You are on page 1of 16

Nẹp bột ôm ngón 1

Thump Spica Splinting

BÀI ĐỌC THAM KHẢO CỦA NHÓM NGOẠI KHOA – CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
CHO SINH VIÊN VÀ BÁC SĨ TRẺ
NGƯỜI SOẠN: BS. ĐẶNG NGỌC HÀ
Tổng quan
- Nẹp bột này là 1 biến thể của nẹp bột cẳng bàn tay ngón 1 thông thường (đặt
ở mặt trước cẳng tay lên).
- Ưu điểm:
 Vẫn cho bất động tốt vùng cổ tay - bàn - ngón 1.
 Cần ít bột hơn.
 Dễ đặt hơn.
 Bệnh nhân dễ chịu hơn.
- Nhược điểm:
 Chỉ dùng cho những tổn thương liên quan đến mặt ngoài cổ tay và ngón 1.
 Không áp dụng được cho những trường hợp đa tổn thương các xương bàn
ngón kèm ngón 1.
Mục tiêu

1. Chỉ định dùng nẹp bột ôm ngón 1.


2. Chuẩn bị dụng cụ.
3. Kĩ thuật đặt nẹp bột.
4. Biến chứng, cách phòng tránh và xử trí.
Chỉ định
Tổn thương vùng cổ bàn tay có liên quan đến ngón 1:
 Gãy xương thuyền, nguyệt.
 Gãy xương bàn 1, gãy Bennett, Rolando…
 Các tổn thương ở ngón 1: Gãy xương đốt gần ngón, đứt gân.
 Các tổn thương ở khớp, dây chằng mặt ngoài cổ tay, thường gặp:
 Khớp thang bàn ngón 1 (CMC 1 hay TM – TrapezioMetacarpal joint).
 Khớp bàn ngón 1 (MCP joint).
 Khớp liên đốt gần – xa ngón 1 (IP joint).
 Cố định trong Hội chứng De Quervain’s, viêm khớp thang bàn ngón 1.
Chuẩn bị dụng cụ
 Vớ (tất) (Stockinette).
 Bông không thấm nước.
 Băng bột: # 2 – 3 cuộn, độ rộng
10cm ( 7.5cm với tay nhỏ).
 Băng thun: 2 cuộn.
 Chậu nước sạch ở nhiệt độ
phòng.
 Dây treo tay.
 Tấm lót nilon.
 Găng tay sạch, kéo, khăn sạch,
băng keo.
Chuẩn bị bệnh nhân
1. Vô cảm:
- Thường không cần.
- Có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau hoặc tê tại chỗ nếu thấy cần thiết.
2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích bệnh nhân về quá trình đặt nẹp bột, cách tự theo dõi, chăm sóc sau đặt
nẹp, các nguy cơ, biến chứng có thể gặp.
- Nếu có vết thương, cần khâu/ băng kín trước.
- Tư thế: Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế, cẳng tay tư thế trung tính.
- Lót tấm nilon (hoặc xăng vải) che phủ cho bệnh nhân tránh làm bột vấy bẩn.
- Bộc lộ hoàn toàn cẳng bàn tay, tháo bỏ các dị vật: đồng hồ, vòng tay, nhẫn…
- Vệ sinh tay bằng xà bông, bông cồn.
Kĩ thuật đặt nẹp bột

B1: Đeo vớ - quấn bông


 Luồn vớ dọc theo tay, lên hết cẳng tay, đầu
xa vượt qua búp ngón #2 – 3cm.
 Cắt dọc vớ tại kẽ ngón 1 – 2 sao cho 2 nếp
cắt che phủ được ngón 1.
 Cắt bỏ phần vớ thừa của các ngón ngang
mức khớp bàn các ngón.
 Quấn bông không thấm nước từ đốt xa
ngón 1 vòng qua gan tay và lên đến 1/3G-T
cẳng tay.
Video
Kĩ thuật đặt nẹp bột
B2.1: Chuẩn bị nẹp bột
B2.1: Chuẩn bị nẹp bột khô
Đo chiều dài nẹp bột:
 Bắt đầu từ mặt ngoài đốt xa ngón 1, đo dọc lên
theo bờ ngoài cẳng tay đến 1/3G-T cẳng tay.
 Chừa thêm mỗi đầu nẹp bột #0,5cm, vì bột sẽ
co lại khi nhúng nước.
 Xếp bột theo lớp, số lớp bột: 8 – 10 lớp.
 Cắt hình chữ V #1.5cm 2 bên nẹp tại đoạn
khớp bàn ngón 1 để loại bỏ tai chó khi đặt nẹp
bột ôm vào ngón 1 (như hình).
Kĩ thuật đặt nẹp bột
B2.2: Chuẩn bị nẹp bột ướt
 Gấp nẹp bột theo nếp hoặc dạng cửa sổ.
 Nhúng nhẹ nhàng bột vào thau nước, chờ
cho nước thấm hết các lớp bột (hết nổi
bong bóng)
 Nắm ráo bớt nước khỏi bột (không vắt),
bột càng ráo nước sẽ khô càng nhanh.
 Trải + căng nẹp bột trên 1 mặt phẳng, sau
đó miết + vuốt lên bột để tạo độ kết dính
giữa các lớp bột và làm bề mặt nẹp bột
trơn láng. Video
Kĩ thuật đặt nẹp bột
B3: Đặt nẹp bột
 Đặt nẹp bột lên tay bệnh nhân vào mặt
phẳng đo nẹp bột và theo tư thế đã chuẩn bị,
lộn ngược tất 2 đầu.
 Quấn băng thun cố định nẹp từ ngón 1 qua
bàn tay và lên cẳng tay.
 Dán băng keo cố định băng thun không
dùng móc vì bệnh nhân có thể còn chụp XQ
kiểm tra, móc sẽ cản quang.

Video
Kĩ thuật đặt nẹp bột
B4: Hoàn thành
 Điều chỉnh tay bệnh nhân về tư thế chuẩn: Cẳng tay
trung tính, duỗi cổ tay 200, dạng ngón cái, bàn tay
vòm (giống tư thế cầm ly rượu). Ngón cái có thể điều
chỉnh gấp hoặc duỗi tùy theo tổn thương.
 Giữ tay bệnh nhân chờ bột khô, khoảng 5 – 8 phút.
 Treo tay bệnh nhân.
 Dùng khăn ẩm lau sạch bột dính trên tay bệnh nhân.
 Theo dõi tay bệnh nhân sau đặt nẹp bột ít nhất 48h.
Biến chứng
1. Bỏng nhiệt:
- Hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra.
- Thường gặp ở loại bột khô nhanh (Specialist Extra Fast Setting Plaster) và nẹp bột
quá dày.
- Lưu ý và cách xử trí:
➡ Làm nẹp bột đủ vững: 8 – 10 lớp có thể lên đến 12 lớp nếu tay lớn. Nẹp càng
dày khi khô sẽ tỏa nhiệt càng nhiều.
➡ Nước nhúng bột sạch và ở nhiệt độ phòng: Không dùng nước ấm hay lẫn tạp
chất vì có thể xảy ra phản ứng giữa bột và nước.
➡ Để bột khô tự nhiên, không thúc đẩy quá trình khô bột nhanh hơn, vd như quấn
khăn quanh lớp bột để thấm nước.
Biến chứng
2. Chèn ép cục bộ:
- Thường gặp vì tay bệnh nhân sẽ sưng sau chấn thương mà nẹp bột, vớ, băng
thun không giãn nở được.
- Lưu ý và cách xử trí:
➡ Nẹp bột ở vị trí này thường chèn ép lên nhánh nông thần kinh quay gây tê
bì 2/3 ngoài mu tay và ngón cái.
➡ Theo dõi bệnh nhân ít nhất 48 tiếng sau đặt nẹp bột (thường 3 – 4 ngày).
➡ Nới lỏng băng thun, banh rộng nẹp bột, cắt dọc vớ nếu tay bệnh nhân
sưng nhiều.
➡ Dặn bệnh nhân kê cao tay và vận động bàn tay.
➡ Nếu sưng quá mức có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ.
Biến chứng
3. Viêm da tiếp xúc:
- Rất hiếm gặp, thường chỉ gặp ở bệnh nhân có cơ địa đa dị ứng, da mẫn cảm.
- Lưu ý và cách xử trí:
➡ Sử dụng nước sạch không lẫn tạp chất.
➡ Vệ sinh tay bệnh nhân sạch trước khi đặt nẹp (không dùng bông cồn pha
thêm Povidone/ Betadine).
➡ Nếu xảy ra viêm da tiếp xúc: Tháo bỏ nẹp bột, tìm phương án cố định tạm
thời khác như nẹp vải cẳng bàn tay – ngón 1.
Đặt nẹp bột thực tế tại VN

Dụng cụ: Tương tự (không có vớ)


 Bông không thấm nước.
 Băng bột: 2 cuộn x 10cm rộng (7.5cm
với tay nhỏ).
 Chậu nước sạch ở nhiệt độ phòng.
 Băng thun: 1 cuộn.
 Tấm trải nilon.
 Dây treo tay.
 Găng tay sạch, kéo, băng keo, khăn
sạch.
Đặt nẹp bột thực tế tại VN
Kĩ thuật đặt nẹp giống như trên nhưng có điểm khác:
➡ Không dùng vớ.
➡ Bông sẽ trải thành dải có chiều rộng và dài hơn phần bột #2cm và gấp lại để tránh cạnh
bột cấn vào da bệnh nhân (thay cho vớ).
➡ Nhớ xé và gấp bông phần cắt chữ V 2 bên ở khớp bàn ngón 1.
➡ Khi quấn băng thun, nên quấn lên 2 đầu nẹp bột thêm 1 lớp để loại bỏ cạnh góc vuông.

You might also like