You are on page 1of 3

Trường Trung học Phổ thông Chuyên Long An

Tên: Nguyễn Phương Uyên Lớp: 10A1

PHIẾU HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 10 - TUẦN 22


CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN

Học sinh nghiên cứu bài ở SGK Công nghệ 10, bài tham khảo do GVBM gởi và
thông tin từ internet và các nguồn tài liệu khác để trả lời các nội dung sau:
Bài 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN
VÀ CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN
1. Công tác bảo quản nông lâm thủy sản (NLTS) nhằm mục đích gì?
Trả lời: Nhằm để duy trì những đặc tính ban đầu, hạn chế tổn thất về số lượng và
chất lượng. của nông lâm thủy sản sau thu hoạch.

2. Công tác chế biến nông lâm thủy sản nhằm mục đích gì, có ý nghĩa gì?
Trả lời: Nhằm để duy trì và nâng cao chất lượng của nông lâm thủy sản, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác bảo quản, đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm có giá trị
cao, đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất kinh doanh.

3. Cho ví dụ về việc bảo quản và chế biến NLTS trong thực tế sản xuất và đời
sống?
Trả lời:
+ bảo quản, chế biến hải sản đánh bắt từ biển để có thể bảo quản lâu hơn để vận
chuyển đi xa hơn và hạn sử dụng dài hơn.
+ nhiều loại gỗ dễ bị mọt ăn và có chất lượng giảm nếu để ở ngoài không đúng nhiệt
độ vì thế cần bảo quản và chế biến để sử dụng lâu hơn.
+gạo để ở nơi ẩm mốc sẽ bị xình và hư vì thế cần chọn nhiệt độ đúng để bảo quản.
+ sản phẩm nông nghiệp cần được bảo quản để cung cấp ra thị trường
+ chế biến thịt heo, gà vịt và bảo quản để có thể đem đến nhiều nơi bán mà không bị
hư.
4. Nông lâm thủy hải sản có những đặc điểm gì cần lưu ý trong quá trình bảo
quản và chế biến?
- là thực phẩm quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con
người.
- là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chế biến.
- một số mặt hàng dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
- chú ý đến điều kiện của môi trường ngoài ảnh hưởng như thế nào đến nông lâm
thủy sản trong quá trình bảo quản.
5. Những yếu tố nào của môi trường có ảnh hưởng, tác động đến NLTS trong
quá trình bảo quản và chế biến?
+ Độ ẩm không khí.
+ Nhiệt độ môi trường.

+ Những loại sinh vật gây hại cho nông, lâm, thủy sản.

1. Trong bối cảnh nền sản xuất và tiêu thụ NLTS của Việt Nam hiện nay, em có
đề xuất giải pháp gì về công tác bảo quản và chế biến NLTS
+ công tác này muốn thực hiện hiệu quả cần có một nguồn nhân lực lớn và có
nhiều kinh nghiệm vì : chế biến thủy sản có liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm.
+ lựa chọn vị trí thoáng mát và điều kiện thích hợp để bố trí nhà máy chế biến
NLTS.
+ do có sự gia tăng về sản phẩm NLTS vì thế cần đặt ra một giá cả thống nhất để
đảm bảo công bằng trong sản xuất và buôn bán.
+ nhà nước cần phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm tra các cơ sở bảo quản
chế biến nhằm đảm bảo độ an toàn của sản phẩm.
+  Thời gian tới, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi
giá trị, theo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tập trung khuyến khích chế
biến sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Trong đó, cần
tổ chức, xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản
phẩm với nòng cốt, trung tâm là các chủ thể: Nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp.
Bài 41: BẢO QUẢN HẠT VÀ CỦ LÀM GIỐNG
1. Mục đích của việc bảo quản các loại hạt và củ làm giống?
Mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống:
 + Giữ độ nảy mầm của củ, hạt.
+ Hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt.
+Để duy trì giống nhằm tái sản xuất, đảm bảo đa dạng sinh học.

2. Tiêu chuẩn của các loại hạt làm giống là gì?


+Có chất lượng cao
+Thuần chủng
+Không bị sâu, bệnh
3. Nêu các phương pháp bảo quản các loại hạt giống?
+Bảo quản dưới 1 năm: cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường
+Bảo quản trung hạn: trong điều kiện lạnh (0oC) và độ ẩm 35 - 40%
+Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -10oC  và độ ẩm 35 - 40%

4. Trình bày quy trình bảo quản các loại hạt làm giống?
Bước 1: Thu hoạch: đúng thời điểm
Bước 2: Tách hạt: tách, tuốt, tẽ cẩn thận
Bước 3: Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo MT sạch không cho VSV và côn
trùng xâm nhiễm
Bước 4: Làm khô: phơi, sấy

a. Thóc: sấy ở 40 - 45oC đến khi độ ẩm đạt 13%


b. Hạt có dầu; sấy ở 30 - 40oC đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%
Bước 5: Xử lí bảo quản;

c. Chú ý: phương tiện bảo quản phải sạch


d. Ví dụ:

i. Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo
ii. Phương pháp hiện đại: kho mát. kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động
Bước 6: Đóng gói. 
Bước 7: Bảo quản
Bước 8: Sử dụng

5. Tiêu chuẩn của các loại củ làm giống là gì?


Chất lượng cao

a. Đồng đều, không quá già, quá non


b. Còn nguyên vẹn
c. Khả năng nảy mầm cao
Không bị sâu bệnh
Thuần chủng, không lẫn giống

6. Trình bày quy trình bảo quản các loại củ làm giống?
Bước 1: Thu hoạch
Bước 2: Làm sach, phân loại
Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại
Bước 4: Xử lí ức chế nảy mầm
Bước 5: Bảo quản, sử dụng

7. Cho biết những chỉ tiêu nào cần phải lưu ý trong quá trình bảo quản các loại
củ và hạt làm giống?
- Những chỉ tiêu về hạt giống cần lưu ý: Hạt thu hoạch đúng thời điểm, để riêng với các loại khác,
sau khi phân loại phải làm khô với nhiệt độ thích hợp ngay, nơi bảo quản phải đảm bảo khô,
thoáng.

- Những chỉ tiêu về củ giống cần lưu ý: Củ phải đảm bảo (không bị sứt, vỡ, sâu), sức nảy mầm của
củ cao, không để lẫn các loại củ với nhau, cần bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc dùng chất ức
chế, nếu bảo quản bằng cách truyền thống thì phải để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

You might also like