You are on page 1of 21

1.

quy trình điều dưỡng


*đ/n: Là một vòng tròn khép kín mà người Điều dưỡng phải trải qua
hàng loạt các hđ theo một kế hoạch đã được định trước, để hướng đến
kết quả chăm sóc người bệnh mà mình mong muốn.
*mục đích - Nhận biết tình trạng thực tế và những nhu cầu cần chăm
sóc sức khỏe cho từng cá nhân riêng biệt
- Thiết lập kế hoạch đúng theo yêu cầu đối với từng người
bệnh
- Không bỏ sót công việc chăm sóc người bệnh
- Việc chăm sóc được thực hiện liên tục
- Có kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.
- Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc
mình làm.
-quy trình điều dưỡng là một loạt các hệ thống & pp tổ chức của kế
hoạch chăm sóc & ứng dụng để:
+nbt tình trạng sức khỏe & nhu cầu chăm sóc y tế cho mỗi cá
nhân
+thiết lập những kế hoạch phù hợp nhằm đáp ứng những nhu
cầu thiết yêu của người bệnh
*quy trình gồm 5 bc cơ bản
-nhận định +nhận định các vấn đề chủ quan (do ng bệnh & ng nhà kể
lại) & khách quan (do bản thân ĐD thăm khám, qsát, phát hiện)
+nhận định thực thể, tâm thần, cảm xúc, tình trạng KT,
XH, nhận định về tinh thần văn hóa & mtrg
-chẩn đoán/ những vấn đề cơ sở
-lập kế hoạch +tạo khả năng cho ĐD tổ chức thực hiện chăm sóc
người bệnh đc thích ứng
+để vc lập kế hoạch chăm sóc hiệu quả
+3 bc phát triển kế hoạch chăm sóc: thiết lập các vấn đề
ưu tiên, viết ra mục tiêu, viết kế hoạch chăm sóc
-thực hiện
+là hành động cần thiết để hoàn thành sự can thiệp điều dưỡng đã
vạch ra, nó mang t/c liên tục & tác động qua lại vs các phần cấu thành
khác của quy trình ĐD
+trên lý thuyết vc thực hiện kế hoạch chăm sóc tuân thủ theo các
phần cấu thành của quy trình ĐD, tuy nhiên trg TH cấp cứu nó thực
hiện ngay từ phần nhận định
+trg quá trình thực hiện kế hoạch, người ĐD nhận định lại người
bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc
+thực hiện kế hoạch chăm sóc trở thành hành động do sự can
thiệp ĐD tạo nên.
Có 3 kiểu can thiệp: Phụ thuộc, độc lập, phụ thuộc lẫn nhau
-đánh giá +để đo lường sự đáp ứng của người bệnh đối vs vc chăm
sóc của người Đ D mà họ đã tiếp nhận
+đánh giá là nhận định những tiến triển của bệnh hướng tới
vc đáp ứng các mục tiêu của kế hoạch chăm sóc
+cách đánh giá này sử dụng để đánh giá cả mục tiêu trc mắt
& lâu dài & cũng để xác định rõ nếu ng bệnh có vấn đề sức khỏe ms
phát sinh
+quá trình xem xét & đánh giá sẽ xác định có thể cần phải
có những thay đổi bán kế hoạch chăm sóc
+gồm 4 bc: *thiết lập tiêu chuẩn đánh giá,
*so sánh sự đáp ứng của người bệnh,
*ktra xem có sự khác nhau nào trg vc hoàn thành
mục tiêu đưa ra lm ảnh hưởng tới kqua
*thay đổi kế hoạch chăm sóc
2.Rửa tay, mặc áo, mang găng
2.1 rửa tay thường quy *mục đích -ngăn ngừa vk lan truyền qua đôi
tay
-giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh
viện
*5 thời điểm rửa tay -trc khi tiếp xúc BN
-trc khi lm thủ thuật vô
trùng
-sau khi tiếp xúc vs mau
& dịch cơ thế
-sau khi tx vs BN
-sau khi tx vs vùng xung
quanh BN
2.2.rửa tay ngoại khoa (vô khuẩn, tiệt khuẩn)
*mục đích: lm giảm & ngăn chặn sự phát triển
các vk trên da
2.3.mặc áo choàng vô khuẩn
*mục đích: ngăn ngừa vi khuẩn từ nhân viên y tế lây lan vào
vùng phẫu thuật và ngược lại trong các trường hợp phẫu thuật hoặc
thủ thuật.
*Lưu ý khi mặc: -Tay (chưa đi găng) không được chạm vào
mặt ngoài của áo
-Áo không chạm vào người hoặc bất kỳ vật gì
xung quanh
- Cần có người phụ để giúp mặc áo
-Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc tay
với mặt ngoài của áo và tay của người mặc
-Áo bị coi là nhiễm khuẩn khi bị chạm vào
người phụ giúp
*lưu ý khi cởi áo choàng vô khuẩn: -Tháo từng bên tay áo
-Đảm bảo mặt trái của
tay áo cuộn ra ngoài, mặt phải áo được cuộn gọn vào trong
-Tránh không chạm vào
tay và quần áo của người mặc áo
2.4.mang găng vô khuẩn *Mục đích: Tiếp cận với vùng, vật vô khuẩn
*Lưu ý khi mang găng: -Tay chưa mang
găng chạm vào mặt trong của găng
-Tay mang găng rồi
chạm mặt ngoài của găng
-Tay đã mang găng
luôn để trước mặt, trong tầm mắt, cao hơn thắt lưng
*Lưu ý khi tháo găng: -Tay đang mang găng
chạm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay
-Tay đã tháo găng
chạm vào mặt trong của găng ở cổ tay găng -Kéo găng lật mặt trong
ra ngoài
-Phải rửa tay thường
quy sau khi tháo găng
2.5 các loại găng tay -găng tay sạch: khi tx vs da, niêm mạc, máu &
các chất tiết sinh học của cơ thể khi da tay tổn thương
-găng tay vô khuẩn: khi phẫu thuật, thực hiện
các thủ thuật xâm lấn
-gắng vệ sinh: lm vệ sinh, thu gom đồ vải, chất
thải, tx vs dụng cụ & đồ vật bị nhiễm khuẩn
3.đo dấu hiệu sinh tồn, cấp cứu ngừng tuần hoàn
3.1 đo dấu hiệu sinh tồn -Dấu hiệu sinh tồn là thuật ngữ chỉ các chỉ số
chức năng sống trên cơ thể người.
Đo lường dấu hiệu sinh tồn bao gồm thân
nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở.
*mục đích
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Chẩn đoán bệnh.
- Theo dõi tình trạng bệnh, diễn biến bệnh.
- Theo dõi kết quả điều trị và chăm sóc
*thực hiện đo DHST trg trg hợp:
- Ktra sức khỏe
- Khi tiếp nhận người bệnh
- Người bệnh đang nằm điều tại các cơ sở y tế
- Người bệnh trước và sau phẫu thuật, làm một số thủ thuật (truyền
dịch, chọc dịch ...)
- Trước và sau dùng một số thuốc ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch
(thuốc an thần, giảm đau, trợ tim …)
- Tình trạng người bệnh có những thay đổi (hôn mê, đau, đi ngoài …).
- Khi có chỉ định của bác sĩ - Bàn giao ca trực đối với người bệnh
nặng. -người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển khoa, chuyển viện
*ng.tắc
-Trc khi đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, HA phải để người bệnh nghỉ
tại chỗ ít nhất 15ph
-Ktra lại phương tiện dụng cụ trước khi đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở,
HA
-Khi đang đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, HA không đc tiến hành bất
cứ kỹ thuật nào trên cơ thể người bệnh.
-Thường quy mỗi ngày đo mạch, thân nhiệt, nhịp thở, HA 2 lần: sáng,
chiều cách nhau ít nhất khoảng 8h. Những trường hợp đặc biệt lấy
theo y lệnh của bác sĩ: 15ph, 30ph, 1h, 2h, 3h một lần...
-Khi thấy kết quả bất thường phải báo ngay cho bác sỹ để xử lý kịp
thời.
-Đường biểu diễn trên bảng theo dõi
+Mạch: màu đỏ.
+Nhiệt độ: màu xanh.
+Nhịp thở, huyết áp: ghi chỉ số vào bảng theo dõi. 3.2 cấp cứu ngừng
tuần hoàn
-Ngừng tuần hoàn là trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể,
đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tuần hoàn vành, phổi…
-Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra đột ngột trên một quả tim hoàn
toàn khoẻ mạnh như trong các tai nạn do điện giật, đuối nước,
sốc phản vệ, đa chấn thương… Nhưng cũng có thể là hậu quả
cuối cùng của một bệnh lý mạn tính giai đoạn cuối như ung thư,
xơ gan, suy tim, suy thận…
-Ngừng tuần hoàn kéo theo ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn và
hô hấp là nguyên nhân đồng thời là hậu quả của nhau
-Ngừng hô hấp
- tuần hoàn là một tối cấp cứu vì nạn nhân đang ở ranh giới giữa sống
và chết, có thể gặp trong cộng đồng hoặc ở bệnh viện, nạn nhân cần
được tiến hành cấp cứu ngay sau khi bị ngừng hô hấp - tuần hoàn
càng sớm càng tốt.
-Ngừng tuần hoàn được cấp cứu muộn có nguy cơ chết não hoặc hôn
mê kéo dài (hôn mê mãn tính)
*dấu hiệu
-Mất ý thức: được xác định khi bệnh nhân gọi hỏi không có đáp
ứng trả lời, không có phản xạ thức tỉnh.
-Ngừng thở hoặc thở ngáp: xác định khi lồng ngực và bụng bệnh
nhân hoàn toàn không có cử động thở.
-Ngừng tim: khi mất mạch cảnh hoặc mất mạch bẹn.
-Ngoài ra: da nhợt nhạt or tím tái, giãn đồng tử & mất pxạ đồng
tử với ánh sáng, máu ngừng chảy từ các vết thương.
*ng.nhân
-do tim: thiếu máu cơ tim, tắc mạch vành cấp, các bệnh cơ tim,
viêm cơ tim, chấn thương tim chèn ép tim cấp, kthik trực tiếp
vào tim
-tuần hoàn: thiếu klg tuần hoàn cấp (các loại sốc), tắc mạch
phổi( do khí, do cục nghẽn), cơ chế phản xạ dây phế vị
-hô hấp: tràn khí màng phổi năng, thiếu O2 cấp (dị vật, tắc đg thở)
-RL chuyển hóa: RL chuyển hóa K, tăng Ca máu cấp, tăng
catecholamin cấp, hạ thân nhiệt
-do thuốc, nhiễm độc: tác động trực tiếp của thuốc gây ngừng tim, do
tác dụng phụ của thuốc
-ng.nhân khác: điện giật, đuối nc
*ng.tắc xử trí
-can thiệp nhanh, tại chỗ, cấp cứu liên tục, kiên trì
-Các bước tiến hành xử trí cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp – tuần
hoàn được thể hiện bằng phác đồ theo thứ tự chữ cái C,A,B (C=
Circulation, A= Airway, B= Breathing)
4. cho ăn qua thông dạ dày, thông tiểu
4.1 cho ăn qua thông dạ dày *chỉ định -Trẻ đẻ non, phản xạ mút –
nuốt kém. -Người bệnh hôn mê, co giật. -Những người bệnh không
nhai được, không nuốt được. -Dị dạng đường tiêu hóa (sứt môi, hở
hàm ếch…). *chống chỉ định -Tổn thương thực quản: Bỏng axit,
kiềm, áp xe thành họng; lỗ hổng thực quản. -Hẹp khít môn vị, tắc
ruột. -Hôn mê chưa đặt được ống nội khí quản. -Viêm phúc mạc sau
thủng tạng rỗng.
5
4.2 rửa dạ dày *mục đích -Rửa dạ dày là một thủ thuật đưa ống thông
vào dạ dày người bệnh để hút và rửa sạch các chất trong dạ dày ra
ngoài như: Thức ăn, dịch vị, chất độc *chỉ định -Ngộ độc: Thức ăn,
thuốc, hóa chất, rượu. -Chuẩn bị người bệnh trc khi phẫu thuật đường
tiêu hóa, nếu người bệnh ăn chưa quá 6h -Người bệnh hẹp môn vị,
nôn không cầm. -Người bệnh bị chảy máu dạ dày có chỉ định rửa
trong hệ thống lạnh *chống chỉ định -Người bệnh bị tổn thương, bỏng
niêm mạc thực quản do uống phải dung dịch hóa chất (acid, kiềm)
mạnh. -U, rò thực quản, phồng động mạch chủ. -Người bệnh thủng dạ
dày -Người bệnh suy kiệt nặng
4.3 thông tiểu, dẫn lưu nc tiểu, rửa bàng quang -Thông tiểu là thủ
thuật đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để đưa nc tiểu ra
ngoài, lấy nước tiểu xét nghiệm trong một số trường hợp hoặc kết hợp
bơm thuốc điều trị tại chỗ các tổn thương ở bàng quang. -Trong TH
cần phải thông tiểu nhiều lần, có thể lưu ống thông tiểu trong nhiều
giờ, nhiều ngày gọi là dẫn lưu nc tiểu. *chỉ định -thông tiểu: +Người
bệnh bí tiểu (không tự tiểu được) +Phân biệt bí đái hay vô niệu +Cbị
phẫu thuật hệ tiết niệu, chuyển dạ đẻ, lọc màng bụng.Lấy nước tiểu để
xét nghiệm bệnh hệ tiết niệu. +Thông tiểu kết hợp bơm dung dịch sát
khuẩn, dd rửa để điều trị tại chỗ các tổn thương ở bàng quang -dẫn
lưu nc tiểu +Người bệnh đi tiểu không tự chủ do hôn mê, liệt cơ vòng.
+Sau khi phẫu thuật vùng tiểu khung, tầng sinh môn, bàng quang,
niệu đạo, tiền liệt tuyến… +Theo dõi đánh giá chức năng lọc, bài tiết
của thận trong những giờ nhất định -rửa bàng quang +Đặt ống thông
tiểu liên tục (dẫn lưu nước tiểu) +Bàng quang bị nhiễm khuẩn, chảy
máu. +Sau mổ, cắt u xơ tiền liệt tuyến +Rửa xong bơm thuốc để điều
trị. *chống chỉ định Thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu (bằng đường niệu
đạo) không đc tiến hành trong các trường hợp người bệnh bị: Chấn
thương dập, rách niệu đạo. Viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo
6
5.tiêm, truyền dịch, truyền máu
5.1 tiêm
*mục đích - Đưa thuốc vào cơ thể có hiệu quả nhanh
- Thay thế cách uống khi người bệnh không uống đc
- Để tránh biến đổi của thuốc do dịch vị phá hủy, đc
hấp thu hoàn toàn
*chỉ định - Cấp cứu.
- Bệnh nặng, cần tác dụng cấp thời.
- Người bệnh nôn ói nhiều.
- Cần tác dụng tại chỗ. - Thuốc không ngấm qua
thành tiêu hóa hoặc thuốc dễ bị huỷ hoại bởi dịch *nguyên lý -Đảm
bảo kỹ thuật vô khuẩn trong tất cả các bước khi tiến hành chuẩn bị
thuốc và tiêm thuốc. -Thực hiện quy định để đảm bảo an toàn cho
người bệnh khi tiêm thuốc
6 đúng - Đúng người bệnh - Đúng thuốc - Đúng liều
- Đúng đường dùng - Đúng thời gian dùng thuốc - Ghi chép hồ sơ
đúng
3ktra - Tên người bệnh - Tên thuốc - Liều thuốc
5 đối chiếu - Số giường, số phòng - Nhãn thuốc - Chất lượng thuốc -
Đường tiêm thuốc -Thời gian dùng thuốc
*vị trí đg tiêm - Vị trí test lẩy da: 1/3 giữa, trước, mặt gấp cẳng tay
(tránh mạch máu trên cẳng tay) - Vị trí tiêm trong da: 1/3 giữa, trước,
trong mặt gấp cẳng tay (Nếu NB mất 2 tay có thể tiêm vào hai bên cơ
ngực lớn và hai bên cơ bả vai) - Vị trí tiêm dưới da: + Tận cùng cơ
tam giác cánh tay + 1/3 giữa mặt ngoài đùi + Vùng quanh rốn - Vị trí
tiêm bắp: + Tiêm bắp nông: Cơ tam giác cánh tay, 1/3 giữa mặt trước
ngoài đùi + Tiêm bắp sâu (tiêm mông): 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3
trên ngoài, đường nối từ gai chậu trước trên đến mỏm xương cụt - Vị
trí tiêm tĩnh mạch: Các tĩnh mạch ở mu bàn tay, tĩnh mạch nền, tĩnh
mạch giữa khuỷu, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển
bé v.v. *góc độ tiêm
7
- Test lẩy da: là dùng kim chếch một góc 450 rạch nhẹ trên da vừa qua
mũi vát kim, đủ làm rớm máu, or nhỏ giọt thuốc bằng hạt bắp tại vị trí
rớm máu, loại test tương đối an toàn & dễ làm. - Tiêm trong da: (Lớp
thượng bì) đâm chếch 10-15 so vs mặt da, kim tiêm song song vs mặt
da, mũi vát kim ngửa lên trên, vừa lút mũi vát kim vào trong da
→Tiêu chuẩn đạt: tại chỗ tiêm nổi hạt bắp trên da, màu da trắng bệch,
cảm giác nặng tay khi bơm thuốc vào - Tiêm dưới da: (Lớp mô liên
kết/mô mỡ/mô dưới da) đâm kim nhanh chếch 30- 45 so vs mặt da or
đâm kim vuông góc vs mặt da véo/đáy da véo (tiêm vùng da quanh
rốn), buông tay vùng da véo trc khi bơm thuốc vào. →Tiêu chuẩn đạt:
tại chỗ tiêm dưới da nổi lên một cục thuốc vừa tiêm vào - Tiêm bắp:
(Lớp cơ/bắp thịt, tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da) + Tiêm bắp nông:
đâm kim nhanh chếch 60 so với mặt da + Tiêm bắp sâu: đâm kim
nhanh chếch 90 so với mặt da (tùy vị trí tiêm & cơ địa người bệnh) -
Tiêm TM: (Lòng TM) căng da kim chếch 15-30 so với mặt da & luồn
kim nhẹ nhàng vào TM *giảm thiểu sự k thoải mái của người bệnh
khi tiến hành tiêm - Sử dụng kim tiêm có mũi vát sắc nhọn, thân kim
nhỏ. - Đặt tư thế người bệnh phù hợp để làm giảm đau cơ. - Đánh lạc
sự chú ý của người bệnh khi tiến hành tiêm. - Sử dụng thuốc xịt giảm
đau trên vị trí tiêm 15s trước khi tiến hành tiêm or chườm đá lên vị trí
tiêm trong khoảng 1ph trc khi tiến hành tiêm. - Đâm kim nhẹ và
nhanh. Thực hiện 2 nhanh (đâm kim và rút kim nhanh), 1 chậm (bơm
thuốc chậm 1ml/10s). Lưu ý với một số loại thuốc đặc biệt (như
Benzathyl Peniciline...) không áp dụng 2 nhanh một chậm vì có thể
gây tắc kim. - Giữ bơm tiêm chắc khi kim tiêm nằm trong tổ chức để
phòng ngừa tổn thương mô. - Nhẹ nhàng dùng bông/gạc vô khuẩn ấn
vào vị trí tiêm sau khi tiêm xong. - Thay đổi vị trí tiêm để đề phòng sự
hình thành áp xe (abcès), hoặc xơ cứng tổ chức vùng được tiêm
*thuốc đc hút vào kim tiêm, sau 15ph phải bỏ *phòng ngừa tổn thg do
các vật nhọn gây ra 1. Không đậy lại nắp kim sau khi tiêm 2. Lên kế
hoạch phân loại và hủy vật sắc nhọn trước khi tiến hành quy trình
tiêm 3. Cô lập ngay kim tiêm đã sử dụng. 4. Báo cáo và xử lý về rủi
ro do vật sắc nhọn bao gồm: - Trang thiết bị gây ra tai nạn - Nơi bị
xảy ra tai nạn - Mô tả tai nạn - Đảm bảo tính riêng tư của cá nhân bị
rủi ro do vật sắc nhọn 5. Tgia vào các chương trình giáo dục về nguy
cơ lây bệnh qua đường máu, & thực hiện các khuyến nghị về phòng
ngừa nhiễm khuẩn, bao gồm tiêm vaccine viêm gan B. 6. Tham gia
vào chọn lựa, đánh giá các hệ thống không cần thiết và các trang thiết
bị vs các đặc trưng an toàn trong phạm vi làm việc của bạn bất cứ khi
nào có thể 7. Hỗ trợ pháp luật trong việc cải thiện sử dụng an toàn
kim tiêm và vật sắc nhọn. *tai biến tiêm thuốc -Những tai biến tiêm
bắp +xơ hoá cơ (Nếu tiêm nhiều lần tại cơ tam giác cánh tay ở trẻ em
<12 tuổi) +Gãy kim, cong kim. - Tắc mạch + Chạm dây thần kinh
hông to gây liệt thần kinh tọa
8
+Hoại tử mô, cơ (những thuốc không được tiêm bắp) +Áp xe vô
khuẩn hoặc nhiễm khuẩn -Những tai biến và cách xử lý khi tiêm tĩnh
mạch +Tắc kim do cục máu đông: rút kim ra thay kim khác. +Phồng
nơi tiêm do kim không nằm gọn trong lòng tĩnh mạch: rút lui kim và
điều chỉnh lại mũi kim. +Người bệnh bị ngất, choáng: ngừng tiêm,
báo ngay Bác sĩ xử trí +Viêm tĩnh mạch: đỏ dọc theo đường tĩnh
mạch, đau vùng tiêm, báo Bác sĩ * Những điểm cần lưu ý - Áp dụng
kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối - Phải cẩn thận và luôn áp dụng 5 đúng
hoặc chế độ 3 kiểm tra – 5 đối chiếu - Khi tiêm phải đảm bảo 2 nhanh
– 1 chậm (đâm kim nhanh, rút kim nhanh và bơm thuốc chậm, riêng
đường tiêm tĩnh mạch phải 3 chậm); không tiêm ngập mũi kim - Phải
luôn luôn thay đổi vùng tiêm - Sau khi tiêm xong phải cô lập kim
đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, không dùng tay đậy nắp kim. -
Mang găng tay sạch khi tiêm tĩnh mạch để tránh nhiễm máu từ người
bệnh - Khi rút kim ra nên rút theo chiều kim đâm vào, để hạn chế tổn
thương mô cơ. - Sau khi tiêm xong không nên massage vùng tiêm,
đặc biệt là tiêm heparin hoặc insulin vì có thể gây tổn thương mô.
5.2 truyền dịch *Truyền dung dịch vào TM là đưa vào cơ thể bệnh
nhân qua đường TM một khối lượng lớn dung dịch và thuốc. -là quy
trình kỹ thuật điều dưỡng thường được thực hành trong điều trị, chăm
sóc bệnh nhân. Hiệu quả chăm sóc điều trị cao do thuốc được đưa
nhanh vào cơ thể, nhg cũng hay có những tai biến, biến chứng. *mục
đích - Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần
hoàn trong cơ thể - Thay thế tạm thời lượng máu mất. - Nuôi dưỡng
cơ thể. - Đưa thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu. -
Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu - Mục đích khác:
giải độc, lợi tiểu, giữ vein *chỉ định - Bệnh nhân bị mất nước: Tiêu
chảy, phỏng. - Bệnh nhân bị mất máu cấp: Tai nạn, xuất huyết tiêu
hóa. - Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. - Bệnh nhân bị ngộ độc. - Người
bệnh cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì nồng độ thuốc ổn định
trong cơ thể *chống chỉ định - Cao huyết áp - Suy tim nặng - Tràn
dịch màng phổi, màng tim - Phù Nếu có chỉ định đặc biệt cần phải
truyền thì phải truyền thật chậm,khối lượng ít, theo
9
dõi sát, tốt nhất là đo huyết áp tĩnh mạch trung tâm. *nguyên tắc -
Thực hiện 6 đúng - Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. - Đảm bảo sự an
toàn về quản lý dịch truyền. - Đánh giá được dấu hiệu sinh tồn của
người bệnh trước khi tiến hành truyền dịch tĩnh mạch, các ảnh hưởng
của sự mất cân bằng nước và điện giải đối với dấu hiệu sinh tồn. -
Khai thác tiền sử bệnh bao gồm cả tiền sử dị ứng và phản ứng truyền
đã xảy ra, các thuốc đang sử dụng và phương pháp điều trị. - Theo dõi
dấu hiệu sinh tồn trước, trong và sau khi truyền. - Lựa chọn những
tĩnh mạch ngoại biên giãn tốt, đủ lớn để đặt đường truyền tĩnh mạch. -
Chọn vị trí tiêm truyền thích hợp. Nên bắt đầu tiêm truyền ở những vị
trí gần ngọn chi (vùng cổ tay, mu tay...). Tránh những vị trí tiêm
truyền cũ, những tĩnh mạch gần khớp như khuỷu tay, cổ tay, các tĩnh
mạch bị xơ cứng, vị trí bị thâm nhiễm hoặc viêm tĩnh mạch, vùng bị
thâm tím và những vùng của van mạch máu. - Nên tìm những tĩnh
mạch ở mu bàn tay và mặt ngoài cẳng tay đối với những người lớn -
Nếu có thể, truyền ở vị trí phù hợp với tư thế của người bệnh. - Không
dùng dây garo quá chặt tránh gây tổn thương hoặc làm thâm tím da.
Trong một số trường hợp không tìm ra tĩnh mạch để truyền, có thể di
chuyển dây ga rô thấp xuống dưới cẳng tay. - Chú ý: có thể sử dụng
vòng quấn của máy đo huyết áp thay cho dây ga rô. Bơm hơi đến mức
dưới huyết áp tâm trương của người bệnh (thấp hơn 50mmHg) cho
đến khi kết thúc đâm kim truyền vào tĩnh mạch. - Ghi nhận lần cuối
thay dây truyền và thay gạc đắp là khi nào. - Giữ cho hệ thống truyền
dịch được vô trùng - Cho người bệnh đi đại tiểu tiện trước khi truyền
(nếu được). - Có thể bơm thuốc qua ống cao su của dây truyền. - Dịch
truyền không nên để lâu quá 24 giờ. - Bộ dây tiêm truyền thay sau 48-
72 giờ. - Băng vô trùng nơi thân kim. - Kim luồn nên được thay sau
48-72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm. - Hiểu được chỉ dẫn và mục
đích của liệu pháp tiêm truyền. - Đảm bảo thời gian truyền dịch theo
đúng chỉ định của bác sĩ bằng thực hiện công thức tính thời gian chảy
của dịch truyền: Tgian truyền dịch =𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ị𝑐ℎ 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛 (𝑠ố 𝑚𝑙) 𝑥 𝑠ố
𝑔𝑖ọ𝑡/𝑝ℎ 𝑠ố 𝑔𝑖ọ𝑡 𝑦 𝑙ệ𝑛ℎ/𝑝ℎ*tai biến khi truyền dịch -dịch thoát ra
ngoài do lệch kim. kim đâm xuyên qua lòng mạch -tắc kim do dòng
chảy ko lưu thông -viêm TM do kim truyền lm tổn thương lòng mạch,
tác dụng phụ của dịch truyền hay kỹ thuật k vô khuẩn -quá tải tuần
hoàn: lg dịch quá nhiều, chảy quá nhanh lm tăng thể tích tuần hoàn
đột ngột -tắc TM ( tắc mạch phổi) do cục máu đông or do bọt khí -
nhiễm trùng vị trí truyền do k đảm bảo vô khuẩn & chăm sóc vị trí
truyền k đúng, do dịch truyền k đảm bảo chất lg
10
-sốc phản vệ *lưu ý & xử lý tai biến - Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô
khuẩn. - Phải đếm mạch, đo huyết áp trước khi truyền dịch. - Tránh để
bọt khí vào tĩnh mạch người bệnh: bọt khí có thể làm tắc tĩnh mạch. -
Quan sát người bệnh trong suốt thời gian tiêm truyền để phát hiện các
dấu hiệu bất thường: 30-60 phút/lần tùy theo tình trạng bệnh -Không
cho dung dịch chảy quá nhanh vì có thể làm người bệnh bị phù phổi
cấp (trừ TH có chỉ định của Bác sĩ) -Nếu người bệnh phản ứng với
dung dịch truyền như: Mày đay, phù mạch nhanh, khó thở, tức ngực,
thở rít, đau bụng hoặc nôn phải: + Khóa dây truyền (ngưng truyền
ngay) + Báo Bác sĩ + Đứng bên cạnh NB, động viên NB, đo dấu sinh
hiệu + Cho thở oxy, đặt người bệnh nằm tư thế dễ thở + Phối hợp Bác
sĩ xử trí sốc phản vệ - Khi truyền dịch phải chú ý tốc độ chảy của dịch
truyền và tình trạng NB đặc biệt là: +Phù phổi cấp. +Bệnh tim nặng.
+Tăng áp lực nội sọ
5.3 truyền máu *mục đích -bồi hoàn lượng máu đã mất cho cơ thể
người bệnh -bổ sung các yếu tố đông máu -giải độc *chỉ định &
chống chỉ định -xuất huyết nặng: do tai nạn, phẫu thuật, bệnh lý -thiếu
máu nặng: sốt rét, nhiễm KST -nhiễm khuẩn or nhiễm độc nặng -các
bệnh về máu: ung thư máu, thiếu men G6PD -phỏng nặng
*Nguyên tắc truyền máu -truyền theo chỉ định & truyền cùng nhóm
máu. Trường hợp cấp cứu k có máu cùng nhóm có thể truyền khác
nhóm, nhg thận trọng (k quá 2 đơn vị máu =500ml) -trc khi truyền
máu cần phải chuẩn bị đầy đủ xét no cần thiết: nhóm máu, phản ứng
chéo,... -ktra chất lg (3 lp rõ ràng, màu sắc, slg, nhóm máu, số hiệu
chai máu vô khuẩn) -ktra dấu hiệu sinh tồn trc truyền, nếu bất thường
phải báo cáo ngay lại cho Bác sĩ -dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn
(dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng cỡ) -phải lm phản
ứng sinh vật -khi chai/túi máu đem về phòng bệnh, k để quá 30ph trc
khi truyền cho người bệnh -phải bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn trong
suốt quá trình chuẩn bị và đưa máu vào cơ thể người bệnh. -phải có
hộp đựng thuốc, phương tiện chống sốc phản vệ, cũng như các thiết bị
khác để thực hiện thuốc được an toàn.
11
-phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền đề phòng các tai biến có thể
xảy ra *nhận định - Tình trạng tri giác: lơ mơ, hôn mê, co giật, động
kinh. - Tình trạng dấu sinh hiệu, đặc biệt là huyết áp và thân nhiệt. -
Tĩnh mạch: to mềm mại hay nhỏ, xơ cứng. - Tình trạng bệnh lý đi
kèm: đa chấn thương, rối loạn chức năng đông máu.
6.sơ cứu chảy máu, sơ cứu gãy xg
6.1 băng bó vết thg *mục đích - Giữ bông gạc, che kín vết thương
phòng ngừa nhiễm khuẩn. - Nén ép vết thương làm bớt chảy máu. -
Thấm hút dịch, máu mủ. *nguyên tắc -đk trc khi băng +Giải thích cho
bệnh nhân biết công việc sắp làm. +Hướng dẫn bệnh nhân ngồi hoặc
nằm theo tư thế thích hợp, chú ý các bị trí cần kê cao như: cẳng chân,
đùi, xương chậu, đầu phải kê gối. +Điều dưỡng viên đứng hoặc ngồi
trước bệnh nhân và phần cơ thể cần băng. +Trước khi băng ở khớp,
tay, chân: bệnh nhân được nâng đỡ theo tư thế chức năng (chi trên:
cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay, bàn tay ngửa; chi dưới : duỗi,
bàn chân vuông góc với cẳng chân). +Vùng da băng bó phải sạch sẽ,
khô ráo, nơi hai mặt da tiếp giáp với nhau như: (kẽ ngón tay, ngón
chân, dưới vú đối với nữ...) phải có bông không thấm nước hoặc gạc
đệm lót. +Khớp xương hoặc chỗ lồi lõm của xương phải đêm bông
hoặc gạc cho bằng chỗ bên cạnh. -đk trg khi băng: +Cầm băng tay
phải, cuộn băng để ngửa. +Khi băng: Dơ cao cuộn băng, đặt đầu băng
vào vùng băng, tay trái giữ lấy vùng băng, tay phải cầm thân băng,
vừa băng vừa nới cuộn băng, không để rơi. +Khi mở đầu và kết thúc
băng vết thương thường băng hai vòng cố định cho chắc mối băng.
+Băng tứ chi: thường băng từ dưới lên để khỏi xung huyết phù nề,
nên hở đầu ngón tay, chân để theo dõi tuần hoàn chi đó. +Mỗi vòng
băng cuốn vừa phải, vòng sau đè lên 1/2 hoặc 2/3 thân băng của vòng
băng trước, cự ly đều, không để hở bông, gạc. Chỗ viêm tấy phải băng
đủ lỏng. +Cố định băng bằng: Kim ghim, dán băng keo, móc sắt hoặc
buộc nút. Không ghim hoặc buộc nút những nơi sau: -Trên vết
thương. -Trên chỗ xương gồ. -Phía bệnh nhân nằm. +Cách cởi
băng(tháo băng): 2 tay chuyển nhau để cởi, có thể dùng kéo cắt băng.
6.2 gãy xương *ploai
12
-gãy xg kín: là ổ gãy không thông với bên ngoài -gãy xg hở: là ổ gãy
thông với bên ngoài, gãy hở nguy hiểm hơn gãy kín vì nguy cơ nhiễm
trùng. Có thể gặp các thể gãy khác nhau, tùy theo hình thể đường gãy:
gãy ngang: bờ xương gãy không nham nhở, gãy nhiều mảnh, gãy cành
tươi, gãy xương không hoàn toàn. *dấu hiệu -Tùy theo từng trường
hợp xương bị gãy hoặc có kèm theo bị đa chấn thương không mà nạn
nhân có biểu hiện sốc hay không, thông thường sốc trong gãy xương
là do đau hay mất máu. -Đau. -Giảm hoặc mất vận động. -Sưng nề,
bầm tím. -Biến dạng, gập góc, lệch trục. -Điểm đau chói, cử động bất
thường. -Tiếng lạo xạo. *mục đích - Làm đỡ đau và phòng ngừa sốc -
Làm giảm nguy cơ gây di lệch và tổn thương mạch máu, thần kinh,
da, cơ và phần mềm. -Ngừa nhiễm khuẩn (nếu gãy xương hở).
*nguyên tắc -Nẹp phải đủ dài để bất động chắc, khớp trên và khớp
dưới chỗ gãy. -Buộc dây cố định nẹp phải buộc trên chỗ gãy, dưới chỗ
gãy, trên khớp, dưới khớp. -Bất động chi theo tư thế cơ năng, đối với
chi trên gấp khuỷu 90 , đối với chi dưới duỗi gối ở tư thế 170–180 -
Nẹp phải được cố định vào chi hoặc cơ thể thành một khối. -Đối với
gãy xương hở tuyệt đối không được kéo nắn, phải cố định đúng tư thế
gãy. Có thương tổn mạch máu phải cầm máu trước, băng vết thương
sau đó bất động xương gãy. -Không đặt nẹp trực tiếp sát da nạn nhân,
các vị trí xương lồi phải lót bông, nẹp phải được cố định chặt. -Không
nên cố cởi quần hoặc áo nạn nhân (chỉ rạch theo đường chỉ hoặc cắt
bỏ).
7.liệu pháp o2, hút đờm
7.1 liệu pháp oxi -liệu pháp oxi là cung cấp oxi cho người bệnh để
phòng or giảm tình trạng thiếu oxi -Ng.nhân +Các chướng ngại đường
hô hấp +Hạn chế hoạt động của lồng ngực +Các bệnh gây cản trở sự
khuếch tán của khí trong phổi +Các bệnh làm rối loạn quá trình vận
chuyển oxy do máu và tuần hoàn
Nhữngnguyênnhângâythiếuoxytrongmáu(tt) +Các chướng ngại đường
hô hấp (HH) *Các chướng ngại ở đường HH → hẹp đường thở *Các
chướng ngại ở cao → phù họng, u đường HH (sặc nước, nghẹn...)
*Các chướng ngại ở thấp: viêm phế quản, hen, viêm phổi, do tăng tiết
dịch nhầy HH do phù nề co thắt các cơ trơn phế quản làm hẹp đường
ra vào của không khí +Hạn chế hoạt động của lồng ngực
13
*Liệt các cơ HH thường gặp trong tổn thương các dây tk tuỷ, tổn
thương cột sống *Chấn thương lồng ngực: gãy xương sườn, vẹo cột
sống *Các bệnh gây tràn khí, tràn dịch màng phổi. +Các bệnh gây cản
trở sự khuếch tán của khí trong phổi *Viêm phổi *Phù phổi cấp *Khí
phế thũng *Viêm phế quản phổi. +Các bệnh làm rối loạn quá trình
vận chuyển oxy do máu và tuần hoàn *Thiếu máu về số lượng và chất
lượng *Do tuần hoàn: mắc các bệnh suy tim, tim bẩm sinh -Ng.tắc -
Sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp +Theo chỉ định +Không
dùng quá liều → ngộ độc -Phòng tránh nhiễm khuẩn -Phòng tránh
khô niêm mạc đường hô hấp -Phòng chống cháy nổ -Dấu hiệu và triệu
chứng thiếu oxy +Khó thở: Nhịp thở tăng có thể >20 lần/phút, thở
nhanh, nông +Mạch tăng, nhịp tim tăng, có thể có loạn nhịp +Da,
niêm mạc xanh, tím +Vã mồ hôi đầu, chi (mồ hôi trán, lòng bàn tay,
chân) +Hoa mắt, chóng mặt +Dấu hiệu co kéo các cơ hô hấp (gian
sườn) +Cánh mũi phập phồng: thường gặp ở trẻ em +Huyết áp tăng
+Tri giác thay đổi: bồn chồn, lừ đừ, vật vã hoặc lơ mơ và có thể hôn
mê +Âm thở có rale bất thường: rale ẩm, rale nổ. -Chỉ định +Các
bệnh về hô hấp: Viêm phổi; Viêm phế quản phổi; Phù phổi cấp; Tràn
khí, tràn dịch màng phổi; Tắc khí đạo: chết đuối, treo cổ; Liệt cơ hô
hấp: bệnh bại liệt, nhược cơ. +Các bệnh về tim mạch: Tim bẩm sinh;
Trụy tim mạch; Nhồi máu cơ tim +Thiếu máu +Ngộ độc: Do thuốc ức
chế hành não: thuốc phiện, thuốc ngủ, thuốc gây mê +Nguyên nhân
khác *Các phương pháp -Thở oxy qua ống thông mũi hầu -Thở oxy
qua cannula 2 nòng -Thở oxy qua mặt nạ -Thở oxy qua lều oxy -Thở
oxy qua catheter qua nội khí quản
-Các tai biến của liệu pháp oxy +Viêm loét mũi do khô niêm mạc hô
hấp sẽ đưa đến lở loét chảy máu mũi +Tắc nghẽn đường hô hấp do
đờm dãi bám vào ống thông (đường mũi hầu) +Nhiễm trùng đường hô
hấp do để ống lâu không được thay, không chăm sóc vệ sinh mũi
+Chướng bụng do tốc độ oxy cho liều cao, đặt ống quá sâu.
14
+Vỡ phế nang do tốc độ oxy quá mạnh trong trường hợp người bệnh
thở máy, NB đặt nội khí quản. +Ngộ độc Oxy gây ra -Phòng ngừa tai
biến +Cấm mọi nguồn lửa, mạch điện hở nơi có oxy +Nước trong lọ
làm ẩm phải vô khuẩn +Chọn kích cỡ ống thông hoặc mặt nạ phù hợp
với NB. Cố định ống an toàn +Chăm sóc, vệ sinh mũi, đối với ống
thông mũi hầu, thay ống thông/mặt nạ mỗi lần 8 giờ hoặc sớm hơn
khi nhiều đờm +Nồng độ oxy bắt đầu thấp < 30% và tăng dần nồng
độ thích hợp, không cho nồng độ oxy 60% kéo dài liên tục, khi giảm
liều phải giảm dần +Theo dõi nồng độ oxy để điều chỉnh thích hợp
với tình trạng của NB. +Đối với lều oxy phải đo nồng độ 4 giờ/lần.
+Không được tự ý điều chỉnh liều lượng oxy nếu không có y lệnh
+Hệ thống cung cấp oxy cách xa nơi có lửa 3 – 4m +Khi bình oxy
được sử dụng phải đảm bảo bình không bị đổ, bình được giữ thẳng
đứng, cố định chắc chắn và để ở vị trí thích hợp
7.2 hút đờm *mục đích -Giúp giải phóng đường hô hấp trên và hạn
chế nguy cơ sặc vào phổi, bội nhiễm phổi -Khai thông đường hô hấp
bị tắc nghẽn do đờm, dịch để đảm bảo thông khí đầy đủ cho người
bệnh -Lấy đờm dãi để làm xét nghiệm. *chỉ định & chống chỉ định -
Chỉ định: +Người bệnh có nhiều đờm dãi, không có khả năng khạc
đờm như liệt hầu hang liệt cơ hô hấp +Trẻ nhỏ bị sặc bột , người bệnh
hít phải chất nôn +Trẻ sơ sinh mới đẻ +Người bệnh có đặt ống NKQ
hoặc MKQ +Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm +Trước khi rút NKQ -
Chống chỉ định +Không có chống chỉ định tuyệt đối +Những chống
chỉ định tương đối liên quan đến các nguy cơ trg hút đờm *biến
chứng -Kích thích gây nôn, nguy cơ sặc vào phổi -Co thắt thanh quản
-Nhịp chậm phản xạ -Tổn thương niêm mạc -Ngừng tim, ngừng thở -
Nhiễm trùng, tăng áp lực nội soi -Tổn thương đường hô hấp *theo dõi
trg & sau khi hút -Trong khi đang hút: nhịp tim, huyết áp, SpO2, sắc
mặt, ý thức, slg và tính chất, màu sắc đờm hút ra
15
-Sau khi vừa hút xong +Thở oxy 100% trong vài phút, sau đó thở theo
chế độ của bác sĩ đã quy định trên máy thở +Đặt lại người bệnh tư thế
thích hợp, lau và vệ sinh mũi miệng +Thu dọn dụng cụ và xử lý các
dụng cụ theo quy định, tháo găng, rửa tay +Ghi phiếu chăm sóc
8.chọc dịch màng phổi, bụng, não tủy
8.1 chọc dịch màng phổi *mục đích -chẩn đoán bệnh: Dựa vào màu
sắc và kết quả xét nghiệm (về tế bào, sinh hóa và vi khuẩn học) -Điều
trị: +Hút dịch để bệnh nhân đỡ khó thở. +Bơm rửa màng phổi. +Bơm
thuốc vào khoang màng phổi để điều trị tại chỗ. +Bơm hơi vào
khoang màng phổi để điều trị lao hang. *Lưu ý -Trc khi chọc: +Kiểm
tra lại DHST. +Nhận định mức độ khó thở của NB chú ý quan sát di
động 2 bên lồng ngực khi hít vào & thở ra để đánh giá sơ bộ đánh giá
mức độ tràn dịch. +Cbị & ktra hồ sơ NB để bt đc tgian, mục đích &
các y lệnh khác của thầy thuốc nếu có. +Hướng dẫn NB làm thủ túc
cần thiết khác. +Hỏi xem NB có tiền sử dị ứng thuốc gây tê? -Trong
khi chọc. +Dặn NB k đc ho & k đc cử động mạnh trong khi chọc.
+Thường xuyên theo dõi sắc mặt, trạng thái tinh thần của NB. +Theo
dõi mạch, huyết áp, nhịp thở. -Sau khi chọc. +Cho NB nằm tư thế
Fowler, nằm nghiêng về bên lành. Dặn NB nghỉ ngơi tại giường tránh
đi lại & vận động vài giờ sau khi chọc. +Nếu dẫn lưu kín: Bình chứa
dịch phải là áp lực âm tính để tránh k khí vào màng phổi. *tai biến -
Phù phổi cấp: + Do hút quá nhiều và quá nhanh dịch trong khoang
màng phổi. + Biểu hiện: khó thở, tím tái, ho khạc ra bọt màu hồng,
mạch nhanh, huyết áp hạ. + Xử trí: Cho Nb ngồi hoặc nửa nằm, nửa
ngồi, cbị phương tiện, thuốc cấp cứu, hút đờm dãi, thở oxy. Thực hiện
y lệnh khác của bác sỹ, chuyển NB đến phòng cấp cứu - Mủ màng
phổi: Do dụng cụ k vô khuẩn or do k đảm bảo vô khuẩn khi thực hành
thủ thuật. + Biểu hiện: sốt cao, khó thở, mạch nhanh. + Xử trí và
chăm sóc: Đặt bệnh nhân nằm tư thế dễ thở. Chườm lạnh. Phối hợp
với bác sĩ xử trí kịp thời.
8.2 chọc dịch màng bụng *mục đích
16
-Chẩn đoán bệnh: +Xác định cổ trướng trong trường hợp có ít dịch,
biểu hiện lâm sàng không rõ +Biết được bản chất của dịch cổ trướng:
dịch fibrin, mủ, máu; nhờ đó giúp cho chẩn đoán nguyên nhân gây tắc
dịch ổ bụng. -Điều trị: Chọc tháo khi cổ trướng quá căng do có nhiều
dịch để người bệnh dễ thở và bác sĩ khám bệnh được dễ dàng. +Chọc
hút dịch màng bụng có chỉ định cho tất cả các người bệnh có cổ
trướng do bệnh tim, thận, gan. +Khi lấy slg dịch ra ít gọi là chọc dò,
khi lấy slg nhiều gọi là chọc tháo dịch ổ bụng. +Bơm thuốc vào
khoang màng bụng trong các trường hợp cần điều trị. *lưu ý -Trước
khi chọc. +Theo dõi DHST. Nhận định mức độ cổ chướng, tình trạng
NB. Xđ rõ mục đích tiến hành thủ thuật. +Ktra giấy cam đoan của gia
đình NB. Ktra NB có bị dị ứng thuốc gây tê? -Sau khi chọc. +Theo
dõi DHST. Slg, màu sắc dịch. +Dấu hiệu đau bụng, chướng bụng. *tai
biến: - Ngất: Do người bệnh sợ hãi. Xử trí: Đặt NB nằm đầu thấp, ép
tim ngoài lồng ngực kết hợp thổi ngạt (nếu có chỉ định), thực hiện y
lệnh thuốc. - Chọc vào ruột: Ít khi chọc vào ruột, nếu vào ruột sẽ thấy
hơi or nc bẩn chảy ra, phải rút kim ngay băng kín lại, theo dõi tình
trạng đau bụng, nhiệt độ, phản ứng thành bụng. - Chọc vào mạch
máu: Ít khi gặp, nếu chọc vào mạch máu phải rút kim ngay - Xuất
huyết trong ổ bụng + Do dịch chảy quá nhanh, quá nhiều gây giảm áp
lực ổ bụng đột ngột. Biểu hiện: mạch nhanh, HA tụt, mặt tái, choáng
váng. + Đề phòng: dịch dẫn lưu cho chảy với tốc độ chậm, thông
thường lượng dịch dẫn lưu chảy ra không quá 1.500ml mỗi lần chọc
tháo. - Nhiễm khuẩn thứ phát sau chọc (viêm phúc mạc) + Theo dõi
mạch, nhiệt độ, HA; đau bụng, trướng bụng. Nếu dịch còn rỉ ra theo
vết chọc dùng móc bấm Michel kẹp lại. + Đảm bảo nguyên tắc khử
khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ. Bác sĩ, điều dưỡng thực hành đúng quy
trình kỹ thuật sẽ hạn chế, loại trừ các tai biến có thể xảy ra.
8.3 chọc dò dịch não tủy -Chọc dịch não tủy là pp đâm kim vào
khoang dưới nhện tương đương với khoang giữa gai thắt lưng III và
IV hoặc IV và V nhằm lấy dịch để chẩn đoán và điều trị. *mục đích -
Chẩn đoán: +Quan sát màu sắc dịch não tủy. +Đo áp lực dịch não tủy.
+Xét nghiệm dịch não tủy: sinh hóa, tế bào, vi khuẩn. +Một vài
trường hợp đặc biệt cần bơm không khí or thuốc cản quang để chụp
não or tủy sống. -Điều trị: Lấy bớt dịch não tủy trong trường hợp tăng
áp lực sọ não để giúp bệnh nhân giảm bớt khó chịu, đau đầu. Bơm
thuốc vào ống sống để gây tê, điều trị
17
*chỉ định & chống chỉ định -Chỉ định: áp dụng trong các trường hợp
NB nghi bị mắc các bệnh thuộc hệ thống màng não, tủy sống: Viêm
não, màng não, lao màng não. Xuất huyết não, màng não.... -Chống
chỉ định: U não, áp xe não, do có khối choán chỗ trong hộp sọ làm
tăng áp lực nội sọ quá mức rất nguy hiểm cho NB khi chọc. *lưu ý -
Trước khi chọc. +Điều dưỡng cần phải hướng dẫn cho NB viết giấy
cam đoan về việc thực hiện thủ thuật theo quy định (lưu hồ sơ). +Hỏi
Nb có tiền sử dị ứng với loại thuốc gây tê hay dung dịch sát khuẩn
nào không? -Trong khi chọc: +Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. +Theo
dõi sát NB: sắc mặt, trạng thái tinh thần, mạch, huyết áp.... -Sau khi
chọc. +Tuân thủ đúng chế độ chăm sóc: Đặt NB nằm sấp, đầu thấp
trong 15 phút, sau đó nằm ngửa đầu thấp không gối 1 -2 giờ, tùy theo
tình trạng NB có thể tiếp tục nằm ngửa có gối, duy trì tư thế này từ 8
– 24 giờ. +Nhận định màu sắc da, những thay đổi dấu hiệu sinh tồn,
chảy máu..... Phải báo cho bác sỹ điều trị. *tai biến: - Tụt hạnh nhân
tiểu não do dịch chảy quá nhanh hoặc quá nhiều chèn ép hành não gây
ngừng thở, ngừng tim. - Viêm màng não mủ: Do không đảm bảo vô
khuẩn.

You might also like