You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

**********

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ

ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY THÓC LIÊN


TỤC VỚI NĂNG SUẤT 2,5 TẤN SẢN PHẨM/ H

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Hoàng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hương
Mssv : 20180466
Lớp : KTTP 03- K63

Hà Nội, 2021

1|Page
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẤY
1.1. Tổng quan về sản phẩm sấy
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị của thóc
1.1.2. Giới thiệu sơ bộ về cấu tạo hạt thóc
1.1.3. Các thành phần hoá học của thóc :
1.1.4. Phân loại lúa
1.1.5. Tính chất vật lý
1.1.6. Các đặc tính chung của khối thóc
1.2. Yêu cầu của sản phẩm thóc sau sấy
1.3. Quy trình công nghệ
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
2.1. Tổng quan về công nghệ sấy
2.2. Tổng quan về thiết bị
2.2.1. Chọn phương pháp sấy và thiết bị sấy
2.2.2. Chọn tác nhân sấy
2.2.3. Chọn chất tải nhiệt
2.3. Giới thiệu về hệ thống sấy tháp
2.3.1. Chi tiết máy sấy tháp
2.3.2. Cấu tạo của máy sấy tháp
2.4. Quy trình sấy của máy sấy tháp
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY
3.1. Chọn sơ bộ kết cấu
3.2. Chọn chế độ sấy
3.2.1. Chọn thông số không khí ngoài trời
3.2.2. Phân bố ẩm
3.2.3. Nhiệt độ TNS trong thiết bị sấy tháp
3.2.4. Nhiệt độ cho phép đốt nóng hạt
3.2.5. Nhiệt độ TNS ra khỏi mỗi vùng
3.2.6. Nhiệt độ vào, ra khỏi các vùng của VLS
3.3. Tính cân bằng ẩm cho từng vùng
3.4. Tính toán quá trình cháy và quá trình hòa trộn

2|Page
3.5. Xác định kích thước sơ bộ của tháp sấy
3.6. Tính toán cho quá trình sấy lí thuyết
3.7. Tính các tổn thất nhiệt
3.7.1. Tổn thất nhiệt do VLS mang đi
3.7.2. Tổn thất nhiệt ra môi trường:
3.8. Xây dựng quá trình sấy thực
3.9. Tính toán cân bằng nhiệt
3.9.1. Vùng sấy 1 .
3.9.2. Vùng sấy 2
3.10. Tính nhiên liệu tiêu hao
3.11. Tính toán vùng làm mát
3.12. Chọn dạng bố trí kênh dẫn, kênh thải
3.12.1. Tốc độ của TNS trong các kênh
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
4.1. Chọn quạt
4.2. Tính toán buồng đốt
4.2.1. Mục đích của buồng đốt
4.2.3. Thiết kế buồng đốt
4.4. Thiết bị lọc và khử bụi từ lò đốt than
KẾT
LUẬN..................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM
KHẢO……………………………………………….........................................47

3|Page
LỜI MỞ ĐẦU

Lúa là một trong những cây lương thực chính, cung cấp sản lượng gạo cho
hơn 65% dân số trên thế giới, sản lượng gạo thành phẩm từ cây lúa tiêu thụ cao
nhất. Hiện nay hơn 100 nước  trên thế giới sản xuất lúa. Châu Á là vùng sản xuất
lúa chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như về diện tích.
Việt Nam cũng là nước có nghề lúa nước từ cổ xưa, với dân số hơn 80 triệu
dân và 100% dân số sử dụng lúa là lương thực chính, kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt hơn 6 triệu tấn. Điều đó cho thấy nghề sản xuất lúa nước đóng vai trò rất
lớn trong nền kinh tế quốc dân. Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên Thế giới,
không chỉ xuất khẩu và dùng làm lương thực, thóc gạo còn là nguyên liệu của các
ngành sản xuất khác như rượu, bia, bột… Sản lượng không ngừng tăng lên đặt ra
những yêu cầu trong việc bảo quản, dự trữ một trong đó là sấy - phương pháp
được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ngành công nông
nghiệp, công nghệ sấy là một khâu quan trọng trong công nghệ sau thu hoạch,
chế biến và bảo quản nông sản. Việc sấy sẽ giúp cho sản phẩm lúa gạo có độ ẩm
thích hợp thuận tiện cho việc bảo quản, vận chuyển, chế biến, đồng thời thành
phẩm bảo đảm chất lượng cũng như giá trị cảm quan.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn
Ngọc Hoàng trong đồ án môn học này, em xin được trình bày về “Tính toán thiết
kế hệ thống sấy thóc liên tục với năng suất 2,5 tấn sản phẩm /h”. Đồ án bao gồm
các phần chính như sau:
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Tính toán và thiết kế hệ thống sấy thóc
Phần 3: Tính chọn các thiết bị phụ trợ
Đây là lần thiết kế đồ án sấy đầu tiên nên trong quá trình thiết kế còn nhiều bất
cập lý thuyết, kiến thức còn hạn chế, kính mong quý thầy cô thông cảm và tận
tình giúp đỡ. Em cũng xin chân thành cảm ơn GVHD TS. Nguyễn Ngọc Hoàng
đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thiện bài thiết kế đồ án lần này.

4|Page
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẤY

1.1.Tổng quan về sản phẩm sấy


1.1.1. Nguồn gốc và giá trị của thóc
Thóc là một trong những loại lương thực chính trên thế giới. Là loại cây nhiệt
đới ưa thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, nó có vùng phân bố khá rộng, lúa nước được
trồng nhiều ở khu vực Đông Nam châu Á. Các nước trồng nhiều lúa nước phải kể
đến là Thái Lan, Indo, Trung Quốc, Việt Nam… Ở nước ta thì lúa được gieo
trồng hầu hết ở các vùng miền nhưng chủ yếu phải kể đến hai vựa lúa lớn nhất là
vùng đồng bằng sông Cửa Long và vùng đồng bằng sông Hồng. Sản lượng lúa
hai vùng này quyết định đến sản lượng xuất khẩu và an ninh lương thực của cả
nước ngoài ra lúa còn được trồng ở vùng đồng bằng ven biển và trung du miền
núi Bắc Bộ như Lai Châu, Điện Biên…Theo nhiều nguồn tài liệu thì cây lúa xuất
hiện từ hơn 3000 năm trước Công nguyên ở vùng Đông Nam châu Á. Tới nay rất
nhiều nước trên khắp năm châu đều có trồng lúa.
1.1.2. Giới thiệu sơ bộ về cấu tạo hạt thóc
Hạt thóc nhìn từ ngoài vào có các bộ phận chính: mày thóc , vỏ trấu, vỏ hạt,
nội nhủ, phôi.

Hình 1 - Cấu tạo hạt thóc


5|Page
- Mày thóc: trong quá trình sấy, bảo quan, mày thóc rụng ra làm tăng lượng
tạp chất trong thóc.
- Vỏ trấu: có tác dụng bảo vệ hạt thóc, chống các ảnh hướng của môi trường
và sự phá hoại của sinh vật, nấm mốc ...
- Vỏ hạt: bao bọc nội nhủ, thành phần cấu tạo chủ yếu là lipit va protit.
- Nội nhũ: là thành phần chính và chủ yếu nhất của hạt thóc, 90% là gluxit.
- Phôi: nằm ở góc dưới nội nhũ, làm nhiệm vụ biến các chất dinh dưỡng
trong nội nhũ để nuôi mộng khi hạt thóc nảy mầm
1.1.3. Các thành phần hoá học của thóc :
Bảng 1.1 – Các thành phần hóa học của thóc

Nước Gluxit Protit Lipit Xenlulo Tro Vitamin B1

13,0% 64,03% 6,69% 2,1% 8,78% 5,36% 5,36%

1.1.4. Phân loại lúa


Cây lúa thuộc họ thân thảo và có trên 20 loại khác nhau. Phổ biến nhất và có ý
nghĩa kinh tế hơn là loại lúa nước (crizasativa). Lúa nước lại được chia làm 2 loại
là  lúa ngắn hạt (C.s brevis) và lúa hạt bình thường (O.S communis). Lúa nước
hạt bình thường là loại phổ biến hơn cả và đã tồn tại đến ngày nay. Việc lai tạo ra
nhiều giống lúa lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu các vùng
miền nước ta cho năng suất chất lượng gạo tốt, giá trị kinh tế cao như:

 Về lúa tẻ thì ngon nhất phải kể đến là tẻ thơm, tám xoan.. Chất lượng của loại
lúa này vừa dẻo lại vừa thơm ngon cũng rất giòn thơm.
 Các giống X, Si đạt năng suất cao khi trồng, khi nấu thì cơm rất mềm...
 Về lúa nếp: thì có thể kể đến các giống như nếp cái hoa vàng vô cùng thơm
dẻo được dùng để nấu xôi, bánh…
 Loại tiếp đến là nếp Lương được mang tên nhà khoa học Lương Định Của,
cây nếp lương này được ông nghĩ, sáng tạo ra loại cây lúa này, cây lúa rất
dẻo, thơm và cho ra năng suất cao nhưng chất lượng lại không bằng được nếp
cái hoa vàng.
1.1.5. Tính chất vật lý
Lúa mới thu hoạch là lúa tươi có hàm lượng nước trong hạt cao thông thường
độ ẩm của thóc mới thu hoạch khoảng 20- 27%. Với độ ẩm như vậy ở một số
giống có sức sống tốt có thể nảy mầm trong thời gian ngắn. Việc thóc nảy mầm
6|Page
làm giảm chất lượng lương thực và chất lượng cây trồng. Ngoài ra với độ ẩm cao
như vậy men mốc và nấm cũng rất dễ phát triển làm cho thóc bị hư hoặc kém
chất lượng. Tùy theo nhu cầu làm khô thóc để xay xát ngay hay để tồn trữ lâu dài
hay để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Quá trình sấy
phải làm sao để độ ẩm thoát ra từ từ nhằm đạt được độ ẩm mong muốn đồng thời
đảm bảo được sự chênh lệch nhiệt độ trong hạt thóc so với bên ngoài là nhỏ nhất.
Độ ẩm an toàn của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu
cũng như điều kiện bảo quản.

 Thóc có độ ẩm từ 13- 14% có thể bảo quản được từ 2 đến 3 tháng.


 Để bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12- 12,5%.

1.1.6. Các đặc tính chung của khối thóc


a. Tính tản rời: 
Là đặc tính khi đổ thóc từ độ cao h xuống mặt phẳng nằm ngang, thóc tự dịch
chuyển để tạo thành khối có dạng chóp nón, phía đáy rộng, đỉnh nhọn và không
có hạt nào dính liền với hạt nào. Góc tạo bởi đường sinh với mặt phẳng đáy nằm
ngang của hình chóp gọi là góc nghỉ hay góc nghiêng tự nhiên của khối hạt. Về
trị số thì góc nghỉ tự nhiên bằng góc ma sát giữa hạt với hạt nên còn gọi là góc
ma sát trong, kí hiệu φ1. Dựa vào độ tan rời này để xác định sơ bộ chất lượng và
sự thay đổi chất lượng của thóc trong quá trình sấy và bảo quản. Đối với thóc,
góc nghỉ khoảng từ 32 400. 

7|Page
Nếu ta để hạt trên 1 mặt phẳng và bắt đầu nghiêng mặt phẳng này cho tới khi
hạt bắt đầu trượt thì góc giới hạn giữa mặt phẳng ngang và mặt phẳng trượt gọi là
góc trượt (góc ma sát ngoài), kí hiệu φ2.

Hình 1: Các góc trong khối hạt


Góc nghỉ và góc trượt càng lớn thì độ rời càng nhỏ, ngược lại góc nhỏ thì
khả năng dịch chuyển lớn, nghĩa là độ rời lớn.
Độ rời của khối hạt dao động trong khoảng khá rộng tùy thuộc vào các yếu tố
như kích thước, hình dạng hạt và trạng thái bề mặt hạt, độ ẩm của hạt, số lượng
và loại tạp chất trong khối hạt. Đối với góc trượt còn thêm 1 yếu tố quan trọng
nữa là loại vật liệu và trạng thái bề mặt vật liệu trượt.
Loại hạt có dạng hình cầu, bề mặt nhẵn như đậu,, loại hạt không có hình cầu
và bề mặt hạt xù xì như thóc thì góc nghỉ và góc trượt lớn.
Độ rời của khối hạt càng cao thì độ rời càng giảm.
Trong bảo quản, độ rời của khối hạt có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện
bảo quản. Nếu bảo quản quá lâu hay đã xảy ra quá trình bốc nóng làm cho khối
hạt bị nén chặt, độ rời giảm hay thậm chí có khi mất hẳn độ rời.
b. Tính tự chia loại của khối thóc
Khối hạt có cấu tạo từ nhiều thành phần (thóc sạch, thóc lép, tạp chất) không
đồng nhất ( khác nhau về hình dạng,kích thước, tỷ trọng). Do đó trong quá trình
di chuyển tạo nên những vùng khác nhau về chất lượng gọi là tính tự chia loại
của khối hạt. Hiện tượng tự chia loại làm ảnh hưởng đến việc làm khô, bảo quản.
Những vùng nhiều hạt lép, tạp chất dễ hút ẩm, dễ bị cuốn lẫn theo tác nhân sấy
trong quá trình sấy. Vì vậy trong thiết bị sấy phải có biện pháp hạn chế tối đa tính
tự phân loại của khối thóc để chất lượng thóc sau khi sấy được nâng cao.
c. Độ hổng của khối thóc
8|Page
Là khoảng không gian nằm trong khe hở giữa các hạt, có chứa đầy không khí.
Độ hổng được tính bằng % thể tích khoảng không gian từ khe hở giữa các hạt với
thể tích toàn bộ khối hạt chiếm chỗ. Giữa độ hổng và khối lượng riêng có liên
quan với nhau, khối lượng riêng càng lớn thì độ hổng càng nhỏ. Trong quá trình
sấy, khối thóc cần có lỗ hổng cần thiết để tạo điều kiện cho quá trình truyền và
trao đổi nhiệt, ẩm với tác nhân sấy được dễ dàng.
d. Tính dẫn, truyền nhiệt
Quá trình dẫn và truyền nhiệt trong khối thóc thực hiện theo 2 phương thức
luôn tiến hành song song và có quan hệ chặt chẽ với nhau đó là dẫn nhiệt và đối
lưu. Đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của thóc là hệ số dẫn nhiệt  λ ≈
0,12 ÷ 0,2 Kcal/mh0C. Và sự trao đổi nhiệt đối lưu giữa lớp hạt nóng và lớp hạt
nguội mới vào. Cả 2 đặc tính
này của thóc đều rất nhỏ nhưng cùng ảnh hưởng đến quá trình sấy.
e. Tính hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm
Là khả năng hấp thụ và nhả chất khí, hơi ẩm của thóc trong quá trình sấy,
thường là hiện tượng hấp thụ bề mặt. Vì vậy trong quá trình sấy xảy ra nhiều giai
đoạn: Sấy → ủ → sấy → ủ …để giúp vận chuyển ẩm ra bề mặt thóc để thóc được
sấy khô đều.

1.2. Yêu cầu của sản phẩm thóc sau sấy


Tùy theo loại thóc sau sấy phục vụ cho nhu cầu về lương thực hay thóc giống
mà có một số yêu cầu về phương pháp sấy như sau:
- Hạt thóc còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo.
- Hạt thóc còn giữ nguyên vẹn kích thước và màu sắc.
- Tính chất hạt thóc phải được đảm bảo.
- Đối với thóc giống sau khi sấy khả năng nảy mầm cao và tính chất giống
không bị thay đổi.
- Có độ ẩm yêu cầu bảo quản thường nhỏ hơn 14%
- Thóc sau sẩy khi đem xay xát thì tỷ lệ nguyên hạt cao.
Chính vì vậy khi thiết kế hệ thống sấy cần xác định rõ thông số của tác nhân sấy
phù hợp cho thóc nhất là chọn nhiệt độ sấy và thời gian sấy thích hợp.

9|Page
1.3. Quy trình công nghệ

Thóc là đối tượng cần xử lý nhiệt nhiều hơn bất cứ loại hạt ngũ cốc nào
khác. Sấy làm giảm độ ẩm của thóc vừa thu hoạch đến mức an toàn (13-14%) để
bảo quản và xay xát. Yêu cầu cơ bản của quá trình sấy là nâng cao tốc độ sấy,
giảm thiểu thời gian sấy và năng lượng tiêu hao mà vẫn giữ được chất lượng sản
phẩm sấy. Trong sấy thóc đối lưu thời gian sấy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: các thông số chế độ sấy (nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ khí sấy, chiều
dầy lớp hạt),phương pháp sấy (sấy liên tục và gián đoạn,sấy có đảo hạt, đảo gió,
làm dịu sau sấy...) và vật liệu sấy (loại thóc, kích thước hạt, độ chín khi thu
hoạch, độ ẩm ban đầu và độ ẩm cuối quá trình sấy của thóc).

10 | P a g e
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
2.1. Tổng quan về công nghệ sấy
2.1.1. Khái niệm sấy
Là quá trình dùng nhiệt năng để làm bay hơi nước ra khỏi bề mặt vật liệu. Quá
trình này xảy ra khi áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu lớn hơn áp suất riêng
phần của hơi nước trong môi trường.
2.1.2. Mục đích của quá trình sấy
- Giảm trọng lượng vật liệu sấy
- Giảm chi phí chuyên chở của vật liệu sấy
- Làm tăng giá trị cảm quan cho thực phẩm, giữ được màu sắc, hương vị..
- Ngăn cản các vi sinh vật như nấm mốc, nấm men, vi khuẩn phát triển …
giúp cho quá trình bảo quản thực phẩm được lâu hơn.
2.1.3. Các phương pháp sấy
Quá trình sấy bao gồm 2 phương thức:
 Sấy tự nhiên: là phương thức sử dụng trực tiếp năng lượng tự nhiên nhờ năng
lượng mặt trời, gió… để làm bay hơi nước.
- Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, không tốn năng lượng.
- Nhược điểm: năng suất thấp, phụ thuộc thời tiết, diện tích phơi lớn, điều kiện
vệ sinh kém.
 Sấy nhân tạo: là phương pháp sấy sử dụng nguồn năng lượng do con người
tạo ra, thường được tiến hành trong các thiết bị sấy, cung cấp nhiệt độ cho các
vật liệu ẩm.
- Ưu điểm: điều chỉnh được nhiệt độ và tốc độ gió, thời gian sấy nhanh,
năng suất cao, đảm bảo điều kiện vệ sinh.
- Nhược điểm: tốn năng lượng và chi phí.

Phương pháp sấy nhân tạo phù hợp với sản xuất ở quy mô lớn, dự trữ, xuất
khẩu.
- Sấy nhân tạo có nhiều dạng, tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong
kỹ thuật sấy có thể chia thành:
 Sấy đối lưu: là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác
nhân sấy (không khí nóng, khói lò,…)

11 | P a g e
 Sấy tiếp xúc: phương pháp sấy không cho tác nhân tiếp xúc trực tiếp vật liệu
sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách
ngăn.
 Sấy bằng tia hồng ngoại: phương pháp sấy dùng năng lượng của tia hồng
ngoại do nguồn điên phát ra truyền cho vật liệu sấy.
 Sấy bằng dòng điện cao tầng: phương pháp dùng dòng điện cao tầng để đốt
nóng toàn bộ chiều dày của vât liệu sấy.
 Sấy thăng hoa: phương pháp sấy trong môi trường có độ chân không cao,
nhiệt độ rất thấp, nên độ ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ
trạng thái rắn thành hơi không qua trạng thái lỏng.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy

Tốc độ sấy phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: vật liệu sấy, tác nhân sấy, chế độ
sấy và thiết bị sấy. Các nhân tố chủ yếu là:
- Loại vật liệu sấy: từng vật liệu có cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên
kết ẩm khác nhau nên có tốc độ sấy khác nhau.
- Hình dạng vật liệu sấy: kích thước, chiều dày lớp vật liệu ( bề mặt F thoát ẩm
tự do của vật liệu). F tỷ lệ thuận với tốc độ ẩm thoát khỏi vật liệu, bề mặt F
càng lớn, sấy càng nhanh.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao thì thời gian sấy càng giảm, tốc độ sấy
tăng.
2.1.5. Các loại tác nhân sấy

Tác nhân sấy là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật liệu sấy.
Vì vậy nhiệm vụ của tác nhân sấy: 
− Gia nhiệt cho vật liệu sấy. 
− Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật liệu vào môi trường. 
− Bảo vệ vật liệu sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt. 
Tùy theo phương pháp sấy mà các tác nhân sấy có thể thực hiện một hay nhiều
các nhiệm vụ trên. Các loại tác nhân sấy: 
 Không khí ẩm: là loại tác nhân sấy thông dụng nhất, có thể dùng cho hầu hết
các loại sản phẩm. Dùng không khí ẩm sẽ có nhiều ưu điểm: không khí có sẵn
trong tự nhiên, không độc, không làm sản phẩm sau khi sấy ô nhiễm và thay
đổi mùi vị. Tuy nhiên, dùng không khí ẩm làm tác nhân sấy cần trang bị thêm
bộ gia nhiệt không khí (caloripher điện, khí –hơi hay khí – khói), nhiệt độ sấy

12 | P a g e
không quá cao. Thường nhỏ hơn 5000C vì nếu nhiệt độ cao quá thiết bị trao
đổi nhiệt phải được chế tạo bằng thép hợp kim hay gốm sứ với chi phí đắt. 
 Khói lò: khói lò được dùng cho các loại sản phẩm dễ bị cháy nổ và có khả
năng chịu được dùng làm tác nhân sấy có thể nâng nhiệt độ sấy lên 1000 0C
mà không cần thiết bị gia nhiệt, tuy nhiên làm vật liệu sấy bị ô nhiễm do bụi
và các chất có hại như CO2, SO2 ,… 
 Hơi quá nhiệt: tác nhân sấy nhiệt độ cao

 Hỗn hợp không khí và hơi nước: tác nhân sấy này chỉ sử dụng khi độ ẩm
tương đối cao.

2.2. Tổng quan về thiết bị


2.2.1. Chọn phương pháp sấy và thiết bị sấy
- Đối với sản phẩm nông sản là thóc thì ta thường sử dụng hệ thống sấy

đối lưu.
- Các thiết bị sấy tiêu biểu

 Tủ sấy có bổ sung nhiệt 


Làm việc gián đoạn với năng suất trung bình và phương pháp tổ chức trao đổi
nhiệt chỉ có thể đối lưu cưỡng bức, nghĩa là bắt buộc phải dùng quạt. Cấu tạo của
hệ thống sấy tủ bao gồm ba phần chính: tủ sấy, calorifer và quạt. tùy thuộc vào
mục đích thiết kế mà tủ sấy có thể hồi lưu hoặc không hồi lưu.
Nguyên lý hđ: Không khí đi vào được đốt nóng qua calorife xong được quạt
thổi vào phòng sấy. Khi vào phòng sấy không khí đi qua các giá dưới xe goong
theo hướng từ trái qua phải, tiếp xúc với vật liệu. Sau đó được gia nhiệt thêm ở
thiết bị gia nhiệt rồi đi từ phải qua trái tiếp tục sấy cho khoang trên. TNS sau khi
ra khỏi buồng sấy có thể lấy một phần quay trở lại thực hiện chế độ sấy hồi lưu
hoặc tháo toàn bộ ra ngoài nhờ tấm chắn.
Ưu điểm:
 Nhiệt độ sấy không cần quá cao vì có bổ sung nhiệt trong quá trình sấy.
 Tận dụng nhiệt nhưng thế sấy cao
 Tiết kiệm năng lượng quạt.
Nhược điểm:
 Thiết bị phức tạp hơn các thiết bị sấy tủ đơn giản.
 Thời gian sấy dài

13 | P a g e
 Chất lượng sản phẩm sấy không đồng đều vì vật liệu sấy được đặt cố định
trong suốt quá trình sấy.
 Mất nhiệt nhiều khi nạp liệu và lấy sản phẩm vì khi ta lấy hay cho khay
vào cần mở tủ làm tổn thất nhiệt.
 Năng suất thấp, tốn nhiều nhân công
 Không thể sấy liên tục.

 Hầm sấy
Là hệ thống sấy đối lưu thông dụng. Thiết bị sấy là hầm sấy, bên trong các xe
goong chứa vật liệu sấy, các khay chứa nguyên liệu được chất lên các xe goong.
Trong quá trình sấy, vật liệu được xếp lên các khay đặt trên xe, di chuyển( xe
gòong) trên đường cố định dọc theo hầm.
Hầm sấy có thể sấy vật liệu gián đoạn hoặc sấy theo chu kì.
Nguyên lí hđ: Xếp vật liệu sấy lên giá đỡ xe gòong. Dùng hệ thống tời kéo xe
gòong vào ra khỏi phòng sấy. Cho quạt làm việc, bật calorife, không khí qua
calorife được nâng đến nhiệt độ sấy.
Calorife- quạt thường được bố trí trên nóc hầm sấy cho gọn, đồng thời tạo
thuận lợi cho tác nhân đi vào hầm sấy. Theo sự chuyển động tương đối của TNS
và VLS chia làm hai loại sấy cùng chiều và sấy ngược chiều.
Ưu điểm:
 Năng suất lớn hơn so với thiết bị tủ sấy có bổ sung nhiệt
 Tốc độ sấy nhanh và chất lượng sản phẩm sấy đồng đều hơn vì vật liệu sấy
được tiếp xúc với mọi trạng thái của không khí nóng trong quá trình dịch
chuyển.
 Nhiệt độ sấy không quá cao nhưng thế sấy cao vì sấy có bổ sung nhiệt
 Tốn ít nhân công hơn so với sấy tủ
 Phù hợp để sấy chu kì, để sấy liên tục thì cần phải có thiết kế làm nóng,
mát..khá phức tạp.
Nhược điểm:
 Thiết bị phức tạp hơn loại sấy tủ
 Sự đồng đều về chất lượng sản phẩm chưa cao
 Không phù hợp sấy theo mẻ
 Sấy băng tải

14 | P a g e
Vật sấy được rải đều trên băng tải nhờ cơ cấu nạp liệu. Sản phẩm liên tục được
lấy ra ở cuối băng tải. Tác nhân sấy là không khí nóng hay khói lò chuyển động
cắt ngang qua chiều chuyển động của băng tải. Chiều dài và tốc độ của băng tải
phụ thuộc vào thời gian sấy.
Nguyên lí hđ: Băng tải chuyển động nhờ tang quay. Không khí được hút vào ở
phía dưới và đốt nóng đến nhiệt độ cần thiết nhờ calorife. VLS được cấp vào liên
tục ở phễu nạp liệu. Vật liệu từ băng trên di chuyển đến cuối thiết bị bên phải thì
đổ xuống băng chuyền dưới chuyển động theo hướng ngược lại, đi đến băng dưới
cùng thì vật liệu khô được đổ vào ngăn chứa sản phẩm. Không khí nóng đi ngược
với chuyển động của băng hoặc đi từ dưới lên xuyên qua băng chuyền, xuyên qua
vật liệu.
Ưu điểm:
 Tốc độ sấy nhanh và chất lượng sản phẩm sấy đồng đều hơn so với sấy tủ
và sấy hầm.
 Năng suất cao hơn so với sấy tủ nhưng thấp hơn so với hầm sấy
 Tốn ít nhân công.
Nhược điểm:
 Thiết bị cồng kềnh đắt tiền
 Không dùng cho các sản phẩm giòn, dễ vỡ.
 Không phù hợp để sấy các loại hạt như cà phê,.. khi sấy băng tải.
 Sấy thùng quay
Sấy thùng quay được áp dụng rộng rãi để sấy các vật ẩm dạng hạt, mảnh vụn
có kích thước nhỏ như đậu đỗ, cà phê, ngô hạt, đường kính, muối ăn, củ cắt nhỏ,
gỗ mảnh, cát,... Bên trong thùng sấy có các cánh đảo trộn. Vật liệu ẩm được nạp
vào đầu cao, sản phẩm lấy ra ở đầu thấp của thùng. Tác nhân sấy có thể là không
khí được đốt nóng nhờ calorife, khói lò. Chiều chuyển động của tác nhân sấy có
thể cùng chiều, ngược chiều hoặc cắt ngang dòng vật sấy.
Nguyên lí hđ: Thùng hình trụ được đặt nghiêng so với phương ngang. Toàn bộ
trọng lượng của thùng được đặt trên hai bánh đai đỡ. Vật liệu ướt được nạp liên
tục vào đầu cao của thùng, chuyển động dọc thùng nhờ các đệm ngăn vật
liệu.Cuối máy sản phẩm sấy khô được tháo qua cơ cấu tháo sản phẩm. Khi làm
việc thùng quay liên tục khí nóng từ lò đốt được đưa vào bằng một ống đặt ở
giữa đồng tâm với trục thùng.
Ưu điểm:

15 | P a g e
 Tốc độ sấy nhanh, chất lượng sản phẩm sấy rất đồng đều
 Năng suất rất cao
 Tốn ít nhân công
Nhược điểm:
 Thiết bị đắt tiền
 Không phù hợp cho các sản phẩm giòn, dễ vỡ, dính bết hoặc có thời gian
sấy quá dài.
 Khi sấy với năng suất lớn thì việc dẫn động cho thùng quay cũng đòi hỏi
tốn kém và phức tạp.
 Sấy phun
Hệ thống sấy phun dùng để sấy các dung dịch, huyền phù, kem phân tán.
Trong công nghiệp thực phẩm, hệ thống sấy phun dùng để sấy dung dịch sữa đã
tách bơ thành sữa bột, lòng đỏ trứng gà, cà phê hòa tan, nước quả ép, nấm men,
vitamin,...
Hệ thống sấy phun gồm có buồng sấy phun, bộ phận nạp liệu là những vòi
hoặc cơ cấu phun, hệ thống quạt, calorife để cấp nhiệt cho tác nhân sấy, bộ phận
thu hồi sản phẩm. Nhờ các bộ phận phun mà nguyên liệu sấy được phun thành
những hạt rất nhỏ vào dòng tác nhân sấy đi trong buồng sấy làm tăng sự tiếp xúc
giữa hai pha. Nhờ vậy mà cường độ sấy rất cao, thười gian sấy ngắn, sử dụng tác
nhân sấy có nhiệt độ cao. Sản phẩm sấy có chất lượng cao. 
Hệ thống sấy phun có những nhược điểm: lưu lượng tác nhân lớn, tốn kém
trong khâu chuẩn bị dung dịch, hệ thống sấy phun có giá thành cao, hệ thống
kích thước lớn.
 Thiết bị sấy tầng sôi 
Máy sấy tầng sôi được áp dụng rất rộng rãi để sấy các vật sấy dạng hạt, bột
nhão, dung dịch,… Các hệ thống máy sấy tầng sôi có cấu tạo đơn giản, làm việc
liên tục hoặc gián đoạn, cường độ sấy cao hơn hẳn so với sấy tháp và sấy thùng
quay, thời gian sấy ngắn, sản phẩm khô đều và chất lượng tốt. 
Nhược điểm của máy sấy tầng sôi là phải tạo ra tốc độ tác nhân sấy đủ lớn để
duy trì quá trình sôi làm tăng chi phí năng lượng cho quạt. Tác nhân sấy phải
được cấp đều trên toàn diện tích lưới (ghi), nếu không thì chế độ sôi bị phá vỡ.
Nếu trong buồng sấy có nhiều tầng sôi gọi là buồng sấy nhiều tầng sôi. Quá trình
sôi ở các tầng là như nhau, nhưng nhiệt độ và độ ẩm của tác nhân sấy cho mỗi
tầng thường khác nhau. Nhờ các ống chảy truyền, độ dốc của ghi mà vật sấy từ
cửa nạp lần lượt chảy qua các tầng sôi, khi đã đạt độ khô thì chảy ra ngoài.
16 | P a g e
Buồng sấy nhiều tầng sôi cho phép điều chỉnh chế độ sấy cho phù hợp với độ ẩm
của vật sấy nên thường dùng để sấy các vật sấy có lượng ẩm liên kết cao, sản
phẩm khô đồng đều. Cường độ sấy trong buồng sấy nhiều tầng sôi cao hơn buồng
có một tầng sôi. 
Bộ phận quan trọng của máy sấy tầng sôi là lưới(ghi)phân phối gió. Để có quá
trình sôi đồng đều trên toàn diện tích ghi thì áp suất tác nhân sấy phía dưới ghi
phải đều. Ghi có thể đặt cố định hoặc quay được để đổ vật liệu xuống ghi phía
dưới. 
 Trong hệ thống sấy tầng sôi vật liệu sấy luôn được xáo trộn. Quá trình sấy
liên tục do vật liệu khô nhẹ sẽ ở phần trên của lớp sôi và được lấy ra khỏi
thiết bị sấy. Trong hệ thống sấy tầng sôi, truyền nhiệt và ẩm giữa tác nhân sấy
và vật liệu sấy rất tốt nên trong các hệ thống sấy hiện có thì sấy tầng sôi có
năng suất lớn, thời gian sấy nhanh và vật liệu sấy được rất đều nhưng chi phí
sử dụng cao. 
 Sấy tháp
Thường được áp dụng trong sấy khô các loại nông sản như sấy thóc, lúa, ngô
và các loại đậu.
Hệ thống hình tháp để sấy nông sản này thường có dạng tháp, hoặc dạng trụ.
Chúng được dùng nhiều nhất để sấy lúa, đặc biệt ta thường bắt gặp các lò sấy
tháp trong các cơ sở chuyên chế biến và bảo quản thóc giống.
Có thể sấy liên tục với năng suất cao. Rất phù hợp cho sấy hạt, VLS chảy liên
tục từ trên xuống dưới dưới tác dụng của trọng lực bản thân. Trong quá trình sấy
VLS được xáo trộn đều cùng TNS, nên sản phẩm sấy đồng đều.
Là quá trình sấy diễn ra trong buồng sấy có chiều cao lớn. Quá trình sấy diễn
ra trong tháp cũng là quá trình sấy đối lưu. Vật sấy được gầu tải đưa lên và rót
vào đỉnh tháp rồi chảy xuống đáy tháp dưới tác dụng của trọng lực, tác nhân sấy
được quạt thổi vào tháp từ dưới theo kênh dẫn đi lên. Tác nhân sấy tiếp xúc với
các vật sấy và làm bay hơi ẩm từ vật sấy. 
Ưu điểm:
 Với khả năng sấy được từ khoảng 9-10 tấn thóc, lúa mỗi lần, lò sấy tháp đáp
ứng đủ nhu cầu sấy nông sản cho các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản.
Giá thành của các lò sấy tháp nông sản cũng phong phú, tùy vào kích thước
mà giá thành sẽ khác nhau. 

17 | P a g e
 Tuy vẫn còn những hạn chế về ứng dụng công nghệ nhưng gần đây các đồ án
thiết bị sấy tháp mới, tiên tiến hơn vẫn đang liên tục được nghiên cứu và cho
ra đời để cải tiến năng suất lên thêm nữa do lúa là một trong những cây nông
nghiệp đặc biệt quan trọng của nước ta.
 Như vậy qua việc nghiên cứu các loại thiết bị sấy trên ta nhận thấy thiết bị sấy
tháp phù hợp để sử dụng sấy thóc vì đáp ứng được yêu cầu đề bài là:
- Phù hợp để sấy nông sản, các loại hạt như thóc….
- Làm việc liên tục
- Phù hợp sấy với năng suất cực kì lớn( có thể đáp ứng yêu cầu sấy với
năng suất 2,5 tấn sản phẩm/ h)
- Chi phí đầu tư thấp hơn cả, việc xáo trộn vật liệu sấy do chính trọng lực
của nó gây nên.
2.2.2. Chọn tác nhân sấy
Tác nhân sấy có các loại sau: Không khí ẩm, khói và hơi quá nhiệt
      - Không khí ẩm: là loại TNS thông dụng nhất có thể dùng cho tất cả các loại
sản phẩm. Dùng không khí ẩm không sợ ô nhiễm sản phẩm sấy và nó dễ dàng
nhận nhiệt từ chất tải nhiệt qua thiết bị trao đổi nhiệt. Nhiệt độ sấy vừa phải,
thường không đến 50℃ , phù hợp với thiết bị có chi phí thấp.
      - Khói lò: Là sản phẩm của quá trình cháy từ gỗ, than,… chứa nhiều hợp chất
hóa học khác nhau ->độc hại.Được sử dụng khi sản phẩm sấy yêu cầu nhiệt độ
cao và không yêu cầu phải giữ vệ sinh.Việc dùng khói lò có ưu điểm là phạm vi
nhiệt độ rộng từ vài chục độ đến trên 100 , không cần calorife, giảm chi
phí thiết bị. Tuy nhiên dùng khói lò có nhược điểm là có thể làm ô nhiễm sản
phẩm sấy.
      - Hơi quá nhiệt: Dùng hơi quá nhiệt làm tác nhân sấy trong trường hợp sản
phẩm sấy dễ cháy nổ và sản phẩm sấy chịu được nhiệt độ cao vì sấy bằng hơi quá
nhiệt có nhiệt độ thường lớn hơn 100 .
Ta thấy VLS ở đây là thóc do đó ta chọn TNS là hỗn hợp khói lò hòa trộn với
không khí tươi là rất phù hợp bởi vì:
 Thóc có lớp vỏ trấu bên ngoài khi sấy bằng khói sẽ không làm ảnh hưởng tới
chất lượng của hạt gạo bên trong.
 Khói là TNS rẻ tiền nhất vì không cần tới calorife mà chỉ cần buồng hòa trộn,
chi phí nhỏ hơn rất nhiều.

18 | P a g e
      Như vậy khói vừa đảm bảo được là TNS, lại tạo ra kinh tế hơn nên ta thấy
khói lò là TNS phù hợp nhất.

1.Buồng đốt                                       3.Quạt


2. Buồng hòa trộn                            4.Buồng sấy
Hình 2 : Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy bằng khói
2.2.3. Chọn chất tải nhiệt
Chất tải nhiệt  là yêu cầu cần đảm bảo cả về kỹ thuật và kinh tế. Những nhiên
liệu thường được chọn để đốt tạo khói lò làm chất tải nhiệt dùng trong HTS dùng
phương pháp đối lưu như: Than, củi gỗ, củi trấu, gas,…
Ta chọn nhiên liệu dùng là  than có thành phần là C=36,7% ; H=2,7% ;
O=11,1%;  S=32%; N=0,7 % ; A( Nước)=2,5%; Tr( Tro) =20,6%
Trong buồng đốt người ta đốt cháy nhiên liệu với hệ số không khí thừa thích
hợp để quá trình cháy tốt nhất, khói lò thoát ra sẽ được đưa vào buồng hòa trộn, ở
đây người ta đưa không khí ẩm trao đổi nhiệt với khói lò để tạo thành môi chất
sấy có nhiệt độ thích hợp. Sau đó môi chất sấy được đưa vào tháp sấy để thực
hiện quá trình sấy rồi thải ra ngoài. Khói lò sau quá trình trao đổi nhiệt được đưa
ra ngoài xử lý bụi trước khi thải vào môi trường. Tại buồng sấy lạnh của tháp
sấy, không khí ẩm được đưa vào để ủ VLS đến độ ẩm mong muốn. Không khí
ẩm này sau đó được đưa đến buồng đốt cùng với dòng không khí ẩm cho vào
buồng đốt, nhằm tận dụng để giảm đi phần nào tiêu tốn năng lượng dùng cho
quạt.

2.3. Giới thiệu về hệ thống sấy tháp

Máy sấy tháp hay còn gọi là tháp sấy, là máy sấy có kiểu dáng cao như tòa
tháp. Máy sấy có nhiều tầng, nông sản được đổ vào các tầng sau đó sấy khô rồi
chuyển vào kho bảo quản. Máy sấy tháp có công suất sấy cực lớn, phù hợp với
trang trại, nông trường lớn. Chủ yếu sấy khô lúa, ngô, khoai, sắn để bảo quản.

19 | P a g e
2.3.1. Chi tiết máy sấy tháp
HTS tháp có năng suất lớn nên thường dùng để sấy bảo quản ở các kho, nhà
máy xay hoặc ở những nơi sản xuất lớn, tập trung. Hệ thống sấy tháp có thể hoạt
động liên tục hoặc chu kỳ tùy thuộc vào dạng VLS và trạng thái ẩm của nó. Có
thể bố trí cho VLS di chuyển theo ba cách:
  VLS rơi tự do trong tháp nhờ trọng lực. Đây là hệ thống sấy làm việc liên
tục. VLS có thể di chuyển một lần hoặc có thể quay vòng lại nhiều lần.
 VLS được đưa vào tháp hoặc từng phần của tháp và tốc độ dịch chuyển của
hạt được khống chế nhờ định kỳ và số hạt lấy ra, đưa vào. Như vậy, hệ thống
sấy tháp kiểu này hoạt động bán liên tục
 VLS di chuyển liên tục từ trên xuống dưới trong tháp nhưng tốc độ nhanh
chậm nhờ một hệ thống điều chỉnh bằng cơ cấu cơ khí chuyên dùng, nhờ cơ
cấu này mà HTS tháp loại này có thể hoạt động liên tục hoặc bán liên tục.

Sơ đồ tháp sấy
2.3.2. Cấu tạo của máy sấy tháp

20 | P a g e
Máy sấy tháp có cấu tạo làm 3 phần chính: Thân máy, bộ phận gia nhiệt và bộ
phận điều chỉnh hướng gió.
 Thân máy được thiết kế hình trụ rỗng, bên trong là khoang chứa khí nóng,
bên ngoài là khoang chứa nguyên liệu sấy (B).
 Hệ thống gia nhiệt có thể được sử dụng có thể là khí đốt hoặc hơi nước nóng,
cũng có thể là điện.
 Quạt gió sẽ chịu trách nhiệm lưu thông khí nóng đi khắp thân máy sấy, hút
khí mới và thải khí cũ ra bên ngoài.
Ngoài ra máy còn một số bộ phận khác như hệ thống đưa nguyên liệu lên sấy
(A), hệ thống trộn đều nguyên liệu trong thân máy khi sấy và hệ thống xả hạt đã
khô ra ngoài (C).

2.4. Quy trình sấy của máy sấy tháp


Lúa từ vựa tiếp liệu được cho vào phễu. Từ đó được gầu tải đưa lên phễu nhập
liệu, qua đĩa phân phối hạt, lúa sẽ được đổ đầy vào nắp tháp. Than được đưa vào
lò đốt đặt trên ghi lò, được đốt để tạo ra khói lò trong lò đốt. Khói lò sau khi ra
khỏi lò đốt cho qua buồng lắng bụi rồi sau đó cho qua buồng hòa trộn. Khói lò
sau khi ra khỏi buồng hòa trộn được quạt thổi vào tháp sấy. Lúa di chuyển xuống
dưới nhờ tác dụng của trọng lực qua các máng dẫn và máng thải TNS. Khói lò
được thổi lên trên thông qua các máng dẫn khí thải tiếp xúc ngược chiều với lúa.
Vật liệu chuyển  động len lỏi qua khe hở giữa các máng tác nhân, từ từ điền đầy
các chỗ trống trong tháp. Sau khi sấy, vật liệu được đưa vào buồng làm nguội.
Vật liệu sau khi được làm nguội ra ngoài và được tải ra ngoài nhờ băng tải.  
Ưu điểm của máy sấy tháp:
 Khởi động và vận hành dễ dàng
 Xây dựng đơn giản và đáng tin cậy
 Màn hình bên ngoài bằng thép không gỉ
 Dễ dàng vệ sinh mà không hạn chế luồng khí
 Duy trì cân bằng phân phối nhiệt / không khí trong hội nghị
 Hệ thống điều khiển menu thân thiện với người dùng
 Giám sát suốt ngày đêm
 Điều khiển trên máy vi tính với tự chẩn đoán
 Tăng năng suất và hiệu quả
21 | P a g e
 Hệ thống xả tích cực
 Đảm bảo dỡ tải ổn định và không cắm
 Chi phí lắp đặt hiệu quả
Máy sấy tháp được sử dụng cho mục đích làm khô các mặt hàng thực phẩm sau
đây:
 Lúa
 Ngô
 Khoai
 Sắn
 Đậu tương
 Lạc
 các loạt hạt…

22 | P a g e
Máy sấy tháp, sấy tầng – Máy sấy chuyên dụng để sấy lúa, nông sản

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY


3.1. Chọn sơ bộ kết cấu
Theo năng suất, độ ẩm của thóc trước, sau khi sấy và đặc trưng kỹ thuật của
HTS tháp, ta chọn:
Tháp sấy là một không gian hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với
chiều rộng và chiều dài. Tháp sấy có hai vùng sấy và một vùng làm mát
Kết cấu bên trong của tháp là các kênh gió nóng và kênh thải ẩm( gọi là các
kênh dẫn và kênh thải) xen kẽ nhau và sắp xếp so le nhau nhau ngay trong lớp
vật liệu sấy (đặc điểm này khác với các thiết bị sấy buồng và hầm). Tác nhân sấy
từ kênh dẫn gió nóng luồng lách qua lớp vật liệu thực hiện quá trình trao đổi

23 | P a g e
nhiệt sấy và nhận thêm ẩm đi vào các kênh thải ra ngoài. Vật liệu sấy chuyển
động từ trên xuống dưới từ tính tự chảy do trọng lượng bản thân của chúng. Tháp
sấy nhận nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giữa dòng tác nhân chuyển động vừa
ngược chiều vừa cắt ngang và do dẫn nhiệt từ bề mặt kênh dẫn và kênh thải qua
lớp vật liệu nằm trên các bề mặt đó.
Vì vậy trong thiết bị sấy tháp, nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được gồm 2 thành
phần: thành phần đối lưu giữa tác nhân sấy với khối lượng hạt và thành phần dẫn
nhiệt giữa bề mặt các kênh gió nóng, kênh thải ẩm với chính lớp vật liệu nằm
trên đó. Khi sấy hạt di chuyển từ trên cao (do gàu tải hoặc vít tải đưa lên) xuống
mặt đất theo chuyển động thẳng đứng hoặc zích zắc trong tháp sấy. Để tăng năng
suất thiết bị ngoài phương pháp mở rộng dung lượng của tháp thì ở một mức độ
đáng kể người ta còn tìm cách tăng tốc độ tác nhân chuyển động qua lớp hạt .
Tốc độ này có thể từ 0.2 ÷ 0.3 m/s đến 0.6 ÷ 0.7 m/s hoặc lớn hơn. Tuy nhiên,
tốc độ tác nhân khi ra khỏi ống góp kênh thải theo kinh nghiệm không nên vượt
quá 6m/s để tránh hạt bị cuốn theo tác nhân đi vào hệ thống thảiẩm (đọng lại
trong các đoạn ống, dẫn đến quạt thải…). Khoảng cách giữa các kênh khoảng 70-
90 mm để đảm bảo cho thóc chuyển động dễ dàng chuyển động từ trên xuống

Kết cấu kênh dẫn, kênh thải


Các thông số:
 Vật liệu sấy:  thóc
24 | P a g e
 Năng suất 2,5 tấn sản phẩm/h: G2= 2500 kg/h
 Độ ẩm ban đầu của thóc sấy :ω 1 = 22 % 
 Độ ẩm của thóc sau khi sấy : ω 2 = 14%
 Nhiên liệu dùng là than đá có thành phần: C = 0,367 ; H = 0,027 ; S = 0,032 ;
N=0,007; O = 0,111 , Tr = 0,206 ; A = 0,25
 Thời gian sấy khi sấy thóc trong các hệ thống sấy tháp thường nằm trong
khoảng
( 0,75  1,5 ) h ( Theo Trang 232 – Tài liệu 1 ) .
Vì vậy ta chọn : τ = τs + τlm = 1h

Khối lượng riêng của hạt thóc 1100-1200kg/m3

Khối lượng riêng của khối hạt 500-750kg/m3

Khối lượng 1000 hạt 24-34g

Nhiệt dung riêng Ck=1.5kJ/kg.K

Kích thước hạt thóc Dày δ=1.2-2.8 mm


Rộng b=2.5-4.3 mm
Dài l=5-12 mm

Đường kính tương đương Dtđ= 2.76 mm

Ở đây là chế độ sấy đối lưu . Do yêu cầu sử dụng vật liệu sau sấy , nhiệt độ đốt
nóng hạt cho phép thấp ( khoảng 50 đến 60 0C ). Vì vậy trong thiết bị sấy tháp ta
tổ chức sấy phân vùng ( 2 vùng ) và sau cùng là một vùng làm mát ( như đã chọn
kết cấu ở trên ) đến nhiệt độ gần bằng nhiệt độ môi trường để đưa vào kho bảo
quản hay chế biến .

3.2. Chọn chế độ sấy


3.2.1. Chọn thông số không khí ngoài trời
Thông số ngoài trời được xác định dựa vào điều kiện khí hậu ngoài trời tại nơi
lắp đặt công trình, cũng như đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt trong suốt quá
trình sản xuất .Ở đây em chọn lắp đặt công trình ở vùng ĐBSH với 1 vụ lúa
Đông Xuân có nhiệt độ trung bình và độ ẩm không khí như sau:

25 | P a g e
Nhiệt độ trung bình vụ Đông Xuân : ttb = 200C

Độ ẩm trung bình vụ Đông Xuân tb = 86 %

Độ ẩm ban đầu của thóc sấy 1 = 22 % .

Độ ẩm của thóc sau khi sấy 2 = 14 %


Như vậy ta chọn được các thông số trạng thái không khí ngoài trời ( vụ đông
xuân)
t0 = ttb = 20 0C

0 = tb = 86%
3.2.2. Phân bố ẩm
Theo yêu cầu và kinh nghiệm ta lấy độ ẩm trong các vùng sấy và vùng làm mát
như sau:
Vùng sấy thứ nhất : ω11 = 22% ; ω21 = 18% ; ωtb = 20%
Vùng sấy thứ hai :  ω12 = ω21 = 18% ; ω22 = 15% ; ωtb = 16,5%.
Vùng làm mát :  ω13 = ω22 = 15% ; ω23 = 14% ; ωtb = 14,5%.
3.2.3. Nhiệt độ TNS trong thiết bị sấy tháp
Ta chọn phân bố nhiệt độ TNS trong thiết bị sấy tháp đối với vật liệu sấy là
thóc khi vào các vùng như sau:
- Vùng sấy thứ nhất: t11= 65 oC
- Vùng sấy thứ hai: t12=90oC
- Vùng làm mát: t13=20oC
3.2.4. Nhiệt độ cho phép đốt nóng hạt
Nếu xem thời gian sấy trung bình trong một vùng bằng nửa thời gian sấy tổng
thì τ1= τ2= 0,5.1= 0,5 h .Theo công thức (10.11) Trang 210 – [1], ta có nhiệt độ
cho phép đốt nóng hạt trong các vùng tương ứng bằng :
Vùng sấy thứ nhất:
23,5
 th = 2,218 – 4,343 lnτ +
0,37+0,63 ω tb
23,5
 th = 2,218 – 4,343 ln(0,5) + =53oC
0,37+0,63 .0,20

Vùng sấy thứ hai :

26 | P a g e
23,5
th = 2,218 – 4,343 ln(0,5) +  ≈ 55oC
0,37+0,63 .0,165

3.2.5. Nhiệt độ TNS ra khỏi mỗi vùng


Theo điều kiện (11.1) Trang 232 – “Kỹ thuật sấy” Trần Văn Phú t2 ≤  th - (5 - 10)
o
C và nhiệt độ cho phép đốt nóng hạt đã tính ở trên ta chọn :
Vùng sấy thứ nhất : t21 = 45 ℃
Vùng sấy thứ hai : t22 = 50℃
Vùng làm mát : t23 = 25 ℃
3.2.6. Nhiệt độ vào, ra khỏi các vùng của VLS
Chọn nhiệt độ của VLS theo nguyên tắc: nhiệt độ vào của vùng sau bằng
nhiệt độ ra của vùng trước. Trong đó, nhiệt độ ra của các vùng lấy theo nhiệt độ
TNS bằng quan hệ: tv2i= t2i – (5- 10) ℃
Vùng sấy thứ nhất:
o Nhiệt độ thóc vào vùng sấy 1: tv11= t0= 20 ℃ ;
o Nhiệt độ thóc ra khỏi vùng sấy 1: tv12= 40℃

Vùng sấy thứ hai:


o Nhiệt độ thóc vào vùng sấy 2: tv21= tv12= 40℃ ;
o Nhiệt độ thóc ra khỏi vùng sấy 2: tv22 =45℃

Vùng làm mát:


o Nhiệt độ thóc vào vùng làm mát: tv31= tv22= 45℃ ;
o Nhiệt độ thóc ra khỏi vùng làm mát: tv32 =30℃

3.3. Tính cân bằng ẩm cho từng vùng


Phương trình cân bằng vật chất:
W  G1  G2
W  G11  G22

Với G11 (kg/h) : Khối lượng vật liệu sấy đi vào thiết bị sấy.

1, 2 : Độ ẩm tương đối của vật liệu sấy ở đầu vào, ra của thiết bị
sấy.
W (kg/h) : Lượng ẩm bay hơi trong 1 giờ

27 | P a g e
Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1 giờ cho vùng thứ i bằng:
ω 1i−ω 2i ω 1i−ω 2i
Wi = G2i =¿ G1i
1−ω 1 i 1−ω 2 i

+ Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1h trong vùng làm mát bằng :
ω 13−ω23 0.15−0.14
W3 = G2 = 2500 = 29,41 kg/h
1−ω 13 1−0.15

⇒G22 = G13 = G23 + W3 =2500 + 29,41 = 2529,41 kg/h

+ Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1h trong vùng sấy thứ 2 :


ω12−ω22 0,18−0.15
W2 = G 22 = 2529,41 = 92,54 kg/h
1−ω12 1−0 ,18

⇒G21 = G12 = G22 + W2 = 2529,41 + 92,54= 2621,95 kg/h.

+ Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1h trong vùng sấy thứ 1 :


ω11−ω 21 0,22−0,18
W1 = G21 = 2621,95 = 134,46 kg/h
1−ω21 1−0 , 22

⇒G1 = G11 = G21 + W1= 2621,95 + 134,46= 2756,41 kg/h

3.4. Tính toán quá trình cháy và quá trình hòa trộn
Nhiệt trị cao của than. Theo công thức (2.25) Trang 20 - “Kỹ thuật sấy” Trần
Văn Phú
chúng ta có:
Qc= 33858C+ 125400H− 10868(O−S)
Qc= 33858.0,367+ 125400.0,027− 10868(0,111− 0,032)
Qc= 14953 kJ/kg
Lượng không khí theo lý thuyết để đốt cháy 1kg nhiên liệu L 0. Theo công thức
(5.11) Trang 196 – “Các quá trình và thiết bị chuyển khối”- Tôn Thất Minh
L0= 11,6C+ 34,8H+ 4,3(S−O)
L0= 11,6.0,367+ 34,8.0,027+ 4,3(0,032− 0,111)
L0= 4,857 kg kk/kg
 Thông số khói lò sau buồng đốt (trước buồng hòa trộn):
Trên đồ thị I–d trạng thái này được biểu diễn bởi điểm K. Để xác định điểm này
trên đồ thị I–d ta xác định lượng chứa ẩm dk và entanpy Ik của nó.

28 | P a g e
Lượng chứa ẩm của khói d’ được tính theo công thức 2.33 Trang 23 “Tính toán
và thiết kế thống sấy”Trần Văn Phú
( 9 H + A ) +α bđ d o L0
dk=
α bđ L 0+1−[Tr + ( 9 H + A ) ]

Entanpy của khói lò sau buồng đốt I’ tính theo công thức 2.35 Trang 23 “Kỹ
thuật sấy Trần Văn Phú
Q c . ηbđ +C nl t nl + α i L0 I 0
Ik =
( α i L0 +1 )−[Tr + ( 9 H + A ) ]
Ở đây ta chọn hiệu suất buồng đốt η = 90%.
Tại (t0, φ 0) = ( 20℃ , 86 % ¿ – CT 2.11 Trang 14 “Kỹ thuật sấy” Trần Văn Phú
4026,42 4026,42
P0 = exp(12 - 235,5+t ) = exp (12 - ) = 0.0233 bar.
0 235,5+20

Lượng chứa ẩm d0: CT 2.18 Trang 28 “Tính toán và thiết kế hệ thống sấy” Trần
Văn Phú
ϕ 0 P0 0. 86 ×0,0233

B−ϕ 0 P0 745
−0. 86 × 0.0233
d0 = 0.621 = 0.621 750 0.0127 kg ẩm/ kg kkk.
Với Po : áp suất bão hòa, B : áp suất khí trời.
Entanpy của không khí I0: CT 5.9 Trang 193 “Các quá trình và thiết bị chuyển
khối” Tập 1 Tôn Thất Minh
I0 = ik + d×ia = Cpk×t + d (r + Cpa×t)
Với: ik. , ia là entanpy của 1 kg không khí khô và 1 kg hơi nước
Cpk = 1,004kJ/kg.K là nhiệt dung riêng của không khí khô
Cpa = 1.842 kJ/kg.K là nhiệt dung riêng của hơi nước
r = 2500 kJ/kg là ẩn nhiệt hóa hơi của nước
I0 = 1,004 x 20 + 0.0127 x ( 2500+ 1.842 x 20) = 52,297 kJ/kg
Nếu lấy hệ số không khí thừa buồng đốt αbđ = 1,2 thì lượng chứa ẩm của khói:
(9H + A )+α bd L0 d o
(α bd L0 +1 )−{Tr +(9H + A )}
dk =
( 9.0,027+0,25 ) +1,2. 4,857.0,0127
=
( 1,2.4,857+1 )−( 0,206+ ( 9.0,027+ 0,25 ))
= 0,0925 kg ẩm / kg kk
29 | P a g e
Entanpy của khói lò sau buồng đốt .
Q c . η bđ + C nl . tnl +α bd L0 I o
(α bd L0 +1 )−{Tr +(9H + A )}
Ik =
Nhiệt dung riêng và nhiệt độ nhiên liệu tương ứng lấy bằng :
Cnl t nl
= 0,12 kJ/kgK ; = 20 0C
Khi đó entanpy của khói sau buồng đốt bằng :
14953.0,9+0 , 12.20+ 1,2.4,857.52,297
Ik = = 2245,719kJ/kg kk
( 1,2. 4,857+1 )−{0,206+ ( 9.0,027+ 0,25 ) }

+ Hệ số không khí thừa sau các quá trình hòa trộn :


Q c . η bđ + Cnl . tnl −(9H + A )i ai −{1−(9H + A +Tr )}C pk . tli
L0 {d 0 (i ai−i a0 )+C pk .(tli - t 0 )}
i =
α

Trong đó :
+ ia là Entanpy của hơi nước chứa trong khói sau buồng hòa trộn
+i a là Entanpy của hơi nước chứa trong không khí ngoài trời
0

+η bđ là hiệu suất của buồng đốt, ηbđ = 0,9


+ Cnl là nhiệt dung riêng của than đá, Cnl=0,12 kJ/kg.K
+ tnl là nhiệt độ của nguyên liệu, lấy bằng nhiệt độ ngoài trời, tnl = 20℃
+ Cpknhiệt dung riêng của khói, Cpk=1,004 kJ/kg.K
+ t1i là nhiệt độ khói sau hòa trộn
+ d0 là lượng chứa ẩm của không khí tại 20℃ , d0 = 0,0127 kg ẩm/kg kk
i = 2500 +1.842t 1i
ia0 = 2500 + 1,842.20 = 2536,84 kJ/kg
ia1 = 2500 + 1,842.65 = 2619,73 kJ/kg
ia2 = 2500 + 1,842.90 = 2665,78 kJ/kg
Thay các đại lượng vào ta được :

∝1=
14953.0,9+ 0,12.20−( 9.0,027+ 0,25 ) 2619 , 73− { 1−( 9.0,027+ 0,25+0,206 ) } .1,004 . 65
4,857 {0,0127 ( 2619 . 73−2536,84 ) +1,004 ( 65−20 ) }

∝1 ≈ 54

30 | P a g e
Tương tự thay số vào ta có:
∝2 =
14953.0,9+ 0,12.20−( 9.0,027+ 0,25 ) 2665 . 78− { 1−( 9.0,027+ 0,25+ 0,206 ) } .1,004 . 9 0
4,857 {0,0127 ( 2665 . 78−2536,84 ) +1,004 ( 90−20 ) }

∝2 ≈ 35

+ Thông số khói lò sau buồng hòa trộn ( Trước khi vào các vùng sấy ) :
Trạng thái này là trạng thái hỗn hợp giữa khói lò sau buồng đốt ( Điểm K ) và
không khí ngoài trời ( Điểm A ) . Do đó điểm hòa trộn H phải nằm trên đường
thẳng AK.
Lượng chứa ẩm của trạng thái H. Theo công thức (3.29) Trang 59 –(1)
(9H + A )+α i L0 d o
(α i L0 +1)−{Tr +( 9H + A )}
d1i =

Thay αi và các đại lượng đã biết vào ta tính được lượng chứa ẩm của khói
trước khi vào các vùng sấy :
d11 = ( 9.0,027+0,25 ) +54 . 4,857. 0,0127 = 0,0145 kg ẩm / kg kk
( 54 . 4,857+1 )−{0,206+ ( 9.0,027+ 0,25 ) }

d12 = ( 9.0,027+0,25 ) +35 . 4,857. 0,0127 = 0,0155 kg ẩm / kg kk


( 35 . 4,857+1 )−{0,206+ ( 9. 0,027+0,25 ) }

Từ đồ thị I – d với trạng thái H được xác định bởi cặp thông số (t li ; dli) ta
có thể xác định entanpy Ili của khói lò trước khi vào các vùng sấy . Hoặc có thể
xác định theo công thức (3.32) Trang 60 – [1]:
I1i = Qc ❑bđ +C nl t nl +α i L0 I 0
(α ¿ ¿ i L0 +1)−{Tr + ( 9 H + A ) }¿

Thay các đại lượng vào ta tính được entanpy của khói trước khi vào các vùng sấy
:
14953. 0 , 9+0,12 . 20+54 . 4 ,875 . 52,297
I11 = = 103,31 kJ/kg kk
( 54 . 4 , 875+1 ) −{ 0 , 206+ ( 9 . 0 , 027+0 , 25 ) }

14953. 0 , 9+0,12 . 20+35 . 4 , 875 . 52,297


I12 = = 130,95 kJ/kg kk
( 35 . 4 , 875+1 )− { 0 ,206+ ( 9 .0 ,027+ 0 , 25 ) }

+ Độ ẩm tương đối φ1i .

31 | P a g e
Để xác định φ 1i ta xác định phân áp suất hơi nước bão hòa Pbi ứng với nhiệt độ
từng giai đoạn t 1i theo công thức 2.31- (1)

4026 , 42
Pbi = exp (12 – 235 ,5+t )
1i

Phân áp suất bão hòa của hơi nước pb ứng với t 11= 65° C và t 12= 90° C ta được:
4026 , 42
Pb1 = exp{12 – } = 0,25 bar
235.5+65
4026 , 42
Pb2 = exp{12 – } =0,69 bar
235.5+90

Suy ra :
B. d 11
745
p b1 (0 ,621+d11 ) . 0,0145
φ11 = = 750 ≈9 %
0,25.(0,621+0,0145)

(2.18)
B. d 12
745
p b2 (0 ,621+ d12 ) . 0,0155
φ12 = = 750 ≈ 3.5 %
0,69.(0,621+0,0155)

3.5. Xác định kích thước sơ bộ của tháp sấy

 Thể tích của thóc chứa trong tháp là:

32 | P a g e
G1
( )τ 2746 , 05
ρ
Vthóc= Vv .τ = = 750 . 1= 3,66 m3

(Khối lượng riêng của thóc ướt: = 750 kg/m3)


 Thể tích tháp: Vtháp= Vthóc +Vtrống= B.L.H
(B, L, H là chiều rộng, chiều dài, chiều cao của tháp)
Chọn bề dài L= 2 m
Chọn số lượng máng dẫn (kênh dẫn hoặc kênh thải): k= 5( vì năng suất không
lớn lắm)
Chiều rộng tháp sấy:
B = 2k.tn + 0,1= 1.1 (tn = 0,1 : chiều rộng mãng dẫn)
Từ chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật của các thiết bị sấy đã biết, và căn cứ vào năng
suất yêu cầu ta chọn thiết bị sấy tháp .Tháp sấy chia làm 2 vùng sấy và một vùng
làm mát. Kích thước cơ bản là:
+Chiều dài: L = 2 m
+Chiều rộng : B = 1.1m
+Cao: H = 5.5 m
Theo kinh nghiệm ta chia đều chiều cao của tháp theo các vùng với tỷ lệ:
Vùng sấy 1/ Vùng sấy 2/ Vùng làm mát = 1,5/1/1.
Suy ra: Vùng sấy 1 cao 2,3 m, vùng sấy 2 và vùng làm mát cao 1.6 m.

3.6. Tính toán cho quá trình sấy lí thuyết

33 | P a g e
Hình : Đồ thị I- d của quá trình sấy
Từ đặc trưng của quá trình sấy lí thuyết I = const, khi biết ( I 11, d11) (I12 , d12) và
t21,t22 chúng ta dễ dàng xác định được các điểm biểu diễn trạng thái của TNS C 12,
C11 ra khỏi các vùng sấy.
Từ C11 C12 ta xác định được trên đồ thị I -d lượng chứa ẩm sau quá trình sấy vùng
1 d210, và vùng 2 d220, độ ẩm tương đối φ210 và φ220
 Theo công thức (3.33) Trang 60 – [1], suy ra: Lượng chứa ẩm sau quá trình
sấy vùng 1 và vùng 2:
I 1 i−1.004 t 2 i
d 2i0 =
i 2i

Trong đó:

i 2 i= 2500 + 1.842t 2i

Thay t2i tương ứng bằng 45℃ và 50℃ ta được:


- i21= 2500 + 1,842.45= 2582,89 kJ/kg
- i22= 2500 + 1,842.50= 2592,1 kJ/kg
Với I11= 154,21 kJ/kg kk, i21= 2583 kJ/kg thay vào ta được
103,31−1,004. 45
d210 = =0,023 kg ẩm/kgkk
2582 , 89

34 | P a g e
Tương tự với I12= 189,76 kJ/kg kk, i22= 2592 kJ/kg, t22= 50℃ ta tính được
130,95−1,004 . 50
d220 = =0 , 031 kg ẩm /kgkk
2592, 1

 Áp suất bão hòa tương ứng với nhiệt độ t2i


4026 , 42
Pbi = exp ( 12 –
235 ,5+t 2 i )

Với t21 và t22 lần lượt là 45℃ và 50℃ thay vào ct trên ta có:
4026,42
Pb1= exp ( 12- ¿=¿ 0,095 bar
235,5+45
4026,42
Pb2= exp ( 12- ¿=¿ 0,122 bar
235,5+5 0

 Độ ẩm tương đối của TNS sau quá trình sấy lý thuyết φ 2i 0 theo công thức
(2.19) Trang 28 – [1]
B . d2i0
φ 2i 0 =
P bi (0.621+ d 2i 0 )

Thay các giá trị d210, d220, Pb1, Pb2 vừa tính ở trên ta được :
745
. 0 , 023
φ 210 = 750 = 37,34%
0 , 095(0 , 621+0 , 023)

745
. 0 , 031
φ 220 = 750 = 38.71%
0 ,122(0 ,621+0 ,031)

Lượng TNS lý thuyết để bốc hơi 1kg ẩm của từng vùng tương ứng bằng: CT 5.26
Trang 208 “Các quá trình truyền nhiệt và chuyển khối” tập 1 Tôn Thất Minh
1 1
d 210−d 11 0 , 023−0,0145
l01 = = =117,64kg/kg ẩm (3.5)
L01 = l01 . W1 = 117,64. 134,46 =15817,87 kg/h (3.6)
1 1
d 220−d 12 0 , 033−0,0155
l02 = = = 57,14 kg/kg ẩm
L02 = l02 . W2 = 57,14. 92,54 = 5287,73 kg/h

3.7. Tính các tổn thất nhiệt 


3.7.1. Tổn thất nhiệt do VLS mang đi
35 | P a g e
Để tính năng lượng này trước hết ta tính nhiệt dung riêng Cvi của thóc khi ra khỏi
2 vùng sấy
CT 3.16 Trang 29 “Kỹ thuật sấy” Trần Văn Phú
Cvi = Ck + (Ca - Ck )ω2i
Với Ca là nhiệt dung riêng của nước
Khi đó, nếu ta chọn nhiệt dung riêng của vật liệu khô Ck = 1.55 kJ/kg.K thì ta có:
Cv1 = 1,55 + (4,1868 - 1,55).0,18 = 2,02  kJ/kgK
Cv2 = 1,55 + (4,1868 - 1,55).0,15= 1,95 kJ/kgK
Khi đó nhiệt lượng tổn thất do VLS mang đi khỏi hai vùng sấy bằng:

 CT Trang 44 “Kỹ thuật sấy” Trần Văn Phú


Qvi =G2 i × Cv 2 i × ( t v 2i −t 0 )

Qv1 = G21 Cv1 (t21  - t0) = 2621,95. 2,02.(45 - 20) = 132408,475 kJ/h
Qv2 = G22 Cv2 (t22  - t0) = 2529,41. 1,95.(50 - 20) = 147970,485 kJ/h
 Hay :
Qv 1 132408,475
qv1 = = = 984,74 kJ/kg ẩm
W1 134,46
Qv 2 147970 , 485
qv2 = = = 1598,99 kJ/kg ẩm
W2 92,54

3.7.2. Tổn thất nhiệt ra môi trường:


Diện tích bao quanh tháp :
F = 2( L + B )H = 2.( 2 + 1.1 ).5,5 =34 m2  
Theo kinh nghiệm /43,45/, ta chia chiều cao của tháp theo các vùng với tỷ lệ:
Vùng sấy 1/vùng sấy 2/vùng làm mát = 1,5/1/1. Do đó, diện tích xung quanh của
ba vùng tương ứng bằng 
F1 = 1,5F/3,5= 14.57 m2, F2 = F3 = 9.7 m2
Hệ số truyền nhiệt

Để tính toán α1 và α2 ta cần xác định sơ bộ tốc độ tác nhân sấy trong thiết bị sấy
và tốc độ không khí trong thiết bị sấy và ngoài thiết bị sấy. Thông thường tốc độ
tác nhân sấy qua từng lớp hợp khoảng 0,2-0,5 m/s, ở đây ta chọn v=0,3m/s. Tốc
độ không khí trong gian máy hoặc là tốc độ không khí ngoài trời phụ thuộc vào
36 | P a g e
nhiều kết cấu của máy, hướng gió, vị trí địa lí..... Trong ví dụ này ta cho tốc độ
đó bằng 0,1 m/s. Vì vậy
α1=5 + 3,4.v = 5+3,4.0,3= 6,02 kCal/m2.K =7 W/ m2.K
α2=5 + 3,4.V = 5 + 3,4.0,1= 5,34 kCal/m2.K =6,21 W/ m2.K
Tường thiết bị sấy ta xây bê tông cốt thép có δ=0,07 m và hệ số dẫn nhiệt= 1,54
W/m2.K
1
=2,86
Do đó K= 1 + 0,07 + 1
7 1,54 6,21

Nhiệt độ trung bình TNS của 2 vùng sấy tương ứng


t 11+t 21 65+45
∆ t tb1= = =5 5 ℃
2 2
t 11+t 21 90+50
∆ ttb 2= = =70 ℃
2 2

W1= 134,46 kg/h = 0,0374 kg/s


W2= 92,54 kg/h = 0,0257 kg/s
Vì vậy tổn thất nhiệt ra môi trường được tính cho 1kg ẩm của 2 vùng:
qmt1= 1/W1.K.F1.∆tb1 =  1/0,0374×2,86×14 ,57 ×55 =61279,71 J/kg ẩm 61 kJ/kg
ẩm
qmt2= 1/W2.K.F2.∆tb2=  1/0,0257×2,86×9,7×70 =75561,87 J/kg ẩm 76 kJ/kg
ẩm

3.8. Xây dựng quá trình sấy thực


 Tính giá trị Δ (Tổng đại số tổn thất nhiệt và gia nhiệt bổ sung) .
Δ = Ca t0 – (qv + qmt )
Thay Ca = 4,1868 kJ/kgK , t0 = 200C và qv = qvi  ; qmt = qmti  ta tính được giá trị Δ
của hai vùng sấy bằng :
Δ1 = 4,1868.20 – (984,74 +61) = -962 kJ/kg ẩm
Δ2 = 4,1868.20 – (1598,99 +76) = -1591 kJ/kg ẩm
  Xác định các thông số của TNS sau quá trình sấy thực . Từ I1i , t1i , t2i, d1i , Δi
ta xác định được trên đồ thị I – d điểm Ci , i = 1,2 . Chú ý rằng : 
I2i – I1i = Δi (d2i - d1i )

37 | P a g e
 Để kiểm chứng lại ta cũng có thể tính bằng phương pháp giải tích .
Lượng chứa ẩm của TNS ra khỏi các vùng sấy thực d2i . Trước hết ta tính Cdxi :
Cdx1 = 1,004 + 1,842d11 = 1,004 + 1,842.0,0145 = 1,031 kJ/kg K
Cdx2 = 1,004 + 1,842d12 = 1,004 + 1,842.0,0155 = 1,033 kJ/kg K
Khi đó CT 5.19 Trang 61 “Kỹ thuật sấy” Trần Văn Phú
C dxi ⋅ ( t 1i −t 2 i )
d 2 i=d 1 i +
i2 i− Δi

Cdx 1 ×(t 11−t 21) 1.031(65−45)


d21 = d11 + = 0,0145+ = 0,0203 kg ẩm/kg kk
i 21 −∆1 2583+ 962

C dx 2( t 12−t 22) 1.033 (90−5 0)


d22 = d12 + = 0,0155+ = 0,0254 kg ẩm/kg kk
i 22−∆ 2 2592+1591

Độ ẩm tương đối (theo 7.34)của TNS ra khỏi 2 vùng sấy thực bằng : 
745
P . d 21 × 0 ,0203
φ21 = = 750   = 33%
P b 21(0.621+ d 21)
0 , 095×(0,621+0 ,0203)

745
P . d 22 ×0 , 0254
φ22 = = 750 =32%
P b 22( 0.621+ d 22)
0 ,122 ×(0,621+0 , 0254)

Độ ẩm tương đối của TNS ra khỏi các vùng sấy tương đối bé . Như vậy ta chọn
nhiệt độ TNS ra khỏi các vùng chưa hợp lý về mặt kinh tế, nên chọn lại t 21=35℃ ,
t22= 40℃
i21= 2500+ 1,842 . t21= 2500+ 1,842 . 35= 2564,5 kJ/kg
i22= 2500+ 1,842 . t22= 2500+ 1,842 . 40= 2573,7 kJ/kg
C dx 1( t 11−t 21) 1, 031(65−35)
d21 = d11 + = 0,0145+ = 0,0233 kg ẩm/kg kk
i 21−∆ 1 2564,5+962

C dx 2(t 12−t 22) 1, 033(90−40)


d22 = d12 + = 0,0155+ = 0,0279 kg ẩm/kg kk
i 22−∆ 2 2573,7+1591

Với t21 và t22 lần lượt là 35℃ và 40℃ thay vào ct trên ta có:
4026,42
Pb1= exp ( 12- ¿=¿0,056 bar
235,5+35
4026,42
Pb2= exp ( 12- ¿=0 ,073 bar
235,5+40

Cdxi .(t 1 i−t 2 i)


d2i= d1i+
i2 i−∆ i
38 | P a g e
745
× 0 ,0233
φ21 = P × d 21 750 =64 %
=
Pb 21 ×(0,621+ d 21) 0 , 056×(0,621+ 0 ,0233)

745
× 0 ,0279
φ22   = P × d 22 750 = 59 %
=
Pb h 22 ×( 0,621+ d 22) 0 , 073×(0,621+0,0279)

Độ ẩm tương đối của TNS ra khỏi các vùng sấy đã tương đối lớn. Như vậy ta
chọn nhiệt độ TNS ra khỏi các vùng đã hợp lí về mặt kinh tế.
 Lượng TNS thực tế cần thiết để bốc hơi 1kg ẩm của từng vùng tương ứng bằng : 
1 1
l1 = = =¿113,64 kg kk/kg ẩm
d 21−d 11 0,0233−0,0145

L1 = l1 . W1 =113,64 .134,46 ≈ 15280 kg kk/h


1 1
l2 = = =80,65 kg kk/kg ẩm
d 22−d 12 0,0279−0,0155

L2 = l2 . W2 =80,65 .92,54= 7463 kg kk/h.


 Thể tích TNS trung bình ở các vùng sấy ( Theo PL5, Trang 349 – [1] ) với độ ẩm
tương đối và nhiệt độ đã biết ta tìm được.
Vùng sấy 1:  Với t11 =650C và φ11 = 9% ta được v11 = 0,997 m3 /kg kk
Với t21 =350C và φ21 =64% ta được v21 = 0,925 m3 /kg kk
Vùng sấy 2:  Với t12 =900C và φ12 = 3,5% ta được v12 = 1,07 m3 /kg kk
Với t22 =400C và φ22 =59% ta được v22 = 0,946  m3 /kg kk
 Do đó, thể tích trung bình của TNS trong các vùng bằng :
V1 = 0,5L1 (v11 + v21) = 0,5.15280.(0,997 + 0,925)= 14684 m3 /h
V2 = 0,5L2 (v12 + v22) = 0,5. 7463. (1,07 +0,946)= 7522 m3 /h

3.9. Tính toán cân bằng nhiệt


3.9.1. Vùng sấy 1 .
Tổng nhiệt lượng cần thiết q .
q1 = l1 (I11 – I0) =113,64.(103,31 – 52,297)=5797 kJ/kg ẩm (3.20)
Nhiệt lượng có ích :
q11 = i21 – Ca tv11 =2564 – 4,1868.20 ≈ 2480 kJ/kg ẩm (3.21)
Tổn thất nhiệt do TNS mang đi :
q21 = l1 Cdx1 (t21 – t0) =113,64.1,031( 35 – 20) ≈ 1757kJ/kg ẩm (3.22)
39 | P a g e
Tổng nhiệt lượng các tổn thất nhiệt và nhiệt lượng có ích :
q1’ = q11+ q21+ qv1+ qmt1 =2480 +1757+985+61=5283kJ/kg ẩm
Về nguyên tắc q1’ phải bằng q1 . Tuy nhiên do trong quá trình tính toán ta đã làm
tròn và do nhiều nguyên nhân khác , chẳng hạn chúng ta chọn tốc độ TNS trong
các vùng sấy v = 3 m/s nhưng không thể kiểm tra lại . Do đó chúng ta cần xét sai
số tương đối :
q1 −q ' 1
5797−5283
= q1 = 5797 =8,9% (3.23)

Như vậy mọi tính toán có thể chấp nhận được .


Bảng 3.1 – Bảng cân bằng nhiệt vùng sấy 1 .

STT Đại lượng Ký hiệu Giá trị , kJ/kg ẩm %

1 Nhiệt lượng có ích q11 2480 42,8

2 Tổn thất do TNS q21 1757 30,3

3 Tổn thất do vật liệu sấy qv1 985 17,0

4 Tổn thất ra môi trường qmt1 61 1,1

5 Tổng nhiệt lượng tính toán q1’ 5283 91,1

6 Sai số q 514 8,9

7 Tổng nhiệt lượng cần thiết q1 5797 100

3.9.2. Vùng sấy 2


Tổng nhiệt lượng cần thiết q .
q2 = l2 (I12 – I0) = 80,65.(130,95– 52,297) =6343kJ/kg ẩm
Nhiệt lượng có ích :
q12 = i22 – Ca tv12 =2592 – 4,1868.40 ≈ 2425 kJ/kg ẩm
Tổn thất nhiệt do TNS mang đi :
q22 = l2 Cdx2 (t22 – t0) =80,65.1,037( 40– 20) ≈ 1673 kJ/kg ẩm
Tổng nhiệt lượng các tổn thất nhiệt và nhiệt lượng có ích :
40 | P a g e
q2’ = q12 + q22 + qv2 + qmt2 =2425 +1673 +1599 +76 =5773 kJ/kg ẩm
Về nguyên tắc q2’ phải bằng q2 . Tuy nhiên do trong quá trình tính toán chúng ta
đã làm tròn và do nhiều nguyên nhân khác , chẳng hạn chúng ta chọn tốc độ TNS
trong các vùng sấy v = 3 m/s nhưng không thể kiểm tra lại . Do đó chúng ta cần
xét sai số tương đối :
q2 −q ' 2
6343−5773
q2 ≈9,
6343
= = 0%

Như vậy mọi tính toán có thể chấp nhận được .


Bảng 3.2 - Bảng cân bằng nhiệt vùng sấy 2 .

STT Đại lượng Ký hiệu Giá trị , kJ/kg ẩm %

1 Nhiệt lượng có ích q12 2425 38,2

2 Tổn thất do TNS q22 1673 26,4

3 Tổn thất do vật liệu sấy qv2 1599 25,2

4 Tổn thất ra môi trường qmt2 76 1,2

5 Tổng nhiệt lượng tính toán q2’ 5773 91

6 Sai số q 570 9,0

7 Tổng nhiệt lượng cần thiết q2 6343 100

Qua hai bảng cân bằng nhiệt lượng cho 2 vùng sấy ta có thể rút ra nhận xét sau:
Hiệu suất nhiệt của 2 vùng sấy lần lượt là η 1=42,8 % và η2=38,2%
Tổn thất nhiệt ra ngoài môi trường ở cả hai vùng sấy không đáng kể nên thực tế
có thể bỏ qua hai tổn thất này.

3.10. Tính nhiên liệu tiêu hao


Nhiên liệu tiêu hao trong 1h tính theo công thức :

41 | P a g e
qW
Q c .ηbđ
b=

(3.24)

Do đó :
Vùng sấy 1 :
q1 W 1
Q c . ηbđ 5797.134,46
≈ 47
b1 = = 14953.0,9 kg/h

(3.25)
Vùng sấy 2 :
q2 W 2
Q c . ηbđ 6343.92,54
=35
b2 = = 14953. 0,9 kg/h

Tổng nhiên liệu tiêu hao trong 1h cho cả hai vùng sấy :
b = b1 + b2 =47+ 35 = 82 kg/h

3.11. Tính toán vùng làm mát


Nhiệt lượng VLS nhả ra cho không khí trong buồng làm mát Q 3 . Trước hết ta
tính nhiệt dung riêng trung bình Cv3 .

Cv3 = Ca tb3 + (1 - tb3)Ck = 4,1868.0,145 + (1 – 0,145)1,5= 1,89 kJ/kgK (3.26)


Do đó nếu lấy nhiệt độ vật liệu sấy vào tv13 = (tv22 -5)= 400C và nhiệt độ vật liệu
sấy ra khỏi buồng làm mát tv23 = 30 0C thì nhiệt lượng Q3 bằng :
Q3 = G23 Cv3 (tv13 - tv23)

= 2500.1,89.(40-30)
= 47250 kJ/h
Hay :
Q3
W3 47250
=1606.59
q3 = = 29,41 kJ/kg ẩm

42 | P a g e
Nếu bỏ qua nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh kết cấu bao che của
buồng làm mát ta có :

3 = q3 = 1606.59 kJ/kg ẩm
+ Tính thông số không khí sau buồng làm mát .
Nếu lấy nhiệt độ không khí ra khỏi buồng làm mát t 23 = 25 0C thì trạng thái
C3 của không khí ra khỏi buồng làm mát hoàn toàn xác định. Khác với quá trình
sấy đây là quá trình đốt nóng tăng ẩm . Cũng có thể tính bằng giải tích như sau :
Cdx0 = 1,004 + 1,842d0 = 1,004 + 1,842.0,0127 1,027 kJ/kg K

i23 = 2500 + 1,842.t23 = 2500 + 1,842.25 = 2546 kJ/kg

4026,42
4026,42
235,5+25
Pbh3 = exp{12 – 235,5+t 23 } = exp{12 – } = 0,0315 bar

Vậy ta có lượng chứa ẩm


C dx 0 (t 23−t 0 )
1,027.(25−20)
i 23 −Δ 3 ≈
2546−1606.59
d23 = d0 + = 0,0127 + 0,0182 kg ẩm/kg kk
Độ ẩm tương đối :
745
φ23 = B . d 23 = .0,0182 89.79 %
750 ≈
Pbh 3.(0,621+d 23)
0,0315.(0,621+0,0182)

+ Lượng không khí cần thiết cho quá trình làm mát :
1
1
d 23−d 0 ≈
l3 = = 0,0182−0,0127 181.82 kg/kg ẩm

L3 = l3 . W3 = 181.82. 29,41 ≈ 5347,27 kg/h


+ Thể tích trung bình của không khí trước và sau buồng làm mát
( Theo Phụ lục 5 – trang 349 – TL1 ) với độ ẩm tương đối và nhiệt độ của (t0 ; φ0 )
và (t23 ; φ23 ) đã biết ta tìm được v0 = 0,864 m3 /kg kk và v23 = 0,888 m3 /kg kk
Do đó , thể tích trung bình :
V3 = 0,5L3 (v0 + v23) = 0,5.5347,27.(0,864 + 0,888) ≈ 4684 m3 /h

43 | P a g e
3.12. Chọn dạng bố trí kênh dẫn, kênh thải
- Có kích thước của tháp sấy:
- Vùng sấy 1 có kích thước là 2,3 m
- Vùng sấy 2 có kích thước là 1,6 m
- Vùng làm mát 3 có kích thước là 1,6 m
Chúng ta chọn cách bố trí và kích thước các kênh dẫn kênh thải như hình vẽ trên.
(Số hàng xếp khít nhau, do đó khi chế tạo cần thêm một khoảng trống giữa các
vùng để lắp hệ thống dẫn khí, nhưng xét thấy không đáng kể).
Theo đó , ở vùng sấy thứ nhất gồm 13 hàng trong đó 7 hàng kênh dẫn và 6 hàng
kênh thải xen kẽ nhau.
Ở vùng sấy thứ 2 và vùng làm mát ta đặt 8 hàng trong đó có 4 hàng kênh dẫn và
4 hàng kênh thải xen kẽ nhau.
3.12.1.Tốc độ của TNS trong các kênh
Từ kích thước và cách bố trí kênh dẫn và thải, ta có thể tính được tốc độ tác nhân
sấy đi trong kênh dẫn và thải ở 2 vùng sấy và buồng làm mát như sau:
Diện tích của kênh trên một tiết diện ngang Fh bằng:
                       Fh=10.( 0,5. (65.100)+ (60.100) = 107907 mm2= 0,1079 m2
Tổng diện tích các kênh dẫn ở vùng sấy thứ nhất là:
F1= 7. 0,1079= 0,755 m2
Tổng diện tích các kênh dẫn ở vùng sấy thứ hai và vùng làm mát là:
F2= F3= 4. 0,1079= 0,435m2
Tốc độ tác nhân đi trong các kênh dẫn của các vùng tương ứng là:
V1 14684
ϑ 1= = = 5,8 m/s
F 1 0,755.3600
V2 7522
ϑ 2= = = 4,8 m/s
F 2 0,435.3600
V3 4684
ϑ 3= = = 3,01m/s
F 3 0.435.3600

Vận tốc này thỏa mãn điều kiện vận tốc TNS đi trong thápϑ ≤ 6m/s.

44 | P a g e
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

4.1. Chọn quạt

Để chọn quạt ta phải tính trở lực của TNS đi trong các kênh dẫn , kênh thải và

qua lớp hạt trong tháp . Các tính toán này , đặc biệt là tính trở lực qua lớp hạt rất

phức tạp . Ở đây chúng ta chọn quạt theo kinh nghiệm . Thường các quạt dùng

trong HTS tháp đều là các loại quạt trung áp P = (100 ÷ 300) mmH2O , chọn

P = 120 mmH2O. Do đó căn cứ vào năng suất và đồ thị “ Đặc trưng quạt li tâm

hạ áp và trung áp “

( Hình 17.12 – T336 – TL1 ) đồng thời đảm bảo hiệu suất quạt tối ưu nhất chúng

ta chọn các quạt trung áp N03 , N04,5 .

Δ
Cả 3 vùng ta đều chọn quạt li tâm trung áp p = 100 ÷ 300
mmH2O
Như đã tính ở trên:
 Vùng sấy 1: lưu lượng khí là V1 = 14684 m3/h. Chọn 1 quạt với năng
suất V= 15000 m3/h.
 Vùng sấy 2: lưu lượng khí là V2 = 7522 m3/h. Chọn 1 quạt với năng
suất V= 9000 m3/h.
 Vùng làm mát: lưu lượng khí là V3 = 4684.21 m3/h. Chọn 1 quạt với
năng suất V= 6000 m3/h.
4.2. Tính toán buồng đốt
4.2.1. Mục đích của buồng đốt

45 | P a g e
Buồng đốt trong hệ thống sấy được sử dụng với một trong hai mục đích:
+ Buồng đốt tạo ra khói lò có nhiệt độ cao dùng làm dịch thể nóng cung cấp
nhiệt hòa trộn với không khí để đưa vào buồng sấy.
+ Buồng đốt tạo ra khói lò có nhiệt độ thích hợp dùng để làm tác nhân sấy trực
tiếp cấp vào máy sấy.
Nhiệt độ tác nhân sấy thông thường có nhiệt độ thấp nên nhiên liệu dùng trong
các buồng đốt của hệ thống sấy không cần loại có nhiệt trị cao. Khi dùng khói lò
làm tác nhân sấy thì thông thường sau buồng đốt là buồng hòa trộn giữa khói và
không khí ngoài trời để có một tác nhân sấy với nhiệt độ thích hợp. 
Nhiên liệu dùng trong buồng đốt chủ yếu là nhiên liệu rắn và lỏng. Dùng nhiên
liệu lỏng và nhiên liệu khí thì buồng đốt được gọn, sạch sẽ, dễ điều chỉnh và tự
động hóa quá trình cháy. Tuy nhiên, chi phí cho 1 kg sản phẩm sẽ cao hơn so với
khi dùng nhiên liệu rắn như than đá, củi, trấu… Buồng đốt nhiên liệu rắn tuy dễ
xây dựng nhưng cồng kềnh và đặc biệt là khói trong buồng đốt loại này chứa
nhiều bụi bẩn gồm có tro và các hạt nhiên liệu chưa cháy hết bay theo.
4.2.2. Đặc điểm của buồng đốt:
Buồng đốt của thiết bị sấy có vài đặc điểm khác với buồng đốt của lò nung và
các lò luyện là thường đốt với cường độ cháy thấp, đốt cháy hoàn toàn với hệ số
tiêu hao không khí rất lớn. Khói ra khỏi buồng đốt được dùng để sấy nên cần
phải tách bụi và triệt tiêu lửa, do đó sau buồng đốt còn có bộ phận lắng bụi và
triệt tiêu lửa.
4.2.3. Thiết kế buồng đốt
Công suất nhiệt của buồng đốt :
Q Q1+Q 2 132408,475+ 147970,485
Qbd= = = =311532,2 kJ/h 
ηbd 0.9 0,9

Diện tích ghi lò:


Qbd
Fghi=
QF

Thể tích buồng đốt : 


Qbd
Vbd =
Qv

Trong đó:
Fghi- diện tích bề mặt ghi lò

46 | P a g e
Qv-nhiệt thế thể tích buồng đốt kJ/m2h
 Qf-nhiệt thế trên ghi kJ/m2h
Theo phụ lục 3, bảng 1, trang 206 của PGS.Hoàng Văn Chước 
Qv=(232-290)x103 kJ/m2h ,
Qf= 696.103- 928.103 kJ/m2h
Qbd 311532,2
Chọn Qv= 290.103 kJ/m2h , ta có Vbd= = = 1.074 m3
Qv 290000
Qbd 311532,2
Chọn Qf= 800. 103 kJ/m2h, ta có Fgh= = = 0.389 m2
QF 800000

4.4. Thiết bị lọc và khử bụi từ lò đốt than


Trong quá trình đốt nhiên liệu sẽ tạo ra bụi bẩn, nếu không có hệ thống khử
bụi thì bụi đó sẽ đi theo khói lò vào vật liệu sấy làm bẩn vật liệu sấy, gây hư
hỏng vật liệu. Do đó cần có hệ thống khử bụi để làm sạch khói lò trước khi dẫn
vào buồng sấy. 
Trong hệ thống lò đốt than ghi nghiêng buồng đốt hình trụ, khói được cuốn lên
cao rồi vào ống dẫn khói để đến quạt hút, do vậy lượng bụi đi theo cũng không
nhiều. Vì vậy ta chỉ cần sử dụng màng lọc bụi gắn trên thành ống để ngăn bụi là
có thể đảm bảo độ sạch của khói, bụi sẽ rơi xuống dưới và theo đường thải bụi
than ra ngoài lò đốt. Như vậy sẽ hệ  thống sẽ đơn giản và giảm chi phí hơn so với
việc sử dụng hệ thống lọc bụi cyclone.

Phần IV: Bản vẽ

47 | P a g e
KẾT LUẬN
Thiết bị sấy tháp dùng để sấy những loại vật liệu có cấu tạo dạng hạt và năng suất
lớn. Cấu tạo của tháp sấy đơn giản dễ vận hành, cách lắp ráp thiết bị không có gì
khó khăn. Tuy nhiên, do tính chất của vật liệu sấy là thóc: tốc độ vận chuyển ẩm
từ trong lòng vật liệu ra ngoài là rất nhỏ so với tốc độ vận chuyển ẩm từ bề mặt
ra ngoài nên ta cần phải có thời gian ủ. Phải thực hiện quá trình sấy làm nhiều
lần. Tuy nhiên ở trong đồ án này để đơn giản hơn cho quá trình tính toán ta chỉ
sấy 2 lần rồi cho xuống buồng làm nguội nên hiệu suất sấy đạt không quá cao.
Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học cũng như tham khảo tài liệu để
hoàn thành đồ án này. Trong quá trình làm sẽ không tránh khỏi những sai sót
mong thầy cô góp ý để em hoàn thiện bài của mình hơn và tự rút ra kinh nghiệm.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
bài đồ án này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương

48 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy – Trần Văn Phú – NXB Giáo dục, 2011
2. Thiết kế hệ thống thiết bị sấy - Hoàng Văn Chước – NXB Khoa học và Kĩ
thuật, Hà Nội, 2006
3. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa học tập 1, 2 – Bộ môn Quá trình
và Thiết bị Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội – NXB
Khoa học và Kĩ thuật, 1978, 1982
4. Giáo trình kĩ thuật sấy nông sản thực phẩm – Nguyễn Văn May

49 | P a g e

You might also like