You are on page 1of 19

BỘ CÂU HỎI VÀ ĐỀ THI VỆ SINH PHÒNG BỆNH LỚP Y SỸ

YHCT 12
GIẢNG VIÊN : LƯƠNG XUÂN SƠN
Câu 1. Trình bày các yêu cầu vệ sinh đối với các cơ sở ăn uống công cộng?
Câu 2. Trình bày các biện pháp y tế nhằm phòng chống bệnh truyền
nhiễm?
Câu 3. Trình bày nội dung của vệ sinh cá nhân?
Câu 4. Trình bày các biện pháp dự phòng các tác hại nghề nghiệp?
Câu 5. Trình bày các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, tiệt khuẩn trong bệnh
viện?
Câu 6. Trình bày các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích?
Câu 7. Trình bày các chế độ vệ sinh bệnh viện?
Câu 8. Trình bày yêu cầu vệ sinh trường học?
Câu 9. Trình bày nội dung ô nhiễm đất và bệnh tật?
Câu 10. Trình bày tiêu chuẩn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt?
ĐÁP ÁN

Câu 1. Trình bày các yêu cầu vệ sinh đối với các cơ sở ăn uống công cộng
1.1. Yêu cầu về kiến trúc xây dựng:
* Diện tích: Phải đủ rộng để có nhà, sân, kho...
* Địa điểm:
- Vị trí phải thuận lợi để phục vụ khác hàng, tiện giao thông để cung cấp
nguyên vật liệu.
- Phải cách xa những nguồn có khả năng gây ô nhiễm như: bãi rác, cống
rãnh thoát nước...
- Các phòng phải chia thành nhóm và hướng theo một chiều liên quan đến
nhau.
- Hệ thống cấp thoát nước phải đầy đủ và hợp lý, thoát theo hệ thống kín.
* Hướng nhà:
- Nhà bếp, nhà lạnh nhìn về hướng Bắc
- Nhà ăn nhìn về hướng Nam.
1.2. Bố trí các phòng: Gồm có các nhóm phòng sau
* Nhóm phòng phục vụ người ăn: Gồm có
- Nơi để mũ, nón, áo mưa...có chỗ rửa tay, buồng vệ sinh. Theo tiêu chuẩn
1 chậu rửa, 1 hố xí cho 60 khách.
- Phòng ăn có bàn, ghế. Nếu có bán thức ăn thì phải có góc riêng giao
thức ăn.
- Sàn nhà lát bằng gạch men, phải có đủ cửa ra vào, cửa sổ có cánh đóng,
có đủ ánh sáng.
* Nhóm phòng sản xuất: Gồm có
- Phòng phân phối thức ăn phải ở giữa phòng ăn với nhà bếp, tiếp cận với
phòng rửa. Có bàn để chia thức ăn, có chỗ để bát, đĩa, cốc, chén...
- Phòng rửa phải có đủ hệ thống cấp nước và thoát nước, có 3 chậu rửa
xây ốp gạch men, có vòi nước nóng, nước lạnh. Phòng rửa, phòng phân phối
phải cùng nằm trên một mặt bằng.
- Phòng chế biến thức ăn sống.
- Nhà bếp:
+ Phải bố trí sao cho đi lại về mọi phía dễ dàng.
+ Có hệ thống hút khói và hơi khí độc.
+ Có bàn để thức ăn cách bếp nấu 1,5 - 2m.
+ Bếp phải luông giữ sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.
+ Sàn bếp lau cọ thường xuyên.
* Nhóm nhà kho:
- Gồm: Kho để thức ăn khô dự trữ, kho để lương thực, kho để thức ăn.
nước, kho để thức ăn tươi sống (rau, củ, quả..), kho để thức ăn đã chế biến chín,
kho lạnh.
- Các kho phải có đủ dụng cụ sạch để chứa đựng, có đủ các thiết bị phòng
chống chuột, gián... và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
- Phòng lạnh phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm luôn ổn định và giữ sạch.
- Nhóm kho phải bố trí sao cho nguyên liệu đưa thẳng vào nhà kho và khi
xuất thẳng ra bếp.
* Nhóm phòng hành chính: Gồm có nơi làm việc cho những người công
tác gián tiếp với sản xuất, chỗ đựng thức ăn thừa, chỗ chứa rác.
* Khu phụ:
- Nhà ăn <100 chỗ, cần 1 vòi tắm và 1 hố xí tự hoại.
- Nhà ăn 100-200 chỗ, cần 2 vòi tắm và 2 hố xí tự hoại.
- Nhà ăn >200 chỗ, cần 3 vòi tắm và 3 hố xí tự hoại.
- Nếu có 50 nữ công nhân phải có thêm 1 nhà vệ sinh kinh nguyệt.
1.3. Yêu cầu vệ sinh trong quá trình chế biến
* Quy trình chế biến:
- Quy trình chế biến nấu nướng phải theo nguyên tắc một chiều và riêng
rẽ.
- Thức ăn chín không để lẫn với thức ăn sống. Nguyên liệu sạch không để
lẫn với nguyên liệu bẩn.
- Các nguyên liệu khác nhau không để lẫn với nhau.
* Chế độ rửa dụng cụ bát đĩa:
Qua các khâu sau:
- Rửa nước lạnh để loại bỏ thức ăn còn sót.
- Rửa bằng nước ấm có pha thêm xà phòng hoặc nước rửa để loại bỏ mỡ
và thức ăn.
- Rửa tráng nước ấm một lần cuối.
- Dùng nước nóng >800C để diệt khuẩn.
- Xếp vào ngăn đựng bát đĩa.
Lưu ý: Cốc, chén phải rửa riêng dưới vòi nước, không rửa trong chậu.
1.4. Yêu cầu vệ sinh đối với nhân viên:
- Khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, chú ý đến các bệnh truyền nhiễm,
ngoài da, các bệnh đường ruột, viêm đường hô hấp mạn.
- Khám sức khoẻ định kỳ, mỗi năm khám một lần để phát hiện bệnh. Nếu
có bệnh thì phải tạm thời đình chỉ không làm việc tới khi điều trị khỏi bệnh hoặc
chuyển công tác khác.
- Nhân viên công tác trực tiếp cần phải:
+ Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên, đầu tóc gọn gàng, móng
tay, móng chân luôn cắt ngắn, rửa tay xà phòng trước khi làm thức ăn và sau khi
đi vệ sinh.
+ Khi phục vụ tránh không chạm tay vào thức ăn.
+ Khi làm việc phải mặc quần áo công tác, hoặc quần áo bảo hộ, có mũ,
khẩu trang.
+ Khi ốm phải báo ngay cho phòng y tế để được khám và điều trị ngay.
- Tổ chức cho nhân viên học tập để họ có kiến thức tối thiểu về vệ sinh an
toàn thực phẩm, để nâng cao ý thức vệ sinh, rèn luyện họ thành tập quán.
Câu 2. Trình bày các biện pháp y tế nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm
2. Các biện pháp y tế nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm
2.1. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm:
2.1.1. Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là người:
* Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là người bệnh:
- Chẩn đoán phát hiện sớm: Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm, điều tra dịch tễ.
- Khai báo hoặc thông báo quốc tế: Phải thông báo đặc biệt các bệnh như dịch
tả, dịch sốt vàng.
- Cách ly người bệnh
+ Tác dụng ngăn ngừa bệnh lan truyền.
+ Nguyên tắc cách ly phải có mức độ nhất định, tuỳ theo từng bệnh mà có chế
độ cách ly khác nhau, thời gian cách ly tuỳ thuộc vào thời kỳ truyền nhiễm.
+ Biện pháp cách ly: Cách ly người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, phải có xe
riêng để chở người mắc bệnh truyền nhiễm, cần có buồng cách ly riêng cho từng
bệnh khác nhau.
- Khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, bằng cách khử trùng các yếu tố bên
ngoài bị ô nhiễm. Đối với các bệnh truyền nhiễm đều phải tẩy uế tức khắc hoặc
tẩy uế cuối cùng.
- Điều trị đặc hiệu, triệt để nhằm thanh toán mầm bệnh.
- Quản lý giám sát nhằm đề phòng người khỏi bệnh mang mầm bệnh.
* Biện pháp đối với người mang mầm bệnh:
- Những người đã khỏi bệnh phải có kế hoạch xét nghiệm định kỳ để phát hiện
mầm bệnh.
- Người lành phải thường xuyên xét nghiệm định kỳ về tình trạng mầm bệnh cho
những người làm việc ở các xí nghiệp thực phẩm, cửa hàng thực phẩm, nhà ăn
công cộng, nhà máy nước, các cơ quan giữ trẻ, để phát hiện tình trạng người
lành mang mầm bệnh.
2.1.2. Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là động vật:
- Đối với gia súc: Nếu khi khỏi bệnh mất giá trị kinh tế thì giết, nếu vẫn còn giá
trị kinh tế thì chữa khỏi. Biện pháp này do cơ quan thú y tiến hành.
- Đối với động vật hoang dại bị nhiễm khuẩn như chuột, các loại gặm nhấm, cần
phải tiêu diệt, và tiêu diệt cả môi giới truyền bệnh như bọ chét...
2.2. Biện pháp đối với đường truyền nhiễm:
2.2.1. Đối với đường truyền nhiễm là đường tiêu hoá:
- Phải áp dụng biện pháp vệ sinh nhằm đảm bảo vệ sinh nước, thực phẩm phân,
rác...
- Tích cực chống ruồi bằng cách vệ sinh phân, rác và diệt ruồi ở các giai đoạn
phát triển của nó.
- Thường xuyên tiến hành các biện pháp kiểm tra vệ sinh các nhà máy nước, các
xí nghiệp sản xuất thực phẩm, cửa hàng thực phẩm, nhà ăn công cộng.
2.2.2. Đối với đường truyền nhiễm là đường hô hấp:
Do đường truyền nhiễm là không khí cho nên các biện pháp tác động lên cơ chế
truyền nhiễm là khó khăn. Các biện pháp nhằm cắt đứt đường truyền nhiễm
không hoàn thiện và không giữ vai trò chủ yếu.
2.2.3. Đối với đường truyền nhiễm là đường máu:
- Chủ yếu là biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh.
- Các biện pháp phòng vệ cơ học như lưới cửa sổ, xua đuổi bằng hoá chất.
- Dụng cụ tiêm truyền, làm thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn, truyền máu an
toàn.
2.2.4. Đối với đường truyền nhiễm là da và niêm mạc:
- Có thể cắt đứt cơ chế truyền nhiễm bằng cách nâng cao trình độ hiểu biết vệ
sinh chung của nhân dân như cải thiện điều kiện nhà ở, vệ sinh cá nhân.
- Đối với bệnh nhiễm khuẩn do chấn thương thì phải phòng ngừa chấn thương
trong lao động, sinh hoạt.
- Đối với bệnh hoa liễu: Thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
2.3. Các biện pháp đối với cơ thể cảm thụ:
- Mục đích: Để tăng cường tính miễn dịch cho cơ thể.
- Biện pháp:
+ Gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm phòng vaccin.
+ Tạo miễn dịch thụ động bằng cách tiêm huyết thanh.
+ Biện pháp phòng bệnh bằng hoá dược, tạo cơ thể có một nồng độ nhất định có
thể tiêu diệt hoặc khống chế vi khuẩn.
2.4. Các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp
- Có thể bẻ gãy bất cứ một khâu nào của quá trình dịch cũng có tác dụng phòng
dịch, nhưng không có hiệu quả tuyệt đối.
- Biện pháp phòng chống dịch tổng hợp là tác dụng vào cả 3 khâu của quá trình
dịch, để bẻ gãy sự liên tục của quá trình dịch.
Câu 3. Trình bày nội dung của vệ sinh cá nhân
3.1. Vệ sinh da:
* Vai trò của da:
- Bảo vệ cơ thể.
- Tham gia điều hoà thân nhiệt.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Trên da có nhiều lỗ chân lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn làm cho da mềm
mại. Tuy nhiên đây cũng là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển.
* Các biện pháp vệ sinh da:
- Tắm rửa, gội đầu thường xuyên.
- Rửa mặt hàng ngày.
- Rửa chân tay mỗi khi làm việc, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng trước
khi ăn và sau mỗi lần đi đại tiểu tiện.
- Khi đi bộ nhiều hay khi rét buốt chân, ngâm chân vào nước nóng, làm cho
máu lưu thông dễ dàng, bớt đau đầu, sổ mũi, không ngâm chân lâu quá 15 phút.
3.2. Vệ sinh răng miệng:
- Hàng ngày súc miệng bằng nước sạch và nước muối nhiều lần.
- Đánh răng sạch sẽ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy (chải
răng từ chân răng hàm dưới lên và từ chân răng hàm trên xuống. Đánh cả mặt
trong của răng và các mặt nhai của răng hàm, chải cả lợi cho máu dễ lưu thông).
- Không nên xỉa mạnh bằng tăm, làm hở các kẽ răng, chảy máu lợi gây
nhiễm khuẩn.
3.3. Vệ sinh ăn, uống, mặc, giầy dép và ngủ:
* Ăn, uống:
- Ăn chín, uống sôi, nhai kỹ, ăn đủ và khoa học, tránh ăn uống thất thường
và ăn no trước khi đi ngủ.
- Không uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá.
* Mặc:
- Đảm bảo mặc đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không được
mặc quần áo ướt.
- Không mặc quần áo chặt quá làm cản trở hô hấp, tuần hoàn và hoạt động
của cơ thể.
- Thường xuyên thay giặt quần áo, nhất là quần áo lót. Nếu quần áo bẩn làm
rối loạn các chức phận của da, giảm tính thẩm thấu, tính chứa nước, tính thoáng
gió của vải.
* Giầy dép:
- Giầy dép phải đảm bảo bước đi vững chắc và sự phát triển bình thường
của bàn chân.
- Không đi giầy dép rộng quá và chật quá, không dùng giầy cao gót, không
được đi giầy ướt.
* Ngủ:
- Luôn giữ gìn giấc ngủ, bảo vệ tế bào vỏ não, mỗi ngày ngủ ít nhất 7- 8
giờ.
- Trước khi ngủ tránh ăn cơm no quá, uống cà phê, nước chè đặc, hút thuốc
lá nhiều.
- Nên ngủ giường riêng, nên mặc quần áo mỏng và mềm, chăn, gối, màn,
chiếu luôn sạch sẽ.
- Phòng ngủ phải rộng, yên tĩnh, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.
3.4. Rèn luyện thân thể:
* Tác dụng:
- Thể dục thể thao là một khoa học phòng bệnh tích cực, tạo ra sức lực, sự
bền bỉ, khéo léo và nhanh nhẹn ở mức độ cao.
- Thể dục thể thao làm cơ thể phát triển cân đối, năng suất học tập, công
tác, sản xuất cao hơn.
* Nguyên tắc rèn luyện:
- Rèn luyện tuần tự, từng bước thích ứng dần: Từ dễ đến khó, nhẹ đến nặng.
- Rèn luyện thường xuyên, có hệ thống.
- Rèn luyện toàn diện, làm cho cơ thể có đủ 4 tố chất: mạnh, nhanh, bền,
khéo.
- Rèn luyện phải đảm bảo an toàn.
* Vệ sinh trong rèn luyện thân thể:
- Người bị mắc bệnh tim, tăng huyết áp phải tập nhẹ nhàng và theo dõi sức
khoẻ thường xuyên.
- Sau buổi tập nên tắm luôn và xoa bóp toàn thân.
- Trước khi tập không nên ăn no, sau tập không nên ăn ngay.
- Tập ở nơi thoáng khí, sạch sẽ.
3.5. Vệ sinh phụ nữ:
* Vệ sinh kinh nguyệt:
- Làm việc nhẹ khi hành kinh.
- Giữ sạch sẽ bộ phận sinh dục, thay băng vệ sinh ít nhất ngày 3 lần.
* Vệ sinh giao hợp:
- Giữ sạch sẽ bộ phận sinh dục tránh viêm nhiễm.
- Giao hợp điều độ, không nên giao hợp khi đang có kinh.
- Không nên giao hợp 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai,
hoặc khi ốm đau hay đang chữa bệnh phụ khoa.
* Vệ sinh thai nghén và khi cho con bú:
- Khám thai ít nhất 3 lần và tiêm phòng uốn ván.
- Tăng cường bồi dưỡng cơ thể.
- Làm việc nhẹ, ở nơi khô ráo, không làm ca đêm.
- Mặc áo thoáng, đủ ấm.
- Giữ gìn vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
* Sinh đẻ có kế hoạch:
- Áp dụng các biện pháp tránh thai.
- Mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con, để đảm bảo sức khoẻ, chăm sóc và nuôi
dưỡng con tốt, hạn chế tỷ lệ phát triển dân số.
Câu 4. Trình bày các biện pháp dự phòng các tác hại nghề nghiệp
4.1. Biện pháp kỹ nghệ công nghiệp:
Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như cơ giới hoá, tự động hoá, dùng
những chất không độc, ít độc thay dần cho những hợp chất có tính độc cao.
4.2. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh:
* Cải tiến hệ thống thông gió:
- Hút cục bộ: Đó là dùng hệ thống quạt hút, hút không khí xung quanh
nguồn độc đưa ra ngoài môi trường sản xuất, hoặc hơi, khí, bụi hút được xử lý
hoặc thu hồi lại. Phương pháp này có hiệu quả khá cao.
- Thông thoáng toàn thể: là dùng quạt hút hoặc thổi gió.
+ Mục đích: làm hạ thấp, pha loãng nồng độ bụi, hơi, khí độc.
+ Nhược điểm: Làm khuếch tán tác hại nghề nghiệp ra môi trường xung
quanh, làm cho số người phơi nhiễm tăng lên.
* Phương pháp làm ướt:
- Sử dụng nước làm ẩm nguyên liệu, lau ướt sàn nhà hoặc bề mặt phân
xưởng, phun nước tại nguồn phát sinh ra bụi, có thể làm giảm đáng kể hàm l-
ượng bụi trong môi trường.
- Đối với môi trường nóng có thể phun nước hoặc dùng màn nước, ngăn
giữa nguồn nóng và người công nhân, sẽ làm giảm được nhiệt độ môi trường.
* Chiếu sáng hợp lý.
* Vệ sinh phân xưởng máy móc.
4.3. Biện pháp phòng hộ cá nhân:
- Tác dụng bảo vệ cho từng người lao động riêng rẽ.
- Tuỳ theo từng loại tác hại nghề nghiệp mà có các trang thiết bị phòng hộ
thích hợp.
4.4. Biện pháp tổ chức lao động khoa học:
- Phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của người công nhân.
- Tích cực cải tiến khoa học kỹ thuật làm cho quá trình lao động bớt nặng
nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, làm cho con người thích nghi được với lao
động, thích nghi được với công cụ sản xuất mới, góp phần nâng cao năng xuất
lao động, hạn chế được tác hại nghề nghiệp.
4.5. Biện pháp y tế:
- Khám tuyển công nhân trước khi vào nhà máy: Tuỳ theo từng loại tác
hại nghề nghiệp đặc trưng mà đưa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn thích hợp.
- Tổ chức học tập, tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho người lao động về
các tác hại và các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp.
- Tổ chức giám sát môi trường sản xuất để nhằm:
+ Phát hiện kịp thời các tác hại nghề nghiệp mới.
+ Theo dõi sự tăng giảm của các tác hại nghề nghiệp cũ để có biện pháp
can thiệp kịp thời.
+ Đánh giá mức độ an toàn của dây chuyền sản xuất để kịp thời sửa
chữa.
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động của các biện pháp can thiệp với nguồn
tác hại nghề nghiệp vào môi trường.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động để phát hiện kịp
thời các bệnh nghề nghiệp
Câu 5. Trình bày các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, tiệt khuẩn trong bệnh
viện:
5.1. Vệ sinh:
* Mục đích:
- Giữ cho trang thiết bị, phương tiện, tường, nền nhà không bị bẩn.
- Vệ sinh là cần thiết trước khi tiệt trùng dụng cụ.
* Nguyên tắc làm vệ sinh:
- Vệ sinh bắt đầu từ phòng sạch nhất đến phòng bẩn nhất, vệ sinh từ trong
ra ngoài cửa.
- Khu vệ sinh được chia ra 3 khu vực:
+ Khu sạch: Khu này không trực tiếp liên quan tới việc chăm sóc người
bệnh như phòng hành chính, văn phòng, nhà kho, phòng nhân viên.
+ Khu kém sạch: Khu có liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh
như phòng bệnh nhân, phòng khám, phòng chuẩn bị, phòng thay băng.
+ Khu vực nhiễm bẩn nặng: Đó là nhà vệ sinh, phòng để rác, phòng thụt
rửa...
- Khi làm vệ sinh không được làm các thủ thuật.
* Các quy định làm vệ sinh:
- Vệ sinh khẩn cấp: Các vệt máu, nước tiểu, dịch tiết, chất nôn phải làm vệ
sinh ngay.
- Vệ sinh hàng ngày: Tiến hành ở mọi khoa phòng hàng ngày.
- Tổng vệ sinh: Toàn bộ trang thiết bị, vật dụng, tường nhà, sàn nhà, quạt,
đèn, giường tủ.. phải làm vệ sinh hàng ngày.
- Tẩy uế các bệnh phòng có người bệnh bị nhiễm trùng nặng như các chỗ có
nước tiểu, máu, dịch tiết cần rửa ngay bằng nước có xà phòng, cloramin, phenol.
- Tẩy uế dụng cụ:
+ Tẩy uế được thực hiện trước khi khử khuẩn.
+ Cách tẩy uế: Dùng nước và xà phòng cọ rửa dụng cụ, vật dụng sau tráng
sạch bằng nước lã.
5.2. Phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn:
5.2.1. Phương pháp khử khuẩn bằng hoá chất:
* Cồn nồng độ 70 - 90%:
- Dùng để khử khuẩn bề mặt dụng cụ và da, không dùng cho vết mổ.
- Tác dụng: Diệt khuẩn Gram (+) và Gram (-), không có tác dụng với nấm,
virus, nha bào, thời gian tác dụng là 30 giây.
* Phenol:
- Loại 2% dùng tẩy uế dụng cụ, loại1% dùng tẩy uế bệnh phòng.
- Tác dụng: Diệt vi khuẩn Gram (+), Gram (-), không có tác dụng với virus
viêm gan B, chống lại nha bào rất chậm.
* Cloramin 5‰ (clorin):
- Dùng để tẩy uế bề mặt.
- Tác dụng: Diệt khuẩn Gram (+), Gram (-), một số virus, nha bào.
* Viên nén Presep:
- Pha nồng độ 0,014%, dùng để ngâm dụng cụ bằng thép không gỉ, đồ cao
su, sứ, thuỷ tinh, nhựa... trong thời gian 1 giờ.
- Pha nồng độ 1%: Dùng để lau, khử khuẩn vết máu.
- Nồng độ 0,25%: Ngâm ống hút, bình, lọ xét nghiệm.
* Iod:
- Dùng nồng độ 1% để khử khuẩn da trước khi phẫu thuật hoặc làm thủ
thuật.
- Tác dụng: Chống nấm, vi khuẩn, virus và một số ít nha bào.
5.2.2. Phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt độ:
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ ướt (hấp ướt):
+ Nhiệt độ 1210C trong 15 phút.
+ Nhiệt độ 1260C trong 10 phút, hoặc 1340C trong 3 phút.
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ khô (hấp khô): Nhiệt độ yêu cầu 160 0C trong
120 phút, hoặc 1700C trong 60 phút hay 1800C trong 30 phút.
5.2.3. Bảo quản vật dụng đã tiệt khuẩn:
- Không để chung vật dụng vô khuẩn với vật dụng không vô khuẩn.
- Vật dụng vô khuẩn được để trong tủ riêng hoặc trong kho sạch, không có
bụi, không ẩm ướt, nhiệt độ ổn định.
- Hàng tuần vệ sinh tủ, giá để dụng cụ vô khuẩn bằng nước và xà phòng
hoặc lau bằng cồn 70o.
- Hàng ngày kiểm tra hạn dùng của dụng cụ tiệt khuẩn.
- Hộp dụng cụ vô khuẩn khi bị nhiễm bẩn hoặc mở ra chưa dùng, cần khử
khuẩn lại
Câu 6. Trình bày các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích?
6.1. Giáo dục truyền thông:
- Hướng dẫn tuyên truyền cho mọi người, nhất là trẻ em nhận biết được
các nguy cơ xảy ra tai nạn, chủ động phòng tránh và biết cách xử lý ban đầu khi
tai nạn xảy ra.
- Giáo dục truyền thông phải thường xuyên, mọi lúc, mội nơi như trong
gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí…
+ Trong gia đình: Hướng dẫn nhắc nhở con em những nguy hiểm có thể
xảy ra và cách phòng tránh, nhất là khi người lớn vắng nhà.
+ Trong trường học: Giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn cho học sinh,
đưa giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình học.
+ Nơi công cộng, nơi sản xuất, nơi vui chơi giải trí: Hướng dẫn các em
đọc các biển báo nguy hiểm, biển báo về an toàn giao thông.
- Hình thức truyền thông: Hình ảnh, vô tuyến, tờ rơi, áp phích, trò chơi,
văn nghệ, đóng kịch về an toàn giao thông phòng tránh tai nạn.
6.2. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn để phòng tránh tai nạn:
* Trong gia đình:
- Có biện pháp bảo vệ các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như:
+ Có cầu dao điện, ổ cắm điện để cao và có nắp bảo vệ an toàn.
+ Bếp ga khóa an toàn
+ Diêm, bật lửa, bàn là để trong tủ khóa an toàn.
+ Phích nước, dao, kéo để xa tầm với của trẻ.
+ Giếng nước, chum, vại có nắp đậy an toàn.
- Không cho trẻ leo trèo cầu thang, bàn ghế nơi dễ ngã.
* Nơi công cộng:
- Trường học, nhà trẻ, đường giao thông, nơi sản xuất cần có biển báo nơi
nguy hiểm cho mọi người biết để phòng tránh và có phương tiện bảo vệ cho
người lao động và người khác.
- Luôn có sự giám sát của người lớn đối với trẻ.
- Dạy trẻ biết bơi và phòng tránh tai nạn chết đối.
- Trong gia đình, trường học, nhà trẻ nên có túi thuốc, tủ thuốc cấp cứu để
phòng tai nai thương tích bất ngờ xảy ra.
6.3. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, quy chế an toàn phòng tránh tai nạn:
Cần phổ biến rộng rãi các văn bản luật pháp và quy chế phòng tránh tai
nạn trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến, báo, đài cho mọi
người biết và thực hiện.
Câu 7. Trình bày các chế độ vệ sinh bệnh viện:
7.1. Các qui định chung:
- Bệnh viện phải có hàng rào che kín, có cổng vào, có bảo vệ thường trực,
có cổng sau và đường đi riêng dành riêng cho các trường hợp tử vong.
- Trước cổng ra vào bệnh viện phải giữ sạch sẽ, trật tự, không để hàng quán
gần cổng ít nhất 25m.
- Bệnh viện phải tổ chức căng tin phục vụ người bệnh như đồ dùng sinh
hoạt, thức ăn, nơi cắt tóc...
- Phòng khám của bệnh viện phải ngăn cách với các khoa phòng trong bệnh
viện, để đảm bảo trật tự vệ sinh.
- Khoa truyền nhiễm phải xa khu điều trị bệnh nhân thường, nhà bếp, nhà
xác.
- Nước thải của bệnh viện phải có hệ thống cống rãnh ngầm dẫn đến nơi
khử khuẩn trước khi thải ra ngoài bệnh viện.
- Tổ chức nơi để xe cho nhân viên bệnh viện, học sinh, người bệnh, người
nhà người bệnh riêng.
- Bệnh viện phải có đủ nhà xí tự hoại, có đủ nước sạch dùng cho chuyên
môn và sinh hoạt của nhân viên và người bệnh.
- Bệnh viện phải có lò đốt bông băng bẩn và các bộ phận của cơ thể cắt bỏ.
- Các khoa phòng phải có nhà xí, nhà tắm riêng cho nhân viên, chỗ thay
quần áo, chỗ để quần áo, đồ dùng cá nhân riêng cho nhân viên.
7.2. Các qui định cụ thể:
7.2.1. Qui định về vệ sinh hoàn cảnh:
- Bệnh viện phải được quét vôi lại toàn bộ ít nhất 2 năm một lần. Những
nơi cần thiết như phòng cách ly, nhà xí phải quét vôi 3 - 6 tháng/1 lần.
- Xung quanh nhà, 2 bên đường trồng cây xanh.
- Đường đi phải cao ráo, bằng phẳng, quét dọn hàng ngày.
- Có thùng rác có nắp đậy ở nơi công cộng, buồng bệnh và đổ hàng ngày.
- Khơi thông cống rãnh hàng tuần. Nhà xí, nhà tiểu phải quét dọn hàng
ngày.
- Tường, nền ở phòng mổ, phòng đẻ, phòng làm thủ thuật phải lát gạch
men.
- Bàn ghế, giường tủ... bằng sắt phải được quét sơn, không để han gỉ.
7.2.2. Qui định về vệ sinh cá nhân:
* Đối với người bệnh:
- Khi bệnh nhân mới vào:
+ Phải có giường, chiếu, chăn, màn, chăn, gối sạch.
+ Khi vào viện tất cả bệnh nhân phải được tắm rửa, thay quần áo, mặc
quần áo bệnh viện.
- Trong thời gian điều trị:
+ Bệnh nhân phải rửa mặt, đánh răng hàng ngày, thường xuyên cắt móng
chân, móng tay.
+ Trường hợp bệnh nhân không tự tắm được, y tá, hộ lý phải giúp bệnh
nhân tắm rửa.
+ Giặt chăn, màn, chiếu, khăn trải giường, lau giường, tủ đầu giường mỗi
tuần 1 lần.
- Khi bệnh nhân ra viện:
+ Bệnh nhân phải được tắm rửa, thay quần áo.
+ Bệnh viện phải giặt chăn, màn, chiếu, phơi đệm và thay đệm khác.
+ Nếu bệnh nhân tử vong, bệnh viện phải tổng tẩy uế lần cuối cùng tất cả
đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân.
* Đối với nhân viên:
- Quần áo, đầu, tóc gọn gàng, chân tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
- Trong giờ làm việc tất cả nhân viên phải mặc quần áo của bệnh viện, phải
đeo thẻ ở trước ngực.
- Quần áo làm việc của nhân viên tối thiểu phải giặt 2 lần 1 tuần.
- Khi làm thủ thuật phải mặc áo choàng, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Không được hút thuốc, làm việc riêng trong buồng bệnh, không được mặc
áo choàng ra ngoài bệnh viện.
- Hết giờ làm việc phải thay quần áo, rửa chân tay, tắm trước khi ra về,
không mang quần áo làm việc ở bệnh viện về nhà.
- Khi tiếp xúc với chất thải tiết của bệnh nhân phải đeo găng tay, sau đó rửa
tay bằng xà phòng rồi ngâm trong dung dịch sát khuẩn.
Câu 8. Trình bày yêu cầu vệ sinh trường học
Trường học phải đạt các tiêu chuẩn sau:
8.1. Địa điểm, diện tích xây dựng và sân trường:
- Địa điểm:
+ Trường ở nơi cao ráo, sạch sẽ, dễ thoát nước, sáng sủa, yên tĩnh, nhiều
cây xanh.
+ Trường được xây dựng ở nơi thuận tiện đi lại cho học sinh, xa nơi
phát sinh ra các hơi khí độc, khói bụi, tiếng ồn.
+ Hướng của trường là hướng đông nam.
- Diện tích khu trường:
+ Nông thôn, miền núi: 10 m2/học sinh.
+ Thành phố, thị xã: 6 m2/học sinh.
Trong đó:
. Diện tích xây dựng các công trình: 20 - 30%.
. Diện tích trồng cây xanh: 20 - 40%.
. Diện tích sân chơi, bãi tập: 40 - 50%.
- Sân trường: Bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nước.
8.2. Các công trình vệ sinh của trường học:
* Cung cấp nước:
- Nước uống: Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc nước lọc để cho học
sinh uống trong thời gian học ở trường.
+ Mùa hè: Đảm bảo bình quân 0,3 lít/ học sinh/ ca học.
+ Mùa đông: 0,1 lít/ học sinh/ ca học.
+ Căng tin phục vụ nước giải khát phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
- Nước tắm rửa: Có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng.
+ Nước máy: 1 vòi/200 học sinh/ca học.
+ Nước giếng: 4 - 6 lít/học sinh/ca học.
* Nhà xí, nhà tiểu:
- Nhà xí:
+ Nơi có điều kiện như thành phố, thị xã, thị trấn có thể xây nhà xí tự
hoại, bán tự hoại. Ở vùng khó khăn có thể dùng nhà xí 2 ngăn.
+ Số lượng nhà xí: 1 nhà xí/100 - 200 học sinh/ca học. Có nhà xí nam
riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh riêng.
- Nhà tiểu: 1m chiều dài/50 học sinh/ca học.
* Hố rác: Trường học phải có thùng chứa rác, hàng ngày thu gom rác từ
các lớp học và khi làm vệ sinh. Thùng rác đặt ở phía cuối chiều gió của trường
để đổ rác và đốt rác.
* Nước thải: Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước
mưa, nước thải của trường được đưa vào hệ thống cống chung.
* Đối với các trường nội trú, bán trú:
- Nhà ở, ăn: Phải có nội quy về trật tự vệ sinh, nhà ăn phải thực hiện quản
lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống.
- Cung cấp nước sạch: Đảm bảo 100 - 150 lít/học sinh/24 giờ.
- Nhà xí, nhà tiểu: 1 nhà xí/25 học sinh; 1 hố tiểu/25 học sinh.
- Xử lý rác, nước thải:
+ Phải có thùng đựng rác để thu gom rác.
+ Phải có hệ thống cống dẫn nước mưa, nước thải.
8.3. Phòng y tế:
- Trường học phải có phòng y tế để chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, diện
tích phòng từ 12m2 trở lên.
- Phòng y tế có đủ trang thiết bị, dụng cụ thuốc men do y tế địa phương
hướng dẫn.
- Nếu là trường nội trú, bán trú phải có phòng cách ly và có nhân viên y tế
trực 24/24 giờ.
Câu 9. Trình bày nội dung ô nhiễm đất và bệnh tật
9.1. Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt:
* Phân loại chất thải bỏ: Chất thải bỏ được phân làm 2 loại:
- Chất thải trong sinh hoạt.
- Chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác
mỏ địa chất.
* Tác hại của chất thải bỏ:
- Chất thải bỏ làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh như phân, rác.
- Chất thải bỏ là nguồn chứa mầm bệnh như vi khuẩn đường ruột, trứng
giun, sán...
- Chất thải bỏ là nơi hoạt động của sinh vật trung gian như ruồi, nhặng,
chuột.
* Giá trị kinh tế của chất thải bỏ:
- Chất thải bỏ mang lại những chất N, P, K và vi lượng cho đất.
- Làm tăng màu mỡ cho đất dưới dạng mùn, tăng độ xốp, tính giữ nước
của đất.
9.2. Ô nhiễm đất bởi hoá chất bảo vệ thực vật:
- Hoá chất bảo vệ thực vật là chất dùng để diệt hoặc vô hiệu hoá côn
trùng phá hoại, làm tăng trưởng cho cây trồng, chất làm khô cây rụng lá, chất
diệt cỏ dại.
- Gần đây hoá chất bảo vệ thực vật được dùng rộng rãi trong nông
nghiệp, lâm nghiệp, trong chương trình bảo vệ sức khoẻ để chống các véc tơ
truyền bệnh.
- Hoá chất bảo vệ thực vật là nguồn thuốc xâm nhập vào đất không chỉ
độc với côn trùng mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
9.3. Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sản xuất:
Ngoài chất thải bỏ trong sinh hoạt khu dân cư dưới dạng hợp chất hữu
cơ thì đất còn bị nhiễm bởi chất thải trong sản xuất công nghiệp chủ yếu là
ngành cơ khí luyện kim, công nghiệp hoá chất.
- Chất thải bỏ trong sản xuất dưới hình thức bụi, hơi khí độc, các chất
này rơi xuống đất làm ô nhiễm đất và cây trồng.
- Chất thải bỏ trong sản xuất là nguồn làm nhiễm bẩn mạch nước ngầm
và nước mặt.
Câu 10. Trình bày tiêu chuẩn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt?
10.1.Tiêu chuẩn về số lượng:
- Nước phải đảm bảo đủ số lượng cung cấp cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh
cá nhân, vệ sinh tập thể và nhu cầu sản xuất.
- Tiêu chuẩn về số lượng nước quy định của Việt Nam là:
+ Thành phố: 100 lít/người/24 giờ
+ Thị trấn: 40 lít/người/24 giờ.
+ Nông thôn: 20 lít/người/24 giờ.
10.2. Tiêu chuẩn về chất lượng:
- Tiêu chuẩn về lý học: Nước phải trong, không màu khi nhìn bằng mắt
thường, không có mùi vị lạ, nhiệt độ tương đối ổn định khoảng 15oC (nước có
màu nâu là nước phù xa, nước có màu vàng là nước có sắt hoà tan, nước có màu
xanh là nước có đồng, rêu. Nước có mùi tanh là có nhiều sắt hoà tan, nước có
mùi thối là lẫn nhiều chất hữu cơ, nước có vị mặn là có nhiều muối NaCl).
- Tiêu chuẩn về hoá học: Tiêu chuẩn tối đa cho phép các chất ở trong
nước như sau:
+ Chất hữu cơ thực vật: 2 - 4 mg O2 trong 1 lít nước.
+ NH3 : 0 - 3 mg/lít nước.
+ NO2( Nitrit): 0 - 0,05 mg/lít.
+ NO3 (Nitrat): 0 - 5 mg/ lít.
+ NaCl: 60 - 70 mg/lít. Ở vùng biển có thể lên tới 450 - 500 mg/lít.
+ Sắt (Fe): 0,3 mg/lít.
+ Iod: 5 - 6 mg/lít.
+ Fluor: 0,7 mg/lít.
+ Độ cứng (nước có nhiều muối Ca, Mg): từ 4 - 8 độ Đức
(1 độ Đức = 10mg CaO/lít = 7,14 mg Ca/lít)
- Vi sinh vật:
Nước sạch là nước không có vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chuẩn tối đa cho
phép các vi sinh vật trong nước như sau:
+ Tiêu chuẩn cho phép của trực khuẩn E. Coli là < 20 vi khuẩn/lít nước
+ Trực khuẩn Clostridium Welchi không có trong nước.
+ Vi khuẩn hiếu khí < 100 vi khuẩn/lít nước.
- Chất độc trong nước:
+ Chì (Pb): 0,1 mg/lít.
+ Đồng(Cu): 1 mg/lít.
+ Thạch tín: 0,05 mg/lít.
BỘ CÂU HỎI VÀ ĐỀ THI VỆ SINH PHÒNG BỆNH LỚP Y SỸ
YHCT 12
GIẢNG VIÊN : LƯƠNG XUÂN SƠN
Câu 1. Trình bày các yêu cầu vệ sinh đối với các cơ sở ăn uống công cộng?
Câu 2. Trình bày các biện pháp y tế nhằm phòng chống bệnh truyền
nhiễm?
Câu 3. Trình bày nội dung của vệ sinh cá nhân?
Câu 4. Trình bày các biện pháp dự phòng các tác hại nghề nghiệp?
Câu 5. Trình bày các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, tiệt khuẩn trong bệnh
viện?
Câu 6. Trình bày các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích?
Câu 7. Trình bày các chế độ vệ sinh bệnh viện?
Câu 8. Trình bày yêu cầu vệ sinh trường học?
Câu 9. Trình bày nội dung ô nhiễm đất và bệnh tật?
Câu 10. Trình bày tiêu chuẩn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt?

You might also like