liên tiếp với mạng lưới mao mạch bao quanh phế nang. Thành mao mạch
bao gồm một lớp tế bào nội mô ở trong và một màng đáy ở ngoài dính với
màng đáy của phế nang. Các lớp của thành mao mạch và các lớp của
thành phế nang tạo nên màng hô hấp, nơi mà các chất khí phải khuyếch
tán qua.

2.-Các mạch máu phổi

Các động mạch phổi

Các động mạch phổi phải và trái bắt nguồn từ thân động mạch phổi
và vận chuyển máu mất oxy từ tâm thất phải tới phổi.

- Động mạch phổi phải dài hơn động mạch phổi trái. Nó chạy ngang
trước phế quản chính phải, sau động mạch chủ lên, tĩnh mạch chủ

pg. 772
trên và tĩnh mạch phổi trên phải. Nó tách ra nhánh vào thuỳ trên ở
cuống phổi rồi đi vào phổi qua rốn phổi, tiếp tục phân nhánh vào các
thuỳ giữa và dưới.

- Động mạch phổi trái ngắn hơn bên phải; nó nằm trước động mạch
chủ xuống và sau tĩnh mạch phổi trên trái. Nó đi qua rốn phổi và chia
nhánh ở trong phổi.

Các tĩnh mạch phổi

Tĩnh mạch phổi trên và tĩnh mạch phổi dưới dẫn máu gắn oxy từ
phổi đi về tâm nhĩ trái.

Động mạch phế quản

Động mạch phế quản là nhánh của động mạch chủ ngực, đưa máu
giàu oxy tới nuôi dưỡng cho thành phế quản và mô phổi. Máu tĩnh mạch
chủ yếu trở về qua đường tĩnh mạch phổi, một phần về tĩnh mạch phế
quản; tĩnh mạch phế quản đổ về hệ tĩnh mạch đơn.

Bạch huyết phổi

Các mạch bạch huyết từ nhu mô phổi đến các hạch bạch huyết phổi
thường nằm ở chỗ chia của các phế quản rồi tạo thành các mạch đi đổ
tiếp vào hạch phế quản - phổi ở rốn phổi và cuối cùng đổ vào hạch khí -
phế quản ở chỗ chia đôi của khí quản.

pg. 773
Hình 9.21 Sơ đồ đường dẫn khí trong phổi

pg. 774
Hình 9.22 Tuần hoàn máu trong phổi

pg. 775
Hình 9.23 Phân thùy phổi

pg. 776
Hình 9.24 Bạch huyết phổi

pg. 777
L

Hình 9.25 X quang ngực (PA)

pg. 778
III.-MÀNG PHỔI (Hình8.2)

Màng phổi là một bao thanh mạc kín bọc lấy phổi. Bao này gồm hai
lá: lá thành và lá tạng, giữa hai lá là một khoang tiềm tàng gọi là ổ màng
phổi.

- Lá thành: gồm bốn phần phần phủ mặt trong lồng ngực (phần
sườn, phần phủ mặt trên cơ hoành (phần hoành), phần phủ mặt bên
của trung thất (phần trung thất) và phần trùm lên đỉnh phổi (vòm
màng phổi). Góc giữa các phần của màng phổi (tương ứng với các
bờ phổi) được gọi là các ngách màng phổi: ngách sườn - hoành
chạy dọc theo đoạn cong của bờ dưới phổi, nhưng xuống thấp hơn
phổi và là nơi thấp nhất của ổ màng phổi: ngách sườn - trung thất
chạy dọc bờ trước phổi; ngách hoành - trung thất chạy song song
với đoạn thẳng của bờ dưới phổi.

- Lá tạng: là lá thanh mạc bao bọc và dính chặt vào nhu mô phổi,
lách cả vào các khe gian thùy để bọc cả các mặt gian thuỳ của phổi,
ở quanh rốn phổi, lá tạng quặt lại liên tiếp với màng phổi thành.

pg. 779
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Thành phần nào sau đây KHÔNG góp phần tạo nên khung của mũi:

a. Sụn cánh mũi lớn

b. Xương mũi

c. Mỏm trán xương hàm trên

d. Phần mũi xương trán

e. Cánh lớn xương bướm

2. Cấu trúc nào sau đây tham gia tạo thành vách mũi:

a. Xương lá mía

b. Mảnh thẳng xương sàng

c. Trụ trong sụn cánh mũi lớn

d. a và b

e. a, b và c

3. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG có lỗ để ở ngách mũi giữa:

a. Ống lệ mũi

b. Xoang hàm trên

c. Xoang trán

d. Xoang sàng trước

e. Xoang sàng giữa

4. Cấu trúc nào sau đây góp phần tạo nên trần hố mũi:

a. Mảnh ngang xương sàng

b. Xương bướm

c. Xương lệ

d. a và b

e. a, b và c

pg. 780
5. Niêm mạc khứu là vùng:

a. Trên xoăn mũi trên

b. Giữa xoăn mũi trên và xoăn mũi giữa

c. Giữa xoăn mũi giữa và xoăn mũi dưới

d. Dưới xoăn mũi dưới

e. Sau các xoăn mũi giữa và dưới

6. Xoang nào sau đây KHÔNG phải là xoang cạnh mũi:

a. Xoang bướm

b. Xoang trán

c. Xoang sàng

d. Xoang chũm

e. Xoang hàm trên

7. Các xoang cạnh mũi có chức năng:

a. Cộng hưởng âm thanh

b. Làm nhẹ khối xương sọ

c. Làm sạch không khí đi qua mũi

d. a và b

e. a, b và c

8. Cơ nào sau đây tạo nên lớp cơ dọc của hầu:

a. Các cơ khít hầu trên, giữa và dưới

b. Cơ trâm hầu

c. Cơ vòi hầu

d. a và b

e. b và c

pg. 781
Hai câu tiếp theo là câu nhân quả, chọn:

9.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Các cơ hầu chủ yếu nằm ở thành bên và sau hầu. Vì:

B. Thành trước của hầu thông với ổ mũi, ổ miệng và thanh quản.

10.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Hạnh nhân hầu nằm ỏ thành bên của phần mũi của hầu. Nên:

B. Khi hạnh nhân hầu bị phì đại có thể gây nghẹt mũi.

11. Lỗ hầu vòi tai đổ vào:

a. Thành sau của tỵ hầu

b. Thành bên của tỵ hầu

c. Thành bên của khẩu hầu

d. Thành sau của khẩu hầu

e. Thành bên của thanh hầu

12. Thành phần nào sau đây góp phần tạo nên eo họng:

a. Cung khẩu cái hầu

pg. 782
b. Cung khẩu cái lưỡi

c. Khẩu cái cứng

d. Thân lưỡi

e. Nếp lưỡi - nắp thanh môn

13. Ngách hình lê được giới hạn bên trong bởi:

a. Nếp phễu - nắp thanh môn

b. Sụn phễu, sụn nhẫn

c. Màng giáp - móng

d. a và b

e. a, b và c

14. Cơ nào sau đây không che phủ một phần mảnh sụn giáp:

a. Cơ vai - móng

b. Cơ ức - móng

c. Cơ ức - giáp

d. Cơ giáp - móng

e. Cơ ức đòn chũm

15. Sụn nào sau đây thuộc các sụn thanh quản:

a. Sụn sừng

b. Sụn phễu

c. Sụn thóc

d. a và b

e. a, b và c

16. Nhóm cơ nào sau đây KHÔNG phải là nhóm chức năng của cơ thanh quản:

a. Nhóm cơ làm hạ xương móng

b. Nhóm cơ làm hẹp tiền đình thanh quản

pg. 783
c. Nhóm cơ làm căng dãy thanh âm

d. Nhóm cơ khép khe thanh môn

e. Nhóm cơ mở khe thanh môn

17. Cơ nào sau đây có tác dụng mở khe thanh môn:

a. Cơ nhẫn phễu sau

b. Cơ nhẫn phễu bên

c. Cơ phễu ngang

d. Cơ phễu chéo

e. Cơ nhẫn giáp

18. Tiền đình thanh quản:

a. Được giới hạn bởi mặt trong mảnh tứ giác

b. Được giới hạn bởi nếp tiền đình và nếp thanh âm

c. Được giới hạn bởi mặt trong của nón đàn hồi

d. Được giới hạn bởi mặt trong mảnh sụn giáp

e. Được giới hạn bởi mặt trong màng giáp móng

19. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Tiếng nói được tạo ra bởi thanh quản. Vì:

B. Dãy thanh âm rung dưới tác động của luồng không khí từ phổi dưới tác
động của các cơ hô hấp tạo nên âm thanh.

pg. 784
Dùng hình vẽ soi thanh quản để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo đây:

20. Chi tiết X trên hình là:

a. Thanh thất

b. Khe thanh môn

c. Nếp tiền đình

d. Tiền đình thanh quản

e. Nếp phễu nắp

21. Chi tiết Y trên hình vẽ là:

a. Nếp tiền đình

b. Nếp thanh âm

c. Ngách hình lê

d. Ổ dưới thanh môn

e. Khe thanh môn

22. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Dị vật thường rơi vào phế quản chính bên trái. Vì:

B. Phế quản chính bên trái lớn hơn, chếch hơn và ngắn hơn phế quản chính
bên phải.

23. Phía trước dưới rốn phổi trái là:

a. Ấn tim

b. Hố tim

pg. 785
c. Quai tĩnh mạch đơn

d. Ấn cung động mạch chủ

e. Rãnh động mạch dưới đòn trái

24. Đơn vị cơ sở của phổi là:

a. Phân thùy phổi

b. Tiểu thùy phổi

c. Ống phế nang

d. Túi phế nang

e. Phế nang

25. Nói về màng phổi tạng, thông tin nào sau đây SAI:

a. Dính chặt vào nhu mô phổi

b. Lách vào các khe gian thùy phổi

c. Liên tiếp với màng phổi thành ở rốn phổi

d. Băng qua chứ không lách vào khe gian thùy

e. Thường áp sát màng phổi thành

26. Màng phổi thành gồm:

a. Màng phổi sườn

b. Màng phổi hoành

c. Màng phổi trung thất

d. Đỉnh màng phổi

e. a, b, c và d

27. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

pg. 786
d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Người ta thường chọc dò màng phổi ở khoâng gian sườn VIII đường nách
giữa. Vì:

B. Khoang gian sườn VIII đường nách giữa nằm dưới bờ dưới phổi và ứng
với ngách sườn hoành màng phổi.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.e 2.e 3.a 4.d 5.a 6.d 7.d 8.e 9.a 10.d

11.b 12.b 13.d 14.e 15.b 16.a 17.a 18.a 19.d 20.c

21.b 22.e 23.b 24.b 25.d 26.e 27.a

pg. 787
CHƯƠNG X. HỆ NỘI TIẾT
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Kể tên các cơ quan thuộc hệ nội tiết

2) Nêu những đặc điểm chung của các tuyến nội tiết

3) Mô tả vị trí, chức năng, hình thể ngoài, mạch máu và cấu tạo của
tuyến yên và vùng hạ đồi

4) Mô tả vị trí, chức năng, hình thể ngoài và liên quan của tuyến giáp

5) Mô tả vị trí, hình thể ngoài, cấu tạo và chức năng của tuyến
thượng thận

6) Mô tả vị trí, hình thể ngoài, cấu tạo và chức năng của các tuyến
nội tiết khác

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được vị trí của tuyến yên trên sọ thật (hố yên)

2) Xác định được vị trí, các phần của tuyến giáp trên người sống,
xác, mô hình và tranh vẽ

3) Chỉ được vị trí của tuyến thượng thận trên mô hình, tranh vẽ

4) Chỉ được vị trí của tuyến các tuyến nội tiết khác trên mô hình,
tranh vẽ

pg. 788
ĐẠI CƯƠNG
Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết sản xuất và giải phóng các nội
tiết tố (hormon) để tham gia cùng hệ thần kinh trong việc điều hòa và phối
hợp hoạt động của các cơ quan, bộ phận, cũng như sự chuyển hóa các
chất trong cơ thể.

Hệ nội tiết gồm nhiều tuyến tương đối nhỏ, nằm rải rác trong cơ thể,
ít liên quan về mặt hình thái nhưng lại liên hệ nhau một cách chặt chẽ về
mặt chức năng. Các tuyến nội tiết có 3 đặc điểm chung sau:

- Không có ống tiết, nên các chất tiết đổ trực tiếp vào máu.

- Có hệ thống mạch máu cấp huyết phong phú.

- Các nội tiết tố do chúng tiết ra tuy có số lượng nhỏ nhưng có tác
dụng lớn trong việc điều hòa sự chuyển hóa, phát triển và sinh sản
của cơ thể.

Có nhiều loại tuyến nội tiết: tuyến nội tiết đơn thuần (tuyến yên,
tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận...), tuyến hỗn hợp vừa làm
chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết (tụy, gan, thận, tinh hoàn,
buồng trứng...).

Hệ thần kinh trung ương kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp hệ nội tiết
và ngược lại cũng chịu sự tác động của các tuyến nội tiết. Đặc biệt, vùng
hạ đồi là một phần của hệ thần kinh làm nhiệm vụ chuyển dạng thần kinh
- nội tiết nghĩa là nhận những xung động thần kinh và tiết ra những yếu tố
giải phóng và ức chế để đến tác động tuyến yên làm tuyến này tăng tiết
hay giảm tiết các kích thích tố hướng đến tuyến đích (ví dụ: TSH cho tuyến
giáp, ACTH tác động lên vỏ thượng thận, các hormon hướng sinh dục như
FSH, LH tác động lên buồng trứng, tinh hoàn...) để điều chỉnh hoạt động
của các tuyến này. Đây là cách kích thích tuyến nội tiết bằng nội tiết. Hệ
thần kinh cũng có thể tác động trực tiếp lên tuyến nội tiết như trường hợp

pg. 789
tủy tuyến thượng thận nhận trực tiếp các xung động thần kinh qua hệ giao
cảm. Đây là cách kích thích tuyến nội tiết bằng thần kinh. Ngoài ra có cách
kích thích bằng thể dịch (ví dụ: khi mao mạch có nồng độ Ca++ thấp, sẽ
kích thích tuyến cận giáp tiết PTH). Tuyến yên (được xem là tuyến chủ)
và các tuyến nội tiết khác cũng có một cơ chế điều hòa gọi là hồi dưỡng
(feedback), nghĩa là khi nồng độ hormon cao sẽ tác động ngược trở lại lên
tuyến hay tuyến chủ để ức chế hoạt động của tuyến.

Hệ thống các tuyến nội tiết gồm: tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp,
cận giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn và các cơ quan cũng
có chức năng nội tiết như gan, thận, tụy, hệ thần kinh, tim và ống tiêu hóa.

Hình 10.1 Hệ nội tiết

pg. 790
VÙNG HẠ ĐỒI VÀ TUYẾN YÊN
◄ VÙNG HẠ ĐỒI ►

Vùng dưới đồi hay vùng hạ đồi là là một vùng nhỏ của não. Nó nằm
ở đáy não, gần tuyến yên. Mặc dù rất nhỏ nhưng vùng hạ đồi đóng một
vai trò quan trọng trong nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:

- Giải phóng hormon.

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

- Duy trì chu kỳ sinh lý hàng ngày.

- Kiểm soát sự thèm ăn.

- Quản lý hành vi tình dục.

- Điều chỉnh phản ứng cảm xúc.

Khi vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả, nó có thể gây ra các
vấn đề trong cơ thể dẫn đến một loạt các rối loạn hiếm gặp.

Hình 10.2 Vùng hạ đồi

pg. 791
I.-CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA VÙNG DƯỚI ĐỒI

Vùng hạ đồi gồm có ba vùng chính. Mỗi vùng chứa các hạt nhân
khác nhau. Đây là những cụm tế bào thần kinh thực hiện các chức năng
quan trọng, chẳng hạn như giải phóng hormon.

1.-Vùng trước

Vùng này còn được gọi là vùng siêu trung gian. Các hạt nhân chính
của nó bao gồm nhân trên thất và nhân cạnh não thất. Cũng có một số
hạt nhân nhỏ hơn ở vùng trước. Một số hormon quan trọng nhất được sản
xuất ở vùng trước bao gồm:

- Hormon giải phóng corticotropin (CRH): liên quan đến phản ứng
của cơ thể đối với căng thẳng cả về thể chất và cảm xúc. Nó báo
hiệu cho tuyến yên sản xuất một loại hormon gọi là hormon vỏ
thượng thận (ACTH). ACTH kích hoạt sản xuất cortisol, một hormon
đối phó với stress rất quan trọng.

- Hormon giải phóng thyrotropin (TRH): kích thích tuyến yên sản xuất
hormon kích thích tuyến giáp (TSH). TSH đóng một vai trò quan
trọng trong chức năng của nhiều bộ phận cơ thể, chẳng hạn như
tim, đường tiêu hóa và cơ bắp.

- Hormon giải phóng gonadotropin (GnRH): khiến tuyến yên sản xuất
các hormon sinh sản quan trọng, chẳng hạn như hormon kích thích
nang trứng (FSH) và hormon tạo hoàng thể (LH).

- Oxytocin: kiểm soát nhiều hành vi và cảm xúc quan trọng, chẳng
hạn như kích thích tình dục, lòng tin, sự công nhận và hành vi của
người mẹ. Nó cũng tham gia vào một số chức năng của hệ thống
sinh sản, chẳng hạn như sinh con và cho con bú.

pg. 792
- Vasopressin: còn được gọi là hormon chống bài niệu (ADH),
hormon này điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Khi vasopressin
được giải phóng, nó sẽ báo hiệu cho thận để hấp thụ nước.

- Somatostatin: có tác dụng ngăn tuyến yên giải phóng một số


hormon, bao gồm hormon tăng trưởng và hormon kích thích tuyến
giáp.

........

Ngoài ra, vùng trước của vùng hạ đồi cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ
cơ thể thông qua mồ hôi. Nó cũng duy trì nhịp sinh học. Đây là những thay
đổi về thể chất và hành vi xảy ra theo chu kỳ hàng ngày. Ví dụ: thức vào
ban ngày và ngủ vào ban đêm là một nhịp sinh học. Nó liên quan đến sự
hiện diện hay không có ánh sáng.

2.-Vùng giữa

Vùng này còn được gọi là vùng ống tủy. Các hạt nhân chính của nó
là hạt nhân bụng và hạt nhân vòng cung. Nhân não bụng giúp kiểm soát
sự thèm ăn. Trong khi nhân vòng cung có liên quan đến việc giải phóng
hormon kích thích tiết hormon tăng trưởng (GHRH). GHRH kích thích
tuyến yên sản xuất hormon tăng trưởng. Đây là nguyên nhân cho sự tăng
trưởng và phát triển của cơ thể.

3.-Vùng sau

Khu vực này còn được gọi là khu vực thể vú. Nhân sau vùng dưới
đồi và nhân thể vú là những nhân chính của nó. Nhân sau của vùng hạ
đồi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách gây run và ngăn chặn sự
tiết mồ hôi. Vai trò của các hạt nhân thể vú ít rõ ràng hơn. Các bác sĩ tin
rằng nó liên quan đến chức năng ghi nhớ. (Có thể xem thêm vùng hạ đồi
và đồi thị tại CHƯƠNG HỆ THẦN KINH phần NÃO BỘ).

pg. 793
Hình 10.3 Vùng hạ đồi và tuyến yên

pg. 794
◄ TUYẾN YÊN ►

Chức năng tuyến yên là tiết ra hormon vào máu. Tuyến yên kiểm
soát chức năng của hầu hết các tuyến nội tiết khác vì vậy nó còn được
gọi là tuyến chủ. Hormon này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và tuyến
khác, đặc biệt là:

- Tuyến giáp.

- Cơ quan sinh sản.

- Tuyến thượng thận.

Ngoài ra, tuyến yên được kiểm soát phần lớn bởi vùng hạ đồi, một
vùng não nằm ngay trên tuyến yên.

I.-VỊ TRÍ, KÍCH THƯỚC TUYẾN YÊN

Tuyến yên nằm trong hố yên của thân xương bướm, trong một hố
màng cứng được đậy bởi hoành yên. Đây là một tuyến nhỏ, kích thước
khoảng 1 - 1,2 cm, được chia làm hai thùy dựa vào hình thể, nguồn gốc
phôi thai và chức năng.

II.-CHỨC NĂNG

1.-Thùy trước tuyến yên

Thùy trước gồm ba phần là phần phễu, phần trung gian và phần xa.
Về cấu tạo được hình thành từ hai loại tế bào là tế bào ưa acid và tế bào
ưa kiềm. Thùy trước có thể xem là một tuyến nội tiết thật sự, nó tiết ra
nhiều loại hormon có phạm vi tác động rất rộng từ tăng trưởng, chuyển
hóa đến sinh sản,... Có thể kể đến như:

- Hormon Adrenocorticotrophic hormon (ACTH) có chức năng kích


thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò quan
trọng trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp
và là yếu tố chống viêm.

pg. 795
- Hormon tăng trưởng (Growth hormon - GH) tác động đến nhiều tế
bào khác nhau, giúp tăng chiều cao ở trẻ em, kiểm soát khối lượng
cơ bắp, và lượng mỡ trong cơ thể.

- Hormon Prolactin kích thích tuyến vú sản xuất sữa.

- Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất
hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4), giúp
kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ và trao
đổi chất.

- Hormon kích thích nang trứng (Follicle - stimulating hormon - FSH)


giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh
trùng. Trong khi đó, hormon Luteinising hormon (LH) kích thích sự
rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất
testosterone.

2.-Thùy sau tuyến yên

Là nơi tập trung khoảng 50.000 đầu mối thần kinh liên lạc khắp cơ
thể, thùy sau sản xuất hai hormon đó là:

- Hormon Oxytocin là kích thích sự co bóp của tử cung lúc phụ nữ


chuyển dạ và giúp vú tiết sữa.

- Hormon chống bài niệu (ADH) tác động lên thận, giúp cơ thể hấp
thu lại nước từ ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này sẽ
gây nên bệnh đái tháo nhạt, là tình trạng nước không thể tái hấp thu
tại thận. Hormon ADH cũng gây tăng huyết áp.

3.-Mạch máu nuôi

Động mạch cung cấp cho tuyến yên là hai nhánh nhỏ xuất phát từ
động mạch cảnh trong. Đặc biệt, phần xa của tuyến yên có một hệ mạch
cửa gánh một đầu là mạng mao mạch của phễu (thuộc gian não) và phần
phễu của tuyến yên và đầu kia là mạng mao mạch của phần xa.

pg. 796
Hình 10.4 Mạch máu tuyến yên và vùng hạ đồi

pg. 797
TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng
quan trọng. Là tuyến nội tiết có chức năng tiết ra các hormon giáp trạng
gồm thyroxine (hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iod trong thành phần), hormon
triiodothyronine (hay gọi là T3).

Hình 10.5 Tuyến giáp

I.-VỊ TRÍ, KÍCH THƯỚC TUYẾN GIÁP

Tuyến giáp nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.
Nó bao gồm hai thuỳ, mỗi thuỳ nằm ở một bên của sụn giáp và các vòng
sụn khí quản trên. Các thuỳ nối với nhau bằng một eo hẹp nằm trước khí
quản. Mỗi thùy tuyến giáp gần có hình nón, dài khoảng 5 cm và rộng
khoảng 3 cm. Tuyến giáp nặng khoảng 30g và được cấp máu tốt; nó nhận
được 80 - 120 ml máu mỗi phút.

II.-CHỨC NĂNG

Tuyến giáp được bao bọc bằng một bao xơ và được cố định vào
thanh - khí quản bởi các dây chằng nên di động khi nuốt. Đặc điểm này
giúp phân biệt bướu giáp với các bướu khác của vùng cổ.

pg. 798
Nhu mô tuyến giáp gồm các túi vây quanh bởi các tế bào thượng
mô tuyến thay đổi hình dạng tùy theo tình trạng chế tiết của nang. Bên
trong có một chất keo màu vàng nhạt. Các túi được bao quanh bởi một
mạng mao mạch phong phú. Tuyến giáp được cung cấp bởi động mạch
giáp trên (của động mạch cảnh ngoài) và động mạch giáp dưới (nhánh
của thân giáp cổ thuộc động mạch dưới đòn). Máu từ tuyến giáp được
dẫn lưu bởi 3 tĩnh mạch giáp trên, giữa và dưới.

Tuyến giáp chế tiết và giải phóng thyroxine (T4) và triiodothyronine


(T3) tác động lên sự chuyển hóa năng lượng và phát triển của cơ thể:

- Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm
tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng
cho cơ thể hoạt động, gây giảm cân.

- Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.

- Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung
cấp oxy cho sự chuyển hóa ở các mô cơ quan.

- Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh.

- Tác dụng trên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là
bộ não.

- Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.

pg. 799
Hình 10.6 Mạch máu tuyến giáp

pg. 800
TUYẾN CẬN GIÁP
Bám vào mặt sau của các thùy tuyến giáp là các khối mô tròn, nhỏ
gọi là các tuyến cận giáp. Thường có một tuyến cận giáp trên và một tuyến
cận giáp dưới bám vào mặt sau mỗi thùy tuyến giáp. Các tế bào của tuyến
cận giáp tiết ra parathyroid hormon (PTH) hay parathormon. Các tác dụng
của PTH là làm tăng cường sự huy động Ca2+ và HPO2- từ xương vào
máu: tăng tái hấp thu Ca2+ và Mg2+, ức chế tái hấp thu HPO2- từ dịch lọc
cầu thận về máu: tăng tốc độ hấp thu Ca2+, HPO2- và Mg2+ từ đường tiêu
hoá vào máu thông qua việc thúc đẩy sự hình thành calcitriol (dạng hoạt
động của vitamin D). Kết quả chung là PTH làm tăng Ca2+ và Mg2+ máu,
giảm HPO2- máu. Tác dụng của PTH đối kháng với tác dụng của calcitonin.
Nồng độ calci máu trực tiếp điều hoà sự tiết của hai hormon này thông
qua cơ chế hồi tác âm tính không có sự tham gia của tuyến yên.

pg. 801
Hình 10.7 Tuyến cận giáp

pg. 802
TUYẾN THƯỢNG THẬN
Tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc, là tuyến nội tiết có vai
trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tuyến thượng thận tiết
ra hormon tham gia các quá trình chuyển hoá phức tạp, đặc biệt các
catecholamine của tuỷ thượng thận có tác dụng điều hoà huyết áp động
mạch. Sự tăng tiết các nội tiết tố do u tuyến thượng thận đã gây nên nhiều
hội chứng bệnh lí khó có thể điều trị triệt để bằng nội khoa.

Hình 10.8 Tuyến thượng thận

I.-HÌNH THỂ NGOÀI

Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận. Kích thước
trung bình 3 x 2 x 1 cm và có trọng lượng 7 - 10 gram, mỗi tuyến thượng
thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy
thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận
tạo những hormon khác nhau.

Hình thể ngoài của hai tuyến thượng thận có nhiều khác biệt: a)
tuyến thượng thận phải hình khối tam giác có 3 mặt là mặt gan, mặt hoành
và mặt thận, liên quan với các tạng tương ứng như tên gọi; b) tuyến
pg. 803
thượng thận trái hình bán nguyệt cũng có 3 mặt là mặt trước, mặt sau và
mặt thận. Liên quan của tuyến thượng thận trái chỉ khác bên phải ở mặt
trước (liên quan với tụy và mặt sau dạ dày qua trung gian túi mạc nối thay
vì liên quan với gan).

II.-CẤU TẠO

Bổ dọc tuyến thượng thận ta phân biệt được hai vùng riêng biệt về
nguồn gốc phôi thai, cấu trúc và chức năng gồm miền vỏ và miền tủy.

1.-Miền vỏ

Vỏ thượng thận gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp bó và lớp lưới. Mỗi lớp tiết
một nhóm hormon khác nhau.

Lớp cầu

Vùng ngoài cùng của vỏ thượng thận là lớp cầu. Nó nằm ngay dưới
nang xơ của tuyến. Các tế bào trong lớp này tạo thành các nhóm hình bầu
dục. Những nhóm này được ngăn cách bởi các sợi mô liên kết mỏng từ
nang xơ của tuyến và mang mao mạch rộng.

Lớp cầu tiết hormon điều hòa các muối khoáng (các chất điện giải).
Trong đó, quan trọng nhất là hormon aldosteron. Hormon này có tác dụng
giữ các ion Na+ và K+ trong máu ổn định, giúp điều hòa huyết áp.
Aldosterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp lâu dài.

Lớp bó

Nó là lớp lớn nhất trong ba lớp, chiếm gần 80% thể tích của vỏ
thượng thận. Trong lớp bó, các tế bào được sắp xếp theo các cột hướng
về phía tủy. Các tế bào chứa nhiều giọt lipid, ty thể dồi dào và mạng lưới
nội chất trơn phức tạp.

Lớp bó tiết hormon nhóm corticoid đường. Chúng đóng vai trò trong
quá trình chuyển hóa đường glucose. Ngoài ra chúng còn giúp ức chế quá
trình viêm. Hormon chủ yếu của nhóm này là cortisol. Cortisol là hormon

pg. 804
có tác dụng chuyển hóa glucose từ protein và lipit. Khi cơ thể cần, dưới
tác dụng của cortisol, glucose có thể được tổng hợp từ axit amin và axit
béo do sự phân giải của protein và lipit.

Lớp lưới

Lớp vỏ trong cùng, nằm liền kề với tủy. Các tế bào nhỏ của nó tạo
thành các dây và cụm không đều. Chúng được cách nhau bởi các mao
mạch và mô liên kết. Các tế bào chứa một lượng tương đối nhỏ tế bào
chất và các giọt lipid.

Lớp lưới tiết hormon điều hòa sinh dục nam, trong đó chủ yếu là
androgen. Ngoài ra còn có một lượng không đáng kể estrogen. Androgen
có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Trong quá trình phát triển
phôi, sự phân hóa giới tính nam chủ yếu là do tác dụng của androgen.
Đến tuổi dậy thì, androgen cùng với hormon tinh hoàn (testosteron) kích
thích cơ quan sinh dục phát triển. Tuyến trên thận ở nữ cũng tiết loại
hormon này. Nếu tiết nhiều trong thời kì còn là thai nhi, có thể phát triển
tính nam. Tức là thể hiện ở cơ quan sinh sản về bề ngoài giống nam giới.

2.-Miền tủy

Tủy thượng thận nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận, và được
bao quanh bởi vỏ thượng thận. Tủy thượng thận là nguồn hormon
catecholamines chính của cơ thể. Khoảng 20% noradrenaline
(norepinephrine) và 80% adrenaline (epinephrine) được tiết ra ở đây.

Tủy thượng thận được điều khiển bởi hệ thống thần kinh giao cảm
thông qua các sợi có nguồn gốc từ tủy sống ngực, từ đốt sống T5 đến
T11. Vì vậy nó được coi là một hạch giao cảm chuyên biệt. Tuy nhiên,
không giống như các hạch giao cảm khác, tủy thượng thận thiếu các khớp
thần kinh riêng biệt và giải phóng dịch tiết trực tiếp vào máu.

Khi bị kích thích, các tế bào tuyến tiết ra adrenalin và noradenalin.


Các hormon này có tác dụng giống với thần kinh giao cảm. Nhưng hiệu
pg. 805
quả có tác dụng kéo dài hơn khoảng mười lần. Nguyên do vì chúng bị
phân hủy chậm hơn chất dẫn truyền thần kinh. Tác dụng của hormon tủy
thượng thận là làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, tăng nhịp thở, dãn phế
quản, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

pg. 806
NHỮNG TUYẾN NỘI TIẾT KHÁC
I.-TUYẾN TÙNG

Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ bám vào mái của não thất ba
tại đường giữa. Nó là một phần của vùng trên đồi, nằm giữa hai gò trên,
và nặng 0,1 - 0,2g. Tuyến được cấu tạo bằng những khối tế bào thần kinh
đệm và những tế bào chế tiết gọi là các tế bào tuyến tùng. Các sợi giao
cảm sau hạch từ hạch cổ trên tận cùng ở tuyến tùng.

Tuyến tùng sản xuất ra melatonin, một hormon amine có nguồn gốc
từ serotonin. Nhiều melatonin được giải phóng trong lúc tối và ít melatonin
được giải phóng khi trời sáng. Melatonin góp phần tạo lập đồng hồ sinh
học của cơ thể. Nó cũng là một chất chống oxy hoá có tác dụng chống lại
tác hại của các gốc oxy tự do. Ở những động vật mà sinh đẻ trong những
mùa đặc biệt, melatonin ức chế chức năng sinh sản.

Xung động thần kinh các neuron của võng mạc truyền về nhân trên
chéo thị giác của vùng hạ đồi. Tiếp đó xung động thần kinh được truyền
tới hạch cổ trên rồi tới tuyến tùng và norepinephrine kích thích tế bào tuyến
tùng tiết ra melatonin và kết quả là giấc ngủ.

Hình 10.9 Tuyến tùng

pg. 807
II.-TUYẾN ỨC

Tuyến ức là một cơ quan nằm ở phần trước trên của khoang ngực,
ngay sau xương ức. Các hormon do cơ quan này tiết ra kích thích sự sản
sinh ra những tế bào chống nhiễm trùng, đặc biệt là sự trưởng thành của
tế bào T.

Tuyến ức là khối mô mềm màu xám hồng có khía chia thuỳ trên bề
mặt. Lúc mới sinh, nó có kích thước 5 cm dài, 4 cm rộng và 6 mm dày. Nó
phình to trong thời thơ ấu và teo đi lúc dậy thì.

Ở thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất, tuyến ức bao gồm hai thùy nằm
sát ở hai bên đường giữa, nằm một phần ở ngực, một phần ở cổ, và trải
dài từ sụn sườn thứ tư lên trên đến tận bờ dưới tuyến giáp. Nó được phủ
ở mặt trước bởi xương ức, và bởi nguyên ủy của cơ ức móng và cơ ức
giáp, về phía dưới, nó nằm trên màng ngoài tim, được ngăn cách với cung
động mạch chủ và các mạch máu lớn bởi một lốp mạc. Ở cổ, nó nằm ở
mặt trước và hai bên khí quản, sau cơ ức móng và cơ ức giáp. Hai thuỳ
đôi khi kết hợp lại thành một khối duy nhất, đôi khi được ngăn cách nhau
bởi một thuỳ trung gian.

Các hormon do tuyến ức sản xuất - thymosin, thymichumoral factor


(THF), thymic factor (TF) và thymopoetin - thúc đẩy sự tăng sinh và trưởng
thành của các tế bào lympho T. Loại tế bào này tiêu diệt các vi sinh vật và
các chất lạ.

III.-TỤY

Tụy vừa là một tuyến nội tiết vừa là một tuyến ngoại tiết. Khoảng
99% tế bào tuyến tụy tạo nên các nang (acini) sản xuất ra dịch tụy. Dịch
này được dẫn tới tá tràng qua một hệ ống dẫn. Nằm rải rác giữa các nang
ngoại tiết là 1 - 2 triệu cụm tế bào nội tiết gọi là các đảo tụy hay các đảo
Langerhans.

pg. 808
Mỗi cụm tế bào đảo tụy bao gồm bốn loại tế bào tiết hormon: tế bào
alpha hay tế bào A chiếm 20% số tế bào của đảo tụy tiết ra glucagon; tế
bào beta hay tế bào B chiếm 70% số tế bào của đảo tụy tiết ra insulin; tế
bào delta hay tế bào D chiếm 50% số tế bào của đảo tụy tiết ra
somatostatin, số tế bào còn lại là các tế bào F tiết ra polypeptide tụy.
Glucagon có tác dụng làm tăng glucose máu trong khi insulin có tác dụng
ngược lại. Somatostatin ức chế sự giải phóng insulin và glucagon từ các
tế bào beta và alpha. Polypeptide ức chế tiết ra somatostatin.

IV.-MỘT SỐ CƠ QUAN CÓ TÍNH NỘI TIẾT HAY TUYẾN HỖN HỢP

Tinh hoàn, tuyến tiền liệt, buồng trứng, thận, gan, ruột, các phần của
thần kinh trung ương và ngay cả tim cũng tiết ra các nội tiết tố hay một số
chất có vai trò như các nội tiết tố (xem thêm các phần tương ứng).

pg. 809
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Cơ quan nào sau đây KHÔNG có chức năng nội tiết:

a. Gan

b. Ruột

c. Tinh hoàn

d. Buồng trứng

e. Bàng quang

2. Đặc điểm nào sau đây là cơ bản nhất giúp phân biệt tuyến nội tiết với
tuyến ngoại tiết:

a. Không có ống tiết, chất tiết đổ trực tiếp vào máu

b. Có hệ thống mạch máu phong phú

c. Tiết ra các chất tiết với số lượng nhỏ

d. Nằm rải rác trong cơ thể

e. Được kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hệ thần kinh

3. Thành phần nào sau đây thuộc tuyến yên:

a. Củ phễu

b. Ngách phễu

c. Phần phễu

d. a và b

e. a và c

4. Mạch máu cung cấp cho tuyến yên có một tính chất đặc biệt là:

a. Các động mạch của tuyến yên rất phong phú

b. Các động mạch của tuyến yên xuất phát từ động mạch cảnh trong

pg. 810
c. Phần xa của tuyến yên được cung cấp bởi một hệ thống mạch
cửa

d. Tĩnh mạch của tuyến yên đổ về các xoang màng cứng

e. Một đặc điểm khác

5. Eo tuyến giáp thường bắt ngang trước:

a. Sụn giáp

b. Sụn nhẫn

c. Vòng sụn khí quản thứ nhất

d. Vòng sụn khí quản thứ hai đến bốn

e. Vòng sụn khí quản thứ sáu

Hai câu tiếp theo đây là câu nhân quả, chọn:

6.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Để phân biệt bướu giáp với các bứu khác ở vùng cổ, người ta thường
cho bệnh nhân nuốt. Vì:

B. Tuyến giáp được cố định vào thực quản bởi các dây chằng nên di
động khi nuốt.

7.

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

pg. 811
c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Sau khi cắt bỏ thùy tuyến giáp, bệnh nhân có thể bị nói khàn tiếng.
Vì:

B. Thùy bên tuyến giáp có liên quan với thần kinh quặt ngược thanh
quản nên thần kinh này có thể bị tổn thương khi phẫu thuật.

8. Vỏ thượng thận được tạo bởi:

a. Lớp cung, lớp lưới

b. Lớp cung, lớp bó, lớp lưới

c. Lớp bó, lớp lưới

d. Các tế bào ưa chrom

e. b và d

9. Vỏ thượng thận và tủy thượng thận khác nhau về:

a. Nguồn gốc phôi thai

b. Cấu trúc

c. Chức năng

d. a và b

e. a, b và c

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.e 2.a 3.c 4.c 5.d 6.c 7.a 8.b 9.e

pg. 812
CHƯƠNG XI. HỆ TIẾT NIỆU
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Nêu tên và chức năng các cơ quan thuộc hệ tiết niệu

2) Mô tả vị trí và liên quan của thận

3) Mô tả sự đối chiếu của thận so với khung xương của thận

4) Mô tả hình thể ngoài và hình thể trong (đại thể) của thận

5) Mô tả cấu trúc vi thể của thận

6) Mô tả nguyên ủy và sự phân nhánh của động mạch thận và liên


hệ với sự phân thùy thận

7) Mô tả đường đi và liên quan của các đoạn niệu quản

8) Mô tả hình thể ngoài và liên quan của bàng quang lúc rỗng và lúc
căng

9) Mô tả hình thể niệu đạo nam và nữ

10) Nêu đúng các cách phân chia niệu đạo nam

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên mô hình, tiêu bản, tranh vẽ vị trí và các chi tiết hình
thể ngoài của thận

2) Phân biệt được trên tiêu bản, mô hình và tranh vẽ thận bên nào
dựa vào đặc điểm của các thành phần của cuống thận

3) Xác định được các thành phần của cuống thận trên tiêu bản, mô
hình và tranh vẽ

4) Chỉ được trên các phương tiện thực tập các đoạn của niệu quản
cũng như các liên quan chính của niệu quản

5) Xác định được vị trí và các cấu trúc của bàng quang trên mô hình
và các phương tiện thực tập khác
pg. 813
6) Phân biệt được các đoạn theo các cách phân đoạn niệu đạo nam
trên mô hình, tranh vẽ

ĐẠI CƯƠNG
Hệ tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu
đạo. Nó liên quan khá chặt chẽ với hệ sinh dục. Xét về mặt chức năng,
thận là cơ quan sản xuất ra nước tiểu để bài xuất các chất thải của chuyển
hóa, đào thải chất độc, giữ vững sự hằng định của nội môi (điều hòa khối
lượng nước, nồng độ các chất, thăng bằng kiềm - toan…). Ngoài ra, thận
còn có chức năng nội tiết là tiết ra renine (điều hòa huyết áp) và
erythropoietine (tạo hồng cầu). Niệu quản, bàng quang và niệu đạo chỉ
đóng vai trò dẫn, tích trữ và bài xuất nước tiểu ra ngoài.

Hình 11.1 Hệ niệu

pg. 814
THẬN
Thận là cơ quan đôi, gồm thận phải và thận trái.

I.-HÌNH THỂ NGOÀI VÀ VỊ TRÍ

Hai thận là những cơ quan có màu nâu nhạt và hình hạt đậu. Thận
nằm giữa thành bụng sau và phúc mạc, ở ngang mức các đốt sống từ
ngực XII tới thắt lưng III; vị trí này khiến cho mặt sau của thận được che
một phần bởi các xương sườn XI và XII. Thận phải ở thấp hơn thận trái
vì gan chủ yếu nằm ở góc trên phải của ổ bụng, ngay trên thận phải. Thận
có thể di chuyển lên xuống theo nhịp thở.

Thận người trưởng thành nặng khoảng 135 - 150g, có kích thước
khoảng 10 cm dài, 5 cm rộng và 3 cm dày. Thận có hai mặt trước và sau,
hai bờ trong và ngoài và hai cực trên và dưới. Bờ trong lõm ở giữa và tại
chỗ lõm này có một khe sâu chạy dọc gọi là rốn thận; rốn là nơi mà các
mạch máu - thần kinh đi vào và đi ra khỏi thận, và là nơi bể thận thoát ra
ngoài để liên tiếp với niệu quản.

Nhu mô thận được bao bọc bởi ba lớp mô. Lớp sâu nhất là một
màng xơ dai gọi là bao xơ; nó có tác dụng bảo vệ và duy trì hình dạng của
thận. Lớp trung gian là một khối mô mỡ gọi là bao mỡ quanh thận, có tác
dụng bảo vệ và giúp cố định thận. Lớp ngoài cùng là mạc thận, một lớp
mô liên kết dày đặc liên kết thận với các cấu trúc bao quanh và với thành
bụng sau. Mạc thận gồm hai lá trước và sau. Giữa lá sau của mạc thận
và thành bụng sau có một lớp mỡ nữa gọi là thể mỡ cạnh thận.

 Hình chiếu của thận so với khung xương thân

Đầu trên của thận ngang mức bờ trên đốt sống ngực XII, đầu dưới
ngang mức đốt sống thắt lưng III. Thận phải ở hơi thấp hơn thận trái,
khoảng 1,25cm. Đầu trên của thận phải chỉ ở ngang mức xương sườn XII,
đầu trên thận trái ở ngang mức xương sườn XI. Trục dọc của thận hướng

pg. 815
về phía dưới - bên và trục ngang hướng về phía sau - trong, vì thế mặt
trước của thận còn được gọi là mặt trước - ngoài, mặt sau là mặt sau -
trong. Ở tư thế nằm và chiếu lên mặt trước cơ thể, trung tâm rốn thận ở
xấp xỉ mặt phẳng ngang qua môn vị, cách đường giữa khoảng 5cm. Cực
trên của thận cách đường giữa 2,5cm, cực dưới cách 7,5cm. Chiếu lên
mặt sau cơ thể, trung tâm của rốn thận ở ngang mức bờ dưới của mỏm
gai đốt sống thắt lưng I, cực dưới của thận ở cách mào chậu 2,5cm. Thận
xuống thấp hơn khoảng 2,5cm ở tư thế đứng; chúng dịch chuyển lên và
xuống một chút trong lúc thở. Như vậy, thận thường không được sờ thấy
được khi thăm khám trừ khi thận lớn.

Hình 11.2 Thận

pg. 816
Hình 11.3 Thận tại chỗ (nhìn trước)

Hình 11.4 Thận tại chỗ (nhìn sau)

pg. 817
Hình 11.5 Thiết đồ ngang qua bụng (T12)

pg. 818
II.-LIÊN QUAN

Liên quan trước: Cực trên và phần trên bờ trong thận liên quan với
tuyến thượng thận. Thận phải có bờ trong liên quan với phần xuống tá
tràng, phần lớn mặt trước liên quan với gan, góc kết tràng phải và ruột
non. Thận trái có mặt trước liên quan với dạ dày, tụy, lách, góc kết tràng
trái và ruột non.

Liên quan sau: Mặt sau là mặt phẫu thuật của thận. Xương sườn
XII chia mặt sau thận thành 2 tầng: tầng ngực liên quan với cơ hoành, 2
xương sườn cuối và ngách sườn - hoành màng phổi, tầng thắt lưng liên
quan từ trong ra ngoài với cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ ngang
bụng.

Hình 11.6 Liên quan trước thận

Hình 11.7 Liên quan sau thận

pg. 819
III.-HÌNH THỂ TRONG VÀ CẤU TẠO

Đại thể: Một thiết đồ cắt đứng ngang qua thận cho thấy trong lòng
mỗi thận có một khoang rỗng sâu khoảng 3cm gọi là xoang thận. Xoang
thận nằm gần bờ trong của thận và mở thông ra ngoài qua một khe hẹp
gọi là rốn thận để cho các thành phần cuống thận đi qua. Xoang thận chứa
các thành phần của cuống thận gồm hệ thống đài - bể thận, các mạch
máu và thần kinh thận, phần còn lại được lấp đầy bởi tổ chức mỡ. Trên
thành của xoang thận có các nhú thận (là đỉnh chung của nhiều tháp thận)
lồi vào lòng xoang. Mỗi nhú thận được một đài thận nhỏ úp lên. Có khoảng
7 - 14 đài nhỏ hợp thành 2 - 3 đài thận lớn (đài trên, đài giữa [có hay
không] và đài dưới). Các đài thận lớn lại hợp thành bể thận.

Nhu mô thận bao quanh xoang thận, được bọc sát bên ngoài bởi
bao xơ thận. Nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể phân biệt được hai
phần của nhu mô thận:

- Phần tủy thận nằm bên trong, là tập hợp của nhiều cấu trúc hình
nón gọi là các tháp thận, đỉnh của nhiều tháp thận hợp lại thành một
nhú thận lồi vào xoang thận.

- Phần vỏ thận là phần còn lại của nhu mô, bao gồm các cột thận
(nằm giữa các tháp thận) và tiểu thùy vỏ (nằm giữa đáy các tháp
thận với bề mặt của thận). Trên tiểu thùy vỏ còn có thể chia thành
hai phần nhỏ là phần tia (là các khối hình nón nhỏ có đáy áp vào
đáy tháp thận) và phần lượn (là phần còn lại của tiểu thùy vỏ mà khi
nhìn bằng mắt thường thì có vẻ không đồng nhất).

pg. 820
Hình 11.8 Thận (đại thể)

pg. 821
Cấu tạo vi thể: Nhu mô mỗi thận được cấu tạo chủ yếu bởi khoảng
500.000 đơn vị chức năng gọi là nephron. Mỗi nephron có một tiểu thể
thận nối vào với một hộ thống ống sinh niệu gồm: ống lượn gần, quai
Henlé, ống lượn xa. Các ống lượn xa của nhiều nephron cùng đổ chung
vào một ống góp hay ống thu thập nằm trong tháp thận, các ống này mở
ra thành các lỗ nhỏ ở đỉnh của các nhú thận để đổ nước tiểu vào các đài
thận nhỏ. Tiểu thể thận gồm một bao tiểu thể, ôm bên trong nó một cuộn
mao mạch. Các tiểu thể thận và các ống lượn gần, ống lượn xa là thành
phần chủ yếu tạo nên phần lượn của vỏ thận. Các quai Henlé và các ống
thu thập tập hợp thành phần tia và các tháp thận.

Hình 11.9 Nephron và ống thu thập

pg. 822
IV.-MẠCH MÁU THẬN VÀ THẦN KINH

Động mạch thận: Vừa là động mạch dinh dưỡng, vừa là động mạch
chức năng của thận. Hai động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ
bụng ở ngang mức đốt sồng thắt lưng thứ nhất, chạy hướng ngang ra
ngoài, hơi chếch xuống dưới. Khi gần đến rốn thận, động mạch thận
thường chia làm 2 - 3 thân, rồi tiếp tục chia thành khoảng 5 nhánh trong
xoang thận. Các nhánh này thường chạy băng qua mặt trước bể thận, còn
ở mặt sau thì lại trèo phía trên bể thận. Chính vì vậy mà người ta thường
mở bể thận lấy sỏi ở mặt sau. Các nhánh động mạch thận cung cấp máu
cho từng phần thận riêng biệt và không thông nối trong nhu mô thận nên
thận được phân thùy theo động mạch. Trong xoang thận, các nhánh động
mạch thận lại chia thành nhiều nhánh động mạch gian thùy chạy trong các
cột thận rồi chúng lại chia thành các động mạch cung nối với nhau. Khi
chạy ôm lấy đáy các tháp thận, các động mạch cung cho các nhánh động
mạch gian tiểu thùy. Từ động mạch gian tiểu thùy, nhiều động mạch nhập
xuất phát, chạy vào các tiểu thể thận để tham gia tạo nên cuộn mao mạch,
rồi trở thành động mạch xuất chui ra khỏi tiểu thể và chia thành mạng mao
mạch một lần nữa bọc quanh các ống sinh niệu, rồi cuối cùng mới đổ vào
tĩnh mạch. Như vậy ở thận có hệ thống động mạch cửa.

Tĩnh mạch thận: Các tiểu tĩnh mạch sao nhận máu từ hệ thống mao
mạch quanh các ống sinh niệu tập trung thành tĩnh mạch gian tiểu thùy,
các tĩnh mạch này đến lượt nó hợp thành các tĩnh mạch cung rồi tĩnh
mạch gian thùy và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch thận để vào tĩnh mạch chủ
dưới.

Thần kinh của thận: Xuất phát từ đám rối tạng và đi qua đám rối
thận vào thận dọc theo các động mạch thận. Hầu hết các sợi thần kinh là
sợi giao cảm vận mạch. Chúng điều hòa lượng máu chảy qua thận bằng
cách thay đổi đường kính của các tiểu động mạch.

pg. 823
Hình 11.10 Mạch máu thận tại chỗ

pg. 824
Hình 11.11 Đ/m phân thùy thận

pg. 825
Hình 11.12 Sơ đồ mạch máu nhu mô thận

pg. 826
Hình 11.13 Thần kinh thận, niệu quản, bàng quang

pg. 827
NIỆU QUẢN
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ, bể thận xuống bàng quang. Niệu
quản dài khoảng 25cm, đường kính 5mm, có 3 chỗ hẹp là khúc nối niệu
quản - bể thận, chỗ bắt chéo với động mạch chậu và ở trong bề dày thành
bàng quang.

Niệu quản thường được chia thành hai đoạn: đoạn bụng và đoạn
chậu hông.

I.-ĐOẠN BỤNG

Bắt đầu từ chỗ nối bể thận - niệu quản đến đường cung xương chậu.
Nó chạy hướng xuống dưới và hơi vào trong, nằm áp sát thành bụng sau
và được phúc mạc che phủ ở phía trước. Hai niệu quản chạy trước cơ
thắt lưng và các mỏm ngang đốt sống thắt lưng, đến ngang mức góc nhô
và cách góc này khoảng 4,5cm thì bắt chéo động mạch chậu ngoài (bên
phải) hoặc động mạch chậu chung (bên trái).

II.-ĐOẠN CHẬU HÔNG

Đi từ đường cung xương chậu đến bàng quang. Niệu quản đi cùng
động mạch chậu trong, áp sát thành bên chậu, khi đến gai ngồi thì vòng
ra trước, vào trong để đổ vào bàng quang. Niệu quản chậu hông liên quan
phía sau với khớp cùng - chậu và cơ bịt trong, phía trong với trực tràng và
phía trước với cơ quan sinh dục. Ở nữ, niệu quản chạy ở đáy dây chằng
rộng và bắt chéo với động mạch tử cung ở cách bờ bên âm đạo khoảng
1,5cm. Ở nam, niệu quản bắt chéo ống dẫn tinh và lách giữa túi tinh với
đáy bàng quang. Khi cắm vào bàng quang, hai niệu quản cách nhau
khoảng 4 - 5cm, nhưng vì chúng chạy chéo một đoạn khoảng 1cm trong
bề dày thành bàng quang, nên hai lỗ niệu quản mở vào lòng bàng quang
chỉ cách nhau khoảng 2,5 cm.

pg. 828
Hình 11.14 Các niệu quản

pg. 829
BÀNG QUANG
Bàng quang là một túi cơ rỗng để tích chứa nước tiểu trước khi có
dịp tống xuất ra ngoài. Bàng quang có dung tích trung bình khoảng 250 -
300ml. Nhưng trong những điều kiện đặc biệt như nhịn tiểu, bí tiểu... bàng
quang có thể chứa đến 2-3 lít nước tiểu.

I.-VỊ TRÍ HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN

Bàng quang là một tạng dưới phúc mạc nằm trong chậu hông bé. Ở
người lớn và lúc rỗng thì bàng quang nằm hoàn toàn sau xương mu và
không thể sờ thấy khi thăm khám bụng, nhưng khi căng đầy nước tiểu thì
nó có hình cầu nhô lên ổ bụng. Bàng quang có hình thể ngoài thay đổi tùy
theo khối lượng nước tiểu bên trong và tùy tuổi tác. Người ta thường mô
tả bàng quang có dạng một khối tứ diện tam giác gồm 4 mặt: mặt trên, hai
mặt dưới bên, mặt sau (còn gọi là đáy bàng quang). Đỉnh - là nơi mặt trên
gặp hai mặt dưới bên - có dây chằng rốn giữa treo vào rốn. Cổ bàng quang
là nơi đáy gặp hai mặt dưới bên. Hai mặt dưới bên liên tiếp nhau bởi một
bờ tròn mà đôi khi người ta gọi là mặt trước.

Hai mặt dưới bên liên quan với xương mu và phần dưới thành bụng
trước qua trung gian khoang trước bàng quang (khoang sau xương mu).
Mặt trên được phúc mạc che phủ và liên quan với các quai ruột non và
kết tràng xích - ma. Mặt sau chỉ được phúc mạc che phủ phần trên và liên
quan với trực tràng qua túi cùng bàng quang - trực tràng và với túi tinh,
ống dẫn tinh và đáy của tuyến tiền liệt (ở nam) hoặc với tử cung và âm
đạo qua túi cùng bàng quang - tử cung (ở nữ).

pg. 830
II.-CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ TRONG

Bàng quang có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm 4 lớp:

- Lớp thanh mạc chính là phúc mạc, chỉ phủ một phần nhỏ mặt
trước, mặt trên và một phần mặt sau, chỗ không có phúc mạc thì
được thay bằng một lớp mô liên kết.

- Lớp cơ gồm hai lớp cơ dọc kẹp lấy một lớp cơ vòng.

- Tấm dưới niêm mạc khá phát triển, là một tổ chức liên kết lỏng lẻo.

- Lớp niêm mạc lót mặt trong bàng quang, màu hồng, xếp nếp khi
rỗng.

Bên trong bàng quang hiện diện 3 lỗ gồm: hai lỗ niệu quản nằm trên
thành sau (đáy), cách nhau khoảng 2,5cm và lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng
quang. Ba lỗ này tạo thành các đỉnh của một tam giác gọi là tam giác bàng
quang. Niêm mạc ở tam giác này thường nhạt màu hơn phần còn lại và
dính sát vào lớp cơ.

pg. 831
Hình 11.15 Bàng quang và các phương tiện nâng đỡ

pg. 832
Hình 11.16 Bàng quang nam và nữ

pg. 833
NIỆU ĐẠO
Niệu đạo là ống nối thông bàng quang với bên ngoài cơ thể. Nó có
chức năng bài xuất nước tiểu ở cả hai giới, và còn có chức năng sinh sản
ở nam, với vai trò là đường dẫn tinh.

I.-NIỆU ĐẠO NAM (Hình 11.17)

Dài khoảng 16cm, vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường xuất
tinh, về mặt mô tả, người ta chia niệu đạo nam thành 3 đoạn:

- Niệu đạo tiền liệt đi từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong xuyên
qua tiền liệt tuyến. Trong đoạn này, thành sau niệu đạo có một lồi
dọc gọi là lồi tinh, trên đó có lỗ túi bầu dục tuyến tiền liệt và hai lỗ
phóng tinh. Ở bờ lồi tinh có nhiều lỗ đổ của các ống tuyến tiền liệt.

- Niệu đạo màng là đoạn niệu đạo xuyên qua và được giữ cố định
bởi hoành chậu hông và hoành niệu - dục của đáy chậu.

- Niệu đạo xốp là đoạn niệu đạo chạy trong vật xốp, từ hành xốp đến
lỗ niệu đạo ngoài.

Người ta cũng phân chia niệu đạo về mặt bệnh lý thành niệu đạo
trước (tương ứng với đoạn xốp) và niệu đạo sau (tương ứng với đoạn
màng + tiền liệt), hay niệu đạo cố định (tương ứng với niệu đạo tiền liệt +
màng + phần niệu đạo xốp sau dây treo dương vật) và niệu đạo di động
(tương ứng với phần còn lại của niệu đạo xốp). Như vậy, niệu đạo nam
khi không có hiện tượng cương dương vật sẽ có hai điểm uốn đổi hướng
(một ở giới hạn giữa đoạn cố định và đoạn di động và một ở giữa niệu
đạo xốp và niệu đạo màng). Hiểu biết này cần thiết cho thủ thuật đặt sonde
sắt ở nam giới.

Niệu đạo được cấu tạo bởi hai lớp: Lớp niêm mạc bên trong và lớp
cơ bên ngoài, phần cơ vòng ở cổ bàng quang tạo thành một cơ thắt niệu
đạo không chủ động.

pg. 834
I.-NIỆU ĐẠO NỮ (Hình 11.16)

Tương ứng với phần niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng của nam
giới. Niệu đạo nữ chỉ dài khoảng 3cm, chạy dọc xuống trước âm đạo và
tận cùng bằng lỗ niệu đạo ngoài nằm ở phần trước tiền đình âm hộ. cấu
tạo tương tự như ở nam.

Hình 11.17 Niệu đạo nam

pg. 835
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Cơ quan nào sau đây KHÔNG thuộc hệ tiết niệu:

a. niệu đạo

b. tuyến tiền liệt

c. thận

d. bàng quang

e. niệu quản

2. Thành phần nào sau đây có chức năng sản xuất nước tiểu:

a. bàng quang

b. thận

c. niệu quản

d. niệu đạo

e. a và b

3. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Khi thăm khám lâm sàng, thường người ta không sờ được thận trừ
khi thận lớn. Vì:

B. Thận nằm sau phức mạc.

4. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG liên quan với mặt trước thận phải:

a. đoạn xuống tá tràng

pg. 836
b. gan

c. góc kết tràng phải

d. ruột non

e. tuyến thượng thận phải

5. Hình chiếu cực trên hai thận ở khoảng ngang mức:

a. xương sườn 10

b. xưởng sườn 11

c. xương sườn 12

d. đốt sông thắt lưng I

e. cách mào chậu từ 3 - 5 cm

6. Thận ở thai nhi thường khác vđi thận người lớn là:

a. có hai mặt: trước và sau

b. có hai bờ

c. có hai đầu: trên và dưới

d. bờ trong lồi ở hai đầu và lõm ỏ giữa

e. thường có hình nhiều múi

7. Xoang thận là:

a. khoảng rỗng trong lòng mỗi thận, thông ra ngoài qua rấn thận

b. một khoang rỗng thông với cá c đài thận lớn

c. một khoang rỗng chứa cá c thành phần của cuống thận

d. a và b

e. a và c

8. Câu trúc nào sau đây líp lên nhú thận và nhận nưđc tiểu từ lỗ đổ của
các ông thu thập:

pg. 837
a. đài thận nhỏ

b. đài thận lớn

c. bể thận

d. chỗ nối bể thận - niệu quản

e. tháp thận

9. Thành phần nào sau đây thuộc phần vỏ thận:

a. cột thận

b. phẩn lượn

c. phần tia

d. a và b

e. a, b và c

10. Đơn vị chức năng của thận là:

a. tiểu thể thận

b. nephron

c. ống lượn gần

d. ông lượn xa

e. quai Henlé

Dùng hình vẽ sơ đồ một nephron để trả lời các câu 11, 12:

11. Chi tiết X trên hình vẽ là:

a. tiểu động mạch xuâ't

b. tiểu động mạch nhập

c. cuộn mao mạch

d. tiểu thể thận

e. mạng mao mạch quanh các ống sinh niệu. Sơ đồ một nephro
pg. 838
12. Chi tiết Y trên hình là:

a. ống lượn xa

b. ống thu thập

c. quai Henlé

d. ống lượn gần

e. tiểu thể thận

13. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Người ta thường phân thùy thận theo tĩnh mạch. Vì:

B. Tĩnh mạch thận khá lđn và đổ vào tĩnh mạch chủ dưđi.

14. Động mạch nhập xuất phát từ:

a. động mạch gian thùy thận

b. động mạch cung

c. động mạch gian tiểu thùy

d. động mạch xuất

e. động mạch trước bể thận

15. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B điìng và có liên quan nhân quả.

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả.

c. Nếu A đúng, B sai.


pg. 839
d. Nếu A sai, B đúng.

e. Nếu A sai, B sai.

A. Thận có hệ thống động mạch cửa. Vì:

B. Động mạch xuất gánh hai đầu hai mạng mao mạch là cuộn mao
mạch trong tiểu thể thận và mạng mao mạch quanh các ống sinh niệu.

16. Niệu quản đoạn bụng: .

a. bắt đẩu từ chỗ nối bể thận - niệu quản

b. kết thiíc khi đến đường cung xương chậu

c. bắt chéo trước động mạch chậu chung hoặc động I' chậu ngoài

d. a và b

e. a, b và c

17. Niệu quản đoạn chậu hông có đoạn:

a. chạy ở đáy dây chằng rộng và bắt chéo động mạch tử ở nữ

b. bắt chéo sau ống dẫn tinh rồi lách giữa túi tinh và mặ bàng quang

c. bắt chéo động mạch thẹn trong

d. a và c

e. a và b

18. Nói về bàng quang liíc rỗng, điều nào sau đây SAI:

a. hình khối tứ diện tam giác

b. đỉnh là nơi mặt trước gặp hai mặt dưới bên

c. đáy chính là mặt sau

d. cổ là nơi mặt sau gặp hai mặt dưới bên

e. mặt trên có phúc mạc che phủ

19. Câu nhân quả, chọn:

pg. 840
a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đứng, B sai

d. Nếu A sai, B đilng

e. Nếu A sai, B sai

A. Bàng quang chỉ được sờ thấy khi căng nưđc tiểu. Vì:

B. Lức cflng, bàng quang có hình cầu.

20. Phía trước, bàng quang liên hệ trực tiếp với:

a. xương mu

b. phần dưđi của thành bụng trưđc

c. khoang sau xương mu

d. túi ciìng bàng quang - trực tràng

e. tử cung

21. Lồi tinh nằm ở:

a. thành trước niệu đạo tiền liệt

b. chành sau niệu đạo tiền liệt

c. thành sau niệu đạo màng

d. thành sau đoạn niệu đạo hành xốp

c. một nơi khác

22. Người ta có thể phân chia niệu đạo nam thành:

a. niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng và niệu đạo xốp

b. niệu đạo trước và niệu đạo sau

c. niệu đạo cố định và niệu đạo di động

d. a và b
pg. 841
e. a, b và c

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.b 2.b 3.b 4.d 5.b 6.e 7.e 8.a 9.e 10.b

11.c 12.d 13.d 14.c 15.a 16.e 17.e 18.b 19.b 20.c

21.b 22.c

pg. 842
CHƯƠNG XII. HỆ SINH DỤC
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1) Kể tên các thành phần thuộc cơ quan sinh dục nam

2) Mô tả vị trí, hình thể ngoài, liên quan và hình thể trong của tinh
hoàn

3) Mô tả hình thể ngoài và cấu tạo của mào tinh

4) Mô tả đường đi và liên quan của các đoạn ống dẫn tinh

5) Nêu vị trí, hình thể, liên quan và chức năng của tiền liệt tuyến

6) Mô tả hình thể và cấu tạo của dương vật

7) Kể tên các lớp cấu tạo của bìu

8) Kể tên các thành phần của cơ quan sinh dục nữ

10) Mô tả vị trí, hình thể ngoài, phương tiện cố định và mạch máu
của buồng trứng

11) Nêu vị trí và các phần của vòi tử cung

12) Mô tả hình thể ngoài, liên quan, hướng và tư thế, cấu tạo, hình
thể trong, phương tiện cố định và mạch máu của tử cung

13) Mô tả hình thể của âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài của nữ

MỤC TIÊU THỰC TẬP

1) Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ vị trí, liên quan và các cấu trúc
quan trọng của các cơ quan sinh dục nam

2) Xác định được các thành phần mạch máu chính của cơ quan sinh
dục nam trên mô hình và tranh vẽ

3) Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ vị trí, liên quan và các cấu trúc
quan trọng của các cơ quan sinh dục nữ

pg. 843
4) Xác định được các thành phần mạch máu chính của buồng trứng
và tử cung trên mô hình và tranh vẽ

ĐẠI CƯƠNG
Hệ sinh dục là những cơ quan thực hiện chức năng sinh sản và nuôi
dưỡng nhũ nhi. Hệ sinh dục liên quan rất mật thiết với hệ tiết niệu về mặt
phát triển, cấu tạo và chức năng. Hệ này bao gồm cơ quan sinh dục nam
và cơ quan sinh dục nữ.

Hình 12.1 Hệ sinh dục (trái-nam; phải-nữ)

CƠ QUAN SINH DỤC NAM


Cơ quan sinh dục nam (Hình 12.1) bao gồm: các cơ quan sản xuất,
dẫn và lưu trữ tinh trùng gồm tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng
tinh; các tuyến phụ thuộc gồm túi tinh, tuyến tiền liệt và tuyến hành niệu
đạo và cuối cùng là các bộ phận sinh dục ngoài gồm dương vật và bìu.

I.-TINH HOÀN (Hình 12.3; 12.4)

Giống với các buồng trứng, tinh hoàn là cơ quan vừa thuộc hệ sinh
dục vừa thuộc hệ nội tiết. Các chức năng của tinh hoàn là:

- Sản xuất tinh trùng.


pg. 844
- Sản xuất các hormon sinh dục nam, trong đó hormon được biết rõ
nhất là testosteron.

 Vị trí, hình thể và kích thước

Có hai tinh hoàn hình bầu dục nằm trong bìu. Nó có hình bầu dục,
dẹp (mặt ngoài lồi, mặt trong phẳng, có hai cực trên và dưới), với trục lớn
hướng xuống dưới và ra sau. Kích thước có thể so sánh với một quả trứng
chim bồ câu: dài 5 cm, rộng 3 cm, ngang 2,5 cm. Bề mặt trơn láng, có màu
trắng xanh, mật độ chắc và ấn vào gây cảm giác đau tức rất đặc trưng.
Cực trên có một mấu nhỏ gọi là mấu phụ tinh hoàn và cực dưới có một
thớ xơ cố định vào đáy bìu gọi là dây chằng bìu. Tinh hoàn bên trái ở thấp
hơn tinh hoàn bên phải ở khoảng 85% số nam giới. Điều này là do sự
khác biệt về giải phẫu mạch máu ở hai bên. Ở nam giới trưởng thành bình
thường, kích thước của tinh hoàn biến đổi từ 14cm3 đến 35cm3. Đo kích
thước tinh hoàn trên người sống được thực hiện bằng hai cách:

- So sánh tinh hoàn với các khối elip có kích thước cho trước.

- Đo kích thước ba chiều bằng thước kẹp hoặc hình ảnh siêu âm
sau đó tánh thể tích theo công thức.

Các tinh hoàn được hình thành ở gần thận, trên thành bụng sau, và
chúng thường bắt đầu di chuyển xuống bìu qua ống bẹn trong nửa cuối
của tháng thứ bảy của sự phát triển thai.

 Cấu tạo

Một thiết đồ đứng dọc cho thấy tinh hoàn có vỏ ngoài là một lớp xơ
dày và chắc gọi là lớp trắng. Từ mặt trong lớp áo trắng của tinh hoàn có
các vách tiến vào trong tinh hoàn, chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ
(khoảng 400). Trong mỗi tiểu thuỳ tinh hoàn có những ống xoắn gọi là các
ống sinh tinh xoắn (từ 2 - 4 ống). Lòng các ống này được lót bằng một lớp
tế bào sinh ra tinh trùng từ lúc dậy thì tới lúc già. Tinh trùng từ các ống
sinh tinh đi vào lưới tinh ở trung thất tinh hoàn (vùng sau trên tinh hoàn);
pg. 845
từ lưới tinh xuất phát khoảng 10 - 12 ống xuất nhỏ (hay nón xuất), tinh
trùng đi theo các ống xuất tới mào tinh, nơi các tế bào tinh trùng mới được
tạo ra trưởng thành. Ở giữa các ống sinh tinh có những tế bào đặc biệt
gọi là các tế bào Leydig (hay tế bào kẽ), nơi mà testosteron và các
androgen khác được sản xuất.

Trên thành của các ống sinh tinh xoắn có các tế bào sinh tinh ở các
giai đoạn phát triển khác nhau. Chúng được chống đỡ và ngăn cách với
các mạch máu bởi các tế bào Sertoli. Những tế bào tinh trùng gần đạt tới
mức trưởng thành được phóng thích vào lòng ống sinh tinh xoắn.

 Hiện tượng tinh hoàn ẩn

Tình trạng mà tinh hoàn không đi xuống bìu được gọi là tinh hoàn
ẩn, tình trạng này gặp ở khoảng 3% số trẻ đẻ đủ tháng và khoảng 30% trẻ
đẻ non. Tinh hoàn ẩn ở cả hai bên mà không được điều trị dẫn tới vô sinh
vì những tế bào liên quan đến những giai đoạn đầu của sự sinh tinh trùng
bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao trong ổ bụng. Nguy cơ ung thư tinh hoàn của
tinh hoàn ẩn lớn gấp 30 - 50 lần. Tinh hoàn của khoảng 80% trẻ có tinh
hoàn ẩn sẽ đi xuống bìu trong năm đầu tiên sau khi sinh. Nếu tinh hoàn
vẫn không đi xuống cần phải phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống, tốt nhất
là trước 18 tháng tuổi.

II.-MÀO TINH (Hình 12.4)

Có hình chữ C , gồm đầu, thân và đuôi. Đầu mào tinh trùm lên và
dính vào cực trên của tinh hoàn, thân và đuôi nhìn dọc theo bờ sau trên
tinh hoàn. Bên trong, có ống mào tinh dài khoảng 6m, xoắn, cuộn ngoằn
ngoèo và nối tiếp với ống dẫn tinh ở đuôi mào tinh, ống này nhận các nón
xuất từ trung thất tinh hoàn.

III.-ỐNG DẪN TINH (Hình 12.4)

Là một ống dài khoảng 40 - 45 cm, đường kính 2 mm, mật độ rất
chắc, nối từ mào tinh đến lồi tinh.
pg. 846
Ống dẫn tinh, sau khi nối với đuôi mào tinh thì chạy quặt ngược lên
dọc phía trong mào tinh. Phía trên mào tinh nó đi cùng các thành phần
mạch máu, thần kinh từ ổ bụng qua ống bẹn để vào bìu hay ngược lại
(động - tĩnh mạch và đám rối thần kinh ống dẫn tinh, động - tĩnh mạch tinh
hoàn và dây chằng phúc tinh mạc), góp phần tạo nên thừng tinh. Ở đoạn
này, ống dẫn tinh nằm chính giữa thừng tinh và có thể sờ thấy được và
dễ tiếp cận nên thường được sử dụng để thắt ống dẫn tinh. Sau đó, nó
chạy qua ống bẹn để vào ổ bụng vùng chậu hông nhưng vẫn ở ngoài phúc
mạc. Khi đến mặt sau bàng quang, nó bắt chéo trên niệu quản và phình
to thành bóng ống dẫn tinh (tạo thành một bể tích trữ tinh trùng) rồi nhận
ống túi tinh để trở thành ống phóng tinh. Ống này chạy xuyên qua mô
tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo đoạn tiền liệt bằng hai lỗ ở lồi tinh.

IV.-TÚI TINH (Hình 12.5)

Là hai túi cơ - màng hình ống gập đôi thành dạng quả lê, nằm sau
bàng quang và tiền liệt tuyến, để vào ống dẫn tinh bởi ống túi tinh. Túi tinh
không phải là nơi tích trữ tinh trùng như người ta vẫn nghĩ mà chỉ tiết ra
một thành phần chính (60%) của tinh dịch gọi là dịch túi tinh.

V.-TUYẾN TIỀN LIỆT (Hình 12.5)

Là một tuyến hình nón bọc quanh đoạn niệu đạo tiền liệt, gồm hai
thùy và một eo. Nó nằm ở ngay dưới bàng quang, trước trực tràng, chính
vì vậy mà người ta có thể thăm khám qua thăm trực tràng. Tuyến này
ngoài chức năng tạo ra một thành phần của tinh dịch (30%) còn tiết
prostaglandine. Về mặt cấu tạo, nó gồm khoảng 20 - 30 phức hợp tuyến
dạng ống - túi được bọc trong một câu trúc xơ và cơ trơn, bên ngoài là
một bao xơ dày. Khi xuất tinh, tuyến sẽ tống xuất chất tiết qua các ống
tuyến nhỏ đổ vào niệu đạo quanh lồi tinh nhờ sự co bóp của cơ trơn.
Tuyến này hay phì đại ở người già gây bí tiểu.

pg. 847
VI.-TUYẾN HÀNH NIỆU ĐẠO (Hình 12.5)

Là một cặp tuyến nhỏ nằm trong hoành niệu dục của đáy chậu. Nó
có ống tuyến đổ vào niệu đạo xốp. Tuyến này tạo ra một chất dịch nhầy
tiết ra trước khi xuất tinh dường như để trung hòa môi trường axít trong
âm đạo.

VII.-DƯƠNG VẬT (Hình 11.17; 12.2; 12.3)

Dương vật cùng bìu tạo nên cơ quan sinh dục ngoài của nam giới.
Nó là một tạng cương, được thiết kế để đưa tinh trùng vào cơ quan sinh
dục nữ. Dương vật hình trụ, gồm:

- Một rễ cố định và treo vào xương mu bởi dây treo dương vật và
các trụ vật hang.

- Một thân di động.

- Một qui đầu.

Qui đầu có hình nón với đáy nối liền với thân bởi một gờ chếch gọi
là vành qui đầu. Đỉnh qui đầu có lỗ niệu đạo ngoài (còn gọi là miệng sáo).
Qui đầu thường được bao bọc không hoàn toàn bởi một nếp da - niêm
mạc gọi là bao qui đầu. Nếu bao qui đầu không trật được ra sau vành thì
người ta có tật hẹp bao qui đầu, cần phải phẫu thuật.

Dương vật được cấu tạo bởi các tạng cương và các lớp bọc. Các
tạng cương gồm:

- Vật xốp hình trụ, nằm chính giữa và dưới hai vật hang, đầu trước
phình to thành qui đầu, đầu sau giãn rộng thành hành xốp (bọc
quanh bởi cơ hành xốp). Bên trong chứa niệu đạo xốp.

- Hai vật hang là một cặp tạng cương hình trụ xếp song song như
nòng súng săn, nằm ở lưng dương vật. Đầu sau mỗi vật hang tạo
thành trụ dương vật được neo vào ngành dưới xương mu và được
cơ ngồi hang bao bọc.

pg. 848
Các vỏ bọc dương vật từ nông vào sâu là da, tổ chức dưới da, mạc
dương vật nông, mạc dương vật sâu và lớp trắng bọc các tạng cương.
Các tạng cương được cấp máu bởi các động mạch sâu dương vật và
động mạch mu dương vật.

VIII.-BÌU (Hình 12.3; 12.4)

Là một túi da cơ mạc treo ở dưới rễ dương vật và đáy chậu, được
chia thành hai ngăn bởi vách bìu để chứa hai tinh hoàn. Bìu được cấu tạo
bằng 7 lớp tương ứng với các lớp cơ mạc thành bụng, từ nông vào sâu
là:

- Da sẫm màu, có nhiều nếp nhăn ngang và rất co giãn.

- Cơ bám da là các cơ trơn giúp bìu co lại.

- Lớp mô dưới da.

- Lớp mạc nông (liên tục với mạc tinh ngoài của thừng tinh).

- Lớp cơ bìu (do các thớ dưới của cơ chéo bụng trong bị kéo theo
tinh hoàn khi nó di chuyển xuống bìu).

- Lớp mạc sâu (liên tục với mạc tinh trong).

- Lớp bao tinh hoàn (do phúc mạc bị kéo theo tinh hoàn xuống bìu).

pg. 849
Hình 12.2 Dương vật

pg. 850
Hình 12.3 Bìu và các cấu trúc bên trong

pg. 851
Hình 12.4 Tinh hoàn, mào tinh và ống dẫn tinh

pg. 852
Hình 12.5 Tuyến tiền liệt và túi tinh

pg. 853
CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
Các cơ quan sinh dục nữ (Hình 12.1) bao gồm: buồng trứng, vòi tử
cung, tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài (gồm âm hộ và âm vật và
vú).

I.-BUỒNG TRỨNG (Hình 12.7)

Là một cặp cơ quan kép nằm trong chậu hông bé, có chức năng tạo
và phóng thích trứng theo chu kỳ, đồng thời là một tuyến nội tiết chế tiết
các nội tiết tố nữ.

Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt, có hai mặt (ngoài và trong), hai
đầu (đầu vòi và đầu tử cung), và hai bờ (bờ tự do và bờ mạc treo). Mặt
ngoài hướng vào thành bên chậu hông, áp vào một chỗ lõm của phúc mạc
thành gọi là hố buồng trứng (được giới hạn phía trước bởi dây chằng rộng,
phía trên là động mạch chậu ngoài và phía sau là động mạch chậu trong
và niệu quản). Trên mặt này có rốn buồng trứng để mạch và thần kinh đi
qua. Mặt trong hướng vào chậu hông, liên quan chặt chẽ với các tua vòi
tử cung và các quai ruột. Đầu vòi hướng lên trên và ra sau và là nơi bám
của dây chằng treo buồng trứng (nối vào với thành chậu và bên trong có
động tĩnh mạch buồng trứng) và dây chằng vòi - buồng trứng. Đầu tử cung
hướng xuống dưới và ra trước và là nơi bám của dây chằng riêng buồng
trứng (nằm giữa hai lá dây chằng rộng và nối với góc bên tử cung). Bờ
mạc treo có mạc treo buồng trứng từ mặt sau dây chằng rộng đến bám
vào. Như vậy, buồng trứng được treo lơ lửng trong chậu hông bởi các
phương tiện gồm: mạc treo buồng trứng, dây chằng treo buồng trứng, dây
chằng riêng buồng trứng và dây chằng vòi - buồng trứng. Buồng trứng là

tạng trong ổ phúc mạc duy nhất.

Cấu tạo mô học: Bề mặt buồng trứng được bao bọc bằng một lớp
thượng mô đơn có tên là thượng mô mầm. Dưới thượng mô mầm có hai
lớp mô là vỏ và tủy buồng trứng, vỏ buồng trứng nằm ngay dưới thượng
pg. 854
mô mầm. Vỏ được cấu tạo bằng mô liên kết dày đặc và vùi trong mô liên
kết này là những nang trứng; mỗi nang chứa một trứng ở các giai đoạn
phát triển khác nhau và các tế bào lót thành nang. Tủy buồng trứng nằm
ở trung tâm, được cấu tạo bằng mô liên kết lỏng lẻo chứa các mạch máu,
mạch bạch huyết và thần kinh.

Trong độ tuổi sinh đẻ, mỗi chu kì kinh nguyệt có một nang trứng
chín, vỡ ra và giải phóng trứng vào ổ phúc mạc. Trong lúc nang trứng
chín, các tế bào lót thành nang sản xuất ra estrogen. Sau khi trứng rụng,
những tế bào lót thành nang phát triển thành hoàng thể. Hoàng thể sản
xuất ra progesteron và estrogen. Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng
thể thoái hóa và trở thành thể trắng. Nếu trứng được thụ tinh, nó gắn vào
thành tử cung, lớn lên và phát triển thành nhau và thai. Nhau sản xuất ra
kích dục tố nhau. Chất này kích thích hoàng thể tiếp tục tiết ra progesteron
trong ba tháng đầu của thời kì thai nghén.

II.-VÒI TỬ CUNG (Hình 12.7)

Còn gọi là vòi trứng hay vòi Fallope, là hai ống dài khoảng 10 cm để
dẫn trứng được phóng thích từ buồng trứng vào buồng tử cung. Vòi tử
cung nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng và được bọc giữa hai lá phúc
mạc của dây chằng này, chạy từ buồng trứng đến góc bên tử cung. Vòi
tử cung gồm 4 đoạn:

- Phễu vòi loe rộng và có nhiều tua phễu vòi để hứng nhận trứng
rụng từ buồng trứng.

- Bóng vòi phình to, đây là đoạn dài nhất của vòi (tinh trùng và trứng
thường kết hợp ở đây).

- Eo vòi hẹp lại nên thai ngoài tử cung thường kẹt lại ở đây.

- Phần tử cung là đoạn hẹp nhất nằm trong bề dày của góc tử cung
và mở vào buồng tử cung.

pg. 855
Trứng thụ tinh ở phần ngoài vòi tử cung rồi di chuyển dần vào làm
tổ trong buồng tử cung. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, trứng làm tổ
trong vòi thì gọi là thai ngoài tử cung, sẽ vỡ và gây xuất huyết.

Vòi tử cung được cấu tạo từ ngoài vào trong bởi các lớp:

- Lớp thanh mạc chính là phúc mạc của dây chằng rộng.

- Lớp dưới thanh mạc.

- Lớp cơ.

- Lớp niêm mạc có nếp và lông chuyển để đẩy trứng theo một chiều
hướng về buồng tử cung.

III.-TỬ CUNG (Hình 12.7; 12.8)

Tử cung là một phần của con đường mà tinh trùng đi qua để tới vòi
tử cung. Nó cũng là nơi xảy ra kinh nguyệt, nơi làm tổ của trứng đã thụ
tinh và nơi phát triển của thai.

 Vị trí, hình thể và liên quan

Tử cung nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng,
trên âm đạo và dưới các quai ruột non. Nó có hình quả lê lộn ngược. Tử
cung của phụ nữ chưa sinh đẻ có kích thước vào khoảng 7 cm dài, 5 cm
rộng và 2.5 cm dày; nó lớn hơn ở các phụ nữ mới sinh đẻ và nhỏ hơn khi
lượng hormon sinh dục thấp, chẳng hạn như sau khi mãn kinh.

Tính từ trên xuống, các phần của tử cung bao gồm:

- Một phần hình vòm ở trên (cao hơn) các vòi tử cung gọi là đáy tử
cung.

- Một phần thuôn hẹp dần từ trên xuống dưới là thân tử cung.

- Một phần hẹp ở dưới gọi là cổ tử cung.

Hai góc bên của thân được gọi là sừng tử cung, nơi tử cung tiếp nối
với eo vòi tử cung.
pg. 856
Thân tử cung có hai mặt: mặt hướng xuống dưới, úp lên bàng quang
gọi là mặt bàng quang và mặt hướng lên trên, tiếp xúc với ruột là mặt ruột;
những nơi gặp nhau của hai mặt là bờ tử cung.

Cổ tử cung gồm hai phần: phần trên âm đạo nằm ngay sau đáy bàng
quang; phần âm đạo nhô vào âm đạo và được gọi là mõm cá mè (chưa
sinh, biến dạng tùy vào số lần sinh). Đoạn trên của phần trên âm đạo hơi
thắt lại và được gọi là eo tử cung.

Khoang rỗng bên trong thân tử cung là buồng tử cung và khoang


rỗng bên trong cổ tử cung là ống cổ tử cung. Ống và buồng thông với
nhau qua lỗ trong; ống cổ tử cung thông với âm đạo tại lỗ tử cung, hay lỗ
ngoài tử cung.

 Hướng

Trục của thân tử cung tạo với trục của cổ tử cung một góc 1200 (gọi
là gập trước) mở ra trước. Trục của cổ tử cung hợp với trục của âm đạo
một góc 90° (gọi là đổ trước) hướng ra trước. Tư thế này giúp cho tử cung
không bị sa xuống âm đạo.

 Cấu tạo

Thành tử cung do ba lớp mô tạo nên: thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm
mạc.

Lớp thanh mạc (phần nông của phúc mạc tạng). Ở mặt trước phúc
mạc phủ từ đáy đến eo tử cung thì lật lên bàng quang và tạo nên túi cùng
bàng quang - tử cung; về phía sau, phúc mạc phủ từ đáy tới tận phần trên
âm đạo mới lật lên trực tràng và tạo nên túi cùng trực tràng - tử cung.
Phúc mạc phủ các mặt của tử cung còn vượt quá các bờ tử cung tới tận
thành bên chậu hông và tạo nên dây chằng rộng.

Lớp cơ gồm ba tầng trong đó tầng giữa là tầng cơ vòng, các tầng
ngoài và trong là các tầng cơ dọc hoặc chéo. Cổ tử cung không có tầng

pg. 857
cơ vòng. Trong lúc chuyển dạ và đẻ, sự co thắt của lớp cơ tử cung dưới
sự kích thích của oxytocin từ thùy sau tuyến yên giúp đẩy thai khỏi tử
cung.

Lớp niêm mạc bao gồm: một lớp thượng mô trụ đơn lót thành buồng
tử cung (là các tế bào lông và tế bào tiết); một lớp mô liên kết dày giàu
mạch máu nằm bên dưới; và các tuyến tử cung từ lớp thượng mô mọc
vào đến tận lớp cơ. Niêm mạc tử cung được chia thành hai tầng: tầng
chức năng vảy quanh buồng tử cung và tầng đáy. Hàng tháng, tầng chức
năng bong ra dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố; tầng đáy sinh ra
tầng chức năng mới sau mỗi lần hành kinh.

 Các dây chằng tử cung

Tử cung được giữ bởi một số dây chằng:

Dây chằng rộng là một nếp phúc mạc gồm hai lá căng ngang từ bờ
bên tử cung tới thành bên chậu hông, nối phúc mạc tử cung với phúc mạc
thành chậu. Bờ trên dây chằng rộng bao bọc vòi tử cung.

Dây chằng tròn là một thừng xơ từ sừng tử cung chạy qua thành
chậu và ống bẹn rồi tỏa ra tận cùng ở mô dưới da của gò mu và môi lớn.

Dây chằng tử cung - cùng đi từ mặt sau cổ tử cung tới mặt trước
xương cùng.

Dây chằng ngang cổ tử cung đi từ bờ bên cổ tử cung tới thành bên


chậu hông.

IV.-ÂM ĐẠO (Hình 12.7; 12.8)

Âm đạo là cơ quan giao hợp và đường ra ngoài của máu kinh nguyệt
và thai nhi. Nó là một ống xơ - cơ được lót bằng niêm mạc dài khoảng
8cm từ cổ tử cung chạy chếch xuống dưới và ra trước tới tiền đình âm
đạo. Âm đạo gồm hai thành: thành trước nằm sau bàng quang và niệu
đạo, thành sau nằm trước trực tràng. Đầu trên âm đạo bám vào cổ tử

pg. 858
cung và cùng với phần âm đạo của cổ tử cung giới hạn nên vòm âm đạo,
đầu dưới mở vào tiền đình âm đạo. Lỗ âm đạo được đậy một phần (không
kín) bởi một nếp niêm mạc từ bờ lỗ tiến vào gọi là màng trinh. Lỗ âm đạo
ở phía sau lỗ niệu đạo ngoài.

Niêm mạc âm đạo là thượng mô lát tầng không sừng hóa liên tiếp
với niêm mạc của tử cung. Bề mặt của niêm mạc có nhiều nếp (gờ) ngang.
Các tế bào của niêm mạc dự trữ một lượng lớn glycogen và sản phẩm
thoái hóa của chất này sinh ra các acid hữu cơ. Môi trường acid kiềm chế
sự phát triển của vi khuẩn nhưng cũng có hại cho tinh trùng. Thành phần
kiềm của tinh dịch (do túi tinh tiết ra) trung hòa tính acid của âm đạo và
tăng sức sống cho tinh trùng. Áo cơ trơn của âm đạo có thể giãn ra đáng
kể để thích ứng với dương vật. Áo ngoài của âm đạo là lớp mô liên kết
xốp kết nối âm đạo với các cơ quan xung quanh như niệu đạo và bàng
quang ở trước, trực tràng và ống hậu môn ở sau.

 Mạch và thần kinh của buồng trứng, tử cung và vòi tử cung

Các động mạch

Động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ bụng; nó đi theo
dây chằng treo buồng trứng đến đầu vòi của buồng trứng thì chia làm hai
nhánh là nhánh vòi tử cung và nhánh buồng trứng; chúng tiếp nối với các
nhánh cùng tên của động mạch tử cung.

Động mạch tử cung tách ra từ động mạch chậu trong. Nó đi qua


thành bên chậu hông và nền dây chằng rộng tới bờ bên cổ tử cung. Từ
đây, nó đi lên dọc bờ bên của tử cung, khi tới sừng tử cung thì tận cùng
bằng hai nhánh là nhánh buồng trứng và nhánh vòi tử cung, tiếp nối với
các nhánh tương ứng của động mạch buồng trứng. Trước khi tận cùng,
động mạch tách ra nhiều nhánh bên cho âm đạo, niệu quản, bàng quang,
cổ tử cung và thân tử cung.

pg. 859
Tĩnh mạch

Tĩnh mạch đổ vào các đám rối tĩnh mạch buồng trứng và tử cung rồi
đổ về tĩnh mạch chậu trong.

Bạch huyết đỗ vào chuỗi hạch cạnh động mạch tử cung, hay động
mạch âm đạo cuối cùng đổ vào các hạch chậu trong.

Thần kinh tách ra từ đám rối hạ vị dưới.

V.-BỘ PHẬN SINH DỤC NGOÀI (Hình 12.6; 12.9)

Bộ phận sinh dục ngoài của nữ gồm âm hộ, âm vật và vú.

 Âm hộ

Là một cấu trúc được tạo nên bởi nhiều thành phần như gò mu, môi
lớn, môi bé và tiền đình âm hộ.

Gò mu là chỗ gồ lên phía trước khớp mu, thường có lông phủ. Dưới
da gò mu có một lớp đệm mỡ dày.

Môi lớn là một cặp nếp da nằm hai bên âm hộ, ngăn cách với da
đùi bởi rãnh sinh dục - đùi. Phía trước và phía sau hai môi lớn nối với
nhau bởi mép môi trước và mép môi sau. Hai môi lớn giới hạn nên khe
âm hộ.

Môi bé là hai nếp niêm mạc nằm bên trong môi lớn, phía trước nối
với nhau thành một nếp bọc âm vật gọi là mũ âm vật, phía sau nối thành
một nếp niêm mạc nằm ngang gọi là hãm môi âm hộ.

Tiền đình âm hộ là khoảng trống được giới hạn bởi mặt trong hai
môi bé, phía trước là âm vật và phía sau là hãm môi âm hộ. Phần trước
đáy tiền đình có lỗ niệu đạo ngoài, còn phía sau là lỗ âm đạo. Dưới niêm
mạc thành bên tiền đình có một tạng cương là hành tiền đình và các tuyến
tiền đình lớn (có ống tiết mở vào thành bên tiền đình). Các tuyến tiền đình
bé có các ống tiết đổ quanh đoạn cuối niệu đạo.

pg. 860
 Âm vật

Là một tạng cương tương đương với dương vật ở nam giới, nằm ở
cực trước khe âm hộ, ngay dưới khớp mu. Âm vật có một qui đầu âm vật
lộ ra sau mũ âm vật, một thân nhỏ và hai trụ dính vào ngành dưới xương
mu và được bọc bởi các cơ ngồi hang.

 Vú

Là hai cơ quan nằm ở thành ngực trước có chức năng tạo sữa và
cho con bú. Vú có hình nón lệch, đỉnh là một nhú niêm mạc lồi có các ống
tiết sữa gọi là nhú vú hay đầu vú. Quanh nhú là một vòng niêm mạc nhiễm
sắc tố gọi là quầng vú. Cấu tạo của vú từ nông vào sâu là da, các hốc mỡ
dưới da, rồi đến các tuyến sữa dạng chùm hợp thành các tiểu thùy và thùy
(mỗi thùy đổ sữa vào một ống tiết sữa, trước khi mở ra đầu vú thì phình
thành xoang sữa), sâu nhất là lớp mỡ sau vú nằm ngay trước cơ ngực
Iớn.

pg. 861
Hình 12.6 Bộ phận sinh dục ngoài: nữ

pg. 862
Hình 12.7 Tử cung và các phần phụ

pg. 863
Hình 12.8 Tử cung, âm đạo và các cấu trúc nâng đỡ

pg. 864
Hình 12.9 Tuyến vú

pg. 865
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Cấu trúc nào sau đây KHÔNG thuộc các cơ quan sinh dục nam:

a. Mào tinh

b. Thừng tinh

c. Ống dẫn tinh

d. Tiền liệt tuyến

e. Tuyến hành niệu đạo

2. Cấu trúc nào sau đây được xem là cơ quan sinh dục ngoài của nam:

a. Các đường dẫn tinh

b. Dương vật

c. Bìu

d. b và c

e. a, b và c

3. Tinh hoàn:

a. Có hình thể và kích thước như quả trứng bồ câu

b. Có hai mặt, hai cực

c. Có mặt ngoài lồi

d. Có cực dưới được cố định với bìu bởi dây chằng bìu

c. a, b, c và d

4. Nói về hình thể trong của tinh hoàn, thông tin nào sau đây SAI:

a. Được bao bọc bởi một lớp xơ chắc gọi là lớp trắng

b. Lớp trắng dày lên ở cực dưới thành trung thất tinh hoàn

c. Được chia thành nhiều tiểu thùy bằng các vách xuất phát từ mặt
trong lớp trắng

pg. 866
d. Mỗi tiểu thùy có khoảng 2 - 4 ống sinh tinh xoắn

e. Các ống sinh tinh xoắn đổ vào ống sinh tinh thẳng rồi vào lưới tinh

5. Nói về mào tinh, thông tin nào sau đây SAI:

a. Có dạng chữ C

b. Có đầu mào tinh úp lên và dính vào cực trên tinh hoàn

c. Có thân và đuôi dính dọc bờ sau

d. Trong lòng có ống mào tinh dài khoảng 6m

e. Ống mào tinh nối tiếp với ống dẫn tinh ở đuôi mào tinh

6. Ống dẫn tinh:

a. Góp phần tạo nên thừng tinh

b. Có thể sờ thấy ở đoạn chạy trong thừng tinh

c. Phình to thành bóng ống dẫn tinh

d. b và c

e. a, b và c

7. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Người ta thường thắt ống dẫn tinh ở đoạn thừng tinh. Vì:

B. Ở đoạn thừng tinh, ống dẫn tinh có thể phân biệt được với các thành
phần khác và dễ tiếp cận.

pg. 867
8. Thông tin nào sau đây SAI khi nói về tiền liệt tuyến:

a. Nằm dưới bàng quang, sau xương mu

b. Có chức năng tiết ra kích thích tố nam

c. Có thể thăm dò qua thăm trực tràng

d. Bao quanh đoạn niệu đạo tiền liệt

e. Thường phì đại ở người già

9. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Dương vật có thể cương (tăng thể tích và độ cứng) được. Vì:

B. Dương vật có các tạng cương là hai vật xốp và một vật hang.

10. Nói về dương vật, thông tin nào sau đây không đúng:

a. Có một rễ cố định

b. Có một thân di động

c. Có một qui đầu hình nón

d. Qui đầu thường được che phủ hoàn toàn bởi bao qui đầu

e. Gờ chếch nối qui đầu vào thân gọi là vành qui đầu

11. Lớp trong cùng của cấu tạo bìu là:

a. Lớp bao tinh hoàn

b. Mạc tinh ngoài

c. Mạc tinh trong


pg. 868
d. Lớp cơ bìu

e. Lớp cơ bám da bìu

12. Cấu tạo nào sau đây KHÔNG thuộc cơ quan sinh dục nữ:

a. Buồng trứng

b. Vòi tử cung

c. Âm đạo

d. Vú

e. Trung tâm gân đáy chậu

13. Buồng trứng:

a. Có mặt ngoài áp vào hố buồng trứng

b. Có mặt trong hướng vào chậu hông

c. Có đầu vòi là nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng

d. a và b

c. a, b và c

14. Nói về mạch máu của buồng trứng, câu nào sau đây đúng nhất:

a. Được cấp huyết bởi động mạch buồng trứng

b. Được cấp huyết bởi một nhánh của động mạch tử cung

c. Máu tĩnh mạch được dẫn lưu bởi tĩnh mạch buồng trứng

(Tĩnh mạch hình dây leo)

d. a và c

c. a, b và c

15. Về vòi tử cung, thông tin nào sau đây KHÔNG đúng:

a. Nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng

pg. 869
b. Được hai lá phúc mạc của dây chằng rộng bao bọc gần như hoàn
toàn

c. Có phễu vòi thông với ổ phúc mạc

d. Có bóng vòi là đoạn dài nhất

e. Là một phần của tử cung

16. Câu nhân quả, chọn:

a. Nếu A đúng, B đúng và có liên quan nhân quả

b. Nếu A đúng, B đúng nhưng không liên quan nhân quả

c. Nếu A đúng, B sai

d. Nếu A sai, B đúng

e. Nếu A sai, B sai

A. Tử cung thường có khuynh hướng chống lại sự sa tử cung qua âm


đạo. Nhờ:

B. Tử cung thường đổ trước một góc khoảng 120° và gập trước một
góc 90°.

17. Nói về tử cung, thông tin nào sau đây SAI:

a. Là cơ quan chứa thai và tống thai ra ngoài ở cuối thai kỳ

b. Nằm sau bàng quang, trước trực tràng

c. Có thân hình thang đáy hướng xuống dưới

d. Có eo là nơi hẹp nối thân với cổ

e. Cổ tử cung có một phần nằm trên âm đạo

18. Nói về động mạch tử cung, thông tin nào sau đây KHÔNG đúng:

a. Là động mạch cấp huyết chính của tử cung

b. Xuất phát từ động mạch chậu ngoài

pg. 870
c. Bắt chéo niệu quản ở đáy dây chằng rộng

d. Chạy ngoằn ngoèo dọc bờ bên thân tử cung

e. Chia 2 nhánh tận khi đến gốc tử cung

19. Âm đạo:

a. Là một ống cơ mạc đàn hồi dài khoảng 8 cm

b. Đầu trên bám quanh cổ tử cung

c. Đầu dưới mở vào tiền đình âm hộ

d. Có túi bịt sau liên quan chặt chẽ với túi cùng tử cung - trực tràng

e. a, b, c, d

20. Nói về tiền đình âm hộ, thông tin nào sau đây SAI:

a. Được giới hạn hai bên bởi mặt trong của môi bé

b. Được giới hạn phía trước bởi âm vật

c. Được giới hạn phía sau bởi hãm môi âm hộ

d. Đáy cố lỗ âm đạo nằm trước và lỗ niệu đạo nằm sau

e. Có tuyến tiền đình lớn đổ vào

21. Nói về vú, thông tin nào sau đây đúng nhất:

a. Vú nằm trên mặt nông cơ ngực lớn

b. Có hình nón lệch

c. Đầu vú (nhú vú) có các ống tiết sữa mở ra

d. Quanh đầu vú là một vòng niêm mạc nhiễm sắc tố gọi là quầng

e. a, b, c, d

pg. 871
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.b 2.d 3.e 4.b 5.c 6.c 7.a 8.b 9.c 10.d

11.a 12.e 13.d 14.c 15.e 16.c 17.c 18.b 19.e 20.d

21.e

pg. 872
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christopher Dean, John Pegington, Core Anatomy for Student, Vol.
1, 2 & 3, WB, Saunder.

2. F. Legent, L. Perlemuter, CL. Vandebrouek. Cahiers d’anatomie


ORL, Vol. 1 & 21,4e Edition, Masson.

3. Harold Ellis. Clinical Anatomy, 10th Edition, Blackwell.

4. H. Rouviere. Precis d’anatomie et de dissection. Masson et Cie.

5. J. deGroot, J.G. Chusid. Correlative Neuroanatomy, 20th Lange


Medical Publication.

6. Jack L. Wilson. Medical Examination Review - Anatomy, 9th Edition,


MEPC.

7. Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học, tập 1 và 2, in lần thứ
năm, Nhà xuất bẳn Y học.

8. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu, Nguyễn Văn Cường,


Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Hưng. Giải phẫu học giản yếu, Nhà xuất
bản Y học.

9. Phạm Đăng Diệu. Giải phẫu chi trên chi dưới, Nhà xuất bản Y học.

10. Phạm Đăng Diệu. Giải phẫu Đầu - Mặt - Cổ, Nhà xuất bản Y học.

11. Phạm Đăng Diệu. Giải phẫu Ngực Bụng, Nhà xuất bản Y học.

12. Roger Watson, Anatomy and Physiology for Nurses, 14th Edition,
Elservier.

13. R. Kanngasuntheram, P.SIvanandasingham, A. Krishnamurti,


Anatomy - regional, functional and clinical, PG Publishing.

14. Ross & Wilson, Anatomy and Physiology in Health and Illness, 6th
Edition, Churchill Livingstone.

pg. 873
15. Susan Standring, Cray's Anatomy, 38th Edition. Churchill Livingstone.

pg. 874
SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ HỌC TẬP
LÝ THUYẾT

1.-Bài giảng giải phẫu học - tập 1. Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền. Nhà
xuất bản y học.

2.-Bài giảng giải phẫu học - tập 2. Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền. Nhà
xuất bản y học.

ATLAS

1.-Atlas giải phẫu người. Tác giả: Frank H.Netter. GS Nguyễn Quang
Quyền và BS Phạm Đăng Diệu dịch và biên soạn sang tiếng Việt.

ỨNG DỤNG GIẢI PHẪU 3D DÀNH CHO MÁY TÍNH

1.-

2.-

pg. 875
3.-

4.-

5.-

pg. 876
6.-

7.-

pg. 877

You might also like