You are on page 1of 10

Bài 9: GIỚI THIỆU VỀ CHĂN NUÔI

I. Vai trò, triển vọng của chăn nuôi

- Vai trò:

+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu

+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến

+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ

- Triển vọng:

+ Phát triển chăn nuôi công nghệ cao, bễn vững.

+ Cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho trong nước và xuất khẩu.

+ Bảo vệ môi trường.

II. Vật nuôi

1. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta

- Là các con vật được nuôi ở hầu khắp các vùng miền nước ta.

- Gồm 2 nhòm:

+ Gia súc

+ Gia cầm

2. Vật nuôi đặc trưng vùng miền

- Là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một số địa phương. Có đặc tính riêng biệt,

nổi trội về chất lượng.

- Ví dụ: Gà Đông Tảo, Lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc, …

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

1. Chăn nuôi nông hộ

- Là phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam, chăn nuôi tại hộ gia đình, số lượng vật nuôi ít.

- Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp

- Nhược điểm:

+ Năng suất không cao

+ Xử lí chất thải không tốt, nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng đến vật nuôi, con nguwoif và môi trường.

2. Chăn nuôi trang trại

- Là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa dân cư, số lượng lớn.

- Ưu điểm:

+ Năng suất cao, ít bệnh.

+ ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

IV. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi


1. Bác sĩ thú y

- Là người làm nhiệm vụ phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng,

nghiên cứu và thử nghiệm thuốc, vắc xin cho vật nuôi.

- Phẩm chất:

+ Yêu động vật 

+Cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay

2. Kĩ sư chăn nuôi

- Là người làm nhiệm vụ chọn và nhân giống vật nuôi, chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho

vật nuôi

- Phẩm chất:

+ Yêu động vật

+ Thích nghiên cứu khoa học

+ Thích chăm sóc vật nuôi

V. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1. Vệ sinh khu vực chuồng trại

Đảm bảo:

- Sạch sẽ, khô ráo

- Đủ ánh sáng

- Thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

2. Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi

- Chất thải chăn nuôi: phân, nước tiểu, xác vật nuôi chết, nước thải, ..

- Tác hại của nước thải chăn nuôi:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.

- Yêu cầu về xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Cần thu gom triệt để sớm

+ Bảo quản và lưu trữ đúng quy định

+ Không phát tán ra môi trường.


Bài 10: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI
I. Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

- Vai trò của nuôi dưỡng vật nuôi:

+ Cung cấp chất dinh dưỡng đủ lượng

+ Phù hợp với từng giai đoạn

+ Phù hợp với từng đối tượng

- Vai trò của chăm sóc vật nuôi:

+ Tạo môi trường phù hợp

+ Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ

+ Đảm bảo vật nuôi sống thoải mái, khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm nhất.

II. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non

- Đặc điểm vật nuôi non:

+ Điều tiết thân nhiệt chưa tốt, bị tác động bởi nhiệt độ môi trường

+ Dễ mắc bệnh do chức năng hệ tiêu hóa, hô hấp, miễn dịch chưa hoàn chỉnh.

- Biện pháp:

+ Giữ ấm và chăm sóc chu đáo

+ Chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh

+ Con non bú sớm càng tốt

+ Tập cho con non ăn sớm

+ Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc ánh sáng vào sáng sớm.
III. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống

- Vật nuôi đực giống là con vật được nuôi để phối giống trực tiếp với con cái hay thụ tinh nhân tạo.

- Biện pháp:

+ Ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.

+ Ăn vừa đủ

+ Chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

+ Tắm và vận động thường xuyên

+ Khai thác tinh hoặc giao phối khoa học

IV. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản

- Vật nuôi cái sinh sản là con cái được nuôi để đẻ con hay đẻ trứng.

- Gia súc cái sinh sản có 3 giai đoạn:

+ Hậu bị

+ Chửa

+ Đẻ com

- Gia cầm mái sinh sản có 2 giai đoạn:

+ Hậu bị

+ Đẻ trứng
Bài 11: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
I. Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi

- Biểu hiện bệnh của vật nuôi: buồn bã, chậm chạp, giảm ăn, sốt, tiêu chảy, …

- Vai trò của phòng, trị bệnh:

+ Tăng sức khỏe, đề kháng, giúp giảm khả năng nhiễm bệnh.

+ Tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh.

+ Tiêm vắc xin tạo miễn dịch cho vật nuôi, chống lại tác nhân gây bệnh.

+ Giảm tác hại của bệnh và giúp nhanh phục hổi.

II. Một số nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi

- Do vi sinh gây bệnh

- Do động vật kí sinh

- Do thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, thức ăn không an toàn

- Do môi trường sống không thuận lợi

III. Một số biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1. Phòng bệnh cho vật nuôi

- Là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ cơ thể vật nuôi khỏi tác nhân gây bệnh.

- Các biện pháp:

+  Nuôi dưỡng tốt + Cách li tốt

+ Chăm sóc chu đáo + Tiêm phòng văc xin đầy đủ

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ + Cách li tốt


2. Trị bệnh cho vật nuôi

- Là các biện pháo giúp vật nuôi khỏi bệnh như: dùng thuốc, phẫu thuật.

- Biện pháp:

+ Liên hệ với cán bộ thú y khi có biểu hiện

+ Định kì tẩy giun, sán và kí sinh trùng ngoài da.


Bài 12: CHĂN NUÔI GÀ THỊT TRONG NÔNG HỘ

I. Chuồng nuôi

- Vị trí cao ráo tránh ngập, hướng tránh gió lùa và ánh nắng trực tiếp.

- Nền lát gạch hoặc láng xi măng, lót thêm lớp độn chuồng .

- Đảm bảo thông thoáng:

+ Làm cao

+ Tường xây cao, phái trên làm lưới mắt cáo, bên ngoài lưới che bạt.

II. Thức ăn và cho ăn

1. Thức ăn

- Phân loại:

+ Thức ăn tự nhiên: cần trộn đủ các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp.

+ Thức ăn công nghiệp: thường có đủ các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi.

- Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng:

+ Nhóm chất đạm

+ Nhóm tinh bột

+ Nhóm chất béo

+ Nhóm vitamin và chất khoáng

2. Cho gà ăn

- Đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm thức ăn.

- Uống nước đầy đủ

- Cho ăn phù hợp với nhóm tuổi:


+ Dưới 1 tháng tuổi: giàu đạm, ăn tự do, ăn liên tục

+ Từ 1 – 3 tháng tuổi: ăn 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ

+ Trên 3 tháng tuổi: ăn tự do

III. Chăm sóc cho gà

1. Giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng tuổi

- Gà con còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

- Gà sợ lạnh nên cần sưởi ấm.

+ Gà lạnh: chụm lại thành đám dưới đèn

+ Gà bình thường: phân bố đều trên sàn

+ Gà nóng: tránh xa đèn úm

2. Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi

- Bỏ quây để gà đi lại tự do

- Sau 2 tháng tuổi, thả vườn để gà vận động, ăn khỏe, nhanh lớn, thịt chắc và ngon

- Hàng ngày, vệ sinh máng ăn và máng uống

- Sau mỗi lứa, thay lớp độn và vệ sinh chuồng.

IV. Phòng, trị bệnh cho gà

- Phòng bệnh:

+ Vệ sinh chuồng thường xuyên

+ Đảm bảo 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

+ Mật độ hợp lí

+ Tiêm vắc xin đầy đủ và kịp thời.


- Trị bệnh:

+ Đúng thuốc

+ Đúng thời điểm

+ Đúng liều lượng

V. Một số bệnh phổ biến ở gà

1. Bệnh tiêu chảy

- Biểu hiện: ăn ít, ủ rũ, phân lỏng màu xanh hoặc trắng.

- Nguyên nhân: nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay môi trường.

- Phòng, trị bệnh:

+ Ăn thức ăn sạch

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống.

+ Điều trị kịp thời khi có biểu hiện bệnh.

2. Bệnh dịch tả

- Biểu hiện: bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, nghẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân

trắng, gầy nhanh.

- Nguyên nhân: do vi rút gây ra và lây lan mạnh.

- Phòng, trị bệnh: sử dụng vắc xin

3. Bệnh cúm gia cầm

- Biểu hiện: sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt; khó thở, há mỏ để

thở; tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu; xuất huyết da chân.

- Nguyên nhân: do vi rút gia cầm gây ra.

- Phòng, trị bệnh:


+ Sử dụng vắc xin.

+ Không ăn , giết mổ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc

+ Khi phát hiện bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y.

You might also like