You are on page 1of 5

Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

Môn: Vật lí -11 Thời gian: 45 phút

Câu 1: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.
Câu 3: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. cường độ của điện trường.
B. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 4: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 5: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là
A. V/m2.
B. V.m.
C. V/m.
D. V.m2.
Câu 6: Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của điện dung của tụ điện là
A. C (Cu lông).
B. F (Fara).
C. N (Niutơn).
D. V (Vôn).
Câu 7: Dòng điện không đổi là dòng điện có
A. chiều thay đổi và cường độ không đổi theo thời gian.
B. chiều không đổi và cường độ thay đổi theo thời gian.
C. chiều và cường độ dòng điện không đổi theo thời gian.
D. chiều và cường độ dòng điện đều thay đổi theo thời gian
Câu 8: Một nguồn điện có suất điện động  , nối với mạch ngoài là điện trở thì dòng
điện qua nguồn có cường độ I. Công của nguồn sinh ra trong thời gian t là
Ang   .I 2 .t
A. .
B. Ang   .I .t .
Ang   .I .t 2
C. .
 .I
Ang 
D. t .
Câu 9: Một nguồn điện có suất điện động  , nối với mạch ngoài là điện trở thì dòng
điện qua nguồn có cường độ I. Công của nguồn sinh ra trong một đơn vị thời gian t

Png   .I 2
A. .
Png   .I .t
B. .
Png   .I
C. .
 .I
Png 
D. t .
Câu 10: Điện trở toàn phần của toàn mạch là
A. toàn bộ các đoạn điện trở của nó.
B. tổng trị số các điện trở của nó.
C. tổng trị số các điện trở mạch ngoài của nó
D. tổng trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài của nó.
Câu 11: Định luật Ôm đối với toàn mạch được biểu thị bằng hệ thức
A
E 
A. q.
E  U AB  I  R  r 
B. .
E  I  RN  r 
C. .
P
E 
D. I .
Câu 12: Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để có được bộ nguồn có
A. suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
C. điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
D. điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
8 8
Câu 13: Hai điện tích điểm q1  2.10 C ; q2  4.10 C cách nhau một đoạn 6 cm,
trong chân không. Lực tương tác giữa chúng có độ lớn là
3
A.10 N .
3
B. 2.10 N .
3
C. 4.10 N .
3
D.1,3.10 N .
Câu 14: Một nguyên tử đang trung hòa về điện, nhận thêm một electron sẽ trở
thành
A. ion dương.
B. ion âm.
C. electron tự do.
D. hạt trung hòa điện.
Câu 15: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều
một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 1000 J.
B. 1 J.
C. 1 mJ.
D. 1 μJ.
9
Câu 16: Một điện tích 10 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm
cách nó 6 cm có độ lớn là
A. 250 V/m.
B. 25 V/m.
C. 2500 V/m.
D. 25000 V/m.
Câu 17: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào hai bản của tụ
điện thì tụ tích được một điện lượng là
A. 2.10-6 C.
B. 16.10-6 C
C. 4.10-6 C.
D. 8.10-6 C.
Câu 18: Trong 10s, một dòng điện có cường độ 3A chạy qua nguồn điện có suất
điện động 6V. Công của nguồn điện sinh ra trong thời gian đó
A. 60 J.
B. 30 J.
C. 180 J.
D. 160 J.
Câu 19: Một nguồn điện có suất điện động 12V, mắc với mạch ngoài thành mạch
kín thì dòng điện qua mạch có cường độ 2A. Công suất của nguồn điện đó là
A. 36 W.
B. 48 W.
C. 24 W.
D. 6 W
Câu 20: Nguồn điện có ξ = 5,2V, r  0, 2  , mắc với R  2, 4  thành mạch kín, khi đó
cường độ dòng điện qua mạch là
A. 2 A
B. 1 A
C. 5,2 A.
D. 0,2 A.
Câu 21: Có tám nguồn cùng loại với cùng suất điện động ξ = 2V và điện trở trong r =
2Ω. Mắc các nguồn song song với nhau. Suất điện động ξb và điện trở trong rb  bằng

A. ξb = 8V, rb = 2Ω.          

B. ξb = 2V, rb = 2Ω.

C. ξb = 2V, rb = 0,25Ω.          

D. ξb = 16V, rb = 0,25Ω.

107  C  và 4.107  C  ,
Câu 22: Hai quả cầu nhỏ có điện tích tương tác với nhau một lực
0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
r  0, 6  cm  .
A.
r  0, 6  m  .
B.
r  6  m .
C.
r  6  cm  .
D.
Câu 23: Điện tích điểm q  3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E  12000 V/m,
có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của
lực tác dụng lên điện tích q:

A. F có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F  0,36 N.

B. F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F  0, 48 N.

C. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F  0,36 N.

D. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F  0, 036 N.
Câu 24: Hai điện tích điểm q1  5nC , q2  5nC cách nhau 10cm. Xác định cường độ
điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai
điện tích:
A. 18000 V/m
B. 45000 V/m
C. 36000 V/m
D. 12500 V/m
Câu 25: Một bóng đèn ghi 6V – 6W mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện
qua bóng là:
A. 36A
B. 6A
C. 1A
D. 12A
Câu 26: Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 2 A
chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.
A. 18,9 kJ và 6 W.
B. 21,6 kJ và 6W.
C. 18,9 kJ và 9 W.
D. 43,2 kJ và 12 W.
Câu 27: Khi mắc điện trở R1  4  vào hai cực của nguồn điện thì dòng điện trong
mạch có cường độ I1  0,5 A . Khi mắc điện trở R2  10  thì dòng điện trong mạch là
I 2  0, 25 A . Điện trở trong của nguồn là
A. 1  .
B. 2  .
C. 3  .
D. 4  .
2 2
Câu 28: Hai điện tích điểm q1  2.10 μC , q1  2.10 μC , đặt tại hai điểm A và B cách
nhau một đoạn a  30 cm trong không khí. Tính cường độ điện trường tại M cách đều A
và B một khoảng là a.
A. 1000 V/m.
B. 2000 V/m.
C. 10000 V/m.
D. 20000 V/m.
Câu 29: Một bàn ủi điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 200 V thì dòng điện chạy
qua bàn là có cường độ là 5 A. Điện năng bàn là tiêu thụ trong 30 phút là
A. 0,5 kWh.
B. 2,35 MJ.
C. 1,8 kJ.
D. 0,55 kWh.
Câu 30: Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong
r  4  thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I1  1, 2 A . Nếu mắc thêm một
R2  2  R1
điện trở nối tiếp với điện trở thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là
I 2  1 A . Trị số của điện trở R1 là
A. 8  .
B. 3  .
C. 6  .
D. 4  .

---------- HẾT-----------

BẢNG ĐÁP ÁN
1.D 2.C 3.C 4.C 5.C 6.B 7.C 8.B 9.C 10.D
11.C 12.A 13.B 14.B 15.C 16.C 17.D 18.C 19.C 20.A
21.C 22.D 23.D 24.B 25.C 26.D 27.B 28.B 29.A 30.C

https://azota.vn/de-thi/v2h9iz

You might also like