You are on page 1of 6

BV MẮT – RĂNG HÀM MẶT TPCT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cần Thơ, ngày 18 tháng 02 năm 2020

QUI ĐỊNH
Theo dõi, chăm sóc, vệ sinh cá nhân và phục hồi chức năng cho người bệnh

Căn cứ vào thông tư 7/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế: hướng dẫn công tác
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

I. Mục Đích:
- Giúp người bênh thoải mái , dễ chịu khi nằm viện tạo niềm tin cho người bệnh đối với
việc chăm sóc.
- Đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng
và hài lòng của người bệnh
- Ngăn ngừa các tai biến co thể xảy ra trong quá trình điều trị.
II. Phạm Vi Áp Dung:
Tất cả các khoa lâm sàng có giường bệnh
III. Nội Dung:
1. Theo dõi,đánh giá và phấn cấp chăm sóc người bệnh:
- Tất cả người bệnh nội trú đều phải được đánh gia, phân cấp chăm sóc ngay sau khi
tiếp nhận và kịp thời điều chỉnh phân cấp chăm sóc khi tình trạng thay đổi.
- Người bệnh được chăm sóc và theo dõi phù hợp với phân cấp chăm sóc.
- Bác sĩ phối hợp chặt chẽ với điều dưỡng viên để thực hiện phân cấp chăm sóc.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên
nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
- Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có
dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù
hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
- Phân cấp chăm sóc phải dựa trên nhận định, đánh giá trực tiếp người bệnh về mức độ
phụ thuộc của người bệnh khi thực hiện các hoạt động hàng ngày và mức độ nặng của bệnh
hay nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng bệnh có thể đe dọa tính mạng người bệnh:
1.1 Chăm sóc cấp một:
- Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều dưỡng).
- Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần
hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa.
*Nội dung chăm sóc:
- Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn, tình trạng
và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu tiện, thay
đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động trị liệu, an ủi
động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm nghèo.
1.2. Chăm sóc cấp hai:
- Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh.
- Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn
hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và
phục hồi chức năng.
*Nội dung chăm sóc :
- Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ
định của bác sĩ điều trị.
- Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận động' tìm
hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủ, giáo dục sức khoẻ khuyến khích người bệnh cùng phối hợp
điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.
1.3 Chăm sóc cấp ba:
- Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.
- Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ.
*Nội dung chăm sóc:
- Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ
định của bác sĩ điều trị.
- Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, tìm
hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối hợp điều trị.
2. Chăm Sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh:
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh nằm viện hằng ngày gồm: vệ sinh răng
miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh được qui định như sau:
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I :do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều
dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.
2.1. Vệ sinh răng miệng cho người bệnh :
a. Người bệnh cần chăm sóc cấp I: vệ sinh răng miệng 2 lần / ngày hoặc khi cần .
Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III : điều dưỡng, kỹ thuật viên hướng dãn kỹ
thuật vệ sinh răng miệng cho bênh nhân và hỗ trợ khi cần.
b. Dụng cụ vệ sinh răng miệng:
- Bàn chải: lựa chọn loại bàn chải phù hợp với từng người bệnh (độ rộng mặt bàn chải,
tính chất sợi lông bàn chải …). Mỗi người bệnh sử dụng một bàn chải riêng. Rửa sạch và để
bàn chải nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng.
- Thuốc đánh răng: lựa chọn phù hợp với sở thích của người bệnh.
- Nước súc miệng: dung dịch natri clorid 0,9% hoặc các dung dịch vệ sinh răng miệng
đóng chai khác hoặc người bệnh tự pha chế theo hướng dẫn của điều dưỡng.
c . Chăm sóc răng miệng đặc biệt cho người bệnh :
- Chăm sóc răng miệng cho người bệnh hôn mê: chú ý tránh gây sặc làm người bệnh hít
nước vào đường hô hấp, tụt ống nội khí quản. Việc dùng máy hút hút liên tục trong quá
trình vệ sinh răng miệng cho người bệnh là cần thiết.
- Chăm sóc răng miệng cho người bệnh đái tháo đường: cần đánh giá các tổn thương nếu
có ở răng, lợi và vòm họng của người bệnh; thực hiện kỹ thuật nhẹ nhàng.
- Chăm sóc răng miệng cho người bệnh có nhiễm trùng miệng: dùng mở có thuốc giảm
đau (Xylocain) bôi tại vết loét niêm mạc do nhiễm trùng nhằm hạn chế được sự đâu đớn
trong quá trình chăm sóc. Sau mỗi lần vệ sinh răng miệng, dùng thuốc bôi điều trị vết loét
theo chỉ định của BS.
2.2. Gội đầu cho người bệnh tại giường:
- Người bệnh, được chăm sóc tóc và da đầu hàng ngày sẽ cảm thấy thoải mái và giúp
phát hiện sớm những tổn thương của tóc và da đầu của người bệnh để chăm sóc kịp thời.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I: gội đầu 5 ngày / 1 lần hoặc khi cần
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III : điều dưỡng, kỹ thuật viên hướng dẫn kỹ
thuật gội đầu cho bênh nhân và hỗ trợ khi cần.
- Gội đầu cho người bệnh được áp dụng cho tất cả những người bệnh nằm lâu, không tự
gội đầu được. Không tiến hành gội đầu đối với những người bệnh: suy hô hấp, suy tuần
hoàn, sốt cao, mê sảng, co giật và cơn đau cấp.
2.3.Tắm cho người bệnh tại giường Chăm sóc da cho người bệnh:
- Giúp người bệnh được thoải mái, lưu thông tuần hoàn và bài tiết qua da được thông
thoáng; tránh loét ép và nhiễm khuẩn da.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I: 5 ngày / 1 lần hoặc khi cần , vệi sinh da hằng ngày .
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III : điều dưỡng, kỹ thuật viên hướng dẫn kỹ
thuật tắm và chăm sóc da cho bênh nhân và hỗ trợ khi cần.
- Chỉ định: Người bệnh nằm viện lâu (không có người nhà chăm sóc), bị gãy xương, bị
liệt, sau phẫu thuật… Chống chỉ định: Không thực hiện đối với người bệnh quá nặng: đang
trụy mạch, sốc, đa vết thương …
3. Chăm sóc phục hồi chức năng :
a) Người bệnh phải được điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức
năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.
- Đối với người bệnh nặng: điều dưỡng viên, kỹ thuật viên phải xoay trở, thay đổi tư
thế, đặt NB nằm ở các tư thế cơ năng, hướng dẫn người bệnh tập thở, tập những động tác từ
thụ động đến chủ động, dẫn lưu tư thế khi cần.
- Đối với người bệnh nhẹ : điều dưỡng viên, kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân tự tập
làm được các việc của chính bản thân: ngồi dậy trên giường, luyện tập đi, cho đến luyện
tập tự đi nhà vệ sinh một mình.
- Tập tại giường tiến đến tập tại phòng tập với đầy đủ dụng cụ.
b) Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, tư
vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
IV. Trách nhiệm thực hiện:
1. Điều dưỡng trưởng khoa:
- Phân công. giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lí thực hiện việc theo dõi, chăm sóc
người bệnh theo phân cấp chăm sóc.
- Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp hàng ngày
- Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình người bệnh; giải quyết
những ý kiến đóng góp trong công tác chăm sóc và báo cáo cấp trên giải quyết những nội
dung góp ý không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết.
- Tham gia chăm sóc người bệnh.
2 Điều dưỡng chăm sóc:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
- Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.
- Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định.
- Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc và động viên an ủi
người bệnh và gia đình người bệnh.
3.Hộ lý:

- Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ đựng chất thải.
- Phụ giúp điều dưỡng di chuyển và chăm sóc người bệnh.

Duyệt Ban Giám Đốc Phó TP Điều Dưỡng

CN Nguyễn Thị Thúy

You might also like