You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


THỰC PHẦM

************

BÀI TẬP LỚN


ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT BỊ
SẤY HẠT ĐIỀU THÙNG QUAY
BỘ MÔN QUÁ TRÌNH - THIẾT BỊ CNSH - CNTP

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Trung


Sinh viên thực hiện : Phạm Duy Tự
Mã số sinh viên : 20180583
Lớp : KTTP 04-K63

HÀ NỘI 01 - 2022

1
MỤC LỤC
1 . PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN ............................................................................ 3
1.1. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất sấy hạt điều .............................................................. 3
1.2. Quá trình sấy hạt điều........................................................................................................ 4
1.2.1. Sấy là gì? .................................................................................................................... 4
1.2.2. Nguyên tắc khi sấy ..................................................................................................... 4
1.2.3. Các thiết bị sấy hạt điều thông dụng ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy ........................................................................... 9
1.4. Phân tích đối tượng điều khiển .......................................................................................... 9
1.4.1. Phương án thiết kế điều khiển: ................................................................................... 9
1.4.2. Sơ đồ điều khiển sai lệch nhiệt độ:........................................................................... 10
1.4.3. Giải pháp an toàn lao động trong thiết bị ................................................................. 10
2. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG SẤY HẠT ĐIỀU .............................................. 12
3. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN VÀ LỰA CHỌN LINH KIỆN ĐIỆN TỬ ......................................... 14
3.1. Tính toán và lựa chọn khí cụ điện ................................................................................... 14
3.2. Sơ đồ mạch điện .............................................................. Error! Bookmark not defined.
4. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PLC VÀ SƠ ĐỒ GIẢI THUẬT ................................................... 15
4.1. PLC – giải pháp công nghệ phù hợp cho hệ thống điều khiển tự động .......................... 15
4.1.1. Tổng quan bộ điều khiển logic khả trình ................................................................. 15
4.1.2. Phần cứng bộ điều khiển logic khả trình .................................................................. 15
4.1.3. Nguyên tắc hoạt động của PLC (quét vòng) ............................................................ 16
4.2. Sơ đồ giải thuật của hệ thống sấy thùng quay ................................................................. 18
4.3. Sơ đồ đấu nối với PLC .................................................... Error! Bookmark not defined.
5. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT TẬP TRUNG SCARA......................................... 19
5.1. Tìm hiểu về SCADA ....................................................................................................... 19
5.1.1. Thiết bị của hệ thống SCADA ................................................................................. 21
5.1.2. Khả năng tích hợp vào các hệ thống tại trung tâm ................................................... 21
5.1.3. Những đặc điểm cơ bản của hệ thống ...................................................................... 21
5.1.4. Những chức năng chính của hệ thống ...................................................................... 22
5.2. Ứng dụng Scara vào hệ thống sấy thùng quay ................................................................ 22

2
1 . PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN
1.1. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất sấy hạt điều

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất hạt điều bột đơn giản
Những hạt hạt điều sau khi được thu hoạch từ các tsấy trại, vườn trồng được vận chuyển
đến các nhà máy để chế biến.
Đầu tiên, để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ bớt bụi bẩn, đất và một số mối nguy vật lí người
ta phải tiến hành rửa hạt điều. Sau đó sẽ tiến hành phân loại hạt điều theo kích cỡ hoặc màu
sắc, độ chín,… tùy yêu cầu công nghệ của nhà sản xuất. Tiếp đến, hạt điều được đưa vào sấy

3
để tạo hương, vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm. Làm nguội những hạt hạt điều sau sấy
trước khi cho vào xay nhỏ để dễ sử dụng, phối trộn và bảo quản. Cuối cùng bột hạt điều được
đóng gói và bảo quản, có thể có các quá trình phối trộn tiếp theo tùy từng sản phẩm.
.
1.2. Quá trình sấy hạt điều
1.2.1. Sấy là gì?
Quá trình truyền nhiệt vào sản phẩm bằng đối lưu và dẫn nhiệt. Sản phẩm sau quá trình
còn lượng ẩm. Quá trình kết hợp đảo trộn để tăng hiệu quả truyền nhiệt và đồng đều.
Sấy là giai đoạn quyết định chất lượng hạt điều thành phẩm, trong quá trình sấy xảy ra
sự hao hụt mất nước, chất bay hơi. Nước mất 5,5% , các tổn thất khác 2%.
Yêu cầu hạt điều sau khi sấy có màu sắc, độ cứng và mùi hương mong muốn.
1.2.2. Nguyên tắc khi sấy
✓ Phải đảo liên tục để các hạt hạt điều được tiếp xúc độ nóng đều đặn, tránh bị tình trạng
hạt còn sống, hạt đã chín khét.
✓ Khi hạt điều được sấy đến độ cần thiết, phải làm nguội hạt điều ngay để tránh hơi nóng
còn lại trong chính hạt điều làm hạt điều bị sấy quá đà.
✓ Khi sấy hạt điều sẽ có nhiều khói bạn nên chọn nơi thông thoáng hay nên có hệ thống
máy hút khói tốt.
1.2.3. Các loại tác nhân sấy
Tác nhân sấy là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật liệu sấy. Trong
quá trình sấy, môi trường buồng sấy luôn được bổ sung ẩm thoát ra từ vật liệu sấy. Nếu độ ẩm
này không được mang đi thì độ ẩm tương đối trong buồng sấy được tang lên đến một lúc nào đó
sẽ đạt được sự cân bằng giữa vật liệu sấy và môi trường trong buồng sấy, quá trình thoát ẩm của
vật liệu sấy sẽ dừng lại.
Vì vậy nhiệm vụ của tác nhân sấy:
➢ Gia nhiệt cho vật liệu sấy.
➢ Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật liệu vào môi trường.
➢ Bảo vệ vật liệu sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.
Tùy theo phương pháp sấy mà các tác nhân sấy có thể thực hiện một hay nhiều các nhiệm
vụ trên. Các loại tác nhân sấy:

• Không khí ẩm: là loại tác nhân sấy thông dụng nhất, có thể dùng cho hầu hết các loại sản
phẩm. Dùng không khí ẩm sẽ có nhiều ưu điểm: không khí có sẵn trong tự nhiên, không
độc, không làm sản phẩm sau khi sấy ô nhiễm và thay đổi mùi vị. Tuy nhiên, dùng không
khí ẩm làm tác nhân sấy cần trang bị thêm bộ gia nhiệt không khí (caloripher điện, khí –hơi
hay khí – khói), nhiệt độ sấy không quá cao. Thường nhỏ hơn 5000C vì nếu nhiệt độ cao
quá thiết bị trao đổi nhiệt phải được chế tạo bằng thép hợp kim hay gốm sứ với chi phí đắt.

4
• Khói lò: Sử dụng khói lò làm môi chất sấy có ưu điểm là không cần dung calorife, phạm vi
nhiệt độ rộng nhưng dung khói là có nhược điểm là có thể gây ô nhiễm sản phẩm do bụi và
các chất có hại như CO2 và SO2.
• Hơi quá nhiệt: Hơi quá nhiệt dung làm môi chất sấy trong trường hợp nhiệt độ cao và sản
phẩm dễ cháy, nổ.
• Hỗn hợp không khí và hơi nước: Tác nhân sấy này chỉ dùng khi độ ẩm tương đối cao.
1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của quá trình sấy
a) Ưu điểm:
- Hàm lượng nước còn lại trong sản phẩm còn rất ít.
- Không làm thay đổi các tố chất tự nhiên của sản phẩm.
- Bảo quản thực phẩm sấy khô lâu.
- Ứng dụng rộng rãi, rẻ tiền.
- Áp dụng cho nhiều vật liệu sấy, dải nhiệt độ nóng rộng dễ điều chỉnh cho mỗi loại vật
liệu sấy. Nguồn nhiệt phong phú và chi phí cho thiết bị không cao.
b). Nhược điểm:
Yêu cầu kĩ thuật chế tạo máy, công nghệ sấy khắt khe.
Kĩ thuật đóng gói phải đảm bảo môi trường đóng gói có độ ẩm thấp (<30%) và nhiệt độ
thấp (<20%).
Bao bì phải dùng là polyetylen, bao lớp nhôm và có chứa nitơ.
Không thích hợp cho một số loại vật liệu, chất lượng sản phẩm không cao, màu sắc sản
phẩm dễ biến đổi và chi phí năng lượng cao.

1.3. Tổng quan về thiết bị.


1.3.1. Buồng sấy.
Thường dùng để sấy các vật liệu dạng cục, hạt với năng suất không lớn lắm.
Làm việc theo chu kỳ.
Buồng sấy có thể làm bằng thép tấm 2 lớp, giữa có cách nhiệt hoặc đơn giản xây bằng gạch
đỏ có cách nhiệt hoặc không.
Dung lượng: Từ vài dm3 → vài m3, nhỏ.
Tác nhân sấy: Thường là không khí nóng hoặc khói lò (không khí được đốt nóng nhờ
calorife điện hoặc calorefe khí-khói. Calorife được đặt dưới các thiết bị đỡ vật liệu hoặc 2 bên
sườn buồng sấy).
Cấu tạo đơn giản dễ vận hành không yêu cầu mặt bằng lớn nhưng năng suất không cao,
khó cơ giới hóa, vốn đầu tư không đáng kể, do đó thiết bị buồng sấy thích hợp với các xí nghiệp

5
bé, lao động thủ công là chính, chưa có điều kiện kinh phí để xây dựng các thiết bị sấy khác có
năng suất cao, dễ cơ giới hóa.
Nhược điểm là năng suất nhỏ.
1.3.2. Hầm sấy.
Được dùng khá rộng rãi trong công nghiệp, dùng để sấy các vật liệu dạng hạt, cục, lát…với
năng suất cao, dễ dàng cơ giới hóa.
Vật liệu sấy được đưa vào và lấy ra gần như liên tục.
Hầm sấy thường dài từ 10-15m hoặc lớn hơn, chiều cao và chiều ngang phụ thuộc vào xe
goòng và khay tải vật liệu sấy, xây bằng gạch đỏ có cách nhiệt hoặc không.
Thiết bị chuyền tải thường là xe goong hoặc băng tải.
Tác nhân sấy: Chủ yếu là không khí nóng.
Calorife dùng để gia nhiệt cho không khí thường là calorife khí-hơi hoặc khí-khói tùy thuộc
vào nguồn nguyên liệu là hơi nước hay khói lò, thường được bố trí trên nóc hầm sấy. Có 2 cách
đưa tác nhân sấy hầm từ trên xuống hoặc đưa vào từ 2 bên.
1.3.3. Sấy tháp
Hệ thống máy sấy gồm calorife hoặc cấp nhiệt trực tiếp từ buồng đốt hòa trộn với không
khí tươi, hệ thống quạt và các thiết bị phụ trợ khác.
Tháp sấy là một không gian hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và
chiều dài. Trong tháp sấy người ta bố trí hệ thống kênh dẫn và thải tác nhân xen kẽ nhau ngay
trong lớp vật liệu sấy. Tác nhân sấy từ kênh dẫn gió nóng luồn lách qua lớp vật liệu thực hiện
quá trình trao đổi nhiệt sấy và nhận thêm ẩm đi vào các kênh thải ra ngoài. Tháp sấy nhận nhiệt
do trao đổi nhiệt đối lưu giữa dòng tác nhân chuyển động vừa ngược chiều, vừa cắt ngang và do
dẫn nhiệt từ bề mặt kênh dẫn và kênh thải qua lớp vật liệu nằm trên các bề mặt đó. Khi sấy hạt
di chuyển từ trên cao (do gàu tải hoặc vít tải đưa lên) xuống mặt đất theo chuyển động thẳng
đứng hoặc dzích dzắc trong tháp sấy.
Các loại máy sấy phổ biến: sấy tam giác, sấy tháp tròn, sấy tháp hình thoi.
Là thiết bị chuyên dụng để sấy các loại hạt cứng như thóc, ngô, đậu,… có độ ẩm không lớn
lắm.
1.3.4. Sấy thùng quay
Thiết bị sấy thùng quay cũng là thiết bị sấy chuyên dùng để sấy các vật liệu dạng hạt hoặc
bột nhão, cục nhưng có thể có độ ẩm ban đầu lớn, và khó tự dịch chuyển nếu dùng thết bị sấy
tháp.
Phần chính của thiết bị sấy thùng quay là một trụ tròn đặt nằm nghiêng một góc với mặt
phẳng nào đó cố định hoặc không đổi.
6
Độ điền đầy của vật liệu sấy trong thùng tùy theo cấu tạo và vật liệu sấy..
Tác nhân sấy chủ yếu của thiết bị sấy thùng quay thường là không khí nóng hoặc khói lò.
Nó có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều với vật liệu sấy.
1.3.5. Sấy khí động
Thường dùng để sấy các vật liệu dạng hạt bé, nhẹ, xốp như than, cám, cỏ, hoặc rau băm
nhỏ, các tinh thể,…
Tác nhân sấy chủ yếu là không khí nóng hoặc khói lò.
Phần chính là một ống thẳng, vật liệu sấy được không khí nóng hoặc khói lò cuốn từ dưới
lên trên và dọc theo ống.
Tốc độ tác nhân phụ thuộc vào chủng loại vật liệu sấy, kích thước, khối lượng riêng của
hạt, có thể đạt tới 10-40mm/s.
Nhược điểm: tiêu tốn năng lượng lớn, nhất là điện dùng cho quạt, điều kiện vệ sinh công
nghiệp khó thực hiện tốt và có khả năng gây nguy hiểm nếu vật liệu có thể gây cháy hoặc nổ
Tác nhân sấy chủ yếu của thiết bị sấy thùng quay thường là không khí nóng hoặc khói lò.
Nó có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều với vật liệu sấy.
Thiết bị thùng quay không nên làm việc ở áp suất dương.
1.3.6. Thiết bị sấy tầng sôi
Thường dùng để sấy các vật liệu dạng cục.
Ưu điểm: Cường độ sấy lớn có thể đạt hàng trăm kg ẩm/m3
Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ sấy và vật liệu sấy khá đồng đều.
Nhược điểm: cấu tạo phức tạp.
1.3.7. Thiết bị sấy phun
Chuyên dùng để sấy các dịch thể. Dùng để sấy các sản phẩm dạng bột hòa tan như sữa bò,
sữa đậu nành, bột trứng, cafe tan…
Bộ phận cơ bản của thiết bị sấy phun là buồng sấy, là một tháp hình trụ.

1.4. Lựa chọn phương pháp sấy và chế độ sấy.


Có nhiều phương án sấy để sấy vật liệu. Mỗi phương án sấy đều có ưu khuyết điểm riêng
của nó. Với nguyên liệu cần sấy là sắn thái lát thì ta có lựa chọn như sau:
Chọn phương pháp sấy đối lưu, thiết bị dùng là sấy thùng quay do khối lượng sấy lớn.
Chọn tác nhân sấy là không khí nóng vì các sản phẩm thực phẩm yêu cầu quá trình sấy phải
sạch, không bị ô nhiễm, bám bụi. Khay sấy được thiết kế các lưới bằng thép nên tác nhân sấy

7
vừa thổi lướt qua bề mặt sắn vừa thổi xuyên qua khay lưới như thế quá trình sấy diễn ra nhanh
hơn.
Nguồn nhiệt để gia nhiệt cho không khí nóng trong buồng là calorifer khí – hơi.
Lượng ẩm sau khi thoát ra được thải ra môi trường thông qua đường ống khí thải

1.2.4 Gia nhiệt kiểu thùng quay


▪ Phương pháp này cần thêm các thiết bị hỗ trợ. Hạt hạt điều được làm chín thông qua
các cơ cấu trung gian hay chuyển đổi năng lượng. Đây cũng là phương pháp thông
dụng nhất hiện nay. Nhiệt lượng cung cấp cho quá trình sấy lấy từ khí đốt hay điện trở
sử dụng dòng điện để biến thành nhiệt…

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo thiết bị sấy thùng quay


▪ Nguyên lý: Hạt điều được cho vào phễu số 1. Thùng sấy 3 được cấp nhiệt liên tục nhờ
hệ thống gia nhiệt bằng gas hoặc điện trở. Trong suốt quá trình sấy, hạt điều nhân được
đảo đều liên tục nhờ cách đảo 2 bên trong thùng sấy. Hạt điều sau khi sấy đến độ chín
sẽ được xả ra ngoài bằng cửa số 5 và chuyển vào khay làm nguội 6 để hạ thấp
nhiệt độ của hạt. Trong quá trình làm nguội hạt điều được đảo đều trong khay làm hạt
điều nguội nhanh đều. Khói, tạp chất, vỏ lụa sẽ theo ống dẫn đưa vào si lô lọc bụi 8.
▪ Ưu điểm:
✓ Chất lượng hạt điều sấy ổn định, đảm bảo độ đồng màu, hạt chín đều, nở xốp.
✓ Phù hợp với hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ.
✓ Dễ vận hành và bảo trì.
▪ Nhược điểm: phức tạp hơn so với sấy thủ công, chi phí đầu tư ban đầu khá cao.

8
Với những ưu điểm và nhược điểm kể trên, nhóm đã quyết định lựa chọn thiết bị sấy
thùng quay để đáp ứng với năng suất 100kg/mẻ và sử dụng điện trở - dây maiso để gia
nhiệt cho thùng quay.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy


▪ Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sấy. Nếu nhiệt độ sấy không phù hợp, sẽ ảnh
hưởng đến các phản ứng hóa học trong nguyên liệu:
- Chuỗi phản ứng Maillard: xảy ra giữa đường khử và các axit amin, tạo ra các hợp
chất có hương vị khác nhau, đồng thời kết quả của chuỗi phản ứng kết hợp với các
axit amin tự do tạo ra melanoidin tạo cho sản phẩm màu nâu. Trong phản ứng
Maillard, phản ứng phân hủy đường và các axt amin giải phóng và tạo ra các phân
tử hương khác nhau;
- Phản ứng caramen hóa: nhiệt độ cao phá vỡ cấu trúc của mạch cacbohydrat dài
tạo cho hợp chất có vị đắng và sản phẩm màu nâu; đông thời đường saccarose tạo
axit axetic làm tăng độ chua cho sản phẩm.
- Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các hợp chất dễ bay hơi và hợp chất không
bay hơi trong sản phẩm.
Sấy hạt điều là một quá trình nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn yêu cầu về nhiệt độ khác
nhau. Để đạt được hương vị cũng như chất lượng hạt điều tuyệt hảo thì cần đảm bảo nhiệt độ
chuẩn thay đổi theo giai đoạn của hạt điều.
▪ Thời gian sấy:
Tùy thuộc vào nhiệt độ và cách sấy. Nhưng với mong muốn giảm thời gian sấy để giảm
thiểu tổn thất hương vị, dinh dưỡng và tăng năng suất thiết bị nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
hạt điều.
▪ Tốc độ quay của thùng quay:
Tốc độ quay của thùng quay ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, đồng đều nguyên liệu.
nhiệt phân bố càng đều, quá trình truyền nhiệt càng tốt, càng nhanh. Như vậy quá trình sấy
cũng rút ngắn hơn. Tuy nhiên tốc độ không nên quá nhanh tránh dập nát hạt hạt điều.

1.4. Phân tích đối tượng điều khiển


1.4.1. Phương án thiết kế điều khiển:

Sau quá trình tính toán công nghệ, chúng ta sẽ cố định tốc độ thùng quay v = 15
vòng/phút . Thông số cần điều khiển ở đây là nhiệt độ T của thùng quay. Chọn nhiệt độ giới
hạn là Tmax = 230 Cͦ là phù hợp đảm bảo tính công nghệ của quá trình và cần đảm bảo duy
trì nhiệt độ này trong quá trình sấy. Phương án kiểm tra bằng thủ công, sau một khoảng thời
gian sẽ đảo chiều động cơ để lấy ra 1 ít sản phẩm , nếu hạt điều chưa đạt sẽ tiếp tục sấy, công
việc lặp lại đến khi hạt đạt yêu cầu. Thời gian tính toán dự kiến mẻ đầu tiên là τ=35 phút,
những mẻ sau sẽ có thời gian ít hơn do tận dụng được nhiệt có sẵn trong thùng.

9
1.4.2. Sơ đồ điều khiển sai lệch nhiệt độ:

Hình 1.9. Sơ đồ điều chỉnh nhiệt độ ▪


Đối tượng điều khiển: là dây mai so.
▪ Thông số cần điều chỉnh: T – Nhiệt độ ▪ Tác động điều chỉnh: X – ON/OFF
Để gia nhiệt nhanh ta sử dụng 4 dây mai so để gia nhiệt ở đáy thùng quay. Đồng thời để
duy trì nhiệt độ ở 230 ̊C và để tránh hiện tượng quán tính nhiệt và quá nhiệt, ta sẽ điều khiển
ON/OFF 2 dây mai so để nhiệt độ dao động xung quanh 230 C ̊ . Ngoài ra có thêm cụm 2 gồm
2 dây mai so giống vậy để tăng tốc quá trình gia nhiệt lên đến 230 ̊C đồng thời dự phòng nếu
cụm 1 hỏng.
Đặt một cảm biến nhiệt độ ở trong thùng quay để đo nhiệt độ thùng quay, nếu có sự
chênh lệch với giá trị mong muốn SV=230 ̊C : ԑ = TSV – TPV(t)
- Nếu sai lệch dương: ԑ>0 thì ON, cấp dòng cho dây mai so để gia nhiệt cho thùng quay.
- Nếu sai lệch âm: ԑ<0 thì OFF, ngắt dòng cấp do dây mai so để giảm bớt nhiệt thùng
quay.
▪ Các tác động nhiễu Z: rất phức tạp và không thể điều chỉnh, chỉ có thể hạn chế và khử
chúng. Các tác động nhiễu đến quá trình điều khiển có thể kể đến:
✓ 𝜑0: độ ẩm không khí.
✓ Chất lượng nguyên liệu vào.

1.4.3. Giải pháp an toàn lao động trong thiết bị


Thiết bị thùng quay gia nhiệt bằng điện trở ( dây mai so) bên dưới đáy thùng có nguy
cơ bị dò điện. Nếu sử dụng một thời gian dài dây mai so có thể trùng xuống chạm vào giá đỡ
thiết bị và dò điện, nguy hiểm cho người vận hành và kiểm tra.
Để khắc phục mối nguy này, ta sử dụng rơ le bảo vệ chạm đất. - ELCB (Earth leakage circuit
breaker) thường được gọi tên theo các thói quen khác nhau là "Rơ le bảo vệ chạm đất” có
tác dụng chống giật.

10
- Nguyên lí hoạt động: ELCB hoạt động dựa theo sự so sánh giữa dòng điện đi và dòng
điện về để phát hiện sự chênh lệch dòng điện là bao nhiêu ở phía tải - tức là phía hộ
tiêu thụ của bạn. Nếu phát hiện có sự chênh lệch dòng điện giữa 2 phía, sẽ tự động
ngắt dòng với bên tiêu thụ.
- Giải pháp: lắp đặt rơ le bảo vệ giữa nguồn điện và dây mai so, nếu dây mai so bị rò
điện thì sẽ xuất hiện sự chênh lệch giữa dòng cấp đi và dòng về. Khi đó rơ le sẽ tự ngắt
để tránh rò điện, dây giật hay cháy nổ.

11
2. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG SẤY HẠT ĐIỀU

Hình 2.1. Sơ đồ chức năng của thiết bị sấy thùng quay


Cảm biến nhiệt (TIT) được lắp trong thùng quay ở vị trí trục cố định để không bị ảnh
hưởng bởi chuyển động của thùng. Cảm biến đo nhiệt độ của thùng quay rồi truyền tín hiệu
về bộ điều khiển PLC xử lí và điều khiển dòng điện cấp cho các dây mai so. Có tất cả 4 dây
mai so chia làm 2 cụm, mỗi cụm 2 dây mai so:
- Cụm 1 được điều khiển bật tắt liên tục tùy vào nhiệt độ buồng sấy trong quá trình sấy:
nếu quá SV = 230 ̊C thì OFF, dưới SV = 230 ̊C thì ON.
- Cụm 2 được chỉ bật trong quá trình gia nhiệt lúc đầu để nâng nhanh nhiệt độ thùng
quay lên 230 ̊C và đóng vai trò sự phòng nếu cụm 2 hỏng.
Chúng ta có thêm thiết bị điều khiển tốc độ của động cơ điện. Mặc dù về mặt lý thuyết
chúng ta đã chọn v = 15 vòng/phút và không đổi trong quá trình nhưng trong một số trường
hợp có thể cần linh động và thay đổi. Lưu ý, để kiểm tra xem vật liệu đã đạt yêu cầu chưa, ta
cần đảo chiều quay của động cơ để cơ chế trục vít đổi chiều, mang vật liệu ra ngoài 1 ít để
kiểm tra, quá trình sấy vẫn diễn ra.
12
Ngoài ra, khí cụ đo tốc độ gió rồi truyền tín hiệu về PLC để theo dõi quá trình sấy có ổn
định hay không.

13
3. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN VÀ LỰA CHỌN LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
3.1. Lựa thiết bị điện
Bảng 3.1. Kết quả tính toán thiết bị và lựa chọn dây dẫn
STT Tên thiết bị Công suất định Giá trị dòng Dây dẫn
danh điện thiết kế

1 Động cơ 1 kW 2A 3.5 mm2

2 Thanh nhiệt 1 0.75 kW 4.5 A 1.5 mm2

3 Thanh nhiệt 2 0.75 kW 4.5 A 1.5 mm2

4 Thanh nhiêt 3 0.75 kW 4.5 A 1.5 mm2

5 Thanh nhiệt 4 0.75 kW 4.5 A 1.5 mm2

Bảng 3.2. Bảng kích thước các khí cụ


STT Tên thiết bị Số lượng Model Kích thước
1 Tủ điện 1 500x900x400
2 Relay 220VAC 2 Omron MY4N 29,5x73x66
3 Relay 24VDC 4 Omron MY2N 22x73x66
4 Relay bảo vệ pha 1 PMR-44 50x79,3x106,5
6 PLC 1 S71200
7 Nguồn 1 35.5x91x100
Omron S8JXN01055

8 Át 1 pha 4 MSSB LS 1P-BKN


9 Át 3 pha 2 MCCB 3P LS
ABN53c
10 Khởi động từ 5 4(Contactor LS MC
12A-12a)+
1(Contactor LS MC
20A-20a)
11 Relay nhiệt 5 MT-32 (16-22A)
Dòng làm việc:
16-22A
Dùng khởi động từ :
MC-9b ~ MC-40a

14
4. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PLC VÀ SƠ ĐỒ GIẢI THUẬT
4.1. PLC – giải pháp công nghệ phù hợp cho hệ thống điều khiển tự động
Xu thế của các hệ thống điều khiển hiện nay là giảm thiểu chi phí phần cứng, tăng cường
áp dụng các thuật toán, cấu trúc điều khiển hiện đại, tiến tiến như điều khiển mờ, điều khiển
nơron, điều khiển theo mô hình dự báo... vào trong công nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất,
tăng chất lượng và tiết kiệm năng lượng. Để đưa ra được giải pháp công nghệ phù hợp, việc
tìm hiểu sơ lược về quá trình phát triển của các công nghệ điều khiển tự động là hết sức cần
thiết.

4.1.1. Tổng quan bộ điều khiển logic khả trình


PLC là viết tắt của tiếng Anh: Programmable Logic Controller là một bộ điều khiển
logic lập trình được. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC
(Programmable Logic Controller hay Programmable Controller) thực chất là một máy tính
điện tử được sử dụng trong các quá trình tự động hóa trong công nghiệp. Thiết bị điều khiển
có thể "lập trình mềm", làm việc theo chương trình lưu trong bộ nhớ (như 1 máy tính điều
khiển chuyên dụng).

4.1.2. Phần cứng bộ điều khiển logic khả trình

Hình dưới đây biểu hiện cấu trúc tổng quan phần cứng của các thiết bị PLC qua cấu trúc
module (mô đun):

Hình 4.1. Tổng quan phần cứng của PLC

Nguồn
Nhiệm vụ chính của khối này là chuyển điện áp lưới (110/220VAC) sang điện áp thấp
hơn (24VDC) để cấp cho các module khác của PLC.
CPU (bộ xử lý trung tâm)
Bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) điều khiển và quản lý tất cả hoạt
động bên trong PLC. Việc trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và khối vào/ra được thực hiện

15
thông qua hệ thống Bus dưới sự điều khiển của CPU hỗ trợ cho hoạt động của PLC là các bộ
nhớ kèm theo.
Bộ nhớ của PLC thường được phân chia thành 4 vùng với một tụ có nhiệm vụ duy trì
dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định khi bị mất nguồn. Bộ nhớ của PLC có tính năng
động cao, đọc và ghi được trong toàn vùng, loại trừ phần bit nhớ đặt biệt được kí hiệu bởi SM
(Special Memory) chỉ có thể truy nhập để đọc.

Module vào ra mở rộng


Module vào/ra có vai trò là mạch giao tiếp vi điện tử của PLC với các mạch công suất
bên ngoài kích hoạt các cơ cấu tác động: nó thực hiện sự chuyển đổi các mức điện áp tín hiệu
cách ly. Ngoài ra, PLC còn có thể kết nối với các module vào/ra mở rộng để tăng số lượng
kênh vào ra/ra như AI (Analog input: tín hiệu vào tương tự), AO (Analog output: tín hiệu ra
tương tự), DI (Analog input: tín hiệu vào rời rạc – logic), DO (Analog output: tín hiệu ra rời
rạc – logic)…

Power Digital Digital Analog Analog


CPU
supply Input Output Input Output

Hình 4.2. PLC và các loại module mở rộng điển hình


Đối với tín hiệu tương tự, các module vào/ra cũng có nhiều loại tín hiệu vào/ra theo các
chuẩn khác nhau như 4÷20mA, 1÷5VDC, 1÷5VDC, 0÷5VDC, … hoặc các module chuyên
dụng cho đầu vào lấy từ tín hiệu đo tức các cảm biến chuyên dụng như cặp nhiệt điện, nhiệt
điện trở, …, các module điều khiển động cơ …

4.1.3. Nguyên tắc hoạt động của PLC (quét vòng)


Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được
giữ trong bộ nhớ.
Nguyên tắc hoạt động chính của PLC là nguyên tắc quét vòng. Mỗi vòng lặp được gọi
là một vòng quét (scan cycle) bao gồm 4 giai đoạn chính như sau:

16
Hình 4.3. Quá trình hoạt động của một vòng quét

Thời gian cần thiết để cho PLC thực hiện được một vòng quét được gọi là thời gian vòng
quét (Scan time). Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải vòng quét nào cũng
được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau. Có vòng quét được thực hiện lâu, có
vòng quét được thực hiện nhanh tuỳ thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện,
vào khối lượng dữ liệu truyền thông. Trong vòng quét đó. Như vậy giữa việc đọc dữ liệu từ
đối tượngđể xử lý, tính toán và việc gửi tín hiệu điều khiển đến đối tượng có một khoảngthời
gian trễ đúng bằng thời gian vòng quét. Nói cách khác, thời gian vòng quét quyết định tính
thời gian thực của chương trình điều khiển trong PLC. Thời gian vòng quét càng ngắn, tính
thời gian thực của chương trình càng cao.

17
4.2. Lưu đồ và đồ Grafcet của hệ thống

Hình 4.4. Lưu của hệ thống

18
Hình 4.4. Sơ đồ Grafcet của hệ thống

5. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT TẬP TRUNG SCARA


5.1. Tìm hiểu về SCADA
SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition): Giám sát, Điều khiển và Thu
thập dữ liệu.
Khái niệm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và các nhà máy hiện đại. Đối với
một nhà máy hiện đại, khi xây dựng và đưa vào hoạt động, để có thể tạo ra được sản phẩm
đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường, nhà máy cần
được tsấy bị các máy móc hiện đại, đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường, độ
an toàn, năng suất và tiết kiệm. Chính vì thế, việc tích hợp tự động hóa nhà máy là một yêu
cầu bức thiết được ra. Các hạng mục sản xuất được tsấy bị máy móc tự động, phần mềm điều
khiển hiện đại để tiết kiệm nhiên liệu, điện năng, nhân công và đảm bảo chính xác theo yêu
cầu.

19
Thông thường SCADA chia ra làm 3 cấp:
Cấp vận hành (Cấp trường): Là cấp độ để các kỹ sư, công nhân vận hành, theo dõi hoạt
động của thiết bị, các thông số theo quy trình công nghệ đặt ra.
Cấp điều khiển (Tại phòng điều khiển): Là cấp độ các kỹ sư điều khiển tự động sẽ giám
sát, điều khiển các thông số, tình trạng của các thiết bị và toàn bộ dây truyền sản xuất theo quy
trình đã đặt ra bằng thao tác, theo dõi trên bảng thông số, màn hình hiển thị và điều khiển qua
giao diện phần mềm (HMI-Human Machine Interface) hay bàn điều khiển (Operator Panel).
Cấp giám sát, quản lý:
Có 2 hình thức tương đương nhau
Giám sát tại nhà máy (Tại nhà vận hành): Nhà quản lý sẽ theo dõi các thông số, tình trạng thiết
bị và toàn bộ hoạt động của dây truyền sản xuất theo yêu cầu qua giao diện máy tính được kết
nối trực tiếp với phòng điều khiển qua đó có thể nắm được tình hình sản xuất, tình trạng vật tư
thiết bị, lên kế hoạch sản xuất ,truyền tải,…
Giám sát từ xa (Tại trung tâm): Tại trung tâm của tổng công ty, nhà quản lý tại đây có
thể theo dõi, giám sát mọi họat động của nhà máy thông qua máy tính được kết nối từ xa qua
mạng. Từ đó có kế hoạch sản xuất, điều độ, bán hàng và nhập hàng.

20
5.1.1. Thiết bị của hệ thống SCADA

Phần cứng:
Để xây dựng hệ thống SCADA cho nhà máy cần các phần cứng sau:
- Máy tính công nghiệp (IPC)
- Bộ tích hợp thiết bị (Kết nối và thu thập dữ liệu lên máy tính)
- Thiết bị mạng (Switch, Router,…) Phần mềm:
- Phần mềm cho giám sát điều khiển: Tạo ra giao diện hiển thị các thông số,
điểu khiển qua giao diện hiển thị, lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu (mỗi máy
có 1 linxense và theo số điểm tích hợp điều khiển I/O point)
- Phần mềm giám sát, quản lý: Hiển thị các thông số, lưu trữ các dữ liệu vào
các cơ sở dữ liệu (Giao diện có thể là web navigator)
- Các phần mềm phụ trợ: Kết nối mạng, kết nối PLC-IPC,…
- Mạng kết nối: Các hình thức có thể sử dụng
✓ Đường truyền lease-line: là kênh thuê bao riêng của bưu điện cho phép
truyền dữ liệu với tốc độ cao bằng các thiết bị đầu cuối bằng modern
truyền thống, tốc độ tối đa cho phép 19,2 kb/s.
✓ Đường truyền cáp quang: Dùng cáp quang để truyền dữ liệu từ nhà máy
về trung tâm (có thể thuê của bưu điện hoặc tự kéo cáp nếu khoảng cách
gần) với khoảng cách xa, băng thông rộng, tin cậy, tốc độ cao. Tại mỗi
đầu phải có thiết bị chuyển đổi quang để kết nối với máy tính
✓ Đường truyền ADSL:Là đường truyền internet băng thông rộng, cho phép
dữ liệu với tốc độ cao, dễ kết nối. (Là mạng công cộng)
5.1.2. Khả năng tích hợp vào các hệ thống tại trung tâm

Tại trung tâm, nhà quản lý không chỉ thu nhận và giám sát các thông tin liên quan
đến các nhà máy điện từ xa qua mạng mà còn giám sát và quản lý nhiều hệ thống khác:
trung tâm dữ liệu (thu thập toàn bộ các dữ liệu chuyên nghành và tích hợp vào các hệ
thống con của tầng dữ liệu, truyền hình hội nghị (tele conference), tổng đài điện thoại
(PABX), bán hàng & thương mại điện tử (e-commerce), tư vấn và các dịch vụ điện tử
sử dụng nội bộ và cho thuê, …Tất cả các dịch vụ này đều không chỉ thuần túy về kỹ
thuật và còn liên quan đến các vấn đề về thông tin, quản lý, bán hàng, định hướng, phát
triển và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Hệ thống SCADA sẽ xây dựng hoàn toàn có thể tích hợp để giám sát từ xa trên
cùng một máy tính tại trung tâm, luồng dữ liệu thu thập từ nhà máy được lưu giữ trong
cơ sở dữ liệu nên hoàn toàn có thể dùng để tạo các báo về các họat động có liên quan.
Tuy nhiên hệ thống điều khiển giám sát SCADA vẫn hoạt động độc lập mà không bị
phụ thuộc hay cản trở từ bất kỳ hệ thống nào khác kể cả khi các hệ thống khác gặp sự
cố, hệ thống SCADA vẫn hoạt động bình thường.

5.1.3. Những đặc điểm cơ bản của hệ thống


✓ Hệ thống có cấu trúc tập trung
21
✓ Mọi thông tin được tập trung về máy tính chủ thông qua các PLC
✓ Việc truyền thông tin được thực hiện dưới dạng số thông qua Profibus
✓ Việc truy cập trao đổi thông tin được thực hiện theo các chuẩn quốc tế RS232,
RS485 và các giao thức công nghiệp (protocol)

5.1.4. Những chức năng chính của hệ thống

✓ Điều khiển và giám sát trạng thái của tất cả các thiết bị, máy móc…tại hiện
trường
✓ Thu thập và lưu trữ các thông số của các thiết bị, máy móc, sản phẩm..
✓ Phân tích đảm bảo chất lượng sản phẩm
✓ Cảnh báo và báo lỗi xảy ra tại các thiết bị, máy móc…
✓ Báo cáo, thống kê và in ấn
✓ Tạo lập và thực thi hàm, công thức ✓ Bảo mật và phân quyền sử dụng hệ
thống ✓ Chỉnh sửa online.

5.2. Ứng dụng Scara vào hệ thống sấy thùng quay

Hình 5.1. Màn hình hiển thị của hệ thống giám sát
1. Bật hệ thống và nhập các thông số: khối lượng 1 mẻ, nhiệt độ buồng sấy, nhiệt độ
làm nguội.
2. Chạy băng tải để cấp liệu vào bồn chứa liệu. Đồng thời bật nguồn nhiệt để gia
nhiệt cho buồng sấy.
3. Tại bồn chứa liệu có cảm biến tải trọng (loadcell) để đọc giá trị khối lượng đã cấp.
Khi khối lượng đạt đến khối lượng đặt thì dừng băng tải.
4. Đọc giá trị cảm biến nhiệt đặt tại buồng sấy. Khi nhiệt độ đạt nhiệt độ đặt thì điều
chỉnh bặt tắt hai thanh gia nhiệt 1, 2; đồng thời khi đó mở van để xả nguyên liệu
vào buồng sấy. Nếu không đạt thì tiếp tục đọc giá trị cảm biến.
5. Động cơ làm quay thùng khởi động cùng với quá trình nạp liệu.
6. Trong quá trình sấy, điều khiển tắt/bật thiết bị bằng PLC khi giá trị nhiệt độ của
nguồn nhiệt lớn/nhỏ hơn giá trị nhiệt độ đặt .

22
7. Khi kết thúc thời gian sấy, van xả ở cuối thùng được mở để sản phẩm ra và xuống
bồn làm nguội.
8. Khi sản phẩm được cấp vào, cánh đảo tại bồn làm nguội bắt đầu quay để tiến hành
quá trình làm nguội. Cảm biến nhiệt tại đây sẽ đo nhiệt độ của vật liệu trong bồn;
khi nhiệt độ đạt nhiệt độ làm nguội thì tiến hành mở van xả đáy để thu sản phẩm.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GVCC.TS Nguyễn Minh Hệ, TS Nguyễn Ngọc Hoàng, TS Nguyễn Đức


Trung (2017) – Điều khiển tự động các quá trình công nghệ sinh học – thực
phẩm,-NXB Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ môn Quá trình và Thiết bị Công nghệ hóa chất, Khoa Hóa Đại Học Bách
Khoa Hà Nội (1982), Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập
1, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ môn Quá trình và Thiết bị Công nghệ hóa chất, Khoa Hóa Đại Học Bách
Khoa Hà Nội (1982), Sổ tay Quá trình và Thiết bị công nghệ hóa chất, Tập
2, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn May (2006), Thiết bị truyền nhiệt chuyển khối, NXB Khoa học
Kỹ thuật.
5. Tôn Thất Minh (2013), Giáo trình các quá trình và thiết bị trong công nghệ
thực phẩm – Công nghệ sinh học, NXB Bách Khoa Hà Nội.
6. Ninh Đức Tốn (2007), Dung sai lắp ghép, NXB Giáo Dục.
7. Nguyễn Bin (2004), Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất thực
phẩm, Tập 2, NXB Khoa học Kỹ thuật.

24

You might also like