You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN


BỘ MÔN HÓA HỌC

BÁO CÁO THU HOẠCH

THAM QUAN THỰC TẾ

Ngành: Hóa học

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Kim Liên


Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Cẩm Tuyết

Năm 2022

1
KẾ HOẠCH
1. Tham quan nhà máy Yakult Việt Nam
- Thời gian: 9h ngày 15 tháng 3 năm 2022
2. Tham quan nhà máy Ajinomoto Biên Hòa
- Thời gian: 8h15 ngày 15 tháng 3 năm 2022
3. Tham quan công ty đạm cổ phần dầu khí phân bón Cà Mau
- Thời gian: 4h ngày 22 tháng 4 năm 2022
4. Tham quan công ty Mỹ Lan Trà Vinh
- Thời gian: 8h ngày 28 tháng 4 năm 2022

2
NHÀ MÁY YAKULT VIỆT NAM

1. Giới thiệu
Địa chỉ: số 5 – Đại Lộ Tự Do – KCN Việt Nam Singapore, Tx.Thuận An –
tỉnh Bình Dương.
Ngành nghề kinh doanh: Hiện nay Yakult cung cấp sản phẩm duy nhất ra
thị trường là sữa uống lên men Yakultdạng chai nhựa dung tích 65 ml
(tương ứng 6,5 tỉ khuẩn L.casei Shirota); nhưng ngoài ra còncó các sản
phẩm khác: mỹ phẩm, dược phẩm.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy Yakult Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Việt Nam
Singapore – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích là
24000 m2. Nhà máy Yakult Việt Nam chính thức bắt đầu đi vào hoạt động
sản xuất vào tháng 04 năm 2008.

3
Với 80 năm lịch sử hình thành và phát triển, Yakult không chỉ cam
kết đạt chất lượng sản phẩm cao nhất mà còn cam kết về việc bảo vệ môi
trường, đảm bảo sức khỏe và an toàn nơi làm việc.
- Năm 1930: Bác sĩ Minoru Shirota phân lập và nuôi cấy thành công chủng
khuẩn acid lactic, chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota
- Năm 1935: Yakult được thương mại đầu tiên trên thị trường Nhật Bản
- Năm 1955: Công ty Yakult Honsha được thành lập, trung tâm nghiên cứu
được thành lập ở Kyoto
- Năm 1963: Yakult triển khai hệ thống Yakult Ladies – hệ thống giao hang
tận nhà tại Nhật Bản
- Năm 1967: Thành lập viện nghiên cứu vi sinh của Yakult đặt tại
Kunitachi-Nhật Bản
- Năm 1968: Yakult được giới thiệu trên thị trường trong dạng chai nhựa
mới
- Năm 1981: Chứng khoán của công ty được liệt kê vào danh sách lựa chọn
đầu tiên của Sở chứng khoán Tokyo
- Năm 1998: Yakult được Bộ Y tế, Lao động & Phúc lợi xã hội Nhật Bản
chứng nhận FOSHU
- Năm 2005: Chi nhánh trung tâm nghiên cứu vi sinh được thành lập tại
Châu Âu (Bỉ)
- Năm 2007: Công ty Yakult Việt Nam bắt đầu kinh doanh
3. Quy trình sản xuất
* Nguyên liệu:
Nguyên liệu sản xuất của sữa Yakult là sữa bột gầu, đường, nước và
chủng khuẩn probiotic Lactobacillus casei Shirota. Trong đó quan trọng

4
hơn cả là chủng khuẩn probiotic Lactobacillus casei Shirota. Tất cả nguyên
liệu trên được cung cấp từ nhà cung cấp nhập về từcông ty mẹ sau đó được
nuôi cấy và phát triển phôi tạo sinh khối đủ để cung cấp cho quá trình lên
men của nhà máy.
Tính chất của chủng khủng sống probiotic “Lactobacillus casei
Shirota”.
- Cho đến thời điểm hiện tại, chủng khuẩn probiotic Lactobacillus casei
Shirota là chủng khuẩn quan trọng và hiệu quả nhất trong việc sống sót qua
giai đoạn tồn tại trong môi trường acid của dạ dày và dịch vị mật tiến đến
ruột non mà vẫn còn sống, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường
ruột. Khi tiêu thụ Yakult hàng ngày, khuẩn L.casei Shirota hỗ trợ cải thiện
tiêu hóa, điều hòa hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
- Lactobacillus casie Shirota là loại chủng khuẩn Probiotic. Theo định nghĩa
của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức nông lương thế giới (WHO/FAO,
2001 (thì Probiotics là những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ thể
một lượng đầy đủ sẽ có lợi về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Hầu hết các
chủng probiotic được sử dụng sản xuất thực phẩm là những loài thuộc
nhómvi khuẩn acid lactic như là Lactobacillus và Bifidobacteria. Để trở
thành một Probiotic chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota đã phải trả
qua những yêu câu nghiêm ngặt:
+ Kháng được acid có trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật để tiến đến ruột
non mà vẫn tồn tại.
+ An toàn khi sử dụng, người tiêu thụ không cần lo ngại đến phản ứng phụ
sau khi dùngvà cũng không cần sư kê toa của Bác sĩ.
+ Phải được dùng dưới dạng thực phẩm, có mùi vị dễ chịu, dễ uống.
+ Có lợi và đáng tin cậy.

5
+ Phát triển được trong ruột.
+ Sản phẩm có giá cả hợp lý.
* Cơ sở lý thuyết của quá trình sản xuất:
Quá trình sản xuất dựa trên cơ sở của quá trình lên men, đối
với chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota, quá trình lên men là hiếu
khí tùy nghi (có lúc cần oxi, có lúc lại không).
* Quy trình sản xuất:
Quá trình sản xuất sản phẩm probiotic nói chung hay sữa lên men nói riêng
đòi hỏi phải được sản xuất với công nghệ cao trong điều kiện vệ sinh hết
sức nghiệm ngặt để sản phẩm sản xuất ra là an toàn tuyệt đối cho người sử
dụng. Điều quan trọng nhất của quá trình sản xuất là tránh sự nhiễm tạp của
bất kỳ vi sinh vật nào khác bởi vì sản phẩm rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự phát
triển của chúng.

Sơ đồ: Quy trình sản xuất sữa uống lên men Yakult Việt Nam
(1) Khu vực chuẩn bị nguyên liệu: sữa bột gầy, đường Glucose, đường cát
trắng.
(2) Bồn hòa tan: phối trộn và làm tan hôn hợp sữa bột gầy, đường (đường
Glucose, đường cát trắng) bằng nước nóng.
6
(3) Thiết bị khử trùng: dung dịch sữa đã chuẩn bị ở bước trên sẽ được tiệt
trùng tại nhiệt độ cao trong một thời gian ngắn để tiêu diệt tất cả vi sinh vật
nào hiện diện trong sữa. Sau đó, dung dịch được vận chuyển qua nhiều hệ
thống ống và valve đến bồn lên men lớn.
(4) Bồn lên men: chủng khuẩn L.casei Shiroto đã được nuôi cấy và thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm, được cho vào bồn lên men. Sau thời gian
lên men 7 ngày, trong bồn lên men có chứa hàng tỷ khuẩn sống và lúc này
dịch trong bồn là đặc sệt. Sau đó hôn hợp này được đồng hóa.
(5) Bồn nuôi cấy men: chủng khuẩn L.casei Shirota được cấy vào bồn này
và ủ cho lên men Yakult cung cấp cho bồn lên men.
(6) Thiết bị đồng hóa: sữa sau khi được lên men sữ được bơm qua thiết bị
này để tạothành sữa lên men đồng hóa.
(7) Bồn lữu trữ: sản phẩm sau khi đồng hóa sẽ được chuyển hóa bồn lớn có
chứ dungdịch đường tiệt trùng. Mục đích của giai đoạn này là để trung hòa
vị chua của sản phẩm sau khi lên men, đồng thời đường sec là nguồn dinh
dưỡng cung cấp cho khuẩn L.casei Shirota sống trong thời hạn sử dụng.
Trong quá trình này, dung dịch được khuấy đều với nước đường để tạo
thành sữa đặc.
(8) Hệ thống xử lý nước.
(9) Bồn chứa nước tiệt trùng.
(10) Thiết bị trộn: sữa đặc ở giai đoạn trên được pha loãng với nước cất vô
trùng (đãđược xử lý bằng tia UV) để tạo thành sữa uống bán thành phẩm.
(11) Bồn chứa sữa bán thành phẩm
(12) Máy ép nhựa: sản xuất vỏ chai. Chai được tạo từ polyrene, các hạt
nhựa polystyrene được đun nóng và tạo khuôn dạng chai Yakult. Sau đó,
chúng được chuyển qua bồn chứa lớn vô trùng cho các công đoạn tiếp theo.
7
(13) Bồn chứa chai.
(14) Máy xếp chai.
(15) Máy in hạn sử dụng: In trên Yakult cũng như những thông tin quan
trọng khác, bao gồm cả thành phần dinh dưỡng được in lên chai và hạn sử
dung.
(16) Máy rót sữa và đóng nắp nhôm: mỗi chai sẽ được rót đầy tới 65ml
Yakult. Sau đó chai sẽ được đậy nắp với giấy nhôm đỏ bạc. Hạn sử sụng
cũng được in phun lên nắp (ở giai đoạn trước – giai đoạn (15)) rồi sau đó
được đóng vào chai.
(17) Máy đóng gói 5 chai.
(18) Máy đóng gói hoàn chỉnh: đóng thành khối 50 chai (5 chai sẽ được bao
lại thành1 pack trong 1 lớp nhựa mỏng poplypropylene, 10 pack được đóng
gói thành 1case)
(19) Kho lạnh: thành phẩm cuối cuồng sẽ được vận chuyển đến kho lạnh
50C để bảo quản. Sản phẩm sẽ được lưu tại kho 1 ngày để kiểm tra chất
lượng sản phẩm trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng.
(20) Phân phối sản phẩm: sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ
được phân phối đến các trung tâm của Yakult và vận chuyển đến người tiêu
dùng với chất lượng tốt nhất bằng xe đông lạnh.
* Máy móc thiết bị sản xuất:

8
Một số thiêt bị cơ bản trong nhà máy với năng suất định mức được nêu ra
trong bảng sau:

Với trang thiết bị hiện đại, nhà máy có 3 kế hoạch sản xuất:
1. Kỳ 1: 73.000 chai/ngày (hiện tại).
2. Kỳ 2: 516.000 chai/ngày (khi tăng thêm thiết bị)
3. Kỳ 3: 856.000 chai/ngày (khi tăng thêm thiết bị)

Hình sản phẩm của công ty

9
* Các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng:
- OHSAS 18001: hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề
nghiệp. Được các tổ chức tiêu chuẩn th giới và các tổ chức thương mại
hàng đầu xây dựng, tiêu chuẩn OHSAS 18001 cung cấp cho các tổ chức
một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp
thích hợp và hiệu quả tại nơi làm việc.
- ISO 22000: quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm, kết hợp các yếu tố quan trọng đã được thừa nhận chung dưới đây
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm cho tới điểm
tiêu thụ cuối cùng.
- CODEX HACCP: là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát
tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là
an toàn khi tiêu dùng.
- ISO 14001: được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các
tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường. Tiêu
chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh
những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.
4. Nhận xét
- Hệ thống: được tổ chức theo một cách khoa học, đem lại hiệu quả cao
trong sản xuất và số sản phẩm bị lỗi rất ít
- Máy móc: thiết bị hiện đại nên cần ít nhân công, toàn bộ máy móc được
nhập khẩu từ Nhật Bản, công xuất tối đa của dây chuyền lên tới trên
800.000 chai Yakult/ 1 ngày, nhưng hiện tại công ty chỉ cho chạy với công
suất là 300.000 chai/ 1 ngày, vừa đủ đáp ứng cho thị trường
- Cơ sở hạ tầng: rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với sản xuất thực phẩm

10
- Môi trường làm việc: chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn và vệ sinh
* Bài học rút ra sau chuyến đi:
- Tìm hiểu, phân loại các loại vi khuẩn có lợi và có hại tồn tại trong đường
ruột để có thêm kiến thức giúp cho việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Được tham quan trực tiếp công nghệ dây chuyền sản xuất khép kín của
nhà máy và được xem hệ thống mở hiện đại của Yakult được thiết kế để có
thể linh động tăng năng suất trong tương lai.
- Được trực tiếp tham quan quy trình khử trùng chai, quy trình chiết suất và
nhãn mác để cho ra những chai sữa đạt chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn
đề ra.
- Thấy được những ứng dụng của công nghệ trong sản xuất, sự vận hành
chuyên nghiệp của những kỹ sư trong một dây chuyền sản xuất tự động
hóa, phong cách làm việc hiện đại và được trải nghiệm những bài học lý
thuyết vào môi trường làm việc tại nhà máy Yakult.

11
NHÀ MÁY AJINOMOTO

1. Giới thiệu
- Địa chỉ: Đường số 9, Khu Công nghiệp Long Thành, Long Thành, Đồng
Nai
- Ngành nghề kinh doanh: Với cơ sở tại 35 quốc gia và khu vực, Tập đoàn
Ajinomoto điều hành nhiều loại hình kinh doanh - từ thực phẩm và axit
amin đến dược phẩm - vốn đã ăn sâu vào các nền văn hóa trên thế giới.
- Lịch sử phát triển: Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt
Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto,
Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Trải qua 30 năm
hoạt động, Công ty đã không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới kinh
doanh và nâng công suất sản xuất các sản phẩm.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công
ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với
giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Trải qua 30 năm hoạt động,

12
Công ty đã không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh và nâng
công suất sản xuất các sản phẩm
- Năm 1908: Tiến sĩ Kikunae Ikeda khám phá ra vị Umani
- Năm 1909: có sản phẩm đầu tiên và thành lập doanh nghiệp liên doanh để
bắt đầu kinh doanh bột ngọt Ajinomoto
- Năm 1991: Thành lập nhà máy Ajinomoto đầu tiên tại Việt Nam
- Năm 2000: các nhà nghiên cứu tại Đại học Miami đã xác nhận sự hiện
diện của các thụ thể umami trên lưỡi.
- Năm 2006: viện Khoa học Sự sống Ajinomoto phát hiện ra rằng các thụ
thể tương tự cũng có trong dạ dày.
- Năm 2008: thành lập nhà máy sản suất thứ 2 tại Việt Nam
- Năm 2016: thành lập nhà máy sản suất thứ 3 tại Việt Nam
Hiện nay, tập đoàn có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ để
phân phối sản phẩm với 121 nhà máy sản xuất và hơn 34.000 nhân viên
toàn cầu.
Công ty Ajinomoto Việt Nam liên tục phát triển và hiện tại có 7 dòng
sản phẩm chính bao gồm:
- Gia vị Umami: bột ngọt Ajinomoto
- Gia vị đa dụng: bột canh Ajinomoto
- Gia vị lỏng: nước tương Phú Sĩ, giấm gạo lên men, Mayonnaise Aji-Mayo
- Gia vị hạt: hạt nêm Aji ngon
- Gia vị bột: gia vị nêm sẵn Aji-Quick, các sản phẩm gia vị lẩu Aji-Quick
- Thực phẩm chế biến: bột bánh rán pha sẵn

13
- Sản phẩm giải khát: mơ ngâm đường Ume Chan, cà phê và trà sữa Birdy
3in1, trà Matcha sữa Birdy 3in1

Hình sản phẩm Ajinomoto đầu tiên


3. Quy trình sản xuất
Bột ngọt (mì chính) là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn
hằng ngày. Bột ngọt thực chất là một loại muối của acid amin có tên là
Mono Sodium Glutamate (MSG), vị của bột ngọt được giáo sư Kikunae
Ikeda đặt tên là Umami – một trong 5 vị cơ bản của thực phẩm.

14
Quá trình sản xuất bột ngọt của Ajinomoto có thể được tóm tắt theo quy
trình sau:

Nguyên liệu

Lên men

Kết tinh acid glutamic


( a.g )

Trung hòa a.g tạo MSG

Lọc màu

Kết tinh MSG

Sấy khô MSG

Đóng gói

Sản phẩm

15
− Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu:
Nguyên liệu đầu vào của nhà máy là mật rỉ đường và tinh bột khoai
mì. Mật rỉ đường là phần dung dịch còn lại sau quá trình sản xuất đường
mía, có màu hơi đen nhưng vẫn chứa một hàm lượng đường rất cao nên vẫn
có thể sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất bột ngọt. Tinh bột khoai mì
được thu mua từ những nhà máy khác. Một điểm nổi bật trong khâu nhập
nguyên liệu là nguyên liệu được nhập hoàn toàn bằng đường thủy.
Mỗi năm tiêu thụ 120.000 tấn tinh bột khoai mì, tương đương 5,5%
tổng sản lượng khoai mì toàn quốc và tiêu thụ 60.000 tấn mật mía đường
tương đương 10% sản lượng mía toàn miền nam.
Mật rỉ đường được nhà máy thu mua về từ các nhà máy sản xuất
đường tinh luyện. Mật rỉ là phế thải của nhà máy sản xuất đường. Nó có
chứa hàm lượng đường lớn nhưng bị lẫn tạp chất khá nhiều, một trong số
đó là ion Ca2+. Mật rỉ đường phải đạt tối thiểu 48% để được đưa vào sản
xuất. Mật rỉ sau khi thu mua về nhà máy sẽ được xử lý với acid H 2SO4 với
một lượng vừa đủ. Phải đảm bảo yêu cầu môi trường của phản ứng vào
khaorng pH từ 2,2 – 3,5 và trong 40h. Sau khi qua công đoạn này thì mật rỉ
sẽ được tách Ca2+ dưới dạng CaSO4. Sau đó, bằng phuowg pháp ly tâm sẽ
tách CaSO4 ra khỏi dung dịch. Nhà máy không thải bỏ CaSO 4 ra bên ngoài
mà sẽ bán lại cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời đường
đôi saccharide trong mật rỉ sẽ bị phân cắt mạch để tạo thành đường đơn
glucose.
Về phần tinh bột khoai mì được nhập về từ nhà máy dưới 2 dạng là
tinh bột ướt và tinh bột khô. Tinh bột ướt có ưu điểm là dễ xử lý, có thể đưa
ngay vào dây chuyền nhưng nhược điểm là không thể bảo quản trong thời
gian dài. Còn tinh bột khô tuy không thể đưa nagy vào sản xuất nhưng có
thể bảo quản lâu dài. Công đoạn xử lý tinh bột khoai mì gồm: thủy phân và
đường hóa .
− Lên men:
Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng của bột ngọt, do đó được
thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Công ty Ajinomoto sử dụng chủng vi sinh
vật Brevibaterium cho quá trình lên men. Các ống men được mang về từ
Nhật Bản, bảo quản trong điều kiện -85οC. Các nhà máy sản xuất ở cấp
quốc gia sẽ tiến hành nhân bản để tăng sinh khối, phục vụ cho việc sản xuất
trong suốt 1 năm. Mỗi công ty thành viên sẽ có một phòng nghiên cứu

16
chuyên phụ trách về mảng này. Một số thông tin về quy trình lên men cũng
được hạn chế đến mức tối thiểu.
− Kết tinh acid glutamic:
Sau quá trình lên men, acid glutamic sẽ được thu hồi bằng cách scid
hóa môi trường lên men để kết tinh acid glutamic. Sản phẩm thu hồi còn có
một số chất phụ của quá trình lên men, các chất này sẽ được tách riêng và
sẽ được tận dụng vào việc sản xuất phân bón Ami-Ami, đây cũng là một
sản phẩm của công ty.
− Trung hòa acid glutamic tạo MSG:
Quan trọng không kém giai đoạn lên men chính là giai đoạn tạo lập
Mono Sodium Glutamate từ acid glutaic. Tác nhân được sử dụng để trung
hòa ở đây là Na2CO3. Toàn bộ quá trình được giám sát bởi các crm biến
công nghiệp giúp các kỹ sư có thể theo dõi môi trường tiến hành phản ứng
trung hòa một cách liên tục, hạn chế việc tạo ra các sản phẩm phụ. Để tạo
được MSG thì môi trường là yếu tố quyết định. Ajinomoto đã nghiên cứu
và tìm ra được môi trường thích hợp cho việc chỉ tại MSG là từ 6,7 – 7.

− Lọc màu:
Sau quá trình trung hòa MSG, dung dịch Mono Sodium Glutamate sẽ
có màu không được đệp. Trước khi đưa vào kết tinh sẽ được tẩy màu bằng
dung dịch HCl vừa đủ để loại bỏ cac tạp chất từ công đoạn trung hòa.
− Kết tinh và sấy khô MSG:
Dung dịch sẽ được dẫn vào thiết bị kết tinh. Tại đây nhà máy thực
hiện quá trình kết tinh mầm, mầm tinh thể đầu tiên sẽ được nhà máy cho
vào để làm tâm kết tinh, thu hút các phân tử MSG bắt đầu kết tinh ra khỏi
dung dịch, từ đó tinh thể sẽ lớn dần và lắng xuống đáy thiết bị.
Các tinh thể sau kết tinh sẽ được chuyển qua hệ thống sàng rung.
Mục đích là để phân loại cỡ hạt và làm đều kích cỡ trước khi đóng gói.
− Đóng gói:
Công đoạn cuối cùng của dây chuyền nhưng lại cực kỳ quan trọng vì
thành phẩm rất dễ bị nhiễm bẩn và không đạt acsc chỉ tiêu vệ sinh an toàn
thực phẩm. Vì vậy, kép kín quy trình và khử trùng toàn bộ khu vực đóng
gói. Ajinomoto đã tự động toàn bộ khâu đóng gói này từ công đoạn nạp
thành phẩm vào bao bì, đóng gói kiểm tra cân nặng. Các công nhân làm

17
trong giai đoạn đóng gói này đều phải được đảm bảo về sức khỏe, bảo hộ
lao động, vệ sinh trước khi bước vào giám sát quá trình.

Hình một số sản phẩm của Ajinomoto

4. Nhận xét
Công ty đã xây dựng Hệ thống bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001-2004 và ban hành chính sách “không phát thải” với tỉ lệ chất
thải được tái chế trên 99%. Hệ thống xử lí nước thải cũng được xây dựng
với vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng, ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh hiện đại
đảm bảo nước thải từ ản xuất đạt tiêu chuẩn Việt Nam và những chỉ tiêu
nghiêm ngặt của chính tập đoàn Ajinomoto.
Từ năm 2014, Ajinomoto Việt Nam đưa vào vận hành lò hơi sinh học
cung cấp hơi cho hệt hống sản xuất, lò hơi sử dụng nguyên liệu phụ phẩm
nông nghiệp là trấu ép thay vì dùng dầu và khí đốt, giúp tiết kiêm chi phí và
hạn chế gần 50% lượng khí thải CO2 độc hại ra môi trường góp phần bảo vệ
môi trường trong lành.
Công ty Ajinomoto Việt Nam là một công ty có quy mô lớn, có vốn
đầu tư lớn vào thiết bị máy móc hiện đại, nhân viên chuyên nghiệp và thân
thiện. Môi trường làm việc tốt, giúp cho nhân viên có thể thoải mái sáng

18
tạo. Đặc biệt là có ý thức bảo vệ môi trường tốt bằng cách dùng nguồn
nước đã qua xử lí để tưới cây, tạo nên không gian “xanh” cho nhà máy.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN


DẦU KHÍ CÀ MAU

1. Giới thiệu
Địa chỉ: 63P7+QGJ, Khánh An, U Minh, Cà Mau
Ngành nghê kinh doanh: sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón,
hóa chất dầu khí và chủ yếu phục vụ trong kĩnh vực nông nghiệp
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Đầu năm 2008, tập đoàn dầu khi Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức đấu thầu
quốc tế rộng rãi và mở rộng bản quyền cho dự án nhà máy Đạm Cà Mau –
nhà máy sản xuất phân đạm urê hạt đục hiện đại nhất Việt Nam hiện nay và
là dự án thứ 3 trong chuỗi giá trị Khí – Điện – Đạm của tập đoàn tại Cà
Mau chính thức được khánh thành. Ngoài đạt tiến độ và chất lượng theo
19
yêu cầu, dự án đã tiết kiệm trên 150 triệu USD so với mức đầu tư được
duyệt. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Cà Mau không chỉ đáp ứng
được phần lớn nhu cầu phân đạm của bà con nông dân khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước, góp phần bình ổn nguồn phân bón trên cả nước,
mà còn thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về một nhà máy khép kín, hướng
đến “xanh hóa” nền công nghiệp của Việt Nam.
3. Quy trình sản xuất
* Công nghệ Bản quyền Tổng hợp Amoniac:

Công nghệ của nhà máy Đạm Cà Mau: Cơ bản tương tự công nghệ nhà máy
đạm Phú Mỹ, điểm khác biệt là công đoạn vo viên thay cho tháp tạo hạt.
Với công nghệ này, Nhà máy Đạm Cà Mau có thể sản xuất Ure với các độ
hạt to nhỏ theo yêu cầu của khách hàng sử dụng phù hợp nhất cho từng loại
cây trồng.

Nhà máy Đạm Cà Mau được xây dựng dựa trên dây chuyền công nghệ hiện
đại bao gồm ba phân xưởng chính phân chia theo khu vực chức năng như
sau:

- Phân xưởng Amoniac: công nghệ mua của hãng Haldor Topsoe, Đan
Mạch;

- Phân xưởng Urê: công nghệ mua của hãng Saipem bản quyền gốc của
hãng Snam Progeti, Italy;

- Phân xưởng tạo hạt: công nghệ tạo hạt mua của hãng Toyo, Nhật Bản.

- Phân xưởng tổng hợp Amoniac

Từ quá trình reforming, khí thiên nhiên được chuyển hóa thành hỗn
hợp khí: Oxit cacbon CO, khí Cácbonic CO 2 và khí hydro H2, sau đó khí
oxit các bon được chuyển hóa thành CO2 để có thêm lượng H2, sau đó

Nitơ kết hợp với Hydro cho ta Amoniac

N2 + 3H2        2 NH3
20
Các bước công nghệ tại phân xưởng Amoniac ở Nhà máy Đạm Cà
Mau hoàn toàn giống phân xưởng Amoniac ở Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Công nghệ của Haldor Topsoe là công nghệ sản xuất Amoniac từ khí
thiên nhiên, được bố trí linh hoạt, sử dụng ít năng lượng và có khả năng mở
rộng, nâng cấp. Một số cải tiến của hãng Haldor Topsoe về thiết bị và xúc
tác đã được áp dụng cho phân xưởng này.

Phân xưởng Ure của nhà máy Đạm Cà Mau có các công đoạn tương
tự như phân xưỡng Ure của Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho tới công đoạn tạo ra
Urê dạng lỏng. Một số cải tiến của hãng bản quyền về thiết bị và xúc tác
cũng được áp dụng và được đội ngũ vận hành Việt Nam thao tác thuần thục
trên cơ sở đã được tích lũy kinh nghiệm từ nhà máy Đạm Phú Mỹ. Phân
xưởng tạo hạt: Công nghệ Bản quyền vê viên tạo hạt:

Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ tạo hạt của Toyo
Engieering Corp. (TEC), là một trong những nhà cung cấp bản quyền công
nghệ chuyên nghiệp tạo hạt Urê. TEC sở hữu công nghệ tạo hạt có tên gọi
là “Spout-Fluid Bed Granulation” (tạo hạt tầng sôi) được phát triển và vận
hành thành công xưởng tạo hạt đạm với công suất cao.

Công nghệ tạo hạt của TEC cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước
khác nhau tương ứng với mỗi mục đích sử dụng như đổ đóng, rải trên
không cho rừng… hay là yêu cầu của thị trường bằng cách thay đổi kích
thước của lỗ sàn.

Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không phải vệ sinh trong
thời gian khoảng 4 hay 6 tuần, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản suất
đạm bởi dung dịch đạm sẽ được chứa trong bồn chứa dung dịch đạm lỏng.

Dựa trên các nhà máy đang áp dụng và những nghiên cứu khoa học,
TEC đã đẩy mạnh việc cải tiến phần thiết kế thiết bị lọc bụi nhằm mục đích
thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm có trong không khí
thải hầu như không có.

21
Bên cạnh đó, công nghệ phun và tạo hạt tầng sôi cho chất lượng hạt
tốt hơn, khả năng làm khô tốt, dẫn đến giảm độ ẩm và cho hạt với độ cứng
tốt hơn.

Sản phẩm Urê hạt đục của Nhà máy Đạm Cà Mau có ưu thế về chất
lượng, tính năng sử dụng hơn hẳn các loại hạt Urê khác trên thị trường (hạt
lớn, độ cứng cao, ít bụi, có khả năng phối trộn với các loại phân khác để tạo
thành NPK).

Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công
nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm:

– Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA – Đan Mạch.

– Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM – Italy.

– Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. – Nhật Bản.

Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu
chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…)
và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam
tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Công nghệ được lựa chọn tại dự án Nhà máy Đạm Cà Mau là công nghệ
của Haldor Topsoe A/S do đã được khẳng định qua tính ưu việt của các
cụm thiết bị công nghệ:

– Cụm Reforming: được thiết kế tối ưu nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nhiệt
lượng cung cấp vào cũng như thu hồi lượng nhiệt thừa trong dòng khói lò.
Chế độ hoạt động cụm thiết bị được kiểm soat chặt chẽ, đảm bảo vận hành
an toàn với hiệu suất cao, ổn định.

– Cụm tách CO2 sử dụng công nghệ của BASF với dung dịch MDEA với
hiệu suất phân tách cao, tiêu hao năng lượng thấp và ít gây tác hại đến môi
trường.

22
– Tháp tổng hợp Ammonia không ngừng cải tiến trong thiết kế đảm bảo
thiết bị hoạt động trong điều kiện khăt nghiệt có độ tin cậy cao, hiệu suất
tạo sảm phẩm NH3 lớn.

– Chu trình làm lạnh sử dụng chính ammonia làm tác nhân lạnh được phát
triển khá hoàn chỉnh và hiệu quả.

– Các loại xúc tác được cung cấp của nhà bản quyền này có hoạt tính cao
và ổn định.

Haldor Topsoe A/S là nhà bản quyền lâu năm và uy tín trong lĩnh
vực sản xuất Ammonia, công nghệ sản xuất luôn được cập nhật và cải tiến.
Điều này đã được áp dụng vào những lisence mới như với CMFP được thể
hiện ở hệ thống đầu đốt, hệ thống logic kiểm soát an toàn hệ thống, bố trí
lớp bê tông chịu nhiệt, thế hệ thiết bị tổng hợp Ammonia.

Bản quyền công nghệ Haldor-Topsoe được đánh giá cao trên toàn thế
giới là công nghệ tiêu hao năng lượng thấp, hiệu suất cao. Ngoài ra công tác
hỗ trợ kỹ thuật luôn kịp thời và quan tâm chặt chẽ

 * Công nghệ Bản quyền tổng hợp Urê

Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ của Snamprogetti, với
công nghệ tiên tiến, hiệu quả và an toàn trong sản xuất, Snamp vẫn không
ngừng nâng cao tính tự động hóa và độ an toàn trong công nghệ cao áp
và môi trườngdễ cháy nổ. Điều này thể hiện rõ trong dự án CMFP bằng
những van motor thay thế cho van tay, hệ thống phân tích online khí cháy
nổ để có điều chỉnh kịp thời.

Công nghệ tổng hợp Urê của Snamprogetti sử dụng NH3 tự phân
tách trên cơ sở quá trình bay hơi tái sinh tuần hoàn toàn bộ. Công nghệ tổng
hợp Urê của hãng Snamprogetti đã được chuyển giao thành công tại Nhà
máy Đạm Phú Mỹ và hiện đang đang được đội ngũ vận hành tiếp nhận, vận
hành thành thục.

* Công nghệ Bản quyền vê viên tạo hạt:

23
Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ tạo hạt của Toyo
Engieering Corp. (TEC), là một trong những nhà cung cấp bản quyền công
chuyên nghiệp tạo hạt Urê. TEC sở hữu công nghệ tạo hạt có tên gọi là
“Spout-Fluid Bed Granulation” được phát triển và vận hành thành công
xưởng tạo hạt đạm với công suất cao. Hiện, TEC đã thiết kế những phân
xưởng vê viên với công suất 3250 MTPD.

Công nghệ tạo hạt của TEC cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước
khác tương ứng với mỗi mục đích sử dụng như đổ đóng, rải trên không cho
rừng… hay là yêu cầu của thị trường bằng cách thay đổi kích thước của lỗ
sàn.

Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không phải vệ sinh với
thời gian khoảng 4 hay 6 tuần, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản suất
đạm bởi dung dịch đạm sẽ được chứa trong bồn chứa dung dịch đạm lỏng.

Dựa trên các nhà máy đang áp dụng và những nghiên cứu khoa học,
TEC đã đẩy mạnh việc cải tiến phần thiết kế thiết bị lọc bụi nhằm mục đích
thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm có trong không khí
thải hầu như không có.

Hình các sản phẩm của nhà máy đạm Cà Mau

4. Nhận xét

24
Được tìm hiểu về xưởng Ammonia thấy được trang thiết bị hiện đại,
nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo kĩ càng. Tham quan nhà máy được
tìm hiểu về: các thiết bị phản ứng, thiết bị trao đổi nhiệt, các tháp chưng
luyện, bơm, quạt, máy nén, lò đốt, … Ngoài ra, còn được học nhiều điều bổ
ích là biết được công việc, nội quy để bảo vệ an toàn cho mình và nhà máy.
Đây thực sự là môi trường tốt để sinh viên vừa ra trường có thể học hỏi và
trải nghiệm nhiều kiến thức và kĩ năng làm việc. Bên cạnh đó cũng có thể
trao dồi nhiều khía cạnh công việc không liên quan đến ngành học của
mình.

TẬP ĐOÀN MỸ LAN

1. Giới thiệu

Địa chỉ: KCN Long Đức, ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh,
tỉnh Trà Vinh

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất hóa chất cao cấp dùng trong đa dạng các
lĩnh vực, cung cấp sản phẩm và giải pháp in kỹ thuật số, sản xuất mực in,
máy in phun công nghiệp,…

25
2. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1999 từ Canada trở về Trà Vinh, tiến sĩ Nuyễn Thanh Mỹ đã


xây dựng Nhà máy Hóa chất Mỹ Lan, áp dụng công nghệ quang điện tử
hiện đại để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như vật liệu hữu cơ, phát
quang, tạo hình 3 chiều, bản kẽm nhiệt CTP… tại một vùng đất hẻo lánh và
khô cằn thuộc xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành. Cơ ngơi này được ông
cho thiết kế theo mô hình của Trung tâm Nghiên cứu Almaden của IBM ở
Mỹ, nơi ông từng làm việc. Mục đích là tạo không gian mở kết hợp giữa
làm việc và giải trí, kích thích sự sáng tạo của nhân viên.

Sau 16 năm miệt mài gây dựng Mỹ Lan Group thành một "thung
lũng quang điện tử" công nghệ cao bậc nhất trên thế giới tại một trong
những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, cuối năm 2015, ông Mỹ quyết định trao
hết quyền cho vợ để về Cù lao Long Trị, một vùng đất heo hút, tách biệt,
khởi nghiệp lần thứ ba với Công ty Rynan - chuyên áp dụng công nghệ cao
vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ… cho nông nghiệp khi đã ở tuổi
ngoài 60.

3. Quy trình sản xuất

Trước khi tiến hành sản xuất mực in thì phải chuẩn bị những nguyên
vật liệu sau đây:

- Bột màu: thành phần tạo màu sắc cho mực in – là thành phần chính không
thể thiếu.

- Nhựa: đây là thành phần đóng vai trò liên kết các thành phần với nhau
một cách chắc chắn, cũng như giúp hạt mực được bám chắc vào bề mặt bản
in.

- Dung môi: đảm nhận nhiệm vụ tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề
mặt vật liệu in một cách thuận lợi nhất!

- Phụ gia: đóng vai trò là thành phần cải thiện các tính chất vật lý cần thiết
cho mực in, bao gồm độ nhớt, độ pH,…

26
Hình quy trình sản xuất mực in

Việc kiểm tra chất lượng mực in bao gồm một số thử nghiệm các tính chất
phải được áp dụng cho từng lô mực tại nhà máy. Các bài kiểm tra sau được
thực hiện trên mỗi lô mực được sản xuất:

- Độ mịn (kích thước) hạt mực

- Độ nhớt

- Độ dính

- Cường độ màu

- Tỷ lệ nhũ tương hóa của mực offset và dung dịch ẩm

- Độ chảy

27
- Thời gian khô do oxy hóa

* Độ mịn

Độ mịn của mực là độ mịn của các hạt pigment màu và phụ gia; tiêu
chuẩn kích thước hạt là phải < 5 micromet. Những gì thực sự được kiểm tra
là số lượng các hạt quá kích cỡ theo tiêu chuẩn trên. Điều quan trọng là
phải theo dõi độ mịn trong quá trình nghiền vì nghiền không đúng cách có
thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng mực in. Nó có thể làm nhanh mòn bản in
trong quá trình in nếu kích cỡ hạt mực không đạt yêu cầu. Bài kiểm tra này
là một phân tích loại đạt hoặc không đạt và có thể được thực hiện thông qua
một số phương pháp khác nhau.

* Độ nhớt

Độ nhớt là một đặc tính rất phức tạp của mực và điều quan trọng là
phải sử dụng các phương pháp và thiết bị tương tự để so sánh độ nhớt của
mực. Độ nhớt là một thuật ngữ khoa học để chỉ khả năng chống lại dòng
chảy. Hay nói cách khác độ nhớt chính là lực ma sát trượt giữa các lớp chất
lỏng.

* Độ dính

Độ dính là một đặc tính khác của mực. Nó là phép đo lực cần thiết để
tách một màng mực giữa hai trục lăn. Theo thuật ngữ khoa học hơn, nó là
một phép đo tương đối về sự gắn kết bên trong của một màng mực, chịu
trách nhiệm về khả năng chống tách giữa hai bề mặt phân tách nhanh
chóng. Độ dính là một đặc tính quan trọng được sử dụng để kiểm soát vấn
đề mực làm lột giấy trong quá trình in. Nó được điều chỉnh bằng dầu giảm
dính có thể thêm vào mực.

* Cường độ màu

Trong quá trình in, cường độ màu của mực sẽ quyết định bởi độ dày
màng mực cần thiết để đạt được mật độ in mong muốn. Cường độ màu phụ
thuộc vào cấp độ, hàm lượng và độ phân tán của pigment màu. Vì pigment

28
màu là thành phần đắt tiền nhất trong mực, nên điều quan trọng là phải duy
trì cường độ màu nhất quán.

* Nhũ tương hóa mực- nước

Có hai phương pháp thường được sử dụng để xác định đặc tính nhũ
tương mực - nước. Những thử nghiệm này rất quan trọng để xác định độ
bền liên kết của nhựa liên kết trong dung dịch ẩm. Đầu tiên sử dụng máy
kiểm tra nhũ tương Duke Ink Emulsification Tester. Trong phương pháp
này, mực được đặt vào một khay trộn và một lượng cố định dung dịch ẩm
offset được thêm vào và trộn trong một khoảng thời gian.

Sau thời gian trộn, lượng nước còn lại (dung dịch ẩm) được gạn lấy
và đo. Sự khác biệt giữa lượng nước gạn được và lượng nước ban đầu của
dung dịch ẩm là những gì đã nhũ hóa vào mực. Các bước này có thể được
lặp lại nhiều lần khác nhau để xây dựng đường cong nhũ hóa nhằm so sánh
mức độ giữa các lần. Giá trị của phạm vi nước được tạo nhũ tương được đặt
trong một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra chất lượng.

* Độ chảy

Giá trị độ chảy của mực (Flow value) là sự phản ánh cuối cùng về
cấu trúc Gel liên kết và lượng dầu giảm dính có trong mực in. Gel liên kết
được điều chế dưới 2 dạng: có cấu cấu trúc cứng (Hight structure) và cấu
trúc mềm (Free flow). Việc phối hợp giữa 2 loại Gel này để tạo ra mực in
có độ chảy mong muốn.

* Thời gian khô của mực in

Khi mực được in lên giấy, quá trình khô của mực được diễn ra ngay
sau đó. Sự khô của mực theo 2 cơ chế chính gồm khô do thấm hút dung
môi vào giấy và khô do oxy hóa.

29
Hình sản phẩm mực in của tập đoàn Mỹ Lan

4. Nhận xét

Được tham quan tập đoàn Mỹ Lan là niềm vinh hạnh to lớn, được
học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích có thể giúp cho việc đi làm sau khi ra
trường của bản thân. Tập đoàn Mỹ Lan là một tập đoàn có quy mô lớn và
có đầu tư, người đứng đầu công ty là một người có dày dặn kinh nghiệm
trong lĩnh vực hóa học. Với chiến lượt giữ chân khách hàng bằng việc mua
máy in thì phải sử dụng mực in của tập đoàn. Mỹ Lan group ngày càng lớn
mạnh, tạo công ăn việc làm cho nhiều nhân viên. Môi trường ở đây thật sự
tốt, nhiều cây xanh, chế độ ăn uống đầy đủ cho nhân viên, mỗi ngày đều có
bài tập thể dục để bảo vệ sức khỏe nhân viên. Nhân viên thân thiện, cố gắng
giải dáp thắc mắc giúp đỡ cho các sinh viên sắp ra trường.

CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI


Chuyến tham quan đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng, đặc biệt là
khi được tiếp cận với môi trường làm việc của một người kỹ sư. Được tham
quan trực tiếp dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại để cho ra được
những sản phẩm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đã được đề ra. Học được
nhiều kiến thức mà trường lớp chưa dạy, tiếp xúc nhiều máy móc mà phòng
thí nghiệm chưa có. Được trải nghiệm một ngày làm việc cùng các anh chị,

30
các thế hệ đi trước nhiều kinh nghiệm, truyền tải nhiều năng lượng và kĩ
năng xử lí trong công việc. Tiếp xúc với một môi trường làm việc thân
thiện và hiện đại giúp bản thân có thêm động lực để cố gắng, định hướng
được nghê nghiệp của bản thân trong tương lai.

Mong muốn sau này thầy cô trong khoa sẽ tạo ra nhiều chuyến đi đến
nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn để các em khóa sau có thể học hỏi và định
hướng được tương lai như chúng em. Em mong môn thực tế này sẽ được đi
tham quan nhiều nơi hơn chứ không bị hạn chế vì dịch covid như năm nay.
Chân thành cám ơn sự dìu dắt của thầy cô ở khoa Khoa học tự nhiên đã hết
lòng dẫn dắt chúng em trong nhiều chuyến đi. Mong thầy cô có thật nhiều
sức khỏe để tạo ra nhiều chuyến đi hữu ích cho sinh viên thế hệ sau. Bên
cạnh đó cũng cám ơn các công ty, tập đoàn đã hết lòng tạo điều kiện để cho
chúng em tham quan và học hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức mà có thể
chưa được đào tạo qua trường lớp.

----HẾT----

31

You might also like