You are on page 1of 13

Đồ án: Thiết kế thiết bị sấy thóc, 1.

5 tấn/ mẻ, thiết bị sấy lớp tỉnh và có đảo gió, sử dụng


khói từ thiết bị hóa khí làm tác nhân sấy, nhiệt độ khói dưới 100oC .
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU ẨM.


1.1 SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH SẤY.
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU HẠT THÓC.
1.2.1 Tổng quan về thóc.
1.2.2 Cấu tạo và tính chất cả hạt lúa.
1.2.3 Thành phần hóa học của hạt lúa.
1.2.4 Khu vực phân bố.
1.3 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KHÍ HÓA NHIÊN LIỆU
1.3.1 Khái niệm chung của quá trình khí hóa nhiên liệu.
1.3.2 Các phương trình phản ứng khí hóa.
1.3.3 Quá trình cháy trong lò khí hóa.
1.4 QUY CÔNG NGHỆ SẤY THÓC
1.4.1 Công nghệ sấy thóc.
1.4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sấy thóc
1.5 PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ THIẾT BỊ SẤY THÓC
1.5.1 Sấy bằng không khí tự nhiên - phơi nắng.
1.5.2 Sấy nhân tạo
+ Đặc điểm chế độ sấy thớc
+ Các thiết bị sấy thóc hiện nay
1.5.3 Phân tích, chọn phương pháp sấy và loại thiết bị sấy thóc
+Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN NHIỆT LÝ THUYẾT BỊ SẤY
2.1 CÁC THÔNG SỐ CỦA THÓC VÀ TÁC NHÂN SẤY
2.2 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA TÁC NHÂN SẤY.
2.2.1 Tính toán khói lò
+ Nhiệt trị nhiên liệu: trấu, mùn cưa,..
+ Thể tích của không khí và sản phẩm cháy
+ Entanpy và dung ẩm của khói
2.3 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT
2.3.1 Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1 giờ.
2.3.2 Lượng TNS lý thuyết cần thiết Lo
2.3.3 Lưu lượng thể tích trung bình Vtb
2.3.3 Nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình sấy lí thuyết Qo
2.4 CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG
2.5 TÍNH TOÁN THỜI GIAN SẤY
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TB BỊ SẤY
3.1 TÍNH THIẾT BỊ CHÍNH
3.1.1 Tính kích thước buồng sấy
3.1.2 Thời gian sấy
3.1.3 Kiểm tra vận tốc tác nhân sấy
3.2 TÍNH TỔN THẤT NHIỆT
3.2.1 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang ra ngoài.
3.2.2 Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh:
+ Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che: tường bao che
+ Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che: Trần bao che nền bao che
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN NHIỆT THỰC TẾ THIẾT BỊ SẤY
4.1 TÍNH GIÁ TRỊ TỔNG TỔN THẤT Δ
4.2 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA TNS SAU QUÁ TRÌNH SẤY
THỰC:
4.2.1 Lượng TNS thực tế
4.2.2 Lưu lượng thể tích trung bình trong quá trình sấy thực
4.2.3 Thiết lập bảng cân bằng nhiệt
4.2.4 Kiểm tra lại giả thiết về tốc độ tác nhân sấy
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC TB TĐN, BUỒNG ĐỐT, BUỒNG
HÒA TRỘN
5.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BUỒNG ĐỐT
CHƯƠNG 6: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ: QUẠT, CYCLONE
6.1 TÍNH CHỌN QUẠT
6.1.1 Tính trở lực
6.1.2 Chọn quạt cho thiết bị sấy
6.2 TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN CYCLONE
CHƯƠNG 7: BẢN VẼ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ
CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT BỊ SẤY.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU ẨM.
1.1 SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH SẤY.
A) Khái niệm về quá trình sấy.
- Là quá trình tách nước (ẩm) và hơi nước ra khỏi vật liệu ẩm bằng cách cung
cấp nhiệt . Nhiệt cung cấp cho vật liệu ẩm bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ
hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao.

B) Bản chất của quá trình sấy.


- Bản chất của quá trình sấy thể hiện sự cân bằng giữa nhiệt độ, lưu lượng không
khí, áp suất, và độ ẩm tương đối để loại bỏ nước từ vật liệu một cách hiệu quả
và bảo vệ chất lượng của sản phẩm.
+ Nhiệt độ được sử dụng để cung cấp năng lượng cần thiết để nước có thể
vượt qua giai đoạn từ trạng thái lỏng sang hơi. Nhiệt độ càng cao thì quá trình
sấy diễn ra nhanh.
+ Sự lưu thông của không khí qua vật liệu đang được sấy rất quan trọng để
đào thải hơi nước. Lưu thông không khí giúp mang nhiệt độ đến vật liệu và
đồng thời đưa hơi nước ra khỏi khu vực sấy.
+ Độ ẩm tương đối của không khí là một yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng
đến khả năng hấp thụ nước từ vật liệu. Khi không khí có độ ẩm thấp, quá trình
sấy diễn ra hiệu quả hơn.

1.2 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU HẠT THÓC.


1.2.1 Tổng quan về thóc.
- Thóc là một loại ngũ cốc quan trọng và rất phổ biến trên toàn thế giới
a) Nguyên Gốc:
- Thóc là sản phẩm chính của cây lúa (Oryza sativa) hoặc cây lúa nước (Oryza
glaberrima), thuộc họ lúa (Poaceae).
- Lúa là loại cây thực phẩm quan trọng được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới, nhưng cũng có những loại lúa được trồng ở các vùng khí hậu
khác nhau trên thế giới.
b) Phương Pháp Trồng Trọt:
- Lúa thường được trồng trong đồng nước ở các khu vực như Đông Nam Á,
trong khi ở những nơi khác có thể được trồng trên đồng cỏ khô.
- Quá trình trồng và chăm sóc lúa bao gồm việc giữ ẩm, bón phân, và kiểm soát
cỏ dại và sâu bệnh.
c) Thu Hoạch:
- Lúa thường được thu hoạch khi đã chín và có màu vàng hoặc nâu. Quá trình
thu hoạch thường được thực hiện bằng cách cắt đuôi của cây và sau đó là việc
tách hạt lúa khỏi cây và vỏ bọc.
d) Chế Biến và Sử Dụng:
- Hạt lúa sau khi thu hoạch có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm khác
nhau như gạo trắng, gạo nâu, hoặc gạo nguyên cám.
- Gạo là một thực phẩm cơ bản và chủ yếu là nguồn tinh bột trong chế độ ăn của
nhiều người trên thế giới.
- Ngoài việc làm thức ăn, lúa cũng được sử dụng trong việc sản xuất các sản
phẩm như gạo nấu nhẹ, giấm, bánh gạo, và nhiều sản phẩm khác.
e) Giá Trị Dinh Dưỡng:
- Lúa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, protein, vitamin B,
khoáng chất như sắt và zinc.
- Gạo nâu thường còn giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng do vỏ
cám không bị loại bỏ.
f) Thị Trường Thế Giới:
- Lúa và sản phẩm từ lúa có giá trị thương mại lớn và chiếm một phần quan
trọng trong thương mại quốc tế.
- Các quốc gia lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, và Việt Nam là những
nhà sản xuất lúa hàng đầu trên thế giới.
1.2.2 Cấu tạo và tính chất cả hạt lúa.
a) Cấu tạo:
- Vỏ trấu : 2 vỏ trấu ghép lại gốc gắn vào đế hoa có mang hai tiểu dĩnh.
- Mầm: nằm ở góc dưới hạt gạo, chổđính vào đế hoa, ở về phía trấu lớn
- Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột. Bên
ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mỏng chứa nhiều vitamin, nhất
là vitamin nhóm B. Khi xay xát (giai đoạn chà trắng) lớp nầy tróc ra thành cám
mịn.

b) Tính chất cả hạt lúa.


Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn còn chứa một lượng nước nhất định từ 12-14%
trọng lượng khô. Khi ngâm trong nước, hạt hút nước và trương lên, ẩm độ
trong hạt gia tăng đến 25% thì có thể nẩy mầm được. Khi ấy tinh bột trong
phôi nhũ bị phân giải thành những chất đơn giản để cung cấp cho mầm phát
triển. Thời gian hút nước nhanh hay chậm tùy theo hạt giống cũ hay mới, vỏ
trấu mỏng hay dầy, nhiệt độ nước ngâm cao hay thấp. Nói chung, nhiệt độ
không khí cao, nước ấm, hạt giống cũ hay vỏ hạt mỏng dễ thấm nước thì hạt
hút nước nhanh, mau đạt tới ẩm độ cần thiết. Ngâm quá lâu, hạt hút nhiều
nước, các chất dinh dưỡng hòa tan và khuyếch tán ra ngoài môi trường làm tiêu
hao chất dự trữ trong phôi nhũ, đồng thời làm cho nước ngâm bị chua, hạt bị
thối và nẩy mầm yếu. Hàm lượng nước trong hạt thích hợp cho quá trình nẩy
mầm biến thiên từ 30-40% tùy điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho hạt
lúa nẩy mầm từ 27-37. Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ này, hạt
lúa sẽ nẩy mầm yếu và thời gian nẩy mầm kéo dài. Trong điều kiện nhiệt độ và
ẩm độ thích hợp thì mầm lúa sẽ phát triển xuyên qua vỏ trấu và xuất hiện ra
ngoài: hạt nẩy mầm So với nhiều hạt giống khác thì hạt lúa nẩy mầm cần ít oxy
hơn. Trong điều kiện bình thường, sau khi mầm hạt phá vở vỏ trấu thì rễ mầm
sẽ mọc ra trước, rồi mới đến thân mầm.

1.2.3 Thành phần hóa học của hạt lúa.


Thành phần hóa học của hạt lúa bao gồm các chất như : nước, protid, lipid,
glucid, các chất khoáng, vitamin, các loại men và cellulose.
- Glucid : là thành phần chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong thành phần hạt
lúa. Tinh bột của hạt gạo nhỏ hơn một số hạt hòa thảo khác, về phương diện
cấu tạo nó cũng có hình dạng khác các hạt tinh bột của các hạt ngũ cốc
khác.Tinh bột cấu tạo từ amylose và amylopectin. Glucid có nhiều loại trong
hạt lương thực. Hạt lúa có chứa glucose, mantose, dextrin, tinh bột,
cellulose, pentozan, glycin.
- Cellulose là những glucid mà cơ thể người không tiêu hóa được. Thủy phân
cellulose bằng acid sẽ thu được glucose. Cenllulose chủ yếu trong vỏ trấu và
một phần vỏ quả( lớp aleuron).
- Lipid : Là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong hạt lúa, mặc dù hàm
lượng lipid chỉ có trên 2%. Lipid bao gồm: chất béo phosphatic, carotinoit,
steron, sáp.Chất béo trong lúa và các loại ngũ cốc nói chung phần lớn là
chứa các acid béo chưa no. Các chất béo có trong hạt dễ bị thủy phân dưới
tác dụng của chất kiềm.
- Vitamin B1 là loại có nhiều nhất trong lúa gạo và cũng là vitamin quan
trọng nhất. Vitamin B1 có nhiều trong cám của lúa và trong lớp aleuron,
phôi của lúa có tỉ lệ vitamin B1 cao nhất.
- Vitamin B2 lượng vitamin B2 có trong lúa và các sản phẩm chế biến từ lúa
không nhiều lắm, lượng vitamin B2 chủ yếu nằm ở phôi.
- Vitamin PP trong thóc chỉ chứa một lượng rất nhỏ và trong quá trình chế
biến thường bị tổn thất lớn.
1.2.4 Khu vực phân bố.
- Cây lúa nước được trồng chủ yếu ở đồng bằng, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, lúa cũng được trồng thêm ở
một số đồng bằng ven biển.

1.3 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KHÍ HÓA NHIÊN LIỆU


1.3.1 Khái niệm chung của quá trình khí hóa nhiên liệu.
- Quá trình khí hóa nhiên liệu là một quá trình chuyển đổi nhiên liệu từ trạng
thái lỏng hoặc rắn sang trạng thái khí, thường bằng cách thêm nhiệt độ và chất
xúc tác. Quá trình này tạo ra một dạng khí có thể sử dụng trong các ứng dụng
khác nhau như năng lượng, sản xuất hóa chất, và công nghiệp khác.

1.3.2 Các phương trình phản ứng khí hóa.


a) Khí hóa than:

- Phương trình phản ứng chung cho khí hóa than có thể được biểu diễn như sau
C+H2O→CO+H2
b) Khí hóa biomass:
- C6H12O6→3CO2+H2O
c) Khí hóa dầu mỏ:
CnH2n+2+H2O→nCO+(n+1)H2
1.3.3 Quá trình cháy trong lò khí hóa.
- Quá trình cháy trong lò khí hóa của sinh khối là một phần quan trọng trong
việc chuyển đổi sinh khối
- Chuẩn Bị Nhiên Liệu:
Sinh khối, sau khi được chuẩn bị, thường được đưa vào lò khí hóa dưới dạng
chất rắn hoặc cắt nhỏ thành các mảnh nhỏ hơn để tạo điều kiện tốt cho quá
trình cháy và khí hóa.
- Cháy Nhiên Liệu:
Sinh khối được đốt cháy trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao trong lò.
Cháy sinh khối tạo ra nhiệt độ cần thiết để kích thích các phản ứng hóa học tiếp
theo, nhất là quá trình khí hóa sinh khối.
- Tạo Ra Khí Syngas:
Sinh khối, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao và không khí hoặc oxy, trải qua
quá trình khí hóa để tạo ra khí syngas.
Khí syngas thường chứa các thành phần như carbon monoxide (CO), hydrogen
(H₂), methane (CH₄), và các khí khác.
- Chế Biến Khí Syngas:
Sau khi tạo ra, khí syngas được chế biến và tách khỏi các chất khác như tro và
chất thải.
Khí syngas có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm sản
xuất năng lượng, sản xuất hóa chất, và làm nhiên liệu cho các quá trình sản
xuất khác.

1.4 QUY CÔNG NGHỆ SẤY THÓC


1.4.1 Công nghệ sấy thóc.
- Công nghệ sấy lúa là việc ứng dụng những giải pháp khoa học – công nghệ
trong quá trình chế biến và bảo quản hạt lúa. Mục đích là giúp giảm giữ trọn
hương vị, chất dinh dưỡng trong từng loại gạo và đặc biệt là giúp gạo không bị
nấm mốc, kéo dài thời gian bảo quản.
- Trên thị trường hiện nay có khá nhiều phương pháp sấy lúa công nghiệp như
sấy nhiệt, sấy thăng hoa, sấy lạnh,…Tùy thuộc vào nhu cầu mà nhà sản xuất có
thể lựa chọn hình thức sấy sao cho phù hợp.

1.4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sấy thóc

Độ ẩm sau thu hoạch 20->27%


Độ ẩm cần bảo quản 14%
Độ ẩm cân bằng trong quá trình sấy 13%

1.5 PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ THIẾT BỊ SẤY THÓC


1.5.1 Sấy bằng không khí tự nhiên - phơi nắng.
Từ xưa, con người biết đến kỹ thuật sấy như là cách chế biến và bảo quản
thực phẩm thông dụng và tạo mùi vị đặc trưng cho món ăn khi chế biến. Phơi nắng
là một phương pháp cổ điển và sử dụng rộng rãi nhất khi mà con người chưa biết
đến kỹ thuật sấy hiện đại. Ở Việt nam, những người ngư dân dùng ánh nắng mặt
trời để làm khô cá, mực và các loại hải sản khác để bảo quản sử dung lâu ngày, tạo
nên nhưng món ăn đặc trưng .

1.5.2 Sấy nhân tạo là sử dụng các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho
các vật liệu ẩm. Sấy nhân tạo có nhiều dạng, tùy theo phương pháp truyền nhiệt
+ Đặc điểm chế độ sấy thóc
a) Sấy đối lưu (nhiệt nóng)
Sấy đối lưu là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác nhân sấy là
không khí nóng, khói lò,…

b) Sấy tiếp xúc


Sấy tiếp xúc là phương pháp sấy không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy,
mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách ngăn.

c) Sấy bằng tia hồng ngoại


Sấy bằng tia hồng ngoại là phương pháp sấy dùng năng lượng của tia hồng ngoại do
nguồn nhiệt phát ra truyền cho vật liệu sấy.

d) Sấy bằng dòng điện cao tần


Sấy bằng dòng điện cao tần là phương pháp sấy dùng năng lượng điện trường có tần số
cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của lớp vật liệu.

e) Sấy lạnh
Sấy lạnh là phương pháp sấy trong điều kiện nhiệt độ và ẩm của tác nhân sấy thấp hơn
nhiều so với môi trường. Nhiệt độ thấp để đảm bảo đặc tính cảm quan của sản phẩm, còn
ẩm thấp để tạo ra chênh lệch ẩm, do đó ẩm trong vật liệu sẽ thoát ra ngoài dễ dàng. Ở đây
ta có sấy lạnh nhiệt độ từ 0 độ C trở lên và sấy lạnh đông sâu hay còn gọi là sấy thăng
hoa.

f) Sấy thăng hoa


Sấy thăng hoa là phương pháp sấy trong điều kiện môi trường có độ chân không cao,
nhiệt độ rất thấp, nên ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ trạng thái rắn thành
hơi không qua trạng thái lỏng (nên gọi là thăng hoa).

g) Sấy chân không


Sấy chân không là phương pháp sấy được vật liệu không chịu được nhiệt độ cao hay dễ bị
oxy hoá, vật liệu dễ bị bụi hay vật liệu thoát ra dung môi quý cần thu hồi và vật liệu dễ
nổ.

+ Các thiết bị sấy thóc hiện nay

 Dựa vào tác nhân sấy: ta có thiết bị sấy bằng không khí hoặc thiết bị sấy bằng khói
lò, ngoài ra còn có các thiết bị sấy bằng các phương pháp đặc biệt như sấy thăng
hoa, sấy bằng tia hồng ngoại hay bằng dòng điện cao tần.
 Dựa vào áp suất làm việc: thiết bị sấy chân không, thiết bị sấy ở áp suất thường.
 Dựa vào phương pháp cung cấp nhiệt cho quá trình sấy: thiết bị sấy tiếp xúc, thiết
bị sấy đối lưu, thiết bị sấy bức xạ …
 Dựa vào cấu tạo thiết bị: phòng sấy, hầm sấy, sấy băng tải, sấy trục, sấy
thùngquay, sấy tầng sôi, sấy phun…

1.5.3 Phân tích, chọn phương pháp sấy và loại thiết bị sấy thóc
+Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang

 Giai đoạn 1: Tác nhân sấy từ bộ phân phối được cấp qua lớp vật liệu theo chiều từ
dưới lên. Vật liệu sẽ được làm khô theo chiều tác nhân sấy mang hơi ẩm thoát ra
ngoài.
 Giai đoạn 2: Đảo gió, tác nhân sấy xuyên qua lớp vật liệu từ trên xuống dưới, làm
khô đều vật liệu sấy với độ đồng đều cao so với các phương pháp đảo thông
thường
– Chi phí đầu tư thấp phù hợp cho các hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân
– Công suất sấy cao từ 500 kg đến 12 tấn hoặc cao hơn.
– Không cần đảo vật liệu sấy, độ đồng đều cao.
– Chi phí sấy thấp
– Vận hành đơn giản

You might also like