You are on page 1of 10

Họ và tên: Nguyền Thùy Dung

Lớp: 10 Văn

Tiểu luận
CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM
I, Khái niệm về ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành nghề bảo quản, chế
biến nông sản và thực phẩm. Trước khi đưa các loại nông sản, thực phẩm ra thị
trường, các quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm kỹ càng.
Thông qua việc nghiên cứu và phát triển ra nhiều sản phẩm mới. Đồng thời, trong
nhiều lĩnh vực khác, nguyên liệu trong lĩnh vực nông sản được tạo ra từ những
nguyên liệu mới giúp ích trong nhiều lĩnh vực khác. Do đó, khi nhắc đến công
nghệ chế biến lương thực, thực phẩm rất đa dạng do nó liên quan đến đồ ăn, thức
uống và an toàn thực thẩm.

II, Vai trò của ngành chế biến lương thực thực phẩm
Công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển và công nghiệp hóa ở lĩnh vực kinh tế. Có thể nói, công nghệ chế biến là
một phần trong nền công nghiệp. Nếu trong ngành công nghiệp này có năng suất
lao động cao thì chắc hẳn đây là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới giúp gia
tăng thu nhập bình quân của đầu người và mở rộng. Kích cầu thị trường tiêu dùng.
III, Phân ngành
– Chế biến thực phẩm chăn nuôi như sữa, thịt hay các sản phẩm được làm từ sữa
và thịt.
– Chế biến các sản phẩm trồng trọt như chè, cà phê, đường mía, bia, rượu, nước
ngọt…

– Chế biến thực phẩm được làm từ thủy, hải sản như tôm, cá, nước mắm…
IV, Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghệ chế biến lương
thực, thực phẩm
– Thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài nước rộng lớn.
– Nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
– Nguồn lao động dồi dào, cùng trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng
được tăng cường, cùng với các chính sách phát triển đều thuận lợi.

V, Lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm đem lại hiệu quả
về kinh tế – xã hội cao
– Về xã hội: thúc đẩy ngành công nghiệp hóa nông thôn, góp phần giải quyết việc
làm và liên kết nông dân và công nhân để đạt hiệu quả tích cực.
– Về kinh tế: 
+ Cung cấp nhiều mặt hàng về xuất khẩu chủ lực như thủy hải sản, gạo, cà phê, cao
su… nhằm mang lại nguồn thu về ngoại tệ lớn.
+ Nguồn vốn không đòi hỏi quá lớn và thời gian quay vòng vốn nhanh chóng.
+ Trong cơ cấu về giá trị sản lượng công nghiệp lương thực, thực phẩm chiếm tỉ
trọng tương đối cao.
Chế biến thực phẩm khô đang giúp ích rất nhiều cho đời sống

VI, Sự tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác


– Luôn đẩy mạnh sự phát triển về các ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng, cùng với các ngành nghề khác.
– Thúc đẩy sự hình thành của các vùng chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây công
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguồn đầu vào cho
ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
Qua những thông tin ở nội dung trên, có thể thấy, ngành công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm có thể coi là lĩnh vực “mũi nhọn”, trọng điểm của nước ta.
Áp dụng các biện pháp công nghiệp nhật bản. Các doanh nghiệp đang không
ngừng phấn đấu để phát triển và đưa các sản phẩm ở nước ra thị trường quốc tế
nhiều hơn.
VII, Phương pháp chế biến một số loại lương thực – thực phẩm:
1, Chế biến gạo từ thóc
a) Phương pháp chế biến gạo từ thóc
Phương pháp truyền thống: sử dụng cối xay và cối giã.

Phương pháp hiện đại: Sử dụng máy xay xát.


b) Quy trình chế biến gạo từ thóc
Làm sạch thóc → Xay → Tách trấu → Xát trắng → Đánh bóng → Bảo
quản → Sử dụng

Bước Nội dung


1. Làm sạch thóc  

2. Xay  

3. Tách trấu Tách hạt khỏi vỏ trấu thu gạo lức (còn vỏ cám)

4. Xát trắng Giúp tách vỏ cám khỏi hạt gạo

5. Đánh bóng Giúp gạo trắng bóng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

6. Bảo quản  

7. Sử dụng  

2, Chế biến sắn: (khoai mì)


a) Một số phương pháp chế biến
- Thái lát, phơi khô

- Chẻ, chặt khúc, phơi khô

- Phơi cả củ (sắn gạc hươu)

- Nạo thành sợi rồi phơi khô

- Chế biến bột sắn

- Chế biến tinh bột sắn

- Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia


súc

b) Quy trình công nghệ chế biến tinh bột


sắn

Sắn thu hoạch → làm sạch → nghiền (xát) → tách bã → thu hồi tinh bột → bảo
quản ướt → làm khô → đóng gói → sử dụng

3, Chế biến rau quả


a) Một số phương pháp chế biến rau, quả
Đóng hộp Sấy khô

- Chế biến các loại nước uống. Muối chua

b) Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp:
Nguyên liệu rau, quả → Phân loại → Làm sạch → Xử lí cơ học → Xử lí nhiệt →
Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Làm nguội → Bảo quản thành
phẩm → Sử dụng

Bước Nội dung


 Phân loại   

 Làm sạch   

 Xử lí cơ học  Cắt thành lát, miếng theo yêu cầu


Bước Nội dung
 Xử lí nhiệt  Làm mất hoạt tính enzim, giữ phẩm chất rau, quả

 Vào hộp   

 Bài khí   

 Ghép mí  85 - 90oC

 Thanh trùng  100oC

 Làm nguội  30 - 40oC

 Bảo quản thành phẩm   

 Sử dụng  

Hình ảnh một số bước trong quy trình công nghệ chế biến rau quả đóng hộp

You might also like