You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TRƯỜNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ VĂN LANG


KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

NGUYỄN NGỌC TRÚC - 2276201180010


TRẦN NGỌC YẾN NHI – 2276201180009

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


TRƯỜNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TRỒNG NẤM TRÊN CƠ CHẤT


LÕI NGÔ LUỘC

NGUYỄN NGỌC TRÚC – 2276201180010


TRẦN NGỌC YẾN NHI – 227621180009

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


3

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Việt Nam được biết tới là một nước nông nghiệp phát triển và ngô là loại cây lương
thực thuộc top 5 cây ngũ cốc được trồng nhiều ở nước ta. Theo thống kê, năm 2022, sản
lượng ngô nước ta đạt 4,41 triệu tấn[1]. Khi tiến hành chế biến, nhận thấy được có một số
lượng lớn chất thải là lõi ngô được thải ra môi trường. Giả sử phần lõi chiếm 40%, điều
này có nghĩa là 40% của khối lượng 1 bắp ngô là lõi ngô và 60% còn lại là hạt ngô, ta có
thể tính ra được số tấn chất thải lõi ngô được thải ra là khoảng 1,764 triệu tấn. Hiện tại, về
cơ bản, đa số người nông dân vẫn đang sử lí chúng bằng phương pháp đốt hoặc tận dụng
chúng làm chất đốt. Phương pháp này không được đánh giá cao vì chúng đem lại nhiều
tác động tới môi trường như ảnh hưởng tới không khí, nguồn dinh dưỡng đất, sức khỏe
cộng đồng dân cư và nguồn nước[2]. Theo một số nghiên cứu cho thấy, lõi ngô có chứa
tới 2,1% protein và có tới 29% là chất xơ. Ngoài ra chúng còn chứa một số vitamin như
B1, B2, B3,… và một số khoáng chất như Mg, Mn, K,… Việc sử dụng lõi ngô làm cơ
chất trồng nấm ăn hay làm phân bón cho cây trồng vẫn còn được ít người sử dụng.

Nấm sò (Pleurotus spp. ) hay còn được biết đến với các cái tên khác như nấm bào
ngư, nấm bèo, nấm tai lệch,… là một trong 4 loại nấm được trồng phổ biến nhất trên thế
giới. Chúng có hình dạng phễu, mọc thành cụm với mỗi cành nấm gồm 3 phần: mũ,
phiến và cuống. Chúng được biết đến như một loài nấm dược liệu do có chứa statin có tác
dụng làm giảm cholesterol, ngoài ra còn có một số tác dụng khác như tăng cường chức
năng não, chống viêm, chống lại các gốc tự do và kiểm soát khối u[3]. Môi trường sống
chủ yếu của chúng là kí sinh trên các thân cây mục ngoài tự nhiên, các cơ chất như lõi
ngô, rơm rạ hay mùn cưa,…trong điều kiện nuôi trồng, khí hậu mát mẻ.

Nhận thấy, việc trồng nấm có thể sử dụng triệt để được các phế phẩm từ nông
nghiệp, thông qua các tác nhân sinh học, các chất xơ thô được chuyển hóa thành protein
tốt cho con người sử dụng được, chứa đựng nhiều tiềm năng khai thác. Vì thế mà nhiều
năm trở lại đây, đã có rất nhiều bài nghiên cứu và phương pháp trồng nấm được phổ biến
tới người nông dân. Nghiên cứu tận dụng lõi ngô làm cơ chất trồng nấm sò là một trong
4

những nghiên cứu đem lại được hiệu quả tốt. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những bất
lợi khi thực hiện các quá trình này. Ví dụ như cần phải làm nhỏ, ủ cơ chất và xử lý khử
trùng cơ chất bằng phương pháp hấp trong khoảng từ 3 tới 12 tiếng. Điều này làm cho
người nông dân tốn nhiều kinh phí và thời gian hơn. Hiểu được vấn đề này, đề tài nghiên
cứu “ Nghiên cứu phương pháp trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô luộc” được đề
ra nhằm đưa ra giải pháp trồng nấm sò giúp người dân tiết kiệm chi phí và thời gian hơn,
đồng thời làm tăng giá trị, tận dụng được phần lớn phế phẩm nông nghiệp, làm hạn chế
tình trạng gây ô nhiễm môi trường, lành tính với người sử dụng.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.


2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng và phát triển của nấm sò trắng khi nuôi trồng trên cơ chất lõi
ngô luộc.
- Đưa ra kĩ thuật trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô luộc.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình trồng nấm sò trên cơ chất lõi ngô luộc.
- Vật liệu nghiên cứu: nấm sò trắng, lõi ngô nếp đã luộc.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trường đại học Văn Lang.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành các thử nghiệm nuôi trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô luộc.
- Xác định chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của nấm sò trắng khi nuôi trồng trên cơ
chất lõi ngô luộc.
- Hoàn thiện quy trình nuôi trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô luộc.
2.5. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sinh trưởng và phát triển của nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô luộc ở các
khối lượng bịch cơ chất và khối lượng giống cây khác nhau.
- Đánh giá chất lượng của nấm sò trắng khi được trồng trên cơ chất lõi ngô luộc so
với nấm trồng trên lõi ngô nguyên bản.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5

1. Nghiên cứu lý thuyết


Nghiên cứu các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện đề tài.
2. Thí Nghiệm
2.1. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm hai nhân tố: khối lượng cơ chất lõi ngô luộc trong 1 bịch nấm
(C1, C2, C3) và khối lượng giống cây trong 1kg cơ chất (G1, G2, G3).
- Khối lượng cơ chất trong 1 bịch nấm bao gồm các mức:
C1: 1.0kg
C2: 1.5kg
C3: 2.0kg
- Khối lượng giống cấy trong 1kg cơ chất bao gồm các mức:
G1: 15g/ 1kg cơ chất
G2: 20g/ 1kg cơ chất
G3: 25g/ 1kg cơ chất
- Thí nghiệm gồm 15 công thức: C1, C2, C3, G1, G2, G3, C1G1, C1G2, C1G3,
C2G1, C2G2, C2G3, C3G1, C3G2, C3G3 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCB ) và mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 15 bịch nấm.

Công thức thí Khối lượng cơ chất Khối lượng giống cây
nghiệm trong 1 bịch nấm (kg) (g/kg)
C1G1 1.0 15

C1G2 1.0 20

C1G3 1.0 25

C2G1 1.5 15

C2G2 1.5 20

C2G3 1.5 25

C3G1 2.0 15

C3G2 2.0 20

C3G3 2.0 25
6

2.2. Quy trình kỹ thuật trồng nấm


Bước 1: Xử lý nguyên liệu trồng nấm
- Chọn lõi ngô còn trắng, mới để tránh bị nhiễm các loại nấm và vi sinh vật có hại
khác.
- Xử lý lõi ngô với baking soda: hòa tan baking soda với nước theo tỉ lệ 1:10, ngâm
cơ chất lõi ngô đã chọn vào dung dịch nước baking soda đã pha trong thời gian 20
phút.
- Tiệt trùng nguyên liệu: sau khi nguyên liệu được ngâm trong dung dịch nước
baking soda đã đủ thời gian, vớt lõi ngô ra và để ráo. Sau đó đem cơ chất đi tiệt
trùng trong nước sôi trong 2 giờ.
Bước 2: Cấy giống
- Trộn tỉ lệ lõi ngô luộc và hạt hạt lúa mạch đen được cấy sợi nấm với tỉ lệ 25% hạt
giống và 75% lõi ngô. Chia đều vào các hộp ươm có rạch lỗ thoáng khí.
- Để các hộp ươm trong khu vực yên tĩnh với nhiệt độ khoảng từ 18 đến 24 độ C.
Thời gian ươm có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
- Khi sợi nấm đã làn ra khắp hộp ươm, tiến hành mở nắp để thuận tiện cho quá trình
chăm sóc và theo dõi sự phát triển của nấm.
- Bao nấm được để ở nơi có ánh sáng tốt, tránh ánh sáng trực tiếp. Bao nấm được
mở để trao đổi không khí và giữ ẩm.
Bước 3: Chăm sóc và thu hái
- Khi cụm nấm bắt đầu mọc lên, cần cung cấp nước bằng cách phun sương trực tiếp
nước vào cụm nấm ngày 4-5 lần tùy theo thời tiết.
- Cụm nấm sinh trưởng từ 2-3 ngày thì tiến hành thu hái. Khi hái nấm phải hái hết cả
phần chân nấm, không để sót lại phần thịt vì như thế sẽ dễ bị sâu bệnh gây hại hoặc
thối khi tưới nước làm hỏng cả bịch nấm.
- Sau mỗi đợt thu hái ngừng tưới nước khoảng 5-6 ngày, sau đó đợi nấm ra tiếp đợt
2,3,4…
2.3. Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu
 Thời gian sinh trưởng
+ Thời gian từ khi cấy giống đến khi chuyển hộp ươm vào túi nilong: Thời gian
này được xác định khi các sợi nấm ăn trắng bịch ươm tạo nên màu trắng đồng nhất, cơ
chất trong hộp ươm rắn chắc ( ngày).
+ Thời gian từ cấy giống đến khi nấm bắt đầu mọc ra trên cơ chất được xác định
khi các cụm nấm bắt đầu xuất hiện và nhô lên ( ngày ).
+ Thời gian từ cấy giống đến thu hoạch đợt 1 được xác định khi cụm nấm đã to,
đạt chỉ tiêu thu hoạch ( ngày ).
7

+ Thời gian từ khi trồng nấm tưới thu hoạch đợt cuối cùng ( khi các cụm nấm
bắt đầu mọc yếu dần đi, các sợ trắng trên nguyên liệu giảm dần và nguyên liệu trở nên
xốp) ( ngày ).
 Động thái sinh trưởng, phát triển quả thể nấm
+ Động thái sinh trưởng phát triển của cụm nấm: đo 2 lần/ ngày vào 7h và 17h từ
khi xuất hiện quả thể đến khi thu hoạch ( cm ).
+ Động thái sinh trưởng phát triển của cây nấm: đo 2 lần / ngày vào 7h và 17h từ
khi cây nấm hình thành đến khi thu hoạch (cm).
+ Kích thước cụm nấm và cây nấm về chiều dài, đường kính khi cực đại: đo khi
thu hoạch (cm).
 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá bằng các chỉ tiêu
sau.
+ Khối lượng trung bình của một cụm(g).
+ Khối lượng thu được/ bịch (g).
+ Số cây/ cụm ( cây ).
+ Số cụm/ bịch ( cụm ).
+ Năng suất nấm tươi/kg nguyên liệu (g).
 Theo dõi sinh vật hại nấm
+ Loài sinh vật gây hại: chuột, côn trùng, nấm tạo nhiễm,…
+ Thời gian gây hại: thời gian ươm bịch, thời kì hình thành quả thể.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính bằng tổng thu nhập trừ tổng chi phí trong quá trình
trồng nấm trên một tấn nguyên liệu.
2.4. Phương pháp sử lý số liệu
- Số liệu được sử lý bằng phần mềm Excel.
8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Giới thiệu về nấm sò trắng


1.1. Đặc điểm sinh học và sinh trưởng của nấm sò trắng
- Vị trí phân loại của nấm sò trắng
Giới (regnum) : Nấm (Fungi)
Ngành (phylum) : Nấm đảm (Basidiomycota)
Lớp (class) : Nấm tản (Agaricomucetes)
Bộ (ordo) : Nấm tản (Agaricales)
Họ (familia) : Nấm sò (Pleurotaceae)
Chi (genus) : Nấm sò (Pleurotus)
Loài (species) : Nấm sò trắng (Pleurotus pulmonarius)
- Đặc điểm sinh học của nấm sò trắng
Nấm sò có đặc điểm chung là mũ nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào
tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc, có lớp lông nhỏ mịn. Mũ nấm sò
khi còn non có màu sậm hoặc tối nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn
[4].
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh
dưỡng sơ cấp và thứ cấp, “ kết thúc” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là mũ
nấm. Mũ nấm lại sinh đảm bào tử và chung trình sống lại tiếp tục[4]
Hình thái quả thể khi trưởng thành:
Gồm 3 phần:
+ Cuống nấm: có hình trụ, chiều dài từ 1cm đến 4cm, độ dày từ 0,5cm đến 1cm
. Cuống nấm nhẵn, chắc, có màu trắng.
+ Mũ nấm: có đường kính từ 3cm đến 10cm. Mũ nấm là phần trên của quả thể
nấm, mặt dưới có nhiều phiến nấm.
+ Phiến nấm: Dạng méo lượn sóng hoặc răng cưa có độ dài ngắn khác nhau.
9

Ở mỗi giai đoạn phát triển quả thể, nấm có các hình dạng phát triển khác nhau:
dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng phễu lệch, dạng lá lục bình. Từ giai
đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất ( giá trị dinh dưỡng tăng) còn từ
giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng ( trọng lượng tăng)
[5].
Nấm sò là loại dùng trực tiếp xenlulo từ các thực vật khác do chúng là loài
không có khả năng quang hợp nên nó không thể tự tổng hợp chất hữu cơ để nuôi
cơ thể[6]. Do đó có thể sử dụng rất nhiều loại cơ chất để nuôi trồng nấm sò, một
trong những cơ chất có tiềm năng phải kể đến là lõi ngô.
- Một số yêu cầu sinh thái trong quá trình sinh trưởng của nấm sò
Nhiệt độ: nấm sò mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ tơ, một
số loài cần nhiệt độ từ 20 – 30 oC, một số loài khác cần từ 27 – 32 oC. Nhiệt độ
thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài cần từ 15 – 25 oC, một số loài khác cần
25 - 32 oC.
Độ ẩm: độ ẩm rất quan trong đối với phát triển sợi nấm và quả thể của nấm.
Trong giai đoạn tăng trưởng của sợi, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 65 – 67%, còn
độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tưới đón nấm ra quả thể,
độ ẩm không khí tốt nhất là 70 – 95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát
triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng
bìa mũ nấm. Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.
pH: nấm sò có khả năng chịu sự giao động pH tương đối tốt. Tuy nhiên pH
thích hợp đối với hầu hết các loài nấm sò là từ 5 – 7.
Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích
nụ nấm phát triển, Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khuếch tán ( ánh sáng
phòng).
Độ thông thoáng: nấm cần oxy để phát triển vì vậy mà nhà trồng nấm cần có
độ thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp[4].
1.2. Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nấm sò trắng.
10

Nấm sò là loài nấm giàu dinh dưỡng. Trong nấm sò trắng có rất nhiều vitamin,
khoáng chất và các axit amin cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Thành
phần có trong nấm sò tươi gồm: protein 4%; glucide 3,4%; vitamin C; Vitamin PP;
acide folic; các acide béo không no, ngoài ra còn có chứa rất nhiều khoáng như
photpho, canxi, sắt, kali, natri[7]… Khi nấm sò dưới dạng sinh khối khô, hàm lượng
protein chiếm tới 33 – 43%.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm sò còn có nhiều đặc tính của biệt dược. Các
nghiên cứu cho thấy nấm sò có tác dụng làm giảm thiểu đối với cholesterol do có chứa
statin như lovastatin có tác dụng giảm cholesterol. Nhiều loại nấm có chứa một số
lượng lớn các chất chuyển hóa như kháng sinh, chống oxy hóa, chống cao huyết áp,
phối hợp chống đông máu, chống hạ đường huyết, chống vi khuẩn, và các hoạt động
kháng virut. Đây là cơ sở để khẳng định nấm sò có thể ngăn ngừa cao huyết áp, táo
bón, thừa cân và có thể phục hồi sự mệt mỏi.

Nấm sò có một sự thích nghi duy nhất đối với một loạt chất nền
lignocellulosic[8]. Do đó, trong tự nhiên, chúng ta có thể tìm thấy nấm trên thân gỗ
mục. Như vậy, một lần nữa nó được sử dụng như một chất điều hòa đất trong nông
nghiệp. Nó cũng là một loại nấm dễ trồng và có hiệu quả để phát triển kinh tế[8].

2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế phẩm nông nghiệp để trồng
nấm ăn
2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế phẩm nông nghiệp để
trồng nấm ăn trên thế giới
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới

Nấm ăn được coi là “ rau trắng” hay “ thịt chay không xương” với giá trị dinh
dưỡng rất lớn. Chính vì vậy nó đã được nuôi trồng từ rất lâu trên thế giới. Theo trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm, đến nay, trên thế giới, trong sản xuất nông nghiệp,
nấm được xếp vào ngành sản xuất thứ 3.
11

Hiện nay, người ta đã ghi nhận khoảng 2000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài
nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng[9]. Đặc biệt, một số loài nấm ăn còn có
giá trị thương mại rất cao. Sản lượng nấm toàn cầu đã tăng lên đáng kể, từ khoảng 0,3
triệu tấn vào năm 1962 lên khoảng 3,41 triệu tấn vào năm 2010[8]. Ngày nay trồng
trọt đang được thực hiện ở khoảng 100 quốc gia, sản xuất trên thế giới ước đạt khoảng
5 triệu tấn và ngày càng tăng.

Ở châu Á, giai đoạn đầu, trồng nấm thường mang tính chất thủ công, năng suất
không cao, nhưng sản xuất gia đình với số đông nên tổng sản lượng cũng rất lớn.
Trong thời gian gần đây công nghiệp trồng nấm đã phát triển mạnh mẽ như: Trung
Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… Hiện tại, ở Châu Á, chất nền chính được sử dụng để
trồng nấm sò là mùn cưa. Tuy nhiên, khi sử dụng số lượng mùn cưa để trồng nấm sẽ
làm giảm diện tích rừng đồng thời lại không khai thác hết tiềm năng sử dụng các
nguồn lực sẵn có tại địa phương.

Thái Lan có điều kiện phù hợp để trồng nấm. Hơn 70% nông dân trồng lúa ở
Thái Lan trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại đây, 22 loài nấm được trồng
phổ biến. Nấm sò được biết đến với cái tên Hed Nanglom bằng tiếng Thái. Nấm có
tiềm năng cao cho việc canh tác vì nó có đặc tính dinh dưỡng và dược phẩm ví dụ như
chống ung thư, oxy hóa, chống tiểu đường…[10].

Trung Quốc là nơi trồng nhiều loại nấm ăn, nấm dược liệu nhất thế giới. Công
nghiệp trồng nấm ở Trung Quốc đá phát triển mạnh mẽ từ những năm 70. Năm 1978,
tổng sản lượng nấm của Trung Quốc là 60.000 tấn chiếm 6% sản lượng thế giới. Năm
2006, tổng sản lượng lên đến 14 triệu tấn chiếm 70% sản lượng nấm thế giới, trị giá
lên đến 6 tr USD. Những năm gần đây do tốc độ đo thị hóa cao nên vùng nguyên liệu
để trồng nấm ngày một cạn kiệt, Trung Quốc đã phải dùng kĩ thuật “ Khuẩn thảo học”
để trồng nấm, nghĩa là dùng các loại cỏ, cây thân thảo thay cho gỗ rừng và nguồn
nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Dịch chuyển dần các vùng nguyên liệu trồng
nấm sang một số nước trong khu vực có nghề trồng nấm mới khôi phục và phát triển
trong đó có Việt Nam và tiến hành chế biến các sản phẩm tinh chất cao cấp hơn như
12

thuốc tiêm, thuốc tăng lực chiết xuất từ nấm. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề
được đầu tư theo hướng công nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao từ khâu xử lí nguyên
liệu đầu vào đến chế biến các sản phẩm cuối cùng của nấm ăn [11].

Tại Châu Phi, các nghiên cứu về nấm có thể giúp phát triển các chiến lược để
sản xuất các protein ăn được quy mô lớn, sẽ giải quyết vấn đề đói nghèo và suy dinh
dưỡng ở các nước Châu Phi và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tại Châu Phi chỉ
sản xuất được 1% lượng nấm sò trên thế giới.

Hoa Kỳ là nước sản xuất nấm ăn hàng đầu với 17% trong số 4,5 tỉ bảng Anh
của thế giới vào năm 1995, chỉ đứng sau Trung Quốc. Sản lượng nấm của Mỹ đạt 787
tỷ Pound ( tương đương 357 tỷ kg) vào năm 1996. Nấm đứng thứ 4 trong số tiền thu
được từ rau năm 1996, đứng sau khoai tây, cà chua, rau diếp. Doanh thu nấm đạt được
trong năm 1996 là 767 triệu đô la, cao hơn 44% so với một thập niên trước đó [12]. Có
23 bang ở Mỹ trồng nấm và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Canada, Mexico.

Nấm ăn được trông ở Úc được bắt nguồn từ năm 1993, khi xuất hiện thấy các
loại nấm ở trong các đường hầm, đường sắt bỏ hoang ở Sydney. Úc là nước có thời
tiết cực đoan tuy nhiên dựa trên sự chuyên môn và sự nỗ lực của những người nhập cư
mới đến, ngành nông nghiệp nấm Úc đã trở thành hiện thực.

Nhìn chung, nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là trong 20
năm trở lại đây, với một số loại nấm ăn đã được nuôi trồng phổ biến và hơn 50 loài
nấm khác đang được đưa dần vào sản xuất.

Sự phát triển của nghề trồng nấm có thể có nhiều nguyên nhân như: Sự tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của thông tin… Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu vẫn là
tính hiệu quả của nấm trồng. Nguyên liệu chính của việc nuôi trồng nấm chỉ sử dụng
các loại phế liệu của nông, lân nghiệp như: mù cưa, bã mía, lõi ngô… nhưng sản phẩm
thu lại là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Ngoài ra, nấm cung cấp triển vọng chuyển đổi dư lượng Lighocellulosic từ
nông nghiệp ruộng, rừng thành sinh khối giàu protein có thể giúp phát triển các chiến
13

lược để sản xuất các protein ăn được quy mô lớn, sẽ giải quyết được vấn đề đói nghèo
và suy dinh dưỡng tại các nước Châu Phi và các nước đang phát triển. Bên cạnh đó,
việc xử lí chất thải nông nghiệp như vậy cũng góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường mà sản phẩm nấm trồng cũng là một nguồn phân bón tốt, thức ăn gia súc và
chất dưỡng đất.

2.1.2. Tình hình sử dụng phế thải nông nghiệp trong trồng nấm trên thế giới

Hiện nay, khoảng 40% dân số sống nhờ nông nghiệp. Tỉ lệ dân số tham gia sản
xuất nông nghiệp ở các nước giao động từ 2% đến 80%. Do đó, lượng phê sthair nông
nghiệp để lại trên đồng ruộng là rất lớn. Việc sử dụng phế thải nông nghiệp vào sản
xuất nấm ăn là biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và vừa có tác dụng giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

Hiện tại, ở Châu Á, chất nền chính được sử dụng để trồng nấm sò thương mại
là mùn cưa. Sử dụng số lượng lớn mùn cưa để trồng nấm sẽ làm giảm diện tích rừng.
Trong khi tiềm năng tồn dư chất thải nông nghiệp lại rất lớn [13]. Mặt khác, một số
loại mùn cưa có tính độc và dị ứng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người.

Vì những lí do đó, việc lựa chọn thay thế các chất thải nông nghiệp cho mùn
cưa là điều rất cần thiết.

Ở Thái Lan, có nhiều chất nền khác được sử dụng thay cho mùn cưa như ngô,
lúa, gạo nâu, vỏ sắn, vỏ cà phê, lúa mì, rơm rạ [10].

Ở Kenya, người ta đã nghiên cứu sản xuất nấm ăn trên các nền cơ chất khác
nhau. Các cơ chất được nghiên cứu, chủ yếu là phế thải nông nghiệp như ngô, rơm rạ,
xơ chuối, rơm lúa mì, cây đậu, xơ dừa, lục bình…[14].

Iran có rất nhiều các phế thải nông nghiệp như rơm lúa mì, rơm lúa mạch, phế
liệu có nguồn gốc từ ngô. Những phế thải này được coi là cơ chất trồng nấm , còn các
chất như cá, lúa mì, cám đậu, đậu nành là những chất bổ sung trong quá trình trồng
nấm. Đây la ý tưởng sử dụng phế thải nông nghiệp để sản xuất nấm tươi, đồng thời
14

giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho
con người [15].

Nigeria là nước sản xuất ngô đứng đầu Châu Phi với sản lượng 9410000 tấn,
ngoài ra còn sản xuất 4883000 tấn gạo (FAO, 2012). Chính vì vậy lượng phế thải nông
nghiệp lại trở thành một thách thức lớn đối với đất nước này. Một giải pháp đặt ra là
nuôi trồng nấm trên các phế thải nông nghiệp như rơm rạ, cây ngô.

Nấm sò là loài nấm được trồng phổ biến ở Ghana. Trước đây, nấm sò ở ghana
đượ trồng bằng cách sử dụng túi nhựa chứa mùn cưa bị phân hủy . Tuy nhiên, khi gỗ
trở nên khan hiếm, việc không có chất nền mùn cưa thích hợp sẽ trở thanhf một yếu tố
hạn chế cho việc trồng nấm tại nơi đây. Ngô là loại cây trồng chính ở Ghana, phế thải
của nó rất phong phú và có sẵn nên nó rất phù hợp cho việc trồng nấm tại các trang
trại [16].

Ở các nước châu Âu, hàng năm số lượng lớn các chất thải ở vườn nho và các
nhà máy rượu vang gây thiệt hại lớn về mặt môi trường xung quanh. Chính vì vậy,
việc trồng nấm trên nguồn chất thải này đã góp phần giảm thiểu thiệt hại.

2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để trồng
nấm ăn ở Việt Nam.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ăn ở Việt Nam

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển ở nước ta từ năm 1970 đến
nay đã làm chủ động được công nghệ chọn tạo giống, nuôi trồng 18 loại nấm ăn và
dược liệu. Từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất ngày càng được phát triển, năng
suất ngày càng cao. Theo thống kê của Cục Trồng trọt năm 2005, tổng sản lượng các
loại nấm ăn và dược liệu đạt 50.000 tấn, gấp 10 lần so với năm 1995. Đến năm 2015,
tổng sản lượng đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD/ năm
(theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm Việt Nam).

Các loại nấm được trồng chủ yếu là nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương,
nấm linh chi…Nước ta có tiềm năng lớn về nuôi trồng, sản xuất nấm ăn và nấm dược
15

liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, cùng với nguồn lao động dồi dào,
điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm
quanh năm. Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm
đối với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở. Thời gian
qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình,
trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển
theo hướng chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa, gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ
chế, bảo quản, tiêu thụ. Nhờ vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế
cao, bên cạnh đó còn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Đồng
thời, việc phát triển ngành nấm còn giúp góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị
gia tăng của sản xuất trồng trọt nhờ sử dụng các phụ phẩm của trồng trọt.

Tuy nhiên, so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất
nấm nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa
dạng sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa đảm bảo về số
lượng, chất lượng. Chưa có sự đầu tư đúng mức cho sơ chế, chế biến, bảo quản. Do
đó, chất lượng sản phẩm chưa cao, khó có thể cạnh tranh với một số nước. Chính vì
vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thiện Đề án phát triển nấm ăn và dược liệu
đến năm 2020. Mục tiêu chung của Đề án là trong thời gian tới xây dựng ngành ản
xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp, từng bước ứng dụng
công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế
biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần giải
quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nguồn hàng
hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, sản xuất nấm
ngày càng được cơ giới hóa, tự động hóa trở thành ngành kinh tế mạnh thế giới. Một
số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… đã và đang đầu tư vào Việt Nam để
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm (có khoảng 20 công ty từ Bắc vào Nam) đây là
những đối tác cạnh tranh thúc đẩy ngàng nấm Việt Nam phát triển.

Hiện nay có rất nhiều mô hình sản xuất nấm ăn khác nhau như trang trại trồng
nấm, hợp tác xã trồng nấm, doanh nghiệp nấm… sản xuất nấm ở các hộ gia đình trở
16

nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành với số hộ ngày càng tăng, diện tích trồng nấm ngày
càng phát triển và năng suất ngày càng cao.

Do được nghiên cứu từ những năm 1970, nên hiện nay chúng ta cũng đã làm
chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm thông thường.
Các trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm được thành lập và phát triển ở khắp các
tỉnh thành trong cả nước như: Trung tâm Nghiên cứu Nấm ăn tại Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1984; Trung tâm Nghiên cứu và phát triển
Nấm của Viện Di truyền Nông nghiệp được thành lập năm 1994 theo Quyết định số
360/NN-TCCB/QĐ ngày 27/1/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Trung tâm nấm Văn
Giang là cơ sở trực thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền
nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam)...Trong mấy chục năm qua các viện, trường,
trung tâm nghiên cứu đã xây dựng chương trình, dự án, đề tài, kế hoạch nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ về nấm ăn và nấm dược liệu ; xây dựng chiến
lược, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về
nấm; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: chọn tạo, nhân giống
nấm; bảo tồn và phát triển nguồn gen nấm; kỹ thuật nuôi trồng nấm; phòng, trừ sâu
bệnh hại nấm; công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến nấm.

Đặc biệt, hiện nay phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ mới,
công nghệ cao trong nuôi, trồng, sản xuất nấm như ứng dụng các kết quả trong lĩnh
vực công nghệ sinh học như kỹ thuật di truyền, nuôi cấy mô, đột biến, công nghệ lên
men... từ phòng thí nghiệm đến các cơ sở sản xuất để chọn tạo, sản xuất, nuôi trồng,
chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trồng
nấm sò và mộc nhĩ trên cơ chất khác nhau như:

Đề tài trồng nấm sò trắng Pleurotus florida trên nguyên liệu lục bình. Tác giả
đã nghiên cứu thành công quy trình trồng nấm sò trắng trên nguyên liệu thực vật thủy
sinh là cây lục bình [17].
17

Đề tài trồng nấm sò trên bụi xơ dừa, đề tài đã nghiên cứu thành công việc trồng
nấm trên sơ dừa từ đó nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường.

Đề tài “Xây dựng giải pháp phát triển mộc nhĩ cho các vùng dân tộc thiểu số”
do nhóm sinh viên Trường Đại học Bình Dương nghiên cứu nuôi trồng mộc nhĩ trên
mùn cưa và trên thân cây gỗ, đồng thời chuyển giao công nghệ cho bà con dân tộc
thiểu số.

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể mùn cưa và bã mía đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng và năng suất của mộc nhĩ tại tỉnh Ninh Bình.

2.2.2. Tình hình sử dụng phế thải nông nghiệp trong trồng nấm ở Việt Nam

Hàng năm, nước ta có khoảng 50 triệu tấn rơm khô, 8 triệu tấn trấu, 30 - 50
triệu phế phải thực vật, 75 triệu tấn chất thải rắn chăn nuôi. Đây có thể là hiểm họa
gây ô nhiễm môi trường nhưng cũng có thể là nguồn tài nguyên, nguyên liệu khổng lồ
và quý giá để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống [18].

Biện pháp khả thi nhất đối với chúng ta hiện nay là sử dụng rơm để trồng nấm
ăn và nấm dược liệu, một nghề đang được phát triển mạnh hiện nay ở cả phía Nam lẫn
phía Bắc. Nếu chúng ta chỉ sử dụng 40% rơm rạ tức khoảng 20 triệu tấn để trồng các
loại nấm quanh năm sẽ có 1 sản lượng nấm lớn khoảng 5 triệu tấn nấm tươi cho tiêu
dùng và xuất khẩu trị gia khoảng 60 - 70 ngàn tỷ đồng tương đương 3000 triệu USD,
vừa có nguồn thu cho nông dân, ngoại tệ cho đất nước, vừa có sản phẩm sạch, dinh
dưỡng cao cho xã hội, lại bảo vệ được môi trường [18].

Mặc dù, nước ta có tiềm năng lớn song giá trị kinh tế từ cây nấm còn thấp. Mỗi
năm, hàng chục tấn rơm rạ bị đốt trên đồng ruộng, gây lãng phí tài nguyên trồng nấm.
Nguyên nhân là do trình độ nhận thức và hiểu biết về vai trò của sản xuất nấm đối với
người dân nước ta còn hạn chế; thiếu cán bộ làm công tác nghiên cứu và kỹ thuật
trồng nấm; việc tuyên truyền còn hạn chế [19]. Nước ta cũng có nhiều công trình
nghiên cứu trồng nấm trên phế thải nông nghiệp.
18

Đề tài nghiên cứu sản xuất nấm sò trên rơm. Tác giả đã nghiên cứu kỹ thuật
nuôi trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm rạ, có sử dụng chế phẩm xử lý rơm. Đây là
nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, giá rẻ, luôn có mặt ở khắp vùng đồng bằng sông
Cửu Long, đồng thời chế phẩm xử lý rơm thay thế nồi hấp tiệt trùng có giá thành rẻ,
dễ sử dụng.

Tại Sơn La các nghiên cứu về nấm ăn tập chủ yếu ở tại Khoa Nông Lâm -
Trường Đại học Tây Bắc. Các nghiên cứu về nuôi trồng nấm ăn tại Trường Đại học
Tây Bắc được thực hiện từ năm 2007 đến nay.

Nghiên cứu so sánh năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng nấm Sò trên cơ
chất lõi ngô so với cơ chất rơm rạ và bông phế thải: Lõi ngô thích hợp làm cơ chất
trồng nấm Sò, năng suất đạt 437 kg/tấn nguyên liệu, hiệu quả kinh tế đạt 8.308.000
đồng/tấn nguyên liệu năng suất tăng 11,9%, hiệu quả kinh tế tăng 26,09% so với trồng
trên cơ chất rơm rạ.

Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế khi bổ sung thêm một số chất dinh
dưỡng vào cơ chất trồng nấm sò: Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (cám gạo, bột
ngô, bột đậu tương) vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò đều làm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế so với đối chứng. Trong đó, bổ sung 10% cám gạo cho năng suất 516
kg/tấn nguyên liệu và hiệu quả kinh tế 9.077.000 đồng/ tấn nguyên liệu đạt cao nhất,
năng suấ tăng 9,6%, hiệu quả kinh tế tăng 23,32% so với không bổ sung dinh dưỡng
[11].

Các nghiên cứu hiện nay đa số tập trung vào kĩ thuật trồng nấm rơm, nấm mỡ,
nấm sò trên các cơ chất rơm rạ, lõi ngô nghiền, vỏ cà phê, vỏ trấu… Tuy nhiên chưa
có công trình nghiên cứu trồng thử nghiệm nuôi trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi
ngô luộc.
19

Tài liệu tham khảo

[1] Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022, T12/2022.

[2] Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Sóc Trăng:Tận dụng phế phẩm nông
nghiệp phát triển nghề trồng nấm bào ngư, 2020.

[3] Tâm An, Những lợi ích khó tin của nấm sò, Báo Lao Động, T5/2021.

[4] Phan Ngọc Nhuận (2004), Nuôi trồng nấm bào ngư, Nuôi trồng nấm bào ngư | Diễn đàn
Nông nghiệp Việt Nam (agriviet.com), 20/04/2004.

[5] Lê Duy Thắng (2006), Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, Nuôi trồng một số nấm ăn thông
dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp TP.HCM, TP.HCM.

[6] Nguyễn Hữu Đống (2003), Nuôi trồng, sử dụng nấm ăn nấm dược liệu, NXB Nghệ
An, Nghệ An.

[7] Phạm Thị Minh Thảo, Thử nghiệm nuôi trồng một số nấm ăn trên cơ chất lõi ngô,
2017.

[8] Abena O.Adjapong, Kwame D.Ansah, Faustina Angfaarabung, and Henry O. Sintim
(2015), Maize Residue as a Viable Substrate for Farm Scale Cultivation of Oyster
Mushroom (Pleurotusostreatus), 20 December 2015.

[9] GS.PTS. Nguyễn Hữu Đống – KS. Đinh Xuân Linh – KS. Nguyễn Thị Sơn -TS. Zani
Federico, Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

[10] Thongklang N and Luangharn T (2016), “Testing agriculture wastes for the
production of Pleurotus ostreatus”, Mycosphere 7(6), p.766- 772.

[11] Nguyễn Thị Quyên (2016), Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu vỏ cà phê nuôi trồng
nấm ăn tại Sơn La, Đại học Tây Bắc, Sơn La.
20

[12] Hoa HT, Wang CL, Wang CH (2015), The Effects of Different Subtrates on the
Growth, Yield and Nutritional Composition of Two Oyster Mushroom, 2015 Dec 31.

[13] Hồ Đình Hải (2012), Nấm bào ngư, 16/7/2012.

[14] J.W. Kimenju, G.O.M.Odero, E.W.Mutitu, P.M.Wachira, R.D.Narla and W.M.Muiru


(2009). “Suitability of Locally Available Substrates for Oyster Mushroom (Pleurotus
ostreatus) Cultivation in Kenya”, Asian Journal of Plant Sciences, 8, p. 510- 514.

[15] Elahe Kazemi Jeznabadi, Mehrdad Jafarpour, Shahin Eghbalsaied (2016), “King
oyster mushroom production using various sources of agricultural wastes in Iran”,
International tournal of recycling of organic wastes in agricutural, 5(1), p. 17-24.

[16] Gunde-Cimerman N, Cimerman A (1995), “Pleurotus fruiting bodies contain the


inhibitor of 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A reductase-lovastatin”. Exp
Mycol.19(1), p.1-6.

[17] Phạm Thị Lan Thanh (2014), Nghiên cứu trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus
florida) trên nguyên liệu lục bình, Viện Công nghệ Sinh học Môi trường, Đại học Lạc
Hồng, Đồng Nai.

[18] Trương quốc Tùng (2013), Rơm rạ và phế thải nông nghiệp – Hiểm họa và tài
nguyên, Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, ngày 27/3/2013.

[19] Nguyễn Huân, 2012, Đang lãng phí nguyên liệu sản xuất nấm, Hội nghị đánh giá
tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nấm khu vực phía Bắc ngày 22/9/2011, Hải
Phòng.

You might also like